Archiv für das Schlagwort ‘Vollmond

Vollmondtag des ersten Mondmonats ist ein wichtiger Feiertag – Tag der Ahnenverehrung – Dies ist eine Gelegenheit für die Menschen sich an ihre Familien und Vorfahren zu wenden und den verstorbenen Generationen ihre kindliche Frömmigkeit zu zeigen – Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An   Leave a comment

Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An

Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ. Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.
24/02/2024 05:40 (GMT+7) https://baonghean.vn/am-ap-ngay-ram-thang-gieng-o-cac-vung-que-nghe-an-post285298.html

Lòng hiếu kính với tổ tiên
Trong tâm thức người Việt Nam nói chung và người dân Nghệ An nói riêng, Rằm tháng Giêng (còn gọi là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên) là ngày lễ hết sức quan trọng, chính thức khép lại những ngày Tết Nguyên đán. Những ngày này, người dân thường tìm đến đền, chùa cầu an và sắm sửa lễ vật cúng gia tiên.
Đặc biệt, nhiều dòng họ tổ chức tế Tổ với quy mô lớn, tập trung đông đảo con cháu về dâng hương, dâng lễ bày tỏ lòng hiếu kính đối với ông bà, tổ tiên. Đây cũng là dịp để các thế hệ trong dòng họ thể hiện tinh thần đoàn kết, hỗ trợ, chia sẻ khó khăn và hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Với người dân Thanh Chương, Rằm tháng Giêng là một ngày lễ quan trọng, con cháu xa gần luôn cố gắng sắp xếp công việc riêng tư, để ngày Rằm về quê đi nhà thờ tế tổ. Sau Tết, các dòng họ, đặc biệt là những gia đình “cửa trưởng”, những hộ trông coi nhà thờ đã rục rịch chuẩn bị công tác tế tổ đầu năm mới.
Anh Lê Văn Đạt (30 tuổi) ở xã Đồng Văn chia sẻ: Nhà thờ họ Lê đại tôn của anh ở xóm Xuân Lộc tế tổ vào trưa ngày Rằm tháng Giêng. Trước đó, sáng ngày 14 toàn thể con cháu tập trung về từ đường để đi tảo mộ. Sau khi tảo mộ xong, mọi người về nhà thờ họp họ (nghe báo cáo thu chi, năm qua kiến thiết, xây dựng, mua sắm những gì, số quỹ còn dư…).
Sáng ngày 15, nhà nhà làm cỗ xôi gà đội đến nhà thờ họ để tế Tổ, nghi lễ được tổ chức trang trọng theo tục lễ xưa. Đội tế (chủ tế, bồi tế), đội nhạc mặc trang phục truyền thống, áo dài khăn đóng chỉn chu.
Tùy vào điều kiện cụ thể mà mỗi dòng họ có cách thức, quy định riêng trong nội dung chương trình tế Tổ. Anh Trần Văn Công (18 tuổi) ở xã Võ Liệt cho biết: Dòng họ Trần của anh có nhà thờ họ ở thôn Hà Lương, tế Tổ vào đêm 14 và sáng 15. Hàng năm, các chi họ luân phiên cử mua sắm hương hoa, đồ mã, thực phẩm, chung tay nấu nướng, thiết kế mâm cỗ tế Tổ. Khi tế tổ xong, con cháu trong họ sẽ hạ cỗ, bày mâm thụ lộc ngay trước sân nhà thờ.
Thanh Chương là huyện có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, lưu giữ nhiều truyền thống quý báu. Ngày Rằm, con cháu muôn phương đều hướng về nhà thờ họ, thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đối với tổ tiên.
Trong ngày tế tổ, các dòng họ thường báo công với tổ tiên, Hội đồng gia tộc tổ chức mừng thọ những người cao tuổi. Ban khuyến học của một số họ tộc tổ chức tuyên dương, trao quà khuyến học, khuyến tài cho con em có thành tích học tập tốt…

Con cháu sum vầy
Sau Tết Nguyên Đán, dịp Rằm tháng Giêng cũng được xem là cái Tết sum họp đầm ấm của các dòng họ, trở thành nét văn hóa truyền thống tốt đẹp gắn kết với đời sống của người dân Diễn Châu.
Gia đình chị Ngô Thị Hồng ở xã Diễn Kỷ (Diễn Châu) đã chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh nhưng cứ dịp Rằm tháng Giêng là vợ chồng, con cái lại trở về nơi chôn rau cắt rốn. Chị Hồng cho biết: “Có thể Tết không về quê được nhưng nhất thiết phải về quê trong dịp Rằm tháng Giêng để dâng hương tại nhà thờ dòng họ và bàn thờ gia đình, đó cũng là cách thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, cha mẹ”.
Ông Ngô Sỹ Công – Trưởng tộc họ Ngô, xã Diễn Kỷ cho biết: Ngày Rằm tháng Giêng, các bậc cao niên trong họ thường kể lại cho thế hệ sau nghe về công trạng, sự nghiệp và cuộc đời của tiền nhân để con cháu ghi nhớ và tự hào về dòng họ của mình. Chúng tôi làm lễ cúng tổ tiên để cầu mong con cháu khoẻ mạnh, học hành, lao động tiến bộ, anh em họ hàng đoàn kết, cuộc sống ấm no.
Cũng như nhiều dòng họ khác ở Diễn Châu, dòng họ Nguyễn Hữu ở xã Diễn Lâm vẫn giữ nguyên nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng và đây được xem như một trong những nghi thức quan trọng nhất trong năm của dòng họ.
Ông Nguyễn Hữu Thành – một thành viên của dòng họ chia sẻ: Năm nay con cháu về rất đông để tham gia lễ giỗ Tổ và chung niềm vui, niềm tự hào đón nhận danh hiệu dòng họ văn hoá. Con cháu gần, xa đều về nhà thờ họ để thắp hương, bày cỗ, dâng lên tổ tiên. Đây cũng là dịp để cầu yên đầu năm, mong cho quốc thái dân an, gia đình, dòng họ bình yên, no ấm.
Huyện Đô Lương cũng có nhiều dòng họ tổ chức tế Tổ vào dịp Rằm tháng Giêng. Với dòng họ Trần Đức ở xã Yên Sơn (Đô Lương), việc tế lễ diễn ra từ chiều và đêm 14/1 Âm lịch. Con cháu lần lượt mang lễ vật dâng lên trước ban thờ bày tỏ niềm thành kính và cầu mong tổ tiên phù hộ những điều may mắn, tốt đẹp trong cuộc sống.
Anh Trần Tuấn Thi, một người con của dòng họ Trần Đức, hiện sinh sống ở thành phố Vinh đã sắp xếp công việc về quê vào dịp tế Tổ. Theo anh Thi, khi bước chân vào khuôn viên nhà thờ đại tôn, nghe tiếng trống tế, gặp những người hành lễ trong bộ lễ phục trang nghiêm, trong cảnh khói hương trầm mặc, có cảm giác như tổ tiên ở rất gần và đang dõi theo con cháu.
Ở huyện Yên Thành, hầu hết các dòng họ đều tế Tổ vào rằm tháng Giêng nên ngày này khắp làng xóm đều rộn ràng, náo nức. Đặc biệt, dịp này vùng quê lúa còn tổ chức hội thi đánh trống tế giữa các dòng họ khiến không khí ngày Tết Nguyên tiêu càng thêm rộn ràng.
Các dòng họ cử đội trống tế của mình tham dự hội thi, đội nào đoạt giải thưởng sẽ là niềm vui chung của cả họ, cũng là niềm hy vọng về sự đủ đầy, sung túc trong năm. Vì thế, không khí ngày Tết Nguyên tiêu ở quê lúa Yên Thành không kém phần vui vẻ so với những ngày đón Tết Nguyên đán.
Cùng với Thanh Chương, Đô Lương, Diễn Châu và Yên Thành, các vùng quê Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Nam Đàn… cũng rộn ràng tiếng trống tế trong dịp Rằm tháng Giêng. Tiếng trống, làn khói hương như nhịp cầu nối linh thiêng kết nối tâm nguyên, lòng thành của con cháu với tổ tiên, là nét văn hóa truyền thống neo giữ tâm hồn con người với nguồn cội.

Veröffentlicht 25. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Warmes Vollmondfest im Januar auf dem Land – Ấm áp Lễ tế tổ Rằm tháng Giêng ở các vùng quê   Leave a comment

Ấm áp Lễ tế tổ Rằm tháng Giêng ở các vùng quê

Rằm tháng Giêng năm Qúy Mão 2023 (15/1 Âm lịch), khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ.
Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.
05/02/2023 – 10:56 https://baonghean.vn/am-ap-le-te-to-ram-thang-gieng-o-cac-vung-que-post264965.html
Trong tâm thức người Việt Nam nói chung và người dân Nghệ An nói riêng, Rằm tháng Giêng (còn gọi là Tết Nguyên tiêu , Tết Thượng nguyên) là ngày lễ hết sức quan trọng, chính thức khép lại những ngày Tết Nguyên đán. Những ngày này, người dân thường tìm đến đền, chùa cầu an và sắm sửa lễ vật cúng gia tiên.
Đặc biệt, nhiều dòng họ tổ chức tế Tổ với quy mô lớn, tập trung đông đảo con cháu về dâng hương, dâng lễ bày tỏ lòng hiếu kính đối với ông bà, tổ tiên. Đây cũng là dịp để các thế hệ trong dòng họ thể hiện tinh thần đoàn kết, hỗ trợ, chia sẻ khó khăn và hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Họ Nguyễn Văn là một dòng họ lớn ở địa bàn 2 xã Nam Sơn và Đặng Sơn (Đô Lương), bao gồm 1 nhà thờ đại tôn và 12 nhà thờ tiểu chi. Theo thông lệ hàng năm, vào dịp Tết Nguyên tiêu, hội đồng gia tộc tổ chức tế tổ, con cháu các chi họ chuẩn bị mâm cỗ đến nhà thờ đại tôn để tế lễ. Bài tế hướng tới ca ngợi công đức của tổ tiên và tấm lòng hiếu thuận của đời đời con cháu.
Tại đây, con cháu còn được còn được nghe về cội nguồn, lịch sử hình thành của dòng họ, những bậc tiền nhân có nhiều công trạng với dân, với nước. Từ đó, bồi đắp niềm tự hào về truyền thống của tổ tiên đã dày công vun đắp, hướng con cháu nâng cao ý chí, quyết tâm trong học tập, lao động sản xuất, xứng đáng với những đóng góp của thế hệ đi trước.
Xong nghi lễ tế Tổ, mâm cỗ được đưa từ nhà thờ đại tôn về nhà thờ các tiểu chi để con cháu vui sum vầy, đoàn tụ. Trong bữa cơm thân tình, mọi người đều thể hiện niềm vui hội ngộ, cùng nhau chia sẻ những tâm tình, nỗi buồn, vui để cùng nhau đoàn kết, xây dựng dòng họ, quê hương thêm đẹp giàu.
Ông Nguyễn Văn Hồng – thành viên Hội đồng Gia tộc họ Nguyễn Văn cho biết: “Sau hai năm phải rút gọn quy mô và thời gian tế lễ để phòng, chống dịch Covid-19, năm nay hoạt động tế Tổ đã trở lại bình thường. Buổi tế lễ tập trung khá đông con cháu, mọi người đều vui vẻ, phấn khởi vì được dâng hương, dâng lễ trước tổ tiên và được gặp nhau ở chốn thiêng liêng của dòng họ”.
Với dòng họ Trần Đức ở xã Yên Sơn (Đô Lương), việc tế lễ diễn ra từ chiều và đêm 14/1 Âm lịch. Con cháu lần lượt mang lễ vật dâng lên trước ban thờ bày tỏ niềm thành kính và cầu mong tổ tiên phù hộ những điều may mắn, tốt đẹp trong cuộc sống.
Anh Trần Tuấn Thi, một người con của dòng họ Trần Đức, hiện sinh sống ở TP Vinh đã sắp xếp công việc về quê vào dịp tế Tổ. Theo anh Thi, khi bước chân vào khuôn viên nhà thờ đại tôn, nghe tiếng trống tế, gặp những người hành lễ trong bộ lễ phục trang nghiêm, trong cảnh khói hương trầm mặc, có cảm giác như tổ tiên ở rất gần và đang dõi theo con cháu.
Cũng như các dòng họ ở huyện Đô Lương, con cháu dòng họ Nguyễn Trọng ở xã Diễn Hoa (Diễn Châu) cũng tề tựu đông đủ ở nhà thờ họ trong dịp rằm tháng Giêng. Việc tế lễ bắt đầu từ chiều 14/1 ÂL. Những người con của dòng họ đang làm ăn, sinh sống khắp mọi miền đất nước đã tìm về trong niềm vui sum vầy, đoàn tụ.
Ở huyện Yên Thành, hầu hết các dòng họ đều tế Tổ vào rằm tháng Giêng nên ngày này khắp làng xóm đều rộn ràng, náo nức. Đặc biệt, dịp này vùng quê lúa còn tổ chức hội thi đánh trống tế giữa các dòng họ khiến không khí ngày Tết Nguyên tiêu càng thêm rộn ràng.
Các dòng họ cử đội trống tế của mình tham dự hội thi, đội nào đoạt giải thưởng sẽ là niềm vui chung của cả họ, cũng là niềm hy vọng về sự đủ đầy, sung túc trong năm. Vì thế, không khí ngày Tết Nguyên tiêu ở quê lúa Yên Thành không kém phần vui vẻ so với những ngày đón Tết Nguyên đán.
Cùng với Đô Lương, Diễn Châu và Yên Thành, các vùng quê Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Nam Đàn và Thanh Chương… cũng rộn ràng tiếng trống tế trong dịp Rằm tháng Giêng. Tiếng trống, làn khói hương như nhịp cầu nối linh thiêng kết nối tâm nguyên, lòng thành của con cháu với tổ tiên, là nét văn hóa truyền thống neo giữ tâm hồn con người với nguồn cội…

Veröffentlicht 7. Februar 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Anlässlich des Vollmondtages im Januar bereiten die Einheimischen die Opfer eifrig in der heiligen Atmosphäre vor – ‚Cả thảy được Rằm tháng Giêng‘   Leave a comment

Cả thảy được Rằm tháng Giêng

Mỗi dịp đến ngày Rằm tháng Giêng, người dân các địa phương lại náo nức chuẩn bị lễ tế tổ trong không khí linh thiêng, đầm ấm.
08/02/2020 https://baonghean.vn/ca-thay-duoc-ram-thang-gieng-262119.html
Lễ tế ở những dòng họ „danh gia vọng tộc“
Một trong những lễ tế tổ ngày Rằm tháng Giêng được tổ chức lớn là lễ tế ở dòng họ họ Hồ, huyện Quỳnh Lưu. Trải qua 640 năm hình thành và phát triển, họ Hồ sản sinh nhiều danh nhân góp phần tô điểm thêm những trang sử vẻ vang của quê hương. Đó là Hồ Thơm – Hoàng đế Quang Trung (1753 – 1792), bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương (1772 – 1822); tam giáp Tiến sĩ Hồ Sĩ Dương (1622 – 1681), nhị giáp Tiến sĩ Hồ Phi Tích (1665 – 1734)…
Đã thành thông lệ, trung tuần tháng Giêng âm lịch hàng năm, con cháu dòng họ Hồ đại tộc khắp mọi miền đất nước lại tề tựu đông đủ tại nhà thờ đại tôn để dự lễ tế tổ.

Xuân Canh Tý 2020, do đại dịch nCoV, họ Hồ chỉ tế tổ trong phạm vi hẹp thuộc tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận với đại diện dòng tộc. Theo đó, từ ngày 2/2 (ngày 9/1 âm lịch) đến ngày 5/2 đã diễn ra các lễ đại tế ở xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tại đền thờ đức Nguyên Tổ (xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu), lễ Túc Yết và cúng tế tại nhà thờ đại tôn thuộc làng Quỳnh Đôi.
Với anh em họ Hồ, tế tổ đầu Xuân còn là dịp để tôn vinh các cá nhân đã có những đóng góp, làm rạng danh dòng họ.
Lễ tế được nhiều người con trong dòng họ chờ đón là lễ ở dòng họ Nguyễn Tất huyện Đô Lương. Họ Nguyễn Tất đại tôn ở xã Tân Sơn đã trải qua 26 đời, hiện có 2500 đinh. Tồn tại qua nhiều thế kỷ, với những giá trị tiêu biểu, nhà thờ họ Nguyễn Tất đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Hàng năm, họ Nguyễn Tất tổ chức lễ tế tổ vào ngày 14, 15 tháng Giêng âm lịch.
Theo anh Nguyễn Tất Dũng, một người con trong họ, để chuẩn bị cho lễ tế tổ Rằm tháng Giêng diễn ra trang trọng, họ tộc đã sắp xếp lịch hoạt động khá cụ thể, từ việc phân chia con cháu ở các xã đi dâng hương, chăm sóc các phần mộ tiên tổ, đến việc lau chùi, trang trí tại nhà thờ… Trong chương trình lễ tế tổ năm nay, họ Nguyễn Tất đã tổ chức đêm giao lưu văn nghệ với chủ đề uống nước nhớ nguồn, nghe tiểu sử dòng họ, trao quà khuyến học, làm lễ vào họ cho tiểu đồng và lễ tế tổ.

Với dòng họ Trần Võ ở xã Thanh Đồng, huyện Thanh Chương là dòng họ đầu tiên, duy nhất ở địa phương có nhà thờ được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Nhà thờ Đại tôn họ Trần Võ hiện thờ 11 đời. Theo phong tục cổ truyền, Rằm tháng Giêng anh em con cháu trong họ thường đưa mâm cỗ đến từ đường để cúng bái tổ tiên. Điều đặc biệt là năm nay được sự nhất trí của các cấp, con cháu trong dòng tộc đã trùng tu, nâng cấp từ đường khang trang, sạch đẹp.
Anh Trần Võ Hiệp – hậu duệ đời thứ 12 của dòng họ chia sẻ: Thật vinh dự và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trong dòng họ Trần Võ có lịch sử lâu đời. Mỗi dịp tế tổ được về dâng hương cho tổ tiên, tôi cảm thấy rất thiêng liêng. Từ nhận thức sâu sắc truyền thống của cha ông, tôi nghĩ mình cần phải nỗ lực nhiều hơn để từng bước hoàn thiện bản thân, phát huy truyền thống của dòng họ, góp phần xây dựng gia đình, quê hương, tiếp nối được truyền thống các thế hệ đi trước.

Cả năm được Rằm tháng Bảy, cả thảy được Rằm tháng Giêng
Không chỉ ở Quỳnh Lưu, Đô Lương, Thanh Chương… mà nhiều vùng quê khác ở Nghệ An như Yên Thành, Diễn Châu, Nam Đàn, Hưng Nguyên… cũng tổ chức Tết Thượng nguyên – Tết Nguyên tiêu với không khí tưng bừng, nhộn nhịp.
Trước Rằm, anh em trong các gia đình, dòng tộc đã đi tảo mộ, đến các nghĩa trang thắp hương khấn báo tổ tiên, mời các chư vị tiên linh về từ đường sum họp. Công tác chuẩn bị đón Rằm, trang trí lại nhà thờ, mua sắm đồ tề khí, nhạc khí, bàn soạn mâm ngũ quả… được các họ tộc coi trọng. Dịp này, các dòng họ thường thành lập các tiểu ban (hành lễ, nhạc lễ, hậu cần, đón tiếp…) tổ chức điều hành, chuẩn bị cúng Rằm khá công phu, chu đáo…
Việc chuẩn bị thực phẩm, vật phẩm để cúng tế tại nhà thờ được các dòng họ quan tâm nhất. Nếu họ tộc nào tổ chức thiết lễ chung thì anh em trong họ góp tiền cùng biện lễ, hoặc phân chia thứ tự các chi họ bàn soạn theo năm.
Một số dòng họ tổ chức biện lễ riêng, các gia đình tự bày soạn mâm cỗ thì thường làm cỗ xôi gà. Mỗi nhà làm một mâm cỗ, ngày Rằm đội đến nhà thờ để cúng. Ở Nghệ An, dịp Rằm này có nhà thờ họ bày soạn cả trăm mâm cỗ để cúng tế với đủ các kiểu xôi gà, nổi tiếng như họ Hoàng văn đại tôn ở Đô Lương. Tùy truyền thống, quy định của từng dòng họ, mà mỗi họ có cách biện lễ riêng.

Tế tổ ngày Rằm hay cúng Rằm là một nghi lễ quan trọng trong Tết Thượng nguyên. Khác với ngày Tết là nhà nhà đều cúng tế, thì Rằm tháng Giêng thường chỉ cúng Tế ở các nhà thờ họ, tạo nên truyền thống “đi họ tháng Giêng”.
Rằm tháng Giêng con cháu muôn phương đều hướng về nhà thờ họ, dù bận trăm công nghìn việc vẫn thu xếp để về lễ tạ, ơn đức của tổ tiên. Đặc biệt là cùng anh em nội ngoại dự lễ tế tổ thiêng liêng. Lễ tế tổ được các dòng họ tổ chức một cách trang trọng với đủ các lễ nghi truyền thống, như dâng hương, dâng rượu, đọc văn tế… Ban nghi lễ thường mặc áo dài đội khăn xếp, có chủ tế, xướng lễ, hành lễ trong tiếng trống chiêng phụ họa trang nghiêm.
Các ban nhạc của những dòng họ lớn ở Yên Thành, Đô Lương Thanh Chương…thường tập luyện nhạc tế nhuần nhuyễn để trình diễn trong ngày Rằm, nhất là khi tế tổ. Nhạc tế tổ ở các dòng họ đã tạo nên giai điệu riêng, độc đáo cho nhạc lễ ở các vùng quê xứ Nghệ.
Ngày tế tổ không chỉ là ngày lễ quan trọng hướng về cội nguồn, tiên tổ, một dịp để mọi người quây quần, giao lưu, trao đổi về nguồn gốc, vai vế họ hàng, huyết thống, thăm hỏi sức khỏe, công việc làm ăn, học hành, thắt chặt tình cảm anh em, mà còn là không gian để vinh danh thành tích học tập, lao động, cống hiến của con cháu, động viên sự học của các gia đình.

Anh Hồ Sỹ Bằng sinh sống ở Liên bang Nga về quê dự lễ tế tổ Rằm tháng Giêng ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Trong tâm tư, tình cảm với những người con xa quê, việc được về quê tham dự ngày lễ tế Tổ vào Rằm tháng Giêng là điều mà hầu như ai cũng rất mong mỏi. Thậm chí, có rất nhiều người có thể không về đoàn tụ gia đình vào dịp Tết nhưng bằng cách này hay cách khác, họ sẽ trở về quê vào ngày Rằm tháng Giêng“.
Rằm tháng Giêng – Tết Thượng Nguyên là ngày để mọi người hướng về nguồn cội với tình cảm thiêng liêng, trân quý. Trải qua cả nghìn năm, nét đẹp truyền thống, nhân văn này của dân tộc đang được được người dân khắp nơi gìn giữ, phát huy.

Veröffentlicht 9. Februar 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Die Früchte des Vollmondmarktes in Vinh sind „ausgebrannt“ – Hoa quả chợ Rằm thành Vinh ‚cháy hàng‘   Leave a comment

Hoa quả chợ Rằm thành Vinhcháy hàng

Thị trường Rằm tháng Bảy năm nay tại TP. Vinh hoa quả là mặt hàng được tiêu thụ mạnh nhất. Ngược lại, hàng mã lại tiêu thụ chậm, thậm chí một số gian hàng không hề có khách ghé mua.
14/08/2019 https://baonghean.vn/hoa-qua-cho-ram-thanh-vinh-chay-hang-251233.html
Hoa quả tăng giá mạnh
Khảo sát của P.V, sáng 14/8 (tức 14 Rằm tháng Bảy) tại các chợ truyền thống trên địa bàn TP. Vinh: Chợ Vinh, chợ Bến Thủy, chợ Hưng Dũng, chợ Quán Lau… người dân đã nhộn nhịp mua sắm, chuẩn bị lễ cúng. Trong đó, các gian hàng bán hoa quả tập trung nhiều người mua nhất.
Chị Lê Thị Mùi, tiểu thương kinh doanh hoa quả tại Chợ Vinh cho biết: Rằm tháng Bảy là ngày rằm lớn trong năm, do đó từ các ngày 12, 13, 14 âm lịch, lượng người mua hàng tăng gấp đôi so với ngày thường.
Do nhu cầu tăng cao, thậm chí một số loại quả „cháy hàng“ nên giá thành các loại hoa quả cũng tăng trung bình từ 30 – 50% so với ngày thường. Cụ thể: bưởi tăng từ 20.000 đồng lên 30.000 đồng/quả, thanh long từ 50.000 đồng lên 65.000 đồng/kg, xoài từ 40.000 lên 60.000 đồng/kg, dưa hấu từ 14.000 đồng lên 20.000 đồng/kg, chôm chôm từ 25.000 – 30.000 đồng lên 40.000 đồng/kg…
Trong số các loại trái cây thì chuối nải được tiêu thụ mạnh nhất. Giá trung bình tại các chợ dao động từ 30.000 – 50.000 đồng/nải. Những nải to, đẹp có giá lên đến 70.000 – 100.000 đồng/nải, tuy nhiên không phải ai cũng mua được vì hầu hết những nải chuối đẹp đã được đặt từ trước.
Bên cạnh hoa quả thì các mặt hàng khác như hoa cúc, cau trầu, đồ ăn chay, gà cúng… cũng được tiêu thụ mạnh hơn trong dịp này.

Hàng mã ế ẩm
Trái ngược với hình ảnh nhộn nhịp của các gian hàng hoa quả, thị trường hàng mã năm nay lại ế ẩm. Tại chợ Vinh – thủ phủ của hàng mã, lượng khách đến mua rất ít, mặc dù sắp đến ngày chính rằm nhưng các con đường đều vắng bóng người.
Chị Nguyễn Thị Hồng, một tiểu thương kinh doanh hàng mã buồn rầu: Tháng 7 hàng năm là mùa bán chạy nhất do người dân quan niệm đây là tháng „cô hồn“, tuy nhiên năm nay, lượng khách mua hàng rất ít dù giá cả vẫn được giữ nguyên. Trong sáng nay (14/8), tôi chỉ có 5 khách mua hàng nhưng đều mua với lượng rất nhỏ.
Theo tiểu thương, nguyên nhân chính dẫn tới việc hàng mã ế khách là do hiện nay người dân thường chọn mua tại các điểm bán hàng gần nhà, không vào chợ, trừ khi mua với số lượng lớn. Bên cạnh đó, nhiều đền, chùa hiện đã cấm việc đốt vàng mã, do đó những sản phẩm này ngày càng tiêu thụ kém.

Đội cỗ xôi gà đi cúng Rằm tháng Bảy ở Nghệ An
Hàng năm cứ đến ngày 15 tháng Bảy âm lịch, người Nghệ khắp nơi lại nhộn nhịp đón Rằm, cúng Rằm, ăn Rằm tạo nên không khí “về nguồn” vô cùng đấm ấm.
15/08/2019 https://baonghean.vn/doi-co-xoi-ga-di-cung-ram-thang-bay-o-nghe-an-251307.html
Sáng nay, anh Thái Xuân Thanh (49 tuổi) ở xóm 4, xã Tân Thành, huyện Yên Thành dậy sớm hơn mọi ngày để hông xôi, làm gà chuẩn bị đi cúng Rằm ở nhà thờ đại tôn thuộc xã Vĩnh Thành cách nhà hơn 20 km.
Để tỏ lòng thành kính, từ mấy ngày nay, vợ chồng anh đã chọn, mua sắm lễ vật là những cân nếp ngon và một con gà đẹp để làm mâm cỗ thật chu đáo, tươm tất.
Anh Thanh cho biết: “Ngày xưa, nấu xôi bằng nồi đất khá vất vả, nay nhờ có nồi nhôm tiện lợi, nên việc hông xôi, luộc gà làm cỗ đơn giản hơn nhiều”.
Theo quan niệm dân gian, mọi lễ vật khi đem đi cúng, đều được xách tay hoặc đội trên đầu, do đó khi đi cúng xa cỗ xôi gà thường được buộc trước xe máy chứ không để cột sau xe như các vật dụng khác.
Cùng với gia đình anh Thanh, cạnh đó gia đình chú em Thái Xuân Tùng cũng làm một cỗ xôi gà tương tự. Cả hai anh em sẽ khởi hành cùng lúc về Vĩnh Thành.
Từ bao đời nay, người Yên Thành vẫn giữ tục lễ đội cỗ đi cúng như xưa. Ngày Rằm, ngày Tết, nhà nhà làm mâm, làm cỗ, trên đường làng, người người gánh cỗ, đội cỗ đi cúng khá đông vui, tạo nên một nét đẹp riêng trong ngày lễ cổ truyền ở quê lúa.
Nhà thờ họ Thái đại tôn ở Vĩnh Thành có 3 ngôi, hơn 170 hộ. Dịp lễ này, các ngôi từ đường được bày kín các mâm cỗ: cỗ đựng vào rá, cỗ bày lên mâm, cỗ để trên lá chuối… Trong hương hoa nghi ngút cùng tiếng trống tế rộn ràng, đội hành lễ với quần áo mũ mão truyền thống chỉnh tề tiến hành các nghi thức tế lễ tại nhà thờ một cách long trọng trang nghiêm.
Với quê biển Nghi Lộc, việc ăn Rằm tháng Bảy cũng có nhiều nét độc đáo. Anh Hoàng Xuân Tuấn (38 tuổi) ở xóm Đình, xã Nghi Thiết kể: Làng Trung Kiên quê anh là một làng cổ còn giữ được nguyên vẹn các di tích như đền, đình chùa, miếu mạo hàng trăm năm tuổi. Dịp Rằm này, các gia đình ngoài việc mua sắm lễ vật, làm mâm làm cỗ, cúng tế tại gia, tại nhà thờ họ như bao miền quê khác, còn tổ chức cúng tế ở các di tích trong làng, từ đền Thượng cho đến đình Trung Kiên.
Do đó, việc đón Rằm, ăn Rằm ở làng biển khá vui vẻ, ấm cúng. “Mỗi năm đến Rằm tháng Bảy ở quê tôi vui lắm. Những phong tục, nét đẹp làng xưa vẫn đang được mọi nhà gìn giữ, lưu truyền phát huy trong cuộc sống mới hôm nay” – anh Tuấn chia sẻ.

Ngược về Thanh Chương, người dân nơi đây cũng chuẩn bị Rằm và làm Rằm khá tươm tất. Anh Nguyễn Văn Nhật (33 tuổi) ở xóm 3, xã Ngọc Sơn cho biết: Anh là con trai trưởng trong nhà nên làm việc ở tận Bắc Ninh cũng phải hành quân về Rằm để cúng bố mẹ và tổ tiên. Từ chiều ngày 14, anh em trong họ Nguyễn Văn đã tập trung về nhà thờ họ dưới chân núi Nguộc để lau chùi dọn dẹp. Sáng 15, mỗi nhà sắm sửa một cỗ xôi gà đội về nhà thờ họ để cúng.
Trong ngôi nhà thờ 3 gian được chia thành 3 bàn thờ, cúng 3 dòng. Ở giữa là cánh trưởng, hai bên là cánh thứ. Mặc dù việc tế tổ ở nhà thờ không có nhiều thủ tục, lễ nghi, như nhiều họ khác, nhưng việc chuẩn bị cỗ lễ của các gia đình đều chu đáo. Sau khi cúng tế xong, cỗ nhà ai sẽ mang về nhà đó, mọi người sẽ hội tụ đến chúc tụng từng nhà. Theo anh Nhật, ở Ngọc Sơn quê anh cũng như ở Thanh Chương nói chung, Rằm tháng Bảy là một ngày lễ lớn, đông vui như Tết.
Cả năm được Rằm tháng Bảy, cả thảy được Rằm tháng Giêng”, không chỉ ở Yên Thành, Nghi Lộc, Thanh Chương… mà nhiều vùng quê khác ở xứ Nghệ cũng tổ chức làm Rằm, ăn Rằm với không khí nhộn nhịp, tưng bừng.
Trước Rằm, thường là chiều 14, anh em trong các gia đình, họ tộc đến nghĩa trang thắp hương cho người đã khuất, “mời” tổ tiên, người thân về gia đường sum họp. Chuẩn bị đón Rằm, bên cạnh việc mua sắm thực phẩm, nhà nào cũng lo sửa sang, bài trí bàn thờ, bày mâm ngũ quả… Tùy vào phong tục, tín ngưỡng của mỗi vùng quê mà mỗi nơi có những lễ cúng khác nhau, đó là cúng thổ công, đức Phật, gia tiên và cô hồn lưu lạc.
Ngày xưa, mỗi dịp Rằm về, các nhà thường chung nhau mổ lợn, xay nếp thật nhiều. Các mẹ chăm lo từng sọt giá đậu, cho cây mập trắng, nở bung vào đúng sáng 15… Ngày nay, Rằm tháng Bảy, cái “ăn” không còn đặt nặng như xưa, nhưng mọi người vẫn chuẩn bị chu tất cái “lễ” bằng cả tấm lòng thành kính, theo hướng bảo tồn, gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống của ông cha.
Mâm cỗ ngày Rằm là mâm cỗ mặn với đầy đủ các món xào nấu, nhưng không thể thiếu “xôi hông, gà luộc”, gia đình phật tử còn bày soạn thêm mâm cỗ chay để cúng đức Phật.
Cúng Rằm là một nghi lễ quan trọng trong ngày Rằm tháng Bảy. Mọi gia đình đều cúng thần – Phật trước, nếu không phải gia đình phật tử thì cúng thổ công trước, rồi mới đến cúng gia tiên. Sau khi chuẩn bị mâm cỗ tươm tất, bàn soạn chu đáo, con cháu nội ngoại tập trung chỉnh tề tại gia đường, nghe đọc văn tế, tưởng nhớ tiền nhân, thắp hương vái lạy thần, Phật, tổ tiên, cầu mong sức khỏe bình an, may mắn.
Mỗi dịp cúng Rằm cũng là thời điểm để mọi người quây quần, giao lưu, trao đổi về nguồn gốc, vai vế họ hàng, huyết thống, thăm hỏi sức khỏe, công việc làm ăn, học hành của con cháu gần xa. Việc phá cỗ, phát lộc, ăn Rằm cũng diễn ra giữa không khí quây quần, đầm ấm.
Rằm tháng Bảy – Tết Trung Nguyên – lễ Vu Lan báo hiếu từ lâu đã đi vào tâm thức của người Việt, là ngày chúng ta hướng về cội nguồn bằng tình cảm thiêng liêng đối với gia đình, dòng tộc, quê hương, lễ tạ công đức sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, là nét đẹp trong văn hóa truyền thống Việt Nam, thể hiện tinh thần đạo hiếu, nhân văn sâu sắc của dân tộc.
VideoMàn trống tế Rằm tháng Bảy tại nhà thờ họ Thái huyện Yên Thành.
Từ khóa: “Rằm tháng Bảyhttps://baonghean.vn/tags/R%e1%ba%b1m-th%c3%a1ng-B%e1%ba%a3y.html
24/08/2018 https://e.baonghean.vn/ca-nam-mot-ram-thang-bay/

Veröffentlicht 16. August 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,