Archiv für das Schlagwort ‘ha giang

Erleben Sie das Tourprogramm „Auf seinen Spuren marschieren“, in den Grenzgemeinden des Bezirks Vi Xuyen (Ha Giang) – Trải nghiệm chương trình du lịch “Hành quân theo bước chân anh”   Leave a comment

Trải nghiệm chương trình du lịch Hành quân theo bước chân anh

Mặc bộ trang phục của người lính, hành quân trên dốc núi quanh co để cảm nhận sự vất vả và những hy sinh mà những chiến sĩ năm xưa đã trải qua để bảo vệ tuyến biên giới nơi địa đầu Tổ quốc. Đó là cảm nhận của du khách khi trải nghiệm chương trình du lịch “Hành quân theo bước chân anh” được tổ chức tại các xã biên giới thuộc huyện Vị Xuyên (Hà Giang).
24/03/2024 – 17:23 https://nhandan.vn/trai-nghiem-chuong-trinh-du-lich-hanh-quan-theo-buoc-chan-anh-post801365.html

Ngày 24/3, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang phối hợp với Tỉnh đoàn Hà Giang tổ chức chương trình du lịch trải nghiệm “Hành quân theo bước chân anh”. Có hơn 110 đoàn viên, thanh niên trong tỉnh và du khách trong và ngoài tỉnh tham gia chương trình.
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, các xã biên giới của huyện Vị Xuyên nói chung và xã Thanh Thủy nói riêng là chiến trường ác liệt. Nơi đây, những người lính đã hành quân bộ trên những sườn núi cao để lên biên giới chiến đấu, giữ từng tấc đất quê hương.
Chương trình nhằm giúp du khách cảm nhận được sự vất vả và hy sinh to lớn của những chiến sĩ năm xưa không tiếc máu xương vì độc lập, tự do của dân tộc, từ đó bước tiếp hành trình cách mạng của các anh. Chương trình đã đưa du khách đến với nhiều địa điểm lịch sử, nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa, hướng về nguồn cội mang những giá trị đặc trưng riêng.
Tham gia hoạt động này, du khách mặc trang phục của người lính, thắp hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại điểm cao 468, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên. Tại đây, du khách được nghe tóm tắt câu chuyện lịch sử trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc từ những cựu chiến binh đã trực tiếp chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên.
Tiếp đó, du khách hành quân đến trạm phẫu tiền phương ở thôn làng Pinh (thôn Thanh Sơn, xã Thanh Thủy, Vị Xuyên; dâng hương tại Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ làng Pinh. Tiếp đó du khách được trải nghiệm hành quân trên tuyến đường dài 15km từ thôn Thanh Sơn qua một số địa danh như: Dãy nhà hậu phẫu, suối máu làng Pinh, thác âm phủ, đường hào mùa xuân và điểm cuối là thôn Nà Toong, xã Thanh Thủy.
Ông Lại Quốc Tĩnh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang cho biết: Thông qua chương trình nhằm phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ” của nhân dân ta, đặc biệt là giáo dục tinh thần yêu nước của tuổi trẻ Hà Giang nói riêng và của đoàn viên, thanh niên cả nước nói chung.
Bên cạnh đó, thông qua chương trình nhằm tiếp tục quảng bá, kích cầu thu hút khách du lịch đến Hà Giang qua loại hình du lịch trải nghiệm, tâm linh. Đặc biệt, Hà Giang muốn xây dựng một sản phẩm du lịch mới để các công ty lữ hành khai thác, tạo ra mục tiêu kép vừa giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ, hun đúc tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Hà Giang là địa phương có truyền thống cách mạng hào hùng với nhiều di tích lịch sử-văn hóa. Việc tổ chức tour du lịch trải nghiệm như „Hành quân theo bước chân anh“ nhằm phát huy truyền thống „uống nước nhớ nguồn“, „nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ“; tiếp tục quảng bá, kích cầu thu hút khách du lịch đến Hà Giang.

Veröffentlicht 25. März 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Helfen Sie den ethnischen Minderheiten den Hunger zu beseitigen und die Armut durch nachhaltige Tourismusentwicklung zu reduzieren – Giúp đồng bào dân tộc thiểu số xóa đói giảm nghèo từ phát triển du lịch bền vững   Leave a comment

Giúp đồng bào dân tộc thiểu số xóa đói giảm nghèo từ phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững, bảo tồn và khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống là “bí quyết” thành công của làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H’Mông (thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang). Đây cũng là hướng đi tạo đột phá cho phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, giúp xóa đói giảm nghèo cho bà con dân tộc thiểu số tại miền đất cực bắc của Tổ quốc. 23°11′45.4″N 105°24′27.8″E
17/03/2024 – 23:20 https://nhandan.vn/giup-dong-bao-dan-toc-thieu-so-xoa-doi-giam-ngheo-tu-phat-trien-du-lich-ben-vung-post800387.html
Tạo đột phá từ du lịch cộng đồng
Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H’Mông tọa lạc trên diện tích trên 27.000 m2, bao quanh là núi đá kỳ vĩ. Đứng từ xa, quang cảnh tại làng văn hóa du lịch lập tức gây ấn tượng với du khách bởi các homestay được thiết kế theo lối kiến trúc mang đậm bản sắc của dân tộc H’Mông, và được bố trí theo hình vòng cung giống như những bông hoa, giữa là khu vực sân chơi công cộng. Dù đã là cuối tháng ba nhưng dọc lối vào làng văn hóa, hoa đào vẫn đua sau khoe sắc, tạo nên một cách sắc vô cùng thơ mộng.
Được khởi công xây dựng từ tháng 12/2016 và đi vào hoạt động từ tháng 4/2019, đến nay làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H’Mông đã trở thành một điểm đến được yêu thích của nhiều du khách trong nước và nước ngoài.
Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc không khí tại làng văn hóa trở nên sôi động và vô cùng náo nhiệt. Tiếng sáo, tiếng khèn, tiếng hát và những tiếng cười nói vang lên rộn rã tại khu vực trung tâm cũng như các homestay. Ít người biết rằng trước khi làng văn hóa đi vào hoạt động, cuộc sống của bà con nơi đây gặp vô vàn khó khăn, kinh tế chậm phát triển. Với địa hình có tới 80% diện tích lộ đá vôi, quanh năm thiếu nước nên người dân thuần túy làm nông nghiệp, hầu như chỉ biết trông chờ vào nuôi dê, bò và trồng ngô.
Nhằm tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, các cấp chính quyền đã xác định việc cần chuyển hướng mạnh mẽ sang lĩnh vực du lịch. Chính vì thế sau nhiều lần họp bàn, chọn được khu vực đất đai tương đối bằng phẳng tại thôn Pả Vi Hạ, cách trung tâm Mèo Vạc khoảng 6km, giao thông thuận lợi, chính quyền đã tiến hành giải tỏa, thu hồi đất và đầu tư hạ tầng để phát triển du lịch.
Sau một thời gian tuyên truyền, vận động cũng như tạo cơ chế chính sách thuận lợi cho bà con như hỗ trợ mặt bằng 50 năm không lấy phí đối với các hộ dân; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội có cơ chế giảm lãi suất đối với các hộ tham gia kinh doanh dịch vụ… nhờ vậy đã có 28 hộ đồng bào dân tộc tham gia đầu tư, kinh doanh homestay tại làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H’Mông.
Nhớ lại những ngày đầu, chị Hoàng Thị Hiên, chủ homestay Pả Vi cho biết, chị và nhiều người dân nơi đây vốn lâu nay chỉ quen làm nông nghiệp, nay bước sang lĩnh vực hoàn toàn mới nên không khỏi bỡ ngỡ và có phần lo lắng. Nắm bắt được tâm tư đó, chính quyền địa phương đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ đón khách du lịch cho các chủ hộ, cũng như kỹ năng phục vụ buồng phòng, lễ tân, đầu bếp, công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm…
Trước lượng khách nước ngoài đổ về làng văn hóa ngày một tăng cao, chính quyền địa phương chỉ đạo kịp thời việc mở các lớp đào tạo cấp tốc tiếng Anh cho bà con. Đồng thời chị Hoàng Thị Hiên và nhiều hộ gia đình khác được tạo điều kiện đi thăm quan, học hỏi các mô hình homestay hiệu quả tại Lào Cai, Hòa Bình, Thái Nguyên,… Nhờ vậy chị đã có những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để áp dụng tại cơ sở kinh doanh của mình.

Phát triển trên nguyên tắc bền vững
Thành công của mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H’Mông tại thôn Pả Vi Hạ chính là nhờ sự quyết tâm, đồng lòng của chính quyền địa phương và người dân nơi đây. Quan trọng nhất đó là việc kinh doanh du lịch được dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững, vừa bảo tồn vừa khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào H’Mông, đồng chú trọng công tác bảo vệ môi trường.
Đến với làng văn hóa, du khách được đắm mình vào không gian văn hóa giàu bản sắc của đồng bào H’Mông, từ cách trang trí tại các homestay, đến việc trải nghiệm các món ăn truyền thống và tham gia vào các trò chơi dân gian.
Nhằm đa dạng trải nghiệm cũng như chất lượng phục vụ khách du lịch, anh Hoàng Văn Sên, chủ homestay A Sên cho biết, cơ sở của mình còn có thêm dịch vụ tắm, ngâm chân bằng lá thuốc dân tộc. Còn homestay Pả Vi của chị Hoàng Thị Hiên luôn có sẵn các loại bánh do chính chị làm từ hạt tam giác mạch – một loại cây đặc sản của quê hương Hà Giang để phục vụ du khách.
Nhằm không ngừng tạo sức hấp dẫn với du khách thập phương, vào mỗi cuối tuần, tại nhà văn hóa cộng đồng còn diễn ra các buổi biểu diễn văn hóa, văn nghệ truyền thống miễn phí do đội văn nghệ của thôn thực hiện.
Thống kê của Phòng Văn hóa thông tin huyện Mèo Vạc cho biết, lượng khách đến làng văn hóa hiện chiếm tới 2/3 lượng khách đến với Mèo Vạc. Nhờ hoạt động hiệu quả, làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H’Mông đã thực sự tạo ra những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế-xã hội của thôn Pả Vi, huyện Mèo Vạc nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung. Người dân có thêm nhiều cơ hội việc làm, thu nhập ổn định, từng bước xóa được đói nghèo. Đây cũng là một hướng đi đúng đắn mà nhiều địa phương có thể học tập và nhân rộng.

Veröffentlicht 24. März 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Mais-Pho ist gesund und das Essen hilft Ihnen beim Abnehmen – Phở ngô lành tính và ăn sẽ giảm cân   Leave a comment

Thưởng thức hương vị mèn mén của người H’Mông trong từng sợi phở ngô

Sợi phở được làm từ hạt ngô địa phương, nước xương được ninh từ 60% củ quả, khiến những ai mắc bệnh huyết áp, béo phì đều bị hấp dẫn bởi lời giới thiệu khéo léo: “Phở ngô lành tính và ăn sẽ giảm cân” của đầu bếp Hoàng Mạnh Cầm tại Festival Phở 2024.
17/03/2024 – 13:31 https://nhandan.vn/thuong-thuc-huong-vi-men-men-cua-nguoi-hmong-trong-tung-soi-pho-ngo-post800353.html
Độc đáo Phở Ngô Hà Giang
Lần thứ hai mang đặc sản quê hương phở ngô đến lễ hội phở, tại Festival Phở 2024, lần này, anh Hoàng Mạnh Cầm (đầu bếp một khu nghỉ dưỡng tại Tráng Kìm, xã Đông Hà, huyện Quản Bạ, Hà Giang) mang theo toàn bộ đồ nghề, gồm cả máy xay bột ngô, tráng phở ngô, nấu nước dùng tại chỗ phục vụ du khách. 3 ngày Festival, quầy hàng phở ngô đặc biệt gây ấn tượng với phần trình diễn của những đầu bếp này.
Vừa xay xong mẻ bột ngô được cân đối tỷ lệ rất chính xác của ngô được nấu chín và ngô sống, anh Cầm cho hay, để cho ra được công thức này, anh và các đồng nghiệp phải mất tới nửa năm.
„Bản chất phở ngô là mèn mén – món bột ngô hấp gắn bó với sinh hoạt hàng ngày của dân tộc H’Mông. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được món mèn mén này. Chúng tôi nghĩ tới, làm thế nào để mang hương vị mèn mén để bất kỳ du khách nào đến Hà Giang cũng được thưởng thức“, anh Cầm tâm sự.
Anh và các đồng nghiệp bắt đầu hành trình đi tìm ra công thức làm sợi phở mà bột sánh, quện, dính vào cuối năm 2020. „Mỗi ngày, ngoài thời gian làm chính trong bếp, tôi lại ngâm ngô, tìm ra công thức mới. Thất bại liên tiếp đến vì không tìm ra được công thức chuẩn. Lúc thì bánh tráng không kết dính, lúc thì bánh bết… tôi cũng rất nản chí“, anh Cầm chia sẻ.
Bản chất phở ngô là mèn mén – món bột ngô hấp gắn bó với sinh hoạt hàng ngày của dân tộc H’Mông. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được món mèn mén này. Chúng tôi nghĩ tới, làm thế nào để mang hương vị mèn mén đến với thực khách qua một món ăn nào đó, để bất kỳ du khách nào đến Hà Giang cũng được thưởng thức.
Anh Hoàng Mạnh Cầm
Để làm ra được công thức này, anh Hoàng Cầm tiết lộ, anh phải mất tới việc mua ngô nguyên liệu từ 3-4 nương ngô mới có được công thức thành công. Để làm phở ngô, các đầu bếp phải cân đối tỷ lệ pha ngô sống và chín cho hài hòa, tạo sự gắn kết với nhau. Điều này đặc biệt khó hơn pha phở gạo vì bột ngô rất khó làm bánh gắn kết.
„Công thức đòi hỏi tỷ lệ nhất định, cụ thể, chính xác của một phần ngô đã được nấu chín như cơm và một phần ngô sống, cho ra thành phẩm mềm, dẻo như bây giờ“, anh Cầm nói.
Để làm ra sợi phở có màu vàng óng, hạt ngô cần được tách lõi mang đi phơi khô, nghiền sơ, đãi sạch và ngâm ít nhất 8 tiếng để ngô nở ra và dễ dàng xay thành bột, sau đó trộn thêm nước. Để tạo sợi phở, bột sẽ được hấp đến khi chín đều là có thể lấy ra. Khi bánh phở nguội sẽ được gắp thành miếng và đem thái sợi.
„Bánh phở ngô được tráng tay như bánh phở truyền thống nhưng ngô có tính kết dính kém hơn gạo nên đòi hỏi kỹ thuật khó hơn. Khi chín, bánh phở chuyển sang màu vàng đậm“, anh Cầm vừa nói, vừa thoăn thoắt tay lấy bánh tráng ra khỏi nồi hấp.
Cuối năm 2022, sản phẩm bánh phở ngô tráng tay mới thật sự thành công. Và từ đó tới nay, trung bình một ngày, tại khu nghỉ dưỡng này, các đầu bếp tráng 50kg bánh phở phục vụ du khách.
Cũng trong năm này, anh và các đầu bếp khu nghỉ dưỡng tham gia cuộc thi „Đi tìm người nấu phở ngon“ do Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức giành giải Hoa hồi vàng (giải cao nhất) với món phở ngô.
Cùng với cá bống, cháo ngũ tẩu, phở ngô là một trong 3 món chỉ dẫn địa lý ẩm thực của tỉnh Hà Giang. Sự kết hợp giữa cách nấu phở dưới xuôi với các nguyên liệu vùng cao nguyên đá giúp Phở Ngô Hà Giang lọt vào danh sách 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam năm 2022.
Món phở ngô tráng tay thủ công mang đến một hương vị phở mới với hương thơm dịu nhẹ, vị ngọt thanh tao của hạt ngô và mang thương hiệu Phở Ngô H’Mong.
Sự thành công ấy, không chỉ là hạnh phúc của một người đầu bếp trên hành trình tìm kiếm cái mới, mà còn là niềm tự hào được giới thiệu với du khách món ăn dân dã người Hà Giang giờ trở thành đặc sản. „Ăn phở ngô, bạn cũng đã được thưởng thức văn hóa của người H’Mông“, anh Hoàng Cầm nhoẻn miệng cười.
Điểm đặc sắc nữa của phở ngô, chính là nồi nước dùng được ninh với tỷ lệ khoảng 60% củ quả vùng cao nguyên đá, gia vị, trong đó có những gia vị đặc trưng của vùng Hà Giang, tạo nên vị thanh, ngọt. „Tuy nhiên, đây không phải là cái ngọt của mì chính vị cuối“, anh Cầm nói.
Và thịt bò được dùng cho món phở đặc trưng này chỉ duy nhất có món nạm bò phù hợp. Quy trình nấu nạm bò cũng rất khắt khe, đòi hỏi phải đủ thảo dược của Hà Giang để thịt thơm, mềm, không làm mất vị thanh của bát phở.
„Đặc biệt, tỷ lệ tinh bột không nhiều của phở ngô so với phở gạo nên dinh dưỡng của phở ngô rất tốt cho những ai béo phì, tăng huyết áp hoặc mong muốn giảm cân“, anh Cầm nói.

Ước mơ đưa Phở ngô Hà Giang phục vụ đông đảo người dân
Chị Nguyễn Thị H. (Nam Định) cho hay, chị được nghe giới thiệu về phở ngô đã lâu, nhưng chưa một lần được thưởng thức vì không phải là khách trong khu nghỉ dưỡng. Lần này được thưởng thức ngay tại mảnh đất phở truyền thống Nam Định, chị H. tâm sự, phở ngô có vị thanh rất đặc biệt và không tạo cảm giác ngấy mùi thịt bò như phở truyền thống. „Tôi rất thích ăn phở, nhưng sợ béo và có bệnh tiền tiểu đường. Nếu ở quê tôi mà có bán phở ngô, tôi sẽ là khách hàng trung thành“, chị H. chia sẻ.
Là thực khách từ Hà Nội đến Nam Định tham dự Festival Phở 2024, anh Trần Minh Đ. (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, lần đầu tiên anh được thưởng thức nhiều vị phở ngon ngoài phở truyền thống phía bắc. Trong đó, phở ngô mang đến cho anh một sự thích thú đặc biệt vì mùi vị rất thơm, thanh đạm, nhưng không tạo cảm giác ngấy. „Tôi hy vọng phở ngô sớm có mặt ở Hà Nội“, anh Đ. nói.
Hiện phở ngô là món ăn đặc sản của Hà Giang, nhưng chỉ những ai đến nghỉ dưỡng mới có cơ hội thưởng thức. Trung bình, mỗi ngày quầy hàng phục vụ khoảng 100-200 bát phở nhỏ.
Theo anh Hoàng Mạnh Cầm, nếu tính đủ chi phí để bán một bát phở ngô ra thị trường, giá thành có thể lên tới 60 nghìn đồng/bát.
Nguyên liệu đầu vào là ngô hiện rất đắt đỏ, loại ngô địa phương nguyên chất hiện có giá khoảng 100.000 đồng/cân.
Tuy nhiên, anh và ban lãnh đạo của khu nghỉ dưỡng cũng đang có kế hoạch đưa Phở ngô Hà Giang ra khỏi khuôn khổ khu nghỉ dưỡng, phục vụ người dân Hà Giang và du khách thập phương đến tham quan Hà Giang. „Điều đó cần lộ trình, nhưng những người con quê hương chúng tôi rất muốn phở ngô thật sự đi được nhiều nơi ngoài mảnh đất Hà Giang“, anh Mạnh Cầm chia sẻ.

Veröffentlicht 22. März 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Ha Giang genehmigte ein Projekt zur Erhebung von Gebühren für den Besuch des Dong Van Karst Plateaus – Hà Giang phê duyệt đề án thu phí tham quan Cao nguyên đá Đồng Văn – Mức thu phí đề xuất là: Người lớn 30 nghìn/người/đêm; trẻ em 15 nghìn/người/đêm   Leave a comment

Hà Giang phê duyệt đề án thu phí tham quan Cao nguyên đá Đồng Văn

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang vừa có quyết định phê duyệt đề án thu phí tham quan Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn và giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện các nội dung theo đề án đã phê duyệt.
01/11/2023 – 16:00 https://nhandan.vn/ha-giang-phe-duyet-de-an-thu-phi-tham-quan-cao-nguyen-da-dong-van-post780509.html
Theo đề án, đối tượng thu phí là khách du lịch đến vùng công viên địa chất, bao gồm tất cả các loại hình du lịch.
Mức thu phí đề xuất là: Người lớn 30 nghìn/người/đêm; trẻ em 15 nghìn/người/đêm.
Theo ước tính, năm 2024, lượng khách vào công viên địa chất có thể thu phí là hơn 1,7 triệu người, dự kiến thu được khoảng 48 tỷ đồng.
Đơn vị quản lý thu phí là Ủy ban nhân dân các huyện, xã, thị trấn vùng công viên địa chất. Trong đó cấp huyện có trách nhiệm in ấn, phát hành vé, tổ chức quản lý thu phí, cấp phát vé cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú; các xã, thị trấn có trách nhiệm tổ chức quản lý thu phí, cấp phát vé.
Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn vùng công viên địa chất sẽ trực tiếp thu phí khách du lịch.
Về phương án sử dụng phí: Chi cho đơn vị tổ chức quản lý thu phí 20%; chi cho đơn vị trực tiếp thu phí 20%; nguồn thu còn lại 60% nộp ngân sách nhà nước và sẽ bố trí cho các nhiệm vụ bảo tồn, bảo vệ và phát huy các giá trị công viên địa chất.

Veröffentlicht 3. November 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Baumpflanzprogramm „Gesund leben und grün beitragen“ in ressourcenarmen Waldgebieten im Du Gia-Nationalpark – Trồng rừng bền vững tại Vườn Quốc gia Du Già   Leave a comment

Trồng rừng bền vững tại Vườn Quốc gia Du Già

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang phối hợp với Trung tâm Truyền thông, Bộ Tài Nguyên và Môi trường vừa tổ chức chương trình trồng cây “Sống khỏe góp xanh” ở những khu vực rừng nghèo tài nguyên tại Vườn Quốc gia Du Già.
18/03/2023 – 17:44 https://nhandan.vn/trong-rung-ben-vung-tai-vuon-quoc-gia-du-gia-post743566.html

Vườn Quốc gia Du Già (Hà Giang) có diện tích hơn 15 nghìn ha. Đây là khu rừng đặc dụng có nhiều loài động, thực vật quý hiếm với hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Tuy nhiên một phần diện tích rừng đã bị suy thoái do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Chương trình “Sống khỏe góp xanh”, chung sức trồng một tỷ cây xanh vì một Việt Nam xanh của Trung tâm Truyền thông, Bộ Tài Nguyên và Môi trường được triển khai tại 13 tỉnh thành trong cả nước.
Tại Hà Giang, chương trình khai tại những khu vực rừng kém hiệu quả thuộc Vườn Quốc gia Du Già, có sự chung tay góp sức của lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương.
Mục đích của chương trình trồng cây “Sống khỏe góp xanh” nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân; phục hồi rừng, tăng độ che phủ trên diện tích đất lâm nghiệp, nâng cao khả năng phòng hộ đầu nguồn; bảo tồn và nâng cao tính đa dạng sinh học, phục hồi bền vững môi trường sinh thái rừng; tạo việc làm cho người lao động, phát triển kinh tế xã hội; lan tỏa lối sống xanh, khỏe mạnh tới người dân Việt Nam, đồng thời hưởng ứng lời kêu gọi trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ.
Chương trình triển khai trồng rừng trên diện tích 5ha, với hơn 10 nghìn cây giống bản địa là dổi, lim xanh, quế. Đây là những loại cây có hàm lượng hấp thụ cacbon tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng địa phương.
Việc bổ sung trồng mới này sẽ làm tăng độ che phủ rừng, nâng cao khả năng điều tiết của rừng phòng hộ đầu nguồn và mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Vườn quốc gia Du Già https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%E1%BB%9Dn_qu%E1%BB%91c_gia_Du_Gi%C3%A0
thôn Khuổi Lòa, xã Minh Sơn, huyện Bắc, Hà Giang Mê 22°50′01.7″N 105°09′45.2″E

Veröffentlicht 18. März 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Internationaler Marathon „Laufen auf der Straße des Glücks“ Meo Vac (Ha Giang) – Giải Marathon quốc tế “Chạy trên cung đường Hạnh phúc”   Leave a comment

Giải Marathon quốc tếChạy trên cung đường Hạnh phúc

Ngày 9/10, tại huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã diễn ra giải Marathon quốc tếChạy trên cung đường Hạnh phúcnăm 2022.
09/10/2022 – 17:23 https://nhandan.vn/giai-marathon-quoc-te-chay-tren-cung-duong-hanh-phuc-post718997.html
Giải năm nay thu hút sự tham gia của 2.300 vận động viên, trong đó có 2.260 vận động viên đến từ các tỉnh, thành trong nước và 40 vận động viên là người nước ngoài. Giải có 4 cự ly thi đấu gồm: 42km; 21km; 12km và 6km.
Tham gia giải, các vận động viên được trải nghiệm những cung đường quanh co, uốn lượn với cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ, mang đến cho các vận động viên sự hứng khởi và những trải nghiệm thú vị.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý cho biết, giải Marathon quốc tế “Chạy trên cung đường Hạnh phúc” là giải đấu thường niên hằng năm được tỉnh Hà Giang tổ chức. Ngoài ý nghĩa hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ” thì còn có ý nghĩa mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu văn hóa, thể thao với các tỉnh trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, thông qua giải cũng góp phần quảng bá hình ảnh về vẻ đẹp con người, thiên nhiên, văn hóa Hà Giang nhằm thúc đẩy phát triển du lịch.
Kết thúc giải, ban tổ chức trao các giải nhất, nhì, ba cho các vận động viên ở các nội dung thi đấu. Đồng thời trao cúp tri ân các đơn vị đã đồng hành và tài trợ, góp phần tạo thành công cho mùa giải năm nay.

Veröffentlicht 9. Oktober 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Aufbau einer vietnamesisch-chinesischen Grenze des Friedens, der Freundschaft und der Zusammenarbeit – Xây dựng đường biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác   Leave a comment

Xây dựng đường biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác

Ngày 16/9, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang (Việt Nam) phối hợp với trạm kiểm soát xuất, nhập cảnh biên phòng Thiên Bảo (huyện Ma Ly Pho, tỉnh Vân Nam-Trung Quốc) tổ chức tuần tra liên hợp, thực thi pháp luật trên biên giới. 22°56′09.4″N 104°51′03″E
17/09/2022 – 07:52 https://nhandan.vn/xay-dung-duong-bien-gioi-viet-trung-hoa-binh-huu-nghi-hop-tac-post715626.html
Hai bên đã cùng kiểm tra, kiểm soát đoạn biên giới từ mốc 261/2 đến khu vực mốc 260+500; trao đổi thông tin về tình hình hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, dịch Covid-19 và các biện pháp nhằm ngăn chặn các hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép.
Hai bên cũng thống nhất tăng cường hơn nữa hiệu quả trong thực thi pháp luật trên biên giới; kiểm tra mọi dấu hiệu, hướng đi của đường biên, mốc quốc giới hai bên phụ trách và các hành vi vi phạm pháp luật trên biên giới; đồng thời tuyên truyền cho nhân dân hai bên biên giới nâng cao nhận thức, chấp hành nghiêm pháp luật.
Qua kiểm tra, hệ thống đường biên, mốc quốc giới được giữ nguyên trạng; nhân dân hai bên luôn chấp hành nghiêm Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và Hiệp định về quản lý cửa khẩu.
Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực cửa khẩu hai bên luôn được bảo đảm.
Kết thúc buổi tuần tra, hai bên cùng tổ chức rút kinh nghiệm, thống nhất thời gian, địa điểm cho các buổi tuần tra tiếp theo.
Thời gian tới, khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát, đã trở lại trạng thái bình thường, thích ứng an toàn, hai bên tiếp tục tổ chức tuần tra kiểm soát chặt chẽ biên giới, thường xuyên tổ chức trao đổi thông tin; hội đàm, giao ban, trao đổi kinh nghiệm xây dựng đường biên, mốc giới ổn định.
Ngoài ra, hai bên phối hợp phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm xâm nhập qua biên giới, giữ vững đường biên cột mốc, xây dựng biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Veröffentlicht 18. September 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Neue Klasse von Arbeitern im Kautschukwald von Dong Nai – Lớp công nhân mới ở rừng cao-su Đồng Nai   Leave a comment

Lớp công nhân mới ở rừng cao-su Đồng Nai

Hành trang vào nam lập nghiệp của gần 1.000 lao động người Hà Giang suốt ba năm qua chỉ có ba-lô quần áo và một ít tiền dành dụm làm lộ phí. Bao nhiêu đó con người là bấy nhiêu kỳ vọng ở chuyến đi xa này. Họ tin tưởng, cây cao-su và đất lành Đồng Nai sẽ giúp họ có cuộc sống ấm no hơn.
16-06-2022, 05:55 https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/lop-cong-nhan-moi-o-rung-cao-su-dong-nai-701439/
Những năm gần đây, lực lượng lao động của Công ty TNHH một thành viên Tổng công ty Cao-su Đồng Nai và tám đơn vị thành viên ngày càng giảm do sự cạnh tranh của thị trường lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn của tỉnh Đồng Nai. Trước thực tế đó, để kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, lãnh đạo Tổng công ty đã bàn bạc và quyết định tìm kiếm tuyển dụng lao động tại tất cả các địa phương của tỉnh miền núi phía bắc là Hà Giang.

Niềm tin nơi vùng đất mới
Men theo những con đường đất chạy dọc các lô trồng cao-su ở Nông trường cao-su Cẩm Đường, xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, trong không khí se lạnh của buổi sớm mai, chúng tôi nghe vẳng từ xa tiếng cười tiếng nói của các công nhân đang đi cạo mủ cao-su vẳng lại.
Đến lô đang cho khai thác mủ của các tổ, chúng tôi không chỉ choáng ngợp bởi hàng nghìn cây cao-su đang vươn tán, hiên ngang, ngạo nghễ, mà còn thấy thật sự háo hức và phấn khích trước cảnh các công nhân đang miệt mài quanh những gốc cây cao-su. Từng đôi mắt chăm chú, tập trung, những đôi bàn tay lành nghề, thoăn thoắt xoay quanh thân cao-su; từng đường cạo sắc ngọt, vạch chéo thân cây, để rồi dòng nhựa trắng đục ứa ra, chảy xuống những chiếc bát treo sát thân cây. Đâu đó vang lên tiếng nói chuyện lao xao dưới vòm lá xanh tít tắp.
Chị Ly Thị Mua, công nhân khai thác Nông trường Cẩm Đường, bồi hồi nhớ lại những ngày đầu đặt chân đến Đồng Nai. Cách đây gần ba năm, chị Mua là Trưởng thôn Trù Xá, xã Sủng Thài, huyện Yên Minh, Hà Giang. Khi thấy Tổng công ty Cao-su Đồng Nai đến tuyển dụng vào làm công nhân cao-su chị đã xung phong tham gia và vận động chồng cùng đi. Vượt gần 2.000 km bằng đường bộ từ Hà Giang vào Đồng Nai, vợ chồng chị đã mang theo một ít tiền dằn túi để sinh hoạt trong thời gian đầu.
Chị cho biết, lần đầu vào nam và cũng là lần đầu rời xa quê hương nhưng vợ chồng chị có niềm tin mãnh liệt với vùng đất này. “Vợ chồng tôi xác định đi lập nghiệp là phải bám trụ chứ không được bỏ ngang giữa chừng. Công việc ban đầu tuy vất vả nhưng về sau cũng quen dần. Cán bộ lãnh đạo từ Tổng công ty đến Nông trường rất quan tâm đến đời sống của bà con mới vào. Chúng tôi được hỗ trợ thanh toán tiền vé xe đi vào đây. Được chăm lo, tạo điều kiện đầy đủ toàn diện từ nơi ăn, chốn ở, cơ sở vật chất thiết yếu trong sinh hoạt hằng ngày, việc học hành cho các em nhỏ. Chúng tôi vui lắm”, chị Mua chia sẻ.
Tới thăm khu nhà ở mới được Nông trường Cẩm Đường khánh thành với 42 phòng khép kín, diện tích 32m2/phòng, đủ cho 3 đến 4 người ở, mới thấy được sự chu đáo của ban lãnh đạo Tổng công ty Cao-su Đồng Nai dành cho công nhân, bà con dân tộc Hà Giang đang sinh sống ở đây để họ yên tâm lao động sản xuất gắn bó với đơn vị. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Cao-su Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng cho biết: Sau thời gian tuyển dụng, lực lượng lao động là người dân tộc thiểu số ở Hà Giang đã đáp ứng được các yêu cầu của công ty.
Các công nhân từ xa vào đây được công ty quan tâm chăm lo toàn diện đúng như đã hứa ban đầu. Tất cả các phòng ở đều được trang bị giường, chiếu, chăn, màn, quạt điện, nồi cơm điện, bình ga, bếp ga, nhà vệ sinh khép kín. Hằng tháng công nhân chỉ phải trả duy nhất chi phí tiền điện. “Mỗi phòng là 1 gia đình bao gồm hai vợ chồng và con. Với thanh niên chưa lập gia đình, chúng tôi bố trí 3 đến 4 người/phòng, nếu lập gia đình sẽ được bố trí ở riêng. Sắp tới, chúng tôi sẽ làm sân bóng chuyền và cầu lông ở khoảng đất trống ngay trước khu nhà ở để công nhân có thể tập luyện, vui chơi”- đồng chí Nguyễn Văn Thắng nói.
Trò chuyện với anh Sùng Seo Quán người dân tộc H’Mông, xã Bản Ngò, huyện Xín Mần, đang ngồi sửa quạt trước cửa phòng, anh tâm sự, năm nay anh 26 tuổi, cuộc sống quê nhà chỉ có làm ruộng, làm một vụ ăn cả năm, lúa gạo có dư đem bán cũng chẳng lời được bao nhiêu, thời gian rảnh nhiều mà không có việc làm. Tết Nguyên đán năm 2020 khi sang chơi nhà ông chú, anh được biết làm công nhân cao-su tại Đồng Nai có thu nhập khá, công việc ổn định. “Vợ chồng tôi về bàn với gia đình và không đắn đo, suy nghĩ nhiều mà thống nhất chờ Tết xong vào nam lập nghiệp luôn. Sau gần ba năm làm việc ở đây với thu nhập ổn định, hằng tháng gia đình tôi tiết kiệm được khoảng 10 triệu đồng, mỗi năm chúng tôi gửi về quê 100 triệu đồng còn lại để mua sắm thêm đồ dùng và đóng học phí cho con”- anh nói.
Chị Cháng Thị Máy cho biết, bà con Hà Giang vào làm công nhân cao-su qua mỗi năm càng nhiều bởi nghe tin nông trường trả lương cao và chế độ an sinh tốt. Chị động viên những người mới vào cố gắng chăm chỉ làm việc vì công việc ban đầu chưa quen cho nên chỉ được giao những việc đơn giản. Sau này, được giao nhiều việc hơn, thu nhập sẽ tăng lên theo năng lực bản thân làm được hằng ngày. Chị và các công nhân ở đây đã xem Đồng Nai là quê hương thứ hai.
Trong buổi gặp gỡ nhân Tháng Công nhân năm 2022 vừa qua, tại Nông trường Cẩm Đường, đồng chí Nguyễn Thế Hựu, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Cao-su Đồng Nai cam kết với công nhân, bất kỳ ai gặp khó khăn gì đều có thể đề xuất ý kiến với các cấp lãnh đạo, nông trường sẽ hỗ trợ kịp thời. Tất cả chế độ đãi ngộ hằng năm vẫn được giữ nguyên và đang đề xuất các cấp lãnh đạo nâng cao hơn so với mọi năm. Thí dụ như tiền tàu xe đi về dịp Tết, người giới thiệu lao động vào làm ổn định, chính vì vậy mọi người cứ yên tâm làm việc.

Môi trường rèn luyện, phấn đấu cho công nhân
Năm 2019, anh Giàng Mí Chu, người dân tộc H’Mông, thôn Trù Xá, xã Sủng Thài, huyện Yên Minh vào làm công nhân tại Nông trường Cẩm Đường. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ yêu cầu vào làm việc tại đây, anh phải điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày của mình để sớm thích nghi với công việc mới. Đam mê, phấn đấu trong công việc, anh liên tục được khen thưởng là công nhân xuất sắc của tổ. Thấy anh năng nổ, nhiệt tình, anh chị em công nhân tín nhiệm bầu anh làm Tổ trưởng Tổ Công đoàn Tổ 9. Từ đó, anh cùng với các thành viên trong tổ, cố gắng đưa hoạt động sản xuất của nông trường ngày càng đi vào chiều sâu.
Sau ba năm phấn đấu, đóng góp nhiều thành tích cho nông trường, tháng 10/2021 vừa qua, anh Chu đã được kết nạp Đảng. Anh chia sẻ, với vai trò đảng viên, anh tiếp tục đem những kiến thức, hiểu biết của mình tuyên truyền cho anh chị em hiểu hơn về quyền, nghĩa vụ của công nhân, để mọi người góp sức xây dựng nông trường, công ty ngày càng phát triển.
Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Nông trường Cẩm Đường, Phan Quang Bá cho biết: Một trong những giải pháp xuyên suốt, đồng bộ từ Đảng bộ Tổng công ty đến Đảng ủy Công ty đưa ra là luôn quan tâm, tạo điều kiện cho các đoàn thể quần chúng hoạt động; trong đó chỉ đạo phát động các phong trào phát huy sáng kiến trong công việc, tay nghề giỏi nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Đơn vị khuyến khích công nhân học tập nâng cao trình độ văn hóa qua việc hỗ trợ học phí, tặng học bổng, quà khi công nhân tự học và tốt nghiệp. Mới đây nhất đơn vị đã tạo điều kiện cho công nhân Giàng Mí Chu đã tốt nghiệp Trường trung cấp Kỹ thuật ở Hà Giang học lên đại học. Trường hợp công nhân Sùng Seo Quán dù mới vào làm được hơn hai năm nhưng đã phát huy năng lực, có nhiều thành tích trong các đợt thi đua, hiện là Tổ trưởng Tổ 2 quản lý trực tiếp 28 công nhân đều người dân tộc H’Mông.
Cũng theo đồng chí Phan Quang Bá, trong số các công nhân từ Hà Giang vào đây lập nghiệp có những người đã là đảng viên khi ở địa phương, vì đi xa không thể nào sinh hoạt Đảng được. Công ty đã làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng vào trong này để các đảng viên thuận tiện hơn. Thời gian tới, Đảng ủy công ty sẽ tiếp tục tổ chức các lớp cảm tình Đảng, phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ; giao nhiệm vụ cho Đoàn Thanh niên, Công đoàn thông qua các hoạt động phong trào để giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp.
Để tạo sân chơi, giải trí lành mạnh cho người lao động, hằng năm Ban Giám đốc và Công đoàn Nông trường đều tổ chức các hoạt động hội thao truyền thống như bóng chuyền, bóng đá, cầu lông và hội diễn văn nghệ quần chúng chào mừng các ngày lễ. Nhằm khích lệ tinh thần cho người lao động, hằng năm đều tổ chức tham quan, du lịch trong nước và nước ngoài nhân mùa nghỉ khai thác. Công đoàn công ty thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống cho người lao động bằng nhiều việc làm thiết thực như: tặng quà các gia đình chính sách, gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho công nhân lao động tại Bệnh viện đa khoa Cao-su Đồng Nai; ký thỏa ước lao động tập thể; ban hành phương án lương sửa đổi, bổ sung cho công nhân”- đồng chí Nguyễn Thanh Hoài, Chủ tịch Công đoàn Nông trường Cẩm Đường chia sẻ thêm.
Trên con đường nhựa dẫn vào vườn cao-su đang cho khai thác, chúng tôi gặp chị Cháng Thị Máy và các công nhân đang chuyền tay nhau những xô nặng trĩu mủ cao-su chuyển lên thùng chiếc ô-tô tải lớn chuẩn bị chuyển đi chế biến. Từ năm 2019 đến nay, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng chị Máy và hơn 470 công nhân trong các tổ lúc nào cũng có việc làm và thu nhập ổn định. Chị Máy cho biết: “Ba năm qua từ khi đặt chân đến mảnh đất này thu nhập của các công nhân đến từ Hà Giang luôn ổn định, năm sau cao hơn năm trước trung bình từ 9 đến 10 triệu đồng/tháng. Chúng tôi mua được xe máy, sắm đồ dùng trong nhà, gửi tiền về quê xây nhà, mua trâu. Chúng tôi rất yên tâm với cuộc sống ở đây và sẽ gắn bó lâu dài với Tổng công ty, nông trường và cây cao-su”

Veröffentlicht 18. Juni 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Ha Giang kümmert sich um Menschen die sich im Kampf um den Schutz der Nordgrenze verdient gemacht haben – Hà Giang chăm lo người có công trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc   Leave a comment

Hà Giang chăm lo người có công trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc

Sáng 17/2, khi mây mù vẫn còn phủ trắng trên những đỉnh núi cao nơi biên giới, đã có hàng trăm cựu chiến binh, người dân lên Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ mặt trận Vị Xuyên tại cao điểm 468, xã biên giới Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) để thắp hương tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ quốc. 22°54′34.8″N 104°50′47.4″E
17-02-2022, 12:14 https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/ha-giang-cham-lo-nguoi-co-cong-trong-cuoc-chien-dau-bao-ve-bien-gioi-phia-bac-686000/
Tính từ năm 1979 đến 1989, tại mặt trận Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang có nhiều sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc. Tại các cao điểm thuộc biên giới huyện Vị Xuyên đã diễn ra hàng nghìn trận đánh ác liệt. Nhiều chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để giữ vững từng tấc đất biên cương, trong đó có nhiều người vẫn còn nằm lại dưới thung sâu, khe đá chưa quy tập được.
Năm 2015, Ban liên lạc Hội Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên đã phát động ủng hộ xây dựng Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ mặt trận Vị Xuyên tại cao điểm 468, xã Thanh Thủy. Đến nay, công trình đã hoàn thành và trở thành điểm tụ họp hằng năm của các cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên, là điểm đến để tri ân các Anh hùng liệt sĩ, ôn lại truyền thống lịch sử.
Vừa qua, từ ngày 12 đến 13/2, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang phối hợp Tỉnh đoàn Hà Giang tổ chức chương trình du lịch trải nghiệm “Hành quân theo bước chân anh”.
Tham gia chương trình, du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động ý nghĩa như: viếng Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên; tham dự lễ thắp nến tri ân, cầu siêu hương hồn các Anh hùng liệt sĩ; tham quan làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Thanh Sơn, xã Thanh Thủy; dâng hương tại Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ mặt trận Vị Xuyên.

Điểm nhấn là du khách được trải nghiệm hoạt động đi bộ hành quân trên tuyến đường dài 15km từ thôn Thanh Sơn qua một số địa danh như: dãy nhà hậu phẫu, suối máu làng Pinh, thác âm phủ. Với hoạt động này, du khách cảm nhận được sự vất vả và hy sinh to lớn của những chiến sĩ năm xưa không tiếc máu xương vì độc lập, tự do của dân tộc, từ đó bước tiếp hành trình cách mạng của các Anh hùng liệt sĩ.
Sáng 17/2, nhiều cựu chiến binh trong và ngoài tỉnh lên Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ mặt trận Vị Xuyên để thắp hương tưởng nhớ những người đã ngã xuống để bảo vệ biên giới phía bắc.
Thăm chiến trường xưa, ông Nguyễn Trí Dũng, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang cho biết: “Lên Thanh Thủy những ngày đầu năm mới, tôi cảm thấy rất vui vì gặp lại nhiều đồng đội, thấy chiến trường xưa giờ đã có nhiều đổi thay. Nhưng băn khoăn, trăn trở vẫn còn, bởi những sườn đồi, điểm cao chưa sạch vật cản, hàng trăm liệt sĩ vẫn chưa được quy tập về cùng đồng đội”.
Theo thống kê của các đơn vị tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc tại tỉnh Hà Giang, có hơn 4.000 chiến sĩ đã hy sinh. Do điều kiện chiến tranh ác liệt, nhiều nghĩa trang riêng của các đơn vị bị pháo bắn phá, cày xới làm mất dấu tích, nhiều liệt sĩ không lấy được thi hài. Dọc tuyến biên giới Hà Giang, nhất là ở các điểm cao thuộc xã Thanh Đức, Thanh Thủy, Xín Chải, huyện Vị Xuyên vẫn còn khoảng 1.300 liệt sĩ nằm lại chiến trường.
Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang coi trọng công tác tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ bởi đây không chỉ là trách nhiệm của chính quyền mà còn là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, là nguyện vọng của cựu chiến binh, thân nhân những người đã ngã xuống vì Tổ quốc. Tỉnh tập trung nguồn lực, nhân lực để xây dựng kế hoạch khảo sát, điều tra, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
Qua các nguồn thông tin, tỉnh xác định còn nhiều liệt sĩ nằm lại trên những điểm cao trong khu vực rộng 1.700ha tại xã Thanh Đức, Thanh Thủy, Xín Chải, huyện Vị Xuyên. Khu vực này vẫn còn ô nhiễm bom mìn, để thực hiện quy tập hài cốt liệt sĩ, tỉnh xây dựng đề án rà phá bom mìn, quy tập hài cốt liệt sĩ và đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Từ năm 2020 đến nay, hơn chục đơn vị đã lên biên giới Vị Xuyên để tham gia rà phá bom mìn, vật liệu nổ. Dù điều kiện địa hình khó khăn, phức tạp, nhưng với quyết tâm cao, đến cuối năm 2020 đã hoàn thành để bàn giao diện tích đất sạch cho Đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang.
Thượng tá Trần Hữu Khanh, Trưởng ban Chính sách, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang cho biết: “Trong thời gian rà phá bom mìn, Đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ đã cử người phối hợp để thống kê số hầm, hào, công sự, vị trí nghi ngờ có hài cốt liệt sĩ, tính toán khối lượng đất đá, đánh dấu tọa độ, lập bản đồ để phục vụ công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ. Nơi biên giới khắc nghiệt, liệt sĩ hy sinh đã lâu nên hài cốt bị phân hủy ở mức độ cao, chậm ngày nào là cơ hội tìm thấy hài cốt liệt sĩ khó khăn ngày đó, Đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ luôn phải cố gắng để chạy đua với thời gian”.
Từ năm 2021 đến nay, Đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ đã đã tìm kiếm, quy tập được 14 bộ hài cốt tại các điểm cao thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên.

Tại Hà Giang, phong trào đền ơn đáp nghĩa được cấp ủy, chính quyền, nhân dân thực hiện sâu rộng với nhiều chương trình ý nghĩa như: xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa; tặng sổ tiết kiệm; chăm sóc thân nhân gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Sự quan tâm của chính quyền địa phương đã giúp các gia đình chính sách khá hơn. Toàn tỉnh có hơn 4.260 hộ gia đình chính sách và chỉ còn 13 hộ nghèo, hiện nay, các ngành, các cấp đang tập trung hỗ trợ cho các hộ vươn lên.
Đầu năm 2019, nhằm tri ân những người đã chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ quốc, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phối hợp nhóm từ thiện Thành phố Hồ Chí Minh gây quỹ hỗ trợ xây nhà cho 356 cựu chiến binh khó khăn về nhà ở tại Hà Giang.
Tiếp nối chương trình tri ân ý nghĩa đó, tháng 7/2019, Tỉnh ủy Hà Giang triển khai chương trình làm nhà cho người có công, cựu chiến binh nghèo và hộ nghèo khó khăn về nhà tại các xã biên giới với quy mô, số lượng, đối tượng rộng và toàn diện hơn.
Đến nay, tỉnh Hà Giang đã huy động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ hơn 306 tỷ đồng, huy động hơn 264 nghìn lượt người và 279 nghìn ngày công lao động hỗ trợ chương trình. Cả tỉnh đã có 5.131 hộ được hỗ trợ triển khai xây dựng nhà ở, gồm 239 hộ thuộc đối tượng chính sách, 557 hộ là cựu chiến binh nghèo, 1.844 hộ nghèo ở các xã biên giới và 2.491 hộ nghèo tại các xã nội địa.

Xung đột Việt–Trung 1979–1991 https://vi.wikipedia.org/wiki/Xung_%C4%91%E1%BB%99t_Vi%E1%BB%87t%E2%80%93Trung_1979%E2%80%931991
Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979 https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t%E2%80%93Trung_1979

Veröffentlicht 17. Februar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Gutes Grenzmanagement – Eine wichtige und heilige Aufgabe – Quản lý tốt đường biên giới – Nhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng   Leave a comment

Quản lý tốt đường biên giớiNhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng

Bisher hat Vietnam die Planung der gesamten fast 5.000 km langen Landgrenzlinie neben China, Laos und Kambodscha abgeschlossen und die Demarkations- und Markierungsarbeiten im Wesentlichen abgeschlossen.
Đến nay, Việt Nam đã hoạch định xong toàn tuyến biên giới đất liền dài gần 5.000km tiếp giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia và cơ bản đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc.
29/01/2022 06:00 https://vov.vn/chinh-tri/quan-ly-tot-duong-bien-gioi-nhiem-vu-quan-trong-va-thieng-lieng-post921283.vov
03/02/2022 14:51 https://dantri.com.vn/xa-hoi/viet-nam-va-cac-nuoc-hoach-dinh-phan-moc-bien-gioi-quoc-gia-nhu-the-nao-20
Với toàn tuyến biên giới đã được hoạch định xong và cơ bản hoàn thành công tác phân giới cắm mốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho rằng, đây là tiền đề để xây dựng đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

PV: Thứ trưởng đánh giá như thế nào về sự phối hợp giữa Việt Nam với các nước trong công tác quản lý và phát triển đường biên giới?
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: Đường biên giới hòa bình, ổn định là cầu nối quan trọng và là nền tảng vững chắc cho việc duy trì, thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, cũng như giao lưu và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực giữa các quốc gia có chung đường biên giới.
Đến nay, Việt Nam đã hoạch định xong toàn tuyến biên giới đất liền dài gần 5.000km tiếp giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia và cơ bản đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc (chỉ còn khoảng 16% đoạn biên giới giữa Việt Nam và Campuchia chưa được phân giới, cắm mốc). Đây là tiền đề hết sức quan trọng để xây dựng đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Phối hợp quản lý tốt biên giới là nhiệm vụ hết sức quan trọng của mỗi quốc gia. Ngay sau khi hoàn thành công tác hoạch định và phân giới cắm mốc trên thực địa, ta và các nước láng giềng đã ký kết các văn kiện pháp lý và thỏa thuận có liên quan về quản lý biên giới trên đất liền phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, đồng thời xây dựng cơ chế song phương phối hợp quản lý biên giới.
Trên cơ sở đó, thời gian qua, các bộ, ngành Trung ương và địa phương biên giới của Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng của các quốc gia láng giềng trong quản lý biên giới, thể hiện ở các nội dung như triển khai hiệu quả các văn kiện pháp lý, không ngừng phát huy vai trò của các cơ chế chỉ đạo, quản lý biên giới song phương đã thiết lập; tổ chức thường xuyên các hoạt động phối hợp tuần tra biên giới, tăng cường phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm qua biên giới, ngăn chặn di cư tự phát, xuất nhập cảnh trái phép, thúc đẩy giao lưu và hợp tác tại khu vực biên giới. Bên cạnh đó, nội dung phối hợp quản lý biên giới và thúc đẩy hợp tác tại khu vực biên giới luôn được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, địa phương coi trọng và đưa vào chương trình nghị sự trong các chuyến thăm, làm việc với các nước láng giềng.
Với nỗ lực chung của Việt Nam và các nước láng giềng, tình hình biên giới trên đất liền được duy trì cơ bản ổn định, đường biên giới và hệ thống mốc quốc giới được giữ vững, an ninh trật tự tại khu vực biên giới được bảo đảm, các vụ việc phát sinh được kịp thời phát hiện và xử lý cơ bản ổn thỏa; việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc 16% còn lại với Campuchia đang được tích cực thúc đẩy.
Giao lưu, hợp tác kinh tế – thương mại tại khu vực biên giới không ngừng được mở rộng, phát triển; công tác mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới được tích cực thúc đẩy. Ngoài ra, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, ta đã triển khai hiệu quả các cơ chế phối hợp phòng chống dịch bệnh tại khu vực biên giới, thúc đẩy duy trì hoạt động xuất hàng hóa.
Những kết quả quan trọng này đã góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định tại khu vực biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các địa phương biên giới và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghĩ và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia.

PV: Còn sự phối hợp giữa Bộ Ngoại giao và các bộ, ban, ngành, địa phương, đặc biệt là các tỉnh giáp biên… Liệu có điểm gì cần phải lưu ý hay thúc đẩy không, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: Đảng ta từng xác định, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, nhiệm vụ chung của tất cả các ngành, các cấp trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định rõ trách nhiệm, công tác phối hợp của các lực lượng trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới.
Thời gian qua, công tác phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và địa phương trong quản lý biên giới được triển khai một cách đồng bộ, bài bản, khoa học trên tất cả lĩnh vực liên quan.
Với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với công tác biên giới lãnh thổ, Bộ Ngoại giao phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các bộ, ban, ngành, nhất là Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên – Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương biên giới thực hiện tốt công tác phối hợp quản lý biên giới, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác tại khu vực biên giới, góp phần quan trọng vào việc đạt được những kết quả tích cực như nêu ở trên.
Để làm tốt hơn nữa công tác quản lý biên giới, thúc đẩy hợp tác phát triển, trong thời gian tới, các bộ, ban, ngành và địa phương cần tiếp tục phối hợp làm tốt hơn nữa một số nội dung công việc sau:
Thứ nhất, triển khai hiệu quả các văn kiện pháp lý, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ đã ký kết giữa Việt Nam và các nước láng giềng. Thứ hai, tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu chiến lược, tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách, hoàn thiện các cơ chế quản lý biên giới để phù hợp với tình hình mới. Thứ ba, từng bước hoàn thiện hơn nữa các cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin trong việc xử lý, ứng phó với vấn đề phát sinh. Thứ tư, tăng cường nghiên cứu, tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách nâng cao đời sống người dân, phát triển kinh tế – xã hội gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng tại khu vực biên giới.
Cuối cùng, tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về biên giới; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác biên giới lãnh thổ; triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, các văn kiện pháp lý, thỏa thuận song phương về công tác quản lý biên giới.

PV: Trong năm qua, Thứ trưởng có nhiều chuyến công tác đến các tỉnh vùng biên. Ấn tượng của Thứ trưởng về vai trò của người dân ở khu vực biên giới đối với công tác bảo đảm đường biên hòa bình, hữu nghị?
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: Trong nhiều chuyến công tác đến các tỉnh dọc theo chiều dài đất nước, cá nhân tôi có nhiều trải nghiệm sâu sắc đối với cuộc sống của đồng bào cũng như vai trò quan trọng của người dân ở khu vực biên giới đối với công tác bảo vệ biên giới, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị. Hơn ai hết, họ am hiểu về từng tấc đất, ngọn cây và luôn là những người đầu tiên nắm bắt các diễn biến xảy ra trên đường biên giới.
Có thể nói, người dân sinh sống tại khu vực biên giới chính là “tai mắt”, là những “cột mốc sống” đầu tiên trong công cuộc gìn giữ và bảo vệ biên giới bằng tình yêu quê hương, đất nước.
Vì vậy, những thông tin liên quan đến các vụ việc vi phạm trong vấn đề xâm canh, xâm cư, các hành vi phạm tội qua biên giới như buôn lậu, nhập cảnh trái phép, buôn bán người của các loại đối tượng hoặc hoạt động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ mà các lực lượng chức năng của chúng ta nắm bắt được có công sức không nhỏ của cư dân biên giới.
Chính những người dân ở khu vực biên giới đang từng ngày, từng giờ góp phần củng cố, bảo vệ vững chắc đường biên, mốc giới, xây dựng đường biên hòa bình, hữu nghị. Họ yêu quê hương, yêu đất nước bằng từng hành động nhỏ như bám trụ trên những mảnh đất vùng biên, làm nương làm rẫy, để ý quan sát, bảo vệ cột mốc không để xâm phạm, không để kẻ lạ mặt xâm nhập, báo tin cho bộ đội biên phòng…
Đánh giá vai trò quan trọng của người dân ở khu vực biên giới, ngày 9/1/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 01/CT-TTg về việc “tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, trong đó khẳng định: bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị với chủ thể là nhân dân.
Trong thời gian tới, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những nội dung liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới, để nhân dân biết, hiểu và nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ biên cương, góp phần vun đắp mối quan hệ giữa địa phương biên giới hai bên nói riêng và tổng thể quan hệ Việt Nam với các nước láng giềng nói chung; tạo thêm sự đồng thuận, tin tưởng của bà con đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác quản lý biên giới.
PV: Xin cảm ơn ông

Hệ thống cột mốc trên biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia – Núi sông bờ cõi | VTV4 06.05.2017
Biên giới Việt Nam-Campuchia là biên giới phân định chủ quyền quốc gia, trên đất liền và trên biển, giữa hai quốc gia láng giềng trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á là Việt Nam và Campuchia. Hiện tại, biên giới này được gọi là biên giới quốc gia giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia dài khoảng 1270 km.

Biên giới này gồm hai phần:
Phần đất liền là một đường biên trên bộ dài 1137 km[3], từ điểm cực bắc là cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia, đến điểm cực nam là điểm bờ biển vịnh Thái Lan ở Xà Xía, Hà Tiên tỉnh Kiên Giang Việt Nam.
Phần trên biển, tuy chưa được phân định thành đường biên cụ thể giữa hai quốc gia, nhưng đã được hai bên Việt Nam và Campuchia định nghĩa bằng một vùng nước lịch sử chung của hai nước theo chế độ nội thủy, nằm trong vịnh Thái Lan. Về tương lai đường biên giới trên biển giữa hai nước phải nằm trong vùng nước lịch sử này.
Biên giới Việt Nam-Campuchia được hình thành từ thế kỷ XVII, cùng với quá trình Nam tiến mở rộng lãnh thổ của người Việt, mà chủ thể đầu tiên là cư dân và chính quyền chúa Nguyễn (xứ Đàng Trong) của Đại Việt, xuống tới đồng bằng châu thổ sông Mê Kông và sông Đồng Nai, tiếp xúc trực tiếp với quốc gia láng giềng là vương quốc Khmer (tức vương quốc Cao Miên, Chân Lạp) của người Khmer. Vương quốc này từng có thời kỳ là Đế quốc Khmer lớn mạnh (trong thế kỷ IX đến thế kỷ XV) trước Đại Việt và Chăm Pa.
Điều kiện hình thành nên biên giới Việt Nam-Campuchia gồm hai yếu tố: đó là sự phát triển của Đại Việt như đế quốc ở khu vực Đông Nam Á (thôn tính Chiêm Thành trong nhiều thế kỷ, đặc biệt là giai đoạn các thế kỷ XV-XVII). Kết hợp với sự suy yếu của Đế quốc Khmer, trong nội trị (để hoang hóa lãnh thổ (vùng Thủy Chân Lạp), tranh chấp nội bộ), và bị ngoại xâm (thu hẹp lãnh thổ và can thiệp bởi các vương quốc Thái Lan cổ (Ayutthaya, Xiêm La)), từ thời điểm cực thịnh trước thế kỷ XV đến khi tiếp xúc với người Việt vào thế kỷ XVII, và tiếp về sau. Hai điều kiện này đảm bảo cho người Việt khai mở và xâm lấn, trong các thế kỷ XVII – XIX, một vùng đất mới ở phương nam vốn từng thuộc Đế quốc Khmer, vượt qua lãnh thổ Chiêm Thành.

Trung Quốc phát loa xua đuổi thường dân ở Hàng Rào Biên Giới 07.11.2021 Challenge Me – Hãy Thách Thức Tôi
Mốc 439 xã Thượng Phùng, Mèo Vạc, Hà Giang
Với các bạn yêu thích du lịch khám phá, khi tới các tỉnh vùng cao phía Bắc hầu hết đều rất muốn tới tham quan và tìm hiểu về đường biên giới thông qua hệ thống các cột mốc. Các mốc biên giới Việt Nam Trung Quốc từ 301-400 nằm trên địa bàn các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn của tỉnh Hà Giang. Tất cả các cột mốc này đều nằm trong sự quản lý và bảo vệ của các đồn biên phòng đóng tại địa phương, khi muốn tới đây các bạn lưu ý luôn liên hệ để xin phép nhé (trừ các mốc nằm ở các điểm du lịch, trong hoặc sát khu dân cư, nằm ngay mặt đường mà có thể tiếp cận dễ dàng). Ngoài ra, cần tuân thủ các quy định khi vào khu vực biên giới.

Bắt chuyện với người Trung Quốc qua bức Tường Biên Giới sát sông 01.01.2022 Challenge Me – Hãy Thách Thức Tôi

Veröffentlicht 4. Februar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Hai Duong stellt den Personenverkehr in einige Provinzen vorübergehend ein – Hải Dương tạm dừng vận tải hành khách đến một số tỉnh   Leave a comment

Hải Dương tạm dừng vận tải hành khách đến một số tỉnh

Ngày 5/11, ông Vũ Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hải Dương cho biết: Từ ngày hôm nay, tỉnh Hải Dương tạm dừng hoạt động vận tải hành khách bằng xe tuyến cố định, xe buýt, xe hợp đồng, xe taxi, xe du lịch từ Hải Dương đi/đến địa bàn một số tỉnh cho đến khi có thông báo mới.
05-11-2021, 11:35 https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/hai-duong-tam-dung-van-tai-hanh-khach-den-mot-so-tinh-672650/
Các phương tiện vận tải lưu thông trên quốc lộ 38, từ Hải Dương đi Bắc Ninh.
Các phương tiện vận tải lưu thông trên quốc lộ 38, từ Hải Dương đi Bắc Ninh.Theo đó, tỉnh tạm dừng hoạt động vận tải hành khách tới huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ); thành phố Hà Giang (tỉnh Hà Giang) và tỉnh Hưng Yên (trừ các trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ, xe vận chuyển phục vụ phòng chống dịch và các trường hợp cần thiết khác được sự cho phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền).
Đối với các phương tiện vận tải hành khách có hành trình đi qua các địa bàn nêu trên hoặc địa bàn thuộc các tỉnh, thành phố có dịch thì không được dừng, đỗ đón, trả khách. Các đơn vị kinh doanh vận tải tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chức năng, ngành Y tế trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Hải Dương và kiến nghị, xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm (nếu có).

Veröffentlicht 5. November 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Derzeit gibt es in der Provinz Ha Giang noch viele Arten von Bomben, Minen und gefährlichen Sprengstoffen aus dem Kampf zum Schutz der Nordgrenze – Trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện nay còn sót nhiều loại bom mìn, vật liệu nổ nguy hiểm từ cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc   Leave a comment

Hà Giang rà phát hiện hơn 7 nghìn vật liệu nổ sót lại sau chiến tranh

Ngày 18/10, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang đã tiến hành rà phá được hơn 7 nghìn vật liệu nổ sót lại trong chiến tranh tại gia đình ông Nguyễn Văn Nho, thôn Tiến Thắng, xã Phương Thiện, thành phố Hà Giang (Hà Giang). 22°46′22.3″N 104°58′18.1″E
18-10-2021, 21:20 https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/ha-giang-ra-phat-hien-hon-7-nghin-vat-lieu-no-sot-lai-sau-chien-tranh-670009/
Trong quá trình san lấp mặt bằng để làm nhà, gia đình ông Nguyễn Văn Nho đã phát hiện một số vật liệu nổ và báo cáo với cơ quan chức năng.
Các loại vật liệu nổ bao gồm: đạn 12,7 ly; đạn pháo phòng không 37mm; đạn cối 82; cối 100; mìn vướng nổ POM-Z2; lựu đạn chày và ngòi lựu đạn. Đây là các loại vật liệu nổ còn sót lại trong chiến tranh.
Thượng tá Trần Huy Thục, Trưởng ban Công binh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang cho biết: “Với số lượng vật liệu nổ rất lớn, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang tăng cường lực lượng để đẩy nhanh tiến độ rà phá, đồng thời tổ chức dò sâu từ 7 đến 10m, sau đó rà, phá sạch mìn, vật nổ để người dân yên tâm sinh sống, canh tác”.

Trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện nay còn sót nhiều loại bom mìn, vật liệu nổ nguy hiểm từ cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc. Nhiều diện tích đất khu vực biên giới bị ô nhiễm bom, mìn chưa được rà phá.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân khi phát hiện các loại bom đạn phải báo cáo với cơ quan chức năng để kịp thời xử lý, tuyệt đối không tự ý vận chuyển, buôn bán, tháo gỡ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Veröffentlicht 18. Oktober 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Suspendierung des Direktors des Nationalparks Du Gia – Đình chỉ công tác giám đốc Vườn quốc gia Du Già   Leave a comment

Đình chỉ công tác giám đốc Vườn quốc gia Du Già

Đầu tháng 6, trước thông tin xảy ra tình trạng khai thác gỗ nghiến trái phép tại Vườn quốc gia Du Già (khu vực thôn Lùng Càng, xã Minh Ngọc, huyện Bắc Mê), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn đã trực tiếp đi kiểm tra thực tế và chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
03-07-2021, 12:38 https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/dinh-chi-cong-tac-giam-doc-vuon-quoc-gia-du-gia-653467/
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tiến hành kiểm tra, xác định số lượng gỗ bị khai thác trái phép tại Vườn quốc gia Du Già; xem xét trách nhiệm của chủ rừng đối với Ban Quản lý rừng đặc dụng Du Già; kiểm tra, rà soát toàn diện trách nhiệm của chủ rừng đối với các ban quản lý rừng đặc dụng trực thuộc sở quản lý để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại yếu kém; phối hợp cơ quan công an để điều tra, xử lý vụ việc.
Ông Hoàng Hải Lý, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang cho biết: “Ngay sau khi có ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, chúng tôi đã thành lập hai tổ công tác do Phó Giám đốc Sở và Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh làm tổ trưởng đi thực tế kiểm tra diện tích rừng xảy ra tình trạng khai thác gỗ trái phép tại Vườn quốc gia Du Già. Đồng thời, đi kiểm tra toàn diện trách nhiệm của chủ rừng đối với các ban quản lý rừng đặc dụng trực thuộc sở quản lý để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại yếu kém”.
Theo kết quả kiểm tra, tính đến ngày 29/6, hai tổ công tác đã xác định có 66 cây gỗ nghiến (nhóm IIA) bị chặt hạ (cả cây bị chặt hạ đã lâu và cây mới bị chặt hạ) với khối lượng đo đếm sơ bộ hơn 700 m3. Các tổ công tác đã tiến hành lập hồ sơ đối với từng cây nghiến bị đốn hạ (xác định tọa độ, mô tả loại cây, kích thước, đánh số thứ tự).
Cũng trên địa bàn xã Minh Ngọc, từ ngày 21 đến 25/6, Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Mê đã phối hợp chính quyền địa phương tiến hành rà soát diện tích rừng sản xuất trên địa bàn thôn Lùng Càng, xã Minh Ngọc và phát hiện 21 cây gỗ nghiến bị khai thác trái phép, khối lượng hơn 70 m3. Đây là khu vực rừng sản xuất đã được Ủy ban nhân dân huyện Bắc Mê giao cho tập thể thôn Lùng Càng, xã Minh Ngọc quản lý.

Về xem xét trách nhiệm của chủ rừng đối với Ban Quản lý rừng đặc dụng Du Già, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp huyện Bắc Mê kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra tình trạng khai thác rừng trái phép trong khu vực Vườn quốc gia Du Già. Sau khi có kết quả kiểm tra cụ thể, tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật với cán bộ thuộc thẩm quyền nếu có dấu hiệu vi phạm.
Hiện tại, đã đình chỉ công tác đối với ông Hoàng Ngọc Thực, Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Du Già. Đồng thời, biệt phái cán bộ từ Ban Quản lý rừng đặc dụng Phong Quang vào điều hành công việc tại Ban Quản lý rừng đặc dụng Du Già.
Trao đổi với phóng viên về vụ việc này, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang cho biết: “Đây là vụ việc nghiêm trọng, phức tạp nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã giao cho Giám đốc Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các lực lượng chức năng thành lập chuyên án, mở rộng điều tra, xác minh vụ vi phạm và xử lý nghiêm các đối tượng có liên quan theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, cơ quan công an đang tiến hành điều tra, xử lý vụ việc. Do đó, kết quả xử lý vụ việc phải chờ kết luận cuối cùng của cơ quan công an”.
Trước thực trạng phá rừng ở Vườn quốc gia Du Già, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang cũng vừa ban hành văn bản yêu cầu các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo văn bản này, tỉnh Hà Giang yêu cầu các ngành, các cấp tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, bảo vệ rừng. Địa phương, chủ rừng nào buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, không quan tâm chỉ đạo để xảy ra tình trạng vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng phức tạp, nổi cộm hoặc để xảy ra cháy rừng nghiêm trọng thì chủ tịch các huyện, thành phố và thủ trưởng quản lý các đơn vị chủ rừng phải chịu trách nhiệm.
Văn bản này cũng yêu cầu các huyện, thành phố nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng; kiểm tra nguồn gốc lâm sản đưa vào chế biến ở các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản, tổ chức cho các cơ sở ký cam kết không đưa vào chế biến gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên. Nếu cơ sở nào vi phạm xử lý nghiêm theo quy định.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tiến hành rà soát nguồn nhân lực, kinh phí hoạt động, căn cứ điều kiện cụ thể để xây dựng phương án thành lập lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh tiếp tục thực hiện kế hoạch triệt phá các đường dây, ổ nhóm khai thác, mua bán, tàng trữ và vận chuyển lâm sản trái phép.

Veröffentlicht 3. Juli 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

VOV und die Provinz Ha Giang weihten das nationale Rundfunkzentrum auf dem Chieu Lau Thi ein – Khánh thành Trung tâm phát sóng quốc gia nằm ở độ cao nhất Việt Nam   Leave a comment

Khánh thành Trung tâm phát sóng Quốc gia Chiêu Lầu Thi

Chiều 21-4, UBND tỉnh Hà Giang phối hợp Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tổ chức Lễ khánh thành Trung tâm phát sóng quốc gia tại núi Chiêu Lầu Thi, xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì. Đây là công trình chào mừng cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. 22°39′44″N 104°36′12.4″E
21/04/2021, 18:48 http://www.baohagiang.vn/thoi-su-chinh-tri/202104/khanh-thanh-trung-tam-phat-song-quoc-gia-chieu-lau-thi-774876/
21-04-2021, 19:13 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/khanh-thanh-trung-tam-phat-song-quoc-gia-nam-o-do-cao-nhat-viet-nam–642821/
Chiều 21.4, tại xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì), UBND tỉnh phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam VOV tổ chức Lễ Khánh thành Trung tâm Phát thanh Quốc gia tại núi Chiêu Lầu Thi. Dự buổi lễ về phía T.Ư có các đồng chí: Hoành Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc T.Ư; Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Kinh tế T.Ư; Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc VOV. Tham dự buổi lễ có đồng chí Chẩu Văn Lâm, Uỷ viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang; Thường trực UBND tỉnh Tuyên Quang cùng Đoàn công tác. Về phía tỉnh ta có các đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Thường trực HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh; các đồng chí Uỷ viên BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo một số sở, ngành và huyện Hoàng Su Phì.

Thực hiện chương trình phối hợp giữa tỉnh Hà Giang và VOV, Công trình Trung tâm phát sóng Quốc gia tại Chiêu Lầu Thi gồm hạng mục: Nhà Trạm phát sóng FM 2 tầng, 5 gian; 2 máy phát sóng 10KW; cột ăng ten; mở rộng nâng cấp và bê tông hoá đường lên Trung tâm phát sóng dài trên 11km; đường điện 35kv; trạm biến áp 250KVA và các công trình phụ trợ. Tổng kinh phí đầu tư 48,6 tỷ đồng, trong đó VOV hỗ trợ 15,7 tỷ, tỉnh đầu tư 32,9 tỷ. Công trình khởi công từ tháng 6.2019, vượt qua nhiều khó khăn do địa hình núi cao, giao thông hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, các hạng mục đã được hoàn thành, Trung tâm phát sóng Quốc gia đã phát sóng từ ngày 20.4. Độ phủ sóng 13.000km2, phục vụ trên 2,1 triệu đồng ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Phú Thọ. Đây là công trình được tỉnh chọn chào mừng cuộc Bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của VOV dành cho tỉnh trong thời gian qua. Khẳng định sóng phát thanh đã đáp ứng công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới bà con nhân dân trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, giảm nghèo cho người.

Veröffentlicht 21. April 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Kampf gegen Epidemien, Demonstration der Freundschaft und Tradition der gegenseitigen Hilfe zwischen beiden Ländern. Der Krieg gegen diese dritte Epidemie hilft beiden Seiten. Die Provinz Yunnan unterstützt Ha Giang mit medizinischer Versorgung zur Prävention und Kontrolle von Covid-19 – Tỉnh Vân Nam hỗ trợ tỉnh Hà Giang vật tư y tế phòng, chống Covid-19   Leave a comment

Tỉnh Vân Nam hỗ trợ tỉnh Hà Giang vật tư y tế phòng, chống Covid-19

Ngày 10-2, thông qua vận động của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh (Trung Quốc), chính quyền Châu Văn Sơn và doanh nghiệp lớn tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã tổ chức lễ trao tặng khẩn cấp vật tư y tế cho tỉnh Hà Giang (Việt Nam) tại cửa khẩu đường bộ Thanh Thủy – Thiên Bảo.
10-02-2021, 22:08 https://nhandan.com.vn/nhan-ai/tinh-van-nam-ho-tro-tinh-ha-giang-vat-tu-y-te-phong-chong-covid-19-635217/
Đại biểu hai nước tham dự lễ trao tặng.
Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Côn Minh Nguyễn Trung Hiếu, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Hà Giang Lý Thị Lan, Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Hà Giang, Lãnh đạo đồn biên phòng Cửa khẩu Thanh Thủy, cán bộ Cục Hải Quan; Lãnh đạo Sở Ngoại vụ Châu Văn Sơn, Lãnh đạo Hải quan, Bộ đội biên phòng cửa khẩu Thiên Bảo tham dự lễ trao tặng.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trong cả nước nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng, từ ngày 8 đến 9-2, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh (Trung Quốc) đã phối hợp chặt chẽ với Sở Ngoại vụ tỉnh Hà Giang, trong thời gian ngắn vận động thành công Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh Vân Nam, chính quyền Châu Văn Sơn và doanh nghiệp lớn của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trao tặng 30.000 khẩu trang y tế, 1.000 bộ đồ phòng hộ, 400kg dung dịch sát khuẩn, nhằm giúp tỉnh Hà Giang tăng cường vật tư y tế trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Hà Giang Lý Thị Lan thay mặt Chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Giang gửi lời cảm ơn chân thành tới chính quyền và nhân dân tỉnh Châu Văn Sơn, nhấn mạnh, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tại Hà Giang đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp, nhu cầu về trang thiết bị vật tư y tế của tỉnh Hà Giang tăng cao, số vật tư y tế nói trên sẽ góp phần thiết thực giúp Hà Giang làm tốt công tác phòng. chống dịch bệnh, thể hiện tình hữu nghị và truyền thống giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước.
Thừa ủy quyền của Lãnh đạo Châu ủy và Chính quyền Châu Văn Sơn, Lãnh đạo Sở Ngoại vụ Châu Văn Sơn bày tỏ cảm ơn tỉnh Hà Giang đầu năm 2020 đã kịp thời trao tặng Châu Văn Sơn vật tư y tế. Số vật tư y tế trao tặng tỉnh Hà Giang lần này chứa đựng tình cảm mà Chính quyền và nhân dân tỉnh Vân Nam dành cho chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Giang, tin tưởng rằng tỉnh Hà Giang nói riêng cũng như Việt Nam nói chung chắc chắn sẽ chiến thắng trong cuộc chiến chống lại đợt dịch bệnh lần thứ ba này, giúp hai bên sớm khôi phục lại các hoạt động giao lưu, hợp tác.

Veröffentlicht 10. Februar 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,