Archiv für das Schlagwort ‘xa Nam Can

Wenn Sie zum Grenzmarkt Nam Can im Bezirk Ky Son gehen müssen Sie eine Zugangskarte verwenden – Đi chợ biên giới Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn sẽ phải sử dụng thẻ ra vào   Leave a comment

Đi chợ biên giới Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn sẽ phải sử dụng thẻ ra vào

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (Bộ đội Biên Phòng Nghệ An) vừa có Văn bản số 707/ĐBP-TN về việc triển khai sử dụng thẻ ra vào chợ biên giới Nậm Cắn (Kỳ Sơn).
02.01.2024 https://baonghean.vn/di-cho-bien-gioi-nam-can-huyen-ky-son-se-phai-su-dung-the-ra-vao-post282660.html
Theo đó, công dân Việt Nam có nhu cầu đi chợ biên giới Nậm Cắn tại xã Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn) phải trình giấy căn cước công dân hoặc giấy tờ thân nhân có giá trị (hộ chiếu, giấy thông hành, giấy phép lái xe…) cho cán bộ Biên phòng trực tại barie số 2 để đăng ký thông tin, nhận thẻ ra, vào chợ và đi vào khu vực cửa khẩu.
Đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện để cấp thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ có giá trị khác phải có người lớn (bố mẹ hoặc người giám hộ) đi kèm.
Khi đến khu vực kiểm soát, công dân phải trình thẻ ra, vào cho cán bộ Biên phòng trực tại barie số 1 kiểm tra. Khi quay về, công dân trả thẻ ra, vào chợ cho cán bộ Biên phòng ( tại barie số 2) trước khi ra khỏi khu vực cửa khẩu.
Thẻ ra, vào chỉ có giá trị đến khu vực chợ, không sử dụng để thay thế các loại giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh theo quy định hiện hành; tuyệt đối không sử dụng thẻ để đi qua phía cửa khẩu của Lào.
Thượng tá Nguyễn Hồng Đức- Đồn Trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn cho biết: Mục đích của việc sử dụng thẻ ra, vào là để duy trì, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; quản lý hoạt động của người và phương tiện qua lại biên giới, cửa khẩu trong quá trình tham gia hoạt động tại chợ biên giới Nậm Cắn và phòng, chống những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép.

Dự kiến, việc sử dụng thẻ ra vào cho công dân Việt Nam đi chợ biên giới được áp dụng từ ngày 7/1/2024.

Công văn cũng nêu rõ: Công dân ra vào khu vực chợ biên giới phải chấp hành nghiêm quy định về đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu; Hiệp định quy chế biên giới, cửa khẩu đất liền Việt Nam- Lào. Không tham gia tiếp tay, vận chuyển hàng hoá trái phép qua lại khu vực biên giới, cửa khẩu và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Luôn đeo thẻ ra vào trong quá trình đi chợ và chịu sự kiểm tra, giám sát, hướng dẫn của lực lượng Biên phòng trong khu vực cửa khẩu; không cho người khác mượn thẻ.
Khi bị mất thẻ phải báo ngay cho Trạm Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn để phục vụ công tác điều tra, xác minh. Những trường hợp không có thẻ có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Veröffentlicht 3. Januar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Der Markt im Grenzgebiet von Nghe An war trotz der bitteren Kälte voller Menschen – Chợ phiên vùng biên Nghệ An chật kín người giữa cái rét căm căm   Leave a comment

Chợ phiên vùng biên Nghệ An chật kín người giữa cái rét căm căm

Dù nhiệt độ những ngày này tại xã biên giới Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn dưới 5 độ C, nhưng điều đó không cản nổi bước chân của đồng bào các dân tộc và du khách đến với chợ phiên Nậm Cắn giữa 2 nước Việt – Lào. 19°28′13.2″N 104°05′06.9″E
24/12/2023 08:47 (GMT+7) https://baonghean.vn/post-282161.html
Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn sáng ngày 24/12 đông vui hơn thường nhật do người dân đổ về đây đi chợ phiên Nậm Cắn, được họp vào ngày Chủ nhật mỗi tuần. Chợ phiên Nậm Cắn đã hình thành từ lâu và trở thành điểm đến hấp dẫn, đậm đà bản sắc văn hóa người vùng cao của hai nước Việt – Lào.

Trước đây, chợ chỉ họp một tháng 2 lần vào các ngày 15 và 30 dương lịch hàng tháng. Để tăng cường giao lưu giữa hai nước, năm 2018, chính quyền hai tỉnh vùng biên Việt Nam là Nghệ An và Xiêng Khoảng (Lào) đã tăng phiên chợ biên tới 4 lần/tháng, vào các Chủ nhật hàng tuần.
Khu chợ nhộn nhịp, đầy sắc màu trong sương sớm.
Dù tiết trời lạnh giá chỉ từ 3 – 5 độ C, tuy nhiên chợ Nậm Cắn luôn đông đúc, các lối đi trong chợ chật kín người dân tham quan, mua sắm.
Tại khu chợ quy tụ rất nhiều mặt hàng, trong số đó có 70% là các hàng nông sản bản địa được người dân 2 nước mang đến để buôn bán.
Rau cải địa phương đảm bảo tươi xanh, bà con vùng cao không sử dụng thuốc BVTV, bán với giá 10.000 đồng/bó được nhiều người ưa chuộng.
Các mặt hàng khác như mật ong, sâm rừng, gừng, thảo dược, mắc khén… được bày bán đa dạng tại các gian hàng.
Các em nhỏ vùng cao được cha mẹ dẫn đi mua trang phục đồng bào Mông tại chợ, có giá từ 200.000 – 500.000 đồng/bộ.
Tại khu chợ đặc biệt này, người dân mua bán dùng cả tiền Việt và tiền Lào sau khi cân đối tỷ giá.
Đến với chợ Nậm Cắn không thể không nhắc đến các món ẩm thực đặc sắc nơi đây, trong đó món nướng chiếm phần lớn, từ gà nướng, thịt lợn nướng, lòng dồi nướng….
Các món nướng được tẩm ướp gia vị, nướng trên bếp than hồng, vừa bắt mắt, vừa thơm lừng khiến ai cũng muốn thưởng thức.
Các gian hàng ăn uống cũng vì thế mà thu hút đông khách trải nghiệm. Trong cái giá rét, thưởng thức thịt nóng hổi với nước chấm cay đặc trưng của người Lào khiến ai cũng xuýt xoa.
Các gian hàng thịt luôn tập trung rất đông người dân mua sắm. Thịt trâu, bò, lợn mới được giết mổ trong ngày, đảm bảo tươi ngon cho người dân lựa chọn.
Những con chuột rừng được bán tại chợ Nậm Cắn đồng giá 50.000 đồng/con.
Là chợ phiên vùng biên giới nay bắt đầu đã trở thành điểm đến của rất đông du khách từ miền xuôi lên.

Mülldeponie Muong Xen (Ky Son) im Dorf Noong Doi (Gemeinde Nam Can) – Bãi rác thải Thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn) đặt tại địa bàn bản Noọng Dẻ (xã Nậm Cắn)   2 comments

Khói đốt rácbao vâyNoọng Dẻ

Mỗi lần bãi rác thải Thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn) đặt tại địa bàn bản Noọng Dẻ (xã Nậm Cắn) đốt xử lý, khói độc lại tràn vào khu dân cư và trường học gây ô nhiễm không khí nặng nề. Đáng ngại hơn mỗi lần đốt rác đám cháy đều kéo dài ròng rã hàng tháng. 19°25′43.8″N 104°07′58.1″E
13/01/2016 https://baonghean.vn/khoi-dot-rac-bao-vay-noong-de-90768.html . “rác thảihttps://baonghean.vn/tags/r%c3%a1c-th%e1%ba%a3i.html
ô nhiễm môi trườnghttps://baonghean.vn/tags/%c3%b4-nhi%e1%bb%85m-m%c3%b4i-tr%c6%b0%e1%bb%9dng.html

 


Đó là phản ánh của ông Lương Phò Vừ, Bí thư Chi bộ bản Noọng Dẻ (xã Nậm Cắn – Kỳ Sơn). Ông Vừ cũng cho biết, bãi rác thải nói trên bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2015 và mỗi lần đốt rác xử lý dân bản đều “không thể ngủ được.”
Tính theo đường chim bay, bãi rác của Thị trấn Mường Xén cách bản Noọng Dẻ 1km. Rác thì được tập kết dưới chân núi còn khu dân cư lại ở lưng chừng núi. Mỗi lần đốt rác khói bốc lên tràn vào bản.
Trước khi xây dựng bãi rác “huyện đã hứa sẽ đặt máy xử lý rác thải không làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống người dân. Vậy mà…” – ông Vừ băn khoăn. Ông cũng cho hay vào mùa nắng nóng ruồi nhặng xuất hiện rất nhiều. “Mùa hè dọn mâm không nhanh tay là ruồi bu vào không ai dám ăn nữa.”
Bản Noọng Dẻ hiện có 130 hộ dân với hơn 550 nhân khẩu, ngoài ra còn có 3 trường học đứng chân trên địa bàn. Nhiều học sinh Trường THCS Nậm Cắn khi được hỏi cũng cho biết, trong thời gian người ta đốt, xử lý rác, ngồi trong lớp học không khí cũng ngập ngụa mùi khói khét rẹt. Em Hờ Y Xia, học sinh lớp 9 Trường THCS Nậm Cắn cho biết: “Nhiều hôm rất khó thở”.
Bản Noọng Dẻ đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền địa phương đề nghị khắc phục tình trạng nói trên, đảm bảo cuộc sống cho bà con nhưng nguyện vọng này vẫn chưa được đáp ứng.

Veröffentlicht 16. März 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Landminen nach dem Krieg verbreiten in den Grenzgebieten Unsicherheit -xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An)- Bom mìn sau chiến tranh gieo rắc bất an cho người dân vùng biên   Leave a comment

Kỳ Sơn: Phát hiện hàng chục quả bom khi xây trường học

Trong quá trình san gạt mặt bằng công trình nhà bán trú học sinh tại trường PTDTBT THCS xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, lực lượng thi công đã phát hiện một số lượng lớn bom mìn, trong đó có hơn 10 quả bom bi, 1 quả pháo sáng. 19°25′23″N 104°07′57.9″E
24/02/2017 https://baonghean.vn/ky-son-phat-hien-hang-chuc-qua-bom-khi-xay-truong-hoc-129451.html


Ngoài ra, trong quá trình làm nương rẫy, người dân bản Noọng Dẻ, xã Nậm Cắn cũng phát hiện một quả bom khoảng 250 bảng Anh, tương đương trọng lượng 175 kg, cùng 40 quả bom bi, 3 đầu đạn pháo 37 li và một số vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Sau khi nhận được tin báo, Ban Công binh Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện Kỳ Sơn và lực lượng chức năng trên địa bàn xã Nậm Cắn tiến hành tháo gỡ, đưa đi tiêu hủy an toàn vào sáng ngày 24/2.


Ghé thăm làng nghề Noọng Dẻ, Nghệ An
Bản Noọng Dẻ, xã Nậm Cắn (Kỳ Sơn) nằm cách Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn khoảng 10 km, về phía Đông và cách Thị trấn Mường Xén chừng 10 km về phía Tây. Nép mình bên Quốc lộ 7A và nằm lưng chừng giữa đại ngàn Trường Sơn, Noọng Dẻ để lại ấn tượng cho những ai từng có dịp qua đây bởi những nếp nhà sàn thấp thoáng sườn non, và sắc màu thổ cẩm…
09/06/2014 https://mytour.vn/location/5709-ghe-tham-lang-nghe-noong-de-nghe-an.html
Bản là nơi quy tụ của 113 gia đình dân tộc Thái. Bao đời nay, người dân Noọng Dẻ sống dựa vào núi rừng, chủ yếu bằng nghề phát nương làm rẫy. Chị em phụ nữ còn có thêm nghề dệt thổ cẩm, một nghề truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Thái.
Nghề dệt thổ cẩm có lúc tưởng chừng như đứng trước nguy cơ mai một bởi sự xâm chiếm thị phần của các sản phẩm dệt công nghiệp, nhưng người dân Noọng Dẻ quyết tâm giữ lấy nghề tổ tiên để lại, lớp trước truyền nghề cho lớp sau, không ai nỡ vứt bỏ khung cửi khỏi hiên nhà. Mấy năm gần đây, một số mặt hàng dệt thổ cẩm có xu hướng trở lại khẳng định vị trí của mình, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ miền núi, vùng cao.

Bom mìn sau chiến tranh gieo rắc bất an cho người dân vùng biên
Chiến tranh đã lùi xa hơn 42 năm nhưng với người dân xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) nó vẫn lẩn khuất đâu đó dưới lòng đất, sau những ngọn cây bụi cỏ.
12/11/17 https://baomoi.com/bom-min-sau-chien-tranh-gieo-rac-bat-an-cho-nguoi-dan-vung-bien/c/25058141.epi
https://baomoi.com/tag/No%E1%BB%8Dng-D%E1%BA%BB.epi . https://baonghean.vn/tags/No%e1%bb%8dng-D%e1%ba%bb.html
Lợn ủi cũng thấy bom mìn …
Vào những năm kháng chiến chống Mỹ, Quốc lộ 7A qua cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn là tuyến giao thông chiến lược của quân ta nhằm vận chuyển sức người, sức của cho chiến trường Nam Làomiền Nam. Chính ở vị trí trọng yếu, nên địa bàn này thường xuyên bị không quân Mỹ ném bom, nã đạn tàn phá. Cũng hòng phong tỏa cung đường chiến lược này, ngoài những loại bom thông thường thì không quân Mỹ còn rải xuống đây hàng trăm tấn bom chum các loại.
Thời điểm đó các bản làng đều phải dời vào rừng núi ẩn nấp để tránh bom đạn máy bay Mỹ ném xuống. Gần như ngày nào cũng có máy bay vào bắn phá. Lúc đầu bom phá bình thường nhưng những năm sau không quân Mỹ ném xuống đây cả bom bi, bom tấn để phong tỏa cung đường. Có những trận bom bi ném xuống không nổ, rải dày mặt đất, chỉ dọn được dọc đường cho xe đi còn nữa nằm vương vãi khắp nơi” – ông Cụt Mặn Nòi (SN 1937), trú tại bản Nọng Dẻ, xã Nậm Cắn, nguyên Bí thư xã Nậm Cắn thời kỳ 1965 – 1971 cho biết.
Kết thúc chiến tranh, người dân từ sâu trong rừng núi trở về bản cũ để dựng lại nhà. Những hầm hào với bom đạn sót lại dày đặc nơi dân sinh sống, còn trên nương rẫy bom đạn sót lại nằm trong lòng đất bao nhiêu cũng chẳng ai thống kê nổi. Có những thời điểm người dân nhặt được bom mìn như nhặt đất đá, bà con gom lại chờ chính quyền xuống thu gom đưa đi xử lý. Lâu không thấy chính quyền xuống thì để vào các hốc cây hay quẳng ra bìa rừng.
Cứ như vậy người dân nơi đây sống chung với bom mìn. Nậm Cắn, có đủ loại bom đạn sót, từ đạn 12,7mm, đạn pháo, đạn súng cối, đạn B40 – B41, lựu đạn, pháo sáng, bom bi, bom tấn, rốc két … Nó nhiều đến nỗi người dân cho biết chỉ cần đàn lợn ủi đất để kiếm thức ăn cũng lộ ra bom đạn, có khi lợn còn „giúp“ lăn bom bi từ sườn đồi xuống nhà dân.
Nhiều lắm, có hôm lợn ủi kiếm ăn, bom bi lòi lên rồi lăn xuống dưới ngay chân nhà. Giờ cả khoảng đồi lớn đất tốt nhưng bom nhiều quá không dám phát để trồng cây. Lên đó còn phải đi lại cẩn thận chứ chưa nói đến chuyện đào bới” chị Tha Mè Thôn, trú tại bản Noọng Dẻ, xã Nậm Cắn cho biết.

Vừa qua khi tiến hành san lấp mặt bằng xây dựng Trường PTDTBT THCS xã Nậm Cắn, lực lượng chức năng đã phát hiện lượng lớn bom bi, đầu đạn pháo…
Mấy bữa nay đào đất để chuẩn bị dựng nhà thấy mấy quả bom bi với đầu đạn, chồng tôi gom để chỗ gốc cây chờ cán bộ xã đến gom. Còn trước đào mương xung quanh nhà cũ cũng thấy mấy quả đạn cối với đạn B40 nhưng chồng tôi sợ con nhặt nghịch chơi nên đem đi bỏ trong rừng rồi” – chị Ngân Thị Quyên (SN 1994) trú bản Noọng Dẻ nói.
Bom mìn còn sót nhiều tại các bản: Noọng Dẻ, Khánh Thành, Trường Sơn… của xã Nậm Cắn. Bom đạn nhiều tới mức chỉ cần một trận mưa, đất bị xói đi cũng thấy bom mìn lòi lên.

Nỗi đau đến từ lòng đất
Từ sau khi kết thúc chiến tranh đến nay, tại Nậm Cắn đã xảy ra 4 vụ tai nạn bom mìn làm 7 người chết, 1 người bị tàn tật. Gần đây nhất là vào năm 2015, khi ông Lương Phò Mun trong lúc phát rẫy đã va trúng một quả bom bi gây nổ làm ông tử vong ngay tại chỗ. Đau lòng nhất là vụ nổ đầu đạn B41 tại bản Khánh Thành làm 4 người tử vong, trong đó có 3 cha con trong một gia đình.
Gặp lại bà Lo Thị Thương, người phụ nữ duy nhất còn lại trong gia đình có ba cha con chết vì nổ đầu đạn B41 tại Khánh Thành, may mắn thoát nạn nhưng bà Thương cũng héo hon vì nỗi đau mất mát.
Bà kể, hôm đó ngày 14/7/2007, bà đang đi làm xa thì nghe báo tin chồng và hai đứa con trai cùng một đứa trẻ hàng xóm đã chết do nổ đầu đạn. Khi về đến nhà, bà đã ngất xỉu khi nhìn thấy thảm cảnh người chồng nát hết nửa thân dưới, hai đứa con nhiều vết thương trên cơ thể nằm bất động trên vũng máu. Quá đau xót bà bỏ luôn căn nhà cũ và chuyển đến một nơi khác sinh sống để mong vơi bớt xót xa.
Có con trai duy nhất chết trong vụ nổ ấy, ông Lô Văn Xiêng (SN 1964), trú tại bản Khánh Thành, xã Nậm Cắn) nghẹn ngào nhớ lại ngày định mệnh năm đó: “10 năm rồi nhưng tôi chẳng thể nào nguôi. Hôm đó, nó đi đánh bóng chuyền về muộn nên lấy cơm ăn rồi sang nhà anh Phò Thương (chồng bà Thương) chơi. Đang làm ở nhà tôi bỗng nghe tiếng nổ lớn nên chạy sang thấy anh Phò Thương thì nát nửa phần dưới và hai đứa con trai đã chết bị hất văng ra nhiều hướng. Còn con trai tôi ở xa hơn thì máu me đầy người nhưng vẫn còn sống. Tôi vội lại ôm con và hô hoán người dân rồi đưa con đi cấp cứu. Tưởng nó qua được nhưng đến nơi bệnh viện thì nó cũng đi với ba cha con anh Thương”.
Còn với bà Lương Mẹ Mun, trú tại bản Noọng Dẻ, vừa mất đi người chồng thì nỗi đau vẫn nguyên còn đó. Nay mắt đã kém, tai cũng bị điếc mà chỉ thui thủi một mình bên khung cửi. Năm 2015, chồng bà Mun cùng các con lên rẫy để phát cây cối chuẩn bị cho vụ mùa mới. Khi cả khoảng đồi mênh mông phát đã gần xong chỉ còn manh nhỏ bằng chiếc bàn, ông bảo các con gom đồ để về còn mình lên làm nốt rồi về.
Khi mấy đứa con vừa quay lưng thì một tiếng nổ xé tai. Ngoảnh lại thấy người cha đã bị hất văng nằm trên rẫy. Từ đó, mảnh rẫy cũng bỏ không chẳng ai dám đến làm nữa.
Hôm đó, nếu rẫy còn nhiều chỗ chưa phát chắc không chỉ ông ấy chết. Giờ nghĩ lại mà tôi vẫn chưa hết lạnh sống lưng” – Mẹ Mun đỏ hoe đôi mắt nói.
Nỗi đau cứ thế vẫn ngấm ngầm đeo đuổi đời sống từng mái nhà đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Nhưng khốn nỗi chính quyền khó khăn, việc xử lý bom mìn sót lại không thể thực hiện triệt để. Theo ông Lầu Bá Tồng, Xã đội trưởng Nậm Cắn thì ngoài lần công binh về rà phá bom mìn dọc ven QL7A để mở rộng đường thì gần như chỉ có khi nào người dân phát hiện bom mìn cơ quan chức năng mới đến xử lý.
Mỗi khi dân xây nhà, làm rẫy, phát hiện bom mìn chúng tôi mới báo BCH Quân sự huyện xuống xử lý. Bom mìn sót lại còn nhiều lắm. Chúng tôi thỉnh thoảng dùng xe tải gom các loại đạn dược cỡ nhỏ do nhân dân phát hiện gom nhặt đưa về xã. Xử lý bằng cách đào hố rải nilon, cho bom mìn vào và đổ muối chôn lấp. Mối hố như vậy, chúng tôi lại trồng một cây ăn quả lên đó để đánh dấu. Giờ nếu tính theo các cây trồng và hố chôn chắc cũng đến cả tấn bom mìn rồi„.
Mong cơ quan chức năng không rà phá được bom trên các ngọn đồi thì cũng rà phá tại các khu dân cư. Để người dân yên tâm sinh sống, làm ăn và không còn những cái chết thương tâm nữa” – ông Lầu Bá Tồng nói.


ngày 8/3 part 5 Trường PT DTBT THCS Nậm Cắn 14.03.2018 veröffentlicht

 

Veröffentlicht 15. März 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,