Archiv für das Schlagwort ‘Gewerkschaft

10 Jahre Tragödie in Odessa: Die Rolle des Westens enthüllen – 10 năm thảm kịch ở Odessa: Lật tẩy vai trò của phương Tây   Leave a comment

10 năm thảm kịch ở Odessa: Lật tẩy vai trò của phương Tây

Vor zehn Jahren erschütterte das Massaker im Gewerkschaftsgebäude in Odessa, Ukraine, die ganze Welt.
Beobachter und Forscher haben viele Details über die Wahrheit der Tragödie sowie über die Rolle der USA und des Westens bei den Ereignissen in der Ukraine preisgegeben.
10 năm trước, sự kiện vụ thảm sát tại Tòa nhà Công đoàn ở thành phố Odessa, Ukraine khiến cả thế giới rúng động.
Giới quan sát và nghiên cứu đã đưa ra nhiều chi tiết về sự thật của bi kịch, cũng như vai trò của Mỹ và phương Tây trong các sự kiện ở Ukraine.
2 giờ trước https://baonghean.vn/10-nam-tham-kich-o-odessa-lat-tay-vai-tro-cua-phuong-tay-post288852.html

Ngày 2/5/2024 – tròn 10 năm diễn ra sự kiện vụ thảm sát tại Tòa nhà Công đoàn ở thành phố Odessa, Ukraine khiến 46 người “thân Nga” thiệt mạng, trong cuộc đụng độ giữa phái ủng hộ chính quyền mới ở Kiev và phe ủng hộ chính quyền hợp Hiến của cựu Tổng thống Yanukovych. Nó cũng đánh dấu mốc, bởi từ đây các cuộc pháo kích dữ dội vào Donbass bắt đầu.
Sự kiện đã gây rúng động châu Âu nói riêng và toàn thế giới nói chung ở thời điểm đó. Giới quan sát và nghiên cứu đã đưa ra nhiều chi tiết về sự thật vụ bi kịch, cũng như vai trò của Mỹ và phương Tây trong các sự kiện ở Ukraine.
Đi qua những đau thương của quá khứ, người dân Odessa mong muốn được trở lại cuộc sống như xưa, khi không có sự trấn áp của chủ nghĩa tân phát xít. Và điều phần lớn người dân Odessa mong muốn là Nga sẽ tới và giải phóng họ khỏi “những kẻ đã đổi tên đường phố quê hương, phá hủy các tượng đài lịch sử”.
Bình luận quốc tế hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về sự kiện thảm khốc này ở Odessa – một thành phố được mệnh danh là viên ngọc đen của Biển Đen.
2. Mai 2024 – 10 Jahre seit dem Massaker im Gewerkschaftsgebäude in der Stadt Odessa, Ukraine, bei dem 46 „pro-russische“ Menschen getötet wurden, bei einem Zusammenstoß zwischen Anhängern der neuen Regierung in Kiew und der Fraktion, die die verfassungsmäßige Regierung der ehemaligen Regierung unterstützt Präsident Janukowitsch. Es stellt auch einen Meilenstein dar, denn von hier aus begann der intensive Beschuss des Donbass.
Das Ereignis erschütterte damals Europa im Besonderen und die ganze Welt im Allgemeinen. Beobachter und Forscher haben viele Details über die Wahrheit der Tragödie sowie über die Rolle der USA und des Westens bei den Ereignissen in der Ukraine geliefert.
Nachdem die Menschen von Odessa den Schmerz der Vergangenheit durchgemacht haben, möchten sie zum Leben wie zuvor zurückkehren, ohne die Unterdrückung durch den Neofaschismus. Und was die meisten Einwohner von Odessa wollen, ist, dass Russland kommt und sie von denen befreit, „die die Straßen ihrer Heimatstadt umbenannt und historische Denkmäler zerstört haben“.
Internationaler Kommentar Heute werden wir gemeinsam von diesem tragischen Ereignis in Odessa erfahren – einer Stadt, die als schwarze Perle des Schwarzen Meeres bekannt ist.
О десятой годовщине трагедии в Одессе 2 мая 2014 года
03.05.2024 18:30 https://www.mid.ru/ru/foreign_policy/news/1948027/

Veröffentlicht 5. Mai 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Die meisten Arbeiter des Bekleidungsunternehmens in der Gemeinde Thanh Khe (Thanh Chuong) sind zur Arbeit zurückgekehrt – Phần lớn công nhân Công ty may ở xã Thanh Khê (Thanh Chương) đã đi làm trở lại   Leave a comment

Phần lớn công nhân Công ty may ở xã Thanh Khê (Thanh Chương) đã đi làm trở lại

Sáng 26/2, 315/320 công nhân tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Sein Together Vinh Vina ở xóm Yên Lĩnh, xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương đã đi làm lại. Công ty này cũng đã có thông báo mới về việc thay đổi quy chế lương và quy định ngày nghỉ phép năm.
26/02/2024 06:20 (GMT+7) https://baonghean.vn/phan-lon-cong-nhan-cong-ty-may-o-xa-thanh-khe-thanh-chuong-da-di-lam-tro-lai-post285382.html
Như đã đưa tin trước đó, chiều 22/2 và sáng 23/2, tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Sein Together Vinh Vina đã diễn ra ngừng việc tập thể của 320 công nhân trong nhà máy. Nguyên nhân được xác định là vì công ty không có thông báo chậm lương cho công nhân biết, đồng thời công nhân có thêm một số kiến nghị như tăng lương cơ bản, thay đổi cách tính lương, nâng cao chế độ bữa ăn ca, dồn ngày nghỉ phép năm…
Trước những yêu cầu này, lãnh đạo công ty đã trả lời, lương tối thiểu vùng sẽ được tăng từ ngày 1/7/2024 theo quy định của Chính phủ Việt Nam; đồng thời, từ ngày 1/3/2024 sẽ trả lương theo thời gian và nâng phụ cấp cho công nhân.
Dưới sự hỗ trợ giải quyết của các cơ quan chức năng địa phương, Công ty đồng ý mở cửa lại vào ngày 26/2 và công nhân cũng đã đăng ký quay lại làm việc.
Sáng nay, lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn Sein Together Vinh Vina đã ra thông báo về việc thay đổi quy chế lương và quy định ngày nghỉ phép năm đến toàn thể công nhân.
Thông báo cho biết, từ tháng 3/2024, tổng lương sẽ bằng lương cơ bản/số ngày làm việc bình thường trong tháng cộng với tiền làm thêm giờ và tiền phụ cấp. So với cách tính lương chỉ theo sản phẩm như trước đây, thu nhập của công nhân sẽ được tăng lên vì các mức phụ cấp được tăng lên. Cụ thể, phụ cấp xăng xe là 15 ngàn đồng/ngày; Phụ cấp chuyên cần là 300 ngàn đồng/tháng; phụ cấp thâm niên là 100 ngàn đồng/tháng, mỗi năm tăng lên 50 ngàn đồng; phụ cấp con nhỏ dưới 6 tuổi là 20 ngàn đồng/cháu; thưởng không vi phạm nội quy 300 ngàn đồng/tháng… Đồng thời, ngày nghỉ phép năm sẽ được nhà máy bố trí căn cứ vào kế hoạch sản xuất.
Theo ghi nhận, sáng nay, 315/320 công nhân đã vào làm việc bình thường; 5 công nhân xin nghỉ vì lý do gia đình.

Veröffentlicht 27. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Der Tet-Bonus ist nicht wie erwartet! – Thưởng Tết không như kỳ vọng!   Leave a comment

Thưởng Tết không như kỳ vọng!

Hầu hết người lao động khi được hỏi về thưởng Tết Nguyên đán 2024 đã cho hay, không hy vọng nhiều về mức thưởng.
25/01/2024 10:25 (GMT+7) https://baonghean.vn/thuong-tet-khong-nhu-ky-vong-post283917.html
Thấp thỏm chờ thưởng
Gọi điện thoại về cho gia đình ở phường Hà Huy Tập (TP. Vinh), anh Bùi Anh Thắng – công nhân một công ty sản xuất giày da tại tỉnh Bắc Giang nói: “Công ty vẫn chưa chốt được thưởng Tết, mà xác định nếu có cũng không ăn thua vì năm vừa rồi thua lỗ, ít đơn quá. Nếu không có thưởng Tết thì xem như năm nay không có Tết, có lẽ cũng sẽ không về quê được”.
Nhiều tháng liên tục, anh Thắng phải nghỉ luân phiên vì không có đơn hàng để làm, thu nhập chỉ còn được 2/3 so với trước đây. Không ít đồng nghiệp của anh Thắng đã lựa chọn rút bảo hiểm xã hội 1 lần để có khoản tiền về quê tiêu Tết.
Tương tự, chị Lê Thị Thuý – công nhân thuê trọ trên đường Đặng Thai Mai (Khu công nghiệp Bắc Vinh – TP. Vinh) cũng cho hay, không kỳ vọng vào mức thưởng Tết Âm lịch vì tình hình kinh doanh sản xuất của công ty sụt giảm nghiêm trọng. “Nếu như mọi năm, tầm này chúng tôi phải tăng ca nhiều để hoàn thành đơn hàng trước khi nghỉ Tết, thì năm nay sản xuất chỉ cầm chừng. Đồng nghĩa với việc năm nay chúng tôi sẽ không có thêm khoản tiền tăng ca, làm thêm ngoài giờ. Công ty vẫn chưa thông báo mức thưởng Tết chính thức nhưng ai cũng hiểu rằng doanh nghiệp đang rất khó khăn nên cũng không kỳ vọng, chỉ mong còn có việc mà làm, có đơn hàng mà sản xuất”.
Chị Vy Thị Xuân – công nhân Công ty Woosin Vina tại Khu công nghiệp VSIP (Nghệ An) cho biết, năm ngoái, thưởng Tết của Công ty là 1 triệu đồng tiền mặt và 2 lít dầu ăn. Ngoài ra, còn có hỗ trợ từ tổ chức công đoàn. “Cả 2 vợ chồng đều là công nhân, thêm 2 con nhỏ ở cùng, nếu không có tiền thưởng Tết, gia đình sẽ rất chật vật, cũng không biết lấy đâu ra để trả khoản nợ đang vay” – chị Xuân tâm tư.
Mặc dù tình hình doanh nghiệp khá ảm đạm nhưng anh Thắng, chị Thúy, chị Xuân đều cho rằng, như thế vẫn còn tốt hơn nhiều so với những doanh nghiệp “đuổi khéo” người lao động trước Tết để “trốn thưởng” – cách làm “quá đáng” mà một số doanh nghiệp khó khăn đang áp dụng.
“Nghe trên ti vi, báo, đài thông báo về mức thưởng Tết tiền tỷ, tiền trăm triệu mà thấy chạnh lòng cho công nhân. Ở công ty chúng tôi, có việc mà làm đã là tốt lắm rồi” – Anh Trần Đình Hào – chủ một công ty xây dựng trên địa bàn TP. Vinh chia sẻ. Cũng theo anh Hào, mặc dù những tháng cuối năm, giá vật liệu xây dựng đã giảm nhưng công trình vẫn rất ít, nhiều công nhân thông cảm, chủ động xin nghỉ thời vụ để làm một công việc khác.

Nỗ lực để “có Tết”
Không thụ động trông chờ thưởng Tết từ công ty, anh Đậu Đức Anh (xã Hưng Lộc, TP. Vinh) chủ động xoay xở để có thêm tiền Tết chăm lo cho gia đình.
“Nếu như những năm trước tôi chủ động xin tăng ca, làm ngoài giờ để có thêm tiền, thì năm nay tôi lại chủ động xin nghỉ không lương. Công ty tôi sản xuất bao bì, từ đầu năm đến nay đơn hàng rất ít, công nhân nghỉ luân phiên nên thu nhập rất thấp. Trong lúc chờ đợi công ty phục hồi trở lại, tôi tranh thủ làm thêm công việc giao hàng trong nội thành Vinh” – anh Đức Anh chia sẻ.
Từ sự linh hoạt này, tháng 12 vừa rồi anh có thêm khoản thu nhập hơn 10 triệu đồng. Với nhu cầu vận chuyển hàng hoá dịp trước Tết, anh Đức Anh tin rằng từ giờ đến Tết anh sẽ tích lũy thêm được một khoản kha khá nữa.
Cũng với sự năng động đó, chị Lê Thị Thuý tranh thủ bán thêm một số mặt hàng nhu yếu phẩm để có thêm thu nhập. Chị thổ lộ: “Quê tôi ở Quỳ Châu nên tôi bán một đặc sản của quê mình như măng khô, nếp nương, hương trầm… Cũng may sản phẩm được bạn bè, người quen ủng hộ nên có thêm tiền để chuẩn bị cho Tết”.
Nỗ lực để có Tết không chỉ đến từ người lao động. Bà Trần Thị Nguyệt – Phó Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam, chia sẻ: “Mặc dù khó khăn vì tình hình kinh doanh sản xuất sụt giảm, thiếu đơn hàng, nhưng các doanh nghiệp đã rất nỗ lực để có được mức thưởng Tết phù hợp cho công nhân lao động. Tại Khu Kinh tế Đông Nam, 100% doanh nghiệp có thưởng và hầu hết mức thưởng tương đương 1 tháng lương cơ bản, khoảng 4,2 triệu đồng”.
Cũng với tinh thần đó, anh Trần Đình Hào thổ lộ: “Dù rất khó khăn nhưng công ty vẫn cố gắng thu xếp để người lao động có một khoản thưởng Tết nhằm động viên tinh thần, giữ chân người lao động”.
Với nỗ lực chăm lo cho người lao động, các cấp Công đoàn cũng đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực. Tại Nghệ An, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ 1 tỷ 550 triệu đồng để chăm lo Tết. Trong đó, hỗ trợ cho Liên đoàn Lao động tỉnh 500 suất quà trị giá 650 triệu đồng; hỗ trợ 3.000 thẻ mua hàng miễn phí (mỗi thẻ 300.000 đồng), với tổng trị giá 900 triệu đồng cho công nhân, người lao động Nghệ An tham gia Chương trình “Chợ Tết Công đoàn” năm 2024.
Liên đoàn Lao động tỉnh cũng sẽ trích từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên để hỗ trợ cho công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn 644 triệu đồng. Trong đó, Liên đoàn Lao động tỉnh trợ cấp cho 858 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn, mỗi người 500.000 đồng, với số tiền 429 triệu đồng. Tổ chức Chương trình „Tết sum vầy – Xuân chia sẻ“ cho 250 công nhân, lao động với số tiền 125 triệu đồng…
Ngoài ra, Liên đoàn Lao động các huyện, thành, thị và các công đoàn ngành sẽ dự kiến chi là 4 tỷ 941 triệu đồng để hỗ trợ cho 6.682 công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, số tiền chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên, công nhân, người lao động là 3 tỷ 341 triệu đồng, tổ chức 48 chương trình “Tết sum vầy – Xuân chia sẻ” với 1 tỷ 600 triệu đồng.
Theo khảo sát, các công đoàn cơ sở toàn tỉnh dự kiến hỗ trợ chăm lo, hỗ trợ cho hơn 15.000 đoàn viên, công nhân, lao động. Số tiền dự kiến là gần 12 tỷ đồng từ kinh phí công đoàn cơ sở, các nguồn xã hội hóa, hỗ trợ của doanh nghiệp…

Veröffentlicht 31. Januar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Lösungen zur Beseitigung der Situation der Arbeitszeitverkürzung und der Kündigung von Arbeitsverträgen – Giải pháp tháo gỡ tình trạng giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động – Das Paradoxon von Arbeitskräfteangebot und -nachfrage in Nghe An – Nghịch lý cung cầu lao động ở Nghệ An   Leave a comment

Giải pháp tháo gỡ tình trạng giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động

Cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới đã tác động nặng nề, mọi mặt lên kinh tế chính trị toàn cầu.
Các đơn hàng bị cắt, việc làm của người lao động bị giảm, nhiều hợp đồng lao động tạm hoãn. Đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn.

30/11/2022 – 13:21 https://baonghean.vn/giai-phap-thao-go-tinh-trang-giam-gio-lam-cham-dut-hop-dong-lao-dong-post262163.html
Hơn 2.000 người lao động bị giảm giờ làm
Qua khảo sát tại các địa phương, hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn Nghệ An cơ bản hoạt động ổn định, tuy nhiên tình trạng giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động đối với một số bộ phận người lao động đã diễn ra với chiều hướng gia tăng. Đến ngày 27/11/2022, số doanh nghiệp bị ảnh hưởng, cắt giảm đơn hàng: 25 đơn vị. Chủ yếu là ngành may mặc, giày da, những đơn vị xuất khẩu thị trường Mỹ và châu Âu. Số lao động bị giảm giờ làm 19.942 người, 1.797 lao động chấm dứt hợp đồng, 452 người tạm hoãn hợp đồng lao động.
Cá biệt đến nay đã có 02 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là Công ty cổ phần Tập đoàn Quốc tế ABC – Chi nhánh Nghệ An và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Matrix Vinh.
Ông Nguyễn Hoàng Vinh – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Thanh Chương cho biết: “Công ty cổ phần Tập đoàn Quốc tế ABC – Chi nhánh Nghệ An tạm dừng hoạt động từ ngày 1/10/2022 đến 28/2/2023, do không có đơn hàng. Theo đó, hợp đồng lao động giữa 540 cán bộ, nhân viên, người lao động với công ty sẽ tạm hoãn trong thời gian trên.
Tương tự, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Matrix Vinh sẽ tạm ngừng sản xuất và dự kiến chấm dứt hợp đồng lao động với 435 người, chỉ giữ lại 31 lao động.
Còn trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, theo bà Nguyễn Thị Quỳnh Trang – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện, một số doanh nghiệp may mặc trên địa bàn đã bắt đầu cắt giảm nhân sự tương đối lớn do không có đơn hàng, như Công ty may Phú Linh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất thương mại Đức Phát, số lao động nghỉ do không có việc làm là 150 người, chiếm khoảng 20%.
Trên các địa bàn Đô Lương, Nghi Lộc, Diễn Châu, thành phố Vinh, Khu Kinh tế Đông Nam… nhiều doanh nghiệp cũng buộc phải thu hẹp sản xuất, hoặc sản xuất cầm chừng do thiếu đơn hàng, thiếu nguyên liệu, chi phí đầu vào tăng quá cao. Dự báo tình hình từ nay đến cuối năm 2022, quý I/2023 các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn do tình hình thế giới có nhiều biến động như chiến sự giữa NgaUkraine, giá xăng dầu tăng, đồng Đô la Mỹ tăng giá mạnh, lạm phát toàn cầu, Mỹ và các nước châu Âu lệnh cấm áp dụng đối với sợi bông thô, quần áo và hàng dệt làm từ bông trồng ở Tân Cương, kể cả các sản phẩm được làm ra ở nước thứ ba, nên các doanh nghiệp sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Một số giải pháp cần làm ngay
Nắm bắt tình hình một số doanh nghiệp đứng trước nguy cơ tạm dừng hoạt động, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật, Liên đoàn Lao động tỉnh tập trung chỉ đạo các cấp công đoàn khẩn trương nắm bắt tình hình đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể, thiết thực góp phần ổn định tình hình.
Liên đoàn Lao động tỉnh đã kịp thời chỉ đạo Liên đoàn Lao động huyện Thanh Chương tư vấn pháp luật cho 540 công nhân lao động của Công ty Trách nhiệm hữu hạn ABC về chế độ hoãn hợp đồng lao động và chế độ trợ cấp thất nghiệp khi doanh nghiệp buộc phải tạm dừng hoạt động một nửa công suất vì không có đơn hàng. Kết quả, công ty sẽ không hoãn hợp đồng lao động mà vẫn bố trí các công việc khác cho các trường hợp mang thai dưới 3 tháng tại nhà máy, đóng bảo hiểm liên tục để được hưởng chế độ thai sản khi sinh con; có 400/540 lao động thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động để hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Có hơn 150 lao động thực hiện thủ tục hoãn hợp đồng, trước khi tạm hoãn hợp đồng lao động, công ty đã chi trả đầy đủ các chế độ cho công nhân.
Tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Matrix Vinh, Công đoàn Khu Kinh tế Đông Nam đang tập trung hướng dẫn trình tự việc chấm dứt hợp đồng lao động theo các thủ tục quy định pháp luật. Liên đoàn Lao động tỉnh sẽ tiếp tục theo dõi tình hình, và kịp thời hỗ trợ đoàn viên, người lao động, doanh nghiệp nếu xảy ra các xung đột trong quan hệ lao động.
Về phía các doanh nghiệp, để duy trì công việc cho toàn bộ công nhân, các công ty đang triển khai một số biện pháp như: Không cắt giảm, chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân mà cắt giờ làm thêm để làm những đơn hàng cũ và một số đơn hàng mới nhỏ lẻ để duy trì lao động tạm thời; tích cực chủ động tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới, đơn hàng mới; phổ biến tình hình thực tế và động viên tinh thần cho công nhân lao động…
Mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng mới lao động, nhất là các doanh nghiệp điện tử thuộc khu kinh tế. Nhiều dự án đầu tư lớn tại Nghệ An, dự báo sẽ thu hút hàng ngàn lao động trong và ngoài tỉnh. Để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh sẽ tiếp tục đăng tải thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp trên trang fanpage của Công đoàn Nghệ An, trang Thông tin điện tử của Liên đoàn và hỗ trợ tư vấn pháp luật cho công nhân lao động về chế độ hoãn hợp đồng lao động và chế độ trợ cấp thất nghiệp khi doanh nghiệp buộc phải tạm dừng hoạt động.
Đồng thời, Công đoàn Nghệ An sẽ khẩn trương triển khai một số giải pháp cụ thể khác như: Chỉ đạo công đoàn cấp trên, công đoàn cơ sở nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh, đơn hàng và tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, tham gia đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động xây dựng phương án duy trì nhiều việc làm nhất có thể cho người lao động, hạn chế tối đa việc chấm dứt hợp đồng lao động, tạm hoãn hợp đồng lao động.
Với những doanh nghiệp buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động thì công đoàn cơ sở với sự hỗ trợ của công đoàn cấp trên sẽ tham gia ý kiến vào phương án sử dụng lao động của doanh nghiệp, đảm bảo chi trả các chế độ mất việc làm hoặc thôi việc theo đúng quy định của pháp luật và của doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể đã ký kết. Ngoài ra, báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhằm ổn định tình hình sản xuất, kinh doanh, chấp hành các chế độ đối với người lao động đang làm việc, giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động; Kết nối các công đoàn cơ sở doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu tuyển dụng lao động để giới thiệu việc làm cho người lao động; Có các chế độ hỗ trợ đối với những người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Nghịch lý cung cầu lao động ở Nghệ An
Trong khi lao động ở lĩnh vực dệt may đang gặp khó vì đơn hàng bị cắt giảm thì các ngành khác như điện tử, vật liệu xây dựng, linh kiện… lại rất khó tuyển dụng.
23/11/2022 – 09:53 https://baonghean.vn/nghich-ly-cung-cau-lao-dong-o-nghe-an-post261823.html
Ngành dệt may gặp khó
Năm 2022, ngành dệt may Việt Nam đứng trước những biến động khó lường. Dịp đầu năm, ngành này tăng trưởng mạnh, đến cuối năm, dệt may gặp khó bởi ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga – Ukraine và việc thắt chặt chi tiêu do lạm phát ở Mỹ và châu Âu. Bên cạnh đó, thị trường xuất – nhập khẩu truyền thống là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… vẫn đang áp dụng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm.
Nghệ An hiện có khoảng 65 cơ sở, nhà máy may đang hoạt động rải khắp các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh. 9 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may tại Nghệ An đạt 331,8 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, thời điểm này, cũng như các trung tâm dệt may khác của cả nước, doanh nghiệp dệt may ở Nghệ An gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Đình Sinh – Tổng Giám đốc Công ty may Minh Anh cho biết, từ vài tháng nay đơn hàng bị giảm nên đơn vị phải cắt ngày làm việc thứ 7. Ban giám đốc công ty cũng đang cố gắng sắp xếp để công nhân có việc làm, hưởng lương cơ bản, không sa thải hay cắt giảm vì sợ sau này phục hồi, phát triển trở lại sợ khó tuyển được lao động.
Tại xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, ông Phạm Văn Lương, đại diện Công ty may Nam Thuận cho biết: Các đơn hàng của công ty 10 phần đã bị cắt giảm mất 8 phần. Công ty đang cố gắng duy trì sản xuất nhưng luôn đối mặt với nguy cơ đóng cửa. Trước đó doanh nghiệp định đầu tư thêm dây chuyền sản xuất thu hút 3.000 lao động nhưng tình trạng đơn hàng bị cắt khiến doanh nghiệp có thể không đầu tư nữa.
Cuối tháng 10 vừa qua, một công ty may mặc ở Khu Công nghiệp Bắc Vinh cũng ra thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với hàng trăm công nhân, chỉ giữ lại 31 người. Nguyên nhân là do công ty không có đơn hàng.

Nhiều doanh nghiệpkhátlao động
Theo số liệu báo cáo của Ban quản lý Khu Kinh tế Đông Nam, từ nay đến năm 2025, tổng số lao động trong khu công nghiệp ở Nghệ An lên đến 60.000 người, trong đó cần tuyển dụng khoảng 45.000 lao động. Năm 2022 cần 1.500 lao động, năm 2023 cần khoảng 10.000 lao động; năm 2024 cần khoảng 14.000 lao động, năm 2025 cần khoảng 20.000 lao động.
Một số khu công nghiệp cần tuyển dụng lao động nhiều gồm: KCN Industrial Zone Nghệ An 1 cần khoảng 30.000 người (đến năm 2025); Công ty Luxshare- ICT Nghệ An tại KCN VSIP hiện có hơn 7.000 lao động và dự kiến sẽ tuyển dụng 7.000 lao động trong năm tới.
Tại Khu Công nghiệp WHA Industrial Zone Nghệ An 1, nhà máy may Nhật Bản Nakano Việt Nam ở Khu Công nghiệp WHA Industrial Zone Nghệ An 1 vừa khánh thành vào giữa tháng 11 hiện cũng đang có nhu cầu tuyển dụng 300 công nhân lành nghề nhưng mới tuyển chỉ tuyển được 80 công nhân. Chị Trần Mai trưởng phòng hành chính Công ty cho biết việc thi tuyển lao động vào nhà máy khá kỹ lưỡng, mức lương thấp nhất ở Công ty là 5,8 triệu đồng/người. Trong thời gian tới, công ty vẫn tiếp tục tuyển lao động lành nghề.
Một số công ty khác có quy mô lớn, nhu cầu tuyển dụng lao động nhiều như: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Merry&Luxshare (Việt Nam); Công ty TNHH SangWoo Việt Nam; Công ty TNHH Innovative Manufaturing Solutions Viet Nam (IMS); Công ty TNHH May An Nam Matsuoka; Công ty TNHH Woosin Vina, các công ty ở khu công nghiệp Hoàng Thịnh Đạt (thị xã Hoàng Mai)…
Các doanh nghiệp trong những khu công nghiệp trên cơ bản tuyển dụng nguồn lao động phổ thông với tỷ lệ chiếm khoảng 80%, trong đó lao động nữ chiếm hơn 70%. Các ngành nghề chính là điện tử, linh kiện xe, thực phẩm, vật liệu xây dựng….
Đại diện Khu Công nghiệp VSIP cho biết: Các doanh nghiệp tuyển dụng lao động có bằng cấp và tay nghề nhưng yêu cầu ngoại ngữ, nhất là tiếng Trung thì lao động Nghệ An đa phần chưa đáp ứng được. Các doanh nghiệp thuộc ngành nghề điện tử có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động phổ thông nhưng chủ yếu tuyển dụng lao động nữ nên vẫn rất khó để tuyển dụng.
Bên cạnh sự lệch pha trong cung – cầu lao động, sự thiếu hụt lao động chất lượng cao, lao động biết ngoại ngữ thì việc tuyển dụng lao động ở Nghệ An cũng gặp nhiều khó khăn bởi nhiều nguyên nhân khác như: Các thiết chế phục vụ công nhân chưa đảm bảo; tiền lương, thu nhập, điều kiện sinh hoạt ăn, ở, đi lại tại Nghệ An chưa bằng các vùng kinh tế khác mà chi phí thuê trọ lại khá cao…
Hiện Ban quản lý Khu Kinh tế Đông Nam, các ngành chức năng đang cập nhật tình hình mới nhất về nhu cầu lao động ở các doanh nghiệp để có phương án giải quyết tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động ở Nghệ An.

Veröffentlicht 3. Dezember 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , , ,

Viele Arbeiter die in Motels übernachten müssen Strom zu einem Preis von 3.000 bis 3.500 VND/kWh kaufen, was viel höher ist als der Strompreis für das tägliche Leben – Không ít công nhân ở trọ đang phải mua điện với giá từ 3.000 – 3.500 đồng/ kWh, cao hơn rất nhiều so với giá điện sinh hoạt   Leave a comment

Từ thịt cá đến mớ rau đều đội giá, thêm tiền điện tăng càngtrầm cảm

Không ít công nhân ở trọ đang phải mua điện với giá từ 3.000 – 3.500 đồng/ kWh, cao hơn rất nhiều so với giá điện sinh hoạt.
10/10/2022 – 13:29 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/tu-thit-ca-den-mo-rau-deu-doi-gia-them-tien-dien-tang-cang-tram-cam-20221010111501009.htm
Tiền điện khu trọ vốn đã 3.000 đồng/số
Cùng là công nhân tại công trình xây dựng ở tỉnh Bình Dương, vợ chồng chị Nguyễn Thị Bé Len (quê An Giang) chưa bao giờ thôi „đau đầu“ mỗi khi nghĩ đến các khoản chi tiêu hàng tháng. Với thu nhập chỉ hơn 10 triệu đồng, hai vợ chồng chị Len chắt bóp đủ đường mới tạm đủ lo sinh hoạt trong gia đình.
Gia đình chị Len có 5 thành viên, ở một phòng trọ nhỏ ở TP Dĩ An, với giá thuê hơn 1 triệu đồng/tháng, hiện chủ nhà trọ đang áp giá điện là 3.000 đồng/kWh (số). Phải ở trong không gian chật hẹp, những tháng hè, gia đình anh phải dùng điều hòa nhiệt độ để thoát khỏi cái nóng oi bức. Ngoài ra với những vật dụng khác như máy giặt, tủ lạnh, đèn,… mỗi tháng gia đình chị Len dùng ít nhất khoảng 200 – 300 số điện.
„Không dùng điều hòa thì con tôi chịu không nổi, bé chỉ mới 2 tuổi nên rất dễ khóc, đã vậy nhà quá nóng có thể gây nhiều bệnh về da với trẻ, càng khổ. Tháng nào cũng trả 800 tới 900 nghìn đồng tiền điện, thêm tiền trọ nữa là hơn 2 triệu đồng. Hai vợ chồng luôn tự nhắc phải tiết kiệm hết mức có thể, thậm chí có nhiều ngày chúng tôi chỉ dám bật đèn khoảng vài tiếng“, chị Len nói.
Không dừng lại ở đó, hai con đầu của chị hiện đang học lớp 6 và lớp 9. Vì vừa khai giảng, nhiều chi phí, quỹ phụ huynh khiến chi tiêu của gia đình ngày càng „căng thẳng“ hơn. Trong tháng 9 vừa qua, chị Len phải chạy khắp nơi để vay tiền, gom đủ 8 triệu đồng lo cho con nhập học rồi đi làm trả dần số nợ.
Nhắc tới đề xuất tăng giá điện, chị Len thở dài: „Lại tăng à? Bây giờ từ thịt, cá tới mớ rau ngoài chợ, hàng hóa gì cũng tăng, công nhân chúng tôi khổ lắm. Lương làm tháng đủ, tháng thiếu, đâu dư được mấy đồng. Cứ thêm áp lực như này, vợ chồng tôi lại phải đi vay tiền. Thôi thì tới đâu hay tới đó“.
Tương tự, anh Hữu Danh (ngụ tại Bình Dương) đang sống cùng vợ sắp cưới và bố mẹ tại một căn trọ trên địa bàn. Bố mẹ anh đã về hưu, vợ ở nhà trông coi nhà cửa nên chỉ có anh là ra ngoài làm việc và là trụ cột của gia đình. Với mức lương cơ bản khoảng 8 triệu đồng, anh Danh chưa bao giờ thấy đủ chi trả cho các khoản tiêu trong gia đình.
Theo anh Danh, mặc dù được lắp đồng hồ điện riêng, anh vẫn phải trả tiền điện hàng tháng với mức 3.000 đồng/số, chứ không được tính theo giá điện bậc thang như các hộ dân xung quanh.
„Tháng nào tôi cũng đưa tiền cho mẹ để lo chi tiêu trong nhà, nếu giá cả mà tăng nữa thì đến trầm cảm mất. Giờ tiền điện 3.000 đồng/số đã thấy đắt rồi nên nếu giá điện tăng, chủ trọ cũng tăng hơn nữa, e là bố mẹ và vợ tôi sẽ phải làm thêm công việc nào đó, để phụ chi trả trong gia đình“.
Mặc dù chưa tìm hiểu kỹ về phương án 5 bậc giá điện của Bộ Công Thương vừa đề xuất, song anh vẫn hi vọng giá bán lẻ sẽ ở mức ưu ái hơn với người lao động như anh.

Doanh nghiệp càng thêm khó
Chị Ngọc Dung – chủ nhà trọ trên đường Hồ Văn Huê (quận Phú Nhuận) chia sẻ, dãy trọ của chị hiện đang áp mức giá là 3.500 đồng/số. Bởi việc lắp đồng hồ riêng cho từng phòng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi nhiều thủ tục như đăng ký tạm trú cho người ở, nên cả dãy phải sử dụng đồng hồ chung, suy ra số điện hàng tháng cao.
Chị Dung cũng như bao chủ trọ khác phải thu ở mức điện như trên thì mới đủ cơ sở để điều hành, duy trì cả dãy trọ.
„Nếu điện tăng giá thì chúng tôi cũng khó xử. Không tăng thì lỗ vốn, tăng thì sợ mọi người sẽ phản đối do đã ký hợp đồng 1 năm, 2 năm, ghi rõ số điện là 3.500 đồng/kWh. Tôi nghĩ cơ quan chức năng cần xem xét lại, thời điểm này có lẽ chưa thích hợp để tăng vì người dân vẫn đang còn chịu nhiều ảnh hưởng từ đợt dịch vừa rồi“, chị Dung tâm sự.
Về phía các doanh nghiệp, theo ông Lưu Kim Hồng – Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam, mỗi tháng doanh nghiệp của ông chi trung bình khoảng 4-5 tỷ đồng cho tiền điện. Trong trường hợp giá điện tăng gần 4%, chi phí sản xuất sẽ „đội“ lên rất lớn.
„Điều này sẽ tạo sức ép rất lớn cho doanh nghiệp, vì chúng tôi chỉ vừa mới phục hồi sau khoảng thời gian khó khăn do dịch bệnh. Hiện tại, lượng đơn hàng vẫn chưa được như trước, công ty cũng vừa phải tăng lương cho nhân viên. Trong khi năm ngoái, doanh nghiệp duy trì sản xuất ‚3 tại chỗ‘ đã phải chịu chi phí rất lớn. Vừa mới hồi phục lại thôi, giá xăng dầu vừa giảm thì giá điện lại tăng thì quá khó khăn cho chúng tôi“, ông Hồng nói.
Đồng thời, vị chủ tịch nêu rõ, không chỉ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng mà người lao động cũng „khổ sở“ theo. Tuy nhiên, họ chỉ có thể hỗ trợ về chi phí xăng, dầu theo hợp đồng, riêng tiền điện thì khó có khả năng chi trả vì con số quá lớn.
Xét về đề án tăng giá điện mà Bộ Công thương vừa đề xuất, ông Hồng cho rằng cần có lộ trình tăng chứ không thể tăng đột ngột như kế hoạch.
„Nếu giá điện tăng, bắt buộc chúng tôi phải tăng giá sản phẩm, nhưng thực tế điều đó là không thể. Tâm lý khách hàng luôn muốn giảm giá, tăng giá quá đột ngột sẽ khiến doanh nghiệp chịu không ít rủi ro“, vị này cho biết.
Bên cạnh đó, phương pháp tiết kiệm điện vẫn chưa được các cơ quan chuyên môn phổ biến rộng rãi đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp khu chế xuất,… Theo ông Hồng, điển hình là năng lượng điện mặt trời – hệ thống đã từng giúp không ít doanh nghiệp giảm được khoảng 70% chi phí so với việc mua từ điện lực.
„Tôi ít thấy chính quyền địa phương, cơ quan điện lực và đơn vị thi công lắp đặt điện mặt trời cùng đến hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp về phương thức này. Trong khi mặt bằng tại các khu chế xuất, khu công nghiệp rất rộng, thích hợp để lắp đặt hệ thống. Chúng ta không cần kêu gọi doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm nữa, vì bản thân họ đã mặc định điều này để giảm chi phí. Cái cần thiết ở đây là cần hiện đại hóa các phương pháp hơn, thực tế hơn“, ông Hồng nhấn mạnh.

Trước đó, Bộ Công Thương Bộ Công Thương vừa đề xuất cách tính tiền điện sinh hoạt mới, với phương án rút gọn từ 6 bậc như hiện hành còn 4 hoặc 5 bậc. Mức giá bán lẻ điện ở bậc thấp nhất là 1.678 đồng/kWh và cao nhất 3.356 đồng/kWh.
Bộ Công Thương cho biết theo quy định hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ được tăng giá điện nếu giá bán lẻ điện bình quân thực tế tăng từ 3% do biến động thông số đầu vào.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý đề xuất chỉ cần chỉ tiêu này tăng hoặc giảm từ 1%, giá điện có thể thay đổi. Việc làm này được lý giải nhằm đảm bảo giá điện phản ánh kịp thời biến động của các thông số đầu vào tác động tới chi phí sản xuất kinh doanh điện, tránh trường hợp để treo chưa thanh toán các chi phí phát sinh thực tế, dẫn tới trường hợp giá điện tăng đột biến trong một lần điều chỉnh giá điện,
Bên cạnh đó, dự thảo cũng cho phép EVN được quyền điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân đến mức dưới 5%.

Veröffentlicht 10. Oktober 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Die Arbeitsproduktivität in Nghe An beträgt nur 64,28 % des Landesdurchschnitts – Năng suất lao động ở Nghệ An chỉ bằng 64,28% bình quân cả nước – Seminar mit dem Thema „Die aktuelle Situation und Lösungen der Gewerkschaften zur Verbesserung der Arbeitsproduktivität in Unternehmen“   Leave a comment

Năng suất lao động ở Nghệ An chỉ bằng 64,28% bình quân cả nước

Chiều 25/8, tại thành phố Vinh, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Trường Đại học Công đoàn tổ chức Tọa đàm với chủ đề Thực trạng và giải pháp công đoàn trong nâng cao năng suất lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
25/08/2022 – 16:34 https://baonghean.vn/nang-suat-lao-dong-o-nghe-an-chi-bang-64-28-binh-quan-ca-nuoc-post257903.html
Thời gian qua, năng suất lao động của Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể. Năng suất lao động năm 2016 đạt 84,4 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 7.398 USD), đến năm 2021 đạt 171,3 triệu đồng/lao động, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2016. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp.
Theo Đề án giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025, năng suất lao động tỉnh Nghệ An năm 2020 là 75,812 triệu đồng/người/năm, tăng 29,226 triệu đồng (1,63 lần) so với năm 2015; Tốc độ tăng bình quân của năng suất lao động trong giai đoạn 2016 – 2020 là 9,8%/năm.
Thu nhập bình quân người lao động khu vực doanh nghiệp là 5,722 triệu đồng/người/tháng, tăng 1,45 lần so với năm 2015. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Đáng chú ý, năng suất lao động vẫn còn thấp, chỉ bằng 64,28% bình quân của cả nước; kỹ năng lao động, kỹ năng mềm của người lao động còn hạn chế.
Tại buổi tọa đàm, đại diện 4 đơn vị đã trình bày tham luận về các vấn đề: Thực trạng và giải pháp công đoàn nâng cao năng suất lao động tại các doanh nghiệp; vai trò của Công đoàn trong công tác phối hợp với người sử dụng lao động; thương lượng, đối thoại và tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên, góp phần nâng cao năng suất lao động…
Cũng tại chương trình, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi ý kiến về các giải pháp nâng cao năng suất lao động tại các doanh nghiệp như đổi mới công nghệ, phương pháp quản lý; tăng cường điều kiện, môi trường làm việc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; mở lớp ngoại ngữ cho công nhân và dạy tiếng Việt cho người quản lý nước ngoài để tăng cường giao lưu, hiểu biết để nâng cao hiệu quả lao động…

Veröffentlicht 28. August 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Lösungen zur Verhinderung illegaler Streiks – Giải pháp phòng ngừa đình công trái pháp luật   Leave a comment

Giải pháp phòng ngừa đình công trái pháp luật

Do tính chất phức tạp và những hệ lụy khó lường khi đình công, ngừng việc trái pháp luật xảy ra nên phòng ngừa, hạn chế đình công là việc làm cần thiết, cũng là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của riêng tổ chức công đoàn mà của cả hệ thống chính trị.
04/07/2022 – 15:13 https://baonghean.vn/giai-phap-phong-ngua-dinh-cong-trai-phap-luat-post255758.html
Theo sự phân công của Tỉnh ủy, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh đã đến khảo sát, học tập trao đổi kinh nghiệm với 6 tỉnh phía Nam nơi xảy ra đình công thuộc tốp nhiều nhất cả nước nhằm tìm hiểu kinh nghiệm thực tế trong việc phòng ngừa, hạn chế đình công, nhằm xây dựng Đề án “Một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế đình công không đúng trình tự pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.

Thực trạng đình công ở các địa phương
Từ năm 2018 đến tháng 6/2022, trên địa bàn tỉnh Long An xảy ra 151 vụ đình công với 103.557 công nhân lao động tham gia. Tất cả các vụ đình công đều không theo trình tự pháp luật, diễn ra chủ yếu ở các doanh nghiệp FDI (125 vụ), bình quân hàng năm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra 30 vụ, trong đó 101/118 vụ đình công xảy ra ở các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. 100% vụ đình công xảy ra trên địa bàn đều trái quy định pháp luật.
Là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh có 15 khu chế xuất, khu công nghiệp, 10 cụm công nghiệp, tình hình quan hệ lao động tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp, các cuộc tranh chấp, đình công trái pháp luật xảy ra kéo dài, với đông công nhân lao động tham gia.
Tính chất các vụ đình công tại các tỉnh phía Nam không phức tạp, chủ yếu vẫn là liên quan quyền và lợi ích như đến tiền lương, thưởng, triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ còn chậm, công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật chưa kịp thời. Một số vụ đình công bắt nguồn từ nguyên nhân rất đơn giản như thái độ của người quản lý trong giao tiếp ứng xử với công nhân, dẫn đến bức xúc, lôi kéo số đông công nhân, lao động tham gia ngừng việc tập thể…
Tại Nghệ An, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2022 đã xảy ra 5 vụ đình công. Nguyên nhân các cuộc đình công này hầu hết chủ yếu xuất phát từ tranh chấp liên quan đến các nội dung: Yêu cầu tăng lương cơ bản, trả thưởng, tăng các loại phụ cấp, nâng chất lượng bữa ăn giữa ca, chế độ hỗ trợ Covid-19, thái độ ứng xử bộ phận quản lý… Mặc dù doanh nghiệp trả lương cơ bản cao hơn mức lương tối thiểu vùng, thời gian làm thêm giờ nhiều nhưng thu nhập của người lao động vẫn thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng thang bảng lương, chưa có quy chế trả lương, trả thưởng. Có doanh nghiệp tổ chức làm thêm giờ không lấy ý kiến người lao động. Hầu hết các doanh nghiệp xảy ra đình công đều chưa quan tâm việc tổ chức hội nghị dân chủ 2022, hoặc là tổ chức đối thoại theo Điều 63, 64 của Bộ luật Lao động. Công nhân phản ánh về việc quản lý là lao động nước ngoài còn xúc phạm, chửi mắng công nhân.
Ngoài những nguyên nhân trên, trên địa bàn Nghệ An, đình công chủ yếu diễn ra tại các doanh nghiệp thuộc các tập đoàn, tại các công ty con. Trong 5 doanh nghiệp xảy ra đình công trên địa bàn 3 tỉnh thì có 4 doanh nghiệp thuộc các tập đoàn có mối quan hệ với nhau trong thực hiện chính sách, khi công ty này đình công sẽ kích động lôi kéo các công ty khác trong tập đoàn đình công. 3 cuộc đình công (tại Công ty TNHH Em-tech Việt Nam và Công ty CP Nam Thuận Nghệ An, Công ty Haivina Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) xảy ra đồng thời một lúc, cùng một thời điểm. Có 2 cuộc đình công tại Công ty Vietglory Nghệ An và Công ty Energy Ninh Bình cũng diễn ra liên tiếp nhau. Đặc biệt, 11 yêu sách của công nhân thì giống nhau hoàn toàn từ nội dung cho đến mức đòi hỏi. Chưa kể, một số công nhân lao động không tham gia đình công thì có hiện tượng bị dọa dẫm.
Với thực tế đang diễn ra, 100% các cuộc đình công xảy ra trên địa bàn tỉnh đều không đúng trình tự pháp luật và tính chất các vụ đình công có phần phức tạp, căng thẳng khó giải quyết hơn so với những địa phương khác.

Giải pháp phòng ngừa, hạn chế đình công
Do tính chất phức tạp và những hệ lụy khó lường khi đình công, ngừng việc trái pháp luật xảy ra nên phòng ngừa, hạn chế đình công là việc làm cần thiết, cũng là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của riêng tổ chức công đoàn mà của cả hệ thống chính trị – Đó là khẳng định của đồng chí Kiều Minh Sinh – Trưởng ban Chính sách pháp luật, Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai.
Theo kinh nghiệm chia sẻ từ đại diện Liên đoàn Lao động Đồng Nai, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh, để phòng ngừa, hạn chế đình công trái pháp luật phải bắt đầu từ doanh nghiệp, người lao động – nơi khởi phát của mọi xung đột dẫn đến đình công. Một khi doanh nghiệp tuân thủ đúng pháp luật lao động, coi người lao động là tài sản lớn nhất, quý nhất để chăm lo, đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp chính đáng, quan tâm xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa 2 bên, lắng nghe tiếng nói tâm tư, nguyện vọng đề xuất kiến nghị của người lao động, đồng thời đối thoại, trao đổi, dân chủ với người lao động, hoàn thiện công khai các quy chế, thang bảng lương, tạo điều kiện để công đoàn cơ sở phát huy vai trò trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền, nắm bắt, thương lượng… thì mối quan hệ giữa chủ sử dụng và người lao động sẽ hài hòa bền chặt.
Về phía người lao động, cần phải tuân thủ pháp luật, chấp hành các cam kết trong hợp đồng lao động, nâng cao nhận thức, tăng cường kỷ luật kỹ năng, đặc biệt lựa chọn cách bày tỏ, đề xuất tâm tư nguyện vọng kiến nghị phù hợp pháp luật. Đồng thời, tránh bị lôi kéo, xúi giục, chính trị hóa các cuộc đình công ngừng việc của các thế lực phản động, chống phá công cuộc xây dựng phát triển đất nước.
Đối với vai trò của tổ chức công đoàn, ngoài việc tuyên truyền pháp luật lao động, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp cho đoàn viên, người lao động còn tăng cường nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, bức xúc kiến nghị của người lao động thông qua nhiều kênh, nhiều hình thức. Đặc biệt, tại Đồng Nai đã đào tạo đội ngũ công nhân nòng cốt với số lượng 167 người, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thông tin. Từ đó kịp thời phát hiện, nắm bắt diễn biến các cuộc đình công, ngừng việc sẽ xảy ra.
Về kinh nghiệm phối hợp chỉ đạo, đồng chí Hồ Thanh Hồng – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai chia sẻ: “Vai trò lãnh đạo của cấp ủy có ý nghĩa quyết định trong việc chỉ đạo các lực lượng, nhất là lực lượng an ninh, phối hợp phòng ngừa, giải quyết đình công. Tại tỉnh Đồng Nai đã thành lập tổ chỉ đạo cấp tỉnh có đường dây nóng riêng cập nhật tin tức 24/24h. Từ sự quan tâm của Tỉnh ủy, sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng công an, chính quyền, công đoàn và các đoàn thể khác, thông tin thường xuyên cập nhật, giải quyết kịp thời, không để ra hiện tượng đình công, ngừng việc lây lan, kéo dài gây mất an ninh trật tự trên địa bàn”.
Chia sẻ kinh nghiệm trong giải quyết đình công, ngừng việc tập thể, bà Bùi Thị Ngọc Trang – Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Long An cho biết: “Ngay khi nắm bắt thông tin, phải bình tĩnh, phối hợp với lực lượng Công an xác định nguyên nhân dẫn đến đình công, đối tượng đứng đầu, từ đó phân loại nhóm công nhân. Đồng thời, cán bộ công đoàn nắm chắc tình hình đơn vị, kiến nghị của người lao động, phân tích, đánh giá nội dung nào đúng pháp luật, nội dung nào doanh nghiệp vi phạm, từ đó làm việc với doanh nghiệp để thương lượng thỏa thuận, đồng thời giải thích rõ cho công nhân để tìm tiếng nói chung trên cơ sở đảm bảo lợi ích hài hòa”.
Kinh nghiệm các tỉnh cho thấy doanh nghiệp nào công đoàn cơ sở phát huy tốt vai trò chức năng nhiệm vụ, nhất là trong đối thoại và thực hiện dân chủ cơ sở, nơi đó quan hệ lao động hài hòa ổn định, đình công khó xảy ra, hoặc có xảy ra cũng dễ giải quyết và đi đến thống nhất. Vì thế vai trò của chủ tịch công đoàn cơ sở có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng ngừa, hạn chế đình công.
“Thời gian sắp tới, quan hệ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, xung đột, đình công, ngừng việc tập thể. Với Nghệ An, khi doanh nghiệp đang thiếu hụt lao động, thu nhập còn thấp, nguy cơ xảy ra đình công, ngừng việc tập thể là điều khó tránh khỏi. Những kinh nghiệm từ chuyến đi thực tế các tỉnh phía Nam sẽ được tham khảo, nghiên cứu, vận dụng để xây dựng Đề án “Một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế đình công không đúng trình tự pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An” – Ông Nguyễn Chí Công – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, Trưởng đoàn công tác chia sẻ.

Veröffentlicht 4. Juli 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Erhöhung des Mindestlohns: Verhandeln Sie zugunsten der Arbeitnehmer! – Tăng lương tối thiểu: Thương lượng theo hướng có lợi cho người lao động!   Leave a comment

Tăng lương tối thiểu: Thương lượng theo hướng có lợi cho người lao động!

Tăng lương tối thiểu vùng nhằm hỗ trợ người lao động trong „bão“ giá, tạo cơ chế thương lượng giữa doanh nghiệp và người lao động, tôn trọng sự thỏa thuận theo hướng có lợi cho người lao động.
20/06/2022 – 06:25 https://dantri.com.vn/an-sinh/tang-luong-toi-thieu-thuong-luong-theo-huong-co-loi-cho-nguoi-lao-dong-20220619073947066.htm
Doanh nghiệp không trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng
Chia sẻ về các vấn đề đặt ra trong Nghị định 38 quy định việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng từ 1/7 tới, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp không thể trả lương tối thiểu thấp hơn theo quy định, quyền lợi người lao động từ đó được đảm bảo.
Mức lương tối thiểu theo Nghị định 38/2022/BĐ-CP là sàn lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời gian bình thường trong tháng….
Hơn nữa, theo ông Huân, dịch bệnh Covid -19 ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động ở các thành phố lớn. Đa số các doanh nghiệp đều muốn giữ chân người lao động và tuyển dụng lao động có tay nghề. Cho nên, doanh nghiệp cần người lao động ở các vị trí nhất định và họ cũng có những đãi ngộ riêng.
„Đa số doanh nghiệp luôn ý thức được vấn đề tăng lương cho người lao động, không chỉ đợi đến lúc điều chỉnh lương tối thiểu mới tăng. Tôi biết doanh nghiệp thường xét việc tăng lương cho người lao động theo thành tích, theo thâm niên, chất lượng công việc…“, ông Huân phân tích.
Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh, Nghị định 38 cũng khẳng định vai trò công đoàn trong vấn đề thương lượng nói chung, thương lượng tiền lương nói riêng. Cán bộ công đoàn hiện nay đã và đang được trang bị kiến thức, chuyên môn để tham gia thương lượng quyền lợi cho người lao động.
Mặt khác, các cơ quan liên quan cần tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người sử dụng lao động quan tâm đến tiền lương, đời sống và nhu cầu của người lao động. Từ đó, ổn định được mối quan hệ hài hòa trong doanh nghiệp.

Công đoàn thương lượng lương dựa trên pháp luật
Ông Trần Đoàn Trung – Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động TPHCM cho biết, vai trò của công đoàn đơn vị từ trước đến nay là đại diện tập thể người lao động thực hiện quyền thương lượng tập thể. Tại những đơn vị có công đoàn, công đoàn cơ sở sẽ thực hiện thương lượng thông qua hội nghị người lao động hằng năm.
Thông thường, người lao động có thể tự thương lượng với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, khi công đoàn đại diện cho người lao động để thương lượng với người sử dụng lao động để tìm được tiếng nói chung thì lợi ích tập thể nâng cao hơn.
Ông Trung nhận định, trong Nghị định 38/2022/BĐ-CP đề cập đến vấn đề thương lương tiền lương và vai trò công đoàn.
Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố khái quát, từ trước đến nay, khi công đoàn thực hiện vấn đề thương lượng tiền lương hay bất kỳ quyền lợi nào của người lao động đều sẽ dựa vào một số yếu tố như, quy định của pháp luật, nhu cầu của người lao động và tính khách quan của tình hình thực tế xã hội.
Như nội dung thể hiện trong Nghị định 38/2022/BĐ-CP, tiền lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Đây cũng là cơ sở để công đoàn thương lượng với người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, ông Trần Đoàn Trung cho biết, hiện nay doanh nghiệp và người lao động đều có những điểm khó riêng. Doanh nghiệp gặp khó bởi giá cả nhiên liệu, nguyên liệu tăng, nhiều chi phí sản xuất… người lao động gặp khó bởi sức ép của giá cả thị trường, chi phí sinh hoạt lớn…
Ông Trung cho biết thêm, hiện nay doanh nghiệp hầu như đăng ký thang bảng lương với cơ quan chức năng dựa trên cơ sở thời gian làm việc và năng suất lao động. Đa số doanh nghiệp khi xây dựng mức lương này đều không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
„Công đoàn và doanh nghiệp đều hướng đến nhu cầu và chất lượng cuộc sống của người lao động. Ngoài ra, Công đoàn vẫn luôn cố gắng trao đổi, trình bày rõ với các cơ quan nghiên cứu, với Chính phủ về mức sống cơ bản để mức lương tối thiểu phù hợp với đời sống công nhân lao động“ – ông Trung nói.

Ngày 12/6/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có hiệu lực từ ngày 1/7/2022. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng tăng thêm 6%, tương ứng 180.000 – 260.000 đồng so với hiện hành.
Mức lương tối thiểu giờ lần lượt là 22.500 đồng với vùng I; vùng II là 20.000 đồng, vùng III là 17.500 đồng và vùng IV là 15.600 đồng.
Chiều 17/6, để giải đáp một số khúc mắc của dư luận và người lao động, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Lê Văn Thanh và Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đã cùng ra công văn chỉ đạo, hướng dẫn triển khai Nghị định 38.
Theo đó, mọi quyền lợi của người lao động luôn được đảm bảo theo tinh thần Nghị định 38, mức lương đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vẫn được duy trì.

Veröffentlicht 22. Juni 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Nachdem ihm ein Arm abgetrennt worden war wurde Herr Hieu von der Firma bei Büroarbeiten mit einem festen Einkommen unterstützt. Jeden Monat ist Herr Hieu durch eine Berufsunfall- und Berufskrankheitsversicherung abgesichert die 1,4 Millionen VND zahlt – Sau khi bị đứt một cánh tay, anh Hiếu được công ty hỗ trợ làm công việc văn phòng, mức thu nhập ổn định. Mỗi tháng, anh Hiếu được bảo hiểm TNLĐ, BNN chi trả 1,4 triệu đồng   Leave a comment

Hỗ trợ việc nhẹ, thu nhập ổn định cho công nhân bị cụt tay, chân

Sau khi bị đứt một cánh tay, anh Hiếu được công ty hỗ trợ làm công việc văn phòng, mức thu nhập ổn định. Mỗi tháng, anh Hiếu được bảo hiểm TNLĐ, BNN chi trả 1,4 triệu đồng.
15/05/2022 – 13:39 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/ho-tro-viec-nhe-thu-nhap-on-dinh-cho-cong-nhan-bi-cut-tay-chan-20220513180213487.htm
Cứ ngỡ cuộc đời… chấm hết
Anh Nguyễn Xuân Minh Hiếu (25 tuổi, quê Đắk Lắk) làm việc tại Công ty TNHH Đông Nam ở Bình Dương. Năm 2019, trong lúc làm việc, anh không may bị máy ép dập cụt cánh tay trái. Tỉnh dậy sau cơn mê man trên bàn mổ, Hiếu suy sụp tinh thần, cứ ngỡ cuộc đời mình từ nay là chấm hết.
Không chỉ lo lắng khoản tiền viện phí khổng lồ, Hiếu còn lo sau này không nơi nào nhận vào làm việc, cuộc sống biết tính sao. Hàng trăm câu hỏi cứ dằn vặt trong đầu chàng trai chỉ mới 22 tuổi khiến Hiếu nhiều đêm mất ngủ.
„Khi bình tâm lại, mọi người nói mọi chi phí điều trị, thuốc men của tôi đều được bảo hiểm TNLĐ, BNN và công ty chi trả. Khi ấy tôi mới thở phào được. Hiện, tỷ lệ thương tật của em là 65%, mỗi tháng được bảo hiểm TNLĐ, BNN chi trả mức hỗ trợ 1,4 triệu đồng“, Hiếu tâm sự.
Ngoài tiền viện phí, thuốc men, công ty cũng đã hỗ trợ Hiếu một phần để trang trải trong thời gian nghỉ làm. Nhờ vậy, Hiếu có thể dễ dàng hơn khi quay lại cuộc sống đời thường, dù thiếu một cánh tay.
„Khi tôi điều trị tai nạn lao động trở về, công ty cho đi học thêm một lớp về vi tính và sắp xếp cho tôi công việc văn phòng. Thu nhập hàng tháng của tôi hiện đủ nuôi sống bản thân và gia đình. Cùng với số tiền hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN, cuộc sống của tôi bây giờ khá ổn định“, chàng trai quê Đắk Lắk bày tỏ.
Mỗi năm, anh Hiếu còn nhận được từ công đoàn, công ty nhiều sự động viên, phần quà ý nghĩa. Mới đây, anh Hiếu đã nhận 1 triệu đồng tiền mặt và nhu yếu phẩm từ Công đoàn tỉnh Bình Dương. Từ những sự quan tâm ấy, Hiếu nhận thấy cuộc sống còn rất nhiều ý nghĩa và bản thân vẫn là một người có ý nghĩa cho gia đình và xã hội.

Doanh nghiệp luôn có quỹ hỗ trợ công nhân bị tai nạn lao động
Cũng như anh Hiếu, anh Trịnh Văn Đấu (41 tuổi, quê Thanh Hóa) làm việc tại Công ty TNHH Uni President (Bình Dương) bị tai nạn lao động năm 2010. Lúc đó, anh Đấu làm ca đêm, 3h sáng máy hỏng, anh đang sửa thì không may bị băng tải cuốn vào máy, mất chân phải. Với tỷ lệ thương tật là 61%, anh Đấu được hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN mỗi tháng hơn 1 triệu đồng.
Sau khi bình phục vết thương, anh Đấu được công ty cho đi học nghề và được giữ lại làm việc ở bộ phận chuyên môn. Hàng năm, anh Đấu vẫn đi khám sức khỏe, kiểm tra thương tật. Mọi chi phí khám chữa bệnh đều do bảo hiểm chi trả.
Rủi ro xảy ra, anh Đấu mới thấy hết ý nghĩa của việc được đóng bảo hiểm đầy đủ khi làm việc.
Trao đổi về việc hỗ trợ người lao động, ông Nguyễn Văn Dũng – Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Công đoàn tỉnh Bình Dương cho biết, người lao động bị tai nạn lao động mọi chi phí điều trị từ lúc bị đến khỏi bệnh đều do doanh nghiệp chi trả.
Sau đó, công ty sẽ hướng dẫn người lao động đi giám định thương tật để hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN. Doanh nghiệp cũng có một khoản chi trả cho người lao động sau tai nạn, số tiền này tùy thuộc vào „lỗi“ dẫn đến tai nạn do người lao động hay do nguyên nhân khách quan.
Ông Dũng cho biết thêm, trung tâm thường xuyên nhận tư vấn cho đoàn viên, người lao động về sự thay đổi của Bộ luật Lao động và lợi ích của việc đóng bảo hiểm. Trong năm 2021, Trung tâm tổ chức 20 lớp tư vấn với khoảng 4.000 người. 5 tháng đầu năm 2022, Trung tâm đã tư vấn cho 630 người.
„Riêng về nội dung Bảo hiểm xã hội, Trung tâm thường xuyên tuyên truyền cho người lao động về 5 chế độ khi tham gia bảo hiểm. Người lao động rất quan tâm đến vấn đề này. Thông qua các buổi tuyên truyền tại phòng trọ, người lao động chủ yếu hỏi về bảo hiểm thai sản, TNLĐ, BNN, chế độ hưu trí…“, ông Dũng cho hay.

Hanoi startet Baumpflanzfestival „Frauen kultivieren die Zukunft“ – Hà Nội phát động Tết trồng cây “Phụ nữ vun trồng tương lai”   Leave a comment

Hà Nội phát động Tết trồng câyPhụ nữ vun trồng tương lai

Chương trình hưởng ứng Tết trồng cây „Phụ nữ vun trồng tương lai”, nhằm bày tỏ tình cảm tri ân, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, đồng thời thể hiện quyết tâm của cán bộ, hội viên phụ nữ Thủ đô chung sức đồng lòng cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố xây dựng Thủ đô thân yêu xanh, giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
02-03-2022, 16:27 https://nhandan.vn/moi-truong/ha-noi-phat-dong-tet-trong-cay-phu-nu-vun-trong-tuong-lai-687669/
Các đại biểu tham gia trồng cây tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Các đại biểu tham gia trồng cây tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.Ngày 2/3, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đá Chông, Ba Vì, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tết trồng cây “Phụ nữ vun trồng tương lai” Xuân Nhâm Dần 2022; tổng kết đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII.
Phát biểu tại lễ phát động, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh nhấn mạnh, chương trình trồng cây xanh gây rừng ngày hôm nay cùng với các công trình phần việc thiết thực như đoạn/đường tuyến phố nở hoa, sân chơi an toàn, chương trình Triệu phần quà san sẻ yêu thương, Đồng hành cùng con, Mẹ đỡ đầu… đã và đang được các cấp Hội triển khai trong đợt thi đua đặc biệt sẽ là những bông hoa đẹp nhất của hội viên, phụ nữ Thủ đô góp vào vườn hoa muôn sắc màu của phụ nữ cả nước, chào mừng Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII.
Thay mặt Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, đồng chí Lê Kim Anh kêu gọi toàn thể cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ trên địa bàn thành phố cùng gia đình tích cực tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, cùng lan tỏa tinh thần “Mỗi phụ nữ một cây xanh”, “Mỗi cơ sở Hội một công trình cây xanh”.
Ngay sau lễ phát động, các đại biểu tham gia lễ trồng cây tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông; hưởng ứng Tết trồng cây “Phụ nữ vun trồng tương lai”. Trước đó, các đại biểu đã dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong khuôn khổ chương trình, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố cũng tổ chức tổng kết và khen thưởng 10 tập thể, 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII; trao giải tặng các đơn vị đoạt giải cuộc thi clip bài hát tuyên truyền chào mừng thành công Đại hội đại biểu phụ nữ thành phố lần thứ XVI, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII.

Veröffentlicht 2. März 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Provinzieller Dialog zur umgehenden Beseitigung von Hindernissen zwischen Arbeitnehmern und Unternehmen – Đối thoại cấp tỉnh để kịp thời gỡ vướng giữa người lao động và doanh nghiệp – Unmittelbar nach den Feiertagen zum Mondneujahr gab es laut unvollständiger Statistik landesweit 8 Streiks, 3 allein in Nghe An – Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước có 8 cuộc đình công, riêng tại Nghệ An đã xảy ra 3 cuộc   Leave a comment

Đối thoại cấp tỉnh để kịp thời gỡ vướng giữa người lao động và doanh nghiệp

Tăng cường đối thoại giúp sớm làm rõ những khúc mắc, để giữa người lao động và chủ sử dụng lao động có sự thấu hiểu, sẻ chia, tin tưởng, gắn bó với nhau.
19/02/2022 – 13:36 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/doi-thoai-cap-tinh-de-kip-thoi-go-vuong-giua-nguoi-lao-dong-va-doanh-nghiep-20220218121715308.htm
Ngừng việc, đình công kiểuphản ứng dây chuyền
Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước có 8 cuộc đình công, riêng tại Nghệ An đã xảy ra 3 cuộc.
Cuộc đình công tại Công ty TNHH Viet Glory (đóng trên địa bàn xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, Nghệ An) với sự tham gia của gần 5.000 người lao động xảy ra đầu tiên và cũng kéo dài nhất. Đến ngày thứ 6, khi yêu cầu tăng lương cơ bản được công ty đáp ứng, công nhân mới quay trở lại nhà máy làm việc.
Sau cuộc ngừng việc tập thể tại Viet Glory Nghệ An, tại Ninh Bình (Công ty TNHH Vienergy), Thái Bình (Công ty TNHH Phúc Mậu), Hà Tĩnh (Công ty TNHH Haivina Hồng Lĩnh)… cũng có hiện tượng tương tự.
Các vụ ngừng việc tập thể chỉ dừng lại khi các kiến nghị của người lao động, chủ yếu là nội dung tăng lương cơ bản, tăng và bổ sung các khoản phụ cấp, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao chất lượng bữa ăn ca, thái độ ứng xử của cán bộ quản lý… được chủ sử dụng lao động giải quyết hoặc cam kết xem xét giải quyết.
Đình công xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các nhà máy, vốn đã rất khó khăn suốt năm qua, đang nỗ lực khôi phục sau thời gian ngừng trệ vì dịch Covid-19, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế với cả chủ sử dụng lao động và công nhân lao động.
Đơn cử như tại Công ty TNHH Viet Glory, khi xảy ra đình công, công ty đã phải chuyển một số đơn hàng cho đơn vị khác. Chưa kể, việc chậm trễ giao hàng có thể khiến các doanh nghiệp vướng vào những tình huống pháp lý với các đối tác, ảnh hưởng đến thương hiệu và uy tín gây dựng không chỉ ngày một ngày hai.
Việc liên tiếp xảy ra các vụ ngừng việc tập thể sau Tết Nguyên đán, theo nhận định của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam „có yếu tố tiềm ẩn nguy cơ lây lan tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công tại nhiều tỉnh, thành phố“.

Tăng cường đối thoại trong doanh nghiệp
Các cuộc đình công vừa qua cho thấy, giữa người lao động và chủ sử dụng lao động chưa tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết các kiến nghị liên quan đến chính sách tiền lương và các chế độ phụ cấp, phúc lợi khác.
Đặc biệt, có trường hợp, người lao động nhầm lẫn chức năng giải quyết các kiến nghị liên quan đến quyền lợi của mình. Đơn cử, đối với chính sách hỗ trợ người lao động bị mắc Covid-19, thẩm quyền giải quyết thuộc về UBND phường/xã, nơi người lao động sinh sống chứ không phải doanh nghiệp sử dụng lao động hay công đoàn các cấp. Vấn đề này cũng đã được các cấp công đoàn phổ biến, tư vấn kỹ. Thế nhưng trong nội dung kiến nghị hàng nghìn lao động gửi lên lãnh đạo doanh nghiệp vẫn có nội dung này.
Nếu như tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Viet Glory phải mất một tuần mới được giải quyết dứt điểm thì tại các công ty khác như: Haivina Hồng Lĩnh, EM-Tech (TP Vinh, Nghệ An) hay Công ty CP Nam Thuận Nghệ An, chỉ trong vòng 1-2 ngày, công nhân đã đồng ý đi làm trở lại.
Một điểm chung dễ thấy tại các công ty này là ngay khi có hiện tượng công nhân ngừng việc, tổ chức công đoàn và lãnh đạo công ty đã nhanh chóng có mặt, trực tiếp tiếp nhận kiến nghị, trao đổi và giải thích rõ từng vấn đề để đôi bên cùng nhau tháo gỡ, đi đến thống nhất hướng giải quyết nhằm đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giữa hai bên.
Theo bà Trần Thị Nguyệt – Phó Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An), đối thoại giữa người lao động và chủ sử dụng lao động có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện và ngăn các vụ đình công. Tuy nhiên, không ít lãnh đạo doanh nghiệp còn hiểu sai lệch, thiếu thiện chí, thậm chí trốn tránh việc đối thoại, cho rằng đối thoại làm mất thời gian, ảnh hưởng sản xuất. Nhiều người mặc định, công nhân hay đòi hỏi trong khi công ty đã thực hiện đầy đủ các chính sách lao động theo qui định của luật. Việc thiếu đối thoại sẽ dẫn đến mâu thuẫn, người lao động thiếu gắn bó với doanh nghiệp, chuyển việc.
„Thực tế từ trước đến nay, không ngoại trừ nguyên nhân có sự kích động, quấy phá từ bên ngoài nhằm phá hoại hoạt động sản xuất bình thường của các doanh nghiệp nhưng vấn đề thường gây ra xung đột và mâu thuẫn trong các doanh nghiệp đều xoay quanh lợi ích, vấn đề quyền lợi theo luật pháp rất ít“, bà Trần Thị Nguyệt cho biết.
Vì vậy, người sử dụng lao động cần phải kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc đang tồn tại trong bản thân các doanh nghiệp một cách chủ động, thông qua đối thoại. Đối thoại tại nơi làm việc không thể giải quyết được tất cả các vấn đề, nhưng đối thoại là những diễn đàn để các bên có cơ hội cùng trao đổi, giải quyết các yêu cầu, là cơ hội để hiểu nhau, chia sẻ khó khăn của nhau, tạo ra sự minh bạch, giảm sự hiểu lầm và xây dựng lòng tin giữa người lao động, người sử dụng lao động.
Đối thoại tốt còn tạo động lực, khuyến khích người lao động đem kiến thức, khả năng của mình đóng góp cho sản xuất, làm tăng năng suất lao động, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, giúp người lao động yên tâm làm việc và gắn bó với doanh nghiệp hơn vì họ cảm thấy được tôn trọng, họ biết rằng doanh nghiệp luôn quan tâm đến đời sống, nguyện vọng của họ.
„Để thực hiện đối thoại tại nơi làm việc tốt cần có sự thiện chí của người sử dụng lao động trong việc tạo không khí bình đẳng, tôn trọng, hợp tác giữa người sử dụng lao động, công đoàn và người lao động. Thực tế tại nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, công ty nào thực hiện tốt việc đối thoại và chú trọng đối thoại với người lao động thì ít xảy ra các vụ tranh chấp lao động“, Phó Chủ tịch công đoàn Khu kinh tế Đông Nam cho hay.
Tổ chức đối thoại về việc thực hiện pháp luật lao động trong các doanh nghiệp, phòng ngừa tranh chấp lao động, đình công tự phát, kịp thời giải quyết, hạn chế các cuộc đình công trái pháp luật cũng là một trong những nội dung hoạt động trọng tâm của Liên đoàn lao động tỉnh Nghệ An trong năm 2022. Trong năm nay, tỉnh Nghệ An cũng sẽ tổ chức một cuộc đối thoại cấp tỉnh để lắng nghe kiến nghị từ người lao động và chính các doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, đảm bảo hài hòa lợi ích và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Các hình thức đối thoại linh hoạt là: Hội nghị người lao động; gặp gỡ định kỳ giữa công đoàn và ban giám đốc; gặp gỡ trao đổi trực tiếp giữa người quản lý sản xuất và công nhân 10 phút trước hoặc sau ca làm việc, hoặc tranh thủ giờ giải lao; gặp gỡ giữa công đoàn và công nhân; gặp gỡ trong quá trình thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể; xây dựng hòm thư góp ý và các ý kiến góp ý được trả lời trong thời gian ngắn; thông qua tờ tin hoặc hệ thống thông tin nội bộ.

Veröffentlicht 20. Februar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

In Bezug auf viele kollektive Arbeitsniederlegungen und Arbeitskämpfe in einigen Provinzen und Städten nach Tet hat der Allgemeine Gewerkschaftsbund Vietnams eine Richtlinie mit vielen Lösungen herausgegeben – Liên quan tới nhiều vụ ngừng việc tập thể, tranh chấp lao động tại một số tỉnh, thành phố vào thời điểm sau Tết, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có công văn chỉ đạo với nhiều giải pháp – 5 Lösungen die von der Gewerkschaft angeboten werden   Leave a comment

Các vụ ngừng việc tập thể sau Tết: 5 giải pháp được công đoàn đưa ra

Liên quan tới nhiều vụ ngừng việc tập thể, tranh chấp lao động tại một số tỉnh, thành phố vào thời điểm sau Tết, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có công văn chỉ đạo với nhiều giải pháp
16/02/2022 – 12:00 https://dantri.com.vn/an-sinh/cac-vu-ngung-viec-tap-the-sau-tet-5-giai-phap-duoc-cong-doan-dua-ra-20220216115055960.htm
Theo đó, ngày 15/2, ông Phan Văn Anh – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam – đã ký văn bản hỏa tốc gửi các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố; công đoàn các ngành Trung ương và tương đương; công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể.
Đánh giá của Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy, năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, các cấp công đoàn đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa, tham gia giải quyết các cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, từ đó, góp phần giảm số vụ tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công xảy ra so với các năm trước.
Tuy nhiên, sau Tết đã xảy ra một số vụ ngừng việc tập thể có yếu tố tiềm ẩn nguy cơ lây lan tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công tại nhiều tỉnh, thành phố.

Để chủ động ứng phó với diễn biến tình hình quan hệ lao động, phòng ngừa, tham gia giải quyết hiệu quả các cuộc tranh chấp lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã yêu cầu các đơn vị thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong thời gian này.
-Giải pháp trước tiên là tiếp tục chú trọng triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 61/KH-TLĐ ngày 28/6/2019 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai các nhiệm vụ công đoàn tham gia phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể và đình công giai đoạn 2019-2023, trong đó chú trọng triển khai các giải pháp phòng ngừa tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể và đình công.
Tiếp theo là các đơn vị cần tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn tới người lao động, người sử dụng lao động về việc đồng hành, chia sẻ khó khăn, lấy quan tâm, chăm lo việc làm, đời sống, thu nhập của người lao động làm động lực ổn định doanh nghiệp và ngược lại, phát triển doanh nghiệp là cơ sở để tạo việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống của người lao động.
Giải pháp thứ 3, Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu chủ động và tăng cường hơn nữa trong việc phối hợp, đối thoại với các hiệp hội người sử dụng lao động tại địa phương, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế để nắm tình hình các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ CĐCS, doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động, phòng ngừa, hạn chế thấp nhất tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công.
Đối với các địa phương có đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố căn cứ Chương trình phối hợp công tác số 1433/CTPH-TLĐ-PTM&CNVN ngày 17/9/2019 của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực quan hệ lao động, xây dựng giai cấp công nhân và phát triển doanh nghiệp, giai đoạn 2019-2023 để chủ động đề nghị ký kết chương trình phối hợp tại cấp mình.
-Với giải pháp thứ 4, Tổng LĐLĐ Việt Nam lưu ý cần triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ ở các địa phương, đơn vị có đông người lao động, nhiều doanh nghiệp cùng thuộc một chủ sở hữu hoặc cùng là công ty thành viên của các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty hoặc cùng sản xuất, cung ứng cho các doanh nghiệp lớn, các nhãn hàng, doanh nghiệp xuyên quốc gia.
Theo đó, chủ động nắm thông tin về số lượng, địa chỉ, tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện chế độ, các vấn đề bức xúc, khó khăn chung của người lao động… của các doanh nghiệp nằm trên địa bàn và phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng, các địa phương khác để rà soát, chia sẻ thông tin của các doanh nghiệp có trụ sở ở địa phương khác.
Các đơn vị cần chỉ đạo công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thường xuyên nắm tình hình, hỗ trợ, hướng dẫn công đoàn cơ sở chủ động phối hợp, đề xuất với người sử dụng lao động thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức đối thoại định kỳ hoặc đột xuất hoặc theo vụ việc theo quy định của pháp luật và Hướng dẫn số 41/HD-TLĐ ngày 11/11/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn Công đoàn tham gia đối thoại và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Thiết lập kênh trao đổi thông tin giữa các chủ tịch công đoàn cơ sở qua mạng Zalo hoặc hình thức phù hợp nhằm kịp thời chia sẻ thông tin, cập nhật tình hình. Chỉ đạo các công đoàn cơ sở chủ động phối hợp, hỗ trợ, tăng cường trao đổi thông tin về tình hình doanh nghiệp, tâm tư, nguyện vọng, chế độ đối với người lao động; tổ chức các hoạt động đối thoại, thương lượng và triển khai đồng thời các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể khi cần thiết.
Tổng LĐLĐ Việt Nam lưu ý, khi xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ, hướng dẫn công đoàn cơ sở, người lao động, người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng giải quyết, xử lý nhanh nhất, không để xảy ra ngừng việc tập thể kéo dài, lây lan.

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, giải pháp thứ 5 nhằm ứng phó với diễn biến tình hình quan hệ lao động, phòng ngừa, tham gia giải quyết hiệu quả các cuộc tranh chấp lao động là cần phối hợp với các cấp chính quyền, Sở LĐ-TB&XH, Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giải thể, có chủ bỏ trốn, nợ lương, không có khả năng trả thưởng, có nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động để có phương án ngăn chặn, hỗ trợ, giải quyết kịp thời, giảm thiểu tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công tự phát xảy ra.

Veröffentlicht 16. Februar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Kollektive Arbeitsniederlegungen: Niedrige Löhne, Covid-19 erschweren den Arbeitern das Leben – Những vụ ngừng việc tập thể: Lương thấp, Covid-19 công nhân càng khó sống – Phan Van Anh, stellvertretender Vorsitzender des vietnamesischen Allgemeinen Gewerkschaftsbundes   Leave a comment

Những vụ ngừng việc tập thể: Lương thấp, Covid-19 công nhân càng khó sống

Một nguyên nhân chính là nội quy của doanh nghiệp chưa phù hợp, chủ yếu là có lợi cho doanh nghiệp, gây bức xúc cho người lao động„, ông Phan Văn AnhPhó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nói.
15/02/2022 – 13:27 https://dantri.com.vn/an-sinh/nhung-vu-ngung-viec-tap-the-luong-thap-covid19-cong-nhan-cang-kho-song-20220215122330041.htm
Liên quan vụ ngừng việc tập thể của hàng ngàn lao động tại 2 doanh nghiệp có vốn FDI là Công ty TNHH Viet Glory ở Nghệ An và Công ty TNHH Vienergy ở Ninh Bình trong những ngày đầu năm mới Nhâm Dần 2022, PV Dân trí trao đổi với Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam Phan Văn Anh về các vấn đề đã bộc lộ.

Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận định thế nào về hiện tượng hàng ngàn công nhân ở các doanh nghiệp FDI ngừng việc tập thể những ngày qua?
– Từ khi các cuộc ngừng việc tập thể nêu trên diễn ra tới nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã nắm rất sát sao sự việc và đã có văn bản chỉ đạo với các cấp công đoàn địa phương. Đồng thời, Ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cũng thường xuyên có liên lạc bằng điện thoại với công đoàn cơ sở để nắm bắt và xử lý tình hình.
Tới thời điểm này, những vướng mắc ở 2 doanh nghiệp tại Ninh Bình và Nghệ An về cơ bản đã được xử lý xong và 100% người lao động đã đi làm trở lại. Tại Công ty TNHH Viet Glory Nghệ An, 11 yêu cầu của người lao động trong thương lượng đã được chủ sử dụng lao động chấp thuận. Với Công ty TNHH Vienergy Ninh Bình, chính quyền địa phương, LĐLĐ tỉnh và công đoàn cấp trên cơ sở đã cùng trao đổi và tìm được tiếng nói chung với chủ sử dụng lao động.
Với sự vào cuộc của công đoàn và chính quyền, tình hình đã ổn định và người lao động đã đi làm trở lại.

Phía công đoàn, cơ quan đại diện cho người lao động xác định nguyên nhân nào khiến hàng ngàn công nhân ở các doanh nghiệp trên ngừng việc tập thể như vậy, thưa ông?
– Tìm hiểu qua 2 sự kiện trên, chúng tôi thấy nổi lên rõ nhất là việc nội quy, quy định của doanh nghiệp còn chưa phù hợp, gây bức xúc cho người lao động. Các quy định nội bộ được xây dựng chủ yếu là có lợi cho doanh nghiệp.
Đơn cử như quy định phụ cấp thâm niên đã được Viet Glory Nghệ An đề cập nhưng mức quá thấp. Về tiền lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp đã trả trên mức sàn tiền lương nhưng chỉ dừng ở mức hơn 3 triệu đồng/tháng. Dù thời điểm này, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do Covid-19 gây ra nhưng tác động tới người lao động còn lớn hơn. Đời sống công nhân vốn đã rất khó khăn, nay do Covid-19 càng khó có thể xoay sở để đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu với mức lương thấp như vậy.
Bên cạnh đó, chế độ phụ cấp độc hại mà doanh nghiệp ban hành thấp hơn quy định. Chế độ hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP còn vướng mắc về thủ tục thực hiện từ phía chủ doanh nghiệp. Trong điều hành, doanh nghiệp yêu cầu người lao động đi làm sớm 10 phút nhưng chưa bổ sung lương cho thời gian làm thêm đó. Trong quan hệ lao động, nhiều cán bộ quản lý người nước ngoài trong doanh nghiệp còn có thái độ và lời nói gây bức xúc cho người lao động.

Qua câu chuyện ngừng việc của hàng ngàn công nhân diễn ra ở Ninh Bình và Nghệ An ngay sau Tết, Tổng LĐLĐ Việt Nam có những khuyến nghị gì, thưa ông?
– Tôi phải khẳng định rằng, chính quyền, người sử dụng lao động và người lao động không ai mong muốn diễn ra tình trạng ngừng việc tập thể bởi việc này gây thiệt hại cho nhiều phía. Muốn tránh được việc này, chúng ta cần chủ động thương lượng tìm hiểu và cùng giải quyết những mâu thuẫn, xung đột.
Đứng về phía công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã và đang tiếp tục chỉ đạo công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên cơ sở cần nắm sát tâm tư, đời sống của công nhân lao động sau Tết. Trên cơ sở đó, các cấp công đoàn chủ động thương lượng, đàm phán với người sử dụng lao động, tránh để xảy ra tình trạng ngừng việc tập thể như vừa qua ở Ninh Bình và Nghệ An, khi đó các bên đều thiệt thòi.
Trên cơ sở sự vào cuộc của công đoàn cơ sở, chúng ta cần chủ động đưa vào các nội dung quan trọng thỏa ước lao động tập thể. Qua đó, công đoàn cơ sở cần bám sát và yêu cầu chủ sử dụng lao động, đoàn viên công đoàn và người lao tuân thủ thỏa ước lao động đã ký kết để thực hiện. Mong muốn lớn nhất của Tổng LĐLĐ Việt Nam là giải quyết hài hòa lợi ích của các bên để cùng phát triển.
Xin cảm ơn ông!

Ngay từ trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có chỉ đạo các cấp công đoàn quan tâm, động viên người lao động đồng hành với doanh nghiệp, như: Động viên người lao động có quê xa ở lại ăn Tết và làm việc, sớm cùng với doanh nghiệp tham gia sản xuất để qua đó có việc làm và thu nhập. Qua tìm hiểu, đa số các doanh nghiệp hiện đã đi vào sản xuất và người lao động về cơ bản đã quay trở lại làm việc…„, ông Phan Văn Anh cho biết.

Veröffentlicht 15. Februar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Warum haben Mitarbeiter von Viet Glory Co.Ltd noch nicht genehmigt an ihren Arbeitsplatz zurückzukehren? – Vì sao người lao động Công ty TNHH Viet Glory chưa chấp thuận đi làm trở lại? – Vụ đình công ở Viet Glory (Diễn Châu): Công ty đồng ý bổ sung phụ cấp thâm niên cho người lao động – Streik bei Viet Glory (Dien Chau): Das Unternehmen willigt ein Dienstalterszulagen für Mitarbeiter hinzuzufügen – Nach 6 Tagen „Kampf“ akzeptierte Viet Glory Co.Ltd. den Antrag das Grundgehalt für alle Mitarbeiter um 6 % zu erhöhen   Leave a comment

Vì sao người lao động Công ty TNHH Viet Glory chưa chấp thuận đi làm trở lại?

Sau 5 ngày ngừng việc, những công nhân tại Công ty TNHH Viet Glory vẫn không quay lại làm việc dù lãnh đạo công ty đã có văn bản trả lời một cách cầu thị, nhiều kiến nghị đã được giải quyết.
11/02/2022 11:32 https://baonghean.vn/vi-sao-nguoi-lao-dong-cong-ty-tnhh-viet-glory-chua-chap-thuan-di-lam-tro-lai-302347.html
Báo Nghệ An đã làm việc với nhiều công nhân lao động của công ty để có cái nhìn tổng hợp và khách quan nhất về nguyên nhân gốc rễ của những căng thẳng này.

Dồn nén nhiều bức xúc
Trao đổi với phóng viên, chị B.T.T cho biết: “Chúng tôi yêu cầu tăng lương, tăng phụ cấp mới đi làm nhưng để dẫn đến sự việc ngày hôm nay thì không chỉ vì 2 lý do đó. Tôi thấy công ty có bảng lương rất khó hiểu, trừ các tiền phụ cấp một cách vô lý. Nghỉ đúng phép 1 ngày cũng trừ phụ cấp, nghỉ thêm nửa buổi thì trừ hết tiền chuyên cần và xăng xe… Môi trường làm việc tiếp xúc với hóa chất độc hại, áp lực sản lượng cao”.
Chị N.T.T trình bày: “Bản thân tôi đã từng bị phạt cảnh cáo vì lỗi của máy chấm vân tay, dù tôi đi làm đầy đủ, đúng giờ. Nhưng ấm ức nhất vẫn là cách mà cán bộ người nước ngoài quát nạt công nhân. Mọi người cứ bảo do họ nói to và chúng tôi không hiểu tiếng nên dẫn đến hiểu nhầm nhau. Nếu chúng tôi mắc lỗi thì có thể nhắc nhở nhẹ nhàng, chúng tôi sẽ sửa. Không ai tôn trọng công nhân mà lại ném đồ, hất đồ, chỉ tay vào mặt như thế cả”.
Không trực tiếp tham gia đối thoại, thậm chí đứng rất xa cổng công ty, chị L.T.M nói: “Quả là có những công nhân không hiểu luật, kích động, đưa ra những kiến nghị vô lý nhưng tôi cũng khẳng định cán bộ Công ty có những hành xử không đúng, các chế độ không đảm bảo. Tôi không muốn kéo dài ngừng việc như thế này nhưng bản thân tôi cũng có những bức xúc và mong muốn Công ty phải giải quyết dứt điểm”.
„Bản thân tôi không muốn ngừng việc thế này vì mất việc, mất lương thì cuộc sống cũng ảnh hưởng nặng nề, kinh tế gia đình càng thêm khó khăn. Tuy nhiên, tôi mong muốn Công ty cần giải quyết rõ ràng, cụ thể những quyền lợi của công nhân một cách hợp lý nhất” – một công nhân cho biết.

Thiếu niềm tin
Cách đây đúng một năm, Công ty TNHH Viet Glory cũng đã xảy ra ngừng việc tương tự với 12 nội dung kiến nghị, gồm: Đề nghị tăng lương hàng năm, bổ sung phụ cấp xăng xe, phụ cấp thâm niên, phụ cấp con nhỏ, tăng chế độ ăn ca lên 20.000 đồng, có tiền làm ngoài giờ và tăng tiền khi làm thêm trong ngày nghỉ lễ, bảng lương ghi rõ ràng các khoản, quản lý người nước ngoài phải tôn trọng và không được chửi bới, gào thét công nhân, phải có phụ cấp thâm niên, không ép công nhân làm ngoài giờ, có tiền thưởng sản lượng.
Có thể thấy rằng, 11 kiến nghị của năm nay có nhiều điểm trùng lặp với 12 kiến nghị của năm 2021. Điều này cho thấy lãnh đạo Công ty TNHH Viet Glory chưa giải quyết, khắc phục dứt điểm nhiều tồn tại, hạn chế của mình.
Trao đổi với phóng viên, nhiều lao động chia sẻ, họ không tin vào sự hứa hẹn thay đổi của lãnh đạo Công ty và muốn những điều khoản được cam kết bằng một văn bản cụ thể, đầy đủ hơn. “Năm ngoái đình công họ cũng hứa thay đổi, nhưng rất nhiều nội dung họ không thay đổi. Lương vẫn không tăng, tem lương vẫn không thay đổi…” – một nữ công nhân trình bày.

Thiếu chuyên nghiệp và kinh nghiệm
Anh Hồ Trọng Lưu – Trợ lý kiêm phiên dịch của phó giám đốc công ty thừa nhận: “Công ty mới đi vào hoạt động 1 năm, đối mặt với nhiều khó khăn do dịch bệnh, đội ngũ lãnh đạo cũng như cán bộ công đoàn còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm nên mới để xảy ra sự việc này…”.
Không khó để nhận ra sự thiếu kinh nghiệm mà anh Lưu nhắc đến. Thiếu kinh nghiệm nên công ty đã không tuyên truyền tốt các chế độ, chính sách đến với người lao động, dẫn đến nhiều công nhân hiểu nhầm rằng tiền hỗ trợ Covid-19 đã bị công ty ăn chặn dù thực tế là số tiền này đang chờ phê duyệt; Một số lao động cho rằng sau khi mắc Covid-19 thì công ty không nhận vào làm nữa dù lãnh đạo công ty không hề đưa ra quy định này; Chính sách của công ty cũng không ép công nhân phải vào làm trước giờ quy định như mọi người nói…
Được thành lập từ tháng 3 năm 2021, công đoàn công ty với đội ngũ ban chấp hành non trẻ đã không làm tốt vai trò của mình.
Chị Vũ Thị Thoa – Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty trình bày: “Dù nhận được sự hướng dẫn, chỉ đạo rất tận tình, trách nhiệm từ LĐLĐ huyện Diễn Châu nhưng chúng tôi vẫn để xảy ra sự việc này, gây ảnh hưởng lớn đến công ty, người lao động và địa phương. Thú thật là trước khi diễn ra ngừng việc tập thể, chúng tôi đã nghe ngóng được nhiều ý kiến bất bình của công nhân, chủ yếu qua bàn tán, truyền miệng nhau nhưng không biết mọi người sẽ đình công. Bản thân chúng tôi cũng là những cán bộ công đoàn kiêm nhiệm nên thời gian eo hẹp, không quán xuyến được hết. Công ty quy mô lớn, bộ máy cồng kềnh, phụ thuộc vào cả hệ thống nên vấn đề tem lương, chính sách, chế độ rất khó thay đổi. Về các vấn đề khác, chúng tôi cần công nhân gửi đơn thư, văn bản rõ ràng mới có cơ sở để kiến nghị lên lãnh đạo công ty”.
Những lý do trên đã góp phần khiến cho tình trạng ngừng việc tập thể tại Công ty TNHH Viet Glory (Diễn Châu) căng thẳng trong nhiều ngày và chưa được giải quyết dứt điểm.
Tại buổi đối thoại sáng 10/2, ông Phạm Đức Cường – Chủ tịch LĐLĐ huyện Diễn Châu khẳng định: “Kiến nghị của người lao động là hoàn toàn chính đáng, tuy nhiên cần xét vào tình hình thực tế và quy định của pháp luật để có phương án hợp lý, hài hòa lợi ích đôi bên”.
Ông Cường cũng cho rằng, thời gian ngừng việc đã kéo dài, gây thiệt hại cho cả đôi bên, việc tập trung đông người trong bối cảnh hiện nay sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bùng phát dịch Covid-19. Thời gian tới, tổ chức công đoàn sẽ tiếp tục tuyên truyền cho công nhân chia sẻ, đồng hành với doanh nghiệp và đàm phán với lãnh đạo Công ty TNHH Viet Glory để xây dựng chính sách, chế độ phù hợp với mặt bằng chung trong toàn huyện.

Như tin đã đưa, chiều 7/2/2022, tại Công ty TNHH Viet Glory xảy ra sự việc ngừng việc tập thể với sự tham gia của gần 2.500 công nhân với nội dung yêu cầu quyền lợi. Các ban, ngành của huyện Diễn Châu gồm UBND; Liên đoàn Lao động; Phòng LĐ-TB&XH; Công an huyện; UBND, Công an xã Diễn Trường và Phòng Kinh tế Công an tỉnh Nghệ An đã có mặt để tham gia giải quyết.
Chiều 8/2, Công ty TNHH Viet Glory đã có văn bản trả lời 11 yêu cầu, kiến nghị của người lao động.
Sau buổi đối thoại sáng hôm qua 10/2, lãnh đạo Công ty TNHH Viet Glory và công nhân lao động vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Toàn bộ công nhân không đồng ý với phương án giải quyết của doanh nghiệp, tiếp tục yêu cầu công ty tăng lương, bổ sung phụ cấp thâm niên thì mới quay lại làm việc.

Vụ đình công ở Viet Glory (Diễn Châu): Công ty đồng ý bổ sung phụ cấp thâm niên cho người lao động
Streik bei Viet Glory (Dien Chau): Das Unternehmen willigt ein, Dienstalterszulagen für Mitarbeiter hinzuzufügen
Chiều 11/2, lãnh đạo Công ty TNHH Viet Glory đã có văn bản bổ sung trợ cấp cho công nhân. Theo đó, người lao động sẽ được nhận phụ cấp thâm niên kể từ tháng 3/2022.
Am Nachmittag des 11. Februar stellte der Leiter der Viet Glory Co., Ltd. ein Dokument zur Ergänzung der Arbeitnehmerzulagen aus. Demnach erhalten Mitarbeiter ab März 2022 Dienstalterszulage.
11/02/2022 19:47 https://baonghean.vn/vu-dinh-cong-o-viet-glory-dien-chau-cong-ty-dong-y-bo-sung-phu-cap-tham-nien-cho-nguoi-lao-dong-302371.html
Sau cuộc họp về việc giải quyết kiến nghị của công nhân vào chiều 11/2, ban giám đốc Công ty TNHH Viet Glory đã quyết định bổ sung phụ cấp thâm niên cho công nhân kể từ tháng 3/2022 và áp dụng đối với những công nhân vào làm việc tại công ty từ 1 năm trở lên.
Đối với nội dung tăng lương cơ bản, Công ty TNHH Viet Glory ghi nhận kiến nghị của công nhân và xem xét thực hiện trong thời gian tới. Hiện tại, công ty này đang áp dụng mức lương 3.670.100 đồng, cao hơn 600.000 đồng so mức lương cơ bản vùng IV.
Về vấn đề hỗ trợ tiền Covid-19, công ty sẽ đề nghị các cơ quan chính quyền cấp trên sớm xử lý hồ sơ để giải quyết cho công nhân lao động. Công ty sẽ thông tin lại cho người lao động ngay khi có kết quả.
Ngoài ra, công ty cũng lưu ý, nếu ngày làm việc của người lao động bắt đầu từ các ngày giữa tháng thì sẽ được tính thâm niên từ tháng tiếp theo; Phụ cấp thâm niên được chi trả nguyên tháng nếu tham gia làm việc đầy đủ trong tháng (trừ nghỉ phép thai sản, nghỉ tai nạn lao động, kết hôn, nghỉ tang lễ, nghỉ phép năm, nghỉ phép xưởng, nghỉ lễ), các loại nghỉ phép khác sẽ được khấu trừ theo số ngày người lao động xin nghỉ phép; Người lao động nghỉ việc trong tháng sẽ bị hủy bỏ tiền thưởng thâm niên của tháng; Đối với người vào lại nhà máy sau thôi việc, thưởng thâm niên sẽ được tính từ đầu.
Văn bản cũng ghi rõ, công ty sẽ mở cửa làm việc bình thường vào ngày mai 12/2. Những công nhân không đến làm việc sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và nội quy của công ty.
Theo đó, vụ việc ngừng việc tập thể tại công ty diễn ra từ trưa ngày 7/2, đến hết sáng mai (ngày 12/2) là hết thời hạn 5 ngày.

Sáng 11/2, đại diện LĐLĐ tỉnh đã có mặt tại Công ty TNHH Viet Glory để trao đổi với công nhân và tư vấn, định hướng cho doanh nghiệp giải quyết vướng mắc về vấn đề lương và phụ cấp thâm niên. Sau buổi làm việc, vướng mắc được tháo gỡ, lãnh đạo doanh nghiệp hứa sẽ có thông báo chính thức bằng văn bản về những thay đổi cho người lao động.

Như tin đã đưa, chiều 7/2/2022, tại Công ty TNHH Viet Glory xảy ra sự việc ngừng việc tập thể với sự tham gia của gần 2.500 công nhân với nội dung yêu cầu quyền lợi. Các ban, ngành của huyện Diễn Châu gồm UBND; Liên đoàn Lao động; Phòng LĐ-TB&XH; Công an huyện; UBND, Công an xã Diễn Trường và Phòng Kinh tế Công an tỉnh Nghệ An đã có mặt để tham gia giải quyết.
Chiều 8/2, Công ty TNHH Viet Glory đã có văn bản trả lời 11 yêu cầu, kiến nghị của người lao động.
Sau buổi đối thoại sáng 10/2, lãnh đạo Công ty TNHH Viet Glory và công nhân lao động vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Toàn bộ công nhân không đồng ý với phương án giải quyết của doanh nghiệp, tiếp tục yêu cầu công ty tăng lương, bổ sung phụ cấp thâm niên thì mới quay lại làm việc.

Diễn biến mới vụ 5.000 công nhân ngừng việc tập thể ở Nghệ An
11/02/2022 – 22:11 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/dien-bien-moi-vu-5000-cong-nhan-ngung-viec-tap-the-o-nghe-an-20220211215450223.htm
Công ty TNHH Viet Glory sẽ bổ sung phụ cấp thâm niên cho người lao động kể từ tháng 3/2022. Đối với kiến nghị tăng lương cơ bản sẽ được công ty xem xét trong thời gian phù hợp.

Vụ 5000 công nhân ngừng việc: Đình công có lý do, DN không thể sa thải!
Vụ hàng nghìn công nhân một công ty tại Nghệ An ngừng việc đã sang ngày thứ 6, đại diện Liên đoàn lao động tỉnh cho biết, luật quy định về lý do đình công khi không thống nhất về lợi ích…
12/02/2022 – 17:06 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/vu-5000-cong-nhan-ngung-viec-dinh-cong-co-ly-do-dn-khong-the-sa-thai-20220212153840153.htm
Chỉ bổ sung phụ cấp thâm niên, công nhân chưa đi làm lại
Ngày 7/2, 5.000 công nhân Công ty TNHH Viet Glory, đóng trên địa bàn xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu (Nghệ An) ngừng việc tập thể, yêu cầu tăng lương cơ bản, bổ sung phụ cấp thâm niên, cải thiện điều kiện làm việc và xử lý những vấn đề liên quan đến thái độ ứng xử giữa cán bộ quản lý và người lao động.
Nhiều nhóm ý kiến, kiến nghị của người lao động đã được công ty xem xét, giải quyết. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản là tăng lương, bổ sung phụ cấp thâm niên không được đáp ứng. Chính vì vậy, người lao động chưa đồng ý quay trở lại làm việc. Cuộc đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo công ty và người lao động vào sáng 10/2 cũng chưa đi đến thống nhất hướng giải quyết vấn đề này.
Chiều 11/2, khi cuộc ngừng việc bước sang ngày thứ 5, phía Công ty TNHH Viet Glory đã có động thái mới, trong đó quyết định bổ sung khoản phụ cấp thâm niên cho người lao động với mức mỗi tháng 30.000 đồng đối với người lao động làm việc từ một năm trở lên. Lao động có thâm niên từ 7 năm làm việc trở lên hưởng mức 210.000 đồng/tháng.
Riêng kiến nghị tăng lương cơ bản, Công ty cho biết sẽ xem xét trong thời gian tới.
Hiện mức lương cơ bản mà doanh nghiệp này trả cho người lao động là 3.670.000 đồng/tháng, cao hơn mức lương tối thiểu vùng 3.070.000 đồng/tháng đối với vùng IV được quy định tại Nghị định 90/2019.
Trong thông báo trả lời kiến nghị của người lao động, Công ty TNHH Viet Glory cho biết, từ ngày 12/2, nếu không nhân không quay trở lại làm việc, phía công ty sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật và nội quy của công ty.
Thực tế, ngày 12/2, các công nhân vẫn chưa đi làm trở lại.

Đình công chưa đúng trình tự nhưng lý do phù hợp quy định pháp luật
Trao đổi về quy định pháp luật áp dụng trong trường hợp này, luật sư Lê Thị Kim Soa – Văn phòng Luật sư Lê Trần (TP Vinh, Nghệ An) cho biết, đối với vụ việc xảy ra tại Công ty TNHH Viet Glory, theo thông tin phản ánh, hàng nghìn người lao động đã ngừng việc sang ngày thứ 6. Lúc này, cần phải xem xét, việc người lao động tự ý ngừng việc có đúng quy định của pháp luật hay không, tức là cuộc đình công này có thực hiện có đúng quy định không, có sự tham gia lãnh đạo, tổ chức của tổ chức công đoàn hay không?.
Thông tin về những vấn đề đặt ra, chiều 12/2, bà Hoàng Thị Thu Hương – Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, Liên đoàn lao động tỉnh Nghệ An, người trực tiếp có mặt tại Công ty TNHH Viet Glory, cho biết, đến thời điểm này, tổ chức công đoàn đang nỗ lực để đi đến thống nhất một biên bản cam kết chung nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa hai bên, tránh sự việc đi xa hơn.
Đoàn đã gặp gỡ công nhân, lắng nghe thêm các kiến nghị, vướng mắc tâm tư, nguyện vọng của công nhân, lao động, đồng thời trực tiếp làm việc với ban lãnh đạo công ty, công đoàn công ty.
Đối với doanh nghiệp, Liên đoàn lao động tỉnh Nghệ An tư vấn về kỹ năng đối thoại với tập thể lao động; định hướng cho người sử dụng lao động về phương hướng giải quyết các nội dung còn vướng mắc giữa 2 bên, đặc biệt là vấn đề tiền lương cơ bản và phụ cấp thâm niên dành cho người lao động, trên cơ sở nghiên cứu tham khảo mức lương tối thiểu vùng của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu và toàn tỉnh để đưa ra quyết định hợp lý, đáp ứng nhu cầu thu hút lao động của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh về lao động.

Vụ đình công này chưa đúng trình tự quy định của pháp luật, không có sự tham gia của tổ chức công đoàn trong việc tổ chức, lãnh đạo. Còn đình công có được xác định là trái pháp luật hay không thì phải có phán quyết của tòa án hoặc của hội đồng trọng tài.
Người lao động đang ngừng việc để đình công vì lợi ích, lý do này có trong quy định pháp luật, không phải là nghỉ việc không lý do. Thời điểm này doanh nghiệp chưa thể áp dụng điểm e, khoản 1, Điều 36 Luật Lao động để đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động„, bà Hương cho hay.

Der Fall von 5.000 Arbeitnehmern die ihre Arbeit eingestellt haben: Unternehmen akzeptieren eine Erhöhung des Grundgehalts um 6 %
Vụ 5.000 công nhân ngừng việc: Doanh nghiệp chấp nhận tăng 6% lương cơ bản
Nach 6 Tagen „Kampf“ akzeptierte Viet Glory Co.Ltd. den Antrag das Grundgehalt für alle Mitarbeiter um 6 % zu erhöhen.
Sau 6 ngày „giằng co“, Công ty TNHH Viet Glory chấp nhận yêu cầu tăng lương cơ bản cho toàn bộ người lao động, mức tăng 6%.
12/02/2022 – 21:24 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/vu-5000-cong-nhan-ngung-viec-doanh-nghiep-chap-nhan-tang-6-luong-co-ban-20220212180826770.htm
Bà Hoàng Thị Thu Hương – Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An cho biết, công ty TNHH Viet Glory đã đồng ý tăng lương cơ bản cho người lao động.
Theo thông báo được đưa ra vào chiều tối 12/2, Công ty TNHH Viet Glory sẽ tăng 6% lương cơ bản cho toàn cán bộ công nhân viên, kể từ ngày 1/2/2022. Những ngày công nhân đình công (từ ngày 7/2 đến 12/2) công ty sẽ tính theo chế độ nghỉ phép xưởng.
Trước đó một ngày, công ty cũng đã có thông báo đồng ý bổ sung chế độ phụ cấp thâm niên cho người lao động mỗi tháng với mức 30.000 đồng cho mỗi năm làm việc. Từ năm thứ 7 trở đi, phụ cấp thâm niên là 210.000 đồng/tháng.
Gần 5.000 công nhân Công ty TNHH Viet Glory, đóng trên địa bàn xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu (Nghệ An) ngừng việc tập thể xảy ra từ ngày 7/2. Ngoài yêu cầu tăng lương cơ bản, bổ sung phụ cấp thâm niên, tăng phụ cấp độc hại, cải thiện điều kiện làm việc, công nhân còn đề nghị giải quyết những vấn đề liên quan đến thái độ ứng xử giữa cán bộ quản lý và người lao động.
Nhiều nhóm ý kiến, kiến nghị của người lao động đã được công ty xem xét, giải quyết. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản là tăng lương, bổ sung phụ cấp thâm niên không được đáp ứng. Cuộc đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo công ty và người lao động vào sáng 10/2 cũng chưa đi đến thống nhất giải quyết vấn đề này.
Chiều ngày 11/2, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An đã cử đoàn công tác có mặt tại công ty, tham gia giải quyết vụ việc tranh chấp lao động này. Sau buổi làm việc đầu tiên giữa Liên đoàn lao động tỉnh, phía doanh nghiệp bổ sung phụ cấp thâm niên cho người lao động và cam kết sẽ xem xét tăng lương cơ bản trong thời gian phù hợp. Tuy nhiên, ngày 12/2, công nhân vẫn chưa đồng ý quay trở lại làm việc khi chưa được tăng lương.
Chiều 12/2, sau cuộc làm việc giữa đại diện Liên đoàn lao động tỉnh Nghệ An, lãnh đạo huyện Diễn Châu và lãnh đạo công ty, yêu cầu tăng lương cơ bản của người lao động mới được giải quyết.
Hoàng Thị Thu Hương cho biết: „Liên đoàn lao động tỉnh ghi nhận thiện chí của Công ty, dù trải qua một năm bị nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng doanh nghiệp đã rất nỗ lực, cố gắng để giải quyết các kiến nghị của công nhân lao động, đặc biệt là bổ sung phụ cấp thâm niên và tăng 6% lương cơ bản. Hy vọng, 2 bên tham gia quan hệ lao động sẽ có sự thông cảm, thấu hiểu nhau để cùng xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định tại doanh nghiệp„.
Với việc đáp ứng yêu cầu tăng lương, bổ sung phụ cấp, Công ty TNHH Viet Glory đề nghị toàn bộ công nhân quay trở lại làm việc từ ngày 14/2. Trong trường hợp công nhân không đến làm việc kể từ thời điểm này, công ty sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật lao động hiện hành.
Sau 2 ngày có sự tham gia trực tiếp của Liên đoàn lao động tỉnh Nghệ An, kiến nghị cơ bản của người lao động đã được giải quyếtDoanh nghiệp chấp thuận nguyện vọng, 5.000 công nhân làm việc trở lại
Unternehmen akzeptieren ihre Wünsche, 5.000 Arbeitnehmer kehren an die Arbeit zurück
Sau 2 ngày đình công, 5.000 công nhân công ty Vienergy ở Ninh Bình đã chấp thuận đi làm trở lại khi được công ty đáp ứng các nguyện vọng chính đáng.
13/02/2022 – 10:01 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/doanh-nghiep-chap-thuan-nguyen-vong-5000-cong-nhan-lam-viec-tro-lai-20220213091612927.htm
Ngày 13/2, đại diện công đoàn cơ sở Công ty TNHH Vienergy (KCN Phúc Sơn, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) cho biết, công ty đã giải quyết hầu hết các ý kiến của người lao động. Thông báo mới nhất của Công ty TNHH Vienergy nêu rõ: Về lương cơ bản, công ty sẽ tăng thêm 6%, đối với mức lương thử việc từ 3.920.000 đồng lên 4.150.000 đồng, lương chính thức từ 4.194.400 đồng lên 4.440.000 đồng.

Bên cạnh đó, 11/17 nguyện vọng còn lại của người lao động được Công ty Vienergy trả lời rõ ràng và sẽ thực hiện trong thời gian sớm nhất. Cụ thể, Công ty sẽ có bảng lương chi tiết rõ ràng; nghỉ phép năm không trừ xăng xe, thâm niên, con thơ; nghỉ phép năm theo ý kiến của người lao động; thưởng lương tháng thứ 13 không được trừ khi công nhân nghỉ việc riêng.
Làm đúng giờ quy định, không được làm trước giờ; tiền thâm niên tính từ ngày vào công ty; cán bộ xúc phạm công nhân, phạt quá nhiều; đi làm chủ nhật không trừ sản lượng; tiền thưởng Tết cho người nghỉ thai sản; người lao động mang thai trong quá trình thai kì được nghỉ 5 ngày bất kỳ để khám thai theo quy định.
Với 6 ý kiến còn lại gồm: Tăng tiền ăn, tiền phụ cấp, xăng xe, chuyên cần, độc hại nặng nhọc; yêu cầu có quà Tết của công ty vào các dịp lễ Tết; công nhân phải tự bỏ tiền mua dụng cụ; tiền công đoàn 300.000 đồng không đến tay người lao động; công ty phạt người lao động mang bầu; người lao động đang nuôi con nhỏ không được phép nghỉ trước một giờ theo quy định.

Các ý kiến này công ty Vienergy giải thích đã và đang thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành, sẽ tiếp tục thực hiện tốt theo các quy định của Bộ luật Lao động trong thời gian tới.
Riêng 2 ngày công nhân nghỉ việc đình công, công ty cũng không trừ vào tiền chuyên cần tháng. Sau khi đạt được tiếng nói chung với chủ sở hữu lao động, 5.000 công nhân sẽ đi làm trở lại vào ngày mai (14/2).
Trước đó, chiều 11/2, khoảng 5.000 công nhân công ty Vienergy đã đồng loạt nghỉ việc để yêu cầu phía công ty giải đáp những thắc mắc liên quan đến chế độ tiền lương, giờ làm, tiền thưởng…
Các công nhân đã đưa ra 18 ý kiến để phía công ty xem xét và có hướng giải quyết cụ thể. Trong chiều 11/2, các ý kiến chưa được giải đáp, đến ngày 12/2, tất cả các công nhân của công ty này tiếp tục đình công yêu cầu giải quyết các kiến nghị chính đáng.

5.000 công nhân ngừng việc đi làm lại, thu nhập tăng bao nhiêu?
Sau 6 ngày đình công, sáng 14/2, 100% công nhân Công ty TNHH Viet Glory đã đi làm lại khi các yêu cầu được người sử dụng lao động đáp ứng. Thu nhập của công nhân mỗi tháng, theo đó, tăng lên đáng kể.
14/02/2022 – 11:24 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/5000-cong-nhan-ngung-viec-di-lam-lai-thu-nhap-tang-bao-nhieu-20220214094042328.htm
Trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Đức Cường – Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Diễn Châu, Nghệ An cho biết, sáng nay, 14/2, 100% công nhân Công ty TNHH Viet Glory đã đi làm lại.
Sáng sớm, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Nghệ An và LĐLĐ huyện Diễn Châu đã có mặt, động viên và đón người lao động vào nhà máy sau một tuần gián đoạn sản xuất. Các công nhân đều tỏ ra phấn khởi khi các kiến nghị của mình được doanh nghiệp đáp ứng, đặc biệt là tăng lương cơ bản và bổ sung chế độ phụ cấp thâm niên.
Trước đó, vào 7/2, ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, gần 5.000 công nhân Công ty TNHH Viet Glory đồng loạt ngừng việc để yêu cầu đảm bảo quyền lợi. 11 kiến nghị của người lao động đã được tập hợp và gửi lãnh đạo công ty, trong đó có tăng lương, bổ sung phụ cấp thâm niên, phụ cấp độc hại, điều chỉnh tem (phiếu) lương… cũng như nội dung liên quan đến văn hóa ứng xử giữa cán bộ quản lý và người lao động.
Trong khi 9 nhóm kiến nghị được giải quyết và xem xét giải quyết thì công ty khẳng định do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và điều kiện hiện tại chưa thể tăng lương, bổ sung phụ cấp thâm niên cho người lao động. Mức lương công ty đã trả là 3.670.000 đồng, cao hơn 600.000 đồng so với mức lương tối thiểu vùng IV được quy định tại Nghị định 90/2012.
Đến ngày 10/2, công ty đồng ý bổ sung thâm niên cho lao động làm việc từ đủ một năm trở lên với mức 30.000 đồng trên mỗi năm làm việc đồng thời ghi nhận kiến nghị tăng lương cơ bản nhưng sẽ nghiên cứu đáp ứng trong thời gian phù hợp.
Yêu cầu tăng lương không được giải quyết, gần 5.000 công nhân nhất quyết không quay trở lại làm việc. LĐLĐ tỉnh Nghệ An trực tiếp có mặt, phối hợp với LĐLĐ huyện làm việc với lãnh đạo công ty để tìm giải pháp giải quyết dứt điểm vụ việc.
Đến chiều tối 12/2, phía công ty đồng ý tăng 6% lương cơ bản cho người lao động. Như vậy, sau 7 ngày đình công, tất cả kiến nghị của người lao động đều đã được đáp ứng.
Trước đó, doanh nghiệp cũng đã quyết định tăng phụ cấp xăng xe thêm 60.000 đồng so với mức cũ, tăng tiền ăn thêm 2.000/người, bổ sung phụ cấp nuôi con nhỏ 50.000 đồng/tháng cho nam công nhân không có vợ làm cùng công ty.
Như vậy với 6% lương cơ bản (tương đương 220.200 đồng) và các khoản phụ cấp vừa được bổ sung, tăng thêm thì thu nhập của người lao động sẽ tăng 280.200 đồng/công nhân nữ và 310.000 đồng/tháng đối với công nhân nam không có vợ làm cùng công ty. Ngoài ra, các công nhân có đủ thời gian làm việc từ một năm trở lên sẽ được cộng thêm 30.000 đồng/tháng cho mỗi năm làm việc.

Veröffentlicht 11. Februar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Heute hat sie den Mut aufgebracht ihre Eltern anzurufen um ihnen zu sagen: „Diesen Frühling(Tet) kann ich nicht nach Hause kommen“ – Hôm nay, chị lấy hết can đảm gọi điện báo với bố mẹ „xuân này con không về“   Leave a comment

Nợ chồng chất, công nhân ngậm ngùi đón Tết xa nhà

Số tiền gần 30 triệu cần để mua vé máy bay về quê, lo Tết trở thành gánh nặng quá lớn với gia đình chị Huyền sau nhiều tháng thất nghiệp. Chị cùng chồng và hai con nhỏ đành ở lại TPHCM cho qua Tết.
27/01/2022 – 08:03 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/no-chong-chat-cong-nhan-ngam-ngui-don-tet-xa-nha-20220127065251468.htm
Dịch mà, Tết gì nữa…
Gần 9h đêm 24 tháng Chạp, chị Nguyễn Thị Huyền (39 tuổi, quê Hà Tĩnh, ngụ quận Bình Tân) mới ra khỏi nhà máy. Những ngày cuối năm, chị cố gắng tăng ca đều đặn với hy vọng có thêm chút tiền chuẩn bị cho Tết. Hôm nay, chị lấy hết can đảm gọi điện báo với bố mẹxuân này con không về„.
Vào TPHCM làm việc tại một công ty sản xuất giày dép gần 15 năm, mức lương hiện tại của chị Huyền khoảng 8 triệu đồng/tháng. Theo chị, con số này đã là „lương chết“, không tăng thêm. Chồng chị phụ bếp ở quán nhậu, thu nhập còn thấp hơn. Chi phí cho hai con nhỏ đang tuổi ăn học luôn là nỗi lo thường trực, lúc nào cũng quanh quẩn trong đầu chị.
Suốt 4 tháng dịch, tôi và chồng cùng thất nghiệp. Đời công nhân làm tháng nào ăn tháng đó chứ chẳng dư giả. Tôi phải vay mượn để xoay xở. Giờ mới đi làm lại được 2 tháng, nợ chưa trả xong, lấy đâu ra tiền về quê„, nữ công nhân tâm sự.
Những năm trước, muốn về quê dịp Tết, chị phải mua 4 vé máy bay, hơn 16 triệu, thêm tiền quà bánh cho gia đình, tổng cộng gần 30 triệu đồng. Tết này, chị còn chẳng buồn xem giá vé máy bay.
Trong cảnh tương tự, năm nay chị Nguyễn Thị Kim Quyên (40 tuổi, quê Đồng Tháp, ngụ quận Bình Tân) cũng ăn Tết tại TPHCM. Làm công nhân 17 năm, chị kể, mức thu nhập hơn 8 triệu đồng mỗi tháng cứ nhận là đã phải chi phần lớn cho tiền nhà, sinh hoạt phí, gần như không dư dôi.
4 tháng nghỉ dịch, tôi phải xin khất tiền trọ cả 4, mỗi tháng hơn 2 triệu đồng. Số nợ này tôi vẫn chưa trả hết nên chẳng dám về quê dù nhớ ba mẹ vô cùng. Dịch mà, Tết gì nữa…„, chị Quyên rầu rĩ.

Ngậm ngùi đón Tết xa nhà
Năm ngoái, chị Huyền lãnh khoảng 11 triệu đồng tiền thưởng Tết. Năm nay, đến giờ chị còn chưa biết sẽ được thưởng bao nhiêu. Nhà máy chỉ thông báo cho công nhân, thưởng Tết sẽ giảm mạnh. Tết đã cận kề, chị Huyền vẫn ngậm ngùi vì chưa sắm được áo quần mới cho hai con. Chị cũng không sắm sửa thêm thứ gì cho nhà. „Cuộc sống còn trăm thứ tiền nên tiết kiệm đồng nào hay đồng đó, qua Tết còn đóng tiền học cho tụi nhỏ„, chị Huyền nói.
Hỏi han khắp dãy trọ, chỉ có mỗi gia đình chị Huyền ở lại TPHCM ăn Tết. Chị Huyền, vì thế, lại càng tủi thân. Bố mẹ động viên chị „năm sau rồi về cũng được“ nhưng chị chẳng dám hứa hẹn gì. „Có tiền mới về chứ làm sao tính trước được. Không về quê, tôi nhớ bố mẹ lắm nhưng đành chịu“, chị Huyền sụt sùi.
Chị Quyên cũng muốn sắm sửa thêm ít đồ mới cho con, mua quà gửi về quê cho ba mẹ nhưng chưa dám vì thưởng Tết chưa đến tay. Công ty thông báo khoản thưởng của chị được 8 triệu đồng nhưng còn có thể thay đổi vào phút chót. Với nữ công nhân này, đây cũng là số tiền duy nhất dư ra sau một năm làm việc.
Tết của gia đình tôi cũng sẽ như mọi ngày, chắc không sắm sửa gì. Năm nay còn được đón Tết đã may mắn rồi„, chị Quyên nói.
Chị Huyền hay chị Quyên không phải là những người lao động tha hương hiếm hoi chọn đón Tết tại TPHCM sau một năm khó khăn vì đại dịch.

Hơn 420.000 công nhân ở lại TPHCM đón Tết
Thông tin từ Liên đoàn lao động TPHCM, số công nhân ở lại thành phố Tết này khoảng 420.000 người, tăng hơn gần 130.000 người (khoảng 30%) so với năm trước. Một số đơn vị có số công nhân không về quê đông như các khu chế xuất, khu công nghiệp hơn 98.000 người, quận Bình Tân hơn 55.000 người, Quận 12 hơn 35.000 người…
Ban đầu, ngành công đoàn thành phố dự kiến sẽ phối hợp với doanh nghiệp tặng 35.000 vé xe, tàu, máy bay cho công nhân về quê nhưng chỉ có khoảng 20.000 người đăng ký nhận hỗ trợ này.
Dịp Tết, Liên đoàn lao động thành phố sẽ tổ chức „Tết sum vầy“, họp mặt 10.000 gia đình công nhân không về quê do khó khăn và chi 7.000 tỷ đồng để tặng quà Tết cho người lao động. Lãnh đạo thành phố, liên đoàn lao động thành phố sẽ trực tiếp đến các phòng trọ, nhà máy thăm hỏi, chúc Tết người lao động…

Veröffentlicht 27. Januar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,