Archiv für das Schlagwort ‘lottoschein

Ho-Chi-Minh-Stadt bietet Unterstützung für fast 236 000 Freiberufler für Lotterielose – Unterstützungsniveau von 1,5 Millionen VND/ Person – TP Hồ Chí Minh chi hỗ trợ cho gần 236 nghìn lao động tự do   Leave a comment

TP Hồ Chí Minh chi hỗ trợ cho gần 236 nghìn lao động tự do

Bis zum 19. Juli hat Ho-Chi-Minh-Stadt aufgrund der Auswirkungen der Covid-19-Epidemie 235.932/237.454 Freiberufler (ohne Arbeitsvertrag) Unterstützung gezahlt und eine Quote von 99,39% erreicht mit einem Unterstützungsniveau von 1,5 Millionen VND/ Person.
Tính đến ngày 19/7, TP Hồ Chí Minh đã chi trả hỗ trợ cho 235.932/237.454 lao động tự do (không có giao kết hợp đồng lao động) do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đạt tỷ lệ 99,39% với mức hỗ trợ là 1,5 triệu đồng/người. Tiến độ chi trả này được thành phố đánh giá là tích cực, thủ tục địa phương quy định hết sức đơn giản, không để người dân đi lại, phiền hà.
19-07-2021, 16:21 https://nhandan.vn/bhxh-va-cuoc-song/tp-ho-chi-minh-chi-ho-tro-cho-gan-236-nghin-lao-dong-tu-do-655713/
TP Hồ Chí Minh chi trả hỗ trợ cho ông Hồ Văn Sang (ngụ phường 9, quận 3), làm nghề bán vé số thuộc diện lao động tự do bị mất nguồn thu nhập do dịch Covid-19
TP Hồ Chí Minh chi trả hỗ trợ cho ông Hồ Văn Sang (ngụ phường 9, quận 3), làm nghề bán vé số thuộc diện lao động tự do bị mất nguồn thu nhập do dịch Covid-19TP Hồ Chí Minh cũng là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai sớm việc chi trả hỗ trợ cho người lao động tự do thuộc diện hỗ trợ theo Nghị quyết số 09 của Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh và Nghị quyết 68 của Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với việc chi trả hỗ trợ cho đối tượng lao động tự do, các quận – huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã xúc tiến chi trả cho nhóm đối tượng là người lao động thuộc diện tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong đó, các quận đã tổ chức chi trả như quận 3, 4, 8, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Cần Giờ.
Chị Trần Đặng Mỹ Linh, nhân viên Công ty CP Thực phẩm Golden Star (đóng trên địa bàn quận Bình Thạnh) vừa nhận được số tiền hỗ trợ 1,8 triệu đồng từ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Bình Thạnh chuyển vào tài khoản ngân hàng theo quy định hỗ trợ của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh. Chị Linh nằm trong số 200 người lao động đang làm việc tại Công ty này phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do công ty đóng cửa kinh doanh, thực hiện Chỉ thị giãn cách xã hội của thành phố.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh cũng chủ động rút gọn thủ tục xuống còn một ngày nhằm giải quyết các hồ sơ theo quy định để người lao động dễ dàng tiếp cận gói hỗ trợ 26,8 nghìn tỷ đồng của Chính phủ. Đại diện Công ty CP Cơ khí và Xây lắp 276 (quận Bình Thạnh) cho biết: Chỉ trong vòng một ngày gửi hồ sơ đến cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố, đơn vị đã làm xong thủ tục xác nhận 106 người lao động tại công ty được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Quy định 23 của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Phan Văn Mến, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh cho biết: Tính đến ngày 20-7, đơn vị này đã thông báo tới 101.356 doanh nghiệp được giảm đóng 0,5% vào quỹ Bảo hiểm tai nan lao động bệnh nghề nghiệp trong thời gian một năm với số tiền 1.060 tỷ đồng. Đồng thời, Bảo hiểm xã hội thành phố đã xác nhận hồ sơ đối với 5.893 doanh nghiệp (gồm 51.500 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, lao động nghỉ không hưởng lương) để xem xét hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 09 của Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh và Nghị quyết 68 của Chính phủ.
Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh, trên cơ sở danh sách người lao động đã làm việc tại các doanh nghiệp được cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố xác nhận, các địa phương sẽ rà soát, kiểm tra và đẩy nhanh tiến độ xét duyệt hồ sơ để nhanh chóng chi trả hỗ trợ cho người thụ hưởng. Qua thống kê, tại TP Hồ Chí Minh có 68.725 người lao động thuộc diện tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; 24 nghìn người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được xem xét nhận hỗ trợ theo tinh Nghị quyết 68 của Thủ tướng Chính phủ.
Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh Lê Minh Tấn cho hay, sau khi các địa phương chi trả xong cho gần 238 nghìn lao động tự do, Sở sẽ đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố rà soát chi hỗ trợ cho những lao động tự do mà Nghị quyết 09 của Hội đồng nhân dân thành phố chưa nêu, bằng nguồn quỹ trích từ quỹ phòng chống dịch của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh để không ai gặp khó khăn mà không được quan tâm, hỗ trợ.

Veröffentlicht 19. Juli 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Lottoscheinverkäufer in Ho-Chi-Minh-Stadt werden mit 50.000 VND/Tag unterstützt – Người bán vé số ở TP.HCM được hỗ trợ 50.000 đồng/ngày   Leave a comment

Người bán vé số ở TP.HCM được hỗ trợ 50.000 đồng/ngày

230.000 lao động tự do, người bị mất việc hoặc không có thu nhập do giãn cách xã hội… được hỗ trợ 50.000 đồng/ngày.
25/6/2021 15:38 https://zingnews.vn/nguoi-ban-ve-so-o-tphcm-duoc-ho-tro-50000-dongngay-post1231056.html
Người bán hàng rong, người buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố hoặc người lao động mất việc do giãn cách xã hội được hỗ trợ 50.000 đồng/ngày/người.
Tại kỳ họp thứ nhất HĐND TP.HCM khóa X diễn ra chiều 25/6, các đại biểu HĐND đã thông qua nghị quyết về các chế độ, chính sách hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch Covid-19 khi giãn cách xã hội.
Tổng kinh phí hỗ trợ cho các nhóm đối tượng khoảng 886 tỷ đồng, trích từ ngân sách TP.
TP.HCM hỗ trợ 50.000 đồng/ngày đối với người lao động tự do, bị mất việc hoặc người lao động không có thu nhập do thực hiện giãn cách xã hội; người lao động cư trú hợp pháp không có thu nhập hoặc có nhưng thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng; người bán hàng rong; buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố; người thu gom rác; bán vé số; vận chuyển hàng hóa; bán vé số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe; làm công việc thuộc các lĩnh vực ngành nghề phải tạm ngừng hoạt động. Dự kiến có 230.000 người được hỗ trợ.
Người bị cách ly y tế tập trung thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày. Số người dự kiến được hỗ trợ là 10.000 người.
TP hỗ trợ tiền ăn 120.000 đồng/ngày đối với người tham gia công tác phòng, chống dịch và các lực lượng trực tiếp khác. Số người dự kiến được hỗ trợ là 10.000 người mỗi ngày.
Thương nhân tại các chợ truyền thống hạng 1 được hỗ trợ 300.000 đồng/điểm kinh doanh/tháng; chợ hạng 2 là 210.000 đồng/tháng; chợ hạng 3 là 150.000 đồng/tháng. Tổng số điểm kinh doanh có hỗ trợ là 59.976. Thời gian hỗ trợ 6 tháng, tính từ tháng 7.
Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp đáp ứng điều kiện về thời gian chấm dứt hợp đồng lao động được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người (một lần); riêng người lao động đang mang thai hoặc đang nuôi con chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người. Số lao động dự kiến là 80.000 người.
TP hỗ trợ 2 triệu đồng/hộ (một lần) đối với hộ kinh doanh phải dừng hoạt động tại khu vực thực hiện Chỉ thị 16. Số hộ dự kiến hỗ trợ là 10.000.

Veröffentlicht 25. Juni 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Die zweite Frau stahl Lottoscheine um den Sonderpreis zu gewinnen und wurde zu 7 Jahren Gefängnis verurteilt – Trộm vé số trúng giải đặc biệt, ‚vợ hờ‘ lĩnh 7 năm tù   Leave a comment

Trộm vé số trúng giải đặc biệt, ‚vợ hờ‘ lĩnh 7 năm tù

Thanh trộm tờ vé số, sau đó phát hiện trúng giải đặc biệt. Người phụ nữ mang đi đổi, lấy tiền gửi ngân hàng và tiêu xài.
25/12/2020 00:03 https://zingnews.vn/trom-ve-so-trung-giai-dac-biet-vo-ho-linh-7-nam-tu-post1166524.html
Ngày 24/12, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, tuyên y án 7 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Ngọc Thanh (36 tuổi, ở tỉnh Hậu Giang) về tội Trộm cắp tài sản.
HĐXX nhận định số tiền bị cáo chiếm đoạt gần 1,8 tỷ đồng là đặc biệt lớn. Bị cáo không đưa ra được chứng cứ mới, các tình tiết giảm nhẹ đã được cấp phúc thẩm xem xét nên tuyên mức án trên.
ve_soTheo bản án sơ thẩm, từ năm 2013, Thanh sống như vợ chồng với Nguyễn Văn Nghiệp (33 tuổi, ở tỉnh Hậu Giang). Ngày 28/10/2019, Nghiệp dự đám giỗ và được bạn nhậu mua cho tấm vé số nên cất vào ví.
Chiều hôm đó, Nghiệp về nhà thay quần áo và để ví trên bàn. Đến 17h cùng ngày, Nghiệp thức giấc phát hiện tấm vé số này đã mất.
Hai hôm sau, một người bạn gọi thông báo cho anh ta tấm vé số trên trúng giải đặc biệt. Nghiệp đã hỏi nhưng „vợ hờ“ chối không lấy tấm vé số.
Sau đó anh ta báo cảnh sát điều tra. Đến cuối năm 2019, sau khi được gia đình vận động, Thanh đã đến cảnh sát đầu thú.
Người phụ nữ này khai nhận buổi chiều xảy ra vụ việc đã mở ví, lấy tấm vé số của “chồng hờ”. Sau khi phát hiện tấm vé trúng giải đặc biệt, Thanh nhờ em trai chở đi đổi thưởng được gần 1,8 tỷ đồng.
Số tiền này, Thanh mang gửi tiết kiệm và cho người thân, tiêu xài cá nhân.
Tại phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 8, TAND tỉnh Hậu Giang tuyên phạt bị cáo 7 năm tù về tội Trộm cắp tài sản, còn em trai 12 tháng cải tạo không giam giữ về tội Không tố giác tội phạm.

Veröffentlicht 24. Dezember 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Frau Mai, die Lottoscheine verkaufte – Những phận đời phía sau ‚Cô Vy‘: Ảm đạm vé số dạo   Leave a comment

Những phận đời phía sauCô Vy‚: Ảm đạm vé số dạo

Virus SARS-CoV-2 đã khiến hàng trăm ngàn lao động lâm cảnh khốn khó. Nhưng, bên cạnh nỗi buồn lo, vẫn le lói niềm vui, bởi những câu chuyện xúc động về tình người…
07/04/2020 , 09:20 https://nongnghiep.vn/nhung-phan-doi-phia-sau-co-vy-am-dam-ve-so-dao-d261811.html
Hàng ngàn người nghèo bán vé số đã không khỏi hụt hẫng, lo lắng khi Nhà nước quyết định tạm dừng hoạt động xổ số để phòng dịch. Khó khăn càng thêm khó khăn.

Đã nghèo càng nghèo
Chiều cuối tháng 3, tôi dạo một vòng qua nhiều con đường ở quận 1, 3, Bình Thạnh, nhưng đã rất hiếm những hình ảnh quen thuộc hàng ngày.
Đó là dáng đi tất tả của người phụ nữ trung tuổi đội nón lá, khuôn mặt nhem nhuốc, bết mồ hôi của cậu bé có đôi mắt sáng, một cặp vợ chồng tàn tật ngồi trên xe lăn…họ dạo trên mọi nẻo đường, thấy ai đang ngồi trong quán ăn, quán cà phê, là họ tấp vào, chìa xấp vé số trên tay mời mua.
Chiều muộn, tôi may mắn gặp người phụ nữ cầm xấp vé số trên tay, nhưng bà không tất tả đi chào mua, mà ngồi bên vệ đường công viên ven kênh Thị Nghè, quận Bình Thạnh. “Sắp tới giờ xổ số rồi, sao cô không đi bán, ế thì sao?”, tôi tấp xe vào hỏi.
Bà cười đáp: “Còn chừng 3 chục tờ à, không ế đâu con. Cô đau lưng quá, ngồi nghỉ xíu rồi đi tiếp”. Tôi hỏi: “Nhà nước tạm ngừng phát hành vé số, cô định làm gì?”, bà trầm ngâm 1 lát rồi nói: “Ngoài bán vé số ra, cô chẳng biết làm gì. Đang lo lắm con ạ”.
Tôi hỏi tiếp: “Cô có biết về dịch bệnh Corona không? Đi bán tiếp xúc nhiều người, cô có sợ không?”. Bà đáp: “Cô có đọc báo, nghe nhiều người nói cũng sợ, nên không dám đứng gần ai. Lúc nào cũng đeo khẩu trang.
Vậy chứ cũng lo. Vì xấp vé số qua tay biết bao nhiêu người. Nên lo cái ăn, mà cũng lo dịch bệnh nữa. Thôi thì Nhà nước tạm ngưng một thời gian cũng tốt. Chứ lỡ mắc thì khổ hơn. Còn cái ăn thí tính sau vậy”.
Tôi hỏi thăm, bà cho biết tên Mai, 58 tuổi, là công dân Sài Gòn chính hiệu, nhưng do gia đình từng gặp quá nhiều sóng gió, khiến bà gần như mất tất cả, nhà cửa không, tài sản không. Hiện bà và người con trai duy nhất phải ở nhà thuê.

Trên đường đi ngang cổng một ngôi chùa gần cơ quan, tôi bất ngờ thấy bà cụ bán vé số quen thỉnh thoảng tôi vẫn mua ủng hộ, đang ngồi ủ rũ bên trụ cổng chùa.
Bà cụ ngót 80 tuổi, do tuổi cao, chân yếu, không thể “ganh đua” trên đường với những đồng nghiệp khác, nên từ nhiều năm nay, bà ngồi bán ở cổng ngôi chùa này. “Hôm nay vé số nghỉ bán, chùa đang đóng cửa, bà ngồi đây làm gì?”, tôi tấp xe vào hỏi.
Bà ngẩng đầu, ánh mắt đượm buồn, đáp: “Phòng trọ chật trội, nực lắm cậu ơi. Này nào cũng ra đây ngồi bán, nhìn người ta đi lại cũng đỡ buồn. Hôm nay không có vé số bán, thấy lâu hết ngày hết buổi, bà lết ra đây ngồi.
Tôi ái ngại: “Nửa tháng không có vé số bán, bà tính sao, sống thế nào?”. Im lặng 1 lúc, bà đáp: “Bà chưa tính sao. Thôi thì ngày nào biết ngày đó vậy”. Tôi im lặng đưa cho bà tờ bạc nhỏ, và không dám hỏi thêm, vì tôi biết, bà sẽ không trả lời được.
Bà cho biết, bà có 2 người con, nhưng đều khó khăn, cả 2 lên tỉnh nào ở Tây Nguyên lập nghiệp từ lâu, bà cũng không rõ, nên không có điều kiện chăm sóc, giúp đỡ mẹ. Bà cũng không muốn con cái lo lắng, nên vẫn lủi thủi một mình bao năm nay. Do tuổi cao, lại không có điều kiện chăm lo sức khỏe, nên bà thường xuyên đau yếu.
Thỉnh thoảng, khi đi ngang chùa, không thấy bà cụ ngồi, trong lòng tôi lại dấy lên nỗi lo. Rồi sau đó, gặp lại bà, tôi lại thở nhẹ. Khi đó, bà luôn trả lời tôi một câu quen thuộc: “Bà bệnh mấy ngày nay, nhưng hết tiền ăn nên phải ráng ra ngồi”.

Chưa biết những ngày tới sẽ ra sao
Đa số người bán vé số dạo ở TP.HCM đều ở các tỉnh miền Tây, miền Trung. Mỗi người mỗi hoàn cảnh, nhưng đều rất nghèo, không có ruộng, tuổi cao sức yếu, tàn tật…
Sau khi tạm ngưng phát hành xổ số kiến thiết, nhà nước và hầu hết chính quyền các địa phương cũng đã có kế hoạch hỗ trợ người bán vé số. Các đại lý vé số, doanh nghiệp và nhiều mạnh thường quân cũng chung tay góp phần.
Những hành động ấy, khiến không chỉ những người nghèo xúc động, mà còn giúp lan tỏa sự chia sẻ khó khăn ra cả cộng đồng. Nhưng, sự sẻ chia ấy, chỉ là một phần nhỏ. Họ vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn rất lớn trước mắt.
Ông Trần Phước Hựu, quê tận Đồng Tháp, năm nay vừa tròn 90 tuổi, cùng người con trai là ông Trần Phước Hiệp, 63 tuổi, lên thành phố từ nhiều năm nay. Họ thuê nhà trên đường tỉnh lộ 10, huyện Bình Chánh.
Hàng ngày, người con chở ba ra ngã tư ngồi bán một chỗ. Còn ông đi bán dạo. Khi nào bán hết, ông quay lại phụ bán với cha. Khi cả 2 bán hết, lại chở nhau về. Cứ vậy mà mỗi ngày 2 cha con ông Hựu cũng kiếm được khoảng 4 trăm ngàn, đủ chi tiêu và còn có chút để dành.
Mỗi tháng 2 cha con cũng gửi về quê được 2 triệu để phụ các cháu ăn học, gửi cho mẹ”, ông Hiệp nói.
Tạm ngưng vé số, những ngày tới, 2 cha con chú làm gì? Có tiền trang trải đến khi bán lại không?”, tôi hỏi ông Hiệp. “Nếu chỉ ngưng nửa tháng thì chắc cha con tôi cũng chưa đến nỗi nào, vì vừa rồi có một số mạnh thường quân tốt bụng đến giúp đỡ cha tôi. Cha cũng chia sẻ những cái lộc này cho một số người đồng cảnh ngộ chứ không dùng một mình.
Chắc là không về quê đâu chú ạ. Vì dù sao mình cũng ở trên thành phố, những ngày qua đi bán cũng tiếp xúc nhiều người, nên giờ ở phòng, theo dõi xem sao. Chứ không may, mình bị nhiễm mà không biết, về quê lỡ lây cho mọi người thì mang tội lớn„, ông Hiệp đáp.

Nằm sâu trong một con hẻm dưới chân cầu Nguyễn Văn Cừ, phường Cầu Kho, quận 1, có một khu nhà trọ khá đặc biệt. Đó là nơi trú ngụ của mấy chục người nghèo từ tỉnh Phú Yên vào, mưu sinh bằng nghề bán vé số. Ngôi nhà này vốn do người đàn ông tên Tiến đứng ra thuê. Ông Tiến cùng vợ vào Sài Gòn từ hơn 10 năm trước, ban đầu ông làm phụ hồ, nhưng sau đó, cả 2 vợ chồng cùng đi bán vé số. Công việc tuy vất vả, dãi nắng dầm mưa, nhưng vẫn có thu nhập hàng ngày.
Trong một lần về quê, ông Tiến thấy còn quá nhiều người nghèo, khó khăn. Vì không có “chiếc cần câu cơm”, nên họ kiếm mỗi ngày vài chục ngàn cũng không hề dễ. Ông chợt nảy ra ý định đưa họ vào Sài Gòn bán vé số.
Ban đầu, chỉ có vài người, lâu dần, ngôi nhà của ông Tiến ngày càng đông, có lúc lên đến gần 50 người. Hàng ngày, ông ra đại lý, bỏ tiền vốn lấy vé về phát cho mọi người, chiều về, họ đưa lại tiền vốn. Người bán nhận hoa hồng 1 ngàn đồng 1 tờ, còn ông được 300 đồng/1 tờ từ đại lý. Số tiền này ông trả phí thuê nhà cho mọi người.
Có lúc ở đây lên đến 48 người, mỗi người một hoàn cảnh. Người thì bị tai nạn lao động, người tàn tật, người thì trong tay không có một tấc đất, rồi tuổi cao sức yếu, không nơi nương tựa. Nhưng điểm chung là họ rất chịu khó, dù nắng dù mưa, họ vẫn bươn chải suốt ngày trên các nẻo đường.
Điều đáng quý nữa là dù nghèo, dù khó khăn, nhưng mọi người rất đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Ai có khó khăn gì là tất cả xúm vào cùng lo. Nên tôi thương họ là vậy”, ông Tiến nói.

Theo thống kê của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, hiện TP có 11.947 người bán vé số cư trú trên địa bàn. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã chấp thuận đề xuất của Sở LĐ-TB-XH về việc hỗ trợ số tiền 50 ngàn đồng/ngày/1 người bán vé số trong thời gian 15 ngày tạm ngừng phát hành vé số.

Như vậy, mỗi người bán vé số dạo sẽ nhận được tổng cộng 750 ngàn đồng. Và dự kiến tổng số tiền TP hỗ trợ người bán vé số là gần 9 tỉ đồng.

Veröffentlicht 9. April 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,