Archiv für das Schlagwort ‘Dao Phu Lam

Vizeadmiral Scott Conn, Kommandeur der 3. Flotte der US-Marine, bestätigte den Bericht über den Start der chinesischen Rakete. „Wir haben 38 Kriegsschiffe in der Region und werden weiterhin operieren, wo es das Völkerrecht erlaubt“, betonte er. – Phó đô đốc đốc Scott Conn, chỉ huy Hạm đội 3 hải quân Mỹ, xác nhận đã được báo cáo về vụ bắn tên lửa của Trung Quốc. „Chúng tôi có 38 tàu chiến ở khu vực và sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật quốc tế cho phép“, ông Conn nhấn mạnh.   Leave a comment

Phó đô đốc Mỹ: Tên lửa Trung Quốc cản gì nổi Hải quân Mỹ16°50′05.2″N 112°20′18.5″E

Phó đô đốc đốc Scott Conn, chỉ huy Hạm đội 3 hải quân Mỹ, xác nhận đã được báo cáo về vụ bắn tên lửa của Trung Quốc. „Chúng tôi có 38 tàu chiến ở khu vực và sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật quốc tế cho phép„, ông Conn nhấn mạnh.
27/08/2020 17:21 https://tuoitre.vn/pho-do-doc-my-ten-lua-trung-quoc-can-gi-noi-hai-quan-my-20200827164503845.htm
„Các lực lượng của chúng tôi liên tục theo dõi các cuộc tập trận ở khu vực, bao gồm cả cuộc tập trận mới nhất của Trung Quốc. Hải quân Mỹ sẽ sẵn sàng ứng phó với bất kỳ mối đe dọa nào đặt ra cho các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực“, phó đô đốc Conn khẳng định trong cuộc họp báo sáng 27-8.
„Chúng tôi có 38 tàu chiến ở khu vực và sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật quốc tế cho phép“, chỉ huy Hạm đội 3 của Mỹ nhấn mạnh.
Cuộc họp báo do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức dự kiến chỉ tập trung vào tập trận đa quốc gia RIMPAC, nhưng phần lớn câu hỏi dành cho phó đô đốc Conn đều nhắc tới Biển Đông trước các diễn biến mới.
Theo báo South China Morning Post (SCMP), các nguồn thạo tin quân đội của tờ này tiết lộ Trung Quốc đã phóng tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong 26B (DF-26B) và Đông Phong 21D (DF-21D) ra khu vực tập trận trên Biển Đông ngày 26-8.
Trước đó một ngày, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc máy bay do thám U-2 của Mỹ đã lảng vảng gần khu vực tàu sân bay của nước này đang tập trận. Trung Quốc trước đó đã ban bố vùng cấm bay tại khu vực.

Khi được yêu cầu đánh giá như thế nào về các động thái của Trung Quốc, phó đô đốc Conn đã từ chối trả lời và nói muốn tập trung vào tập trận RIMPAC. Tuy nhiên, trước câu hỏi „khích“ của phóng viên khi so sánh RIMPAC năm nay với cuộc tập trận của Trung Quốc, ông Conn đã phá lệ.
“RIMPAC 2020 đã được lên kế hoạch trong hai năm qua và các cuộc tập trận RIMPAC diễn ra hai năm một lần. Tôi biết cuộc tập trận của Trung Quốc. Điểm khác biệt là gì? RIMPAC năm nay dù nhỏ hơn nhưng vẫn có tới 10 nước tham gia với 22 tàu chiến.
Tôi cam đoan với các bạn nếu Trung Quốc tổ chức tập trận như vậy, số nước tham dự không quá con số 2″, Phó đô đốc Mỹ lập luận.
Từ Bắc Kinh, trong cuộc họp báo chiều cùng ngày 27-8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ, cáo buộc Washington can thiệp vào „công việc nội bộ“ và yêu cầu „sửa sai ngay lập tức“.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc kế đó cũng lên tiếng kêu gọi Mỹ „ngừng khiêu khích“ và nhấn mạnh các cuộc tập trận ở Biển Đông, biển Hoa Đông „là hoạt động thường lệ, không nhắm vào nước nào“.
Nguồn tin của SCMP nói vụ bắn tên lửa là đáp trả lại sự xuất hiện của máy bay do thám U-2. Tuy nhiên, cách lập luận này khiến nhiều người khó hiểu: Vì sao lại sử dụng tên lửa đạn đạo chống tàu để răn đe một máy bay do thám có trần bay trên 21.000m?

Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 26-8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã phản đối cuộc tập trận của Trung Quốc tại khu vực phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Bà Thu Hằng nhấn mạnh: „Việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, hủy bỏ và không tái diễn vi phạm tương tự„.


Điểm tên 24 công ty Trung Quốc cải tạo Biển Đông bị Mỹ trừng phạt
27/08/2020 13:38 https://tuoitre.vn/diem-ten-24-cong-ty-trung-quoc-cai-tao-bien-dong-bi-my-trung-phat-20200827110909623.htm
Tập đoàn Kiến thiết giao thông Trung Quốc, „gã khổng lồ“ quen mặt trong các dự án hạ tầng ở Đông Nam Á, và nhiều công ty viễn thông khác của Trung Quốc, đã bị Mỹ xác định là „công cụ trong chiến thuật săn mồi“ của Bắc Kinh.
Quần đảo Hoàng Sa https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_Ho%C3%A0ng_Sa
Phú Lâm (đảo) https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%BA_L%C3%A2m_(%C4%91%E1%BA%A3o)

Biển Đông dậy sóng: tên lửa và trừng phạt
Sáng 26-8 (giờ Việt Nam), khi đêm thứ hai đại hội Đảng Cộng hòa ở Mỹ dần đi tới hồi kết, 2 quả tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong của Trung Quốc rời bệ phóng từ những vị trí bí mật ở hai tỉnh Chiết Giang, Thanh Hải và lao thẳng về Biển Đông.
28/08/2020 08:19 https://tuoitre.vn/bien-dong-day-song-ten-lua-va-trung-phat-2020082807030026.htm
Việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, hủy bỏ và không tái diễn vi phạm tương tự.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 26-8 phản ứng việc Trung Quốc ngang nhiên tiến hành tập trận ở Hoàng Sa từ ngày 24 đến 29-8.
Chưa đầy nửa ngày sau đó, Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Mỹ công bố lệnh trừng phạt nhắm vào 24 công ty và hàng chục cá nhân Trung Quốc liên quan hoạt động bồi đắp, quân sự hóa các thực thể nhân tạo trên Biển Đông.

Nguy cơ đụng độ ra sao?
Hai động thái liên tiếp của Mỹ và Trung Quốc liên quan vấn đề Biển Đông báo hiệu khu vực này sẽ còn tiếp tục chứng kiến những diễn biến nóng từ giờ đến bầu cử Mỹ tháng 11 tới. Một trong hai tên lửa Trung Quốc phóng ra Biển Đông là Đông Phong 26B (DF-26B), loại tên lửa được Trung Quốc tự tin đặt cho danh xưng „sát thủ tàu sân bay“, theo báo South China Morning Post.
Nguồn tin của tờ này khẳng định vụ bắn tên lửa là để „đáp trả và răn đe các hành động khiêu khích của Mỹ“ tại khu vực, ám chỉ máy bay do thám U-2 của Mỹ xuất hiện trong khu vực Trung Quốc tập trận.
Nguy cơ đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông là có, theo giới phân tích, nhưng khả năng xảy ra rất thấp, bởi cả hai đều biết kiềm chế và chỉ muốn thể hiện sức mạnh răn đe, trấn an đồng minh khu vực.
Cả hai động thái của Mỹ và Trung Quốc liên quan Biển Đông trong ngày 26-8 đều khiến giới chuyên gia bất ngờ, nhưng không gây ngạc nhiên, bởi đã được dự báo từ trước.
-Trao đổi với Tuổi Trẻ, thạc sĩ Nguyễn Thế Phương thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế (Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia TP.HCM) nhận định: „Bản thân cuộc tập trận của Trung Quốc đã là một thông điệp, nhưng các hoạt động trong cuộc tập trận đó mới quyết định sức nặng của thông điệp muốn gởi. Vụ phóng 2 tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và DF-26B như báo Hong Kong đã nói là một động thái bất ngờ, nhưng thông điệp vẫn như cũ: cảnh báo Mỹ và chứng minh năng lực, khả năng sẵn sàng chiến đấu của Trung Quốc“.
DF-26B là loại tên lửa có thiết kế đặc biệt, cho phép „thay nóng“ đầu đạn thường thành đầu đạn hạt nhân trong thời gian ngắn.
Xét về góc độ chiến lược, theo chuyên gia Thế Phương, việc bắn DF-26B có thể là để kiểm tra tính năng chiến thuật của loại tên lửa này, nhưng cũng vừa gởi thông điệp nhắc nhở tới Mỹ rằng Trung Quốc đã sở hữu các loại vũ khí ngăn Mỹ tiến vào chuỗi đảo thứ nhất.

Mỹ để ngỏ khả năng trừng phạt tiếp
„Washington sẽ tiếp tục hành động cho tới khi Trung Quốc chấm dứt các hành vi cưỡng ép trên Biển Đông, hướng tới lợi ích chung và cư xử một cách thân thiện, tôn trọng các nước láng giềng“, Bộ Ngoại giao Mỹ nói về lệnh trừng phạt các công ty Trung Quốc và cá nhân tham gia xây đảo nhân tạo ở Biển Đông tối 26-8 (giờ Việt Nam).
Trong cuộc họp báo qua điện thoại do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức ngày 27-8 (giờ Việt Nam), một quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt ngày 26-8 chỉ là bước đầu.
Đối với giới quan sát, lệnh trừng phạt ngày 26-8 đã được báo từ ngày 13-7 bằng tuyên bố lập trường mới của Mỹ về Biển Đông. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ David Stilwell sau đó khẳng định „mọi biện pháp, bao gồm trừng phạt“ các công ty tham gia xây dựng đảo nhân tạo và hỗ trợ Trung Quốc cưỡng ép nước khác đều được tính tới.
Việc danh sách trừng phạt lần này không có Tập đoàn Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) cho thấy khả năng các công ty dầu khí và khảo sát Trung Quốc đã quấy rối hoạt động dầu khí của nước khác trên Biển Đông sẽ bị trừng phạt vào lúc khác. CNOOC sở hữu giàn khoan HD-981 đã xâm phạm vùng biển của Việt Nam năm 2014.
Gọi 24 công ty bị trừng phạt là công cụ trong „chiến thuật săn mồi“ của Trung Quốc, quan chức ngoại giao Mỹ cho biết: „Washington có nhiều mục tiêu khác nhau, từ việc buộc họ phải trả giá cho các hành vi xấu đến khuyến khích các chính phủ, công ty toàn cầu đánh giá lại mối quan hệ với những công ty này“.
Một trong những cái tên nổi trội nhất danh sách trừng phạt là Tập đoàn Kiến thiết giao thông Trung Quốc (CCCC). Không chỉ tham gia vào quá trình bồi đắp và xây dựng trái phép các thực thể nhân tạo ở Biển Đông, Mỹ xác định CCCC còn là nhà thầu hàng đầu được Bắc Kinh sử dụng trong sáng kiến „Vành đai, con đường“.
Sau tuyên bố lập trường mới về Biển Đông và cam kết hỗ trợ các nước bị Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, câu hỏi lớn nhất được đặt ra là Mỹ sẽ làm gì để chứng minh lời hứa này.
Lệnh trừng phạt ngày 26-8 là nỗ lực để trấn an của Mỹ. Điều làm các chuyên gia bất ngờ là chuyện Washington làm quá nhanh, khi chỉ cần hơn một tháng rưỡi đã xác định được các công ty Trung Quốc dính líu.

Khẩu chiến quyết liệt
Phó đô đốc Scott Conn, tư lệnh Hạm đội 3 hải quân Mỹ, ngày 27-8 xác nhận đã được báo cáo về vụ bắn tên lửa của Trung Quốc. „Các lực lượng của chúng tôi liên tục theo dõi các cuộc tập trận ở khu vực, bao gồm cả cuộc tập trận mới nhất của Trung Quốc. Hải quân Mỹ sẽ sẵn sàng ứng phó với bất kỳ mối đe dọa nào đặt ra cho các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực. Chúng tôi có 38 tàu chiến ở khu vực và sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật quốc tế cho phép„, ông Conn nhấn mạnh trong cuộc họp báo qua điện thoại sáng 27-8.
Từ Bắc Kinh, trong cuộc họp báo chiều cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ, cáo buộc Washington can thiệp vàocông việc nội bộvà yêu cầusửa sai ngay lập tức„.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc kế đó cũng lên tiếng kêu gọi Mỹngừng khiêu khíchvà nhấn mạnh các cuộc tập trận ở Biển Đông, biển Hoa Đônglà hoạt động thường lệ, không nhắm vào nước nào„.

南部战区新闻发言人就美舰擅闯我西沙领海发表谈话
2020-08-28 18:45:05 http://www.xinhuanet.com/politics/2020-08/28/c_1126425903.htm
新华社广州8月28日电 中国人民解放军南部战区新闻发言人李华敏大校27日晚间就美舰擅闯我西沙领海发表谈话。他表示,南部战区部队时刻保持高度戒备,坚决捍卫国家主权安全,坚决维护南海地区和平稳定。
李华敏说,8月27日,美军“马斯廷”号导弹驱逐舰擅自闯入中国西沙领海,中国人民解放军南部战区组织海空兵力全程对其跟踪监视、查证识别,并予以警告驱离。
李华敏表示,美方无视国际法规则,一再到南海挑衅滋事,以“航行自由”之名行航行霸权之实,严重损害中国主权和安全利益,严重破坏南海国际航行秩序。
李华敏说,我们敦促美方立即停止此类挑衅行为,严格管控海空军事行动,严格约束一线海空兵力行为,以免引发不测事件。中国对南海诸岛及其附近海域拥有无可争辩的主权,南部战区部队时刻保持高度戒备,坚决捍卫国家主权安全,坚决维护南海地区和平稳定。

Außenministerium: Die Erklärung des US-Verteidigungsministeriums zu China ist unbegründet
外交部美国防部涉华声明毫无根据 (Video) 01:13
Die Vereinigten Staaten sind der Zerstörer und Unruhestifter von Frieden und Stabilität im Südchinesischen Meer. Dies ist für alle in der internationalen Gemeinschaft offensichtlich. Die Vereinigten Staaten sollten aufhören, Probleme im Südchinesischen Meer zu machen, Zwietracht zu säen und eine konstruktive Rolle bei der Wahrung des regionalen Friedens und der Stabilität spielen.“
新华社北京8月28日电(记者温馨)针对美国国防部27日发表声明称中国军方向南海有关海域发射导弹的行为对地区和平安全构成威胁,外交部发言人赵立坚28日说,有关指责毫无根据,也毫无道理。
赵立坚在当日例行记者会上说,中国军队在西沙群岛附近有关训练活动是中国军队在中国近海开展的例行安排,不针对任何国家,与南海争议无关。
赵立坚说,一段时间以来,美国频频大规模派遣先进军舰、战斗机、侦察机,不远万里到南海炫耀武力,大搞军事挑衅,损害中国主权和安全利益。“美国才是南海和平稳定的破坏者和麻烦制造者,国际社会对此有目共睹。美方应该停止在南海兴风作浪、挑拨离间,为维护地区和平稳定发挥建设性作用。”

Osloein Reportern fragte, ob die neue Kronenpneumonie-Epidemie aus China stamme, der nichtrechtzeitige Austausch von Nachrichten hat zur Ausbreitung der Epidemie in anderen Ländern geführt. Wie lautet Ihr Kommentar?
王毅将应对疫情不力责任推卸给中方没有事实依据
2020-08-28 23:03:35 http://www.xinhuanet.com/world/2020-08/28/c_1126426642.htm
新华社奥斯陆8月28日电 当地时间8月27日,国务委员兼外长王毅在奥斯陆同挪威外交大臣瑟雷德共同会见记者时,有记者问,新冠肺炎疫情起源于中国,但中国并没有及时分享消息,导致疫情向他国扩散,您对此有何评论?
王毅说,你所说的都不是事实。中国是最先通告疫情的国家,但这并不意味着疫情就起源于中国。很多信息和调查都显示,全世界多国多点都发现了病毒的行踪,而且有不少都早于中国发现的时间。所以疫情起源于哪里、谁是“零号病人”,这是一个科学问题,需要由科学家、医学专家经过科学考证得到结论,任何人都无权把溯源政治化,更不应把病毒标签化。
王毅指出,面对未知的新冠病毒,中方从发现不明肺炎开始就第一时间展开流行病学调查,第一时间确定了病原体,第一时间向世界和各国分享了病毒基因序列。在确定病毒出现人传人现象之后,中方也是在第一时间果断做出关闭离汉通道的决定。武汉是一个有着1000万人口的城市,这并不是一个容易的决定,但我们本着人民生命健康至上的原则,仍然坚决做出了这一选择。同时中方在全国各省市区全面启动一级响应,迅速切断了病毒传播链条,最终有效战胜了疫情。世界卫生组织赴中国考察的专家代表团一致认为,中国采取的措施非常及时、非常有效,不仅阻止了疫情在中国的传播,也为全世界争取了时间。这才是最基本的事实。
王毅说,美国试图把本国应对疫情不力的责任推给中方,没有任何事实依据。1月23日,中方关闭离汉通道并在全国范围实施一级响应、按甲类传染病采取全面防范时,中国以外的国家和地区一共只有9例确诊病例,美国只有1例。1月31日,美国停飞中美直航航班,2月2日,美国对所有中国公民关闭边境,当时美国公布的确诊病例也只有10余例。时间线一清二楚。在中国切断疫情向世界传播路径之后,为什么有的国家疫情却大幅蔓延,这是一个值得认真思考和深入调查的问题。相信随着时间的推移,事情的真相会越来越清楚。

Veröffentlicht 29. August 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Chinesischen Medien enthüllen Pläne über ein mobiles Kernkraftwerk im Ostmeer – Truyền thông Trung Quốc hé lộ kế hoạch triển khai nhà máy điện hạt nhân nổi xuống Biển Đông   Leave a comment

Trung Quốc mưu đồ đưa nhà máy điện hạt nhân nổi ra Hoàng Sa

Truyền thông Trung Quốc hé lộ kế hoạch triển khai nhà máy điện hạt nhân nổi xuống Biển Đông.
06/01/2018 https://thanhnien.vn/the-gioi/the-tran-hoa-luc-trung-quoc-tren-bien-dong-920985.html
29/12/2017 https://thanhnien.vn/the-gioi/trung-quoc-muu-do-dua-nha-may-dien-hat-nhan-noi-ra-hoang-sa-918431.html
21/11/2017 https://thanhnien.vn/the-gioi/tau-nghien-san-ho-tu-hanh-khung-cua-trung-quoc-hoat-dong-the-nao-902297.html
Tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mới đây loan tin nhà máy điện hạt nhân nổi sẽ cung cấp năng lượng ở cái mà Bắc Kinh gọi thành phố Tam Sa, đơn vị hành chính phi pháp được đặt trụ sở ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hiện bị Trung Quốc chiếm đóng. Tờ báo này ngang nhiên cho rằng nhà máy sẽ giúp tăng cường năng lực phòng thủ quân sự ở Biển Đông.


Theo tờ Asia Times, lò phản ứng hạt nhân di động đầu tiên của Trung Quốc đã hoàn tất khâu thử nghiệm cuối cùng hồi tháng 11 và được gắn vào chiếc tàu có thiết kế đặc biệt tại xưởng ở tỉnh Liêu Ninh.
Các chuyên gia cho biết những nhà máy điện hạt nhân nổi này giúp Trung Quốc đẩy mạnh kế hoạch quân sự hóa những đảo chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.

Bên cạnh đó, những lò phản ứng hạt nhân có thể di chuyển và cung cấp năng lượng cho những giàn khoan mà Trung Quốc sử dụng để khai thác dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông. Công ty năng lượng hạt nhân quốc gia Trung Quốc hồi tháng 8 công bố kế hoạch sản xuất 20 nhà máy điện hạt nhân nổi phục vụ mưu đồ của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Hồi tháng 11, trang thepaper.cn cũng đưa tin một đội nhà máy điện hạt nhân nổi sẽ đi vào hoạt động trước năm 2020. Ngoài ra, tờ Nhân Dân nhật báo cho hay Trung Quốc sẽ đưa “siêu tàu nạo vét” mới cùng những thiết bị tối tân khác nhằm đẩy mạnh dự án bồi đắp, xây dựng và mở rộng đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông trong năm 2018.

Trước đó, tờ Hoàn Cầu thời báo, phụ san của tờ Nhân Dân nhật báo, hôm 25.12 ngang nhiên tuyên bố nước này đã tăng tốc xây dựng và tăng cường sự hiện diện quân sự trên các thực thể ở Biển Đông.
Tờ này dẫn một báo cáo của chính quyền khẳng định trong năm 2017, các dự án xây dựng của Trung Quốc tại Biển Đông có tổng diện tích 29 ha.
Số liệu này tương đối trùng khớp với báo cáo của chương trình Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ). Hình ảnh vệ tinh do AMTI công bố hồi tháng trước cho thấy Trung Quốc tiếp tục xây dựng cơ sở quân sự phi pháp, bao gồm radar tần số cao, kho vũ khí và hầm chứa tên lửa.
Giữa lúc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông chưa ngã ngũ, Trung Quốc có thể bắt đầu sử dụng các cơ sở quân sự, triển khai thêm nhiều máy bay, tàu chiến và binh sĩ, ông Gregory Poling, Giám đốc AMTI, cảnh báo.

bien dong https://thanhnien.vn/bien-dong/tag.html
hoang sa https://thanhnien.vn/hoang-sa/tag.html
phu lam https://thanhnien.vn/phu-lam/tag.html
gac ma https://thanhnien.vn/gac-ma/tag.html
dao nhan tao https://thanhnien.vn/dao-nhan-tao/tag.html đá Chữ Thập

 

Veröffentlicht 6. Januar 2018 von anhyeuem66 in Allgemein, Inseln - Dao

Getaggt mit , , , , , ,

China eröffnet zivile Fluglinie(täglich) von Hainan nach đảo Phú Lâm (Woody Island) – Trung Quốc ngang nhiên đáp các chuyến bay dân sự thường nhật xuống đảo Phú Lâm   Leave a comment

Trung Quốc ngang nhiên đáp các chuyến bay dân sự thường nhật xuống đảo Phú Lâm

Trung Quốc ngày 21/12 đã ngang nhiên bắt đầu các chuyến dân sự thường nhật tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Tân Hoa xã cho biết hôm nay.
22/12/2016 – 16:58 http://dantri.com.vn/the-gioi/trung-quoc-ngang-nhien-dap-cac-chuyen-bay-dan-su-thuong-nhat-xuong-dao-phu-lam-20161222165514994.htm
23/12/2016 – 21:14 http://dantri.com.vn/chinh-tri/yeu-cau-trung-quoc-cham-dut-cac-chuyen-bay-dan-su-toi-dao-phu-lam-20161223211314603.htm
http://dantri.com.vn/dao-phu-lam.tag

Theo Tân Hoa xã, chuyến bay đầu tiên cất cánh từ sân bay ở Hải Khấu, thủ phủ tỉnh Hải Nam ở miền nam Trung Quốc và đáp xuống sân bay Trung Quốc xây trái phép ở Phú Lâm. Nguồn tin nói rằng, sân bay này bắt đầu được sử dụng cho các chuyến bay dân sự bắt đầu từ thứ 6 tuần trước (16/12).

Tân Hoa xã cho biết, đây là tuyến đường bay thường nhật, cất cánh từ sân bay Hải Khấu lúc 8h45 sáng và trở về từ Phú Lâm lúc 1 giờ chiều, với giá vé một chiều là 1.200 Nhân dân tệ (khoảng 172 USD).

Tân Hoa xã ngang nhiên nói rằng, tuyến đường bay này sẽ “cải thiện điều kiện sống và làm việc cho cư dân và binh sĩ” ở cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà Trung Quốc dựng lên một cách phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Sân bay này ban đầu được Trung Quốc xây dựng trái phép để sử dụng cho mục đích quân sự, nhưng hồi đầu năm nay, Trung Quốc đã cho đáp thử nghiệm một chuyến bay dân sự xuống Phú Lâm. Sau khi Bắc Kinh nâng cấp sân bay trên đảo Phú Lâm, những phi cơ cỡ lớn như Boeing 737 (chở được tới 200 người) có thể cất cánh và đáp xuống đây.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với hầu hết Biển Đông. Trung Quốc đã ngang nhiên xây dựng các đảo nhân tạo ở đây, xây dựng các cơ sở hạ tầng trong đó có các đường băng được cho là phục vụ mục đích quân sự.


Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các chuyến bay dân sự tới đảo Phú Lâm
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định, việc Trung Quốc khai trương đường bay hàng không dân dụng ra Phú Lâm là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 23/12/2016, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã nêu rõ phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc mở đường bay dân sự thường kỳ đến sân bay ở Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa.
Theo ông Lê Hải Bình, việc Trung Quốc khai trương đường bay hàng không dân dụng ra Phú Lâm là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như quần đảo Trường Sa.
Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nói trên và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa”, Người Phát ngôn khẳng định.

Trước đó Tân Hoa xã cho biết, Trung Quốc ngày 21/12 đã ngang nhiên bắt đầu các chuyến dân sự thường nhật tới sân bay mà nước này xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Chuyến bay cất cánh từ sân bay Hải Khấu lúc 8h45 sáng và trở về từ Phú Lâm lúc 1 giờ chiều hàng ngày, với giá vé một chiều là 1.200 Nhân dân tệ (khoảng 172 USD).
Trung Quốc bắt đầu sử dụng sân bay xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm từ ngày 16/12/2016.
.
Trung Quốc bắt đầu các chuyến bay dân sự phi pháp ra đảo Phú Lâm
10:50 PM – 22/12/2016 http://thanhnien.vn/the-gioi/trung-quoc-bat-dau-cac-chuyen-bay-dan-su-phi-phap-ra-dao-phu-lam-776660.html
http://thanhnien.vn/hoang-sa/tag.html
Trung Quốc bắt đầu các chuyến bay dân sự phi pháp hàng ngày đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, sau khi đưa sân bay quân sự trái phép trên đảo phục vụ cả mục đích dân sự.
.
Phú Lâm (đảo) https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%BA_L%C3%A2m_(%C4%91%E1%BA%A3o)
http://baike.baidu.com/view/28617.htm    16°50′10.5″N 112°20′45.1″E
Sân bay đảo Vĩnh Hưng https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A2n_bay_%C4%91%E1%BA%A3o_V%C4%A9nh_H%C6%B0ng

 

Veröffentlicht 25. Dezember 2016 von anhyeuem66 in Allgemein, Flug, Inseln - Dao

Getaggt mit , , , , , , , ,

Đảo Phú Lâm, Quần đảo Hoàng Sa – 16°50′3″N 112°20′15″E   Leave a comment

Trung Quốc „chuẩn bị lập ADIZ ở biển Đông“

Nguồn tin thân cận với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tiết lộ Bắc Kinh sắp thiết lập trái phép Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông, hơn 2 năm sau khi nước này thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông.
01/06/2016 08:42 http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/trung-quoc-chuan-bi-lap-adiz-o-bien-dong-20160601082904438.htm

Nguồn tin không cho biết Trung Quốc sẽ thiết lập ADIZ vào thời điểm nào bởi điều này còn phụ thuộc vào điều kiện an ninh trong khu vực, đặc biệt là sự hiện diện quân sự của Mỹ và quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng Đông Nam Á.

Nếu quân đội Mỹ tiếp tục có hành vi khiêu khích để thách thức chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực, đây sẽ là cơ hội tốt để Bắc Kinh thiết lập ADIZ ở biển Đông” – nguồn tin cảnh báo.

Theo một văn bản trả lời tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngang ngược nhấn mạnh “một nước có chủ quyền được phép thiết lập ADIZ”.

Khi thiết lập một khu vực như vậy, nó sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc có đang đối mặt với mối đe dọa từ trên không hay không cũng như cấp độ đe dọa lớn tới mức nào

Trong khi đó, trang Kanwa Defence Review (KDR) trụ sở ở Canada cho hay Bắc Kinh đã xác định ADIZ ở biển Đông. Thời điểm công bố sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian và được xem như một quyết định chính trị.

KDR tiết lộ ADIZ mới của Trung Quốc được thiết lập dựa trên các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trái phép trên đảo Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa của Việt Nam) và 7 hòn đảo nhân tạo (thuộc Trường Sa của Việt Nam) hoặc 200 hải lý tính từ đường cơ sở của các hòn đảo.

Tất cả các đảo nói trên – vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam – đều do Trung Quốc bồi lấp và cải tạo bất hợp pháp.

Nhà bình luận quân sự Ni Lexiong ở Thượng Hải cho biết 7 hòn đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa đã đặt nền móng để Bắc Kinh thiết lập ADIZ ở biển Đông.

Thông tin trên được đưa ra trước thềm Đối thoại Shangri-La diễn ra tại Singapore, bắt đầu từ ngày 3-6. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ash Carter cũng đến tham dự. Tranh chấp tại biển Đông dự kiến đứng đầu chương trình nghị sự.

Ngoài ra, các quan chức cấp cao Mỹ và Trung Quốc sẽ họp vào tuần tới trong khuôn khổ đối thoại kinh tế và chiến lược hằng năm ở thủ đô Bắc Kinh.

Cách đây hơn 2 năm, Trung Quốc cũng đơn phương thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông vào tháng 11-2013. Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ sau đó phản ứng dữ dội. Bắc Kinh đang tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Tokyo. Cả hai bên khẳng định quần đảo không có người ở nhưng phía Nhật Bản đang kiểm soát.
P.Nghĩa (Theo SCMP)
.
Lập bàn đạp quân sự trên Biển Đông
14/04/2016 http://dantri.com.vn/the-gioi/lap-ban-dap-quan-su-tren-bien-dong-20160414160553006.htm
http://dantri.com.vn/dao-phu-lam.tag
Trung Quốc lại hung hăng tiến thêm một bước trong toan tính thực hiện quân sự hóa trên Biển Đông khi điều thêm máy bay chiến đấu hiện đại nhất của nước này tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị họ chiếm đóng trái phép.

Hãng tin FoxNews của Mỹ ngày 12-4 dẫn các ảnh vệ tinh từ nguồn tin độc quyền cho biết, Trung Quốc lại mới ngang nhiên triển khai thêm máy bay chiến đấu và củng cố hệ thống tên lửa phòng không hiện đại trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo ảnh vệ tinh của Công ty ImageSat International (ISI) chụp ngày 7-4 và được giới chức Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận ngày 12-4, Trung Quốc đã triển khai 2 máy bay chiến đấu Thẩm Dương (Shenyang) J-11 đến đảo Phú Lâm.

Thẩm Dương J-11, máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Trung Quốc, được Lầu Năm Góc định danh là “Flanker” bắt đầu được trang bị cho lực lượng không quân Trung Quốc từ năm 1998. Đây là phiên bản cải tiến, hiện đại hóa từ nguyên mẫu Sukhoi Su-27 của Nga, với khả năng tác chiến có thể so sánh với F-15 của không quân hoặc F/A-18 Hornet của hải quân Mỹ.

Trong khi đó, những bức ảnh vệ tinh mới cũng cho thấy, Trung Quốc còn lắp đặt trên đảo Phú Lâm một hệ thống radar kiểm soát hỏa lực mới để hệ thống phòng không HQ-9 có thể đi vào hoạt động. Giới chức quân sự Mỹ lo ngại, hệ thống radar mới này sẽ cho phép Trung Quốc theo dõi hoạt động của các máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay trinh sát của Mỹ cũng như của các quốc gia khác ở khu vực này.

Hình ảnh vệ tinh do ISI cung cấp cho thấy khá rõ 4 trong số 8 hệ thống tên lửa phòng không mà Trung Quốc triển khai ở phía Đông đảo Phú Lâm đã ở trong tư thế trực chiến, sẵn sàng khai hỏa. Hệ thống phòng không HQ-9 này được xem là “bản nhái” của hệ thống tên lửa S-300 của Nga, với tầm bắn khoảng hơn 200km và có thể đe dọa đối với nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại khác.

Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia khu vực, hết sức quan tâm tới động thái trên của Trung Quốc với sự lo ngại sâu sắc bởi hệ thống radar mới cho phép quân đội Trung Quốc theo dõi, giám sát mọi máy bay hoạt động trên Biển Đông. Hệ thống radar này cùng với máy bay tiêm kích J-11 và tên lửa phòng không HQ-9 là công cụ lợi hại để Trung Quốc kiểm soát, khống chế bầu trời rộng lớn ở khu vực Biển Đông.

Theo giới phân tích quân sự, Trung Quốc đã lộ rõ toan tính biến các hòn đảo mà họ chiếm đóng trái phép bằng vũ lực tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thành những căn cứ quân sự, làm bàn đạp để thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ trước mắt và lâu dài.

Trước mắt, những sân bay trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và sân bay trên đảo nhân tạo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa kết hợp cùng các máy bay chiến đấu và tên lửa triển khai tại đây sẽ là những vũ khí răn đe để Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.

Khống chế không phận Biển Đông bằng ADIZ sẽ là bước đầu tiên để Trung Quốc tiến tới khống chế toàn bộ vùng biển chiến lược này, hòng hiện thực hóa tham vọng độc chiếm 80% diện tích Biển Đông mà Bắc Kinh đã công khai trong yêu sách “đường lưỡi bò” 9 đoạn.

Bàn đạp quân sự mà Trung Quốc đang ráo riết thiết lập ở Biển Đông vì thế là mối đe dọa nghiêm trọng với hòa bình, ổn định và an ninh khu vực và thế giới.
.
Vừa triển khai trái phép đến Hoàng Sa, TQ tung ảnh bắn thử HQ-9
30/03/2016 20:01 http://soha.vn/quan-su/vua-trien-khai-trai-phep-den-hoang-sa-tq-tung-anh-ban-thu-hq-9-20160330154822298.htm
http://soha.vn/dao-phu-lam.html
Ngày 28-03 vừa qua, kênh truyền hình CCTV của Trung Quốc bất ngờ phát sóng những hình ảnh bắn đạn thật của hệ thống tên lửa phòng không HQ-9.

Địa điểm và thời gian bắn thử không được CCTV công bố, song kênh truyền hình này có nhắc đến việc Trung Quốc triển khai (trái phép) hệ thống HQ-9 tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp.
.
Trung Quốc lớn tiếng bao biện sau tin phóng tên lửa chống hạm ở đảo Phú Lâm

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua lớn tiếng nói rằng việc triển khai „các hạ tầng quốc phòng“ tới đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp và rằng Bắc Kinh không nhằm mục đích quân sự hóa.
31/03/2016 http://dantri.com.vn/the-gioi/trung-quoc-lon-tieng-bao-bien-sau-tin-phong-ten-lua-chong-ham-o-dao-phu-lam-20160331075422133.htm
http://dantri.com.vn/dao-phu-lam.tag

Tại cuộc họp báo diễn ra hôm qua 30/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: “Việc Trung Quốc triển khai các cơ sở quốc phòng trên lãnh thổ của mình là hợp lệ. Trung Quốc không có ý định thực hiện cái gọi là quân sự hóa”. Tuy nhiên, ông Hồng Lỗi không đề cập cụ thể việc liệu Trung Quốc đã triển khai tên lửa chống hạm YJ-62 tới đảo Phú Lâm hay chưa.

Bắc Kinh lớn tiếng đưa ra những lời bao biện này sau khi truyền thông quốc tế hồi tuần trước dẫn các hình ảnh trên các trang mạng Trung Quốc hôm 21/3 cho thấy Trung Quốc đã phóng một tên lửa hành trình YJ-62 từ đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam. YJ-62 được cho là có tầm bắn khoảng 400km

Tháng trước, Trung Quốc cũng đã triển khai một số hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 tới đây sau khi Mỹ tiến hành các hoạt động tuần tra tự do hàng hải gần đảo Tri Tôn mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam. Bắc Kinh tuy nhiên vẫn trắng trợn nói rằng các hoạt động triển khai đó nằm trong quyền hạn và nhằm mục đích phòng vệ.

Giới quan sát cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ tìm cách triển khai các vũ khí tương tự tới các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép ở Trường Sa và gần Philippines hơn.

Bình luận về vấn đề này, người phát ngôn Lầu Năm Góc Peter Cook tuy không từ chối xác nhận liệu Trung Quốc có triển khai tên lửa hành trình YJ-62 tới đảo Phú Lâm hay không nhưng đã bày tỏ lo ngại về việc Bắc Kinh gia tăng các hoạt động quân sự ở Biển Đông. “Rõ ràng, chúng tôi đã nhiều lần tuyên bố bất cứ hành động nào của bất cứ bên nào, kể cả Trung Quốc hay các quốc gia khác nhằm quân sự hóa các đảo tranh chấp sẽ là mối quan tâm của chúng tôi”, ông Cook nói.

Trong một diễn biến liên quan khác, Thứ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Work ngày 30/3 khẳng định Mỹ sẽ không công nhận bất kỳ vùng hạn chế đi lại nào trên Biển Đông, trong động thái được tin là “phủ đầu” ý đồ của Trung Quốc trong việc lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ).

Trung Quốc bị nghi đang có ý đồ lập một ADIZ phi pháp ở Biển Đông sau khi Bắc Kinh liên tục có những động thái khiêu khích như triển khai tên lửa phòng không cũng như chiến đấu cơ đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và cấp tập xây dựng hệ thống radar trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
.

Trung Quốc tính xây cầu vượt biển hơn 10 km ở Hoàng Sa
18/3/2016 http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trung-quoc-tinh-xay-cau-vuot-bien-hon-10-km-o-hoang-sa-3371860.html
http://vnexpress.net/dao-phu-lam/tag-533734-1.html
Ngoài việc bồi đắp mở rộng một cụm đảo ở Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc còn lên kế hoạch xây dựng một cầu vượt biển dài hơn 10 km, nối nhóm đảo An Vĩnh với đảo Phú Lâm.

Các trang quân sự Sina, China.com, Ifeng dẫn nguồn báo Hong Kong Dakungpao hôm 7/3 cho biết, Trung Quốc đang lập quy hoạch bồi đắp mở rộng hơn 10 lần cụm Cồn cát Tây, đảo Cây, đảo Bắc, đảo Trung, đảo Nam, Cồn cát Nam (thuộc nhóm đảo An Vĩnh của Việt Nam) từ diện tích 1,32 km2 lên 15 km2.

Ngoài quy hoạch xây dựng một đường băng dài 3.500 mét ở mũi tây bắc Cồn cát Tây, Trung Quốc còn có kế hoạch xây một hải cảng ở mũi phía nam đảo Cây, đồng thời xây một cây cầu vượt biển dài hơn 10 km, nối liền cụm đảo An Vĩnh với đảo Phú Lâm, nhằm mục đích xây dựng một chính quyền có quy mô lớn hơn ở cái gọi là „thành phố Tam Sa“ mà Trung Quốc thành lập trái phép trên đảo Phú Lâm để hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông.

Hôm 19/2, đoàn chuyên gia cơ quan bảo vệ môi trường và tài nguyên của cái gọi là „thành phố Tam Sa“ đã tới đảo Cồn cát Nam, bắt đầu chuyến khảo sát cụm đảo này, theo Sansha.hinews.

Để chuẩn bị cho việc bồi đắp và xây đường băng ở nhóm đảo An Vĩnh, Trung Quốc đã thành lập 5 đơn vị quản lý trên đảo Cây hồi tháng 7/2014 như đồn công an biên phòng, trung tâm chỉ huy dân binh. Hiện trên cả cụm đảo mà Trung Quốc chiếm đóng ở nhóm đảo An Vĩnh có khoảng 200 người, chủ yếu sống ở đảo Cây.

Việt Nam kiên quyết bác bỏ và phản đối mạnh mẽ các động thái cải tạo và lấn biển trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông, yêu cầu nước này chấm dứt ngay và không tái diễn những hành động tương tự, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế.
.

Những việc làm phi pháp của TQ ở đảo Phú Lâm
09:16 04/03/2016 http://news.zing.vn/nhung-viec-lam-phi-phap-cua-tq-o-dao-phu-lam-post630918.html
Kể từ khi chiếm đóng bất hợp pháp đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam, Bắc Kinh liên tục xây dựng các công trình dân sự và quân sự, đồng thời đưa người tới sinh sống trái phép.

http://thanhnien.vn/phu-lam/tag.html


.
Quần đảo Hoàng Sa https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_Ho%C3%A0ng_Sa#Nh.C3.B3m_An_V.C4.A9nh
Phú Lâm (đảo) https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%BA_L%C3%A2m_(%C4%91%E1%BA%A3o)
Woody Island https://en.wikipedia.org/wiki/Woody_Island_(South_China_Sea)

Danh sách đảo Việt Nam https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_đảo_Việt_Nam

 

 

 

Veröffentlicht 15. Juni 2016 von anhyeuem66 in Allgemein, Inseln - Dao

Getaggt mit , , , , ,

Đảo Phú Lâm, Quần đảo Hoàng Sa   Leave a comment

Mỗi ngày một câu hỏi về biển đảo Quần đảo Hoàng Sa có bao nhiêu đảo?
Biển đảo » Tư liệu  17/12/14 15:27 http://infonet.vn/quan-dao-hoang-sa-co-bao-nhieu-dao-post153715.info

Hỏi: Tôi được nghe nói nhiều về quần đảo Hoàng Sa nhưng không biết những thông tin về địa lý, khí hậu, tên đảo. Kính mong BBT cung cấp thêm thông tin„- Nguyễn Văn Thành (Nam Định)

Quần đảo Hoàng Sa là do người Việt Nam thực thi chủ quyền đầu tiên, liên tục và hòa bình hàng trăm năm. Nhưng Trung Quốc đã 2 lần dùng vũ lực chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Hiện nay, Trung Quốc đã xây dựng bất hợp phát trên đó những công trình, biến nơi đây thành trung tâm của cái gọi là „Tam Sa„. Những bước đi này của Trung Quốc mang tham vọng biến „đường lưỡi bò“ phi lý thành sự thật. Tuy nhiên, những dấu tích thông tin trên quần đảo này vẫn luôn khẳng định: „Quần đảo Hoàng Sa là của Việt NamĐảo Phú Lâm, Quần đảo Hoàng Sa (Tp Đà Nẵng, Việt Nam) 

Theo sách „cho 100 câu hỏi- đáp về biển đảo dành tuổi trẻ Việt Nam“ của Ban Tuyên giáo Trung ương, Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô, phân bố rải rác trong phạm vi từ khoảng kinh tuyến 1110 Đông đến 1130 Đông; từ vĩ tuyến 15045’ Bắc đến 17015’ Bắc, ngang với Huế và Đà Nẵng, phía ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, ở khu vực phía Bắc Biển Đông. => 16°49′59.9″N 112°19′59.9″E

Quần đảo Hoàng Sa gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, chia làm hai nhóm: nhóm phía Đông có tên là nhóm An Vĩnh, gồm khoảng 12 đảo, đá, bãi cạn, trong đó có hai đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng khoảng 1,5 km2; nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp thành hình vòng cung nên còn gọi là nhóm Lưỡi Liềm, trong đó có các đảo Hoàng Sa (diện tích gần 1 km2), Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tôn…

Quần đảo Hoàng Sa là một thế giới san hô với hơn 100 loài đã tạo thành một phần của vòng cung san hô ngầm dọc bờ biển Đông Nam của lục địa châu Á.

Hình thái địa hình các đảo trong quần đảo Hoàng Sa tương đối đơn giản nhưng mang đậm bản sắc của địa hình ám tiêu san hô vùng nhiệt đới. Đa số các đảo có độ cao dưới 10m, và có diện tích nhỏ hẹp dưới 1 km2. Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2. Ngoài các đảo, còn có các cồn san hô, vành đai san hô bao bọc một vùng nước tạo thành một đầm nước giữa biển khơi, có cồn dài tới 30 km, rộng 10 km như cồn Cát Vàng.

Trên đảo Hoàng Sa còn có một trạm khí tượng được chính quyền bảo hộ Pháp xây dựng và hoạt động từ năm 1938, đến năm 1947 được Tổ chức Khí tượng thế giới (WVO) công nhận và đặt số hiệu 48860 trong mạng lưới khí tượng quốc tế. Nhiệt độ không khí ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa có giá trị thấp nhất 220 – 240C trong tháng 1, tăng dần đạt cực đại 28,50 – 290C trong tháng 6, 7 và giảm từ từ tới 250C vào tháng 12. Chế độ gió mùa vùng quần đảo Hoàng Sa phức tạp và thể hiện ảnh hưởng của địa hình lục địa Việt Nam và Trung Quốc. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.200 – 1.600 mm, thấp hơn nhiều so với lượng mưa ở quần đảo Trường Sa và các vùng khác trên đất liền. Mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10), lượng mưa trung bình hàng tháng 100 – 200 mm, đạt 200 – 400 mm trong tháng 10. Lượng mưa trung bình trong mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4) 200 – 300 mm với lượng mưa hàng tháng 20 – 25 mm (tháng 1, 2, 3) và đạt đến 50 mm trong tháng 12 và tháng 4. Độ ẩm tương đối trung bình ở Hoàng Sa là 80 – 85% và hầu như không bị biến động nhiều theo mùa.

Thảm thực vật của quần đảo Hoàng Sa rất đa dạng. Có đảo cây cối um tùm nhưng có đảo chỉ có các cây nhỏ và cỏ dại. Thực vật phần lớn thuộc các loài có nguồn gốc ở miền duyên hải Việt Nam.

Hải sản ở quần đảo Hoàng Sa có nhiều loài quý như: tôm hùm, hải sâm, đồi mồi, vích, ốc tai voi,… và loại rau câu quý hiếm, rất có giá trị trên thị trường quốc tế.


Trung Quốc tiếp tục ngang ngược vẽ bản đồ “Tam Sa”
23/11/12 15:40 http://infonet.vn/trung-quoc-tiep-tuc-ngang-nguoc-ve-ban-do-tam-sa-post39515.info

Khi tình hình căng thẳng liên quan đến Biển Đông còn chưa lắng xuống, hôm nay Trung Quốc lại cho in tập bản đồ chi tiết về cái gọi là thành phố “Tam Sa” và phát hành rộng rãi trên toàn quốc từ ngày 24/11/2012.

Sau khi được các cơ quan hữu quân phê duyệt, Trung Quốc đã cho xuất bản tấm bản đồ khá toàn diện, chi tiết về vị trí địa lý của cái gọi là thành phố Tam Sa, trong đó cố tình liệt kê cả những hòn đảo thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Hình ảnh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tập bản đồ mới của Trung Quốc

Bên cạnh đó, tại tấm bản đồ này, Trung Quốc còn thể hiện khá rõ địa hình của các đảo tại biển Đông.Trung Quốc sự định sẽ phát hành rộng rãi trên toàn quốc tấm “Bản đồ thành phố Tam Sa tỉnh Hải Nam” này từ ngày 24/11/2012.

Bản đồ này là bản tổng hợp những hình ảnh về cái gọi là thành phố Tam Sa của Trung Quốc được lập với tỉ xích 1/30.000.000, 1/6000000, 1/30000000, 1/1500000 và 1/360000, thể hiện toàn bộ vị trí đại lý các đảo trong biển Đông, địa hình biển Đông, tài nguyên thiên nhiên, giao thông hàng hải, cảng và sân vay, khu vực hành chính tại các đảo trên biển Đông.

Trước đó, ngày 21/6/2012, Trung Quốc phê chuẩn thành lập cái gọi là thành phố “Tam Sa”, một hành động bị nhiều nước trong khu vực phản đối. Việc Trung Quốc gần đây đưa hình ảnh Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào hộ chiếu cho các công dân của mình bị Việt Nam, Philippines phản đối kịch liệt. Việc lập bản đồ này của Trung Quốc chắc chắn cũng không được các nước ủng hộ.

Phú Lâm (đảo)

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%BA_L%C3%A2m_%28%C4%91%E1%BA%A3o%29

Quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands)
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_Ho%C3%A0ng_Sa#Nh.C3.B3m_An_V.C4.A9nh

Danh sách đảo Việt Nam
http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_%C4%91%E1%BA%A3o_Vi%E1%BB%87t_Nam

 

Veröffentlicht 21. Dezember 2014 von anhyeuem66 in Allgemein, Inseln - Dao

Getaggt mit , , , , , , ,

Chinas künstliche Inseln in den Spratly-Inseln   Leave a comment

Image
Với việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương – 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, theo bạn, Việt Nam có nên kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không?

Trung Quốc xây đảo nhân tạo để lập vùng phòng không trên Biển Đông
http://dantri.com.vn/the-gioi/trung-quoc-xay-dao-nhan-tao-de-lap-vung-phong-khong-tren-bien-dong-885039.htm
Thứ Bẩy, 07/06/2014 – 09:29
Động thái của Trung Quốc nhằm xây dựng một hòn đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã chứng tỏ sự thay đổi của Bắc Kinh từ phòng thủ sang tấn công.

Đây cũng được xem là bước đi tiến tới thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.

Gac Ma - Johnson South-3 Gac Ma - Johnson South-2 Gac Ma - Johnson South-1
Trung Quốc đã âm mưu các tham vọng hải quân từ nhiều năm trước.
Một công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá Gạc Ma (tên quốc tế là Johnson South) của Việt Nam.
Hình ảnh do máy bay do thám chụp vào ngày 25/2/2014 được chính phủ Philippines công bố ngày hôm nay cáo buộc hoạt động vi phạm DOC của Trung Quốc tại Gạc Ma.

Trung Quốc đang xem xét việc mở rộng cơ sở lớn nhất của mình tại Bãi Chữ Thập thành một hòn đảo nhân tạo, với cả đường băng và hải cảng, để thúc đẩy mạnh mẽ sức mạnh quân sự ở Biển Đông, một học giả và một chuyên gia hải quân Trung Quốc cho hay.

Bãi Chữ Thập (tên tiếng Anh là Fiery Cross Reef), thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép kể từ năm 1988.

Theo giới phân tích, kế hoạch mở rộng Bãi Chữ Thập, nếu được phê chuẩn, sẽ là một dấu hiệu nữa cho thấy sự thay đổi về chiến lược của Trung Quốc nhằm giải quyết các tranh chấp chủ quyền kéo dài từ vị thế phòng thủ sang tấn công. Đây cũng được xem là một bước đi tiến tới việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.

Philippines hồi tháng trước đã phản đối các hoạt động cải tạo của Trung Quốc tại bãi đá Gạc Ma (tên quốc tế là Johnson South) gần đó.

Trong bối cảnh các diễn biến gần đây ở Biển Đông đang thu hút sự chú ý của thế giới đối với Trung Quốc, các nhà phân tích đã cảnh báo rằng việc cải tạo Bãi Chữ Thập có thể làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và các quốc gia láng giềng.

Kế hoạch đã được trình lên chính phủ trung ương

Jin Canrong, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, cho biết đề xuất xây dựng một hòn đảo nhân tạo tại Bãi Chữ Thập đã được trình lên chính phủ trung ương. Hòn đảo nhân tạo sẽ rộng ít nhất gấp đôi căn cứ quân sự Mỹ Diego Garcia – một đảo san hô rộng 44 km2 ở giữa Ấn Độ Dương.

Trung Quốc gần đây đã xây dựng các cơ sở trên Bãi Chữ Thập, trong đó có một trạm quan sát.

Li Jie, một chuyên gia hải quân từ Viện nghiên cứu hải quân Trung Quốc, cho hay hòn đảo nhân tạo sẽ bao gồm một đường băng và một cảng. Sau khi mở rộng, hòn đảo sẽ tiếp tục là nơi đặt trạm quan sát và để cung cấp hỗ trợ và tiếp tế quân sự.

Một quan chức cấp cao đã nghỉ hưu giấu tên của quân đội Trung Quốc tiết lộ rằng việc xây dựng một đường băng tại Bãi Chữ Thập có thể cho phép Trung Quốc chuẩn bị tốt hơn cho việc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Tuyến bố của Bắc Kinh về một dùng như vậy trên Hoa Đông hồi tháng 12 năm ngoái đã gây ra những lo ngại đối với các quốc gia Đông Nam Á rằng một ADIZ tương tự sẽ được áp đặt ở Biển Đông.

Bãi Chữ Thập nằm gần các tuyến đường biển và có thể trở thành một điểm đỗ hải quân chiến lược, Alexander Neill, một trong những đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-La 13 tại Singapore mới đây, cho biết.

Ông Jin cho hay việc cân nhắc có hay không và làm cách nào để thực hiện kế hoạch đảo nhân tạo tại Bãi Chữ Thập có thể phụ thuộc vào tiến triển công việc cải tạo tại bãi đá Gạc Ma.

„Đó là một dự án xây dựng trên biển rất phức tạp, vì vậy chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm từ bãi đá Gạc Ma“, ông Jin nói.

Âm mưu xây dựng từ nhiều năm trước

Từ cuối tháng trước, các thông tin về kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo đã lan truyền trên báo chí Trung Quốc. Trích dẫn một báo cáo được đăng tải trên trang web của Viện nghiên cứu và thiết kế đóng tàu số 9 Trung Quốc (NDRI) tại Thượng Hải, tờ Thời báo Hoàn cầu cho hay kế hoạch đảo nhân tạo – vốn chưa rõ ràng – có thể bao gồm một đường băng và một bến tàu.

Zhang Jie, một chuyên gia về an ninh khu vực tại Học viện khoa học Trung Quốc, cho biết Trung Quốc từ lâu đã nghiên cứu cải tạo đảo. Các viện nghiên cứu và các công ty đã phác thảo các thiết kế khác nhau trong thập niên qua. Chuyên gia này nói thêm rằng bà đã tham dự cuộc thảo luận về một đề xuất nhiều năm trước.

„Chúng tôi đã có khả năng xây dựng các đảo nhân tạo nhiều năm trước, nhưng chúng tôi phải kiềm chế vì chúng tôi không muốn gây quá nhiều tranh cãi“, bà Zhang nói.

Tuy nhiên, năm nay đã chướng kiến một „bước ngoặt“ khi Bắc Kinh liên tiếp tiến hành các hành động khiêu khích trong khu vực, trong đó có việc triển khai một giàn khoan dầu trái phép trong lãnh hải Việt nam.

„Chắc chắn rằng việc xây dựng một hòn đảo nhân tạo có thể trợ giúp tiếp tế cho các tàu và các giàn khoan gần đó, nhưng điều này cũng gây những ảnh hưởng rất tiêu cực trong khu vực“, bà Zhang nhận định.

Theo bà Zhang, những động thái như vậy có thể làm gia tăng sự ngờ vực giữa các láng giềng của Trung Quốc và gây mất ổn định trong khu vực.

Bộ quốc phòng và bộ ngoại giao Trung Quốc hiện chưa có bình luận gì về các thông tin trên.

Philippines: Không mắc mưu “khiêu khích” của Trung Quốc
http://dantri.com.vn/the-gioi/philippines-khong-mac-muu-khieu-khich-cua-trung-quoc-885241.htm
Philippines hôm nay 7/6 cho hay họ đang điều tra các dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang cải tạo đất trên các bãi ngầm tranh chấp ở Biển Đông, song nhấn mạnh sẽ không bị khiêu khích để có phản ứng nóng vội

Phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, bà Abigail Valte, cho hay chính phủ đang xem xét báo cáo cho biết Trung Quốc đang phá họa các bãi đá ngầm, âm mưu biến hai bãi ngầm ở Biển Đông thành đảo.

Tuy nhiên bà cho biết thêm Manila sẽ tiếp tục theo đuổi phương thức ngoại giao đối với tranh chấp.

“Chúng tôi không phản ứng nóng vội trước hành động khiêu khích, đặc biệt là bằng hành động quân sự…Chúng tôi luôn tìm đến các kênh ngoại giao cũng như các biện pháp pháp lý khác để giải quyết vấn đề này

Bà cũng tái nhắc đến bình luận trước đó của Tổng thống Aquino, cho biết các tàu Trung Quốc đã được phát hiện ở Biển Đông và các tàu này có khả năng đang chở các thiết bị bồi đắp đất. Hình ảnh được cho là do quân đội Philippines chụp cho thấy các tàu Trung Quốc đang tham gia vào hoạt động bồi đắp đất ở một bãi ngầm trên Trường Sa. Hình ảnh đã được tờ nhật báo Inquirer, nhật báo lớn của Manila, đăng tải vào ngày hôm nay. Tuy nhiên, một phát ngôn viên lực lượng vũ trang Philippines không thể xác nhận tính xác thực của các bức ảnh.

Tháng trước Philippines cũng đã công khai cáo buộc Bắc Kinh thực hiện hoạt động bồi đắp đất quy mô trên đảo Gạc Ma (tên quốc tế Johnson South Reef) mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam trên Trường Sa vào năm 1988. Manila cho rằng với hoạt động bồi đắp này, Trung Quốc có thể đang thực hiện kế hoạch xây dựng đường băng đầu tiên ở đây.

Image
Với việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương – 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, theo bạn, Việt Nam có nên kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không?


Trung Quốc xây dựng trái phép ở Gạc Ma: Hiểm họa khôn lường

http://laodong.com.vn/chinh-tri/trung-quoc-xay-dung-trai-phep-o-gac-ma-hiem-hoa-khon-luong-215020.bld
12/06/2014
Đá, xi măng, gỗ, sắt thép… là những công cụ mới nhất để Trung Quốc (TQ) thực hiện tham vọng nuốt trọn Biển Đông. Quan sát, đánh giá của giới chức và ngư dân Philippines cho thấy, tàu TQ chở vật liệu thường xuyên xuất hiện tại vùng biển Trường Sa gần đây nhằm xây hòn đảo nhân tạo mô phỏng siêu dự án Đảo cọ ở Dubai.

Gac Ma-4 Gac Ma-5
Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng đảo Gạc Ma (khu vực phía xa). Bên phải ảnh là đảo Cô Lin của Việt Nam (ảnh chụp ngày 23.4.2014). Ảnh: Đình Quân.
Những thông tin hình ảnh mới nhất từ hiện trường cho thấy Trung Quốc không chỉ xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma, mà còn thực hiện hàng loạt hành động đưa tàu vận tải công suất lớn cấp tập xây dựng tại bãi đá Tư Nghĩa – một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn – thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trung Quốc xây dựng trái phép tại bãi đá Tư Nghĩa: Ngày càng lộ rõ âm mưu độc chiếm Biển Đông
http://laodong.com.vn/chinh-tri/trung-quoc-xay-dung-trai-phep-tai-bai-da-tu-nghia-ngay-cang-lo-ro-am-muu-doc-chiem-bien-dong-215756.bld
14/06/2014
Ghi nhận của Lao Động tại hiện trường cho thấy Trung Quốc đã điều tàu vận tải công suất lớn, tàu cuốc Thiên Kình mở luồng, hút phun cát, cấp tập xây dựng trên bãi đá Tư Nghĩa thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo các chuyên gia pháp luật quốc tế, hành động trên là bằng cứ sống động thể hiện rõ âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.

Bằng hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam, ngang nhiên cấp tập xây dựng căn cứ quân sự, xây dựng đảo nhân tạo trên đảo Gạc Ma, bãi đá Tư Nghĩa… Trung Quốc đã tự ý xé bỏ thoả thuận DOC, bất chấp pháp luật quốc tế.

Những hình ảnh ghi nhận từ hiện trường cho thấy không chỉ quy mô xây dựng, mà còn là bằng chứng sinh động thể hiện sự ngang nhiên của Trung Quốc trong việc xây dựng trái phép các công trình trên bãi đá Tư Nghĩa.

Biến bãi đá ngầm thành đảo: Trung Quốc đang vi phạm luật pháp quốc tế
19 Tháng Chín 2014 – 15:15:00
http://vovworld.vn/vi-VN/Binh-luan/Bien-bai-da-ngam-thanh-dao-Trung-Quoc-dang-vi-pham-luat-phap-quoc-te/271805.vov
http://vovworld.vn/vi-VN/Tin-tuc/Du-luan-quoc-te-len-an-Trung-Quoc-va-chien-luoc-banh-truong-nham-thau-tom-bien-Dong/247618.vov
– Hội Luật gia Việt Nam sẽ tiếp tục lên tiếng bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông
– Các quốc gia nên tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông
– Việt Nam phản đối việc Trung Quốc xây dựng công trình trái phép xung quanh khu vực đá Gạc Ma

http://vovworld.vn/Search.aspx?keyword=Gac+Ma&lang=vi-VN

Những gì đang diễn ra ở Gạc Ma thực sự là một phần điển hình trong kế hoạch rộng lớn, tham vọng và phi pháp của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông.

Giới báo chí cũng như các học giả quốc tế đang liên tục nhắc tới “tham vọng bá quyền” của Trung Quốc trên Biển Đông, thông qua việc xây dựng các bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo tại Gạc Ma và mở rộng trái phép một số khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc không những trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, mà còn là sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, làm căng thẳng thêm tình hình khu vực.

Trong diễn biến mới nhất để đẩy nhanh các hoạt động xây dựng trái phép trên Biển Đông, Trung Quốc đã đầu tư gần 6 triệu USD để xây trường học trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.Cách đây vài ngày, Tổ hợp truyền thông BBC đã vạch trần các công trường chế tạo đảo của Trung Quốc ở Gạc Ma và một số bãi ngầm khác trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong phóng sự “Xưởng chế tạo đảo của Trung Quốc”. Điều này là trùng hợp với báo cáo mới đây của Chính phủ Philipines rằng Trung Quốc có thể đang tiến hành xây dựng tại ít nhất 5 vị trí thuộc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam gồm: Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa và Én Đất.

phu-lam copy
Kế hoạch xây dựng => đảo Phú Lâm của Trung Quốc trên Quần đảo Hoàng Sa-Việt Nam (ảnh: aninhthudo.vn) => đảo Phú Lâm, Hoàng Sa – 16°49′59.9″N 112°19′59.9″E

Umwandlung einiger Riffe in künstliche Inseln: China verletzt internationale Gesetze
Freitag, 19. September 2014 – 16:52:33
http://vovworld.vn/de-DE/Politische-Aktualit%C3%A4t/Umwandlung-einiger-Riffe-in-k%C3%BCnstliche-Inseln-China-verletzt-internationale-Gesetze/271871.vov
Internationale Zeitungen und Gelehrte reden häufig von der “Hegemonieambition” Chinas im Ostmeer. Denn China beschäftigt sich derzeit damit, Gac Ma-Riffe in künstliche Inseln umzuwandeln und einige Gebiete, die zur vietnamesischen Inselgruppe Truong Sa gehören, illegal zu erweitern. Handlungen Chinas verletzen nicht nur die vietnamesische Souveränität, sondern auch internationale Gesetze. Dies verschärft auch Spannungen in der Region.

Um seinen illegalen Bau im Ostmeer zu fördern, investierte China fast sechs Millionen US-Dollar in den illegalen Bau einer Schule auf der vietnamesischen Inselgruppe Hoang Sa. Vor kurzem berichtete die britische Rundfunkanstalt BBC in einer Reportage unter dem Titel “Die chinesische Werkstatt zur Insel-Herstellung” eine Baustelle zum Bau künstlicher Inseln auf Gac Ma-Riffen und auf einigen anderen Riffen, die zur vietnamesischen Inselgruppe Truong Sa gehören. Auch die philippinische Regierung zeigte in ihrem Bericht, dass sich China derzeit die Bauarbeiten mindestens in fünf Orten durchgeführt, nämlich Gac Ma, Chau Vien, Ga Ven, Tu Nghia und En Dat. Diese Riffe gehören zu den vietnamesischen Inselgruppen Hoang Sa und Truong Sa.