Archiv für das Schlagwort ‘kaki

Die Saison der roten Kakis im Hmong-Dorf Nghe An – Mùa hồng chín đỏ trên bản người Mông xứ Nghệ   Leave a comment

Mùa hồng chín đỏ trên bản người Mông xứ Nghệ

Những cây hồng trĩu quả trút bỏ hết lớp lá khi mùa Đông đến trên bản làng người Mông huyện Kỳ Sơn tạo nên một vẻ đẹp hiếm có. Khắp nơi rực lên một màu đỏ của hồng chín như xua tan cái lạnh của ngày đông.
14/12/2023 06:55 (GMT+7) https://baonghean.vn/mua-hong-chin-do-tren-ban-nguoi-mong-xu-nghe-post281609.html
Bản người Mông ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) từ 2 tháng nay rực lên sắc đỏ của những cây hồng chín mọng.

Mùa Đông đến, những cây hồng trút hết lá chỉ còn lại những chùm quả lúc lỉu trên cành tạo nên một vẻ đẹp hiếm có.
Trên các lối đi vào bản Huồi Giảng 1, hồng được trồng hai bên đường cũng đang vào độ chín mọng.
Theo người dân nơi đây, loại hồng này phải chín mềm mới có thể ăn được và ít có giá trị kinh tế. Vì thế, họ chỉ chọn một số quả chín để làm quà hoặc dùng ăn trong gia đình.
“Cứ đến mùa hồng, tôi lại vào Tây Sơn chơi, chủ yếu để hái ít hồng mang về trưng bày trong khuôn viên nhà làm cảnh, một số quả chín thì biếu anh em, bạn bè” – anh Nguyễn Thạc Đồng, một du khách đến từ xã Hữu Kiệm (huyện Kỳ Sơn) cho hay.
Nhiều du khách ở các nơi khác đến Tây Sơn mùa này chủ yếu để săn mây, ngắm hoa đào nở và diện trang phục người Mông để “check-in” cùng những cây hồng trĩu quả.

Veröffentlicht 19. Dezember 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Steigerung des Werts der knusprigen Kakiprodukte von Thanh Chuong – Nâng giá trị cho sản vật hồng giòn Thanh Chương   Leave a comment

Nâng giá trị cho sản vật hồng giòn Thanh Chương

Với ưu điểm quả to, vị ngọt, thơm, giòn và đặc biệt là không có hạt nên hồng giòn Thanh Chương rất được thị trường ưa chuộng, giá bán cao.
09/10/2023 04:23 (GMT+7) https://baonghean.vn/nang-gia-tri-cho-san-vat-hong-gion-thanh-chuong-post277919.html
Cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế vườn
Gia đình bà Nguyễn Thị Mỳ (thôn Mỹ Chùa, xã Thanh Tiên) trồng 20 gốc hồng giòn, trong đó 10 gốc có tuổi đời trên 30 năm và 10 gốc vừa trồng 3-4 năm. Hiện toàn bộ 20 gốc hồng đã ra quả, cho thu hoạch.
Bà Mỳ cho biết: “Đây là giống hồng giòn bản địa, trồng ở địa phương hàng chục năm nay. Ban đầu, chỉ là trồng vài cây để ăn, làm quà cho người thân. Hồng ngọt, thơm, giòn lại không có hạt, rất được ưa chuộng, nhiều người tìm mua nên gia đình nhân rộng. Mỗi năm, gốc hồng lâu năm cho thu hoạch 1,5-2 tạ quả, giá bán dao động từ 30.000-40.000 đồng/kg, mang lại nguồn thu ổn định từ 5-7 triệu đồng/gốc”.
Ông Dương Đắc Thắng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Tiên cho biết, giống hồng giòn rất thích hợp với chất đất, khí hậu nơi đây nên không tốn công chăm sóc, cũng không tốn nhiều diện tích đất. Do đó, cây hồng được nhiều gia đình trong xã chọn làm cây trồng chính khi chỉnh trang vườn tược, xây dựng vườn mẫu, vườn chuẩn nông thôn mới; nhiều gia trại, trang trại chọn làm cây trồng chính trong phát triển kinh tế VAC. Hiện toàn xã có khoảng 2ha trồng hồng giòn với 100 hộ trồng.
Trên diện tích 25ha đất trang trại, ông Nguyễn Tiến Hưng (thôn Thanh Liêu, xã Thanh Tiên) đang ấp ủ dành 2ha để trồng hồng giòn. Hiện, 200 gốc hồng đã cho thu hoạch. Ông Hưng cho biết: “Trước đây, trang trại chủ yếu trồng bưởi da xanh, bưởi Diễn song hiệu quả kinh tế không cao. Bắt đầu từ năm 2019, tôi quy hoạch lại diện tích trồng cây ăn quả, theo đó, lấy cây hồng giòn làm chủ lực. Hiện đã trồng được 200 gốc cho quả, sắp tới sẽ mở rộng ra 700-1.000 gốc”.
Ở xã Thanh Lĩnh, những năm gần đây, diện tích trồng hồng giòn không hạt cũng được khôi phục và mở rộng. Theo thống kê toàn xã hiện có gần 4 ha hồng không hạt, trong đó có nhiều diện tích đã cho thu hoạch ổn định; cây hồng được trồng rải rác ở tất cả các thôn, nhưng tập trung nhiều ở thôn Đồng Thượng và thôn Trung Long… Trong đó, các hộ trồng nhiều từ 50-100 cây trở lên như ông Đinh Văn Tuất, ông Nguyễn Ngọc Sợi (thôn Đồng Thượng); ông Nguyễn Duy Khanh, ông Nguyễn Tiến Bảy, ông Trần Văn Thiền, ông Nguyễn Văn Thư, anh Nguyễn Văn Thắng (thôn Trung Long).

Nâng giá trị cho hồng giòn
Khác với hồng cậy Nam Đàn, hồng trứng Kỳ Sơn, giống hồng giòn không hạt của Thanh Chương tròn dài, vỏ màu xanh vàng, khi chín ngả hẳn sang màu vàng pha sắc đỏ, bổ ra có màu vàng óng ả, ăn giòn, vị ngọt đậm, lại không có hạt nên được rất nhiều người ưa thích.
Ông Lê Văn Quang – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thanh Chương cho biết: “Hồng giòn không hạt là giống hồng ngon đặc trưng ở Thanh Chương. Được người dân trồng cách đây mấy chục năm, tập trung chủ yếu ở các địa phương Thanh Liên, Thanh Tiên và Thanh Lĩnh. Một thời gian, do đất vườn thu hẹp, nhiều vườn đồi chuyển sang trồng các loại cây ăn quả như bưởi, ổi… nên cây hồng giòn mất vị thế. Những năm gần đây, nhiều hộ dân đã khôi phục giống hồng này. Hiện theo ước tính, diện tích có khoảng 10ha”.
Thời điểm này, người dân các địa phương Thanh Liên, Thanh Tiên, Thanh Lĩnh đang vào vụ thu hoạch hồng giòn.
Giá bán đầu mùa đang ở mức cao 35.000-40.000 đồng/kg, chính vụ thì khoảng 30.000 đồng/kg.
Hồng thu hoạch, ngâm chín đến đâu thương lái thu mua hết đến đó, người dân ít phải bán lẻ.
“Cây hồng giòn có tuổi đời lâu dài, cây càng lâu năm thì chất lượng quả càng ngon. Đó chính là “của để dành” trong vườn. Vậy nên, ngoài việc mở rộng diện tích trồng hồng thì chúng tôi mong muốn được hỗ trợ về kỹ thuật trồng, cách chăm sóc cây hồng đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng thương hiệu để sản phẩm hồng giòn Thanh Chương trở thành đặc sản địa phương. Khi đã nhân rộng, phát triển cây hồng thì cần thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, tạo điều kiện để mở rộng thị trường và nâng cao giá trị, giá thành cho cây hồng. Từ đó, đem lại sinh kế cho người dân các xã bán sơn địa”, anh Nguyễn Văn Thắng, một hộ trồng hồng ở thôn Long, xã Thanh Lĩnh cho biết.
Hiện nay, giống hồng giòn Thanh Chương được các hộ tự chiết ghép hoặc mua của các hộ khác để nhân rộng diện tích, một số hộ lại mua giống của các đại lý. Do đó, chất lượng giống hồng giòn chưa đảm bảo, nhiều hộ mua giống chưa chuẩn hồng giòn Thanh Chương.
Vậy nên, các hộ dân trồng hồng cũng mong muốn huyện phối hợp với các cơ quan chuyên môn triển khai tuyển chọn những cây hồng giống ưu tú, cây đầu dòng và xây dựng chính sách để giữ gìn bảo vệ làm nguồn giống cung cấp lâu dài cho sản xuất, đặc biệt là phân phối giống cho những xã khác có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp để mở rộng diện tích trồng hồng.

Veröffentlicht 12. Oktober 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Ein Schüler starb, 17 mussten wegen Vergiftung beim Essen von Waldbeeren in die Notaufnahme – Một học sinh tử vong, 17 em phải cấp cứu vì ngộ độc khi ăn quả rừng – 8 trẻ ngộ độc do ăn quả hồng trâu đã ra viện   Leave a comment

Một học sinh tử vong, 17 em phải cấp cứu vì ngộ độc khi ăn quả rừng

Sự việc xảy ra tại thôn Hát Tình, xã Chiềng Ken, huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) khi nhóm học sinh hái quả rừng hồng trâu để ăn; 17 học sinh phải đi cấp cứu, một em tử vong.
04/10/2021 – 20:02 https://dantri.com.vn/xa-hoi/mot-hoc-sinh-tu-vong-17-em-phai-cap-cuu-vi-ngo-doc-khi-an-qua-rung-20211004175209859.htm
Theo đó, vào khoảng 12h ngày 2/10, trên đường đi học về, một nhóm học sinh gồm 17 em thấy cây rừng ven đường trên đồi có nhiều quả chín đã rủ nhau hái ăn.
Đến khoảng 14h cùng ngày, một số học sinh có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy và được đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn cấp cứu, điều trị.
Đến 23h30 phút ngày 3/10, tổng cộng có 17 học sinh phải nhập viện.

Trong quá trình điều trị có em G.S.N. (9 tuổi) diễn biến nặng, hôn mê, được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai để tiếp tục cấp cứu và điều trị nhưng em đã tử vong tại bệnh viện.
Ngày 3/10, có 8 bệnh nhi được hội chẩn và chuyển về Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị, hiện nay sức khỏe ổn định. Tám em học sinh còn lại hiện đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn sức khỏe đang ổn dần.
Theo các nhà khoa học lâm nghiệp, cây hồng trâu có nhiều tên gọi (cây rom, mề gà, khua mật, móc quạ) là một loại quả rừng thường mọc ở núi đá thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, thuộc dạng thân leo, vỏ thân cây màu xanh nhạt, có gai nhọn, cứng.
Lá cây to bằng hai đầu ngón tay, dài 11-12cm, quả to gần bằng quả trứng gà, vỏ nhẵn mượt không có lông, quả non vỏ màu xanh nhạt, khi chín màu tím và hơi mềm, bên trong có lớp vỏ màu hồng, mỗi quả có từ 4-6 hạt, các hạt có một lớp cùi màu trắng đục, nhiều nước và mềm bao bọc, bên trong cùi có một hạt to bằng hạt ngô có màu tím và hơi dẹt…
Theo nghiên cứu của Trung tâm Phòng chống nhiễm độc – Học viện Quân y, độc tố của quả hồng trâu là alcaloid, chứa chính trong nhân hạt của quả, tác động chủ yếu lên tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp, người ăn phải bị ngộ độc có thể chết do suy hô hấp và trụy tim mạch. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị căn nguyên và điều trị triệu chứng là chủ yếu.
Khi ngộ độc, cần chuyển nạn nhân đến bệnh viện bằng xe cơ giới (tuyệt đối không để bệnh nhân đi bộ). Cần tăng cường thải độc tố, duy trì chức năng sống, xét nghiệm, theo dõi và điều chỉnh chất điện giải trong máu.

1 trẻ tử vong, 8 trẻ ngộ độc nặng do ăn quả hồng trâu
Sau khi ăn quả hồng trâu, 9 trẻ em từ 9-13 tuổi ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã rơi vào tình trạng ngộ độc nặng khiến một trẻ tử vong nhanh chóng. Ngay sau đó 8 trẻ đã được chuyển tuyến cấp cứu tại Khoa Cấp cứu Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương.
05-10-2021, 09:24 https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/1-tre-tu-vong-8-tre-ngo-doc-nang-do-an-qua-hong-trau-667999/
Theo lời kể của các gia đình, trưa 2/10, trên đường từ trường về nhà, một nhóm khoảng 16 em học sinh thấy quả dại trên đồi chín nên hái ăn. Khoảng 3 giờ sau ăn, trẻ xuất hiện tình trạng nôn, lơ mơ, mệt mỏi, choáng váng kèm đau bụng dữ dội.
Sau khi theo dõi, thấy tình trạng của trẻ ngày càng nặng, tầm 20 giờ đến 22 giờ cùng ngày, 9 gia đình đưa con đến Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn để cấp cứu và được chẩn đoán trẻ bị ngộ độc quả hồng trâu.
Các bác sĩ tại Bệnh viện huyện đã nhanh chóng xử trí bằng gây nôn, truyền dịch, lợi tiểu, nhuận tràng cho 9 trẻ. Tuy nhiên, 1 trẻ đã tử vong do diễn biến bệnh nhanh, nặng và cấp tính. Đêm 3/10, 8 trẻ còn lại được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.
TS, BS Lê Ngọc Duy, Trưởng Khoa Cấp cứu Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khi nhận được tin báo, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã nhanh chóng chuẩn bị nguồn lực để tiếp nhận và điều trị tiếp theo cho trẻ. Các bệnh nhi tiếp tục được hỗ trợ chức năng sống, bù dịch, điều chỉnh rối loạn toàn kiềm, trợ gan và làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh (xét nghiệm máu, khí máu, chức năng gan thận, siêu âm tim, điện tim, độc chất..).
“Hiện tại, tình trạng của cả 8 trẻ đều tạm thời ổn định, chưa nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, các bệnh nhi đều có tình trạng rối loạn nhịp tim, chỉ số men gan tăng, có biểu hiện hủy hoại tế bào gan, một số trẻ còn đau bụng nên chúng tôi đang tiến hành hội chẩn chuyên khoa tim mạch, gan mật, ngoại… đồng thời làm các xét nghiệm độc tố để phát hiện kịp thời các biến chứng khác của bệnh“, bác sĩ Duy cho hay.
Theo TS, BS Lê Ngọc Duy, việc phát hiện sớm và xử trí kịp thời là giải pháp quan trọng cứu sống bệnh nhân khi ăn quả hồng trâu. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho các trường hợp bị ngộ độc hồng trâu mà chủ yếu là điều trị căn nguyên và điều trị triệu chứng.
Khi phát hiện trẻ có biểu hiện ngộ độc do ăn quả hồng trâu cần gây nôn, rửa dạ dày càng sớm càng tốt, cho trẻ uống than hoạt với liều 1-2 g/kg cân nặng, dùng 4-6 gói sorbitol (nếu không có thể cho uống lòng trắng trứng), tăng cường thải độc tố, duy trì chức năng sống (trợ tim mạch, trợ hô hấp, suy gan chống co giật, chống phù phổi cấp…), xét nghiệm, theo dõi và điều chỉnh chất điện giải trong máu cho trẻ.
Gia đình khi thấy con ăn phải quả hồng trâu cần cho con uống nhiều nước và gây nôn, sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất bằng xe cơ giới (tuyệt đối không để trẻ đi bộ).
BS Duy nhấn mạnh, hiện đang là mùa quả hồng trâu chín, để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, đặc biệt là trẻ em, các cấp chính quyền địa phương, gia đình và nhà trường cần đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhận thức rõ về mức độ nguy hiểm của quả hồng trâu cũng như các loại quả dại khác, tuyệt đối không ăn thử dù chỉ một lần nhằm tránh những vụ việc đáng tiếc có thể xảy ra.

Cây hồng trâu thường mọc ở khu vực núi đá, thuộc dạng cây dây leo, vỏ thân cây màu xanh nhạt, có gai nhọn, cứng. Lá cây to dài gần bằng hai ngón tay người lớn, lá có màu xanh đậm. Quả tròn to bằng quả trứng gà, vỏ nhẵn mượt không có lông.
Quả non vỏ màu xanh nhạt, khi quả chín vỏ có màu tím và hơi mềm, bửa ra có lớp vỏ màu hồng. Mỗi quả có từ 4-6 hạt, các hạt có một lớp cùi màu trắng đục, nhiều nước, mềm bao bọc, bên trong cùi có một hạt to bằng hạt ngô có màu tím và hơi dẹt. Quả chín vào thời gian khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
Quả hồng trâu có thành phần chính là Ankaloid, Axit Amin, Axit Cacboxylic, Flavonoid, Polyphenol… Độc tố chính của quả hồng trâu là Alkaloid, chứa chính trong nhân hạt. Độc tính của chúng tác động chủ yếu lên tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp dẫn tới suy hô hấp, trụy tim mạch. Một số hoạt chất khác có thể gây tổn thương các cơ quan khác như gan, thận…

8 trẻ ngộ độc do ăn quả hồng trâu đã ra viện
8 Kinder, die durch den Verzehr von Kaki vergiftet wurden, wurden aus dem Krankenhaus entlassen
Sau một tuần điều trị, sức khỏe của 8 trẻ (từ 9-13 tuổi; ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) bị ngộ độc do ăn quả hồng trâu (tên khoa học là Capparis versicolor Griff) đã ổn định và được ra viện.
09-10-2021, 11:39 https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/8-tre-ngo-doc-do-an-qua-hong-trau-da-ra-vien-668638/
TS, BS Lê Ngọc Duy – Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tại thời điểm nhập viện, cả 8 cháu đều có tình trạng rối loạn nhịp tim, 5/8 trẻ trẻ bị suy gan (chỉ số men gan tăng, có biểu hiện hủy hoại tế bào gan, rối loạn đông máu…), một số trẻ bị nôn, đau bụng.
Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu đồng thời hội chẩn các chuyên khoa Cấp cứu chống độc, Hồi sức, Tim mạch, Gan mật…, để phối hợp điều trị và làm các xét nghiệm độc tố để phát hiện kịp thời các biến chứng khác của bệnh.
Sau một tuần điều trị, hiện tình trạng sức khỏe của tất cả các cháu đều ổn định, có 3 cháu chỉ số men gan vẫn còn tăng nhẹ. Những cháu này sẽ tiếp tục được theo dõi sức khỏe tại bệnh viện địa phương.
Trong suốt quá trình điều trị, Ban Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đã chỉ đạo phòng Công tác xã hội là đầu mối hỗ trợ các bệnh nhi. Bệnh viện cũng bố trí một chuyến xe đưa các bệnh nhi và gia đình về nhà an toàn.
Trong ngày các con được ra viện, bố của bệnh nhi S.S.M chia sẻ: „Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các y, bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương đã rất tận tình, hết lòng chăm sóc và điều trị cho các con những ngày qua. Xin chúc các y, bác sĩ luôn mạnh khỏe để có thể cứu chữa thêm nhiều hơn nữa các cháu bé không may mắc bệnh”.

Veröffentlicht 4. Oktober 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Derzeit wird Kaki zu einem Preis von 17.000 – 20.000 VND/kg gekauft, der Preis wird steigen – ‘Thủ phủ’ hồng Nghệ An rộn niềm vui   Leave a comment

Thủ phủhồng Nghệ An rộn niềm vui

Sau 2 năm liên tiếp mất mùa, năm nay, hồng sai quả hơn, quả to đều và đẹp hơn, giá thu mua cũng nhỉnh hơn mọi năm nên người dân „thủ phủ“ hồng Nam Anh (Nam Đàn) rất phấn khởi.
22/09/2021 14:01 https://baonghean.vn/thu-phu-hong-nghe-an-ron-niem-vui-294537.html
Thời điểm này, người dân Nam Anh đang rộ vụ thu hoạch hồng cậy, hồng gáo. Khắp các vườn đồi các xóm 5, 6, 7, 8, 9 và vùng đồi Khe Mai, Đầm Nứa người dân tất bật thu hoạch, thương lái đánh ô tô tải vào tận vườn thu mua. Gia đình anh Trần Văn Hòa ở xã Nam Anh có 80 gốc hồng, so với mọi năm, năm nay, hồng cho quả nhiều hơn, quả to, đều và đẹp hơn. Theo nhẩm tính, mỗi gốc hồng cho thu hoạch khoảng 1,2 – 1,5 tạ quả, hết mùa cũng thu hái được 10-12 tấn hồng, với giá bán hiện tại, đem lại cho gia đình khoảng 200 triệu đồng.
Anh Trần Văn Hòa cho biết: “Như năm ngoái, hồng mất mùa nặng, sản lượng giảm 70-80%, năm nay, dù không đạt năng suất cao như những năm đỉnh điểm song cũng khá hơn. Đặc biệt, quả hồng to đều, màu đẹp, ăn giòn và ngọt nên rất được các thương lái ưa chuộng”.
Là hộ trồng nhiều hồng nhất xã Nam Anh, ông Hồ Viết Chuyên có hơn 100 gốc hồng ở đồi Khe Mai. Hai năm liên tiếp 2018, 2019 ông mất trắng mùa hồng, hơn 100 gốc hồng chỉ có vài cây cho quả, thu hoạch mót chỉ được vài tạ hồng, thất thu cả trăm triệu đồng. Năm nay, dù năng suất không cao nhưng cũng coi là “được mùa” so với 2 năm kế trước.
Ông Hồ Viết Hoa – Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Anh cho biết: “Hồng là cây trồng chủ lực của xã Nam Anh. Toàn xã có hơn 300 hộ trồng hồng với diện tích hơn 100 ha, nằm rải đều trên các xóm dưới chân núi Đại Huệ. Hai năm qua, hồng liên tiếp mất mùa do thời tiết, sâu bệnh. Rút kinh nghiệm, sau mùa hồng 2020, bà con đẩy mạnh chăm bón, tỉa cành, cắt bớt lá, kéo dài thời gian cho cây “ngủ đông” lấy sức; đặc biệt, năm 2021, thời tiết thuận lợi, nắng lắm, mưa nhiều nên cây hồng sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ ra hoa, đậu quả cao hơn mọi năm nên năng suất cũng tăng lên nhiều. Ước tính, sản lượng đạt khoảng 500 tấn”.
Sau 2 năm liên tiếp mất trắng, năm nay, sản lượng hồng tăng, giá bán hồng cũng ổn định, thương lái thu mua tận vườn, bà con thu hoạch đến đâu được thu mua hết đến đó nên người dân rất phấn khởi.
Chị Nguyễn Thị Sâm, thương lái chuyên thu mua hồng ở xã Nam Anh cho biết: “Trước đây, khi chưa có dịch Covid- 19, hồng Nam Anh được xuất bán khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Song năm nay, dịch bệnh diễn biến phức tạp nên thị trường thu hẹp. Tuy nhiên, giá hồng vẫn giữ ổn định, không bị xuống thấp. Hiện, giá hồng thu mua tại vườn dao động từ 17.000-20.000 đồng/kg. Hy vọng, thời gian tới, khi dịch được khống chế, việc vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn thì giá hồng sẽ tăng cao, bù lại 2 năm liền mất trắng”.
Huyện Nam Đàn đã có đề án phát triển du lịch cộng đồng từ các vườn hồng Nam Anh, xã cũng đã chọn hồng làm sản phẩm chủ lực tham gia Chương trình „Mỗi xã một sản phẩm„. Theo đó, xã Nam Anh sẽ được đầu tư dây chuyền công nghệ, chế biến sâu các sản phẩm từ hồng quả: hồng ép dẻo, hồng sấy giòn, mứt hồng… nâng cao chất lượng, giá trị quả hồng, mở rộng thị trường tiêu thụ, giải quyết đầu ra ổn định cho cây hồng Nam Anh.

Hồng (quả) https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93ng_(qu%E1%BA%A3)

Veröffentlicht 22. September 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

“Kaki” – Về xứ sở hồng không hạt cổ thụ, người dân thu 8 tỷ mỗi vụ   Leave a comment

Về xứ sở hồng không hạt cổ thụ, người dân thu 8 tỷ mỗi vụ

Hàng trăm gốc hồng không hạt ở xã Nam Anh, huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An18°43′39.5″N 105°31′38.8″E  trăm tuổi vẫn trĩu quả, giúp nhiều hộ dân thu họach khá. Chính quyền địa phương đang khuyến khích bà con đẩy mạnh nhân rộng loại cây này nhằm tạo vùng sản xuất hàng hóa quy mô hơn.
17/11/2017 http://danviet.vn/nha-nong/ve-xu-so-hong-khong-hat-co-thu-nguoi-dan-thu-8-ty-moi-vu-823273.html
hồng không hạt http://danviet.vn/tags/SOG7k25nIGtow7RuZyBo4bqhdA==/hong-khong-hat.html https://vnexpress.net/hong-khong-hat/tag-109094-1.html


Xứ sở hồng không hạt
Những ngày này, người dân xã Nam Anh, Nam Đàn (Nghệ An) đang nhộn nhịp vào mùa thu hoạch hồng không hạt. Được mùa, được giá, nhiều hộ gia đình thu tiền triệu mỗi ngày.
Hòa chung niềm vui của người dân nơi đây, phóng viên Dân Việt đã có mặt tại xã Nam Anh và bắt gặp người dân đang vận chuyển những bao tải hồng nặng trịch chở ra các chợ và mọi ngả đường để bán.
Những quả hồng không hạt còn tươi rói, vàng ươm, vị ngọt dịu, giòn, thơm, nhiều đường cát, giàu dinh dưỡng, không sử dụng hóa chất bảo quản là đặc sản của địa phương này.
Hồng không hạt ở xã Nam Anh nói riêng, vùng đồi núi Đại Huệ nói chung nổi tiếng là thơm ngon, ngày được nhiều người tiêu dùng khắp cả nước biết đến.

Ông Lê Trọng Mạnh (xóm 8, Nam Anh) cho biết: “Hồng bản địa có 2 loại, hồng trứng và hồng cậy (đều không hạt), người dân ở đây cũng không nhớ rõ hồng trồng từ năm nào, mà chỉ biết cây hồng đã có tại địa phương từ nhiều đời trước. Có những gốc gần cả trăm năm tuổi, cây vẫn trĩu quả, ngọt và to. Chúng tôi phải bảo tồn loại giống hồng này”.
Bà Nguyễn Thị Mão (xóm 9, có hơn 80 gốc hồng không hạt gần trăm tuổi) hồ hởi nói: “Dịp này về xã Nam Anh là về với mùa hồng, với những cánh rừng nổi bật màu vàng của quả hồng chín. Năm nay hồng được mùa, được giá, gia đình tôi thu hoạch khoảng 7-8 tấn, giá bán tại vườn cho thương lái là 17.000 – 25.000 đồng/kg. Một vụ hồng cũng kiếm được gần 80 – 90 triệu đấy. Người dân ở đây cũng khá giả lên nhờ cây hồng không hạt”.

Còn gia đình ông Tư (xóm, Nam Anh) chia sẻ: “Gia đình tôi có 50 – 60 gốc hồng không hạt cổ thụ, mỗi vụ cho thu hoạch hàng tấn hồng. Nhờ bán hồng không hạt mà kinh tế gia đình tôi khấm khá hẳn lên. So với mọi năm, năm nay hồng được mùa, giá bán cũng cao nên thương lái họ đến tận vườn thu mua. So với một số loại cây trồng khác, cây hồng ít phải chăm sóc, một năm chỉ bón phân một lần, tuổi thọ cao, thân cành dẻo nên chống chọi được với mưa bão. Sắp tới, gia đình sẽ nhận thêm diện tích trồng hồng để tăng thêm thu nhập”.
Năm nay, thời tiết khá thuận lợi nên cây hồng không hạt cho quả sai, các tiểu thương tìm đến tận vườn thu mua, theo đó hồng cậy có giá từ 15.000 -17.000 đồng/kg, hồng trứng 20.000 – 25.000 đồng/kg. Với sản lượng thu hoạch ước đạt 400 – 500 tấn quả/ năm, người dân xã Nam Anh thu về khoảng 7 – 8 tỷ đồng.

Hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô
Hồng không hạt ở xã Nam Anh là loại cây bản địa, có nguồn gốc gen quý hiếm, được trồng ở vùng đất đặc thù về địa lý, sinh thái, tiểu khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cộng với kinh nghiệm chăm sóc, phân bón của người dân làm cho cây hồng không hạt đạt chất lượng.
Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng, chính quyền địa phương đang khuyến khích người dân phát triển thành cây trồng chủ lực. Chính sách cụ thể để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa, tăng cường quảng bá nông sản này, để người tiêu dùng khắp cả nước biết đến. Qua đó, giúp người dân làm giàu trên chính mãnh đất của mình.

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Hồ Viết Sỹ – Chủ tịch UBND xã Nam Anh cho biết: “Toàn xã có hơn 100 ha trồng hồng không hạt, diện tích được phân bố đều cho các hộ gia đình. Nguồn gốc của cây hồng không hạt người dân ở đây cũng không nhớ rõ, nhưng trên địa bàn xã có nhiều gốc hồng cổ thụ, thân to tới nỗi một người ôm không xuể. Cây hồng không hạt Nam Anh tạo ra nét riêng biệt bởi nằm ở vị trí tránh được gió Lào và gió Bắc. Bởi thế, hồng Nam Anh có vị ngọt dịu, thơm, giòn mà bất cứ hồng trồng ở vùng khác trên địa bàn Nghệ An không có”.


Giống Hồng Không Hạt
http://caytrongnongnghiep.vn/giong-hong-khong-hat
http://caytrongnongnghiep.vn/giong-hong-nhat
http://caytrongnongnghiep.vn/
I. Đặc Điểm:
– Thân cây màu xám, cành bánh tẻ màu nâu, tán cây hình bán nguyệt, độ cao phân cành trên 1m, lá thuôn hình hình trứng dài, màu xanh đậm, mặt lá phía trên có màu xanh đậm, mặt dưới có màu hơi phớt trắng, cuống lá sát cành có màu xanh tím, mép lá xung quanh hơi gợn sóng, chiều dài lá 13 – 16cm, chiều rộng lá 9 – 10cm.Thời điểm ra hoa và đậu quả từ 15/3, đặc biệt chỉ có hoa lưỡng tính không có hoa đực. Quả hình hơi vuông, vỏ quả mỏng, khi chín có màu vàng tươi, bóng đẹp, tai quả màu xanh, thịt quả màu vàng nhạt, rất ít hạt hoặc không có hạt, ăn giòn ngọt, không chát.

II. Kỹ thuật trồng:
1. Thời vụ trồng:
– Thời vụ trồng tốt nhất trong tháng 1-2 dương lịch (trước và sau lập xuân). Khi cây rụng lá, ngừng sinh trưởng, trong cây chứa nhiều chất dự trữ nhất nên dễ sống, khi trời ấm mầm sẽ bật nhanh và khoẻ.
2. Phương thức và mật độ trồng:
– Cây hồng được trồng theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng 4 – 5m. Khoảng cách giữa hai cây là 4 – 5m tương đương với 350 – 400 cây/ha.
3. Kích thước hố:
+ Đối với đất tốt, đất bằng có mực nước ngầm cao, kích thước hố 50x50x50cm.
+ Đối với đất đồi, cần đào hố có kích thước: 60x60x60cm; 80x80x80cm.
+ Khi đào để lớp đất mặt một bên và lớp đất đáy một bên, khi lấp hố dùng đất mặt trộn với phân lót cho xuống đáy hố. Sau khi đào hố, hố cần được phơi nắng 15 -30 ngày.
4. Bón phân lót:
– Mỗi hố bón phân chuồng hoại mục 20-50kg; 0,5-1kg lân super lâm thao; 0,2-0,5kg KCl, nếu đất chua cần bón thêm 0,5-1kg vôi bột/hố. Phân lân và vôi bột trộn đều với đất, cho phân chuồng xuống. Đối với vùng đối có lớp đất nông, bên dưới là đá nên bón lót bằng phân vi sinh hoặc phân chuồng hoại mục nhiều hơn, hạn chế bớt phân vô cơ. Trộn đều các loại phân trên với lớp đất mặt cho xuống hố trước và lấy lớp đất đáy lấp lên trên, lấp đầy hoặc cao hơn mặt hố.
– Tiêu chuẩn cây con giống:
+ Cây phải đúng giống, có nguồn gốc rõ ràng.
+ Cây sinh trưởng tốt, đã được tạo hình cơ bản trong vườn ươm.
5. Cách trồng:
– Hố trồng hồng phải được chuẩn bị ít nhất 1 tháng trước khi trồng. Dùng cuốc bới giữa tâm hố, cắt bỏ túi bầu, đặt cây vào giữa hố, lấp đất bằng mặt bầu cây giống, nhận chặt đều quanh gốc, dùng cọc đóng chéo, buộc cố định thân cây để tránh gió lay đổ cây, tủ gốc bằng cỏ, rác, hoặc các tồn du thực vật, những cây cao hoặc có nhiều lộc non phải cắt bỏ để tạo tán và chống mất nước cho cây.
6. Kỹ thuật chăm sóc:
– Tưới nước:
+ Trong tuần đầu tiên tưới mỗi ngày cho cây 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, mỗi lần 1 thùng nước/cây. Sau đó cách 2-3 ngày tưới 1 lần cho hết tháng. Khi cây đã phục hồi sẽ tưới thưa hơn, tuy nhiên phải luôn tưới nước đủ ẩm cho cây, làm sạch cỏ gốc, đồng thời tủ cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm.
– Bón phân:
+Trong ba năm đầu lượng phân bón cho một cây hồng/1 năm như sau: Đạm ure 0,3-0,5kg; lân 0,4kg; Kali 0,5kg; phân chuồng
+ Cách bón: Đào sâu 15-20cm quanh tán cây, cách gốc 30-40cm, rải đều phân, lấp đất kỹ, tưới đủ ẩm và tủ bằng cỏ khô.
+ Ngoài các lần bón thúc đại trà như trên thường xuyên theo dõi và cho bón điều chỉnh theo những đặc điểm để nhận biết của cây ở bảng 5 báo cáo tổng kết.
7. Thu hoạch:
– Hồng không hạt chín vào rằm tháng 7 – tháng 8 âm lịch. Quả chín thì màu quả chuyển từ xanh sang đỏ vàng. Hái đúng độ chín chất lượng quả tốt hơn. Nên hái vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát.
– Hồng chín đang ở trạng thái cứng, cắt quả, xếp quả nhẹ nhàng vào các sọt có thể vận chuyển đi xa và bảo quản lâu.
– Quả hồng không hạt sau khi hái xuống vẫn cứng và ăn rất chát phải ngâm trong nước sạch ngập khoảng 15-20cm, ngâm trong 3 ngày 3 đêm (1,5 ngày phải thay nước và không được ngâm bằng nước mưa). Sau khi ngâm vớt hồng ra rửa sạch rồi hong cho ráo nước là có thể ăn được

 

 

 

Veröffentlicht 19. November 2017 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,