Archiv für das Schlagwort ‘sturm

Es wird prognostiziert das es im Jahr 2024 11 bis 13 Stürme und tropische Tiefdruckgebiete geben wird – Dự báo sẽ xuất hiện 11 – 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trong năm 2024   Leave a comment

Dự báo sẽ xuất hiện 11 – 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trong năm 2024

Sáng 10/5, Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024.
10/05/2024 07:37 (GMT+7) https://baonghean.vn/du-bao-se-xuat-hien-11-13-con-bao-va-ap-thap-nhiet-doi-trong-nam-2024-post289083.html
Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có các đồng chí: Trần Lưu Quang – Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai; Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT; Đại diện các bộ, ban, ngành.
Tại điểm cầu Nghệ An có đồng chí Nguyễn Văn Đệ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ban, ngành, địa phương.

Thiệt hại trên 9.000 tỷ đồng do thiên tai
Ở nước ta, thiên tai năm 2023 xảy ra cực đoan trên các vùng miền với 1.964 trận thiên tai (21/22 loại hình), đặc biệt là mưa lớn gây sạt lở đất, lũ quét, lũ, ngập lụt trên diện rộng.
Thiên tai đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân, các sự cố tai nạn trên biển, sập đổ công trình, sự cố hóa chất, tràn dầu, hỏa hoạn, cháy nổ xảy ra nhiều hơn với mức độ nghiêm trọng so với năm trước. Thiệt hại về kinh tế do sự cố, thiên tai ước tính 9.324 tỷ đồng
Một số trận thiên tai lớn như trong năm 2023 như: Đợt mưa lớn từ ngày 02-08/8 xảy ra tại khu vực miền núi Bắc Bộ đã làm 16 người chết, mất tích, thiệt hại về cơ sở, vật chất trên 969 tỷ đồng; Mưa lớn gây sạt lở đất tại nhiều điểm trên khu vực Tây Nguyên; Đợt mưa lớn từ 24-29/9 do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới tại 6 tỉnh miền Trung và 13 tỉnh Bắc Bộ đã gây ngập lụt tại các khu vực trũng thấp, nghiêm trọng nhất tại tỉnh Nghệ An (thời điểm lớn nhất 2.337 nhà bị ngập). Mưa lũ, sạt lở đã làm 21 người chết, mất tích, bị thương (chết: 10; bị thương:11).
Từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11, khu vực miền Trung đã xảy ra 3 đợt mưa lớn, lũ, ngập lụt diện rộng làm 14 người chết, mất tích; Nắng nóng gay gắt và khốc liệt hơn trung bình nhiều năm, xảy ra nhiều đợt nắng nóng kỷ lục vượt giá trị lịch sử như Lạc Sơn (Hòa Bình) 43,4 độ, Hồi Xuân (Thanh Hóa) 44,1 độ, Tương Dương (Nghệ An) 44,2 độ – đây là giá trị nhiệt độ cao nhất từng được quan trắc ở Việt Nam…
Từ đầu năm 2024 đến nay, một số đợt thiên tai nghiêm trọng đã xảy ra trên cả nước như rét đậm, rét hại tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, sụt lún đất và ngập lụt do triều cường xảy ra tại đồng bằng sông Cửu Long (nghiêm trọng nhất tại khu vực Cà Mau); hạn hán khu vực Tây Nguyên; mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (mưa đá, dông lốc liên tiếp xảy ra tại 19 tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ); nắng nóng vượt lịch sử tại 110/186 trạm quan trắc trên cả nước…
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, các đồng chí lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, Ban Chỉ đạo cùng với lãnh đạo các cấp ở địa phương đã trực tiếp xuống hiện trường động viên thăm hỏi người dân bị thiệt hại, trực tiếp kiểm tra công tác khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống nhân dân. Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ 8.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 cho 43 tỉnh, thành phố để phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở; các địa phương đã ưu tiên, sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động PCTT với tổng kinh phí trên 3.070 tỷ đồng.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, năm 2023 là một năm thiên tai diễn biến phức tạp, mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới, tuy nhiên, đã xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, rét hại, không khí lạnh, nắng nóng, mưa lớn. Cụ thể, có 22 đợt không khí lạnh (trong đó, có 16 đợt gió mùa Đông Bắc); 3 đợt rét đậm, rét hại; 11 đợt nắng nóng, nắng nóng gay gắt; 36 trận lốc, mưa đá, sét, mưa lớn cục bộ tại nhiều xã, huyện trên địa bàn tỉnh; 1 đợt mưa lớn diện rộng trên địa bàn tỉnh. Ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 667 tỷ đồng.

Nâng cao chất lượng dự báo thiên tai
Phát biểu tại hội nghị, đại diện Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết: Đầu năm 2024, toàn quốc đã ghi nhận nhiệt độ nắng nóng kỷ lục tại các địa phương với số ngày nắng tăng cao. Dự kiến từ nay đến cuối năm, sẽ tiếp tục có các đợt nắng kéo dài với cường độ mạnh hơn, gây khô hạn diện rộng. Đối với bão và áp thấp nhiệt đới dự kiến sẽ có từ 11 – 13 cơn, trong đó có khoảng 5 -7 cơn ảnh hưởng đến đất liền. Lũ lụt dự kiến sẽ xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11… Do đó, các ban ngành, địa phương cần chủ động lên các phương án phòng chống thiên tai từ sớm để giảm thiểu thiệt hại.
Bà Pauline Tamesis – Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết: Hiện nay, biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn thế giới, các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai dễ xảy ra và gây thiệt hại lớn. Việt Nam là một trong những quốc gia thường chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai. Chúng tôi cam kết sẽ đồng hành với Chính phủ Việt Nam trong các giải pháp phòng chống thiên tai đồng thời sẽ phối hợp để có các hoạt động nhân đạo, hỗ trợ về lương thực, y tế… cho các địa phương, hộ gia đình bị ảnh hưởng do thiên tai.
Đại diện các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đắc Nông, Tiền Giang, Cà Mau đã trình bày các báo cáo về công tác phòng chống thiên tai của từng địa phương đồng thời kiến nghị, đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương xem xét hỗ trợ các địa phương kinh phí để tu sửa các công trình ách yếu và mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tai vì đây là điều rất quan trọng để các địa phương chủ động các giải pháp phòng chống.
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Năm 2023 là một năm đặc biệt, dù không xuất hiện các cơn bão nhưng đổi lại, nước ta phải đối phó với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan khác như xâm nhập mặn, sạt lở, lũ lụt, cháy nổ…Dù gặp nhiều khó khăn tuy nhiên các bộ, ngành, địa phương đã rất nỗ lực trong công tác phòng chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại.
Năm 2024 dự báo thời tiết vẫn còn nhiều diễn biến bất thường, đặc biệt là nắng nóng, khô hạn ở giữa năm và mưa bão, lũ lụt dự kiến sẽ xuất hiện từ nay đến hết năm. Do đó, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung kiểm tra hiện trạng các khu vực cách yếu trước mùa mưa bão; thực hiện tốt Luật Phòng thủ dân sự đảm bảo hoạt động liên tục, hiệu quả trong chỉ đạo, tham mưu ứng phó với thiên tai, sự cố.
Bên cạnh đó, các đơn vị, địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, thông tin với đa dạng các hình thức, đặc biệt là mạng xã hội để nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống thiên tai; kiểm tra, rà soát các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai và có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế.
Đối với Cơ quan dự báo khí tượng thuỷ văn cần nâng cao chất lượng dự báo, thông tin kịp thời để các địa phương chủ động phương án phòng chống. Người đứng đầu các địa phương phải nâng cao năng lực điều hành, chỉ đạo khi xảy ra các sự cố về thiên tai đồng thời huy động nguồn lực để đầu tư hạ tầng, khắc phục hậu quả, tranh thủ các nguồn xã hội hoá ngoài nguồn hỗ trợ từ Trung ương.
Đối với các tổ chức quốc tế, Chính phủ Việt Nam mong muốn các đơn vị tiếp tục đồng hành, trao đổi kinh nghiệm, thông tin, hỗ trợ đào tạo chuyên môn về phòng chống thiên tai. Ngoài ra có thể hỗ trợ, đầu tư cho các địa phương trên cả nước về hạ tầng phòng chống thiên tai thông qua các dự án.

Veröffentlicht 12. Mai 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Der Flughafen Noi Bai wurde geschlossen, am 18. Juli von 11 bis 20 Uhr wegen der Auswirkungen des Taifuns Nr.1 Talim – Đóng cửa sân bay Nội Bài, hàng không hủy và lùi giờ nhiều chuyến bay – Flughäfen Cat Bi (Hai Phong) und Van Don (Quang Ninh) am selben Tag vorübergehend von 9 bis 19 Uhr geschlossen   Leave a comment

Đóng cửa sân bay Nội Bài, hàng không hủy và lùi giờ nhiều chuyến bay

Tối 17/7, Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền bắc Trần Hoài Phương đã ra quyết định tạm thời đóng cửa Cảng hàng không quốc tế Nội Bài từ 11 giờ đến 20 giờ ngày 18/7 do ảnh hưởng bão số 1 (Talim).
17/07/2023 – 23:11 https://nhandan.vn/dong-cua-san-bay-noi-bai-hang-khong-huy-va-lui-gio-nhieu-chuyen-bay-post762765.html
Bên cạnh đó, các sân bay Cát Bi (Hải Phòng) và Vân Đồn (Quảng Ninh) cũng sẽ đóng cửa tạm thời từ 9 đến 19 giờ cùng ngày.
17/07/2023 – 20:51 https://nhandan.vn/dung-tiep-nhan-may-bay-tai-ba-san-bay-noi-bai-cat-bi-va-van-don-post762739.html
17/07/2023 – 19:23 https://nhandan.vn/vietnam-airlines-huy-nhieu-chuyen-bay-dendi-tu-hai-phong-do-anh-huong-cua-bao-so-1-post762734.html

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có trách nhiệm cập nhật và thông báo các nội dung trên đến các hãng hàng không, cơ quan đơn vị liên quan để phối hợp triển khai thực hiện. Phòng Quản lý cảng hàng không, sân bay (Cảng vụ hàng không miền bắc) được giao trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị theo quy định, Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền bắc Trần Hoài Phương nhấn mạnh.
Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền bắc cũng giao Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam thông báo tin tức hàng không trong nước và quốc tế phù hợp theo quy định hiện hành; chỉ đạo Công ty Quản lý bay miền bắc tổ chức điều hành bay bảo đảm tuyệt đối an toàn.
Theo quyết định đóng cửa tạm thời cảng hàng không của nhà chức trách, hãng Vietnam Airlines sẽ không khai thác tại các sân bay trên trong các khung giờ này.
Các chuyến bay nội địa đến và đi từ Hà Nội trong thời gian 11 đến 20 giờ ngày 18/7 sẽ bị hủy hoặc thay đổi giờ khởi hành để tránh thời gian tạm thời đóng cửa. Đối với sân bay Cát Bi, các chuyến bay VN1182, VN1183 giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng trong ngày 18/7 sẽ không khai thác. Trước đó, Vietnam Airlines cũng đã thông báo hủy hoặc thay đổi lịch nhiều chuyến bay đến và đi từ Hải Phòng do ảnh hưởng bão số 1.
Đối với mạng bay quốc tế, các chuyến bay khởi hành từ Hà Nội trong thời gian từ 11 đến 20 giờ ngày 18/7 sẽ thay đổi giờ cất cánh đến sau 20 giờ cùng ngày. Các chuyến bay quốc tế có kế hoạch hạ cánh tại Hà Nội trong thời gian 11 giờ đến 20 giờ ngày 18/7 cũng sẽ khởi hành chậm để bảo đảm giờ hạ cánh tại Hà Nội sau 20 giờ cùng ngày.
Cụ thể, hãng sẽ lùi giờ cất cánh từ 2 tiếng đến 10 tiếng đối với các chuyến bay quốc tế trong ngày 18/7 gồm: VN311 (Narita-Hà Nội), VN417 (Incheon-Hà Nội), VN427 (Busan-Hà Nội), VN347 (Nagoya-Hà Nội), VN331 (Osaka-Hà Nội), VN357 (Fukuoka-Hà Nội), VN513 (Bắc Kinh-Hà Nội), VN593 (Hồng Kông-Hà Nội), VN578 (Hà Nội-Đài Bắc), VN586 (Hà Nội-Cao Hùng); VN660, VN662 (Singapore-Hà Nội); VN615, VN614, VN619, VN618 (Hà Nội-Băng-cốc); VN637, VN636 (Hà Nội-Siem Reap); VN973, VN972 (Hà Nội-Mumbai); VN681, VN680 (Hà Nội-Kuala Lumpur).
Các chuyến bay quốc tế khác tạm thời giữ theo lịch khai thác ban đầu nhưng có thể được điều chỉnh theo ảnh hưởng thực tế của cơn bão. Trong những ngày tới, Vietnam Airlines sẽ tăng cường thêm chuyến bay và sử dụng tàu thân rộng để hỗ trợ hành khách bị ảnh hưởng.

STURM IM OSTMEER (Sturm Nr. 1) – IN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 1)   Leave a comment

Bão số 1 tiếp tục mạnh lên, biển động dữ dội, sóng biển cao 5-7m

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 1 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 610km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-102km/giờ), giật cấp 13.
16/07/2023 – 12:32 https://nhandan.vn/bao-so-1-tiep-tuc-manh-len-bien-dong-du-doi-song-bien-cao-5-7m-post762555.html

Veröffentlicht 16. Juli 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Bão số 9 – In den nächsten 24 bis 48 Stunden ändert der Sturm seine Richtung und bewegt sich in nordwestlicher Richtung – Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc – Experteninterpretation: „Rey“ ist der stärkste Taifun, der die Nansha-Inseln seit 1949 befällt – 专家解读:“雷伊”为1949年以来影响南沙岛礁的最强台风   Leave a comment

Bão giật trên cấp 17 hướng vào vùng biển Bình Định – Khánh Hòa

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hồi 19 giờ ngày 18/12, vị trí tâm bão cách Bình Định – Khánh Hòa khoảng 470 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (165-185 km/giờ), giật trên cấp 17.
18-12-2021, 14:28 https://nhandan.vn/moi-truong/bao-giat-tren-cap-17-huong-vao-vung-bien-binh-dinh-khanh-hoa-678825/
treb-1639834652362Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km. Đến 19 giờ ngày 19/12, vị trí tâm bão ở khoảng 14,5 độ vĩ bắc; 110,6 độ kinh đông, ngay trên vùng biển ngoài khơi Quảng Ngãi – Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165 km/giờ), giật cấp 16.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 9,5 đến 17,0 độ vĩ bắc; phía tây kinh tuyến 116,0 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km. Đến 19 giờ ngày 20/12, vị trí tâm bão ở khoảng 18,5 độ vĩ bắc; 111,2 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250 km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100 km/giờ), giật cấp 12.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): phía bắc vĩ tuyến 11,5 độ vĩ bắc; phía tây kinh tuyến 114,0 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc, mỗi giờ đi khoảng 15 km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 19 giờ ngày 21/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 20,2 độ vĩ bắc; 114,1 độ kinh đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 330 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 8.
Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng đông, mỗi giờ đi được 10-15 km, suy yếu thành một vùng áp thấp.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai ở̉ khu vực giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển phía bắc quần đảo Trường Sa): cấp 4. Ở vùng biển ven bờ từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa: cấp 3.
Cảnh báo do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh, ở khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10; ở khu vực giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 8-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 17; sóng biển cao từ 8,0-10,0m; biển động dữ dội.
Từ đêm 18/12, ở vùng biển ngoài khơi Thừa Thiên Huế – Khánh Hòa (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 7-8, từ ngày mai tăng lên cấp 9-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 14; sóng biển cao từ 6,0-8,0m; biển động dữ dội; ở vùng biển ven bờ có gió mạnh dần lên cấp 6-7, từ ngày mai tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 13; sóng biển cao từ 4,0-6,0m; biển động dữ dội.
Cảnh báo từ đêm 18 đến ngày 20/12, trên đất liền các tỉnh/thành phố Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa có gió mạnh cấp 5-6, giật cấp 7; trên đất liền các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên có gió mạnh cấp 6-7, vùng ven biển có nơi cấp 8, giật cấp 9.
Cảnh báo từ đêm 18 đến hết ngày 19/12, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa sẽ có mưa to với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-250mm/đợt, có nơi hơn 300mm/đợt. Cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông. …

专家解读:“雷伊为1949年以来影响南沙岛礁的最强台风Experteninterpretation: „Reyist der stärkste Taifun, der die Nansha-Inseln seit 1949 befällt
2021/12/18 20:57:35 http://www.news.cn/politics/2021-12/18/c_1128177483.htm
专家:中国气象局台风与海洋气象预报中心首席预报员许映龙
12月18日下午,今年第22号台风“雷伊”加强为超强台风级。
面对“雷伊”带来强风雨天气,国家防总于17日启动防汛防台风四级应急响应,中国气象局18日启动重大气象灾害(台风)四级应急响应。
常年来看,冬季影响我国的台风并不多见。“雷伊”为何如此强势?它将给我国带来哪些影响?冬季台风与夏季台风有何不同?

1949年以来影响南沙岛礁的最强台风
根据中央气象台18日18时发布的台风蓝色预警,18日17时“雷伊”中心位于海南省南沙永暑礁北偏东方向大约250公里的南海南部海面上,中心附近最大风力有16级(52米/秒),中心最低气压为935百帕。预计,“雷伊”将以每小时25~30公里的速度向西偏北方向移动,强度变化不大;19日下午将转向偏北方向移动,向海南岛东南部海面靠近。
“雷伊”风雨有多强?从预报看,18日14时至19日14时,台湾以东洋面、台湾海峡、巴士海峡、南海大部、南沙群岛、中沙群岛、西沙群岛、黄岩岛附近海域、北部湾、琼州海峡、以及海南岛东部和南部沿海、广东中东部沿海、福建沿海将有7~9级大风,其中南海南部、南沙群岛将有10~12级大风,“雷伊”中心经过的附近海面或岛屿的风力将有13~16级,阵风17级以上。南沙群岛、西沙群岛、中沙群岛及黄岩岛附近海域将有中到大雨,其中南沙群岛北部局地有暴雨或大暴雨(70~150毫米)。
在影响我国之前,“雷伊”也以超强台风姿态横扫菲律宾。进入南海后,“雷伊”中心附近最大风速又加强到52米/秒,比今年第6号台风“烟花”的最大风速42米/秒还要大。
52米/秒的风速是什么概念?许映龙告诉记者,1949年以来,以强台风级以上强度影响美济、渚碧等岛礁的台风此前共有5个,其中最大的极值风速为50米/秒。“雷伊”是1949年以来影响南沙岛礁的最强台风。
19日起向北移动的“雷伊”,会不会以这样的强度登陆海南呢?
“目前考虑“雷伊”将逐渐向海南岛东部海面靠近,登陆海南岛的可能较小。”许映龙说,在“雷伊”北上的过程中,其途径海域海表温度逐渐降低,此外在受到冷空气和较强的环境风垂直切变的共同影响,将趋于减弱,预计将于21日夜间在南海北部海面逐渐减弱消散。
但无论登陆陆地与否,台风带来的大风是不能忽视的。“由于未来两天南海大部以及西沙、中沙、南沙群岛附近海域风浪较大,需要特别关注大风和狂浪对海上作业、船舶航行、渔民安全等的影响。”许映龙提醒。

西行的台风,“意外”北上了
许映龙介绍,针对西北太平洋来说,1月到12月都有可能出现超强台风。特别在菲律宾以东海域,由于冬季海温仍然较高,在有利的大气环境条件下,常常有台风在那里生成,并快速发展。这些台风大多会向西移动,进入我国南海海域及周边国家地区。总体来看,“西行”是这些台风的常规路径。那么,“雷伊”为什么会转而向北靠近海南呢?
一般来说,台风的移动往往受副热带高压控制,往往副热带高压的位置会决定台风的移动路径。在冬季,副热带高压向南回落控制我国南海和菲律宾以东海域,台风往往沿着带状的副热带高压南侧向西移动。此外,冬季我国大陆为冷高压控制,其前缘的冷空气可以一直影响到南海北部海域,受到冷空气的压制,台风向北的路是一般不通的。
近期,则有两个因素打开了台风向北的“大门”,一个是由于冷空气南下的影响,导致副热带高压减弱东退,另一个是位于孟加拉湾附近的南支槽的向东移动。“‘雷伊’北侧此前一直为强盛稳定的带状副热带高压控制,因此一直向西移动。西行到南海之后,由于冷空气南下扩散影响到南海北部一带,导致副热带高压减弱东退,有利于台风北上。”许映龙介绍,另外位于孟加拉湾的南支槽也有一定的东移趋势,也会促使台风在南支槽槽前的西南气流影响下向北转向,二者共同给台风“推”出了一条向北的路。

“雷伊”北上,强度将明显减弱
北上的台风遇到冷空气,强度会迅速减弱。“台风往往都是暖性结构,遇到冷空气时,特别是较强冷空气侵入台风内部后,其暖性结构会迅速遭到破坏,而且在冷空气的压制之下,台风继续北上也很难。”许映龙说。因此,相比于夏季台风,冬季台风对我国的影响主要集中在南海海域海上,很少会有台风登陆我国陆地,影响范围和区域与夏季台风有明显不同。
至于“雷伊”北上后会走多远、维持多久、具体移动到哪儿减弱消散,仍存在一定的不确定性。影响因素包括冷空气侵入台风内部的程度和时间、冷空气迫使副热带高压东退的程度以及南支槽是否继续东移和东移的速度等。
“非常精细准确地判断上述因素的变化及其趋势在目前的技术条件下仍是一件十分困难的工作,这是由于上述因素受多尺度天气系统相互作用的影响,而现在人们对其具体的影响机理的认识仍然有十分有限,这也是气象预报难度和气象工作者一直努力的方向所在。”许映龙说。
对于华南沿海等地来说,尽管台风北上将会减弱,且主要影响区域集中在海上和一些南海岛礁,但19日至21日,海南、广东、广西、福建等省(自治区)沿海地区将迎来不同程度的风雨天气。“雷伊”带来的降水一定程度上将有助于上述地区旱情的缓解。(记者李一鹏)

受台风“雷伊”影响广东福建等地将有明显降水过程 2021/12/18 22:36:37 http://www.news.cn/local/2021-12/18/c_1128177651.htm
Von Taifun „Rey“ betroffen, werden Guangdong, Fujian und andere Orte einen offensichtlichen Niederschlagsprozess haben
新华社北京12月18日电 18日14时,今年第22号台风“雷伊”加强为超强台风。受其影响,广东、福建等地将有明显降水过程,或将在一定程度上缓解当地旱情。
福建省气象服务中心副主任黄志刚介绍,台风“雷伊”具有两个特点:一是风力强,这个12月份在热带洋面生成的超强台风,中心最大风力达到17级;二是路径稳定,受副热带高压气流的引导,台风稳定向偏西方向行进,穿过菲律宾之后进入我国南海,后期路径会逐渐偏北转偏东。
广东省气象台预计,19日起,台风“雷伊”将逐渐转向偏北方向移动,向西沙群岛附近海面靠近,强度减弱,并将于21日在南海西北部海面减弱消失;20日至21日,受台风“雷伊”减弱后的残余环流影响,广东省中南部有一次中到大雨、局地暴雨的降水过程。广东省气象局相关负责人介绍,当前广东正面临较为严峻的旱情,气象部门将密切监测台风“雷伊”动态,做好全省范围内人工增雨作业的准备。
记者从海南省气象局了解到,台风“雷伊”中心18日21时位于海南省三沙市(西沙永兴岛)偏南方向约560公里,中心附近最大风力16级。18日14时至19日14时,南沙群岛、西沙群岛、中沙群岛及黄岩岛附近海域将有中到大雨,其中南沙群岛北部局地有暴雨或大暴雨。
受台风“雷伊”影响,20日至21日,福建中南部地区将有一次较明显降水过程,部分有中到大雨。黄志刚表示,21日台风减弱后的残余云系将给福建带来明显降雨,但预估不会产生致灾雨量。今年以来,福建部分地区持续遭遇旱情,台风“雷伊”或将一定程度缓解旱情。
为防御台风“雷伊”带来的大风影响,广东省防汛防旱防风总指挥部办公室、广东省应急管理厅已启动防风Ⅳ级应急响应,要求做好海上船舶避风、海上作业人员避险等工作。
三沙市气象、海洋等监测部门正密切监视台风动态,并提前发布预警信息,严格执行24小时值班和信息报送制度,同时做好船舶归港、群众转移等防御工作。
福建省防汛办也已要求各级各有关部门做好防汛防台风各项工作。沿海各地区将组织做好养殖渔排、捕捞渔船防风避浪和有关人员撤离工作。(记者田建川、夏天、吴剑锋)

Veröffentlicht 18. Dezember 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Zu diesen Tagen ist der Reis auf den terrassierten Feldern in einigen Teilen des Bezirks Ky Son voll ausgereift, die Menschen gehen auf die Felder um zu ernten vor der Ankunft des Sturm Nr. 7 – Rẻo cao Nghệ An thu hoạch lúa tránh bão số 7   Leave a comment

Rẻo cao Nghệ An thu hoạch lúa tránh bão số 7

Thời điểm này, lúa trên các cung ruộng bậc thang ở một số nơi của huyện rẻo cao Kỳ Sơn đã chín rộ, bà con ra đồng thu hoạch để tránh mưa to do ảnh hưởng của cơn bão số 7.
10/10/2021 08:06 https://baonghean.vn/reo-cao-nghe-an-thu-hoach-lua-tranh-bao-so-7-295585.html
Ruộng nước theo hình thức bậc thang tại xã Na Ngoi (Kỳ Sơn) được đưa vào sản xuất từ năm 2007 và áp dụng rộng rãi từ năm 2009 với diện tích hơn 300 ha và mang lại năng suất cao. Thời điểm này, lúa tại các bản Phù Khả, Tặng Phăn, Xiềng Xí, Buộc Mú, Kèo Bắc… đã bắt đầu chín rộ.
Ảnh: Đào Thọ – 19°13′37.4″N 104°11′02.5″E

Sợ ảnh hưởng của cơn bão số 7 sẽ có mưa to trong những ngày tới, nên thời điểm này bà con người Mông hối hả ra đồng thu hoạch lúa. Theo đánh giá của người dân, năm nay do thời tiết thuận lợi nên năng suất lúa cũng cao hơn các năm trước.
Để gặt lúa, người Mông cũng dùng dụng cụ liềm. Tuy nhiên, chiếc liềm của cộng đồng này được chế tạo nhỏ gọn hơn nhưng có độ sắc bén và độ bền rất cao.

Veröffentlicht 10. Oktober 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Nach Überschwemmungen erhöht sich der Preis von grünem Gemüse um das 2-3-fache in Nghe An – Sau mưa lũ, rau xanh Nghệ An tăng giá gấp 2-3 lần – Starker Regen verursachte in vielen Abschnitten des Highway 1A tiefe Überschwemmungen – Mưa lớn gây ngập sâu nhiều đoạn trên Quốc lộ 1A   Leave a comment

Sau mưa lũ, rau xanh Nghệ An tăng giá gấp 2-3 lần

Hiện nhiều vùng chuyên canh rau trên địa bàn tỉnh chưa thể phục hồi do đợt mưa lũ vừa qua, do đó, nguồn cung rau xanh bị sụt giảm, giá cả tăng cao.
05/10/2021 15:00 https://baonghean.vn/sau-mua-lu-rau-xanh-nghe-an-tang-gia-gap-23-lan-295273.html
Trận mưa lớn gây ngập lụt lịch sử trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu vừa qua đã làm ngập úng 937 ha diện tích rau màu tại các xã trên toàn huyện, ước tính thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Tại xã Quỳnh Lương có 170 ha chuyên canh sản xuất hành hoa và các loại rau màu. Theo ông Hồ Nguyên Tuấn – Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lương thì trước đây trung bình mỗi ngày, người dân địa phương cung cấp ra thị trường các tỉnh phía Bắc và phía Nam từ 10 – 14 tấn với đa dạng các loại rau. Tuy nhiên, đợt mưa lụt lịch sử vừa qua đã xóa sổ hoàn toàn diện tích, cũng chính vì vậy nguồn rau trên địa bàn hiện đang rất khan hiếm.
Hiện trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, giá rau xanh đã tăng gấp 3 – 4 lần so với thời điểm trước ngập lụt. Cụ thể như: Hành hoa có giá bán 23 nghìn đồng/kg, cải ngọt, cải chíp 16 nghìn đồng/kg, bắp cải 8 – 9 nghìn đồng/kg, cà rốt 12 nghìn đồng/kg, dưa chuột 15 nghìn đồng/kg…

Tại huyện Diễn Châu, đợt mưa lũ cuối tháng 9 cũng đã khiến hơn 1.500 ha rau màu bị ngập úng, trong đó có đến 1.296 ha rau các loại bị thiệt hại trên 70%, không thể phục hồi, buộc người dân phải làm lứa rau mới.
Bà Hồ Thị Tâm – Chủ tịch UBND xã Diễn Thành cho biết: Mưa lụt đã khiến trên 80% diện tích rau vụ đông của địa phương bị ngập nặng (khoảng 90ha), gây thiếu hụt nguồn cung trên thị trường. Mặc dù vậy, việc khôi phục sản xuất trở lại của bà con vẫn đang gặp khó khăn do thời tiết dự báo sẽ còn mưa nhiều trong những ngày tới.
Tại xã Hưng Đông, nơi cung cấp lượng rau lớn cho địa bàn TP.Vinh cũng bị thiệt hại trên 40 ha trong đợt mưa lũ vừa qua. Bà Nguyễn Thị Mùi, xóm Vinh Xuân cho biết: „Mặc dù 3 sào rau của gia đình đã bị xóa sổ tuy nhiên hiện chúng tôi chưa dám trồng lại những loại rau vụ đông chính như cải xanh, xà lách, cúc, mùi… do từ thời điểm gieo trồng đến lúc thu hoạch sẽ mất khoảng 1 tháng, với thời tiết vào mùa mưa bão thất thường sẽ thì nguy cơ bị mất trắng sẽ còn tiếp diễn. Do đó, hiện bà con chỉ tập trung trồng rau cải xút, chỉ 1 tuần là thu hoạch, nếu gặp rủi ro cũng giảm được phần nào thiệt hại…“.
Theo khảo sát tại các chợ trên địa bàn TP.Vinh, giá rau xanh hiện cũng đang ở mức cao gấp 2 – 3 lần so với trước thời điểm ngập lụt. Anh Hồ Trọng Thương – thương lái chuyên thu mua rau chia sẻ: Hiện tại nguồn cung rau xanh trên địa bàn Nghệ An đang sụt giảm do các vùng rau tại Nghệ An chưa kịp phục hồi nên mỗi ngày anh đều đi ra các mối phía Bắc mua từ 6 – 7 tấn bắp cải, cải ngọt, cải cúc, cà pháo, cải thảo, súp lơ xanh… để nhập về các chợ, các cửa hàng nông sản. Do giá đầu vào cao cộng thêm chi phí vận chuyển trong mùa dịch tăng lên nên việc giá rau xanh đến tay người tiêu dùng đang ở mức cao cũng là điều dễ hiểu.

Mưa lớn gây ngập sâu nhiều đoạn trên Quốc lộ 1A
Starker Regen verursachte in vielen Abschnitten des Highway 1A tiefe Überschwemmungen
Mưa lớn đã gây ngập sâu cục bộ ở nhiều đoạn trên tuyến Quốc lộ 1A, nhất là đoạn qua địa bàn phường Quỳnh Xuân (Thị xã Hoàng Mai), gây khó khăn cho các phương tiện khi lưu thông qua đây.
05/10/2021 15:40 https://baonghean.vn/mua-lon-gay-ngap-sau-nhieu-doan-tren-quoc-lo-1a-295295.html
Ghi nhận vào lúc 14h chiều ngày 5/10, từ Km 393+760 đến 394+100, đoạn qua địa bàn phường Quỳnh Xuân (Thị xã Hoàng Mai) nước ngập sâu từ 30 – 40 cm. Theo đó, các phương tiện, nhất là ô tô gầm thấp, xe máy di chuyển rất khó khăn.
Ngay tại thời điểm mưa to, cùng với phối hợp lực lượng Công an thị xã, Cục quản lý đường bộ 2, Trạm CSGT Diễn Châu thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh đã bố trí lực lượng tuần tra thường xuyên trên tuyến, đặc biệt là trên đoạn đường này để kịp thời phân luồng cho các phương tiện giao thông di chuyển không để ùn tắc.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, 1 vùng áp thấp ở khu vực miền Nam Philippines đang hướng vào Biển Đông. Dự báo khoảng chiều và tối nay 5/10, vùng áp thấp này đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Những ngày sau đó, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trên khu vực giữa và Nam Biển Đông.
Khoảng ngày 10 đến 11/10, một đợt không khí lạnh mạnh có khả năng ảnh hưởng đến nước ta, tương tác với cơn bão/áp thấp nhiệt đới này nên diễn biến của cơn này trên Biển Đông trong những ngày tới sẽ rất phức tạp.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với nhiễu động trong đới gió Đông trên cao nên trong hai ngày 5 và 6/10, ở khu vực từ Thanh Hóa đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 250mm/đợt.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung bộ, lượng mưa trong 02 giờ vừa qua tại các trạm tự động (từ 12h-14h/05/10) như sau: Tĩnh Gia: 87.4mm, Yên Mỹ: 61.4mm, Xuân Quỳ: 48.6mm (Thanh Hóa); Hoàng Mai: 45.0mm, Quỳnh Lưu: 44.2mm,…(Nghệ An)

Cảnh báo mưa trong 3 giờ tới:
Trên khu vực tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An tiếp tục có mưa, có nơi mưa vừa.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng:
Trong 3 giờ tới, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng có nguy cơ xảy ra tại tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An:
– Nguy cơ lũ quét sạt lở đất tại các huyện: Quan Sơn, Như Xuân (Thanh Hóa)
– Nguy cơ ngập úng tại các huyện: Tĩnh Gia (Thanh Hóa); Hoàng Mai, Quỳnh Lưu (Nghệ An).

Veröffentlicht 5. Oktober 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Starker Regen und Wirbelstürme in der Provinz Vinh Long, 75 Häuser beschädigt, eine Person starb – Lốc xoáy làm sập và tốc mái 75 căn nhà, một người tử vong ở Vĩnh Long   Leave a comment

Lốc xoáy làm sập và tốc mái 75 căn nhà, một người tử vong ở Vĩnh Long

Chiều 25/7, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long cho biết, tình hình thiệt hại do mưa lớn, gió lốc gây ra trên địa bàn tỉnh sáng cùng ngày đã làm 75 căn nhà bị sập và tốc mái, một người tử vong.
25-07-2021, 15:37 https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/loc-xoay-lam-sap-va-toc-mai-75-can-nha-mot-nguoi-tu-vong-o-vinh-long-656698/
Nhiều căn nhà bị sập hoàn toàn tại Vũng Liêm vào sáng 25/7.

Trước đó, sáng cùng ngày, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long xã xảy ra mưa lớn, gió mạnh làm một người chết , sập, tốc mái 75 căn nhà, ước thiệt hại hơn 1,4 tỷ đồng. Riêng huyện Vũng Liêm có hư hại nhà cửa, đổ ngã nhiều diện tích cây ăn trái và lúa.

Ngay sau khi xảy ra, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, huyện kết hợp cùng chính quyền xã tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ thiệt hại để có biện pháp hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại.

Đồng thời, huy động lực lượng tại chỗ, cùng với người dân địa phương hỗ trợ gia đình bị thiệt hại thu dọn, di dời đồ đạc, vật dụng đến nơi an toàn, sửa chữa, khắc phục các ngôi nhà bị hư hỏng, giúp dân ổn định cuộc sống.

Veröffentlicht 25. Juli 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Cơn bão số 2 – KOGUMA   Leave a comment

Cơn bão số 2KOGUMA

Do ảnh hưởng của bão số 2, ở huyện đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế đã có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa từ 07h-19h ngày 12/6 phổ biến 50-150mm.
https://nchmf.gov.vn/Kttvsite/vi-VN/1/tin-bao-khan-cap-con-bao-so-2-post21220.html
Hồi 19 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 110km về phía Nam; cách đất liền khu vực từ Hải Phòng đến Nghệ An khoảng 210km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh/thành phố khu vực Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 07 giờ ngày 13/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 105,7 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.
Trong 12 đến 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 19 giờ ngày 13/6, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 104,0 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên): Phía Bắc vĩ tuyến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 109,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh và lốc xoáy.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.
Cảnh báo gió mạnh trên biển: Ở Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao từ 3,0-5,0m; biển động rất mạnh.
Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Từ đêm nay và sáng sớm ngày mai (13/6), khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng ven biển có nơi cấp 8, giật cấp 10.
Cảnh báo mưa lớn: Từ đêm nay (12/6) đến hết ngày 13/6, ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến 80-150mm, có nơi trên 150mm; khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm.
Mưa lớn ở khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có khả năng kéo dài hết ngày 14/6.
Cảnh báo dông, lốc, sét: Do ảnh hưởng của rìa phía Tây cơn bão nên trong đêm nay và sáng mai ở Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có nguy cơ cao xảy ra dông, lốc, sét và gió giật mạnh.
Bản tin tiếp theo được phát lúc 23h00 ngày 12/6.
Tin phát lúc: 20h00

Sơ tán khẩn cấp 41 hộ dân tại Hòa BìnhNotfallevakuierung von 41 Haushalten in Hoa Binh
Ngày 12-6, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có mưa vừa và mưa to, UBND huyện Lương Sơn (Hòa Bình) quyết định sơ tán khẩn cấp 41 hộ dân, 191 nhân khẩu nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở đất thuộc xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn từ nơi ở đến nơi an toàn.
12-06-2021, 18:23 https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/so-tan-khan-cap-41-ho-dan-tai-hoa-binh-650407/
Theo đó, giao Ủy ban nhân dân xã Lâm Sơn chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan bảo đảm điều kiện sinh hoạt thiết yếu trong quá trình thực hiện sơ tán về: Điện, nước, khu vệ sinh, nhà tắm; bảo đảm an ninh, an toàn, phòng, chống cháy nổ; phòng, chống dịch Covid-19; an toàn giao thông thuận tiện cho việc đi lại trong quá trình sơ tán.
Tạm thời hỗ trợ 50.000 đồng/người/ngày từ nguồn ngân sách huyện và các chế độ chính sách khác theo quy định.
#BÃO SỐ 2 https://nhandan.vn/tag/Baoso2-4877

Veröffentlicht 12. Juni 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Verbessern Sie die Qualität der Vorhersage und Warnung von Stürmen und Überschwemmungen – Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo bão, lũ   Leave a comment

Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo bão, lũ

Thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng, sự đầu tư của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT), ngành khí tượng thủy văn (KTTV) đã từng bước hình thành hệ thống thông tin chuyên ngành hiện đại, nhờ đó nâng cao được chất lượng dự báo hạn dài, hạn ngắn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
28-03-2021, 01:59 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/nang-cao-chat-luong-du-bao-canh-bao-bao-lu–640010/
Phân tích số liệu ra-đa tại Trung tâm Điều hành tác nghiệp thuộc Tổng cục Khí tượng thủy văn.
Tổng Cục trưởng KTTV (Bộ TN và MT) Trần Hồng Thái cho biết:
Hiện nay, hệ thống thông tin KTTV của Việt Nam đã được đầu tư hiện đại và khá đồng bộ, từ hệ thống máy chủ cho đến các hệ thống thông tin chuyên ngành; hệ thống kênh thông tin quốc tế, hệ thống mạng riêng luôn bảo đảm hoạt động ổn định, thông suốt trong mọi tình huống phục vụ tốt yêu cầu của công tác dự báo, cảnh báo bão, lũ tới các bộ, ngành, địa phương trên cả nước. Ngành cũng đã xây dựng được mạng lưới quan trắc KTTV mật độ các trạm dày, với tổng số 284 trạm khí tượng bề mặt, 29 trạm khí tượng nông nghiệp, 14 trạm bức xạ, 782 trạm đo mưa tự động, 359 trạm thủy văn, 27 trạm khí tượng hải văn và 180 trạm, điểm đo môi trường. Mạng lưới trạm khí tượng cao không gồm có sáu trạm thám không vô tuyến; tám trạm đo gió trên cao bằng máy kinh vĩ quang học; ba trạm đo tổng lượng ô-dôn – bức xạ cực tím, 10 trạm ra-đa thời tiết trải khắp mọi miền đất nước, 18 trạm định vị sét. Ngoài ra, với nhu cầu thông tin mang tính chi tiết, định lượng trong các thông tin dự báo KTTV của xã hội, ngành KTTV Việt Nam đã từng bước hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ dự báo số trong dự báo các loại hình thời tiết nguy hiểm, mang tính cực đoan như mưa lớn, bão…
Hiện nay, ngành KTTV đã thực hiện cảnh báo bão sớm trước năm ngày, dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới trước ba ngày; dự báo, cảnh báo mưa lớn trước từ hai đến ba ngày với độ tin cậy khoảng 75%; cảnh báo rét đậm, rét hại trước từ hai đến ba ngày với độ tin cậy từ 80% đến 90%; cảnh báo lũ trên các sông khu vực miền trung, Tây Nguyên trước từ một đến hai ngày, các sông khu vực Bắc Bộ, Nam Bộ trước từ ba đến năm ngày thường đạt từ 70% đến 80%; cảnh báo các đợt nắng nóng diện rộng trước từ hai đến ba ngày có độ tin cậy 70%. Nhờ dự báo, cảnh báo kịp thời đã giúp các bộ, ngành, địa phương chủ động điều chỉnh các hoạt động kinh tế – xã hội; cơ cấu sản xuất, mùa vụ, triển khai các biện pháp phòng tránh, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Tuy nhiên, về mặt dự báo định lượng (cường độ bão, cường độ mưa lớn,…) vẫn còn những hạn chế nhất định. Nguyên nhân trực tiếp là hiện nay chúng ta đang trải qua tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khiến thiên tai hoạt động trái quy luật, bất thường, trong khi mạng lưới thám sát thiên tai chưa đáp ứng tình hình thực tiễn. Trong khi đó, các hoạt động kinh tế – xã hội phát triển đa dạng với nhiều ngành, nghề khác nhau, nhất là các hoạt động kinh tế – xã hội ngày càng mở rộng cả ở vùng núi và vùng biển, trong đó nhiều vùng có nguy cơ thiên tai KTTV cao, dẫn đến những thách thức và khó khăn mới trong công tác dự báo KTTV. Thí dụ, đối với bão, áp thấp nhiệt đới, nguyên nhân khách quan lớn nhất là chúng ta không có nhiều thông tin giám sát, quan trắc trên vùng biển, việc xác định cường độ bão duy nhất thông qua hệ thống vệ tinh khí tượng. Việc thiếu hệ thống giám sát trên biển dẫn đến việc đánh giá cường độ của cơn bão và việc dự báo, cảnh báo có sai số.
Mục tiêu phấn đấu của ngành KTTV đến năm 2030 là phát triển đồng bộ mạng lưới trạm tự động quan trắc về KTTV, hải văn theo hướng tăng mật độ các trạm tự động lên 70% so với số lượng hiện có; tiếp tục hiện đại toàn diện, đồng bộ từ khâu quan trắc, đo đạc, lưu trữ, xử lý số liệu cho đến xây dựng, hoàn thiện công nghệ dự báo hiện đại; đào tạo cán bộ chất lượng cao và tăng cường hợp tác quốc tế để làm chủ công nghệ, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV. Để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, bên cạnh việc tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về KTTV nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý lĩnh vực KTTV, ngành KTTV sẽ tập trung xây dựng các phương pháp dự báo, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học – công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào khai thác số liệu điều tra cơ bản và nâng cao chất lượng dự báo KTTV. Xây dựng các phương án tổ chức quan trắc đo đạc và thông tin liên lạc nhằm bảo đảm thu thập đầy đủ, chính xác, điện báo kịp thời số liệu KTTV và môi trường trong mọi tình huống. Quy hoạch lại các hệ thống truyền dẫn, luồng dữ liệu của các đơn vị trực thuộc nhằm khắc phục các bất cập về hiện trạng hệ thống thông tin, tiết kiệm kinh phí và nhân lực duy trì hệ thống. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về KTTV, nhất là cách phòng tránh các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lớn, lũ quét, dông, tố, lốc để nâng cao hiểu biết của người dân, chủ động phòng, tránh và giảm thiệt hại do thiên tai…

Veröffentlicht 28. März 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 14) Krovanh   Leave a comment

TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 14) Krovanh

Veröffentlicht 20. Dezember 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Bis zu diesem Zeitpunkt sind 21 Stürme auf den Philippinen gelandet. Ist das ein Vorbote einer „wirklich beängstigenden“ Zukunft? – Đến thời điểm này đã có 21 cơn bão đổ bộ vào Philippines và có cường độ mạnh hơn. Liệu đây có phải là một điềm báo về tương lai “thực sự đáng sợ”?   Leave a comment

Lý giải hiện tượng bão chồng bão năm nay

Đến thời điểm này đã có 21 cơn bão đổ bộ vào Philippines và có cường độ mạnh hơn. Liệu đây có phải là một điềm báo về tương lai “thực sự đáng sợ”?

Trong khi quá trình khắc phục hậu quả siêu bão Goni vẫn đang tiếp tục thì cuối tuần qua, cơn bão mạnh khác là Vamco tiếp tục đổ bộ và gây ra lũ lụt lớn ở thủ đô Manila, cướp đi sinh mạng của 53 người và hàng chục người đang mất tích. Như vậy tính từ đầu năm đến nay, bão Vamco đã là cơn bão thứ 21 đổ bộ vào Philippines.
15/11/2020 , 09:16 https://nongnghiep.vn/ly-giai-hien-tuong-bao-chong-bao-nam-nay-d277946.html

Rốn bão Philippines
Thế giới đang trải qua năm 2020 với hàng loạt các cơn bão mạnh và có sức hủy diệt ghê gớm, nhưng các chuyên gia dự báo mọi thứ vẫn còn rất khó lường và nhiều quốc sẽ càng dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết trước những tác động của biến đổi khí hậu.
Trong đó Philippines là nơi phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề nhất khi chỉ trong vòng hai tuần lễ đón siêu bão Goni vào ngày 30/10, khiến ít nhất 25 người chết, gần một triệu người bị ảnh hưởng và thiệt hại lớn đối với cơ sở hạ tầng và đất nông nghiệp. Ngoài ra hàng chục nghìn ngôi nhà bị hư hại, đến nay người dân vẫn đang bị mắc kẹt trong các lán trại sơ tán. Ước tính thiệt hại ban đầu do bão Goni gây ra đối với nước này đã vượt 200 triệu USD.
Trước hiện tượng bão lớn ở Philippines ngày càng thường xuyên, dữ dội hơn và khó lường hơn thì giới khoa học chỉ tập trung vào các yếu tố liên quan đến khí hậu. Theo thống kê có khoảng 1/4 số trận bão trên thế giới đổ bộ vào Philippines và dự tính cùng với những tác động của biến đổi khí hậu, những trận bão trong tương lai sẽ còn ảnh hưởng nặng nề hơn và di chuyển theo những hướng khó dự đoán và đối phó hơn.

Tính từ năm 2006 đến 2016, có tới 99 cơn bão đã vào Philippines và 10 trong số đó đặc biệt nghiêm trọng. Đáng chú ý nhất là cơn bão Haiyan đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 6.000 người vào năm 2013.
“Phần lớn các cơn bão đều mạnh lên, đặc biệt là trong quý cuối cùng của năm. Chúng tôi đang trải qua những cơn bão mạnh hơn trước rất nhiều và chỉ có thể quy nó là do nhiệt độ nước biển nóng lên cùng với bầu khí quyển ấm lên”, Esperanza Cayanan, chuyên gia cơ quan khí tượng quốc gia Philippines cho biết.
“Các dự báo trong tương lai của chúng ta thực sự đáng sợ. Nhưng không còn cách nào khác, chúng ta buộc phải chuẩn bị tìm cách để tự vệ”, bà Cayanan nói.
Nước ấm hơn là một dấu hiệu của biến đổi khí hậu, giúp cung cấp năng lượng cho các cơn bão nhiệt đới. Sự hiện diện của hiện tượng khí quyển La Niña do nhiệt độ bề mặt biển ở trung tâm Thái Bình Dương nguội đi, đồng nghĩa với việc các vùng nước ấm hơn hiện vẫn bao quanh Philippines, và đẩy nhanh quá trình hình thành bão.
Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, khả năng giữ hơi nước của khí quyển cũng tăng theo và không khí có thể lưu giữ thêm khoảng 7% cho mỗi lần tăng một độ C. Điều đó có nghĩa là những trận mưa lớn hơn cũng sẽ đổ xuống theo đường đi của bão.
Phó giáo sư William Holden, chuyên gia khí tượng thuộc Khoa Địa lý và Khoa học Môi trường (Đại học Calgary) cho biết: “Trong thế kỷ tới, các xoáy lốc thuận nhiệt đới tương tự như siêu bão Haiyan sẽ trở nên phổ biến hơn”.
Điều này đặt ra những vấn đề lớn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương, những người có thể đã quen đối mặt với bão tố, tuy nhiên các nỗi lo sợ về sức mạnh chết chóc của bão cũng sẽ thường trực hơn. Đặc biệt là khi Philippines có khoảng 80% dân số sống trong bán kính 50 km tính từ bờ biển, nên khi mực nước biển dâng cũng ​​sẽ trở thành một vấn đề đáng quan ngại.
“Nước biển dâng cao sẽ khiến các hòn đảo có đông dân cư bị xóa khỏi bản đồ. Nhất là khi Philippines còn là một quần đảo dễ xảy ra động đất và núi lửa phun. Tóm lại chúng tôi không nhìn thấy nhiều nơi an toàn nữa,” bà Cayanan nói.

Không được phép chủ quan
Tiến sĩ Antonio La Viña, chuyên gia chính sách môi trường kiêm giám đốc điều hành Đài Quan sát khí tượng Manila, cho biết: Tỷ lệ thương vong do bão Goni là tương đối thấp so với các thảm họa thiên tai trước đây, nhưng điều đó không có nghĩa là nó bị phân tán sức mạnh đơn thuần mà cần phải tiếp tục tìm hiểu để đánh giá sát hơn về những rủi ro trong tương lai.
“Đó luôn là một nhận thức sai lầm khi không có quá nhiều người chết mà cho rằng bão không thực sự nghiêm trọng trên thực tế. Theo cách đánh giá của tôi thì cơn bão này đã phá hủy một phần ba hòn đảo Luzon”, ông Antonio nói ngầm ám chỉ sự thờ ơ, chủ quan giữa các nhà hoạch định chính sách và chính quyền.
Người dân Philippines vốn đã quen với bão khiến cho họ trở nên nổi tiếng về khả năng phục hồi sau các thảm họa. “Chúng tôi cảm thấy mệt mỏi khi được ca ngợi về sự kiên cường và tôi nghĩ chính chúng ta là người phải thay đổi nếp suy nghĩ này bởi khả năng phục hồi là một điều tốt nếu nó không phải là cái cớ cho việc không chuẩn bị tốt trước khi các cơn bão ập đến. Đừng lấy khả năng phục hồi của người dân để biện minh cho sự cẩu thả” ông Antonio cho hay.
Tiến sĩ Rodel Lasco, Giám đốc điều hành của Trung tâm Oscar M Lopez về Thích ứng với biến đổi khí hậu và Quản lý rủi ro thiên tai cho biết, hầu hết mọi người đều nhận thức được “điều bình thường mới”, đặc biệt là sau bão Haiyan. Trong tương lai, những cơn bão dữ dội hơn sẽ còn bộc lộ nhiều lỗ hổng của chúng ta hơn.
Còn theo bà Cayanan, kinh nghiệm chính là người thầy tốt nhất. “Rất khó để tuyên truyền đến công chúng bởi trí nhớ của họ về các sự kiện cực đoan chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên chúng tôi đang cố gắng hết sức bởi chỉ khi nào bạn trải qua những tình thế khắc nghiệt trong đời, bạn sẽ nhớ mãi và bạn nên truyền lại kinh nghiệm đó cho thế hệ sau”, bà Cayanan nói.

Theo một số chuyên gia trong nước về biến đổi khí hậu, Philippines đã không nỗ lực cắt giảm lượng khí thải trong khi có rất nhiều không gian để làm điều đó như năng lượng, nông- lâm nghiệp. Trên thực tế, điều đó có thể làm cho nền kinh tế mạnh hơn nhưng là do chúng ta không có hành động dẫn đến nhiều hệ thống phòng thủ tự nhiên của đất nước chống lại thiên tai đã bị xóa sổ bởi hoạt động của con người như phá rừng ngập mặn, khai thác tài nguyên quy mô lớn làm mất ổn định trái đất cũng như đầu độc các rạn san hô.

Veröffentlicht 15. November 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Große Wellen, viele Restaurants entlang der Küste von Hoi An wurden erodiert – Sóng lớn, nhiều nhà hàng ven bờ biển Hội An bị sạt lở   Leave a comment

Sóng lớn, nhiều nhà hàng ven bờ biển Hội An bị sạt lở

Do sóng lớn trong cơn bão số 13, bãi biển An Bàng thuộc phường Cẩm An (thành phố Hội An, Quảng Nam) bị sạt lở nghiêm trọng, làm ảnh hưởng rất lớn đến dãy nhà hàng của người dân ở ven biển.
15-11-2020, 21:25 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/song-lon-nhieu-nha-hang-ven-bo-bien-hoi-an-bi-sat-lo-624575/

Nguyễn Thị Hồng Hoa, ở phường Cẩm An cho biết, bốn năm trước, với số tiền vay mượn, gia đình bà đầu tư 400 triệu đồng để san lấp mặt bằng và dựng ngôi nhà khoảng 70 mét vuông bên bãi biển để buôn bán. Nhưng sáng 15-11, sau khi bão tan, rời khu trú tránh bão trở về thì ngôi nhà dựng lên để buôn bán lâu nay đã bị sóng biển đánh sạt lở, thiệt hại nặng.
Theo Phó Chủ tịch UBND phường Cẩm An Nguyễn Văn Quang, tình trạng sạt lở bờ biển An Bàng xuất hiện từ bão số 9 và đến nay lấn sâu vào đất liền gần 20m, gây thiệt hại nhà hàng và tài sản của người dân. Sau khi bão tan, chính quyền địa phương đã cử cán bộ đi kiểm tra, thống kê thiệt hại để có phương án hỗ trợ cho những người dân có nhà thiệt hại do sóng biển gây ra.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Thế Hùng cho biết, ảnh hưởng bão số 13, các bãi từ đêm qua (14-11) đến sáng nay, không riêng gì khu vực bãi biển An Bàng mà bờ biển của Hội An tiếp tục bị sạt lở tại nhiều điểm. Qua kiểm tra sơ bộ, hiện có khoảng 5km bờ biển Hội An tiếp tục bị sóng đánh sạt lở từ 10 – 20m…

Veröffentlicht 15. November 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

216 Tausend Menschen vor dem Sturm Nr. 13 an einen sicheren Ort evakuiert – Đã sơ tán 216 nghìn dân đến nơi an toàn trước bão số 13   Leave a comment

Đã sơ tán 216 nghìn dân đến nơi an toàn trước bão số 13

Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo TƯ về Phòng, chống thiên tai, tính đến 17 giờ ngày 14-11, các địa phương từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi đã triển khai công tác di dời 66.123 hộ với 216.886 người đến nơi an toàn.
14-11-2020, 18:38 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/da-so-tan-216-nghin-dan-den-noi-an-toan-truoc-bao-so-13-624489/
Trong đó, các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế đã hoàn thành công tác sơ tán dân, các địa phương khác vẫn đang tiếp tục triển khai công tác sơ tán dân.
Theo báo cáo, hồi 16 giờ ngày 14-11, vị trí tâm bão ở khoảng 16,1 độ vĩ bắc; 109,9 độ kinh đông, cách Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế khoảng 170 km, Quảng Trị khoảng 300 km. Sức gió mạnh nhất: cấp 12, giật cấp 15.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 13, tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; trên đất liền ven biển Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.
Trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km. Đến 4 giờ ngày 15-11, vị trí tâm bão ở khoảng 16,8 độ vĩ bắc; 107,7 độ kinh đông, ngay trên vùng bờ biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115 km/giờ), giật cấp 14.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 15-20km đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16 giờ ngày 15-11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 17,6 độ vĩ bắc; 105,7 độ kinh đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới là từ vĩ tuyến 14,0 đến 19,0 độ vĩ bắc; phía tây kinh tuyến 112,0 độ kinh đông.
Báo cáo cho biết, các lực lượng đã thông báo, hướng dẫn tổng số 59.752 phương tiện tàu thuyền với 289.062 người, trong đó hoạt động trên biển 4.175 phương tiện với 27.963 người, neo đậu tại các bến 56.529 phương tiện với 266.333 người. Hiện không còn phương tiện nào hoạt động trong khu vực nguy hiểm. Tuy nhiên, cần lưu ý các tàu nhỏ đánh bắt trong ngày, trong đó Nghệ An có 43 phương tiện với157 người, Thanh Hóa 196 phương tiện với 1082 người.
Bộ Giao thông vận tải đã cấm xuất bến đối với các phương tiện thủy nội địa đi vào vùng ảnh hưởng của bão; hướng dẫn các tàu hàng hải khi cấp phép rời cảng.

Minister Nguyen Xuan Cuong inspiziert die Reaktion auf den Taifun Nr. 13 in Quang Binh
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác ứng phó bão số 13 tại Quảng Bình
Chiều tối 14-11, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đoàn công tác đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 13 tại Quảng Bình.
14-11-2020, 20:21 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/bo-truong-nguyen-xuan-cuong-kiem-tra-cong-tac-ung-pho-bao-so-13-tai-quang-binh-624494/
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác đến đã kiểm tra Khu neo đậu trú tránh tàu thuyền sông Gianh, huyện Bố Trạch, với sức chứa 550 tàu.
Bộ trưởng nhấn mạnh, đây là cơn bão rất mạnh, đi nhanh vào đất liền có cường độ rất mạnh, do đó chính quyền và người dân tỉnh Quảng Bình cần phải chủ động ứng phó, không được chủ quan để giảm thiệt hại do bão gây ra.
Các địa phương tuyệt đối không để người dân ở trên tàu trong khu neo đậu, lồng bè nuôi trồng thủy sản, các nhà dân không đảm bảo an toàn; rà soát, tổ chức sơ tán dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực thấp trũng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn trước 21 giờ ngày 14-11.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Quảng Bình, đến chiều nay, toàn tỉnh đã di dời 10.106 hộ với 33.019 người tránh trú bão số 13, trong đó, huyện Tuyên Hóa: 471 hộ/1.536 người, TP Đồng Hới: 70 hộ/250 người, huyện Minh Hóa: 2.446 hộ/10.853 người, Quảng Trạch: 702 hộ/1.755 người, huyện Quảng Ninh: 1.994 hộ/5.559 người, huyện Bố Trạch: 1.411 hộ/3.884 người, huyện Lệ Thủy: 1.419 hộ /5.233 người và thị xã Ba Đồn: 1.593 hộ/3.949 người.
Trước đó, chiều 14-11, toàn bộ 34 hộ dân ở bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) được di dời an toàn đến bản Cổ Tràng và Trường PT Dân tộc bán trú tiểu học Trường Sơn. Xã Trường Sơn chuẩn bị lương thực, thực phẩm, bố trí người để bảo đảm việc ăn ở cho bà con trong hai ngày bão đổ bộ.
Trong đợt mưa lũ qua, bản Sắt bị ngập sâu, đặc biệt, mới đây, quả núi phía sau bản xuất hiện nhiều vết nứt lớn có nguy cơ sạt lở cao ảnh hưởng trực tiếp đến 34 hộ dân. Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo chính quyền địa phương và lực lượng biên phòng di dời tất cả các hộ dân đến nơi an toàn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão số 13, nơi ở tạm của bà con bản Sắt vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị sạt lở nên bà con lại tiếp tục phải sơ tán đến nơi ổn định hơn.
Hiện, công tác ứng phó với bão số 13 được người dân và các lực lượng chức năng ở tỉnh Quảng Bình thực hiện khẩn trương với mức tập trung cao độ. Dự kiến từ rạng sáng mai, bão số 13 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Bình và sau khi bão đổ bộ, sẽ xảy ra đợt lũ mới trên toàn tỉnh.

Veröffentlicht 14. November 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Phu Yen arbeitete hart um den durch den Sturm Nr. 12 verursachten Schaden zu überwinden – Phú Yên dồn sức khắc phục thiệt hại do bão số 12   Leave a comment

Phú Yên dồn sức khắc phục thiệt hại do bão số 12

Chiều 10-11, bão số 12 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, tuy nhiên, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, tại Phú Yên còn mưa rất to, nước lũ dâng cao gây chia cắt nhiều khu dân cư và gây mất điện trên diện rộng.
10-11-2020, 17:37 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/phu-yen-don-suc-khac-phuc-thiet-hai-do-bao-so-12-623971/
Trong khi đó, các thủy điện và hồ chứa nước thủy lợi đang tiếp tục tăng lưu lượng xả lũ, nguy cơ gây ngập lụt sâu cho vùng hạ du. Dự báo, chiều và tối nay, nước các sông tiếp tục dâng cao, người dân Phú Yên khẩn trương chạy lũ đến nơi an toàn.
Lúc 15 giờ chiều 10-11, phóng viên Nhân Dân điện tử có mặt tại các xã phía Nam huyện Tây Hòa, chứng kiến cảnh nước lũ từ các sông đang lên rất nhanh, gây ngập sâu nhiều nhà dân, chia cắt nhiều tuyến giao thông liên thôn, liên xã.
Con đường chính vào các xã Hòa Mỹ Đông, Hòa Mỹ Tây và Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa nhiều gia đình đã khẩn trương di dời người, tài sản và gia súc đến nơi an toàn. Trước mắt, ba địa phương này phải di dời khẩn cấp 300 hộ dân chạy lũ.

Đinh Thị Tuyết Sương, thôn Phú Thuận, xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa cho biết, mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền, nước lớn quá nhanh làm ngập nhà, bà phải dọn dẹp đồ đạt, đưa mẹ già và hai con nhỏ đến ở nhờ gia đình nhà người thân, tránh trở tay không kịp.
Ông Mai Ne, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Hòa cho biết: do ảnh hưởng của bão số 12 gây mưa to, nước lũ dâng cao đang gây ngập lụt nhà ở của 300 hộ dân các Xã Hòa Mỹ Tây, Hòa Mỹ Đông và Hòa Thịnh. Nặng nhất là tại hai thôn Phú Thuận và Phú Thọ xã Hòa Mỹ Đông.
Khoảng 16 giờ, ông Hồ Ngọc Bưng trú tại thôn Phú Lộc, xã Hoà Thắng, Phú Hoà, Phú Yên đi thăm nước sông Ba trên kè Phú Lộc bị trượt chân ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi, hiện chính quyền xã và gia đình đang tìm kiếm.
Chính quyền địa phương đang tập trung ưu tiên di dời khẩn cấp người già và trẻ em, các hộ dân sống ở khu vực trũng thấp đến các nhà văn hóa thôn, nhà ở của các hộ dân cao, an toàn hơn, sau đó, tiếp tục di dời tài sản, gia súc của các hộ dân đến nơi an toàn.
Chủ động phòng chống bão số 12, từ sáng sớm ngày 10-11, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên đã thành lập các tổ công tác đi kiểm tra, chỉ đạo ứng phó, khắc phục tại các địa phương xung yếu ảnh hưởng nặng do bão số 12.
Cũng trong ngày 10-11, đồng chí Phạm Đại Dương, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Ban chỉ huy PCTT-TKCN cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra nhanh công tác ứng phó bão số 12 của các huyện: Tuy An, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, Phú Hòa và một số hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh.
Qua kiểm tra nhanh, đồng chí Phạm Đại Dương đánh giá hầu hết các địa phương đều triển khai tốt các phương án ứng phó bão và mưa lũ, với phương châm “4 tại chỗ”. Các địa phương đã hoàn thành xong công tác sơ tán dân ở các vùng trũng thấp, xung yếu đến nơi an toàn và sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Kiểm tra công tác vận hành, điều tiết nước tại các tại các hồ thủy lợi: Phú Xuân, huyện Đồng Xuân, hồ Đồng Tròn, huyện Tuy An; việc vận hành điều tiết xả lũ tại hồ thủy điện Sông Ba Hạ, đồng chí Phạm Đại Dương đặc biệt lưu ý, phải theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ, đảm bảo điều tiết, xã lũ đúng phương án, chủ động, đảm bảo tuyệt đối an toàn hồ đập.
Theo Công ty CP Thủy điện Sông Ba Hạ, do lượng mưa đầu nguồn lớn, lưu lượng nước về hồ lớn (6.600 m3/s) nên lúc 15 giờ 30 phút chiều 10-11 hồ thủy điện Sông Ba Hạ vận hành và xả lũ với tổng lượng nước về hạ du 3.000 m3/s.
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên, tính từ 19 giờ ngày 9-11 đến 16 giờ 30 phút ngày 10-11 trên địa bàn toàn tỉnh có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 157,6-341,8 mm (Lượng mưa lớn nhất tại Sơn Xuân, Sơn Hòa: 341,8 mm).
Thiệt hại về nhà ở có tám nhà, trong đó bị sập, hư hỏng và tốc mái. Một số công trình tường rào của nhà dân và trường học bị ngã đổ, các địa phương đang tiếp tục thống kê thiệt hại.
Mặt đường phát sinh một số vị trí sụp lún gây mất an toàn giao thông, riêng QL19C nước ngập mặt đường 0,8 m, tắt giao thông (đoạn qua xã Xuân Long, Đồng Xuân). Một số tuyến như ĐT.641, ĐT.642, ĐT.643, ĐT.650 một số điểm mặt đường bị ngập từ 0,3-1,0 m gây ách tắc giao thông,
Sạt lở đất đá mái ta-luy bồi lấp rãnh dọc và mặt đường, khối lượng: 75 m3, chiều dài 100 m, ngành giao thông đang thống kê thiệt hại.
Về đường sắt, tại Km 1217+500 thuộc xã Hòa Xuân Đông, thị xã Đông Hòa đất đá sạt lở xuống đường sắt với khối lượng: 15 m3 đất đá, đơn vị quản lý đường sắt đã tổ chức khắc phục, hiện khu vực trên đã thông tuyến.
Hiện Sở Giao thông vận tải đang tổ chức khơi thông hệ thống thoát nước; phối hợp các địa phương ứng trực, rào chắn, cắm biển báo hiệu cấm các phương tiện qua lại tại các vị trí bị ngập lụt, tắc giao thông và tiếp tục tổng hợp các thiệt hại.
Tính đến 14 giờ 30 phút ngày 10-11 bão số 12 đã làm nghiêng, gãy đổ bảy cột điện, tổng số xã bị mất điện 68/110 xã. Công ty Điện lực Phú Yên đã có phương án ứng trực tại chỗ, khắc phục ngay các sự cố để cung cấp điện cho khách hàng.
Ông Thái Minh Châu, giám đốc Công ty Điện lực Phú Yên cho biết, đến thời điểm hiện tại mưa, gió giảm bớt, các đơn vị đã tổ chức cử 35 nhóm công tác với 219 người và 24 phương tiện tiếp cận hiện trường thống kê và xử lý khôi phục sự cố, đã khôi phục được 551/1.640 trạm biến áp (62.540/196.988 khách hàng) mất điện do ảnh hưởng bão số 12.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đại Dương cho biết, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 5787/UBND-KT ngày 10-11 về việc chủ động, khẩn trương triển khai công tác ứng phó, khắc phục với bão số 12 và mưa lũ sau bão yêu cầu các cấp, các ngành, đoàn thể khẩn trương, chủ động phối hợp với địa phương giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, tại các vùng bị thiệt hại nặng; thống kê, báo cáo tình hình thiệt hại và công tác triển khai khắc phục hậu quả bão số 12 và mưa lũ.
Các lực lượng vũ trang trong tỉnh và các đơn vị khác đã ra quân hỗ trợ giúp đỡ người dân địa phương dọn dẹp vệ sinh môi trường, nhà ở…để góp phần sớm ổn định đời sống nhân dân.
Ngành điện tổ chức kiểm tra và huy động các đội thi công dùng xe cẩu, xe tải và các phương tiện khác cùng hỗ trợ khắc phục sự cố mất điện để cấp điện bình thường trở lại cho nhân dân ổn định cuộc sống trong thời gian sớm nhất.
Ngành giao thông chỉ đạo các đơn vị bảo trì đường bộ chủ động dọn dẹp cây xanh ngã đổ và thi công vá ổ gà mặt đường đảm bảo giao thông ngay sau khi bão tan.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đại Dương cho biết, hoàn lưu bão gây mưa to ở một số khu vực, địa phương, trong khi đó xuất hiện bão số 13 áp sát Biển Đông.
Do đó, để chủ động triển khai ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 12 và mưa lũ sau bão kịp thời, hiệu quả, nhằm giảm thiểu thiệt hại thấp nhất, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương không được chủ quan, lơ là.
Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, mưa lũ, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất xảy ra sau bão; kịp thời chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó trên địa bàn theo phương châm “4 tại chỗ”.
Xử lý kịp thời các tình huống sự cố phát sinh và khắc phục nhanh hậu quả bão, mưa lũ lụt xảy ra; Kiểm tra, rà soát các vùng trũng thấp dễ bị ngập lụt, chia cắt, khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực vùng đồi núi có nguy cơ xảy ra sạt lở đất cao, kịp thời di dời sơ tán người dân đến nơi an toàn…
Bên cạnh đó, các địa phương ven biển hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các phương án bảo đảm an toàn về người và tài sản nhất là ở vùng cửa sông, tránh xảy ra sự cố đứt dây neo, trôi tàu thuyền dẫn tới những thiệt hại về người, phương tiện sau bão.
Kịp thời tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình bị thiệt hại tàu sản, hộ có người bị thương, thiệt hại về nhà cửa, hộ nghèo, gia đình chính sách; cứu trợlương thực, nhu yếu phẩm cho người dân, không để người dân bị đói, khát…

Veröffentlicht 10. November 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Überschwemmungen, Stürme in der Zentralregion verursachten mehr als 2,8 Billionen Dong Schaden – Lũ chồng lũ, bão chồng bão ở miền trung gây thiệt hại hơn 2,8 nghìn tỷ đồng   Leave a comment

Lũ chồng lũ, bão chồng bão ở miền trung gây thiệt hại hơn 2,8 nghìn tỷ đồng

Ngày 10-11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) cho biết, trong tháng 10, thiên tai đã làm hàng trăm người chết, mất tích, khoảng 112.000 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi, ngập và hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong tháng ước tính sơ bộ hơn 2,8 nghìn tỷ đồng.
10-11-2020, 18:21 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/lu-chong-lu-bao-chong-bao-o-mien-trung-gay-thiet-hai-hon-2-8-nghin-ty-dong-623975/
ngày 10-11, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm việc với hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình về khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền trung.
Phung_duc_tien-1605007467504-Từ đầu tháng 10 đến nay, tình hình mưa lũ ở các tỉnh miền trung diễn biến hết sức phức tạp. Lần đầu tiên trong nhiều năm, lũ chồng lũ, bão chồng bão, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân.
Trước thảm họa khốc liệt của thiên tai tại các tỉnh miền trung; thời gian qua, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và cả xã hội trong việc phòng, chống, ứng phó và cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy, khôi phục sản xuất nông nghiệp, tạo sinh kế cho đồng bào miền trung sớm ổn định cuộc sống.
Theo thống kê, để khôi phục sản xuất nông nghiệp sau lũ, các tỉnh miền trung đang cần hỗ trợ 5.600 tấn giống lúa, 225 tấn giống ngô, 44,2 tấn hạt rau giống; cùng với đó là 560.000 liều vaccine, 140.000 lít và 105 tấn hóa chất khử trùng.

Trong hai ngày 10 và 11-11, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn cùng các cơ quan chuyên môn của Bộ đến hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình kiểm tra, chỉ đạo và hỗ trợ người dân phát triển sản xuất nông nghiệp; trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc khôi phục chăn nuôi gia cầm.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trước mắt, chăn nuôi gia cầm được chú trọng khôi phục trong thời gian tới, vì có chu kỳ sản xuất ngắn. Theo tính toán, từ nay đến Tết Nguyên Đán sẽ có sản phẩm, nhờ đó sẽ giúp bà con có thêm thu nhập và tạo sinh kế cho những chu kỳ sau.
Tuy nhiên, để đẩy mạnh việc chăn nuôi sau lũ lụt, các địa phương phải thực hiện tốt công tác khử trùng, tiêu độc, đảm bảo môi trường an toàn, sạch bệnh… Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Cục Chăn nuôi phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và các đơn vị liên quan xây dựng mô hình nuôi gia cầm sau mưa lũ để phổ biến, nhân rộng tại các địa phương; đồng thời chỉ đạo các viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản và cơ quan quản lý địa phương tổ chức quan trắc môi trồng vùng nuôi, đảm bảo môi trường an toàn trước khi thả nuôi, tránh thiệt hại.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: “Bão, lụt đi qua, công tác khắc phục và tái thiết sau thiên tai để ổn định đời sống lâu dài của người dân thông qua tạo sinh kế bền vững là vô cùng quan trọng, giai đoạn trước mắt cần đặc biệt nhanh chóng khôi phục chăn nuôi gia cầm vì chu kỳ sản xuất ngắn có thể tạo sản phẩm trước Tết Nguyên Đán cho bà con. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã nhanh chóng triển khai các phương án, kế hoạch hỗ trợ người dân, kêu gọi các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ trong nước chung sức hỗ trợ tạo sinh kế phù hợp, hỗ trợ cây trồng vật nuôi, vật dụng thiết yếu đến người dân sớm ổn định sản xuất và cuộc sống, khôi phục nền kinh tế cho người dân khu vực miền trung.

Tính đến ngày 10-11, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã huy động nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân cho người dân năm tỉnh miền trung bị thiệt hại nặng nhất trong đợt mưa lũ vừa qua, gồm: Giống cây trồng vật nuôi, thủy sản, thuốc, thức ăn chăn nuôi… Ước tính giá trị hỗ trợ được gần 150 tỷ đồng.
Trong đó, về chăn nuôi là gần 1,1 triệu con gà giống; 17.000 con vịt giống, 2.000 con ngan giống; 300 tấn thức ăn, 300 triệu tiền thuốc thú y, 85.000 lít và 120 tấn hóa chất khử trùng, 2,312 triệu liều vắc xin và 23 lớp tập huấn. Đối với thủy sản 26 triệu con giống tôm và 70 tấn thức ăn. Giống cây trồng: 13 tấn hạt giống; 20 tấn gạo và 200 triệu đồng. Cùng với đó, Unicef tài trợ 4.034 bình lọc nước 20 lít, 37 tấn bột giặt.
Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã cấp phát hỗ trợ cho các địa phương khu vực miền Trung tổng số 18 tấn giống ngô, 10,8 tấn hạt rau giống; 30.000 liều vắc xin, 60.000 lít và 70 tấn hóa chất khử trùng.
Hiện, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tổng hợp báo cáo Chính phủ tiếp tục hỗ trợ cho các tỉnh miền trung đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp, tạo sinh kế cho đồng báo miền Trung sớm ổn định cuộc sống
Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cũng đã phát động và kêu gọi các tổ chức quốc tế (ADB, JICA, AHA, UNDP, UNICEF…) và Đại sứ quán một số nước (Hoa Kỳ, Hàn Quốc…) hỗ trợ tiền và hàng hóa thiết yếu với tổng trị giá trên 10,18 triệu USD (tương đương 237 tỷ đồng) để hỗ trợ người dân các tỉnh miền trung vướt qua khó khăn dó thiên tai, bão lũ.

Veröffentlicht 10. November 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,