Archiv für das Schlagwort ‘chua

Einführung von 7 Lotusblumen zur Feier von Buddhas Geburtstag im Jahr 2024 in Hue – Hạ thủy 7 đóa sen mừng Đại lễ Phật đản năm 2024 tại Huế – Zu Buddhas Geburtstag werden am 15. Mai (8. April des Mondkalenders) um 19:00 Uhr sieben Lotusblumen angezündet – 7 đóa sen sẽ được Ban Trị sự – Ban tổ chức Đại lễ Phật đản thắp sáng vào 19 giờ tối 15/5 (nhằm 8/4 âm lịch)   Leave a comment

Hạ thủy 7 đóa sen mừng Đại lễ Phật đản năm 2024 tại Huế

Bảy đóa sen “nở” trên sông Hương với ý nghĩa cung nghinh bảy bước chân thị hiện đản sanh của Đức Phật. Đây là tác phẩm sắp đặt về đề tài văn hóa Phật giáo và văn hóa Việt Nam “Bảy đóa sen nâng gót tịnh” do các tăng ni Phật tử trẻ ở Huế thực hiện.
12/05/2024 – 22:49 https://nhandan.vn/ha-thuy-7-doa-sen-mung-dai-le-phat-dan-nam-2024-tai-hue-post808997.html
Ngày 12/5 (nhằm mùng 5/4 âm lịch), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2024 – Phật lịch 2568 tại Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ hạ thủy 7 hoa sen trên sông Hương; đồng thời phóng sanh tái tạo nguồn lợi thủy sản đón mừng Đại lễ Phật đản tại Huế.
Tham dự lễ hạ thủy có Trưởng lão Hòa thượng Thích Chơn Hương, Thành viên Hội đồng Chứng minh, Giáo phẩm Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh; Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Đại lễ; chư tôn đức Giáo phẩm Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng – ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.
Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Đại lễ Phật đản tại Huế chia sẻ: Đây là một trong những hoạt động Phật sự quan trọng, mở đầu Tuần lễ Phật đản năm 2024 – Phật lịch 2568 tại Thừa Thiên Huế diễn ra từ ngày 15 đến 22/5 (nhằm ngày mồng 8 đến Rằm tháng 4 năm Giáp Thìn) với nhiều hoạt động ý nghĩa. Bảy đóa sen “nở” trên sông Hương với ý nghĩa cung nghinh bảy bước chân thị hiện đản sanh của Đức Phật.
Trước đó, để chuẩn bị cho Đại lễ Phật đản, hàng trăm Ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã thực hiện 168 cánh sen bằng cách dán vải lên các bộ khung sườn, sau đó di chuyển từ Học viện về tập kết tại công viên bia Quốc Học. Tại đây, các kỹ thuật viên tiến hành lắp ráp hoàn thiện 7 đóa sen, mỗi đóa sen với đường kính 7,6m, cao gần 4m, trọng lượng 3 tạ/mỗi đóa, được hạ thủy, thuyền kéo đến vị trí theo thiết kế và định vị trên dòng sông Hương. Khoảng cách giữa hai đóa hoa sen là 20m ở trung tâm dòng Hương, bên trong mỗi đóa sen có gắn các bóng đèn chiếu sáng, có máy phát điện độc lập, bảo đảm nguồn sáng, an toàn và không ảnh hưởng đến giao thông đường thủy.
Sau nghi thức cầu nguyện, chư tôn đức và các kỹ thuật viên đã tiến hành hạ thủy 7 hoa sen và cố định trên sông Hương với độ sâu gần 6m bằng 4 vị trí cọc trước Nghinh Lương Đình.

7 đóa sen sẽ được Ban Trị sự – Ban tổ chức Đại lễ Phật đản thắp sáng vào 19 giờ tối 15/5 (nhằm 8/4 âm lịch).
Cùng ngày, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và Ban tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2024 phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế tổ chức lễ phóng sanh, thả các loại cá giống (cá diếc và cá chép) xuống sông Hương để tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Đây là hoạt động ý nghĩa, nhằm nuôi dưỡng và đem lại sự sống cho các loài thủy sản nước ngọt đang dần cạn kiệt. Đồng thời, tạo điều kiện cho các loài thủy sản sinh trưởng, phát triển, góp phần cân bằng môi trường sinh thái; là nét đẹp trong văn hóa của con người Việt Nam nói chung và Phật giáo xứ Huế nói riêng.
Theo Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Tuần lễ Phật đản 2024 – Phật lịch 2568 tại Thừa Thiên Huế được tổ chức trang nghiêm với nhiều hoạt động ý nghĩa để mừng kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh lần thứ 2648, cúng dường ngày đản sanh Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni, cầu nguyện Tổ quốc vinh quang, Đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.
Hình thức tổ chức Đại lễ Phật đản là thiết trí lễ đài, trang trí 7 hoa sen trên sông Hương và các biểu tượng Phật giáo; thực hiện nghi thức tắm Phật và Lễ rước Phật truyền thống cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình; treo cờ, phướn, lồng đèn, biểu ngữ kính mừng Phật đản; thiết lập vườn Lâm Tỳ Ni; diễu hành thuyền hoa; phóng sanh đăng; triển lãm về văn hoá Phật giáo, văn nghệ cúng dường, tụng kinh, tọa đàm, diễn giảng chánh pháp; đặt vòng hoa tưởng niệm tại đài Thánh tử đạo, nghĩa trang Liệt sĩ…
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh cũng tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện hướng về người nghèo như xây dựng 5 nhà tình thương ở huyện A Lưới, tiếp tục chương trình nuôi em tại huyện Quảng Điền, trao 100 suất quà cho Hội người mù thị xã Hương Trà, 200 suất quà cho Hội người mù thị xã Hương Thủy…
Một số hình ảnh tại lễ hạ thủy 7 đóa sen trên sông Hương:

Veröffentlicht 13. Mai 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Der vietnamesischen Volkslegende zufolge ist die Heilige Mutter Lieu Hanh eine der „Vier Unsterblichen“ – Theo truyền thuyết trong dân gian Việt Nam, Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một vị thánh trong “Tứ Bất Tử”   Leave a comment

Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh tại đền Hồng Sơn (TP. Vinh)

Sáng 11/4 (tức ngày 3/3 âm lịch), tại Di tích Lịch sử Quốc gia đền Hồng Sơn, UBND thành phố Vinh (Nghệ An) tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
11/04/2024 06:40 (GMT+7) https://baonghean.vn/le-gio-duc-thanh-mau-lieu-hanh-tai-den-hong-son-tp-vinh-post287644.html
Tham dự lễ giỗ có đại diện lãnh đạo thành phố Vinh và một số sở, ngành.

Theo truyền thuyết trong dân gian Việt Nam, Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một vị thánh trong “Tứ Bất Tử và đã được các triều đại phong kiến từ thời Lê đến thời Nguyễn ban tặng nhiều Sắc phong, tôn là “Mẫu nghi thiên hạMẹ của muôn dân”, và được nhân dân cả nước thờ phụng, tôn vinh.
Trên địa bàn thành phố Vinh có nhiều di tích thờ Đức Thánh Mẫu, nhưng do thời gian và nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, các di tích bị tàn phá nặng nề. Với tình cảm thiết tha và đức tin mãnh liệt, nhân dân thành phố đã di chuyển toàn bộ hệ thống tượng pháp của đền Mẫu về đền Hồng Sơn để hợp tự.
Đã nhiều năm nay, đền Hồng Sơn trở thành nơi tụ hội của nhân dân và du khách thập phương về thành tâm thắp hương, cầu nguyện thờ phụng Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu hạnh 3/3 âm lịch tại đền Hồng Sơn hàng năm là hoạt động văn hóa tâm linh đặc biệt của nhân dân thành phố Vinh hướng về với cội nguồn dân tộc, hướng về Mẫu – về „người mẹ của muôn dân“ để cùng cầu nguyện cho quốc thái, dân an, cầu cho mọi nhà được ấm no, hạnh phúc.
Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc.

Veröffentlicht 15. April 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Besuchen Sie Tay Ninh und entdecken Sie interessante Geheimnisse des Heiligen Stuhls – [Ảnh] Tới Tây Ninh, khám phá những bí mật thú vị của Tòa Thánh   Leave a comment

[Ảnh] Tới Tây Ninh, khám phá những bí mật thú vị của Tòa Thánh

Trong rất nhiều địa danh nổi tiếng ở Tây Ninh, Tòa Thánh là một trong những điểm mà mọi du khách đều muốn ghé thăm khi đến với vùng đất cực Tây của vùng Đông Nam Bộ. – đạo Cao Đài
02/04/2024 – 07:30 https://nhandan.vn/anh-toi-tay-ninh-kham-pha-nhung-bi-mat-thu-vi-cua-toa-thanh-post802660.html

Tòa Thánh Tây Ninh còn được người dân địa phương gọi với cái tên thân thuộc là Đền Thánh. 11°18′14.3″N 106°08′00.9″E
Công trình tọa lạc tại đường Phạm Hộ Pháp, thị trấn Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách thành phố Tây Ninh khoảng 5km về phía Đông Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km về phía Tây.
Cái tên Tòa Thánh Tây Ninh do người dân quen gọi mà ra. Trong đạo Cao Đài, tên gọi đầy đủ của Đền Thánh là “Tòa thánh Đại đạo Tam Kỳ Phổ độ” hay “Tòa thánh Cao Đài”. Cụm công trình với hơn 100 công trình kiến trúc lớn nhỏ nằm trong khuôn viên rộng hơn 1,2km2, chung quanh có 12 cổng. Các cổng đều được chạm khắc hình Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) và hoa sen.
Trung tâm của cụm công trình này là Tòa Thánh dài 135m, rộng 27m. Cửa chính hướng về phía Tây với tam đài cao 36m, hiệp thiên đài (hai lầu chuông và trống) cao 27m, nghinh phong đài, cửu trùng đài và bát quái đài cao 36m. Có rất nhiều phần công trình trong Tòa Thánh được xây theo kích thước là những bội số căn bản của 9.
Công trình đồ sộ này được xây trong hơn 20 năm (từ năm 1926 đến năm 1947), qua 5 kỳ tạo dựng. Trong suốt thời gian xây dựng Tòa Thánh, tất cả các công đoạn đều làm bằng tay và không dựa trên bất kỳ giấy tờ, hình vẽ nào mà hoàn toàn dựa vào người lao động. Điều lạ là, rất nhiều người là nông dân chưa từng học qua trường lớp mỹ thuật nào, họ cũng không vẽ trước bản kiến trúc mà xây dựng theo sự hướng dẫn của cơ bút mà vẫn tạo tác thành công hàng chục ngàn họa tiết điêu khắc, hàng chục bức tượng đạt trình độ mỹ thuật cao.
Đáng chú ý, trong suốt thời gian này, những người tham gia xây dựng công trình phải lập Hồng thệ (không lấy vợ, lấy chồng), nhằm giữ “tinh khiết” để tạo tác Tòa Thánh, một công trình được người theo đạo Cao Đài coi là Thiên ý (ý trời) hợp cùng Nhân lực (sức người) tác tạo nên. Đây là nơi thờ tự cấp trung ương của đạo Cao Đài, được gọi là Tổ Đình, bởi Tây Ninh được coi là vùng đất tổ của đạo.

Theo giáo lý, đạo Cao Đài có tôn chỉ: Quy nguyên Tam giáo (hòa chung Khổng giáo, Đạo giáo, Phật giáo) và Phục nhất Ngũ chi (thống nhất 5 nhánh Nhân đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo).
Hằng ngày, các tín đồ đạo Cao Đài sẽ có 4 khóa lễ vào các giờ Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Theo quy định, nam giới sẽ vào Chính điện bằng cửa bên phải, trong khi nữ giới sẽ đi cửa phía bên trái.
Các nam tín đồ đi vào chính điện qua cửa bên phải. Trước giờ hành lễ…
Cửu trùng đài (Chính điện) là nơi thu hút du khách nhất trong Tòa Thánh. Khoảng không gian dài 81m, rộng 27m, được phân chia với các không gian khác trong Chính điện bằng 18 cột trụ chia làm hai bên, được chạm khắc, trang trí hình rồng tinh xảo.
Các hàng cột trụ này phân khu vực Cửu trùng đài thành 9 gian, mỗi gian chênh nhau 18cm. Đây chính là khu vực hành lễ của mỗi phẩm cấp tín đồ. Khi buổi lễ cúng diễn ra, các chức sắc và tín đồ mỗi người sẽ có một vị trí riêng tương ứng với hàng phẩm của mình trong đạo Cao Đài. Bên trên trần là tạo hình sơn vẽ hình ngôi sao, hình mây tượng trưng cho các tầng trời.
Bát quái đài là khu vực nằm ở phía cuối của Đền Thánh, là phần đuôi của Long Mã hướng thẳng về phía Đông. Bát quái đài có phần mái được sơn màu vàng. Khu vực này có 8 cột trụ rồng xếp thành hình Bát Quái. Ở giữa là quả Càn Khôn với đường kính 3,3m. Đây cũng chính là phần đặc biệt của Tòa Thánh so với các thánh thất khác của Đạo Cao Đài. Quả Càn Khôn biểu trưng cho vũ trụ quan của đạo. Tâm của Càn Khôn đặt một ngọn đèn tên là Thái Cực, được giữ sáng suốt ngày đêm. Chung quanh hình vẽ Thiên Nhãn trên Càn Khôn, còn có 3.072 vì sao thể hiện cho 72 quả địa cầu cùng với 3.000 thế giới.
Không khí trang nghiêm trong giờ hành lễ. Vào giờ cử hành thánh lễ, chỉ có người theo đạo Cao Đài mới được đi vào khu vực đại điện.
Không chỉ là địa điểm sinh hoạt tôn giáo quan trọng của các giáo dân đạo Cao Đài, với lối kiến trúc vô cùng độc đáo cùng lịch sử lâu đời được chính bàn tay những người nông dân chưa từng được đào tạo xây dựng nên, Tòa Thánh Tây Ninh còn được xem là một trong những địa điểm tham quan du lịch hút khách bậc nhất miền Đông Nam Bộ.

Jubelnde Eröffnung des Tempelfestes – Gam-Pagode – Tưng bừng khai hội đền – chùa Gám – Einzigartige Prozession der Götter beim Tempelfest – Gam-Pagode – Độc đáo lễ rước thần trong hội đền – chùa Gám   Leave a comment

Tưng bừng khai hội đền – chùa Gám

Sáng 23/3, xã Xuân Thành (Yên Thành) tổ chức khai hội đền – chùa Gám năm 2024. 18°59′04.6″N 105°27′48.1″E
23/03/2024 06:39 (GMT+7) https://baonghean.vn/tung-bung-khai-hoi-den-chua-gam-post286684.html

Đền Gám được xây dựng từ thời nhà Trần để thờ các vị thần có công bảo quốc hộ dân như Cao Sơn, Cao Các, Sát hải đại Vương Hoàng Tá Thốn, Uy minh Vương Lý Nhật Quang, Tứ vị thánh nương… Chùa Gám là công trình kiến trúc tôn giáo thuộc thiền phái Trúc Lâm được nhân dân xây dựng để thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và các chư vị Bồ Tát.
Đền – chùa Gám tọa lạc trong cùng 1 khuôn viên, là quần thể di tích cổ kính, linh thiêng, có kiến trúc đẹp, độc đáo với những nét chạm khắc tinh xảo, thể hiện sự khéo léo, tinh tế, cùng khát vọng và lòng tôn kính của người xưa đối với công đức của các vị thần, của đức Phật và các bậc tiền nhân. Tại đây còn lưu giữ nhiều đồ tế khí và hiện vật cổ kính, đặc biệt là hệ thống tượng pháp đặc sắc.
Cụm di tích đền – chùa Gám nằm trong quần thể khu du lịch tâm linh sinh thái rú Gám đã được UBND tỉnh công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh năm 2007 và đã vinh dự được đón nhận bằng Bảo trợ UNESCO của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam năm 2018.
Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp, các ngành và tấm lòng hảo tâm của du khách gần xa, quần thể di tích đền – chùa Gám đã được trùng tu, xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, tôn giáo của người dân và khá thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động lễ hội.
Lễ hội đền – chùa Gám năm nay diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 21/3 đến ngày 24/3 (tức ngày 12 đến 15/2 âm lịch) với nhiều hoạt động đặc sắc: Lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ rước thần, lễ đại tế, lễ tạ, lễ cầu an, lễ khai mạc, các trò chơi dân gian (đẩy gậy nam – nữ, bịt mắt đập niêu, bịt mắt bắt vịt…) thi đấu bóng chuyền, võ cổ truyền, văn nghệ quần chúng, biểu diễn tuồng, thi đánh trống tế, thuyết giảng, thắp nến hoa đăng…
Trong đó, lễ rước thần từ đền – chùa Gám lên Thiền viện Trúc lâm Yên Thành với sự tham gia của hàng nghìn du khách là điểm nhấn quan trọng của lễ hội.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, Ban tổ chức đã huy động hàng trăm tình nguyện viên tham gia phục vụ, tiếp đón và hướng dẫn du khách; chuẩn bị hàng chục ngàn suất cơm chay, nước uống cho du khách ở xa về tham gia lễ hội.
Lễ hội đền – chùa Gám được tổ chức hàng năm nhằm gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản của dân tộc, là dịp thể hiện lòng tôn kính, biết ơn của nhân dân đối với công đức của các vị thần, của đức Phật, các bậc tiền nhân, đồng thời quảng bá hình ảnh du lịch địa phương.
Trẩy hội đền – chùa Gám, du khách không chỉ được hòa mình trong không gian lễ hội linh thiêng, độc đáo, mà còn được khám phá, trải nghiệm, thưởng lãm những nét văn hóa, ẩm thực đặc trưng của vùng quê sông Dinh rú Gám non nước hữu tình..

Độc đáo lễ rước thần trong hội đền – chùa Gám
Lễ rước thần, phật trong Lễ hội đền chùa Gám xã Xuân Thành (Yên Thành) năm 2024 kéo dài hàng cây số, với quy mô hoành tráng, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân và du khách.
Long trọng lễ rước thần, phật từ đền – chùa Gám lên thiền viện Trúc lâm Yên Thành. Video: Huy Thư
23/03/2024 13:23 (GMT+7) https://baonghean.vn/doc-dao-le-ruoc-than-trong-hoi-den-chua-gam-post286691.html
Là điểm nhấn quan trọng trong Lễ hội đền – chùa Gám, lễ rước thần, phật từ đền – chùa Gám lên Thiền viện Trúc lâm Yên Thành được ban tổ chức chuẩn bị công phu, chu đáo. Từ sáng sớm, đoàn rước đã khởi hành với 12 khối chính đi qua các xóm làng, trường học, đồng ruộng… tạo nên không khí rộn ràng.
Đi đầu đoàn rước là đội lân sư rồng với 2 cặp lân rồng có màu sắc sặc sỡ do các bạn thanh thiếu niên điều khiển. Khi đi qua ngã 4, những nơi đông người, đội lân sư rồng đều dừng lại biểu diễn khiến người xem vô cùng thích thú.
Trong mỗi khối rước lại phân chia thành những khối nhỏ, ví dụ khối cờ có đội cờ Tổ quốc, đội cờ Phật, đội cờ hội…. Đội cờ Tổ quốc do các cựu chiến binh xã Xuân Thành đảm nhận. Quốc kỳ tung bay phất phới trong nắng xuân tươi.
Khối rước sắc phong, rước thần, rước đức Phật, Tứ vị thánh nương của đền – chùa Gám với đủ ngựa trắng, ngựa hồng, lõng, kiệu, bát bửu, nhạc lễ, ô tô… rất long trọng.
Từ sáng sớm, người dân địa phương và du khách đã tập trung hai bên những tuyến đường mà đoàn rước đi qua, háo hức, mong chờ xem lễ rước.
Khối chị em phụ nữ mặc áo dài truyền thống tay cầm hoa, tay bưng lễ vật đi sau các đội rước trông thật đẹp mắt.
Ngay sau các khối rước của đền – chùa Gám là những khối rước của các dòng họ lớn tại xã Xuân Thành.
Được biết trước khi Lễ hội đền – chùa Gám chính thức diễn ra, 5 dòng họ lớn tại địa phương như họ Thái Hữu, Thái Duy, Nguyễn Cảnh, Lê Khắc, Nguyễn Viết đã tổ chức rước bài vị tổ tiên về đền Gám dự lễ hội. Trong đoàn rước của lễ hội, đội rước của các dòng họ cũng có đủ kiệu lọng, trang phục truyền thống, dàn nhạc tế… khá long trọng.
Đoàn rước bộ đã di chuyển trên quãng đường hơn 4km cả đi lẫn về. Sau khi rước thần, phật, tổ tiên các dòng họ lên Thiền viện Trúc Lâm Yên Thành làm lễ, đoàn rước lại tuần tự quay về đền – chùa Gám. Lúc đi cũng như lúc về các khối đều di chuyển trật tự, an toàn.
Lễ rước trong Lễ hội đền – chùa Gám có quy mô lớn, đông người tham gia, với đầy đủ thanh sắc của đồ tế khí, trang phục, nhạc, lễ… đặc trưng của quê lúa, được đánh giá là một trong những lễ rước thần hoành tráng bậc nhất tỉnh trong lễ hội mùa Xuân. Trong ảnh: Cụ bà Nguyễn Thị Bính (96 tuổi) trú ở xã Bắc Thành (Yên Thành) tham gia đoàn rước bộ chụp ảnh lưu niệm cùng con cháu và chị em phụ nữ tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Thành.

Veröffentlicht 24. März 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Das großzügige Erscheinungsbild des Thanh-Liet-Tempels vor dem Eröffnungstag des Festivals – Diện mạo khang trang của đền Thanh Liệt trước ngày khai hội – Der Thanh-Liet-Tempel wurde 1997 als nationales historisches, kulturelles, architektonisches und künstlerisches Denkmal anerkannt   Leave a comment

Diện mạo khang trang của đền Thanh Liệt trước ngày khai hội

Sau dự án trùng tu, tôn tạo gần đây, đền Thanh Liệt – Di tích lịch sử – Nghệ thuật cấp quốc gia ở xã Xuân Lam (Hưng Nguyên) đã có diện mạo mới khang trang, sẵn sàng cho ngày khai hội. 18°34′44.6″N 105°37′32.2″E
12/03/2024 13:18 (GMT+7) https://baonghean.vn/dien-mao-khang-trang-cua-den-thanh-liet-truoc-ngay-khai-hoi-post286121.html
Đền Thanh Liệt tọa lạc bên bờ sông Lam được xây dựng vào thời hậu Lê để thờ các vị thần có công bảo quốc hộ dân gắn với miền sông nước. Hàng trăm năm tồn tại, đền đã xuống cấp nghiêm trọng. Sau hơn 1 năm trùng tu, tôn tạo với kinh phí hàng chục tỷ đồng, đền đã có diện mạo mới khang trang. Khuôn viên đền đã mở rộng hơn trước (12.600 m2) xung quanh xây tường bao chắc chắn, phía bờ sông có cổng vào, bên trong có sân khấu lễ hội.
Nghi môn và tắc môn cổ đền Thanh Liệt là công trình nghệ thuật độc đáo, dịp này được tu bổ, sơn trắng và vẽ màu các bức phù điêu.
Hệ thống điện thờ chính được xây dựng khang trang gồm 4 tòa: Bái đường, hạ, trung, thượng điện theo kiến trúc truyền thống.
Giữa tòa hạ điện và trung điện còn có tả vu và hữu vu khép kín tạo thành sân lộ thiên ở giữa và 2 lối đi 2 bên.
Trên các tòa điện, phù điêu hình rồng, mặt hổ phù, đầu đao… được đắp, tạc một cách sinh động, uyển chuyển.
Ngoài hệ thống điện thờ, trong khuôn viên đền Thanh Liệt có nhiều ngôi nhà khác mới được xây dựng như nhà khách, nhà kho, nhà bếp…
Được biết đợt trùng tu này kéo dài từ cuối năm 2022 đến nay, với nguồn kinh phí hàng chục tỷ đồng, có sự đóng góp của nhiều mạnh thường quân. Hiện một số hạng mục nhỏ lẻ vẫn đang tiếp tục được xây dựng.
Đền Thanh Liệt đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1997. Tại đền còn lưu giữ nhiều đồ tế khí cổ kính, quý hiếm.
Đền Thanh Liệt đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1997. Tại đền còn lưu giữ nhiều đồ tế khí cổ kính, quý hiếm.
Trong quá trình trùng tu, những mảng chạm khắc trên gỗ có giá trị được bảo tồn, gìn giữ, một số đồ tế khí được gia công sơn sửa lại.
Đền Thanh Liệt gắn với lễ rước hến nổi tiếng. Lễ hội Đền Thanh Liệt được tổ chức hàng năm vào 2 ngày 5 và 6 tháng 2 Âm lịch, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, lòng biết ơn các vị phúc thần, mang đậm sắc thái văn hóa miền sông nước vùng hạ lưu sông Lam. Lễ hội đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2018.
Năm nay, Lễ hội Đền Thanh Liệt sẽ diễn ra trong 2 ngày 14-15/3/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Ngoài phần lễ truyền thống được chuẩn bị chu đáo, phần hội sẽ có thi đấu thể thao, các trò chơi dân gian. Trẩy hội đền Thanh Liệt là dịp để du khách muôn phương về với Hưng Nguyên, trải nghiệm, khám phá vùng đất có truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng, nơi đã sản sinh, nuôi dưỡng nhiều bậc hiền tài, khoa bảng, nhiều tấm gương kiên trung nghĩa liệt đã làm rạng danh quê hương, đất nước.

Hưng Nguyên: Lễ hội đền Thanh Liệt – đặc sắc lễ rước thần trên sông Lam
Nằm trong khuôn khổ của Lễ hội đền Thanh Liệt, sáng 15/3, xã Xuân Lam tổ chức Lễ rước thần ( lễ rước Hến) trên sông Lam. Đây là một trong những nghi thức truyền thống của lễ hội Đền Thanh Liệt. Lễ hội được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2018.
15/03/2024 https://hungnguyen.nghean.gov.vn/du-lich-hung-nguyen-63434/hung-nguyen-le-hoi-den-thanh-liet-dac-sac-le-ruoc-than-tren-song-lam-626969
Lễ hội Đền Thanh Liệt thường được mở đầu khi trời còn sáng sớm, với lễ rước kiệu trên bộ từ ngôi đền thiêng của làng ra bãi bồi ven sông Lam, sau đó đoàn rước tiến hành rước thủy trên một đoàn thuyền lớn, trang trí cờ hoa rực rỡ cùng với đồ tế khí, các mâm lễ vật,… Đi đầu đoàn rước là thuyền chủ có trang trí án thờ thủy thần, trên thuyền chở các bô lão lớn tuổi của làng, tiếp theo là thuyền chở kiệu của các thần.
Cao trào của lễ rước thần trên sông Lam là lễ tế thủy thần ở ngã ba sông Lam nơi giao lưu giữa dòng sông Lam (Nghệ An) và Sông La (Hà Tĩnh) hay còn gọi là “Bãi phủ” với ý nguyện cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên sóng lặng, thủy tộc sinh sôi phát triển, ngư dân đánh bắt được nhiều thủy sản, xua đuổi đi những ôn hoàng dịch lễ và cuộc sống được bình an, thịnh vượng. Không gian của lễ hội là đoạn sông Lam dài khoảng 2,5km, từ bến sông trước đền Thanh Liệt đến Ngã ba Phủ gồm các nghi lễ như: lễ xổ dầm, lễ chiêu nghinh, lễ chính tế, lễ chặt văng.
Trong quá trình hành lễ, bơi quanh đoàn thuyền rước có 8 thuyền, trong đó có 4 thuyền đua, 4 thuyền đạo. Thuyền đua là những thuyền dài được trang trí hoa văn họa tiết hình rồng, phía trước cắm cờ hội, có khoảng 12 tay chèo và một người đứng phía trước mũi thuyền đảm nhiệm vai trò cầm chịch và đánh trống, gọi loa.
Lễ tế được tổ chức 2 tiếng đồng hồ và kết thúc bằng màn rước kiệu thần về lại ngôi đền Thanh Liệt và tổ chức lễ đại tế. Đền Thanh Liệt là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật được Bộ văn hóa xếp hạng cấp Quốc gia năm 1997.
Lễ hội đền Thanh Liệt mang đậm bản sắc vùng sông nước, là nơi bảo lưu tín ngưỡng thờ thủy thần và phản ánh tư duy nghề nghiệp của những người dân vùng hạ lưu sông Lam. Lễ hội đền Thanh Liệt là một trong số ít các lễ hội truyền thống của Nghệ An không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự hành chính hóa lễ hội hay sự du nhập làm biến đổi các nghi thức, nghi lễ truyền thống.

Hưng Nguyên tổ chức Lễ hội đền Thanh Liệt
Chiều 15/3, xã Xuân Lam tổ chức Lễ hội đền Thanh Liệt năm 2024.
Dự Lễ về phía tỉnh có các đồng chí: Bùi Công Vinh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; Phan Thị Anh – Trưởng Phòng Quản lý Di sản văn hóa; Đặng Phương Loan – Trưởng phòng nếp sống VH và gia đình; Trần Thị Kim Phượng – Trưởng Ban quản lý Di tích Nghệ An.
Về phía huyện Hưng Nguyên có các đồng chí: Lê Phạm Hùng – Chủ tịch UBND huyện; Trương Văn Thiền – Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch HĐND huyện; Thái Thị Hải Châu – Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQ huyện; Phan Hữu Hùng – Uỷ viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Huyện uỷ; Nguyễn Hữu Hà – Phó Chủ tịch UBND huyện; Các đồng chí Trưởng các phòng, ban ngành cấp huyện, cùng lãnh đạo chính quyền xã Xuân Lam và đại diện nhân dân trên địa bàn về dự lễ.
Đền Thanh Liệt thuộc làng Thanh Liệt, xã Hưng Lam nay là xóm 9, xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, được xây dựng vào cuối đời Hậu Lê. Đền thời các vị thần gắn liền với miền sông nước như: Thuỷ Phủ Phù Tang Cam Lâm Đại Đế, Thuỷ Quốc Động Đình Quân, Tiên Sư Hà Bá Thuỷ Quan Long Vương Chúa Tể, Thuỷ Tinh Phu Nhân, Đào Bá Công Chúa Quế Thánh Nương, Long Vương Chúa Tể Thuỷ Tộc, Thuỷ Phủ Ngũ Vị Hoàng Vương, Bản Thổ Tích Phúc Thuỳ Hưu, Sơn Liêu Độc Cước, Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thôn, Nguyễn Biểu. Đền được Bộ văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1997.
Lễ hội đền Thanh Liệt hay còn gọi là lễ hội rước hến, giàu bản sắc, gắn bó với cư dân sông nước nơi hạ nguồn dòng sông Lam. Lễ hội năm nay được tổ chức vào 2 ngày 5 và 6 tháng 2 Âm lịch, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân và du khách thập phương với nhiều hoạt động như lễ dâng hương, lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ đại tế, trò chơi dân gian, thi đấu thể thao, trong đó lễ rước thần, cầu ngư trên sông Lam là những điểm nhấn quan trọng của lễ hội, gắn với các quan niệm và nghi lễ của ngư dân, với ý nguyện cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên sóng lặng, tôm cá, hến trai đầy thuyền,…
Những tục lệ này đậm nét văn hóa tâm linh mang đậm bản sắc văn hóa của vùng sông nước Hưng Nguyên. Với giá trị tiêu biểu Lễ hội đền Thanh Liệt được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đây là dịp để du khách hành hương về với Hưng Nguyên, trải nghiệm khám phá vùng đất có truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng, nơi đã sản sinh, nuôi dưỡng nhiều bậc hiền tài, khoa bảng, nhiều tấm gương kiên trung nghĩa liệt đã làm rạng danh quê hương, đất nước.

Hưng Nguyên tổ chức Lễ truyền thống Đền Thanh Liệt- Di tích lịch sử Nghệ thuật Quốc gia
Chiều 8/3 (Tức ngày 6/2 âm lịch) nhân ngày lễ hội truyền thống, tại xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên tổ chức Lễ đại tế Đền Thanh Liệt năm 2022.
08/03/2022 https://hungnguyen.nghean.gov.vn/van-hoa-xa-ho/hung-nguyen-to-chuc-le-truyen-thong-den-thanh-liet-di-tich-lich-su-nghe-thuat-quoc-gia-486381
Dự lễ về phía đại biểu tỉnh có các đồng chí: Bùi Công Vinh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao và Phan Thị Anh – Trưởng Phòng Quản lý Di sản văn hóa. Về phía huyện Hưng Nguyên có các đồng chí: Nguyễn Thị Thơm – TUV, Bí thư Huyện ủy; Phạm Quốc Việt – Phó Bí Thư Thường trực Huyện ủy; Lê Phạm Hùng – Chủ tịch UBND huyện; Nguyễn Hữu Hà – Phó Chủ tịch UBND huyện; Thái Thị Hải Châu – Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch UB MTTQ huyện…cùng lãnh đạo chính quyền xã Xuân Lam và đại diện nhân dân về dâng hương.
Đền Thanh Liệt được xây dựng vào cuối đời Hậu Lê. Các vị thần được thờ tại đền hầu hết gắn liền với miền sông nước như: Thuỷ Phủ Phù Tang Cam Lâm Đại Đế, Thuỷ Quốc Động Đình Quân, Tiên Sư Hà Bá Thuỷ Quan Long Vương Chúa Tể, Thuỷ Tinh Phu Nhân, Đào Bá Công Chúa Quế Thánh Nương, Long Vương Chúa Tể Thuỷ Tộc, Thuỷ Phủ Ngũ Vị Hoàng Vương, Bản Thổ Tích Phúc Thuỳ Hưu, Sơn Liêu Độc Cước, Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thôn, Nguyễn Biểu.
Lễ hội đền Thanh Liệt hay còn gọi là lễ hội rước hến được tổ chức hàng năm vào ngày 06/2 âm lịch là tục lệ có từ lâu đời của làng Thanh Liệt, xã Hưng Lam ( nay là xã Xuân Lam). Đây là lễ hội mang tính chất cầu ngư giàu bản sắc, gắn bó với cư dân sông nước nơi hạ nguồn dòng sông Lam.
Năm 1997 Đền Thanh Liệt được Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử Nghệ thuật Quốc gia và năm 2018 Lễ hội Đền Thanh Liệt được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Năm nay do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, lễ hội Đền Thanh Liệt được huyện Hưng Nguyên tổ chức ngắn gọn, thành kính theo đúng nghi lễ truyền thống và đảm bảo các điều kiện về công tác phòng chống dịch.

Độc đáo lễ rước hến của bà con vạn chài nơi hạ nguồn sông Lam
Thứ Sáu 15/03/2024 06:28 (GMT+7) https://baonghean.vn/doc-dao-le-ruoc-hen-cua-ba-con-van-chai-noi-ha-nguon-song-lam-post286263.html
Lễ hội đền Thanh Liệt (hay còn gọi là Lễ hội rước hến) được tổ chức vào ngày 6/2 âm lịch hằng năm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2018. Lễ hội mang đậm sắc thái sông nước, phản ánh tư duy nghề nghiệp của những người dân vùng hạ lưu sông Lam.
Độc đáo lễ rước hến của bà con vạn chài nơi hạ nguồn sông Lam – Báo Nghệ An 15.03.2024

Đền Thanh Liệt xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An – Nhà gỗ Việt Hùng

Veröffentlicht 15. März 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Yen Thanh eröffnet das Duc Hoang Temple Festival im Jahr 2024 – Yên Thành khai mạc Lễ hội Đền Đức Hoàng năm 2024   Leave a comment

Yên Thành khai mạc Lễ hội Đền Đức Hoàng năm 2024

Sáng 10/3 (tức mồng 1/2 âm lịch), tại xã Phúc Thành, UBND huyện Yên Thành tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Đức Hoàng lần thứ 22 năm 2024.
10/03/2024 13:37 (GMT+7) https://baonghean.vn/yen-thanh-khai-mac-le-hoi-den-duc-hoang-nam-2024-post286014.html

Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia đền Đức Hoàng nằm trên địa bàn xã Phúc Thành, huyện Yên Thành (19°01′37.1″N 105°28′10.7″E) , là công trình văn hóa, tâm linh để phụng thờ các vị thần linh đã có công “Bảo quốc hộ dân”, nhân vật trung tâm là Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn, vị tướng có tài bơi lội và giỏi võ nghệ đã có nhiều cống hiến lớn lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược vào thế kỷ thứ XIII.
Để tôn vinh nét đẹp truyền thống, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của di tích, với đạo lý „Uống nước nhớ nguồn” và đáp ứng nguyện vọng đời sống văn hóa, tâm linh của cộng đồng, hằng năm, từ ngày 28 tháng Giêng đến ngày 2/2 âm lịch, nơi đây lại tưng bừng mở hội đầu Xuân, trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh đậm đà bản sắc của xứ Nghệ.
Năm nay, phần lễ được tổ chức trang nghiêm với các nội dung theo phong tục, tập quán địa phương. Phần hội với nhiều hoạt động phong phú như: Thi đấu bóng chuyền nam, nữ; đua thuyền; Thi đánh cờ người; Hội diễn văn nghệ quần chúng; Các trò chơi dân gian và các trò chơi hiện đại…
Thông qua lễ hội nhằm tuyên truyền quảng bá tiềm năng du lịch của địa phương; góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong thực hành, gìn giữ phát huy di sản văn hóa dân tộc. Đây cũng là dịp để giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, yêu quê hương và tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân, tạo không khí tưng bừng phấn khởi, cổ vũ, động viên mọi tầng lớp nhân dân thi đua thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong năm.

Veröffentlicht 12. März 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Quang Ninh: Eröffnungszeremonie des Xa Tac-Tempels im Jahr 2024 – Quảng Ninh: Khai hội đền Xã Tắc năm 2024   Leave a comment

Quảng Ninh: Khai hội đền Xã Tắc năm 2024

Ngày 10/3, tại Di tích Quốc gia Đền Xã Tắc, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đã chính thức khai hội đền Xã Tắc năm 2024.
Hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã về dự. 21°32′02.4″N 107°57′55.4″E
10/03/2024 – 14:50 https://nhandan.vn/quang-ninh-khai-hoi-den-xa-tac-nam-2024-post799377.html

Lễ hội đền Xã Tắc năm 2024 gồm phần lễ và phần hội với 9 nghi lễ chính như:
Lễ Cáo yết; Lễ Cấp thủy; Lễ Mộc dục; Lễ dâng hương của đoàn đại biểu tỉnh, thành phố; Lễ nghênh Thần (Rước Thần du xuân); Lễ tế Xã Tắc; Dâng lễ vật của các cơ quan, đơn vị, xã, phường và nhân dân trên địa bàn; Lễ cúng chúng sinh và Lễ xuất tịch.
Trong đó, Lễ Cấp thủy là nghi thức quan trọng để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; người dân trong vùng luôn gặp bình an, may mắn.
Theo truyền thống ở địa phương, Lễ Cấp thủy và rước nước thể hiện tín ngưỡng cầu nước, cầu cho mưa thuận gió hòa của nhân dân; gửi gắm ước vọng về một năm mùa màng tươi tốt, làm ăn thuận lợi.
Lễ Cấp thủy là một nghi lễ quan trọng của Lễ hội đền Xã Tắc, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Anh Ngô Văn Ngọc ở khu Thọ Xuân, phường Hòa Lạc, thành viên đoàn rước lễ vui vẻ chia sẻ:
Đã nhiều năm nay tôi rất vinh dự và may mắn được tham gia đoàn rước kiệu và rước nước thiêng trong nghi lễ Cấp thủy của lễ hội đền Xã Tắc. Tôi cầu cho gia đình luôn mạnh khỏe và bình an.
Di tích Quốc gia đền Xã Tắc được xây dựng từ trước năm Kỷ Mão 1879, là nơi phụng thờ thần Xã Tắc Đại Vương và thờ thần Cao Sơn Đại Vương, Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng.
Nằm bên bờ sông Ka Long, dòng sông nối liền 2 nước Việt Nam-Trung Quốc, đền Xã Tắc từ lâu đã được xem như là một “cột mốc” văn hóa, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ghi dấu lịch sử nơi ông cha ta thuở trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian của người Việt nơi địa đầu biên cương Tổ quốc.
Năm 2020, đền Xã Tắc được xếp hạng Di tích Quốc gia.
Ông Đỗ Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Móng Cái cho biết:
Lễ hội đền Xã Tắc năm 2024 được tổ chức trang trọng và hoành tráng, có sự tham gia của đông đảo nhân dân và du khách, nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Di tích cấp Quốc gia nơi địa đầu Tổ quốc; qua đó, tạo điểm nhấn và thu hút du khách đến với du lịch thành phố Móng Cái, tạo điều kiện cho kinh tế-xã hội ở địa phương phát triển.
Lễ hội đền Xã Tắc hằng năm được tổ chức vào ngày 29/1 và mồng 1/2 (âm lịch). Trong khuôn khổ của lễ hội còn có các hoạt động giao lưu văn nghệ, các trò chơi dân gian truyền thống như kéo co, đẩy gậy, bóng chuyền hơi, giao lưu cờ tướng, giao lưu tiếng hót chim chào mào, giao lưu vẽ tranh, viết thư pháp…

Veröffentlicht 12. März 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Die Vien-Quang-Pagode hat mehr als 12 Tonnen Fisch in den Lam-Fluss entlassen – Chùa Viên Quang phóng sinh hơn 12 tấn cá xuống sông Lam   Leave a comment

Chùa Viên Quang phóng sinh hơn 12 tấn cá xuống sông Lam

Die Freilassungszeremonie hat nicht nur spirituelle Bedeutung, sondern auch praktische Bedeutung für die Regeneration der Wasserressourcen, den Schutz der Umwelt und das Gleichgewicht des natürlichen Ökosystems.
Buổi lễ phóng sinh không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh, mà còn có ý nghĩa thiết thực trong việc tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái trong tự nhiên.
21/02/2024 10:26 (GMT+7) https://baonghean.vn/chua-vien-quang-phong-sinh-hon-12-tan-ca-xuong-song-lam-post285158.html
Sáng 21/2, tại bến sông Lam gần đền Vua Mai, thị trấn Nam Đàn, chùa Viên Quang, xã Nam Thanh (Nam Đàn) đã tổ chức lễ phóng sinh, thả cá xuống sông Lam với sự tham dự của hàng nghìn phật tử. Trước khi phóng sinh, các sư thầy đã làm lễ cúng thí thực và cầu siêu cho những nạn nhân bị đuối nước trên sông.
Từ sáng sớm, nhiều xe tải đã vận chuyển số lượng cá lớn về tập kết trên bến sông, chờ phóng sinh.
Số cá này, một phần được đóng trong các bao tải, phần khác được thả trong lưới quây ven bờ sông, số còn lại để trên xe.
Ngay sau khi phần lễ cúng thị thực kết thúc, thanh niên phật tử và đông đảo người dân dự lễ đã khẩn trương vận chuyển cá xuống sông để thả.
Để việc thả cá mau lẹ, đảm bảo tỉ lệ cá sống cao, Ban hộ tự chùa Viên Quang và các thành viên liên quan đã tổ chức vận chuyển cá lên thuyền, đưa ra giữa sông Lam để thả.
Cá phóng sinh có nhiều kích cỡ khác nhau, được nhà chùa mua về từ các trại cá giống trong tỉnh đảm bảo chất lượng tốt; cá gồm các loại: mè, trôi, trắm…
Ông Nguyễn Tất Vinh – Trưởng Ban hộ tự chùa Viên Quang chia sẻ: Lễ phóng sinh được chùa tổ chức thường niên. Trong lần phóng sinh này, nhà chùa đã thả xuống sông Lam hơn 12 tấn cá các loại. Để buổi lễ diễn ra tốt đẹp, nhà chùa đã làm công tác chuẩn bị một cách chu đáo, từ tiếp đón, hướng dẫn phật tử, đến làm lễ, thả cá,…
Một chiếc thuyền lớn chở nhiều bao cá chạy dọc sông Lam để các phật tử phóng sinh an toàn giữa sông.
Theo quan niệm của Phật giáo, phóng sinh là trực tiếp giải cứu sinh mạng cho chúng sinh, huấn tập lòng từ bi, yêu thương. Buổi lễ phóng sinh không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, tôn giáo, mà còn góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái trong tự nhiên.
Kết thúc buổi lễ phóng sinh, công tác vệ sinh môi trường, dọn dẹp bao tải, bao nilon, làm sạch bến sông được mọi người triển khai nhanh chóng.

Veröffentlicht 28. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Am 13. Februar, dem 4. Tag von Tet, wurde in Bac Ninh das Pfingstrosenfest in der Phat Tich-Pagode (in der Gemeinde Phat Tich, Bezirk Tien Du) offiziell eröffnet – Ngày 13/2, tức mùng 4 Tết, tại Bắc Ninh, lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích (ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du) đã chính thức khai hội   Leave a comment

Khai hội Khán hoa mẫu đơn Chùa Phật Tích

Ngày 13/2, tức mùng 4 Tết, tại Bắc Ninh, lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích (ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du) đã chính thức khai hội, thu hút sự tham gia của hàng chục nghìn du khách. 21°05′47.2″N 106°01′36″E
13/02/2024 – 19:50 https://nhandan.vn/khai-hoi-khan-hoa-mau-don-chua-phat-tich-post796099.html
Lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích (ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du) diễn ra từ ngày mùng 3 đến mùng 5 tháng Giêng, trong đó mùng 4 là ngày chính hội. Năm nay, thời tiết thuận lợi, nên ngay sau Giao thừa đã có rất đông du khách về chùa Phật Tích để lễ Phật, cầu bình an.
Đặc biệt, trong ngày mùng 4 chính hội, hàng vạn lượt du khách có mặt tại đây đã khiến các lối lên chùa, tháp chuông, Đại Phật tượng A Di Đà…
Chùa Phật Tích là Di tích Quốc gia đặc biệt, hiện tại ngôi chùa còn lưu giữ hai nhóm bảo vật quốc gia gồm hàng linh thú đá, tượng Phật A Di Đà bằng đá.
Để lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, Ban Tổ chức đã triển khai các điểm chốt phân luồng tại những khu vực đông người, tăng cường công tác an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường.
Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh, huyện Tiên Du thường xuyên có mặt, kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện những bất cập, vấn đề nảy sinh.

Veröffentlicht 14. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Lễ hội xuân Núi Bà Đen, Tây Ninh chính thức khai hội từ mùng 4 Tết   Leave a comment

Lễ hội xuân lớn nhất khu vực miền Đông trên núi Bà Đen 11°22′57.7″N 106°10′17.1″E

Hội xuân núi Bà Đen kéo dài suốt tháng Giêng, là một trong những lễ hội lớn nhất và được người dân Tây Ninh cũng như du khách thập phương đón đợi nhất trong năm.
12/2/2024 14:40 (GMT +7) https://nongnghiep.vn/le-hoi-xuan-lon-nhat-khu-vuc-mien-dong-tren-nui-ba-den-d376255.html
Lễ hội Xuân núi Bà Đen năm 2024 với chủ đề „Hương sắc Tây Ninh“ được tổ chức quy mô, với lễ khai mạc diễn ra lúc 18h ngày 13/2/2024 (tức Mùng 4 Tết) cùng chương trình nghệ thuật đặc sắc và màn trình diễn pháo hoa nghệ thuật tầm cao ngay tại quảng trường nhà ga cáp treo lên núi Bà Đen. Lễ khai mạc sẽ có sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng và được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Tây Ninh.
Năm nay, ngoài Lễ hội Xuân, du khách tới Núi Bà còn được hòa vào không khí thiêng liêng của Hội xuân Di Lặc trên nóc nhà Nam bộ. Được tổ chức từ ngày đầu tiên của năm mới Giáp Thìn, Hội xuân Di Lặc sẽ liên tục diễn ra trong suốt mùa hội du xuân năm nay, với nhiều hoạt động đặc sắc và đặc biệt là show trình diễn nghệ thuật nhạc nước kết hợp cùng màn trình diễn của 30 nghệ sĩ mang tên Mừng xuân Di Lặc.
Mùa xuân này, trên đỉnh núi Bà cũng rực rỡ sắc xuân với nhiều tiểu cảnh, đại cảnh hoa tươi và hàng vạn bông hoa tulip bung nở, hứa hẹn mang tới những góc check-in xuân độc nhất vô nhị cho du khách.
Sở hữu nhiều danh thắng như núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, thung lũng Ma Thiên Lãnh…, Tây Ninh là một trong những điểm du lịch Tết lý tưởng cho du khách đi từ TP.HCM, với khoảng cách chỉ khoảng 100km và 2 tiếng di chuyển từ trung tâm theo quốc lộ 22.
Đến Tây Ninh, một trong những trải nghiệm được nhiều du khách yêu thích phải kể đến chinh phục nóc nhà Nam bộ – đỉnh núi Bà Đen cao 986m và hành hương chiêm bái cầu an lành, may mắn tại hệ thống các chùa Núi Bà lưng chừng núi và quần thể văn hóa tâm linh trên khu vực đỉnh núi.
Liên quan đến Lễ hội núi Bà Đen năm 2024, ngày 9/2 (30 tháng Chạp), tỉnh Tây Ninh đã phát thông báo về việc phân luồng giao thông một số tuyến đường nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phục vụ nhu cầu đi lại trong thời gian diễn ra lễ khai mạc.
Theo đó, từ 4h đến 23h ngày 13/2 (mùng 4 Tết), lực lượng chức năng sẽ tiến hành phân luồng một chiều và cấm dừng, đỗ các loại phương tiện trên đường Bời Lời (đoạn từ nút giao đường Bời Lời với đường 784 đến nút giao đường 790 với đường Khedol – Suối Đá), đường liên xã Phan – Suối Đá (đoạn từ nút giao đường 790 với đường liên xã Phan – Suối Đá đến nút giao đường 781 với đường liên xã Phan – Suối Đá), đường Sơn Đình (đoạn từ nút giao đường Sơn Đình với đường 790 đến nút giao đường Sơn Đình với đường 781) và đường vành đai núi Bà (đoạn từ nút giao đường Bời Lời với đường vành đai núi Bà đến nút giao đường 784 với đường vành đai núi Bà).

Trong thời gian phân luồng một chiều, lực lượng chức năng sẽ tổ chức hướng đi cho các phương tiện từ Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen khi ra về.
Theo đó, các phương tiện trong bãi giữ xe ô tô cổng trước Núi Bà đi theo đường vành đai để ra đường 784, 785; các phương tiện trong bãi giữ xe mô tô cổng trước và các bãi giữ xe ô tô, bãi giữ xe mô tô khu vực cổng sau núi Bà sẽ đi theo đường 790, đường Sơn Đình, đường liên xã Phan – Suối Đá, đường Khedol – Suối Đá để ra đường 781, 784, 785.
Khi xảy ra ùn tắc giao thông đường 784 (đoạn từ UBND xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu đến khu du lịch quốc gia núi Bà), lực lượng chức năng sẽ cấm hoặc hạn chế lưu thông đối với một số loại phương tiện trên tuyến đường này và tổ chức cho các phương tiện đi vào Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen.
Đối với các phương tiện đến từ Bình Dương, Bình Phước, Long An, TP.HCM và các huyện Gò Dầu, Bến Cầu, thị xã Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh di chuyển theo lộ trình: Tại ngã 3 Trường Hòa – Chà Là (nút giao giữa đường 784 với đường Trường Hòa – Chà Là) di chuyển theo đường Trường Hòa – Chà Là rẽ phải vào đường Nguyễn Văn Linh → rẽ phải vào đường An Dương Vương – đường Phạm Hộ Pháp – đường Điện Biên Phủ → rẽ phải vào đường Bời Lời đi thẳng đến núi Bà.
Tại ngã 3 Bàu Cóp (nút giao giữa đường 784 với đường 784C) di chuyển theo đường 784C – đường 781 – đến nút giao giữa đường Cách mạng tháng 8 với đường Điện Biên Phủ (cửa Hòa Viện) → rẽ phải vào đường Điện Biên Phủ → rẽ phải vào đường Bời Lời đi đến núi Bà.
Phương tiện đến từ các huyện Tân Châu, Tân Biên di chuyển theo lộ trình sau: từ đường 793 hoặc đường 785 – đường Trần Phủ → rẽ trái vào đường Bời Lời đi thẳng đến Núi Bà.

Lễ hội xuân Núi Bà Đen, Tây Ninh chính thức khai hội từ mùng 4 Tết
12/02/2024 17:00 https://tuoitre.vn/le-hoi-xuan-nui-ba-den-tay-ninh-chinh-thuc-khai-hoi-tu-mung-4-tet-2024021216283711.htm
Núi Bà Đen https://tuoitre.vn/nui-ba-den.html
Núi Bà Đen https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BAi_B%C3%A0_%C4%90en
Khu du lịch Núi Bà Đen https://vi.wikipedia.org/wiki/Khu_du_l%E1%BB%8Bch_N%C3%BAi_B%C3%A0_%C4%90en

Veröffentlicht 12. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Nghe An ist bestrebt die traditionellen kulturellen Werte des Festivals zu fördern – Nghệ An nỗ lực phát huy giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội   Leave a comment

Nghệ An nỗ lực phát huy giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội

Das Mondneujahr ist auch die Zeit traditioneller Feste. Bei dieser Gelegenheit führte die Zeitung Nghe An ein Interview mit Herrn Bui Cong Vinh, dem stellvertretenden Direktor des Ministeriums für Kultur und Sport, über die Leitung und Organisation von Festivals in der Provinz.
Tết Nguyên đán cũng là lúc vào mùa lễ hội truyền thống. Dịp này, Báo Nghệ An có cuộc trao đổi với ông Bùi Công Vinh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao về công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh.
28/01/2024 06:40 (GMT+7) https://baonghean.vn/nghe-an-no-luc-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-cua-le-hoi-post284076.html
P.V: Thưa ông, từ nhiều năm qua, lễ hội truyền thống được coi là nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại, là một trong những môi trường giáo dục truyền thống và văn hóa dân tộc, là nhu cầu sinh hoạt tinh thần chính đáng của nhân dân. Vậy, ông cho biết cụ thể về bản chất và vai trò của lễ hội trong đời sống hiện nay?
Ông Bùi Công Vinh: Trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội là một loại hình di sản văn hóa phổ biến, mang đậm bản sắc dân tộc, gồm 2 phần: phần lễ và phần hội.
Phần lễ với các nghi thức thờ cúng, thực hành tín ngưỡng thể hiện sự tôn kính, tri ân thần linh và cầu xin thần linh phù hộ, độ trì cho mùa màng tươi tốt cuộc sống yên bình hạnh phúc… Phần hội là không gian và thời gian diễn ra các sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng.
Với các hoạt động đặc sắc mang tính tập thể cao, mỗi lễ hội đều có nét tiêu biểu riêng và chứa đựng trong đó nhiều giá trị văn hóa cao đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi lễ hội đều hướng tới một nhân vật (hoặc một tập thể nhân vật) được coi là linh thiêng, cần được tôn kính, ghi ơn, và được các đời sau tưởng nhớ thông qua nhiều hoạt động. Đó là các vị danh tướng, lương thần đã có nhiều công lao bảo quốc, hộ dân được thờ phụng trong các di tích. Có khi đó là nhân thần, song cũng không ít di tích thờ nhiên thần, là những nhân vật có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, trong lao động sản xuất, gắn bó với đời sống nhân dân.
Vì vậy, lễ hội là dịp để nhân dân thể hiện sự tri ân, vinh danh công lao của các vị thần linh, anh hùng dân tộc. Từ đó, giúp cho việc giáo dục cho các thế hệ nhân dân thấm nhuần đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, nâng cao ý thức cộng đồng, củng cố tình đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.
Lễ hội là sản phẩm văn hóa kết tinh lâu đời trong tiến trình lịch sử của cộng đồng dân cư. Đó là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giúp cho thế hệ hôm nay hiểu được công lao của cha ông và thêm tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước. Lễ hội cũng giúp cho việc cố kết cộng đồng, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa cơ sở một cách hiệu quả.
Do đó, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa lễ hội truyền thống là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách góp phần vào việc gìn giữ nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa trở thành mục tiêu, động lực giúp cho việc phát triển kinh tế – xã hội vững chắc.

Có 9 di sản lễ hội đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, gồm: Lễ hội đền Chín Gian (huyện Quế Phong), Lễ hội đền Cờn (thị xã Hoàng Mai), Lễ hội đền Thanh Liệt (huyện Hưng Nguyên), Lễ hội đền Quả Sơn (huyện Đô Lương), Lễ hội đền Ông Hoàng Mười (huyện Hưng Nguyên), Lễ hội đền Bạch Mã (huyện Thanh Chương), Lễ Xăng khan của đồng bào dân tộc Thái miền Tây Nghệ An, Lễ hội đền Yên Lương (thị xã Cửa Lò) và Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan (huyện Đô Lương).

P.V: Nghệ An là vùng đất có bề dày văn hóa – lịch sử, diện tích rộng với đầy đủ vùng biển, đồng bằng và rừng núi, dân cư đông với 6 dân tộc cùng sinh sống; vì thế Nghệ An có nhiều lễ hội truyền thống mang đậm sắc thái các vùng miền. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?
Ông Bùi Công Vinh: Theo số liệu kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể giai đoạn 2011 – 2021, toàn tỉnh Nghệ An có 78 lễ hội truyền thống, chủ yếu diễn ra ở các xã, thôn, làng, bản… với không gian, quy mô trong phạm vi hẹp.
Cũng như nhiều nơi khác, lễ hội truyền thống ở Nghệ An chủ yếu diễn ra trong 3 tháng đầu năm, một số ít diễn ra vào cuối năm. Mùa Xuân lúc mùa vụ khá nông nhàn cũng là mùa khởi đầu cho nên nhân dân mở hội để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, nhân dân thuận lợi trong làm ăn canh tác…
Cùng với lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, các lễ làng, lễ hội dòng họ, lễ rước Bằng công nhận Di tích Lịch sử – Văn hóa, danh hiệu văn hóa, nghi lễ dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với các phong tục, tập quán dân tộc được khôi phục và do nhân dân tổ chức đã góp phần phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở.

P.V: Ông đánh giá thế nào về công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây. Đồng thời, xin ông cho biết về kế hoạch tổ chức lễ hội năm 2024?
Ông Bùi Công Vinh: Những năm qua, đặc biệt là kể từ khi Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ có hiệu lực, công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở Nghệ An đã nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự quản lý và hướng dẫn hoạt động của các cơ quan chuyên môn nên cơ bản các lễ hội ít xảy ra hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường văn hóa lễ hội. Các hoạt động vui chơi giải trí trong lễ hội cơ bản đảm bảo các yêu cầu thuần phong mỹ tục, phù hợp với không gian văn hóa của lễ hội, góp phần tạo không khí vui tươi, sôi nổi.
Nhiều nghi lễ, phong tục tập quán truyền thống của người dân Nghệ An được thể hiện trong các lễ hội truyền thống, làm cho các lễ hội mang đậm dấu ấn vùng miền, trở thành nét đặc sắc thu hút đông đảo nhân dân tham gia, thưởng ngoạn. Thông qua tổ chức lễ hội, tạo ra sự giao lưu về văn hóa, góp phần quảng bá về văn hóa truyền thống dân tộc, hình ảnh quê hương và con người Nghệ An.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động lễ hội truyền thống ở Nghệ An còn một số tồn tại, hạn chế. Văn hóa lễ hội trên địa bàn tỉnh đa dạng về bản sắc vùng, miền, dân tộc, nhưng một số lễ hội, đặc biệt là lễ hội ở đồng bằng, hầu hết còn được tổ chức theo một mô-tip chung, có sự trùng lặp về kịch bản; việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, khai thác các tích trò của lễ hội và bản sắc văn hóa của từng địa phương để tạo sự khác biệt trong các lễ hội và tạo điểm nhấn cho lễ hội chưa được thực hiện một cách thấu đáo. Các hoạt động thương mại – du lịch, các dịch vụ phục vụ khách tham quan gắn kết trong tổ chức lễ hội còn đơn điệu, không hấp dẫn du khách.
Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nội quy, gìn giữ tôn nghiêm nơi thờ tự, vệ sinh môi trường… chưa có chiều sâu. Vì thế, ý thức chấp hành nội quy, quy chế lễ hội gìn giữ tôn nghiêm nơi thờ tự, vệ sinh môi trường của một số người tham gia lễ hội chưa cao. Vẫn còn tình trạng chen lấn, xô đẩy trong lễ hội, đi lễ hội ăn mặc chưa phù hợp, xả rác bừa bãi gây mất vệ sinh môi trường; tình trạng chèo kéo bán đồ lễ, viết sớ, xem quẻ…
Để thực hiện có hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lễ hội, Sở Văn hóa và Thể thao đã ban hành Thông báo số 176/TB-SVHTT ngày 16/1/2024 về kế hoạch tổ chức các lễ hội năm 2024. Theo đó, năm 2024, toàn tỉnh sẽ có 27 lễ hội được đưa vào danh mục quản lý, trong đó, có 21 lễ hội diễn ra vào mùa Xuân (tháng 1-3 Âm lịch), còn lại diễn ra vào các thời điểm khác trong năm (từ tháng 4-10 Âm lịch). Các địa phương sẽ có kế hoạch cụ thể của từng lễ hội đảm bảo tổ chức theo nguyên tắc quy định của pháp luật, đó là trang trọng, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội.
Trước đó, Sở cũng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Công văn số 164/UBND-VX ngày 9/1/2024 về tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2024, qua đó yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn có các hoạt động lễ hội thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội; đảm bảo các hoạt động lễ hội được tổ chức trang trọng, đúng nghi lễ truyền thống, thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.

P.V: Để thực hiện tốt công tác quản lý lễ hội, khắc phục các hạn chế nói trên, chúng ta cần những giải pháp gì, thưa ông?
Ông Bùi Công Vinh: Để lễ hội là không gian sinh hoạt văn hóa giúp người dân có được những phút giây thư giãn, chiêm ngưỡng, hưởng thụ các nghi thức tâm linh lành mạnh, qua đó hướng con người đến những điều tốt đẹp, khơi dậy niềm tự hào, ý thức về các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, Sở Văn hóa và Thể thao sẽ tăng cường phối hợp với các địa phương trong công tác chỉ đạo, quản lý và hướng dẫn toàn bộ hoạt động của lễ hội.
Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền giới thiệu về lễ hội, đảm bảo vừa quảng bá nét đặc trưng của lễ hội, đồng thời cũng giúp nâng cao nhận thức của nhân dân khi tham gia lễ hội. Tăng cường vận động nhân dân và du khách tham gia lễ hội, nhất là các hộ kinh doanh dịch vụ tại lễ hội có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích, ứng xử văn minh trong hoạt động tâm linh, lễ hội, không ép giá, không chèo kéo khách.
Bên cạnh đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép; không để việc tổ chức dâng sao, giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi tại lễ hội, di tích nhất là vào dịp đầu năm; ngăn chặn các hành vi lợi dụng lễ hội thu lợi bất chính, kiên quyết không để các hành vi chen lấn, tranh cướp, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình, ăn xin, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch; âm thanh mở quá mức độ cho phép, tình trạng lộn xộn trong thực hành nghi lễ tại các di tích, lễ hội, tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém lãng phí, vi phạm quy định về thực hiện nếp sống văn minh.

Về lâu dài, ngành Văn hóa và Thể thao sẽ tập trung hỗ trợ các địa phương trong việc truyền dạy thực hành các nghi thức tín ngưỡng cổ truyền để không bị mai một thất truyền; xây dựng các chương trình đề án nghiên cứu về lễ hội cổ truyền một cách bài bản, chuyên sâu làm cơ sở cho các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy di sản lễ hội; chú trọng công tác tập huấn cho cán bộ quản lý di tích, cán bộ tham mưu tổ chức lễ hội, nâng cao năng lực quản lý, năng lực tổ chức của đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở.
Ông Bùi Công VinhPhó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao
P.V: Cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Veröffentlicht 2. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Einzelheiten zu 27 Festivals in der Provinz Nghe An im Jahr 2024 – Chi tiết 27 lễ hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2024   Leave a comment

Chi tiết 27 lễ hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2024

Sở Văn hóa và Thể thao vừa ban hành Kế hoạch số 176/TB – SVHTT ngày 16/1/2024 về việc tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2024.
17/01/2024 05:48 (GMT+7) https://baonghean.vn/chi-tiet-27-le-hoi-tren-dia-ban-tinh-nghe-an-nam-2024-post283483.html
Lễ rước tại Lễ hội Đền Chín Gian năm 2023.

Theo đó, trên địa bàn tỉnh sẽ có 27 lễ hội được tổ chức, gồm 21 lễ hội diễn ra vào mùa Xuân (từ tháng 1-3 Âm lịch), còn lại diễn ra vào các thời điểm khác trong năm (từ tháng 4-10 Âm lịch).
Trước đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành Công văn số 164/UBND-VX ngày 9/1/2024 về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2024, qua đó yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn có các hoạt động lễ hội thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội; đảm bảo các hoạt động lễ hội được tổ chức trang trọng, đúng nghi lễ truyền thống, thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.

Chi tiết các lễ hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong năm 2024:

1. Lễ hội Pẩn pang – Nang ny
– Thời gian: Ngày 14 – 15/02/2024 (tức ngày 05 – 06 tháng Giêng Âm lịch)
– Địa điểm: Sân trước hang Pẩn pang – Nang ny, bản Mường Ham, xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp.

2. Lễ hội Đền Vua Mai
– Thời gian: Ngày 22 – 24/02/2024 (tức ngày 13 – 15 tháng Giêng âm lịch)
– Địa điểm: Khu lăng Vua Mai, đền thờ Vua Mai – thị trấn Nam Đàn; mộ Thân mẫu Vua Mai – xã Nam Thái và các di tích có liên quan của huyện Nam Đàn.

3. Lễ hội Đền Cả
– Thời gian: Ngày 23/2 – 25/2/2024 (tức ngày 14 – 16 tháng Giêng âm lịch)
– Địa điểm: Đền Cả, xã Hoa Thành, huyện Yên Thành.

4. Lễ hội Đền Cờn
– Thời gian: Ngày 28/2 – 01/3/2024 (tức ngày 19 – 21 tháng Giêng âm lịch)
– Địa điểm: Đền Cờn, phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai.

5. Lễ hội Đền Quả Sơn
– Thời gian: Ngày 28 – 29/02/2024 (tức ngày 19 – 20 tháng Giêng Âm lịch)
– Địa điểm: Đền Quả Sơn, xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương.

6 . Lễ hội Đền Vạn – Cửa Rào
– Địa điểm: Đền Vạn, bản Cửa Rào 2, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương.
– Thời gian: Ngày 29/02 – 02/3/2024 (tức ngày 20 – 22 tháng Giêng Âm lịch).

7. Lễ hội Hang Bua
– Thời gian: Ngày 29/02 – 02/3/2024 (tức ngày 20 – 22 tháng Giêng âm lịch)
– Địa điểm: Bản Bua, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu.

8. Lễ hội Pu Nhạ Thầu
– Thời gian: Ngày 04 – 05 tháng 3 năm 2024 (tức ngày 24 – 25 tháng Giêng Âm lịch).
– Địa điểm: Đền Pu Nhạ Thầu, bản Na Lượng, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn.

9. Lễ hội Đền thờ Nguyễn Xí
– Thời gian: Ngày 09 – 10/3/2024 (tức ngày 29/01- 01/02 Âm lịch).
– Địa điểm: Đền thờ Nguyễn Xí, xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc.

10. Lễ hội Đền Đức Hoàng
– Thời gian: Ngày 08 – 10/3/2024 (tức ngày 28/01 – 01/02 Âm lịch).
– Địa điểm: Đền Đức Hoàng, xã Phúc Thành, huyện Yên Thành.

11. Lễ hội Đền Thanh Liệt
– Thời gian: Ngày 14 – 15/3/2024 (tức ngày 05-06/02 Âm lịch)
– Địa điểm: Đền Thanh Liệt, xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên.

12. Lễ hội làng Vạc
– Thời gian: Ngày 16 – 18/3/2024 (tức ngày 07 – 09/02 Âm lịch)
– Địa điểm: Khu di chỉ khảo cổ học làng Vạc, phường Long Sơn, TX Thái Hòa.

13. Lễ hội Đền Bạch Mã
– Thời gian: Ngày 17 – 19/3/2024 (tức ngày 08 – 10 tháng 2 Âm lịch)
– Địa điểm: Đền Bạch Mã, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương.

14. Lễ hội đền Choọng
– Thời gian: Ngày 20 – 21/3/2024 (tức ngày 11 – 12/02 Âm lịch)
– Địa điểm: Bản Choọng Bùng, xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp.

15. Lễ hội Đền Cuông
– Địa điểm: Đền Cuông, xã Diễn An, huyện Diễn Châu.
– Thời gian: Ngày 23 – 24/3/2024 (tức ngày 14 – 15/02 Âm lịch)

16. Lễ hội Đền Chín Gian
– Thời gian: Ngày 23 – 25/3/2024 (tức ngày 14 – 16/02 Âm lịch)
– Địa điểm: Đền Chín Gian, xã Châu Kim, huyện Quế Phong.

17. Lễ hội Đền chùa Rú Gám
– Thời gian: Ngày 22 – 24/3/2024 (Tức ngày 13 – 15/02 Âm lịch)
– Địa điểm: Đền Chùa Rú Gám, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành.

18. Lễ hội Đền Cửa
– Thời gian: Ngày 10 – 12/4/2024 (tức ngày 02 – 04/3 Âm lịch)
– Địa điểm: Đền Cửa, xã Nghi Khánh, huyện Nghi Lộc.

19. Lễ hội Đền Hồng Sơn
– Địa điểm: Đền Hồng Sơn, phường Hồng Sơn, TP Vinh.
– Thời gian: Ngày 11 tháng 4 năm 2024 (tức ngày 03 tháng 3 Âm lịch).

20. Lễ hội Môn Sơn – Lục Dạ (Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở miền Tây xứ Nghệ 1931 – 2024)
– Thời gian: Ngày 14 và 15 tháng 4 năm 2024.
– Địa điểm: Cây đa Cồn Chùa, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.

21. Lễ hội Đền Nguyễn Cảnh Hoan (Thập niên sự lệ)
– Thời gian: Ngày 22 -23/4/2024 (tức ngày 14 – 15 tháng 3 Âm lịch)
– Địa điểm: Đền Nguyễn Cảnh Hoan, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương.
– UBND huyện Đô Lương, UBND xã Tràng Sơn tổ chức.

22. Lễ hội du lịch Cửa Lò
– Thời gian: Ngày 30 tháng 4 và ngày 01 tháng 5 năm 2024.
– Địa điểm: Quảng trường Bình Minh – Thị xã Cửa Lò.

23. Lễ hội Làng Sen gắn với Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
– Thời gian: Ngày 17 – 19 tháng 5 năm 2024.
– Địa điểm: huyện Nam Đàn, thành phố Vinh.

24. Lễ hội “Uống nước nhớ nguồn” gắn với Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2024)
– Thời gian: Ngày 26, 27 tháng 7 năm 2024.
– Địa điểm: Nghĩa trang Hữu nghị Việt Lào, huyện Anh Sơn.

25. Lễ hội Đền Quang Trung
– Thời gian: Ngày 01 tháng 9 năm 2024 (tức ngày 29 tháng 7 Âm lịch)
– Địa điểm: Đền Quang Trung, phường Trung Đô, TP Vinh.

26. Lễ hội Bươn Xao
– Thời gian: Ngày 21 – 22/9/2024 (tức ngày 19 – 20 tháng 8 Âm lịch)
– Địa điểm: Di tích thành Lê Lợi, bản Kẻ Ỏn, xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ.

27. Lễ hội Đền Hoàng Mười
– Thời gian: Ngày 09 – 10/11/2024 (tức ngày 09 – 10 tháng 10 Âm lịch)
– Địa điểm: Đền Hoàng Mười, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên.

Veröffentlicht 18. Januar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Große Zeremonie zum Gedenken an den 715. Jahrestag des Einzugs von König und Buddha-Kaiser Tran Nhan Tong ins Nirvana – Am 13. Dezember (1. November, Jahr der Katze) im besonderen nationalen Reliktgebiet Yen Tu – Đại lễ tưởng niệm 715 năm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn   Leave a comment

Đại lễ tưởng niệm 715 năm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Ngày 13/12 (tức mùng 1/11 năm Quý Mão), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh long trọng tổ chức Đại lễ tưởng niệm 715 năm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308-2023).
13/12/2023 – 17:46 https://nhandan.vn/dai-le-tuong-niem-715-nam-duc-vua-phat-hoang-tran-nhan-tong-nhap-niet-ban-post787310.html
13/12/2023 https://thanhtra.com.vn/xa-hoi/van-hoa/dai-le-tuong-niem-715-nam-duc-vua-phat-hoang-tran-nhan-tong-218734.html
13/12/2023 13:53 https://baoquangninh.vn/dai-le-tuong-niem-715-nam-phat-hoang-tran-nhan-tong-nhap-niet-ban-va-khanh-thanh-cung-truc-lam-yen-t-3274370.html

Tại lễ tưởng niệm, các đại biểu, phật tử, người dân và du khách đã cùng ôn lại cuộc đời, sự nghiệp, công đức của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông cả về đạo và đời. Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị vua anh hùng của một triều đại anh hùng, người đã lãnh đạo quân dân nhà Trần 2 lần chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lược vào năm 1285 và năm 1288, bảo vệ non sông bờ cõi Đại Việt.
Ở trên đỉnh cao danh vọng, Ngài đã nhường ngôi cho con, chuyên tâm theo đuổi sự nghiệp tu hành và đã hợp nhất các dòng thiền, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, dòng thiền thuần Việt, có tư tưởng nhập thế, gắn đạo với đời, xây dựng Yên Tử trở thành Kinh đô Phật giáo của quốc gia Đại Việt.
Trong cuộc đời tu luyện và nhập diệt của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông, Yên Tử là nơi Phật hoàng tu hành, giảng pháp, độ tăng và Ngọa Vân là nơi kết thúc trọn vẹn quá trình tu luyện và thành Phật của Ngài vào ngày 1/11 âm lịch năm 1308. Xá lị của Ngài sau này được phát về nhiều nơi, trong đó có am Ngọa Vân, chùa Quỳnh Lâm (thị xã Đông Triều) và tại tháp Huệ Quang (Yên Tử, thành phố Uông Bí).
Phát biểu tại Đại lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh khẳng định, đây là dịp để chúng ta tưởng nhớ công lao, bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông; là dịp để giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn đối với công lao của những người đi trước trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, cùng hướng tới sự phát triển chung, ổn định xã hội, nâng cao vị thế các tổ chức tôn giáo, chất lượng cuộc sống người dân.
Đại lễ 715 ngày Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn năm nay gắn với khánh thành Cung Trúc Lâm Yên Tử (được xây dựng tại Bến xe Giải Oan cũ thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí).
Đây là công trình văn hóa tâm linh có giá trị lớn, tổng diện tích xây dựng giai đoạn I là hơn 6.000m2, có sức chứa 5.000 người; phần thờ tự và nội thất bằng chất liệu gỗ sơn son thếp vàng mang bản sắc văn hóa dân tộc, hài hòa với quần thể Trung tâm Văn hóa Lễ hội Trúc Lâm và quần thể Di tích danh thắng Yên Tử.
Công trình là nơi tôn vinh giá trị của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử; nơi tổ chức các sự kiện tưởng niệm, lễ hội, hội thảo và các hoạt động văn hóa Phật giáo.
Đặc biệt, nguồn kinh phí xây dựng công trình hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh vận động và nguồn công đức của phật tử khoảng 250 tỷ đồng
Trước đó, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức nghi lễ dâng hương tưởng niệm 715 năm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn, cùng các nghi lễ cúng Phật, cúng Tổ, lễ nhiễu tháp Phật hoàng tại Chùa Hoa Yên và Huệ Quang Kim Tháp thuộc Khu di tích lịch sử văn hóa Ngọa Vân – Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều.

Veröffentlicht 17. Dezember 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Quang Ninh verfügt über fünf weitere nationale immaterielle Kulturerbestätten – Quảng Ninh có thêm 5 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia   Leave a comment

Quảng Ninh có thêm 5 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành các Quyết định về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
14/11/2023 – 15:13 https://nhandan.vn/quang-ninh-co-them-5-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-post782526.html
Lễ hội xuống đồng, phường Phong Cốc, thị xã Quảng Yên.

Quảng Ninh có 5 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận gồm:
Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh;
Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Soọng Cô của người Sán Dìu tỉnh Quảng Ninh;
Lễ hội đình Đầm Hà (thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà);
Lễ hội đình Vạn Ninh (xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái) và
Lễ hội Xuống đồng (phường Phong Cốc, thị xã Quảng Yên).

Như vậy, tỉnh Quảng Ninh hiện có 12 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận trước đó gồm
:
Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái; Hát Nhà tơ (hát cửa đình); lễ hội đền Cửa Ông; lễ hội Tiên Công; lễ hội đình Trà Cổ; lễ hội đình Quan Lạn lễ hội Bạch Đằng).

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo tồn di sản văn hóa trong phát triển kinh tế-xã hội, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm, dành nhiều nguồn lực cho công tác bảo tồn, phục dựng, phát huy giá trị di sản gắn với khai thác các sản phẩm du lịch đặc thù từ văn hóa. Trong đó, các di sản văn hóa phi vật thể đã trở thành một trong những nguồn lực quan trọng để hỗ trợ ngành du lịch phát triển bền vững; góp phần giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp vùng đất, văn hóa, con người Quảng Ninh đến với bạn bè quốc tế.

Veröffentlicht 18. November 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Im Rahmen des Chi Linh-Hai Duong-Festivals 2023 fand am Morgen des 29. September in der Reliquie des Sinh-Den Hoa-Tempels in der Stadt Chi Linh die Eröffnungszeremonie des Festivals statt – Trong khuôn khổ Festival Chí Linh – Hải Dương 2023, sáng 29/9, tại di tích Đền Sinh-Đền Hóa, thành phố Chí Linh tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ   Leave a comment

Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ ở Hải Dương

Trong khuôn khổ Festival Chí Linh – Hải Dương 2023, sáng 29/9, tại di tích Đền Sinh-Đền Hóa, thành phố Chí Linh tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ. Đây là tín ngưỡng của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể. 21°10′06.1″N 106°22′59.4″E
29/09/2023 – 09:40 https://nhandan.vn/lien-hoan-thuc-hanh-tin-nguong-tho-mau-tam-phu-o-hai-duong-post775037.html

Dự liên hoan có các nghệ nhân, thanh đồng đạo quan, thủ nhang đồng đền, đến từ các tỉnh, thành phố:
Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh về trình diễn các giá hầu đồng gắn với các nhân vật lịch sử và tôn vinh công lao của Đức Thánh Mẫu Thạch Bàn, Đức Thánh Phi Bồng-Hiệu Thiên Thiên Đế đã có công âm phù hộ quốc, bảo trợ cho nhân dân được khang cường, mùa màng tươi tốt.
Trong hồ sơ đề cử UNESCO công nhận thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ghi thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt có ở 22 tỉnh, thành phố, trong đó có tỉnh Hải Dương.
Cũng theo hồ sơ mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình lên UNESCO về những trung tâm thờ Mẫu tam phủ tiêu biểu có di tích Đền Sinh-Đền Hóa ở xã Lê Lợi, thành phố Chí Linh. Việc hồ sơ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã trở thành niềm vui cho đất nước ta nói chung và cho các địa phương có di tích có tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ nói riêng, trong đó có niềm tự hào của người dân Chí Linh.
Di tích Đền Sinh-Đền Hóa là một di tích có từ lâu đời, nằm ở thôn An Môn, xã Lê Lợi. Di tích thờ Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên và Đức Thánh Mẫu Thạch Linh. Những vị thần, vị thánh này luôn phù hộ độ trì cho nhân dân sức khỏe, sinh sôi, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên người dân địa phương rất thành kính, trân trọng ra sức bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo di tích đến ngày nay.
Hàng trăm năm nay, việc thực hành tín ngưỡng ở Đền Sinh-Đền Hóa được nhân dân địa phương thực hiện theo đúng đặc trưng của tín ngưỡng này, đó là nghi thức hầu đồng, hát văn. Hằng năm, ngoài việc người dân và các thanh đồng thực hiện các giá hầu đồng và các cung văn hát phục vụ giá hầu thì vào dịp lễ hội, Ban tổ chức còn tổ chức các hoạt động về hát văn dưới các hình thức như: liên hoan diễn xướng hầu thánh, hát văn hầu thánh… Các hoạt động này thu hút nhiều thanh đồng, cung văn từ nhiều tỉnh, thành phố về dự, tạo cho không khí lễ hội thêm phần trang nghiêm.
Cũng vì việc thực hành tín ngưỡng để phụng thờ đức Thánh mà người dân An Mô còn truyền dạy cho nhau nghề hát văn để phục vụ cửa đền của quê hương. Hiện nay, làng An Mô có hàng trăm người dân biết hát văn, trong đó có hàng chục người làm nghề hát văn phục vụ các cửa đền, cửa phủ. Ngoài phục vụ cửa đền quê hương, cung văn nơi đây còn đi khắp các đền, cửa phủ trong và ngoài tỉnh để phục vụ các nghi thức hầu đồng, lễ thánh. Nghề hát văn đã trở thành một một nghề để giúp người dân mưu sinh. Nghề hát văn ở An Mô đang được các cấp chính quyền và ngành chức năng có kế hoạch xây dựng trở thành làng nghề để phát triển du lịch, phục vụ nhu cầu của du khách thập phương.

Veröffentlicht 1. Oktober 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,