Archiv für das Schlagwort ‘hung yen

Mini-Elektroautos werden der zukünftige Transporttrend in Vietnam sein – Ô-tô điện mini sẽ là xu hướng di chuyển trong tương lai ở Việt Nam – Ông Hồ Hải An, Tổng Giám đốc Xe điện (TMT Motors) – Ông Hồ Hải An, Tổng Giám đốc Xe điện (TMT Motors)   Leave a comment

Ô-tô điện mini sẽ là xu hướng di chuyển trong tương lai ở Việt Nam

Cuối tháng 6 vừa qua, Công ty cổ phần Ô-tô TMT (TMT Motors) đã chính thức ra mắt thị trường Việt Nam mẫu xe điện của Liên doanh GM-HongGuang MiniEV-mẫu ô-tô điện mini bán chạy nhất thế giới trong 3 năm vừa qua. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi ý kiến với ông Hồ Hải An, Tổng Giám đốc Xe điện của TMT Motors một số vấn đề chung quanh mẫu xe điện này.
12/09/2023 – 17:31 https://nhandan.vn/o-to-dien-mini-se-la-xu-huong-di-chuyen-trong-tuong-lai-o-viet-nam-post772083.html
Trước đó, ngày 18/2/2023, TMT Motors đã ký hợp tác chiến lược với Liên doanh SGMW (Liên doanh ba bên giữa các công ty SAIC, General Motors và Wuling) để sản xuất, lắp ráp và phân phối độc quyền ô-tô điện SGMW tại Việt Nam. Mẫu ô tô điện HongGuang MiniEV đang được TMT Motors lắp ráp tại nhà máy ô-tô Cửu Long (tỉnh Hưng Yên). Dự kiến, trong tương lai, TMT Motors sẽ giới thiệu thêm các mẫu ô-tô điện chất lượng khác theo lộ trình hợp tác chiến lược với Liên doanh GM-SGMW.

PV: Được biết mẫu xe điện của liên doanh GM (Mỹ)-HongGuang MiniEV là chiếc xe điện bán chạy nhất thế giới trong 3 năm qua, xin ông lý giải về sự thành công của mẫu xe này?
Ông Hồ Hải An: Xe điện của Liên doanh GM (Mỹ) – HongGuang MiniEV là mẫu xe nhỏ gọn nhưng bảo đảm đủ 4 chỗ ngồi, thuận tiện cho việc di chuyển trong đô thị; sạc điện dễ dàng bằng điện dân dụng 220V tiếp địa.
Với giá bán rất hợp lý (239 đến 279 triệu đồng); chi phí sạc điện rẻ hơn đổ xăng xe máy, mẫu xe điện mini này được sản xuất theo tiêu chuẩn của hãng General Motor (GM-Hoa Kỳ) toàn cầu, do đó, chất lượng của mẫu xe rất ổn định.
Sau sự kiện ra mắt và lái thử xe điện HongGuang MiniEV tại Việt Nam, khoảng 95% khách hàng bày tỏ hài lòng về chất lượng sau khi lái thử, nhiều khách hàng bất ngờ trước khả năng vận hành và cảm giác lái của xe điện. Xe được trang bị các tính năng an toàn như: Hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD,…
Xe cũng được Tổ chức CNAS cấp chứng nhận an toàn về “Bảo vệ hành khách khi ô tô va chạm trực diện” và “Yêu cầu an toàn đối với xe điện sau va chạm”. Ngoài ra, xe còn có ưu điểm dễ lái, dễ đỗ, dễ luồn lách di chuyển, chi phí vận hành hết sức tiết kiệm,… nên đã tạo ra sức hút đối với người dùng.
PV: Xe điện HongQuang MiniEV do TMT Motor sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam có đạt chất lượng giống như xe sản xuất và tiêu thụ tại các nước khác hay không? Có gì bảo đảm cam kết chất lượng tương đương?
Ông Hồ Hải An: Xe điện HongGuang MiniEV được sản xuất, lắp ráp hoàn toàn theo chuyển giao công nghệ của các chuyên gia đến từ Liên doanh GM (Mỹ) và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ khâu sản xuất đến khâu giám sát, xuất xưởng theo tiêu chuẩn của GM toàn cầu tại Nhà máy ô-tô điện có công suất ban đầu khoảng 30 nghìn xe/năm của TMT Motors tại Hưng Yên.
Do vậy, về mặt chất lượng, sản phẩm lắp ráp tại Việt Nam hoàn toàn đáp ứng mọi yêu cầu về chất lượng xuất xưởng của GM toàn cầu. Đây là lý do người tiêu dùng có thể tin tưởng và an tâm về chất lượng của xe điện Liên doanh GM (Mỹ) – HongGuang MiniEV tại thị trường Việt Nam.
PV: Do xe điện chỉ sạc pin được tại nhà và thiếu tính năng sạc nhanh, người tiêu dùng nhận định đây là điểm bất tiện đối với nhiều gia đình ở Hà Nội và các đô thị lớn vì nhà cửa chật hẹp, lại thiếu điểm sạc công cộng. Vậy công ty sẽ khắc phục những điểm yếu này như thế nào trong thời gian tới?
Ông Hồ Hải An: Theo kinh nghiệm tại thị trường Trung Quốc đi trước (thị trường xe điện lớn nhất thế giới với hơn 7 triệu xe bán ra trong năm 2022), khoảng 80% khách hàng chủ yếu sạc điện tại nhà. Và đây là xu hướng chính của xe điện trong tương lai. Sạc điện tại nhà là tính năng hữu ích, tiện dụng của xe điện HongGuang MiniEV đối với người sử dụng.
Mẫu xe điện này được trang bị bộ sạc kèm theo xe có công suất sạc 1,5 kW (tương đương công suất 1 nồi lẩu) giúp xe sạc pin dễ dàng như sạc điện thoại tại bất cứ đâu có nguồn điện dân dụng 220V, không bắt buộc chỉ sạc tại trạm sạc chuyên dụng như một số xe điện khác. Mẫu xe này hướng đến người dùng có nhu cầu di chuyển hằng ngày với cự ly 120-170km, chỉ cần sạc qua đêm là có thể yên tâm sử dụng cả ngày.
PV: Nhiều người lo ngại, xe điện có nguồn gốc từ Trung Quốc, trang thiết bị trên xe khá cơ bản, liệu xe điện của liên doanh này có tái diễn “làn sóng” xe máy giá rẻ Trung Quốc trước đây không?
Ông Hồ Hải An: Cần phải khẳng định rằng, xe điện của liên doanh GM (Mỹ) – HongGuang MiniEV không phải là một chiếc xe hoàn toàn Trung Quốc. Đây là sản phẩm liên doanh, trong đó đối tác Mỹ chiếm 44% cổ phần, đối tác Trung Quốc 56% cổ phần. Trong liên doanh này, hãng GM đóng vai trò chịu trách nhiệm giám sát sản xuất theo chất lượng của GM toàn cầu. Do đó, chất lượng của sản phẩm được bảo đảm thống nhất toàn cầu, chỉ sau gần 4 năm kể từ khi ra mắt, đến nay mẫu xe này đã tiêu thụ 1,5 triệu chiếc trên thế giới.
Mặc dù xe có giá bán thấp nhất thị trường, phù hợp người thu nhập trung bình, song xe điện vẫn có một số tính năng hiện đại như camera lùi, cảm biến áp suất lốp (trực tiếp), đèn led định vị ban ngày cùng dải đèn led trang trí thường chỉ có ở xe hạng sang. Với thiết kế nhỏ gọn nhưng vẫn đủ 4 chỗ ngồi, màu sắc bắt mắt, hiện đại, có các tính năng hữu dụng như kết nối Bluetooth, đài FM, màn hình hiển thị Digital LCD,… do đó đây là mẫu xe được người dân rất ưa chuộng.
PV: Tại Trung Quốc và một số quốc gia khác, bối cảnh nghiên cứu, phát triển ô tô điện nói chung và ô-tô điện cỡ nhỏ ra sao? So với họ, chính sách của nước ta có gì khác biệt?
Ông Hồ Hải An: Về ô-tô điện, Trung Quốc đang nổi lên là quốc gia phát triển xe điện mạnh nhất thế giới. Họ có tầm nhìn và sự chuẩn bị về công nghệ xe điện từ sớm và vượt lên nhanh hơn so với nhiều quốc gia khác. Hiện nay tại Trung Quốc, cứ 3 chiếc ô-tô du lịch được bán ra thì có 1 chiếc chạy hoàn toàn bằng năng lượng điện, vượt xa châu Âu, Mỹ và các nước phát triển với tỷ lệ từ 10 đến 15% xe điện. Không chỉ Trung Quốc, ô-tô điện mini là xu hướng ở nhiều quốc gia, rất phổ biến ở nhiều đô thị, là phương tiện di chuyển hàng ngày của nhiều người dân.
Nhiều quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc và một số nước trong khu vực hiện nay đã có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nhà đầu tư lớn của nước ngoài, hướng đến xuất khẩu. Các quốc gia đó không những có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất mà khuyến khích người tiêu dùng chuyển đổi sang phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch. Hiện nay, ở nước ta, giá trị kim ngạch nhập khẩu xe ô-tô nguyên chiếc khoảng 4 tỷ USD. Theo định hướng tới đây, Việt Nam là nước xuất khẩu xe điện thì việc Nhà nước hoạch định các chính sách phù hợp nhằm khuyến khích phát triển xe điện như các quốc gia khác đang áp dụng là rất cần thiết.
Tại Việt Nam, ô-tô điện mini sẽ là xu hướng của người dùng để người dân có thể từng bước thay thế dần dần phương tiện di chuyển từ xe máy đã hết hạn sử dụng sang ô-tô điện. Với mục tiêu của Đảng và Nhà nước đến năm 2045, Việt Nam là nước công nghiệp phát triển có thu nhập cao, việc người dân sử dụng phương tiện di chuyển bằng xe máy sẽ ít còn phù hợp trong các đô thị lớn của Việt Nam.
Ngoài ra, người tiêu dùng đang được miễn phí trước bạ theo chính sách hỗ trợ chung của Chính phủ đối với dòng ô-tô điện (từ tháng 3/2022 đến tháng 3/2025). Chính vì vậy, việc sử dụng ô-tô điện mini – một phương tiện di chuyển an toàn, văn minh, hiệu quả mà lại tiết kiệm cho người tiêu dùng sẽ là xu thế tất yếu trong tương lai. Chính phủ Việt Nam đang tạo nhiều điều kiện như miễn thuế nhập khẩu với điều kiện nhập khẩu phải bảo đảm điều kiện đáp ứng sản lượng chung và sản phẩm riêng theo quy định. Bên cạnh đó, thuế tiêu thụ đặc biệt cũng giảm từ 15% xuống 3% từ nay đến tháng 2/2027.
PV: Không ít người lo ngại, nếu xe điện mini giá phổ thông bùng nổ, hạ tầng sẽ không theo kịp và dẫn tới ùn tắc giao thông trong đô thị, ông nghĩ sao?
Ông Hồ Hải An: Việc chuyển đổi từ xe máy sang ô-tô là động lực để thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông của một quốc gia. Tôi lấy thí dụ, cách đây 20 năm, tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc), số lượng xe máy còn nhiều hơn so với Việt Nam hiện nay. Nhưng chỉ sau 20 năm quy hoạch, thành phố Thượng Hải đã vắng bóng xe máy cả bên phố cũ và phố mới, đường phố chủ yếu là ô tô do việc quy hoạch đô thị của họ có tầm nhìn 50 năm. Như vậy, việc quy hoạch giao thông tại đô thị có tầm nhìn dài hạn sẽ quyết định sự thích nghi với xu hướng phát triển của các phương tiện giao thông trong tương lai.
PV: Đầu tư sản xuất ô-tô, đặc biệt là ô-tô điện tại Việt Nam, TMT Motor có thuận lợi và khó khăn gì? Doanh nghiệp kiến nghị gì với Nhà nước về chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ô-tô nói riêng và xe điện nói chung phát triển?
Ông Hồ Hải An: Sự bùng nổ xe điện trên toàn cầu cho thấy xe điện đang là xu thế di chuyển của tương lai. Năm 2021, Việt Nam đã ký cam kết COP26 cùng 150 quốc gia với mục tiêu đến năm 2050 sẽ đưa mức phát thải ròng về 0, đồng thời tuyên bố: “Sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ. Việt Nam cũng đã tham gia cam kết cắt giảm 30% phát thải khí metan vào năm 2030 so với mức phát thải năm 2020”.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 5/4/2022 của Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giai đoạn 2022-2025, trong đó yêu cầu 5 thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ từng bước hạn chế tiến tới dừng hoạt động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030.
Đây là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của xe điện, đặc biệt là xe ô-tô điện mini-phương tiện nhỏ gọn, phù hợp cho việc di chuyển đô thị. Doanh nghiệp chúng tôi kỳ vọng Chính phủ sẽ có lộ trình cụ thể trong việc triển khai các cam kết với quốc tế và áp dụng chính sách hạn chế xe máy, khuyến khích phát triển phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.
Với sự khai mở dòng xe ô-tô mini điện tại Việt Nam – mẫu xe điện của Liên doanh GM (Mỹ) – HongGuang MiniEV, TMT Motors hy vọng mang đến một lựa chọn di chuyển mới phù hợp định hướng, chủ trương của Chính phủ cũng như điều kiện, nhu cầu của người tiêu dùng.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Veröffentlicht 17. September 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Hunderte von Haushalten in einem Dorf in Hung Yen wurden durch den Anbau von Perilla, Majoran und Kaktusfeige reich… – Hàng trăm hộ dân của một làng ở Hưng Yên giàu lên nhờ trồng tía tô, kinh giới, cà gai leo…   Leave a comment

Hàng trăm hộ dân của một làng ở Hưng Yên giàu lên nhờ trồng tía tô, kinh giới, cà gai leo

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã chuyển đổi từ đất cấy lúa, trồng màu kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu (tía tô, kinh giới, cà gai leo…) có liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao … 20°58′21.9″N 105°58′47.2″E
09/10/2022 19:39 https://danviet.vn/hang-tram-ho-cua-mot-lang-o-hung-yen-giau-len-nho-trong-tia-to-kinh-gioi-ca-gai-leo-20221009193757691.htm
Xã Tân Quang (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) từ lâu nổi tiếng là vùng đất có truyền thống trồng các loại cây dược liệu. Hiện nay, cả xã có trên 56ha trồng cây dược liệu, tập trung ở thôn Nghĩa Trai, Tăng Bảo
Với lợi thế thổ nhưỡng phù hợp, người dân có kinh nghiệm, kiến thức nên những năm gần đây, diện tích cây dược liệu trên địa bàn xã ngày càng được mở rộng và tập trung vào những loại cây cho giá trị kinh tế cao như cúc chi, địa liền, hoắc hương, kinh giới, tía tô, mã đề…

Nông dân thu hoạch cây tía tô ở xã Tân Quang (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên).
Dừng chân tại cánh đồng thôn Nghĩa Trai, mùi thơm của những loại cây dược liệu toả ra trong không khí khiến bất cứ ai đi qua đều cảm thấy dễ chịu và thích thú.
Ông Nguyễn Văn Chính vừa khẩn trương thu hoạch các loại cây kinh giới, tía tô vừa cho biết: “Hiện nay, gia đình tôi có 7 sào ruộng chuyên canh cây dược liệu 2 vụ/năm. Đầu năm tôi thường trồng 3 sào cây kinh giới, tía tô đều là những loại cây trồng ngắn ngày, nhanh cho thu hoạch.
Các bộ phận của cây như thân, lá, hoa đều có thể phơi khô, xuất bán, trung bình 1 sào trồng cây kinh giới cho thu từ 1,3 – 1,5 tạ khô; hoặc từ 2,5 – 3 tạ khô đối với tía tô. Năm nay, giá bán kinh giới, tía tô khô khá cao, khoảng 30.000 đồng/kg.
Từ tháng 7 âm lịch, tôi trồng toàn bộ 7 sào cây cúc chi đến tháng 11 sẽ cho thu hoạch. Trung bình 1 sào có thể cho thu 80kg cúc chi thành phẩm bán với giá từ 400.000 – 800.000 đồng/kg. Từ 7 sào trồng cây dược liệu, mỗi năm gia đình tôi cho thu khoảng 200 triệu đồng”.
Không chỉ gia đình ông Chính, nghề trồng cây dược liệu đã làm giàu cho hàng trăm hộ dân trong xã Tân Quang. Theo tính toán của các hộ dân, trung bình 1 sào trồng dược liệu có thể cho thu lãi thấp nhất là 10 triệu đồng/năm, thậm chí lên đến 30 – 40 triệu đồng/năm…
Ông Đào Quang Huy, Trưởng phòng NNPTNT huyện Văn Lâm (Hưng Yên) cho biết: Hiện nay, huyện Văn Lâm có 120 – 130ha trồng cây dược liệu với các loại như: cúc chi, hoài sơn, ngưu tất, cốt khí, kinh giới, tía tô, đinh lăng…
Những năm qua, huyện đã đầu tư hỗ trợ phát triển vùng sản xuất cây dược liệu tại nhiều xã trên địa bàn. Trong đó, các mô hình trồng cây dược liệu ở xã Tân Quang, trồng đinh lăng ở xã Việt Hưng, trồng lạc đen ở xã Minh Hải… đã bước đầu thành công và mở ra triển vọng mới. Thời gian tới, huyện tiếp tục mở rộng các vùng chuyên canh trồng cây dược liệu, đồng thời xây dựng mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.
Trên địa bàn huyện có Công ty TNHH Traphaco Hưng Yên, HTX sản xuất, dịch vụ tổng hợp Hoa Thiên Phú… chuyên thu mua dược liệu của người dân nên đầu ra rất ổn định.
Ông Nguyễn Duy Quý ở thôn Đoàn Thượng, xã Bảo Khê là một trong những người đầu tiên ở thành phố Hưng Yên trồng loại cây dược liệu cà gai leo. Từ 6 sào cà gai leo ban đầu, cuối năm 2017 ông đã thành lập HTX Đầu tư và phát triển nông nghiệp công nghệ cao Minh Châu chuyên sản xuất, chế biến cây dược liệu.
Ông Quý cho biết: Hiện nay, HTX đã trồng trên 10ha cây cà gai leo. Đây là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn, từ khi xuống giống đến khi thu hoạch lứa đầu chỉ mất khoảng 6 tháng. Các lứa tiếp theo thu hoạch cách nhau khoảng 4 tháng.
Cây cà gai leo cũng rất dễ thu hoạch, khi đến kỳ, người trồng chỉ cần dùng máy cắt sát gốc, đem cả thân, cành, lá vào máy xén nhỏ và phơi khô là tiêu thụ được. Các gốc cà gai leo vừa được cắt chỉ cần chăm bón, tưới nước thì cây sẽ mọc lên rất nhanh. Mỗi cây cà gai leo cho thu hoạch trong vòng 4 – 5 năm, sau đó mới phải phá bỏ gốc để trồng mới lại.
Trung bình, 1 sào cà gai leo có thể cho thu hoạch 3,4 – 3,6 tạ khô/năm. Nếu xuất thô cho công ty dược liệu sẽ có giá từ 40.000 – 50.000 đồng/kg.
Ngoài ra, HTX còn sản xuất trà túi lọc, cao cà gai leo. Sắp tới, HTX còn nghiên cứu sản xuất trà thực phẩm chức năng cà gai leo dạng viên nang… Mô hình này mỗi năm mang lại thu nhập khoảng 1 tỷ đồng cho HTX, trừ mọi chi phí cho thu lãi từ 300 – 400 triệu đồng.
Không chỉ tạo nguồn dược liệu quý, HTX còn tạo việc làm cho 7 lao động thường xuyên và 12 – 15 lao động thời vụ với mức lương ổn định 3 – 4 triệu đồng/người/tháng…
Theo số liệu của Sở NNPTNT, hiện nay, toàn tỉnh Hưng Yên có gần 850ha cây dược liệu, được trồng nhiều nhất ở các huyện: Khoái Châu, Văn Lâm, Kim Động…
Với hiệu quả kinh tế vượt trội từ trồng cây dược liệu, nhiều hộ dân trong tỉnh đang muốn mở rộng sản xuất để tăng thu nhập, đưa các loại dược liệu trở thành cây trồng chủ lực của gia đình. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là việc tiêu thụ sản phẩm.
Để giải bài toán đầu ra cho dược liệu, hiện một số địa phương đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Veröffentlicht 11. Oktober 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Hai Duong stellt den Personenverkehr in einige Provinzen vorübergehend ein – Hải Dương tạm dừng vận tải hành khách đến một số tỉnh   Leave a comment

Hải Dương tạm dừng vận tải hành khách đến một số tỉnh

Ngày 5/11, ông Vũ Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hải Dương cho biết: Từ ngày hôm nay, tỉnh Hải Dương tạm dừng hoạt động vận tải hành khách bằng xe tuyến cố định, xe buýt, xe hợp đồng, xe taxi, xe du lịch từ Hải Dương đi/đến địa bàn một số tỉnh cho đến khi có thông báo mới.
05-11-2021, 11:35 https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/hai-duong-tam-dung-van-tai-hanh-khach-den-mot-so-tinh-672650/
Các phương tiện vận tải lưu thông trên quốc lộ 38, từ Hải Dương đi Bắc Ninh.
Các phương tiện vận tải lưu thông trên quốc lộ 38, từ Hải Dương đi Bắc Ninh.Theo đó, tỉnh tạm dừng hoạt động vận tải hành khách tới huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ); thành phố Hà Giang (tỉnh Hà Giang) và tỉnh Hưng Yên (trừ các trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ, xe vận chuyển phục vụ phòng chống dịch và các trường hợp cần thiết khác được sự cho phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền).
Đối với các phương tiện vận tải hành khách có hành trình đi qua các địa bàn nêu trên hoặc địa bàn thuộc các tỉnh, thành phố có dịch thì không được dừng, đỗ đón, trả khách. Các đơn vị kinh doanh vận tải tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chức năng, ngành Y tế trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Hải Dương và kiến nghị, xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm (nếu có).

Veröffentlicht 5. November 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Update zur Covid-19-Epidemie am 8. Juni: 175 neue Fälle, Vietnam übertrifft den Meilenstein von 9.000 Fällen – Cập nhật dịch Covid-19 ngày 8-6: 175 ca mắc mới, Việt Nam vượt mốc 9.000 ca bệnh – Zahl der Todesfälle: 55 – Số ca tử vong: 55   Leave a comment

Cập nhật dịch Covid-19 ngày 8-6: 175 ca mắc mới, Việt Nam vượt mốc 9.000 ca bệnh

Ngày 8-6, Việt Nam ghi nhận 175 ca mắc mới Covid-19, riêng Bắc Giang có thêm 98 ca. 171 trường hợp được ghi nhận tại sáu tỉnh, thành phố. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, Việt Nam đã phát hiện tổng cộng 9.156 ca mắc.
08-06-2021, 05:47 https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/cap-nhat-dich-covid-19-ngay-8-6-175-ca-mac-moi-viet-nam-vuot-moc-9-000-ca-benh-649730/
Ngày 8-6, Việt Nam ghi nhận 175 ca mắc mới, 40 ca khỏi bệnh
Hơn 6.000 ca mắc mới từ ngày 27-4 đến nay
Tổng cộng 7.573 ca ghi nhận trong nước và 1.585 ca nhập cảnh
Số ca tử vong: 55, số ca được điều trị khỏi bệnh: 3.549 – Zahl der Todesfälle: 55, Zahl der geheilten Fälle: 3.549
16 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới

Bệnh nhân xơ gan nặng, nhiễm SARS-CoV-2 tử vongPatienten mit schwerer Leberzirrhose der mit SARS-CoV-2 infiziert waren starbBN3422, nam, 51 tuổi
Ca tử vong thứ 54 có liên quan đến Covid-19 là BN3422, nam, 51 tuổi, có địa chỉ thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Bệnh nhân được chẩn đoán tử vong vì sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa trên nền bệnh nhân sốc nhiễm trùng, xơ gan mất bù hôn mê gan, viêm phổi do nhiễm SARS-CoV-2.
08-06-2021, 11:35 https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/benh-nhan-xo-gan-nang-nhiem-sars-cov-2-tu-vong-649777/
08-06-2021, 18:01 https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/toi-8-6-55-ca-mac-moi-covid-19-40-truong-hop-khoi-benh-649827/
Theo Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, bệnh nhân có tiền sử viêm gan nhiễm độc theo dõi do thuốc nam, xơ gan điều trị nhiều đợt. Một tuần trước khi vào viện, bệnh nhân xuất hiện sốt cơn, kèm mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, vàng da, vàng mắt.
Ngày 4-5, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, được chẩn đoán theo dõi nhiễm khuẩn huyết trên nền xơ gan Child-Pugh C, hôn mê gan độ II, bệnh nhân được làm xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho kết quả âm tính.
Đến ngày 9-5, bệnh nhân tiếp tục được làm xét nghiệm SARS-CoV-2 và cho kết quả dương tính.
Trong quá trình điều trị, tình trạng bệnh nhân tiến triển nặng dần, suy hô hấp tiến triển, được đặt ống nội khí quản, thở máy vào ngày 26-5. Bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn trên bệnh nhân xơ gan mất bù Child Pugh C, biến chứng hôn mê gan, viêm phổi do SARS-CoV-2.
Bệnh nhân được điều trị tích cực, an thần thở máy, vận mạch, kháng sinh phổ rộng kết hợp, truyền các chế phẩm máu, lọc máu liên tục và lọc thay huyết tương nhiều lần, duy trì các thuốc điều trị và dự phòng xuất huyết tiêu hóa, nuôi dưỡng và chăm sóc toàn diện. Tuy nhiên, bệnh nhân đáp ứng điều trị kém, xác định tình trạng bệnh rất nặng, nguy cơ tử vong cao.
Đến 4 giờ sáng ngày 7-6, bệnh nhân đột ngột xuất hiện tình trạng chảy máu qua sonde dạ dày, mũi miệng, số lượng nhiều, khó cầm nghi do vỡ tĩnh mạch thực quản. Bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc mất máu. Mặc dù đã được cấp cứu tích cực nhưng tình trạng sốc không cải thiện, bệnh nhân tử vong cùng ngày 7-6.

Bệnh nhân cao tuổi liên quan Covid-19 tử vongÄlterer Patientin im Zusammenhang mit Covid-19 gestorbenBN 4632, nữ, 88 tuổi
Chiều 8-6, Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thông báo về ca tử vong số 55 tại Việt Nam là BN 4632, nữ, 88 tuổi, địa chỉ huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
08-06-2021, 16:33 https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/benh-nhan-cao-tuoi-lien-quan-covid-19-tu-vong-649811/
Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim, lão suy (suy nhược chức năng ở người cao tuổi). Bệnh nhân được xét nghiệm sàng lọc SARS-COV-2 cho kết quả dương tính vào ngày 16-5 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.
Ngày 26-5, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Phổi Bắc Giang với chẩn đoán viêm phổi do Covid-19. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh, thở HFNC FiO2 80%, Flow 50, SpO2 96%, M 64 l/ph, HA 138/68 mmHg.
Bệnh nhân được tích cực đánh giá và điều trị tình trạng nhiễm trùng, viêm phổi. Tuy nhiên, bệnh nhân không đáp ứng với điều trị, suy hô hấp tiến triển tăng dần và được đặt ống nội khí quản thở máy vào ngày 2-6. Bệnh nhân được lọc máu liên tục, kháng sinh phổ rộng, thuốc kháng nấm, điều chỉnh rối loạn đông máu, nuôi dưỡng và chăm sóc toàn diện.
Bệnh nhân đã được Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế hội chẩn vào ngày 3-6 và nhận định tổn thương viêm phổi tiến triển nặng trên nền bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2, lão suy, suy tim, nguy cơ tử vong cao.
Ngày 7-6, bệnh nhân hôn mê sâu, thở máy FiO2 100%, phù toàn thân, bầm xuất huyết dưới da nhiều nơi, huyết áp 6/4 với vận mạch Noradrenalin và Adrenalin liều cao, vô niệu, toan máu nặng, tổn thương suy gan, suy thận cấp.
Tình trạng bệnh quá nặng, mặc dù đã được tích cực hồi sức với thở máy, kháng sinh, kháng nấm, truyền máu và lọc máu hấp phụ, nhưng không đáp ứng điều trị. Bệnh nhân tử vong cùng ngày 7-6 với chẩn đoán viêm phổi nặng do SARS-COV-2, ARDS, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan/suy tim, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, lão suy.

Veröffentlicht 8. Juni 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Hung-Ha-Brücke, die den Verkehr mit der nördlichen Schlüsselwirtschaftsregion verbindet – Cầu Hưng Hà, kết nối giao thông vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ   Leave a comment

Cầu Hưng Hà, kết nối giao thông vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Cầu Hưng Hà và tuyến đường dẫn dài hơn 6,1 km, đã tạo động lực lớn để phát triển kinh tế, xã hội hai tỉnh Hưng Yên, Hà Nam và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói chung.  2019. 20°36′50.9″N 106°05′37″E
02-07-2020 09:52 https://nhandan.com.vn/social_photo/cau-hung-ha-ket-noi-giao-thong-vung-kinh-te-trong-diem-bac-bo-579156/
Cầu Hưng Hà bắc qua sông Hồng cùng tuyến đường dẫn hai đầu cầu dài gần 6,2 km được thông xe, đưa vào khai thác từ đầu năm

Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng, tốc độ thiết kế 80 km/giờ. Cầu Hưng Hà dài 2.118 m, thiết kế vĩnh cửu bằng bê-tông cốt thép và bê tông dự ứng lực với 41 nhịp. Tên cầu được ghép từ chữ đầu hai tỉnh Hưng Yên và Hà Nam. Cầu rộng 22,5 m với bốn làn xe cơ giới, hai làn xe thô sơ, bao gồm dải phân cách giữa và dải an toàn 1,5 m. Bề rộng mặt đường cơ giới 14 m; bề rộng làn xe thô sơ 6m.
Kết cấu nhịp chính được thiết kế dầm hộp liên tục bằng bê-tông cốt thép dự ứng lực thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng, kết cấu nhịp dẫn dùng dầm Super-T. Hệ thống đường gom của cầu được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp VI đồng bằng với bề rộng 6,5 m. Dự án xây dựng cầu Hưng Hà là sự hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam-Hàn Quốc, sử dụng vốn vay ODA Hàn Quốc và vốn đối ứng trong nước.
Cầu Hưng Hà cùng tuyến đường nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình vào khai thác đã rút khoảng cách từ thành phố Hưng Yên sang Phủ Lý (Hà Nam) còn 20 km, thay vì 30 km và giảm một nửa thời gian đi lại, chỉ còn khoảng 20 phút so 40 phút đi đường cũ. Việc kết nối hai tuyến cao tốc này còn giảm áp lực giao thông cho Hà Nội khi xe không phải đi từ Hà Nam lên cửa ngõ phía nam của Hà Nội, rồi vòng ra cầu Thanh Trì để đi vào đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng hay quốc lộ 5.

Veröffentlicht 5. Juli 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Covid-19 im Weiler Chi Trung, Gemeinde Tân Quang (Bezirk Văn Lâm, Provinz Hưng Yên) – Chung tay dập dịch Covid-19 ở xã Tân Quang   Leave a comment

Chung tay dập dịch Covid-19 ở xã Tân Quang

Sau khi UBND tỉnh Hưng Yên ra quyết định thiết lập vùng cách ly phòng, chống dịch Covid-19 ở thôn Chí Trung, xã Tân Quang (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên), các cấp, ngành và các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân tỉnh Hưng Yên đồng lòng chung tay vào cuộc dập dịch Covid-19.
03/04/2020, 18:39 https://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/43913302-chung-tay-dap-dich-covid-19-o-xa-tan-quang.html
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hưng Yên Phạm Thị Tuyến cho biết; đã có nhiều doanh nghiệp, tổ chức hội đoàn thể, cá nhân trong tỉnh ủng hộ gạo, tiền và trang thiết bị y tế giúp thôn Chí Trung, xã Tân Quang phòng chống dịch; MTTQ tỉnh Hưng Yên tiếp tục phát động phong trào chung tay phòng chống dịch Covid-19 cùng huyện Văn Lâm dập tắt dịch này.
Giám đốc Sở Công thương Hưng Yên Nguyễn Văn Thơ khẳng định: Trong thời gian cách ly, mọi người dân trong thôn Chí Trung sẽ được cung ứng các nhu cầu thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội thông qua các điểm bán hàng bình ổn giá trong khu vực cách ly thay cho việc họp chợ để cung cấp: lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc chữa bệnh, khẩu trang, xà phòng, các loại chất sát khuẩn thông thường…

Sau khi Bộ Y tế công bố bệnh số số 219, địa chỉ ở thôn Chí Trung, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm dương tính với virus gây bệnh Covid-19 vào ngày 2-4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hưng Yên đã tổ chức họp khẩn triển khai các phương án ứng phó với tình hình dịch bệnh. Đồng thời, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành quyết định thiết lập vùng cách ly phòng, chống dịch Covid-19 đối với thôn Chí Trung, xã Tân Quang và giao cho Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm, chủ tịch UBND xã Tân Quang có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện việc thiết lập vùng cách ly theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản liên quan.

Các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 được xã Tân Quang triển khai quyết liệt:
thôn Chí Trung thành lập một trạm và sáu chốt kiểm soát dịch ra vào thôn, hoạt động 24/24 giờ với hình thức “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Xã Tân Quang xây dựng sơ đồ từng ngõ của mỗi thôn và thành lập các chốt kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn xã; những điểm chốt kiểm soát ở các thôn khác sẽ được kiểm soát chặt chẽ với các biện pháp đo thân nhiệt, quan sát tình trạng sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ, yêu cầu phải đeo khẩu trang khi vào xã; khi ra khỏi chốt trên địa bàn xã yêu cầu tháo bỏ khẩu đó, dùng khẩu trang khác để đeo. Đồng thời, xã Tân Quang đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu, an tâm và chấp hành nghiêm quy định cách ly. Xã sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để cung ứng đầy đủ nhu yếu phẩm cho người dân trong thời gian cách ly; chăm sóc sức khỏe khi có người đau yếu; nước, rác thải sinh hoạt sẽ được xử lý theo đúng quy trình, bảo đảm an toàn; công an, quân sự bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối cho người dân trong khu cách ly.

Đối với những doanh nghiệp đóng trên địa bàn thôn Chí Trung, xã Tân Quang đã yêu cầu tạm dừng hoạt động sản xuất; người lao động đang sinh sống trên địa bàn thôn Chí Trung làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn khác, xã lập danh sách gửi đến các doanh nghiệp để người lao động được nghỉ việc theo quy định phòng chống dịch và được hưởng các chế độ liên quan theo Bộ luật Lao động và quy định của từng công ty.
Chủ tịch UBND xã Tân Quang, Cao Văn Long cho biết; các biện pháp phòng chống dịch đang được triển khai thuận lợi, nhân dân đồng tình ủng hộ, thực hiện. Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch ở thôn Chí Trung cũng gặp một số khó khăn: do công nhân từ nơi khác đến làm việc ở các công ty trên địa bàn xã khá đông, tạm trú ở thôn Chí Trung gần 500 người; trong đó, có một số người muốm bỏ trốn, đi khỏi nơi ở nên xã rất vất vả giám sát những người này. Hơn nữa, một số công ty chưa có ý thức cao trong việc chấp hành những quy định về phòng, chống dịch, muốn hoạt động sản xuất trong vùng dịch bình thường…

Trước diễn biến tình hình dịch bệnh ở thôn Chí Trung (do bệnh nhân 219 ở thôn Chí Trung đi chăm sóc mẹ ở cùng phòng với ca bệnh 133 tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai và bị nhiễm virus SARS-CoV-2), Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Văn Lâm đã họp triển khai các phương án ứng phó với dịch bệnh:
tăng cường chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động để người dân yên tâm và nâng cao ý thức trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, ban hành ngay kế hoạch tổ chức thực hiện vùng cách ly phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Theo đó, cách ly thôn Chí Trung với diện tích 2,5 ha; số người trong khu cách ly 1.404 người; trong đó, có 921 nhân khẩu của 302 hộ và 483 người tạm trú. Thời gian cách ly là 28 ngày. Yêu cầu công ty nơi ca bệnh 219 làm việc dừng sản xuất; cách ly toàn bộ công nhân làm việc tại đây.
Đối với thôn Chí Trung thực hiện cách ly phong tỏa ngay “nội bất xuất, ngoại bất nhập”; phun thuốc khử trùng toàn bộ thôn; các chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn xã phải bao gồm lãnh đạo xã, công an, quân sự; tổ chức cho người dân khai báo y tế.

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 huyện Văn Lâm tập trung rà soát lại toàn bộ danh sách các trường hợp có tiếp xúc với ca bệnh 219 (F2) chuyển thành F1 và đưa vào cách ly tại cơ sở y tế. Các trường hợp F3 chuyển thành F2 được đưa vào cách ly tập trung tại Khu cách ly tập trung huyện Văn Lâm. Đồng thời, thông báo các trường hợp phải cách ly tại nhà; tiến hành phun khử khuẩn; khuyến cáo người dân trong thôn tự khai báo y tế, hạn chế ra ngoài, tránh tụ tập và vệ sinh nhà ở nơi cư trú. Toàn bộ các trường hợp F1 và F2 liên quan đến ca bệnh 219 sẽ được lấy mẫu xét nghiệm ngay.
Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, Nguyễn Văn Phóng cho biết: sự chung tay vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, người dân thực hiện nghiêm cách ly toàn xã hội theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; thôn, khu phố cách ly với thôn, khu phố; xã cách ly với xã; huyện cách ly với huyện; tỉnh cách ly với tỉnh; mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết, ra ngoài phải đeo khẩu trang. Các chốt kiểm soát phòng dịch Covid-19 siết chặt kỷ cương. Toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng, chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện… Như vậy, việc dập dịch Covid-19 ở thôn Chí Trung, công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ở Hưng Yên mới thành công.

———–

Veröffentlicht 3. April 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Hanoi empfiehlt, keine öffentlichen Verkehrsmittel zu benutzen – Hà Nội đề nghị người dân không sử dụng phương tiện công cộng – bệnh nhân 133 – Bệnh viện Bạch Mai   Leave a comment

Hà Nội đề nghị người dân không sử dụng phương tiện công cộng (bệnh nhân 133)

Chiều 25-3, đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 TP Hà Nội.
25/03/2020, 19:30 https://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/43773802-ha-noi-de-nghi-nguoi-dan-khong-su-dung-phuong-tien-cong-cong.html
3fc6ab699b285c39d758ccfa5be87fcfTheo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, đến 12 giờ ngày 25-3, Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 52 trường hợp có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện nay, diễn biến của dịch bệnh hết sức phức tạp do đã xuất hiện tình trạng lây lan trong cộng đồng. Đến nay, thành phố đã bố trí 15 khu cách ly, với 14.629 chỗ. Sáng 25-3, một trường hợp phải cách ly tại quận Long Biên đã trốn cách ly và di chuyển lên sân bay Nội Bài chuẩn bị bay sang Anh. Lực lượng chức năng đã phát hiện và có mặt tại sân bay để đưa đối tượng này về tiếp tục thực hiện cách ly.
Đối với các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong thời gian tới, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, thành phố sẽ kiên quyết thực hiện đóng cửa các cửa hàng dịch vụ không cần thiết. Đồng thời, khuyến cáo người dân nên ở nhà, không ra ngoài nếu không có việc cần thiết. Nếu ra ngoài bắt buộc phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn với người khác từ hai đến ba mét. Tất cả các cơ quan làm việc đều phải có máy đo thân nhiệt, nước sát khuẩn.

Thành phố cũng sẽ giảm tần suất hoạt động của xe buýt còn 20% so với mức bình thường, đề nghị người dân không nên sử dụng phương tiện công cộng trong thời gian này. Đồng chí cũng yêu cầu các cơ quan chức năng khi phát hiện các ca bệnh phải khẩn trương xác định lộ trình di chuyển, xác định sớm nhất các trường hợp F1, F2 để thực hiện cách ly.

Liên quan đến ca nhiễm bệnh số 133 tại Bệnh viện Bạch Mai, do tính chất phức tạp của ca bệnh này, đồng chí Nguyễn Đức Chung đề nghị tất cả công dân trên địa bàn có đến Bệnh viện Bạch Mai thăm, khám kể từ ngày 10-3 phải khai báo y tế, tiến hành tự cách ly tại nhà.
Đối với việc kiểm soát cách ly, đề nghị các địa phương phải tiến hành chặt chẽ. Những trường hợp trốn cách ly phải bị xử phạt ở mức độ cao nhất.
Thành phố sẽ triển khai các bốt xét nghiệm di động để xét nghiệm nhanh, trên diện rộng để khoanh vùng các đối tượng nhiễm bệnh, đối tượng tiếp xúc.
Đối với công tác chữa bệnh, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội sẵn sàng để tiếp nhận các ca mắc bệnh Covid-19 trong trường hợp Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương quá tải.

Lai Chau setzte dringend Anti-Covid-19 ein –bệnh nhân 133– Lai Châu khẩn cấp triển khai chống Covid-19

Tối 24-3, sau khi Bộ Y tế công bố tại Lai Châu có bệnh nhân đầu tiên dương tính với Covid-19, tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo khẩn các địa phương và cơ quan chức năng triển khai đồng bộ các biện pháp phòng dịch.
25/03/2020, 11:30 https://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/43767102-lai-chau-khan-cap-trien-khai-chong-covid-19.html
Bệnh nhân tại Lai Châu là ca nhiễm số 133, được xác định lây bệnh trong quá trình điều trị tai biến tại Bệnh viện Bạch Mai, cho đến khi đưa về điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu thì phát hiện các triệu chứng bệnh.
Ngay trong đêm 24-3, tỉnh Lai Châu đã phong tỏa, cách ly toàn bộ nhóm dân cư số 4, thuộc tổ dân phố số 4, ngõ 224, đường Trần Phú, phường Tân Phong, TP Lai Châu nơi bệnh nhân và người thân sinh sống. Đồng thời, tổ chức phun khử khuẩn toàn bộ nơi có các yếu tố dịch tễ.
Theo thống kê đến 9 giờ ngày 25-3, tỉnh Lai Châu đã có 25 trường hợp (F1) tiếp xúc gần bệnh nhân 133, khoảng hơn 200 trường hợp (F2) tiếp xúc với F1, tất cả các trường hợp trên đang được cách ly và theo dõi chặt chẽ. Hơn 400 trường hợp (f3) và (F4) được yêu cầu cách ly, theo dõi sức khỏe tại gia đình. Riêng trường hợp bệnh nhân 133, ngay trong đêm 24-3, sau khi hội chẩn đã được đưa về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung để điều trị, tình trạng sức khỏe ổn định.

Trong sáng 25-3, tỉnh Lai Châu đã tổ chức phun khử khuẩn tại trụ sở các cơ quan của tỉnh, nơi có những trường hợp F1 làm việc. Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng yêu cầu các sở, ngành và TP Lai Châu chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị để điều trị; tuân thủ nghiêm ngặt quy trình điều trị, phòng, chống lây nhiễm chéo, kiểm soát nhiễm khuẩn; phân luồng đối tượng để cách ly theo đúng quy định…
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Lai Châu cũng kêu gọi nhân dân phối hợp chính quyền để thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch; không hoang mang, dao động, theo dõi thông tin chính thống từ các cơ quan thông tấn, báo chí uy tín; người dân hạn chế ra khỏi nhà khi không thật sự cần thiết, hạn chế đến nơi công cộng, tiếp xúc nơi đông người và tin tưởng vào khả năng kiểm soát dịch bệnh của tỉnh.

Bảo đảm an toàn nhất cho người bệnh và nhân viên y tế
Sáng nay, 25-3, PGS, TS Nguyễn Trường Sơn – Thứ trưởng Y tế chủ trì buổi họp với Bệnh viện Bạch Mai về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại bệnh viện. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá cao những nỗ lực của bệnh viện trong công tác phòng, chống Covid-19, đồng thời yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai phải thực hiện nghiêm, quyết liệt các hoạt động để bảo đảm an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế, hạn chế tối đa lây lan ra cộng đồng.
25/03/2020, 17:44 https://www.nhandan.com.vn/y-te/tin-tuc/item/43772202-bao-dam-an-toan-nhat-cho-nguoi-benh-va-nhan-vien-y-te.html
Xây dựng kế hoạch làm xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho tất cả nhân viên bệnh viện
Theo báo cáo của Bệnh viện Bạch Mai, đến ngày 24-3 đã ghi nhận ba bệnh nhân mắc Covid-19 liên quan đến bệnh viện, trong đó có bệnh nhân 86bệnh nhân 87 là hai nữ điều dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai được xác định dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 19 và 20-3, hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Trường hợp thứ ba là bệnh nhân 133 được chẩn đoán xác định mắc Covid-19 ngày 23-3. Bệnh nhân này nhập viện điều trị tại Khoa Thần Kinh – Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 29-2. Đến ngày 22-3, bệnh nhân được Bệnh viện Bạch Mai chuyển tuyến điều trị tiếp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu. Trên đường trở về Tân Phong, Lai Châu bằng xe cứu thương bệnh nhân có sốt. Ngày 23-3, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu lấy mẫu làm xét nghiệm. Ngày 23-3, mẫu bệnh phẩm đã được gửi sang Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Liên quan đến hai bệnh nhân 8687, từ ngày 19-3, Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành tiêu độc, khử trùng tất cả các khu vực liên quan, tất cả bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để tiếp tục điều trị. 159 nhân viên y tế liên quan (bao gồm nhân viên Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, các nhân viên và học viên có tiếp xúc gần) được cách ly tại Trung tâm Khám bệnh và điều trị ban ngày (khu nhà 9 tầng), được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc hai lần (vào ngày 21-3 và ngày 24-3) và kết quả sơ bộ âm tính với SARS-CoV-2, tiếp tục được cách ly theo dõi nghiêm ngặt.
Toàn bộ 84 người, bao gồm 34 nhân viên y tế, 24 bệnh nhân, 26 người chăm sóc bệnh nhân tại C4 – Viện Tim mạch (nơi bệnh nhân 86 điều trị trước khi phát hiện bệnh Cpvid-19) đã được cách ly tại C9 – Viện Tim mạch riêng, lấy mẫu xét nghiệm hai lần (vào ngày 21-3 và 24-3). Tất cả mẫu xét nghiệm đều âm tính với SARS-CoV-2, được tiếp tục cách ly theo dõi nghiêm ngặt. Hiện nay, tổng số 243 người tại hai khu vực cách ly nói trên đều trong tình trạng sức khỏe ổn định.

Ngày 24-3, sau khi có kết quả chẩn đoán xác định bệnh nhân 133 mắc Covid-19, Bệnh viện Bạch Mai đã cách ly 252 người (bao gồm: 162 nhân viên và học viên, 36 bệnh nhân và 54 người chăm sóc bệnh nhân) tại Khoa Thần Kinh, Bệnh viện Bạch Mai, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Đồng thời phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội để điều tra các trường hợp có liên quan để áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo quy định.
Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch làm xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho tất cả nhân viên bệnh viện khoảng bốn nghìn người và gần một nghìn bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.
Bệnh viện Bạch Mai đã áp dụng các biện pháp nhằm giảm tải số lượng người đến bệnh viện như: ngừng hầu hết các hoạt động tái khám, chỉ khám và điều trị những trường hợp cấp cứu hoặc phải điều trị liên tục; đóng cửa Nhà tang lễ bệnh viện; chỉ bố trí cổng vào bệnh viện tại đường Giải phóng. Đồng thời, bệnh viện đang rà soát, xem xét kỹ các bệnh nhân có thể xuất viện và tạm thời chưa cho bệnh nhân đã điều trị khỏi xuất viện.
Bệnh viện tiến hành tiêu độc, khử trùng tất cả các khu vực liên quan; kiểm soát chặt chẽ quy trình nhiễm khuẩn, chống lây nhiễm Covid-19 tại tất cả các khoa phòng; thiết lập kiểm tra thân nhiệt, rửa tay tại cổng vào và các điểm trong khu vực khám bệnh.

Bảo đảm an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá cao những nỗ lực của bệnh viện trong công tác phòng, chống Covid-19, đồng thời yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai phải thực hiện nghiêm, quyết liệt các hoạt động để bảo đảm an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế, hạn chế tối đa lây lan ra cộng đồng.
Đối với nhân viên y tế của Bệnh viện Bạch Mai, phải thực hiện như đang được cách ly tại nhà cũng như trong bệnh viện, toàn thể nhân viên bệnh viện thực hiện khai báo sức khỏe online; đồng thời phối hợp với Sở Y tế Hà Nội xem xét đóng cửa tạm thời một số phòng khám trước khu vực Bệnh viện Bạch Mai; phát huy tinh thần trách nhiệm của nhân viên y tế, đề nghị tạm thời dừng trong 14 ngày các hoạt động tại các phòng khám tư nhân của các nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai.
Đối với bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai: bệnh viện cần giám sát chặt chẽ sức khỏe, tổ chức công tác khám, điều trị bảo đảm các nguyên tắc về phòng chống dịch Covid-19 như bảo đảm khoảng cách tối thiểu 2 m giữa các giường bệnh, bệnh nhân; bảo đảm đủ xà phòng, nước rửa tay, khẩu trang y tế….

Bệnh viện phải bố trí khu cách ly điều trị riêng với những bệnh nhân nghi ngờ mắc Covid-19 hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19. Đối với các bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại Khoa Thận nhân tạo: phải ưu tiên bố trí đơn nguyên riêng cho những bệnh nhân nghi ngờ, bảo đảm bố trí các giường bệnh cách nhau ít nhất 2 m, thông thoáng phòng bệnh và bảo đảm nghiêm ngặt các điều kiện phòng chống nhiễm khuẩn, tránh lây lan chéo. Đặc biệt chú trọng chống lây nhiễm Covid-19 đối với các bệnh nhân đang điều trị ung bướu tại bệnh viện. Chú trọng công tác truyền thông nguy cơ trong bệnh viện cũng như cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các cơ quan báo chí.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn giao Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội xây dựng kế hoạch, tổ chức lấy mẫu và xét nghiệm SARS-CoV-2 cho tất cả những người hiện đang có mặt tại tại bệnh viện, bao gồm: toàn bộ cán bộ, nhân viên y tế, bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân; hoàn thành trước ngày 29-3.
Thứ trưởng cũng giao Tổ công tác của Bộ Y tế phối hợp, hỗ trợ Bệnh viện Bạch Mai xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 tại bệnh viện. Cục Y tế dự phòng – Dự án Đào tạo dịch tễ học thực địa FEPT tiến hành điều tra dịch tễ các đối tượng liên quan theo quy định.
Bộ Y tế kêu gọi cộng đồng đoàn kết, ủng hộ tinh thần và tiếp thêm sức mạnh để các thầy thuốc – những người chiến sĩ đang ở tuyến đầu tiếp tục đứng vững trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19.

Người dân đến Bệnh viện Bạch Mai trong vòng 14 ngày qua phải tự cách ly
Sau khi hai nữ điều dưỡng và một bệnh nhân điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2, Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội đã có công văn hỏa tốc gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid- 19 TP Hà Nội và Bộ Y tế thông báo ngay cho người dân đã đến Bệnh viện Bạch Mai trong 14 ngày qua để tự cách ly y tế và theo dõi sức khỏe.
25/03/2020, 20:46 https://www.nhandan.com.vn/y-te/tin-tuc/item/43774202-nguoi-dan-den-benh-vien-bach-mai-trong-vong-14-ngay-qua-phai-tu-cach-ly.html
Người dân đến Bệnh viện Bạch Mai trong vòng 14 ngày qua phải tự cách lyĐể ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, không để dịch bùng phát, trên cơ sở đề xuất của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội và Sở Y tế, UBND thành phố Hà Nội báo cáo và đề nghị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế chỉ đạo Bệnh viện Bạch Mai tổ chức khử khuẩn toàn bộ bệnh viện thường xuyên, có thể đề nghị Bộ Tư lệnh Hóa học hỗ trợ Bệnh viện Bạch Mai có giải pháp thực hiện xét nghiệm toàn bộ nhân viên, cán bộ y tế và người bệnh đang điều trị tại bệnh viện.

UBND thành phố Hà Nội giao Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid- 19 thành phố Hà Nội thông báo ngay cho người dân đã đến Bệnh viện Bạch Mai trong 14 ngày qua để tự cách ly y tế và theo dõi sức khỏe, thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương, cơ quan y tế khi có biểu hiện nghi mắc bệnh ho khan, sốt, khó thở…

Trước đó, ngày 18 và 19-3, hai nữ điều dưỡng làm việc ở Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai được phát hiện dương tính với Covid-19, hiện chưa rõ nguồn lây.

Tiếp theo, ngày 24-3 theo thông tin của hệ thống giám sát dịch quốc gia, ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 thứ 133bệnh nhân nữ, 66 tuổi ở huyện Tân Phong tỉnh Lai Châu. Trong tháng 3-2020, bệnh nhân này có đến điều trị bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai trở về nhà ở Lai Châu ngày 22-3.

Nam Định rà soát gần 2.000 người khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai
Ngày 26-3, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Nam Định đã gửi công văn hoả tốc đến UBND các huyện, thành phố và các đơn vị ngành y tế về việc rà soát, xác minh gần 2.000 người dân đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai trong tháng 3-2020
26/03/2020, 20:45 https://www.nhandan.com.vn/y-te/tin-tuc/item/43789202-nam-dinh-ra-soat-gan-2-000-nguoi-kham-chua-benh-tai-benh-vien-bach-mai.html
Tính đến thời điểm này, Bệnh viện Bạch Mai đã có hai nhân viên y tế và ba bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó có những người đến từ các tỉnh Hưng Yên và Lai Châu.
Trong tháng 3-2020, đã có gần 2.000 người dân Nam Định đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, chưa tính người nhà đi theo chăm sóc và người thân đến thăm bệnh nhân. Ngoài ra, còn có một lượng nhân viên y tế của Nam Định đang học tập tại bệnh viện. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 xác định đây là nhóm có nguy cơ cao làm xâm nhập dịch bệnh vào địa bàn tỉnh.
Ban chỉ đạo gửi danh sách người dân khám, chữa bệnh theo diện có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Bạch Mai trong tháng 3 để các huyện, thành phố kịp thời rà soát, giám sát. Nếu trong số đó có trường hợp trở về và đang điều trị tại Nam Định, phải cách ly người bệnh ở phòng riêng để tiếp tục theo dõi, chăm sóc. Với những người khám, chữa bệnh không theo diện bảo hiểm y tế, tỉnh đang tiếp tục phối hợp bệnh viện để thống kê, lên danh sách.

Tỉnh cũng yêu cầu các địa phương khẩn trương rà soát các nhân viên y tế đang được cử đi học tại Bệnh viện Bạch Mai; thông báo, yêu cầu các nhân viên này tiếp tục ở lại Hà Nội. Các trường hợp đã quay về Nam Định phải báo cáo cơ quan, chính quyền địa phương và thực hiện tự cách ly, theo dõi y tế tại nhà hoặc cách ly tập trung theo quy định. Tỉnh chỉ đạo các cơ sở y tế trong thời điểm này tạm thời không cử nhân viên đi học, làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai.
Với các trường hợp thuộc hai danh sách trên có biểu hiện ho, sốt, khó thở phải thông báo trung tâm y tế huyện, thành phố và các cơ sở điều trị trên địa bàn để được tiếp tục cách ly, điều trị, lấy mẫu phát hiện sớm.
Tính đến ngày 26-3, Nam Định chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với virus SARS-CoV-2. Tỉnh đang tiến hành cách ly tại cơ sở khám, chữa bệnh 39 trường hợp; tại cơ sở cách ly tập trung (Trung tâm Bồi dưỡng quốc phòng, an ninh, thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản) 163 trường hợp; cùng 370 trường hợp đang được cách ly, theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú.

35-jähriger Lehrerunterricht, jedoch keine Rente – Giáo viên 35 năm dạy học, 0 đồng lương hưu   Leave a comment

Giáo viên 35 năm dạy học, 0 đồng lương hưu

Dành cả tuổi xuân để cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giáo dục. Thế nhưng đến khi về hưu cô Nguyễn Thị Tầm (SN 1953) không được một đồng lương hưu nào.
21/11/2019 https://nongnghiep.vn/giao-vien-35-nam-day-hoc-0-dong-luong-huu-post253362.html
0 đồng lương hưu
Lần tìm về thôn Hồng Châu, xã Tân Châu (Khoái Châu, Hưng Yên) hỏi thăm nhà cô Nguyễn Thị Tầm (SN 1953, giáo viên mầm non) thì từ người đầu bạc cho đến kẻ tóc xanh ai cũng biết và nhiệt tình chỉ đường. 20°48′38.2″N 105°55′14.5″E
Chú đi đến ngã tư có quán cắt tóc thì rẽ phải, sau đó đi kịch đường rồi rẽ trái, khi nào thấy cánh cổng sắt màu xanh đã hoen rỉ thì đó là nhà cô Tầm”, một đứa trẻ lên 5 ở thôn Hồng Châu chỉ dẫn.
Khi chúng tôi đến, cô Tầm đang sửa sang lại chiếc xe đạp cũ, chiếc xe mà suốt bao năm đã đồng hành cùng cô đến trường.
Ở tuổi 66, là giáo viên về hưu nhưng nếu không có ai giới thiệu thì sẽ tưởng cô là một lão nông, vóc người nhỏ nhắn, da đen, tóc bạc và khắc khổ.
Mặc dù có nhiều năm cống hiến cho ngành giáo dục, thế nhưng căn nhà của cô Tầm chỉ rộng khoảng 15m2, bên trong kê 2 cái giường, 1 bộ bàn ghế. Tài sản đáng giá duy nhất bên trong căn nhà này có lẽ là chiếc ti vi cũ, hỏi ra mới biết cô thuộc diện hộ nghèo.
Cô Tầm cho biết, cô bắt đầu công tác giảng dạy từ tháng 9/1975, lúc đó lương được 5kg ngô/tháng. Cho đến những năm 1986 trở đi thì lương của cô được quy ra thành tiền. “Hồi đó mỗi cháu đi học nộp 1 ngàn đồng cho cả tháng, rồi tăng dần lên 10 ngàn, 15 ngàn sau đó là 50 ngàn/tháng thời điểm mà tôi chuẩn bị về hưu”, cô Tầm chia sẻ.
Bao năm cống hiến với hy vọng có mấy trăm ngàn đồng lương hưu để rau cháo tuổi già, nhưng thật sốc khi tháng 2/2010 cô Tầm nhận quyết định nghỉ hưu và từ đó cho tới nay cô không được nhận được một đồng lương hưu nào.
Nhìn cô Tầm, tôi lại chợt nhớ đến những giọt nước mắt của cô giáo mầm non vừa nghỉ hưu Trương Thị LanCẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Cô Lan từng nuốt những giọt nước mắt mặn đắng khi cầm trên tay quyết định nghỉ hưu với mức lương vỏn vẹn 1,3 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, mức lương hưu đó lại cả là một niềm ao ước đối với cô Tầm, người gắn bó với giáo dục mầm non từ năm 1975.

Cứ nhắm mắt lại khóc thầm
Năm 1997, sau 22 năm đi dạy, cô giáo Tầm mới được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Mức lương giáo viên hợp đồng của cô rất thấp, chỉ có vài trăm nghìn nên số tiền đóng bảo hiểm cũng chẳng được là bao. Tính đến khi về hưu, cô Tầm có 13 năm tham gia bảo hiểm xã hội.
Khi cầm quyết định nghỉ hưu và nhận tiền “một cục” 13 triệu đồng, cô sắp ngất trước Phòng Giáo dục huyện. “Tôi chết lặng đi, khóc không ra tiếng nữa. Ai cũng bất ngờ, các giáo viên khác chỉ biết ôm lấy tôi rồi khóc theo. 13 triệu đồng cho 35 năm cống hiến, hy sinh, có đáng không cháu?”, cô Tầm nghẹn ngào nói.
Người dạy trẻ suốt 35 năm cho biết, những ngày đầu nhận quyết định, cô ăn không ngon ngủ không yên, sống như người mất hồn, cứ mỗi tối lên giường đi ngủ nghĩ đến “35 năm dạy học” kết quả là “0 đồng lương hưu” là nước mắt cô lại lã chã rơi.
Nhiều lúc cô phải mím chặt bờ môi, nuốt nước mắt vào trong, cố gắng tỏ ra mạnh mẽ mỗi khi các con đến chơi. Bởi cô sợ các con thấy mình khóc lại lo lắng.
Cô Tầm cho biết, cô sinh được 3 người con (2 gái, 1 trai), hai người con gái đã lấy chồng xa, công việc đều không ổn định. Con trai út học xong cấp 3, thấy gia đình khó khăn nên không thi đại học mà ở nhà phụ giúp bố mẹ đồng áng.
Chồng cô từng đi bộ đội về, trước đây làm nghề thợ xây, nhưng vài năm trước do sức khỏe yếu nên đã qua đời. Ngôi nhà nhỏ hiện chỉ có cô Tầm và người con trai đang ở.
Nhớ về quãng thời gian 35 năm làm nhà giáo, người phụ nữ có khuôn mặt khắc khổ cho biết, điều hạnh phúc nhất là luôn cẩn thận chăm chút cho học trò, chưa từng xảy ra điều gì bất lợi hay rủi ro cho phụ huynh và học sinh. “Nhiều em sau này lớn lên, trở thành bác sĩ, giáo viên, thường xuyên về thăm hỏi, động viên khiến tôi rất vui mừng”, cựu giáo viên nói.
Nghĩ về ngành mầm non, cô Tầm không khỏi xót xa, “Tôi chỉ mong cấp trên làm thế nào quan tâm ngành mầm non. Công việc thường ngày đã quá vất vả, đến lúc về hưu thì không có lương thì bất công quá”, cô Tầm tâm sự.

Nếu có kiếp sau vẫn làm giáo viên mầm non
Theo lời cô Tầm, những năm đầu đi dạy không được tiền, mỗi tháng được trả vài cân ngô, cân khoai sau đó mang đi đổi gạo về ăn cũng chỉ được vài ngày. Vào thứ 7, chủ nhật, cô Tầm phải đi làm thêm phụ hồ cùng với chồng để kiếm thêm thu nhập.
Mấy năm nay sức khỏe tôi yếu đi nên không đi phụ hồ được nữa, tôi đi làm cỏ mướn, mỗi ngày được 120 ngàn”, cô Tầm cho hay.
Chiếc xe đạp bao năm đồng hành cùng cô đến trường, giờ lại đồng hành cùng cô ra những cánh đồng. Thay vì giáo án, phấn, đồ dùng dạy học, giỏ xe đạp của cô Tầm bây giờ là bao tải, dầm, liềm…, những vật dụng để làm cỏ.
Thế nhưng, có một điều rất lạ đến khó hiểu ở cô giáo già. Khi được hỏi “Nếu được chọn lại, cô có theo nghề giáo viên mầm non nữa không?”, thì thật bất ngờ, cô giáo Tầm như trẻ lại và nói: “Nếu chọn lại, tôi vẫn di dạy mầm non”.
Vừa lau tấm Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục, cô Tầm vừa ngắm nghía hồi lâu rồi kể, nhiều lần nói chuyện với con trai, cô dặn nếu sau này cô mất, thứ mang theo duy nhất xuống mồ là tấm Huy chương này. “Xuống dưới đó tôi vẫn muốn gắn bó với mầm non thêm 1 lần nữa và để xem có thiệt thòi như bây giờ không”, cô Tầm nói.
Rời nhà cô giáo Tầm với tâm trạng nặng trĩu, tôi bị ám ảnh bởi nguyện vọng nhỏ nhoi nhưng khó thành hiện thực của cô giáo có 35 năm gắn bó với giáo dục mầm non, cô Tầm chỉ muốn mỗi tháng có dăm bảy trăm tiền trợ cấp, hỗ trợ gì đó để mình – một giáo viên về hưu không phải là gánh nặng cho gia đình.

Trao đổi với PV, đại diện UBND xã Tân Châu (Khoái Châu, Hưng Yên) cho biết, ở địa phương cô Nguyễn Thị Tầm là người có lối sống chuẩn mực, được lòng hàng xóm, thường xuyên tham gia vào các hoạt động trên địa bàn xã.
Vị lãnh đạo xã cho biết thêm, cô Tầm là giáo viên mầm non về hưu, hoàn cảnh rất khó khăn, gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã nhiều năm nay. “Năm 2017, chính quyền địa phương đã hỗ trợ gia đình bà Tầm 10 triệu đồng để tu sửa lại nhà.”

Veröffentlicht 1. Dezember 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Ein heißer Sommermorgen, aber im Kinderlesesaal der Bibliothek der Provinz Hung Yen gibt es immer noch viele Kinder – Một buổi sáng mùa hè oi bức nhưng tại phòng đọc sách thiếu nhi của Thư viện tỉnh Hưng Yên vẫn có khá đông các em thiếu nhi   Leave a comment

Đọc sách ngày hè ở nhữngkho tri thức

Một buổi sáng mùa hè oi bức nhưng tại phòng đọc sách thiếu nhi của Thư viện tỉnh Hưng Yên vẫn có khá đông các em thiếu nhi.
29/06/2019 http://baohungyen.vn/van-hoa/201907/doc-sach-ngay-he-o-nhung-kho-tri-thuc-7ff2dba/

 


Đang chăm chú lật giở từng trang sách, Trần Hà Chi, học sinh lớp 6, Trường THCS Nguyễn Quốc Ân (thành phố Hưng Yên) cho biết: “Kỳ nghỉ hè năm nay, cháu được mẹ làm thẻ đọc và mượn sách tại Thư viện tỉnh. Đến thư viện, cháu được cô thủ thư hướng dẫn cách tìm, đọc các loại sách, truyện phù hợp với lứa tuổi. Ở đây có rất nhiều loại sách hay, ý nghĩa và cháu có thêm nhiều bạn mới”.
Kỳ nghỉ hè là “mùa cao điểm” phục vụ bạn đọc của Thư viện tỉnh. Trung bình mỗi ngày, Thư viện tỉnh đón từ 120 – 150 độc giả, chủ yếu là học sinh đến mượn, đọc sách, cao gấp đôi so với thời điểm trong năm học. Riêng trong tháng 5, Thư viện tỉnh đã cấp mới 186 thẻ bạn đọc, phục vụ trên 2.500 lượt bạn đọc…

Ông Đào Văn Quyến, Giám đốc Thư viện tỉnh cho biết: Để phục vụ nhu cầu của bạn đọc, đặc biệt là các “bạn đọc nhí” trong dịp hè năm nay, Thư viện tỉnh đã bổ sung cho phòng đọc thiếu nhi hơn 3.000 cuốn sách với nhiều đầu sách hay, phong phú về nội dung và hấp dẫn về hình thức trình bày như: Truyện tranh giáo dục đạo đức, truyện cổ tích, truyện kể về những nhân vật lịch sử, tác phẩm văn học thiếu nhi, sách nâng cao… Thư viện tỉnh bố trí phòng đọc rộng rãi, thoáng mát, trang bị hệ thống đèn chiếu sáng, quạt điện, bàn ghế sạch sẽ, ngăn nắp… phục vụ bạn đọc.
Trong phòng đọc của Thư viện huyện Tiên Lữ một chiều hè, chỉ có tiếng lật mở sách nhẹ nhàng. Nguyễn Khánh Linh, học sinh lớp 8, Trường THCS Đức Thắng, một độc giả thường xuyên của thư viện cho biết: “Nghỉ hè em rất thích đến thư viện để đọc sách. Ở đây có rất nhiều loại sách khoa học cũng như các loại truyện tranh rất hay, rất bổ ích; không gian thư viện yên tĩnh, mát mẻ”.
Chị Trần Thị Lũy, cán bộ Thư viện cho biết: Từ đầu hè đến nay, lượng bạn đọc trẻ, chủ yếu là các em học sinh đến Thư viện huyện Tiên Lữ khá đông, trung bình mỗi ngày đón khoảng 20 – 25 bạn đọc đến đọc, mượn, trả sách. Để thu hút đông đảo bạn đọc trẻ đến sử dụng và khai thác một cách hiệu quả vốn tài liệu hiện có, năm nay Thư viện đã bổ sung thêm rất nhiều loại sách phù hợp với từng lứa tuổi của các em…

Thư viện huyện Tiên Lữ hiện có hơn 7.000 đầu sách các loại. Mỗi khi tiếp nhận sách mới, thư viện đều thông báo, giới thiệu cho bạn đọc biết để tìm đọc. Ngoài việc phục vụ mượn, đọc tại chỗ, thư viện còn tổ chức, hướng dẫn xây dựng và điều tiết hoạt động mạng lưới thư viện ở các thôn, các trường học; phối hợp xây dựng 5 tủ sách cơ sở để phục vụ bạn đọc…
Ngày hè, bên cạnh lựa chọn cho con em tham gia các lớp học kỹ năng sống, năng khiếu, nhiều bậc phụ huynh thường xuyên đưa con đến thư viện đọc sách và coi đây là nơi gửi gắm con, nhất là trong những ngày hè. Bởi họ rất yên tâm vì con có chỗ giải trí an toàn, lành mạnh, bổ ích, tránh xa những trò chơi vô bổ, nguy hiểm, các tệ nạn xã hội…
Chị Nguyễn Thị Hương có con đang hợp lớp 5 Trường Tiểu học Thị trấn Vương cho biết: “Vợ chồng tôi đều làm công nhân nên luôn bận rộn, thiếu thời gian để quản lý con em mình. Vì vậy khi biết con mình đến thư viện để đọc, mượn sách tôi rất yên tâm. Ngoài việc tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho các con, thì việc làm bạn với sách cũng đã giúp các con tích lũy kiến thức, hình thành văn hóa đọc”.
Thư viện không đơn thuần là một sân chơi bổ ích, lành mạnh cho trẻ em trong dịp hè, mà còn giúp trẻ em được tiếp cận với thế giới tri thức, được thỏa mãn niềm đam mê đọc sách. Ở đó, các em được khám phá những câu chuyện kỳ thú, tìm hiểu và khám phá thế giới muôn màu thông qua những trang sách hay…

Veröffentlicht 7. Juli 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Ausbruch der Afrikanischen Schweinepest in der Provinz Hung Yen (DTLCP-Infektion – Xung quanh chuyện DTLCP ở Hưng Yên: Nhiều người nghi ngờ ‚khéo từ cám mà ra‘?   Leave a comment

Xung quanh chuyện DTLCP ở Hưng Yên: Nhiều người nghi ngờkhéo từ cám mà ra?

Những ngày qua, tại các ổ dịch của tỉnh Hưng Yên, người dân vẫn đang hết sức băn khoăn về nguồn gốc lây nhiễm virus DTLCP. Hàng loạt lý do được họ đặt giả thiết do chim trời, do vận chuyển nội tạng qua địa bàn, có người lại nghi ngờkhéo từ cám mà ra!
06/03/2019 https://nongnghiep.vn/xung-quanh-chuyen-dtlcp-o-hung-yen-nhieu-nguoi-nghi-ngo-kheo-tu-cam-ma-ra-post237817.html
Nghi do cámđểu
Để hiểu rõ hơn những nghi ngờ của người dân, PV NNVN đã về lại những ổ dịch tại tỉnh Hưng Yên để tìm hiểu. Hai điểm xuất hiện DTLCP đầu tiên của tỉnh Hưng Yên là tại hộ gia đình anh Dương Văn Vũ, thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên và Lê Xuân Tình xã Yên Hòa, huyện Yên Mỹ. Dịch được Cục thú y (Bộ NN-PTNT) công bố vào chiều 19/2.
Tại điểm thứ nhất, gia đình anh Vũ cho biết, khoảng giữa tháng 1/2019, trên đàn lợn 33 con bỗng dưng có hai con bị ốm, bỏ ăn bất thường, có hiện tượng xuất huyết qua đường hậu môn. Nghi ngờ do chất lượng cám, gia đình đã điện báo Cty cung cấp cám. Sau đó, cán bộ kỹ thuật của Cty về kiểm tra, sử dụng một số loại thuốc điều trị nhưng lợn không khỏi bệnh.
Gia đình báo chính quyền địa phương để xử lý. Cơ quan chuyên ngành thú y đã về lấy mẫu phân tích. Tới ngày 1/2, phân tích cho kết quả dương tính với virus DTLCP. Tiếp đến, ngày 17/2, trang trại thứ hai đang nuôi 59 con lợn thịt của gia đình anh Vũ có 3 con lợn phát bệnh với biểu hiện tương tự. Sau khi kiểm tra, tỉnh Hưng Yên đã tiến hành tiêu huỷ toàn bộ số lợn kể trên.
Anh Vũ cho biết, gia đình mới đầu hệ thống chuồng trại khép kín, bể biogas để nuôi lợn chừng hơn một năm nay. Trong khi đó, theo ông Cao Đăng Trường, cán bộ thú y xã Trung Nghĩa thì, nguồn lây nhiễm dịch bệnh tại địa phương vẫn là một câu hỏi chưa lời đáp. Trang trại của gia đình anh Vũ là khép kín từ nuôi lợn bố mẹ, lợn con và xuất bán lợn thịt, không nhập lợn từ nơi khác về nuôi nên càng khó xác định nguyên nhân.
Theo tìm hiểu, lượng TĂCN gia đình anh Vũ sử dụng chủ yếu là một thương hiệu nổi tiếng từ Mỹ, có nhà máy sản xuất, cung ứng tại Việt Nam. Tại miền Bắc, thương hiệu này có một nhà máy sản xuất hiện đại ở Hà Nam.
Tiếp đến ổ dịch thứ 2 tại nhà anh Lê Xuân Tình, theo tìm hiểu, trước khi dịch bệnh xảy ra, gia đình anh cũng sử dụng loại cám công nghiệp tương tự trại lợn của anh Dương Văn Vũ. Điều đặc biệt hơn, ngoài nuôi lợn thịt, gia đình anh Tình nổi tiếng khu vực huyện Yên Mỹ với nghề lấy và thụ tinh lợn. Theo một số hộ chăn nuôi tại địa phương, gần như 100% lợn nái đều được phối giống từ đàn lợn đực của anh Tình. Chính vì vậy, nhiều người dân đang cho rằng, bên cạnh việc lây nhiễm tự nhiên, khả năng rất cao là do truyền qua tinh dịch của lợn đực. Bởi theo họ, thống kê cho thấy, lợn nhiễm dịch vừa qua chủ yếu là lợn nái và phải tiêu huỷ cả đàn lợn con theo mẹ.
Thức ăn chăn nuôi (TĂCN)

Khả năng do cám rất thấp!
Anh Lê Văn Hiến, thôn Khoá Nhu 2, xã Yên Hoà, chủ hộ nuôi lợn đồng thời là đại lý TĂCN cũng vừa phải tiêu huỷ cả đàn lợn thịt vì nhiễm dịch. Theo anh Hiến, không riêng nhà anh, mà cả xã, thậm chí nhiều nơi cũng tìm đến nhà anh Tình để lấy tinh lợn. Nói về nghi ngờ dịch bệnh xuất phát từ TĂCN, anh Hiến cho rằng, khả năng xảy ra rất thấp. Vì khi chế biến các loại bột xương làm cám phải trải qua nhiều công đoạn sấy, hấp ở nhiệt độ cao nên virus khó có thể tồn tại. Cũng theo anh Hiến, tại xã Yên Hoà, có khoảng 4 – 5 đại lý giới thiệu cung ứng cho hàng chục hãng cám khác nhau. Chính vì vậy, việc khẳng định một hãng TĂCN nào có mối liên hệ trực tiếp với nguồn gốc phát tán virus là rất khó và thiếu căn cứ.
Nói về điều này, ông Lê Văn Duyệt, Chủ tịch UBND xã Yên Hoà cho hay, đúng là thời gian qua cũng có nhiều giả thiết được người dân đặt ra về nguồn gốc dịch bệnh. “Có thể là từ nguồn nước, rồi thì không khí, mà không khéo từ cám mà ra cũng nên. Có thể khâu chế biến không có vấn đề gì, nhưng còn bao bì, con người, xe cộ vận chuyển cám đi khắp nơi thì ai kiểm soát được”, ông Duyệt chia sẻ.
Để thêm phần xác thực, chúng tôi đã trao đổi với PGS.TS Lê Văn Phan, Bộ môn sinh vật – truyền nhiễm (Học viện Nông nghiệp VN) về vấn đề này. PGS.TS Lê Văn Phan cho biết, giới khoa học chưa có bất kỳ một nghiên cứu hay báo cáo nào về vấn đề này. Trên thực tế, đa phần các doanh nghiệp vẫn nhập khẩu nguyên liệu từ nhiều nước để chế biến. Tuy nhiên, để ra thành phẩm phải trải qua nhiều bước với nhiệt độ cao. Vì vậy, khả năng sống sót và lây nhiễm của virus DTLCP qua đường TĂCN là rất thấp.
Ở khía cạnh khác, theo PGS.TS Lê Văn Phan, các phương tiện vận chuyển mua cám, thuốc… ra vào các trại có dịch, vùng dịch không được kiểm soát và mang mầm bệnh thông qua phân, nước tiểu bám vào phương tiện cũng sẽ “giúp” dịch bệnh lây lan rất xa và nhanh dù virus không lây lan qua đường không khí.
Ngoài ra, việc thụ tinh cho lợn cũng là một yếu tố cần xem xét. Nếu như một con lợn đực nhiễm virus, có thể lây nhiễm ra hàng loạt đàn lợn nái khác.
Hà Nội diễn tập ứng phó khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi https://nongnghiep.vn/tags/dich-ta-lon-chau-phi-31020.html
07/03/2019 https://nongnghiep.vn/ha-noi-dien-tap-ung-pho-khan-cap-dich-ta-lon-chau-phi-post237930.html


Đủ năng lực giám sát, phát hiện dịch tả lợn Châu Phi
Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y) khẳng định, hệ thống các phòng xét nghiệm của ngành Thú y đủ năng lực đáp ứng nhu cầu phân tích mẫu nhằm giám sát, phát hiện và điều tra các ổ dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP).
22/02/2019 http://nhanong.com.vn/du-nang-luc-giam-sat-phat-hien-dich-ta-lon-chau-phi-mid-4-5-0-27207.html
Theo ông Long, lợn bị bệnh DTLCP có biểu hiện các triệu chứng không khác biệt so với bệnh dịch tả lợn cổ điển. Do đó, việc chẩn đoán DTLCP khó có thể xác định và phân biệt được bằng các triệu chứng lâm sàng, mà cần lấy mẫu gửi phòng thí nghiệm để xét nghiệm mới có thể phát hiện chính xác virus DTLCP.

Như vậy để giám sát dịch do DTLCP gây ra, thời gian tới, chúng ta sẽ phải tiến hành một lượng rất khổng lồ các mẫu xét nghiệm. Xin ông cho biết năng lực của hệ thống phòng xét nghiệm của nước ta hiện nay có đủ năng lực để đáp ứng cho yêu cầu này?
Hiện nay, với 8 phòng thí nghiệm của Cục Thú y sử dụng quy trình xét nghiệm bằng phương pháp PCR truyền thống, Real-time PCR theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), cũng như giải trình tự gien của virus DTLCP, chúng ta hoàn toàn bảo đảm năng lực cho việc chẩn đoán, xét nghiệm chính xác được bệnh DTLCP. Các phòng thí nghiệm có thể xét nghiệm hàng nghìn mẫu, đáp ứng yêu cầu chủ động giám sát phát hiện bệnh, điều tra ổ dịch để tổ chức phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả.
Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp PCR truyền thống, Real-time PCR có thể có được trong vòng 3-5 giờ kể từ lúc nhận được mẫu bảo đảm chất lượng. Hiện Cục Thú y đã có văn bản báo cáo Bộ NN-PTNT chỉ đạo tăng cường năng lực chẩn đoán xét nghiệm, đồng thời cũng đã tham mưu cho Bộ ký Thư gửi cho Tổ chức FAO đề nghị hỗ trợ về kỹ thuật, nhất là kỹ thuật chẩn đoán xét nghiệm, nuôi cấy phân lập virus, giải trình tự gien virus với số lượng lớn.

Ông có thể đưa ra cảnh báo về các địa phương, khu vực đang có nguy cơ cao nhất lây lan DTLCP?
Chúng tôi cảnh báo cao độ nguy cơ lây lan dịch ở các địa phương sau: Các địa phương đã và đang có một vài ổ dịch; các địa phương xung quanh liền kề với vùng đang có dịch; các địa phương giáp biên giới; các địa phương có tổng đàn lợn với số lượng lớn; các địa phương có nhiều khách du lịch và có phương tiện vận chuyển đến từ các nước đang có bệnh DTLCP.
Chúng tôi khuyến cáo, trong công tác phòng chống DTLCP cần phải có sự hợp tác chặt chẽ, tự giác của người chăn nuôi với tinh thần chủ động phòng bệnh là chính, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Cục Thú y. Người chăn nuôi có lợn bệnh, lợn nghi bị bệnh cần tự giác báo cho chính quyền, cơ quan thú y để có biện pháp xử lý; không bán chạy, không giết mổ, không vận chuyển, không tiêu thụ lợn và các sản phẩm lợn bệnh, nghi bị bệnh; vứt xác lợn chết ra môi trường làm lây lan… Tinh thần chung của phòng chống dịch là vừa phòng, chống được dịch bệnh, vừa bảo đảm bảo vệ, phát triển SX, tránh để người dân, người chăn nuôi hoang mang, bán chạy lợn bệnh; tránh để người tiêu dùng quay lưng với các sản phẩm thịt lợn…

Hiện nay, đã có nghiên cứu nào ở quốc tế cũng như tại Việt Nam về vacxin phòng chống bệnh DTLCP chưa? Triển vọng về vacxin phòng bệnh DTLCP thế nào?
Trên thế giới đã và đang có nhiều các tổ chức nghiên cứu vacxin phòng bệnh DTLCP, nhưng đến nay vẫn chưa nghiên cứu và SX thành công vacxin phòng bệnh. Hiện tại, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo liên hệ với các tổ chức quốc tế có liên quan và các nước đề nghị hỗ trợ, phối hợp trong công tác phòng, chống bệnh DTLCP. Theo đó, Bộ NN-PTNT đã có văn bản gửi Tổ chức FAO hỗ trợ; Cục Thú y cũng đã làm việc với FAO và phối hợp với các tổ chức quốc tế để có hỗ trợ về chẩn đoán xét nghiệm, cung cấp trang thiết bị, nguyên vật liệu xét nghiệm, chuyên gia kỹ thuật, đào tạo, tập huấn, tổ chức hội nghị, hội thảo, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm…. Đồng thời, đang phối hợp xây dựng dự án hỗ trợ khẩn cấp phòng, chống bệnh DTLCP.
Xin cảm ơn ông!

Bị dịch tả lợn châu Phi tỷ lệ vật nuôi chết là 100%
Đó là thông tin được nêu ra trong Hội nghị trực tuyến phòng chống dịch tả lợn châu Phi do Thủ tướng Chính phủ chủ trì vào sáng 4/3.
04/03/2019 https://baonghean.vn/bi-dich-ta-lon-chau-phi-ty-le-vat-nuoi-chet-la-100-235628.html
Bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) là bệnh nguy hiểm do vi rút gây ra, lại chưa có vắc xin nên khi bệnh xảy ra tổn hại hết sức nghiêm trọng.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện nay đã có 20 nước báo cáo có DTLCP, riêng Trung Quốc có 110 ổ dịch tại 28 tỉnh và nước này đã hủy 1 triệu con lợn. Tại Liên bang Nga cũng đã có 1.000 ổ dịch xuất hiện tại 46 vùng của nước này, làm tổng cộng hơn 800.000 lợn chết. Virus dịch tả lợn châu Phi https://vi.wikipedia.org/wiki/Virus_d%E1%BB%8Bch_t%E1%BA%A3_l%E1%BB%A3n_ch%C3%A2u_Phi

Ở Việt Nam hiện đã có 7 tỉnh, 14 huyệnDTLCPHưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương. Đến nay chưa có ổ dịch nào qua 30 ngày theo Quy định số 4527/QĐ-BNN-TY ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh DTLCP.
Theo thông tin chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, DTLCP chỉ gây bệnh ở lợn rừng và lợn nuôi, không gây bệnh cho các loài động vật khác, không lây sang người; bệnh lây lan nhanh và có khả năng gây chết lợn 100%.
Hiện Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1194/CĐ -TTg về tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh DTLCP xâm nhập vào Việt Nam, Chỉ thị về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh DTLCP. Các địa phương khi có dịch phải báo cáo ngay cho Bộ Nông nghiệp và PTNT, dừng ngay việc vận chuyển và xử lý ngay lợn và sản phẩm bị dịch.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải trực tiếp chỉ đạo tập trung các nguồn lực của địa phương để tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới. Thành lập Ban chỉ đạo, phòng chống dịch bệnh động vật, đoàn công tác các cấp và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên để tổ chức phòng, chống dịch bệnh.
Tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có DTLCP nhập cảnh vào Việt Nam, tuyên truyền để người dân không tham gia vào các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ lợn và sản phẩm lợn qua biên giới…
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến, người chăn nuôi phải thực hiện 5 không trong phòng chống dịch tả lợn: Không dấu dịch, không buôn bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết, không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết, vứt lợn chết ra môi trường, không sử dụng thức ăn thừa cho lợn.
Tại Nghệ An, hiện chưa có dịch tả lợn châu Phi, UBND tỉnh đã ban hành công điện, chỉ thị, các quyết định về thành lập chốt kiểm dịch và tổ công tác lưu động liên ngành kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật phòng chống DTLCP.


Đề nghị nâng mức hỗ trợ lợn bị dịch tả châu Phi ngang giá thị trường
Trước tình trạng dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ lan rộng, cả hệ thống đang nỗ lực triển khai các giải pháp ứng phó, không để dịch lan rộng. Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị tăng mức hỗ trợ lợn bị tiêu hủy do nhiễm dịch tả lợn châu Phi bằng giá bán thị trường.
02/03/2019 https://baonghean.vn/de-nghi-nang-muc-ho-tro-lon-bi-dich-ta-chau-phi-ngang-gia-thi-truong-235460.html
Tiêu hủy 1 triệu con lợn, sẽ mất 150 triệu USD
Nhiều ý kiến cho rằng, cần tăng mức hỗ trợ đền bù tiêu hủy lợn bệnh để ngăn chặn tình trạng “bán tháo” làm nguy cơ bùng nổ dịch trên diện rộng.
Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai – ông Nguyễn Trí Công nhấn mạnh: Mức hỗ trợ lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi theo quy định hiện nay tối đa chỉ 38.000 đồng/kg. Đây là mức hỗ trợ đúng quy định nhưng không sát thực tế, không còn phù hợp trong tình hình dịch bệnh tả lợn châu Phi đã bắt đầu đến hồi “nóng”.
Một phép tính cho thấy, khi dịch bệnh không được khống chế sớm, nếu có 1 triệu con lợn phải bị tiêu hủy, tính chung trọng lượng khoảng 100kg/con, với mức hỗ trợ 38.000 đồng/kg, 1 triệu con lợn sẽ phải chi tới 150 triệu USD để hỗ trợ người chăn nuôi. Đây là một số tiền rất lớn”- ông Nguyễn Trí Công nói.
Tuy nhiên, hiện nay dọc quốc lộ, mỗi ngày có hàng trăm xe chở lợn từ Bắc vào Nam bởi giá lợn ở miền Bắc đang cao hơn giá lợn tại các tỉnh phía Nam từ 10.00 -15.000 đồng/kg.
Theo Khánh VũBáo Lao động

Hà Nội diễn tập ứng phó khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi 07.03.2019 veröffentlicht Báo Nông nghiệp Việt Nam

Hà Nội diễn tập ứng phó khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi https://nongnghiep.vn/tags/dich-ta-lon-chau-phi-31781.html
07/03/2019 15:03 https://nongnghiep.vn/ha-noi-dien-tap-ung-pho-khan-cap-dich-ta-lon-chau-phi-post237930.html
07/03/2019 15:42 https://vietnambiz.vn/ha-noi-dien-tap-ung-pho-khan-cap-dich-ta-lon-chau-phi-20190307154239965.htm
07/03/2019 14:31 https://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/ha-noi-dien-tap-phong-chong-dich-ta-lon-chau-phi-20190307143006699.htm
07/03/2019 21:29 https://vnexpress.net/thoi-su/ha-noi-dien-tap-ung-pho-dich-ta-lon-chau-phi-3891212.html

Hà Nội diễn tập phòng chống dịch tả lợn Châu Phi I VTC16 08.03.2019 veröffentlicht

Dùng vôi để ngăn dịch tả lợn Châu Phi I VTC16 08.03.2019 veröffentlicht
Theo các chuyên gia thú y, vôi là một trong những chất được dùng để ngăn cản, tiêu diệt virus tả lợn Châu Phi hiệu quả nhất. Tuy vậy, việc sử dụng vôi cũng phải đúng cách, nếu không sẽ không có nhiều hiệu quả.

Khiếp sợ cận cảnh lò thu mua thịt lợn dịch bệnh, lợn chết ở Hưng Yên | An toàn sống | ANTV 01.03.2019 veröffentlicht

 

Veröffentlicht 8. März 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Zwei alte Brunnen in Hung Yen, die über 1.200 Jahre alt sind und niemals austrocken – Chuyện chưa từng kể về hai giếng cổ hơn 1.200 năm tuổi ở Hưng Yên   Leave a comment

Chuyện chưa từng kể về hai giếng cổ hơn 1.200 năm tuổi ở Hưng Yên

Người dân thôn Tam Kỳ (làng Xuân Cầu 20°57′16.2″N 105°59′32.2″E) truyền tai nhau những câu chuyện kỳ lạ xung quanh hai chiếc giếng cổ hơn 1.200 năm tuổi có nguồn nước trong xanh, không bao giờ cạn.
29/07/2018 http://danviet.vn/tin-tuc/chuyen-chua-tung-ke-ve-hai-gieng-co-hon-1200-nam-tuoi-o-hung-yen-899206.html
Câu chuyện về hai chiếc giếng cổ tồn tại cả ngàn năm ở thôn Tam Kỳ, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên khiến ai nghe cũng tò mò, ngỡ ngàng. Trong những ngày cuối tháng 7/2018, chúng tôi có dịp về thôn Tam Kỳ “ mục sở thị” hai chiếc giếng cổ này.

Hai giếng cổ có niên đại hơn 1.200 năm
Đường vào thôn Tam Lỳ được trải bê tổng phằng lỳ hai bên đường là hàng cây xanh xòa tàn rợp bóng mát. Ngay đầu làng là chiếc cổng làng mang đâm nét cổ kính, rêu phong. Nhìn sang phải thấy một chiếc giếng cổ có đường kính khoảng 1m.
Ông Vũ Như Lân, bí thư thôn Tam Kỳ cho biết, đây cũng chính là chiếc giếng cổ mới được dân làng Tam Kỳ khôi phục lại cách đây vài năm. Mở nắp đậy, ông Lân giới thiệu về chiếc giếng cổ có nguồn nước xanh trong, in đậm màu trời:
Chiếc giếng cổ này có đường kính 1m, độ sâu gần 14m. Những viên gạch làm thành giếng là loại “gạch thất”, từng vòng xếp so le nhau. Miệng giếng có 3 tầng đá xanh với những khối đá tròn xếp lên nhau”.
Ông Lân cho biết thêm, gạch làm thành giếng có chiều dày 7cm, chiều ngang 17cm và dài là 27cm. Còn các khối đá tròn có chiều cao là 17cm, đáy 27cm.
Cách chiếc giếng cổ này khoảng 200m là một chiếc giếng cổ thứ 2. Chiếc giếng cổ này nằm trong khuôn viên của một gia đình trong thôn Tam Kỳ. Đến nay, gia đình này vẫn sử dụng nguồn nước trong giếng để sinh hoạt hàng ngày.
Chiếc giếng cổ thứ hai có đường kính 1m, chiều sâu hơn 10m. Những viên gạch làm thành giếng là loại “gạch thất”m từng vòng xếp so le nhau. Còn thành giếng là loại đá xanh nguyên phiến nhẵn bóng.
2 chiếc giếng cổ trong thôn Tam Kỳ được ví như là hai mắt thần và được coi là linh khí của thôn Tam Kỳ. Bởi vậy, mà người dân trong thôn rất trân trọng giữ gìn và bảo vệ giếng cổ. Trải qua thời gian, hai chiếc giếng cổ vẫn còn gần như nguyên vẹn”, ông Lân chia sẻ.
Ông Lê Đức Dân, chủ tịch UBND xã Nghĩa Trụ cho hay, hai chiếc giếng cổ tại thôn Tam Kỳ cũng là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà lịch sử nổi tiếng, trong đó có nhà sử học Lê Văn Lan. Qua nhiều lần khảo sát, đánh giá, và dựa trên cách xây dựng, các di tích, ông Lan xác định niên đại của hai chiếc giếng cổ này có niên đại khoảng hơn 1.200 năm.
….
Nước giếng cổ trong vắt, không bao giờ cạn
Ông Nguyễn Quang Huy (SN 1962), Trưởng thôn Tam Kỳ kể rằng, trước kia, hai giếng cổ này là nguồn nước sạch của cả thôn. Mùa mưa, mạch đầy, nước dâng cao tới gần miệng giếng nên có thể dùng gáo múc được. Mùa khô, nước xuống thấp hơn, nhưng chỉ xuống thấp chứ không bao giờ cạn.
Tôi nghe các cụ kể lại rằng, vào mùa khô ao trong làng gần như cạn nước nhưng riêng hai chiếc giếng nước này nước vẫn trong vắt, không hề cạn nước. Đặc biệt, nguồn nước ở giếng cổ này sạch, không ô nhiễm nên dân nào trong thôn cũng dùng nước này để ăn uống, tắm rửa”, ông Huy nói.
The lời ông Huy, các cụ trong thôn Tam Kỳ còn truyền tai nhau những câu chuyện kỳ lạ xung quanh hai chiếc giếng cổ này. Người ta kể rằng, vào trưa mùa hè, có người phụ nữ đi làm đồng bị cảm nắng, được dân làng dìu đến bên giếng, rửa mặt bằng nước giếng và múc nước giếng cho uống. Sau đó, người phụ nữ này dần mở mắt tỉnh lại.
Ông Huy cho hay, từ năm 1980 trở về đây, nhiều người dân bắt đầu sử dụng nước giếng khoan để dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Cũng kể từ đó, mọi người không sử dụng nước ở chiếc giếng cổ gần cổng làng để ăn uống như xưa, nhưng người thôn tam Kỳ vẫn luôn quý trọng giếng như bao vật.
Năm 2012, dân làng Tam Kỳ người góp đất, người góp công, người góp tiền tôn tạo một phần nhỏ của chiếc giếng cạnh cổng làng nhằm bảo tồn giá trị văn hóa cổ xưa hàng ngàn năm tuổi. Bắt đầu từ tháng sáu âm lịch năm 2017, dân làng Tam Kỳ đã khôi phục lại lễ rước nước, cầu m ưa. Khi ấy, các cụ cao niên trong làng sẽ khăn áo chỉnh tề, trai tráng thì vác kiệu, vác lọng, bê chén ra trước giếng, xin thần giếng cho nước thiêng về thờ tại Quán Dố, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt”, ông Huy chia sẻ.


Chuyện kỳ lạ về hai giếng cổ nghìn năm không cạn nước ở Hưng Yên
Tại làng Xuân Cầu (Xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, Hưng Yên) hiện còn tồn tại hai chiếc giếng cổ có lịch sử hàng nghìn năm…
02/08/2018 https://dantri.com.vn/doi-song/chuyen-ky-la-ve-hai-gieng-co-nghin-nam-khong-can-nuoc-o-hung-yen-2018080209463172.htm
giếng Cổng Đồng -&- giếng Đình Ba


Nằm cách Hà Nội không xa, làng Xuân Cầu (xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, Hưng Yên) vẫn còn lưu giữ được nét cổ kính của những công trình kiến trúc cổ được xây dựng từ những thế kỷ trước. Trong đó đặc biệt phải kể đến hai chiếc giếng cổ là giếng Cổng Đồng và giếng Đình Ba, có niên đại hàng nghìn năm, mới được người dân nơi đây khôi phục. Đây được xem là hai giếng cổ độc đáo, hiếm có ở Việt Nam.
Theo những bậc bô lão trong làng Xuân Cầu, cả hai giếng đều được làm bằng đá xanh, nước trong mát quanh năm. Vị trí đặt giếng được người xưa coi như “mắt rồng” nơi tập trung linh khí của cả làng. Trong đó, giếng cổ Cổng Đồng được nhà sử học Lê Văn Lan về thăm và xác định niên đại khoảng 1.200 năm, có từ thời nhà Đường (thời Bắc thuộc). Trong khi đó giếng Đình Ba cũng có lịch sử trên 1.300 năm.
Cả hai chiếc giếng đã trường tồn và chứng kiến những thăng trầm, biến đổi của dân làng. Hiện nay, tại vị trí đặt chiếc giếng Cổng Đồng, người dân xây dựng tường bao, phía trên xây một ban thờ nhỏ và có một tấm bảng giới thiệu lịch sử của chiếc giếng.
Trong khi đó, giếng Đình Ba nằm trong khuôn viên của một gia đình trong làng và cũng được xây tường bao, bảo vệ cẩn thận. Vào những ngày rằm, lễ Tết đặc biệt là ngày hội của làng, người dân trong thôn lại sắm sửa lễ vật dâng lên “thần giếng” với một sự tôn kính đặc biệt.
Ông Nguyễn Quang Huy (SN 1962, trưởng thôn Tam Kỳ) cho biết, vào những năm 1970 của thế kỷ trước, hai chiếc giếng cổ là nguồn cung cấp nước chính cho toàn bộ dân làng. Không ai biết,\ giếng sâu đến đâu nhưng nước trong vắt, ngọt mát quanh năm. Vào mùa mưa, dù mưa to đến đâu mực nước vẫn không dâng cao quá, hoặc khi gặp trời hạn dù kéo dài đến đâu thì mực nước vẫn không suy giảm. Không chỉ có người dân trong làng Xuân Cầu mà nhiều người dân vùng lân cận cũng thích đến đây lấy nước về ăn.
Cho đến nay, xung quanh hai chiếc giếng cổ này vẫn có những câu chuyện, giai thoại ly kỳ. Chuyện kể rằng, trước đây, có người hành khất đi đến làng, bị cảm nắng ngất xỉu, bà con trong vùng thấy vậy bèn múc nước giếng cổ cho uống. Điều lạ là, sau khi uống nước người này dần tỉnh dậy, khỏe mạnh như thường. Ngày trước, có những năm trời đại hạn, ao hồ nứt nẻ, ruộng đồng khô trắng nhưng nước trong giếng vẫn đầy ăm ắp.
Chính vì điều lạ này mà người dân làng vẫn truyền tai nhau bài thơ về sự độc đáo của giếng cổ: “Làng tôi ăn nước giếng khơi/ Xây toàn bằng đá nước thời trong veo/ Ba thôn không có người nghèo/ Có muốn lịch sử thì theo anh về”. Nơi đây cũng được biết đến là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, quê hương của những nhân vật nổi tiếng như: liệt sỹ Tô Hiệu – Tô Chấn, Lê Văn Lương hay của họa sỹ Tô Ngọc Vân, nhà văn Nguyễn Công Hoan…
Ông Huy cho hay, không biết có phải nhờ ăn giếng nước cổ hay không nhưng người dân trong làng luôn tin rằng, thứ nước ngọt mát, trong vắt quanh năm giúp họ có sức khỏe, mùa màng bội thu, công việc xuôi chiều mát mái. Hiện tại, cả hai giếng nước đều không được dùng cho sinh hoạt hàng ngày mà chỉ được mở vào những dịp đặc biệt. Tuy không sử dụng, nhưng nước trong hai giếng vẫn chảy đầy ăm ắp, nước trong vắt cả bốn mùa.
Hai chiếc giếng cổ từng bị vùi lấp vào khoảng những năm 1980 do quá trình đô thị hóa. Năm 2013, dân làng Xuân Cầu đã quyết định góp tiền, khôi phục lại. Cả hai chiếc giếng đều giữ được tang giếng cổ. Trong đó, miệng giếng có 3 tầng đá xanh, không phải đá thường mà những khối đá tròn xếp lên nhau. Thành giếng cũng là phiến đá cổ nguyên phiến, vẫn in hằn những vết tích kéo gầu từ thời xưa như một minh chứng lịch sử lâu đời.


Đất và người xứ Nhãn 25/04/2017 http://baohungyen.vn/dat-va-nguoi-xu-nhan/201704/ngo-ngang-gieng-ngoc-nghin-nam-734343/
Ngỡ ngàng giếng ngọc nghìn năm
Ai về Đồng Tỉnh, Huê Cầu / Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm

Câu ca dao nói về làng Xuân Cầu xưa của xã Nghĩa Trụ (Văn Giang), nay đã thành 3 thôn: Tam Kỳ, Phúc ThọLê Cao.
Theo thời gian, vật đổi, sao dời, nghề bán thuốc lào, nghề nhuộm vải ở Xuân Cầu đã mai một, những cô hàng xén cũng thưa vắng, đánh rơi mất nụ cười răng đen vào những ngày xưa cũ…
Nhưng về Xuân Cầu hôm nay, vẫn sẽ gặp cổng làng sừng sững, cổ kính, rêu phong mà ấm áp nghĩa tình, vẫn được đi trên con đường gạch rộng thênh thênh, nhẵn bóng bước người qua. Và nhất là ngay nơi đầu làng đây, giếng ngọc của làng vẫn văn vắt xanh trong, in màu của trời, của mây, của những tầng đá xanh bao quanh thành giếng.

Giải mã bí ẩn giếng ngọc 1.200 tuổi tại Hưng Yên
Người dân thôn Tam Kỳ, xã Nghĩa Trụ (Văn Giang – Hưng Yên) cho rằng, sử dụng nước giếng ngọc hơn 1.200 tuổi khiến ai cũng khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, con gái tóc mượt dài và đen như gỗ mun.
Theo VTC 14/05/2017 http://kenh14.vn/giai-ma-bi-an-gieng-ngoc-1200-tuoi-tai-hung-yen-20170514091715258.chn

Veröffentlicht 29. August 2018 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Die jungen Milliardären im Blumendorf Xuan Quan – Những cánh đồng tiền tỷ ở Văn Giang, Hưng Yên   Leave a comment

Những cánh đồng tiền tỷ ở Văn Giang, Hưng Yên

Xã Phụng Công (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên 20°57′21.3″N 105°54′59.5″E) được biết đến là nơi người dân có thu nhập cao nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
15/08/2018 https://vov.vn/kinh-te/nhung-canh-dong-tien-ty-o-van-giang-hung-yen-799665.vov
Xã Phụng Công (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) được biết đến là nơi người dân có thu nhập cao nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Gia đình ông Lý Văn Thỉnh (ở thôn Khúc) là một trong những hộ đầu tiên chuyển đổi cây trồng, với 5 sào ruộng sang trồng hoa. Ông Thỉnh cho biết, từ khi trồng hoa, hiệu quả kinh tế tăng hàng chục lần so với trồng ngô. Mỗi năm, gia đình ông thu lãi hơn 1 tỷ đồng, tạo việc làm cho 7 lao động thường xuyên và gần 20 lao động thời vụ.
Phần lớn diện tích trồng hoa hồng, còn lại trồng hoa mùa vụ như mai, mẫu đơn, lan… Sau khi chuyển đổi thành công, gia đình còn thuê gần 2ha đất bãi để trồng cây thế, cây bóng mát, với những loại cây được ưa chuộng hiện nay như: bàng Đài Loan, đề, phượng, ban Tây Bắc, muồng Hoàng Yến… cung cấp cho các khu đô thị trên địa bàn và các tỉnh thành khác”, ông Thỉnh nói.

Ông Đỗ Văn Dũng-Chủ tịch UBND xã Phụng Công (huyện Văn Giang) cho biết: “Trước đây, khu đất bãi của xã chủ yếu trồng ngô, giá trị kinh tế chỉ đạt 45 triệu đồng/ha/năm. Từ năm 2012 đến nay, xã khuyến khích nông dân chuyển đổi thành vùng trồng hoa cây cảnh tập trung. Cả xã có 1.700 hộ dân thì có tới 1.200 hộ làm nghề trồng hoa, cây cảnh với diện tích gần 100ha, giá trị kinh tế đạt 550 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập của người dân trong xã trung bình đạt trên 60 triệu đồng/người/năm, thậm chí có những hộ trồng hoa công nghệ cao thu nhập 1,5-2 tỷ đồng/năm”.
Từ chủ trương khuyến khích hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung để góp phần xây dựng nông thôn mới của UBND huyện Văn Giang, nhiều vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đã hình thành.

Cũng trồng hoa, cây cảnh như xã Phụng Công, người dân xã Xuân Quan lại tìm được hướng đi riêng, chú trọng vào các loại hoa hiếm như, hoa hồng cổ và những giống hoa mới nhập ngoại, cho giá trị kinh tế khoảng 70 triệu đồng/ha/năm; gần 900 hộ trồng hoa có thu nhập trung bình mỗi năm đạt từ 300 triệu đồng trở lên, nhiều hộ thu nhập từ 2-4 tỷ đồng/năm.
Anh Nguyễn Văn Tuyên, ở thôn 1, xã Xuân Quan, một trong những tỷ phú trẻ của làng hoa này cho biết, nhờ có chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên diện tích đất nông nghiệp, anh đã thành công trong nghề trồng hoa với 2 mẫu trồng hoa hồng cổ và những giống hoa mới nhập ngoại. Anh từng bán những cây hồng cổ có tới gần 1.000 bông hoa, trị giá hàng trăm triệu đồng. Mỗi năm lợi nhuận anh thu về hàng tỷ đồng từ việc trồng hoa, cây cảnh.

Ông Nguyễn Quốc Chương, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Văn Giang cho biết, những năm gần đây, thu nhập của người dân tăng cao, từ 23 triệu đồng/người năm 2011, nay tăng lên gần 60 triệu đồng/người là nhờ sự nỗ lực, nhạy bén của người dân và chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế của UBND huyện.
Trong đó có việc huy động sự hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng của chủ đầu tư dự án khu đô thị trên địa bàn để xây hạ tầng nông thôn, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho nông dân sau khi đất nông nghiệp bị thu hẹp để triển khai dự án.
Trong 19 tiêu chí về xây dựng NTM, tiêu chí thứ 10, thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 phải đạt từ 50.000.000 triệu đồng trở lên mỗi năm là vấn đề khó thực hiện nhất.

Ông Chu Quốc Hiệu, Chủ tịch UBND huyện Văn Giang cho biết: “Người dân trong huyện giờ không muốn đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài nữa vì ngay tại địa phương còn phải thuê người làm từ những địa phương khác. Người có vốn thì thuê đất nông nghiệp để trồng hoa, cây cảnh. Người ít vốn thì mở dịch vụ kinh doanh chậu, giá thể, lưới, nhà kính, hệ thống tưới nước phục vụ làng hoa. Thu nhập bình quân của một lao động từ hơn 200.000-500.000 đồng/người/ngày”.


Những tỷ phú trẻ ở làng hoa mới Xuân Quan
Từ một địa phương trồng lúa, rau màu, giờ đây làng hoa trẻ Xuân Quan ( Văn Giang, Hưng Yên) đã phát triển gần 200 ha trồng hoa với nhiều tỷ phú trẻ.
28/07/2018 https://vov.vn/kinh-te/nhung-ty-phu-tre-o-lang-hoa-moi-xuan-quan-793065.vov
20/08/2018 https://vov.vn/kinh-te/ngam-vuon-hoa-hong-ngoai-cua-ty-phu-tre-tren-dat-hung-yen-801917.vov
Chỉ hơn 10 năm kể từ khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ trồng lúa, hoa màu sang trồng hoa, cây cảnh, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã trở thành một “làng hoa trẻ” được nhiều người biết đến.
Xuân Quan đi sau nhưng sáng tạo, đón đầu xu hướng mới nên làng hoa này đang phát triển mạnh hơn cả nhiều làng hoa truyền thống. Cánh đồng bạt ngàn, ngập tràn màu sắc của những loại hoa, cây cảnh được yêu thích nhất hiện nay là thành quả của những người dám nghĩ, dám làm ở vùng quê này.
Là người đầu tiên ở Xuân Quan đi khắp cả nước để tìm mua những cây hồng cổ về chăm sóc, chiết, ghép (nhân giống) rồi bán cho những gia đình có biệt thự, chỉ sau 10 năm, anh Nguyễn Văn Tuyên, ở thôn 1 đã trở thành một trong những tỷ phú trẻ nhất của làng hoa này. Anh từng bán những cây hồng cổ có tới gần 1.000 bông hoa, trị giá hàng trăm triệu đồng.
Anh Tuyên kể, năm 2003, vợ chồng anh phải chở những chậu hoa, cây cảnh đi bán lẻ tại chợ Bưởi hoặc trên phố Hoàng Hoa Thám (Hà Nội). Ngày đó, phải đi từ sáng tinh mơ, có hôm xe hỏng, dắt bộ mấy tiếng đồng hồ mới thấy cửa hàng sửa xe mở cửa. Nhưng giờ đây anh, lái buôn đến tận nhà anh mua cây. Gia đình anh đã xây biệt thự và sắm được 3 chiếc xe ô tô.
Anh Tuyên chia sẻ, tất cả là nhờ vào 2 mẫu trồng hoa hồng cổ và những giống hoa mới nhập ngoại: “Một lần tôi lên Sapa, thấy có những cây hồng cổ nên đã tìm hiểu về loại hoa hồng Pháp có bông to, cây khỏe này. Tôi thu mua, gom về để trồng và nhân giống, rồi lên mạng tìm hiểu về những giống hoa mới của Thái Lan và Vương Quốc Anh. Sau đó tôi sang Thái Lan, Trung Quốc để tìm mua và nhân giống. Hiện nay cây hoa của nhà tôi xuất bán đi khắp các địa phương trên cả nước”.

Cũng có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm từ nghề trồng hoa, gia đình anh Phan Huy Hoàng, ở thôn 7 đã tìm ra hướng đi mới. Xuất phát từ thực tế người dân làng hoa phải nhập giống cây từ nước ngoài về, anh đã đem những kiến thức học 4 năm ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam để nghiên cứu nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm.
Hai năm qua, phòng thí nghiệm được đầu tư hơn 2 tỷ đồng của gia đình anh đã cung cấp hàng chục vạn cây giống cho người dân làng hoa với giá rẻ và được bảo hành. Anh Phan Huy Hoàng cho biết, đang lên kế hoạch cung cấp giống cây cho nhiều làng hoa khác và xây dựng thương hiệu để có thể xuất khẩu:
Làng hoa Xuân Quan nhập khá nhiều giống từ Đà Lạt. Xuất phát từ nhu cầu đó của bà con và với sự đam mê, tôi đã mở phòng nuôi cấy mô phục vụ cây giống cho bà con. Thời gian tới, tôi tiếp tục mở rộng phòng nuôi cấy mô và nhân giống nhiều loại cây hoa cao cấp, nhất là những loại hoa mà người dân không tự nhân giống được”.

Tỷ phú ở làng hoa trẻ Xuân Quan còn phải kể đến anh Nguyễn Ngọc Hàm, Nguyễn Ngọc Tuyến ở thôn 1, anh Nguyễn Văn Thơm ở thôn 3, anh Nguyễn Minh Đức ở thôn 4. Từ câu lạc bộ trồng hoa thành lập năm 2006 với hơn 10 người, được chính quyền xã và chủ đầu tư Khu Đô thị Thương mại- Du lịch Văn Giang trên địa bàn hỗ trợ tập huấn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay xã Xuân Quan đã có Hợp tác xã trồng hoa với 36 thành viên trong số gần 900 hộ làm nghề.
Đây là những hộ đi đầu trong phong trào phát triển nông nghiệp công nghệ cao với tiêu chí “thế giới có công nghệ gì để trồng hoa thì Xuân Quan cũng có”. Năm ngoái trung bình mỗi hộ xã viên trồng hoa thu lãi thấp nhất là hơn 300 triệu đồng, hộ cao nhất là từ 2-4 tỉ đồng, tạo hàng trăm công ăn việc làm ổn định cho người dân quanh vùng.

Ông Lê Quý Đôn, Chủ tịch UBND xã Xuân Quan cho biết:“Năm 2004 khi triển khai các dự án Khu Đô thị Thương mại-Du lịch Văn Giang và đường giao thông liên tỉnh Hà Nội-Hưng Yên, chúng tôi và bà con rất băn khoăn vì với nông dân, tư liệu quan trọng để sản xuất là đất, nay lại bị thu hồi nhiều để phục vụ dự án. Sau khi bàn giao đất thực hiện dự án, được chủ dự án hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, người dân đã dùng tiền được hỗ trợ đền bù đất, đi học hỏi tại các làng hoa khác rồi áp dụng tại địa phương, đầu tư hệ thống nhà lưới nhà vòm kiên cố hơn, hiện đại hơn các làng hoa Mê Linh, Tây Tựu… Xuân Quan cũng trồng nhiều chủng loại hoa hơn các làng khác như hoa trang trí nội thất, hoa thảm, hoa ban công, hoa sân vườn… cho thu nhập trung bình từ 50-70 triệu đồng/năm”.
Từ một địa phương chủ yếu trồng lúa, rau màu thu nhập bấp bênh, giờ đây làng hoa trẻ Xuân Quan đang vươn lên mạnh mẽ với gần 200 ha trồng hoa.
Không giống như một số làng quê đang bị nghèo hóa và có tỷ lệ thất nghiệp cao sau khi tiêu hết tiền đền bù dự án, làng hoa trẻ Xuân Quan luôn nhộn nhịp không khí lao động. Dịp cao điểm, làng hoa thu hút hàng nghìn lượt khách đến mua sắm, thưởng hoa. Những tỷ phú ở đây đang ấp ủ phát triển mô hình du lịch làng nghề với những thung lũng hoa bất tận và những dịch vụ giải trí mới nhất để làng hoa phát triển mạnh mẽ hơn.


Die jungen Milliardären im Blumendorf Xuan Quan
Mehr als zehn Jahren sind vorbei, seitdem die Einwohner im Dorf Xuan Quan des Kreises Van Giang der nordvietnamesischen Provinz Hung Yen damit begonnen haben, Blumen und Zierpflanzen, anstatt Reis und Gemüse wie früher, anzubauen.
Xuan Quan ist jetzt als ein junges Blumendorf bekannt. Die großen Blumenfelder sind Erfolge der fleißigen und kreativen Bauern in diesem ländlichen Gebiet.
22. August 2018 http://vovworld.vn/de-DE/vietnam-auf-dem-lande/die-jungen-milliardaren-im-blumendorf-xuan-quan-672668.vov
Nguyen Van Tuyen ist die erste Person in Xuan Quan, die im ganzen Land gereist war, um alten Rosenstämme zu kaufen. Tuyen hat anschließend diese Rosenart transplantiert und sie an die reichen Familien verkauft. Jetzt, nach zehn Jahren, ist Tuyen einer der jüngsten Milliardären dieses Blumendorfes.
Tuyen erzählt, dass er eine schwierige Zeit erlebt habe. 2003 mussten seine Frau und er Blumen und Zierpflanzen im Einzelhandel auf der Straße Hoang Hoa Tham oder auf dem Markt Buoi in Hanoi verkaufen. Damals mussten sie oft am frühen Morgen aufstehen und kehrten erst am späten Nachmittag nach Hause zurück.
Nun kommen die Großhändler direkt zum Tuyens Haus, um Zierpflanzen zu kaufen. Seine Familie besitze derzeit ein Villen und drei Autos. Alles sei dem Anbau von alten Rosen und von importierten Blumensorten zu verdanken, sagt Nguyen Van Tuyen:
Einmal habe ich die Stadt Sapa besucht und dort wunderschöne alte Rosen gesehen. Ich habe mich über diese Rosenart informiert und entschieden, sie zu pflanzen. Ich habe anschließen per Internet über die neuen Blumensorten von Thailand und Großbritannien erfahren. Ich war nach Thailand und China gereist, um diese zu kaufen. Meine Blumen werden jetzt im ganzen Land verkauft.”

Jedes Jahr kann die Familie von Phan Huy Hoang hunderttausende US-Dollar vom Blumenanbau verdienen. Hoang persönlich hat die vietnamesische Landwirtschaftsakademie absolviert. Er hat umgerechnet 100.000 US-Dollar ausgegeben, um ein Labor für die pflanzliche Gewebekultur zu errichten. Seit mehr als zwei Jahren hat er den Dorfeinwohnern hunderttausende Sämlinge versorgt.
Er plane, die Sämlinge auch an die anderen Blumendörfer zu verkaufen und eine eigene Marke für den Export zu schaffen, so Hoang:
Das Blumendorf Xuan Quan importiert Sämlinge überwiegend aus Da Lat. Abgeleitet von Bedürfnissen der Dorfbewohner habe sich ein Labor für die pflanzliche Gewebekultur gebaut. In der kommenden Zeit werde ich viele Luxusblumensorten transplantieren, die derzeit sehr gefragt sind.

2006 wurde der Klub für Blumeanbau in Xuan Quan mit mehr als zehn Mitgliedern gegründet. Der Klub hat jetzt in einer Genossenschaft mit 36 Mitgliedern umgewandelt. Diese sind Pioniere in der Entwicklung der High-Tech-Landwirtschaft.
Im vergangenen Jahr konnte jede Familie in Xuan Quan, die sich mit dem Blumenanbau beschäftigt, einen Gewinn von mindestens 15.000 US-Dollar machen. Einige haben sogar 100.000 bis 200.000 US-Dollar Gewinn gemacht. Hunderte Menschen im Gebiet haben stabile Arbeitsplätze, berichtet Le Quy Don, Vorsitzender des Volkskomitees der Gemeinde Xuan Quan:
2004 wurden eine große Bodenfläche in Xuan Quan wegen eines Immobilienprojektes enteignet. Der Bauherr hat die Dorfbewohner finanziell unterstützt, um einen anderen Job zu finden. Mit dem Entschädigungsgeld haben die Bauer in den modernen Infrastruktureinrichtungen für den Blumenanbau investiert. Im Vergleich zu traditionellen Blumendörfern wie Me Linh, Tay Tuu sind die Blumensorten in Xuan Quan vielfältiger.”

Es gibt derzeit in Xuan Quan fast 200 Hektar Blumen. Zu Hauptsaison besuchen das Dorf tausende Touristen.
Die jungen Milliardären im Dorf planen, große Täle von Blumen sowie Unterhaltungsdienstleistungen zu entwickeln, um damit die Entwicklung des Blumendorfes stärker zu fördern.

Thời sự – Hưng Yên: Tết sớm ở làng hoa Xuân Quan – TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘI VIỆT NAM 10.01.2017 veröffentlicht
Thời gian này, người dân các xã Xuân Quan, Phụng Công… huyện Văn Giang, tỉnh Hưng yên đang tất bật với việc chăm sóc, buôn bán, vận chuyển hoa cảnh nhằm phục vụ nhu cầu chơi Tết của người dân Thủ đô và các tỉnh thành lân cận.

Xuân Quan – Làng hoa cây cảnh tỷ phú – Tin Tức VTV24 30.06.2018 veröffentlicht
Đến Xuân Quan, Hưng Yên bạn sẽ thấy rằng, hoa lá không chỉ làm đẹp cho đời mà còn làm khởi sắc cả một miền quê.

 

Veröffentlicht 25. August 2018 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Derzeit leben in der Provinz Hung Yen über 800 Menschen mit HIV – Hiện nay, tỉnh Hưng Yên có trên 800 người nhiễm HIV   Leave a comment

Triển khai công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm năm 2018

Ngày 8.12, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2018. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hưng Yên có ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo một số ban, sở, ngành, đoàn thể của tỉnh.
08/12/2017 http://baohungyen.vn/xa-hoi/201712/trien-khai-cong-tac-phong-chong-aids-va-phong-chong-te-nan-ma-tuy-mai-dam-nam-2018-770866/
Năm 2017, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở nước ta được kiềm chế nhưng vẫn diễn biến phức tạp. Toàn quốc có trên 222,5 nghìn người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý; phát hiện trên 9,8 nghìn trường hợp nhiễm HIV mới. Công tác phòng, chống cai nghiện ma túy được đẩy mạnh. Cả nước có 294 cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. 63/63 tỉnh, thành phố triển khai điều trị ARV. Năm 2017, có trên 5 nghìn lượt người bán dâm được hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe, cung cấp các dịch vụ về phòng, chống lây nhiễm HIV, tư vấn trợ giúp pháp lý, giáo dục dạy nghề, vay vốn sản xuất, kinh doanh…

Năm 2018, ngành Y tế tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động chuyên môn trong dự phòng, can thiệp giảm tác hại và truyền thông thay đổi hành vi, giảm kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; tập trung xét nghiệm, tư vấn, phát hiện mới người nhiễm HIV; mở rộng, nâng cao chất lượng công tác điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở điều trị ARV… Ngành Công an đẩy mạnh tấn công, triệt phá địa bàn trọng điểm về ma túy. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đẩy nhanh việc chuyển đổi mô hình các cơ sở điều trị người nghiện ma túy từ bắt buộc sang tự nguyện, đa chức năng…

Hiện nay, tỉnh Hưng Yên có trên 800 người nhiễm HIV. Tỷ lệ nhiễm HIV mới trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể làm gia tăng trong thời gian tới. Hoạt động tội phạm về ma túy tiềm ẩn diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến nay, lực lượng công an đã đẩy mạnh công tác nắm tình hình, nắm chắc địa bàn, xác định các tụ điểm phức tạp về ma túy, mại dâm trên địa bàn tỉnh để xác lập chuyên án đấu tranh. Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục toàn dân phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm được các đơn vị, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền. Công tác tổ chức quản lý và cai nghiện ma túy tại cơ sở có nhiều đổi mới.

Phát biểu tại điểm cầu tỉnh Hưng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Duy Hưng yêu cầu: Các cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả công tác điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nghiện sử dụng Methadone; lực lượng Công an tăng cường đấu tranh, triệt phá các tụ điểm về ma túy, mại dâm; ngành Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về ma túy, mại dâm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm với nhiều hình thức thích hợp, phong phú; các đơn vị, địa phương tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm…


Làm tốt hơn nữa công tác phòng, chống HIV/AIDS và ma tuý, mại dâm
08/12/2017 http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Trien-khai-cong-tac-phong-chong-HIVAIDS-va-ma-tuy-mai-dam-nam-2018/324093.vgp
http://baochinhphu.vn/Tags/HIV.vgp
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan Trung ương, địa phương đã vào cuộc quyết liệt, phối hợp đồng bộ hơn trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm.
Sáng 8/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm đã chủ trì hội nghị của Uỷ ban trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố cả nước.
Theo báo cáo của thường trực Ủy ban, ước tính đến hết năm 2017, cả nước phát hiện mới khoảng 9.800 trường hợp nhiễm HIV, 1.800 người nhiễm HIV tử vong. So với năm 2016, giảm 1,1% số người nhiễm mới, giảm 15% số người tử vong. Số người nhiễm HIV còn sống là trên 208.000 người. Hiện hay có khoảng 122.000 người nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV và sẽ đạt 124.000 người vào cuối năm 2017.

Trong công tác can thiệp, giảm tác hại, hiện 53 tỉnh, thành phố đã tiếp cận, phân phát bơm kim tiêm sạch cho 126.000 người nghiện ma túy, phát bao cao su miễn phí cho trên 120.000 người thuộc nhóm nguy cơ cao.

..

.

Veröffentlicht 10. Dezember 2017 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Der Literaturtempel Xich Dang – Hưng Yên – Văn miếu Xích Đằng   Leave a comment

Văn miếu Xích Đằng

Nằm giáp con sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, thuộc thành phố Hưng Yên, văn miếu Xích Đằng hay còn gọi là văn miếu Hưng Yên, là một di tích quan trọng trong quần thể cụm di tích Phố Hiến. Văn miếu được xây dựng vào năm 1832, trải qua gần 400 năm tồn tại và ghi danh 161 vị đỗ đại khoa của trấn Sơn Nam thượng, văn miếu đã trở thành một biểu tượng về truyền thống hiếu học của người dân mảnh đất “Nhất kinh kì, nhì Phố Hiến”.
06/06/2014 https://mytour.vn/location/2006-van-mieu-xich-dang.html
http://hungyentourism.com.vn/
Dù nằm trong khu dân cư, nhưng đi ngay trên cầu Yên Lệnh, thuộc quốc lộ 38 nối Hà Nam với Hưng Yên có thể quan sát được văn miếu Xích Đằng từ hai cây gạo đã có hàng trăm năm tuổi được trồng trước cổng.
Nằm trên đường dẫn vào còn có tượng hai con nghê đá lớn được tạc từ thế kỷ XVIII. Tam quan hay còn gọi là cổng nghi môn là một trong những công trình còn giữ được những nét kiến trúc độc đáo trong các văn miếu còn lại ở Việt Nam. Được dựng theo lối kiến trúc chồng diêm, hai tầng tám mái có lầu gác. Hai bên Tam quan có hai bục loa, dùng để xướng danh sĩ tử và thông báo những quy định trong các kỳ thi hương.
Thay vì lầu trống như ở các văn miếu Quốc tử giám, văn miếu Mao Điền, ở văn miếu Xích Đằng lầu trống được thay vào bằng lầu chuông. Tiếng chuông và tiếng khánh vang lên chính là lúc báo hiệu giờ thi đã bắt đầu và kết thúc, đồng thời nó cũng là tiếng cầu thỉnh tỏ lòng biết ơn, tri ân với những bậc hiền nho trong mỗi dịp lễ hội.
Hai chiếc chuông và khánh của văn miếu cũng là những di vật cổ được đúc và tạo dựng từ thế kỷ XVIII. Phía trong cổng có sân rộng, ở giữa sân là đường thập đạo, hai bên sân có lầu chuông và lầu khánh cùng 2 dãy tả vu, hữu vu. Hai dãy này hiện nay được dùng để trưng bày các hình ảnh và hiện vật liên quan đến giáo dục của tỉnh Hưng Yên.
thôn Xích Đằng, Phường Lam Sơn, Thành phố Hưng Yên, Hưng Yên 20°39′43.4″N 106°02′56.4″E
Văn miếu Xích Đằng https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_mi%E1%BA%BFu_X%C3%ADch_%C4%90%E1%BA%B1ng
http://www.hannom.org.vn/default.asp?CatID=563


Văn miếu Xích Đằng – biểu tượng tinh thần hiếu học của người Hưng Yên
13/09/2016 https://baomoi.com/van-mieu-xich-dang-bieu-tuong-tinh-than-hieu-hoc-cua-nguoi-hung-yen/c/20318509.epi
Nằm trong quần thể di tích Phố Hiến, Văn miếu Xích Đằng được khởi dựng từ cuối thời Lê ( Thế kỷ XVII – khoảng năm 1701), là biểu tượng cho nền văn hiến và tinh thần hiếu học có truyền thống lâu đời của người Hưng Yên.
Văn miếu Xích Đằng được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 20 (năm 1839) trên nền móng ngôi chùa cổ Nguyệt Đường. Tương truyền, chùa có 36 nóc do Hương Hải Thiền Sư khởi dựng năm 1701. Xét về quy mô, giá trị kiến trúc và các di vật còn lưu giữ được đây là một trong sáu Văn miếu còn tồn tại cho đến ngày nay trên cả nước.

Hai dãy Tả vu và Hữu vu trước dành cho các quan viên tạo soạn, chuẩn bị trang phục trước khi vào lễ thánh. Nay là phòng trưng bày, giới thiệu những hình ảnh tài liệu về nền giáo dục Hưng yên xưa và nay.
Hiện vật quý giá nhất trong Văn miếu còn được lưu giữ đến ngày nay là 9 tấm bia đá ghi danh 161 vị đại khoa trong tổng số 228 vị khoa bảng của tỉnh, từ thời Trần đến thời Nguyễn thuộc trấn Sơn Nam xưa (tỉnh Hưng Yên có 138 vị, Thái Bình có 23 vị). 8 tấm bia dựng năm Đồng Khánh thứ ba (1888), 1 tấm dựng năm Bảo Đại thứ 18 (1943).

Ngày nay, Văn miếu Xích Đằng trở thành trung tâm giáo dục thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo”. Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, các ngày mồng 4 và mồng 5 tháng giêng nơi đây lại diễn ra các hoạt động văn hóa như: tế lễ, dâng hương, triển lãm thư pháp, hát ca trù, cho chữ thánh hiền…. Văn miếu Xích Đằng là biểu tượng cho tinh thần hiếu học của tỉnh Hưng Yên, là một trong những điểm văn hóa du lịch tâm linh thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách khi đến với Phố Hiến – Hưng Yên.
.
Hưng Yên: Dòng người nô nức đến xin chữ đầu năm tại Văn Miếu Xích Đằng
02/02/2017 https://laodong.vn/xa-hoi/hung-yen-dong-nguoi-no-nuc-den-xin-chu-dau-nam-tai-van-mieu-xich-dang-634639.bld
Ngày 4, 5 Tết Đinh Dậu, tại Văn Miếu Xích Đằng – biểu tượng của truyền thống hiếu học Hưng Yên, Ban quản lý di tích tỉnh phối hợp với thành phố Hưng Yên tổ chức lễ dâng hương, khai mạc triển lãm thư pháp, hát ca trù, cho chữ đầu xuân và vinh danh học sinh giỏi thành phố năm học 2015 – 2016.


Trong khuôn viên Văn Miếu có gần 50 bức thư pháp. Tham gia triển lãm thư pháp và cho chữ đầu xuân năm nay là các thư pháp gia của Hội Hán Nôm huyện Văn Lâm, câu lạc bộ Hán Nôm thành phố Hưng Yên và huyện Yên Mỹ. Những nét chữ khỏe khoắn uy nghiêm hay những đường cong uốn lượn như phượng múa đều thấm đượm từng hơi thở mùa xuân trên đất Hưng Yên. “Đầu xuân xin chữ cầu may” ở Văn Miếu Xích Đằng được đông đảo các bậc phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm hơn cả. Đây chính là nét đẹp đã được gìn giữ lâu đời của của truyền thống hiếu học, trọng chữ nghĩa những người con xứ nhãn. Dù ai đi ngược về xuôi, món quà tinh thần biểu tượng cho bao khát vọng đầu xuân cũng vẫn luôn là điều không thể thiếu.

Cho chữ đầu năm và vinh danh những học sinh giỏi của tỉnh là hoạt động được tổ chức thường niên mỗi khi Tết đến xuân về nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của vùng đất xứ nhãn lồng. Ngay từ sáng sớm, khuôn viên Văn Miếu Xích Đằng Hưng Yên đã chật kín người dân thập phương và các bạn học sinh trên địa bàn tỉnh đến dâng hương và xin chữ đầu xuân cầu mong một năm nhiều sức khỏe, trí tuệ hanh thông và công việc làm ăn xuôi chèo mát mái.

Tại đây, những ngày đầu xuân Đinh Dậu còn có các tiết mục ca trù và hát văn đặc sắc biểu diễn về Khổng Tử, Chu Văn An…và các bậc tiền nhân lỗi lạc. Triển lãm thư pháp, cho chữ đầu xuân và hát ca trù mỗi độ Tết đến xuân về tại Văn Miếu Xích Đằng Hưng Yên là những nét đẹp văn hóa làm sống lại nét nhân văn trong văn hóa Việt đã bị phai nhạt một thời. Được biết hoạt động cho chữ đầu xuân sẽ được tổ chức trong 2 ngày mồng 4, mồng 5 Tết còn triển lãm thư pháp sẽ kéo dài đến mồng 10.
.

Besuch im Literaturtempel Xich Dang
8. Dezember 2017 http://vovworld.vn/de-DE/vietnam-entdecken/besuch-im-literaturtempel-xich-dang-601499.vov
http://vovworld.vn/vi-VN/viet-nam-dat-nuoc-con-nguoi/van-mieu-xich-dang-ngay-tro-lai-601759.vov
Der Literaturtempel Xich Dang wurde im Jahr 1832 gebaut. Er befindet sich im Dorf Xich Dang der Gemeinde Lam Son in der nordvietnamesischen Stadt Hung Yen. In der Zeit der feudalistischen Dynastien fanden hier Prüfungen statt, um Talente für das Land zu finden.
Der Tempel ist einer der sechs Literaturtempel in Vietnam, die bislang bewahrt werden.
Văn miếu https://vi.wikipedia.org/wiki/Văn_miếu / https://vi.wikipedia.org/wiki/Thể_loại:Văn_miếu_tại_Việt_Nam
Er ist auch einer der zwei ältesten Literaturtempel des Landes. Der andere ist der Literaturtempel Quoc Tu Giam in Hanoi.
Durch einem breiten Hof erreichen die Besucherinnen den inneren Raum des Tempels. Hier werden Konfuzius und Lehrer Chu Van An, der erste Leiter des Literaturtempels Quoc Tu Giam, verehrt. Reiseführerin Lien stellt die Steintafeln vor, die hier aufgestellt wurden:

Es gibt acht Steintafeln, die im Jahr 1888 in der Zeit des Königs Dong Khanh gebaut wurden. Der restliche Tafel wurde im Jahr 1943 errichtet. Darauf sind die Namen, der Alter, die Heimat sowie die Position von 168 der insgesamt 228 Doktoren der Provinz Hung Yen aufgeschrieben worden. In der feudalistischen Zeit gab es landesweit 2898 Doktoren. Fast zehn Prozent davon kamen aus Hung Yen. Die Provinz Hung Yen stand in dieser Epoche im ganzen Land an der 4. Stelle, was die Anzahl von Doktoren anging.”

Hung Yen điểm đến hấp dẫn của du khách 27.02.2017 veröffentlicht

 

Veröffentlicht 10. Dezember 2017 von anhyeuem66 in Allgemein, Tempel Chua

Getaggt mit , , , , ,

Art der traditionelle Fanggeräte erhalten – Nghề đan đó ở Thủ Sỹ   Leave a comment

Nghề đan đó ở Thủ Sỹ – HOÀNG HÀ

Những chiếc đó gắn với nhà nông tưởng như đã mất hẳn trong đời sống của người dân Đồng bằng Bắc Bộ lại được làng nghề xã Thủ Sỹ (huyện Tiên LữHưng Yên20°38′58.5″N 106°06′01.4″E) bảo tồn với nghề đan loại ngư cụ truyền thống này.
LAO ĐỘNG CUỐI TUẦN – Số 51 từ 16.12 – 18.12.2016 https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tin-tuc/nghe-dan-do-o-thu-sy-88247.html
Xã Thủ Sỹ có khoảng 500 người dân làm nghề đan đó, trong đó có hai thôn Tất Viên và Nội Lăng có nghề làm đó lâu đời nhất.
Tuy là nghề phụ, sản xuất lúc nông nhàn, nhưng lại là nguồn thu nhập chính cho dân làng Thủ Sỹ.
Người dân nơi đây lấy số lượng làm lãi nên giá bán rất rẻ, một chiếc rọ từ 15 – 25 nghìn đồng, chiếc đó từ 35 – 40 nghìn đồng.

Nghề đan đó đem lại khoảng 50% thu nhập cho nhân dân xã Thủ Sỹ.
Theo ông Lương Sơn Bạc (thôn Tất Viên) thì nguyên liệu để làm những chiếc đó đan phải là tre hoặc nứa già.
Đó ở Thủ Sỹ có hình bầu dục, đuôi nhọn, miệng nhỏ tròn, nắp miệng là chiếc hom.
Dễ nhất là đan hom miệng đó, khó nhất là cạp, vành miệng và đan kết thúc.
Sản phẩm đó Thủ Sỹ được đem đi tiêu thụ ở các vùng chiêm trũng các huyện Tiên Lữ, Ân Thi, Phù Cừ của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng… để người nông dân đi đồng đặt bắt cua, cá, lươn…

– Một chiếc đó hoặc rọ ở đây có giá rất rẻ bởi người dân lấy công làm lãi.
– Ðôi bàn tay khéo léo.
– Nguyên liệu để làm những chiếc đó đan phải là tre hoặc nứa già.
– Người già cũng tham gia vào quá trình sản xuất. Là nghề phụ nhưng đan đó mang lại 50% thu nhập cho người dân Thủ Sỹ.

Veröffentlicht 20. Januar 2017 von anhyeuem66 in Allgemein, Tourismus

Getaggt mit , , , , ,