Archiv für das Schlagwort ‘Wein

Wein aus Bittermelone – Lão nông cho khổ qua lớn trong chai, đổ thêm rượu thành đặc sản   Leave a comment

Lão nông cho khổ qua lớn trong chai, đổ thêm rượu thành đặc sản

Thay vì hái trái xuống bán thì lão nông ở Trà Vinh cho trái khổ qua vào trong chai thủy tinh từ khi còn bé, chờ lớn mới hái, đổ thêm rượu vào thành sản phẩm độc đáo.
11/03/2022 – 06:19 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/lao-nong-cho-kho-qua-lon-trong-chai-do-them-ruou-thanh-dac-san-20220310184243383.htm
Xung quanh nhà ông Nguyễn Văn Thăm (71 tuổi, ngụ tại phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh), mọi người có truyền thống trồng dừa. Từ những năm 2000, gia đình ông Thăm cũng như nhiều người khác bắt đầu đa dạng hóa sản phẩm bằng việc đào ao nuôi cá hoặc trồng rau màu.
Khoảng năm 2010, thị trường rau màu bắt đầu bão hòa, thu nhập phập phù, được mùa mất giá. Để khắc phục vấn đề, nâng cao thu nhập, ông Thăm đã tìm tòi cách tạo sản phẩm mới và đã nghĩ đến làm rượu khổ qua (mướp đắng).

Nhưng tìm nhiều trên mạng, trên sách báo, ông Thăm vẫn không ưng ý với cách làm rượu nào. Một buổi chiều, khi thấy bà Lê Thị Bắc (vợ ông Thăm) đang dùng túi bóng bọc trái cây tránh côn trùng phá, ông Thăm chợt nảy sinh ý tưởng.
„Lúc đó tôi nghĩ sao không cho trái khổ qua non vào chai, như thế cũng chẳng sâu bệnh nào hại được. Chờ khổ qua lớn thì hái xuống, rót thêm rượu vào là thành sản phẩm độc đáo“, ông Thăm nói.
Nói là làm, vụ khổ qua năm đó, ông Thăm thử nghiệm làm hơn 100 chai rượu. Khổ qua nhà trồng, rượu nhà nấu được nên không tốn kém quá nhiều.
Ủ 3 tháng thì rượu lên màu đẹp, ông Thăm đưa hết sản phẩm đi biếu hàng xóm, bạn bè. Thấy ai uống xong cũng phản hồi tích cực, có người hỏi ông còn không để họ mua, có người khuyên ông nên „làm lớn“ rồi đi đăng ký bản quyền.
Sản phẩm được đánh giá cao, ông Thăm tự tin bàn với vợ lấp mương nước trước nhà lấy đất trồng 300 gốc khổ qua. Ông cũng nghĩ ra thương hiệu, đặt tên sản phẩm, thiết kế bao bì, nhãn mác để sẵn sàng „làm lớn“ như bạn bè khuyến khích.
„Tôi trồng khổ qua trong thùng xốp để theo dõi dinh dưỡng, sâu bệnh và chăm bón tốt nhất. Canh tác hoàn toàn hữu cơ, khổ qua lớn rất nhanh, chỉ trồng chừng một tháng, cây đã ra quả rồi. Lúc này, tôi lựa những trái đẹp cho vào chai thủy tinh, chai cũng treo lên giàn cho đến khi hái trái.
Trái hái xuống, mình rửa sạch, hong khô, xóc qua một lần rượu rồi mới rót rượu vào ngâm. Sau 3 tháng ra sản phẩm, mình gửi đi giám định thành phần thì đều đạt hết, an toàn, từ đó mới đăng ký bản quyền, thương hiệu“, ông Thăm chia sẻ.
Năm đầu tiên ông Thăm sản xuất được hơn 7.000 sản phẩm. Phát giá mỗi chai rượu khổ qua 75 nghìn đồng, ông Thăm không ngờ, với sự mới mẻ của sản phẩm, thương lái đã bao tiêu sạch.
Không chỉ bán trong nước, rượu khổ qua của ông Thăm còn được xuất ngoại, lên kệ siêu thị nước ngoài. Từ đó đến nay, ông Thăm không tăng giá. Với vườn khổ qua vỏn vẹn chỉ vài trăm mét vuông, mỗi năm vợ chồng ông đút túi trên 500 triệu đồng.
„Sản phẩm được ưa chuộng ban đầu vì nó độc lạ. Người ta thắc mắc tại sao trái khổ qua to như thế lại cho vừa, lọt qua cổ chai bé. Nhưng sau cùng, muốn tồn tại được thì rượu phải ngon, an toàn. Chỉ trồng giàn khổ qua này là vợ chồng tôi sống ổn“, ông Thăm nói.

Theo cán bộ phụ trách nông nghiệp phường 1 TP Trà Vinh, sản phẩm rượu khổ qua của ông Thăm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp nên địa phương đã lựa chọn là sản phẩm đại diện và đã hỗ trợ đăng ký sản phẩm OCOP 3 sao.

Veröffentlicht 11. März 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Die Frau die Hunderte Millionen Dong riskierte um auf unfruchtbarem Land Wein anzubauen – Người phụ nữ liều đổ hàng trăm triệu đồng thử trồng nho trên đất cằn – xã Đăk Hlơ, huyện Kbang (Gia Lai)   Leave a comment

Người phụ nữ liều đổ hàng trăm triệu đồng thử trồng nho trên đất cằn

Thấy bà Chu Thị Huệ liều lĩnh đầu tư hàng trăm triệu đồng trồng nho trên đất cằn ở cao nguyên Kbang, Gia Lai, nhiều người can ngăn. Hai năm sau, vườn nho lúc lỉu quả ngọt sau bao lần nếm „trái đắng„.
23/09/2021 – 12:15 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/nguoi-phu-nu-lieu-do-hang-tram-trieu-dong-thu-trong-nho-tren-dat-can-20210922141105291.htm
Hai năm trước, Chu Thị Huệ rầu rĩ nhìn ruộng mía cứ liên tục mất mùa, thất bát, công sức bỏ ra đổ sông đổ biển. Trăn trở mãi, thế rồi bà Huệ liều đổ hàng trăm triệu đồng để chuyển đổi ruộng mía sang làm vườn trồng nho.
„Trong một lần về Vĩnh Phúc thăm bà con, tôi nắm bắt được mô hình trồng cây nho Hạ Đen. Tìm hiểu ban đầu thấy giống nho này khả năng hợp với đất cằn cỗi ở huyện Kbang nơi tôi đang ở. Từ đó, tôi có ý muốn chuyển từ ruộng mía sang làm vườn nho trên đất nhà mình“, bà Huệ chia sẻ tâm tư khi đưa ra quyết định liều lĩnh
Khi thấy bà Huệ đầu tư hàng trăm triệu đồng để thử trồng nho, nhiều người can ngăn. „Quả thật việc can ngăn cũng vì bà con xung quanh chưa thấy mấy ai liều như tôi. Nhưng tôi đã tìm hiểu kỹ thuật, đầu ra cho nông sản nếu trồng thành công nên quyết chí làm“, bà Huệ bộc bạch.
Đầu năm 2020, bà Huệ đã mua hơn 1.300 giống cây nho Hạ Đen từ Bắc Giang và đưa về trồng tại Gia Lai. Ngoài sự hướng dẫn của bên cung cấp giống, bà Huệ còn lên mạng internet đọc, học cách trồng, chống sâu bệnh để bổ sung kiến thức trong quá trình chăm sóc.
Vườn nho của bà Huệ phát triển xanh tốt trước sự hiếu kỳ của nhiều người. Mỗi ngày, người phụ nữ „chân đất“ đều ở vườn nho để nhặt lá, làm cỏ và quan sát cây lớn lên.
Tháng 9/2020, bà Huệ nhận „trái đắng“ khi mưa bão ập, vườn nho đang xanh tốt bị ngã đổ, gãy thân. Nhìn vườn nho tan hoang trước mắt, bà Huệ như „đứt từng khúc ruột“. Nhưng không nản lòng, bà cắt bỏ những cây gãy, dựng lại những cây bị ngã đổ, gần như làm lại từ đầu với vườn nho trên 3 sào đất lâu nay gia đình vẫn trồng mía.
Để cây nho phát triển tốt, chống chọi sâu bệnh, bà Huệ áp dụng phương pháp chăm sóc hữu cơ và đầu tư hệ thống nước nhỏ giọt nhằm tiết kiệm nước.
Khi nho bắt đầu có quả, bà Huệ đã cắt tỉa những quả hư, quả nhỏ để có được những chùm nho đều quả. Lá sâu, cành hư đều được bà tỉ mẩn cắt, tỉa không bỏ sót.
Qua Tết Nguyên đán 2021, vườn nho của bà Huệ đã đơm hoa, kết trái trước sự thán phục của nhiều người. Đến tháng 9 này, vườn nho của bà Huệ đã thu hoạch mùa quả ngọt đầu tiên với 1,5 tấn nho. Ước chừng đến hết vụ này, khu vườn sẽ cho thu hoạch từ 3,5 – 4 tấn quả.
Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, việc bao tiêu sản phẩm nho không được thuận lợi. Bà Huệ đã chủ động bán lẻ trên địa bàn với giá từ 70.000 – 100.000 nghìn đồng/kg.
Nghe có vườn nho trĩu quả ở huyện Kbang, nhiều người đã vượt hàng trăm cây số đến chiêm ngưỡng và mua về làm quà cho gia đình. Với lợi thế là mô hình đầu tiên của tỉnh, mỗi ngày bà Huệ đã đón hàng trăm lượt khách đến tham quan. Du khách có thể tự đi tham quan và cắt những chùm nho chín mọng rồi đưa đến cân.
Mô hình vườn nho Hạ Đen của bà Huệ đã mở ra một hướng đi mới trong chuyển đổi cây trồng cho xã Đăk Hlơ và huyện Kbang. Song song là việc phát triển du lịch trên địa bàn xã.
Bà Huệ cho biết: „Hiện tôi đang tiếp tục trồng thử nghiệm hơn 300 gốc cây giống nho hạt và nho dài. Nếu phù hợp, tôi sẽ tiếp tục mở rộng mô hình. Lồng ghép vào đó là xây dựng khu du lịch sinh thái ngay tại vườn nho“.
Người phụ nữ đầu tiên trồng nho thành công ở đất Kbang, Gia Lai còn bày tỏ mong muốn địa phương có thể mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật cho người dân muốn trồng nho.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi PhíchChủ tịch UBND xã Đăk Hlơ (huyện Kbang, Gia Lai) cho biết: 14°04′49.1″N 108°37′54.6″E
Đây là mô hình còn khá mới của tỉnh. Sau hơn một năm trồng, xã nhận thấy chất lượng và sản lượng nho đạt gần bằng so với các tỉnh khác. Tuy ảnh hưởng dịch và thời tiết nhưng vườn nho của bà Huệ đã thu hoạch, bán được hơn một nửa. Đặc biệt, người dân nhiều nơi đã đến chụp ảnh, tham quan. Huyện cũng đang có chính sách hỗ trợ để phát triển mô hình này„.

Veröffentlicht 23. September 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Rượu Phú Lộc – Đặc sản Hải Dương   Leave a comment

Rượu Phú Lộc – Đặc sản Hải Dương

13/9/15 lúc 23:42 http://bomnhau.com/threads/ruou-phu-loc-dac-san-hai-duong.138/

Nhắc đến Hải Dương là người ta nhắc đến món bánh đậu xanh gia truyền cùng món bánh gai nổi tiếng khắp bốn phương. Hay món bánh đa gấc kẻ sặt thơm bùi đặc trưng nhâm nhi cùng chút rượu Phú Lộc thì thật là tuyệt vời.

Phú Lộc là một xã thuộc tổng Văn Thai, nay là một thôn thuộc xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương ==> 20°58′20.8″N 106°14′44.8″E ). Từ lâu, người ta đã biết đến nơi đây với nghề nấu rượu truyền thống. Loại rượu nếp được người dân nơi đây nấu có hương vị rất đặc trưng mà chỉ những người uống rượu nhiều mới có thể thấm thía hết được.

Hiện nay cả thôn Phú Lộc có khoảng 400 hộ chuyên nấu rượu, trong đó có rất nhiều hộ gia đình có cuộc sống trở nên khá giả với nghề nấu rượu gia truyền này, điển hình như ông Hoàng Hữu Vũ, giám đốc công ty TNHH Rượu Phú Lộc. Theo ông Hoàng Hữu Vũ: Hiện có hơn 60 hộ thường xuyên cung ứng rượu cho ông với phương thức công ty cấp men, gạo, than và thu về rượu, tiền công nấu 1 – 1,2 triệu đồng/người/tháng.

Ruou_Phu_LocRượu Phú Lộc với đặc trưng rượu trong suốt, tinh khiết, thơm, nồng hương nếp uống ngọt giọng, không hề gây xốc mặc dù nồng độ thường rất cao, có khi rót rượu ra chén có bọt bám vào thành, châm lửa bắt cháy ngay. loại rượu Phú Lộc này dùng ngâm làm thuốc rất tốt.

Nghề nấu rượu xưa kia tại đây rất phát triển. Tuy nhiên, từ năm 1959 nhà nước ngừng mua rượu, tiến tới hạn chế rồi cấm sản xuất rượu ở đây. Kể từ đó phụ nữ Phú Lộc không còn là những cô bán rượu nữa mà trở thành thợ dệt thảm len xuất khẩu và một số nghề thủ công khác. Nấu rượu không phát triển như xưa nhưng tiếng tăm về rượu Phú Lộc vẫn dư âm trong dân gian. Và cho đến những năm gần đây, khi rượu Phú Lộc nổi tiếng khắp nơi, người dân tìm đến mau rượu Phú Lộc ngày càng nhiều, nghề nấu rượu của làng lại bắt đầu tưng bừng chở lại. Cùng với món bánh đậu xanh , bánh gai Ninh Giang đặc sản Hải Dương, rượu Phú Lộc cũng là một trong những đặc sản của tỉnh này được nhiều người ưa thích.

Để có được sản phẩm rượu đặc biệt ấy, người ta đã phải tích luỹ kinh nghiệm nhiều thế kỷ, chú ý đến chất lượng của men, nguyên liệu, quá trình ủ và chưng cất, còn phương pháp chung thì không khác phương pháp cổ truyền mà các làng xưa nay vẫn làm là mấy.

Rượu Phú Lộc có bài thuốc làm men 21 vị như: Quế, đại, hồi, tiểu, hồi, cam thảo, cát cánh, xuyên khung… Tuy vậy, biết các vị chưa đủ, người nấu rượu ngon quan trọng hơn là tỷ lệ trọng lượng giữa các vị trong bài thuốc và cách ủ men là bí quyết nâng cao chất lượng của rượu mà không phải ai cũng làm được.

Có một điều đặc biệt là, tuy là làng nấu rượu nhưng ở đây cách người ta uống rượu rất văn hoá, không ai say xỉn, không ai mượn rượu để giải quyết công việc hay chửi bởi lung tung. Cả làng sống trong rượu nhưng việc thực hiện nếp sống văn hoá đã được ghi nhận bằng danh hiệu Làng văn hoá.

Ngất ngây men say hương rượu nồng Phú Lộc | HDTV

Veröffentlicht am 09.09.2015
Thôn Phú Lộc, xã Cẩm Phú, huyện Cẩm Giàng từ lâu nức tiếng với nghề nấu rượu.
* Website: http://www.haiduongtv.vn

Giá: 

Rượu nếp Phú Lộc, đặc sản Hải Dương – Đăng ngày 26-08-2013 04:29:05 PM
http://ruounepphuloc.com/index.php/san-pham/Ruou-Trang/Ruou-Trang-Can-2l-4/
Rượu Trắng Can 5l – 275 000 VND
Rượu Trắng Can 2l – 105 000 VND
Rượu Trắng 750 ml – – 60 000 VND
Rượu Trắng 500 ml – – 40 000 VND
Rượu Trắng 300 ml – – 30 000 VND

Nồng độ cồn: 35.5 độ
Rượu nếp Phú Lộc là sản phẩm được kết tinh từ nếp cái hoa vàng vùng châu thổ Sông Hồng và men Bắc cổ truyền với 36 vị thuốc Bắc bí quyết duy nhất truyền thống trăm năm của làng nghề Phú Lộc đã tạo lên rượu Phú Lộc có hương vị đặc trưng êm dịu đậm đà khó quên.

Sản phẩm phù hợp cho cả nam và nữ, với độ cồn đa dạng từ 29.5 đến 45 độ thích hợp để uống trực tiếp, ngâm rượu, quà biếu,…

Rươu nêp quê 100% men băc gia truyên 
http://www.choso.vn/raovat/1266622/ruou-nep-que-100-men-bac-gia-truyen.html
Rượu trắng can 5L: 220.000 đ
Rượu trắng can 2L: 90.000 đ
Rượu cẩm can 2L : 105.000 đ
Rượu chuối can 2L: 105.000 đ
Rượu nếp cẩm chai 750 ml: 60.000 đ
Rượu hộp đôi chai 750 ml: 130.000 đ ( thích hợp làm quà biếu)
Rượu hộp đôi chai 500 ml: 100.000 đ ( thích hợp làm quà biếu)
Rượu hộp đơn trắng 750 ml: 60.000 đ ( thích hợp làm quà biếu)
Rượu lít trắng các loại 40.000 đ/l – 50.000 đ/l

Rượu Nếp Phú Lộc 100% Men Bắc Gia truyền Và Gạo Nế 
Ngày đăng: 05/08/2015 | Ngày hết hạn: 04/09/2015
http://raovat.vietnamnet.vn/thuc-pham/80037/ruou-nep-phu-loc-100–men-bac-gia-truyen-va-gao-ne.html
Chúng tôi phân phối trực tiếp các sản phẩm Rượu quê Phú Lộc với nguyên liệu 100% Men bắc gia truyền và Gạo nếp cái hoa vàng, không sử dụng thêm hóa chất, phụ gia. Rượu được nấu bằng phương pháp gia truyền kết hợp với lọc qua tháp chưng cất nên rượu có hương vị thơm ngon mà không có hại cho cơ thể.

Các sản phẩm của chúng tôi bao gồm:
Rượu nếp cái hoa vàng
Rượu ngâm nếp cẩm
Rượu ba kích
Rượu ngâm táo mèo
Rượu chuối hột
Rượu nếp mộc tuyền

Các sản phẩm đều được đóng chai có tem mác hoặc đóng theo can tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Khách hàng sẽ yên tâm với chất lượng sản phẩm vì các sản phẩm của chúng tôi đều đã được kiểm định về chất lượng.

Rượu trắng can 5L: 220.000 đ
Rượu trắng can 2L: 90.000 đ
Rượu Cẩm can 2L: 105.000 đ
Rượu chuối can 2L: 105.000 đ
Rượu nếp cẩm chai 750 ml: 60.000 đ
Rượu Hộp đôi 750 ml: 130.000 đ
Rượu Hộp đôi 500 ml: 100.000 đ
Rượu Hộp đơn trắng 750 ml: 60.000 đ
Rượu lít trắng các loại: 40.000 đ/l – 60.000 đ/l
Rượu Mộc tuyền: 25.000 đ/l

Lưu ý:
Các sản phẩm đều đã được kiểm định về chất lượng.
Giá đã bao gồm chai đựng
( Riêng các sản phẩm mua theo lít giá chưa bao gồm can đựng )

Quý Khách Hàng Có Nhu Cầu Vui Lòng Liên Hệ Trực Tiếp
Mrs Huyền: 093.6996.819 – 0911.106.322

.

Men say vùng đất lúa

12:17, 20/02/2015   http://baochinhphu.vn/Doi-song/Men-say-vung-dat-lua/220849.vgp

Đã bao đời nay, thôn Phú Lộc (Cẩm Giàng, Hải Dương) nức tiếng khắp vùng bởi nghề nấu rượu. Mảnh đất này lúc nào cũng thoang thoảng hương thơm ngất ngây của những mẻ rượu mới ra lò, của những mẻ cơm nóng hổi vừa dỡ ra phên chờ ngày lên men cất rượu.

Vật cơm rượu ra phên cho hơi nóng bay hết để rắc men. Ảnh: VGP/Việt Hòa

Vật cơm rượu ra phên cho hơi nóng bay hết để rắc men. Ảnh: VGP/Việt Hòa

Rượu Phú Lộc (xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng) có tiếng vì vị đậm đà, nhưng uống lại rất êm, mùi thơm thoảng nhẹ của gạo nếp cứ quẩn quanh mãi trên tay, trong từng hơi thở.

Dư vị đọng lại của mỗi chén rượu là nỗi nhớ vấn vương cánh đồng làng mùa lúa chín, mùi cơm vừa chín tới trong buổi chiều bình yên, dòng sông xanh mát chảy ở ven làng…, những hình ảnh thân thương của vùng quê trong tâm thức của bao nhiêu người con đất Việt.

Tương truyền, những mẻ rượu đầu tiên được cất ở Phú Lộc là từ thời Bắc thuộc, bởi bàn tay một người phụ nữ tên Nghi Địch, người gốc phương Bắc. Bà đã truyền lại nghề này cho người dân trong thôn, giúp bà con có nghề sinh sống trong nhiều thế kỷ. Giữa thôn Phú Lộc hiện còn ngôi đền thờ với tấm bia ghi nhớ công đức của bà tổ nghề.

Nấu rượu thì ở làng quê nào cũng có, nhưng chỉ một số nơi như Phú Lộc là có tiếng tăm và lưu giữ được nghề qua nhiều thế kỷ.

Ông Đào Đắc Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Vũ cho biết, thôn Phú Lộc hiện có gần 900 hộ dân thì có 1 công ty TNHH và 116 hộ làm nghề nấu rượu. Mỗi ngày lượng rượu ra lò ở đây không ước tính được là bao nhiêu, nhưng chắc chắn nhiều hơn lượng nước người dân Phú Lộc uống trong ngày.

Đi tìm hiểu về bí quyết nấu rượu ngon, tôi được giới thiệu tới nhà vợ chồng ông Hoàng Văn Phú, bà Đào Thị Thủy ở xóm Tây. Cả hai người đều có bố mẹ, ông bà, cụ kị nhiều đời làm nghề nấu rượu.

Họ đã lớn lên trong tiếng cối xay, trong mùi thơm ngai ngái của mẻ cơm rượu; còn nhỏ thì rắc men, vật cơm, lớn lên thì nấu cơm, thử rượu. Khi cùng nhau nên vợ nên chồng, họ lại sắm sanh từ nồi nấu cơm, nồi cất rượu, đến cái phên, cái chậu, bắt đầu cuộc sống mới với nghề gia truyền của cha ông.

Chúng tôi vẫn giữ cách nấu được truyền từ thời xưa, hoàn toàn thủ công. Chỉ có 2 công đoạn là xay lật từ thóc thành gạo còn vỏ cám và làm men là không phải làm. Bây giờ mua sẵn gạo và men, nhưng 2 công đoạn ấy vẫn là người trong thôn làm mới chuẩn” – người phụ nữ 45 tuổi có nét mặt tươi tắn, trẻ trung đã có một phần tư thế kỷ gắn bó với nghề nấu rượu thong thả kể.

Một mẻ rượu theo đúng chu trình từ bắt đầu nấu tới khi thành phẩm mất khoảng 10 ngày với những công đoạn: Nấu cơm, vật cơm ra phên, rắc men, ủ vào chậu, khi cơm mọng thì cho vào thùng phối với nước với tỷ lệ 1kg=4 lít nước, 5-7 ngày sau mang ra chưng cất.

Công đoạn chưng cất được chia làm 2 lần. Lần thứ nhất chưng ra rượu thô vẫn còn nhiều tạp chất. Lần thứ hai chưng lại mới ra rượu thành phẩm.

Quá trình chưng cất cho ra những loại rượu có nồng độ khác nhau, càng về sau rượu càng nhạt dần.

Quan trọng nhất là người nấu đo được nồng độ rượu để dừng chưng cất khi rượu vừa bắt đầu nhạt, chua và pha các nước rượu có độ cồn khác nhau thành rượu thành phẩm như ý muốn.

Có 2 cách đo nồng độ cồn của rượu, cách hiện đại là dùng cồn kế, cách truyền thống là “rê rượu” bằng bát và muỗng tre. Bà Thủy vẫn dùng cả 2 cách, để thấy cách đo truyền thống cũng chính xác tương tự như dùng cồn kế vậy.

Cách “rê rượu” đơn giản mà đo được độ cồn chính xác nhờ kinh nghiệm của người rê. Ảnh: VGP/Việt Hòa

Cách “rê rượu” đơn giản mà đo được độ cồn chính xác nhờ kinh nghiệm của người rê. Ảnh: VGP/Việt Hòa

Cách rê rượu rất đơn giản: Dùng muỗng tre múc rượu, đổ vào bát từ trên cao rồi nhìn bọt rượu nổi lên trong bát mà đoán độ cồn. Rượu có độ cồn càng cao thì bọt càng đặc, khi bọt to và nhanh tan thì rượu đã nhẹ đi nhiều.

Chỉ nhìn bọt rượu thôi mà bà Thủy ước tính được độ cồn chính xác ngang cồn kế. Có một điều kỳ lạ là người phụ nữ tính được chính xác độ cồn ấy lại không hề biết uống rượu.

Còn ông Phú thì nếm rượu thôi cũng biết rượu được nấu từ loại gạo gì.

Hiện nhà ông cũng như phần lớn các gia đình khác nấu rượu từ 4 loại gạo: Nếp cái hoa vàng, các loại nếp thơm, nếp mộc tuyền và gạo tẻ.

Độ ngon của rượu theo thứ tự ấy mà giảm dần. Bởi vậy, theo ông Phú bí quyết nấu rượu ngon nằm ở 4 yếu tố: Gạo, men, nguồn nước và kinh nghiệm nấu.

Và trong các khâu thì khâu thổi cơm rượu tưởng chừng đơn giản mà lại khó khăn nhất, là khâu quyết định mẻ rượu có thành công hay không. Cơm rượu ngon là cơm khô, nhưng mọng, chín đều và nhất định dưới đáy nồi phải có cháy.

Người thôn Phú Lộc khéo thổi cơm rượu, nên trong vùng xưa mới có câu: “Cơm Ma Há, cá Cầu Hai, trai làng Bến, hến làng Chằm, rau răm Nghĩa Phú” (Ma Há là tên nôm của Phú Lộc xưa).

Có một điều kỳ lạ là nhiều người Phú Lộc mang công thức nấu rượu sang làng khác lại không thể nấu thành rượu ngon như khi ở đây. Nhiều người tin chắc rằng độ ngon của rượu Phú Lộc là do nguồn nước, khí lành hội tụ.

Chính niềm tin ấy cũng phủ lên rượu Phú Lộc thêm một lớp men say êm ái, ngọt ngào.

Veröffentlicht 16. September 2015 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Das internationale Trauben- und Weinfestival in Ninh Thuan   Leave a comment

Das internationale Trauben- und Weinfestival in Ninh Thuan
http://vovworld.vn/de-DE/Nachrichten/Das-internationale-Trauben-und-Weinfestival-in-Ninh-Thuan/253055.vov

Wein
Blick auf die Pressekonferenz über das bevorstehende Trauben- und Weinfestival in Ninh Thuan. (Foto: http://nhovangfestival.com.vn/ )

In der Stadt Phan Rang der südzentralvietnamesischen Provinz Ninh Thuan wird Mitte Juli ein sechstägiges internationales Trauben- und Weinfestival stattfinden.
Daran werden einige Forscher und Unternehmer für die Produktion und Verarbeitung von Trauben und Wein im In- und Ausland teilnehmen.
Auf einer Pressekonferenz am Montag betonten die Leiter der Provinzbehörde, dass das Festival ein kulturelles, wirtschaftliches und gesellschaftliches Ereignis der Provinz sein soll, mit dem Ziel, den Wert der Trauben- die Spezialität vor Ort zu ehren.

Es sollte außerdem eine Gelegenheit sein, bei der die Provinzbehörde weiterhin für die wirtschaftlichen Möglichkeiten, den Tourismus sowie das Investitionsumfeld in Ninh Thuan werben kann.
Im Rahmen des Festivals werden zwei Seminare über das Entwicklungspotenzial von Trauben und Wein sowie über die touristische Entwicklung der Küstenprovinzen in Zentralvietnam abgehalten.

Veröffentlicht 12. Juli 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit ,

Wein – Rượu Mẫu Sơn   Leave a comment

Ngày 30/12/2013, sản phẩm rượu Mẫu Sơn – Đặc sản của Lạng Sơn, đã vinh dự được nhận danh hiệu “Thương hiệu đồ uống được ưa chuộng nhất Việt Nam”.
Qua đó, rượu Mẫu Sơn lọt vào Top 10 đồ uống được ưa chuộng nhất Việt Nam năm 2013 do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trao tặng.
Rượu Mẫu Sơn được sản xuất từ công thức gia truyền của đồng bào người dân tộc thiểu số vùng cao. Sản phẩm đã từng đạt giải thưởng “Sao Vàng đất Việt” cho chất lượng sản phẩm và thương hiệu.
http://www.langsontv.vn/node/35714

ruou mau son_02 ruou mau son_01

Rượu Mẫu Sơn thơm ngon, trong vắt như nước suối, uống rất dịu, vị đậm đà, lại không quá cay nồng mà cũng không quá nhạt, mang hương vị đặc trưng, thơm dịu của lá và rễ cây thuốc miền núi Xứ Lạng, mà hễ ai đã từng một lần uống thì mãi không thể quên được.
http://vov.vn/Xa-hoi/Phong-su/Len-Mau-Son-thuong-ruou-lang-nghe/140773.vov

tron-men mot-lo-ruou-thuong-thay-o-m nguoi-dan-ba-nay-dang-chuan

Từ một loại men bí truyền

Rượu Mẫu Sơn do chính tay những người dân tộc Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn(Lộc Bình-Lạng Sơn) chưng cất ở độ cao 800-1000m so với mặt biển bằng phương thức truyền thống, được lưu truyền tứ đời này qua đời khác.

Để chưng cất được loại rượu có một không hai này, ngoài nguyên liệu chính là gạo và nước suối (lấy từ những con suối chảy trong núi có độ cao hơn 1000m so với mực nước biển), thì chất gây men không thể thiếu là lá rừng. Men lá được pha chế từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm như: Cây 30 rễ, dây nước, trầu rừng, dây ngọt… có tác dụng chữa lành vết thương, phong thấp, thấp khớp, đau lưng… Sau khi các loại thảo dược đã được rửa sạch, băm nhỏ và phơi khô thì mang trộn đều chúng lại với nhau, giã nhỏ và đem đun. Đợt nước đầu dùng để nhào bột, nước hai để ngâm gạo (gạo tẻ, không ẩm mốc).

Già làng Triệu Sáng Hiển năm nay 70 tuổi, là một trong những người nắm giữ bí kíp pha chế loại men lá quý này cho biết: “Men phải ủ ít nhất trong 15 ngày. Men càng trắng, càng phồng thì càng tốt. Đặc biệt phương thức làm men chỉ truyền cho con trai và con dâu chứ không truyền cho con gái“. Nhờ loại men lá này mà rượu Mẫu Sơn trở nên nổi tiếng và hấp dẫn du khách thập phương.

Cơ Sở Làng Nghề: Rượu Mẫu Sơn Lạng Sơn

http://ruoumauson.com.vn/
Dự thảo Quy chế quản lý và sử dụng nhan hiệu tập thể „Rượu Mẫu Sơn“
http://ruoumauson.com.vn/du-thao-quy-che-quan-ly-va-su-dung-nhan-hieu-tap-the-ruou-mau-son/a35939.html

Thành lập Hiệp hội rượu vùng cao Mẫu Sơn
http://www.langson.gov.vn/dulich/node/5568
Trước những năm 2005 việc sản xuất và tiêu thụ rượu trên vùng núi Mẫu Sơn đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con dân tộc nơi đây, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở các xã vùng 3 này. Việc sản xuất rượu là đòn bẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp – chăn nuôi. Thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các địa phương. Lúc này rượu Mẫu Sơn có giá cả hợp lý, chất lượng tốt nên nhu cầu tiêu thụ lớn.

S-Việt Nam – Tập 190 – Rượu Mẫu Sơn (Lạng Sơn)

Veröffentlicht 7. Februar 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,