Archiv für das Schlagwort ‘tee

Xi Jinping und Putin saßen am Wasser, tranken gemeinsam Tee und tauschten sich in entspannter Atmosphäre intensiv über strategische Fragen von gemeinsamem Interesse aus – 习近平和普京临水而坐,共品香茗,在轻松的氛围中就共同关心的战略性问题进行深入交流 – In Zhongnanhai weht während der Mengxia-Saison eine sanfte Brise und das Wasser glitzert   Leave a comment

习近平同俄罗斯总统普京在中南海小范围会晤

2024年5月16日晚,国家主席习近平在中南海同俄罗斯总统普京举行小范围会晤。
2024-05-17 00:14 https://www.fmprc.gov.cn/web/zyxw/202405/t20240517_11305902.shtml
2024/05/17 00:55:41 http://www.news.cn/photo/20240517/b152aa205ed64e698c805cbce6f43c17/c.html
孟夏时节的中南海,清风徐徐,水光潋滟。
习近平在瀛台桥前迎接普京。两国元首边走边谈,看亭台楼榭,赏万物并秀。
习近平和普京临水而坐,共品香茗,在轻松的氛围中就共同关心的战略性问题进行深入交流。
习近平指出,当今世界面临百年未有之大变局,进入新的动荡变革期。面对不断演进的国际大变局、大乱局,中国始终保持战略定力。在中国共产党领导下,中国人民克服各种困难挑战,努力推进高质量发展和中国式现代化。中方愿同俄罗斯以及其他国家一道,加强团结合作,引领全球治理正确方向,共同维护国际公平正义,促进世界和平和共同发展。
普京表示,中国发展势不可挡,没有任何势力能够遏制中国发展进步。俄方愿同中国和其他“全球南方”国家加强合作,促进国际公平正义,推动建立更加平等和多极化的世界。
两国元首就乌克兰危机问题深入交换了意见。
习近平阐述了中方一贯立场以及为推动政治解决乌克兰危机所作努力,强调处理任何重大问题既要治标,也要治本;既要谋当下,也要计长远。我提出全球安全倡议,核心是倡导共同、综合、合作、可持续的安全观。解决乌克兰危机的根本之策是推动构建均衡、有效、可持续的新型安全架构。中方支持适时召开俄乌双方认可、各方平等参与、公平讨论所有方案的国际和会,推动早日政治解决乌克兰问题,愿继续为此发挥建设性作用。
普京介绍了俄方有关看法和立场,表示俄方赞赏中方在乌克兰问题上秉持客观、公正、平衡立场,欢迎中方为政治解决乌克兰问题继续发挥重要建设性作用。俄方致力于通过政治谈判解决乌克兰问题,愿意展现诚意,并就此同中方继续保持密切沟通。
夜色渐深,华灯璀璨。
习近平同普京握手道别。习近平表示,这些年,我们进行了多次会面,每一次交流都坦诚深入、富有成果。我愿同普京总统继续保持紧密联系,共同为中俄关系发展把握好方向,引领新时代中俄全面战略协作伙伴关系行稳致远,为两国人民带来更多福祉,为促进世界安全稳定作出积极贡献。
普京感谢习近平主席热情款待,表示每次同习近平主席会面晤谈,我都很愉快。我们的交流很深入,也很有意义。我愿同习近平主席继续保持密切沟通,落实好我们达成的重要共识,确保俄中全面战略协作伙伴关系深入发展。

蔡奇、王毅参加上述活动。

习近平同俄罗斯总统普京共同会见记者
Xi Jinping und der russische Präsident Wladimir Putin trafen sich gemeinsam mit Reportern

2024年5月16日,国家主席习近平在北京人民大会堂同俄罗斯总统普京会谈后共同会见记者。
2024-05-16 16:16 https://www.fmprc.gov.cn/web/zyxw/202405/t20240516_11305615.shtml 16 мая 2024 года 09:55 Пекин
http://kremlin.ru/events/president/news/74049
习近平指出,普京总统这次对中国进行国事访问,是他开启新一届总统任期后的首次访问,充分体现了普京总统本人和俄方对发展中俄关系的高度重视。我对普京总统到访表示热烈欢迎。刚才,我同普京总统举行了坦诚友好、内容丰富的会谈,全面总结了建交75年来两国关系发展的成功经验,就双边关系以及共同关心的重大国际和地区问题深入交换意见,对下阶段两国关系发展和各领域合作作出规划和部署。我们还共同签署并发表《中华人民共和国和俄罗斯联邦在两国建交75周年之际关于深化新时代全面战略协作伙伴关系的联合声明》,见证了多项两国政府间和部门间重要合作文件签署,为中俄关系健康发展注入了新的强劲动力。
习近平强调,今年是中俄建交75周年。在四分之三个世纪的历程中,中俄关系历经风雨,历久弥坚。特别是新时代以来,两国关系定位持续提升,合作内涵日益丰富,世代友好理念深入人心。中俄关系已经成为新型国际关系和相邻大国关系的典范。中俄关系之所以能够取得这些显著成就,得益于双方始终做到“五个坚持”。
是坚持以相互尊重为根本,始终在核心利益问题上相互支持。我同普京总统一致认为,中俄两国之所以能够走出大国、邻国关系发展的新路径,关键在于相互尊重、平等相待,始终在涉及彼此核心利益和重大关切问题上相互坚定支持。这也是中俄新时代全面战略协作伙伴关系的核心要义。双方将继续秉持“不结盟、不对抗、不针对第三方”原则,不断深化政治互信,尊重各自选择的发展道路,在相互坚定支持中实现各自发展振兴。
是坚持以合作共赢为动力,构建中俄互惠互利新格局。去年,中俄双边贸易额超过2400亿美元,比10年前增长了近1.7倍。这是中俄两国不断深化全方位互利合作的一个缩影。我同普京总统一致认为,要积极寻找两国利益汇合点,发挥各自优势,深化利益交融,实现彼此成就。要进一步优化合作结构,巩固好经贸等传统领域合作良好势头,支持搭建基础科学研究平台网络,持续释放前沿领域合作潜能,加强口岸和交通物流合作,维护全球产业链供应链稳定。
是坚持以世代友好为基础,共同传递中俄友谊的火炬。中俄两国都拥有悠久历史和灿烂文化,普希金、托尔斯泰的作品在中国家喻户晓,京剧、太极拳等中国传统文化也深受俄罗斯人民喜爱。当前,双方以落实《2030年前中俄人文合作路线图》为主线,不断扩大人文领域合作。我同普京总统一道将今明两年确定为“中俄文化年”,提出双方要举办一系列接地气、连民心、有热度的文化交流活动,鼓励两国社会各界、各地方加强交往,更好促进民心相知相通、相近相亲。
是坚持以战略协作为支撑,引领全球治理正确方向。双方坚定维护以联合国为核心的国际体系和以国际法为基础的国际秩序,在联合国、亚太经合组织、二十国集团等多边平台密切协调和配合,以真正的多边主义推进世界多极化和经济全球化。今年,俄罗斯担任金砖国家轮值主席国,年内中方将接任上海合作组织轮值主席国,双方将相互支持彼此主席国工作,构建更加全面、紧密、务实、包容的高质量伙伴关系,团结壮大“全球南方”。
是坚持以公平正义为宗旨,致力于推动热点问题政治解决。当今世界,冷战思维阴魂不散,单边独霸、阵营对抗、强权政治威胁世界和平和各国安全。我同普京总统一致认为,解决巴以冲突问题迫在眉睫。要切实执行联合国决议,以“两国方案”为基础解决巴勒斯坦问题。双方一致认为政治解决乌克兰危机是正确方向。中方在这一问题上的立场是一贯的、明确的,包括遵守联合国宪章宗旨和原则,尊重各国主权和领土完整,尊重各方合理安全关切,构建均衡、有效、可持续的新型安全架构。中方期待欧洲大陆早日恢复和平稳定,愿继续为此发挥建设性作用。
习近平指出,积土而为山,积水而为海。经过75年坚实积累,中俄两国世代友好和全方位合作已经汇聚成双方不畏风雨、不断前行的强大动力。站在新的历史起点上,中俄双方将始终坚守初心、协力担当,为两国人民带来更多福祉,为世界安全稳定作出应有贡献。

普京表示,去年习近平主席连任后不久对俄罗斯进行国事访问,我此次连任后将中国作为首访国家,再次表明俄中关系的特殊性和高水平,以及俄中双方对于进一步深化全面战略协作伙伴关系的高度重视。俄中建交75年来,两国关系已经发展成为大国、邻国发展伙伴关系的典范,两国合作内容丰富,成果丰硕。我同习近平主席保持了密切沟通和良好关系,我们双方对于俄中关系的现状表示满意,对于未来合作充满信心。俄罗斯将中国作为长期可靠的合作伙伴,愿同中方持续拓展政治、经济、文化、教育、安全等领域合作,办好“俄中文化年”,深化人文交流。俄中在国际舞台上保持紧密协作,共同致力于推动建立更加民主的多极化世界秩序,愿继续加强在金砖国家、上海合作组织等框架内合作以及重大国际地区问题上的沟通,促进地区和世界和平发展。
蔡奇、丁薛祥、王毅、何立峰、张国清、谌贻琴等出席。

Veröffentlicht 16. Mai 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Einzigartiges, mit Lotusreis mariniertes Teeprodukt von Nam Dan – Độc đáo sản phẩm Trà ướp gạo sen của Nam Đàn   Leave a comment

Độc đáo sản phẩm Trà ướp gạo sen của Nam Đàn

Trà ướp gạo sen Nam Đàn có gì mà quý mà đắt đỏ? Thì ra là một quy trình sản xuất khá cầu kỳ và để làm ra một kg trà sen mất tới 800-1500 bông sen mới nở.
03/05/2024 01:27 (GMT+7) https://baonghean.vn/doc-dao-san-pham-tra-uop-gao-sen-cua-nam-dan-post288476.html
Trà ướp gạo sen Nam Đàn là một sản phẩm của làng quê Nam Đàn nơi quanh năm thơm ngát hương sen. Ban đầu nghe nói tới trà ướp sen cứ nghĩ đơn thuần đó là trà được ướp trong bông sen để ngoài hồ. Thế nhưng không phải. Tò mò về gạo sen là gì, trà ướp gạo sen là gì, chúng tôi được anh Phạm Kim Tiến – Giám đốc HTX Nông nghiệp Sen quê Bác ở xã Kim Liên, Nam Đàn cho biết: Gạo sen chính là phần chứa túi tinh dầu màu trắng được đính trên nhụy sen, nhỏ và trắng như hạt gạo nhưng chứa hương thơm nồng nàn.
Thời gian lựa chọn những bông hoa sen dùng để tách gạo thường là trung tuần tháng 6, lúc mà thời tiết nắng đều, hương đượm nhất và không bị mưa nắng thất thường làm hỏng hương.
Nói rồi anh lấy tay gỡ nhẹ những cánh sen bên trong là một màu trắng ngọc ngà bao phủ xung quanh gương sen. Gỡ nhẹ từng hạt gạo sen tươi non đang ôm chặt, từng hạt từng hạt rơi xuống lá sen trải sẵn, anh giới thiệu tiếp các bộ phận khác của bông sen nào gương sen, nhuỵ hoa, đài, bao phấn…
Anh Tiến cho biết: Để có gạo sen ngon phải chọn những bông hoa sen như Bạch Diệp, Bạch Liên thanh nữ hoa – là những giống sen quý ở Việt Nam có hương thơm nồng nàn và kết cấu cánh độc đáo.
Khoảng 4h 30 sáng khi mặt trời chưa ló rạng, người làm trà sen đã có mặt tại đầm sen để lựa chọn những bông hoa còn chúm chím (còn gọi là sen hàm tiếu) để đem về tách gạo kịp thời.
Những bông sen sau khi được đưa về lại được phân loại một lần nữa sau đó tách gạo sen vào một lá sen to đựng riêng. Trong quá trình tách gạo phải lựa chọn nơi thoáng gió, tránh gió lùa và các mùi hương lạ tiếp xúc trực tiếp như mùi thuốc lá…
Quy trình tách gạo sen để làm ra trà ướp gạo sen được người dân trồng sen ví như là “báu vật” của làng sen bởi sự cầu kỳ trong các công đoạn. Sau khi tách gạo, phải giữ cho gạo nguyên lành, không bị nát, hỏng.
Để giữ nguyên được hương vị cần phải chuẩn bị sẵn trà để ướp. Ướp và sấy trà là cả một quy trình nghệ thuật. Người nghệ nhân dùng cái đấu gỗ dưới trải một lớp giấy bản thấm ẩm tốt sau đó rắc một lớp trà, một lớp gạo sen mỏng cho đến khi hết trà và hết gạo sen. Thùng gỗ chứa gạo sen và trà được ủ kín tuỳ theo thời tiết từng hôm, cứ 4-6 tiếng đồng hồ một lần thì thông hơi để gạo sen không bị ủng. Mỗi kg trà sen phải mất từ 800-1.500 bông hoa sen mới lấy đủ gạo để ướp dệt nên hương đặc trưng trong từng hộp trà sen.

Lại nói về trà, trà để ướp gạo sen là loại trà hảo hạng, trà Shan tuyết hoặc trà Bạch hạc. Doanh nghiệp lấy trà từ cây trà cổ thụ núi cao, thường là trà Bạch hạc, một loại trà cổ Tân Cương, Thái Nguyên. Trà này có đặc điểm cây rất to, tán rộng, ngày xưa cây cao tới vai hoặc ngang đầu người. Đặc điểm dễ nhận thấy ở trà bạch hạc là sợi trà xanh – đen, gọn và xoăn, nước trà xanh thơm, ánh vàng, tiền vị cũng như hậu vị đều dễ chịu với hương cốm ngọt ngào – đằm thắm. Hoặc trà cổ thụ trên núi đá cao ở độ cao tầm 1.200m so với nước biển như Shan tuyết để có phẩm trà tốt nhất và hoàn toàn thiên nhiên.
Quy trình sản xuất trà ướp gạo sen bí truyền ở chỗ là làm sao ướp, ủ và sấy vừa độ để hương sen quyện đượm vào cánh trà mà nước trà không quá đỏ, không quá cháy. Trà ủ rất công phu và đòi hỏi chính xác về thời gian và nhiệt độ, bởi ủ lâu quá trà sẽ bị lên men nhiều gây ra hiện tượng chua, còn nếu thời gian chưa đủ thì hương thơm của sen chưa đủ thấm vào trà. Sau khi trải qua quá trình ủ một ngày một đêm những cánh trà đã đẫm hương, lúc này người nghệ nhân cho trà vào sấy lạnh để giữ nguyên vị.
Trà sau khi sấy khô sẽ được sàng gạo cũ và ướp lại lần thứ hai, cứ như vậy mỗi kg trà sẽ cần tới rất nhiều bông hoa sen để ướp từ hai đến ba lần tuỳ vào nhu cầu của khách. Trà được ướp kỹ hương càng sâu và lên men tự nhiên. Trà ướp gạo sen thành phẩm có hương thơm mát thoang thoảng dễ chịu, uống mấy tuần trà vẫn phảng phất hương vị thanh cao.
Với quy trình sản xuất trà ướp gạo sen bí truyền và hoa sen lại không nhiều nên số lượng trà gạo sen có hạn, được chế biến với nguyên liệu cao cấp, phải có đầm sen đủ rộng để đạt nguyên liệu cần thiết khi chế biến. Trà phù hợp làm thức quà cao cấp biếu tặng khách quý, là món quà tình nghĩa, tâm giao sang trọng lại chân chất mộc mạc đồng quê, thấm đẫm sự sáng tạo và tinh thần lao động miệt mài của người con Nam Đàn quê Bác.
Để thưởng thức trà ướp gạo sen cần yên tĩnh, cần có bạn hiền, có tâm hồn nhạy cảm biết yêu quý cái đẹp, cái tinh thần cao thượng của sen. Một sản phẩm trà ướp gạo sen có chất lượng thường phải đạt các tiêu chí: Màu sắc, hương thơm, hậu vị dư trà, thưởng thức xong chén trà tâm hồn cảm thấy sảng khoái, thêm yêu cuộc sống.
Nam Đàn hiện nay đang hướng tới huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hoá gắn với du lịch. Hiện nay huyện đã có nhiều sản phẩm OCOP nổi tiếng hình thành từ sản vật quê nhà như tương Nam Đàn, bột sắn dây, giò me, chanh Thiên Nhẫn và các sản phẩm từ làng Sen. Trong đó có sản phẩm Trà ướp gạo sen – một sản phẩm độc đáo của HTX Sen quê Bác hiện đạt chuẩn OCOP 4 sao . Sản phẩm này cùng với những sản phẩm OCOP tiêu biểu khác của Nam Đàn là hiện thân của tinh thần khởi nghiệp, khát vọng làm giàu cho quê hương Kim Liên, Nam Đàn.
Hiện nay Hợp tác xã Sen Quê Bác còn trồng chăm sóc và bảo tồn nhiều giống sen quý, chế biến sâu các sản phẩm từ cây sen như: Trà lá sen, hạt sen sấy, bánh cà hạt sen, trà tâm sen, trà bạch liên nữ vương, tinh bột củ sen, lòng nhãn ôm hạt sen …

TRÀ ƯỚP GẠO SENLOTUS MARINATED TEA

Trà Ướp Gạo Sen – Lotus Marinated Tea


Trà ướp gạo Sen-Sản phẩm cao cấp của HTX Sen Quê Bác
Từ xa xưa, tên gọi Làng Sen, mảnh đất đã sinh thành và nuôi chí lớn Hồ Chí Minh đã quá đỗi thân thuộc với mỗi người dân Kim Liên-Nam Đàn. Đây cũng là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của Bác- Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, người được sinh ra đúng vào mùa Sen nở. Với anh Phạm Kim Tiến, trong ký ức tuổi thơ của mình luôn hiện hữu những đầm sen tỏa hương thơm ngát, những búp sen hồng thắm và cả sự ngọt ngào của những gương sen đến mùa thu hoạch. Mang theo niềm tự hào ấy, anh đã bắt đầu khởi nghiệp, đa dạng các sản phẩm từ cây Sen, nhằm tạo điểm nhấn cho du khách khi về với Kim Liên Quê Bác. Năm 2018 HTX nông nghiệp Sen quê Bác ra đời. Mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng các sản phẩm từ sen của HTX Sen Quê Bác đã bắt đầu khẳng định chỗ đứng trên thị trường, hứa hẹn là một trong những thương hiệu chủ lực trong Chương trình OCOP của huyện Nam Đàn. Với sản phẩm Trà ướp gạo sen-được xem là một sản phẩm cao cấp, thượng hạng bởi người thưởng trà sẽ được thưởng thức gần như nguyên vẹn giá trị với hương vị trà và 80% hương thơm của hoa.
Kim Liên-Nam Đàn nổi tiếng với nhiều đầm sen thu hút du khách
Từ Làng Sen đến HTX Sen Quê Bác
Khởi nguồn từ ý tưởng đa dạng sản phẩm từ cây Sen, gắn với thực hiện chương trình xây dựng NTM, NTM kiểu mẫu, với chủ trương tạo cảnh quan thiên nhiên đặc trưng của quê Bác, người dân xã Kim Liên đã từng bước mở rộng diện tích trồng sen trên những vùng đầm lầy, ruộng sâu trũng kém hiệu quả, tạo nguồn nguyên liệu cho một dự án mang tính bền vững ngay trên chính mảnh đất quê hương. Chính thức thành lập HTX Sen Quê Bác năm 2018. HTX có 17 thành viên, với số vốn 10,6 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là trồng, chăm sóc, cung ứng các giống sen; chế biến sâu các sản phẩm về sen, gồm: Các loại trà sen (trà ướp gạo sen, trà hoa sen, trà lá sen…), nhóm sản phẩm từ hạt: hạt sen tươi, hạt sen sấy khô, sữa hạt sen; kim chi sen, củ sen muối; hương sen…
Bước vào hoạt động với nhiều khó khăn thử thách, đặc biệt là nguồn nguyên liệu còn ở mức khiêm tốn, các hộ dân trồng sen chủ yếu sử dụng các giống sen địa phương, lâu năm, chất lượng còn hạn chế, mỗi năm chỉ 1 mùa. Tuy nhiên, với sự nhanh nhạy, chủ động bằng những bước đi hợp lý, có sự đồng hành của chính quyền địa phương từ xã đến huyện, những khó khăn ấy dần được khắc phục. Ngoài ổn định diện tích trồng sen của HTX là 12,5ha. HTX đã cung ứng nguồn giống, hướng dẫn KHKT cho bà con mở rộng hơn 20ha diện tích trồng sen, giao khoán tới 45 hộ dân. Để lựa chọn các loại sen phù hợp với khí hậu, chất đất, tạo vẻ đẹp, đồng thời đa dạng, phong phú các giống sen, trong thời gian qua, HTX đã thử nghiệm trồng thành công 52 giống, trong đó 15 giống nội địa, 37 giống ngoại, nhiều giống sen quý hiếm được trồng thành công như: Sen ngàn cánh, sen đỏ Bắc Kinh, sen Quan Âm, v.v… , đối với giống sen ngàn cánh là giống sen được trồng tại hồ thành công đầu tiên ở Việt Nam. Bên cạnh đó, HTX đầu tư dây chuyền, máy móc, thiết bị hiện đại, đồng bộ để chế biến sâu các sản phẩm từ sen. Với vai trò thu mua nguồn nguyên liệu, để đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, cùng việc hướng dẫn, hỗ trợ trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây sen, HTX cử cán bộ về tận hộ giúp dân trồng các loại giống mới. Trong năm 2019 này, với sự hỗ trợ của HTX, các hộ dân ở Kim Liên đã nhân thành công giống sen Đồng Tháp cho hiệu quả cao, đặc biệt, giống thích nghi với điều kiện của bản địa, trồng được thêm vụ thu, nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích. Bao tiêu cho người dân trồng sen từ lá, bông, gương, tuy nhiên, nguyên liệu đầu vào cho HTX vẫn chưa đủ đáp ứng. Thời gian tới, không chỉ mở rộng diện tích Sen trên địa bàn, HTX sẽ phát triển ra ở ngoài huyện nhằm quy hoạch 1 số diện tích nhất định để phát triển sản phẩm từ củ sen.
Trà ướp gạo sen-Mòn quà thiên nhiên ban tặng
Để có sản phẩm trà ướp gạo sen, những giống sen được lựa chọn là Sen Bách Diệp(Hồ Tây), Bạch Liên(Sen Huế), Sen Đồng Tháp, sen Tứ Thời và Newbrocad. Đây là những giống sen nổi tiếng ở Việt Nam, có hương thơm vô cùng quyến rũ.
Nguyên liệu được chọn lựa là những giống sen có hương thơm quyến rũ
Quy trình sản xuất trà ướp gạo sen được thực hiện nghiêm ngặt, kỳ công trong từng công đoạn. Nguyên liệu được lựa chọn kỹ lưỡng từ những đầm sen không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, có môi trường trong lành. Sớm tinh mơ, trong làn gió thoảng hòa quện mùi hương hoa sen thơm ngát, nhẹ nhàng ngắt từng bông sen. Trời hửng sáng, thuyền hoa sen ắp đầy được mang đến để bắt đầu một hành trình đặc biệt: ướp trà sen Quê Bác. Mọi người ai nấy đều nhanh tay tách gạo sen (túi hương của bông hoa sen) ra khỏi những bông hoa vừa nở miệng sáo. Công việc tuy đơn giản nhưng rất nghệ thuật. Có lẽ bởi, cả một đêm, hoa sen chìm trong sương ướt, nếu bàn tay thô vụng nảy sẽ làm cho hạt gạo bị giập nát, hương hoa bị ôi oai.
Quy trình tách gạo Sen
Dòng chè ướp gạo sen được mọi người ví như là “báu vật” của làng sen bởi sự cầu kỳ trong các công đoạn. Ướp và sấy trà là cả một quy trình nghệ thuật. Người thợ trà dùng cái đấu gỗ, ở dưới trải một lớp giấy bản thấm ẩm tốt. Rắc một lớp trà Tuyết Shan-Mường Lống-huyện Kỳ Sơn, Nghệ An -vùng cao 1.485m, một lớp gạo sen mỏng cho đến khi hết trà và hết gạo sen. Thùng gỗ được ủ kín và tùy theo tiết trời từng hôm, cứ 4- 6 tiếng thông hoa một lần để gạo sen không bị ủng. Theo đánh giá của Hiệp hội chè Việt Nam thì trà Shan tuyết Nghệ An được thừa hưởng khí hậu núi cao quanh năm mát mẻ của Kỳ Sơn, với nhiều ngày có mây mù nên chè ở đây búp to, phủ 1 lớp trắng nhẹ như tuyết; được sản xuất theo phương pháp truyền thống, hoàn toàn không sử dụng hương liệu, thuốc bảo vệ thực vật; khi pha nước trà màu vàng đượm như màu của mật ong, thanh vị và có tách dụng giải độc cho cơ thể.
Mỗi kg trà sen phải mất từ 800-1500 bông hoa sen tùy độ sen và tùy chất lượng sản phẩm trà sen. Trà ướp gạo sen tự thân nó đã là một nghệ thuật đỉnh cao, và quy trình sản xuất trà ướp gạo sen bí quyết ở chỗ, chính là quy định ướp và sấy làm sao để hương sen đượm vào cánh trà mà nước trà không quá đỏ, không quá cháy.
Trà ướp gạo sen hương thơm mát, thoang thoảng dễ chịu, uống mấy tuần trà đến nhạt trà mà hương vẫn còn thoang thoảng nơi bã trà. Quy trình sản xuất trà ướp gạo sen bí truyền và sen lại hiếm nên dù là ngon nhưng lại không phù hợp với đa số người dân do rào cản về giá thành và kinh nghiệm làm Trà. Để thưởng thức đủ vẻ đẹp của Trà Sen cũng cần một tinh hồn đủ nhạy cảm, đôi chút sự tĩnh tâm và một tình cảm rất chân thành với Trà sen Quê Bác.
Trà ướp gạo sen-HTX Sen quê Bác
Một sản phẩm Trà ướp gạo sen có chất lượng phải đạt 3 tiêu chí: Màu sắc – Hương thơm – Hậu vị của trà, hương sen khiến người uống trong lòng thư thái.
Thưởng thức Trà ướp bông sen sẽ khiến lòng người thư thái
Khai thác tiềm năng, mở rộng thị trường
Với ưu thế sản xuất ngay trên chính quê hương Bác-số lượng khách du lịch về với Kim Liên-quê Bác tăng hàng năm, việc phát triển và làm phong phú các mặt hàng lưu niệm, đặc biệt là những sản phẩm làm từ sen, một loài hoa đặc trưng không chỉ của Kim Liên mà còn là của Việt Nam, chính là hướng đi phù hợp. Với quy mô, số lượng sản phẩm còn hạn chế nên thị trường của HTX Sen Quê Bác mới chỉ có mặt ở các điểm Khu di tích Kim Liên và một số cửa hàng ở Đà Nẵng, Hà Nội. Tham gia chương trình OCOP-Mỗi xã một sản phẩm đã tạo thêm những bước tiến vững chắc, không chỉ để mở rộng thị trường mà còn là cách để HTX Sen Quê Bác khẳng định chất lượng, nâng tầm thương hiệu.
Không dừng lại ở phát triển các sản phẩm, qua nghiên cứu, tìm hiểu, tham quan các mô hình trong ngành trà, kết hợp với xây dựng, quy hoạch vùng nguyên liệu, HTX Sen Quê Bác còn tạo cảnh quan nhằm thu hút du khách trải nghiệm, chiêm ngưỡng cảnh đẹp của sen. Kết hợp giữa du lịch sinh thái với việc cho du khách trải nghiệm quy trình làm sen, tham quan, mua sắm các sản phẩm từ sen là mục tiêu chính mà HTX đang hướng đến. Thời gian không xa, mô hình du lịch trải nghiệm thân thiện với thiên nhiên của HTX Sen Quê Bác sẽ đi vào phục vụ du khách khi về với Làng Sen-Kim Liên. Cùng với đó các hoạt động ẩm thực về Sen sẽ được HTX tổ chức vào các dịp lễ hội, đặc biệt là lễ hội Làng Sen hàng năm-đúng vào dịp kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Veröffentlicht 8. Mai 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

„Vietnamesische Teezivilisation“: Eine „Chronik“ über Tee – “Văn minh Trà Việt”: Một cuốn “biên niên sử” về trà   Leave a comment

Văn minh Trà Việt: Một cuốn biên niên sử về trà

Dày hơn 800 trang cùng gần 20 trang ảnh tư liệu, 10 năm sưu tầm tài liệu, tư liệu, 12 năm tái bản sau lần ra mắt đầu tiên, cuốn “Văn minh Trà Việt” của nhà nghiên cứu Trịnh Quang Dũng thực sự là một bộ biên niên sử về trà với những câu chuyện hết sức thú vị.
19/04/2024 – 07:19 https://nhandan.vn/van-minh-tra-viet-mot-cuon-bien-nien-su-ve-tra-post805378.html
Với người đọc sách thì “Văn minh Trà Việt” là một cuốn sách khá nặng về trọng lượng và “nặng” cả về hàm lượng tri thức. Một thức uống, món giải khát hết sức quen thuộc, hiện diện ở khắp các ngõ ngách từ thành phố đến nông thôn, từ miền núi đến biển đảo, được nhà nghiên cứu Trịnh Quang Dũng đưa vào “mổ xẻ” từ lịch sử, qua các thời kỳ, cho đến cách thưởng trà của từng dân tộc, các loại trà, các loại trà cụ qua các thời kỳ lịch sử, trà dân gian, trà cung đình, các loại nước pha trà, nghề trà, kinh doanh trà, lễ hội trà…
Sách ra mắt lần đầu năm 2012, đây là lần tái bản đầu tiên sau 12 năm, với nhiều nội dung được bổ sung sau 10 năm sưu tầm, tích lũy thêm tư liệu của tác giả. Sách do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam ấn hành.
“Văn minh Trà Việt” gồm 4 phần: “Minh triết cội nguồn Trà Việt”, “Nghệ thuật thưởng thức Trà Việt”, “Hành trình trà cụ Việt Nam” và “Nghiệp chè Việt”.

Chân dung Trà Việt hiện ra từ văn hóa trà Bách Việt, trải qua hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5.000 năm của người Việt.
Lịch sử trà được tác giả dựng nên từ những cứ liệu quý giá, chắt lọc, truy xét kỹ lưỡng, khai thác qua nhiều nguồn thông tin: dữ liệu lịch sử, tư liệu khảo cổ, tác phẩm văn học, các truyền thuyết, phả lục và trên hết từ những nhân chứng, vật chứng sống còn đang hiển hiện quanh ta.
Những minh chứng về một nền văn hóa trà có từ rất sớm tại Việt Nam được tác giả đưa vào, như “Người Bách Việt miền nam có lối sống, tiếng nói, phong tục, tập quán, ăn uống riêng… Dân Bách Việt chuyên làm ruộng lúa mà ăn, không như chúng ta trồng kê và lúa mì. Họ uống nước nấu bằng thứ lá cây lấy trong rừng gọi là trà” – Khổng Tử.
Lịch sử, cội nguồn trà Việt được phân tích từ góc độ cương thổ, địa lý, từ các truyền thuyết, tư liệu lịch sử, di chỉ khảo cổ, thư tịch, các tập tục và diễn xướng dân gian về trà… Nền văn hóa trà hình thành với những tinh hoa được bảo tồn và theo chân người Việt đi khắp nơi, hình thành nên những vùng trà, những trung tâm văn hóa trà…
Cùng với lịch sử là nghệ thuật thưởng trà độc đáo Việt với sự song hành của hai phong thái: uống trà dân gian giải khát và nghệ thuật thưởng trà bác học – cung đình kiêu sa và tinh tế. Trà dân gian, hay còn gọi là chè, đi từ thứ đồ uống nguyên thủy nhất là chè tươi, cho đến các loại chè của từng vùng, từng địa phương, như chè nụ, chè vối, chè vằng…, và đến nay là “trà chanh chém gió”…
Còn nghệ thuật trà cung đình thì được “bóc tách” từ phong cách trà, nghệ thuật thưởng trà, cho đến các thú chơi thưởng ngoạn trà cung đình…
Để tôn vinh nghệ thuật và văn hóa trà Việt không gì khác hơn chính là nền trà cụ Việt độc đáo với hình thái đa dạng: trà cụ dân gian bản địa, trà cụ cung đình. Nếu như trà cụ dân gian không chỉ gắn liền với hơi thở làng quê mà ăn sâu bén rễ vào tất cả mọi tầng lớp: từ cộng đồng cư dân nghèo khó đến tầng lớp trên giàu sang quyền quý, thậm chí cả ở giới tinh hoa thì trà cung đình lại mang hơi hướng khác biệt hẳn. Loại trà cụ cung đình chẳng những thể hiện sự tinh tế, độc đáo, chuyên biệt hóa cao, mà còn luôn ẩn chứa nét sáng tạo, sang trọng, kiêu sa của giới quý tộc Việt.
Lịch sử trà Việt cũng gắn với bề dày về nghề khai thác, canh tác trà trải hơn 5.000 năm của tộc Việt, vượt qua bao bão tố của lịch sử, được tái hiện thông qua những vùng trà huyền thoại, những đặc sản trà tinh khiết, cao sang chinh phục lòng người, khắc dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn bè quốc tế, từng bước đưa trà trở thành một mặt hàng xuất khẩu thế mạnh, còn gọi là “mỏ vàng xanh”.
Tại buổi giao lưu ra mắt sách nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, tác giả Trịnh Quang Dũng chia sẻ, những tư liệu về trà trong lịch sử rất hiếm. “Tôi đã tìm kiếm tư liệu về trà và nhận thấy rằng, trong suốt 10 thế kỷ, toàn bộ những gì viết về trà đều là thơ, chỉ duy nhất có 3 bài ký của cụ Phạm Đình Hổ là văn xuôi”.
Tác giả Trịnh Quang Dũng cũng đề cập đến những câu chuyện thú vị, như tại sao các cụ lại gọi là trà tàu, trà dân gian như thế nào, trà cung đình như thế nào, chuyện cụ Phạm Đình Hổ gọi trà Việt là Nam trà, trà Trung Hoa là Bắc trà, còn nhà vua Minh Mạng gọi món đồ uống phổ biến của Pháp là Dương trà, chính là cà-phê.
Những tên gọi của trà theo từng vùng miền cũng gợi những câu chuyện thú vị, từ trà mạn, trà đá cho đến chè tươi…
Chia sẻ những câu chuyện về trà, nhà văn Hoàng Quốc Hải cho rằng, việc giữ gìn văn hóa trà Việt không chỉ giữ một thứ để uống, mà chính là giữ gìn hồn cốt của dân tộc. Văn minh văn hóa trà trải dài từ tầng lớp cung đình, thượng lưu quý tộc cho đến tầng lớp bình dân, dân dã đều tạo ra văn hóa của riêng mình để trà “sống” trong đời sống.
Gói gọn “lịch sử trà” trong “Văn minh Trà Việt”, tác giả Trịnh Quang Dũng không chỉ khiến bạn đọc ngạc nhiên vì sự công phu, đồ sộ trong sưu tầm, tìm kiếm tư liệu, mà còn vì tình yêu ông dành cho ẩm thực Việt Nam, qua rất nhiều công trình, cuốn sách và sức viết của ông, mặc dù đã ở độ tuổi 72.

Veröffentlicht 23. April 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

„Variationen“, die dem Tee hinzugefügt werden sollten und die nicht – Những ‚biến tấu‘ nên và không nên cho thêm vào trà   Leave a comment

Những ‚biến tấu‘ nên và không nên cho thêm vào trà

Trà là đồ uống có lợi cho sức khỏe với hầu hết mọi người. Có nhiều „biến tấu“ để tăng hương vị cho trà nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, có những thứ khiến trà ngon hơn, tốt hơn và có những thứ rất tệ.
10/04/2024 09:14 (GMT+7) https://baonghean.vn/nhung-bien-tau-nen-va-khong-nen-cho-them-vao-tra-post287567.html
Bản thân trà là một loại đồ uống có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên những gì bạn thêm vào có thể làm trà ngon hơn hoặc tệ hơn. Dưới đây là những thứ tệ nhất và tốt nhất khi cho thêm vào tách trà.
3 thứ không nên cho thêm vào trà 3 Dinge, die Sie nicht zum Tee hinzufügen sollten
MuốiSalz
Mặc dù muối có thể có lợi hơn khi cân bằng vị đắng của trà nhưng từ quan điểm sức khỏe, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn không nên cho một nhúm muối vào trà để giảm nguy cơ nạp nhiều natri quá mức 2.300 mg mỗi ngày. Do đó, việc thêm muối vào trà là điều không nên làm.
Chất ngọtSüßstoffe
Ngày càng nhiều người lạm dụng đồ ngọt, nhất là giới trẻ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) báo cáo tại quốc gia này, trung bình đàn ông trưởng thành tiêu thụ 19 muỗng cà phê đường bổ sung mỗi ngày và phụ nữ trưởng thành là 15 muỗng cà phê.
Tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường có liên quan đến béo phì, đái tháo đường type 2 và tăng huyết áp, do đó, việc hạn chế đường là điều hợp lý. Kể cả chất làm ngọt nhân tạo cũng gây tranh cãi, đặc biệt là khi nói đến việc giảm cân.
Tinh dầu không tốt khi dùng pha tràÄtherische Öle
Nhiều người có sở thích thêm các loại dầu có hương vị vào trà hoặc thực phẩm. Tinh dầu được chiết xuất từ thực vật nhưng không phải tất cả chúng đều an toàn khi ăn vào. Nếu sử dụng phải chắc chắn đó là loại thực phẩm được công nhận là an toàn. Không nên lạm dụng nó vì tinh dầu có thể rất mạnh.
Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn, mặc dù việc sử dụng chút ít các loại tinh dầu như bạc hà hoặc hoa oải hương rất thú vị nhưng không nên sử dụng chúng trong trà nóng vì tinh dầu có nồng độ cao. Ngoài ra, vì tinh dầu hòa tan trong chất béo nên tốt nhất nên trộn tinh dầu với thực phẩm hoặc đồ uống có chứa một ít chất béo, thay vì đồ uống như trà.

5 thứ rất tốt khi cho vào trà5 Dinge, die sich hervorragend zum Tee hinzufügen lassen
Bạc hàMinze
Bạc hà tươi đã được chứng minh là làm giảm sự khó chịu về tiêu hóa cho những người mắc hội chứng ruột kích thích. Một nghiên cứu khác đã tìm thấy tinh dầu bạc hà trong bạc hà có tác dụng làm dịu và có thể giúp giảm căng thẳng.
Theo nghiên cứu, bạc hà là một loại thảo mộc tuyệt vời với rất nhiều lợi ích. Nên thêm bạc hà vào chế độ ăn uống của mình vì bạc hà giàu chất chống oxy hóa, vitamin, sắt…
Trái câyObst
Vị ngọt của trái cây không phải là lợi ích duy nhất khi thêm vào tách trà. Pha trà với trái cây cũng sẽ bổ sung thêm chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa. Tất cả các loại trái cây sẽ bổ sung thêm chất chống oxy hóa, đặc biệt là theo mùa và ở độ chín, giá trị dinh dưỡng và hương vị cao nhất. Ví dụ, thêm quả việt quất dại với trà đen, đào với trà trắng và xoài với trà xanh.
Nước ép hoặc vỏ chanh, cam, quýt – Saft oder Schale von Zitrone, Orange, Mandarine
Vỏ hoặc nước ép cam, quýt, chanh không chỉ làm tăng hương vị của trà mà còn có những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn. Thêm nước chanh vào tách trà sẽ cung cấp vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có đặc tính chống viêm.
Tương tự như vậy, vỏ cam quýt sẽ cung cấp polyphenol, vitamin C và mùi thơm dễ chịu. Thậm chí còn có nghiên cứu liên kết việc ăn trái cây họ cam quýt với việc giảm nguy cơ ung thư phổi và các lợi ích về thần kinh nhờ các flavonoid từ cam quýt.
SữaMilch
Việc thêm sữa vào trà sẽ mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Theo một nghiên cứu, ngoài việc làm giảm vị đắng của trà, sữa còn có thể làm giảm tác dụng làm ố răng của trà, cung cấp canxi tốt cho xương và protein xây dựng cơ bắp.
Lưu ý là nên thêm chút sữa vào trà chứ không nên làm ngược lại để tránh bị vón cục.
GừngIngwer
Trà gừng là một loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa được nhiều người ưa chuộng. Ngay cả khi không có túi trà gừng, việc thêm một ít bột gừng, chiết xuất hoặc gừng tươi vào bất kỳ tách trà nào cũng sẽ mang lại những lợi ích tương tự.
Uống trà pha gừng để có khả năng giảm bớt các vấn đề về đường tiêu hóa. Gừng cũng có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và chống ung thư. Nếu cảm thấy buồn nôn, một tách trà gừng có thể giúp xoa dịu. Bên cạnh việc ngon miệng, việc ngâm gừng vào trà có thể hoạt động như một chất hỗ trợ tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng buồn nôn, đau bụng, nôn mửa hoặc say tàu xe.

Veröffentlicht 13. April 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Bei der Teeernte im Frühjahr 2024 ist das Wetter günstig – Vụ chè Xuân 2024, thời tiết thuận lợi, nhờ đầu tư chăm sóc tốt nên năng suất cao   Leave a comment

Giá chè búp tăng cao, người dân Nghệ An vừa thu hoạch vừa tái đầu tư

Vụ chè Xuân 2024, thời tiết thuận lợi, nhờ đầu tư chăm sóc tốt nên năng suất cao. Cùng với đó, giá chè búp đang tăng cao, người dân phấn khởi thu hoạch…
08/03/2024 09:43 (GMT+7) https://baonghean.vn/gia-che-bup-tang-cao-nguoi-dan-nghe-an-vua-thu-hoach-vua-tai-dau-tu-post285906.html

Những ngày này, trên các đồi chè ở các xã: Thanh Mai, Thanh Thuỷ, Thanh Hương, Thanh Mỹ, Hạnh Lâm (Thanh Chương) là không khí khẩn trương thu hái. Để chè giữ được độ chát ngọt, màu sắc đẹp, mẫu mã bắt mắt, người dân tập trung thu hái đúng lứa, ngoài huy động máy móc để kịp thời vụ, các hộ cũng dồn nhân lực hái chè.
Ông Phan Lâm (xã Hạnh Lâm) trồng 15ha chè, từ 10 ngày nay, ngoài 2 máy hái chè của gia đình, ông còn thuê thêm máy ngoài để hái chè kịp lứa. Ông Phan Lâm cho biết: “Chè Xuân năm nay, thời tiết thuận lợi nên chè được mùa. Năng suất đạt khoảng 2,5 – 3 tấn/ha/lứa. Lứa chè Xuân chất lượng nhất, cho ra phẩm trà ngon nhất so với các lứa thu hái khác do đó, rất được thị trường ưa chuộng”.
Toàn xã Hạnh Lâm có tổng diện tích trồng chè công nghiệp là 320ha – vùng trồng chè trọng điểm của Thanh Chương. Hai năm gần đây, khi giá chè búp ổn định, dao động từ 4.500 đồng – 5.000 đồng/kg nên người dân phấn khởi, tập trung chăm bón. Do đó, năng suất chè không ngừng tăng cao.
Ông Nguyễn Thành Luân – Chủ tịch Hội Nông dân xã Hạnh Lâm cho biết: “Chè là cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập chính cho người dân Hạnh Lâm. Giá chè ổn định, người trồng chè có lãi, do đó, bà con đầu tư chăm sóc. Đồng thời chuyển mạnh sang sản xuất theo hướng VietGAP để tạo đầu ra ổn định cho chè búp”.
Với diện tích gần 270ha chè công nghiệp, 400 hộ trồng, những ngày này, người dân xã Thanh Mai đang dồn sức thu hoạch chè búp đúng lứa. Hầu hết người dân trồng chè diện tích lớn đều chủ động mua máy hái chè, chỉ khoảng 20% là phải thuê máy.
Để thu hái đúng lứa, kịp thời vụ, người dân Thanh Mai đã lập các tổ đổi công, các hộ trồng chè luân phiên thu hoạch giúp nhau. Đến thời điểm hiện tại, lứa chè Xuân đã thu hoạch được gần 50%. Theo người trồng chè ở Thanh Mai cho biết, năng suất chè Xuân năm nay tăng hơn so với năm ngoái khoảng 0,5 tấn/ha.
Phấn khởi nhất là giá chè Xuân năm nay tăng cao: Tăng 700 – 1.000 đồng/kg (so với vụ chè xuân 2023) và tăng gấp đôi so với chè xuân các năm 2022, 2021. Hiện tại, giá chè búp đang được các cơ sở chế biến chè trên địa bàn thu mua với giá 4.700 – 5.500 đồng/kg (tuỳ loại).
“So với các năm trước, giá chè cao hơn hẳn. Với mức giá này, người trồng chè có lãi khá, khoảng 12-15 triệu đồng/ha/lứa thu hoạch. Riêng công ty chúng tôi mỗi ngày bao tiêu 30 tấn chè búp tươi cho bà con trong huyện. Chè trà sau khi chế biến được xuất khẩu đi các nước và tiêu thụ nội địa”, anh Lê Văn Thế, Công ty TNHH chè Truyền Thống (Thanh Mai, Thanh Chương) cho biết.
Theo anh Thế, sở dĩ giá chè búp tăng là do giá chè trà tăng, việc xuất khẩu chè trà sau thời gian gặp khó vì dịch Covid-19 thì nay đã khởi sắc. Bên cạnh đó, người dân đã dần hình thành ý thức sản xuất xanh-sạch, áp dụng các tiêu chí VietGAP vào thâm canh cây chè nên chất lượng chè tốt hơn, được thị trường các nước ưa chuộng hơn.
Hiện nay, người trồng chè công nghiệp ở các địa phương trong tỉnh: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Quỳ Hợp đang dồn sức thu hái chè Xuân cho kịp lứa. Đây là lứa thu hoạch đầu tiên trong năm, cũng là lứa thu hái quan trọng nhất quyết định năng suất, chất lượng các lứa chè sau.
Do đó, song song với việc thu hái đúng tiến độ, kịp thời vụ thì người dân cũng tập trung chăm sóc tốt cho cây chè. “Đợt thu hoạch đầu tiên trong năm có vai trò tạo tán để cây chè phát triển tốt trong thời gian tới. Vì vậy, chúng tôi đã tập trung hướng dẫn bà con đầu tư công sức và kỹ thuật trong thu hái đúng kỹ thuật để đảm bảo năng suất, sản lượng cho cây chè trong cả năm.
Với đặc điểm của cây chè mỗi một búp sinh ra từ 1 nách lá, nhiều lá mới có nhiều búp, do vậy, hái búp và chừa lá có tương quan chặt đến năng suất chè. Đối với vụ Xuân (lứa chè hái đầu tiên trong năm), khi hái cần chừa 1 lá cái (lá chưa mở hẳn ở sát búp) + 2 lá thật, tạo tán bằng.
Sau thu hoạch cần bón bổ sung, phân lân đạm theo đúng liều lượng; tưới đủ nước, giữ ẩm cho chè“, anh Phạm Văn Dương, cán bộ kỹ thuật, Công ty cổ phần Nông công nghiệp 32 (Quỳ Hợp) cho biết.

Veröffentlicht 9. März 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Finden Sie einen nachhaltigen Weg die Teemarke Gay Anh Son zu verbreiten – Tìm hướng đi bền vững lan toả thương hiệu chè Gay Anh Sơn   Leave a comment

Tìm hướng đi bền vững lan toả thương hiệu chè Gay Anh Sơn

Xã Cao Sơn là “thủ phủ” của sản phẩm chè Gay Anh Sơn. Chè ở đây được khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến bởi hương thơm đặc trưng mà không loại chè nào có được. Tìm hướng đi bền vững cho cây chè Gay là điều mà địa phương đang trăn trở. 18°55′15″N 105°10′22.7″E
10/12/2023 09:04 (GMT+7) https://baonghean.vn/tim-huong-di-ben-vung-lan-toa-thuong-hieu-che-gay-anh-son-post281302.html
Chủ động đầu ra
Cách đây hơn 10 năm, tôi đã từng đến “thủ phủ” chè Gay Cao Sơn. Thuở đó, phần lớn sản phẩm chè Gay sau khi thu hoạch đều được bà con mang đến phiên chợ Cây Nhạn ngay trung tâm xã để bán cho thương lái. Còn nhớ, phiên chợ nhộn nhịp nhất vào cữ 4 – 5 giờ sáng, thương lái đánh cả chục xe ô tô vận tải đến thu mua chè cho bà con. Khi trời sáng rõ, những chuyến xe ắp đầy chè Gay hướng về xuôi tiêu thụ.
Hình ảnh thu mua chè vào buổi tinh mơ như vậy dần chấm dứt kể từ khi Hợp tác xã chè Gay Cao Sơn được thành lập vào năm 2018. Theo đó, hàng ngày, các thương lái liên hệ đặt hàng qua hợp tác xã, bà con thu hoạch chè theo số lượng cụ thể trong đơn, đảm bảo đủ cho thương lái thu mua trong ngày, tránh được tình trạng tranh mua, tranh bán trước đây.
Từ khi thay đổi hình thức nhập hàng cho thương lái, bà con rất phấn khởi vì vừa nắm bắt chính xác nhu cầu của bên mua, vừa tránh tình trạng mạnh ai nấy bán, thị trường thiếu tính ổn định. Bà Nguyễn Thị Hà ở xóm 4, xã Cao Sơn đang nhanh tay thu hoạch trên vườn chè Gay cho biết: Gia đình bà có hơn 1 ha chè trồng từ nhiều năm nay. Do được thu hoạch theo hình thức cuốn chiếu nên hầu như ngày nào cũng có chè bán, số lượng theo kế hoạch của hợp tác xã. Như ngày hôm nay, hợp tác xã đặt 30 bó chè phải có trước 5 giờ chiều, nên gia đình tất bật thu hoạch từ đầu giờ chiều để kịp hàng.
“Trước đây, bà con mang ra chợ bán, không có định hướng nên giá cả bấp bênh. Nay có hợp tác xã làm đầu mối liên hệ với các thương lái để đảm bảo đầu ra, giá cả ổn định hơn. Từ năm 2022 về trước, giá chè 10.000 đồng/bó, nay đã tăng lên 13.000 đồng/bó. Với giá bán như vậy, mỗi ngày gia đình thu về từ 300.000 – 400.000 đồng. Trồng chè chủ yếu đầu tư ban đầu về giống, công làm đất, phân bón; còn sau này, khi thu hoạch xong một lứa, chỉ cần bón ít lượng phân NPK là chè phát triển tốt”, bà Hà chia sẻ.
Anh Nguyễn Thọ Huệ – một thương lái thu mua chè ở TP. Vinh cho hay, hầu hết ngày nào anh cũng đánh xe ô tô trọng tải 2 tấn lên Cao Sơn thu mua chè Gay về bán cho lái buôn ở các chợ trong khu vực thành phố. Anh cho biết: “Chè Gay Cao Sơn có đặc điểm vị chát ngọt khác với chè các nơi, khách hàng rất ưa thích. Mỗi ngày, tôi tiêu thụ cả nghìn bó chè Gay. Trước khi lên thu mua chè, tôi đã liên hệ với hợp tác xã để đặt hàng, thuận lợi cho cả đôi bên, không còn phải mất công tìm hàng”.
Sản phẩm chè Gay Cao Sơn đã được khách nhiều nơi biết đến và tin dùng, không những thị trường trong tỉnh mà còn sang cả Hà Tĩnh, vào Quảng Bình, thậm chí có những thương lái vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ.
Ông Nguyễn Hồng Sơn – Chủ tịch UBND xã Cao Sơn cho biết: Do thị trường ngày càng rộng, nhu cầu ngày càng cao, nên người dân xã Cao Sơn đã đầu tư mở rộng diện tích trồng chè. Trước đây, diện tích chè trên địa bàn xã thường dao động từ 450 – 500 ha, nhưng năm nay tăng lên 560 ha. Để trồng chè mới, người dân chỉ việc đào rãnh, bón phân NPK, sau đó gieo giống và phủ một lớp lá tràm khô lên trên, hoặc phủ ni lông, nhằm mục đích giữ độ ẩm cho đất và chống cỏ mọc. Sau 1 năm, chè phát triển cao tầm 60 – 70 cm là cho thu hoạch.
Việc thu hoạch chè khá đơn giản, chỉ dùng liềm cắt ngang cây, cách mặt đất khoảng 10 cm, sau đó, bón phân cho chè tiếp tục nảy mầm phát triển. Chè cắt xong, bán theo bó, mỗi bó trọng lượng khoảng 1,5 kg.

Nâng chất lượng, lan tỏa thương hiệu chè Gay
“Cao Sơn có 3 cây trồng cho thu nhập chính: keo lấy gỗ, lúa và chè Gay. Riêng sản phẩm chè Gay, 10 tháng đầu năm 2023, toàn xã ước thu nhập khoảng 14 tỷ đồng, dự kiến năm nay bà con thu về khoảng gần 20 tỷ đồng. Năm 2018, xã được Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất chè Gay theo quy trình VietGAP; năm 2019, sản phẩm chè Gay Cao Sơn được công nhận đạt tiêu chuẩn 3 sao OCOP cấp tỉnh. Hiện nay, hơn 100ha chè Gay sản xuất theo quy trình VietGAP.
Chủ trương của địa phương là mở rộng diện tích chè Gay trên những vùng đất đồi kém hiệu quả; tiếp tục phát triển quy trình trồng chè theo hướng VietGAP, nhằm giữ vững và lan tỏa thương hiệu”, ông Nguyễn Hồng Sơn – Chủ tịch UBND xã Cao Sơn cho hay.
Đứng trước vườn chè xanh tốt, ông Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ bí quyết để nhận biết chè Gay Cao Sơn, đó là đặc điểm lá hơi nhỏ, mép dày, giòn. Khi vò nhẹ lá chè trong lòng tay nghe tiếng gãy lách tách.
Ngoài yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng, cây chè Gay có vị ngon khác biệt cũng một phần từ bí quyết thu hái. Đó là không được thu hoạch non quá hoặc già quá, mà thu hái ở độ vừa phải, lá có màu xanh vàng nhẹ.
Một ngày trở lại xã Cao Sơn, thăm thú qua nhiều vườn chè, tôi nghe được bao chuyện thú vị quanh cây chè Gay. Bà con đất chè cho hay, để có được bát nước chè ngon thì ngoài nguyên liệu lá chè tươi, còn cần phải nấu với nước giếng khơi thì mới có vị chát ngọt và hương thơm đặc biệt.
Chè hái từ vườn vào, rửa sạch bằng nước giếng, cành bẻ ra, lá để nguyên, rồi bỏ vào ấm sành. Nước múc từ giếng khơi, đun thật sôi bằng củi rồi rót vào ấm, om chè kín. Khi chè đã chín, nước có màu vàng sánh, hương thơm dịu ngọt, mát lành.
Ông Hoàng Văn Thái – Quyền phụ trách Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Anh Sơn cho rằng, trên cơ sở sản phẩm chè Gay Cao Sơn đã được công nhận VietGAP và đạt 3 sao OCOP cấp tỉnh, huyện tiếp tục hướng dẫn địa phương giữ vững, lan tỏa thương hiệu và định hướng tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
“Chè Gay là sản phẩm nổi tiếng trên địa bàn tỉnh, được người tiêu dùng ưa chuộng lâu nay. Tuy nhiên, để người dân tiếp tục mở rộng diện tích chè và nâng cao giá trị sản phẩm thì cần quan tâm đầu tư chế biến và có định hướng tiêu thụ ổn định hơn”, ông Thái chia sẻ thêm.

Veröffentlicht 17. Dezember 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Teefestival „Essenz unter den Wolken“ im Bezirk Van Chan (Yen Bai) – Tôn vinh cây chè Shan tuyết Yên Bái   Leave a comment

Tôn vinh cây chè Shan tuyết Yên Bái

Lễ hội trà shan tuyết Tinh hoa giữa ngàn mây huyện Văn Chấn (Yên Bái) lần thứ nhất năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 28/9 tại sân vận động Trung tâm huyện Văn Chấn. Đây là sự kiện văn hóa, du lịch quan trọng nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc sản trà shan tuyết của Yên Bái đến du khách cả nước. 21°37′15.2″N 104°35′22.2″E
12/09/2023 – 22:28 https://nhandan.vn/ton-vinh-cay-che-shan-tuyet-yen-bai-post772134.html

Điểm nhấn đặc biệt của Lễ hội là chương trình nghệ thuật khai mạc gồm 3 chương.
„Về miền shan tuyết” giới thiệu miền quê Văn Chấn thuở sơ khai; „Hương vị giữa ngàn mây” với các màn múa, ca khúc đặc tả về trà shan tuyết, giới thiệu và quảng bá sản phẩm trà trên quê hương Văn Chấn; „Tinh hoa và hội nhập” với các ca khúc ca ngợi vùng đất miền tây, trình diễn khèn H’Mông và vòng xòe đoàn kết của các dân tộc.
Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện phối hợp Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái tổ chức hoạt động trưng bày, triển lãm ảnh nghệ thuật 100 ảnh nghệ thuật có nội dung về các vùng chè shan tuyết của xã Suối Giàng, Sùng Đô, các hoạt động thưởng thức sản phẩm từ trà, gắn với đời sống của đồng bào dân tộc với phát triển cây chè shan tuyết; đất và người Văn Chấn…
Dự kiến có khoảng 100 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia trưng bày các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản của địa phương.
Lễ hội trà shan tuyết Văn Chấn có nhiều hoạt động mới, hấp dẫn. Ngoài các hoạt động diễn ra tại sân vận động trung tâm huyện, còn có hoạt động như: Lễ hội tôn vinh cây chè tổ; tổ chức văn nghệ, trình diễn văn hóa dân tộc H’Mông; Hội thi hái chè, thi chế biến thủ công chè shan tuyết.

Veröffentlicht 16. September 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Viele Menschen haben die Angewohnheit morgens warmes Honig-Zitronen-Wasser zu trinken, aber nicht jeder kennt die Vorteile dieses rustikalen Getränks – Nhiều người có thói quen uống nước chanh mật ong ấm vào buổi sáng, nhưng không phải ai cũng biết đến lợi ích của thức uống dân dã này   Leave a comment

Uống nước chanh mật ong vào buổi sáng có tốt như vẫn nghĩ?

Nhiều người có thói quen uống nước chanh mật ong ấm vào buổi sáng, nhưng không phải ai cũng biết đến lợi ích của thức uống dân dã này.
Từ lâu nước chanh mật ong được biết đến là thức uống phổ biến, tốt cho sức khỏe. Nhiều người vẫn thường có thói quen uống nước chanh mật ong vào buổi sáng. Vậy, uống nước chanh mật ong vào buổi sáng có tác dụng gì?
16/08/2023 05:33 (GMT+7) https://baonghean.vn/uong-nuoc-chanh-mat-ong-vao-buoi-sang-co-tot-nhu-van-nghi-post274846.html Theo Hạ An (vov.vn)
Uống nước chanh mật ong vào buổi sáng có tác dụng gì?
Theo các chuyên gia sức khỏe, bắt đầu ngày mới với một ly nước ấm pha chanh, mật ong mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Dưới đây là những tác dụng của nước chanh mật ong với cơ thể:
Thanh lọc cơ thể
VnExpress dẫn nguồn trang Netmeds cho biết, hỗn hợp chanh, mật ong được ví như thức uống giải độc tự nhiên, bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ như: táo bón, mụn trứng cá…
Chanh có đặc tính kiểm soát dầu và hỗ trợ loại bỏ dầu thừa trên bề mặt da. Ngoài ra, lượng axit citric trong quả này còn đẩy lùi gốc tự do lẫn hóa chất độc hại khác khỏi hệ tiêu hóa.
Cung cấp năng lượng
VnExpress dẫn nguồn trang Sleep Foundation cho biết, cơ thể sẽ tiêu hao một phần năng lượng để thực hiện quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể lúc ngủ. Do đó, mọi người thường ở trạng thái „khô cạn“ khi thức giấc.
Bổ sung một ly nước ấm pha mật ong vào buổi sáng có thể bù lại phần năng lượng đã mất và sản sinh nguồn năng lượng dồi dào, duy trì hoạt động suốt ngày dài.
Giúp hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh
Uống nước chanh với mật ong vào sáng sớm rất có lợi cho sức khỏe trong mùa lạnh và mùa cúm. Chanh và mật ong không chỉ có đặc tính kháng khuẩn mà còn giàu chất chống oxy hóa, cùng với vitamin C rất tốt cho cơ thể.
Đó là những lý do các nhà khoa học khuyên mọi người nên uống hỗn hợp chanh tươi, mật ong và nước ấm vào buổi sáng trước khi ăn để đạt được hiệu quả bảo vệ sức khỏe như mong muốn.
Tốt cho hệ hô hấp
Bài viết trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, vào những ngày trời trở lạnh, mật ong được nhiều người sử dụng như là vị thuốc thiên nhiên để ngăn ngừa bệnh cảm cúm và viêm nhiễm đường hô hấp. Với người bị cảm lạnh, ho, viêm họng, uống mật ong với nước ấm sẽ có tác dụng hiệu quả để làm ấm họng và làm dịu cảm giác đau buốt. Ngoài ra, nước mật ong còn có tác dụng trị ho do tác động của chứng đau họng gây ra.
Giảm cân
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết uống nước chanh mật ong vào buổi sáng cũng là cách giảm cân hiệu quả nhưng lại không tốn quá nhiều chi phí. Mật ong chanh sẽ giúp bạn kiềm chế được cơn thèm ăn cũng như hạn chế uống các loại nước uống có ga. Chính vì thế để có một body đẹp bạn hãy kiên trì uống vào mỗi buổi sáng và tối trước khi ăn.
Cho hơi thở thơm mát
Đây là phương pháp tự nhiên nhất để làm sạch răng miệng sau một giấc ngủ dài.
Không chỉ cho bạn một cảm giác tươi mới và hơi thở thơm mát vào buổi sáng mà uống và súc miệng với chanh, mật ong cũng có thể giết chết tất cả vi trùng trong miệng bạn. Thậm chí sẽ không có vấn đề gì nếu bạn quên đánh răng.
Cách pha nước chanh mật ong
Để có một cốc mật ong chanh vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe rất đơn giản.
– Nguyên liệu gồm có: 1 quả chanh tươi, 2 muỗng mật ong nguyên chất và 50ml nước ấm.
– Cách pha chế: rửa sạch chanh rồi cắt làm đôi sau đó vắt lấy nước, dùng muỗng loại bỏ hạt chanh, cuối cùng cho 2 thìa mật ong và 50ml nước ấm đã chuẩn bị trước và khuấy đều rồi uống. Vậy là bạn đã có một cốc mật ong chanh thơm ngon.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi „Uống nước chanh mật ong vào buổi sáng có tác dụng gì?“ rồi phải không. Hãy uống nước chanh mật ong đúng cách để tốt cho sức khỏe nhé.

Veröffentlicht 17. August 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Nach dem goldenen Regen in Nghe An sind Reis- und Teebäume grün – Sau đợt mưa vàng ở Nghệ An, cây lúa, cây chè hồi xanh   Leave a comment

Sau đợt mưa vàng ở Nghệ An, cây lúa, cây chè hồi xanh

Cơn mưa vàng trong những ngày qua đã cung cấp một lượng nước quý giá cứu hạn cho các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh…
23/07/2023 02:23 (GMT+7) https://baonghean.vn/sau-dot-mua-vang-o-nghe-an-cay-lua-cay-che-hoi-xanh-post273507.html
Vụ hè thu này, gia đình chị Đinh Thị Thanh (xã Đại Đồng, Thanh Chương) làm 4 sào lúa. Đầu vụ, gieo cấy xong thì gặp hạn nặng, ruộng khô, chân ruộng nứt nẻ, cây lúa thiếu nước, bắt đầu vàng ngọn, héo lá và cằn cỗi. Đang lo lúa chết cháy thì liên tiếp từ ngày 19-21/7 trên địa bàn xã có mưa, nước ngập chân ruộng, các trà lúa no nước, nhanh chóng hồi xanh.
“Đúng là ‚mưa vàng‘, có đủ nước, cây lúa nhanh chóng xanh trở lại, cứng cáp hẳn. Tranh thủ đang có nước, trời mát nên người dân ra đồng bón thúc cho lúa, tập trung dưỡng lúa”, chị Thanh cho biết.
Vụ Hè thu năm nay, các vùng đồng cao cưỡng ở Thanh Chương gặp rất nhiều khó khăn. Đầu vụ thiếu nước để gieo cấy, sau khi gieo cấy lại gặp hạn hán kéo dài, nắng nóng khốc liệt khiến hàng ngàn ha lúa các xã như: Đại Đồng, Đồng Văn, Thanh Phong, Thanh Ngọc, Ngọc Sơn… sinh trưởng kém, có nhiều vùng, lúa đã bắt đầu vàng lá, khô ngọn. Đợt mưa vừa qua giúp các cánh đồng ngập nước, cây lúa hồi xanh nhanh chóng.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp huyện Nam Đàn, vụ hè thu, toàn huyện gieo cấy 5.400 ha lúa. Do nắng nóng kéo dài nên thời gian qua, xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ tại một số xã; 500 ha lúa tập trung ở các xã Hùng Tiến, Xuân Lâm, Kim Liên, Nam Anh, Nam Xuân… đứng trước nguy cơ hạn nặng.
Đợt mưa trong những ngày qua đã chấm dứt tình trạng hạn hán, những ngày qua, người dân tranh thủ ra đồng bón thúc đạm, lân, ka-li, phun thuốc bảo vệ thực vật cho lúa. Ông Lê Thanh Hùng, cán bộ nông nghiệp xã Nam Xuân cho biết: “Sau mưa, chúng tôi đã khuyến cáo bà con đắp bờ giữ nước, tập trung chăm sóc lúa, bón thúc kịp thời để lúa hấp thụ tối đa dinh dưỡng. Đây là giai đoạn quan trọng khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, đứng cái, làm đòng”.
Đặc biệt, đối với những vùng trồng chè công nghiệp như Thanh Chương, Anh Sơn, Quỳ Hợp thì đợt mưa vừa qua được coi là “mưa tiền tỷ” khi đã cứu các đồi chè qua đợt hạn hán kéo dài.
“Không có điện 3 pha nên chúng tôi phải dùng máy nổ để bơm tưới cho chè. Mỗi đợt tưới đẫm thì tốn cả vài triệu đồng cho 2-3ha chè. Tốn kém nhưng cây chè vẫn bị khô, sém lá. May có đợt mưa kéo dài, lượng mưa lớn đã giúp cây chè hồi sinh. Đặc biệt, các ao hồ tích thêm nước, các đợt nắng nóng sau cũng đỡ lo khi đã có nước bơm tưới”, anh Lê Văn Thắng, xóm 2, Hạnh Lâm (Thanh Chương) cho biết.
Không riêng gì hộ anh Thắng mà toàn bộ diện tích chè kinh doanh của người dân các xã Hạnh Lâm, Thanh Thuỷ, Thanh Đức người trồng chè rất vất vả khi hầu hết diện tích chè nằm xa khu dân cư, đường điện chưa được đấu nối tận nơi nên người dân phải dùng máy nổ để vận hành béc tưới, máy bơm.
Ngoài vất vả để bơm tưới thì còn tốn kém không ít chi phí để mua dầu, trong khi đó, nước tích trữ ở các ao, hồ để tưới cho chè cũng đã cạn khô khiến bà con nơi đây rất lo lắng. Anh Lê Đình Đạt, một hộ trồng chè ở Hạnh Lâm cho biết: “May mà có đợt mưa vừa qua, không thì chết cháy hết. Nắng kéo dài quá, tưới không lại”.
Mưa to, kéo dài và liên tục trong những ngày qua đã hạ nền nhiệt, cung cấp nước, tăng độ ẩm cho đất, ngăn hạn, chống nóng cho cây trồng. Điều này, rất có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp, nhất là những vùng trồng chè, trồng cây ăn quả. “Cam đang trong thời kỳ tích nước, dưỡng quả, nắng hạn khiến gia đình rất lo lắng. Vì nếu liên tiếp nắng nóng, không có mưa thì chắc chắc sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cam. Nhờ đợt mưa này, ngoài chống hạn thì còn bổ sung lượng đạm tự nhiên giúp cây cam phát triển mạnh, quả cam tích đủ nước, đảm bảo năng suất vào cuối vụ“.
Ngoài vất vả để bơm tưới thì còn tốn kém không ít chi phí để mua dầu, trong khi đó, nước tích trữ ở các ao, hồ để tưới cho chè cũng đã cạn khô khiến bà con nơi đây rất lo lắng. Anh Lê Đình Đạt, một hộ trồng chè ở Hạnh Lâm cho biết: “May mà có đợt mưa vừa qua, không thì chết cháy hết. Nắng kéo dài quá, tưới không lại”.
Mưa to, kéo dài và liên tục trong những ngày qua đã hạ nền nhiệt, cung cấp nước, tăng độ ẩm cho đất, ngăn hạn, chống nóng cho cây trồng. Điều này, rất có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp, nhất là những vùng trồng chè, trồng cây ăn quả. “Cam đang trong thời kỳ tích nước, dưỡng quả, nắng hạn khiến gia đình rất lo lắng. Vì nếu liên tiếp nắng nóng, không có mưa thì chắc chắc sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cam. Nhờ đợt mưa này, ngoài chống hạn thì còn bổ sung lượng đạm tự nhiên giúp cây cam phát triển mạnh, quả cam tích đủ nước, đảm bảo năng suất vào cuối vụ“.
Ngoài giúp cây ăn quả, cây chè nguyên liệu, lúa và hoa màu phục hồi, đợt “mưa vàng” vừa qua cũng đã giúp giảm nguy cơ cháy rừng sau đợt nắng nóng kéo dài. Đồng thời, bổ sung nguồn nước dự trữ cho các ao, hồ đập thuỷ lợi trên địa bàn.
Tuy nhiên, sau mưa, thời tiết mát mẻ là điều kiện phát sinh của một số loại dịch hại như: sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng… Vì thế, người dân cần theo dõi thường xuyên đồng ruộng, phát hiện và xử lý sớm sâu bệnh trong diện hẹp để đảm bảo cây phát triển tốt.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung bộ, lượng mưa các khu vực từ ngày 20/7- 21/7 đo được tại các trạm đo mưa tự động cụ thể: Hạnh Lâm: 83.0mm, Khe Na 1: 72.4mm, Thác Muối: 67.6mm, Thanh Thuỷ: 56.4mm, Na Ngoi: 45.2mm… Trước đó, đã xuất hiện mưa rào và dông rải rác ở một số địa phương: Hoàng Mai, Thái Hòa, Diễn Châu, Kỳ Sơn, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Tương Dương.

Veröffentlicht 23. Juli 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

In der Trockenzeit steigt der Preis für Rohtee in Nghe An – Nắng hạn, giá chè nguyên liệu ở Nghệ An tăng cao – Dürre, Teeertrag ging zurück   Leave a comment

Nắng hạn, giá chè nguyên liệu ở Nghệ An tăng cao

Nắng hạn, cây chè kém phát triển được cho là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc giá chè nguyên liệu tăng mạnh. Hiện tại, ở các vùng chè trên địa bàn huyện Thanh Chương, giá thu mua chè đang ở mức cao kỷ lục, nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu.
01/07/2023 13:05 (GMT+7) https://baonghean.vn/nang-han-gia-che-nguyen-lieu-o-nghe-an-tang-cao-post272251.html
Giá chè nguyên liệu cao kỷ lục
Vườn chè bước sang năm thứ 5 và thứ 7, đang vào thời kỳ khá “thịnh” và có hệ thống tưới liên tục nên mặc dù nắng hạn, gần 1 ha chè của gia đình anh Nguyễn Thế Hợi, xóm 6, xã Thanh Hương vẫn đạt năng suất khá cao. Không những thế, lứa chè mới nhất anh nhập được với giá 5.300 đồng/kg, chè đẹp 5.800 đồng/kg.
“Mỗi lứa chè bình quân từ 1,6- 1,7 tấn. Nếu không đưa ra xưởng được thì họ vào tận vườn để mua, có trừ 5- 7 giá cho chi phí và công vận chuyển. Lứa chè đầu của năm nay chỉ bán được với giá 2.000- 2.500 đồng/kg, lâu lắm rồi giá chè mới tăng cao như hiện nay. Tầm 20 ngày nữa, gia đình lại tiếp tục đợt thu hái mới“, anh Hợi cho biết.
Mở cơ sở chế biến từ 20 năm nay, chị Trần Thị Hiền, chủ cơ sở chế biến chè Thế Mạnh ở xã Thanh Hương (Thanh Chương) cho biết: Giá chè nguyên liệu thu mua thời điểm này là mức giá “đỉnh” nhất trong rất nhiều năm trở lại đây. Mặc dù vậy, nguồn cung vẫn không đủ, mấy tuần nay chị phải sang tận các huyện Con Cuông, Anh Sơn để thu mua thêm.
“Vào dịp thu hoạch chè, mỗi ngày chúng tôi tiêu thụ khoảng 20 tấn nguyên liệu tươi. Mọi năm, chè Thanh Chương chiếm khoảng một nửa lượng chè nguyên liệu, nhưng năm nay chỉ được chưa đầy 30%. Sản lượng trên địa bàn giảm, nguồn cung hạn chế nên các xưởng chế biến thi nhau đội giá lên, hiện giá mua tại xưởng đã ở mức 5.600- 5.700 đồng/kg, tăng hơn gấp đôi so với đầu năm; lại chủ yếu phải mua ở các địa phương khác nên phải gánh thêm chi phí nhân công và vận chuyển”, chị Hiền cho biết.
Hiện nay, xuất khẩu hạn chế nên xưởng chè của gia đình chị Hiền chủ yếu chế biến để tiêu thụ nội địa trong nước. Trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao kỷ lục thì sản phẩm chế biến hầu như vẫn giữ giá. Trong khó khăn, xưởng vẫn hoạt động bình thường, vừa tiêu thụ chè cho người dân, vừa tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 25 công nhân của xưởng.

Nắng hạn, năng suất chè giảmDürre, Teeertrag ging zurück
Gia đình chị Hoàng Thị Loan có 2 ha chè được trồng mới lại từ năm 2019. Năm nay, lứa này là lứa chè thứ 3 được thu hoạch. Chị Loan cho biết, lứa đầu dạo tháng 2 giá chỉ 2.300- 2.500 đồng/kg, từ 2 lứa sau giá tăng dần và hiện giá nhập tại xưởng là 5.800 đồng/kg. Tuy nhiên, năng suất chè lại kém hơn do hạn. Nếu mọi năm phải sang tháng 5, tháng 6 mới phải sử dụng hệ thống tưới thì năm nay từ tháng 4 đã phải tưới liên tục cho chè.
“Năm nay hạn sớm nên chi phí tiền điện tăng, chất lượng chè cũng bị ảnh hưởng, thành thấp. Không chỉ vậy, giá thuê nhân công năm ngoái chỉ 200.000 đồng/ngày thì năm nay tăng lên 250.000 đồng, các loại lân đạm, tiền thuê thu hái cũng tăng cao nên thu nhập cũng bị ảnh hưởng. Tuy vậy, nhờ giá chè tăng cao kỷ lục nên vẫn khả quan hơn mọi năm”, chị Loan phấn khởi.
Mấy năm qua, do ảnh hưởng của dịch Covid- 19 và một số yếu tố khác, nhiều thời điểm giá chè nguyên liệu tại Thanh Chương chỉ được thu mua với giá trên 2.000 đồng/kg nhưng vẫn ế ẩm, các xưởng thu mua rất hạn chế; nhiều hộ dân phải thu hái chè bó nhập rẻ cho thương lái đưa đi bán ở các chợ trong vùng, nhiều gia đình đã phá bỏ chè chuyển sang trồng ngô, lạc. Nhưng năm nay một số hộ đã làm đất trồng lại chè.
Xã Thanh Thịnh có hơn 255 ha chè, ngoài nhập cho các xưởng chế biến trên địa bàn, người dân còn bán chè nguyên liệu cho các xưởng chế biến tại Hạnh Lâm, Thanh Đức… Theo bà Đinh Thị Hằng, công chức nông nghiệp xã, nắng nóng kéo dài trong nhiều ngày qua đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây chè. Sau những thiệt hại nặng nề do nắng hạn trong 2 năm 2019- 2020, ngoài hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ trồng chè đã đầu tư xây dựng hệ thống tưới phun, nhờ đó diện tích chè bị thiệt hại, khô cháy đã giảm hẳn, tuy nhiên nắng hạn vẫn làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng chè, nhất là tại những diện tích chưa có hệ thống tưới, không có nguồn nước.
Là huyện trọng điểm chè của tỉnh, Thanh Chương hiện có trên 4.780 ha chè. Đến nay, đã có 2.015 ha được tưới bằng hệ thống tưới phun mưa. Nhiều hộ dân đã đầu tư hệ thống tưới tiên tiến, xây dựng hồ đập nhỏ để chống hạn, đảm bảo năng suất và chất lượng chè-ông Lê Đình Thanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết.

Veröffentlicht 2. Juli 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Chinesische Teekunst wird zum immateriellen Kulturerbe der Menschheit (UNESCO) – Nghệ thuật trà Trung Quốc trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại – “径山茶宴”的民间传承   Leave a comment

Nghệ thuật trà Trung Quốc trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Nghệ thuật trà truyền thống và các phong tục liên quan đến trà của Trung Quốc, vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đưa tổng số di sản của Trung Quốc được ghi danh tăng lên 43 di sản, tiếp tục duy trì vị trí số 1 thế giới.
04/12/2022 – 18:31 https://nhandan.vn/nghe-thuat-tra-trung-quoc-tro-thanh-di-san-van-hoa-phi-vat-the-cua-nhan-loai-post728268.html
2022/12/04 16:46:21 http://www.news.cn/politics/2022-12/04/c_1129182806.htm video
2022-12-01 15:20:36 https://german.news.cn/20221201/605b656ce50f4ae3bf33935369bbd3dc/c.html
2022-12-02 22:19:33 https://german.news.cn/20221202/1a2e6c88c1374bcfb189fa665f8d0449/c.html
2022-12-02 10:27:12 https://german.news.cn/20221202/12eb0ad559c748b29c9ed32d1f7441f0/c.html
Thông tin từ Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc cho biết, tại Kỳ họp thứ 17 của Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, tổ chức mới đây tại Thủ đô Rabat, Maroc, hồ sơ „Nghệ thuật trà truyền thống và các phong tục liên quan đến trà của Trung Quốc“ đã được công nhận và ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của UNESCO.
Nghệ thuật trà truyền thống và các phong tục liên quan đến trà của Trung Quốc là hệ thống kiến thức, quy trình kỹ thuật và thực hành liên quan đến quản lý vườn trà, thu hái lá trà, chế biến trà, cũng như thưởng thức và chia sẻ trà.
Theo đánh giá của UNESCO, nghệ thuật trà là câu chuyện từ lá trà đến chén trà, phản ánh văn hóa trà đã thấm sâu vào đời sống xã hội ở Trung Quốc, trở thành một phần không thể thiếu trong các sinh hoạt ở gia đình, công sở, quán trà, nhà hàng và cơ sở tôn giáo.
Các kiến thức này, đã được trao truyền trong phạm vi gia đình và việc học nghề qua các thế hệ, trong đó có các nhà sản xuất, nông dân trồng trà và nghệ nhân trà, cũng như những người chế biến các đồ ăn để thưởng thức cùng với trà.
Từ xa xưa, người Trung Quốc đã biết trồng, hái, chế biến và thưởng thức trà. Ban đầu được sử dụng như là một loại thuốc, trà dần trở thành một loại đồ uống, được sử dụng rộng rãi trong xã hội. Văn hóa trà manh nha từ thời Đường, hình thành vào đời Tống, cải cách vào đời Minh, phát triển cực thịnh vào đời nhà Thanh, tiếp tục duy trì ảnh hưởng sâu rộng tới tận ngày nay.
Tùy theo điều kiện tự nhiên và khí hậu của các vùng miền, người Trung Quốc đã sử dụng các kỹ thuật chính như khử trùng, ủ vàng, lên men, làm khô, ướp hương…, phát triển thành 6 chủng loại trà chủ yếu gồm trà xanh, trà vàng, trà đen, trà trắng, trà ô long, trà hồng và các loại trà hoa.
Thống kê cho thấy, trên phạm vi cả nước Trung Quốc, có hơn 2.000 sản phẩm trà khác nhau, phục vụ việc thưởng thức, chia sẻ giữa người dân, từ đó hình thành các phong tục, tập quán khác nhau, truyền từ đời này sang đời khác, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày, các sự kiện lễ hội và nghi thức trong xã hội.
Người Trung Quốc có câu „Mở cửa ra phải nghĩ đến 7 thứ: Củi, gạo, dầu, muối, tương, giấm, trà“, đủ thấy vai trò của trà như một „nhu yếu phẩm“ thiết yếu trong cuộc sống. Ngày nay, trong các nghi thức giao tiếp xã hội, thậm chí là nghi lễ ngoại giao tiếp đón khách nước ngoài, người Trung Quốc thường tổ chức các buổi tiệc trà, diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi nhỏ, để cả chủ và khách vừa thưởng thức trà và các đồ điểm tâm, vừa cùng đàm đạo, giao lưu, tăng cường hiểu biết và tình cảm gần gũi.
Các kỹ thuật chế biến trà chủ yếu tập trung ở 4 khu vực sản xuất trà lớn là Giang Nam, Giang Bắc, Tây Nam và Hoa Nam; các phong tục, tập quán liên quan đến trà có ở tất cả các địa phương của Trung Quốc, thể hiện sức sáng tạo và tính đa dạng văn hóa, truyền tải nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc.
Đáng chú ý, thông qua các tuyến đường giao thông, kết nối với thế giới như Con đường tơ lụa, Con đường trà mã cổ đại, Con đường trà vạn lý…, nghệ thuật trà Trung Quốc đã sớm được giới thiệu với thế giới bên ngoài, trở thành nhịp cầu thúc đẩy trao đổi, giao lưu, học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh, văn hóa trên thế giới, trở thành tài sản chung của nền văn minh nhân loại.
Hồ sơ Nghệ thuật trà truyền thống và các phong tục liên quan đến trà của Trung Quốc do 15 tỉnh, thành phố, khu tự trị như Phúc Kiến, Bắc Kinh, Chiết Giang, Vân Nam… cùng xây dựng, với sự tham gia của 83 nhóm cộng đồng, như doanh nghiệp, hiệp hội, thương hội trà; nghệ nhân trà, bảo tàng, cơ sở nghiên cứu… Đến nay, với tổng cộng 43 di sản được UNESCO ghi danh, Trung Quốc duy trì vị trí quốc gia có số lượng di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại nhiều nhất trên thế giới. Nước này đã xây dựng 23 khu bảo tồn sinh thái văn hóa cấp quốc gia, để thực hiện chương trình đào tạo và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể, với khoảng 100.000 lượt nghệ nhân được đào tạo.

Veröffentlicht 4. Dezember 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

„Die Geschichte des Tees – Geschichte eines langjährigen Getränks des vietnamesischen Volkes“ aus den Augen von Tran Quang Duc – “Chuyện trà-Lịch sử một thức uống lâu đời của người Việt” qua con mắt của Trần Quang Đức   Leave a comment

Đọc lịch sử trà quaChuyện trà

Trần Quang Đức là cái tên quen thuộc với độc giả qua tác phẩm khảo cứu “Ngàn năm mũ áo”. Mùa xuân năm nay, anh trở lại với một bộ sách dày công nghiên cứu khác là “Chuyện trà-Lịch sử một thức uống lâu đời của người Việt”, được xây dựng từ những tư liệu phong phú, không chỉ của khu vực châu Á, của Việt Nam, mà còn từ những nguồn tư liệu châu Âu…
08-01-2022, 15:25 https://nhandan.vn/nghe-doc-xem/doc-lich-su-tra-qua-chuyen-tra-681579/
Chuyện trà-Lịch sử một thức uống lâu đời của người Việt” qua con mắt của Trần Quang Đức, là đầy đủ cả một hành trình từ lịch sử đến hiện đại, từ phương Tây sang phương Đông, từ thuở sơ khai dân dã cho đến hình thái tinh xảo dụng công. Trà, hơn bất kỳ một thứ ẩm thực nào, có một bề dày lịch sử và bề rộng phát triển. Vượt qua tất cả các giới hạn về không gian và thời gian, trà ngày nay vẫn kết nối con người trong một thế giới tinh thần dung dị, khiến những dao động trong lòng ta dần chậm lại, nhịp nhàng hơn, tiến tới một sự cân bằng thật đẹp.
Trần Quang Đức cho biết, anh chọn cái tên giản dị và gần gũi nhất có thể cho cuốn sách. Nhưng cầm cuốn sách khổ lớn trên tay, với độ dày lên tới 341 trang, dày đặc các tư liệu khảo cứu từ cổ chí kim, từ đông sang tây, mới thấy độ kỳ công của tác giả đến thế nào.

Chuyện trà-Lịch sử một thức uống lâu đời của người Việt là cuốn cẩm nang về trà được viết dựa trên sự khảo chứng, đối chiếu với sử liệu Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây. Không chỉ mang tính khảo cứu, cuốn sách là sự hài hòa giữa sử liệu và những suy ngẫm của tác giả về chuyện xưa, chuyện nay cùng những thế thái nhân tình qua lá trà.
Cuốn sách dẫn dắt độc giả đi từ Trà nguồn cội-giống cây, tên gọi, thú vui uống trà, lần lượt qua Trà mộc mạc, Trà hương sắc-từ lối uống cổ truyền dân dã đến những hình thái tinh xảo của trà, chậm rãi bước đến Trà thưởng thức-về cách pha hãm và dụng cụ trà, và kết lại ở Trà tinh thần-những kết nối quanh chén trà.
Sách còn có phần phụ lục “Thưởng trà giai phẩm tuyển” gồm những áng văn thơ hay viết về trà của người Việt là một tư liệu quý, thỏa mãn độc giả yêu trà và mong muốn tôn vinh trà Việt. Kết hợp tinh thần khách quan, cái nhìn phóng khoáng và giọng kể thâm trầm, “Chuyện trà” đưa người đọc vào với thế giới trà một cách tự nhiên và khiến ta quyến luyến mãi trong thế giới dung dị đó.
Trần Quang Đức cho biết, văn hóa trà Việt Nam có sức sống mạnh mẽ, không chỉ hiện nay mà còn nhiều năm về sau. Trước đây, gần như chỉ có duy nhất một loại trà Thái Nguyên, nhưng bây giờ trà Việt đã có rất nhiều loại, nhiều dòng trà mới đang được nghiên cứu và phát triển.
“Chuyện trà” còn cung cấp thêm nhiều thông tin về lịch sử của trà ở Việt Nam thông qua những sử liệu chi tiết mà tác giả thu thập được, và làm rõ thêm bằng những kiến giải, so sánh với lịch sử trà ở Trung Hoa. Những câu chuyện thú vị về kỹ thuật pha chế cùng cách thưởng trà của cha ông ta cũng được Trần Quang Đức kể lại thật hấp dẫn.
Không chỉ dừng ở việc cung cấp kiến thức, tác giả còn tuyển chọn những câu chuyện của người xưa thưởng trà, có thể kể đến như Nguyễn Trãi, Lê Hữu Trác, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phạm Đình Hổ, Cao Bá Quát… Câu chuyện của những nhân vật đặc biệt này khiến “Chuyện trà” thêm phần đặc sắc, như một tách trà ngọt dịu, chát nhẹ, thanh mát và thật tròn vị.
Tác giả chia sẻ, phần tư liệu được anh sưu tầm, tìm đọc từ nhiều năm nay. Tại nhiều thư viện, có nhiều tư liệu được số hóa, tiện lợi cho người đọc. Nhưng cũng có những tài liệu anh tìm kiếm rất công phu. “Việt Nam không có nhiều tư liệu cổ, không chỉ trà mà còn cả cổ sử nói chung, không có những trước tác viết về trà. Mãi đến thời Pháp mới lác đác có sách viết riêng về trà”.
Trần Quang Đức sinh năm 1985 tại Hải Phòng. Năm 2013, Nhã Nam xuất bản công trình đầu tiên của anh là bộ sách, cung cấp những nét phác họa chi tiết hơn về lịch sử trang phục Việt Nam, đồng thời thổi một luồng gió mới, góp phần thúc đẩy phong trào cổ phục cũng như cổ phong trên cả nước. Từ đó đến nay, anh vẫn luôn giảng dạy Hán Nôm và tư tưởng phương Đông, truyền đam mê lịch sử và văn hóa truyền thống cho người học nhiều lứa tuổi.
Trần Quang Đức cũng là dịch giả của các tác phẩm “Trà kinh” (2008), “Chuyện tình giai nhân” (2011) và “Trường An loạn” (2012).
Tác giả cho biết, “Chuyện trà” được anh khởi thảo vào đầu năm 2020, trong đợt giãn cách xã hội đầu tiên diễn ra trong cả nước. Sau nửa năm, cuốn sách tạm gác bởi dịch Covid-19 trong nước được khống chế, việc dạy, việc nhà choán hết thời gian. Tới tháng 5/2021, khi dịch bùng phát trở lại, anh đã lên Đà Lạt một thời gian để tập trung hoàn thành cuốn sách.
Với Trần Quang Đức, trà là một thế giới đầy hương sắc và không ngừng biến động.

Veröffentlicht 8. Januar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Schönheit der Tee-Hügel Long Coc in der Provinz Phu Tho   Leave a comment

Schönheit der Tee-Hügel Long Coc in der Provinz Phu Tho 21°07′47.9″N 105°03′49.4″E

Die Tee-Hügel von Long Coc befinden sich im Kreis Tan Son in der Provinz Phu Tho und gehören zu den schönsten Tee-Hügeln in Vietnam.
18. Dezember 2021 | 23:10:25 https://vovworld.vn/de-DE/medien/schonheit-der-teehugel-long-coc-in-der-provinz-phu-tho-1057592.vov

Veröffentlicht 31. Dezember 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Geschäftige Erntezeit im hundertjährigen Teefeld in Bien Ho – Rộn ràng mùa thu hoạch trên cánh đồng chè trăm tuổi nơi Biển Hồ   Leave a comment

Rộn ràng mùa thu hoạch trên cánh đồng chè trăm tuổi nơi Biển Hồ

Hàng trăm nông dân xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh, Gia Lai) đang thoăn thoắt hái những ngọn chè non. Với bà con, những ngọn chè là miếng cơm, manh áo và là cả tương lai của gia đình phía trước. 14°04′37.6″N 108°00′15.7″E
13/11/2021 – 06:58 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/ron-rang-mua-thu-hoach-tren-canh-dong-che-tram-tuoi-noi-bien-ho-20211112104051660.htm
Mùa chè được bắt đầu từ giữa tháng 2 đến hết tháng 12 dương lịch. Tuy nhiên, thời điểm tháng 11 này mới được xem là vụ thu hái chính. Những cánh đồng chè trăm tuổi nhộn nhịp hơn hẳn.
Nông dân ở xã Nghĩa Hưng bất kể trời nắng nóng, cả ngày „bán mặt cho đất, bán lưng cho trời“ để hái chè và chở về nhà máy sản xuất chè để chế biến.

Cánh đồng chè Biển Hồ là một trong những nông trường lâu đời nhất tỉnh Gia Lai.
Năm 1921, những cây chè đầu tiên tại đây được người Pháp trồng. Hiện nay, nông trường này được Công ty Cổ phần chè Biển Hồ quản lí, sản xuất và chế biến.
Những vườn chè này được trồng từ năm 1940, khi đó, tôi chưa sinh ra. Nhà tôi nhiều đời nay đều sống với nghề hái chè này. Cách đây vài chục năm, tiền công hái một ngày là 4.000 đồng tiền. Bây giờ thì đã tăng lên 180.000 đồng/ngày„, chị Nguyễn Thị Trinh (thôn 1, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, Gia Lai) bộc bạch.
Theo những nông dân ở đây, những gốc chè trăm tuổi cho ra những búp non có vị chát dịu xen lẫn một chút vị ngọt thanh đặc trưng mà các cây chè ít tuổi không có được.
Mùa thu hoạch chè bắt đầu từ tháng 2 đến hết tháng 12 hàng năm.
Chè được phân làm A, B, C và D để thuận tiện thu mua, trong đó giá các loại lần lượt từ khoảng, 6.100 đồng, 4.100 đồng và 2.500 đồng/kg.
Tại chè Biển Hồ, có nhiều loại chè khác nhau, trong đó giống chè phổ biến nhất là chè Phú Hộ, chè Thái Nguyên…
Theo người dân, vào đợt chính vụ, chè ra nhiều búp, một ngày có thể hái được 70-100kg. Còn mùa cuối vụ, chè ít, chỉ hái được 40-60kg/ngày.
Sau khi thu hoạch, nông dân sẽ dùng xe máy để chở đến nhà máy cách đó khoảng 5 km.
Mặc cho trời trưa nóng, nhiều nông dân vẫn hì hục hái chè. Bà Trần Thị Năm ( thôn 3, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, Gia Lai) cho biết: „Thu hoạch chè vào tháng 11 trời rất nắng nóng, có khi lên đến 35 độ C. Nên tôi phải bọc thêm miếng vải trên nón để cho mát và tránh hư hỏng trong lúc hái„.

Veröffentlicht 14. November 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Während der jüngsten Hitzewelle wurden in Thanh Chuong (Nghe An) mehr als 500 Hektar Tee aller Art versengt – Nông dân Nghệ An hái lứa chè đầu tiên sau đại hạn, thương lái đến tận vườn thu mua   Leave a comment

Nông dân Nghệ An hái lứa chè đầu tiên sau đại hạn, thương lái đến tận vườn thu mua

Những ngày này, người dân trồng chè ở huyện Thanh Chương đang tích cực thu hoạch lứa chè đầu tiên sau nắng hạn kéo dài. Vì khan hàng nên thương lái đến tận nhà thu mua.
13/09/2019 https://baonghean.vn/nong-dan-nghe-an-hai-lua-che-dau-tien-sau-dai-han-thuong-lai-den-tan-vuon-thu-mua-253707.html
Trong đợt nắng nóng dữ dội vừa qua đã làm hơn 500 ha chè các loại ở Thanh Chương bị cháy sém, trong đó số diện tích bị cháy, chết từ 1/3 đến 1/2 có khả năng phục hồi, số cháy chết hoàn toàn thì phải trồng lại.

Sau hơn 2 tháng phục hồi, đến thời điểm hiện tại, phần lớn diện tích chè kinh doanh ở Thanh Chương đã cho thu hoạch trở lại. Trên những đồi chè bị cháy từ 30 – 50% diện tích với những hàng chè đứt đoạn, lác đác cũng có thửa đã cắt lứa đầu tiên sau nắng nóng.
Chị Nguyễn Thị Hòe (46 tuổi) ở xóm 1, Nông trường chè Ngọc Lâm cho biết, nhà chị có 0,6 ha chè, đợt nắng vừa qua, 1/2 diện tích này đã bị cháy hoàn toàn. Lứa chè búp thu hoạch sau nắng hạn chỉ được 5 tạ (bình thường là 2,5 tấn).
Ở những vùng đồi thấp, hay những diện tích chè tưới được nước, số lượng cây chè chết không đáng kể, lứa chè búp đầu tiên sau nắng hạn có khởi sắc hơn. Một số diện tích vẫn cho năng suất, sản lượng khá, khoảng 3 – 3,5 tấn /ha.
Bà Nguyễn Thị Vân ở xóm 1, Nông trường chè Ngọc Lâm chia sẻ, nhà bà có 0,5 ha chè kinh doanh, thu hoạch lứa đầu tiên sau nắng hạn được 1,5 tấn chè búp, năng suất giảm một nửa so với trước.

Giá chè búp tươi ở Thanh Chương hiện có giá dao động từ 4.800 – 5.800 đồng/kg. Trong lúc khan hiếm nguồn chè, nhiều lái buôn đến tận vườn, đồi để thu mua.
Đối với nhiều vườn chè, đồi chè bị cháy, chết trên 70% diên tích trở lên ở các xã Thanh Đức, Hạnh Lâm, Nông trường chè Ngọc Lâm… đã được bà con nông dân bắt tay trồng lại. Trước mắt, diện tích này được đào múc thành rãnh, chờ khi thời tiết thích hợp (trung tuần tháng 10 trở đi) mới bắt đầu trồng lại.
Nhiều hộ trồng chè ở các xã đã chuẩn bị một số lượng lớn chè cành ươm tại chỗ để trồng mới, trồng dắm lại những diện tích đã bị chết. Mặc dù còn nhiều khó khăn cũng như nỗi lo về thời tiết, mùa vụ… nhưng người dân trồng chè ở Thanh Chương vẫn đang nỗ lực để phủ hết diện tích.

Veröffentlicht 14. September 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,