Archiv für das Schlagwort ‘Schweinepest

Aus Angst vor Epidemien ist der Schweinefleischkonsum in Nghe An rückläufig – E ngại dịch bệnh, sức tiêu thụ thịt lợn Nghệ An trên đà chững   Leave a comment

E ngại dịch bệnh, sức tiêu thụ thịt lợn Nghệ An trên đà chững

Trước thông tin về dịch bệnh tả lợn châu Phi, người tiêu dùng e ngại khi mua thịt lợn làm thực phẩm. Nhiều người đổi thực đơn sang các loại thịt khác, khiến sức tiêu thụ thịt lợn ở các chợ dân sinh có phần chững lại…
09/11/2023 08:24 (GMT+7) https://baonghean.vn/e-ngai-dich-benh-suc-tieu-thu-thit-lon-nghe-an-tren-da-chung-post279691.html
Chợ Bí, xã Diễn Ngọc (Diễn Châu) những ngày này sức mua thịt lợn giảm sút mạnh do trên địa bàn huyện đang có dịch tả lợn châu Phi. Chị Thái Thị Thuỷ, một người nội trợ ở xóm Tây Lộc (xã Diễn Ngọc) cho biết: “Do dịch tả lợn xuất hiện ở một số địa phương trên địa bàn huyện nên tôi cũng khá e ngại khi lựa chọn thịt lợn làm thức ăn chính trong gia đình. Thay vào đó bằng các món thịt khác như bò, gà, ngan, vịt…
Tuy nhiên, thịt lợn vẫn là món ăn phổ biến, giá thành vừa phải và dễ chế biến thành nhiều món nên tôi cũng chỉ cắt giảm chứ không cắt bỏ hoàn toàn thịt lợn. Gần 1 tháng nay, 3-4 gia đình trong xóm “đụng” lợn để sử dụng”.
Người dân có tâm lý e ngại khi chọn mua thịt lợn trong thời điểm dịch bệnh đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Do đó, việc tiêu thụ thịt lợn cũng có sự giảm sút rõ rệt. Chị Hà Thị Hải, một tiểu thương kinh doanh thịt lợn ở chợ Si Nam (Diễn Thịnh, Diễn Châu) cho biết: “Trước khi chưa có dịch tả lợn thì mỗi ngày bán khoảng 50-70kg thịt thì nay chỉ bán được 30-40kg thịt. Không chỉ dân e ngại mà các quán hàng cũng hạn chế nhập thịt lợn khi thực khách “né” thịt lợn, chuyển sang ăn các món khác”.

Tại các chợ dân sinh ở thành phố Vinh, theo ghi nhận, giá thịt lợn hiện vẫn dao động từ 100-130.000 đồng/kg tuỳ loại, không giảm so với trước. Theo phản ánh của các tiểu thương, sức tiêu thụ thịt lợn có giảm nhẹ. Và hiện, người dân khi chọn mua thịt lợn cũng thận trọng hơn.
Chị Nguyễn Thị Xuân, tiểu thương kinh doanh thịt lợn ở chợ Hưng Dũng (TP.Vinh) cho biết: “Khi thông tin dịch tả lợn châu Phi đang xuất hiện ở nhiều địa phương trong tỉnh thì người dân khi mua thịt lợn thường hỏi kỹ về nguồn gốc lợn, có nhiều người cẩn thận xem dấu kiểm dịch; quan sát miếng thịt kỹ lưỡng hơn rồi mới mua”.
Các sạp bán thịt lợn lâu năm, uy tín ở chợ được nhiều người tìm mua nhiều hơn còn thịt lợn bán trôi nổi ở các xe tải nhỏ, các quầy thịt lợn “lưu động” bày bán ở các ngã ba, ngã tư, ở vỉa hè “kén” người mua hơn.
Bà Trần Hương Lan, một người dân ở chung cư trên địa bàn phường Hưng Phúc cho biết: “Trước tôi thường mua thịt của một người bày bán trên xe tải ngay trước vỉa hè chung cư, song khi có thông tin về dịch bệnh thì không dám mua bừa nữa mà tìm đến người quen bán cố định ở chợ để mua thịt. Bởi, khi họ bán cố định ở chợ thì lấy ở lò mổ, có dấu kiểm dịch thì sẽ yên tâm hơn”.
Trái ngược với sự chững lại của các sạp thịt lợn tại chợ truyền thống, quầy thực phẩm tươi sống tại hệ thống các siêu thị lại ghi nhận sức mua tăng đáng kể khi người tiêu dùng có tâm lý chọn mua thịt lợn được giết mổ trên dây chuyền hiện đại tại các nhà máy để bảo đảm an toàn…
So với giá ở các chợ dân sinh, giá thịt lợn ở siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch cao hơn từ 10.000 đến 20.000 đồng/kg. „Dù đắt hơn nhưng lại là thịt có nguồn gốc, niêm yết rõ ràng… nên tôi thấy an tâm hơn“, một bà nội trợ khẳng định.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), người dân hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh và được chế biến hợp vệ sinh. Đồng thời, theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, thịt lợn qua các lò giết mổ được kiểm tra nghiêm ngặt nên người dân không phải lo lắng.
Mặc dù vậy, hiện nay, tình trạng một số lò mổ tự phát đang hoạt động “chui”, chưa có sự kiểm soát của các ngành chức năng là mối nguy, có thể khiến lợn bị bệnh tuồn vào thị trường. Do đó, người dân không nên “tẩy chay”, “nói không” với thịt lợn mà phải chọn mua thịt lợn rõ nguồn gốc, xuất xứ, có dấu kiểm dịch của cơ quan chức năng.

Tổng đàn lợn toàn tỉnh tại thời điểm tháng 10 năm 2023 ước đạt 981.352 con, tăng 3,3% (+31.340 con) so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 17 ổ dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày xảy ra tại 5 huyện: Quỳ Hợp 2 ổ, Con Cuông 2 ổ, Diễn Châu 8 ổ, Quỳ Châu 1 ổ, Yên Thành 4 ổ, số lợn chết, buộc tiêu huỷ 1.282 con, tổng trọng lượng 70.503kg.
Từ đầu năm 2023 đến nay, xảy ra 53 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 12 huyện, thành, thị, lũy kế số lợn chết, tiêu hủy: 2.059 con với tổng trọng lượng 98.721 kg.

Veröffentlicht 13. November 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Die Afrikanische Schweinepest tritt in der Provinz Nghe An erneut auf – Bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát trên địa bàn Nghệ An   Leave a comment

Bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát trên địa bàn Nghệ An

Bệnh dịch tả lợn châu Phi hiện đang tái phát trên địa bàn 5 huyện của Nghệ An. Cơ quan chuyên môn khuyến cáo người dân cần tiêm phòng vụ Xuân cho đàn vật nuôi và thực hiện tốt các giải pháp phòng chống dịch.
12/04/2022 11:22 https://baonghean.vn/benh-dich-ta-lon-chau-phi-tai-phat-tren-dia-ban-nghe-an-305148.html

Những ngày này, trên hệ thống loa truyền thanh của xã Nam Thành (Yên Thành) thường xuyên phát thông báo về diễn biến tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã. Theo đó, từ đầu tháng 2 đến nay, xã Nam Thành đã tiêu hủy hơn 1.500 kg lợn hơi bị nhiễm dịch, chủ yếu ở 2 xóm Tây Hồ và Hợp Thành.
Ông Hoàng Văn Sâm – Chủ tịch UBND xã Nam Thành cho biết: Tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi đang xảy ra trên địa bàn xã trong thời gian gần đây là khá nhiều, tuy nhiên mức độ dịch chỉ xảy ra ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Nguyên nhân bệnh dịch này tái phát là do bà con mua con giống để tái đàn không rõ nguồn gốc; việc giết mổ chung đụng lợn vẫn còn diễn ra tại các khu dân cư…
„Những ngày qua, địa phương phát hiện khá nhiều lợn chết do người dân vứt trên các trục đường giáp với các các xã Khánh Thành, Long Thành và Lý Thành, xã đã tổ chức tiêu hủy theo quy định. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan trên địa bàn, địa phương đang lo ngại“, ông Hoàng Văn Sâm cho hay.
Thông tin từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Thành cho biết: Hiện nay trên địa bàn huyện bệnh dịch tả lợn châu Phi đang xảy ra tại 21 xã: Đồng, Công, Liên, Xuân, Khánh, Lý, Văn, Nam, Minh, Trung, Vĩnh, Tây, Long, Phúc, Lăng, Đại, Tăng, Bắc, Thịnh, Đức và Tiến Thành. Tổng số lợn đã tiêu hủy trong đợt này là hơn 39.000 kg.
Ông Ngô Đức Quỳnh – Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, hiện nay bệnh dịch tả lợn châu Phi đang tái phát tại 5 huyện của Nghệ An là Thanh Chương, Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quế Phong. Tuy nhiên, dịch chỉ xảy ra ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Nguyên nhân bệnh dịch tả lợn Châu Phi tái phát là do thời gian sau Tết bà con tái đàn nhưng con giống không được sạch bệnh, không rõ nguồn gốc, việc vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại chưa đảm bảo, trong quá trình nuôi sử dụng nguồn nước kênh mương để vệ sinh chuồng trại… là mầm mống của dịch bệnh lây lan. Vì vậy, bà con cần mua con giống đảm bảo sạch bệnh, trước khi thả con giống, cần sử dụng vôi quét lên mặt tường và phun hóa chất khử trùng trong và ngoài khu vực chuồng trại; thức ăn cho lợn hàng ngày cũng cần nấu chín…
Hiện nay các địa phương đang triển khai tiêm phòng vắc-xin vụ Xuân đối với các loại bệnh cho đàn vật nuôi. Vì vậy, bà con cần tiêm phòng đàn lợn nói riêng, đàn vật nuôi nói chung để đảm bảo sức khỏe, có sức đề kháng với dịch bệnh„, ông Ngô Đức Quỳnh khuyến cáo.

Veröffentlicht 14. April 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

22 Todesfälle im Alter von über 30 bis über 100 Jahren am 8. Juni, Taiwan hat heute 219 neue inländische Covid-19-Fälle – Hôm nay Đài Loan tăng 219 ca nhiễm Covid 19 nội địa, 22 trường hợp tử vong – Premierminister To Trinh Xuong: Bis Ende August wird Taiwan 10 Millionen Dosen des Covid-19-Impfstoffs haben – Thủ tướng Tô Trinh Xương: trước cuối tháng 8 Đài Loan sẽ có 10 triệu mũi vaccine ngừa Covid-19 – Taiwans erster menschlicher Fall von Schweinegrippe   Leave a comment

Hôm nay Đài Loan tăng 219 ca nhiễm Covid 19 nội địa, 22 trường hợp tử vong

Laut Statistik gibt es in Taiwan bisher insgesamt 11.694 Covid-19-Fälle, davon 10.493 Inlandsinfektionen, 308 Todesfälle
Ngày 8/6 Trung tâm Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Trung ương tuyên bố, hôm nay Đài Loan tăng 219 ca nhiễm Covid 19 nội địa, trong số các ca nhiễm bệnh có thêm 22 trường hợp tử vong.
08 June, 2021 https://vn.rti.org.tw/news/view/id/2005484 – 2021-06-08 14:06 https://cn.rti.tw/news/view/id/2102034 https://cn.rti.tw/news/view/id/2102032
Trung tâm Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Trung ương, cho biết trong 219 ca nhiễm Covid-19 trong nước này có 117 trường hợp là nam giới, 102 trường hợp là nữ giới. Người nhiễm bệnh có độ tuổi từ chưa đầy 5 tuổi đến trên 100 tuổi, ngày phát bệnh từ ngày 22/5 – 7/6. Trong các ca nhiễm bệnh hôm nay thành phố Tân Bắc có đến 123 ca, thành phố Đài Bắc 54 ca, Miêu Lật 16 ca, Đào Viên 13 ca, Cơ Long 8 ca, Chương Hóa 2 ca, Đài Nam 1 ca, Đài Trung 1 ca và Tân Trúc 1 ca. Trong 42 ca nhiễm bệnh ở các huyện thị ngoài thành phố Đài Bắc và thành phố Tân Bắc ra, có 36 ca đã nắm được nguồn lây nhiễm, 6 ca còn lại chưa rõ nguồn lây.
Hôm nay có 22 ca tử vong bao gồm 15 nam và 7 nữ. Các ca tử vong này có độ tuổi từ trên 30 đến trên 100 tuổi, ngày phát bệnh từ 13/5-30/5, ngày xác định nhiễm Covid-19 từ ngày 18/5-4/6, thời gian tử vong từ ngày 30/5-7/6.
Theo thống kê cho đến nay Đài Loan có tổng cộng 11.694 ca nhiễm Covid-19, trong đó 1148 ca lây nhiễm từ nước ngoài, 10.493 ca lây nhiễm trong nước, 36 ca là thành viên của hạm đội Dunmu, 2 ca lây nhiễm trong khoang máy bay, 1 ca chưa rõ nguyên nhân và 14 ca đang đợi điều tra nguồn lây. Trong các ca nhiễm bệnh có 308 trường hợp tử vong.

Premierminister To Trinh Xuong: Bis Ende August wird Taiwan 10 Millionen Dosen des Covid-19-Impfstoffs haben
Thủ tướng Tô Trinh Xương: trước cuối tháng 8 Đài Loan sẽ có 10 triệu mũi vaccine ngừa Covid-19
08 June, 2021 https://vn.rti.org.tw/news/view/id/2005485https://th.rti.org.tw/news/view/id/2004283
Ngày 8/6 trong buổi báo cáo tại Viện Lập pháp Thủ tướng Tô Trinh Xương cho biết, hiện tại Đài Loan đã nhập 2 triệu 110 ngàn mũi vaccine và sẽ bắt đầu tiêm chủng vào ngày 9/6. Còn 1 triệu 240 ngàn mũi vaccine AZ do Nhật Bản quyên tặng sẽ được phân phát tiêm ngừa vào ngày 11/6; hôm trước chính phủ Mỹ thông qua các nghị sĩ xuyên đảng phái tuyên bố tặng Đài Loan 750 ngàn mũi vaccine, như vậy trước cuối tháng 8 này Đài Loan có tổng cộng 10 triệu mũi vaccine.
Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với việc chính phủ Nhật Bản và Mỹ đã kịp thời ra tay cứu giúp tặng vaccine cho Đài Loan. Dự tính đến cuối tháng 8 Đài Loan sẽ có khoảng 10 triệu mũi vaccine, chính phủ cũng đã làm tốt công tác qui hoạch và chuẩn bị cho việc tiêm ngừa.” Thủ tướng nói.
Tại Viện lập pháp, Thủ tướng cũng báo cáo thành quả thực thi dự toán ngân sách đặc biệt giúp tháo gỡ khó khăn, cho đến cuối tháng 5 năm nay đã đạt 90% chỉ tiêu.
Thủ tướng nhấn mạnh, theo thống kê năm nay tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Đài Loan vẫn đạt 5,46%, tin rằng dưới sự lãnh đạo đối phó dịch bệnh của chính phủ, sự tự giác của dân chúng và tỉ lệ tiêm ngừa Covid-19, dịch bệnh sẽ dần dần được khống chế, mức tiêu thụ của dân chúng sẽ tăng trở lại. Thủ tướng cũng lên tiếng kêu gọi toàn dân đoàn kết một lòng để nhanh chóng chiến thắng cơn đại dịch này.

新北本土確診破5千 侯友宜狂籲民眾廣篩 2021-06-08 16:37 https://cn.rti.tw/news/view/id/2102045

Taiwans erster menschlicher Fall von SchweinegrippePremier cas de grippe porcine touchant un être humain à Taïwan (H1N2v)
08-06-2021 https://fr.rti.org.tw/news/view/id/94406
Le centre de contrôle des maladies (CDC) a annoncé hier le premier cas de grippe porcine à toucher un être humain à Taïwan. Il s’agit d’une petite fille de 5 ans qui vit dans une ferme de porcs. Aucun virus de la grippe porcine n’a été détecté dans l’élevage.
Le CDC déclare avoir réalisé des examens plus approfondis et un séquençage génétique après avoir reçu un rapport d’un l’hôpital en avril concernant des échantillons des voies respiratoires d’une fillette de 5 ans du centre de Taïwan. La patiente ne souffrait pas d’un simple virus de la grippe A, mais d’un nouveau virus de la grippe porcine (H1N2v).
Chuang Jen-hsiang (莊人祥) a expliqué qu’après enquête, il y avait 6 contacts proches, dont 3 présentaient des symptômes de grippe, et qu’aucune infection par le virus de la grippe H1N2v n’a été trouvée après examen. Après discussion, les unités administratives agricoles, les experts médicaux et vétérinaires concernés estiment que selon les résultats de l’enquête épidémiologique susmentionnée, il a été jugé que ce cas devait être un cas sporadique, similaire à certaines situations connues à l’échelle internationale, et qu’il n’y avait aucune preuve de transmission humaine.
Chuang Jen-hsiang a déclaré que le H1N2v est un virus de la grippe porcine faiblement pathogène, qui se transmet rarement entre les hommes. De 2012 à 2021, il y a eu 30 cas confirmés de grippe H1N2v dans le monde, dont la plupart aux États-Unis et au Brésil. La plupart des cas avaient des antécédents d’exposition à des porcs ou à un environnement pollué, et ils n’ont pas été infectés par la consommation de viande.

Entwicklung eines neuen schnellen und genauen Screeningtests für Covid-19Développement d’un nouveau test de dépistage rapide et précis du Covid-19
08-06-2021 https://fr.rti.org.tw/news/view/id/94407
Le Bureau du contrôle alimentaire et pharmaceutique (FDA) a approuvé hier un nouveau test de dépistage rapide du COVID-19. Ce kit de test antigénique Covid-19 rapide a été mis au point par l’institut de la médecine préventive du ministère de la Défense nationale et l’institut national de recherche du ministère de la Santé.
Ce dépistage rapide présente non seulement un haut niveau de sensibilité et de précision, mais aussi assure un faible taux de faux positifs et de faux négatifs. Avec une application, le test peut être suivi et contrôlé par QR code.
Le directeur de l’institut de la médecine préventive du ministère de la Défense nationale, Tsai Mang-hung (蔡孟宏) a déclaré qu’après le début de l’épidémie de Covid-19 l’an dernier, ils ont commencé à fabriquer et à cribler des anticorps monoclonaux qui peuvent identifier avec précision le Covid-19 tout en ne réagissent pas avec d’autres virus. Ils ont transféré la technologie à Taiwan Carbon Nano Technology Corporation (TCNT) l’année dernière. Il a fallu un an pour développer ce test de dépistage rapide.
Ce dépistage rapide a été testé près de 200 fois, et il n’y a aucun problème de faux cas positif. A la différence des autres tests de dépistage, il est associé à un QR code. Ce QR code utilisé en même temps qu’une application peut transmettre directement les résultats du test aux téléphones portables des patients pour suivre les résultats du dépistage. Avec les consentements individuels, il est également possible de localiser les patients à l’aide des téléphones portables pour les unités de prévention des épidémies. Cela apporterait, selon le directeur de l’institut, une aide considérable à la prévention des épidémies actuelles.
Tsai Mang-hung (蔡孟宏) a déclaré : « Cela signifie qu’il y aura un QR code, les personnes dépistées peuvent installer une application et scanner ce QR code. Les résultats ultérieurs peuvent être suivis sur le cloud. Cela évite que les autorités sanitaires cherchent une personne si elle est testée positive. C’est-à-dire qu’il est possible de faire le suivi avec le téléphone portable. C’est l’aspect le plus particulier. Bien sûr, un autre aspect est que lorsque nous effectuons des tests, la sensibilité et la précision sont très élevées. Jusqu’à présent, nous avons fait au moins une ou deux centaines de tests, et aucun faux positif n’a été trouvé. »

台湾疫情居高不下 舆论吁当局摒弃政治防疫” 2021/06/08 21:37:15 http://www.xinhuanet.com/tw/2021-06/08/c_1127543938.htm
Taiwans Epidemie bleibt hoch, die öffentliche Meinung fordert die Behörden auf diepolitische Epidemiepräventionaufzugeben
5月中旬本土疫情暴发以来,台湾新增本土病例逾万人,近300病例不幸死亡。台湾各界对民进党当局防疫部署提出诸多批评,也苦口婆心给予意见建议。舆论呼吁当局摒弃意识形态挂帅,回归科学专业防疫。
据台湾地区流行疫情指挥中心统计,截至6月8日,台湾地区累计11694例新冠肺炎确诊病例,其中本土病例10493例,累计308例死亡。绝大多数确诊和死亡病例为5月中旬以来新增。目前疫情处于“高原期”,确诊病例居高不下,死亡病例有所增加,死亡率高于全球平均值。
台健康部门前任负责人邱淑媞投书媒体指出,深入检视死亡病例资料,可看到更可怕的三大现象:死得太快、死得不明不白、死得太年轻。根本原因是当局坚拒普筛,不断大肆宣传所谓“精准检验”,选择有症状或有接触史者采检,忽视新冠无症状传播的特性及社区扩散的特点。文章说,许多人接触史不明,根本未被及早诊断,不仅导致感染“黑数”太多、传播无法有效遏止,更造成他们无法及早得到密切观察,错失黄金治疗时间,猝死与枉死难防。
邱淑媞批评说,明明是顾防疫才可能保经济,当局却不断用经济做借口来阻却防疫;明明是有科学防疫利器可用,却用意识形态来阻挡科学、用公权力来妨碍防疫。邱淑媞痛批:“政治比病毒还毒,网军比防疫更有力。枉死者众、一个又一个家庭悲剧,怎不令人叹,朱门酒肉臭,苛政猛于虎!”
《联合报》社论指出,检视疫情在台湾扩散的轨迹,无一不是其他国家和地区早就发生过的惨痛教训,但疫情指挥中心却缺乏提前部署因应的警觉,任凭别人一年多来发生过的惨事一再在台湾重演。社论举例指出,安养中心的老人因探视者杂,易成为受病毒侵犯的一群,美国安养机构即因此成为新冠重灾区。但指挥中心对此不闻不问,导致全台数十家长照机构皆出现集体感染事件。
云林科技大学副教授潘华生撰文指出,当局一直吹嘘自己“超前部署”,台湾理应有从容的时间完善自己的抗疫能力。但疫情大暴发后,当局唯一拿得出手的,仍是一年前防疫阶段的酒精与口罩,而不是抗疫阶段亟需的疫苗与紧急医疗量能。因此,民众当然会不满意当局表现。
截至目前,台湾仅从海外获得约212万剂新冠疫苗。台湾一些县市政府、民间团体和人士向疫情指挥中心提出自大陆和海外自购疫苗和接受捐赠疫苗的申请,目前均未获准。当局寄望的台湾自产疫苗目前尚未完成第二期临床试验。“中研院”院士陈培哲对媒体表示,以国际或世卫组织疫苗核准紧急使用授权的准则,台湾自产疫苗“7月绝对不可能通过”。
《中国时报》时评指出,台湾无法取得充分的疫苗,原因是当局无能、误判与错误政策,初期陶醉于防疫成功,未及早下单购买足够的疫苗,之后或因错误观念、或因利益纠葛,把太多筹码压在自产疫苗上。但专家与民间普遍反对当局为自产疫苗大开方便之门,纷纷大力抨击,自产疫苗已陷入“信心危机”。
针对台湾疫苗供应困窘,《联合报》社论指出,在去年疫情平稳时期,当局未积极布局对外采购,却在自产、外购与代工之间游移不定,丧失良机。民间志愿捐赠疫苗原是好事,当局却设下重重障碍,而自产疫苗若无第三期临床试验,即难获国际认证,将使民众变成疫苗“白老鼠”。
台湾“民主文教基金会”董事长桂宏诚投书媒体指出,目前我们所能掌握的疫苗显然不足,但无论民间捐助疫苗进口,或是大陆愿意提供疫苗援助,仍受到当局设下的“官卡”。
潘华生指出,病毒不分蓝绿、不分意识形态,因此,最忌在防疫抗疫时政治挂帅。为防止生命财产损失,任何国际认证过的疫苗此时都是弥足珍贵的救命稻草。当局与民间共同协力才能对抗疫情。

Veröffentlicht 8. Juni 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Afrikanische Schweinepest und H5N6-Vogelgrippe traten nach Tet erneut auf – Nghệ An: Dịch tả lợn châu Phi và cúm gia cầm H5N6 tái phát sau Tết   Leave a comment

Nghệ An: Dịch tả lợn châu Phi và cúm gia cầm H5N6 tái phát sau Tết

Hiện Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi thú y phối hợp với các địa phương khoanh vùng dập dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng.
02/03/2021 06:31 https://baonghean.vn/nghe-an-dich-ta-lon-chau-phi-va-cum-gia-cam-h5n6-tai-phat-sau-tet-282961.html
Theo báo cáo của cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An, sau Tết Nguyên đán vừa qua, dịch tả lợn châu Phi đã tái bùng phát rải rác ở một số hộ chăn nuôi tại các huyện Nghi Lộc, Yên Thành, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Đô Lương và Con Cuông. Tổng số lợn tiêu hủy gần 200 con, tổng trọng lượng gần 10 tấn.

Hiện trên địa bàn tỉnh còn 5 ổ dịch chưa qua 21 ngày, bao gồm: xã Ngọc Lâm (Thanh Chương), xã Xuân Sơn (Đô Lương), xã Mậu Đức, Môn Sơn (Con Cuông). Các ổ dịch này đang được lực lượng chức năng theo dõi, khống chế.
Nguyên nhân khiến dịch tái phát chủ yếu do chăn nuôi không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học, mầm bệnh còn ẩn chứa trong môi trường, gặp thời tiết thuận lợi đã tái bùng phát trở lại.
Bên cạnh đó, nhiều hộ dân có truyền thống đụng lợn Tết trong thời gian qua cũng tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh nếu như lợn không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ.

Đối với bệnh cúm gia cầm, từ đầu năm 2021 xảy ra 3 ổ dịch cúm H5N6 tại 2 huyện Yên Thành và Diễn Châu, số lượng gia cầm buộc tiêu hủy gần 4.000 con gia cầm các loại.
Ổ dịch gần đây nhất xuất hiện sau Tết tại xóm 8, xã Diễn Trung (Diễn Châu), buộc chính quyền và lực lượng phải tiêu hủy gần 2.000 con gà. Hiện công tác khoanh vùng, dập dịch đang được chính quyền địa phương thực hiện đồng bộ.
Cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người dân phải có các biện pháp chăn nuôi an toàn khi tái đàn sau Tết, thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo ngay với chính quyền địa phương khi vật nuôi ốm chết, tuyệt đối không tự tiêu hủy hoặc giấu dịch làm tăng nguy cơ lây lan dịch.

Veröffentlicht 2. März 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Lokales schwarzes Schwein ist eine Spezialität von Nghe An, der Preis liegt zwischen 130.000 und 200.000 VND/kg – Lợn đặc sản miền Tây Nghệ An khan hiếm, giá 200.000 đồng/kg   Leave a comment

Lợn đặc sản miền Tây Nghệ An khan hiếm, giá 200.000 đồng/kg

Lợn đen địa phương là đặc sản của miền Tây Nghệ An vẫn trong tình trạng khan hiếm, hiện neo ở mức giá cao từ 130.000 đến 200.000 đồng/kg.
27/12/2020 09:22 https://baonghean.vn/lon-dac-san-mien-tay-nghe-an-khan-hiem-gia-200000-dong-kg-279606.html
Ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi trong 2 năm qua và chậm tái đàn, nên lợn đen địa phương của miền Tây Nghệ An đến thời điểm này vẫn đang hiếm, giá bán cao.
Ông Và Chá Xà – Chủ tịch UBND xã Mường Lống (Kỳ Sơn) cho biết: Thời điểm cuối năm 2020 này, giá lợn đen địa phương vẫn neo ở mức giá 200.000 đồng/kg (loại lợn dưới 30 kg), 130.000 đồng/kg (loại lợn trên 30 kg), nhưng không có mà mua. Hiện đàn lợn đen địa phương trên địa bàn xã chỉ còn hơn 1.000 con.
Đối với bà con vùng cao này, cuối năm thường 3 – 4 hộ chung nhau mổ 1 con lợn đen địa phương, chia thịt ăn Tết, nên số lượng lợn thịt sử dụng trong dịp Tết khá nhiều. Do vậy, với đàn lợn như hiện nay, sẽ khan hiếm trong dịp Tết vì trong số lợn đó có cả lợn nái và lợn sữa“ – ông Và Chá Xà băn khoăn.

Ông Nguyễn Công Hiếu – Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kỳ Sơn cho biết: Thời điểm cuối năm này, Kỳ sơn có khoảng 21.000 con lợn, giảm khoảng gần 4 nghìn con so với thời điểm chưa có dịch tả lợn châu Phi (cuối năm 2018). Những xã có đàn lợn đen địa phương nhiều là Mường Lống, Tây Sơn, Na Ngoi. Như vậy, tình trạng khan lợn đen địa phương trong dịp cuối năm dễ sẽ xảy ra.
Trên địa bàn huyện Tương Dương thời điểm này, loại lợn đen địa phương cũng bán với giá từ 130.000 đến 190.000 đồng/kg lợn hơi. Ông Lô Khăm Kha – Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tương Dương cho biết: Hiện nay, đàn lợn của địa phương còn khoảng hơn 20.000 con, trong đó lợn nái khoảng 5%. So với thời điểm chưa có bệnh dịch tả lợn châu Phi, đàn lợn của địa phương hiện nay giảm 3.000 con. Như vậy, trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, do nhu cầu thực phẩm thịt lợn tăng cao, nên trên địa bàn Tương Dương sẽ khan hiếm lợn, dự báo giá lợn đen địa phương sẽ ở mức cao.
Theo một số thương lái buôn bán lợn cho biết, lợn được nuôi ở những bản, xã càng xa trung tâm huyện thì giá càng đắt. Nguyên nhân, do ở vùng sâu, vùng xa bà con nuôi giống lợn bản địa, trọng lượng nhỏ, chậm lớn, nên chất lượng thịt ngon hơn.

Quan sát tại các phiên chợ trên địa bàn Kỳ Sơn, Tương Dương… cho thấy, lượng thịt lợn bày bán ở đây chủ yếu vẫn là lợn trại vận chuyển từ xuôi lên, hoặc giống lợn ngoại, vận chuyển từ xuôi lên nuôi ở vùng cao, rất ít khi có thịt lợn đen địa phương mổ bán.
Tại lò giết mổ tập trung của huyện Kỳ Sơn cho thấy, hầu hết số lợn được nhốt tại các ô chuồng chờ giết mổ là lợn trại, trọng lượng lớn, do những người chuyên giết mổ lợn trên địa bàn các xã lân cận đưa vào. Những người chuyên giết mổ lợn cho biết, lợn đen địa phương thỉnh thoảng mới mua được ít con, không đủ cung ứng thịt cho người dân, nên phải mua lợn trại về giết mổ để đáp ứng nhu cầu thịt lợn trên địa bàn.
Lợn đen địa phương là đặc sản của miền Tây Nghệ An, bởi bà con nuôi theo hình thức thả rông là chủ yếu, không sử dụng thức ăn công nghiệp, nên thịt chắc, thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có điều kiện kinh tế ở miền xuôi tìm mua lợn đen ở vùng cao về mổ thịt.
Từ khóa: “lợn đenhttps://baonghean.vn/tags/l%e1%bb%a3n-%c4%91en.html https://baonghean.vn/search/TOG7o24gxJFlbg==/lon-den.html

Veröffentlicht 27. Dezember 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Navetco – Ein Impfstoff gegen afrikanische Schweinepest kommt bald, bis Ende des 1. Quartals 2021 – Sắp có vacxin dịch tả lợn châu Phi ‚made in Việt Nam‘   Leave a comment

Sắp có vacxin dịch tả lợn châu Phimade in Việt Nam

Nếu không có gì thay đổi thì đến khoảng cuối quý I/2021, chúng ta sẽ sản xuất được vacxin dịch tả lợn châu Phi”.
22/12/2020 , 19:20 https://nongnghiep.vn/sap-co-vacxin-dich-ta-lon-chau-phi-made-in-viet-nam-d280224.html
Đó không chỉ là khẳng định của đại diện Công ty Cổ phần thuốc Thú y Trung ương (Navetco), mà còn được Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định chắc nịch trong buổi thăm và làm việc tại Công ty Navetco của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường sáng 22/12.

Theo báo cáo của lãnh đạo công ty Navetco, trong 10 năm qua, đơn vị đã nghiên cứu và phát triển được nhiều loại vacxin, chế phẩm sinh học và sản phẩm dược thú y có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phòng bệnh của đất nước.
Điển hình như các loại vacxin dịch tả lợn sản xuất trên tế bào; vacxin cúm gia cầm, trong đó có 2 loại vacxin hiện đang đóng góp đáng kể vào việc phòng bệnh cúm gia cầm ở nước ta; vacxin phòng bệnh tai xanh cho lợn, vacxin phòng bệnh dại chủng Flury LEP sản xuất trên tế bào; vacxin phòng bệnh phù đầu cho lợn sản xuất bằng công nghệ lên men VSV và công nghệ protein tái tổ hợp.
Hiện nay, Navetco đang “Thí điểm sản xuất thương mại vacxin sử dụng các chủng virus LMLM lưu hành tại Việt Nam, giai đoạn 2017-2020” theo dự án do Cục Thú y xây dựng.

Báo cáo trước đoàn công tác Bộ NN-PTNT, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Xuân Hạnh, Phó Tổng giám đốc Navetco cho biết, đơn vị đã nghiên cứu, tiến hành cấy chuyển thành công virus dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) chủng ASFV-G-Deltal 177 L trên tế bào PBMC và BMC.
Kết quả cho thấy virus có khả năng nhân lên tốt trên các tế bào PBMC và BMC và ổn định qua các lần cấy chuyển. Chuẩn độ virus qua 4 lần tiếp đời trên tế bào PBMC và BMC cho thấy tính ổn định về khả năng nhân lên của virus chủng I 177L, với dãy hiệu giá virus thu được biến động từ 106.0 – 107.5. HAD50. Đây là ngưỡng hiệu giá cần thiết có thể dùng sản xuất vacxin phòng bệnh.
Hoàn tất việc kiểm tra thuần khiết giống: Sử dụng phương pháp PCR với các cặp mồi đặc hiệu xác định tác nhân gây bệnh bệnh dịch tả lợn, bệnh tai xanh, bệnh LMLM, bệnh PCV2, bệnh do Mycoplasma.
Kết quả ghi nhận giống virus DTLCP chủng ASFV-G-Delta I 177 L nhận được từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và qua các đời cấy chuyển trên tế bào BMC và PBMC tại công ty NAVETCO không nhiễm các virus ngoại lai như: Virus dịch tả lợn; virus LMLM; virus tai xanh; virus PCV2 và Mycopasma.

Theo ông Hạnh, chủng virus vacxin DTLCP nhược độc chủng ASFV-G-Delta I 177 L có khả năng nhân lên tốt trên môi trường tế bào PBMC và BMC, và hiệu giá virus thu được đạt yêu cầu để sản xuất vacxin.
Công tác nghiên cứu vacxin phòng dịch tả lợn châu Phi đã có những kết quả rất khả quan. Bước đầu, đơn vị đã chế xong chế phẩm virus dịch tả lợn châu Phi để lây nhiễm cho gà, chế kháng thể phòng trị bệnh. Hiện các chế phẩm đã được gửi đi nước ngoài để tiếp tục đánh giá thêm.
Thông qua kết quả tiêm thử nghiệm trên 70 con lợn ở các lứa tuổi khác nhau, đánh giá chung là chủng virus vacxin ASFV-G-Delta I 177 L an toàn khi tiêm cho lợn. Tuy nhiên cần theo dõi thêm về chỉ tiêu này trên các đối tượng khác nhau”, ông Hạnh nói.
Khả năng bảo hộ ở liều gây miễn dịch thấp cho thấy virus vacxin DTLCP chủng ASFV-G- I 177 L kích thích đáp ứng miễn dịch khá mạnh khi gây miễn dịch cho lợn. Từ kết quả công cường độc cho lợn sau khi được miễn dịch với chủng virus G-Delta I 177 L chứng minh tính tương đồng kháng nguyên giữa chủng virus G-Delta I 177 L với virus DTLCP gây bệnh cho đàn lợn nuôi tại Việt Nam.
Nói cách khác, lợn được gây miễn dịch với virus DTLCP chủng G-delta I 177 L có thể chống lại được virus cường độc DTLCP hiện lưu hành tại Việt Nam.
Với khả năng làm chủ các kỹ thuật trong nuôi cấy tế bào và kinh nghiệm về nuôi cấy virus, kết hợp với các trang thiết bị hiện có, Công ty Navetco hoàn toàn có thể sản xuất vacxin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi. Và hiện nay nhóm nghiên cứu của công ty phối hợp Chi cục Thú y Vùng 6 đã xây dựng được qui trình sản xuất vacxin.
Theo ông Hạnh, có được kết quả nghiên cứu khả quan, một phần nhờ có sự phối hợp giữa công ty và các đơn vị chuyên môn của Cục Thú y, trong đó đặc biệt là Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y TW 1 và Chi cục Thú y Vùng 6 rất chặt chẽ, đạt hiệu quả cao. Với tiến độ thực hiện như hiện tại, trên cơ sở phối hợp tốt giữa các cơ quan chuyên môn và quản lý, việc nghiên cứu vacxin này sẽ đạt được kết quả như mong muốn và thời gian hoàn thành nghiên cứu có thể rút ngắn để sớm có vacxin phục vụ sản xuất.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: “Với góc độ người làm chuyên môn, làm khoa học, tôi khẳng định là kết quả nghiên cứu vacxin DTLCP đã được làm đúng quy trình, rà soát rất kỹ. Đây là một bước tiến rất nhanh, nhưng rất chắc chắn của tập thể nhiều nhà khoa học, của nhiều đơn vị. Chúng ta đang chạy đua với thời gian, để nếu nhanh thì cuối tháng 2, chậm thì hết tháng 3, tức hết quý 1/2021, chúng ta sẽ có vacxin DTLCP”.

Sau khi thử nghiệm thành công, bước tiếp theo chúng ta cần làm là thành lập hội đồng khoa học đánh giá kết quả nghiên cứu, cuối cùng xây dựng kế hoạch ứng dụng đại trà. Làm sao để trong thời gian ngắn nhất, chúng ta có thể đưa vacxin vào sử dụng. Tôi đề nghị kể từ nay, mỗi tháng lãnh đạo Bộ sẽ họp giao ban với nhóm nghiên cứu vacxin, với Navetco 1 lần, để rà soát thật kỹ các bước nghiên cứu, đánh giá các kết quả đạt được, những vướng mắc, tồn tại. Mục tiêu cuối cùng là có được vacxin nhanh nhất
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường.

Veröffentlicht 23. Dezember 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Hohes Risiko für Krankheitsausbrüche bei Nutztieren und Geflügel – Nguy cơ cao bùng phát nhiều dịch bệnh gia súc, gia cầm   Leave a comment

Nguy cơ cao bùng phát nhiều dịch bệnh gia súc, gia cầm

Từ nay đến đầu năm 2021, bệnh dịch tả lợn Châu Phi, cúm gia cầm, cùng với bệnh mới viêm da nổi cục trâu bò có nguy cơ bùng phát, lây lan rất nguy hiểm.
19/12/2020 , 19:20 https://nongnghiep.vn/nguy-co-cao-bung-phat-nhieu-dich-benh-gia-suc-gia-cam-d279974.html
Bên cạnh DTLCP, Cục Thú y cảnh báo từ nay đến cuối năm 2020 và đầu năm 2021, bệnh cúm gia cầm cũng có nguy cơ bùng phát cao do thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, kết hợp việc giao thương buôn bán, vận chuyển gia cầm tăng cao, tổng đàn gia cầm lớn, mật độ chăn nuôi cao, nhất là chăn nuôi nhỏ lẻ, đặc biệt ở các địa phương có ổ dịch cũ và có sự lưu hành của virus cúm gia cầm.
Trong năm 2020, Công ty Cổ phần thuốc thú y NAVETCO; Công ty Cổ phần DABACO đã phối hợp với cơ quan Hoa Kỳ về nghiên cứu sản xuất vacxin, chuyển giao giống virus DTLCP.
Ngày 29/7/2020, Cục Thú y đã duyệt cho Công ty NAVETCO nhập khẩu virus DTLCP nhược độc chủng ASFV-G-∆I177L từ Hoa Kỳ.
Hiện nay, Công ty NAVETCO đang nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Dự kiến, hoàn thành quy trình sản xuất, kiểm nghiệm chất lượng, khảo nghiệm, hồ sơ đăng ký lưu hành sản phẩm trong năm 2021.

Lợn ốm chết không báo chính quyền mà mổ thịt chia nhau ăn…
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai công tác năm 2021 ngày 19/12, Cục Thú y cho biết hiện tại, cả nước có 96% số xã không có dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), bảo đảm điều kiện cho việc tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn.
Mặc dù vậy, hiện cả nước vẫn có 307 ổ dịch tại 307 xã thuộc 108 huyện của 29 tỉnh, thành phố có dịch chưa qua 21 ngày. Bệnh DTLCP cơ bản đã được kiểm soát, tuy nhiên thời gian qua dịch bệnh cũng xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không bảo đảm được điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học.
Cục Thú y nhận định thời gian tới, nguy cơ bệnh DTLCP tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao.
Một là đặc điểm của virus DTLCP rất nguy hiểm đối với lợn, có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp. Bên cạnh việc chưa có vacxin phòng bệnh, hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn gia tăng phục vụ nhu cầu cuối năm.
Hai là thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, diễn biến phức tạp, cực đoan, thời gian tới rét đậm, rét hại gây bất lợi cho sức khỏe đàn vật nuôi và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh (đang tồn tại trong môi trường và trên một số đàn vật nuôi) có thể gây bùng phát dịch.
Đặc biệt, có tình trạng người dân khi có lợn ốm chết không báo ngay cho chính quyền địa phương hay cơ quan thú y mà mổ thịt chia nhau ăn; chất thải không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường, có nơi người dân không chủ động tiêu hủy gia súc mắc bệnh hoặc chờ lợn chết mới cho tiêu hủy… dẫn tới dịch bệnh lây lan nhanh trên diện rộng.
Một số nơi dịch tái phát từ ổ dịch cũ, hoặc phát sinh tại các hộ tiếp giáp, gần khu vực chăn nuôi với các hộ đã xảy ra dịch bệnh từ năm 2019. Từ đó, dịch bệnh lây lan sang các bản, xã, phường khác trong khu vực.
Một số nơi lợn giống mua về không có nguồn gốc rõ ràng, không có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển của cơ quan thú y. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ hiện vẫn chiếm tỷ lệ cao, trong khi đó lại chưa đảm bảo an toàn sinh học. Nhiều hộ chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư, đặc biệt tại một số địa phương phương thức chăn nuôi lợn thả rông của người dân còn phổ biến làm dịch bệnh lây lan nhanh và gây khó khăn trong công tác chống dịch.
Một số hộ sử dụng trực tiếp thức ăn cho lợn từ nguồn thức ăn thừa thu gom tại các nhà hàng, bếp ăn của khu công nghiệp mà không qua xử lý nhiệt; sử dụng nước ao, hồ, kênh, mương chưa qua xử lý để tắm cho lợn, cho lợn uống.
Do giá lợn rất cao từ đầu năm đến nay, nên người chăn nuôi tập trung tăng đàn, tái đàn trong điều kiện chăn nuôi có độ an toàn thấp, khó áp dụng các biện pháp phòng dịch bền vững. Việc quản lý, đăng ký kê khai tái đàn từ cấp xã thực hiện chưa tốt, một bộ bận người chăn nuôi còn chậm báo cáo dịch (tự chữa trị với hy vọng khắc phục thiệt hại phần nào vì giá lợn rất cao trong khi chưa rõ ràng về mức hỗ trợ tiêu hủy)…
Bên cạnh đó, việc hệ thống thú y cấp huyện nhiều nơi bị xáo trộn, mạng lưới thú y cơ sở mỏng, yếu nên công tác giám sát, quản lý dịch bệnh thực hiện chưa tốt. Chính quyền một số địa phương chưa thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực thú y, chưa xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch.

Bệnh viêm da nổi cục có nguy cơ lây lan nhanh
Theo Cục Thú y, từ đầu tháng 10/2020 đến 17/12/2020, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu bò đã lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam và hiện đã xảy ra 93 ổ dịch tại trên 93 xã thuộc 36 huyện của 12 tỉnh, thành phố (bao gồm: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Sơn La, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Nghệ An và Quảng Trị), làm tổng số 1.271 con trâu, bò mắc bệnh, trong đó có trên 193 con chết, buộc phải tiêu hủy.
Cục Thú y nhận định thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh VDNC tiếp tục lây lan nhanh, ở phạm vi rộng là rất cao. Bởi đây là bệnh lần đầu tiên xuất hiện và Việt Nam, chưa có vacxin phòng bệnh.
Bệnh VDNC có các véc tơ truyền bệnh (gồm ruồi, muỗi, ve, mòng,… hút máu, truyền bệnh…) là yếu tố chính làm dịch bệnh rất dễ lây lan, khó kiểm soát. Tình hình chăn thả trâu, bò trên các cánh đồng, bãi chăn thả chung còn khá phổ biến. Nhu cầu vận chuyển, giết mổ trâu, bò cuối năm 2020 và đầu năm 2021 gia tăng mạnh.
Bên cạnh đó, điều kiện các hộ chăn nuôi, nhất là tại các tỉnh miền núi còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn khi áp dụng các biện pháp phòng bệnh… Vì vậy trong thời gian tới, bệnh VDNC có thể sẽ xuất hiện thêm tại nhiều địa phương

Hiện nay, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu khẩn cấp vacxin phòng bệnh, nhưng cần 02 đến 03 tuần nữa để đánh giá vô trùng, an toàn trước khi hướng dẫn sử dụng rộng rãi. Hiện nay, phía đối tác của Jordan cũng đã có văn bản đề nghị hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam 40.000 liều vacxin phòng bệnh VDNC.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh VDNC, tại hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai công tác năm 2021 ngày 19/12 của Cục Thú y, một số đơn vị thuộc Cục Thú y đề xuất, có thể cân nhắc xem xét việc tạm thời ngừng vận chuyển trâu bò từ Bắc vào Nam, hoặc áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm soát vận chuyển nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh này trong thời gian tới…

Đề nghị tiêm vaccine thí điểm phòng bệnh viêm da nổi cục trên gia súc
Đến nay, bệnh viêm da nổi cục trên gia súc xuất hiện ở ba xã là Bình Long, Liên Minh, huyện Võ Nhai và Tiên Phong, thị xã Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên làm hơn 20 con bò mắc bệnh, trong đó ba con bê đã chết. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tỉnh Thái Nguyên đề nghị Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tiêm vaccine thí điểm phòng bệnh ở các xã nêu trên.
20-12-2020, 09:12 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/de-nghi-tiem-vaccine-thi-diem-phong-benh-viem-da-noi-cuc-tren-gia-suc-628798/
Những con gia súc bị bệnh viêm da nổi cục, trên cơ thể xuất hiện rất nhiều cục lớn, nhỏ, làm thể trạng gia súc gầy yếu. Là bệnh truyền nhiễm, lây lan khi gia súc mắc bệnh tiếp xúc với gia súc khỏe mạnh; qua côn trùng, như ruồi, muỗi đốt gia súc mắc bệnh rồi truyền bệnh cho gia súc chưa mắc bệnh.
Thời gian qua, Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản Thái Nguyên đã phối hợp các gia đình theo dõi, giám sát, tích cực điều trị, nuôi dưỡng, cách ly gia súc mắc bệnh; phun sát trùng tiêu độc mầm bệnh, tiêu diệt côn trùng nên từ đầu tháng 12- 2020 đến nay không phát sinh trâu, bò mắc bệnh.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản Thái Nguyên Lê Thị Quỳnh Hương cho biết: Trước tình hình bệnh viêm da nổi cục có nguy cơ lây lan, chúng tôi đề nghị Cục Thú y tiêm vaccine thí điểm phòng bệnh này ở các xã có gia súc mắc bệnh.

Bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò là gì, nguy hiểm ra sao?
Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò có khả năng lây lan qua nhiều con đường. Bệnh đã có mặt nhiều nước Châu Á, nguy cơ lây lan sang Việt Nam rất cao.
01/11/2020 , 17:05 https://nongnghiep.vn/benh-viem-da-noi-cuc-tren-trau-bo-la-gi-nguy-hiem-ra-sao-d276740.html
Bệnh viêm da nổi cục trâu, bò lần đầu xuất hiện tại Việt Nam
01/11/2020 , 14:40 https://nongnghiep.vn/benh-viem-da-noi-cuc-trau-bo-lan-dau-xuat-hien-tai-viet-nam-d276734.html
Theo Cục Thú y: Bệnh viêm da nổi cục (tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSD), còn được gọi là bệnh da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại virrus thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Virrus viêm da nổi cục không lây nhiễm và không gây bệnh trên người.

Nguy cơ lây lan bệnh từ Trung Quốc vào Việt Nam rất cao
Trên thế giới, trong những năm vừa qua, bệnh viêm da nổi cục đã lây lan nhanh từ nước này qua nước khác, đặc biệt là bệnh đã xuất hiện tại tỉnh Trung Quốc chỉ cách biên giới Việt Nam khoảng 200 km, nên nguy cơ dịch bệnh lây lan sang Việt Nam là rất cao.
Việc buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ trâu, bò và sản phẩm của trâu, bò nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc vẫn xẩy ra nhiều.
Lượng khách đi du lịch từ các nước qua đường bộ, đường hàng không và đường biển vào Việt Nam rất lớn, nhất là khách từ các nước Châu Á thường có thói quen mang theo thực phẩm có chứa thịt trâu, bò nên có thể đưa mầm bệnh viêm da nổi cục vào Việt Nam.

Sự nguy hiểm của bệnh viêm da nổi cục trâu bò | VTC16 – 6.038 Aufrufe •24.11.2020
Bệnh viêm da nổi cục còn được gọi là bệnh da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại virrus thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Virrus viêm da nổi cục có lây nhiễm không và có gây bệnh trên người không?

Veröffentlicht 20. Dezember 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Regierung stellt neue Maßnahmen für US-Schweinefleischimporte vor – Theo Bộ Y tế và Phúc lợi: sang năm tới tại thị trường Đài Loan có khả năng sẽ không thấy bán sản phẩm thịt lợn có chứa chất tạo nạc Ractopamine   Leave a comment

Theo Bộ Y tế và Phúc lợi: sang năm tới tại thị trường Đài Loan có khả năng sẽ không thấy bán sản phẩm thịt lợn có chứa chất tạo nạc Ractopamine

-Phiên họp vào ngày 26/11 của Viện Hành chính đã thông qua “Biện pháp quản lý toàn diện mặt hàng thịt lợn nhập khẩu”, theo đó sẽ kiểm soát quản lý việc nhập khẩu thịt lợn có chứa Ractopamine theo 5 phương diện gồm: tới Mỹ kiểm tra nhà máy, tăng thêm mã hàng, kiểm nghiệm theo từng lô hàng, nhãn mác rõ ràng và kiểm tra nghiêm ngặt. Bộ Y tế và Phúc lợi bày tỏ, sang năm tới tại thị trường Đài Loan có khả năng sẽ không thấy bán sản phẩm thịt lợn có chứa chất tạo nạc Ractopamine.
26 November, 2020 https://vn.rti.org.tw/news/view/id/2004455
>>> anhyeuem66.wordpress.com/2020/11/25/den-geltenden-vorschriften-nach-durfen-bereits-an-covid-19-erkranktetaiwaner-nicht-nach-taiwan-einreisen-%e5%8f%b0%e6%b9%be%e6%95%b0%e5%8d%81%e4%b8%aa%e5%9b%a2%e4%bd%935%e4%b8%87%e4%ba%ba%e4%b8%8a/
Phiên họp vào ngày 26/11 của Viện Hành chính đã thông qua “Biện pháp quản lý toàn diện mặt hàng thịt lợn nhập khẩu”, theo đó sẽ kiểm soát quản lý việc nhập khẩu thịt lợn có chứa Ractopamine theo 5 phương diện gồm: tới Mỹ kiểm tra nhà máy, tăng thêm mã hàng, kiểm nghiệm theo từng lô hàng, nhãn mác rõ ràng và kiểm tra nghiêm ngặt.
Tại cuộc họp báo sau khi kết thúc phiên họp của Viện Hành chính, Thứ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Tiết Hóa Nguyên cho biết, những doanh nghiệp mới chưa từng nhập khẩu thịt lợn vào Đài Loan, cần phải thông qua thủ tục kiểm tra khảo sát nhà máy, xác nhận tất cả đều đáp ứng được quy định của chính phủ, thì mới được phép nhập khẩu sản phẩm thịt vào Đài Loan; còn sản phẩm của các doanh nghiệp đã từng nhập khẩu thịt lợn vào Đài Loan thì sẽ phải kiểm nghiệm từng lô. Ông Tiết Hóa Nguyên cho biết, do vấn đề dịch bệnh nên tạm hoãn công tác kiểm tra khảo sát nhà máy, Bộ Y tế và Phúc lợi vẫn đang đàm phán thảo luậ với phía Mỹ,
Ông Tiết Hóa Nguyên cho biết, hiện nay có tổng cộng 360 cơ sở giết mổ có nhập khẩu thịt lợn của nước ngoài, bởi vì vẫn chưa bắt đầu đăng ký, do vậy không thể biết được sau khi chính sách mở cửa nhập khẩu thịt lợn có chứa Ractopamine bắt đầu có liệu lực từ ngày 1/1/2021 thì sẽ có bao nhiêu cơ sở mới đăng ký nhập khẩu thịt lợn có chứa Ractopamine, hơn nữa đã có các cơ sở cũ từng nhập khẩu thịt lợn có thể trực tiếp nhập khẩu, nhưng tỷ lệ thị phần khá thấp; do nên sau ngày 1/1 năm tới có khả năng sẽ xảy ra tình trạng sau khi đã mở cửa cho nhập sản phẩm thịt lợn có chứa Ractopamine, nhưng trên thị trường không thấy bán sản phẩm thịt lờn này. Ông Tiết Hóa Nguyên nói: “Đúng là có khả năng sẽ xảy ra tình huống như vậy, hiện tại vì chưa tới thời gian bắt đầu thực thi, vì vậy chưa có doanh nghiệp mới xin đăng ký. Về phần những doanh nghiệp nhập khẩu cũ, trước đây không nhập khẩu mặt hàng này, tới nay lại muốn nhập khẩu thịt lợn có chứa Ractopamine, chỉ cần hàm lượng Ractopamine nằm trong phạm vi cho phép, thì đều có thể chấp nhận cho nhập khẩu. Nhưng thịt lợn có chứa và không chứa Ractopamine trên thị trường giá cả chênh lệch khong đáng kể, tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp sẽ chọn sách lược kinh doanh thông minh.
Theo giám đốc Sở Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Ngô Tú Mai cho biết, tới Mỹ kiểm tra các nhà máy giết mổ gia súc sẽ tìm hiểu kiểm tra được những vấn đề liên quan gồm chăn nuôi gia súc bằng thức ăn, sử dụng thuốc và điều kiện vệ sinh của các cơ sở giết mổ. Năng lực kiểm tra nhà máy giết mổ của Sở Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm có thể đạt khoảng hơn 10 khu vực trong 1 năm. Ông Tiết Hóa Nguyên chỉ ra, các doanh nghiệp cũ đã được cấp phép nhập khẩu đại đa số là các doanh nghiệp có biểu hiện rất tốt, theo thông tin ghi chép về những đợt kiểm tra trước đây đều không có tình trạng vi phạm. Sau ngày 1/1 sang năm, các doanh nghiệp đã được cấp phép cũ nếu nhập thịt lợn từ nươc ngoài phải kiểm nghiệm từng lo, nếu có chứa Ractopamine thì phải đạt tiêu chuẩn về hàm lượng an toàn cho phép, nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định.

Regierung stellt neue Maßnahmen für US-Schweinefleischimporte vor
26 November, 2020 https://de.rti.org.tw/news/view/id/2003248
Die Regierung hat heute eine Reihe von Maßnahmen vorgestellt, die die Lebensmittelsicherheit von Schweinefleischimporten aus den USA ab Beginn 2021 sicherstellen sollen.
Ab dem 1. Januar gelten neue Importlockerungen, die auch die Einfuhr von US-Schweinefleisch mit Tierarzneirückständen erlauben.
Premierminister Su Tseng-chang (蘇貞昌) stellte heute fünf Maßnahmen vor, um möglichen Bedenken zur Sicherheit der Importe zu begegnen.
Dazu gehören Inspektionen bei den Herstellern in den USA, neue Artikelnummern, eindeutige Beschriftungen sowie strengere Kontrollen an den Grenzen.
Der Generalsekretär der Regierung Li Meng-yen (李孟諺) sagte: „Um die Bedenken der Bürger zu zerstreuen, werden wir uns ihre Forderungen anhören und konkrete Maßnahmen überlegen. Die vom Gesundheitsministerium verabschiedeten Kontrollen werden die Gesundheit der Menschen im Land sicherstellen.“
Die Inspektionen bei Herstellern in den USA betreffen demnach Schlachthöfe, die bisher noch nie Produkte nach Taiwan eingeführt haben.
Die Artikelnummern sollen die Herkunft von Schweinefleisch verfolgbar machen. Die deutlichen Beschriftungen sollen die Verbraucher über die Herkunft der Produkte informieren.
Zugleich billigte die Regierung ein Budget von 320 Millionen Taiwan-Dollar für mehr Inspektionen der Fleischprodukte an den Grenzen.
Dabei soll laut Regierungsangaben überprüft werden, ob die geltenden Höchstwerte für Rückstände von Tierarzneimitteln eingehalten werden. Fehlende oder falsche Beschriftungen würden bestraft.
Premierminister Su wies auch auf eine neue Regelung für das Mittagessen an Schulen hin.
Demnach habe das Bildungsministerium beschlossen, dass ab dem 1. Januar an Schulen nur Fleischprodukte aus Taiwan verarbeitet werden dürften. Mischungen oder Fälschungen würden schwer bestraft, so Su.

Thủ tướng Tô Trinh Xương trích dẫn Chuyện hai thành phố trong báo cáo thực thi chính sách, kêu gọi mọi người cùng nỗ lực hướng đến thế giới
Ngày 27/11, Thủ tướng Tô Trinh Xương lần thứ 13 đến Viện Lập pháp báo cáo thực thi chính sách và trả lời chất vấn, lúc Ủy viên lập pháp thuộc đảng Sức mạnh thời đại là Khưu Hiển Trí đặt câu hỏi, đã bị các Ủy viên thuộc đảng Quốc dân quấy nhiễu, phải đứng lên trên ghế để phát biểu (Ảnh: CNA)
27 November, 2020 https://vn.rti.org.tw/news/view/id/2004460
Sau khi bị đoàn đảng Quốc dân tẩy chay 12 lần, ngày 27/11, Thủ tướng Tô Trinh Xương đã hoàn thành báo cáo thực thi chính sách dưới sự hộ tống của Ủy viên lập pháp thuộc đảng Dân tiến. Mặc dù Ủy viên lập pháp thuộc đảng Quốc dân bất mãn vì chính phủ mở cửa cho phép nhập khẩu thịt heo có chứa chất tạo nạc Ractopamine, đồng thời thực hiện những hành động tẩy chay như hú còi, ném nội tạng heo, để quấy nhiễu bài báo cáo của Thủ tướng, nhưng nhờ có các Ủy viên của đảng Dân tiến toàn lực hộ tống, Thủ tướng Tô Trinh Xương đã có thể lên bục và hoàn tất việc báo cáo.
Trong báo cáo, Thủ tướng Tô Trinh Xương bày tỏ, trong lúc cả thế giới đã có hơn 60 triệu người nhiễm viêm phổi COVID-19, rất nhiều quốc gia đều phải phong tỏa biên giới, phong tỏa thành phố, đóng cửa trường học, Đài Loan vẫn có thể mở hội nghị, đi học, thưởng thức pháo hoa ngày Quốc Khánh, xem bóng chày như bình thường, Đài Loan là mảnh đất lành trong thời loạn thế. Thủ tướng Tô Trinh Xương nói, mặc dù Đài Loan bị Trung Quốc chèn ép, Trung Quốc ngang ngược không nói lý lẽ, thậm chí liệt ông vào trong danh sách “tội phạm chiến tranh”, nhưng ông vẫn không sợ hãi lo lắng, sẽ bảo vệ sức khỏe của người dân toàn quốc.
Thủ tướng Tô Trinh Xương chỉ ra, kể từ ngày đầu tiên ông nhậm chức, ông đã lập tức quản lý nghiêm khắc đối với dịch tả heo châu Phi, ông vẫn luôn cố gắng vì quốc gia này, vì mảnh đất này, bởi vì ông biết rõ, trên vai ông gánh vác trọng trách đối với quốc gia này. Và dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Thái Anh Văn, những năm qua, quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ ngày càng chặt chẽ hơn, đảng cầm quyền hay đảng đối lập đều nhất thiết phải hướng đến quốc tế, nếu như muốn bắt nhịp với mạng lưới kinh tế thương mại quốc tế, bất luận là chính đảng nào cầm quyền, cũng phải đi bước đi này, bởi vì tất cả đều là vì Đài Loan..
Về vấn đề mở cửa cho phép nhập khẩu thịt heo có chứa chất Ractopamine gây lo ngại về an toàn thực phẩm, ông Tô Trinh Xương cũng lần nữa nhắc lại về quyết tâm của mình, chính phủ sẽ đưa ra 5 biện pháp quản lý gồm kiểm tra nhà máy, kiểm tra xét nghiệm từng lô hàng, truy xuất nguồn mã hàng, nhãn mác rõ ràng và kiểm tra thị trường, bảo đảm sức khỏe cho toàn dân.
Ông Tô Trinh Xương nói: “Về vấn đề an toàn thực phẩm mà người dân toàn quốc đều đang quân tâm, tôi đảm bảo, nhất định sẽ quản lý nghiêm ngặt như cách chúng ta đã phòng chống dịch tả heo châu Phi và dịch viêm phổi COVID-19.
Ông Tô Trinh Xương nhấn mạnh, trong thời gian này, bất kể là chuyển đổi ngành nghề, phát triển kinh tế, chăm sóc toàn dân, cân bằng trong xây dựng, dân chủ nhân văn, chính phủ đều tích cực xúc tiến, và cũng đã đạt được nhiều thành tích, tuy nhiên đội ngũ hành chính không được tự mãn.
Thủ tướng cũng trích dẫn nội dung trong tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới là Chuyện hai thành phố, kêu gọi mọi người rằng tất cả đều là người trên cùng một con thuyền, đã cùng vượt qua được một năm đầy gian khó này, “Đây là thời đại tăm tối nhất và cũng là thời đại tốt nhất”, “Đây là một mùa tăm tối và cũng là một mùa tươi sáng “, “Chúng ta có tất cả, nhưng cũng có thể sẽ trở nên không có gì”, Đài Loan là nơi chúng ta sinh sống, hy vọng mọi người có thể cùng nỗ lực hướng đến thế giới.

Premierminister verspricht effiziente Kontrolle von Schweinefleischimporten
27 November, 2020 https://de.rti.org.tw/news/view/id/2003254
Premierminister Su Tseng-chang (蘇貞昌) hat heute im Parlament Bericht erstattet.
Oppositionsabgeordnete protestierten scharf gegen die geplante Öffnung Taiwans für Importe von Schweinefleisch mit Rückständen des Futtermittelzusatzes Ractopamin aus den USA. Abgeordnete der größten Oppositionspartei KMT versuchten die Berichterstattung durch den Premierminister erneut zu verhindern.
Premierminister Su sagte in seinem Bericht, es werde effiziente Kontrollen geben, darunter Inspektionen bei den Fleischunternehmen in den USA vor Ort und eindeutige Herkunftsauszeichnung der Waren: „Ich versichere, dass bei der Lebensmittelsicherheit die Bestimmungen und Kontrollen genauso effizient und streng sein werden wie beim Verhindern der Einschleppung der Afrikanischen Schweinepest und bei der Eindämmung von COVID-19.
Taiwan müsse sich gegenüber der Welt öffnen und sich mit der globalen Wirtschaft vernetzen, so der Premierminister.
Eine Auszeichnung von Schweinefleisch als „mit oder ohne Ractopamin“ wie von einem Oppositionsabgeordneten gefordert, ist gemäß Wirtschaftsministerin Wang Mei-hua (王美花) kaum umsetzbar. Dies würde außerdem möglicherweise gegen WTO-Richtlinien verstoßen.
Die Forderung nach Bildung einer „Ractopamin-Schweinefleisch Taskforce“ beantwortete der Premierminister positiv.
Abgeordnete der größten Oppositionspartei KMT hatten den Premierminister bereits mehrmals daran gehindert, Bericht im Parlament zu erstatten.
Heute kam es zu teilweise handgreiflichen Auseinandersetzungen, bei denen KMT-Abgeordnete ihrem Protest auch durch den Einsatz von Schweineinnereien Nachdruck verliehen.
Ab nächstes Jahr sollen Importe von Schweinefleisch mit Ractompaminrückständen nach Taiwan ermöglicht werden.
Das Verbot war ein Haupthindernis beim Handel mit den USA.

Veröffentlicht 28. November 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Den geltenden Vorschriften nach dürfen bereits an Covid-19-Erkrankte(Taiwaner) nicht nach Taiwan einreisen – 台湾数十个团体5万人上街 反对民进党当局荒唐施政 – 50.000 Menschen aus Dutzenden von Gruppen in Taiwan gingen auf die Straße um sich der absurden Verwaltung der DPP-Behörden zu widersetzen – Schweinefleisch und amerikanischem Rindfleisch mit Ractopamin (allgemein bekannt als Clenbuterol)   Leave a comment

Taiwanischer Covid-19-Patient aus Ghana nach Taiwan zurückgeflogen

Ein taiwanischer Covid-19-Patient ist heute an Bord eines medizinischen Charterflugs aus Ghana nach Taiwan zurückgekehrt. Angaben des Epidemie-Kommandozentrums zufolge ist der gesundheitliche Zustand des Manns kritisch.
23 November, 2020 https://de.rti.org.tw/news/view/id/2003230
Der Über-50-Jährige hatte das afrikanische Land im Februar aus geschäftlichen Gründen besucht und war am 5. November positiv auf das Covid-19-Coronavirus getestet worden. Nach seiner Erkrankung wurde der Mann in einem örtlichen Krankenhaus behandelt, wo sich sein Zustand jedoch nicht besserte.
Die Familie des Manns beantragte darum beim Epidemie-Kommandozentrum eine Weiterbehandlung in Taiwan. Den geltenden Vorschriften nach dürfen bereits an Covid-19-Erkrankte nicht nach Taiwan einreisen. Die Behörde gab dem Antrag mit Verweis auf die unzureichende Versorgung in Ghana dennoch statt.
Nach seiner Rückkehr sei der Patient umgehend in ein Krankenhaus geliefert worden, so das Epidemie-Kommandozentrum. Damit stieg die Gesamtzahl der Covid-19-Fälle in Taiwan auf 618 an. 526 davon gelten als importiert. Innerhalb Taiwans hatte es laut Behörde zuletzt am 12. April eine Ansteckung mit dem Virus gegeben.

Der Abgeordnete Chiang Wan-an (蔣萬安) von der oppositionellen KMT äußerte im Gesundheits- und Umweltausschuss des Parlaments heute Zweifel, ob Staatsbürger an der Einreise gehindert werden dürfen.
23 November, 2020 https://de.rti.org.tw/news/view/id/2003232
Es bestünden verfassungsrechtliche Fragen, ob ein derartiges Vorgehen verhältnismäßig und notwendig sei, so Chiang.

Die Regierung wird ihr Bestes tun um die US-amerikanische Schweineschlachtanlage in den USA besuchen zu dürfen
Còn về việc bộ trưởng Trần Thời Trung hứa sẽ cử nhân viên sang Mỹ khảo sát công xưởng thịt heo của Mỹ trước khi Đài Loan cho nhập thịt heo chứa chất tạo nạc của Mỹ , thứ trưởng bộ Y tế và Phúc lợi Thạch Sùng Lương cho biết là không cần thiết.
24 November, 2020 https://vn.rti.org.tw/news/view/id/2004442
Bộ trưởng Trần Thời Trung hồi ứng, kế hoạch này vẫn không thay đổi và đang được tiến hành, chính phủ sẽ cố gắng hết sức để có thể sang Mỹ khảo sát công xưởng giết mổ heo của Mỹ.

50.000 Menschen aus Dutzenden von Gruppen in Taiwan gingen auf die Straße um sich der absurden Verwaltung der DPP-Behörden zu widersetzen
2020-11-22 21:33:49 http://www.xinhuanet.com/tw/2020-11/22/c_1126772472.htm
台湾数十个团体5万人上街 反对民进党当局荒唐施政
Mehr als 50 Gruppen und politische Parteien in ganz Taiwan starteten am 22. März in Taipeh einen Marsch, um sich den DPP-Behörden zu widersetzen, die Importe von amerikanischem Schweinefleisch und amerikanischem Rindfleisch mit Ractopamin (allgemein bekannt als Clenbuterol) zu öffnen, und lehnten den Antrag des Zhongtian News Channel auf Erneuerung der Lizenz usw. grob ab. . Die Organisatoren gaben bekannt, dass mehr als 50.000 Menschen an der Parade teilgenommen haben.
Seit die DPP-Behörden im Mai dieses Jahres eine neue Amtszeit von vier Jahren eröffnet haben, haben die Regierungsbehörden Kontroversen und Kritik explodiert, unter anderem: Ende August wurde ohne Vorwarnung Ende August bekannt gegeben, dass Ractopamin-haltiges amerikanisches Schweinefleisch und 30 Der Import von US-Rindfleisch über einen Monat wurde aus allen Gesellschaftsschichten heftig kritisiert. Zivile Organisationen gründeten die „Nichtregierungs-Anti-Clenbuterol-Giftkoalition“ und sprachen sich weiterhin dagegen aus. Am 18. November stellte das „Kommunikationskomitee“ der Behörden einen beispiellosen Antrag beim Zhongtian News Channel auf Ersatz. Die Entscheidung, im Fall der Lizenzerteilung „keine Lizenzänderung zu gewähren“, führte dazu, dass der Zhongtian News Channel effektiv „geschlossen“ wurde, was zu einem Kochen der öffentlichen Meinung führte.Am 22. um 13:00 Uhr versammelten sich mehr als 50 Arbeits-, Umweltschutz-, Verbraucher-, Ernährungssicherheits- und andere Gruppen und politische Parteien aus verschiedenen Landkreisen und Städten Taiwans in der Nähe des Büros der Führer der taiwanesischen Behörden. Die Menschen hielten hohe Transparente, Werbetafeln und Slogans in der Hand und riefen ständig „Anti-Lai-Schwein, Schutz der Lebensmittelsicherheit„, „Weigerung, Clenbuterol zu essen„, „Anti-Zoll-Taiwan, Unterstützung für Zhongtian“ und andere Forderungen und forderten die DPP-Behörden auf, relevante Verwaltungsanweisungen zurückzuziehen und zurückzukehren Tsai Ing-wen, der Führer der Behörden, und Su Zhenchang, der Leiter der Verwaltungsbehörde, müssen sich entschuldigen und zurücktreten.
Im Verlauf der Parade schlossen sich immer wieder Menschen an, und die Menschen auf dem Weg jubelten der Parade zu. Die Organisatoren sagten, wenn der Gesetzgeber im nächsten Monat für den Import des Clenbuterol enthaltenden amerikanischen Schweins und Viehs stimmen würde, würden sie die Menschen auffordern, wieder auf die Straße zu gehen.
Gegen 16:30 Uhr posteten die Teilnehmer der Demonstration dicht gepackte „Drogen“ -Slogans vor dem DPP-Zentralkomitee und verteilten sich allmählich.
台湾各地50多个团体和政党22日在台北发起游行,反对民进党当局开放含莱克多巴胺(俗称瘦肉精)美国猪肉和美国牛肉进口、粗暴驳回中天新闻台换发执照申请等荒唐施政。主办方宣布,逾5万民众参加游行。
民进党当局今年5月开启新的四年任期以来,执政接连引爆争议与批判,主要包括:在没有与社会做任何沟通情形下,8月底无预警宣布2021年开放含莱克多巴胺美国猪肉和30月龄以上美国牛肉进口,遭各界强烈批评,民间团体成立了“民间反瘦肉精毒猪联盟”持续表达反对;11月18日,当局“通讯传播委员会”史无前例地对中天新闻台申请换发执照案作出“不予换照”的决定,导致中天新闻台将被实质“关台”,引发舆论沸腾。
22日13时许,50多个来自台湾各县市的劳工、环保、消费者、食安等团体和政党在台当局领导人办公场所附近集合。人们高举旗帜、看板、标语,不断高喊“反莱猪,护食安”“拒吃瘦肉精”“反关台,挺中天”等诉求,要求民进党当局撤回相关行政命令,还要求当局领导人蔡英文、行政机构负责人苏贞昌道歉、下台负责。
游行队伍前进过程中,不断有人加入,沿路有民众为游行队伍加油打气。主办方表示,若下个月当局立法机构表決通过含瘦肉精的美猪美牛进口,届时将会再号召人们上街头。
16时30分许,参与游行者在民进党中央党部外的拒马上贴上密密麻麻的“毒”字标语后,逐渐散去。

Veröffentlicht 25. November 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , , ,

In Nghe An ist die afrikanische Schweinepest wieder gestiegen. Bis zum 27. September hatten 35 Gemeinden in 12 Bezirken und Städten der Provinz diese Epidemie – Bệnh dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát trở lại trên địa bàn Nghệ An. Đến ngày 27/9, 35 xã của 12 huyện, thành trong tỉnh đã có bệnh dịch này – Warum tritt die afrikanische Schweinepest in Nghe An wieder auf? – Vì sao dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát ở Nghệ An?   Leave a comment

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại 12 huyện, thành của Nghệ An

Bệnh dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát trở lại trên địa bàn Nghệ An. Đến ngày 27/9, 35 xã của 12 huyện, thành trong tỉnh đã có bệnh dịch này.
27/09/2020 08:13 https://baonghean.vn/dich-ta-lon-chau-phi-bung-phat-tai-12-huyen-thanh-cua-nghe-an-274708.html
Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Trong thời gian qua, bệnh dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát tại 12 địa phương với 35 xã đang có dịch.
Cụ thể: Kỳ Sơn 2 xã, Nghi Lộc 6 xã, Quế Phong 5 xã, Hưng Nguyên 8 xã, Quỳ Hợp 2 xã, Tương Dương 2 xã, Anh Sơn 3 xã, TP Vinh 3 xã. Các huyện: Yên Thành, Con Cuông, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, mỗi huyện có 1 xã.

Ông Ngô Đức Quỳnh – Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo: Bệnh dịch tả lợn châu Phi đã tái phát trở lại trên địa bàn tỉnh từ đầu tháng 9 đến nay, đặc biệt là sau đợt mưa lũ vừa rồi, dịch tiếp tục tái phát. Dự báo trong thời gian tới đây bệnh dịch này sẽ bùng phát mạnh hơn.
Để phòng dịch bệnh, người chăn nuôi cần tiêm phòng vắc-xin các loại bệnh dịch khác và chăn nuôi an toàn sinh học; không nên mua thực phẩm của những người đi bán rong, khi có lợn ốm không được bán chạy, không sử dụng thức ăn thừa tại các nhà hàng, quán ăn… Người dân nên mua vắc-xin tiêm phòng tại trung tâm dịch vụ nông nghiệp của huyện để đảm bảo hệ miễn dịch cao và có căn cứ làm hồ sơ hỗ trợ của Nhà nước khi xảy ra dịch“ – ông Ngô Đức Quỳnh khuyến cáo.

Warum tritt die Schweinepest in Nghe An wieder auf?Vì sao dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát ở Nghệ An?

Từ đầu tháng 9 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát tại nhiều huyện trên địa bàn Nghệ An, trong đó ’nóng‘ nhất là huyện Hưng Nguyên.
29/09/2020 11:53 https://baonghean.vn/vi-sao-dich-ta-lon-chau-phi-tai-bung-phat-o-nghe-an-274803.html
27/09/2020 08:13 https://baonghean.vn/dich-ta-lon-chau-phi-bung-phat-tai-12-huyen-thanh-cua-nghe-an-274708.html
Toàn tỉnh tiêu hủy 1.244 con lợn
Trong tháng 9 này, huyện Hưng Nguyên hầu như ngày nào cũng tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi. Trong khi giá lợn đang ở mức cao, thì dịch bệnh đã gây thiệt hại lớn đối với người dân.
Xã Hưng Nghĩa là địa phương có số lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi nhiều nhất huyện tại thời điểm này. Ông Nguyễn Văn Đệ – Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Nghĩa cho biết: Bệnh dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát trên địa bàn xã từ ngày 11/9. Đến ngày 28/9, toàn xã đã buộc phải tiêu hủy 55 con lợn, tổng trọng lượng 4,3 tấn.
Hiện nay, các hộ chăn nuôi lợn đang tích cực phòng dịch bằng mọi cách: Rắc vôi bột, phun hóa chất khử trùng hàng ngày, chuồng trại được che chắn kín, tuyệt đối không cho người ngoài vào.
Cùng đó, xã tiếp nhận 60 lít hóa chất, cấp cho các hộ dân tự phun; trích ngân sách mua vật tư phục vụ công tác tiêu hủy lợn.
Trong đợt tái phát dịch lần này, tính đến ngày 28/9, trên địa bàn huyện Hưng Nguyên đang có 8 xã chưa qua 21 ngày dịch, gồm: Hưng Nghĩa, Hưng Mỹ, Xuân Lam, Hưng Trung, thị trấn, Hưng Yên Bắc, Hưng Thông và Hưng Đạo; với 51 hộ có lợn bị nhiễm dịch; tổng số lợn bị tiêu hủy 200 con, tổng trọng lượng trên 13 tấn.
Ông Hoàng Đức Ân – Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hưng Nguyên cho biết: Trong đợt dịch tái bùng phát này, huyện đã cấp gần 400 lít hóa chất cho 14 xã, thị trấn tổ chức phun khử trùng tiêu độc.
Theo số liệu của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, tính đến ngày 28/9, trên địa bàn Nghệ An đang có 37 xã của 12 huyện chưa qua 21 ngày dịch. Bao gồm các huyện: Kỳ Sơn 3 xã; Nghi Lộc 7 xã; Quế Phong 5 xã; Hưng Nguyên 8 xã; Thành phố Vinh 3 phường, xã; Tương Dương 3 xã; Anh Sơn 3 xã; các huyện: Yên Thành, Quỳnh Lưu, Diễn Châu và Con Cuông, mỗi huyện có 1 xã. Tổng số lợn đã tiêu hủy 1.244 con.

Vì sao dịch tái bùng phát? Warum wiederholt sich die Epidemie?
Nguyên nhân bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên địa bàn xã, ông Nguyễn Văn Đệ – Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Nghĩa cho rằng: Trong số 13 hộ có lợn vừa bị nhiễm dịch thì phần nhiều là tái phát sau đợt dịch của năm 2019. Do giá lợn đang cao, nên khi lợn bị ốm, các hộ dân cố chữa trị, đến khi lợn chết mới khai báo, nên mầm bệnh ủ lâu trong chuồng trại, phát tán ra bên ngoài.
Một cán bộ thú y của huyện Hưng Nguyên chia sẻ, đa phần số lợn bị bệnh do người dân báo lên, chúng tôi đến lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm đã chết.
Ông Ngô Đức QuỳnhPhó Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho rằng:
Nguyên nhân bệnh dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, là do mầm bệnh lưu hành rộng rãi trong đàn vật nuôi và trong môi trường chăn nuôi. Giá lợn đang cao nên khi lợn bị bệnh, người dân không khai báo cho chính quyền địa phương mà bán chạy, hoặc tự giết mổ lợn bệnh chia nhau thịt về sử dụng, làm mầm bệnh lây lan khó kiểm soát. Một số hộ tự ý tái đàn khi chưa đảm bảo về điều kiện vệ sinh phòng bệnh; tận dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý cho lợn ăn.
Do thời tiết phức tạp, mầm bệnh tồn lưu trong môi trường… gặp thời tiết bất lợi cho vật nuôi, dịch bệnh sẽ bùng phát và lây lan. Cùng đó, đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh theo quy định, nên không có miễn dịch đối với các bệnh khác.
Trên địa bàn tỉnh, nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm phần lớn, không áp dụng đầy đủ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, trong khi đó hiện đang giai đoạn thời tiết chuyển mùa, tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại, phát tán. Trong khi đó, hoạt động vận chuyển, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật tại nhiều địa phương chưa được kiểm soát chặt chẽ… Vì vậy, trong thời gian tới nguy cơ các loại dịch bệnh, trong đó bệnh dịch tả lợn châu Phi sẽ tiếp tục lây lan, phát tán rất cao“ – ông Ngô Đức Quỳnh khuyến cáo.

Khó khăn nhất trong công tác phòng chống dịch là các xã không có cán bộ thú y, nên khi có lợn bị bệnh, người chăn nuôi không biết bệnh gì. Việc lấy mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm trước đây do cán bộ thú y xã thực hiện, thì nay do thú y huyện đảm nhiệm, trong khi đó đội ngũ thú y huyện mỏng, nên không kịp thời„. Ông Hoàng Đức ÂnTrưởng phòng NN&PTNT huyện Hưng Nguyên

 

 

Veröffentlicht 28. September 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Der Schweinefleischpreis stieg im Durchschnitt um 68,2% – Giá thịt lợn tăng bình quân 68,2%   Leave a comment

Giá thịt lợn tăng bình quân 68,2%

Biến động giá thịt lợn đã đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân sáu tháng đầu năm 2020 so cùng kỳ năm trước lên mức 4,19%. Đây là một thách thức lớn cho công tác điều hành kinh tế-xã hội năm 2020.
13-07-2020, 16:02 https://nhandan.com.vn/nhan-dinh/gia-thit-lon-tang-binh-quan-68-2–608482/
Theo Bộ Tài chính, ngay từ cuối năm 2019, giá thịt lợn đã đứng ở mức cao, bình quân tăng hơn 11% so với trước. (Ảnh minh họa: NDĐT)
0-1594631233650Giá thịt lợn tăng do nguyên nhân cung – cầu
Theo Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính), mặt bằng giá cả thị trường sáu tháng đầu năm 2020 diễn biến tăng, giảm đan xen do chịu ảnh hưởng của các yếu tố cung – cầu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Cụ thể, mặt bằng giá tăng cao vào tháng 1 do yếu tố quy luật dịp lễ Tết nhưng quay đầu giảm trong các tháng tiếp theo do tác động của dịch bệnh Covid 19 và dần hồi phục trở lại bình thường từ tháng 5, khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Giá cả một số mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu trong nước giảm 19,49% so cùng kỳ năm 2019, tác động làm CPI giảm 0,81%. Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến du lịch, hoạt động đi lại của người dân sau Tết giảm khiến giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 1,49%…, là yếu tố hỗ trợ kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, lạm phát bình quân sáu tháng đầu năm tăng 4,19% so bình quân cùng kỳ năm 2019; lạm phát cơ bản bình quân sáu tháng đầu năm tăng 2,81% so bình quân cùng kỳ năm 2019, chủ yếu do ảnh hưởng từ tăng giá thịt lợn.
Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, ngay từ cuối năm 2019, giá thịt lợn đã đứng ở mức cao, bình quân tăng hơn 11% so với trước.
Cụ thể, tháng 12-2019, giá thịt lợn đã tăng 49% so cùng kỳ năm 2018. Tính chung sáu tháng đầu năm 2020, giá thịt lợn tăng bình quân 68,2%, đóng góp 2,86% vào mức tăng 4,19% của CPI bình quân cùng giai đoạn, chiếm gần 2/3 mức tăng CPI bình quân, kéo theo đà tăng giá của các mặt hàng thực phẩm chế biến.
Giá thịt lợn tăng hoàn toàn do nguyên nhân cung – cầu. Nguồn cung thiếu do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi. Dịch bệnh này đã khiến sản lượng thịt lợn sáu tháng qua giảm 8,8%, đàn lợn giảm 7,5% so cùng kỳ năm ngoái. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, đơn vị liên quan thực hiện nhiều giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn giá mặt hàng thịt lợn” – bà Ngọc nói.
Tuy nhiên, đến hết tháng 5-2020 giá thịt lợn vẫn ở mức cao do nhu cầu tăng trong khi đó nguồn cung thịt lợn thiếu. Từ ngày 12-6, Việt Nam chính thức nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan về để nuôi, giết mổ làm thực phẩm, theo đó, giá lợn hơi trong nước giảm từ 2.000 đồng/kg đến 10.000 đồng/kg. Nhưng giá thịt lợn bán lẻ tại các chợ dân sinh tháng 6 vẫn tiếp tục tăng 3,36% so với tháng trước”, bà Ngọc giải thích.
TS Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tư vấn chính sách kinh tế của Thủ tướng cho rằng: “kéo giá thịt lợn xuống chỉ là giải pháp trước mắt. Quan trọng hơn, cần hình thành lại khâu phân phối trong nông nghiệp. Trong thị trường hiện đại, thành công thuộc về người nắm kênh phân phối”.
Bên cạnh đó, về phía người dân cũng cần đa dạng hóa thực phẩm, chuyển sang tiêu dùng các loại thực phẩm khác như thịt bò, gia cầm, trứng… để giảm dần áp lực cho nguồn cung thịt lợn. Tuy nhiên, thói quen này không phải có thể thay đổi trong ngày một ngày hai” – TS Nguyễn Đức Kiên đánh giá.

Các yếu tố tăng giá đột biến cuối năm
Nhiều dự báo của các tổ chức trong và ngoài nước đều chỉ rõ, kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng thấp, thậm chí tăng trưởng âm trong nửa cuối năm 2020 và có thể kéo dài sang những năm tiếp theo. Trong bối cảnh đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam không thể đạt mục tiêu 6,8% như kế hoạch dự kiến.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) vừa công bố hai kịch bản tăng trưởng kinh tế. Kịch bản 1: Tăng trưởng GDP 2,1%, xuất khẩu giảm 3,1%, thặng dư thương mại 1,7 tỷ USD, lạm phát 4,3%. Kịch bản 2: Tăng trưởng GDP 2,6%, xuất khẩu giảm 1,9%, thặng dư thương mại 2,1 tỷ USD, lạm phát 4,5%.
Do đó, việc kiểm soát lạm phát dưới 4% có ý nghĩa rất quan trọng cho mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng năm 2020.
Tổng cục thống kê kiến nghị, Chính phủ cần triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi không để phát sinh ổ dịch mới. Khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp chăn nuôi lớn, có kỹ thuật, kinh nghiệm phòng chống dịch đẩy nhanh tiến độ và quy mô tái đàn phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và giảm giá thịt lợn, góp phần kiểm soát lạm phát.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2020 dưới 4% là khả thi.
Theo PGS.TS. Nguyễn Bá Minh, Viện trưởng Kinh tế – Tài chính (Bộ Tài chính), có hai nhân tố chính tác động làm tăng CPI những tháng cuối năm.
Đó là giá nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới sẽ tăng trở lại khi dịch Covid-19 trên thế giới dần dần được khống chế và các hoạt động sản xuất, thương mại, giao lưu quốc tế được khôi phục.
Tình hình thiên tai, dịch bệnh ở Việt Nam vẫn còn diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi, hạn hán, xâm nhập mặn, nắng nóng và bão lũ cực đoan… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, cung – cầu hàng hóa trên thị trường và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Bên cạnh đó, cũng có ba yếu tố sẽ kiềm chế tốc độ tăng CPI: Tình hình dịch bệnh Covid-19; chiến tranh thương mại; xung đột chính trị trên thế giới còn nhiều bất ổn, khó lường… khiến cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa thể hồi phục được ngay và làm cho giá cả nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới khó tăng như kỳ vọng.
Cung – cầu thịt lợn ở Việt Nam những tháng cuối năm 2020 sẽ bớt căng thẳng, giá thịt lợn sẽ dần hạ nhiệt do các doanh nghiệp đang tích cực tái đàn và nhiều nơi đạt kết quả tốt.
Cả hệ thống chính trị của Việt Nam luôn chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bình ổn giá cả thị trường, điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát đã đề ra. Đây chính là yếu tố tích cực ổn định CPI.
PGS.TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) đánh giá: Công tác điều hành giá cả, kiểm soát lạm phát năm 2020 sẽ phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với các năm trước do thế giới đang trong cuộc khủng hoảng do Covid-19.
Áp lực làm phát là có nhưng có thể vượt qua, đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4% nếu các cơ quan điều hành chính sách thận trọng và chú trọng kiểm soát lạm phát, xem xét lại vấn đề giá của sách giáo khoa, giảm được giá thịt lợn. Đặc biệt là tiếp tục khẳng định niềm tin của thị trường vào kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô của Chính phủ” – PGS.TS. Ngô Trí Long khuyến nghị.

 

Veröffentlicht 14. Juli 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Ausbruch der afrikanischen Schweinecholera in 20 Provinzen und Städten – Dịch tả lợn Châu Phi tái phát tại 20 tỉnh, thành phố   Leave a comment

Dịch tả lợn Châu Phi tái phát tại 20 tỉnh, thành phố

Bộ NN-PTNT đề nghị UBND nhiều tỉnh thành trên cả nước khẩn trương kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát, lây lan diện rộng.
26/05/2020 , 14:43 https://nongnghiep.vn/dich-ta-lon-chau-phi-tai-phat-tai-20-tinh-thanh-pho-d265130.html
Bộ NN-PTNT cảnh báo nguy cơ DTLCP tái bùng phát, lây lan diện rộng đang rất cao. Trong ảnh: Tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, xử lí môi trường tại một ổ dịch của tỉnh Thái Bình năm 2019.
111Ngày 26/5, Bộ NN-PTNT đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tập trung kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tái bùng phát, lây lan diện rộng.
Văn bản được gửi tới Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Theo Bộ NN-PTNT, từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã tái phát tại 155 xã của 20 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy gần 4.000 con lợn.
Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục tái phát, lây lan diện rộng là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức nuôi tái đàn, tăng đàn lợn và bảo đảm nguồn cung thịt lợn.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dịch bệnh tái phát, lây lan thời gian qua do sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát tốt nên một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nuôi tái đàn, lợn con chủ yếu được mua từ các chợ, điểm buôn bán hoặc thương lái, không rõ nguồn gốc.
Các ổ dịch chủ yếu tái phát, xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo điều kiện và không áp dụng triệt để các biện phát an toàn sinh học. Khi lợn có biểu hiện mắc bệnh, nghi mắc bệnh, người dân không báo để lấy mẫu xét nghiệm, bán chạy, giết mổ lợn để tiêu thụ, không xử lý chất thải, nước thải, xả thải trực tiếp ra môi trường xung quanh làm lây lan dịch bệnh.
Bên cạnh đó, có tình trạng người chăn nuôi không báo cáo cho chính quyền cơ sở hoặc cơ quan thú y để xử lý kịp thời các trường hợp lợn bệnh khi mới phát hiện; thiếu lực lượng thú y tuyến huyện, xã và thôn/bản, nên không có người tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện, báo cáo và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.
Để khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch tái phát và lây lan diện rộng, khắc phục ngay những khó khăn, tồn tại, bất cập nêu trên, Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tập trung nguồn lực, khẩn trương chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền các không chủ quan, lơ là để dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.

Một là thành lập ngay các đoàn công tác do lãnh đạo Sở NN-PTNT, lãnh đạo UBND làm trưởng đoàn; đồng thời cử các tổ cán bộ kỹ thuật đến trực tiếp các địa phương có ổ bệnh DTLCP (chưa qua 30 ngày) để phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.
Hai là chủ động triển khai giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh từ cấp thôn/bản/ấp đến cấp xã, huyện và tỉnh theo đúng quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.
Ba là tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, đặc biệt là vận chuyển, buôn bán lợn để nuôi thương phẩm và lợn đến cơ sở giết mổ, nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan. Đồng thời, khẩn trương kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y để bảo đảm lực lượng tổ chức phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả.

Bên cạnh đó, tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở về tính chất nguy hiểm của bệnh DTLCP, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan và các biện pháp phòng dịch bệnh…

Từ khóa: dịch tả lợn Châu Phi https://nongnghiep.vn/dich-ta-lon-chau-phi-tag82264/

Veröffentlicht 26. Mai 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit ,

Der Preis für Schweinefleisch in Nghe An hat keine Anzeichen einer Preissenkung gezeigt, er ist immer noch hoch, an einigen Stellen VND 180.000/kg – Nhiều nông hộ chưa tái đàn, Nghệ An thiếu hụt nguồn cung lợn thịt   Leave a comment

Nhiều nông hộ chưa tái đàn, Nghệ An thiếu hụt nguồn cung lợn thịt

Giá thịt lợn ở Nghệ An chưa có dấu hiệu giảm giá, vẫn đang ở mức cao, có nơi 180.000 đồng/kg. Một trong những nguyên nhân chính được cho là do nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa tái đàn sau dịch tả châu Phi dẫn đến thiếu hụt nguồn cung lợn thịt.
12/04/2020 https://baonghean.vn/nhieu-nong-ho-chua-tai-dan-nghe-an-thieu-hut-nguon-cung-lon-thit-265589.html
Thịt lợn vẫn 180.000 đồng/kg
Trong những ngày 9 – 11/4, giá lợn hơi và thịt lợn bán trên địa bàn Nghệ An vẫn đang ở mức cao, có nơi 85.000 đồng/kg lợn hơi và 180.000 đồng/kg lợn thịt.
Theo nhiều hộ kinh doanh thịt lợn ở 1 số chợ tại Đô Lương: Giá thịt lợn hơi ở thời điểm này nếu mua ở các trang trại là 85 nghìn đồng/kg, mua ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ 75 – 78 nghìn đồng/kg. Giá bán trên thị trường mỗi kg thịt lợn từ 150 – 180 nghìn đồng. Còn tại chợ thị trấn Tân Kỳ và thị trấn Yên Thành trong sáng 11/4, các chủ kinh doanh thịt lợn cho biết, giá thịt chưa giảm so với ngày 1/4, vẫn neo ở mức giá từ 140.000 – 150.000 đồng/kg, nạc thăn có giá 170.000 đồng/kg.
Tìm hiểu được biết, giá thịt lợn tăng cao là do nông hộ chưa kịp tái đàn, nên lợn nuôi nhỏ lẻ trong dân không dồi dào như trước „cung không đủ cầu“. Những người giết mổ lợn cho hay, hiện nay để bắt được lợn hơi trong dân ngày càng khó, bởi bà con nuôi ít.

Thiếu nguồn cung lợn thịt
Xã Nghĩa Thái là địa phương có truyền thống chăn nuôi lợn nhỏ lẻ nhiều nhất huyện Tân Kỳ, nhưng hiện tổng đàn lợn giảm mạnh. Ông Phan Kim Vân – Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thái cho biết: Trước khi chưa xảy ra dịch tả lợn châu Phi, địa phương có gần 3 nghìn con lợn. Nhưng từ khi trên địa bàn xã xảy ra một số điểm dịch tả lợn châu Phi, người dân ngừng nuôi lợn, nên tổng đàn lợn thống kê đầu tháng 4 chỉ còn 1.818 con. Ông Vân cho rằng, giá lợn tăng mạnh trong thời gian qua là do người dân chưa tái đàn nên lượng thịt lợn hơi không dồi dào như trước.

Tiến Thành là một trong những xã có đàn lợn lớn của huyện Yên Thành, nhưng hiện nay cũng chỉ còn một nửa so với trước. Ông Nguyễn Hữu Đại – Chủ tịch UBND xã cho biết, cách đây 1 năm địa phương có trên 4 nghìn con lợn, trong đó gần 1 nửa là dân nuôi nhỏ lẻ, còn lại là trang trại, gia trại. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, hiện nay đàn lợn của xã chỉ còn khoảng 2 nghìn con, chủ yếu là trang trại, gia trại, còn các hộ lẻ chưa dám tái đàn vì bệnh dịch chưa khống chế dứt điểm.
Ông Nguyễn Hữu Đại nhận định rằng, nguyên nhân giá lợn thịt đang cao là do đàn lợn trong dân chưa ổn định, dẫn đến cung không đủ cầu.
Theo số liệu của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, trên địa bàn Nghệ An có hơn 21 nghìn hộ chăn nuôi bị ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, với hơn 95 nghìn con lợn phải tiêu hủy, trong đó chủ yếu xảy ra tại hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và một số gia trại. Hiện nay, số hộ đủ điều kiện tái đàn chưa nhiều, nên đa phần số hộ có lợn bị nhiễm dịch chưa tái đàn. Trên địa bàn tỉnh hiện còn gần 900 nghìn con lợn là chủ yếu do các trang trại, gia trại lớn tái đàn.

Theo ông Nguyễn Văn Lập – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho rằng: Những trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn trên địa bàn Nghệ An chủ yếu xuất chuồng với số lượng lớn cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trong nước. Còn lượng lợn bán ra thị trường hiện nay chủ yếu là trại lợn vừa, nhỏ và nuôi nhỏ lẻ trong dân. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, khiến nhiều hộ dân chưa dám tái đàn; bên cạnh đó, một số địa phương hết dịch trong thời gian dài, mặc dù người dân đã tái đàn, nhưng vì lợn chưa đến kỳ xuất chuồng. Hoặc có thể do giá lợn đang ở mức cao, người dân chưa chịu bán, mà tiếp tục nuôi để tăng trọng lượng, nên thiếu nguồn cung trong thời điểm này.
Để giải quyết nguồn cung thịt lợn trên thị trường, ông Nguyễn Văn Lập cho rằng, Việt Nam đã nhập khẩu hàng chục nghìn tấn thịt lợn từ nước ngoài về, các thành phố lớn, thịt lợn nhập khẩu đã bán phổ biến tại các siêu thị, cửa hàng. Do vậy, thời điểm này Nghệ An cũng cần có giải pháp đưa thịt lợn nhập khẩu về để khuyến khích người dân ăn thịt lợn nhập khẩu để cân bằng cung – cầu lượng thịt lợn trên địa bàn.

Veröffentlicht 12. April 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Update zur epidemischen Situation der neuen Coronavirus-Pneumonie am 8. Februar ab 24:00 Uhr – 截至2月8日24时新型冠状病毒肺炎疫情最新情况 -2020年2月9日新闻发布会文字实录 Protokoll der Pressekonferenz am 9. Februar 2020 (Auszüge)   Leave a comment

截至2月8日24时新型冠状病毒肺炎疫情最新情况

2月8日0—24时,31个省(自治区、直辖市)和新疆生产建设兵团报告,新增确诊病例2656例(湖北2147例),新增重症病例87例(湖北52例),新增死亡病例89例(湖北81例,河南2例,河北、黑龙江、安徽、山东、湖南、广西各1例),新增疑似病例3916例(湖北2067例)。
当日新增治愈出院600例(湖北324例),解除医学观察的密切接触者31124人。
截至2月8日24时,据31个省(自治区、直辖市)和新疆生产建设兵团报告,现有确诊病例33738例(其中重症病例6188例),累计治愈出院病例2649例(黑龙江核减1例),累计死亡病例811例,累计报告确诊病例37198例(山西、黑龙江、河南、海南各核减1例),现有疑似病例28942例。累计追踪到密切接触者371905人,尚在医学观察的密切接触者188183人。
累计收到港澳台地区通报确诊病例53例:香港特别行政区26例(死亡1例),澳门特别行政区10例(治愈出院1例),台湾地区17例(治愈出院1例)。
发布时间: 2020-02-09 来源: 卫生应急办公室 http://www.nhc.gov.cn/xcs/yqfkdt/202002/4f28ab5ca87d42d284833df3ccc8d45a.shtml
(注:媒体引用时,请标注“信息来自国家卫生健康委员会官方网站”。)

2020年2月9日新闻发布会预告 Vorschau auf die Pressekonferenz am 9. Februar 2020
发布时间: 2020-02-08 来源: 宣传司
国务院联防联控机制定于2月9日15时在国家卫生健康委西直门办公区新闻发布厅召开新闻发布会,介绍重要生活物资生产保供有关情况。
为保障参会记者身体健康,按照北京市加强对重点场所、重点单位疫情防控有关要求,以及发布场地条件限制,请每个媒体单位派一名记者参会。请参会记者届时务必携带本人记者证或持有国新办采访证、外交部制发的常驻记者证参会。新闻发布会于下午14时30分开始签到,请合理安排到场时间。根据有关规定,有武汉居住、旅行史者请主动居家隔离14天。
请各位记者将关注的问题于2月9日8时前通过电话或传真等渠道反馈给我们,以便我们及时提供更加详细的信息。
邮箱:news@nhc.gov.cn
电话:010-68791516
传真:010-68792087
国务院联防联控机制
2020年2月8日

2020年2月9日新闻发布会文字实录 Protokoll der Pressekonferenz am 9. Februar 2020 (Auszüge)
发布时间: 2020-02-09 来源: 宣传司 http://www.nhc.gov.cn/xcs/yqfkdt/202002/d6eacb83b55c45d0aa8e5c3c4511fc47.shtml
时 间:2020年2月9日
地 点:国家卫生健康委西直门办公区新闻发布厅
主持人:国家卫生健康委新闻发言人、宣传司副司长 米锋
嘉 宾:国家发展改革委经贸司副司长 陈达
农业农村部种植业司副司长 杨礼胜
农业农村部畜牧兽医局副局长 孔亮
商务部市场运行司副司长 王斌
中国疾病预防控制中心研究员 冯录召

主持人Moderator:
各位媒体朋友Liebe Medienfreunde
大家下午好Guten Tag allerseits!
我是国家卫生健康委新闻发言人、宣传司副司长米锋。欢迎来到国务院联防联控机制新闻发布会。随着疫情防控工作的深入,粮油蔬菜等重要生活物资的稳定供应越来越重要。今天发布会主题是:疫情防控中重要生活物资的生产保供情况。我们请来了国家发展改革委经贸司副司长陈达先生,农业农村部种植业司副司长杨礼胜先生、畜牧兽医局副局长孔亮先生和商务部市场运行司副司长王斌先生,就如何做好重要生活物资生产、储备和投放,确保市场供应安全、平稳、有序,来回答媒体的问题,还请来了中国疾控中心研究员冯录召先生继续解答健康知识问题。2020-02-09 14:59:17
主持人
首先,通报一下疫情情况。2月8日0时—24时,各省(区、市)和新疆生产建设兵团报告,新增确诊病例2656例,其中湖北2147例;新增重症病例87例,其中湖北52例;新增死亡病例89例,其中湖北81例,河南2例,河北、黑龙江、安徽、山东、湖南、广西各1例;新增疑似病例3916例,其中湖北2067例。当日新增治愈出院600例,其中湖北324例;解除医学观察的密切接触者31124人。截至2月8日24时,据31个省(区、市)和新疆生产建设兵团报告,现有确诊病例33738例,其中重症病例6188例,累计治愈出院病例2649例,累计死亡病例811例,累计报告确诊病例37198例,现有疑似病例28942例。累计追踪到密切接触者371905人,尚在医学观察的密切接触者188183人。累计收到港澳台地区通报确诊病例53例,其中香港特别行政区26例,澳门特别行政区10例,台湾地区17例。全国除湖北外其他省份每日报告的确诊病例数从2月3日890例下降到2月8日509例,下降幅度达到42.8%,这表明各地联防联控机制以及严格管理等防控措施正在发挥作用。
以上是疫情通报情况。2020-02-09 15:02:52
.
.
主持人
下面请王斌先生做介绍。2020-02-09 15:26:28
王斌
各位媒体的朋友下午好,商务部坚决贯彻落实习近平总书记重要讲话精神和批示指示精神,贯彻落实党中央、国务院部署,做好生活必需品市场供应工作,开展的工作,会上我们提供了文字材料和电子版,我不再这里一一向大家做介绍。借这个宝贵的机会,我主要介绍三个方面的情况
第一,湖北和武汉市生活必需品市场的供应情况。连日来,湖北生活必需品市场运行总体平稳,库存基本稳定,生活必需品价格进一步回落。全省重点的调查大米、面条、食用油、禽肉、牛奶商业库存可以保障10-15天的供应,猪肉、鸡蛋可以保障5天左右的供应,蔬菜动态库存可以保障3天左右的供应。大家一听只能保障三五天,也不要紧张,因为这是动态库存,每天销货以后还有持续的货源补充进来。武汉市生活必需品供应状况明显改善。2月7日,白沙洲和四季美两大批发市场蔬菜交易量达到3000吨左右,较前几天大幅增加。其中,四季美市场70%的蔬菜商户已经恢复了营业,武商、中百、中商三大超市的肉类可以满足5-10天的销售。还有一些大型企业,在汉的库存可以满足冻肉消费40天左右的存量。武汉市政府正在推动逐步恢复农贸市场经营,组织露天马路市场营业,截止到2月8日已经有14个露天马路市场开始营业。这两天,马路市场摊位上售卖的既有土豆、萝卜、大葱等耐用耐储的大路菜,也有藜蒿、红菜苔、小油菜等武汉市民喜欢的当季新叶菜。大路菜主要来自白沙洲、四季美从全国各地调集来的货源,鲜叶菜主要是马路市场的这些摊主开车到武汉周边的农户地里采购而来的。这些马路市场比较开阔,不用排队,周边的居民还是非常愿意到这里来采购。另外,一些电商平台和大型的商超探索开展蔬菜的套餐预售模式,也就是说头天可以通过微信下单,第二天自己到店去自取,这种方式提高了效率,减轻了流通企业的负担,减少了人流聚集,受到市民的欢迎。我们认为,这种方式是值得各地推广的。

.
.
中央广播电视总台央视记者CCTV-Reporter von CCTV:
我的问题提给王斌副司长,您刚刚讲到大城市的生活必需品供应问题,春节假期马上就结束了,随着返工和复工,北京、上海这样的大中城市的肉蛋奶必需品需求肯定会急剧增加,我们有没有更具体的措施来保证这些地方的供应?谢谢。2020-02-09 15:57:48
陈达
正像刚才记者朋友所讲的那样,每年春节假期结束后,随着大量务工人员返程,粮油、肉、蛋、奶、蔬菜等生活必需品需求都会增加,今年疫情防控的因素叠加,生活必需品保供压力比往年要大一些。为此,发改委会同商务部等有关部门正在并将继续着力做好三个方面的工作。一是进一步完善监测预警处置机制。在现有的实时监测基础上,进一步增加监测的力量,加大监测的频次,突出重点品种、重点地区,对供应方面的苗头性问题做到早发现、早处置。二是进一步增加生活物资的市场供给。在做好疫情防控工作的基础上,积极支持生活必需品的相关企业推进复工复产,奠定市场供应的物资基础。 …
.
.
农视网记者Reporter von Nongrong.com:
我们了解到疫情发生之后,由于交通管制,武汉地区的畜牧业、养殖业受到了很大的冲击,集中表现在鸡鸭鹅等家禽饲料供应不上,正面临大面积的被饿死的情况,鸡蛋卖不出去、鸡苗被填埋等问题,春季又是动物疫情的高发时段,请问如何抓紧饲料供应和有效的预防动物疫情的发生?在这方面有什么样的举措?谢谢。2020-02-09 16:42:14
孔亮
我先谈谈大家非常关心的武汉的情况,针对湖北武汉的饲料短缺问题,我们立即协调推动湖北省当地饲料企业开工复产,同时帮助解决原料短缺的问题。从目前情况看,湖北饲料短缺问题正在得到缓解。中粮贸易组织了玉米货源11万吨,其中有4.5万吨已在6号发往湖北;国家粮食交易中心在2月7日向湖北省专门投放了15.5万吨的政策性玉米。我们还协调中国植物油行业协会组织了15.4万吨的豆粕货源,其中8万吨备好货,正在组织产需双方对接,不日将可以发往湖北。下一步,我们将继续关注湖北省的饲料供应问题,持续协调组织原料和解决运力,保障湖北省畜牧业生产的稳定。
从全国面上情况看,随着国家有关维护正常生产生活秩序的文件逐步落实到位,全国饲料企业开工复产明显加速。据调度,目前全国饲料企业开工率已达50%以上,其中广东、山东、湖南这些饲料大省的开工率已达70%以上,一些大型集团企业开工率达90%以上。当前,各地正在积极组织饲料生产和配送,满足养殖业生产的饲料需求。
当然,根据网上和一些热线电话反映,个别地区还存在对饲料企业开工复产有不合理的限制,对饲料调运还有一定程度的管控,我们正在点对点地督促各地纠正和解决。
我们行业内常说一句话,“畜禽养殖成败在防疫”。每年防疫的重头戏是春防和秋防,当前是春防的关键时期。我们正要求各地畜牧兽医部门持续抓好重大动物疫情防控,督促各地压实责任,强化养殖主体落实好各项防控措施,加大排查和监测力度,规范报告并严格处置突发疫情,坚决防止疫情的扩散蔓延。目前,全国各类动物疫情总体是平稳的,谢谢。2020-02-09 16:43:10
.
.
长江日报长江网北京记者站记者Changjiang Daily, Jangtse, Beijing Reporter Station Reporter:
我们了解到,为了保障武汉地区以及湖北全省群众的生活必需品的供应,有关部门确定了九省联保联供的机制,我们想了解一下具体是什么样的机制?对于保障湖北的供应发挥了什么作用?谢谢。2020-02-09 16:46:37
王斌
大家知道,1月23日凌晨2点左右,武汉市新冠肺炎指挥部发布了关闭离汉通道的紧急通知,这个通知发布以后,部分市民大量恐慌性地抢购生活必需品,很多超市都出现了蔬菜、方便面货架的空架现象,当时商务部立即协调山东、安徽、江西、河南、湖南、重庆、广西、云南等八个省区市商务主管部门与湖北省商务厅和武汉市商务局建立了联保联供协作机制,我们开通了机制性的微信群。商务部有关司局的负责同志与湖北、山东、安徽等九省商务部门的主要业务骨干、大型商贸企业负责人在线连夜组织对接,增加武汉市场的供应。依托这个机制,可以及时了解湖北武汉等地区的生活必需品供应情况和存在的突出问题,第一时间来协调有关地方商务部门解决问题,央地共同发力,保障湖北武汉重点地区的生活必需品市场供应。此事也得到了国家发改委、交通部、农业部等有关部门的大力支持,截止到目前,已经协助武汉市落实蔬菜、方便面、消杀物资等货源7千多吨,其中蔬菜6824吨,速冻和方便食品205吨。协调解决运输通道受阻、货源不足、企业复工难等具体问题20余起,解决湖北省特别是武汉市生活必需品的急需,发挥了一定的积极作用。我在这里要特别感谢这八个省的具体工作人员,他们急武汉之所急,急湖北之所急,对提出的问题特事特办,连夜解决,是非常令人感动的。谢谢。2020-02-09 16:48:31

主持人时间关系,最后再提两个问题。2020-02-09 16:48:56
Moderator: Lassen Sie uns über die Zeit sprechen und schließlich zwei weitere Fragen stellen. 2020-02-09 16:48:56

中国卫生杂志记者Reporter des China Health Journal:
我注意到中日医院的一名患者三次咽拭子核酸检测结果都是阴性的,他最终是通过下呼吸道样本确诊的,为什么现在会频繁出现检测呈现假阴性的情况?这会不会导致有大量的新冠肺炎患者被漏诊,漏诊会不会导致更大范围的传染?谢谢。2020-02-09 16:49:32
主持人
今天发布会我们邀请了北京大学人民医院呼吸内科的主任高占成先生,这个问题请高主任回答。2020-02-09 16:51:16
高占成
任何病毒的核酸检测检出率都不可能是百分之百,对新型冠状病毒的核酸检测也不例外,它检出假阴性也是在所难免,同时检测检出率的结果也和患者本身病情轻重程度、疾病发展的不同阶段、取样采样的方式方法和实验室自身的检测条件等等多种因素相关。对于确诊新冠肺炎,核酸检测也是一个不可或缺的手段,要是检测结果阳性,我们可以确诊为新冠肺炎,如果初次检测结果阴性的属于疑似病例患者,按照卫生健康委现行诊疗方案的要求,需要在定点医院进行隔离治疗,严格观察。谢谢。2020-02-09 16:51:32

主持人最后一个问题。2020-02-09 16:51:51 Moderator: Eine letzte Frage. 2020-02-09 16:51:51

中央广播电视总台央视记者CCTV-Reporter von CCTV:
此前我们知道非洲猪瘟还没有被彻底的控制,加上此次疫情的叠加,我们的猪肉供应是不是有保障,价格压不压得住?据了解,农业部门为了应对此前的非洲猪瘟,储备了一批防疫物资,包括口罩、防护服,我想问的是,这些物资的数量是多少?可不可以用于这一轮的新冠肺炎的防治?谢谢。2020-02-09 16:52:21
孔亮
“猪粮安天下”。猪肉供给和价格历来受到社会各界的高度关注。从非洲猪瘟疫情防控形势看,2019年全国共报告发生非洲猪瘟疫情63起,扑杀了生猪39万头。目前,全国所有省份的疫区都解除了封锁。自去年12月24日以来,全国没有报告发生新的疫情。据我部抽样调查,养猪场户生物安全防控意识明显加强,各种措施落实比较到位,调运和屠宰环节的污染面也明显降低,说明疫情发生和传播风险有所减少。但非洲猪瘟病毒在我国的污染面比较大,疫情发生和传播风险还没有完全根除,还要毫不松懈地抓好疫情防控各项工作,确保疫情不反弹。
从生猪生产恢复的形势看,去年10月份以来,生猪生产开始呈现积极恢复的良好势头,能繁母猪存栏连续三个月环比增长,12月末比9月末增长了7%。春节期间生猪生产总体平稳,猪肉价格也没有出现大的上涨。2020-02-09 17:10:53
孔亮
从新冠肺炎疫情影响来看,当前生猪生产总体势头是好的,但新冠肺炎疫情出现后,也带来了不小的影响。饲料、兽药等生产物资运输受阻,部分养猪户出现了缺料问题。养殖场返乡人员回程受阻,造成了养殖场员工紧缺。受全国性延迟开工的影响,一些新建和改扩建的猪场大多不能正常开工,工程进度延迟。从市场供应来看,由于地区封锁,一些地方的猪肉供应偏紧,价格出现了一定幅度的上涨,同时有一部分人群对禽肉的消费产生疑虑,转而消费猪肉,增加了猪肉价格上涨的压力。
针对这些问题,一方面,我们正着力推进尽快恢复正常的生猪生产经营秩序,另一方面,继续坚持生猪生产恢复和非洲猪瘟防控两手抓,落实好国务院各项政策部署,统筹做好压实地方责任、督导政策落实、强化监测调度、加强疫情防控、加快扩充产能等重点工作,努力把新冠肺炎疫情影响降到最低,确保年底前生猪产能基本恢复到接近常年的水平。2020-02-09 17:11:12
孔亮
您提到的第二个问题,关于防疫物资的统筹使用问题。我先说明一点,由于仓储物流管理成本等因素,各级动物防疫部门处置突发动物疫情所需的物资,绝大部分不是采取实物储备的方式,而是通过紧急向企业采购来满足需求。农业农村部和部分地方动物防疫部门建立的应急物资储备库,主要是为了应对突发疫情处置初期的需要,实物储备不是很多。新冠肺炎疫情发生以来,按照全国一盘棋的要求,国家级和地方各级储备库的储备物资已经基本出库,尽全力支持一线防控工作。我们前一段也调度了一下,国家和27个省的省级储备库已经调拨了防护服24.4万件、医用一次性口罩37.4万个、N95口罩5.1万个、护目镜2.4万个、医用手套23.6万副、消毒药品934吨、消毒器械上千台套,我们能支援的基本都支援了,仍然在库的少量剩余物资,将按照联防联控机制的要求调拨使用。谢谢。2020-02-09 17:11:32

主持人今天现场的提问就到这里,今天我们还是继续请相关专家给我们介绍健康知识。下面请冯录召先生做介绍。2020-02-09 17:11:48
Moderator: Das ist alles für die heutige Frage: Heute bitten wir weiterhin einschlägige Experten, uns mit dem Gesundheitswissen vertraut zu machen. Herr Feng Luzhao möchte im Folgenden vorstellen. 2020-02-09 17:11:48
冯录召: 谢谢主持人,下面我就近期网友关注的一些问题做个解答。
1.近日网上有一种说法,认为气溶胶传播可能也是新冠肺炎的传播途径之一,能否介绍下气溶胶传播的传播路径?今后还能开窗通风吗?我们在工作、生活中应该如何保护自己?
目前,新型冠状病毒主要的传播途径还是呼吸道飞沫传播和接触传播,气溶胶和粪口等传播途径尚待进一步明确。通过流行病学调查显示,病例多可以追踪到与确诊的病例有过近距离密切接触的情况,这符合飞沫传播和接触传播的特征。
那么什么是气溶胶传播呢?气溶胶传播是指飞沫在空气悬浮过程中失去水分而剩下的蛋白质和病原体组成的核,形成飞沫核,可以通过气溶胶的形式漂浮至远处,造成远距离的传播。在某些特殊的条件下也可能发生气溶胶传播,例如进行临床气管插管等专业医疗操作时。但目前尚没有证据显示新型冠状病毒通过气溶胶传播。
有的网友还问,空气中是否有新型冠状病毒?还能开窗通风吗?新型冠状病毒可通过呼吸道飞沫传播。而飞沫传播距离很短,一般在1-2米内,不会在空气中长期漂浮。因此,我们强调呼吸道礼仪,咳嗽、打喷嚏要转身、扭脸躲开别人,要用纸巾或肘部掩住口鼻,强调与其他人保持至少1米距离的安全线。从这个角度讲,在日常通风环境下,空气中一般不会有新型冠状病毒。所以建议每天至少两次开窗通风,是降低感染风险的有效措施,但是提醒大家,注意保暖。
对于防护措施,一般的工作生活条件下,采取正确佩戴口罩这种飞沫传播防护措施,足以保护普通公众不被感染。大家不必恐慌。2020-02-09 17:12:33
冯录召
2.不少网民关心,农产品在运输、售卖等过程中是否有附着新冠肺炎病毒的可能?农产品买回家后应该如何处理才能放心食用?
病毒通过飞沫、直接接触等方式污染到蔬菜、肉和水果的几率很低。 蔬菜、肉、水果买回家后先用流水清洗。有人说是不是多放几天比较安全,我们建议新鲜蔬菜、水果不要放置太久再吃,暂时不食用的肉类要冷藏、冷冻,因为如果放置时间过长,可能变质滋生大量细菌,吃了之后反倒对身体不好。记得不要生食,蔬菜、肉类应炒熟吃,水果的话尽量削皮,处理生食和熟食的切菜板及刀具要分开。病毒在温度56℃状态下30分钟内就能被杀死,而炒菜等温度能达到100℃甚至更高。也要提醒大家,处理过后还是注意及时洗手。目前新型冠状病毒是否经粪-口途径(消化道)传播,虽尚待进一步明确,但通过将食物洗净煮熟,“饭前便后”洗手等方法可预防病毒经消化道传播。2020-02-09 17:13:36
冯录召
3.针对网友关心的生活环境消毒问题,有的网友不知道该如何消毒,有的过度消毒,引发不必要的恐慌。
在这里,我要跟大家讲一讲。新型冠状病毒对紫外线和热敏感,乙醚、75%乙醇、含氯消毒剂、过氧乙酸、和氯仿等脂溶剂均可有效灭活病毒。现在有的地方比如车辆进小区或单位时,车辆轮胎都要消毒,或者对着马路喷洒消毒剂,这属于过度消毒。消毒是切断传播途径、控制传染病流行的一个重要手段,但是不宜过度,还是要按照规范来做,并且要注意潜在风险。
谢谢!2020-02-09 17:13:54

主持人Moderator:
谢谢冯录召先生,刚才专家给我们介绍了一些相关的健康知识,我们在国家卫生健康委官方网站的主页上专门设置了新冠肺炎防治的专题页面,有一些知识,包括其他的知识,也欢迎大家随时查询。今天的发布会就生活物资稳定供应相关问题回答了大家的问题,明天的发布会我们就加强基层社区的疫情防控情况来回答大家的提问,也欢迎大家继续关注。相关的问题也可以通过我们的邮箱留给我们。今天的发布会到此结束,谢谢大家。2020-02-09 17:18:45

Veröffentlicht 9. Februar 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Ausbruch der afrikanischen Schweinecholera in 3 Bezirken – Nghệ An: Tái bùng phát dịch tả lợn Châu Phi tại 3 huyện   Leave a comment

Nghệ An: Tái bùng phát dịch tả lợn Châu Phi tại 3 huyện

Trong ngày 6/2, trên địa bàn Nghệ An, dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát tại 3 huyện, với 7 điểm dịch.
06/02/2020 17:47 https://baonghean.vn/nghe-an-tai-bung-phat-dich-ta-lon-chau-phi-tai-3-huyen-262036.html
Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, 3 ổ dịch được phát hiện tại Trung Sơn (Đô Lương); Nậm Nhoóng (Quế Phong) và Keng Đu (Kỳ Sơn), với tổng số 7 điểm dịch, tổng số lợn tiêu hủy 22 con.
Trong đó riêng xã Keng Đu, dịch xảy ra 5 điểm tại 5 hộ dân, số lợn tiêu hủy 20 con.
Ông Nguyễn Công Hiếu – Trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Kỳ Sơn cho biết: Kỳ Sơn đã công bố hết dịch tả lợn châu Phi trên toàn huyện cách đây gần 1 tháng. Ổ dịch tại xã Keng Đu là điểm tái dịch đầu tiên trên địa bàn huyện tại thời điểm này. Hiện Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện đang phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các giải pháp phòng chống dịch.

Do vi rút mầm bệnh tồn tại trong môi trường, khi có điều kiện thuận lợi về thời tiết là bùng phát; hơn nữa trong dịp tết vừa qua, người dân giết mổ lợn nhiều, khiến mầm dịch lây lan. Vì vậy, trong điều kiện thời tiết thay đổi liên tục, lo rằng bệnh dịch này sẽ có nguy cơ tiếp tục lây lan.
Ông Ngô Đức Quỳnh – Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y

Nghệ An hiện có 343 xã của 21 huyện, thành phố, thị xã đã qua 30 ngày không phát sinh thêm kể từ ngày tiêu hủy con mắc bệnh cuối cùng. Hiện còn 25 xã thuộc 11 huyện chưa qua 30 ngày dịch: Quỳnh Lưu (05 xã), TX Hoàng Mai (05 phường), Thanh Chương (02 xã), Nghi Lộc (03 xã), Diễn Châu (03 xã), Anh Sơn (02 xã), Yên Thành (01 xã), Nghĩa Đàn (01 xã), Đô Lương (01 xã), Quế Phong (01 xã), Kỳ Sơn (01 xã). Tổng số lợn đã tiêu hủy tại 25 xã này 1.848 con, trọng lượng 150.433 kg.

Veröffentlicht 6. Februar 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit ,