Archiv für das Schlagwort ‘fernsehen

Der Fernsehsender der International Mekong River Commission (MRC) wird auf Englisch ausgestrahlt und bietet regelmäßige Updates zu aktuellen Wasserständen, Abflüssen sowie Prognosen zum Hochwasser- und Dürrerisiko für die Menschen – Ra mắt kênh truyền hình dự báo lũ lụt và hạn hán cho người dân ở lưu vực sông Mekong   Leave a comment

Ra mắt kênh truyền hình dự báo lũ lụt và hạn hán cho người dân ở lưu vực sông Mekong

Kênh truyền hình thuộc Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) được phát sóng bằng tiếng Anh, cập nhật thường xuyên về mức nước hiện tại, dòng chảy và dự báo rủi ro lũ lụt và hạn hán cho người dân sống dọc sông Mekong.
07/08/2023 – 13:33 https://nhandan.vn/ra-mat-kenh-truyen-hinh-du-bao-lu-lut-va-han-han-cho-nguoi-dan-o-luu-vuc-song-mekong-post765973.html
Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) cho biết vừa ra mắt Kênh truyền hình dự báo lũ lụt và hạn hán, nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của công chúng về tình hình sông Mekong trong lưu vực sông Mekong.
Kênh truyền hình MRC về Dự báo lũ lụt và hạn hán đã phát sóng 3 lần trong tháng 7 vừa qua, vào các ngày 17, 24 và 31. Từ tháng 7/2023, Kênh cập nhật thường xuyên về mực nước hiện tại, dòng chảy và dự báo rủi ro lũ lụt, hạn hán cho người dân sống dọc sông Mekong.
Kênh được phát sóng bằng tiếng Anh, với phụ đề bằng các ngôn ngữ của các nước lưu vực sông Mekong vào mỗi thứ Hai hằng tuần. Kênh được phát sóng trong suốt mùa mưa trên các trang truyền thông xã hội Facebook và YouTube của MRC.
Theo MRC, mùa lũ lụt hằng năm trên sông Mekong đều có thể mang lại cả tác động tích cực và tiêu cực đến lưu vực sông. Lũ lụt có lợi cho ngành thủy sản của lưu vực, duy trì hình thái sông và mang lại phù sa để cải thiện độ màu của đất. Tuy nhiên, lũ lụt cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế và con người, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng, khu dân cư và cũng như các hoạt động hằng ngày của người dân.
Trong khi đó, hạn hán gây khó khăn về mặt kinh tế-xã hội cho các quốc gia ven sông. Thời gian và cường độ tác động của hạn hán đã tăng đáng kể trong hai thập kỷ qua.
Cũng theo MRC, với các kịch bản khí hậu khác nhau, lưu vực sông Mekong dự kiến sẽ đối mặt với những đợt hạn hán nghiêm trọng hơn trong tương lai do mưa ít, nhiệt độ không khí cao và sự bốc hơi cao. Gia tăng dân số trong khu vực phụ thuộc nguồn nước sông Mekong cũng làm tăng nhu cầu sử dụng nước từ tất cả các ngành.
Để đối phó với những thách thức này, Tiến sĩ Anoulak Kittikhoun, Giám đốc điều hành Ban Thư ký MRC, cho biết, MRC hiện đang cung cấp thông tin theo dõi lưu vực sông hằng ngày, dự báo lũ lụt, hướng dẫn và dự báo lũ quét và dự báo hạn hán để hỗ trợ các quốc gia thành viên quản lý rủi ro.
“Chúng tôi cũng đang làm về các biện pháp quản lý và thích nghi hạn hán. Kênh truyền hình Dự báo lũ lụt và hạn hán là một trong các nỗ lực của chúng tôi giúp người dân trong lưu vực được tiếp cận thông tin về rủi ro lũ lụt và hạn hán một cách dễ dàng hơn. Ngoài tham khảo thông tin cập nhật trên trang web của Ủy hội, chúng tôi hy vọng Kênh truyền hình này sẽ mang thông tin hữu ích và cập nhật đến hàng triệu người dân sống dọc sông Mekong“, Tiến sĩ Anoulak Kittikhoun bày tỏ.
Ủy hội sông Mekong quốc tế là một tổ chức liên chính phủ được thành lập năm 1995 nhằm thúc đẩy đối thoại và hợp tác cấp khu vực tại hạ lưu sông Mekong. Trên cơ sở Hiệp định Mekong giữa Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, Ủy hội đóng vai trò là diễn đàn khu vực về ngoại giao nước cũng như một kênh tri thức để quản lý tài nguyên nước và hỗ trợ phát triển bền vững trong khu vực.
TRỊNH DŨNG – HẢI TIẾNPhóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Lào
Mekong River Commission https://www.mrcmekong.org/https://vnmc.gov.vn/

Veröffentlicht 9. August 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Hüten Sie sich vor den Behauptungen von Reporter ohne Grenzen – Cảnh giác với luận điệu của tổ chức Phóng viên không biên giới   Leave a comment

Cảnh giác với luận điệu của tổ chức Phóng viên không biên giới

Đến hẹn lại lên, đầu tháng 5/2023, tổ chức Phóng viên không biên giới (tiếng Pháp: Reporters sans frontières, viết tắt là RSF) đã đưa ra cái gọi là Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2023
20/05/2023 – 06:25 https://baonghean.vn/canh-giac-voi-luan-dieu-cua-to-chuc-phong-vien-khong-bien-gioi-post269809.html
Theo đó, các nước như: Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nga, Iran, Syria… tiếp tục bị xếp ở đáy bảng xếp hạng. Đây là điều dường như hiển nhiên vì RSF là tổ chức phi chính phủ luôn có cái nhìn định kiến đối với các quốc gia không thân Mỹ và phương Tây.

Bảng xếp hạng quy chụp, thiếu thực tiễn
Theo đó, RSF xếp thứ hạng của Việt Nam tiếp tục ở nhóm cuối và là “hiện đang thuộc nhóm các quốc gia cần nâng mức độ cảnh báo cao về tình hình tự do báo chí”. RSF cũng đưa ra khuyến cáo các nước cần đề nghị Việt Nam phải có lộ trình cải thiện tình hình “tự do tôn giáo” như một điều kiện bắt buộc nếu muốn tham gia hoặc tham gia sâu vào các lĩnh vực mà chúng ta có nhu cầu, thế mạnh.
Tuy nhiên, những nhận định của RSF đưa ra lại hoàn toàn phiến diện, quy chụp, thiếu thực tế. Tổ chức này không đưa ra được bất cứ bằng cứ có tính xác thực nào ứng với các tiêu chí được họ đưa ra. Vẫn chỉ là những quy kết vô căn cứ như nhiều năm trước. Những người được tiếp cận để công bố thông tin thường chỉ là một nhóm người có những bất đồng với nhà nước sở tại về quan điểm, đường hướng hoạt động báo chí hoặc đã, đang bị bắt, xử lý vì hành vi vi phạm liên quan. Đó cũng là lý do khiến các bản thông cáo hàng năm của RSF ít gây chú ý tới và được đánh giá là “bài cũ soạn lại”, nhằm mục đích tấn công, hạ bệ chính giới nào đó chứ không phải đưa ra những chỉ số khách quan, trung thực. Tất cả chỉ là những dữ liệu mang tính những suy đoán, phỏng đoán và sai lệch.
Trong khi đó, diện mạo và thực tiễn đời sống báo chí, tự do báo chí tại Việt Nam đang phản ánh những bước tiến đáng ghi nhận. Việt Nam đã, đang tham gia và nghiêm túc thực hiện các cam kết của mình về vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí theo Hiến chương Liên hợp quốc và các nghị định, hiệp ước quốc tế, khu vực liên quan trên nền tảng đó.
Việt Nam đã chủ động, sáng tạo và đầy trách nhiệm trong việc cụ thể hóa quyền tự do ngôn luận nói chung và tự do báo chí nói riêng bằng văn bản pháp lý.
Tại Điều 25, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Tại Việt Nam, báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân dân. Đảng, Nhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để quyền tự do báo chí được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Thực tế, chỉ có ở Việt Nam, mọi người dân được thoải tham gia các mạng xã hội như Facebook, YouTube, Twitter, TikTok… mà không gặp bất cứ sự cản trở nào. Mỗi người được tiếp cận các nguồn thông tin một cách đa chiều và khách quan bày tỏ quan điểm của mình trên các nền tảng thông tin truyền thông. Lợi dụng sự “thoải mái” này, không ít cá nhân đã đăng tải, đưa các thông tin sai sự thật lên mạng xã hội gây hoang mang trong dư luận, quần chúng nhân dân. Trong đó, có những kẻ gây phương hại cho an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, vi phạm luật pháp Việt Nam. Những trường hợp như thế đều phải đấu tranh, xử lý theo quy định pháp luật.

Nâng cao cảnh giác để không bị lợi dụngErhöhen Sie Ihre Wachsamkeit um nicht ausgenutzt zu werden
Thực chất, RSF và nhiều tổ chức “dân chủ”, “nhân quyền” khác đều là những „tổ chức ngoại vi“ của Mỹ và phương Tây với mục đích khuấy đảo nền chính trị của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các tổ chức này tự cho mình là tiếng nói của toàn cầu, để đánh giá và “hạ bệ” các nước không theo phương Tây hoặc có chiều hướng đối lập về tư tưởng.
Thông qua các “bảng xếp hạng” hàng năm, các thế lực thù địch triệt để sử dụng chiêu trò “nội công, ngoại kích”. Một mặt, chúng tuyển lựa, đào tạo, hỗ trợ các “con buôn dân chủ” trong nước tiến hành những hoạt động công kích Đảng, Nhà nước, các cơ quan chính quyền dưới vỏ bọc “nhà báo tự do”, “phóng viên tự do”. Mặt khác, các thế lực bên ngoài thường xuyên rêu rao về tính tuyệt đối của quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, kích động các giá trị dân chủ quá đà “nhân quyền cao hơn chủ quyền” và đồng thời, gây sức ép, đưa ra các bản báo cáo, phúc trình, xếp hạng có nội dung sai sự thật về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam; vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam, cho rằng, Việt Nam không có tự do báo chí, không có tự do ngôn luận.
Việc xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền của Việt Nam nói chung và việc thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận nói riêng không phải là mới. Đây là kịch bản cũ thường xuyên được các cá nhân, tổ chức chống đối thực hiện. Thông qua việc vu cáo Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí, các thế lực thù địch đã tìm cách hòng can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Thực chất, đây là một thủ đoạn trong cuộc chiến trên mặt trận tư tưởng mà các thế lực thù địch triệt để lợi dụng, nhất là trong bối cảnh bùng nổ thông tin.
Hiện nay, nhiều tờ báo, đài ở nước ngoài chống phá Việt Nam đang duy trì hoạt động. Cùng đó, nhiều tổ chức, cá nhân thù địch còn lập ra hàng ngàn trang web để lan truyền những thông tin sai trái, độc hại. Mỗi ngày có hàng trăm bài viết, hình ảnh, video clip xuyên tạc, bóp méo, bôi đen về tình hình kinh tế – chính trị – xã hội của Việt Nam. Đặc biệt, thời gian gần đây, các thế lực dùng trí tuệ nhân tạo để „sáng tạo“ các bài viết, hình ảnh xuyên tạc; sau đó, triệt để lợi dụng các hội, nhóm trên mạng xã hội để lan truyền thông tin xấu, độc. Đây là thủ đoạn rất nguy hiểm mà cơ quan chức năng cần có biện pháp ngăn chặn và người dân cần nâng cao cảnh giác.
Trước thực tế đó, mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá để tuyên truyền, giải thích cho người thân và nhân dân hiểu rõ bản chất sự việc. Từ đó, hình thành thói quen chọn lọc, phân tích mỗi khi tiếp nhận thông tin để không bị lợi dụng biến thành cái “loa” của các thế lực thù địch.

Vietnam kündigte die Fertigstellung des digitalen terrestrischen Fernsehens an – Việt Nam công bố hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất   Leave a comment

Việt Nam công bố hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất

Chiều 11-1, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Việt Nam đã hoàn tất việc tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất (analog) và chính thức hoàn thành Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất (Đề án số hóa truyền hình) được ban hành theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27-12-2011 của Thủ tướng Chính phủ.
11-01-2021, 17:31 https://nhandan.com.vn/thong-tin-so/viet-nam-cong-bo-hoan-thanh-so-hoa-truyen-hinh-mat-dat-631433/
Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Công nghệ truyền hình đã trải qua nhiều cuộc cách mạng như truyền hình cơ học, truyền hình điện tử (đen trắng), truyền hình màu, đến nay là truyền hình số và trong tương lai sẽ là truyền hình thông minh, truyền hình 3D.
Trải qua chín năm, đến nay, Đề án số hóa truyền hình đã đạt và vượt tất cả các mục tiêu ban đầu đã đề ra, góp phần thực hiện cam kết của toàn khối ASEAN vào năm 2010 là tắt sóng hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất (Analog) vào năm 2020.
Nếu như trước đây, với truyền hình tương tự mặt đất thì một kênh tần số chỉ có thể phát sóng một kênh chương trình truyền hình thì hiện nay một kênh tần số có thể phát sóng tới 30 kênh chương trình truyền hình. Vì vậy, tại nhiều địa phương, người dân đã có thể thu xem từ 40 đến 60 kênh chương trình SDTV và hơn 10 kênh chương trình HDTV, trong đó có bảy kênh thiết yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị-xã hội.
Đặc biệt, Việt Nam đã hỗ trợ đầu thu số cho 1,9 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia từ năm 2015 đến 2020. Vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất đã đạt 80% dân cư (vượt 10 điểm % so với mục tiêu đề ra) so với 50% dân cư của năm 2011.

Điều đáng tự hào là trong ASEAN, Việt Nam là nước thứ 5/10 hoàn thành việc tắt sóng truyền hình tương tự (Brunei năm 2017, Singapore năm 2019, Malaysia năm 2019, Thailand năm 2020).
Nước ta đã giữ đúng cam kết với toàn khối ASEAN – hoàn thành đúng hạn việc tắt sóng trước năm 2020, trong khi là nước đông dân nhất trong năm nước đã hoàn thành cam kết này.
Trên thế giới, mặc dù Việt Nam có dân số đứng thứ 15 và thu nhập đứng thứ 130/193 nước nhưng đứng thứ 78/193 nước hoàn thành tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất.
Điểm đột phá lớn nhất là Việt Nam đã đi thẳng vào công nghệ tiên tiến DVB-T2 (bỏ qua công nghệ DVB-T). Vào thời điểm 2011, cũng chỉ có sáu nước sử dụng DVB-T2 trong số 147 nước sử dụng DVB-T hoặc DVB-T2. Đến 2020, có 102 nước đã sử dụng DVB-T2 trong số 162 nước sử dụng DVB-T hoặc DVB-T2.

Việc thực hiện thành công Đề án đã góp phần thực hiện bốn mục tiêu lớn:
Thứ nhất, hoàn thành việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số trên phạm vi toàn quốc với gần 100 triệu dân/26 triệu hộ gia đình. Đã giải phóng 112MHz trên băng tần 700MHz, là băng tần có độ phủ sóng tốt nhất hiện nay cho thông tin di động 5G toàn quốc.
Thứ hai, mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất, từ phủ trung tâm của 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2011 (tương đương 50% dân số) đến nay đã vươn đến tất cả 63 địa phương trên toàn quốc (tương đương với 80% dân số), xuống đến nhiều huyện, xã, thôn, bản.
Thứ ba, đã thu hút được nguồn lực xã hội để phủ sóng truyền hình số mặt đất. Trong 9 năm qua, đầu tư cho phủ sóng truyền hình số mặt đất đã thêm gần 2000 tỷ, trong đó vốn xã hội hóa đạt trên 50%.
Thứ tư, 100% các Đài Phát thanh truyền hình địa phương đã được tổ chức, sắp xếp theo hướng chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hóa tập trung vào sản xuất nội dung chương trình và thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng, trong khi trước 2011 thì 100% các nhà đài vừa làm nội dung, vừa truyền dẫn, phát sóng.

Veröffentlicht 11. Januar 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

DVB-T2-Karte, digitales terrestrische Fernsehen, AVG, VTV, VTC, SDTV, RTB … 2016 – Bản đồ phủ sóng kỹ thuật số mặt đất DVB T2 thời điểm hiện tại của AVG, VTV, VTC, SDTV, RTB tại từng cụm khu vực   Leave a comment

BẢN ĐỒ PHỦ SÓNG DVB T2 MỚI NHẤT
Bản đồ phủ sóng kỹ thuật số mặt đất DVB T2 thời điểm hiện tại của AVG, VTV, VTC, SDTV, RTB tại từng cụm khu vực.
http://truyenhinhsovietnam.com/
Bản đồ phủ sóng kỹ thuật số mặt đất DVB T2 thời điểm hiện tại
Theo đề án số hóa truyền hình được phó thủ tướng chính phủ phê duyệt thì đến năm 2020, truyền hình cáp analog sẽ ngừng phát sóng và thay thế bằng truyền hình kỹ thuật số theo chuẩn DVB-T2.

Từ 1/1/2016 có 5 thành phố lớn tiên phong thực hiện số hóa: Hà Nội (cũ), thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng. Đến năm 2020 toàn bộ các tỉnh thành trên cả nước số hóa hoàn toàn.

Tới thời điểm quy định theo lộ trình, tất cả hộ gia đình không thể tiếp tục thu các kênh truyền hình tương tự (analog) nữa. Để tiếp tục thu và xem các kênh truyền hình, người dân buộc phải mua tivi có tích hợp sẵn đầu thu DVB T2 hoặc mua đầu thu DVB T2 rời (ví dụ: đầu thu DVB T2 của Truyền hình An Viên, VTV,…). (Xem 3 cách xem truyền hình số khi tắt sóng analog tại đây)
Thời điểm hiện tại có các đài phát DVB T2 gồm: AVG, VTV, VTC, SDTV và RTB. Sóng DVB T2 đã phủ sóng tốt như hình dưới đây. Vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất DVB T2 sẽ càng ngày càng được mở rộng.
Lưu ý: Chất lượng tín hiệu tại khu vực lắp đặt thiết bị có thể sai khác so với bản đồ phủ sóng trên, tùy vào điều kiện riêng của khu vực đó: độ cao lắp đặt, bị chắn bởi vật cản như nhà cao tầng, bị ảnh hưởng bởi các nguồn sóng khác …

3 CÁCH ĐỂ XEM TRUYỀN HÌNH SỐ KHI TẮT SÓNG ANALOG

Người dân có 3 cách để xem truyền hình số:
1. Mua đầu thu kỹ thuật số chuẩn DVB T2/MPEG4
2. Đăng ký dịch vụ truyền hình trả tiền
3. Mua tivi tích hợp sẵn đầu thu DVB T2/MPEG4

Ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 tại Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011, theo đó: Đến năm 2020 đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau. Trong đó, truyền hình số mặt đất chiếm 45% các phương thức truyền hình.

Theo đó, các nhóm địa phương thực hiện kế hoạch số hóa được chia thành 04 nhóm để thực hiện kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế – xã hội, điều kiện truyền sóng vô tuyến điện và khả năng phân bổ tần số tại địa phương:

Nguyễn Đức Công ty Truyền Hình Số
youtube.com/channel/UC_r6m0hvP1E8d6B_rIrRAsg/videos?view=0&shelf_id=0&sort=dd
3 Cách Xem Truyền Hình Số Khi Tắt Sóng Analog Veröffentlicht am 16.07.2015

Người dân có 3 cách để xem truyền hình số:
1. Mua đầu thu kỹ thuật số chuẩn DVB T2/MPEG4
2. Đăng ký dịch vụ truyền hình trả tiền
3. Mua tivi tích hợp sẵn đầu thu DVB T2/MPEG4
Xem thêm tại: http://truyenhinhsovietnam.com/

Công ty chúng tôi chuyên phân phối, lắp đặt các loại đầu thu kỹ thuật số DVB T2 VTV, VJV, LTP, iGATE (VNPT),… các loại anten thu sóng DVB T2 hàng chính hãng nằm trong danh sách đầu thu DVB T2 đã hợp quy của Bộ, cam kết không bán hàng lậu. Liên hệ lắp đặt hoặc phân phối giá sỉ toàn quốc:

CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG NGUYỄN ĐỨC
Trụ sở chính: 996 Phạm Văn Đồng, quận Thủ Đức, TPHCM, Việt Nam
Tel: (08)22.374.304 – Hotline: 0908.220.932 – 0938.592.788
Email: nguyenduc.itv@gmail.com – Website: http://truyenhinhsovietnam.com
Zalo: Truyền Hình Số Việt Nam – Facebook: facebook.com/truyenhinhso…
Cảm ơn quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi!

DANH SÁCH KÊNH DVB T2 MIỄN PHÍ THU ĐƯỢC TẠI CÁC TỈNH THÀNH
Quý khách ở những khu vực khác nhau sẽ nhận sóng DVB T2 từ các trạm phát khác nhau do đó số kênh và danh mục kênh DVB T2 thu được cũng sẽ khác nhau. Sau đây là danh sách kênh DVB T2 miễn phí thu được do công ty chúng tôi tổng hợp (update 2016).
Vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất DVB T2 sẽ càng ngày càng được mở rộng và sau này quý khách sẽ thu được nhiều kênh hơn.

 

Veröffentlicht 31. Dezember 2016 von anhyeuem66 in Allgemein, Internet

Getaggt mit , , , , , ,