Archiv für das Schlagwort ‘thanh hoa

Lebenslange Haftstrafen für zwei Angeklagte wegen illegalen Drogenhandels – Án chung thân dành cho 2 bị cáo mua bán trái phép ma túy   Leave a comment

Án chung thân dành cho 2 bị cáo mua bán trái phép ma túy

Ngày 21/3, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa xét xử sơ thẩm các bị cáo cùng vụ án mua bán trái phép ma túy đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra trên địa bàn huyện Quan Sơn hồi tháng 5/2023.
21/03/2024 – 19:24 https://nhandan.vn/an-chung-than-danh-cho-2-bi-cao-mua-ban-trai-phep-ma-tuy-post800933.html
Theo cáo trạng, khoảng 1 giờ sáng ngày 18/5/2023, tại bản Xộp Huối, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tổ công tác của Công an huyện Quan Sơn kiểm tra, phát hiện trong cốp xe ô-tô biển kiểm soát 47A-475.07 của Nguyễn Thành Chung (sinh năm 1984, trú tại thôn 6B, xã Ea Wy, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk) có 1.775,19 gam nhựa thuốc phiện và 335,92 gam heroin.
Chung khai mua số lượng ma túy trên với giá 170 triệu đồng của Sung Thị Sai, sinh năm 1980, trú tại bản Na Mèo, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn.
Trước thời điểm bị bắt quả tang, Nguyễn Thành Chung đã bàn bạc, thống nhất mua 1 bánh heroin và 1kg thuốc phiện để bán cho Triệu Văn Ngọc, sinh năm 1987, trú tại thôn 6A, xã Ea Khăl, tỉnh Đắk Lắk và Ngọc đã đưa trước cho Chung 200 triệu đồng.
Mục đích Sai bán ma túy cho Chung và Chung bán lại cho Ngọc đều nhằm hưởng tiền chênh lệch. Triệu Văn Ngọc mua lại ma túy của Chung để sử dụng và bán lại cho người khác kiếm lời.
Hành vi của các bị cáo phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, quy định tại điểm h, khoản 4, Điều 251, Bộ luật Hình sự, gây nguy hiểm cho xã hội.
Nguyễn Thành Chung là người khởi xướng và chủ động đi mua ma túy nên giữ vai trò thứ nhất. Sung Thị Sai được Chung đặt vấn đề, đã chủ động sang nước bạn Lào mua ma túy về bán cho Chung nên giữ vai trò thứ hai. Triệu Văn Ngọc nghiện ma túy, được Chung bàn bạc thấy rẻ nên mua số lượng lớn ma túy về để dùng và bán kiếm lời, nên giữ vai trò thứ ba.

Căn cứ lời khai của các bị cáo, bào chữa tại tòa cùng các tình tiết giảm nhẹ, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Nguyễn Thành Chung và Sung Thị Sai án tù chung thân; Triệu Văn Ngọc 20 năm tù giam, cùng phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.

Veröffentlicht 25. März 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Bewahrung und Förderung des Kulturerbes der Zitadelle der Ho-Dynastie – Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Thành nhà Hồ   Leave a comment

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ tiếp tục được nghiên cứu làm tăng giá trị nổi bật toàn cầu, kết nối các di tích, danh thắng trong vùng và khơi dậy vai trò chủ thể của người dân trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản.
23/10/2023 – 21:43 https://nhandan.vn/bao-ton-phat-huy-gia-tri-di-san-thanh-nha-ho-post779042.html
Tọa lạc gần trung tâm thị trấn huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Thành nhà Hồ có niên đại trường tồn hơn 600 năm, còn bảo lưu tính toàn vẹn, xác thực cùng những giá trị nổi bật toàn cầu, được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới vào năm 2011.
Kiện toàn tổ chức bộ máy, Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ phối hợp Viện khảo cổ học Việt Nam tiếp tục thực hiện hơn 10 đợt khai quật khảo cổ học, phát lộ cấu trúc của lớp tường đất, dấu tích các công trường khai thác đá, quy mô, kiến trúc 4 hào thành, đặc biệt là con đường Hoàng Gia, dấu tích kiến trúc cung điện trong thành nội, góp phần làm tăng thêm giá trị kiệt tác, nổi bật toàn cầu của kinh đô cổ.
Tăng cường sưu tầm, trưng bày các hiện vật, hướng dẫn nhân dân bảo tồn các ngôi nhà cổ, Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ trợ giúp các địa phương trong không gian văn hóa Tây Đô cập nhật, phổ biến các văn bản pháp quy về quản lý di sản, tư vấn, hướng dẫn xây dựng hồ sơ xếp hạng, tu bổ, trùng tu di tích, tổ chức các lễ hội truyền thống đền thờ Trần Khát Chân, chùa Thông, đình làng Đông Môn.
Anh Đỗ Văn Dũng, chuyên viên Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Vĩnh Lộc cho biết: Tại thời điểm này toàn huyện có 68 di tích khảo cổ học, lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, trong đó có 14 di tích quốc gia, di sản thế giới, 54 di tích cấp tỉnh. Lễ hội truyền thống gắn với các di tích trọng điểm: Phủ Trịnh, chùa Báo Ân, chùa Du Anh, đền thờ Trần Khát Chân, Nghè Cẩm Hoàng được bảo tồn, tổ chức thường niên, phát huy hiệu quả lan tỏa, cố kết cộng đồng.
Hiện 6 di tích đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư từ ngân sách, 2 di tích huy động nguồn xã hội hóa chống xuống cấp, trùng tu, tôn tạo phát huy giá trị.
Huyện phối hợp Trường đại học Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ quản lý, bảo tồn di sản cho cán bộ, chuyên viên, người trực tiếp trông coi di tích ở các xã, thị trấn.
Năm qua, 4 nghệ nhân có đóng góp trong bảo tồn, truyền dạy các làn điệu chèo, tuồng, bơi chèo cạn được phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú và Huyện đang triển khai xây dựng hồ sơ đề cử công nhận di sản phi vật thể quốc gia làn điệu hát, chèo thuyền tại lễ hội Đền thờ Trần Khát Chân ở thị trấn huyện lỵ.

Nhiều năm qua, Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ phối hợp các câu lạc bộ tuồng ở làng Bèo, chèo ở làng Như Áng xã Vĩnh Long, câu lạc bộ ca trù ở xã Vĩnh Ninh tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ du khách; thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền các giá trị di sản, giáo dục ý thức bảo tồn di tích cho đông đảo học sinh phổ thông ở huyện Vĩnh Lộc và phục vụ hoạt động giáo dục ngoại khóa của các cơ sở giáo dục trong, ngoài tỉnh.
Các hoạt động thi tìm hiểu giá trị di sản, chụp ảnh, vẽ tranh, sản xuất clip quảng bá di tích, trải nghiệm kỹ thuật xây thành, làm nhà khảo cổ học được tổ chức, tạo hứng thú, hấp dẫn học sinh.
Tour du lịch tìm hiểu kiến trúc các ngôi nhà cổ, làng cổ Đông Môn, các thiết chế văn hóa cộng đồng; đưa du khách tới đàn tế Nam Giao, chùa Giáng, đền thờ Trần Khát Chân ở thị trấn huyện Vĩnh Lộc, kết nối tới quần thể di tích trong huyện, mở rộng không gian khám phá một vùng di sản, danh thắng.
Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ, Nguyễn Văn Long cho rằng: Chúng tôi chủ động phối hợp các doanh nghiệp lữ hành khảo sát, khai thác tiềm năng du lịch, hiện tour du lịch bằng thuyền trên sông trải dài thảm lá ấu, hoa súng, ngắm phong cảnh đồng quê, khám phá một vùng non nước, các động Kim Sơn, Tiên Sơn ở xã Vĩnh An, Nghè Vẹt ở xã Vĩnh Hùng, chùa Hoa Long ở xã Vĩnh Thịnh, nơi in đậm dấu ấn văn hóa Chăm Pa thu hút khá đông khách thập phương.
Ngoài ra đơn vị tiếp tục phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản, hỗ trợ đầu tư hệ thống điện, nước phục vụ sản xuất, thu mua, xây dựng, quảng bá các sản phẩm chế biến từ rau má, sâm báo cho nhân dân trong vùng, tạo điều kiện cho các hộ dân tổ chức các dịch vụ, giới thiệu, bày bán nông sản, đặc sản địa phương.
Theo Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Lộc, 9 tháng qua toàn huyện đón được 213.500 lượt khách du lịch, trong đó có 183.600 lượt khách khám phá Di sản thế giới Thành nhà Hồ.
Bàn về giải pháp tăng trưởng du lịch, Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ, Trịnh Hữu Anh thông tin thêm: Đơn vị tăng cường khai thác các giá trị đặc trưng của di sản; tập hợp, thu hút người dân trong không gian văn hóa Tây Đô tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng; phối hợp với các công ty du lịch lữ hành khảo sát, xây dựng các tour, tuyến du lịch, tăng cường kết nối với các di tích vệ tinh, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng đa dạng loại hình, sản phẩm, tăng thu từ hoạt động du lịch.
xã Vĩnh Tiến – huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa20°04′28.7″N 105°36′24.1″E
Thành nhà Hồ https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_nh%C3%A0_H%E1%BB%93
Thành nhà Hồ https://nhandan.vn/thanh-nha-ho-tag24204.html

Veröffentlicht 27. Oktober 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Thung Thi, ein groß angelegter Bergtunnel auf der Nord-Süd-Autobahn ist bereit für den Verkehr – Thung Thi, hầm xuyên núi quy mô lớn trên cao tốc bắc-nam chuẩn bị thông xe   Leave a comment

Thung Thi, hầm xuyên núi quy mô lớn trên cao tốc bắc-nam chuẩn bị thông xe

Ngày 19/4, Tập đoàn Đèo Cả cho biết, hầm xuyên núi Thung Thi, công trình hầm quy mô lớn trên đoạn tuyến cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45 đang được hoàn thiện các hạng mục sơn kẻ đường, lắp đặt thiết bị an toàn giao thông để bàn giao cho chủ đầu tư, sẵn sàng thông xe, đưa vào khai thác dịp 30/4 tới đây.
19/04/2023 – 10:15 https://nhandan.vn/thung-thi-ham-xuyen-nui-quy-mo-lon-tren-cao-toc-bac-nam-chuan-bi-thong-xe-post748518.html
25/09/2022 – 10:13 https://nhandan.vn/ngay-dem-thi-cong-dua-ham-thung-thi-tren-cao-toc-bac-nam-ve-dich-som-post716732.html
20°01′32.2″N 105°47′15.4″E xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung (Thanh Hóa)
Hầm Thung Thi có quy mô vĩnh cửu, là hạng mục quan trọng thuộc gói thầu 12-XL (dự án thành phần cao tốc bắc-nam, đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45).
Hầm có chiều dài dài 680m, giá trị xây lắp 660 tỷ đồng, trên tổng số hơn 1.300 tỷ đồng giá trị gói thầu. Hầm được thi công theo phương pháp hiện đại, gồm 2 ống hầm, mỗi ống hầm có quy mô 3 làn xe cơ giới và 1 làn đi bộ, được bố trí đầy đủ hệ thống chiếu sáng, thông gió.
Có mặt tại hầm Thung Thi, chúng tôi thấy từng tốp công nhân đang tiến hành phun nước rửa đường hầm, lắp đặt các hạng mục an toàn giao thông, cọc tiêu, biển báo, dự kiến sẽ hoàn tất toàn bộ trước ngày 24/4 tới.
Hệ thống đường gom, đường dân sinh cũng đã hoàn thành cấp phối đá dăm, nhà thầu đang tích cực triển khai thảm bê tông nhựa để hoàn thành theo đúng kế hoạch yêu cầu.
Giữ đúng cam kết với Thủ tướng Chính phủ trong chuyến kiểm tra, thị sát các dự án cao tốc bắc-nam đầu Xuân 2022, Tập đoàn Đèo Cả đã huy động dàn phương tiện, máy móc hiện đại, cùng bộ máy nhân lực tinh nhuệ, duy trì thi công 24/7, thời gian thực hiện khối lượng xây lắp được rút ngắn chỉ còn 21 tháng, so với 24 tháng theo kế hoạch yêu cầu.
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả Phạm Duy Hiếu
Theo Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả Phạm Duy Hiếu, “tổng chỉ huy” các dự án khu vực phía bắc của tập đoàn, sau hơn 2 năm thi công, thời điểm hiện tại, có thể khẳng định, 100% khối lượng công việc tại hầm Thung Thi đã hoàn thành. So 5 gói thầu xây lắp của dự án Mai Sơn-quốc lộ 45, gói thầu 12-XL được khởi công muộn hơn do vướng mắc về khâu giải phóng mặt bằng.
Giữ đúng cam kết với Thủ tướng Chính phủ trong chuyến kiểm tra, thị sát các dự án cao tốc bắc-nam đầu Xuân 2022, Tập đoàn Đèo Cả đã huy động dàn phương tiện, máy móc hiện đại, cùng bộ máy nhân lực tinh nhuệ, duy trì thi công 24/7, thời gian thực hiện khối lượng xây lắp (gồm cả đào hầm, phun bê tông gia cố vỏ hầm, bê tông mặt đường) được rút ngắn chỉ còn 21 tháng, so với 24 tháng theo kế hoạch yêu cầu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả Phạm Duy Hiếu cho biết.
Hơn 100 đầu máy, thiết bị, hơn 300 nhân lực được dồn về công trường thi công không kể ngày đêm, không có ngày nghỉ. Bên cạnh tăng mũi thi công, số lượng công nhân lái máy cũng được tăng tối đa, cứ 1 máy được tăng cường 3 công nhân lái máy. Công tác xử lý nền đất yếu được vận dụng mọi giải pháp để rút ngắn thời gian gia tải, tổ chức thi công cuốn chiếu. Sự quyết tâm ấy đã giúp nhà thầu hoàn thành nhiệm vụ sẻ chia khó khăn chỉ trong vòng 1 tháng.
Trong quá trình thi công, dự án liên tiếp đối đầu với những khó khăn, vướng mắc, nhiều lúc tưởng chừng khó vượt qua. Ngay từ thời điểm khởi công, đại dịch Covid-19 bùng phát, các địa phương áp dụng giãn cách xã hội, việc lưu thông, vận chuyển vật tư, vật liệu hết sức khó khăn, nhiều loại vật tư, vật liệu đặc chủng phục vụ thi công hầm bị “tê liệt” do tắc biên nhập khẩu.
Ngay sau khi dịch giảm nhiệt, dự án tiếp tục đối mặt “bão giá” vật tư, vật liệu. Chỉ số giá do các địa phương công bố không phản ánh đúng thực tế thị trường, các nhà thầu, doanh nghiệp tham gia thi công gói thầu chịu lỗ 30-45% so dự toán ban đầu.
Hiện tại, nhìn toàn bộ cung đường gần 6km thẳng tắp cùng công trình hầm hiện đại, hoành tráng của gói thầu 12-XL, ít ai biết chỉ khoảng 5 tháng trước, công địa của gói thầu hết sức bề bộn, ngổn ngang do khối lượng công việc nhà thầu Hoàng Long đảm trách còn tồn đọng quá lớn. Yêu cầu thông xe kỹ thuật và đưa vào khai thác gói thầu 12-XL tưởng như nhiệm vụ bất khả thi.
Tuy nhiên, ngay sau đó, xảy ra mưa lớn kéo dài trong khoảng một tuần, gây khó khăn cho công trường trong quá trình thi công. Chưa kể, các loại vật liệu như đất đắp, cấp phối đá dăm loại 1, đá thi công bê tông nhựa gặp khan hiếm do các mỏ đất, đá đều vượt công suất cấp phép. Một số chủ mỏ vật liệu trong khu vực thi công biết được khó khăn vật liệu của nhà thầu đã ép giá, tăng giá gấp 1,5 lần so giá thị trường trước đó 1-2 tuần. Theo tính toán, khối lượng công việc “giải cứu” khoảng 50 tỷ đồng, Đèo Cả lỗ khoảng 20 tỷ đồng.
Tuy phải chịu phát sinh thêm nhiều chi phí huy động máy móc thiết bị, nhân sự để triển khai thi công nhưng Tập đoàn Đèo Cả đã nỗ lực vượt qua trở ngại để hoàn thành, bàn giao công trình theo tiến độ đề ra.
Dự kiến cuối tháng 4 này, Mai Sơn-Quốc lộ 45 là 1 trong 3 dự án thành phần cao tốc bắc-nam được khánh thành, đưa vào khai thác. Dự án hoàn thành giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa Hà Nội và Thanh Hóa chỉ còn hơn 2 giờ thay vì hơn 3 giờ như hiện nay, không chỉ tạo thuận tiện cho người dân mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Giữa tháng 11/2022, lần đầu trực tiếp thị sát, kiểm tra dự án, tân Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng lúc đó đã ra “tối hậu thư” yêu cầu Tập đoàn Đèo Cả, nhà thầu đứng đầu liên danh vào cuộc giải cứu phần việc bị chậm, hoàn thành trước ngày 30/12/2022.
Ông Phạm Duy Hiếu cho hay, dù biết rõ trong bối cảnh vật liệu leo thang, càng làm càng lỗ nhưng với trách nhiệm nhà thầu đứng đầu liên danh, không thể không làm, Đèo Cả tức tốc nhập cuộc hỗ trợ nhà thầu Hoàng Long trên phạm vi công địa dài 600m (từ km307-Km307+600), khối lượng đất đào khoảng 30.000m3 từ đồi Chùa Cao, đắp khoảng 100.000 m3.

Veröffentlicht 21. April 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

nem chua – Nahaufnahme des Herstellungsprozesses von Spezialitäten aus rohem Fleisch und berühmter Schweinehaut – Cận cảnh quy trình làm món đặc sản từ thịt sống và bì lợn ngon nức tiếng   Leave a comment

Kiếm bộn tiền với món ăn gây sửng sốt thế giới từ thịt sống

Nguyên liệu để làm nên món nem chua đặc sản khiến nhiều người nước ngoài sửng sốt chủ yếu bằng thịt sống và bì lợn. Nhờ nghề làm nem chua, nhiều hộ gia đình kiếm bộn tiền.
31/03/2023 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/kiem-bon-tien-voi-mon-an-gay-sung-sot-the-gioi-tu-thit-song-20230329221713830.htm video
Nhiều người dân và du khách gần xa „khó cưỡng“ khi nhắc đến món đặc sản nem chua ngon nức tiếng của vùng đất xứ Thanh. Cũng nhờ làm món ngon này mà không ít hộ gia đình ở Thanh Hóa „sống khỏe“, thậm chí kiếm bộn tiền.
Gia đình anh Hoàng Văn Tuân (SN 1983, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) đã có thâm niên 16 năm làm nem chua. Nhờ có nghề này mà những năm qua, gia đình anh có thu nhập ổn định.
Theo anh Tuân, để làm ra chiếc nem chua ngon đúng vị phải trải qua nhiều công đoạn từ khâu chọn nguyên liệu đến công thức chế biến. Nguyên liệu chính để làm nem chua chủ yếu là thịt lợn sống và bì lợn luộc chín, kèm gia vị.
„Loại thịt làm nem chua phải là thịt nạc. Chúng tôi thường sử dụng thịt nạc tươi, nóng hổi, dẻo. Thịt sau khi mua về sẽ đem rửa sạch, để khô ráo, lọc hết phần gân và mỡ dính ở ngoài. Sau đó đem xay cho mềm nhuyễn“, anh Tuân chia sẻ.
Tiếp đến là công đoạn chế biến bì lợn. Bì lợn sau khi sơ chế sạch, đem đi luộc chín, để nguội rồi cho vào máy cán thành sợi, ngắn chừng 3cm.
Gia vị đi kèm còn có men, hạt tiêu bắc, muối tinh và bột ngọt, ớt, tỏi, lá đinh lăng, thính gạo.
Các loại nguyên liệu, hỗn hợp như: Bì lợn, thịt xay, gia vị sau khi chuẩn bị xong sẽ được trộn đều. Sau đó đưa vào máy cán thành từng chiếc nem nhỏ như ngón tay trỏ. Theo anh Tuân, trước kia khi chưa có máy cán thì công đoạn này được nặn bằng tay.
Tiếp đến, những người thợ cuốn nem sẽ cho thêm ớt, tỏi cắt lát mỏng, lá đinh lăng vào trong từng chiếc nem rồi dùng túi nilon gói lại thật chặt.
Một trong những nguyên liệu không thể thiếu để hoàn thiện nem chua đó là lá chuối. Lá chuối tươi được rửa sạch, để khô rồi xé nhỏ sao cho phù hợp với từng chiếc nem.
Công đoạn cuối cùng là gói nem. Nem sau khi hoàn thiện được bọc vài lớp lá chuối để bảo quản. Theo anh Tuân, mỗi ngày gia đình anh sản xuất và bán ra thị trường 500-700 chiếc nem. Vào dịp Tết và những ngày hè, số lượng thường tăng lên 1.000 chiếc.
Mỗi chiếc nem gói xong phải để lên men cho chín mới đưa vào sử dụng. Thời gian nem chín khoảng 2-3 ngày vào mùa hè và 3-4 ngày vào mùa đông. Nem chín được đem bảo quản vào tủ lạnh.
Cũng theo anh Tuân, làm nem chua tuy đơn giản nhưng để tạo ra hương vị đặc trưng, thơm ngon thì mỗi gia đình có bí quyết riêng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi làm nem là đảm bảo vệ sinh và nguyên liệu phải sạch. Hiện trung bình mỗi tháng, vợ chồng anh Tuân thu nhập 12-15 triệu đồng từ nghề làm nem chua.

Có 4.408 tin tức, video vềsản xuất nem chuahttps://dantri.com.vn/tim-kiem/sản+xuất+nem+chua.htm

Veröffentlicht 4. April 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Thanh Hoa: Verurteilung von 2 Personen zum Tode wegen illegalen Drogenhandels – Thanh Hóa: Phạt tử hình 2 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy   Leave a comment

Thanh Hóa: Phạt tử hình 2 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy

Ngày 15/3, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với 2 bị cáo Đậu Thị Quyết, sinh năm 1977 và Lò Văn Êu, sinh năm 1989 đều thường trú tại khu phố Long Vân, thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa về tội “mua bán trái phép chất ma túy”.
15/03/2023 – 22:54 https://nhandan.vn/thanh-hoa-phat-tu-hinh-2-doi-tuong-mua-ban-trai-phep-chat-ma-tuy-post743091.html
Theo cáo trạng, khoảng 20 giờ 30 phút, ngày 24/8/2021, tại khu vực trước cửa hàng xăng dầu Linh Sơn (thuộc thôn Phú Nham, xã Yến Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa), tổ công tác của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Thanh Hóa bắt quả tang Đậu Thị Quyết và Lò Văn Êu đang “mua bán trái phép chất ma túy”, thu giữ tại chỗ 2 bánh heroin và ma túy viên nén chứa trong 59 túi nylon.
Khám xét khẩn cấp quán karaoke Trúc Xinh tại khu phố Long Vân, thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành do Đậu Thị Quyết làm chủ, lực lượng Công an phát hiện, lập biên bản thu giữ thêm số lượng ma túy mà các đối tượng cất giấu để bán.
Qua giám định cho kết quả, 2 bánh heroin có tổng trọng lượng 675,814g; 118 túi nylon chứa các viên nén màu xanh và màu đỏ có tổng trọng lượng 1.203,094g là ma túy loại Methamphetamine và nhiều túi nylon khác bên trong có chứa các chất ma túy khác là Ketamine, MDMA, Methamphetamine.
Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tuyên phạt mức án tử hình dành cho 2 bị cáo và các bị cáo đã có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử bác đơn kháng cáo của bị cáo, giữ nguyên mức án tử hình đối Đậu Thị QuyếtLò Văn Êu phạm tội “mua bán trái phép chất ma túy”.

Veröffentlicht 16. März 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Verleihung des Nationalen Zertifikats für immaterielles Kulturerbe für das Tempelfest von Ba Trieu – Trao Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Lễ hội Đền Bà Triệu   Leave a comment

Trao Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Lễ hội Đền Bà Triệu

Tại Khu Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu, tỉnh Thanh Hóa vừa long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaLễ hội đền Bà Triệu. 19°55′50.6″N 105°49′07.6″E
12/03/2023 – 12:07 https://nhandan.vn/trao-bang-cong-nhan-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-cho-le-hoi-den-ba-trieu-post742547.html

Đền Bà Triệulàng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2014. Gắn liền với di tích là lễ hội truyền thống được cộng đồng dân cư sở tại tổ chức thường niên.
Lễ hội đền Bà Triệu có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gìn giữ, bảo tồn trong đời sống cộng đồng và thời gian qua, Thanh Hóa đã xây dựng hồ sơ, đề cử, được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia.
Tưởng niệm 1775 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh tại vùng đất Bồ Điền lịch sử, các đại biểu, nhân dân cùng ôn lại bối cảnh ra đời, diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu vào thế kỷ 3 sau Công nguyên; bày tỏ lòng tri ân, tôn vinh người có công với nước. Tại buổi lễ, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia – Lễ hội đền Bà Triệu cho tỉnh Thanh Hóa.
Cũng trong dịp này, nhân dân, khách thập phương cùng tham gia các hoạt động rước kiệu, tế lễ truyền thống, các trò chơi, trò diễn dân gian, hoạt động thể dục thể thao; tham quan trưng bày pa-nô ảnh giới thiệu về Di sản văn hóa xứ Thanh và xem chương trình nghệ thuật sân khấu hóa nêu bật chủ đề “Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh – rạng ngời trang sử vàng dân tộc”.
Lễ hội đền Bà Triệu làm giàu và sáng tạo nên những giá trị mới trong đời sống cộng đồng; nhân thêm truyền thống yêu nước, bản lĩnh bất khuất, tự cường của con người, dân tộc Việt Nam cùng sức mạnh mềm cho công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước.

Đền Bà Triệu https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%81n_B%C3%A0_Tri%E1%BB%87u
Bà Triệu https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0_Tri%E1%BB%87u

Veröffentlicht 12. März 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Todesstrafe für Drogenhändler – Án tử hình dành cho kẻ buôn, bán ma túy – Drogenkriminalität an den Grenzlinien entschlossen verhindern – Kiên quyết ngăn chặn tội phạm ma túy trên các tuyến biên giới   Leave a comment

Án tử hình dành cho kẻ buôn, bán ma túy

Tại phiên xét xử trực tuyến, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa tuyên mức án tử hình bị cáo Nguyễn Văn Nam về tội Mua, bán trái phép chất ma túy.
26/02/2023 – 18:24 https://nhandan.vn/an-tu-hinh-danh-cho-ke-buon-ban-ma-tuy-post740537.html
Theo cáo trạng, tháng 3 năm 2022, Nguyễn Văn Nam, sinh năm 1982 ở phường Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa liên lạc với một người đàn ông dân tộc Mông ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đặt mua heroin, hồng phiến và ma túy đá, tổng giá trị 45 triệu đồng; rồi theo xe ô tô khách lên Mường Lát mua, vận chuyển ma túy về nhà cất giấu, chia thành nhiều gói nhỏ, bán kiếm lời.
Khoảng 18 giờ ngày 18/4/2022, Nam mang 1 gói ma túy hồng phiến ra bờ sông nhà Lê, phố Trường Sơn, phường Quảng Thịnh bán cho người nghiện với giá 4,5 triệu đồng thì bị lực lượng Công an bắt quả tang.
Tại phiên tòa xét xử trực tuyến, Nguyễn Văn Nam đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Với hành vi mua, bán số lượng ma túy lớn, gây nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội, nhân thân không còn khả năng giáo dục, cải tạo; Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Nam mức án tử hình.

Kiên quyết ngăn chặn tội phạm ma túy trên các tuyến biên giớiDrogenkriminalität an den Grenzlinien entschlossen verhindern
Những năm qua, cùng với nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, lực lượng bộ đội biên phòng (BĐBP) đã luôn tích cực, chủ động phối hợp và trực tiếp tham gia đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy. Với trách nhiệm và tinh thần dũng cảm, những người lính quân hàm xanh đang ngày đêm căng mình, chiến đấu với tội phạm ma túy, lập nên nhiều thành tích xuất sắc, góp phần giữ vững an ninh, trật tự ở khu vực biên giới.
26/02/2023 – 07:45 https://nhandan.vn/kien-quyet-ngan-chan-toi-pham-ma-tuy-tren-cac-tuyen-bien-gioi-post740472.html
Trong năm 2022, các đơn vị BĐBP đã chủ động phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng chuyên trách xây dựng, triển khai thực hiện tốt các quy chế phối hợp nắm tình hình, trao đổi, chia sẻ thông tin, tuần tra, kiểm soát và xác lập các chuyên án, vụ án đấu tranh triệt phá.
Trên cơ sở nắm chắc phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy, Bộ Tư lệnh BĐBP đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, BĐBP các tỉnh, thành phố mở nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp, đấu tranh hàng trăm chuyên án, vụ án, triệt phá nhiều đường dây, tụ điểm phức tạp; chặn đứng hoạt động vận chuyển ma túy có vũ trang qua biên giới, trọng điểm là tuyến biên giới. Điển hình ngày 23/11/2022 tại bản Băng Sản, xã Quải Tở (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên), Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm đã chủ trì, phối hợp BĐBP tỉnh Điện Biên, Phòng PC04, Công an huyện Tuần Giáo (Công an tỉnh Điện Biên) đấu tranh thành công Chuyên án A1122 bắt giữ hai đối tượng thu giữ 12 bánh heroin, 6.000 viên ma túy tổng hợp, một xe máy và một điện thoại di động.
Ngày 17/11/2022, tại bản Tiên Sơn, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, thực hiện đấu tranh chuyên án A1-822, Đoàn 1/Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm đã chủ trì phối hợp với BĐBP tỉnh Sơn La bắt giữ một đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy tổng hợp dạng đá.
Trong dịp Tết Nguyên đán 2023, lực lượng Biên phòng tỉnh Nghệ An vừa đấu tranh thành công Chuyên án 1222, bắt hai đối tượng quốc tịch Lào vận chuyển trái phép nhựa cây thuốc phiện và ma túy tổng hợp từ Lào vào Việt Nam tiêu thụ.
Cụ thể, sáng 25/1/2023 (mồng 4 tháng Giêng), tại địa bàn bản Piêng Coọc, xã Mai Sơn, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, lực lượng biên phòng phối hợp Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng Nhôn Mai, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn và Đồn Biên phòng Mường Ải (BĐBP Nghệ An) phát hiện, bắt giữ hai đối tượng gồm: Xồng Tồng Xò và Xồng Téng, cùng trú tại bản Phà Đéng, huyện Mường Quắn, tỉnh Hủa Phăn, Lào đang vận chuyển 12kg nhựa cây thuốc phiện và 12 nghìn viên ma túy tổng hợp vào biên giới Việt Nam. Đại tá Dương Hồng Hải, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP Nghệ An cho biết, để đấu tranh thành công Chuyên án 1222, các lực lượng tham gia đánh án đã thực hiện đúng các biện pháp nghiệp vụ và chỉ đạo của Bộ Chỉ huy, các đơn vị tham gia đánh án phối hợp nhịp nhàng.
Đáng chú ý, trong dịp Tết Nguyên đán 2023, nhiều cán bộ trong Ban Chuyên án đã mật phục ngày đêm trên những cánh rừng biên giới để bắt giữ các đối tượng, góp phần ngăn chặn các hoạt động buôn bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia.
Theo lãnh đạo Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, sau thời gian trầm lắng của dịch Covid-19, trong năm 2022, hoạt động của tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy từ Lào, Campuchia vào Việt Nam có chiều hướng gia tăng. Nổi lên hoạt động vận chuyển ma túy sang Trung Quốc qua biên giới các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng; vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam qua địa bàn các tỉnh phía bắc miền trung, Tây Nguyên đi TP Hồ Chí Minh và từ Campuchia qua khu vực biên giới các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ; hoạt động vận chuyển ma túy có vũ khí nóng diễn ra tại Nghệ An.
Các đường dây vận chuyển ma túy hoạt động tinh vi, khép kín, thường xuyên thay đổi phương thức hoạt động. Bên cạnh đó, tội phạm ma túy còn tìm mọi cách móc nối với các đối tượng ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng vận chuyển ma túy sang Trung Quốc; vận chuyển ma túy từ khu vực “Tam giác vàng” qua Lào vào Việt Nam…
Do những khoản lợi nhuận “kếch xù” từ hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy, cho nên phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, manh động, liều lĩnh. Tổ chức hoạt động của các đối tượng mang tính chất chuyên nghiệp theo đường dây, ổ nhóm khép kín, nhiều tầng, lớp. Các đối tượng cầm đầu không trực tiếp lộ diện mà hoạt động mua bán, giao dịch thường được chúng giao cho đám đàn em ở nhiều tầng, nấc.
Trong quá trình giao dịch, liên lạc, chúng sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau gây khó khăn cho công tác đấu tranh, bắt giữ. Ngay cả các đối tượng bán lẻ hiện nay cũng chuyển sang giao dịch chuyển tiền trước rồi mới chuyển hàng sau, ít gặp gỡ trực tiếp. Cụ thể, các đối tượng tội phạm ma túy thường sử dụng vũ khí “nóng” như: Súng, lựu đạn, dao nhọn, sẵn sàng chống trả quyết liệt lực lượng chức năng khi bị phát hiện, vây bắt.
Nguy hiểm hơn, chúng đã lôi kéo một bộ phận người dân tộc thiểu số, sinh sống hai bên biên giới Việt Nam-Lào có mối quan hệ dân tộc, thân tộc gần gũi, để thiết lập đường dây khép kín trong gia đình dòng họ, thân tộc hai bên biên giới và cả trong phạm vi nhiều quốc gia trong khu vực (đối tượng người Mông ở Lào Cai liên kết chặt chẽ với đối tượng người Mông ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào, Thái Lan, Myanmar).
Để tránh bị theo dõi, giám sát các đối tượng liên lạc, trao đổi mua bán ma túy chủ yếu qua mạng internet (Zalo, Facebook, Telegram, Wechat…) và thanh toán chủ yếu qua tài khoản ngân hàng dưới hình thức giao dịch thương mại, dân sự để tránh bị phát hiện. Ngoài ra, một số đường dây vận chuyển ma túy có tổ chức cao, được ngụy trang bởi các vỏ bọc là pháp nhân (công ty, doanh nghiệp), sử dụng công nghệ cao, phương tiện, trang bị hiện đại (lập công ty để hợp pháp hóa hoạt động vận chuyển, thanh toán, sử dụng thiết bị giám sát hàng).
Trước tính chất đặc biệt phức tạp, manh động của tội phạm ma túy trên các tuyến biên giới, các đơn vị BĐBP đã triển khai rất nhiều biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh quyết liệt, hiệu quả, bóc gỡ hàng loạt đường dây mua bán, vận chuyển, tàng trữ ma túy số lượng lớn. Tính riêng từ đầu năm 2022 đến nay, lực lượng BĐBP chủ trì, phối hợp lực lượng chức năng đấu tranh thắng lợi hơn 70 chuyên án ma túy, bắt giữ 142 đối tượng, thu giữ 490,43kg ma túy các loại và các tang vật liên quan.
Mặc dù đạt được kết quả đáng ghi nhận, nhưng theo nhận định, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên các tuyến biên giới nói chung vẫn diễn biến phức tạp, mang tính xuyên quốc gia. Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép trên các tuyến biên giới trong tình hình mới, lực lượng phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng tập trung vào những chủ trương, giải pháp.
Theo đó, cần tăng cường công tác nắm tình hình, nhất là chủ động nắm tình hình từ xa, từ ngoài biên giới và trên biển; phân tích, đánh giá, dự báo sát, đúng tình hình tội phạm trên từng tuyến biên giới, kịp thời phát hiện phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm về ma túy, tội phạm liên quan hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép để chủ động có chủ trương, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn đạt hiệu quả.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, chú trọng nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản tuyến, chuyên đề nghiệp vụ và các mặt công tác nghiệp vụ khác, tăng cường xác lập các chuyên án, kế hoạch nghiệp vụ đấu tranh triệt phá các đường dây, tổ chức tội phạm ma túy quy mô lớn, xuyên quốc gia, các đường dây tổ chức xuất nhập cảnh trái phép, đặc biệt trên các tuyến, địa bàn trọng điểm.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng trong và ngoài lực lượng trong phòng, chống tội phạm; thực hiện hiệu quả các Quy chế, kế hoạch phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan, nhất là các kế hoạch và giai đoạn cao điểm. Tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm soát trong phòng, chống ma túy. Việc kiểm tra, kiểm soát công khai là một biện pháp quan trọng để trực tiếp bắt giữ đối tượng, tang vật và hỗ trợ đắc lực trong các chuyên án trinh sát. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các khu vực biên giới, nhất là các nơi có cửa khẩu và đường mòn qua lại biên giới.
Để chủ động phòng, chống tội phạm ma túy trên các tuyến biên giới, các đơn vị BĐBP đã triển khai rất nhiều biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh quyết liệt, hiệu quả, bóc gỡ hàng loạt đường dây mua bán, vận chuyển, tàng trữ ma túy số lượng lớn. Do lợi nhuận cao, các đối tượng tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, manh động và hết sức liều lĩnh, cho nên quá trình tổ chức đánh án phải được tiến hành bài bản, đúng quy định, đặc biệt là bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và trang bị, phương tiện”.
Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cảnh (Cục trưởng Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh BĐBP)

Veröffentlicht 26. Februar 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Nha Trang auf dem Weg zu einer modernen und zivilisierten Stadt – Nha Trang hướng tới đô thị hiện đại, văn minh   Leave a comment

Nha Trang hướng tới đô thị hiện đại, văn minh

Vị thế, vai trò của thành phố Nha Trang đang được thể hiện ngày càng rõ hơn, quan trọng hơn trong phát triển kinh tế-xã hội không chỉ của tỉnh Khánh Hòa, mà của cả khu vực và cả nước. Nha Trang đang có những bước đi vững chắc trên nhiều lĩnh vực, tạo sự gắn kết giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo đảm quốc phòng-an ninh theo hướng hiện đại, văn minh.
14/02/2023 – 06:33 https://nhandan.vn/nha-trang-huong-toi-do-thi-hien-dai-van-minh-post738673.html
Một góc thành phố Nha Trang nhìn từ khu du lịch Vinpearl.
Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/1/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định mục tiêu Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030; thành phố Nha Trang là đô thị hạt nhân, là một trong ba vùng kinh tế-xã hội trọng điểm phát triển đột phá của tỉnh. Đây được coi là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của thành phố biển Nha Trang.
Phát triển đúng hướng
Nhiều năm trở lại đây, Nha Trang được khách du lịch trong nước và quốc tế biết đến như một điểm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí biển hấp dẫn với nhiều khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí cao cấp và nhiều dịch vụ độc đáo, hấp dẫn. Thực tế, đến nay Nha Trang đã trở thành trung tâm du lịch biển có sức hút khách quốc tế với hệ thống cơ sở lưu trú hiện đại cấp từ 4 đến 5 sao, đáp ứng tốt nhu cầu nghỉ dưỡng cũng như phát triển du lịch MICE.
Nhằm tạo động lực phát triển du lịch, Nha Trang tập trung mạnh mẽ việc đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch biển. Cùng với đó, nhiều dịch vụ giải trí, thể thao biển được đưa vào hoạt động. Du lịch thể thao, du lịch lặn biển, du lịch khám phá văn hóa địa phương và thưởng thức ẩm thực cũng được du khách yêu thích, lựa chọn. Các sản vật địa phương liên quan đến biển cũng theo đó mà phát triển thành thương hiệu, đậm dấu ấn địa phương, góp phần đáng kể vào việc phát triển sản phẩm gắn với các tour du lịch, có thể kể đến một số sản phẩm nổi tiếng như yến sào, trầm hương, khô mực, nước mắm…
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, du lịch biển Nha Trang góp phần quan trọng thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác; tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống của người dân ở vùng ven biển; góp phần bảo đảm an ninh-quốc phòng, bảo vệ môi trường biển, đảo. Việc gắn phát triển du lịch với bảo tồn vịnh Nha Trang cũng như bảo đảm sinh kế cho ngư dân sẽ là nền tảng căn bản để du lịch biển Khánh Hòa phát triển bền vững, hướng tới đẳng cấp quốc tế.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ 18, nhiệm kỳ 2020-2025 đánh giá: Giai đoạn 2015-2020, thành phố Nha Trang từng bước khai thác hiệu quả các lợi thế, tiềm năng để phát triển đồng bộ các lĩnh vực, là trung tâm du lịch, dịch vụ của khu vực và cả nước, dẫn đầu tỉnh về mọi mặt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Cơ cấu kinh tế Nha Trang chuyển dịch theo đúng hướng, dịch vụ, du lịch-công nghiệp, xây dựng-nông, lâm, thủy sản. Trong tổng mức thực hiện của tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp của Nha Trang chiếm 32,1%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chiếm 42,3%; doanh thu hoạt động du lịch chiếm 85,5%… T
rong các ngành kinh tế, du lịch có mức tăng trưởng cao nhất, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là đòn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như sản xuất hàng tiêu dùng, vận tải, dịch vụ lưu trú-lữ hành, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tài chính,… Năm 2019, thời điểm trước khi dịch Covid-19 hoành hành, tổng doanh thu du lịch của Nha Trang đạt hơn 24.258 tỷ đồng, tăng 211,2% so với năm 2016.
Công tác quy hoạch của thành phố Nha Trang cơ bản hoàn thiện. Đến nay tỷ lệ đất được phủ kín quy hoạch phân khu 1/2.000 đạt 97,3% đất xây dựng đô thị của thành phố Nha Trang, tạo thuận lợi cho công tác quản lý quy hoạch xây dựng và thu hút đầu tư phát triển đô thị, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để phục vụ phát triển thành phố Nha Trang trở thành đô thị hạt nhân, đô thị trung tâm.
Có thể thấy, khát vọng nâng tầm Nha Trang được thể hiện rất rõ qua các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh, với quyết tâm xây dựng thành phố biển trở thành một trong những trung tâm du lịch, trung tâm tổ chức sự kiện có ý nghĩa quốc gia và quốc tế; trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục-đào tạo và y tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Khánh Hòa. Trên cơ sở định hướng đó, nhiều năm qua, thành phố Nha Trang được đầu tư phát triển mạnh mẽ trên nhiều mặt.
Hướng tới hiện đại, văn minh
Đồng chí Hồ Văn Mừng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Nha Trang cho biết, ngay sau khi Tỉnh ủy có chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị, Thành ủy Nha Trang ban hành kế hoạch, cụ thể hóa việc thực hiện.
Theo đó, Thành ủy tập trung tổ chức thực hiện tốt việc lập, quản lý và triển khai thực hiện các quy hoạch của thành phố; xây dựng thành phố thông minh; phát triển kinh tế số; phát triển kinh tế biển; phát triển công nghiệp công nghệ cao; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; đề xuất tỉnh đầu tư và kêu gọi đầu tư các dự án về cơ sở hạ tầng, các dự án về du lịch, dịch vụ nhằm tiếp tục xây dựng Nha Trang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế…
Theo kế hoạch, thành phố đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng áp dụng khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Du lịch, thương mại-dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp. Tập trung phát triển kinh tế biển, dịch vụ logistics, công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao, lấy kinh tế số là đột phá, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chú trọng các sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc gắn với du lịch biển, đảo. Trong đó, tập trung mạnh việc đầu tư phát triển dịch vụ du lịch biển chất lượng cao.
Nhằm thực hiện định hướng phát triển đô thị theo định hướng thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế, những năm gần đây, thành phố biển đã có nhiều cố gắng xây dựng nền tảng tương đối sẵn sàng cho việc xây dựng cơ quan điện tử và đô thị thông minh.
Đơn cử như từ quý I năm 2022, 100% các cơ quan chuyên môn thuộc thành phố và ủy ban nhân dân các xã, phường sử dụng phần mềm một cửa điện tử để tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cho công dân, tổ chức theo đúng quy định. Tỷ lệ thủ tục hành chính được tiếp nhận và giải quyết trực tuyến qua internet ở mức độ 3 của thành phố ngày càng được nâng cao. Nha Trang xác định mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành cơ bản chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh.
Mấy tháng trở lại đây, nhiều du khách trở lại Nha Trang thật sự ngạc nhiên khi thấy đường phố thông thoáng, ngăn nắp hơn trước rất nhiều. Đó là kết quả thực hiện Nghị quyết số 18 của Thành ủy Nha Trang về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý đất đai, khoáng sản, trật tự xây dựng và trật tự, mỹ quan đô thị trên địa bàn thành phố.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị thành phố và sự đồng tình ủng hộ của người dân, chỉ sau thời gian ngắn triển khai, đường sá đã thông thoáng hơn; văn minh đô thị được nâng cao một bước.
Đồng chí Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch cho biết, ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch bền vững. Nhiều năm qua, ngành du lịch Khánh Hòa đã thực hiện nhiều giải pháp để xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện.
Đầu năm 2019, Sở đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch dành cho du khách, cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Hiện nay, thành phố Nha Trang đã triển khai các bộ quy tắc này đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để chuyển đến du khách và cộng đồng dân cư thực hiện.
Hiện tỉnh Khánh Hòa đang xây dựng Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang đến năm 2040 với tính chất khu vực lập quy hoạch là đô thị du lịch biển quốc gia và quốc tế; là trung tâm hành chính-chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh; là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục-đào tạo và y tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ-Tây Nguyên; là trung tâm du lịch, thương mại-tài chính, dịch vụ hàng hải của vùng Nam Trung Bộ và cả nước.
Quyết tâm tạo đột phá phát triển Nha Trang, đồng chí Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa chia sẻ: „Khu vực Nha Trang có tính chất đặc thù, có yếu tố nhạy cảm về cảnh quan và môi trường nên cần những ý tưởng quy hoạch mang tầm chiến lược, hiện đại và định hướng lâu dài“.

Veröffentlicht 14. Februar 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Naturschutzgebiet Pu Luong (das zu den zwei Distrikten Ba Thuoc und Quan Hoa in der Provinz Thanh Hoa gehört) – Der Charme des unberührten Landes – Pù Luông – Sức hút miền đất nguyên sơ   Leave a comment

Pù LuôngSức hút miền đất nguyên sơ

Vài năm gần đây, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (thuộc hai huyện Bá Thước và Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) trở thành điểm đến du lịch sinh thái cộng đồng nổi bật, thu hút đông đảo du khách trong nước và nước ngoài. Ðiều cốt lõi khiến du lịch Pù Luông được đánh giá cao là nỗ lực gìn giữ vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan, các giá trị văn hóa và nếp sống của đồng bào các dân tộc địa phương. 20°28′33.8″N 105°11′03.8″E
08/10/2022 – 06:09 https://nhandan.vn/pu-luong-suc-hut-mien-dat-nguyen-so-post718817.html
Chị Alena Morena và anh Leonardo Bertone, một cặp đôi người Thụy Sĩ đã ở bản Ðôn gần một tuần, vừa trở về sau chuyến trekking đỉnh Pù Luông cao 1.700m hào hứng cho biết, sẽ ở lại lâu hơn dự định, bởi quá thích nơi này và còn muốn khám phá thêm một số khu vực lân cận. Tôi không ngạc nhiên, bởi khách du lịch Âu, Mỹ thường rất chuộng du lịch sinh thái, trải nghiệm những nơi hoang sơ và xu hướng này cũng đang gia tăng mạnh ở du khách Việt, đặc biệt là giới trẻ.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông https://vi.wikipedia.org/wiki/Khu_b%E1%BA%A3o_t%E1%BB%93n_thi%C3%AAn_nhi%C3%AAn_P%C3%B9_Lu%C3%B4ng

Thiên đường giữa đại ngàn
Ðó là mỹ từ mà nhiều du khách dành cho Pù Luông khi chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm du lịch trên mạng xã hội. Và quả thật, khi đã được trải nghiệm, tôi cảm thấy Pù Luông thật sự xứng đáng. Ðến bản Ðôn (xã Thành Lâm)-nơi được coi như “trái tim” của quần thể du lịch Pù Luông, vào một ngày mùa thu trước thời điểm lúa chín vài tuần, tôi cùng đồng nghiệp hết sức ấn tượng trước tầng tầng lớp lớp ruộng bậc thang xanh tươi, tỏa hương thơm dịu, ôm lấy những nếp nhà sàn mộc mạc ven đường.
Thấy khách trầm trồ, xuýt xoa, anh Hà Văn Ðính, lái xe người bản địa, đi chậm lại để chúng tôi ngắm lâu hơn. Anh Ðính sinh ra và lớn lên ở bản Ðôn, từ năm 2018 bắt đầu chuyên chạy xe hợp đồng, đưa đón khách tham quan Pù Luông, trong khi vợ anh làm nhân viên cho một homestay trong bản. Chứng kiến mọi sự đổi thay từ khi du lịch chạm tới vùng đất này, anh kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện thú vị. Gia đình anh vẫn duy trì nghề nông song song với công việc phục vụ du lịch, bởi chúng hỗ trợ nhau.
Dạo một vòng quanh bản Ðôn, tôi có dịp quan sát các khu nghỉ dưỡng, nhà sàn cộng đồng… nổi tiếng trên các ứng dụng đặt phòng trực tuyến. Hầu hết homestay được xây dựng (hoặc cải tạo) kiểu nhà sàn của người Thái, Mường, cung cấp hai loại phòng nghỉ: phòng tập thể và phòng riêng, với giá trung bình từ 150.000-200.000 đồng/người. Rộng rãi và cao cấp hơn là các khu nghỉ được xếp hạng 3, 4 sao có giá hàng triệu đồng/đêm, nhưng cũng theo lối kiến trúc xanh: nhà bằng gỗ, lợp lá cọ, được dựng lên men theo các triền đồi nhấp nhô, lối đi rải đá cuội, đèn đường đặt trong các trụ gỗ nhỏ tỏa ra ánh sáng vàng ấm áp, vừa đủ nhìn. Không gian mở, ít bê-tông, thân thiện với môi trường, hài hòa với những cánh đồng, với rừng già và núi đá bao quanh.
bản Ðôn có những nhà nghỉ gần như hòa lẫn với thiên nhiên, bảo đảm tiện nghi cơ bản chứ không có máy điều hòa không khí, ti-vi, tủ lạnh… và đặc biệt không trang bị các sản phẩm bằng nhựa dùng một lần. Chẳng hạn như Pù Luông Treehouse của chị Lê Thị Phương Dung. Năm 2016, người phụ nữ Hà Nội từng du lịch nhiều quốc gia trên thế giới đã chọn một ngọn đồi nhỏ ở bản Ðôn để xây dựng một cụm nhà trên cây dân dã và độc đáo, có bể bơi với nguồn nước được dẫn trực tiếp từ dòng suối bên cạnh. Toàn bộ nhân viên dọn phòng, đầu bếp, hướng dẫn viên đưa khách đi trekking… của cơ sở này là dân địa phương, được đào tạo tiếng Anh và nhiều kỹ năng. Việc làm ổn định, thu nhập được cải thiện, lại có cơ hội giới thiệu nét đẹp quê hương mình tới nhiều người khác, họ không giấu niềm vui và tự hào.
Ðược biết, ở Pù Luông còn có khá nhiều khu nghỉ sinh thái do người nơi khác đến đầu tư, quản lý, phần lớn là người Hà Nội, như Lụa Pù Luông của chị Nguyễn Thị Lụa, Jungle Lodge Pù Luông của anh Bùi Việt Anh… Nắm bắt được nhu cầu du lịch sinh thái cộng đồng và cũng rút được bài học từ “vết xe đổ” của nhiều khu du lịch miền núi khác, họ hiểu giá trị lâu dài của việc tôn trọng thiên nhiên và tạo sinh kế cho cư dân bản địa sẽ góp phần mang đến hiệu quả bền vững.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông rộng khoảng hơn 17.000ha, có hệ động, thực vật phong phú và rừng nguyên sinh vùng lõi được bảo tồn nghiêm ngặt. Không chỉ bản Ðôn, các bản làng tại Pù Luông đều phát triển mạnh hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng khoảng 5 năm gần đây, phổ biến nhất là homestay (chỗ nghỉ nhà dân), phần lớn nằm tại các xã Thành Lâm, Thành Sơn, Cổ Lũng, Lũng Cao, Lũng Niệm… Những thửa ruộng bậc thang trải dài khắp các thung lũng tạo khung cảnh đẹp mắt quanh năm, từ mùa đổ ải, mùa mạ non, mùa lúa xanh, mùa lúa vàng.
Với những tán rừng xanh um và hệ thống hang động, suối, thác, Pù Luông rất phù hợp các hoạt động trải nghiệm thiên nhiên hoang dã như đi bộ, đạp xe, leo núi, chèo thuyền, tắm thác… Bên cạnh đó là bản sắc văn hóa lâu đời và đậm đà của đồng bào Thái, Mường vùng thượng nguồn sông Mã, từ phiên chợ Phố Ðòn rực rỡ muôn mầu thổ cẩm cho đến những điệu múa xòe, hát lượn, nhảy sạp duyên dáng, hay những món ăn truyền thống tươi ngon hấp dẫn. Những yếu tố đó tạo nên tính ổn định và là lợi thế lớn cho du lịch khi không phụ thuộc nhiều vào mùa vụ.

Hướng tới du lịch bền vững
Thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong chín tháng đầu năm 2022 huyện Bá Thước đón 60.452 lượt khách du lịch, tăng 144% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó khách quốc tế 3.201 lượt. Còn theo một báo cáo mới đây của Ủy ban nhân dân huyện Bá Thước, Khu du lịch Pù Luông hiện có 73 cơ sở lưu trú, công suất đón khách đạt hơn 1.200 lượt khách/ngày đêm, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 400 lao động địa phương.
Ông Trương Văn Minh, Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Bá Thước, nhận định: “Khách đến với Pù Luông phần lớn đều muốn tham gia các hoạt động trải nghiệm văn hóa, khám phá cảnh quan thiên nhiên, kết hợp nghỉ dưỡng. Do vậy, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch thực hiện hoạt động khảo sát, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, định hướng xây dựng sản phẩm phù hợp trong những tháng cuối năm. Trong đó, tập trung phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe như tắm lá, trị liệu thảo dược; tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, khám phá văn hóa bản địa”.
Cuối tháng 8 vừa qua, huyện đã phối hợp Khoa Quản trị Du lịch (Trường đại học Hà Nội) và tổ chức GRET (Pháp) mở lớp tập huấn về du lịch sinh thái và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch Pù Luông cho 34 chủ cơ sở lưu trú cộng đồng trên địa bàn. Với tiềm năng, thế mạnh phong phú, Pù Luông đã và đang là mục tiêu của nhiều dự án cộng đồng như “Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và trồng dược liệu trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giai đoạn 2022-2030”, hay “Tăng cường và phát triển năng lực hành động cho phụ nữ dân tộc thiểu số nhằm phát triển sinh kế và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giai đoạn 2021-2023”…
Thời gian qua, để tiết kiệm quãng đường và thời gian di chuyển, vừa giảm chi phí và gia tăng thời gian lưu trú, trải nghiệm cho du khách, nhiều đơn vị lữ hành cũng đã nhanh nhạy xây dựng các tour tuyến du lịch mang tính liên kết, bởi từ Pù Luông kết nối với quần thể danh thắng Tràng An-Ninh Bình chỉ khoảng 100km, với thành phố Thanh Hóa và thành phố Sầm Sơn 120km, với các điểm du lịch cộng đồng Mai Châu (Hòa Bình) và Mộc Châu (Sơn La) chừng 40-100km, với Thủ đô Hà Nội khoảng 170km…
Dự kiến, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông sẽ diễn ra một sự kiện thể thao, quảng bá du lịch mang tầm quốc tế và được mong chờ. Ðó là giải chạy Marathon băng rừng Việt Nam (Vietnam Jungle Marathon), khai màn vào ngày 15/10. Ðược Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp Topas Travel (Hà Nội) tổ chức liên tục từ năm 2017 (trừ năm 2021 do dịch Covid-19), giải thu hút hàng nghìn vận động viên chuyên nghiệp và không chuyên, du khách trong nước và quốc tế.
Theo Ban tổ chức, năm nay số lượng vận động viên quốc tế đăng ký tăng cao hơn so với giải lần gần đây nhất vào năm 2020, qua đó đã khẳng định sức hút của vẻ đẹp Pù Luông, cũng như thương hiệu của giải. Ông David Lloyd, đại diện Topas Travel chia sẻ: “Tôi đến Pù Luông lần đầu năm 2014 và nhận thấy ngay những con đường mòn đủ sức mang đến cho người chạy cảm giác phiêu lưu và thăng hoa. Một nơi xa xôi nhưng đẹp như tranh vẽ, thích hợp với giải Marathon băng rừng Việt Nam”.
Cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng việc phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Pù Luông không chỉ có những thành quả, những mặt tích cực. Ở chiều ngược lại, tình trạng chiếm dụng đất và xây dựng trái phép cũng diễn ra, đòi hỏi chính quyền địa phương vào cuộc xử lý nghiêm. Cơ sở vật chất lưu trú và dịch vụ ăn uống tuy được nâng cao cả số lượng và chất lượng, nhưng lại chưa có quy hoạch dài hạn về xử lý rác thải, bảo vệ nguồn nước.
Lực lượng hướng dẫn viên, lao động phục vụ trực tiếp còn nhiều hạn chế để hướng tới chuyên nghiệp, như kém về ngoại ngữ, công nghệ; một số hoạt động tự phát, chẳng hạn như leo núi, tiềm ẩn những rủi ro mà chưa có quy chế quản lý; thông tin chính thống giới thiệu, quảng bá đến du khách còn sơ sài, ít cập nhật… Mặc dù Pù Luông vẫn đang ghi dấu ấn tốt đẹp nhưng khó có thể khẳng định sức hấp dẫn ấy duy trì được bao lâu. Bởi thế, du lịch Pù Luông vẫn cần rất nhiều sự quan tâm và các giải pháp đồng bộ, kịp thời, để tiếp tục là “nam châm” hút khách đến với miền tây Thanh Hóa.

Veröffentlicht 9. Oktober 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Das etwa 170 km von Hanoi entfernte Naturschutzgebiet Pu Luong hat sich in den letzten Jahren einen bemerkenswerten Namen auf der nördlichen Touristenkarte gemacht und wird als „Resortparadies“ mit erschwinglichen Preis verglichen – Đến Pù Luông để hòa mình vào thiên nhiên xanh biếc   Leave a comment

Đến Pù Luông để hòa mình vào thiên nhiên xanh biếc

Cách Hà Nội khoảng 170km, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông là cái tên đáng chú ý trên bản đồ du lịch miền bắc vài năm gần đây, được ví như một “thiên đường nghỉ dưỡng” với chi phí dễ chịu và có thể đi ngắn ngày. 20°28′03.7″N 105°11′28.2″E
27/08/2022 – 06:11 https://nhandan.vn/den-pu-luong-de-hoa-minh-vao-thien-nhien-xanh-biec-post712364.html

Pù Luông ở đâu?
Pù Luông không phải là một đơn vị hành chính mà có tên đầy đủ là khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, thuộc địa phận hai huyện Bá Thước và huyện Quan Hóa, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 150km về phía tây bắc. Có diện tích hơn 17.600 ha, nằm ở độ cao 1700m so với mực nước biển, khu vực này gồm núi non bao phủ bởi rừng rậm, nhiều suối, thác lớn nhỏ, hang động… xen lẫn các thung lũng ruộng bậc thang và bản làng của người Thái, người Mường.
“Pù Luông” trong ngôn ngữ dân tộc Thái bản địa nghĩa là “đỉnh núi cao nhất vùng”. Khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị lớn về đa dạng sinh học cũng như tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.

Nên đi mùa nào?
Hằng năm, Pù Luông có hai mùa lúa chín vàng vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 và cuối tháng 9, đầu tháng 10. Đây cũng là hai dịp cao điểm nhất, thu hút đông khách du lịch nội địa cả đi tour lẫn đi tự túc. Hoặc khoảng thời gian trước đó (tháng 3,4 và tháng 7,8) cũng rất đẹp với màu xanh rờn của cây cối, lúa non… thích hợp cho du khách đi tránh nóng, nghỉ ngơi cuối tuần.
Ngoài ra, các thời điểm khác cũng có nhiều điều thú vị riêng, chẳng hạn như các tháng cuối năm rất yên tĩnh, mù sương, ruộng bậc thang nước đổ lung linh…

Di chuyển đến Pù Luông
Từ Hà Nội, du khách có nhiều lựa chọn đi xe khách từ các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, chọn các nhà xe có tuyến đến thị trấn Cành Nàng (trung tâm huyện Bá Thước) rồi bắt xe ôm hoặc taxi đi thêm hơn 20km để đến các bản làng đã phát triển du lịch như bản Đôn, bản Báng… của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Giá vé xe khách một chiều khoảng 150.000 đồng.
Hiện nay, nhiều khu nghỉ dưỡng ở Pù Luông đã kết hợp với các dịch vụ đưa đón tận nơi và chất lượng cao, du khách đặt phòng tại đâu thì có thể liên hệ trực tiếp để đặt xe đón ở một số điểm trung tâm Hà Nội đến thẳng nơi lưu trú ở Pù Luông, giá vé từ 250.000-300.000 đồng/chiều.
Ngoài ra, du khách dùng phương tiện cá nhân (xe máy, ô-tô) cũng di chuyển dễ dàng theo chỉ dẫn của các ứng dụng bản đồ trực tuyến, đường Quốc lộ 6, Quốc lộ 15C… đều đẹp và bằng phẳng, nhiều điểm dừng nghỉ.
Du khách từ các tỉnh, thành phố xa hơn hoặc ở phía nam có thể lựa chọn di chuyển đường hàng không, đến sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) rồi tiếp tục thuê xe máy hoặc taxi để đến Pù Luông. Với khoảng cách 100km, giá taxi dao động từ 1-1,5 triệu đồng tùy loại xe.

Lưu trú
Các bản làng tại Pù Luông mới phát triển hoạt động du lịch khoảng 5 năm trở lại đây, hình thức lưu trú phổ biến nhất là homestay (chỗ nghỉ nhà dân) và đa phần nằm tại địa bàn các xã Thành Lâm, Cổ Lũng, Thành Sơn, Lũng Cao…
Hầu hết homestay được xây dựng (hoặc cải tạo) theo kiến trúc nhà sàn của cư dân bản địa, cung cấp hai loại phòng nghỉ: phòng tập thể và phòng riêng, với giá từ 150.000-200.000 đồng/người.
Các homestay có bán phòng trên các nền tảng đặt phòng trực tuyến, hoặc có trang Facebook riêng. Một số homestay được du khách trong và ngoài nước đánh giá cao như: Tai Dam (Tay Đằm), Thơ Hà, Duy Phương, Nguyễn Lan, Bản Hiêu, Riverside Lodge, Rice Road, Inh Lả Home…
Cao cấp và tiện nghi hơn là các khu nghỉ dưỡng được đầu tư bài bản, khuôn viên rộng rãi, có hồ bơi, trang trí đặc sắc, có thể kể đến Pù Luông Retreat, Pù Luông Natura Bungalows, Bocbandi Retreat, Pù Luông Eco Garden, Pù Luông Jungle Lodge, Pù Luông Ecocharm, Pù Luông Treehouse… Giá phòng dao động từ 800.000 đồng cho đến 3 triệu đồng/đêm, tùy diện tích phòng và “view lúa”, ngày thường hoặc ngày lễ…
Đặc điểm nổi bật của đa phần homestay, resort ở Pù Luông là không gian mở, ít bê-tông hóa, sử dụng nhiều vật liệu địa phương, hài hòa với cảnh quan chung quanh. Gắn với xu hướng du lịch sinh thái và bền vững, nhiều phòng nghỉ đảm bảo tiện nghi cơ bản nhưng không trang bị tivi hay điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh…

Một số điểm tham quan, trải nghiệm
Chợ phiên Phố Đoàn (còn gọi là Phố Đòn) họp vào sáng thứ 5 và sáng chủ nhật hằng tuần, nơi mua bán trao đổi hàng hóa, nông sản vùng cao và trải nghiệm các món ăn đặc sản.
Bản Kho Mường, nằm trong một thung lũng biệt lập nhưng có ruộng bậc thang trải rộng rất đẹp, du khách đến đây có thể kết hợp tham quan hang Dơi với những nhũ đá triệu năm và thảm rêu xanh rì.
Làng Tôm hoặc Suối Chàm, nơi có những guồng nước khổng lồ và trải nghiệm lênh đênh trên sông bằng chiếc bè kết bằng tre nứa. Thời gian tour chèo bè là 1 giờ, mỗi bè có thể chở 8-14 người, giá 50.000 đồng/người.
Đỉnh Pù Luông cao khoảng 1.700m, hành trình trekking kéo dài khoảng 6 tiếng đồng hồ rất hấp dẫn giới trẻ Việt Nam và du khách nước ngoài mê leo núi vì thiên nhiên ngoạn mục trên đường đi và biển mây bồng bềnh khi lên tới đỉnh.
Son-Bá-Mười là 3 bản trên cao và nằm kề nhau, nơi có cung đường tham quan hùng vĩ, hiểm trở, quanh năm mát lạnh, mây mù bao phủ, trồng nhiều dược liệu, cam ngọt.
Bản Hiêu, nơi có thác Hiêu trong vắt, mát lạnh dưới tán rừng, nhiều chỗ trũng tạo thành “bể bơi” thiên nhiên tuyệt đẹp.
Bản Ươi, nổi tiếng với đồi cọ khổng lồ, độc đáo.
Bản Lặn, nơi có nghề dệt thổ cẩm truyền thống lâu đời của người Thái Đen.
Ẩm thực, quà lưu niệm
Tất cả homestay, resort ở Pù Luông đều có phục vụ ăn uống tại chỗ, món ăn theo thực đơn hoặc theo suất, giá trung bình 120.000-200.000 đồng/người. Các đặc sản nổi bật là vịt Cổ Lũng, ốc đá, gà đồi, cá suối, lợn bản, măng chua, các loại rau rừng, nộm hoa chuối, cơm lam… Nước chấm, gia vị chấm đều được thêm hạt dổi rất thơm và độc đáo. Ngoài ra, tại bản Đôn, bản Hiêu (nơi tập trung đông cơ sở du lịch) có các nhà hàng Pù Luông 0km, Pù Luông Buffalo… được thực khách đánh giá cao.
Để làm quà cho người thân, bạn bè, du khách có thể mua các sản phẩm túi, ví, khăn, vỏ gối… bằng thổ cẩm thủ công tại chợ phiên Phố Đoàn hoặc các bản có nghề dệt, hoặc mua cơm lam, bánh gai, nem chua… dọc đường về. Một kinh nghiệm hữu ích là nhờ lễ tân hoặc các nhân viên khu nghỉ mua giúp, thường thì họ sẽ nhờ người nhà hoặc người dân trong bản làm theo yêu cầu, rất nhanh và giá cả phải chăng.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông https://vi.wikipedia.org/wiki/Khu_b%E1%BA%A3o_t%E1%BB%93n_thi%C3%AAn_nhi%C3%AAn_P%C3%B9_Lu%C3%B4ng

Veröffentlicht 29. August 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

In der brütenden Hitze mitten im Sommer arbeiten Schiffsmechaniker immer noch fleißig mit Hämmern, Sägen … – Trong cái nóng hầm hập giữa mùa hè, những người thợ sửa tàu vẫn cần mẫn tay búa, tay cưa…   Leave a comment

Nhọc nhằn nghềchữa bệnhcho tàu

Trong cái nóng hầm hập giữa mùa hè, những người thợ sửa tàu vẫn cần mẫn tay búa, tay cưa… để chữa lành những chiếc tàu biển, chuẩn bị cho những chuyến ra khơi.
19/07/2022 – 06:17 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/nhoc-nhan-nghe-chua-benh-cho-tau-20220716231740863.htm

Sửa tàu cũng như bắt bệnh cho người
Đi dọc tuyến đê biển các xã Hưng Lộc, Ngư Lộc, Đa Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc, Hoa Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa), không khó để bắt gặp những cơ sở sửa chữa tàu cá. Sau những chuyến bám biển dài ngày, sóng gió, bão tố quăng quật, tàu lại được những người thợ ở đây khám chữa, „bắt bệnh“.
Dưới cái nắng oi ả của mùa hè, người thợ sửa tàu miệt mài tay hàn, tay búa bên những khối sắt đen sì. Chốc chốc, chùm ánh sáng xanh, đỏ từ những mũi hàn lóe lên rồi tắt vụt.
Xưởng sửa chữa tàu biển của gia đình ông Nguyễn Văn Thuận (SN 1966, ở thôn Phú Mỹ, xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc) dù quá trưa vẫn nghe tiếng máy nổ xình xịch, tiếng cưa, đục, sơn trét…
Xưởng của gia đình ông Thuận không chỉ có tàu của ngư dân ở Hậu Lộc mà cả tàu ở Sầm Sơn, Nghi Sơn, Quảng Xương, thậm chí cả các tỉnh khác cũng được đưa về.
Theo ông Thuận, việc sửa tàu cũng như bắt bệnh cho người, bệnh nặng thì thời gian sửa chữa sẽ dài hơn. Làm nghề này phải bền bỉ, suốt ngày phơi nắng, nhất là công đoạn tháo và đóng bulông tốn hao nhiều sức lực. Có công đoạn cả ngày phải ngồi khom lưng dưới đáy con tàu, người lớn tuổi rất đau mỏi lưng.
„Để những con tàu có thể trụ vững, không bị vỡ trước gió bão, sóng quật, người thợ sửa tàu cũng như bác sĩ, không chỉ có tâm huyết mà tay nghề phải giỏi“, ông Thuận chia sẻ.
Hàng chục năm trong nghề, theo ông Thuận, dù vất vả, cơ cực nhưng nghề này cho thu nhập ổn định. Thợ phụ thu nhập khoảng 300.000-400.000 đồng/ngày, mỗi tháng tính ra cũng kiếm gần chục triệu đồng, đủ trang trải cuộc sống gia đình. Thợ chính thì công được tính ở mức khác hẳn.
Trong xưởng của anh Hoàng Văn Duyến, ở xã Ngư Lộc, các công nhân đang cặm cụi làm việc bên những cỗ máy cồng kềnh, ám mùi dầu nhớt, với đủ loại linh kiện máy móc.
Vừa thoăn thoắt giáng những nhát búa rắn rỏi, thợ sửa tàu Hoàng Văn Duyến vừa say sưa kể những câu chuyện nghề mà ông đã gắn bó hàng chục năm nay.
Theo ông Duyến, thợ đóng tàu cực nhọc không thua kém thợ phụ hồ nhưng khác ở chỗ, nghề này buộc người thợ phải tỉ mỉ, chính xác và trách nhiệm. Làm nghề này phải bền bỉ, suốt ngày phơi nắng, nhất là công đoạn tháo và đóng chốt tốn hao sức lực, muốn làm vỏ tàu bền, đẹp, chắc chắn, những người thợ phải giỏi nghề mộc và có sức khỏe.
Kinh nghiệm từng trải giúp anh Duyến có thể chẩn đoán khá chính xác những hỏng hóc bằng việc nghe máy tàu, thậm chí, đôi khi chỉ cần nghe mô tả triệu chứng qua điện thoại.
„Có những cuộc gọi lúc nửa đêm. Khi nhận được tin, tôi yêu cầu chủ tàu nói rõ biểu hiện của chiếc tàu. Nhiều lúc tôi thức tới sáng để hỗ trợ ngư dân sửa chữa tàu bị hỏng hóc trên biển. Nếu tàu bị hỏng một phụ tùng nào đó, tôi phải tìm cách gửi phụ tùng ấy ra biển cho họ thay thế“, anh Duyến chia sẻ.

Lo nghề mai một
Ông Thuận cho biết, trước đây vùng này có tên là làng Hà Bạc, là làng thợ thuyền nức tiếng gần xa với nhiều thợ giỏi. Bấy giờ, làng chỉ sửa các loại phương tiện nhỏ, đánh bắt gần bờ.
Thấy được nhu cầu của người đi biển, sẵn nghề, ông Thuận đã mạnh dạn đầu tư mở một xưởng sửa chữa nhỏ. Tuy nhiên, thời gian đầu có thợ, có nghề, nhưng đồ dùng, cái gì cũng thiếu. Để đưa một con tàu lên cạn phải huy động hàng chục thợ thuyền dùng sức kéo tàu trên những con lăn. Công cụ của thợ thì cũng chỉ vài ba cái đục, cưa, bào… chứ không có máy móc, đường tải như bây giờ.
Những năm qua, xưởng sửa chữa tàu của ông Thuận luôn duy trì, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng chục lao động với mức thu nhập 350.000-380.000 đồng/ngày. Thời kỳ vàng son, vào những năm 2012, 2013, ở xưởng ông luôn có 30-40 lao động, mỗi năm sửa chữa cả trăm con tàu.
Ông chủ xưởng sửa chữa này cũng cho biết, tính đến nay, huyện Hậu Lộc có khoảng gần 700 tàu cá, trong đó có gần 300 phương tiện khai thác xa bờ. Trong khi, cả huyện hiện chỉ có 3 cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền đủ điều kiện hoạt động.
Điều ông Thuận lo lắng chính là việc đào tạo lớp thợ kế cận. Để thu hút được lớp trẻ học nghề này hiện rất khó vì nghề vất vả, khó cạnh tranh được với nhiều ngành nghề khác. Hiện đa số lao động trong xưởng của ông đều đã ở độ tuổi trung niên.
„Bọn trẻ bây giờ thấy nghề này vừa vất vả lại làm việc trong môi trường bụi bặm, dầu mỡ đen đúa nên không mặn mà theo. Chỉ sợ rằng hết thời của chúng tôi là nghề cũng mất theo luôn“, ông Thuận trăn trở.

Veröffentlicht 24. Juli 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Bei kaltem Wetter tragen die Frauen am Fischerhafen von Ngu Loc immer noch fleißig 30-40 kg Eis auf ihren Schultern. Das Einkommen für diese harte Arbeit beträgt nur 5.000 VND/Fahrt vom Kai zum Boot – Trong tiết trời giá lạnh, những người phụ nữ ở bến cá Ngư Lộc vẫn cần mẫn vác những cây đá lạnh nặng 30-40 kg trên vai. Thu nhập cho công việc nặng nhọc này chỉ 5.000 đồng/chuyến từ bến xuống thuyền   Leave a comment

Những phụ nữ mưu sinh bằng nghềvác mùa đôngtrên vai

Trong tiết trời giá lạnh, những người phụ nữ ở bến cá Ngư Lộc vẫn cần mẫn vác những cây đá lạnh nặng 30-40 kg trên vai. Thu nhập cho công việc nặng nhọc này chỉ 5.000 đồng/chuyến từ bến xuống thuyền
08/03/2022 – 14:08 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/nhung-phu-nu-muu-sinh-bang-nghe-vac-mua-dong-tren-vai-20220307233257146.htm

Không có ruộng và cũng không thể đi xa kiếm công việc khác, những người phụ nữ ở ven biển Ngư Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) hàng chục năm qua vẫn cần mẫn làm những công việc cực nhọc, vốn chỉ dành cho đàn ông. Khi những chuyến tàu từ ngoài khơi trở về, công việc của họ là khiêng cá về kho đông lạnh. Đến giờ tàu đi, họ khiêng thực phẩm, đồ dùng, đá ướp lạnh xuống tàu.
Công việc vác đá lạnh nặng nhọc là thế nhưng vẫn có hàng chục phụ nữ mưu sinh chính bằng cái nghề „vác mùa đông“ trên vai này.
Về cửa biển Ngư Lộc, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ tuổi ngoại tứ tuần vẫn tay không bốc từng cây đá lạnh buốt, nặng hàng chục cân rồi nhanh chóng đưa lên vai „cõng“ xuống tàu, chuẩn bị cho hành trình đi xa đánh bắt cá.
Nghề này cực nhất là vào mùa đông. Dù những cây đá được bọc trong bao tải và người vác đã phải trang bị mũ, áo mưa chống thấm nhưng cái buốt lạnh vẫn thấu vào tận bên trong, khiến các „phu đá“ không khỏi run người.
Theo các ngư dân, mỗi tàu khi ra khơi cần khoảng 1 – 1,5 tấn đá để ướp hải sản cho chuyến đánh bắt từ 6 – 7 ngày. Mỗi cây đá vận chuyển từ đê xuống thuyền được trả 5.000 đồng. Như vậy, để có thu nhập 200 – 300 ngàn đồng, mỗi người phải vác trên vai 40 – 60 cây đá.
Bà Nguyễn Thị Thúy (xã Ngư Lộc) chia sẻ: „Nghề bốc vác đá nặng nhọc, người ta gọi cái nghề bán sức khỏe, mua bệnh tật, đàn ông còn thấy cực. Nhưng không làm công việc này thì chúng tôi cũng không biết kiếm nghề gì khác. Lúc tàu về thì chúng tôi vận chuyển cá lên bờ rồi lại mang đá, dầu xuống tàu. Lúc tàu đi rồi thì tranh thủ phân loại hải sản hay bóc tôm, xẻ thịt cá…“.
Cũng theo bà Thúy, nghề „phu đá“ không chỉ đòi hỏi sức khỏe mà còn phải có kinh nghiệm, nếu không sẽ dễ bị thương vì đá rơi trúng chân hay dễ vấp phải những vỏ sò, vỏ hến… Mùa nào vác đá cũng vất vả nhưng mùa đông thì khổ hơn gấp bội lần bởi vừa chịu cái lạnh cắt da của thời tiết vừa bị những tảng đá nặng, buốt lạnh đè trên vai…
„Cực nhọc nhưng đó là nghề nuôi sống gia đình. Con cái chúng tôi ăn học cũng dựa vào đó cả vì chồng đi theo tàu làm thuê, chuyến được, chuyến không, thu nhập cũng bấp bênh lắm. Hồi mới làm, chân tay tôi đau nhức, những tảng da trên vai cứ cháy thành lớp sừng rồi bong ra, bong hết lớp này đến lớp khác nhưng lâu dần không biết đau đớn nữa, nó chai lì đi“, chị Hoàng Thị Xuân (xã Hải Lộc) bộc bạch.
Bà Phạm Thị Oanh (Ngư Lộc) cho biết, phụ nữ vùng biển chỉ biết bóc tôm, bóc ghẹ, chạy chợ… nhưng chừng ấy việc thôi thì không đủ tiền để nuôi con. Vác đá nặng nhọc nhưng còn có tiền cho con ăn học.
Bà Oanh vẫn còn may mắn hơn nhiều người phụ nữ ở làng biển này, bởi vất vả, nhọc nhằn nhưng bà vẫn còn niềm hạnh phúc ngày đêm mong ngóng chồng đi biển trở về. Nhiều góa phụ, chồng chết ngoài biển khơi, một mình phải tần tảo làm thuê nuôi con ăn học.
„Dịch giã như thế này mà có công việc, có thu nhập đều đều cũng đã may mắn rồi, cực nhọc mấy chúng tôi cũng chịu được, chứ như thời điểm dịch hay mùa mưa bão, tàu không ra khơi, chẳng biết làm gì để mưu sinh“, bà Oanh cười buồn.

Veröffentlicht 9. März 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Gegrillte Fischspezialitäten bringen Milliarden von Dong ein – Xuyên đêm „hít khói“, nướng cá đặc sản thu cả tỷ đồng cận Tết   Leave a comment

Xuyên đêmhít khói„, nướng cá đặc sản thu cả tỷ đồng cận Tết

Dù đã tăng công suất gấp đôi từ đầu tháng Chạp thế nhưng vào những ngày cận Tết năm nào, làng cá nướng ở cửa biển Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) cũng không đủ hàng phục vụ khách.    19°55′47.1″N 105°57′38″E
14-01-2022 https://dantri.com.vn/tet-2022/xuyen-dem-hit-khoi-nuong-ca-dac-san-thu-ca-ty-dong-can-tet-20220109130753332.htm

Tăng công suất gấp đôi ngày thường
Những ngày này, cơ sở nướng cá biển của gia đình bà Trần Thị Hóa (SN 1960, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc) luôn nhộn nhịp không khí lao động. Người vận chuyển cá từ kho, người mang rã đông, người trực lò nướng… Thời điểm này, ngoài 4 lao động chính, gia đình bà Hóa phải thuê thêm 3 lao động để kịp làm hàng phục vụ Tết.
Theo bà Hóa, những tháng bình thường, gia đình tiêu thụ khoảng 15 tấn cá các loại, thì tháng giáp Tết, sản lượng tiêu thụ tăng hơn gấp đôi, khoảng 40 tấn cá các loại, riêng cá thu lên đến 20 tấn. Để có được số lượng hàng lớn, mỗi ngày lao động làm việc tại gia đình bà Hóa từ 3h sáng đến 22h đêm.
Với kinh nghiệm hàng chục năm làm nghề, từ tháng 11 đến khoảng tháng 2 âm lịch là thời điểm con cá béo, nhiều thịt nhất, đây là cũng là thời điểm chuẩn bị cho vụ xuất hàng lớn nhất trong năm.
Để nướng những mẻ cá chín đều, thịt bên trong thơm ngọt, người nướng cá phải có sự tỉ mỉ, khéo léo trong từng công đoạn, mỗi thợ lò sẽ có một công thức nướng cá riêng, tạo nên thương hiệu của làng nghề.
Cũng theo bà Hóa, không riêng gì gia đình bà, cả làng hàng chục hộ làm nghề nướng cá và tăng công suất gấp đôi nhưng cận Tết thường „cháy“ hàng.
Cũng như gia đình bà Hóa, chị Nguyễn Thị Thủy (thôn Thắng Lộc, xã Ngư Lộc) cũng đang tất bật với công việc nướng cá.
Theo chị Thủy, những tháng bình thường, thị trường tiêu thụ chính của gia đình chị Thủy là một số thương lái ở thành phố Thanh Hóa và các huyện lân cận; các nhà hàng, khách sạn lớn… nên sản lượng tiêu thụ duy trì ổn định.
Tuy nhiên, vào dịp Tết, nhu cầu mua cá nướng làm quà biếu tăng cao, nên sản lượng tiêu thụ cũng tăng gấp 2 đến 3 lần. Gia đình phải thêm lao động, thêm lò nướng để kịp đơn hàng.
„Dù đã tăng công suất nhưng năm nào ngày cận Tết chúng tôi cũng không nhận đơn nữa vì không có người làm“, chị Thủy cho biết.

Tết ấmnhờ nghề nướng cá
Nghề này tuy vất vả, ngày nào cũng lấm lem than khói, làm từ tinh mơ đến tối mịt nhưng mang lại thu nhập ổn định cho các gia đình. Những lao động làm thuê cũng có mức thu nhập khá. Đặc biệt, nhiều lao động ở độ tuổi 50-60, các công ty không nhận nữa nhưng họ vẫn được làm ở các cơ sở nướng cá.
Doanh thu cơ sở cá nướng của gia đình bà Hóa ngày thường rơi vào khoảng 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/tháng. Tuy nhiên, tháng cuối cùng của năm, doanh thu lên đến gần 3 tỷ đồng; lương trả cho người lao động cũng tăng từ 5 triệu đồng/tháng lên 8-9 triệu đồng/tháng.
„Gia đình tôi 3 đời làm nghề nướng cá, nghề này giúp cho gia đình có thu nhập ổn định, nuôi con cái học hành và đặc biệt là Tết đủ đầy hơn“, bà Hóa nói.
Chị Nguyễn Thị Hương, một người làm thuê cho một cơ sở nướng cá ở đây chia sẻ: „Ngày Tết đơn hàng tăng nên thời gian làm việc của mình cũng nhiều hơn, thù lao trả cũng cao hơn, gần như gấp đôi tháng bình thường. Vất vả một chút nhưng cả cái Tết trông chờ cả vào nghề này nên cũng phải cố gắng“.
Ông Nguyễn Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc cho biết: „Trên địa bàn xã Ngư Lộc có hàng chục hộ gia đình nghề nướng cá biển. Nghề này không chỉ là nghề mang lại thu nhập ổn định cho người dân mà còn tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động địa phương, đặc biệt là dịp Tết. Chúng tôi mong thị trường Tết năm nay sẽ khởi sắc, bà con tiêu thụ lượng hàng lớn để bù lại những thiệt hại trong năm do dịch bệnh gây ra“.

Veröffentlicht 14. Januar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Der höchste Tet-Bonus in Thanh Hoa beträgt fast 69 Millionen VND – Thưởng Tết cao nhất tại Thanh Hóa gần 69 triệu đồng   Leave a comment

Thưởng Tết cao nhất tại Thanh Hóa gần 69 triệu đồng

Báo cáo nhanh từ Sở Lao động- Thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa (LĐ-TB&XH), doanh nghiệp tại địa phương này có mức thưởng cao nhất là 68,6 đồng/người.
31/12/2021 – 16:30 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/thuong-tet-cao-nhat-tai-thanh-hoa-gan-69-trieu-dong-20211231161026708.htm
Hơn 1000 doanh nghiệp tại Thanh Hóa báo cáo mức thưởng Tết cho người lao động.Thưởng cao nhất gần 69 triệu đồng
Tính đến chiều ngày 31/12, có 1.363 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn báo cáo về tình hình tiền lương, 1.312 DN báo cáo thưởng Tết dương lịch; 1.314 DN báo cáo mức thưởng Tết âm lịch.
Cụ thể, thưởng Tết dương lịch, nhóm các Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có 5 DN dự kiến thưởng; Công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước có 12 DN; DN dân doanh có 1.251 đơn vị và DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có 44 đơn vị dự kiến thưởng Tết Dương lịch.
Theo đó, nhóm các Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có dự kiến mức thưởng trung bình là 340.000 đồng/người; Công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước 1,24 triệu đồng/người; DN dân doanh 570.000 đồng/người; DN FDI 140.000 đồng/người.

Dự kiến, mức thưởng Tết Dương lịch cao nhất là loại hình DN dân doanh với mức 68.600.000 đồng/người; thấp nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với mức 50.000 đồng/người.
Dự kiến mức thưởng cao nhất của Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là 2 triệu đồng/người; Công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước 58,3 triệu đồng/người; DN dân doanh 68,6 triệu đồng/người; DN FDI 51 triệu đồng/người.
Dự kiến mức thưởng thấp nhất của nhóm các Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là 200.000 đồng/người; Công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước 200.000 đồng/người; DN dân doanh 100.000 đồng/người; DN FDI 50.000 đồng/người.
Đối với tiền thưởng Tết Nguyên đán Tân Sửu 2022, có 1.314 DN có dự kiến kế hoạch thưởng Tết cho 159.17 lao động.
Trong đó, nhóm các Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có mức thưởng trung bình là 3.030.000 đồng/người; Công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là 3.350.000 đồng/người; DN dân doanh là 6,1 triệu đồng/người; DN FDI là 3,81 triệu đồng/người.
Dự kiến mức thưởng cao nhất ở các DN là 68,6 đồng/người thuộc về loại hình DN dân doanh; thấp nhất của các DN có kế hoạch thưởng là 100.000 đồng/người thuộc về loại hình DN Dân doanh; DN FDI.
Dự kiến mức thưởng cao nhất của Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là 30 triệu đồng/người; Công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là 58,3 triệu đồng/người; DN Dân doanh 68,6 triệu đồng/người; DN FDI 46 triệu đồng/người.
Dự kiến mức thưởng thấp nhất của nhóm các Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là 500.000 đồng/người; Công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước một triệu đồng/người; DN dân doanh 100.000 đồng/người; DN FDI 100.000 đồng/người.

Không có doanh nghiệp nợ lương
Về tiền lương năm 2021, có 1.363 DN có báo cáo tình hình tiền lương cho 165.893 lao động. Trong đó có 5 Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 13 công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước; 1.294 DN dân doanh và 51 DN FDI có báo cáo.
Cụ thể, tiền lương thực tế bình quân của các DN báo cáo là: Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là 6,5 triệu đồng/người/tháng; Công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là 7,4 triệu đồng/người/tháng; DN dân doanh là 6,3 triệu đồng/người/tháng; DN FDI là 6,1 triệu đồng/người/tháng.
Tiền lương của người lao động được trả cao nhất là loại hình DN dân doanh với mức 99 triệu đồng/người/tháng; thấp nhất là 3,1 triệu đồng/người/tháng thuộc về loại hình Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, DN Dân doanh và DN FDI.
Cũng theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa, không có doanh nghiệp báo cáo nợ lương năm 2021.

Veröffentlicht 31. Dezember 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Entfliehen Sie der Armut indem Sie auf dem Gipfel des Berges „grüne goldene“ Bäume pflanzen – Thoát nghèo nhờ trồng cây „vàng xanh“ trên đỉnh núi   Leave a comment

Thoát nghèo nhờ trồng cây vàng xanhtrên đỉnh núi

Chỉ 3 năm trồng đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, cây vầu đang được mệnh danh là „vàng xanh„, cây xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc nơi thượng nguồn sông Lò.
25/12/2021 – 20:44 https://dantri.com.vn/an-sinh/thoat-ngheo-nho-trong-cay-vang-xanh-tren-dinh-nui-20211225080734502.htm
Công tác giảm nghèo, thoát nghèo bền vững đối với vùng dân tộc thiểu số miền núi tại Thanh Hóa vẫn luôn là bài toán khó. Tại huyện Quan Sơn (Thanh Hóa), những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm mạnh nhờ tìm được giống cây chủ lực phù hợp giúp người dân thoát nghèo, đó là cây vầu.
Trước đây, vầu là giống cây mọc tự nhiên trong rừng, không có nhiều giá trị kinh tế. Khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tìm đến thu mua cây vầu, mở ra hướng mới trong phát triển kinh tế cho địa phương.
Gia đình ông Vi Văn Piên (bản Hậu, xã Tam Lư) trồng 4 ha vầu có tuổi đời 5 năm. Theo ông Piên với mỗi ha vầu sẽ cho thu nhập từ 45-50 triệu đồng, thậm chí 70 triệu đồng/ha nếu cây sinh trưởng tốt. Mỗi năm gia đình ông có thể thu về khoảng hơn 200 triệu đồng từ rừng vầu.
Ngoài thu nhập từ rừng vầu, ông Piên còn ươm giống vầu để cung cấp cho bà con tại địa phương, bán đi cả các huyện khác trong tỉnh.
„Hiện nay nhu cầu lấy giống rất lớn, mỗi năm, gia đình cung cấp khoảng 6 vạn cây giống, năm nay có khả năng tăng lên. Khí hậu và thổ nhưỡng ở đây rất phù hợp với cây vầu, không những vậy còn dễ trồng và không mất nhiều công chăm sóc. Giống vầu phát triển nhanh, chỉ 3 năm là có thể thu hoạch nhưng lại có vòng đời tới 50 năm“, ông Piên chia sẻ.
Cũng như gia đình ông Piên, nhiều gia đình khác tại Tam Lư cũng đang làm giàu từ cây vầu. Chị Lò Thị Lan (trú bản Hậu, xã Tam Lư) có 4 ha vầu, cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm.
„Nhờ việc nhân giống và phát triển diện tích vầu đã đem lại đời sống ấm no cho bà con. Mấy năm nay, gia đình tôi bán giống vầu đem lại thu nhập ổn định, có điều kiện xây sửa nhà cửa, mua sắm các trang thiết bị phục vụ đời sống, nuôi các con học đại học“, chị Lan cho biết.
Được biết, hiện người dân xã Tam Lư có thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đạt 40 triệu đồng/người/năm, xã cũng đã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019.
Không chỉ mang lại thu nhập cho người trồng, nhiều lao động địa phương cũng được tạo việc làm như khai thác cây, đưa từ trên núi xuống hay sau khi khai thác, chẻ thành nan, vận chuyển tập kết dọc Quốc lộ 217 để chờ thương lái đến thu mua.
Do vầu được khai thác quanh năm, chỉ trừ tháng 9 và 10 vì đây là thời điểm ra măng, chính quyền cấm khai thác để cho măng phát triển. Bởi vậy, gần như quanh năm lao động địa phương có việc làm.
Một lao động có thể khai thác từ 30 đến 40 cây vầu mỗi ngày. Đối với những người có sức khỏe có thể khai thác vầu được nhiều hơn, thu nhập cũng sẽ cao hơn. Trung bình mỗi ngày công, lao động bỏ túi 300-400.000 đồng.
Với thu nhập ổn định từ khai thác cây vầu tự nhiên, nhiều hộ dân trong huyện Quan Sơn đã thoát được nghèo, đời sống nâng lên.
Ông Nguyễn Văn Sinh, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Quan Sơn cho biết, nhiều xã trồng vầu như Sơn Lư, Tam Thanh, Tam Lư hay Na Mèo đã vươn lên làm giàu nhờ cây vầu.
„Tổng diện tích toàn huyện có khoảng 42 nghìn ha vầu,13 nghìn ha luồng. Chúng tôi gọi đây là cây vàng xanh bởi hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân, giải quyết việc làm dôi dư và tăng thu nhập, nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững. Sắp tới, huyện sẽ tiếp tục nhân rộng diện tích vầu trên địa bàn“, ông Sinh nói.
Cũng theo ông Sinh, nhờ tận dụng được lợi thế, có hướng đi hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện Quan Sơn đã giảm từ 41,87% (năm 2015) xuống còn 3,24% (năm 2020).

Huyện Quan Sơn có 3.045 ha vầu, luồng được Hội đồng quản trị rừng thế giới cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vữngFSC thuộc hai xã: Tam Lư, Tam Thanh.

Cây vầu mở hướng thoát nghèo xã vùng biên
12/06/2021 , 18:25 https://nongnghiep.vn/cay-vau-mo-huong-thoat-ngheo-xa-vung-bien-d293596.html
Cây vầu được kỳ vọng mở ra hướng thoát nghèo cho vùng biên Yên Khương, xã 135 của huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.

Cây vầu đắng trên vùng đất Yên Khương
17:16, 24/03/2021 https://baodantoc.vn/cay-vau-dang-tren-vung-dat-yen-khuong-1616498169941.htm
Xã Yên Khương, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), có 7km đường biên giới, có 9 thôn, bản với 5.250 khẩu, hầu hết là đồng bào Thá sinh sống. Đất đai cằn cỗi, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Một thời gian dài, chính quyền, người dân loay hoay với việc trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp với đồng đất, tập quán canh tác của đồng bào để thoát nghèo.

Cây vầu đắngcây hàng rào
http://www.caycongtrinh.com.vn/cay-cong-trinh/cay-vau-dang
Hình thái
Tre mọc tản, thân ngầm lan rộng trong đất, đường kính 1-3cm. Thân khí sinh cao 17-20m, đường kính 10-12cm; cây to nhất có thể đến 20cm; thân non màu lục nhạt, phủ lông mềm, thưa, màu trắng, sau rụng đi; thân già màu lục xám. Chiều dài lóng giữa thân 30-50cm, dài nhất 80cm, tủy thân xèp, giống bọt biển và có dạng màng ngăn; vòng thân hơi nổi lên, nhất là những lóng từ giữa thân trở lên; vòng mo không lông.
Cây phân cành muộn, phần không có cành thường tròn đều, vòng đốt không nổi rõ. Phần thân tre có cành, thường có vết lõm dọc lóng, đốt phình to, gờ nổi cao. Cành thường 3, đôi khi 2 hay 1. Bẹ mo sớm rụng, hình thang dài và hẹp, lúc non màu lục hồng, sau khi khô màu nâu nhạt, lưng có nhiều sọc dọc, giữa các sọc có lông cứng màu nâu, mép có lông mi rõ; tai mo không phát triển, thay vào đó là 4-6 lông mi dài 7- 15mm, đứng thẳng; lưỡi mo rõ, cao 2-5mm, đầu có lông mảnh; phiến mo hình lưỡi mác. màu đỏ tím nhạt, ở giữa màu lục, dài 7-15cm, lật ra ngoài, đáy phiến mo hẹp so với đỉnh bẹ mo. Lá 3-6 trên cành nhỏ; hình mác dạng dải, dài 11-28cm, rộng 1,5-5cm, gân cấp hai 3-7 đôi; bẹ lá không lông, mép đôi khi có lông mảnh, tai lá thường không phát triển.
Cụm hoa mọc trên cành không lá, mỗi đốt mang 1 hoặc nhiều bông nhỏ. Mỗi bông nhỏ mang 8-12 hoa. Hoa có 3 mày cực nhỏ trong suốt, 6 nhị, đầu nhụy xẻ 3 hình lông chim.

Các thông tin khác về thực vật
Chi vầu đắng (Indosasa McClure) do nhà thực vật McClure công bố năm 1940. Đây là một chi không lớn, mới phát hiện 10 loài, nhưng là những loài giầu cá thể và phân bố nhiều ở vùng Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam, ngoài loài vầu đắng, mới tìm thấy 1 loài khác thuộc chi này là: Indosasa crassiflora (vầu ngọt). Chắc chắn còn có thể phát hiện thêm nhiều loài tre mọc tản thuộc chi này tại các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.
Trong một số tài liệu trước đây, vầu đắng được định tên khoa học là Indosasa sinica C.D. Chu & C.S. Chao, nhưng tai mo của vầu đắng không nổi rõ và chỉ là một chùm lông, nên không thể mang tên khoa học này.

Phân bố
Việt Nam:
Cây mọc tự nhiên, tập trung nhất ở các tỉnh ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Thái nguyên. Các tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa cũng gặp vầu đắng mọc rải rác.
Thế giới:
Ở các tỉnh Nam Trung Quốc như Vân Nam, Quảng Tây cũng gặp vầu đắng.

Đặc điểm sinh học
Cây ưa khí hậu mát, mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ trung bình 21-220, lượng mưa hàng năm trên 2.000mm, cá biệt như vùng Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, nơi rất nhiều vầu đắng, lượng mưa trên 4.000mm/năm, độ ẩm không khí 85-95%. Thường gặp vầu đắng ở các vùng đồi núi bị chia cắt mạnh và hình thành nhiều thung lũng ở độ cao 400-1200m. trên mặt biển. Ở độ dốc trên 300 vẫn có vầu mọc.
Vầu đắng ưa đất hình thành từ các loại đá phiến, phong hóa tương đối kém; thành phần cơ giới là các loại đất thịt có đá lẫn; tầng đất thường sâu 50-80cm, có màu vàng, pH (LCl) = 3,2-4,6; C/N = 8,3-9,9; mùn tổng số(%) = 0,7-4,4; đạm tổng số (%) = 0,08-0,32.
Một số hóa tính của đất dưới rừng vầu đắng đã được Trần Xuân Thiệp (1994) nghiên cứu và cho kết quả như sau:
Rừng vầu đắng thuộc loại thứ sinh, hình thành sau nương rãy hoặc sau khi rừng cây gỗ nguyên sinh bị phá hoại. Tùy mức độ bị tác động của rừng cũ trước đây, rừng vầu đắng là rừng hỗn giao hoặc thuần loại. Mật độ của vầu đắng biến động từ 1.300 đến 6.000 cây/ha tùy loại rừng. Tỷ lệ cây già trong rừng đã ổn định thường gấp hơn 2 lần ở rừng mới phục hồi; nhưng tỷ lệ cây non trong rừng già chỉ bằng 1/4 so với rừng phục hồi. Vầu đắng là loại cây trung tính hoặc chịu bóng và ưa ẩm. Cây sinh trưởng tốt ở rừng ven suối, chân đồi, trong khe núi hoặc các sườn âm có cây gỗ mọc ở tầng trên. Khi mọc ở rừng thưa, nhiều ánh sáng, vầu đắng sinh trưởng kém hơn. Những loài cây gỗ lớn mọc hỗn giao với vầu đắng thường thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ Re (Lauraceae), Thàu dầu (Euphorbiaceae). Dưới tán rừng vầu đắng đã ổn định thường gặp các loài cây thảo ưa bóng và ẩm như: thiên niên kiện (Homalomena occulta), sa nhân (Amomum villosum), đặc biệt là loài lá dong (Phrynium placentarium) rất phát triển dưới tán rừng vầu đắng và có thể coi nó như là loài cây chỉ thị của loại rừng vầu đắng ổn định. Các loài song mây cũng phát triển tốt trong rừng vầu đắng.
Đã gặp vầu đắng khuy trên diện rộng vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX ở các tỉnh Hà giang và Tuyên Quang. Sau khi khuy cây ra hạt và chết. Mỗi cây vầu khuy cho rất nhiều hạt; hạt tái sinh nhanh và mạnh. Chu kỳ khuy của vầu theo nhân dân là trên 50 năm. Cũng gặp vầu đắng ra hoa lẻ tẻ trong rừng, nhưng không lan rộng.
Cây sinh trưởng chủ yếu bằng hệ thống thân ngầm nằm dưới mặt đất 20-30cm. Đôi khi gặp thân ngầm trồi lên mặt đất. Mùa sinh trưởng từ tháng 12 đến tháng 5, mầm măng phát triển dưới mặt đất từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau; nhú khỏi mặt đất từ tháng 2 đến tháng 5 (đầu mùa mưa). Thường chỉ 50% sống và phát triển thành cây trưởng thành. Số còn lại bị chết khi còn ở độ cao dưới 1m. Vì vậy có thể khai thác 50%. Số măng nhú khỏi mặt đất số măng trong rừng vầu đắng mà không ảnh hưởng tới rừng.
Cây 1-2 tuổi là cây non; cây 3-4 tuổi là trung bình; từ 5 tuổi trở lên là cây già. Tuổi thọ của mỗi cây không quá 10 năm. Tuổi khai thác tốt trên 3 năm. Nếu bị tác động mạnh, rừng vầu đắng có khả năng phục hồi nhanh về số lương cây/ha, nhưng đường kính của cây phục hồi rất chậm.
Mùa măng từ tháng 2 đến tháng 5.

..
.

Veröffentlicht 25. Dezember 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,