Archiv für das Schlagwort ‘Umwelt

Binh Thuan: Behandlung von verklumptem Öl am Strand von Mui Ne – Bình Thuận: Xử lý dầu vón cục tại bãi biển Mũi Né   Leave a comment

Bình Thuận: Xử lý dầu vón cục tại bãi biển Mũi Né

Ngày 12/5, Ủy ban nhân dân phường Mũi Né (thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) phối hợp cùng Bộ đội biên phòng, công ty, người dân tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý dầu vón cục và rác thải trôi dạt vào bờ tại khu vực biển phường Mũi Né.
12/05/2024 – 15:27 https://nhandan.vn/binh-thuan-xu-ly-dau-von-cuc-tai-bai-bien-mui-ne-post808974.html
Theo Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết, khả năng dầu vón cục trôi vào bờ từ sự cố xảy ra tại các giàn khoan khai thác dầu khí đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, do dầu thải (cặn dầu FO) bị rò rỉ hoặc do các loại tàu lớn trên biển thải ra.
Nhiều ngày trước đó, nhiều dầu vón cục trôi dạt vào bờ biển khu vực Mũi Né với chiều dài khoảng 4km, đoạn từ Khu du lịch Pandanus đến Khu du lịch Mũi Né Bay thuộc khu vực bãi sau (Gành) và đoạn từ Khu Du lịch Apec đến Khu Du lịch Suối Nước.

Theo ghi nhận, khu vực có nhiều dầu vón cục là dự án D&M đến Khu du lịch Mũi Né Bay và khu vực từ Khu du lịch Nguyệt Hằng đến Khu du lịch Suối Nước.
Để xử lý dầu vón cục, Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết yêu cầu Ủy ban Nhân dân phường Mũi Né thực hiện khoanh vùng ngay khu vực có dầu tràn vào bờ đã vón cục để kiểm soát, thông báo cho người dân không đi lại, làm vùi lấp dầu gây khó khăn trong công tác thu gom.
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân phường Mũi Né chủ trì, phối hợp Đồn biên phòng Mũi Né, các hội, đoàn thể, đoàn viên thanh niên, cán bộ công chức, người dân và các cơ sở kinh doanh du lịch tại khu vực có dầu tràn đã vón cục trôi vào bờ; thực hiện thu gom toàn bộ dầu vón cục lẫn cát, rác thải, vật dụng có dính dầu.
Tất cả được tập kết tại nơi có nền bê-tông tránh dầu nhiễm vào môi trường đất, môi trường nước ngầm và được che chắn không cho nước mưa tràn vào. Khu vực chứa, tập kết chất thải nguy hại phải bố trí bảng cảnh báo khu vực chứa chất thải nguy hại.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết yêu cầu Ban Quản lý Khu du lịch Hàm Tiến-Mũi Né thông báo đến chủ đầu tư của các khu du lịch:
Sailing Bay Beach Resort, Mũi Né Bay, Gành Mũi Né, Apec Mandala Wyndham Mũi Né, Pannanus, Malibu, Madam Cúc, Thùy Trang, Thùy Dương, Sò Xanh, Bảo Thạch, Suối Hồng và các cơ sở du lịch bị ảnh hưởng dầu tràn, đề nghị các đơn vị cử lực lượng tham gia, hỗ trợ phương tiện, thiết bị cùng địa phương thu gom dầu vón cục trôi vào bờ.

Veröffentlicht 12. Mai 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

PFAS – Gift für die Ewigkeit | Ewigkeitschemikalien PFAS – Steigende Belastung, wachsende Gefahr? Das Unbehagen wächst | Puls | SRF   Leave a comment

Ewigkeitschemikalien PFASSteigende Belastung, wachsende Gefahr?
Das Unbehagen wächst | Puls | SRF 12.02.2024

PFAS werden nicht ohne Grund Ewigkeitschemikalien genannt. Einmal freigesetzt, bauen sie sich in der Umwelt kaum mehr ab.
Da sie in unzähligen Industrieprodukten stecken, reichern sie sich im Gegenteil immer mehr an – über die Nahrungskette auch im menschlichen Organismus.
Eine wachsende Gefahr. Die steigende Belastung hat unabsehbare Folgen

Mehr zum Video
Ewigkeitschemikalien PFAS – Praktisch, aber problematisch
PFAS steht für «per- und polyfluorierte Alkylsubstanzen». Eine wasser-, fett- und schmutzabweisende Substanzgruppe, die zudem chemisch und thermisch äusserst stabil ist. Diese Eigenschaften machen PFAS attraktiv für diverse industrielle Prozesse und Produkte. Sie sorgen aber auch dafür, dass sich PFAS-Rückstände kaum abbauen, sondern immer mehr werden – und sich in Böden und Wasser und über die Nahrungskette auch im Organismus des Menschen ansammeln.

Keine Blutprobe ohne PFAS – Schweizer Studie weckt Ängste
Im Auftrag des BAG wurde in einer Pilotphase der Schweizer Gesundheitsstudie die Belastung der Schweizer Bevölkerung mit PFAS untersucht. Resultat: In jeder der über 700 Blutproben wurden PFAS gefunden. In 3,6 Prozent der Proben wurde gar ein für die Gesundheit relevanter Schwellenwert überschritten. Bedenklich, denn PFAS stehen im Verdacht, Krebs- und Schilddrüsenerkrankungen sowie Entwicklungsstörungen bei Föten zu begünstigen.

Omnipräsente PFAS – Schwierige Suche nach Alternativen
PFAS lassen sich im Alltag fast nicht vermeiden. Sie stecken beispielsweise in Zahnseide, Teflon-Pfannen, Outdoorbekleidung, Kosmetikprodukten oder elektronischen Geräten. Wie stark die Exposition ist, lässt sich kaum abschätzen, denn PFAS müssen nicht deklariert werden. So ist es für Verbraucherinnen und Verbraucher auch schwierig, den problematischen Substanzen aus dem Weg zu gehen. «Puls»-Moderatorin Daniela Lager besucht mit der ETH-Umweltwissenschaftlerin Juliane Glüge einen Grossverteiler und zeigt, welche Produktegruppen potenziell PFAS enthalten und wie man mögliche Alternativen erkennt.

👀 Direkt anschauen:
00:00 Einleitung
01:39 Nicht einatmen! Wachstermin beim Ski-Servicemann
02:50 Was sind PFAS?
06:03 «Dark Waters»: Die schlimmen Folgen des Teflon-PFAS PFOA
09:08 Immer mehr PFAS in unserer Umwelt
11:22 PFAS in unserem Blut: Pilotstudie des BAG
14:29 PFAS in Nahrung und Muttermilch
18:17 PFAS-Höchstwerte der EU und der Schweiz
20:58 PFAS in unserem Einkaufskorb
26:10 PFAS in unseren Böden
29:38 Die Zukunft der PFAS

PFAS – Gift für die Ewigkeit | Wie abhängig sind wir? | Gefährlich und praktisch | ARD Wissen | BR 21.01.2024
In dieser Dokumentation geht es um Chemikalien für die Ewigkeit: PFAS. Super praktisch und super gefährlich.
Es geht um unsere Gesundheit – und den zukünftigen Einsatz einer stark umstrittenen chemischen Stoffgruppe, den PFAS.
Sollen sie verboten werden, weil sie sich in der Umwelt anreichern und gefährlich werden können?
Sollen sie weiterverwendet werden dürfen, weil sie so praktisch und in vielen Produkten fast unersetzbar sind?
PFAS, die Ewigkeitschemikalien: Das sind künstliche Stoffe, mit denen wir uns umgeben haben, weil sie so langlebig und vielseitig sind.
Sie machen uns das Leben leichter, etwa als Antihaftbeschichtungen für Kochgeschirr oder in Pipelines, bei der Halbleiterproduktion, zum Feuerlöschen, in Funktions-Textilien oder in Kältemitteln für Klimaanlagen.

Skandal um das Umweltgift PFAS: Auf ewig in der Natur? | UNKRAUT | BR 13.04.2023 – TV-Ausstrahlung am 3.4.2023

Dieser Beitrag aus der TV-Sendung „UNKRAUT“ befasst sich mit den Gefahren durch die Chemikalie PFAS.
Mehr in der ARD Mediathek: https://1.ard.de/unkraut-start
Die Chemikalien der Stoffgruppe PFAS galten lange als Wundermittel. Sie sind aber auch in der Umwelt und im Trinkwasser gelandet.
Ein Risiko für Mensch und Natur? Deutschlandweit sind Böden mit unterschiedlichen PFAS verseucht.
Wie gehen wir mit den Ewigkeitschemikalien in der Umwelt um?
Chemikalien der Gruppe PFAS ermöglichen Teflon-Pfannenbeschichtungen, Funktionskleidung, schmutz-, fett- und wasserabweisende Verpackungen, aber auch Herzschrittmacher, Mikrochips und vieles mehr. Nur: die Stoffe geraten bei der Produktion oder bei der Anwendung in die Umwelt und sind dort „ewig“ haltbar.
Darum fordern aktuell fünf EU-Staaten, darunter Deutschland, in Brüssel ein generelles Verbot von PFAS, die Stoffgruppe umfasst etwa 10 000 Fluorchemikalien. Toxikologen warnen: Die Stoffe stehen im dringenden Verdacht, unsere Gesundheit auf lange Sicht zu schädigen.
Autorinnen: Cornelia Benne, Almut Gronauer

Veröffentlicht 18. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Acecook Vietnam ist führend bei der Verbesserung von Produkten zur Reduzierung von Plastikmüll – Acecook Việt Nam đi đầu trong cải tiến sản phẩm giảm nhựa   Leave a comment

Acecook Việt Nam đi đầu trong cải tiến sản phẩm giảm nhựa

Là một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hàng mì ăn liền, Acecook Việt Nam không chỉ đóng góp cho sự phát triển nền kinh tế của Việt Nam mà còn luôn đề cao các hoạt động bảo vệ môi trường, nhất là tích cực đóng góp vào hoạt động giảm thải rác thải nhựa.
23/11/2023 – 16:10 https://nhandan.vn/acecook-viet-nam-di-dau-trong-cai-tien-san-pham-giam-nhua-post784063.html
Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đáng báo động trên toàn thế giới
Plastikmüll ist in Alarmbereitschaft und wird nicht nur in Vietnam, sondern auf der ganzen Welt zu einem dringenden Problem.
Vietnam ist eines der Länder mit der höchsten Abfallmenge weltweit
. Vietnam liegt mit etwa 0,28 bis 0,73 Millionen Tonnen pro Jahr auf Platz 4 der Top-20-Länder, was 6 % der weltweiten Gesamtmenge an Plastikmüll entspricht, der in die Ozeane gelangt.

Informationen des Ministeriums für natürliche Ressourcen und Umwelt zeigen, dass Vietnam jedes Jahr durchschnittlich etwa 1,8 Millionen Tonnen Plastikmüll erzeugt. Davon gibt es mehr als 30 Milliarden Plastiktüten, von denen mehr als 80 % nach einmaligem Gebrauch weggeworfen werden.
Rác thải nhựa đang ở mức báo động đỏ trở thành vấn đề cấp bách không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Việt Nam là một trong những nước có lượng rác thải cao hàng đầu thế giới
. Việt Nam đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở top đầu, với khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới.

Thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện trung bình mỗi năm Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa. Trong đó có hơn 30 tỷ túi nilon, hơn 80% số túi nilon đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần.
Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong môi trường bao gồm nhiều loại chai lọ, túi nilon, cốc nhựa, ống hút nhựa dùng một lần… Tuổi thọ của những vật dụng chất liệu nhựa có thể lên đến hàng trăm năm. Vậy nên, khi rác thải nhựa tồn tại ở ngoài môi trường, chúng rất có hại cho đời sống của con người. Rác thải nhựa gây ra cái chết cho nhiều sinh vật, các hóa chất phụ gia trong sản phẩm nhựa có thể tác động trực tiếp đến con người và động vật“.
Đáng nói, ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam đang ngày càng trở nên trầm trọng, nhưng tác hại và hậu quả đối với môi trường vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức.
Việc phân loại, xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam còn mang nhiều bất cập, hạn chế. Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt nhưng chỉ có khoảng 11-12% số lượng chất thải nhựa, túi nilon được xử lý, tái chế, số còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường.
Do đó, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực và nặng nề tác động trực tiếp lên môi trường sống của sinh vật và con người.

Acecook Việt Nam luôn nỗ lực hành động vì môi trường
Là một phần của chiến lược phát triển bền vững, sản xuất phải gắn liền với bảo vệ môi trường , Acecook Việt Nam luôn chú trọng và thực hiện trong nhiều năm qua. Và trong định hướng phát triển bền vững của công ty thời gian tới, bảo vệ môi trường trong đó giảm rác thải nhựa là mục tiêu quan trọng được đưa lên hàng đầu.
Công ty cũng đã có nhiều hành động nhằm giảm rác thải nhựa trong sản xuất và ngày càng được xem xét mở rộng ra nhiều hơn. Hiện nay, công ty đang dần thay thế và đưa vào sử dụng nguyên liệu bao bì thân thiện hơn với môi trường như sử dụng nĩa có thành phần tinh bột (thay thế nhựa PP), và ly, bát giấy. Công ty cũng truyền thông cho nhân viên phân loại rác, tái chế các sản phẩm từ nhựa, và ý thức bảo vệ môi trường.
Song song với hành động thì công ty cũng tổ chức các hoạt động tài trợ truyền thông cho cộng đồng về ý thức giảm thải rác thải nhựa ra môi trường cũng như tăng cường các hoạt động tái chế các sản phẩm từ nhựa. Một trong những hoạt động gây ấn tượng của công ty nhằm chung tay và kêu gọi người tiêu dùng cùng tham gia tái chế từ các sản phẩm ly, tô, khay đã giới thiệu loạt hình ảnh sáng tạo mang tên “Viết tiếp cuộc đời chiếc ly nhựa”. Bộ ảnh gửi gắm thông điệp khuyến khích cộng đồng cùng viết tiếp cuộc đời của sản phẩm nhựa bằng những cách thức tái chế dễ thực hiện mà cho ra thành phẩm thú vị đến bất ngờ.
Từ phía nội bộ, công ty cũng tổ chức tuyên truyền cho cán bộ công nhân viên các thông tin thiết thực về bảo vệ môi trường, triển khai các hoạt động tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm giấy, phân loại rác, hạn chế sử dụng rác thải nhựa…
Phát triển bền vững là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện đại, trong đó có bảo vệ môi trường, tuy nhiên, với Acecook, đó không chỉ là trách nhiệm, mà còn là niềm vui và những điều giá trị khi mang lại hạnh phúc cho xã hội thông qua những hành động này.

Veröffentlicht 27. November 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Die USA und Japan kooperieren beim Start des weltweit ersten Holzsatelliten – Mỹ-Nhật Bản hợp tác phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới   Leave a comment

Mỹ-Nhật Bản hợp tác phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới

Vệ tinh từ gỗ mộc lan LignoSat là một phát minh làm cho rác vũ trụ có thể phân hủy sinh học.
18/11/2023 – 09:33 https://nhandan.vn/my-nhat-ban-hop-tac-phong-ve-tinh-bang-go-dau-tien-tren-the-gioi-post783218.html
Ảnh minh họa vệ tinh bằng gỗ LignoSat. (Ảnh: Đại học Kyoto)
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đang lên kế hoạch phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới lên vũ trụ nhằm giúp các chuyến bay vào vũ trụ bền vững hơn.
Theo hai cơ quan này, LignoSat – một vệ tinh cỡ có kích thước bằng cốc cà-phê được làm từ gỗ mộc lan dự kiến được phóng lên quỹ đạo Trái Đất vào mùa hè năm 2024.
Gỗ không cháy hoặc mục nát trong môi trường chân không của không gian, nhưng nó sẽ đốt thành tro mịn khi quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất, khiến nó trở thành vật liệu phân hủy sinh học hữu ích đáng kinh ngạc cho các vệ tinh trong tương lai. Sau khi thử nghiệm thành công các mẫu gỗ trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào đầu năm nay, các nhà khoa học tin rằng vệ tinh thử nghiệm phù hợp để phóng.
Trong một tuyên bố hồi tháng 5, các nhà nghiên cứu cho biết: “Ba mẫu gỗ đã được thử nghiệm và không có biến dạng sau khi tiếp xúc với môi trường không gian. Bất chấp môi trường khắc nghiệt của không gian bao gồm sự thay đổi nhiệt độ đáng kể và tiếp xúc với các tia vũ trụ cường độ cao cũng như các hạt mặt trời nguy hiểm trong 10 tháng, các mẫu thử nghiệm đã xác nhận không có sự phân hủy hoặc biến dạng, chẳng hạn như nứt, cong vênh, bong tróc hoặc hư hỏng bề mặt”.
Để quyết định sử dụng loại gỗ nào, các nhà khoa học đã gửi 3 mẫu gỗ: mộc lan, anh đào hoặc bạch dương – đến ISS. Các nhà nghiên cứu đã chọn gỗ mộc lan vì nó ít có khả năng bị tách hoặc vỡ trong quá trình sản xuất.
Hơn 9.300 tấn vật thể không gian bao gồm cả rác vũ trụ như vệ tinh không hoạt động và các mảnh của tầng tên lửa đã qua sử dụng – đang quay quanh Trái Đất. Nhưng các kim loại sáng từ những loại rác này, như titan và nhôm nhẹ, làm tăng hơn 10% độ sáng tổng thể của bầu trời đêm trên phần lớn hành tinh, tạo ra ô nhiễm ánh sáng xung quanh khiến các hiện tượng không gian xa xôi khó phát hiện.
Trong khi đó, tàu vũ trụ làm từ kim loại cũng đắt tiền cũng gây ra mối đe dọa cho ISS. Theo các nhà nghiên cứu, vệ tinh bằng gỗ như LignoSat về mặt lý thuyết sẽ ít gây hại hơn như rác vũ trụ bằng kim loại.

Veröffentlicht 21. November 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Vietnam nahm an der regionalen und lokalen Regierungskonferenz Ostasiens teil, Austausch und Zusammenarbeit in vielen Bereichen und zur Förderung des Friedens und des gemeinsamen Wohlstands in der Region – Việt Nam tham dự Hội nghị chính quyền địa phương và khu vực Đông Á   Leave a comment

Việt Nam tham dự Hội nghị chính quyền địa phương và khu vực Đông Á

Am 26. Oktober fand in der Stadt Linyi, Provinz Shandong, China, die 12. Regional- und Kommunalverwaltungskonferenz Ostasiens statt, die sich um das Thema „Ostasien schließt sich den Händen, um zusammenzuarbeiten und gemeinsam zu gewinnen“ drehte, an der etwa 300 Delegierte aus 5 Ländern teilnahmen Länder: Vietnam, China, Japan, Korea und Indonesien.
Đây là diễn đàn quan trọng để đại diện chính quyền các địa phương trong khu vực Đông Á trao đổi kinh nghiệm, mô hình quản trị, phát triển kinh tế-xã hội; tìm kiếm cơ hội giao lưu, hợp tác trong nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng chung ở khu vực.
26/10/2023 – 23:02 https://nhandan.vn/viet-nam-tham-du-hoi-nghi-chinh-quyen-dia-phuong-va-khu-vuc-dong-a-post779493.html
Ngày 26/10 tại thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, đã diễn ra Hội nghị chính quyền địa phương và khu vực Đông Á lần thứ 12, xoay quanh chủ đề „Đông Á chung tay hợp tác, cùng thắng„, với sự tham dự của khoảng 300 đại biểu đến từ 5 nước: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia.
Các tỉnh Phú Thọ và Thừa Thiên-Huế, các thành phố Việt Trì và Huế đã cử đoàn đại biểu tham dự và phát biểu tham luận tại các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị lần này.
Phát biểu ý kiến tại lễ khai mạc, bà Vương Quế Anh, Phó Tỉnh trưởng Sơn Đông, Trung Quốc, nhấn mạnh, kể từ khi thành lập năm 2009 đến nay, cơ chế hội nghị chính quyền địa phương và khu vực Đông Á không ngừng mở rộng thành viên tham dự với phạm vi rộng hơn, sức ảnh hưởng quốc tế ngày càng lớn, trở thành diễn đàn quan trọng cho giao lưu, hợp tác giữa chính quyền các địa phương trong khu vực, đóng vai trò tích cực trong tăng cường liên kết, đi sâu trao đổi, hợp tác thiết thực.
Kể từ khi gia nhập, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã tăng cường giao lưu với các địa phương của Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia, đưa kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng nhanh chóng, đạt 636,4 tỷ nhân dân tệ năm 2022, chiếm tỷ trọng 1/5 trong tổng kim ngạch ngoại thương của địa phương này.
Lãnh đạo tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đề nghị các địa phương trong cơ chế hợp tác kiên trì nguyên tắc cùng có lợi, chia sẻ thành quả phát triển; thúc đẩy kết nối, tăng cường đồng thuận; hỗ trợ lẫn nhau, làm sâu sắc thêm tình hữu nghị; góp phần đưa cơ chế hợp tác giữa các địa phương trong khu vực Đông Á ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhấn mạnh vai trò của cơ chế hợp tác địa phương trong khu vực Đông Á, khi thu hút sự tham gia và hưởng ứng tích cực của nhiều chính quyền và giới doanh nghiệp các địa phương thành viên, cho thấy các giá trị phổ quát và đóng góp nổi bật đối với sự hợp tác, phát triển ở khu vực.
Giới thiệu về tiềm năng, lợi thế của Thừa Thiên-Huế, cố đô của Việt Nam với truyền thống lịch sử-văn hóa hơn 700 năm và vị trí chiến lược quan trọng ở miền trung, cũng như định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, các nội dung thảo luận của Hội nghị năm nay. Cụ thể như: tăng cường giao lưu, hợp tác địa phương trong khuôn khổ Hiệp định RCEP, xây dựng hệ thống thương mại và logistics hiện đại nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển với chất lượng cao, đặc biệt là chuyển đổi và phát triển xanh, có ý nghĩa quan trọng, được Thừa Thiên-Huế quan tâm và thúc đẩy, nhằm ứng dụng mô hình kinh tế xanh thay thế mô hình truyền thống, nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao đời sống người dân, tăng khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu…
Tại lễ khai mạc, ban tổ chức đã công bố „Sáng kiến Lâm Nghi của Hội nghị chính quyền địa phương và khu vực Đông Á lần thứ 12“, gồm 8 lĩnh vực như chia sẻ nguồn lực, phát triển xanh và carbon thấp, đổi mới sáng tạo…, nhằm tăng cường đối thoại, giao lưu, hợp tác thực chất giữa các chính quyền địa phương thành viên, cùng tìm ra con đường mới, giải pháp mới thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội khu vực Đông Á.
Ngoài lễ khai mạc, sự kiện năm nay còn bao gồm hội nghị bàn tròn lãnh đạo các địa phương, 2 diễn đàn chính; hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và văn hóa, du lịch; các cuộc hội đàm song phương giữa các địa phương, triển lãm văn hóa và sản phẩm đặc sắc địa phương…

Chia sẻ tại hội nghị bàn tròn lãnh đạo các địa phương với chủ đềchuyển đổi xanh và phát triển carbon thấp” („Grüner Übergang und kohlenstoffarme Entwicklung“), ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đánh giá, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã thực sự trở thành thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững, việc chuyển hướng sang phát triển kinh tế xanh, carbon thấp là xu thế tất yếu…Việt Nam sớm tiếp cận với mô hình tăng trưởng xanh; xác định phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn để đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng xã hội.
Tỉnh Phú Thọ đã và đang nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược: Giảm cường độ phát thải nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong sản xuất; chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh và phát triển lâm nghiệp bền vững với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; thực hiện đô thị hóa xanh, bền vững, văn minh, hiện đại; xây dựng nông thôn mới hài hòa với thiên nhiên và môi trường; thúc đẩy tiêu dùng và mua sắm xanh, từng bước tạo lập môi trường và hình thành văn hóa, lối sống xanh trong cộng đồng.
Ông Bùi Văn Quang bày tỏ mong muốn được hợp tác, liên kết với các địa phương thành viên cơ chế hợp tác trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp theo mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số; trao đổi về các chính sách cũng như cách xử lý các tác động xã hội của quá trình chuyển đổi.
Trong khuôn khổ Hội nghị, đã có 32 dự án hợp tác được ký kết giữa các địa phương trên nhiều lĩnh vực như văn hóa-du lịch, kinh tế-thương mại và kết nghĩa giữa các thành phố…
Hội nghị chính quyền địa phương và khu vực Đông Á là cơ chế hợp tác do tỉnh Nara (Nhật Bản) khởi xướng từ 2009, với mục đích tạo diễn đàn để đại diện chính quyền địa phương thành viên chia sẻ các kinh nghiệm phát triển, tăng cường giao lưu, kết nối hữu nghị, đóng góp vào hòa bình và phát triển của khu vực Đông Á.
Trải qua 11 lần tổ chức, đã có 75 địa phương thuộc 7 quốc gia tham gia cơ chế. Hội nghị năm nay đã kết nạp tỉnh Shiga (Nhật Bản) và thành phố Du Lâm (tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc) làm thành viên mới.
Dự kiến, Hội nghị chính quyền địa phương và khu vực Đông Á lần thứ 13 sẽ do thành phố Tây An, Trung Quốc đăng cai tổ chức vào tháng 5/2024.

Veröffentlicht 28. Oktober 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

LNG: Schmutziges Flüssiggas | Doku | NDR | 45 Min – Fracking erzeugt klimaschädliches Methan   Leave a comment

LNG: Schmutziges Flüssiggas | Doku | NDR | 45 Min

Radioaktive Abfälle, vergiftete Flüsse – Flüssigerdgas hält dem sauberen Image nicht stand.
Sind die Investitionen ein Irrweg?


163.477 Aufrufe 16.10.2023
Die Dokumentation bringt das Bild des angeblich „sauberen LNGs“ (liquefied natural gas) ins Wanken. Auf einer Reise durch die USA wird klar: Die Gewinnung von Flüssigerdgas führt zu radioaktiven Abfällen, vergifteten Flüssen und einer enormen Klimabelastung. Mithilfe einer speziellen Kamera wird der enorme Austritt von Methan sichtbar. Wissenschaftler warnen: Es wäre sogar klimafreundlicher, auf Kohle zu setzen, statt gefracktes Gas aus den USA zu importieren. Sind die milliardenschweren Investitionen in Flüssigerdgasterminals ein Irrweg?

Ist Flüssigerdgas aus den USA wirklich erforderlich?
Knapp zehn Milliarden Euro hat der Deutsche Bundestag jetzt schon für den Ausbau einer LNG-Infrastruktur bereitgestellt. Immer wieder betont die Ampelregierung, dass ihr Klima und Naturschutz am Herzen liegt und sie alles tun will, um den Klimawandel aufzuhalten. Flüssigerdgas aus den USA, betont die Regierung, ist im Moment der beste Weg, um die Energienot zu überwinden.

Transport nach Europa kostet viel Energie
Die Realität sieht jedoch ganz anders aus. Die Recherche beginnt in Texas. Am Golf von Mexiko stehen die LNG-Terminals, die das Gas zum Transport nach Europa auf minus 162 Grad herunterkühlen. Dieser Prozess ist so energiereich, dass ein Viertel der Gesamtenergie des Gases schon hier verloren geht. Auf dem Schiff muss dann noch weiter Gas abgelassen werden, um das restliche LNG zu kühlen. „In Deutschland kommen nur noch 50 bis 70 Prozent Prozent des Gases an“, kritisiert der international anerkannte Professor Robert Howarth von der Cornell University. Schon das allein ist alles andere als klimafreundlich. Doch es kommt noch schlimmer.

Fracking erzeugt klimaschädliches Methan
Im Nordwesten von Texas befindet sich das Epizentrum der Gasindustrie. An unzähligen Bohrstellen wird hier Gas aus dem Boden gefrackt. Bei diesem Prozess entweichen ungeheure Mengen von Methan. Methan ist mindestens 25-mal klimaschädlicher als CO2 und für das menschliche Auge unsichtbar. Experten einer Umweltorganisation machen für das Fernsehteam diese Emissionen mit einer Spezialkamera sichtbar: Das Resultat ist erschütternd. Überall steigt Methan in die Luft. Das Gas, das laut Wissenschaftlerinnen und Wissenschaftlern einer der größten Verursacher der globalen Erwärmung ist.
Die Gas- und Ölindustrie ist in den USA mit enormen Rechten ausgestattet. So darf sogar auf dem Land der Navajos gefrackt werden. Mitglieder dieses Stammes erzählen, wie ihre heiligen Orte zerstört und ihr Wasser vergiftet wurde. Seitdem Europa LNG in enormen Mengen kauft, ist ein neuer „Goldrausch“ in Amerika entstanden, es wird gefrackt wie nie zuvor.

Radioaktive Mineralien machen Arbeiter und Anwohner krank
Methan ist jedoch nur eine finstere Seite des LNG. Im Nordwesten der USA lernt das Team eine andere kennen: den radioaktiven Müll. Beim Fracking wird das Gas mithilfe von Wasser, Chemikalien und Sand aus dem Boden gespült. Dieses Wasser ist jedoch, wenn es wieder oben ankommt, hochgiftig. Denn die Gasvorkommen im Boden sind häufig mit von Natur aus radioaktiven Gesteinsschichten verbunden. Durch das Fracking werden radioaktive Mineralien ausgewaschen, nach oben gespült und machen Arbeiter wie Anwohnerinnen und Anwohner krank.

Nichts klimaschädlicher als LNG unter den Energielieferanten?
Viele Fachleute halten den Handel mit flüssigem Gas für verantwortungslos: kein Energielieferant sei klimaschädlicher als LNG. Robert Howarth von der Cornell University empfiehlt Deutschland, die eigenen Gasvorkommen konventionell auszuschöpfen und im Zweifel sogar lieber auf Kohle zu setzen, bis man genug erneuerbare Energie erzeugen kann. Das wäre wesentlich klimaschonender als LNG zu importieren.

Warum werden deutsche Gasvorkommen nicht genutzt?
Lieber Kohle statt LNG? Das Reportageteam fährt in die Altmark nach Sachsen-Anhalt. Hier lagert das vermutlich größte Gasvorkommen Deutschlands auf dem Festland. Schon zu Zeiten der DDR wurde hier gefördert. Noch vor 20 Jahren stammten 20 Prozent des in Gesamtdeutschland verbrauchten Gases aus heimischer Förderung. Inzwischen liegt die Selbstversorgungsquote gerade noch bei fünf Prozent.
Neue Gasfelder wurden kaum mehr gesucht, schließlich wollte man weg vom Gas und bis zur Umrüstung der Wirtschaft auf alternative Energien war der Import von billigem Gas aus Russland die vermeintlich bessere Alternative. Und heute? Wäre eine Ausweitung der heimischen Produktion denkbar?
Auch vor der friesischen Insel Borkum liegt Gas. Auf der niederländischen Seite soll es gefördert werden, doch die Inselbewohner wehren sich. Obwohl die meisten Menschen hier mit Gas heizen, sind fast alle gegen eine Förderung in ihrer Nähe.
Flüssigerdgas aus den USA stand verhältnismäßig schnell zur Verfügung, um den großen Hunger nach Energie zu stillen. Die Umweltzerstörung, die die Förderung un

Veröffentlicht 22. Oktober 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Ermitteln Sie die vorläufige Ursache des Fischsterbens im Westsee – Xác định nguyên nhân sơ bộ hiện tượng cá chết tại hồ Tây   Leave a comment

Xác định nguyên nhân sơ bộ hiện tượng cá chết tại hồ Tây

Theo đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội, từ đầu tháng 9/2023, hiện tượng cá chết tại hồ Tây đã xuất hiện rải rác. Cao điểm nhất phải kể tới hai ngày đầu tuần khi các công nhân vớt mỗi ngày từ 200-300kg cá chết.
19/09/2023 – 12:49 https://nhandan.vn/xac-dinh-nguyen-nhan-so-bo-hien-tuong-ca-chet-tai-ho-tay-post773258.html
Liên quan đến tình trạng cá chết bất thường tại hồ Tây nhiều ngày qua, thông tin từ Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết: Hiện tượng cá chết đã bắt đầu xuất hiện từ ngay đầu tháng 9.
„Ban đầu, cá chết lác đác, rồi tăng dần lên khoảng 70kg/ngày. Một vài ngày trở lại đây, mỗi ngày, công nhân thu vớt được từ 200-300kg/cá chết trên mặt hồ“, đại diện công ty này thông tin thêm.
Về chủng loại, cá chết đa phần là các loại cá trôi, cá mè và một số ít cá da trơn. Về sơ bộ, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội bước đầu xác định một số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên, bao gồm sự thay đổi thời tiết, thiếu không khí, hàm lượng ô-xy trong nước giảm; có khí độc do bùn tảo gây ra.

Bên cạnh đó, hầu hết lượng cá chết trong thời gian qua đều là cá được người dân phóng sinh trong dịp Tháng Bảy Âm lịch nên khả năng thích ứng với môi trường chưa tốt.
„Khi thời tiết ổn định, hiện tượng cá chết sẽ giảm dần“, nguồn tin nói với Báo Nhân Dân.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ đã phối hợp với Sở Xây dựng chỉ đạo Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội (Sở Xây dựng) đôn đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội theo dõi, kiểm tra và tăng cường thu vớt xác cá chết để đảm bảo môi trường, mỹ quan đô thị.
Hiện nay, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đang tăng cường thu vớt, thu gom, vận chuyển về bãi xử lý theo quy định. Trong sáng nay, 19/9, 15 công nhân cùng 3 thuyền thu gom xác cá đã được huy động.
Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ cũng thường xuyên chỉ đạo Ủy ban nhân dân các phường xung quanh hồ Tây tăng cường ra quân, thường xuyên phối hợp với Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật Thành phố (Sở Xây dựng), Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội trong việc xử lý các công trình xây dựng trái phép trên mái ta-luy hồ; thu vớt rác thải, xác cá chết trên hồ, đặc biệt trong các ngày lễ, tết, ngày 23 tháng Chạp hằng năm…

Veröffentlicht 21. September 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Der Weg „Müll in Gold zu verwandeln“ ist in Vietnam immer noch mit vielen Schwierigkeiten und Herausforderungen verbunden – Hành trình „chuyển rác thành vàng“ tại Việt Nam vẫn còn đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức   Leave a comment

Hành trình biến rác thải sinh hoạt thành vàng còn nhiều khó khăn

Theo các chuyên gia, biến rác thải sinh hoạt rắn thành tài nguyên là xu hướng tất yếu của thế giới nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai. Mặc dù vậy, hành trình „chuyển rác thành vàng“ tại Việt Nam vẫn còn đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức
09/06/2023 – 12:27 https://nhandan.vn/hanh-trinh-bien-rac-thai-sinh-hoat-thanh-vang-con-nhieu-kho-khan-post756872.html
Ngày 9/6, tại Hà Nội, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn Môi trường năm 2023 với chủ đề “Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên”. Đây là sự kiện thường niên hưởng ứng ngày Môi trường thế giới (5/6) và ngày Đại dương thế giới (8/6).
Phát biểu tại diễn đàn, TS Đào Xuân Hưng, Tổng Biên tập tạp chí Tài nguyên và Môi trường cho biết, Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh; cùng với đó là sự gia tăng dân số, kéo theo sự gia tăng về lượng chất thải rắn sinh hoạt, gây áp lực lớn trong công tác bảo vệ môi trường.

60.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi ngày
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước là 60.000 tấn/ngày; trong đó khu vực đô thị chiếm 60%. Chỉ riêng 2 thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày có từ 7.000-9.000 tấn chất thải sinh hoạt.
Đáng chú ý, tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn chưa đạt 100%. Theo dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sẽ tăng từ 10-16%/năm.
Theo PGS. TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường: Hiện nay, Việt Nam có khoảng 400 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, 37 dây chuyển sản xuất phân compost tập trung, trên 900 bãi chôn lấp, trong đó có nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh.
Về tỷ lệ xử lý chất thải theo các phương pháp xử lý, hiện nay khoảng 71% tổng lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp (chưa tính lượng bãi thải từ các cơ sở chế biến phân compost và tro xỉ phát sinh từ các lò đốt). Ngoài ra, khoảng 16% tổng lượng chất thải được xử lý tại các nhà máy chế biến phân compost và khoảng 13% tổng lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp đốt và các phương pháp khác.
Theo ông Hàn Trần Việt (Viện Khoa học môi trường), công nghệ đốt hiện nay được sử dụng tại Việt Nam chủ yếu gồm lò đốt công suất nhỏ (dưới 300kg/giờ). Nhiều lò đốt không có hệ thống xử lý khí thải hoặc có nhưng không đạt yêu cầu.
Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, Việt Nam cũng đã có công nghệ đốt rác thải thành năng lượng (WtE) nhằm chuyển hóa tất cả các loại chất thải rắn thành năng lượng. Dây chuyền điện rác WtE đầu tiên đã được đưa vào thực nghiệm tại Duy Tiên, Hà Nam. Ngoài ra, một số địa phương khác cũng đã đặt mục tiêu và phát triển công nghệ điện rác, điển hình như Cần Thơ, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Hà Nội…
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thu Hoài (Viện Khoa học Môi trường) cho rằng, thời gian qua, công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức, điển hình như việc nhận thức của người dân, cộng đồng trong phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều hạn chế; hầu hết công nghệ tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn lạc hậu và gây tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con người; chưa có hướng dẫn về danh mục công nghệ xử lý, tái chế phù hợp với điều kiện Việt Nam; thiếu kinh phí, ngân sách địa phương không đủ đầu tư để triển khai thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt đồng bộ, hiệu quả.

Cần giải pháp tổng thể để biến rác thải thành tài nguyên
Nêu quan điểm tại diễn đàn, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ (Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường) cho rằng để vượt qua thách thức về cạn kiệt nguồn tài nguyên và biến đổi khí hậu, một trong những giải pháp là phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, coi chất thải như là một nguồn tài nguyên.
„Trên thế giới, việc quản lý tổng hợp chất thải, đặc biệt là chất thải rắn đang phát triển mạnh mẽ, trong đó các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải được coi là những biện pháp hữu hiệu để giảm khối lượng rác thải phải chôn lấp, từ đó tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá, giảm các nguy cơ về môi trường“, chuyên gia phân tích.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Đinh Nam Vinh (Vụ Đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ) cho rằng xu thế hiện nay trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt là tái chế, tái sử dụng và tận dụng năng lượng từ chất thải nhằm tối ưu hóa quá trình tái chế, giảm thiểu sự lãng phí và bảo vệ môi trường.
Ông Vinh kiến nghị, về chính sách, cần hoàn thiện, bổ sung quy chuẩn Việt Nam cho lò đốt chất thải rắn thay thế cho quy chuẩn trước đây để phù hợp với thực tế; bổ sung các quy định về giá mua điện cho các dự án điện rác…
Về mặt quản lý nhà nước, các Bộ, ngành cần tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình trọng điểm quốc gia liên quan đến bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai, trong đó có công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Về mặt công nghệ, ông Vinh đề xuất cần đẩy mạnh triển khai các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nhằm lựa chọn các công nghệ phù hợp với Việt Nam; ban hành cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia… Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh công tác phân loại rác thải tại nguồn và khuyến khích áp dụng công nghệ tái chế.
„Điều này sẽ giúp giảm lượng rác thải đi vào bãi rác và tận dụng tối đa tài nguyên có được từ rác thải“, ông Vinh nhấn mạnh.
TS. Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ T-Tech Việt Nam cho rằng, để thực sự có thể biến rác thải thành tài nguyên, cần tiến hành các giải pháp tổng thể.
Cụ thể, trước hết, Việt Nam cần có „Bản đồ quy hoạch Điểm xử lý rác thải“ phù hợp. Việc quy hoạch phải được xem xét kỹ lưỡng, nhất quán, hạn chế thay đổi trong thời gian ngắn (10-20 năm); cố gắng đạt sự ổn định tối thiểu trong vòng 30-50 năm.
Đề xuất giải pháp về công nghệ, ông Trọng cho rằng, đối với các điểm xử lý rác thải sinh hoạt có công suất 50-200 tấn/ngày, nên áp dụng công nghệ đốt và tái chế theo nguyên tắc tái chế, tái sử dụng tối đa lượng rác hữu ích có thể phân loại. Thành phần không thể tái sử dụng sẽ được đốt trong lò đốt công nghệ cao để tiêu hủy, giảm ô nhiễm. Đối với các điểm xử lý có công suất từ 200 tấn/ngày trở lên, nên áp dụng công nghệ đốt, tái chế và phát điện.
„Để một Nhà máy xử lý rác thải thành công rất cần đến sự đồng hành, chung tay của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp“, ông Trọng nhấn mạnh.
Cũng nhìn nhận trên góc độ công nghệ, GS.TS Đặng Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam kiến nghị: Để có thể phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên, bên cạnh việc ứng dụng chuyển giao các công nghệ của các quốc gia tiên tiến, cần hoàn thiện hoạt động thẩm định công nghệ các dự án đầu tư liên quan.
Trong khi đó, ông Lương Đức Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội xi-măng Việt Nam cho rằng: Ngành xi-măng là một trong những ngành có khả năng tái sử dụng chất thải sinh hoạt lớn nhất.
„Thực tế, trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia đã sử dụng chất thải rắn sinh hoạt để làm nhiên liệu sản xuất xi-măng với tỷ lệ lên tới 60-70%. Theo tính toán, hiện nay tại Việt Nam, mỗi năm cả nước thải ra 23 triệu tấn rác thải. Nếu toàn bộ số rác thải này được xử lý làm nhiên liệu cho ngành xi-măng thì có thể thay thế được 60% lượng than“, ông Long nhấn mạnh.
Tổng thư ký Hiệp hội xi-măng Việt Nam nêu thực trạng: Thực tế, thủ tục đăng ký để các nhà máy sử dụng chất thải làm nhiên liệu thay thế lại rất khó khăn, phức tạp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng chưa nhận được chính sách ưu đãi về vốn và lãi suất. Do đó, chuyên gia tới từ Hiệp hội xi-măng Việt Nam đề xuất cần xem xét giải quyết các „nút thắt“ kể trên để các ngành xi-măng có thể tham gia trong chuỗi tái chế, tái xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
„Chúng tôi sẵn sàng và có điều kiện làm việc xử lý chất thải sinh hoạt. Chúng tôi mong muốn được làm một đơn vị tái chế, tái xử lý chất thải rắn sinh hoạt“, ông Lương Đình Long tái khẳng định.
Cũng tại diễn đàn, các chuyên gia môi trường đến từ Nhật Bản, Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều kinh nghiệm, giải pháp trong vấn đề xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Bên cạnh đó, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải, phát triển công nghệ đưa ra những mô hình tiên tiến công nghệ hiện đại, giải pháp hay trong xử lý, phân loại và tái chế chất thải rắn sinh hoạt…

Veröffentlicht 10. Juni 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Doppelte Vorteile durch die Begrenzung der Strohverbrennung auf dem Feld – Lợi ích kép từ việc hạn chế đốt rơm rạ ngay tại ruộng   Leave a comment

Lợi ích kép từ việc hạn chế đốt rơm rạ ngay tại ruộng

Sau khi thu hoạch lúa, ở một số nơi vẫn còn đốt rơm rạ ngoài đồng, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa lãng phí tài nguyên. Tuy vậy, ngày càng có nhiều nông dân biết tận dụng nguồn rơm rạ vào chăn nuôi, sản xuất, tạo ra nhiều giá trị hữu ích, tiết kiệm chi phí đầu tư…
30/05/2023 – 19:25 https://baonghean.vn/loi-ich-kep-tu-viec-han-che-dot-rom-ra-ngay-tai-ruong-post270353.html
Đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường, lãng phí nguyên liệu
Những ngày cuối tháng 5, đi trên con đường N5 đoạn qua các xã Thượng Sơn, Quang Sơn, Thái Sơn của huyện Đô Lương, ngoài khung cảnh bát ngát vàng rực của các cánh đồng lúa đang bước vào những ngày cuối của vụ thu hoạch lúa vụ xuân, người qua đường còn gặp cảnh khói bụi bay mù mịt từ việc đốt rơm rạ.
Cả chục đám khói trắng xen lẫn bụi đen của rơm rạ bị cháy cuồn cuộn bay tứ tung trong không trung, khi có gió mạnh thổi các đám khói bao trùm cả một vùng rộng lớn, trùm qua con đường giao thông có xe cộ liên tục chạy qua.
Bà Vũ Thị Mai ở xã Hiến Sơn, huyện Đô Lương cho biết, vụ lúa xuân năm nay gia đình bà cấy 3 ha lúa. Được mùa, ruộng đồng lại khô ráo nên sau khi thuê máy gặt đập liên hoàn thu hoạch xong, bà phơi rơm tại ruộng. Vì không chăn nuôi bò, không có nhu cầu trữ rơm khô, nên bà đốt toàn bộ số rơm.
Được hỏi vì sao không bán rơm, bà cho biết, sau vụ gặt đại trà trên cánh đồng có xe thu mua rơm, nhưng lúc đó rơm tại ruộng của bà chưa khô nên họ không mua. Đến lúc rơm trên ruộng khô thì lại không gọi được người mua, vì họ thu mua rơm bằng máy cuộn, phải có số lượng lớn thì máy mới vào. Hơn nữa, tại cánh đồng của xã Hiến Sơn, không nhiều hộ có nhu cầu bán rơm, chủ yếu mang về nhà cho trâu bò, hoặc đốt luôn trên đồng.
Tại Hội thảo do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tại Nghệ An tháng 3/2023 về tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải, chống biến đổi khí hậu đã nêu rõ, ở Việt Nam, 1 ha lúa sẽ cho ra khoảng 10 tấn rơm rạ. Đốt rơm rạ tại ruộng thực chất chỉ đốt một phần, và sẽ thải ra một lượng lớn các chất khí độc hại, gây ô nhiễm môi trường như SO2, NO2, cả khí độc carbon monoxide (CO), dioxin. Thậm chí còn thải ra khí hydrocacbon thơm đa vòng gây ung thư (PAHs).

Biến rơm thành hàng hoá, nguyên liệu
Trong khi đó, ở huyện Thanh Chương, sau mùa gặt, chúng tôi quan sát thấy rất ít các hộ dân đốt rơm rạ. Như tại xã Đại Đồng, hầu hết các cánh đồng lúa chín vàng rộm đã được gặt hái. Người dân sau khi thu hoạch lúa đã phơi rơm ngay tại ruộng, khi rơm khô đều được thu gom để mang về nhà hoặc bán cho thương lái thu mua.
Ông Lê Văn Chung, đang cùng vợ thu gom rơm chất lên chiếc xe kéo nhỏ để mang về nhà, cho biết gia đình ông làm 5 sào lúa và có chăn nuôi trâu, bò nên rơm rạ là nguồn thức ăn cho trâu, bò những ngày mưa gió, những tháng rét đậm rét hại cho đến mùa sau.
“Vì nuôi 2 con bò nên tôi sử dụng số rơm đã phơi khô của khoảng 3 sào lúa. Số còn lại từ 2 sào thì bán cho thương lái thu mua ngay tại ruộng cũng được gần 700 ngàn đồng” – ông Chung cho biết.
Theo cán bộ UBND xã Đại Đồng, người dân nơi đây thường có thói quen tích trữ rơm rạ để làm thức ăn cho gia súc, hộ nào không nuôi trâu, bò thì tích trữ để bán hoặc bán cho thương lái thu mua tại ruộng.
“Hiện nay, thương lái thu mua rơm bằng cách cuộn rơm thành từng bó tròn, mỗi bó rơm cuộn được thu mua với giá 45 ngàn đồng. Trung bình mỗi sào lúa có thể thu được khoảng 8 – 12 cuộn tuỳ thuộc vào chất lượng, số lượng cây lúa” – anh Nguyễn Xuân Ánh, cán bộ Phòng Nông nghiệp UBND huyện Thanh Chương cho biết.
Ngoài việc dùng rơm để làm thức ăn cho trâu bò, bán cho thương lái thì rơm còn là nguồn nguyên liệu để ủ thành phân bón cho cây trồng có chất lượng cao. Ủ rơm tại ruộng bằng men vi sinh, ủ phân bón hữu cơ từ rác thải sinh hoạt cũng là những mô hình đang được Hội Nông dân tỉnh triển khai và đã thử nghiệm tại xã Thịnh Sơn, huyện Đô Lương.
Anh Lê Văn Dũng ở xóm Vạn Phúc, xã Thịnh Sơn là một trong những người đi đầu trong thực hiện ủ rơm tại ruộng bằng chế phẩm sinh học. Anh Dũng cho biết, rơm sau khi thu hoạch xong sẽ được gom lại, rắc chế phẩm sinh học và ủ thành phân hữu cơ ngay tại một góc ruộng.
Với nhiệt độ khoảng 40 độ C, thì chỉ sau 10 – 15 ngày rơm sẽ hoai thành nguồn phân bón hữu cơ đặc biệt tốt bón cho cây trồng. Vừa tiết kiệm được tiền mua phân bón, vừa bảo vệ môi trường, lại không lãng phí nguồn nguyên liệu sẵn có.
Theo thống kê của Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, sau khi sở có đề tài khoa học về ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và được UBND tỉnh công nhận, được HĐND tỉnh Nghệ An ban hành Nghị quyết số 18/2021/HĐND ngày 19/2/2021 về tăng cường nguồn hỗ trợ thực hiện chính sách, sản xuất phân hữu cơ hàng năm tăng từ 30 – 50%.
Theo đó, đến nay ngành khoa học công nghệ đã cung cấp cho người dân hơn 132.650 kg chế phẩm Compost Maker, 46.266 kg chế phẩm Bigreen và 10.256 kg chế phẩm Balasa N01. Với số chế phẩm này, đã giúp người dân có thể sản xuất được 66.325 tấn phân hữu cơ vi sinh từ tận dụng rơm rạ và các loại phế phẩm nông nghiệp khác. Đồng thời, giúp xử lý được 5.783,25 ha đất có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và xử lý được hơn 198.177m2 nền chuồng phục vụ chăn nuôi lợn, gà. Chính sách hỗ trợ mua chế phẩm sinh học, làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, gà đã và đang mang lại hiệu quả tốt về kinh tế – xã hội và môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Theo Hội Nông dân Việt Nam, trong một vụ mùa của nước ta có 45 triệu tấn rơm rạ phụ phẩm của các vụ lúa, nếu xử lý sẽ thu được 20 triệu tấn phân hữu cơ, giúp giảm chi phí mua phân hóa học; đồng thời giảm ô nhiễm môi trường và giảm chất thải hữu cơ phát thải khí nhà kính.

Veröffentlicht 31. Mai 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Yen Bai entwickelt nachhaltige Wälder – Yên Bái phát triển rừng bền vững   Leave a comment

Yên Bái phát triển rừng bền vững

Yên Bái là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, có diện tích tự nhiên 689.267ha, diện tích quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp đến năm 2025 là 487.681ha. Nhờ duy trì hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%, nằm trong tốp cao của cả nước.
15/05/2023 – 12:11 https://nhandan.vn/yen-bai-phat-trien-rung-ben-vung-post752722.html

Yên Bái là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, có diện tích tự nhiên 689.267ha, diện tích quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp đến năm 2025 là 487.681ha. Trong đó, diện tích đất có rừng là 433.967,4ha (rừng tự nhiên 214.796,9ha; rừng trồng 219.170,5ha); diện tích chưa thành rừng là 42.405,5ha. Hiện, rừng đặc dụng 32.725ha, rừng phòng hộ 141.321ha, rừng sản xuất 313.6353ha. Nhờ duy trì hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%, nằm trong tốp cao của cả nước.
Về xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, chúng tôi tìm hiểu thêm về cách bảo vệ rừng bền vững, góp phần giữ nước đầu nguồn, người làm rừng đã thực sự gắn kết và làm giàu từ trồng rừng gỗ lớn. Ngược dốc rồi men theo suối đến Hang Dơi, dọc đường các cây gỗ lớn mọc san sát, nhiệt độ ngoài trời giảm dần khi càng vào sâu trong khe suối, giữa rừng mênh mông.
Dừng bước bên một cây gỗ dổi cỡ 3 người ôm vươn cao lên bầu trời, anh Trần Văn Son tổ trưởng bảo vệ rừng bản Nả cho biết, hiện tổ đang quản lý 457ha rừng phòng hộ đầu nguồn, các loại cây gỗ bản địa như dổi, de, sến, táu nhờ quản lý chặt chẽ nên phát triển tốt. Cách quản lý của tổ là phân chia từng lô, thửa rừng cho 17 thành viên tuần tra theo định kỳ và đột xuất. Từ tiền khoán bảo vệ rừng và tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, bình quân 300 nghìn đồng/ha/năm, tổ bảo vệ rừng bản Nả hoạt động hiệu quả, bảy năm liên tục không để xảy ra cháy rừng, không có vụ việc nào liên quan đến hủy hoại rừng.
Bác Trần Cao Thắng, 69 tuổi, trú tại bản Nả, xã Việt Hồng đánh giá, mình cả đời sống ở rừng nên rất hiểu giá trị của “Lá phổi xanh”. Trước đây, việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng luôn gặp khó khăn, cán bộ phải đến từng thôn, từng nhà để vận động người dân. Đến nay, không phải vận động nữa mà đã trở thành một nghề, một nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây. Có rừng, các loại cầy rừng, lợn rừng và chim còn khá phong phú, đặc biệt nước sạch đầu nguồn được gần 500 hộ dân bản Nả, bản Bến, bản Vần trong xã sử dụng sinh hoạt hằng ngày. Có nước sạch, các ao nuôi cá tầm, cá trắm, cá lăng… được thương lái chọn mua phục vụ các nhà hàng trong khu vực.
Hạt trưởng Kiểm lâm Trấn Yên Đỗ Văn Hùng cho biết, để giữ vững tỷ lệ che phủ rừng đạt 70%, Hạt đã chỉ đạo cán bộ kiểm lâm địa bàn tham mưu cho Ủy ban nhân dân các xã, tiến hành tổ chức Hội nghị thành lập các Ban quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn, bản tiến hành ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng đối với các cộng đồng dân cư nhận khoán tại các xã. Đến nay, Trấn Yên đã thành lập 45 cộng đồng dân cư thôn bản tại các xã, thực hiện khoán bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ và tự nhiên sản xuất với diện tích hơn 9.371ha, tại 14 xã với 579 thành viên. Cuối năm 2022, Hạt kiểm lâm huyện đã nghiệm thu diện tích rừng tự nhiên khoán bảo vệ 9.359,98ha để thực hiện chi trả khoán bảo vệ rừng đến 44 ban quản lý cộng đồng ở 14 xã, bảo đảm đúng, đủ, kịp thời, góp phần giúp người dân có thu nhập chính đáng từ rừng.
Nhằm quản lý chặt chẽ nguồn giống cây lâm nghiệp, bảo đảm có chất lượng cao, trồng đúng thời vụ, Hạt kiểm lâm huyện Trấn Yên hiện quản lý giống gần 5 vạn cây dổi; hơn 20 triệu cây quế; 43 vạn củ tre măng bát độ, và hơn 55 vạn loài cây lâm nghiệp khác. Trên địa bàn có 20 cơ sở sản xuất kinh doanh đã được cấp giấy phép kinh doanh, còn 491 cơ sở sản xuất là hộ gia đình kinh doanh sản xuất giống cây trồng bán tự do trên thị trường. Qua công tác quản lý từ gốc, đã chủ động nguồn giống, bảo đảm cung ứng ra thị trường chất lượng tốt nhất.
Trồng rừng không chỉ xóa đói, giảm nghèo mà còn là cây trồng làm giàu, nhiều gia đình có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm không còn là chuyện hiếm. Ở nông thôn miền núi mà cả làng đã có nhà xây hai, ba tầng trở thành hiện thực,ô-tô, xe máy chả kém gì thành phố, con em được đi học không còn vất vả như xưa. Tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển, chế biến, tàng trữ lâm sản trái phép cơ bản không còn, đã tạo bước chuyển quan trọng trong nhận thức và cách làm của người dân, từ sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội và trở thành một ngành kinh tế quan trọng.
Vốn là công nhân công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Việt Hưng, anh Nguyễn Văn Chiến ở thôn An Hòa, xã Y Can bằng những kinh nghiệm, kiến thức trong quá trình công tác, gia đình đã tích cực trồng rừng bằng cây quế, cây keo lai. Với phương châm “Lấy ngắn nuôi dài” trồng quế, keo khi cây khép tán tiến hành tỉa thưa và để lại những cây to, khỏe, dáng đẹp, từ những héc-ta rừng đầu tiên, đến nay gia đình đã phát triển được 40ha rừng, trong đó có gần 30ha quế, còn lại là giống keo lai, keo nhập nội.
Anh Chiến cho biết, trồng quế hay keo không khó lắm, nhưng quan trọng nhất là giống phải bảo đảm chất lượng, khi cây được 6 đến 7 năm, là được khai thác rồi nhưng bán gỗ non hiệu quả thấp, chỉ đạt 70-80 triệu đồng/ha sau chu kỳ 8 năm. Nếu tỉa thưa, kinh doanh rừng gỗ lớn, sau 17 năm giá trị kinh tế lớn hơn rất nhiều, có thể gấp đôi, gấp ba. 5ha rừng keo gỗ lớn của gia đình, sau tỉa thưa nay chỉ còn hơn 100 cây/ha, những cây bé nhất sau 17 năm đã đạt vành hơn 150cm, bình quân mỗi cây đạt 1,2m3, đã có người trả 320 triệu đồng/ha tự thu hoạch gia đình chưa bán!
Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, Kiều Tư Giang đánh giá, việc trồng rừng được Yên Bái tích cực triển khai, hằng năm trồng được hơn 15.000ha rừng các loại, trong đó 94% là rừng sản xuất. Nhờ đó, giai đoạn 2013-2022, diện tích đất có rừng tăng thêm 26.189ha; năng suất, chất lượng rừng đã từng bước được cải thiện theo từng năm, tỷ lệ che phủ của rừng đến nay đạt 63% tăng 11% so với năm 2013. Hằng năm, hàng vạn người dân trong tỉnh có thu nhập hơn 100 tỷ đồng từ hưởng dịch vụ môi trường rừng của hơn 200 nghìn ha rừng đầu nguồn.
Thực hiện chủ trương quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tận gốc. Hàng chục nghìn thôn, bản được Kiểm lâm giúp đỡ xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước bảo vệ rừng. Yên Bái phấn đấu trở thành trung tâm chế biến gỗ rừng trồng công nghệ cao của vùng Trung du và miền núi phía bắc.

Veröffentlicht 16. Mai 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Ölpest im Küstengebiet von Phu Yen – Am Morgen des 31. März entdeckten viele Einheimische und Touristen die am Strand von Bezirk 7 der Stadt Tuy Hoa, Phu Yen, viele Ölklumpen die am Rand des Meeres klebten und sich über Hunderte von Metern erstreckten – Sáng 31/3, nhiều người dân địa phương và du khách tắm ở bãi biển phường 7, thành phố Tuy Hòa , Phú Yên phát hiện nhiều vệt dầu vón cục tấp vào sát mép nước biển trải dài hàng trăm mét   Leave a comment

Xuất hiện dầu loang bất thường trên bờ biển Tuy Hòa, Phú Yên

Sáng 31/3, nhiều người dân địa phương và du khách tắm ở bãi biển phường 7, thành phố Tuy Hòa , Phú Yên phát hiện nhiều vệt dầu vón cục tấp vào sát mép nước biển trải dài hàng trăm mét. 13°06′15.8″N 109°18′57.8″E
31/03/2023 – 11:36 https://nhandan.vn/xuat-hien-dau-loang-bat-thuong-tren-bo-bien-tuy-hoa-phu-yen-post745630.html
Theo quan sát của phóng viên, trong vệt dầu có lẫn nhiều miếng mỏng hình tròn như đồng xu dày khoảng 2mm, đường kính từ 1cm đến 1,5cm và chưa từng xuất hiện ở vùng biển này.
Khi người tắm tiếp xúc, dầu dính vào da trơn nhớt, rất khó rửa sạch. Trao đổi với phóng viên về hiện tượng lạ này, ông Nguyễn Hữu Chiến, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Tuy Hòa cho biết, sẽ cử bộ phận chuyên môn kiểm tra để có hướng đề xuất xử lý. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên cũng chỉ đạo Chi cục bảo vệ môi trường phối hợp với các ngành liên quan điều tra tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử lý.

Phú Yên xử lý khẩn cấp sự cố dầu tràn ven biển
Liên quan đến hiện tượng dầu loang bất thường trên vùng ven biển Phú Yên vào sáng 31/3, chiều cùng ngày, UBND Tuy Hòa đã phát công văn hỏa tốc chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các đơn vị liên quan, các xã, phường có biển khẩn trương khắc phục tình trạng tràn dầu, không để lan rộng, ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái biển.
31/03/2023 – 17:42 https://nhandan.vn/phu-yen-xu-ly-khan-cap-su-co-dau-tran-ven-bien-post745689.html
Kiểm tra ban đầu cho thấy, dầu vón trôi vào các khu vực ven bờ biển dài khoảng 5km, ngắt quãng chứ không liên tục.
Ông Đặng Ngọc Anh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên cho biết, qua khảo sát, đánh giá, các chuyên gia nhận định, nguyên nhân xảy ra hiện tượng dầu tràn là do dầu thải (cặn dầu FO) của các loại tàu lớn trên biển thải ra ở mức độ và khối lượng nhỏ.
Các khu vực xảy ra sự cố dầu tràn đã được cắm mốc, khoanh vùng ranh giới để kiểm soát, tránh người dân đi lại làm vùi lấp dầu gây khó khăn trong công tác thu gom.
Đồng thời, huy động lực lượng dân quân tự vệ, đoàn thanh niên, lực lượng biên phòng và người dân…
Mỗi xã, phường (gồm phường 6, phường 7, phường 9 (thành phố Tuy Hòa), xã Bình Kiến, xã An Phú 13°09′10.3″N 109°17′36.1″E ) huy động khoảng 50 người tiến hành thu gom ngay trong ngày hôm nay (31/3) và quản lý, phối hợp xử lý sau thu hồi an toàn, đúng quy định.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên cũng đã có văn bản đề nghị các địa phương ven biển gồm thị xã Sông Cầu, huyện Tuy An, thị xã Đông Hòa, chỉ đạo các địa phương theo dõi sát diễn biến sự cố này để kịp thời khắc phục, xử lý.
Trường hợp các địa phương phát hiện các sự cố tràn dầu vượt quá khả năng xử lý, báo ngay về Sở Tài Nguyên và Môi trường để phối hợp tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo.

Veröffentlicht 31. März 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Baumpflanzprogramm „Gesund leben und grün beitragen“ in ressourcenarmen Waldgebieten im Du Gia-Nationalpark – Trồng rừng bền vững tại Vườn Quốc gia Du Già   Leave a comment

Trồng rừng bền vững tại Vườn Quốc gia Du Già

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang phối hợp với Trung tâm Truyền thông, Bộ Tài Nguyên và Môi trường vừa tổ chức chương trình trồng cây “Sống khỏe góp xanh” ở những khu vực rừng nghèo tài nguyên tại Vườn Quốc gia Du Già.
18/03/2023 – 17:44 https://nhandan.vn/trong-rung-ben-vung-tai-vuon-quoc-gia-du-gia-post743566.html

Vườn Quốc gia Du Già (Hà Giang) có diện tích hơn 15 nghìn ha. Đây là khu rừng đặc dụng có nhiều loài động, thực vật quý hiếm với hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Tuy nhiên một phần diện tích rừng đã bị suy thoái do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Chương trình “Sống khỏe góp xanh”, chung sức trồng một tỷ cây xanh vì một Việt Nam xanh của Trung tâm Truyền thông, Bộ Tài Nguyên và Môi trường được triển khai tại 13 tỉnh thành trong cả nước.
Tại Hà Giang, chương trình khai tại những khu vực rừng kém hiệu quả thuộc Vườn Quốc gia Du Già, có sự chung tay góp sức của lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương.
Mục đích của chương trình trồng cây “Sống khỏe góp xanh” nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân; phục hồi rừng, tăng độ che phủ trên diện tích đất lâm nghiệp, nâng cao khả năng phòng hộ đầu nguồn; bảo tồn và nâng cao tính đa dạng sinh học, phục hồi bền vững môi trường sinh thái rừng; tạo việc làm cho người lao động, phát triển kinh tế xã hội; lan tỏa lối sống xanh, khỏe mạnh tới người dân Việt Nam, đồng thời hưởng ứng lời kêu gọi trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ.
Chương trình triển khai trồng rừng trên diện tích 5ha, với hơn 10 nghìn cây giống bản địa là dổi, lim xanh, quế. Đây là những loại cây có hàm lượng hấp thụ cacbon tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng địa phương.
Việc bổ sung trồng mới này sẽ làm tăng độ che phủ rừng, nâng cao khả năng điều tiết của rừng phòng hộ đầu nguồn và mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Vườn quốc gia Du Già https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%E1%BB%9Dn_qu%E1%BB%91c_gia_Du_Gi%C3%A0
thôn Khuổi Lòa, xã Minh Sơn, huyện Bắc, Hà Giang Mê 22°50′01.7″N 105°09′45.2″E

Veröffentlicht 18. März 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Derzeit ist es in der Stadt Hanoi nicht schwierig spontane Deponien an öffentlichen Orten zu sehen – Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội không khó để bắt gặp những bãi rác tự phát nơi công cộng   Leave a comment

Những bãi rác tự phát ảnh hưởng dân sinh

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội không khó để bắt gặp những bãi rác tự phát nơi công cộng. Vấn đề này ảnh hưởng rất nhiều đến cảnh quan đô thị và đặc biệt là ảnh hưởng đến người dân sinh sống chung quanh.
15/03/2023 – 09:26 https://nhandan.vn/nhung-bai-rac-tu-phat-anh-huong-dan-sinh-post742976.html viseo
Tại địa chỉ ngõ 94 phố Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội, cứ vào khoảng từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa, người dân sinh sống trong ngõ và một số hộ bên ngoài lại “tập kết” rác thải sinh hoạt ngay giữa lối đi như thế này.
Những bãi rác tự phát kiểu này tập hợp đủ các loại sản phẩm, gồm cả rác phân hủy và không phân hủy, như vỏ chai nhựa, túi nilon, thực phẩm thừa.
Theo ghi nhận, tại khu vực này hằng ngày vẫn có xe rác đi qua và thu gom rác, nhưng người dân vẫn thản nhiên vứt rác ngay giữa đường vào ngõ.
Còn đây là khu vực phố Duy Tân, quận Cầu Giấy. Địa điểm này hoàn toàn không phải là một điểm tập kết rác được quy định.
Bãi rác tự phát này đã tồn tại khoảng 2 tháng và không chỉ có rác thải sinh hoạt mà còn có cả rác thải xây dựng như gỗ vụn, bê-tông,…
Những bãi rác nằm ngay giữa những nơi công cộng như thế này ảnh hưởng rất nhiều đến mỹ quan đô thị và người dân chung quanh.
Người đi qua đây luôn phải sử dụng khẩu trang, nhưng mùi hôi của bãi rác bốc lên khiến biện pháp này là không đủ.

Bạn C.A (20 tuổi) khi được hỏi về sự ảnh hưởng của bãi rác công cộng này, cho biết : “Bãi rác này kéo dài rồi chất đống, ảnh hưởng nhiều đến mọi người lắm. Đi qua đây thấy khó chịu, nhất là những người đi bộ, ngửi mùi này lâu cứ nôn nao hết cả người”.
Vốn dĩ đầu ngõ, vỉa hè, cột điện, gốc cây… không phải là nơi tập kết nhưng với suy nghĩ “miễn là tiện” thì bất cứ đâu cũng có thể trở thành nơi vứt rác.
Tình trạng này diễn ra thường xuyên, từ ngày này sang ngày khác, trên địa bàn nhiều phường, quận nên chưa bao giờ hết gây bức xúc. Điều này đã khiến cho các công nhân môi trường phải đi thu gom rác ở những nơi không phải là chỗ vứt rác.
Vấn đề này qua thời gian dài vẫn chưa khi nào có giải pháp triệt để, vì thế ý thức đồng lòng bảo vệ môi trường sống của người dân chính là phương án đầu tiên.
Bên cạnh đó, các cấp chính quyền địa phương nên đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát và áp dụng biện pháp nhắc nhở hoặc phạt theo quy định của pháp luật, có như vậy mới có sức răn đe những hành vi gây ảnh hưởng tới xã hội chung.

Veröffentlicht 15. März 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Effektive Nutzung der Ressourcen zur Reaktion auf Abfallvorfälle – Sử dụng hiệu quả các nguồn lực ứng phó sự cố chất thải   Leave a comment

Sử dụng hiệu quả các nguồn lực ứng phó sự cố chất thải

Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 146/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023-2030.
23/02/2023 – 23:51 https://nhandan.vn/su-dung-hieu-qua-cac-nguon-luc-ung-pho-su-co-chat-thai-post740168.html
Kế hoạch nhằm bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất trong quản lý nhà nước về ứng phó khắc phục sự cố chất thải; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, ứng phó, khắc phục hậu quả kịp thời; phối hợp chặt chẽ các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực ứng phó, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố chất thải.
Vận dụng, thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”, chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhanh; xây dựng hệ thống tổ chức đủ năng lực ứng phó, khắc phục hậu quả, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về con người, kinh tế, xã hội và môi trường.
Kế hoạch dự báo các tình huống cơ bản về sự cố chất thải rắn thông thường (CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp…); sự cố chất thải rắn nguy hại (chất thải y tế nguy hại dạng rắn, chất thải nguy hại dạng rắn); sự cố chất thải lỏng (bùn thải, nước thải); sự cố chất thải khí (khí thải).
Thanh tra, xử lý nghiêm các khu công nghiệp, chế xuất, nhà máy, làng nghề vi phạm về xử lý chất thải
Kế hoạch nêu rõ biện pháp phòng ngừa sự cố, trong đó, kiện toàn tổ chức chỉ đạo, chỉ huy đi đôi với kiện toàn lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm nhiệm, thực hiện nhiệm vụ quản lý, phòng ngừa ứng phó, khắc phục sự cố chất thải.
Rà soát, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các khu công nghiệp, chế xuất, nhà máy, làng nghề… vi phạm quy định về quản lý, xử lý chất thải. Nâng cao năng lực quan trắc, cảnh báo, thông báo, báo động sự cố từ Trung ương đến địa phương.
Đầu tư mua sắm trang, thiết bị, vật tư để nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó cho các lực lượng từ Trung ương đến địa phương.
Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải sát thực tế với vùng, miền, địa phương. Tổ chức tập huấn, huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ cho lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm, tổ chức diễn tập, hội thao; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành và cộng đồng trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa chất thải.
Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các bộ, ngành và địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa chất thải.
Nhanh chóng sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi khu vực xảy ra sự cố
Về biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả, theo kế hoạch, sẽ tổ chức quan sát, giám sát, tiếp nhận thông tin và cảnh báo, thông báo, báo động kịp thời sự cố chất thải trên các phương tiện thông tin đại chúng đến các cấp, các ngành và cộng đồng.
Tăng cường chế độ ứng trực, chủ động nắm chắc tình hình, đánh giá, kết luận, xác định phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả; đánh giá sơ bộ về phạm vi, đối tượng và mức độ tác động đối với môi trường đất, nước, không khí, con người và sinh vật.
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo lực lượng tại chỗ của tỉnh (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh…) phối hợp chính quyền địa phương và nhân dân nơi xảy ra sự cố nhanh chóng sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi khu vực xảy ra sự cố, phong tỏa hiện trường, kịp thời thông tin, định hướng dư luận.
Bên cạnh đó, ngăn chặn nguồn chất thải ra môi trường. Cụ thể:
Với sự cố chất thải rắn thông thường (CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp…), sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ để hạn chế, không cho chất thải phát tán ra ngoài môi trường, kịp thời triển khai đắp bờ, đào rãnh ngăn, bể chứa… không cho đất, đá thải trôi ra môi trường.
Với sự cố chất thải lỏng (bùn thải, nước thải), dừng phát tán chất thải, kịp thời triển khai bịt lấp thân đập bị vỡ bằng các vật liệu tại chỗ (bao đất, bao cát hoặc vật liệu sẵn có tại hiện trường), sử dụng hệ thống bơm để hút toàn bộ nước thải thu về bể chứa, hồ chứa…
Còn với sự cố chất thải khí (khí thải), sử dụng công nghệ, như: Hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ tương ứng phù hợp như dung dịch kiềm, nước; hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ như than hoạt tính, geolit…; xử lý khí thải bằng công nghệ UV để xử lý các loại khí độc (Hydrogen sulfide, Mercaptans, Sulfide, Amoniac) hoặc xử lý khí thải bằng công nghệ Plasma nhằm giảm nồng độ bụi trong không khí, loại bỏ khí độc hại…
Đánh giá mức độ ô nhiễm và triển khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại (nếu có); làm sạch nguồn nước bằng chất oxy hóa khử, như: Clo, Kali pemangnat, Clorat canxi, Bicromat kali, Dioxit clo, Hypoclorit canxi… hoặc sử dụng vi sinh để xử lý nước thải (phương pháp sinh học), sử dụng các loại vi sinh vật để khử các chất hữu cơ độc hại.
Về khắc phục hậu quả, phục hồi môi trường sau sự cố, thảm họa, theo kế hoạch, cần tổ chức lực lượng, phương tiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải đúng quy định; quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường, tổng hợp báo cáo và đưa nhân dân trở lại sinh sống.

Veröffentlicht 24. Februar 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Verbesserung der Luftqualität für Hanoi – Nâng cao chất lượng không khí cho Hà Nội – Am 23. Februar 2023 organisierte das Volkskomitee der Stadt Hanoi in Zusammenarbeit mit der Weltbank einen Workshop   Leave a comment

Nâng cao chất lượng không khí cho Hà Nội

Ngày 23/2, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội phối hợp Ngân hàng thế giới tổ chức hội thảo: “Quản lý chất lượng không khí cho thành phố Hà Nội – Từ cam kết đến hành động”, nhằm thúc đẩy các hành động chung về nâng cao chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
23/02/2023 – 21:19 https://nhandan.vn/nang-cao-chat-luong-khong-khi-cho-ha-noi-post740131.html
Cùng với quá trình đô thị hóa và mở rộng thành phố, Hà Nội đã trở thành một trong 17 đô thị lớn nhất thế giới và đang phải đối mặt những tác động tiêu cực do ô nhiễm môi trường, biến đối khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững.
Trước thực trạng đó, Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hạn chế nguồn phát sinh chất gây ô nhiễm không khí. Thành phố đã đưa vào vận hành hệ thống 35 trạm quan trắc không khí tự động, 6 trạm quan trắc nước mặt, giám sát chất lượng môi trường khí thải, nước thải các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn; xóa được hơn 99% số lượng bếp than tổ ong, giảm 80% lượng đốt rơm rạ ở ngoại thành, xóa bỏ hàng trăm lò gạch thủ công…
Tuy nhiên, trước sự biến đổi khó lường của khí hậu, tốc độ đô thị hóa, Hà Nội rất cần sự chung tay của các tổ chức xã hội và đối tác phát triển để thúc đẩy các hành động chung về nâng cao chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Trao đổi tại hội thảo, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Carolyn Turk cho rằng, để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí một cách nghiêm túc đòi hỏi cách tiếp cận có sự phối hợp giữa các tỉnh lân cận dưới sự chủ trì của Hà Nội. Ngân hàng Thế giới sẵn sàng tăng cường các cam kết hỗ trợ thành phố Hà Nội giải quyết các vấn đề môi trường của thành phố để xây dựng một Hà Nội xanh, sạch, đẹp.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện các tổ chức xã hội về môi trường, các doanh nghiệp đã có bài thảo luận sôi nổi với tinh thần chia sẻ kinh nghiệm; đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất giải pháp hiệu quả cho vấn đề cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn Thủ đô.

Veröffentlicht 24. Februar 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,