Archiv für das Schlagwort ‘QL1

Tausende von Menschen sind begierig darauf das Cuong-Tempelfest zu besuchen – Hàng nghìn người nô nức trẩy hội Đền Cuông   Leave a comment

Hàng nghìn người nô nức trẩy hội Đền Cuông

Chiều ngày 5/3, huyện Diễn Châu long trọng khai hội Đền Cuông năm 2023 với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi. Lễ hội là dịp để tri ân, tưởng nhớ Thục PhánAn Dương Vương cùng các vị tiền nhân đã có công trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. 18°54′11.3″N 105°36′17″E
05/03/2023 – 18:11 https://baonghean.vn/hang-nghin-nguoi-no-nuc-tray-hoi-den-cuong-post266084.html

Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Võ Thị Minh Sinh – Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Nguyễn Thị Thanh Hương – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao; đại diện lãnh đạo: các sở, ban ngành cấp tỉnh, huyện Diễn Châu, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh (Hà Nội); hội đồng hương Diễn Châu cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương
Đền Cuông tọa lạc trên núi Mộ Dạ thuộc xã Diễn An thờ Thục Phán An Dương Vương – người đã kế nghiệp vua Hùng lãnh đạo nhân dân Lạc Việt đánh Tần chống Triệu ở thế kỷ 3 trước công nguyên cùng phối thờ các vị thần đã có công bảo quốc hộ dân.
Đền là một công trình kiến trúc cổ có quy mô đồ sộ, kiến trúc độc đáo, xây dựng, trang trí công phu, đã được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa – Kiến trúc nghệ thuật năm 1975.
Lễ hội Đền Cuông được tổ chức hàng năm nhằm tri ân, tưởng nhớ công đức của Thục Phán An Dương Vương trong buổi đầu dựng nước và giữ nước, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, đồng thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân và du khách thập phương.
Để chuẩn bị cho lễ hội năm nay, hoạt động tuyên truyền trực quan được Ban tổ chức quan tâm sớm nhằm tạo cảnh quan đẹp, khí thế sôi nổi chào mừng lễ hội.
Tại khu vực trung tâm thị trấn Diễn Châu, dọc Quốc lộ 1A, khu vực đền và sân lễ hội treo, dựng khoảng 200 cờ hồng, cờ hội, cờ đuôi nheo, 2 pano lớn cùng trên 100 băng rôn, khẩu hiệu, áp phích.
Cùng với chuẩn bị chu đáo các nội dung trọng tâm của lễ hội thì các khu vực sân hội, sân thể thao, khu bán hàng… cũng được huyện Diễn Châu đầu tư hàng trăm triệu đồng san lấp mặt bằng, làm mới hệ thống điện… đảm bảo tốt nhất cho các hoạt động của lễ hội.
Chương trình Lễ hội Đền Cuông năm nay diễn ra từ ngày 3 – 6/3 (tức ngày 12-15 tháng Hai âm lịch) với nhiều họat động văn hóa tâm linh truyền thống: lễ khai quang, lễ cáo trung thiên, lễ rước, lễ đại tế, lễ tạ..
Phần hội sôi động với nhiều chương trình văn nghệ, thể thao hấp dẫn: thi đấu bóng chuyền nam, nữ, trò chơi dân gian (đu tiên, chọi gà, cờ thẻ), hội diễn nghệ thuật quần chúng, hội trại “Thanh niên Diễn Châu hướng về cội nguồn”, giao lưu các câu lạc bộ ca trù, liên hoan tiếng hát thanh niên, học sinh, hội thi thanh niên thanh lịch…
Trong đó, hội thi thanh niên thanh lịch, lễ rước thần, lễ đại tế… là những điểm nhấn quan trọng của lễ hội. Trong không gian lễ hội Đền Cuông năm nay còn trưng bày nhiều gian hàng OCOP nhằm quảng bá các sản phẩm, đặc sản tiêu biểu của Diễn Châu
Lễ hội Đền Cuông không chỉ là dịp để tri ân, tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương và các vị tiền nhân, mà còn góp phần tích cực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc, giáo dục, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ.
Về với lễ hội Đền Cuông là về với vùng đất cổ mênh mang huyền thoại, về với những giá trị văn hóa tinh thần vĩnh cửu của dân tộc, cùng ôn lại lịch sử ngàn xưa và cầu mong cho một năm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Veröffentlicht 5. März 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Die treibende Kraft hilft Cao Bang durchzubrechen – Trục động lực giúp Cao Bằng đột phá   Leave a comment

Trục động lực giúp Cao Bằng đột phá

Theo kế hoạch, đường cao tốc nối Hà Nội với Lạng Sơn dự kiến sẽ thông xe trong năm 2019.
Cùng với đó, đường cao tốc nối Ðồng Ðăng (Lạng Sơn) với Trà Lĩnh (Cao Bằng) cũng đang được nghiên cứu triển khai, được kỳ vọng là trục động lực quan trọng đánh thức tiềm năng, lợi thế của mảnh đất cội nguồn cách mạng, phên dậu Tổ quốc, giúp Cao Bằng đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội.
20/03/2019 http://nhandan.com.vn/kinhte/tin-tuc/item/39558102-truc-dong-luc-giup-cao-bang-dot-pha.html
Cao Bằng cách Thủ đô Hà Nội khoảng 300 km, địa hình chia cắt phức tạp với nhiều núi cao, vực sâu, độ dốc lớn. Hiện nay, từ Hà Nội, chỉ có hai ngả đường bộ tới Cao Bằng với thời gian khoảng nửa ngày bằng ô-tô: một là đi theo quốc lộ 3 (Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng), hai là theo quốc lộ 1 (Hà Nội – Lạng Sơn) rồi qua quốc lộ 4A sang. Cả hai ngả đều là nỗi ngán ngại của cánh lái xe, với những địa danh đèo Giàng, đèo Gió, đèo Bông Lau quanh co, hiểm trở và nguy hiểm. Ước muốn có một tuyến cao tốc để thông thương, đánh thức tiềm năng phát triển của mảnh đất địa đầu cách mạng luôn ấp ủ trong lòng nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân tỉnh Cao Bằng.
Trước đây, các đơn vị trong ngành giao thông đã khảo sát, nghiên cứu hướng tuyến cao tốc nối Ðồng Ðăng với Trà Lĩnh dài gần 150 km, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 47.500 tỷ đồng, đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh, suốt một thời gian dài, lãnh đạo tỉnh tìm mọi cách để sớm triển khai dự án, tuy nhiên, tổng vốn quá lớn so với khả năng địa phương, trong khi hình thức BOT lại chưa có nhà đầu tư nào tham gia. Một số nhà đầu tư nước ngoài đề xuất tham gia, nhưng thực chất chỉ muốn gợi ý Chính phủ vay vốn thực hiện dự án và họ là nhà thầu thi công. Mọi việc tưởng như bế tắc, thì gần đây, trong quá trình xúc tiến đầu tư, tỉnh đã mời Công ty cổ phần Tập đoàn Ðèo Cả (CT Ðèo Cả) khảo sát, nghiên cứu, lập phương án đầu tư đối với dự án.
TS Nguyễn Hữu Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn A2Z cho biết, sau khi tính toán, điều chỉnh hướng tuyến tối ưu (cơ bản bám theo hướng tuyến đã theo quy hoạch), chiều dài tuyến còn 115 km (rút ngắn gần 30 km so phương án cũ), kết nối vào tuyến cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng mà CT Ðèo Cả đang triển khai tại khu vực hai cửa khẩu Tân Thanh và Cốc Nam (đều thuộc Lạng Sơn). Tuyến cao tốc này cũng được thiết kế tương tự các dự án cao tốc bắc – nam, rộng 17 m, quy mô bốn làn xe cơ giới, tốc độ 80 km/giờ, trên tuyến xây dựng 18 cầu, sáu hầm đường bộ ngắn (tổng chiều dài 2.550 m), 21 hầm dân sinh,…
Qua việc áp dụng công nghệ thi công hầm xuyên núi, tổng mức đầu tư dự án chỉ còn khoảng 20.938 tỷ đồng, giảm hơn 26 nghìn tỷ đồng so các nghiên cứu trước đó. Theo tính toán của CT Ðèo Cả, cơ cấu vốn dự án gồm vốn nhà đầu tư và vay tín dụng hơn 13.892 tỷ đồng (chiếm khoảng 64%); ngân sách 7.546 tỷ đồng (khoảng 33,66%), dự kiến triển khai trong giai đoạn 2019 – 2022hoàn vốn trong 25 năm.

Theo kết quả khảo sát và dự báo nhu cầu vận tải, tuyến cao tốc Ðồng Ðăng – Trà Lĩnh trong khoảng 10 năm đầu khai thác (2023 – 2032) đạt khoảng 6 đến 10 nghìn xe/ngày đêm, chỉ bằng một phần ba so với cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn cùng thời điểm. Do đó, giai đoạn 2019 – 2020, các bên liên quan phải hoàn thành bước chuẩn bị đầu tư, tháo gỡ các rào cản về cơ chế, chính sách hiện nay để dự án có thể thực hiện từ năm 2020.
Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Lại Xuân Môn khẳng định, triển khai tuyến cao tốc Ðồng Ðăng – Trà Lĩnh là quyết tâm, khát vọng của Ðảng bộ, chính quyền và người dân trong tỉnh. Tuyến đường sẽ giải quyết năm vấn đề lớn cho Cao Bằng, nhất là về chính trị, bởi tỉnh có đến 95% đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo cao. Ðường cao tốc sẽ giúp xóa nghèo, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Ðồng thời, giúp tháo gỡ điểm nghẽn để đột phá phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng – an ninh biên giới. Dự án còn góp phần tạo tiền đề phát huy các lợi thế sẵn có của tỉnh, tăng thu ngân sách bền vững từ dịch vụ du lịch, thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa, giải quyết vấn đề thu ngân sách hằng năm, giảm áp lực điều tiết các nguồn hỗ trợ từ Trung ương.
Hiện nay, báo cáo tiền khả thi dự án đang được hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, khi được thông qua, tỉnh sẽ cùng nhà đầu tư xây dựng báo cáo khả thi, song song thực hiện tiểu dự án đường kết nối các khu vực dân cư với tuyến đường công vụ, sẵn sàng đẩy nhanh tiến độ dự án. Chủ tịch HÐQT CT Ðèo Cả Hồ Minh Hoàng, Phó Trưởng ban Chỉ đạo dự án chia sẻ, nhà đầu tư và tỉnh Cao Bằng đã thảo luận nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ bất cập để triển khai dự án. Trong đó, việc điều chỉnh hướng tuyến đã tính toán để tạo thuận lợi nhất kết nối đến các di tích lịch sử, khu du lịch và hình thành quỹ đất giúp địa phương huy động nguồn lực.
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý phân kỳ đầu tư và cơ cấu nguồn vốn với tỷ lệ ngân sách Trung ương chiếm 20%, ngân sách địa phương 20%, còn lại 60% từ vốn của nhà đầu tư và vốn tín dụng. Ðể bảo đảm phương án tài chính, dự án cần được quan tâm, bố trí vốn từ ngân sách Trung ương, địa phương cũng phải có kế hoạch cụ thể ưu tiên huy động vốn, tập trung nguồn lực cho dự án. Mặc dù là đơn vị đề xuất dự án nhưng CT Ðèo Cả đã chủ động đề xuất tiến hành đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư sau khi dự án được phê duyệt, bảo đảm công khai, minh bạch.

Ngày 15-3 vừa qua, tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Ðình Huệ và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo tỉnh Cao Bằng đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ tỉnh đầu tư tuyến đường cao tốc, bố trí vốn đối ứng cho dự án là 20% (2.500 tỷ đồng) theo tinh thần Thông báo số 451/TB-VPCP ngày 7-12-2018. Ðồng thời, tỉnh Lạng Sơn bố trí nguồn vốn hỗ trợ dự án đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, Hữu Nghị – Chi Lăng theo đúng yêu cầu để bảo đảm dự án cao tốc Ðồng Ðăng – Trà Lĩnh triển khai đúng tiến độ,…
Phó Thủ tướng Vương Ðình Huệ đánh giá, việc lựa chọn UBND tỉnh làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại dự án là một thuận lợi. Tỉnh cần mời đại diện các bộ, ngành tham gia Ban Chỉ đạo thực hiện dự án, các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Ðầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và nhất là Bộ Giao thông vận tải phải nằm trong Ban Chỉ đạo để phối hợp thực hiện dự án, tạo sự ăn khớp nhịp nhàng ngay từ đầu, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc phát sinh. Ngoài quyết tâm cao, việc triển khai phải quyết liệt và kịp thời thì dự án mới đạt yêu cầu tiến độ, giúp vùng đất địa đầu cách mạng bứt phá phát triển.
UBND tỉnh Cao Bằng đã kiến nghị Chính phủ chấp thuận triển khai dự án đường cao tốc Ðồng Ðăng – Trà Lĩnh theo hình thức PPP, có sự tham gia của phần vốn nhà nước (tỷ lệ tương tự dự án đường cao tốc bắc – nam). Ðồng thời, đề xuất giao UBND tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập và thẩm định dự án; chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển Việt Nam tham gia đánh giá, thẩm định việc tài trợ vốn cho dự án để có cơ sở xác định nguồn vốn tín dụng tham gia đầu tư.

 


Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng (Việt Nam) hội kiến với Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc)
Ngày 21/3, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH Cao Bằng, (Việt Nam) đã hội kiến với đồng chí Lộc Tâm Xã, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc).
22/03/2019 http://caobangtv.vn/tin-tuc-n25359/bi-thu-tinh-uy-cao-bang-viet-nam-hoi-kien-voi-bi-thu-dang-uy-khu-tu-tri-dan-toc-choang-quang-tay-trung-quoc.html
Tham dự buổi hội kiến có đồng chí Hoàng Ngọc Vinh, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc). Về phía tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) có đồng chí Trịnh Hữu Khang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo, Ban Kiểm tra, Ban Nội chính Tỉnh ủy; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh. Đoàn Quảng Tây (Trung Quốc) có đồng chí Hùng Ba, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam; đồng chí Dương Tấn Bách, Phó Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây; đồng chí Bành Hiểu Xuân, Phó Chủ tịch Chính hiệp Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Bí thư Thành ủy thành phố Bách Sắc, Quảng Tây và một số ngành hữu quan.
Tại buổi hội kiến, đồng chí Lại Xuân Môn, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng (Việt Nam) khẳng định, việc lãnh đạo Quảng Tây (Trung Quốc) và Cao Bằng gặp gỡ song phương trong dịp gặp mặt đầu xuân năm 2019 giữa Bí thư Tỉnh ủy 4 tỉnh của Việt Nam và Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã thể hiện sự giao lưu, tăng cường hợp tác hiệu quả. Năm 2018, lãnh đạo và nhân dân tỉnh Cao Bằng và Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc) tăng cường gặp gỡ, trao đổi lẫn nhau, trong đó Cao Bằng đã cử 87 đoàn với 553 đại biểu sang thăm, làm việc và cử 126 cán bộ, công chức, tham gia bồi dưỡng tại Quảng Tây; phía Quảng Tây cử 56 đoàn với 617 đại biểu đến thăm, làm việc tại Cao Bằng. Có thể nói, hoạt động đối ngoại giữa 2 bên được tăng cường nhiều nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Hai bên tiếp tục duy trì thúc đẩy mối quan hệ đoàn kết, thống nhất, hiểu biết sâu sắc lẫn nhau, cùng nhau góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đặc biệt là không để xảy ra tình hình an ninh phức tạp biên giới. Kinh tế biên mậu biên giới được hai bên phối hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu phía Việt Nam bình quân tăng từ 15 – 20%/năm, góp phần tạo nhiều việc làm và nâng cao đời sống nhân dân khu vực biên giới nói riêng và phát triển kinh tế của hai tỉnh, khu nói chung. Hai bên đã tích cực triển khai Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc) bước đầu đạt được nhiều kết quả. Trong năm, hai tỉnh được Bộ Quốc phòng hai nước chọn là nơi tổ chức Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 5.

Thời gian tới, để tiếp tục duy trì, tăng cường thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực đạt kết quả cao hơn, đồng chí Lại Xuân Môn, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng đề nghị hai bên tập trung triển khai các nội dung trọng tâm.
Về việc nâng cấp cửa khẩu:
Hoàn thiện thủ tục sớm để nâng cấp cặp cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) – Long Bang (Trung Quốc) lên cửa khẩu quốc tế và mở rộng phạm vi cửa khẩu đến lối mở Nà Đoỏng (Việt Nam) – Nà Ráy (Trung Quốc); tổ chức lễ công bố chính thức thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa qua cặp lối mở Nà Đoỏng (Việt Nam) – Nà Ráy (Trung Quốc); phối hợp tổ chức lễ công bố cửa khẩu Tà Lùng (Việt Nam) – Thủy Khẩu (Trung Quốc) lên cửa khẩu quốc tế và tổ chức lễ công bố mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Lý Vạn (Việt Nam) – Thạc Long (Trung Quốc).
Về việc mở lối mở biên giới:
Triển khai nhanh thủ tục để báo cáo cấp trên mỗi bên để cho chủ trương đồng ý mở lối mở Bản Khoòng – Nham Ứng thuộc cặp cửa khẩu Lý Vạn (Việt Nam) – Thạc Long (Trung Quốc), mở cặp chợ biên giới Đình Phong (Việt Nam) – Tân Hưng (Trung Quốc), bố trí lực lượng hữu quan để khôi phục vận hành cửa khẩu Hạ Lang (Việt Nam) – Khoa Giáp (Trung Quốc), mở chính thức cặp chợ biên giới Pò Tập (Việt Nam) – Thủy Khẩu (Trung Quốc). Thống nhất triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng cặp chợ Kéo Yên (Việt Nam) – Mạnh Ma (Trung Quốc), khi đủ điều kiện sẽ tiến hành mở cặp chợ này. Phối hợp hoàn chỉnh thủ tục, sớm triển khai xây dựng cầu Tà Lùng – Thủy Khẩu 2 và xây dựng cầu chuyên dụng vận chuyển hàng hóa tại cặp cửa khẩu Sóc Giang (Việt Nam) – Bình Mãng (Trung Quốc). Phía Việt Nam đã bố trí vốn để triển khai dự án, đề nghị tỉnh Quảng Tây cũng khẩn trương làm thủ tục trình cấp trên để hai bên sớm thống nhất triển khai thực hiện.

Trước mắt, để giảm tải cho cầu Tà Lùng – Thủy Khẩu 1, trong thời gian chờ xây dựng, hoàn thiện cầu Tà Lùng – Thủy Khẩu 2 tạo điều kiện cho việc thông quan hàng hóa, hai bên khẩn trương hoàn thiện thủ tục song phương, báo cáo cấp trên cho phép lắp đặt cầu phao tạm thời tại khu vực mốc 943 + 300m về phía hạ lưu thuộc phạm vi của khẩu Tà Lùng – Thủy Khẩu tại vị trí cũ nhằm thông quan hàng hóa. Hai bên tiếp tục quan tâm, chỉ đạo cơ quan chuyên môn sớm hoàn thiện các nội dung công việc liên quan triển khai thực hiện Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc) như: xây dựng trạm kiểm soát biên giới, hàng rào biên giới, đấu nối giao thông, thống nhất phương án tổ chức lễ công bố mở lối mở…

Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc) Lộc Tâm Xã phát biểu nhất trí với đánh giá của Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng (Việt Nam), khẳng định thời gian qua, hai bên đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, nhưng hai bên vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng của mình. Tin tưởng khi hai bên tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa. Thời gian tới, hai bên tiếp tục tăng cường giao lưu giữa cấp ủy, chính quyền, giao lưu nhân dân hai bên. Tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục đào tạo, nông nghiệp, cửa khẩu, hợp tác lao động. Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc) Lộc Tâm Xã cho rằng những đề xuất của Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Lại Xuân Môn đã được hai bên trao đổi nhiều lần, thời gian tới cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa. Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, (Trung Quốc) đã xin ý kiến Tổng cục Hải quan Trung Quốc về nâng cấp cặp cửa khẩu Long Bang (Trung Quốc) – Trà Lĩnh (Việt Nam) và được sự nhất trí, mong muốn hai bên tiếp tục thúc đẩy để nâng cấp cặp cửa khẩu này thành cửa khẩu quốc tế. Đẩy mạnh xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Trà Lĩnh – Long Bang.

Về việc nâng cấp cửa khẩu, quan trọng nhất là hệ thống giao thông, mong Cao Bằng đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường cao tốc Trà Lĩnh (Cao Bằng) – Đồng Đăng (Lạng Sơn), qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế hai bên. Về cặp cửa khẩu Thủy Khẩu – Tà Lùng, Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc) rất ủng hộ, mong muốn hai bên thúc đẩy để sớm tổ chức lễ công bố cửa khẩu Tà Lùng (Việt Nam) – Thủy Khẩu (Trung Quốc) lên cửa khẩu quốc tế. Về Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc), mong Cao Bằng sớm triển khai thực hiện theo Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc và Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch thác Bản Giốc đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt. Về các cặp chợ biên giới, hai bên thúc đẩy, tạo điều kiện cho người dân địa phương phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc) Lộc Tâm Xã khẳng định, trong quá trình phối hợp có thể phát sinh nhiều vấn đề, tuy nhiên hai bên sẽ tăng cường trao đổi, thống nhất để hợp tác đạt được thành công.
Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) khẳng định thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cường giao lưu hữu nghị và trao đổi đoàn giữa hai bên để triển khai thực hiện có hiệu quả những nội dung hợp tác hai bên.
Nhân dịp này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Lại Xuân Môn đã đến dự lễ thông xe đường chuyên dụng vận tải hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh (Việt Nam) – Pò Chài (Trung Quốc).

 

 


Cao Bang baut den Grenzhandel aus
Die nordvietnamesische Provinz Cao Bang hat eine Grenze mit einer Länge von mehr als 300 Kilometern zu China. Entlang dieser Grenzlinie befinden sich die Grenzübergänge Ta Lung, Tra Linh, Soc Giang und Ly Van. Das bringt Cao Bang Vorteile, um den Grenzhandel auszubauen.
4. April 2019 http://vovworld.vn/de-DE/wirtschaft/cao-bang-baut-den-grenzhandel-aus-737966.vov
Zusammen mit Tourismus und Landwirtschaft ist der Grenzhandel ein Spitzenbereich in der Wirtschaftsentwicklung der Provinz Cao Bang. Dazu Hoang Xuan Anh, Vorsitzender des Volkskomitees der Provinz:
“Im vergangenen Jahr ist das Exportvolumen der Provinz stark gestiegen. Es trug etwa 30 Prozent zum Budget der Provinz bei. Wir werden uns deshalb in Zukunft weiterhin darauf konzentrieren, die Grenzwirtschaft auszuweiten. Unter anderem werden wir verstärkt in die Entwicklung der Infrastruktur investieren, um die Grenzübergänge auszubauen und ein günstiges Umfeld für den Export zu schaffen.”
Ende 2018 genehmigte der Premierminister den Bau der Autobahn Tra Linh – Dong Dang. Diese Straße verbindet die Provinz Cao Bang mit der Provinz Lang Son. Sobald die Autobahn in Betrieb genommen wird, wird der Grenzübergang Tra Linh eines der Zentren für den Handelsaustausch zwischen den südostasiatischen Staaten Vietnam und China. Die Waren aus den Provinzen im Südwesten Chinas können über diesen Grenzübergang zum Seehafen Hai Phong in Nordvietnam transportiert werden. Von hier aus werden sie in die ASEAN-Länder weiterbefördert. Trinh Truong Huy, Vorsitzender des Volkskomitees des Kreises Tra Linh, sagt:
“Wir haben die Einwohner vor Ort über die Strategie zur Entwicklung der Grenzwirtschaft informiert. Der Kreis Tra Linh der Provinz Cao Bang grenzt an die chinesische Stadt Qingxi. Die Stadt ist eines der größten landwirtschaftlichen Produktionsgebiete Chinas. Die Zusammenarbeit in der Landwirtschaft mit Qingxi ist deshalb derzeit eine Priorität des Kreises Tra Linh.”
Um die Investoren stärker anzuziehen, hat die Provinz Cao Bang die Verwaltungsformalitäten enorm vereinfacht. In der Wirtschaftszone der Provinz werden derzeit 69 Projekte umgesetzt. Neun davon befassen sich mit ausländischen Investitionen. Nguyen Kien Cuong, Leiter der Verwaltungsabteilung für die Wirtschaftszonen berichtet, dass die Abteilung weiterhin mit den Behörden zusammenarbeiten werde, um die Infrastruktur der Wirtschaftszonen vor Ort zu verbessern.
“Die Verkehrsstraßen in den Wirtschaftszonen werden ausgebaut. Dies soll dazu beitragen, potentielle Investoren anzuziehen. Nicht nur die Grenzwirtschaftszone Tra Linh, sondern auch die anderen Industrie- und Wirtschaftszonen werden sich stärker entwickeln, wenn die Schwierigkeiten im Verkehrsbereich gelöst sind.”
Die richtigen Entscheidungen und Maßnahmen der Provinz Cao Bang sind eine wichtige Antriebskraft für die Entwicklung der Grenzwirtschaft.

Đề xuất đấu thầu chọn nhà đầu tư cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh
Một nhà đầu tư trong nước đã có văn bản đề nghị cơ quan Nhà nước tổ chức đấu thầu công khai để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đường cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) để đảm bảo tính minh bạch khi thực hiện dự án.
02/01/2019 https://tuoitre.vn/de-xuat-dau-thau-chon-nha-dau-tu-cao-toc-dong-dang-tra-linh-20190102204441271.htm . https://tuoitre.vn/duong-cao-toc-dong-dang-tra-linh.html
Theo đề nghị của tỉnh Cao Bằng, Công ty Đèo Cả đã kết hợp với Tư vấn nghiên cứu đề xuất điều chỉnh hướng tuyến Đồng Đăng – Trà Lĩnh kết nối với cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng, rút ngắn 29km so với quy hoạch, giảm tổng chiều dài của dự án từ 144km xuống còn 115km với 6 hầm xuyên qua núi, cầu cạn vượt thung lũng.
Tổng mức đầu tư dự án chỉ còn khoảng 20.938 tỉ đồng, giảm hơn 26.000 tỉ đồng so với nghiên cứu đề xuất trước đó của nhà đầu tư đến từ Trung Quốc.

Dự án cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh: Tỉnh „phên dậu“ Cao Bằng cần được hỗ trợ
Dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh đã được Thủ tướng Chính phủ thống nhất phương án đầu và triển khai dự án trong giai đoạn 2019-2025.Với quyết tâm phát triển bền vững, tỉnh Cao Bằng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ để thực hiện dự án này.
16/03/2019 http://www.vnmedia.vn/kinh-te/201903/du-an-cao-toc-dong-dang-tra-linh-tinh-phen-dau-cao-bang-can-duoc-ho-tro-629191/
Quyết tâm của tỉnh nơi “phên dậu” tổ quốc
Trước đây, tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh được nghiên cứu dài 144 km với tổng mức đầu tư dự kiến là 47.000 tỷ đồng. Theo phương án mới đây, dự án sẽ được nắn thẳng tuyến với 6 hầm xuyên qua núi và 18 cầu cạn nên rút ngắn 29 km, còn 115 km, với ưu điểm là hướng tuyến ngắn và giảm thiểu khối lượng đào đắp. Tuyến có thể kết nối với khu vực các thị trấn Na Sầm; Thất Khê; Đông Khê; Quảng Uyên. Tuyến kết nối nhanh nhất với khu vực các cửa khẩu quan trọng: Hữu Nghị; Tân Thanh; Cốc Nam; Tà Lùng và Trà Lĩnh. Tổng mức đầu tư là 20.939 tỷ đồng, giảm hơn 26.000 tỷ đồng so với trước.
Bằng trách nhiệm của người đứng đầu một tỉnh biên giới, nơi cội nguồn cách mạng, Bí thư tỉnh Cao Bằng Lại Xuân Môn đã thể hiện quyết tâm lớn để thực hiện dự án này. Bí thư Lại Xuân Môn cho biết, Cao Bằng là “phên dậu” của biên giới đông bắc tổ quốc, là địa bàn có vị trí chiến lược, quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng – an ninh và đối ngoại của đất nước. Tuy nhiên, Cao Bằng vẫn là một tỉnh nghèo, kết cấu hạ tầng, kinh tế – xã hội còn lạc hậu, nhất là giao thông đường bộ. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới còn gặp nhiều khó khăn.
Sau khi nghiên cứu, tỉnh Cao Bằng kỳ vọng cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh sẽ góp phần phát triển kinh tế – xã hội cho tỉnh. Đưa Cao Bằng phát triển hết những tiềm năng sẵn có. Đó cũng là lý do để các ban, ngành và cả riêng Bí thư tỉnh Cao Bằng Lại Xuân Môn cùng nhất trí, quyết tâm đi tìm nhà đầu tư, đề xuất với Chính phủ hỗ trợ thực hiện.

Dự án cao tốc vẫn “vướng ở Lạng Sơn
Đoạn Hữu Nghị – Chi Lăng là một hợp phần (giai đoạn 2) của cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn. Chiểu theo hợp đồng tín dụng, nhà đầu tư đã có văn bản đề nghị UBND Lạng Sơn bố trí từ nguồn ngân sách địa phương 601 tỷ đồng cho dự án, số tiền thiếu hụt còn lại, nhà đầu tư sẽ cùng ngân hàng gánh nốt (601 tỷ đồng này, cũng không phải bố trí ngay trong 2019, 2020 mà được trải đều trong 4 năm từ 2021 – 2024).
Tuy nhiên, mới đây, Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, không thể lo được nguồn kinh phí trên vì tỉnh không còn nguồn.
Ông Hồ Minh Hoàng – Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả cho biết, Tập đoàn Đèo cả đã sẵn sàng huy động nguồn lực để thực hiện dự án này cùng với UBND tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, ông Hồ Minh Hoàng cũng nêu khó khăn, vướng mắc của dự án Đồng Đăng- Trà Lĩnh. Theo ông Hồ Minh Hoàng, cái khó nhất hiện nay là việc thu xếp nguồn vốn đối ứng và hoàn thành cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng, nếu không hoàn thành thì không thể thực hiện dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh vì thiếu tính kết nối.

Đề nghị Trung ương hỗ trợ Cao Bằng
Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, ngày 15/3/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng – Hoàng Xuân Ánh đã đề nghị Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành Trung ương quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ tỉnh đầu tư tuyến cao tốc Trà Lĩnh – Đồng Đăng.
Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng đề nghị, Chính phủ quan tâm bố trí ngân sách đối ứng cho dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh theo Thông báo số 451/TB-VPCP, ngày 07/12/2018. Trong đó ngân sách Trung ương bố trí cho dự án 20% tổng mức đầu tư dự án (2.500 tỷ đồng);
Chủ tịch tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh cũng đề nghị, chỉ đạo UBND tỉnh Lạng Sơn bố trí nguồn vốn hỗ trợ cho dự án đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, Hữu Nghị – Chi Lăng theo đúng chỉ đạo tại thông báo số 395/TB-VPCP ngày 15/10/2018 và thông báo số 451/TB-VPCP ngày 7/12/2018 của văn phòng Chính phủ để đảm bảo dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh được triển khai đúng tiến độ.
Tỉnh Cao Bằng cũng đề nghị ngân hàng nhà nước chỉ đạo ngân hàng BIDV là đầu mối cùng các ngân hàng khác tham gia (Viettinbank, Agribank, Mbbank….) hoàn thành việc thu xếp tín dụng cho dự án đường cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh trong năm 2019; Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đề xuất mức hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn sau năm 2020 trình Thủ tướng xem xét, quyết định. Bộ Tài chính sớm xem xét quyết định việc tạm ứng ngân sách TW cho ngân sách địa phương để thực hiện công tác GPMB và các hạng mục đầu tư khác của dự án.
Ngoài ra, Chủ tịch Cao Bằng cũng đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương sớm bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương để thực hiện hoàn thành dự án: đường nối QL4A-QL3 (tránh thành phố Cao Bằng).

Veröffentlicht 9. April 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , , , ,

Viele Menschen vor Ort verursachen Chaos – Người dân nhiều địa phương xuống đường gây náo loạn   Leave a comment

Người dân nhiều địa phương xuống đường gây náo loạn

Nhiều khu vực ở TP HCM, Khánh Hòa, Bình Thuận… hôm nay tê liệt vì nhiều người tụ tập phản đối dự thảo luật Đặc khu kinh tế, trong khi dự luật này đã được hoãn thông qua.
10/6/2018 https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nguoi-dan-nhieu-dia-phuong-xuong-duong-gay-nao-loan-3761525.html
luật Đặc khu https://vnexpress.net/luat-dac-khu/tag-949160-1.html
TTXVN hôm nay cho biết, Công an Bình Dương đang tạm giữ Trần Minh Huệ (37 tuổi, quê Thanh Hoá) và Nguyễn Đình Thành (27 tuổi, quê Nghệ An) vì in tài liệu, kêu gọi người dân xuống đường biểu tình trái phép, gây rối an ninh trật tự.
Hai người này bị cáo buộc, lợi dụng việc Quốc hội bàn về quy định cho thuê đất 99 năm làm đặc khu kinh tế, để in nhiều tờ rơi xuyên tạc sự thật. Thời điểm bị bắt quả tang, Huệ đang rải tờ rơi tại khu vực Khu công nghiệp Sóng Thần. Cảnh sát thu giữ hàng nghìn tài liệu với nội dung kêu gọi người dân biểu tình, phản đối việc xem xét cho thuê đất làm đặc khu kinh tế.
Trong ngày 9/6, Công an TP HCM cũng tạm giữ một số người có hành vi tương tự.

Tình trạng diễu hành thành đoàn trên các tuyến đường, hôm nay diễn ra trên diện rộng như TP HCM, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bình Thuận…
Tại TP HCM, từ sáng 10/6, hàng nghìn người tuần hành trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, đường Lê Duẩn, Nhà thờ Đức Bà, Công viên 30/4… căng băng rôn, biểu ngữ có nội dung „phản đối luật đặc khu„… Đoàn người sau đó hợp chung lại các nhóm khác khiến giao thông nhiều nơi rối loạn.
Nghiêm trọng nhất là cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình). Từ sáng sớm, đông nghịt người tụ tập ở Công viên Hoàng Văn Thụ, khu vực vòng xoay Lăng Cha Cả và nhiều tuyến đường xung quanh như: Nguyễn Văn Trỗi, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Giót, Trường Sơn… Đến trưa, dòng người ngày càng đông khiến giao thông quanh khu vực sân bay tê liệt. Nhiều hành khách phải kéo valy chạy bộ cả km vào sân bay, không ít người trễ chuyến. Hãng hàng không Vietnam Airlines sau đó phát thông báo khuyến nghị hành khách chủ động thu xếp thời gian ra sân bay sớm nhất có thể, đặc biệt tránh di chuyển qua trục đường chính vào sân bay – Trường Sơn, để đảm bảo đi lại không bị chậm trễ.
Lực lượng công an, an ninh, cảnh sát cơ động được huy động để giải tán đám đông, điều tiết giao thông. An ninh sân bay cũng ra tận đường Trường Sơn để cùng phối hợp, tránh trường hợp có người quá khích. Đến 13h, tình hình trật tự ổn định trở lại.

Tại thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong (Bình Thuận), từ sáng, từng tốp nhỏ khoảng vài chục người tập trung tại một số địa điểm sau đó kéo ra Quốc lộ 1 chặn xe, phản đối dự thảo Luật Đặc khu. Càng về chiều, lượng người tụ tập càng đông.
Hàng trăm cảnh sát được huy động nhằm đảm bảo an ninh trật tự. Tại một số điểm, cảnh sát đã gặp phải phản ứng mạnh từ dòng người. Nhiều thanh niên ném gạch đá tấn công, đập phá ôtô công vụ.
Ông Nguyễn Trung Trực (Phó chủ tịch UBND huyện Tuy Phong) cho hay, Quốc lộ 1A bị tê liệt từ trưa đến 19h vẫn chưa thể thông tuyến. „Các lực lượng đang vận động, tuyên truyền cho người dân hiểu rõ vấn đề, quy định pháp luật để tránh bị kẻ xấu xúi giục, kích động„, ông Trực nói với VnExpress.
CSGT Bình Thuận đã huy động lực lượng để phân luồng. Xe ở hai đầu hướng vào và ra thị trấn Phan Rí Cửa được điều tiết đi đường vòng, tránh ùn tắc.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng, việc người dân thể hiện quan điểm chính kiến của mình Nhà nước không cấm, song cần nằm trong khuôn khổ cho phép, không được lợi dụng để có những hành vi vi phạm pháp luật. „Việc người dân chặn Quốc lộ 1 gây ách tắc và có nhiều hành vi quá khích là không thể chấp nhận, cần xử lý nghiêm theo quy định„, ông Hùng nói.

Tương tự, tại Đồng Nai, Khánh Hoà, Hà Nội hôm nay cũng diễn ta tình trạng tập trung đông người.
Ông Hồ Văn Mừng, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Khánh Hòa, cho biết, nhiều người lấy lý do phản đối Dự luật Đặc khu để đổ xuống đường. „Lòng yêu nước của người dân đáng để ghi nhận, song phải thể hiện đúng chứ không phải xuống đường la hét„, ông Mừng nêu quan điểm và cho biết, chưa có sự đụng độ giữa người làm nhiệm vụ với người tham gia tuần hành.
Trưởng ban tuyên giáo tỉnh Khánh Hòa cũng đánh giá, trong số đám đông tụ tập sáng nay có nhiều thành phần „có âm mưu chống phá„, bởi trước đó có nhiều tin nhắn kêu gọi xuống đường.
Việc tụ tập đông người diễn ra trong bối cảnh Chính phủ đã đề nghị Quốc hội lùi thời gian xem xét thông qua dự thảo Dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu) sang kỳ họp sau để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện. Trước đó, quá trình thảo luận trên nghị trường Quốc hội, nhiều ý kiến bày tỏ băn khoăn về quy định cho nhà đầu tư thuê đất với thời hạn lên đến 99 năm (quy định hiện hành tối đa là 70 năm) và một số ưu đãi được cho không cần thiết.

😯 Hiện, 😯 Việt Nam  chưa có 😯 Luật quy định về biểu tình, 😯 những hành vi kêu gọi biểu tình đều được coi là trái phép. 😯

Nhiều người quá khích đập phá trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận
Sau khi đốt xe, dòng người quá khích đã tràn vào UBND tỉnh Bình Thuận bất chấp lực lượng chức năng xịt vòi rồng.
11/6/2018 https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nhieu-nguoi-qua-khich-dap-pha-tru-so-ubnd-tinh-binh-thuan-3761624.html
Tối 10/6, lấy cớ phản đối dự thảo Luật Đặc khu, hàng trăm người đã tập trung trước cổng UBND tỉnh Bình Thuận ở đường Hải Thượng Lãn Ông, TP Phan Thiết. Lực lượng chức năng thuyết phục, yêu cầu đám đông giải tán, không gây mất trật tự trước cơ quan Nhà nước, song bất thành.
Đến 20h, nhiều người đã xô cổng, đập vỡ cửa kính vọng gác bảo vệ, đốt xe trước trụ sở UBND tỉnh. Nhiều kẻ quá khích dùng gạch đá ném vào bên trong, tấn công lực lượng làm nhiệm vụ. Cảnh sát đã dùng đạn khói, vòi rồng để ngăn chặn nhưng không hiệu quả. Một số xe công vụ và cửa kính, hàng rào… của trụ sở ủy ban tỉnh bị đập phá, hư hỏng.
Hiện tình hình vẫn chưa được giải quyết. Chúng tôi đang bàn bạc biện pháp để xử lý mạnh„, ông Lương Văn Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho VnExpress biết lúc 22h55.

Trong ngày, tại thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong (Bình Thuận), hàng trăm người cũng đã kéo ra Quốc lộ 1 chặn xe. Cảnh sát được huy động nhằm đảm bảo an ninh trật tự. Tại một số điểm, lực lượng chức năng đã gặp phải phản ứng mạnh từ dòng người. Nhiều thanh niên ném gạch đá tấn công, đập phá ôtô công vụ.
Ông Nguyễn Trung Trực (Phó chủ tịch UBND huyện Tuy Phong) cho hay, Quốc lộ 1A bị tê liệt từ trưa. CSGT đã phải phân luồng xe đi đường vòng, tránh tình trạng tê liệt ở hai đầu hướng vào và ra thị trấn Phan Rí Cửa.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, việc người dân thể hiện quan điểm chính kiến của mình Nhà nước không cấm, song cần nằm trong khuôn khổ cho phép, không được lợi dụng để có những hành vi vi phạm pháp luật. „Việc người dân chặn Quốc lộ 1 gây ách tắc và có nhiều hành vi quá khích là không thể chấp nhận, cần xử lý nghiêm theo quy định„, ông Hùng nói.
Tình trạng người dân xuống đường thành đoàn diễn ra trên nhiều tỉnh thành như TP HCM, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bình Thuận…trong hai ngày cuối tuần. Nhiều người đã bị tạm giữ vì hành vi kêu gọi người dân biểu tình trái phép, gây rối an ninh trật tự.

Công an tỉnh Bình Thuận sẽ khởi tố điều tra vụ gây rối
Ba ngày sau khi xảy ra vụ đập phá, tấn công một loạt trụ sở công quyền tại Bình Thuận, 107 người đã bị tạm giữ.
12/6/2018 https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/cong-an-tinh-binh-thuan-se-khoi-to-dieu-tra-vu-gay-roi-3762213.html
Trao đổi với VnExpress chiều nay, đại tá Đào Trọng Nghĩa, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, vụ gây rối diễn ra trong 3 ngày (10-12/6) có sự tính toán, lên phương án từ trước. „Xăng, gạch đá đã được đặt sẵn ở những vị trí thuận lợi để chống lại lực lượng chức năng„. Ông Nghĩa cho hay sẽ khởi tố vụ án và bị can sau khi sàng lọc, điều tra.
Theo đại tá Nguyễn Văn Nhiều, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Bình Thuận, tình hình trên địa bàn đã ổn định. Trong đêm 11/6, 99 người có hành vi quá khích, ném đá vào cảnh sát trước trụ sở UBND tỉnh đã bị tạm giữ. Riêng 102 người bị tạm giữ từ ngày 10/6 cảnh sát đã thả 94 người, 8 người vẫn tiếp tục bị điều tra. Như vậy, tính đến chiều 12/6, công an Bình Thuận đã tạm giữ 107 người.
Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong Huỳnh Văn Điển cho biết, có 28 cảnh sát bị thương khi đảm bảo an ninh trật tự ở khu vực Phan Rí Cửa những ngày qua.
Trước sự quá khích của hàng trăm người, chiều qua, lực lượng công an tại trụ sở Phòng cảnh sát PCCC đã phải rút. Đến đêm, hàng chục người tiếp tục tràn vào cơ quan này đốt ôtô, đập phá các phòng làm việc„, ông Điển nói và cho biết, nhiều máy tính, thiết bị, vật dụng chữa cháy đã bị lấy đi.

Cũng theo ông Điển, một số thanh niên quá kích đã dùng gạch đá, bom xăng tấn công cảnh sát cơ động, đốt cháy rụi 12 ôtô, đập phá hư hỏng 2 chiếc khác. „Sự việc vẫn còn khá phức tạp nhưng Quốc lộ 1 đã được thông tuyến, không còn tình trạng kẹt xe kéo dài„, ông Điển nói.
Chiều qua, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn có cuộc làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận để giải quyết tình hình. Ông Sơn yêu cầu địa phương tập trung điều tra, làm rõ, đưa ra xử lý nghiêm những „kẻ cầm đầu lôi kéo, xúi giục, kích động hàng nghìn người tụ tập, đập phá, và chống đối lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ„.

Tình trạng rối loạn ở Bình Thuận diễn ra từ hôm 10/6 khi nhiều người lấy cớ phản đối dự thảo Luật Đặc khu, kéo ra chặn xe trên Quốc lộ 1. Nhiều kẻ quá khích tấn công lực lượng công vụ, đốt xe, ném bom xăng vào trụ sở UBND tỉnh và các cơ quan ban ngành.
Ngoài Bình Thuận, tình trạng xuống đường tuần hành thành đoàn còn diễn ra tại nhiều địa phương như TP HCM, Khánh Hòa… Nhiều người đã bị tạm giữ vì hành vi kêu gọi người dân biểu tình trái phép, gây rối an ninh trật tự.
Hôm nay tình hình tại các địa phương đã cơ bản ổn định. Ghi nhận của phóng viên cho thấy, các lực lượng chức năng vẫn chốt tại nhiều khu vực trọng điểm nhằm ngăn chặn kịp thời diễn biến bất thường.

TP HCM xử lý hàng trăm người sau vụ gây rối
Công an TP HCM đã khởi tố Trương Hữu Lộc tội Phá rối an ninh. Ngoài ra, nhà chức trách tạm giữ 7 người và xử lý hành chính 175 người…
15/6/2018 https://beta-video.vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/tp-hcm-xu-ly-hang-tram-nguoi-sau-vu-gay-roi-3764111.html

18 người bị tạm giữ để điều tra vụ gây rối ở Đồng Nai
Nhiều người bị cáo buộc đã xúi giục, kích động gây rối khiến nhiều tuyến đường ở TP Biên Hòa bị ùn tắc.
15/6/2018 https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/18-nguoi-bi-tam-giu-de-dieu-tra-vu-gay-roi-o-dong-nai-3763896.html
Ngày 15/6, Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết đang tạm giữ hình sự 18 người được cho tham gia kích động, gây rối trên một số tuyến đường khiến kẹt xe, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương.
Theo cơ quan điều tra, năm ngày trước, hàng trăm người dân tập trung trên đường Đồng Khởi, Nguyễn Ái Quốc, Quốc lộ 1 (đoạn qua phường Tân Biên, Tân Hòa)… để phản đối dự thảo Luật Đặc khu. Một số người bị cho đã kích động, lôi kéo, cổ vũ người dân trưng băng rôn, biểu ngữ…
Đặc biệt, tại ngã tư Lạc Cường (phường Tân Mai), nhiều người hò hét và chặn xe, gây ách tắc giao thông nhiều giờ. CSGT phải phân luồng xe đi từ Bình Thuận vào đường tránh TP Biên Hòa để đảm bảo thông suốt, an toàn.
52 người có hành vi quá khích bị tạm giữ. Qua sàng lọc, 34 người đã bị xử phạt hành chính và cho về sau khi viết cam kết không tái phạm.
Ngoài Đồng Nai, tình trạng xuống đường tuần hành thành đoàn hôm 10/6 còn diễn ra tại nhiều địa phương như Bình Thuận, TP HCM, Khánh Hòa… Nhiều người đã bị tạm giữ vì hành vi kêu gọi người dân biểu tình trái phép, gây rối an ninh trật tự.
.
Nam thanh niên bị bắt với cáo buộc chống nhà nước
Nguyễn Văn Quang bị cáo buộc tàng trữ tài liệu có nội dung chống phá nhà nước, kích động người dân tại Thanh Hóa.
15/6/2018 https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/nam-thanh-nien-bi-bat-voi-cao-buoc-chong-nha-nuoc-3763954.html
Cơ quan An ninh điều tra (Công an tỉnh Thanh Hoá) đang tạm giữ nghi can Nguyễn Văn Quang (31 tuổi, trú xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa) để điều tra cáo buộc về hành vi tàng trữ, phát tán thông tin có nội dung chống phá Nhà nước.
Nhà chức trách cho rằng Quang đã đưa thông tin không đúng sự thật về một số dự án luật rồi kích động người dân xuống đường phản đối. Việc tụ tập với ý đồ biểu tình này bị Công an Thanh Hóa ngăn chặn kịp thời nên không diễn ra.
Cơ quan điều tra cũng xác định gần đây trên tài khoản Facebook của Quang còn đăng nhiều thông tin thất thiệt nhằm gây hoang mang dư luận và „có yếu tố chống phá nhà nước„.
Theo Công an Thanh Hóa, Quang bị bắt ngày 12/6 và đã thừa nhận hành vi.

Công an Bình Thuận khởi tố vụ đập phá, gây rối
Sáu ngày sau khi xảy ra việc đập phá, tấn công một loạt trụ sở công quyền tại Bình Thuận, 17 người đang bị tạm giữ, xem xét khởi tố.
Công an tỉnh Bình Thuận sẽ khởi tố điều tra vụ gây rối
15/6/2018 https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/cong-an-binh-thuan-khoi-to-vu-dap-pha-gay-roi-3764182.html
Chiều 15/6, Công an tỉnh Bình Thuận đã khởi tố vụ án Gây rối trật tự công cộng, Hủy hoại tài sản và Chống người thi hành công vụ tại huyện Tuy Phong, Bắc Bình và TP Phan Thiết.
Động thái này được đưa ra để điều tra làm rõ, xử lý những người liên quan đến vụ đập phá tài sản, đốt nhiều ôtô, xe máy tại các cơ quan công quyền và tấn công cảnh sát làm nhiệm vụ trong hai ngày 10 và 11/6.
Cơ quan điều tra sẽ khẩn trương điều tra vụ án, củng cố hồ sơ để khởi tố bị can, sớm đưa các nghi can ra xét xử nhằm răn đe, giáo dục„, đại tá Nguyễn Văn Nhiều, Trưởng phòng Tham mưu Công an Bình Thuận cho biết.
Trước đó, hơn 200 người bị đưa về trụ sở lấy lời khai nhưng phần lớn được cho về sau khi ký cam kết không được tái phạm. Đến nay, 17 người đang bị tạm giữ.
Theo cơ quan điều tra, trong số những người tham gia đập phá, nhiều thanh niên là người địa phương, không có việc làm, nghiện hút, có tiền án tiền sự. Họ khai được người lạ cho tiền, cung cấp gạch, xăng để ném vào trụ sở UBND tỉnh và các cơ quan ban ngành. Sự việc khiến hàng chục cảnh sát bị thương.
Ngoài Bình Thuận, việc người dân lấy cớ phản đối dự thảo Luật Đặc khu xuống đường tuần hành thành đoàn hôm 10/6 còn diễn ra tại nhiều địa phương như TP HCM, Khánh Hòa, Đồng Nai… Nhiều người đã bị tạm giữ, khởi tố với cáo buộc đã có hành vi kích động, lôi kéo, tiếp sức cho việc gây rối an ninh trật tự.

Tunnel durch den Cu Mong Pass – Khoan thông hầm qua đèo Cù Mông sau 20 tháng thi công   Leave a comment

Khoan thông hầm qua đèo Cù Mông sau 20 tháng thi công

Hầm đường bộ qua Đèo Cù Mông ranh giới giữa Bình Định và Phú Yên vừa được khoan thông sau 20 tháng thi công.
17/01/2018 https://www.tienphong.vn/xa-hoi/khoan-thong-ham-qua-deo-cu-mong-sau-20-thang-thi-cong-1233494.tpo
http://plo.vn/do-thi/thong-ham-duong-bo-qua-deo-cu-mong-751238.html
Dự án đầu tư Xây dựng hầm Đèo Cù Mông 13°41′04.6″N 109°10′45.5″E (tỉnh Bình Định – Phú Yên) thuộc Dự án đầu tư xây dựng Hầm đường bộ qua đèo Cả (bao gồm hầm đèo Cả 12°52′01.3″N 109°21′57.7″ECổ Mã 12°48′55.3″N 109°21′17.8″E, hầm đèo Cù Mông và Mở rộng hầm đèo Hải Vân).
Vào lúc 16h29 ngày 16/01/2017, sau hơn 20 tháng thi công, đã chính thức thông hầm Cù Mông, đúng theo tiến độ đề ra.
Sau khi khoan thông hầm, dự án tiếp tục thi công, dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2018 vượt 3 tháng so với tiến độ được Bộ GTVT phê duyệt.


Tuyến hầm Cù Mông được thực hiện theo hình thức BOT với phương án phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 sẽ thi công 2 ống hầm theo quy mô mặt cắt hầm Đèo Cả, hoàn thiện để khai thác 1 ống hầm, ống còn lại dùng làm hầm lánh nạn. Đường dẫn làm đủ bề rộng nền 20,5m nhưng mặt đường hoàn thiện 2 làn xe và dải an toàn với tổng bề rộng 11m. Tổng mức đầu tư là 3.921 tỷ đồng, từ phần tiết giảm hơn 4.000 tỷ đồng từ hầm đường bộ Đèo Cả.
Chiều dài toàn tuyến là 6,62km (tuyến làm mới), điểm đầu tại KM1239+119 QL1 (tỉnh Bình Định), điểm cuối tại KM1247+739 QL1 (tỉnh Phú Yên). Chiều dài hầm là 2.600m, chiều dài đường dẫn là 4.020m, trên tuyến có 2 cầu với tổng chiều dài là 36m. Đường dẫn được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-2005), vận tốc thiết kế 80km/h. Hầm Cù Mông thiết kế theo quy mô mặt cắt của hầm Đèo Cả.
Sau khi hoàn thành, hầm Cù Mông có vai trò kết nối, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông trên „cung đường đen“ quốc lộ 1 đoạn giữa Bình Định và Phú Yên; thúc đẩy kinh tế – xã hội khu vực này.

Chiều nay, Hầm Cù Mông đã chính thức được thông suốt
Vào lúc 16h29 ngày 16/1, sau hơn 20 tháng thi công, công trình hầm Cù Mông đã chính thức thông suốt. Sự kiện này đánh dấu sự nỗ lực vượt bậc của Chủ đầu tư dự án – Công ty CP Đầu tư Đèo Cả, của các đối tác ngân hàng, nhà thầu.. và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.
http://baodautu.vn/chieu-nay-ham-cu-mong-da-chinh-thuc-duoc-thong-suot-d75892.html
Hầm Cù Mông thuộc Dự án đầu tư xây dựng Hầm đường bộ qua đèo Cả (bao gồm hầm đèo Cả và Cổ Mã, hầm đèo Cù Mông và Mở rộng hầm đèo Hải Vân) được khởi công vào ngày 25/9/2015, dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2018 vượt 3 tháng so với tiến độ được Bộ GTVT phê duyệt.
Sau khi hoàn thành, hầm Cù Mông có vai trò kết nối, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông trên „cung đường đen“ quốc lộ 1 đoạn giữa Bình Định và Phú Yên; thúc đẩy kinh tế – xã hội khu vực này phát triển đột phá.

Cùng với việc thông xe hầm Đèo Cả, việc thông hầm Cù Mông sẽ mở toang cánh cửa giao thương, tạo sự liên kết vùng sâu hơn và thiết thực hơn, đúng như kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg về xúc tiến đầu tư, trong đó khẳng định về vai trò của sự liên kết vùng.
Công trình hầm Cù Mông có tổng mức đầu tư là 3.921 tỷ đồng, công trình được thực hiện từ nguồn vốn phần tiết giảm hơn 4.000 tỷ đồng từ hầm đường bộ Đèo Cả.
Dự án có chiều dài toàn tuyến là 6,62km (tuyến làm mới), điểm đầu tại KM1239+119 QL1 (tỉnh Bình Định), điểm cuối tại KM1247+739 QL1 (tỉnh Phú Yên). Chiều dài hầm là 2.600m, chiều dài đường dẫn là 4.020m, trên tuyến có 2 cầu với tổng chiều dài là 36m.
Đường dẫn được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-2005), vận tốc thiết kế 80km/h. Hầm Cù Mông thiết kế theo quy mô mặt cắt của hầm Đèo Cả.
Tuyến hầm Cù Mông được thực hiện theo hình thức BOT với phương án phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 sẽ thi công 2 ống hầm theo quy mô mặt cắt hầm Đèo Cả, hoàn thiện để khai thác 1 ống hầm, ống còn lại dùng làm hầm lánh nạn. Đường dẫn làm đủ bề rộng nền 20,5m nhưng mặt đường hoàn thiện 2 làn xe và dải an toàn với tổng bề rộng 11m.

Đèo Cù Mông https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A8o_C%C3%B9_M%C3%B4ng
Đèo Cả https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A8o_C%E1%BA%A3
Hầm đường bộ Đèo Cả https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A7m_%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng_b%E1%BB%99_%C4%90%C3%A8o_C%E1%BA%A3

Những khoảnh khắc lịch sử. „Lễ thông hầm kỹ thuật; Hầm đường bộ qua đèo Cù Mông ngày 16.1.2018

 

Veröffentlicht 17. Januar 2018 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Konferenz über die Entwicklung der Infrastruktur und Verkehr im zentralen Hochland (2010 bis 2015) mit Blick bis zum Jahr 2020 – Hạ tầng giao thông làm khởi sắc khu vực Tây Nguyên   Leave a comment

Hạ tầng giao thông làm khởi sắc khu vực Tây Nguyên

Bộ GTVT và Ban chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức đánh giá tổng kết công tác đầu tư phát triển ngành giao thông.
26/11/2015 – 16:06 (GMT+7) http://www.baogiaothong.vn/ha-tang-giao-thong-lam-khoi-sac-khu-vuc-tay-nguyen-d129170.html

Entwicklung der Verkehrssektor Highlands nach 5 Jahren

Hội nghị tổng kết công tác đầu tư phát triển ngành giao thông Tây Nguyên sau 5 năm. Ảnh: Tạ Vĩnh Yên

Sáng ngày 26/11, Bộ GTVT và Ban chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức đánh giá tổng kết công tác đầu tư phát triển ngành giao thông sau 5 năm triển khai đề án phát triển kết cấu hạ tầng của khu vực.

Tham dự và chỉ đạo tại hội nghị có Bộ trưởng Bộ Công an Đại tướng Trần Đại Quang, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên; Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông và đại diện lãnh đạo các cấp bộ, ngành của trung ương và chính quyền địa phương 5 tỉnh Tây Nguyên.

Hội nghị tiến hành đánh giá lại kết quả sau 5 năm (2010-2015) triển khai đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và vận tải khu vực Tây Nguyên, đồng thời định hướng tiếp phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng đến năm 2020.

Hạ tầng giao thông khởi sắc

Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, thực hiện chiến lược, quy hoạch của Nhà nước, Chính phủ theo phương hướng hệ thống kết cấu hạ tầng vùng Tây Nguyên đã được quan tâm đầu tư và huy động trên 60,6 ngàn tỉ đồng (nguồn vốn trung ương trên 45,3 ngàn tỉ đồng; địa phương trên 15,3 ngàn tỉ đồng). Qua 5 năm triển khai dây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, nhiều công trình giao thông trọng yếu đã được đầu tư hoàn thành làm thay đổi bộ mặt của khu vực như, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, QL 19, QL 27, QL 20, đường Trường Sơn Đông… các cảng hàng không như Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương; cùng với đó là việc quản lý vận tải chặt chẽ đã tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hành khách, hàng hóa thông suốt, nhanh chóng.

Trong 5 năm qua, tổng số vốn được huy động cho các dự án cải tạo và nâng cấp đường bộ qua Tây Nguyên là 59,2 ngàn tỉ đồng (quốc lộ chiếm tới gần 44 nghìn tỉ đồng). Trong đó, một số dự án quan trọng cấp bách phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng như đường Hồ Chí Minh, QL26, QL14C, QL24,QL25… với tổng chiều dài trên 1,2 ngàn km.

Việc bảo trì đường bộ, gia cường cầu yếu để tăng cường khả năng khai thác, đảm bảo ATGT cũng được các cấp chú trọng… Trong 5 năm, tổng số vốn bảo trì hệ thống đường bộ là gần 2,9 ngàn tỉ đồng.

Đường Hồ Chí Minh

Đường Hồ Chí Minh là „trục chính“ giúp Tây Nguyên phát triển kinh tế – xã hội. Ảnh: Tạ Vĩnh Yên

Điểm nhấn trên đường Hồ Chí Minh

Phát biểu tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nguyên cho rằng, sau 5 năm triển khai đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Tây Nguyên bộ mặt của khu vực đã có nhiều khởi sắc. So sánh với những năm trước đây trên đường Hồ Chí Minh có thể thấy rõ, cụ thể: trước đây đường Hồ Chí Minh khi chưa nâng cấp mở rộng thì một xe vận tải 40 chuyến đi từ Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk – TP. Hồ Chí Minh phải thay lốp, nay chạy tới 80 chuyến hoặc hơn mới phải thay… thời gian lưu thông được rút ngắn. Khối lượng hàng hóa di chuyển sang các khu vực khác hoặc xuất khẩu ngày một tăng.

Ông Lâm Văn Hoàng- Tổng Giám đốc BQL DA đường Hồ Chí Minh cho biết: đến tháng 7/2015, chỉ sau 1,5 năm triển khai xây dựng, 419km đường Hồ Chí Minh qua Tây nguyên và Bình Phước thi công từ cuối năm 2013 đã hoàn thành đảm bảo chất lượng và vượt hơn 1 năm so với yêu cầu của Quốc hội, góp phần hoàn thành toàn bộ 663km đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên chạy xuyên suốt qua 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông đến Bình Phước. Giờ đây, việc đi lại gữa các tỉnh Tây nguyên với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ đã rút ngắn tối thiểu 1/3 thời gian chạy xe, giảm TNGT do tuyến đường đã được nâng cấp.

Với kết cấu hạ tầng giao thông ngày một phát triển, giao thông thuận lợi, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải ở các tuyến Tây Nguyên mạnh dạn đầu tư, nâng cao chất lượng. So với mức giá với các năm trước đây giảm vượt bậc. Đặc biệt, ở các tuyến như Gia Lai, Buôn Ma Thuột đi TP Hồ Chí Minh, Hà Nội mức giá nhiều lần thấp tới mức kỷ lục. Nhiều hãng xe giường nằm còn cạnh tranh giá vé với giá vé máy bay giá rẻ. Nhiều hãng taxi giá rẻ như Taxi Sun, Mai Linh, Vina Sun… liên tục giảm giá để hút khách khiến thị trường trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách „nóng“ lên. Điều này khiến cho người dân hưởng lợi một cách thấy rõ.

thu_5650-1205

Ban chỉ đạo Tây Nguyên trao bằng khen cho các đơn vị đạt nhiều thành tích trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tại khu vực. Ảnh: Tạ Vĩnh Yên

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng bộ Công an, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên đánh gá cao nỗ lực của ngành giao thông vận tải của khu vực. Theo Đại tướng Quang, đến thời điểm hiện tại, hệ thống giao thông của khu vực Tây Nguyên đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của khu vực. Đặc biệt hệ thống giao thông ngoài phục vụ đời sống của người dân còn đáp ứng được yêu cầu trong đảm bảo nhiệm vụ an ninh quốc phòng.

Cũng tại hội nghị, đại tướng Trần Đại Quang còn đề nghị Bộ GTVT cần phải rà soát lại toàn bộ đề án phát triển kết cấu hạn tầng giao thông Tây Nguyên. Phân công nhiệm vụ và có kế hoạch cụ thể chặt chẽ (phân kỳ thời gian thực hiện gắn với các nguồn vốn); gắn trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong việc tiếp tục triển khai đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải của khu vực.

Tiếp tục đầu tư mạnh về giao thông
Cũng tại hội nghị triển khai kế hoạch 5 năm (2016-2020) tiếp theo, thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ GTVT đã xây dựng kế hoạch đầu tư vào các công trình giao thông giao thông khu vực Tây Nguyên. Theo đó tổng nguồn vốn dự kiến huy động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông khoảng 115 ngàn tỉ đồng. Bao gồm nhiều nguồn vốn của trung ương và địa phương và các nguồn vốn xã hội hóa.

Video_Cận cảnh Su-24 của Nga bị F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ

Bộ GTVT tiết giảm chi phí đầu tư hơn 57 nghìn tỷ đồng
20/11/2015 – 13:47 (GMT+7) http://www.baogiaothong.vn/bo-gtvt-tiet-giam-chi-phi-dau-tu-hon-57-nghin-ty-dong-d128504.html
Đại công trình nâng cấp, mở rộng QL1 và QL14 là hai dự án tiết giảm tổng mức tổng mức đầu tư nhiều nhất của ngành GTVT từ trước đến nay với 17.082 tỷ đồng.

Umsetzung der Resolution 11 der Regierung Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, Bộ GTVT đã tiết giảm được khoảng 57.242 tỷ đồng chi phí đầu tư dự án so với tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu.

Bộ GTVT vừa công bố thông tin về kết quả rà soát áp dụng các giải pháp để tiết giảm chi phí đầu tư của các dự án từ khi thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ đến tháng 11/2015 với số tiền tiết giảm khoảng 57.242 tỷ đồng.

Ông Dương Viết Roãn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT) cho biết, thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, từ năm 2011 đến nay, Bộ GTVT đã chỉ đạo rà soát 68 dự án, tiết giảm được khoảng 57.242 tỷ đồng so với mức vốn tổng mức đầu tư ban đầu.

Cụ thể, Bộ GTVT đã rà soát phân kỳ thời gian đầu tư các dự án (ước tính giảm 13.463 tỷ đồng); rà soát phân kỳ quy mô đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật (giảm 16.245 tỷ đồng); kiểm định, gia cường để kéo dài thời hạn khai thác của các cầu (giảm 1.658 tỷ đồng); rà soát lựa chọn các giải pháp thiết kế hợp lý, tiết kiệm (giảm khoảng 15.658 tỷ đồng); đẩy nhanh tiến độ GPMB, tiến độ thi công nên tiết kiệm được kinh phí GPMB, chi phí dự phòng trượt giá và lãi vay đối với các dự án BOT, tiết kiệm 5% dự toán đối với các dự án QL1 đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên sử dụng vốn TPCP (giảm khoảng 9.934 tỷ đồng).

Chia sẻ với Báo Giao thông, ông Trần Xuân Sanh, Cục trưởng Cục QLXD&CLCTGT cho biết thêm, đại công trình nâng cấp, mở rộng QL1 và QL 14 (đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên) là hai dự án tiết giảm tổng mức tổng mức đầu tư nhiều nhất của ngành GTVT từ trước đến nay với 17.082 tỷ đồng. Trong đó, các dự án sử dụng vốn TPCP tiết giảm 14.259 tỷ đồng, các dự án BOT tiết giảm 2.823 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu để hai dự án tiết giảm được số tiền kỷ lục chính trên là việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành từ 12 đến 18 tháng so với kế hoạch.

Trong tổng số vốn dư 14.259 tỷ đồng từ nguồn TPCP của các dự án QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, số tiền tiết giảm do chênh lệch giữa tổng nguồn vốn bố trí cho các dự án và tổng mức đầu tư dự án đã được phê duyệt là 4.485 tỷ; giảm 1.070 tỷ do thực hiện hình thức chỉ định thầu mà Chính phủ cho phép; giảm 686 tỷ chi phí GPMB do công tác này được trực tiếp lãnh đạo các địa phương và nhân dân vùng dự án vào cuộc nên giải phóng mặt bằng rất nhanh; giảm 6.290 tỷ đồng do rút ngắn thời gian thi công 12 tháng với QL1 và 18 tháng với QL14; giảm 1.728 tỷ do trong quá trình triển khai Bộ GTVT đã chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ các khâu thiết kế, dự toán, biện pháp thi công phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo tính kinh tế và giá thành công trình, điều chỉnh biện pháp thi công cho phù hợp với thực tế…

“Việc triển khai các dự án này đều được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trong đó, công tác lập tổng mức đầu tư, lập dự toán các dự án đều theo quy định của Luật Xây dựng cùng các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ. Đồng thời, dự toán của các dự án đều được Viện Kinh tế (Bộ Xây dựng) thẩm định trước khi Bộ GTVT phê duyệt”, lãnh đạo Cục QLXD&XLCTGT cho biết.

 

 

Veröffentlicht 26. November 2015 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , , ,

das Leben vor den Nationalstraße Nr.1 ​​- Cực như sống ở… mặt tiền QL1   Leave a comment

Cực như sống ở… mặt tiền QL1
18/08/2014 09:00
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140817/cuc-nhu-song-o-mat-tien-ql1.aspx
Cả năm trời nay, rất nhiều hộ dân ở các tỉnh miền Trung không ngừng than thở vì cái “tội” sống ở ngay mặt tiền QL1.

Dòng sự kiện
Cực như sống ở… mặt tiền QL1: ‚Tiệt đường‘ làm ăn
Cực như sống ở… mặt tiền QL1 – Kỳ 3: Dài cổ chờ đền bù nhà nứt
Cực như sống ở… mặt tiền QL1 – Kỳ 2: Dân cần, thi công chưa vội
Cực như sống ở… mặt tiền QL1

QL101 QL102
Bắc thang hoặc là phải phi thân để vào nhà – Ảnh: Nguyễn Phúc
Đường cống nước mới chắn ngang nhà ông Thành (Thanh Trạch, Bố Trạch) – Ảnh: Trương Quang Nam
Bà Trần Thị Táo (80 tuổi, thôn Hòa Bình, xã Vĩnh Long, H.Vĩnh Linh)
Ai cũng biết muốn có đường thì mỗi người phải chịu cực một tí. Nhưng nhà mệ và bà con chòm xóm đây cực nhiều quá. Có nhà mà không đi vô được…

Nghịch lý ở chỗ, trước đây, họ chen nhau ra sống ở mặt tiền thì kể từ ngày thực hiện các dự án mở rộng QL1, họ lại chỉ muốn lui vào sâu.

Phi thân để vào nhà

Dự án mở rộng, nâng cấp QL1 đoạn qua tỉnh Quảng Trị có tổng chiều dài toàn tuyến 57, 48 km với 11 gói thầu xây lắp. Trong hai ngày 13 và 14.8, PV Thanh Niên đã đi dọc tuyến QL1 phía bắc tỉnh Quảng Trị và ghi nhận nhiều cảnh oái oăm có lẽ chỉ có ở dọc QL1 ngày mở rộng.

Tại đoạn qua thôn Hòa Bình (xã Vĩnh Long, H.Vĩnh Linh), đơn vị thi công đã gác một dãy cống cao hơn 1 m chạy trước nhà dân nhưng “quên” đậy nắp dẫn đến việc hàng chục hộ dân hết lối vào nhà. Giữa trưa nắng, cụ bà Trần Thị Táo (80 tuổi, người thôn này) cố cào đống đất xuống lấp lỗ hổng từ sân nhà ra đoạn cống, bà thở dài: “Ai cũng biết muốn có đường thì mỗi người phải chịu cực một tí. Nhưng nhà mệ và bà con chòm xóm đây cực nhiều quá. Có nhà mà không đi vô được… Thiệt, chuyện nói mà nhiều người không tin!”.

Tình cảnh như cụ Táo là rất phổ biến. Tại các đoạn qua TP.Đông Hà, xã Cam An (H.Cam Lộ), TT.Gio Linh… lối vào nhiều nhà dân cao hoặc thấp hơn mặt đường đang thi công cả mét, thậm chí đường và nhà cách nhau 2 – 3 m vì một hào sâu. “Chúng tôi hiện nay có hai sự lựa chọn. Một là phải chủ động đóng thang bắc từ đường lên nhà. Hai là… phi thân”, bà Trần Thị Ty (thôn Phú Hậu, xã Cam An, H.Cam Lộ) chỉ tay vào chiếc thang bằng gỗ chênh vênh trước nhà ngán ngẩm nói. Chưa hết, đối với những hộ dân này, việc đưa xe máy vào nhà là bất khả thi và họ thường phải để luôn ngoài đường cả ngày hoặc đi gửi nơi khác.

Ăn cơm với đá

Một trong những hệ lụy làm đảo lộn cuộc sống người dân là lượng bụi rất lớn xuất phát từ việc thi công và xe ô tô chạy cuốn theo khiến tất cả hàng quán, nhà cửa, rau màu hai bên đường đều phủ bụi dày đặc. Theo quy trình thi công, sẽ có xe tưới nước trên mặt đường. Tuy nhiên, người dân và chính quyền các địa phương phản ánh việc tưới nước chỉ được thực hiện khi dân phản ứng gay gắt hoặc có sự xuất hiện của lực lượng chức năng. Ngoài ra, xe chỉ tưới nước trên đoạn đường đang thi công, chứ các chỗ giáp nối giữa 2 đoạn đã thi công xong rồi thì không được tưới. Đặc biệt, việc thổi bụi bề mặt để rải nhựa đã xả ra một lượng bụi cực lớn. Việc thổi bụi cũng được thực hiện vô tội vạ. Có những lúc, công nhân thổi đúng giờ ăn cơm, gặp gió nam mạnh, từng khối bụi đá ập thẳng vào mâm cơm. Chủ tịch UBND xã Cam Thủy (H.Lệ Thủy, Quảng Bình) kể: “Dân chịu không thấu lại lên kêu xã, họ nói với tôi là để đem mâm cơm đến chủ tịch xem chủ tịch có ăn nổi không!”.

Tình trạng trên kéo dài, người dân Cam Thủy bức xúc quá đã cùng nhau chặn xe của Tập đoàn Phúc Lộc không cho tiếp tục thi công khiến giao thông ở đoạn đường trên bị tê liệt trong hơn 30 phút sáng 25.7. Khi lực lượng chức năng địa phương đến thuyết phục và yêu cầu Tập đoàn Phúc Lộc thực hiện đúng quy trình tưới nước, chọn thời điểm thổi bụi thích hợp thì người dân mới chịu ra về.

QL103 QL104
– Cụ Trần Thị Táo (80 tuổi, thôn Hòa Bình, xã Vĩnh Long, H.Vĩnh Linh, Quảng Trị): “Muốn có đường là phải khổ, nhưng răng khổ lâu ri?” – Ảnh: Nguyễn Phúc
Người dân phải bước xuống hào, trèo lên cống mới được vào nhà – Ảnh: Nguyễn Phúc

quoc-lo1 quoc-lo2

Ngày 5.8, UBND xã Cam Thủy đã mời ban quản lý dự án và nhà thầu lên làm việc, thống nhất một số nội dung để đảm bảo việc thi công; đặc biệt yêu cầu nhà thầu phải thực hiện đúng quy trình xử lý ô nhiễm môi trường, an toàn giao thông. Trao đổi với chúng tôi, chủ đầu tư cũng như các nhà thầu đều nói hạn chế thổi bụi vào giờ cao điểm, thường cho thổi vào buổi tối khi người dân đã đóng cửa ngủ. Thế nhưng trên thực tế công nhân vẫn thổi ban ngày; như sáng 14.8, tại xã Hưng Thủy, công nhân của Tập đoàn Phúc Lộc thổi bụi đá tung mù mịt không thấy đường đi.

VTC14_Phú Yên: Giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp QL1 tiếp tục chậm
Veröffentlicht am 04.10.2014
UBND tỉnh Phú Yên vừa yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa và Tuy An khẩn trương chỉ đạo, giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án mở rộng quốc lộ 1 đi qua tỉnh Phú Yên. Cùng với đó, phê duyệt toàn bộ phương án, chi trả tiền bồi thường cho các hộ dân và bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư trước ngày 10/10.

VTC14_Điều chỉnh dự án đường nối cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình với QL1

quốc lộ 1 quốc lộ 2

Veröffentlicht am 04.10.2014
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý về nguyên tắc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình với QL1. Việc kết nối này nhằm mục đích nâng cao hiệu quả khai thác của đường cao tốc, qua đó góp phần hạn chế tình trạng ùn tắc, mất an toàn giao thông trên tuyến QL1.

Veröffentlicht 6. Oktober 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,