Archiv für das Schlagwort ‘Niere

Was ist chronisches Nierenversagen? Es gibt mehrere Stadien des Nierenversagens – Suy thận mạn là gì? Suy thận có mấy giai đoạn – Die Todesursache einer chronischen Nierenerkrankung steht auf Platz 8 der häufigsten Todesursachen in Vietnam   Leave a comment

Suy thận mạn là gì? Suy thận có mấy giai đoạn

Dấu hiệu suy thận là tiểu ít, phù… Suy thận có chữa được không? Mắc suy thận sống được bao lâu? Tiên lượng cho người mắc suy thận thế nào
03/04/2024 04:01 (GMT+7) https://baonghean.vn/suy-than-man-la-gi-suy-than-co-may-giai-doan-post286860.html
Bất kỳ ai cũng có thể gặp bệnh lý về thận trong đó hay gặp nhất là bệnh lý liên quan đến cầu thận. Đây là bệnh lý chiếm tới 40% nguy cơ gây suy thận với các bệnh như: viêm cầu thận mạn, viêm cầu thận do bệnh rối loạn chuyển hóa, viêm cầu thận do bệnh hệ thống, hội chứng thận hư…
Ở nước ta, tỷ lệ người mắc bệnh thận mạn hay còn được gọi là suy thận khoảng 10,1% dân số, mỗi năm có khoảng 8.000 ca mắc mới. Nguyên nhân tử vong vì bệnh thận mạn xếp thứ 8 trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam.
Người bị suy thận mạn không thể chữa khỏi hoàn toàn, lâu dần người bệnh sẽ tiến triển tới giai đoạn cuối và lúc này cần phải điều trị thay thế thận.
Suy thận sống được bao lâu? Trong trường hợp người bệnh tuân thủ đúng các phác đồ điều trị thì từ lúc phát hiện suy thận mạn cho tới cho đến khi suy thận có thể rơi vào khoảng 10-20 năm.
Trong trường hợp không kiểm soát tốt suy thận, người bệnh có thể mắc một số bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp và dễ gặp biến chứng.

Dấu hiệu cảnh báo suy thận
Suy thận được chia làm 5 giai đoạn:
ở giai đoạn 1, 2 bệnh chưa gây ra các rối loạn về chức năng thận; từ giai đoạn 3 bệnh bắt đầu xuất hiện các rối loạn chức năng thận; đến giai đoạn 5 là giai đoạn nặng nhất của bệnh lúc này cần điều trị bằng các phương pháp như ghép thận, lọc màng bụng, lọc máu.
Suy thận mạn thường tiến triển âm thầm do vậy lúc phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn. Người bệnh thường bỏ qua hoặc thích nghi với những biểu hiện không rõ ràng, mơ hồ. Hơn nữa, hiện nay có nhiều người trẻ mắc suy thận nhưng chủ quan không thăm khám dẫn tới hậu quả đáng tiếc.
Một số dấu hiệu nhận biết suy thận sớm là:
Tiểu ít Phù Thiếu máu Suy tim hoặc tăng huyết áp. Về tiêu hóa có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy hoặc xuất huyết tiêu hóa. Về thần kinh có thể gặp các vấn đề như ngủ gà, lơ mơ, hôn mê hoặc co giật.
Tuy nhiên các dấu hiệu này thường không đặc hiệu và người bệnh dễ chủ quan hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác. Do vậy, mọi người khám sức khỏe định kỳ hoặc khi có bất kỳ bất thường nào của cơ thể thì nên thăm khám tại cơ sở y tế để phát hiện và điều trị sớm.

Phòng ngừa bệnh lý về thận bằng cách nào?
Không có cách nào có thể phòng ngừa hoàn toàn các bệnh lý về thận nói chung. Tuy nhiên, mọi người có thể duy trì lối sống khoa học để giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách:
– Uống đủ nước
– Nếu có các bệnh lý nền thì cần kiểm soát tốt: huyết áp, đường máu…
– Tập thể dục thường xuyên
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân và quan hệ tình dục an toàn
– Hạn chế các đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ ăn chế biến sẵn, đồ nhiều muối. Tăng cường chất xơ, rau xanh, hoa quả… vào thực đơn hàng ngày
– Kiểm soát lượng protein và kali nạp vào cơ thể
– Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ, không chủ quan với những bất thường của cơ thể.
Bệnh thận mạn tính https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%87nh_th%E1%BA%ADn_m%E1%BA%A1n_t%C3%ADnh
Suy thận https://vi.wikipedia.org/wiki/Suy_th%E1%BA%ADn

Veröffentlicht 10. April 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Das Nghe An General Friendship Hospital führte zum ersten Mal eine Organtransplantation eines Spenders nach Hirntod durch – Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An lần đầu thực hiện ghép tạng từ người cho sau khi chết não   Leave a comment

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An lần đầu thực hiện ghép tạng từ người cho sau khi chết não

Chiều 7/9, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đã tiến hành thực hiện lấy tạng từ người cho sau khi chết não và ghép tạng cho 2 bệnh nhân.
07/09/2023 13:32 https://baonghean.vn/benh-vien-huu-nghi-da-khoa-nghe-an-lan-dau-thuc-hien-ghep-tang-tu-nguoi-cho-sau-khi-chet-nao-post276046.html

Ngày 6/9, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An nhận được đơn tự nguyện của thân nhân người cho xin đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi người cho bị chết/chết não.
Ngay lập tức, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đã thông báo đến Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia và các trung tâm ghép tạng khác trong toàn quốc. Trong sáng 7/9, đoàn cán bộ của Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Việt Đức Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Huế đã về Nghệ An làm việc, sẵn sàng cho công tác nhận tạng từ người cho và ghép tạng cho người nhận.
15h30 ngày 7/9, việc lấy tạng và ghép tạng từ người cho sang người nhận được chính thức thực hiện. Từ tạng của người cho, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đã tiến hành ghép thận cho 2 bệnh nhân suy thận nặng.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hương – Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Điều phối Ghép tạng Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cho biết: Bệnh viện đã được Bộ Y tế cấp phép thực hiện ghép tạng từ năm 2019. Dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện Việt Đức và Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia, Bệnh viện đã thực hiện thành công nhiều ca ghép tạng từ người cho là người sống. Riêng đối với ghép tạng từ người cho chết não thì đây là lần đầu tiên bệnh viện thực hiện.
Để thực hiện ca ghép tạng từ người cho chết não, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đã huy động 6 kíp bác sĩ tham gia (kíp chuẩn bị, tư vấn, điều phối, lấy tạng, ghép tạng, theo dõi sau mổ) với tổng nhân lực khoảng gần 200 người.
Việc Nghệ An thực hiện được kỹ thuật ghép tạng từ người cho bị chết/chết não và người cho sống có ý nghĩa hết sức quan trọng, khẳng định vai trò vị trí của trung tâm y tế kỹ thuật cao vùng Bắc Trung Bộ; giúp cho người dân trong khu vực được ghép đa tạng mà không phải di chuyển xa.
Cũng theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hương: Việc gia đình người cho đăng ký hiến hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi người cho bị chết/chết não là việc làm có ý nghĩa nhân văn hết sức to lớn. Từ những bộ phận cơ thể của người cho mà nhiều bệnh nhân khác sẽ được cứu sống.
Hiện nay, số người bệnh chờ được ghép tạng ở Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung là rất lớn. Tuy nhiên, nguồn tạng được hiến mới chỉ đáp ứng được 1/20 nhu cầu. Ở Việt Nam, việc hiến tạng chủ yếu đến từ người cho sống. Người dân vẫn còn e dè trong việc hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi người cho bị chết/chết não bởi các yếu tố văn hoá, quan niệm.

Veröffentlicht 10. September 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Gründung der Vietnam Dialysis Association – Thành lập Hội lọc máu Việt Nam   Leave a comment

Thành lập Hội lọc máu Việt Nam

Ngày 24-10, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội đại biểu Hội lọc máu Việt Nam lần thứ 1 nhiệm kỳ 2020- 2025. Hội lọc máu Việt Nam vừa được thành lập theo Quyết định 551/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của những cá nhân, tổ chức làm công tác điều trị, đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lọc máu cũng như phát triển chuyên ngành lọc máu.
24-10-2020, 18:09 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/thanh-lap-hoi-loc-mau-viet-nam-621770/
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu ý kiến tại đại hội.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu ý kiến tại đại hộiLọc máu từ lâu được xem là một phần của chuyên ngành thận tiết niệu. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong lọc máu là sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội và các chuyên ngành khác như dinh dưỡng, các nhà tâm lý học, xã hội học… Các mô hình lọc máu cũng không ngừng phát triển như: mô hình lọc máu trung tâm, lọc máu tại đơn vị vệ tinh, lọc máu tại nhà… Tất cả vì mục tiêu giảm nhẹ gánh nặng bệnh tật, kinh tế và xã hội cho người bệnh.
Tại nước ta, lọc máu được thực hiện lần đầu tiên năm 1972 tại Bệnh viện Bạch Mai và đã từng bước phát triển. Kỹ thuật này được phép tiến hành ở các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh và một số bệnh viện tuyến huyện, thậm chí trạm y tế xã có đủ điều kiện .
Đến nay mạng lưới cơ sở lọc máu được bao phủ rộng khắp cả nước với hơn 430 đơn vị thận nhân tạo, hơn 5.000 máy thận và nhiều cơ sở lọc màng bụng với 500 bác sĩ và trên 5.000 điều dưỡng, kỹ thuật viên lọc máu. Tuy nhiên các cơ sở lọc máu mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu lọc máu của người bệnh.
Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 30.000 bệnh nhân lọc máu, chiếm 0,031% dân số. Dự kiến, số lượng bệnh nhân có nhu cầu lọc máu sẽ gia tăng trong những năm tới, đòi hỏi cả xã hội phải chung tay, ngành lọc máu phải mở rộng và phát triển hơn nữa.
Xuất phát từ tình hình phát triển lọc máu trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam, Hội lọc máu Việt Nam được thành lập với tôn chỉ và mục đích là thành lập một tổ chức xã hội – nghề nghiệp của những cá nhân, tổ chức Việt Nam làm công tác điều trị, đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lọc máu cũng như phát triển chuyên ngành lọc máu.
Tại Đại hội đại biểu lần thứ nhất Hội Lọc máu Việt Nam đã bầu Ban chấp hành gồm 99 thành viên là các bác sĩ chuyên ngành về lọc máu tại các đơn vị y tế trên cả nước. TS, BS Nguyễn Hữu Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu (Bệnh viện Bạch Mai) được bầu là Chủ tịch Hội.
Hội Lọc máu Việt Nam sẽ tham gia các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, tập huấn, hội thảo khoa học, hợp tác quốc tế; Tham gia xây dựng mô hình lọc máu mới; hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị lọc máu tại địa phương … góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân thận nhân tạo.

Lọc máu ngoài thận https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Dc_m%C3%A1u_ngo%C3%A0i_th%E1%BA%ADn

Veröffentlicht 24. Oktober 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Nierenschäden – 6 schlechte Gewohnheiten vieler Vietnamesen – Dấu hiệu cảnh báo thận đang bị suy yếu, cần bỏ gấp 6 thói xấu gây hại thận nhiều người Việt mắc phải   1 comment

Dấu hiệu cảnh báo thận đang bị suy yếu, cần bỏ gấp 6 thói xấu gây hại thận nhiều người Việt mắc phải

Có rất nhiều thói quen gây hại thận mà người Việt đang vô tình mắc phải hoặc biết mà bỏ qua. (thận có chức năng lọc máu)
o4.o6.2019 http://giadinh.net.vn/song-khoe/dau-hieu-canh-bao-than-dang-bi-suy-yeu-can-bo-gap-6-thoi-xau-gay-hai-than-nhieu-nguoi-viet-mac-phai-20190602145623283.htm
Thông thường, thận có chức năng lọc máu để loại bỏ các chất cặn bã, giữ lại những chất cần thiết cho cơ thể. Nếu thận khỏe sẽ giữ lại những chất quan trọng được gọi là protein trong máu, qua đó cơ thể cần protein để phát triển và sửa chữa.
Tuy nhiên, nếu mắc bệnh thận hư, protein sẽ bị loại bỏ ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu, từ đó có thể gây phù nề và làm tăng nguy cơ về các vấn đề sức khỏe khác. Bệnh thận hư có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi.
Nếu bệnh nhân mắc hội chứng thận hư không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là bệnh suy thận.
Sống khỏe http://giadinh.net.vn/song-khoe.htm
Dấu hiệu cảnh báo thận của bạn đang suy yếu:
Mắt sưng, chân bị phù nề – Thận giống như một cái van. Nếu nước không chảy ra thì cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng phù nề. Có 2 vị trí biểu hiện rõ ràng là sưng mắt cá chân và mắt sưng húp. Bạn có thể dùng tay ấn vào chân, nếu xuất hiện vết lõm nghĩa là cơ thể đang tích nước.
Lượng nước tiểu bất thường – Người khỏe mạnh mỗi ngày đi tiểu từ 4-6 lần. Lượng nước tiểu khoảng 1000ml – 2500ml. Nếu lượng nước tiểu quá nhiều, quá ít hoặc tăng nhu cầu đi tiểu vào ban đêm thì bạn nên cảnh giác.
Chóng mặt – Khi bạn ngủ không đủ giấc sẽ dẫn đến triệu chứng chóng mặt. Nếu bạn nghỉ ngơi đầy đủ nhưng cảm giác mệt mỏi không thuyên giảm, kèm theo dấu hiệu nhức đầu, kiểm tra thấy huyết áp cao. Điều này là do cơ quan của thận đang xảy ra vấn đề.
Mệt mỏi, có triệu chứng nôn ói – Khi cấu trúc của thận thay đổi như mất protein, thiếu hụt chất dinh dưỡng, hoặc chức năng của thận suy giảm gây ra bệnh thiếu máu sẽ xuất hiện dấu hiệu cơ thể mệt mỏi. Bên cạnh đó, khi chức năng của thận suy giảm, sẽ gây ra hội chứng tăng nitơ máu, kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn đến biểu hiện nôn ói.

Những ’sát thủ‘ tàn phá thận từ những thói quen hàng ngày mà nhiều người Việt mắc phải:
Không uống đủ nước – Chức năng quan trọng nhất của thận là lọc máu và loại bỏ các chất độc tố cũng như các chất thải. Khi không uống đủ nước, các chất độc và chất thải sẽ bắt đầu tích tụ lại và gây ra những vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe của bạn.
Ăn mặn – Cơ thể của bạn cần muối để hoạt động. Nhưng rất nhiều người lại tiêu thụ quá nhiều muối, việc này dẫn đến tăng huyết áp và tăng áp lực cho hoạt động của thận. Tốt nhất mỗi người một ngày, không nên tiêu thụ quá 5 gam muối.
Nhịn đi tiểu – Rất nhiều người không để ý đến nhu cầu đi tiểu của chính bản thân mình bởi họ quá bận rộn hoặc do không muốn sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Nước tiểu bị giữ lại thường xuyên sẽ làm tăng áp lực cho thận, dẫn đến suy thận, sỏi thận và tiểu tiện mất kiểm soát. Do vậy, tuyệt đối không được nhịn tiểu.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học – Trên thực tế, chế độ ẩm thực có mối liên hệ trực tiếp với tình trạng sức khỏe của thận. Thói quen ăn nhiều thịt và các chế phẩm từ thịt, ăn ít rau sẽ gây tăng gánh nặng cho cơ quan này, thậm chí làm tổn thương thận. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều thịt. Đồng thời xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học để bảo vệ tốt „nhà máy xử lý nước thải“ của cơ thể.
Lạm dụng thuốc giảm đau – Các bác sĩ đã chỉ ra rằng, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài gây nhiều tác hại đối với thận, đặc biệt là thuốc giảm đau. Nguyên nhân là bởi thuốc khi vào cơ thể đa số được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận. Do vậy, ở hai cơ quan này cũng bị ảnh hưởng không nhỏ khi bệnh nhân phải dùng thuốc, đặc biệt là đối với những bệnh nhân phải dùng thuốc lâu ngày.

Thận https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%ADn
Cơ thể người https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%A1_th%E1%BB%83_ng%C6%B0%E1%BB%9Di

3 thói quen uống nước làm hỏng thận nhiều người mắc
Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể, nếu uống nước sai cách cũng có thể gây tổn hại lớn đến chức năng của thận.
09/06/2019 https://baonghean.vn/3-thoi-quen-uong-nuoc-lam-hong-than-nhieu-nguoi-mac-245398.html
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nước và chất điện giải trong, giúp bài tiết các chất thải, độc tố ra khỏi cơ thể. Thận phải làm việc với hiệu suất cao, có thể nói không có bất kỳ một loại máy lọc nước nào có thể vượt qua thận.
Thận làm việc 24 giờ không ngừng nghỉ. Trên toàn cầu có 1/10 bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính, con số này vẫn còn đang tăng lên, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó thói quen xấu khi uống nước cũng là một lý do.

Ba thói quen uống nước có thể làm hỏng thận
1. Chỉ uống khi thấy khát
Khác với ăn, cảm giác khát không mạnh như cảm giác đói, khi thấy khát thì cơ thể đã đến lúc bị mất nước. Thiếu nước sẽ khó tập trung, dễ bị kích động, mệt mỏi, thậm chí còn hoa mắt chóng mặt. Nhiều người có thói quen đợi đến khi nào thấy khát mới uống nhưng họ lại không biết rằng lúc ấy cơ thể đã mất đi một lượng nước cần thiết.
Ngoài ra, nếu như bạn không uống nước trong một thời gian dài, lượng nước tiểu sẽ giảm và nồng độ chất thải và chất độc chứa trong nước tiểu sẽ tăng lên. Các loại sỏi thận được phát hiện lâm sàng, thận tích nước đều liên quan đến thói quen uống nước không đủ trong thời gian dài.
Chính vì vậy, tốt nhất nên uống điều độ để cơ thể luôn được cung cấp đủ nước, đảm bảo cho các hệ cơ quan hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả.

2. Thói quen dùng các loại đồ uống khác để thay thế nước lọc
Thận không thích các loại đồ uống như nước ngọt có ga, nước ép, cà phê…, bởi lượng đường, phốt pho trong đồ uống sẽ thúc đẩy việc bài tiết canxi ra ngoài, từ đó dẫn đến xuất hiện sỏi thận, đối với môi trường vi mô thận cũng sẽ ảnh hưởng nhất định.
Ngoài ra, thường xuyên uống các loại đồ uống có đường có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, gây bệnh gút, tăng nguy cơ huyết áp cao và tiểu đường, và những bệnh này là yếu tố quan trọng gây hại cho sức khỏe của thận. Các loại đồ uống khác đều có kèm theo các thành phần dinh dưỡng hoặc chất hóa học, nếu bạn uống quá thường xuyên sẽ không có lợi cho cơ thể.

3. Thời gian dài uống trà đặc
Trà đặc chứa nhiều theophylline, nếu uống trà sau khi uống rượu, sẽ khiến sản phẩm rượu chưa phân hủy vào thận sớm, gây tổn thương cho thận. Mặc dù loại tổn thương này không dễ phát hiện, nhưng tích lũy theo thời gian, hậu quả cũng sẽ rất nghiêm trọng.
Thời gian dài sử dụng các loại đồ uống ngoài nước lọc. Đường, chất điện giải, sắc tố, hương vị trong những loại thực phẩm này sẽ làm tăng gánh nặng trong quá trình lọc và giải độc, sẽ làm suy giảm chức năng thận.

Uống nước thế nào là tốt nhất?
Nói chung, một người trưởng thành khỏe mạnh sẽ thải ra 2.500 ml nước mỗi ngày bằng cách đi tiểu, thở, đại tiện và bốc hơi qua da. Ngoài việc cơ thể nạp khoảng 1000ml nước từ thực phẩm, chuyên gia khuyến nghị nên uống thêm 1.700 ml mỗi ngày.
Đối với một số bệnh nhân mắc bệnh thận, cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ để kiểm soát lượng nước uống. Bởi vì bệnh nhân thận uống nước không được bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến phù nề, cũng dễ làm tăng huyết áp cao. Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận cấp tính, viêm bàng quang,…uống nhiều nước, đi tiểu nhiều rất có lợi cho sự phục hồi của bệnh.

Uống từng ngụm nhỏ: Uống nước trước tiên phải uống từng ngụm nhỏ, sau khi nước thấm vào toàn bộ khoang miệng mới từ từ nuốt xuống, mỗi lần uống khoảng 200ml. Điều này có thể lợi dụng cơ chế phản hồi sinh học để truyền đạt đến khu trung tâm khát, khiến các tế bào trong cơ thể biết rằng có nước đang đi vào cơ thể, để hấp thụ hoàn toàn.
Nước ấm: Uống nước ấm tốt hơn so với nước lạnh, nước ấm không gây kích ứng, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Mỗi sáng uống một cốc nước ấm giúp giảm sưng đau ở cổ họng, giúp nhu động ruột tốt cho tiêu hóa, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu và giúp đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể.
Theo Hà Vũvietnamnet.vn

Veröffentlicht 8. Juni 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,