Archiv für das Schlagwort ‘Agent Orange

Das Pariser Berufungsgericht eröffnet eine Anhörung zur Klage von Frau Tran To Nga gegen Agent Orange – Tòa phúc thẩm Paris mở phiên điều trần cho vụ kiện của bà Trần Tố Nga về chất độc da cam   Leave a comment

Tòa phúc thẩm Paris mở phiên điều trần cho vụ kiện của bà Trần Tố Nga về chất độc da cam

Sáng 7/5, Tòa phúc thẩm Paris mở phiên điều trần cho vụ kiện của bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, 82 tuổi, chống 14 công ty hóa chất Mỹ, trong đó có Monsanto, vì đã sản xuất và buôn bán thuốc diệt cỏ có chứa dioxin (chất độc màu da cam) cung cấp cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Dự kiến, Tòa phúc thẩm Paris sẽ đưa ra quyết định vào ngày 22/8.
07/05/2024 – 23:51 https://nhandan.vn/toa-phuc-tham-paris-mo-phien-dieu-tran-cho-vu-kien-cua-ba-tran-to-nga-ve-chat-doc-da-cam-post808320.html
Từ năm 2014, bà Trần Tố Nga, một nạn nhân chất độc da cam, đã đệ đơn kiện tại Tòa án Évry ở ngoại ô Paris. Vụ kiện các tập đoàn hóa chất Mỹ đã được đưa ra xét xử vào năm 2021. Tuy nhiên, Tòa án Évry đã bác vụ kiện vì cho rằng các doanh nghiệp này có đủ cơ sở để sử dụng „quyền miễn trừ,“ do họ đã hành động theo yêu cầu từ chính phủ Mỹ.
Vì vậy, Tòa án Évry không có đủ thẩm quyền để xét xử hành động của một quốc gia có chủ quyền khác.
Phiên điều trần tại Tòa phúc thẩm Paris bắt đầu từ 9 giờ sáng và kéo dài hơn 3 tiếng.
Trước các thẩm phán, hai luật sư tình nguyện giúp bà Nga trong vụ kiện gồm Bertrand Repolt và William Bourdon, đã bác bỏ việc miễn trừ tư pháp của các công ty hóa chất Mỹ, bằng các luận điểm như: các doanh nghiệp hoàn toàn có quyền tự chủ, tự quyết định về sản xuất, nhận thức được tính nguy hiểm của chất độc dioxin, nhưng không có biện pháp cảnh báo, ngăn ngừa.
Vì vậy, các công ty này không thể „núp“ sau bóng của Nhà nước Mỹ, rồi phủ nhận hoàn toàn trách nhiệm của mình. Luật sư William Bourdon nhấn mạnh rằng „quyền được xét xử“ là quyền cơ bản của một nạn nhân như bà Nga và mong có thể đưa vụ án trở lại thẩm quyền của Tòa án Évry để có thể đề cập đến những hồ sơ chi tiết.
Trong khi đó, luật sư của các công ty hóa chất Mỹ phủ nhận hoàn toàn trách nhiệm của thân chủ, khẳng định họ chỉ thực hiện theo yêu cầu rất tỉ mỉ, đầy tính kỹ thuật của quân đội Mỹ trong thời chiến và đôi khi họ bị trưng dụng.
Chia sẻ với báo chí về phiên xử tại Tòa phúc thẩm Paris, Luật sư Bertrand Repolt cho rằng không thể „đánh đồng vai trò của các công ty Mỹ với Nhà nước Mỹ. Thực tế các công ty hóa chất Mỹ có quyền tự chủ, tự quyết trong việc sản xuất chất độc màu da cam. Họ nhận thức được độc tính cao của sản phẩm, nhưng không hề có ý định sửa đổi các thành phần và vẫn cung cấp cho quân đội Mỹ. Vì vậy, các công ty này phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của họ và không thể lập luận rằng họ đều hành động theo chỉ đạo của chính phủ và có „quyền miễn trừ của Nhà nước Mỹ“.
Luật sư Bertrand Repolt nhấn mạnh: Ở đây chúng tôi không đề cập đến việc phán xét một nhà nước nào đó, mà chỉ đơn giản là đánh giá tính hiệu quả của việc thực thi các cam kết từ phía các tập đoàn hóa chất Mỹ. Và một lần nữa tôi xin nhấn mạnh rằng chất độc da cam không phải là thứ vũ khí được phép sử dụng trong chiến tranh.
Dự kiến, Tòa phúc thẩm Paris sẽ đưa ra quyết định vào ngày 22/8. Nếu tòa đưa ra quyết định có lợi cho bà Nga, thì Tòa án Évry sẽ phải xét xử yêu cầu bồi thường thiệt hại của bà Nga. Nếu không, bên nguyên đơn sẽ tiếp tục kháng cáo lên Tòa phá án (Tòa án tối cao).
Chia sẻ với những người đến ủng hộ vụ kiện, bà Nga cho biết: Tôi biết rằng cuộc đấu tranh này sẽ còn kéo dài nữa. Mặc dù sức khỏe của tôi ngày càng kém nhưng điều mà tôi mong muốn là qua vụ kiện này, những nạn nhân chất độc da cam sẽ ngày càng được nhiều người biết tới hơn nữa. Tôi rất mong muốn được mời gọi tất cả các bạn và cả những người Mỹ hãy đến với Việt Nam, để tận mắt có thể nhìn thấy hàng triệu nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam. Chính các bạn và tất cả mọi người đã tiếp thêm động lực và niềm tin cho tôi.
Tham dự phiên điều trần, đại diện Hội nạn nhân chất độc da cam bày tỏ sự khâm phục đối với ý chí của bà Trần Tố Nga trong vụ kiện các tập đoàn hóa chất Mỹ. Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam luôn ủng hộ và đồng hành cùng bà Trần Tố Nga trong cuộc đấu tranh này.
Trước đó vào ngày 4/5, hơn 200 trăm người, gồm Việt kiều và người Pháp đã tham gia cuộc vận động ủng hộ bà Trần Tố Nga trước khi diễn ra phiên điều trần của Tòa phúc thẩm Paris.
Sự hiện diện của một số nghị sĩ và báo chí Pháp cũng cho thấy dư luận ở Pháp rất quan tâm và ủng hộ bà Nga trong vụ kiện này.

Thông tin về vụ kiệnInformationen zur Klage
Bà Trần Tố Nga, sinh năm 1942 tại tỉnh Sóc Trăng và mang hai quốc tịch Pháp và Việt Nam, từng là phóng viên của Thông tấn xã Giải phóng, bị nhiều căn bệnh do hậu quả của chất độc da cam/dioxin. Các xét nghiệm y tế cho thấy nồng độ dioxin trong máu bà cao hơn tiêu chuẩn quy định.
Bà Trần Tố Nga chuẩn bị suốt 4 năm từ 2009 tới 2013 cho vụ kiện. Tới tháng 5/2013, Tòa đại hình Évry (ngoại ô Paris) chấp thuận đơn của bà Trần Tố Nga kiện 26 công ty hóa chất Mỹ. Tháng 4/2014, tòa mở phiên đầu tiên yêu cầu 19 công ty hóa chất Mỹ từng sản xuất chất hóa học sử dụng trong chiến tranh Việt Nam có mặt (do nhiều công ty đã giải thể).
Vụ kiện của bà Nga là một vụ kiện lịch sử và đặc biệt. Bà là người duy nhất có thể đại diện nạn nhân da cam Việt Nam khởi kiện vì hội đủ 3 điều kiện: là công dân Pháp gốc Việt, đang sống tại nước duy nhất có luật pháp cho phép mở các vụ kiện quốc tế bảo vệ công dân Pháp chống lại một nước khác làm hại mình và là nạn nhân chất độc da cam.
Ngày 10/5/2021, Tòa đại hình Évry đã bác bỏ vụ kiện của bà Trần Tố Nga với các công ty hóa chất, trong đó có Monsanto & Dow Chemical, đã cung cấp chất độc da cam cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Tòa đại hình Évry cho biết họ không có thẩm quyền xét xử một vụ án liên quan đến các hành động trong thời chiến của Chính phủ Mỹ. Các công ty bị kiện đã hành động theo yêu cầu của Chính phủ Mỹ, một pháp nhân “có chủ quyền.”
Dù vậy, bà Trần Tố Nga và ba luật sư Pháp, tình nguyện giúp bà Trần Tố Nga theo đuổi vụ kiện nhiều năm qua, tiếp tục kháng án. Tòa phúc thẩm Paris đã tổ chức phiên điều trần ngày 7/5/2024 và dự kiến đưa ra kết luận vào ngày 22/8/2024.

Veröffentlicht 10. Mai 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Am 25. April auf der Pressekonferenz zur Anhörung des Pariser Berufungsgerichts am 7. Mai bezüglich der Klage zwischen Frau Tran To Nga die mit Agent Orange infiziert war – Chuẩn bị cho phiên tòa phúc thẩm vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga   Leave a comment

Chuẩn bị cho phiên tòa phúc thẩm vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Ngày 25/4, tại cuộc họp báo về phiên điều trần ngày 7/5 của Tòa phúc thẩm Paris liên quan đến vụ kiện giữa bà Trần Tố Nga, một Việt kiều tại Pháp bị nhiễm chất độc da cam và các công ty hóa chất Mỹ, các luật sư Pháp khẳng định quyết tâm đấu tranh vì công lý, không chỉ cho bà Trần Tố Nga mà còn cho những nạn nhân khác.
26/04/2024 – 08:58 https://nhandan.vn/chuan-bi-cho-phien-toa-phuc-tham-vu-kien-chat-doc-da-cam-cua-ba-tran-to-nga-post806597.html
Buổi họp báo được tổ chức tại Trụ sở của Hội người Việt Nam tại Pháp ở Paris. Tham dự có hai trong số 3 luật sư đồng hành cùng bà Trần Tố Nga nhiều năm qua, gồm ông William Bourdon và ông Bertrand Repolt.
Đây là vụ kiện mà bà Trần Tố Nga theo đuổi từ năm 2009, kiện các công ty hóa chất Mỹ đã cung cấp chất độc da cam/dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, gây ra thương tổn sức khỏe nghiêm trọng cho bà cũng như hàng triệu nạn nhân khác ở Việt Nam.
Luật sư William Bourdon cho biết: „Chúng tôi đã thu thập rất nhiều thông tin từ các luật sư, cựu chiến binh Mỹ, thông qua tất cả các ghi chép cũng như các cuộc trao đổi qua điện thoại hoặc là những cuộc trò chuyện ngắn. Các công ty hóa chất của Mỹ đã không hành động theo đúng như những gì họ cam kết. Đây là một biểu hiện của sự lừa dối. Chúng tôi hy vọng sẽ đạt kết quả trong cuộc đấu tranh lần này để nạn nhân chất độc da cam Việt Nam được bồi thường“.
Chia sẻ về chuyến thăm Việt Nam trong tháng trước, hai luật sư cho rằng đây chắc chắn là một thử thách mang tính lịch sử và cũng là cuộc đấu tranh vì công lý cho hàng trăm nghìn nạn nhân của chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
Ông William Bourdon cho biết: „Chúng tôi đã đến thăm các trung tâm y tế và cơ sở chăm sóc sức khỏe tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Chúng tôi rất đau lòng khi nhìn thấy những đứa trẻ bị di chứng nặng nề bởi chất độc da cam. Có thể nói rằng chất độc màu da cam là một thảm kịch về môi trường, sức khỏe và cộng đồng. Chất độc này đã gây ra những di chứng khủng khiếp qua mấy thế hệ và có thể còn tác động rất lớn đến các thế hệ tiếp theo. Đây là một thực tế đau lòng và không thể chối cãi“.
Theo luật sư William Bourdon, phiên phúc thẩm sắp tới sẽ đề cập đến vấn đề bồi thường của các công ty hóa chất Mỹ.
Ông nói: „Tôi hy vọng rằng với những lý lẽ mạnh mẽ và có tính thuyết phục, tòa án phúc thẩm sẽ xem xét, loại bỏ quyền miễn trừ mà các công ty hóa chất Mỹ được hưởng cho quá trình sản xuất những sản phẩm, nguyên nhân dẫn tới vụ kiện này. Chất độc da cam/dioxin là một thảm họa về sức khỏe và môi trường. Chúng ta cần làm rõ vấn đề rằng các công ty này sản xuất chất độc da cam là do họ tự nghiên cứu hay theo yêu cầu từ phía chính phủ. Phiên tòa sắp tới sẽ mang tính quyết định làm thay đổi quan điểm của tòa đối với việc bồi thường cho các nạn nhân có liên quan. Chất độc da cam/dioxin có tác hại vô cùng to lớn và để lại những hậu quả không thể khắc phục được. Không thể để họ làm giàu trên hàng triệu nạn nhân. Hậu quả khủng khiếp của sản phẩm hóa học này sẽ còn gây ra nhiều đau khổ cho các thế hệ về sau“.
Còn luật sư Bertrand Repolt cho rằng, điều quan trọng là phải làm rõ được các công ty hóa chất Mỹ này nhận thức được sự nguy hiểm của sản phẩm hóa học mà họ cung cấp cho quân đội Mỹ.
Ông Bertrand Repolt nói: „Cần phải xem xét các trách nhiệm của các công ty hóa chất Mỹ đối với hành vi được thực hiện vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Để làm được việc này, chúng tôi đã kết hợp với các luật sư từ phía Mỹ, những người có thể tiếp cận các bộ hồ sơ nội bộ tại thời điểm đó như một phần của quá trình kiện tụng này. Chúng tôi sẽ nỗ lực theo đuổi cuộc đấu tranh này bằng tất cả quyết tâm và với những lập luận mạnh mẽ. Chúng tôi rất vui khi thấy bà Trần Tố Nga không đơn độc, có thêm nhiều hội đoàn, tổ chức và cá nhân ủng hộ vụ kiện này“.
Chia sẻ về sự chuẩn bị cho phiên tòa phúc thẩm sắp tới, bà Trần Tố Nga cho biết: „Tôi cảm thấy rất vui khi xã hội ngày nay của chúng ta đặt mối quan tâm ngày càng lớn tới các vấn đề chất độc da cam. Tôi cũng rất vui khi nhận được sự ủng hộ của rất nhiều hội đoàn, tổ chức các hoạt động để vận động dư luận ủng hộ vụ kiện và quyên góp để trả các chi phí pháp lý“.
Bà Trần Tố Nga nói thêm: „Cuộc báo ngày hôm nay vô cùng quan trọng vì có sự hiện diện của nhiều nhà báo Pháp, để có thể lan tỏa sự ủng hộ cũng như là sự hiểu biết của xã hội đối với phiên phúc thẩm chất độc da cam lần này. Tôi cũng hy vọng rằng cuộc vận động vào ngày 4/5 sẽ giúp cho các thẩm phán có thể nhìn thấy rõ sự ủng hộ của dư luận đối với vụ kiện vì công lý cho tôi và các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, từ đó có thể đưa ra kết luận sáng suốt.
Có thể nói rằng, cuộc đấu tranh này của tôi không hề có sự hiện diện của bom đạn hay vũ khí nhưng nó là một cuộc đấu tranh vô cùng khắc nghiệt. Tôi cũng hy vọng rằng sẽ có những người lớp kế cận trong tương lai thay thế tôi lên án việc sử dụng chất độc da cam.
Còn rất nhiều khó khăn ở phía trước, như vấn đề tài chính để theo đuổi vụ kiện. Dù vậy, chúng tôi có sự ủng hộ rất lớn từ các hội đoàn và cá nhân ở Pháp cũng như ở Việt Nam. Và các luật sư Pháp đang rất quyết tâm. Bản thân tôi thấy vô cùng xúc động khi thấy rằng tôi không hề đơn độc trong cuộc đấu tranh lần này“.
Ngày 4/5, một cuộc vận động ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga sẽ diễn ra ở Paris với sự tham dự của nhiều hội đoàn và tổ chức. Các luật sư Pháp cho rằng, đây là một hoạt động rất có ý nghĩa để dư luận ở Pháp, nhất là thế hệ trẻ, biết rõ hơn về nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.

Trần Tố Nga, sinh năm 1942 tại tỉnh Sóc Trăng, mang hai quốc tịch Pháp và Việt Nam, từng là phóng viên của Thông tấn xã Giải phóng, bị nhiều căn bệnh do hậu quả của chất độc da cam/dioxin. Các xét nghiệm y tế cho thấy nồng độ dioxin trong máu bà cao hơn tiêu chuẩn quy định.
Bà Trần Tố Nga chuẩn bị suốt 4 năm từ 2009 tới 2013 cho vụ kiện. Tới tháng 5/2013, Tòa đại hình Evry (ngoại ô Paris) chấp thuận đơn của bà Trần Tố Nga kiện 26 công ty hóa chất Mỹ. Tháng 4/2014, tòa mở phiên đầu tiên yêu cầu 19 công ty hóa chất Mỹ từng sản xuất chất hóa học sử dụng trong chiến tranh Việt Nam có mặt (do nhiều công ty đã giải thể).
Vụ kiện của bà Nga là một vụ kiện lịch sử và đặc biệt. Bà là người duy nhất có thể đại diện nạn nhân chất độc da cam Việt Nam khởi kiện vì hội đủ 3 điều kiện: là công dân Pháp gốc Việt, đang sống tại nước duy nhất có luật pháp cho phép mở các vụ kiện quốc tế bảo vệ công dân Pháp chống lại một nước khác làm hại mình và là nạn nhân chất độc da cam.
Ngày 10/5/2021, Tòa đại hình Evry đã bác bỏ vụ kiện của bà Trần Tố Nga với các công ty hóa chất, trong đó có Monsanto & Dow Chemical, đã cung cấp chất độc da cam cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Tòa đại hình Evry cho biết họ không có thẩm quyền xét xử một vụ án liên quan đến các hành động trong thời chiến của Chính phủ Mỹ. Các công ty bị kiện đã hành động theo yêu cầu của Chính phủ Mỹ, một pháp nhân “có chủ quyền.”
Dù vậy, bà Trần Tố Nga và ba luật sư Pháp tình nguyện giúp bà theo đuổi vụ kiện nhiều năm qua, tiếp tục kháng án.
Phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra vào ngày 7/5/2024.

Veröffentlicht 29. April 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Kinder im Opferschutzzentrum von Agent Orange in der Stadt Da Nang – Những giáo viên “đặc biệt” – „Besondere“ Lehrer   Leave a comment

Những giáo viênđặc biệt

Nhiều năm nay, những người lái đò “đặc biệt” vẫn cần mẫn dạy các em nhỏ tại Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam thành phố Đà Nẵng (cơ sở 1, quận Liên Chiểu). Tuy cơ thể không lành lặn nhưng anh Nguyễn Ngọc Phương, anh Trương Tấn Dũng, cô Phan Thị Thanh vừa làm thầy, làm cô, chỉ dạy cho các em kiến thức; vừa làm cha, làm mẹ yêu thương và chăm sóc các em khuyết tật.
19/07/2022 – 12:09 https://nhandan.vn/nhung-giao-vien-dac-biet-post706206.html

Lấy nỗi đau xoa dịu nỗi đau
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Phương (1981) không may bị khuyết tật nên cơ thể anh nhỏ bé và di chuyển khó khăn. Cha mẹ anh làm nông nuôi hai anh em khuyết tật. Để kiếm tiền phụ giúp gia đình, anh Phương quyết định học nghề làm hương thủ công và cả nghề điện cơ. Sau 10 năm bôn ba ở Sài Gòn, anh về Đà Nẵng làm để gần gia đình hơn. Nghe tin Hội người khuyết tật thành phố đang cần người dạy trẻ, anh quyết định về Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam (gọi tắt là Trung tâm) hiện tại làm việc và gắn bó đến nay.
Ban đầu, anh Phương dạy các em khiếm thính về điện cơ đơn giản như tháo, lắp, sửa máy quạt… Sau này, Trung tâm có thêm nhiều trẻ hơn với đủ thể trạng khuyết tật nên anh đã dạy thêm việc làm hương để phù hợp với các em. Từng công đoạn đều được anh Phương tỉ mỉ chỉ dẫn, từ trộn bột, lăn bột đến phơi khô, đóng gói… Mỗi công đoạn cần rất nhiều thời gian để các em có thể học được cách thực hiện tốt nhất.
Mỗi bó hương được làm ra là cả một quá trình công sức của thầy và trò. “Các bạn ở đây đa số là thiểu năng trí tuệ, không thể bày một lúc nhiều công đoạn mà phải chỉ dẫn từng chút một, có khi phải mất cả năm trời mới có thể thực hiện được. Ngày qua ngày, được tiếp xúc và làm việc cùng các em là một niềm vui không ở đâu có được, đó là lý do mà tôi gắn bó với nơi đây đã 13 năm” – Anh Phương chia sẻ.
Bên cạnh đó, các em được học chữ, học vẽ và tin học văn phòng, những môn học này được một người thầy khuyết tật với nhiều nghị lực Trương Tấn Dũng (1982) đảm nhận. Sau cơn sốt bại liệt, anh Dũng đã mất đi khả năng đi lại và liệt bàn tay phải, bàn tay trái chỉ sử dụng được 4 ngón. Mẹ mất, cha bỏ đi, anh được bà ngoại nuôi dưỡng. Ấy vậy mà anh không nhụt chí. Lúc đi học anh luôn đứng đầu lớp trong tất cả các môn. Được địa phương giới thiệu về làm việc tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em chất độc da cam, anh đồng ý và gắn bó với nói đây cũng hơn một thập kỷ.
Việc dạy cho các em khuyết tật rất khó khăn vì các em rất mau quên nên tính kiên nhẫn luôn được anh Dũng đặt lên hàng đầu. Anh Dũng luôn cố gắng tìm những phương pháp dạy mới giúp các em có thể tiếp thu được nhiều kiến thức hơn. Tuy không thể nhớ hết chữ, tranh tô chưa đẹp hay sử dụng bàn phím bằng một ngón tay, nhưng đó là những nỗ lực của các em và thầy giáo, đồng thời là phương pháp trị liệu tinh thần hiệu quả.
Anh Dũng tâm sự: “Các em luôn mang lại niềm vui cho thầy cô ở Trung tâm bằng sự hồn nhiên của mình. Tôi luôn mong muốn trở thành một tấm gương cho các em cùng hoàn cảnh có niềm tin hơn về cuộc sống”.

Vòng tay yêu thương
Ở Trung tâm, các bạn nữ được học thêm nghề may vá, học làm hoa vải, hoa cườm, xâu hạt… từ cô Phan Thị Thanh (1971). Cô không may khuyết tật một chân, phải dùng nạng để đi lại. Mỗi ngày, cô Thanh đều ân cần chỉ dạy từng công đoạn, uốn nắn từng chút một để các em làm ra được sản phẩm đẹp nhất. Bên cạnh việc dạy nghề, cô Thanh như người mẹ nhẹ nhàng tâm tình, trò chuyện cùng các em nên các em rất yêu thương và vâng lời cô.
Trong các học trò của cô có chị Phạm Thị Diệu Linh (sinh năm 1992), là nạn nhân của chất độc da cam. Chị Linh vẫn đang bập bẹ nói sao cho rõ chữ nhất, cần mẫn gấp vải để cô Phan Thị Thanh may thành sản phẩm. Khi được chúng tôi hỏi chuyện, chị Linh nhanh nhảu trả lời: “Linh thích học may, Linh thương cô Thanh nhất”.
Cô Thanh chia sẻ kỷ niệm cô nhớ nhất là những ngày mà đại dịch Covid-19 bùng phát, không thể lên Trung tâm để gặp cũng như sinh hoạt cùng các em. Sau khi ổn định, chào đón cô là những khuôn mặt thấm đẫm nước cùng ánh mắt trách móc, nhớ nhung vì sao cô không lên với tụi con.
Là một thợ may có tay nghề cao và kinh nghiệm cô Thanh có thể ở nhà và có những thu nhập khác cao hơn so với khi làm việc ở Trung tâm. Nhưng tấm thân bé nhỏ cùng với chiếc nạng ở tay hằng ngày vẫn rong ruổi mong muốn được truyền đạt cho những bạn ở đây cái nghề để các bạn có thể kiếm thêm thu nhập.
Cô chia sẻ “Cô muốn đến đây hơn thay vì ở nhà làm, tuy không nhiều thu nhập, nhưng cô có thêm một mái ấm nhỏ, được sinh hoạt, được làm việc cùng các bạn nhỏ cũng là niềm vui”.
Tại lớp học của Trung tâm, các em cũng được thầy cô dạy những việc cơ bản nhất như: đánh răng, lau mặt, biết lấy chén lúc ăn cơm… Đối với những em có nhận biết tốt hơn sẽ được học chữ, học nghề cơ bản. Bên cạnh đó, Trung tâm luôn duy trì mô hình sân chơi, thể dục thể thao, giao lưu văn nghệ, vật lý trị liệu giúp cho các em có điều kiện để phát triển toàn diện hơn.
Trung tâm từ lúc thành lập đến nay cũng đã hơn 15 năm và đó cũng gần là khoảng thời gian những thầy cô đã đến và gắn bó với nơi đây. Cô Võ Thị Thu - Phó Giám đốc Trung tâm chia sẻ: “Hằng ngày nhìn thấy sản phẩm mà các em làm ra tôi rất tự hào, tôi thực sự khâm phục các thầy các cô ở đây vì sự kiên nhẫn và tình yêu với trẻ. Chỉ mong là thời gian tới sẽ có nhiều người biết đến những sản phẩm tình thương của Trung tâm, quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn để các thầy cô có thêm nguồn kinh phí giúp các em có một cuộc sống tốt hơn”.

Veröffentlicht 20. Juli 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Organisationen und Einzelpersonen können die Bewegung „Tet für die Armen und Agent-Orange-Opfer“ des vietnamesischen Roten Kreuzes unterstützen – Phát động nhắn tin ủng hộ „Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam“   Leave a comment

Phát động nhắn tin ủng hộTết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam

Từ ngày 15/12/2021 đến hết ngày 12/2/2022, những tấm lòng hảo tâm trên cả nước hãy cùng nhắn tin ủng hộ Chương trình „Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam“ Xuân Nhâm Dần – 2022, với cú pháp TET gửi 1409 (20.000 đồng/1 tin nhắn).
15-12-2021, 11:05 https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/phat-dong-nhan-tin-ung-ho-tet-vi-nguoi-ngheo-va-nan-nhan-chat-doc-da-cam–678323/
Chương trình „Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam“ được triển khai từ năm 2012, đến nay đã giúp đỡ hàng chục triệu lượt người nghèo, nạn nhân chất độc da cam vui Tết, đón Xuân, góp phần nhân lên truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc ta.
Phát huy kết quả đã đạt được, năm nay, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp Cổng 1400 và Tổng công ty viễn thông Viettel phát động Chương trình “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” Xuân Nhâm Dần – 2022, với mục tiêu vận động nhân dân cả nước chung tay ủng hộ nguồn lực để hỗ trợ người nghèo, nạn nhân chất độc da cam và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thông qua hoạt động: trao suất quà Tết (gồm tiền mặt, quà Tết), lương thực, thực phẩm, khẩu trang, nước khử khuẩn, trang phục chống dịch Covid-19…
Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” Xuân Nhâm Dần – 2022, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phấn đấu vận động, trao tặng ít nhất 1,8 triệu suất quà cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có người nhiễm chất độc da cam, hộ gia đình chính sách, hộ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và thiên tai trong năm 2021 và các đối tượng dễ bị tổn thương khác, với mục tiêu 80% tổng số suất quà có trị giá tối thiểu 500.000 đồng/suất.
Thời gian triển khai phong trào từ 15/11/2021 đến 30/1/2022, trong đó đợt cao điểm từ ngày 17/1/2022 đến 30/1/2022 (tức từ ngày 15/12 đến 28/12 âm lịch).
A-1639541432451Các tổ chức, cá nhân có thể ủng hộ phong tràoTết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da camcủa Hội Chữ thập đỏ Việt Nam bằng cách:
Ủng hộ qua tài khoản: Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
Số tài khoản: 120 1 00000 36656 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Sở giao dịch I, Hà Nội
Ủng hộ trực tiếp tại địa chỉ: Trụ sở Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, số 82, Nguyễn Du, Hà Nội; hoặc Cơ quan đại diện phía nam, số 201, Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Veröffentlicht 15. Dezember 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

60 Jahre sind seit der Katastrophe von Agent Orange/Dioxin in Vietnam (10. August 1961 – 10. August 2021) vergangen, aber die durch diese Katastrophe in unserem Land verursachten Verluste und Leiden sind immer noch unermesslich , schwere Folgen die viele Generationen betreffen – Chủ tịch nước gửi thư các nạn nhân, gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin   Leave a comment

Chủ tịch nước gửi thư các nạn nhân, gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa có thư gửi các nạn nhân và gia đình các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam nhân “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin“ (10/8). Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư.
07-08-2021, 16:57 https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/chu-tich-nuoc-gui-thu-cac-nan-nhan-gia-dinh-nan-nhan-chat-doc-da-cam-dioxin-658809/
Nhân “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin“ (10/8), tôi thân ái gửi đến các nạn nhân và gia đình các nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong cả nước lời thăm hỏi ân cần với tình cảm sẻ chia sâu sắc nhất.
Đã 60 năm kể từ khi thảm họa da cam/dioxin xảy ra ở Việt Nam (10/8/1961 – 10/8/2021), song những mất mát, đau thương mà thảm họa này gây ra trên đất nước ta còn vô cùng nghiêm trọng, nghiệt ngã, với hậu quả, di chứng nặng nề, ảnh hưởng nhiều thế hệ.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước và Nhân dân hết sức quan tâm, chia sẻ, cảm thông, mong muốn và hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin vượt qua bệnh tật, khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Trong đó, tôi đặc biệt biểu dương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã không ngừng nỗ lực, kiên trì, hoạt động hiệu quả, thực sự là nòng cốt trong công cuộc khắc phục hậu quả thảm họa da cam/dioxin, đại diện đấu tranh đòi công lý, công bằng cho các nạn nhân.
Tôi cảm phục và biểu dương các nạn nhân và gia đình các nạn nhân da cam/dioxin đã nỗ lực vượt qua di chứng, bệnh tật, hòa nhập vững vàng vào cuộc sống. Những cảm thông sâu sắc cũng như những hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước, bạn bè quốc tế, đã dành cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cũng là những hình ảnh nghĩa cử cao đẹp và rất đáng trân trọng.
Tôi mong các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan tổ chức, cá nhân đồng bào ta ở trong và ngoài nước tiếp tục phát huy truyền thống „tương thân tương ái“ tốt đẹp của dân tộc, giúp đỡ và ủng hộ nhiều hơn nữa vào công cuộc khắc phục hậu quả của thảm họa da cam/dioxin, chăm lo cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin, nhất là trong giai đoạn cả nước đang nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức đẩy lùi đại dịch Covid-19.
Với niềm tin tưởng vào hiệu quả của sự chung tay khắc phục thảm họa da cam/dioxin, tôi chúc các nạn nhân và gia đình các nạn nhân chất độc da cam/dioxin an toàn trước dịch bệnh, luôn kiên cường, giàu nghị lực để tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, phấn đấu vươn lên làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Thân ái!
Nguyễn Xuân Phúc

Veröffentlicht 7. August 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Ausstellung „Agent Orange/Dioxin-Katastrophe – 60 Jahre Rückblick“ – Triển lãm „Thảm họa da cam/dioxin – 60 năm nhìn lại“   Leave a comment

Triển lãmThảm họa da cam/dioxin60 năm nhìn lại

Với gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật được trình bày theo bốn chủ đề – triển lãm „Thảm họa da cam/dioxin60 năm nhìn lại“ đã mang lại cho người xem một cái nhìn toàn cảnh và sâu sắc hơn về hậu quả của chất độc hóa học/dioxin đối với môi trường và sức khỏe con người…
13-07-2021, 18:09 https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/trien-lam-tham-hoa-da-cam-dioxin-60-nam-nhin-lai–654946/
Chiều 13/7, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường, Văn phòng 701, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam…, tổ chức khai mạc Triển lãm „Thảm họa da cam/dioxin – 60 năm nhìn lại“ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Đây là hoạt động có ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc, thiết thực kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2021), kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 – 10/8/2021) và hưởng ứng Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (10/8).
Triển lãmThảm họa da cam/dioxin – 60 năm nhìn lạigiới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, theo bốn chủ đề: thảm hoạ và nỗi đau; khắc phục hậu quả; vòng tay nhân ái và hành trình đấu tranh đòi công lý; khát vọng vươn lên.
Chương trình nhằm tuyên truyền sâu rộng đến đồng bào, chiến sĩ cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về hậu quả của chất độc hóa học/dioxin đối với môi trường và sức khỏe con người; về những nỗ lực của Đảng, Nhà nước, quân đội, của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và các cơ quan, ban, bộ, ngành, đoàn thể; sự vào cuộc của toàn xã hội, sự chung tay góp sức của của bạn bè quốc tế trong khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh và chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân; về nỗ lực vượt khó vươn lên của các nạn nhân chất độc da cam để hòa nhập cộng đồng.
Tại lễ khai mạc, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho biết, trong thời gian ngắn, các cơ quan, đơn vị liên quan đã khắc phục khó khăn, chủ động nghiên cứu, sưu tầm hình ảnh, tài liệu, hiện vật, xây dựng mô hình mô phỏng, phương án trưng bày hợp lý, sáng tạo, có tính khoa học và thẩm mỹ cao, gây được ấn tượng sâu sắc đối với người xem.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh cũng mong muốn, trong thời gian mở cửa triển lãm trực tiếp tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam và triển lãm trực tuyến, sẽ để lại nhiều ấn tượng, tình cảm sâu sắc đối với khán giả trong nước và quốc tế. Và thông qua triển lãm, sẽ tiếp tục kêu gọi các tầng lớp nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, đoàn kết đấu tranh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.
Anh Dương Phi Long, Quản lý dự án (Công ty TNHH Shimizu Việt Nam) đã chia sẻ những cảm xúc xúc động của mình khi xem triển lãm khi những hình ảnh những nạn nhân, những trẻ em ở thế hệ thứ tư vẫn đang phải chịu hậu quả của chất độc da cam từ 60 năm trước. Những hình ảnh, hiện vật, cũng như các thông điệp cũng làm người xem rõ hơn những gì Việt Nam đã làm được trong 60 năm qua, và cũng qua đó, chúng ta có hy vọng những chính sách hỗ trợ sẽ giúp các nạn nhân phục hồi chức năng, hòa nhập xã hội.

Triển lãm được trưng bày trực tiếp tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam từ ngày 13/71 đến 12/8/2021 và thực hiện trực tuyến trên website: trienlamdacam.vn , tại cổng thông tin điện tử của: Binh chủng Hóa học: http://binhchunghoahoc.vn ; Văn phòng Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 701: http://office701.gov.vn ; Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam: http://ncd.btxh.gov.vn ; Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam: http://vava.org.vn ; Trung tâm Quốc tế đào tạo và nghiên cứu toán học (Viện Toán học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam): http://icrtm.vast.vn ; Quỹ đổi mới sáng tạo Vinif (Tập đoàn Vingroup): https://www.vinif.org . Thời gian triển lãm trực tuyến từ ngày 13/7 đến 31/12/2021.

Veröffentlicht 13. Juli 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Das französische Gericht wies die Klage von Frau Tran To Nga gegen Agent Orange ab – Tòa án Pháp bác bỏ vụ kiện da cam của bà Trần Tố Nga   Leave a comment

Tòa án Pháp bác bỏ vụ kiện da cam của bà Trần Tố Nga

Ngày 10-5, Tòa đại hình Evry (ngoại ô Paris) đã bác bỏ vụ kiện lịch sử của bà Trần Tố Nga với 14 công ty hóa chất, trong đó có Monsanto & Dow Chemical đã cung cấp chất độc da cam cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
10/05/2021 17:16 https://tuoitre.vn/toa-an-phap-bac-bo-vu-kien-da-cam-cua-ba-tran-to-nga-2021051017075824.htm
Bà Trần Tố Nga - Ảnh Julien FalsimagneTheo Hãng tin AFP, Tòa Evry cho biết họ không có thẩm quyền xét xử một vụ án liên quan đến các hành động trong thời chiến của Chính phủ Mỹ. Các công ty bị kiện đã hành động do yêu cầu của Chính phủ Mỹ, một pháp nhân „có chủ quyền“.
Phán quyết của Tòa án Evry có lợi cho 14 công ty hóa chất khi cho rằng các công ty „có đủ cơ sở để sử dụng quyền miễn trừ“. Luật sư của Công ty Monsanto, ông Jean-Daniel Bretzner, từng lập luận rằng một tòa án Pháp không đủ thẩm quyền để xét xử hành động của một quốc gia nước ngoài có chủ quyền trong khuôn khổ „chính sách phòng vệ“ trong thời gian chiến tranh.
Đây là một phán quyết bất lợi đối với vụ kiện của bà Nga và nhóm luật sư. Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online trước ngày tòa án Pháp ra phán quyết, bà Nga cho biết trong trường hợp tòa ra phán quyết bất lợi, bà và các luật sư sẽ tiếp tục kháng án và tiếp tục đi tìm công lý cho các nạn nhân da cam.
Bà Trần Tố Nga, 79 tuổi, mang hai quốc tịch Pháp – Việt và chịu đựng nhiều căn bệnh do hậu quả của chất độc da cam/dioxin. Các xét nghiệm y tế cho thấy nồng độ dioxin trong máu bà cao hơn tiêu chuẩn quy định.
Vụ kiện của bà trải qua hơn 10 năm gian khổ. Từ năm 2009 – 2013, bà chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu chứng minh mình thực sự là một nạn nhân da cam để có thể khởi kiện theo luật pháp ở Pháp.
Tháng 5-2013, Tòa đại hình Evry chấp thuận đơn kiện 26 công ty hóa chất Mỹ của bà. Tháng 4-2014, tòa mở phiên đầu tiên yêu cầu 19 công ty hóa chất Mỹ từng sản xuất chất hóa học sử dụng trong chiến tranh Việt Nam có mặt (do nhiều công ty đã giải thể). Từ đó đến nay, tòa trải qua 18 phiên và 1 phiên điều trần ngày 25-1-2021 với sự có mặt của 14 công ty.
Vụ kiện của bà Nga là một vụ kiện lịch sử và đặc biệt. Bà là người duy nhất còn lại trên thế giới có thể đại diện nạn nhân da cam Việt Nam khởi kiện vì hội đủ 3 điều kiện: là công dân Pháp gốc Việt, đang sống tại nước duy nhất có luật pháp cho phép mở các vụ kiện quốc tế bảo vệ công dân Pháp chống lại một nước khác làm hại mình, và là nạn nhân chất độc da cam.
Trước đó, năm 2009, Tòa án Tối cao Mỹ đã bác bỏ đơn kiện của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam chống lại 37 công ty hóa chất Mỹ.

Chúng ta vừa nghe về phán quyết của Tòa án Evry. Rõ ràng là rất thất vọng khi một lần nữa cán cân công lý lại nghiêng về phía lợi ích của các công ty đa quốc gia.
Tuy nhiên, phán quyết này sẽ không làm nản lòng Trần Tố Nga và tập thể hội Collectif Vietnam-Dioxine chúng tôi, một trong những Hội đoàn đã đồng hành cùng bà Nga trong vụ kiện lịch sử.
Bà Nga và chúng tôi sẽ theo đuổi cuộc đấu tranh này để khẳng định quyền được sống của người dân Việt Nam, cuộc sống của họ không thể bị tước đi mà không ai phải trả giá. Tính mạng của họ quan trọng và họ xứng đáng nhận được công lý.
Hội Collectif Vietnam-Dioxine

Frau Tran To Nga wird gegen die Entscheidung des Evry-Gerichts Berufung einlegen
Bà Trần Tố Nga sẽ kháng cáo quyết định của tòa Evry

Ngày 10-5, sau khi có quyết định của Tòa đại hình Evry, bà Trần Tố Nga đã yêu cầu các luật sư của mình kháng cáo và cho biết dù sao hành trình đến nay vẫn là một thắng lợi.
10/05/2021 20:00 https://tuoitre.vn/ba-tran-to-nga-se-khang-cao-quyet-dinh-cua-toa-evry-20210510190837528.htm
Tuyên bố của ba luật sư của bà Trần Tố Nga như sau:
Các luật sư ký tên dưới đây xác nhận rằng thân chủ của mình (bà Trần Tố Nga) đã ngay lập tức hướng dẫn kháng cáo quyết định được đưa ra ngày hôm nay.
Phán quyết của Tòa án Evry, trong đó tuyên bố các yêu cầu của bà Trần Tố Nga không được chấp nhận, cho thấy tòa đã áp dụng một định nghĩa lỗi thời về nguyên tắc miễn trừ, mâu thuẫn với các nguyên tắc hiện đại của luật quốc tế và luật quốc gia.
Chúng ta chỉ có thể ngạc nhiên khi tòa chấp nhận rằng các công ty liên quan đã hành động do sự ép buộc của Chính phủ Hoa Kỳ khi họ tự nguyện đăng ký tham đấu thầu theo kêu gọi mời thầu, điều mà rõ ràng là họ có quyền tự do tham gia hoặc không.
Tệ hơn nữa là chính quyền Hoa Kỳ đã không hề yêu cầu họ sản xuất một sản phẩm có hàm lượng dioxin cao như chất độc da cam.
Chất độc da cam/dioxin chỉ là kết quả của một sáng kiến của, do, bởi các công ty liên quan. Tòa án đã bỏ qua các yếu tố chứng minh sự chủ động của các công ty trong vụ việc, không nhìn nhận những logic của vụ kiện.
Trước phiên tòa phúc thẩm, chúng tôi sẽ làm rõ tất cả các thông tin liên lạc được trao đổi giữa các công ty và chính quyền Hoa Kỳ. Hiện tại, những thông tin này mới được công bố một phần do nhiều khó khăn liên quan.
Việc này để giúp tòa án có thể tiếp cận với toàn bộ thông tin liên lạc đã xảy ra giữa các bên, chứ không phải là những nội dung được lựa chọn và cung cấp cho tòa theo hướng có lợi cho mình của các công ty (hóa chất).
Các luật sư ký tên dưới đây cho rằng luật pháp cần đứng về phía thân chủ của mình, và mong bà Trần Tố Nga sẽ có đủ nghị lực chịu đựng những căn bệnh trong người để có thể chiến đấu đến cùng.
Paris, ngày 10-5-2021 William Bourdon, Amélie Lefebvre và Bertrand Repolt

Tag: Trần Tố Nga https://tuoitre.vn/tran-to-nga.html

Nach sechs Jahren und 19 Gerichtsverfahren beginnt das Verfahren offiziell in Frankreich – Gerechtigkeit für Frau Nga und Millionen anderer Opfer von Agent Orange in Vietnam – Bắt đầu phiên tòa xét xử vụ kiện của nạn nhân chất độc da cam Trần Tố Nga   Leave a comment

Bắt đầu phiên tòa xét xử vụ kiện của nạn nhân chất độc da cam Trần Tố Nga

Ngày 25-1, Tòa đại hình ở thành phố Évry (ngoại ô Paris) bắt đầu phiên tòa xét xử vụ kiện của bà Trần Tố Nga, một Việt kiều tại Pháp, kiện các công ty hóa chất Mỹ đã cung cấp chất độc da cam/dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, gây ra thương tổn sức khỏe nghiêm trọng cho bà cũng như hàng triệu nạn nhân khác.
25-01-2021, 07:45 https://nhandan.com.vn/chuyen-thoi-su/bat-dau-phien-toa-xet-xu-vu-kien-cua-nan-nhan-chat-doc-da-cam-tran-to-nga–632872/
Trần Tố Nga (giữa) tại buổi họp báo ở Paris trước khi diễn ra phiên tòa.
Bà Trần Tố Nga (giữa) tại buổi họp báo ở Paris trước khi diễn ra phiên tòaPhiên tòa dự kiến diễn ra trong tháng 10-2020, sau đó bị hoãn sang đầu năm nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đây là một vụ kiện thu hút sự quan tâm của dư luận tại Pháp vì người kiện là một cá nhân kiện các tập đoàn đa quốc gia đã sản xuất hóa chất gây ra sự tàn phá đối với thiên nhiên và tổn thương sức khỏe cũng như tinh thần của con người.
Trần Tố Nga đã trải qua hành trình gian nan chuẩn bị và theo đuổi vụ kiện từ năm 2009. Sinh năm 1942 tại tỉnh Sóc Trăng, bà từng là phóng viên Thông tấn xã Giải phóng và bị nhiễm chất độc dioxin trong chiến tranh. Giám định y tế cho thấy sức khỏe của bà bị ảnh hưởng nghiêm trọng với nồng độ dioxin trong máu cao hơn tiêu chuẩn quy định.
Vào tháng 5-2009, bà Tố Nga đứng ra làm chứng tại Tòa án lương tâm quốc tế vì nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam ở Paris. Sau đó, với sự ủng hộ và đồng hành của luật sư William Bourdon và ông André Bouny, nhà hoạt động xã hội người Pháp ủng hộ nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam, bà quyết định đứng ra kiện các công ty hóa chất Mỹ.
Phải chờ đến năm 2013, Quốc hội Pháp mới khôi phục lại quyền xét xử các vụ án quốc tế của tòa án Pháp. Và bà Trần Tố Nga có đủ ba điều kiện để khởi kiện: là công dân Pháp gốc Việt, sống tại quốc gia duy nhất có luật cho phép luật sư mở các vụ kiện quốc tế bảo vệ công dân chống lại một nước khác làm tổn hại mình và là nạn nhân chất độc dioxin.
Điều kiện tiên quyết để khởi kiện phải là nạn nhân chất độc da cam và còn sống. Rồi kết quả xét nghiệm của một phòng thí nghiệm đặc biệt ở Đức đã xác nghiệm độc tố dioxin trong cơ thể của bà.
Lúc đầu có 26 công ty hóa chất bị kiện, sau đó có 12 công ty trong số này đã bị bán hoặc ngừng hoạt động. Tại phiên tòa, 20 luật sư của 14 công ty hóa chất như Dow Chemical, Bayer-Monsanto, Harcros Chemical, Uniroyal Chemical, Thompson Hayward Chemical… sẽ có bốn giờ tranh luận, còn ba luật sư biện hộ cho bà Nga gồm William Bourdon, Amélie Lefebvre và Bertrand Repolt chỉ có 1 giờ 30 phút. Ba luật sư này đã tình nguyện giúp bà Nga theo đuổi vụ kiện từ sáu năm qua.
Tháng 5-2013, Tòa đại hình Évry đã chấp thuận đơn của bà Tố Nga khởi kiện 26 công ty hóa chất Mỹ. Đây là một quyết định quan trọng cho phép vụ kiện chuyển sang giai đoạn mới sau nhiều tháng bị trì hoãn vì những thủ tục tố tụng kéo dài do luật sư đại diện cho các công ty Mỹ yêu cầu tiến hành nhằm kéo dài thời gian.
Tháng 4-2014, bà Nga nhận được thông báo Tòa mở phiên đầu tiên với danh sách ra tòa của 19 công ty chất Mỹ từng sản xuất chất hóa học được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Sau 19 phiên thủ tục, thẩm phán đã quyết định mở phiên xét xử vào ngày 12-10, rồi hoãn tới ngày 25-1-2021.
Như vậy sau sáu năm và 19 phiên thủ tục, phiên tòa chính thức bắt đầu và luật sư của các công ty bị kiện phải có mặt. Các luật sư và những người ủng hộ vụ kiện này ở Pháp cho rằng đây mới là bước khởi đầu của một giai đoạn đầy gian khó nhưng sẽ quyết tâm đòi công lý cho bà Nga cũng như hàng triệu nạn nhân khác ở Việt Nam.

Veröffentlicht 25. Januar 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Vietnam und die USA kooperieren bei der Beseitigung der Kriegsfolgen – Đoàn Nghị sỹ Hoa Kỳ làm việc về khắc phục hậu quả chiến tranh   Leave a comment

Đoàn Nghị sỹ Hoa Kỳ làm việc về khắc phục hậu quả chiến tranh

17/10/2017 17:38 https://www.vietnamplus.vn/doan-nghi-sy-hoa-ky-lam-viec-ve-khac-phuc-hau-qua-chien-tranh/471181.vnp
https://www.vietnamplus.vn/chude/quan-he-viet-namhoa-ky/217.vnp
Chiều 17/10, Đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thiếu tướng Bùi Anh Chung, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân làm Trưởng đoàn đã làm việc với Đoàn Nghị sỹ Hoa Kỳ do ngài Ted Yoho, Hạ Nghị sỹ, Chủ tịch Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ dẫn đầu, về công tác khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam.

Theo kết quả điều tra, 63/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam đều bị ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh, với diện tích ô nhiễm gần 61.300km2, chiếm 18,82% diện tích cả nước (chỉ tính riêng phần diện tích ô nhiễm bom mìn, vật nổ trên đất liền), khối lượng ô nhiễm khoảng 350-800 ngàn tấn, trong đó Quảng Trị là tỉnh bị ô nhiễm bom mìn nhiều nhất.
Với khối lượng khổng lồ như vậy, phải mất nhiều thập kỷ nữa cùng với chi phí lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng mới có thể khắc phục cơ bản sự ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam.
Hiện có 3 điểm nóng tồn lưu chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh là các sân bay Biên Hòa, Phù CátĐà Nẵng. Chất độc hóa học/dioxin tồn lưu tại các điểm nóng có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, môi trường, đồng thời một lượng lớn đất đai không được sử dụng để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Vì vậy, việc xử lý các khu vực tồn lưu chất độc hóa học/dioxin là vấn đề cấp bách được đặc biệt quan tâm và cần sớm đầu tư để xử lý triệt để.
Những năm qua, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) về công tác khắc phục, xử lý chất độc hóa học/dioxin. Hai bên đã phối hợp xử lý triệt để khoảng 90.000m3 đất, bùn nhiễm chất độc dioxin tại sân bay Đà Nẵng, với tổng mức đầu tư khoảng 100 triệu USD từ nguốn vốn ODA không hoàn lại của Hoa Kỳ và 60 tỷ đồng Việt Nam từ vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Bên cạnh đó, thực hiện khảo sát, đánh giá môi trường ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa, xác định một số giải pháp cho Dự án tổng thể xử lý dioxin tại Biên Hòa.
Thông qua Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và các cơ quan, tổ chức của Hoa Kỳ đã hỗ trợ vốn, trang thiết bị, tập huấn nâng cao kỹ thuật, đào tạo cán bộ giúp Việt Nam khắc phục triệt để bom mìn, vật nổ sau chiến tranh.

Phía Hoa Kỳ cho biết, từ năm 2003 đến nay đã hỗ trợ Việt Nam 103 triệu USD với hai mục tiêu chính là làm sạch bom mìn nơi có dân cư sinh sống, canh tác; nâng cao năng lực khắc phục bom mìn, quản lý điều hành hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ký bản ghi nhớ với Ban Chỉ đạo 504 Việt Nam về hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam.
Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) đã tiến hành thảo luận, trao đổi để thống nhất về nội dung 9 điểm hợp tác: Hỗ trợ cố vấn kỹ thuật; hỗ trợ xây dựng Trung tâm Cơ sở dữ liệu; quy trình khảo sát kỹ thuật; tập huấn xử lý vật liệu nổ (EOD) trên cạn; tập huấn y tế; rà phá bom mìn dưới nước; xây dựng Trung tâm Huấn luyện; rà phá bom mìn chung; nghiên cứu phát triển.

Từ năm 1988, Việt Nam và Hoa Kỳ phối hợp tiến hành mở rộng các hoạt động tìm kiếm hỗn hợp chung. Đến nay, thông qua hoạt động điều tra hỗn hợp của Việt Nam và Hoa Kỳ, đã có 1.000 hòm hài cốt được trao trả cho Chính phủ Hoa Kỳ, trong đó hơn 700 trường hợp đã được nhận dạng ADN.
Bên cạnh đó, hai bên đã hợp tác với Lào, Campuchia tổ chức được 67 đợt tìm kiếm 3 bên, tiến hành phỏng vấn và đưa hơn 200 lượt nhân chứng là các cựu chiến binh Việt Nam sang Lào và Campuchia để giúp xác định, tìm kiếm hiện trường và hài cốt người Mỹ.

Để tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam, hai bên thống nhất trao đổi một số nội dung về khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin, nhanh chóng hoàn thành công trình xử lý môi trường ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin tồn lưu tại sân bay Đà Nẵng; đề nghị Quốc hội và Chính phủ Hoa Kỳ bảo đảm vốn ODA không hoàn lại để khắc phục ô nhiễm môi trường do chất độc hóa học/dioxin tồn lưu sau chiến tranh tại sân bay Biên Hòa, Phù Cátcác điểm nóng khác.

Đồng thời, thực hiện các hoạt động hợp tác để khắc phục hậu quả đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam, giúp họ ổn định cuộc sống và được điều trị về mặt y tế.

Cùng với đó, bảo đảm nguồn vốn ODA không hoàn lại và trang thiết bị cho hoạt động khắc phục, xử lý bom mìn, vật nổ và khắc phục các hậu quả do bom mìn, vật nổ gây ra cho con người; tăng cường các hoạt động hợp tác giữa hai bên để sớm hoàn thành các hoạt động tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích ở Việt Nam và tìm kiếm quân nhân Việt Nam mất tích trong chiến tranh.


Vietnam und die USA kooperieren bei der Beseitigung der Kriegsfolgen
17. Oktober 2017 | 19:30 http://vovworld.vn/de-DE/nachrichten/vietnam-und-die-usa-kooperieren-bei-der-beseitigung-der-kriegsfolgen-585529.vov
Die Delegation des vietnamesischen Verteidigungsministeriums hat am Dienstagabend mit der Delegation der US-amerikanischen Abgeordneten über die Beseitigung der Kriegsfolgen in Vietnam debattiert.

Laut dem Ergebnis einer Untersuchung wurden alle 63 Provinzen und Städte in Vietnam von Blindgänger und Munition nach dem Krieg verschmutzt.
Flughafen Bien Hoa in der Provinz Dong Nai, Flughafen Phu Cat in der Provinz Binh Dinh und Flug Hafen Da Nang werden sogar von dem dioxinhaltigen Entlaubungsmittel verseucht.

In den vergangenen Jahren haben das vietnamesische Verteidigungsministerium und die US-amerikanische Organisation für internationale Entwicklung rund 90.000 Kubikmeter des verseuchten Bodens im Flughafen Da Nang entseucht.
Darin werden 100 Millionen US-Dollar der US-amerikanischen Entwicklungshilfe und 2,6 Millionen US-Dollar aus der vietnamesischen Regierung investiert. Um die Zusammenarbeit bei der Beseitigung der Kriegsfolgen voranzutreiben, einigten sich beide Seiten darauf, den Rest der giftigen Chemikalien im Flughafen Da Nang komplett zu reinigen.
Das US-Repräsentantenhaus und die US-Regierung sollten die Entwicklungshilfe für Vietnam zur Entseuchung des Giftstoffes in Flughäfen Bien Hoa und Phu Cat gewähren.

 

Veröffentlicht 17. Oktober 2017 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Dioxinbehandlung am Flughafen Bien Hoa – 270 tỉ đồng xử lý dioxin ở sân bay Biên Hòa   Leave a comment

270 tỉ đồng xử lý dioxin ở sân bay Biên Hòa

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và tiền xử lý chất độc dioxin có tổng giá trị 270 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước, do Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không ​- không quân làm chủ đầu tư.
16/09/2017 16:13 http://tuoitre.vn/chi-270-ti-dong-de-xu-ly-dioxin-o-san-bay-bien-hoa-20170916145143833.htm
http://tuoitre.vn/san-bay-bien-hoa.html
16/09/2017 12:01 https://www.vietnamplus.vn/270-ty-dong-xay-co-so-ha-tang-tien-xu-ly-dioxin-tai-san-bay-bien-hoa/466452.vnp

Sáng 16-9, Bộ Quốc phòng khởi công „Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và tiền xử lý chất độc dioxin“ tại khu vực sân bay Biên Hòa (TP Biên Hòa, Đồng Nai). 10°58′33.3″N 106°49′42.8″E
Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – thứ trưởng Bộ Quốc phòng – cho biết dự án bao gồm các hạng mục rà phá bom mìn, xây dựng hạ tầng, đường giao thông, khoanh vùng chống lan tỏa chất độc dioxin và di chuyển các đơn vị, công trình quân đội ra khỏi khu vực bị ô nhiễm mới đã được phía Hoa Kỳ và VN phát hiện.
Tổng giá trị 270 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước, do Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không ​- không quân làm chủ đầu tư.


Trong nhiều năm qua, phía VN đã hợp tác rất tốt với Hoa Kỳ và nhiều nước khác trong việc xử lý chất độc dioxin, xử lý bom mìn và những hậu quả của chiến tranh. Chúng tôi muốn cộng đồng quốc tế nhận thức các hậu quả nặng nề của chiến tranh mà VN phải gánh chịu và giúp VN khắc phục hậu quả chiến tranh để lại. Nó không chỉ khắc phục hậu quả của quá khứ mà còn mở ra cánh cửa hợp tác giữa VN và các nước trong tương lai. Đặc biệt, Hoa Kỳ là quốc gia đem chất độc hóa học dioxin rải trên đất nước VN, nên chúng tôi mong muốn sự hợp tác hết sức thiện chí của Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ trong việc khắc phục hậu quả này
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng NGUYỄN CHÍ VỊNH

Theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và tiền xử lý chất độc dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa hoàn thành sẽ hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ phơi nhiễm dioxin cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân sinh sống tại khu vực trong và ngoài sân bay.
Đây cũng là việc đầu tư, chuẩn bị về hạ tầng, kỹ thuật và các điều kiện cần thiết để sẵn sàng thực hiện „Dự án xử lý tổng thể chất độc hóa học dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa“ (dự kiến khởi công vào cuối năm 2017) bằng nguồn kinh phí ODA không hoàn lại của Hoa Kỳ và một số đối tác quốc tế có thiện chí với tổng kinh phí khoảng 500 triệu USD.
Vì vậy, chủ đầu tư phải chấp hành nghiêm các quy định, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, đúng tiến độ…

Khu vực sân bay Biên Hòa được xác định là một trong những điểm nóng về ô nhiễm chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh ở VN.
Tại sân bay này, từ kết quả đánh giá của VN và phía Hoa Kỳ, khối lượng đất, bùn bị ô nhiễm dioxin cần phải xử lý tại khu vực này là khoảng trên nửa triệu m3, đòi hỏi nguồn lực lớn về vốn và công nghệ để tổ chức xử lý tổng thể.

 

Veröffentlicht 17. Oktober 2017 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Monsanto ist dafür verantwortlich, Schäden an der Umwelt in Vietnam wiedergutzumachen – Monsanto phải có trách nhiệm giải quyết hậu quả môi trường ở Việt Nam   Leave a comment

Monsanto phải có trách nhiệm giải quyết hậu quả môi trường ở Việt Nam

Sau 6 tháng điều tra và 2 ngày xét xử, ngày 18/4, Tòa án quốc tế về Monsanto tại La Hay (Hà Lan) đã ra phán quyết, kết án tập đoàn Monsanto về tội hủy diệt môi trường, gây tác hại lâu dài tới hệ sinh thái và cuộc sống của người dân nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
21 Tháng Tư 2017 – 15:27:38 http://vovworld.vn/vi-VN/Binh-luan/Monsanto-phai-co-trach-nhiem-giai-quyet-hau-qua-moi-truong-o-Viet-Nam/531320.vov
Phán quyết của phiên tòa công dân này là bước cơ sở nhằm thúc đẩy Monsanto thực thi pháp luật, có trách nhiệm giải quyết hậu quả việc cung cấp chất độc da cam/dioxin cho quân đội Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam.
Cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam là cuộc chiến tranh hóa học có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất và gây hậu quả nặng nề nhất cho con người và môi trường Việt Nam.Theo đó, từ năm 1961 – 1971, quân đội Mỹ đã phun rải gần 80 triệu lít chất độc hóa học, trong đó 61% là chất độc da cam, chứa 366 kg dioxin xuống miền Nam Việt Nam. Khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, gần 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam/dioxin, hàng trăm nghìn người đã chết, những người còn sống vật lộn di chứng chất độc da cam, hàng vạn người bị tước đi quyền làm cha, làm mẹ. Việc khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam gồm nhiều vấn đề lớn: đánh giá, bổ sung hiện trạng tồn lưu dioxin và tìm kiếm công nghệ thích hợp để xử lý ô nhiễm, hạn chế tối đa số người bị phơi nhiễm mới và di chứng sang các thế hệ… đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của Việt Nam và giúp sức của cộng đồng quốc tế.

Nhân dân Việt Nam nỗ lực đòi công lý
Sau hơn 4 thập kỷ kể từ khi chiến tranh kết thúc, nhân dân Việt Nam vẫn đang kêu gọi thế giới đoàn kết đấu tranh với các tổ chức, cá nhân của Hoa kỳ, yêu cầu giải quyết hậu quả nặng nề của chất độc da cam/ dioxin mà Việt Nam đang phải gánh chịu. Ngày 30/1/2004, các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã đệ đơn lên tòa án quận Brooklin, thành phố New York, kiện 37 công ty hóa chất Mỹ, trong đó có Monsanto, vì sản xuất và cung cấp hóa chất độc hại cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Quyết định phi lý, bất công của các toàn án Mỹ từ chối vụ kiện làm dấy lên làn sóng phản đối Mỹ ở nhiều nước trên thế giới, kể cả ở Mỹ. Ngày 16-17/5/2009, Tòa án Lương tâm nhân dân quốc tế tổ chức tại Paris (Pháp) ra phán quyết, khẳng định Chính phủ Mỹ là thủ phạm sử dụng chất dioxin, mà hậu quả của nó đối với môi trường Việt Nam có thể coi là “diệt chủng môi trường”; các công ty hóa chất Mỹ là tòng phạm trong các hành động của Chính phủ Mỹ. Tòa án yêu cầu Chính phủ Mỹ và các công ty hóa chất cung cấp chất độc da cam phải bồi thường toàn bộ cho các nạn nhân chất độc da cam và gia đình họ; phải có trách nhiệm làm sạch môi trường, tẩy sạch chất độc da cam khỏi các vùng đất và nước bị nhiễm độc ở Việt Nam…
Các vụ kiện của nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tuy chưa đạt kết quả như mong muốn, nhưng bước đầu đã có tác động tích cực đến thái độ và hành động của ngành lập pháp và ngành hành pháp Mỹ. Tháng 11-2006, Việt Nam và Hoa Kỳ ra Tuyên bố chung, khẳng định: “Hai bên nỗ lực hơn nữa để giải quyết vấn đề nhiễm độc môi trường gần các kho chứa chất độc dioxin trước đây sẽ góp phần đáng kể vào việc tiếp tục phát triển quan hệ hai nước”. Sau đó, Quỹ Ford, Quỹ Bill & Melinda Gates… của Mỹ đã tài trợ một số dự án, như: xây dựng các công trình chống lan tỏa tạm thời tại sân bay Đà Nẵng; xây dựng phòng thí nghiệm dioxin; nghiên cứu các công nghệ sinh học tẩy độc dioxin tại sân bay Đà Nẵng; lượng giá toàn diện ô nhiễm, phơi nhiễm và đề xuất biện pháp giảm thiểu từ 2010 đến 2012… Các năm 2007, 2009, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua khoản viện trợ 3 triệu USD/năm; năm 2010 là 15 triệu USD cho việc khắc phục hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam. Năm 2011, Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ 34 triệu USD cho Việt Nam tẩy độc sân bay Đà Nẵng. Song, những đóng góp đó còn quá nhỏ so với hậu quả vô cùng to lớn mà họ đã gây ra đối với nhân dân Việt Nam.

Monsanto cần có trách nhiệm giải quyết hậu quả tại Việt Nam
Trước những hậu quả nặng nề của chất độc da cam/dioxin với sức khỏe con người và môi trường Việt Nam, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam mới đây khẳng định: “Tất cả những nỗ lực của bất kì ai dù là bằng tinh thần, tri thức, vật chất, dù chỉ là một xu, như một xu của người dân Mỹ góp phần vào dự án xử lý đất của sân bay Đà Nẵng, hay một xu của những người giúp nạn nhân da cam/dioxin thuốc men, quần áo…đều là vô giá”. Do đó, Việt Nam hoan nghênh việc Toà án quốc tế về Monsanto kết luận Monsanto huỷ hoại môi trường Việt Nam và đề nghị Monsanto tôn trọng kiến nghị tham vấn của Toà án, sớm có những hành động thiết thực góp phần giải quyết hậu quả do chất độc da cam/dioxin đối với môi trường Việt Nam.
Dù Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Mỹ đã có những bước đi tích cực, hỗ trợ giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, trong đó có ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin, song các công ty Mỹ, như Monsanto, từng cung cấp da cam/dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, cũng cần có trách nhiệm giúp hỗ trợ khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam.


Monsanto ist dafür verantwortlich, Schäden an der Umwelt in Vietnam wiedergutzumachen

Nach sechs Monaten Ermittlung und zwei Prozesstagen hat das Internationale Monsanto Tribunal in Den Haag am 18. April das Urteil über den Konzern Monsanto gefällt.
Demnach wurde Monsanto schuldig gesprochen, für Umweltzerstörungen verantwortlich zu sein, mit dauerhaften Schädigungen für das Ökosystem und Leben der Bewohner vieler Länder, darunter auch Vietnam.
Das Urteil ist ein grundsätzlicher Schritt, um Monsanto zur Lösung der Folgen aufzufordern, da der Konzern den dioxinhaltigen Giftstoff Agent Orange an die US-Armee geliefert hatte, damit diese ihn in Vietnam einsetzen konnte.
Freitag, 21. April 2017 – 19:55:07 http://vovworld.vn/de-DE/Politische-Aktualit%C3%A4t/Monsanto-ist-daf%C3%BCr-verantwortlich-Sch%C3%A4den-an-der-Umwelt-in-Vietnam-wiedergutzumachen/531409.vov
Der Chemiekrieg der US-Armee in Vietnam war der größte und längste Chemiekrieg, der schwerste Folgen für Menschen und die Umwelt Vietnams verursachte. Von 1961 bis 1971 versprühte die US-Armee knapp 80 Millionen Liter giftiger Chemiestoffe im Süden Vietnams. 61 Prozent davon waren der Stoff Agent Orange, der 366 Kilogramm Dioxin beinhaltet. Etwa 4,8 Millionen Vietnamesen wurden vergiftet. Knapp drei Millionen Vietnamesen sind Agent Orange-Opfer. Hunderttausende davon starben bereits, während andere bis heute an den Folgen des Giftstoffs leiden müssen. Zehntausende Menschen können keine Kinder auf die Welt bringen. Der Umgang mit den Folgen des Dioxins in Vietnam ist mit vielen bedeutenden Fragen verbunden, darunter die Bewertung der verbleibenden Menge von Dioxin im Boden, die Beseitigung der Kontamination und Begrenzung der Anzahl von neu vergifteten Menschen sowie der Auswirkungen auf die nächste Generation. All dies erfordert große Bemühungen Vietnams und die Unterstützung der internationalen Gemeinschaft.

Vietnamesisches Volk fordert Gerechtigkeit
Vier Jahrzehnte nach Kriegsende rufen Vietnamesen die Welt weiterhin dazu auf, solidarisch gegen US-Organisationen und Einzelpersonen zu kämpfen und von ihnen zu fordern, die schweren Folgen des dioxinhaltigen Giftstoffs Agent Orange in Vietnam zu lösen. Am 30. Januar 2004 erhoben vietnamesische Agent Orange-Opfer Anklage gegen 37 US-Chemiefirmen vor Gericht des Stadtviertels Brooklyn in New York, darunter Monsanto. Diese Firmen produzierten und lieferten der US-Armee giftige Chemikalien für den Vietnamkrieg. Die US-Gerichte haben die Anklage jedoch abgelehnt. Dies führte zu Protesten gegen die USA in vielen Ländern weltweit und auch in den USA. Am 16. und 17. Mai 2009 fällte das Internationale Agent Orange Tribunal in Paris das Urteil, dass die US-Regierung verantwortlich für die Nutzung von Dioxin ist, deren Folgen als Ökozid für die vietnamesische Umwelt bezeichnet werden. Die US-Chemiefirmen sind demnach Mittäter der US-Regierung. Das Gericht forderte die US-Regierung und Chemiefirmen auf, den vietnamesischen Agent Orange-Opfern und ihren Familien angemessene Hilfe zukommen zu lassen und die Umwelt Vietnams so weit wie möglich wiederherzustellen.

Die Klagen der vietnamesischen Agent Orange-Opfer haben nicht die erwarteten Ergebnisse erreicht, aber positiv auf die US-Behörden gewirkt. Im November 2006 gaben Vietnam und die USA eine gemeinsame Erklärung ab, dass sich beide Seiten bemühen werden, die Umweltverschmutzung in der Nähe der ehemaligen Dioxin-Lager zu beheben. Danach haben die US-Stiftungen Ford sowie Bill & Melinda Gates Vietnam mit einigen Projekten in diesem Bereich geholfen, beispielsweise durch den Bau eines Labors für Dioxin und Forschungen zu Bio-Technologien zur Dioxin-Entgiftung auf dem Flughafen Da Nang. Für 2007 und 2009 billigte der US-Kongress eine Hilfe von drei Millionen US-Dollar pro Jahr für Vietnam, um die Folgen von Agent Orange zu beseitigen. Im Jahr 2010 waren es 15 Millionen Dollar. 2011 investierte die US-Regierung 34 Millionen US-Dollar in die Entgiftung von Dioxin auf dem Flughafen Da Nang. All das ist aber noch zu wenig im Vergleich zu den Folgen, mit welchen die Vietnamesen zu kämpfen haben.

Vizepremierminister Vu Duc Dam erklärte unlängst, dass jede geistige und materielle Unterstützung, auch wenn es nur ein Cent ist, für die vietnamesischen Agent Orange-Opfer oder zur Entgiftung des Bodens auf dem Flughafen Da Nang wertvoll seien. Deshalb begrüßt Vietnam die Entscheidung des Internationalen Monsanto Tribunals, dass Monsanto für Umweltzerstörungen in Vietnam verantwortlich ist und fordert den Konzern auf, die Vorschläge des Tribunals zu respektieren und bald zu handeln, um die Folgen von Agent Orange auf die vietnamesische Umwelt zu beseitigen.

Obwohl der Kongress, die Regierung und das Volk in den USA positive Schritte zur Lösung der Kriegsfolgen in Vietnam erreicht haben, sind US-Firmen wie Monsanto, die der US-Armee den dioxinhaltigen Giftstoff lieferten, auch dafür verantwortlich, die Folgen des Giftstoffs in Vietnam zu beseitigen.

 

Veröffentlicht 24. April 2017 von anhyeuem66 in Allgemein, Behinderte

Getaggt mit , , , , ,

Reportage über chemisches Entlaubungsmittel Agent Orange in Vietnam ist für Emmy nominiert – Phóng sự về chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam được đề cử giải Emmy quốc tế   Leave a comment

Phóng sự về chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam được đề cử giải Emmy quốc tế 

Ban tổ chức giải thưởng Emmy của Mỹ vừa công bố các đề cử chính thức cho thể loại tác phẩm truyền hình tin tức và thời sự quốc tế năm 2016, trong đó phóng sự „Long Thanh will lachen“ (tạm dịch „Long thành muốn cười„) lọt vào danh sách 8 để cử cho hạng mục giải thưởng danh giá này.
11 Tháng Tám 2016 http://vovworld.vn/vi-VN/Tieu-diem/Phong-su-ve-chat-doc-da-camdioxin-o-Viet-Nam-duoc-de-cu-giai-Emmy-quoc-te/460789.vov

Der Autor Philipp Abresch bei dem Jungen Long Thanh

Long Thành với tác giả Philipp Abresch tại Đà Nẵng. Ảnh: sggp.org.vn

Phóng sự „Long Thanh will lachen“ của tác giả Philipp Abresch (hiện là Trưởng đại diện kênh ARD của Đức tại Singapore), có thời lượng 28 phút 31 giây, được phát trên kênh ARD một năm trước. Tác phẩm kể về những nạn nhân bị nhiễm độc dioxin do quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. 40 năm sau chiến tranh, vẫn còn 3 triệu người Việt Nam phải mang trong mình những hậu quả từ chất độc da cam và 150.000 đứa trẻ sinh ra bị dị tật nặng nề, như trường hợp cậu bé Long Thành, 15 tuổi, trong phóng sự. Vượt lên số phận, cậu bé Long Thành và người em của mình vẫn sống đầy nghị lực.

Tác phẩm đoạt giải sẽ được công bố ở New York vào ngày 21/09 tới. Giải thưởng truyền hình Emmy là giải thưởng cao quý nhất của ngành công nghiệp truyền hình và được xem như giải Oscar cho thể loại truyền hình. Việc phóng sự „Long Thanh will lachen“ được đề cử vào hạng mục giải thưởng Emmy quốc sẽ góp thêm tiếng nói và những sẻ chia với nỗi đau mà các gia đình Việt Nam đang phải gánh chịu qua nhiều thế hệ sau chiến tranh.
Reportage über chemisches Entlaubungsmittel Agent Orange in Vietnam ist für Emmy nominiert

Der Autor Philipp Abresch bei dem Jungen Long ThanhDer Autor Philipp Abresch bei dem Jungen Long Thanh. (Foto: baoangiang.com)
11. August 2016 – 17:30:11 http://vovworld.vn/de-DE/Nachrichten/Reportage-%C3%BCber-chemisches-Entlaubungsmittel-Agent-Orange-in-Vietnam-ist-f%C3%BCr-Emmy-nominiert/460741.vov

Das Organisationskomitee von International Emmy News Awards der USA hat vor kurzem die Nominierungen in der Kategorie „Fernsehnachrichten und internationale Aktualität“ veröffentlicht.
Zu diesen acht Nominierungen zählt die Reportage „Long Thanh will lachen“ von dem Leiter des ARD-Studios in Singapur, Philipp Abresch. Diese Reportage mit einer Länge von 28 Minuten 31 Sekunden wurde im vergangenen Jahr vom deutschen Fernsehsender ARD ausgestrahlt.
Sie erzählt von den Dioxinopfern, die aufgrund des chemischen Entlaubungsmittels Agent Orange der US-Amerikaner während des Vietnamkrieges erkrankt sind.

40 Jahre nach dem Krieg gibt es noch immer drei Millionen Vietnamesen, die unter den Folgen des Dioxins leiden.
150.000 Kinder sind seit ihrer Geburt schwer behindert, darunter der 15-jährige Junge Long Thanh in der Reportage.
Trotz zahlreicher Schwierigkeiten führen Long Thanh und sein ebenfalls kranker Bruder ein Leben mit voller Willensstärke.

Die Auszeichnungen werden am 21. September in New York vergeben.

 

 

 

Veröffentlicht 12. August 2016 von anhyeuem66 in Allgemein, Behinderte

Getaggt mit ,

Eröffnung der Ausstellung “Agent-Orange – Gewissen und Gerechtigkeit” – Khai mạc Triển lãm “Da cam – Lương tri và Công lý”   Leave a comment

Khai mạc Triển lãm “Da cam – Lương tri và Công lý

Nhân kỷ niệm 55 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 – 10/8/2016), sáng ngày 03/8/2016, tại Hà Nội, Hội nạn nhân chất độc da cam/ dioxin Việt Nam, Binh chủng Hóa học, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Thư viện Quân đội đã phối hợp tổ chức Lễ khai mạc triển lãm chuyên đềDa cam – Lương tri và Công lý”.
03/08/2016 http://www.btlsqsvn.org.vn/Default.aspx?tabid=89&post=2728&language=vi-VN
28/07/2016 http://www.btlsqsvn.org.vn/Default.aspx?tabid=89&post=2698&language=vi-VN
Triển lãm chính thức khai mạc vào 8h00 ngày 03 tháng 8 năm 2016 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội)

Tham dự buổi lễ có Thiếu tướng Lê Hiền Vân – Phó Chủ nhiệm TCCT QĐNDVN; Thượng tướng Nguyễn Văn Được – nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Hội CCB Việt Nam; Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam; Trung tướng Hoàng Châu Sơn – Phó Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam; Trung tướng, Anh hùng LLVTND Phạm Xuân Thệ – nguyên Tư lệnh Quân khu 1; Thiếu tướng Phạm Đức Thọ – Chính ủy BTL Binh chủng Hóa học; Thiếu tướng Võ Bá Trung – Phó Chính ủy Tổng cục Hậu cần; Thiếu tướng. TS Nguyễn Xuân Năng – Giám đốc Bảo tàng LSQS Việt Nam; Đại biểu các cơ quan trực thuộc Bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị; Đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông; Đại biểu Cục Chính trị các Quân khu, Quân đoàn, Quân binh chủng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Cảnh sát biển Việt Nam, Bảo tàng các đơn vị trong và ngoài Quân đội, các nhân chứng, đại diện Hội nạn nhân chất độc da cam/ dioxin tỉnh Bắc Giang và một số đơn vị liên quan.

Với hơn 400 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, triển lãm giới thiệu 4 chủ đề lớn:
Chủ đề 1 – Thảm họa và nỗi đau: Trưng bày những hình ảnh, hiện vật phản ánh tính chất nguy hiểm, mức độ thiệt hại của chất độc hóa học mà quân đội Mỹ gây ra ở Việt Nam.
Chủ đề 2 – Nỗ lực khắc phục hậu quả: Trưng bày thể hiện những nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học do Mỹ gây ra.
Chủ đề 3 – Vòng tay nhân ái: Trưng bày giới thiệu những hoạt động của Đảng, Nhà nước, Trung ương Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam; các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội, cá nhân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài; các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng quốc tế ủng hộ, giúp đỡ các nạn nhân da cam cả về vật chất, tinh thần.
Chủ đề 4 – Khát vọng vươn lên: Trưng bày giới thiệu những nỗ lực và cố gắng phi thường, những tấm gương điển hình vượt khó vươn lên của các nạn nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam.

Ngoài ra, triển lãm còn có phần trưng bày sách, các công trình khoa học, các bài báo, tạp chí của tác giả trong và ngoài nước viết về chủ đề da cam/ dioxin. Triển lãm “Da cam – Lương tri và Công lý” là hoạt động thiết thực kỷ niệm 55 năm thảm họa da cam ở Việt Nam. Qua triển lãm, người xem hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của chất độc da cam/ dioxin và hậu quả của chiến tranh hóa học do Mỹ gây ra ở Việt Nam, nỗi đau của nạn nhân chất độc da cam. Trên cơ sở đó có những hành động thiết thực để chia sẻ, ủng hộ, xoa dịu nỗi đau của những nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Năng – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết, trong thời gian từ năm 1961-1971, quân đội Mỹ đã tiến hành phun rải xuống miền Nam Việt Nam khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, trong đó, 61% là chất độc da cam, chứa 366kg dioxin xuống gần 26.000 thôn bản với diện tích gần 3,06 triệu hécta (bằng gần ¼ diện tích miền Nam Việt Nam).

Chất độc hóa học màu da cam đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm.

 

Eröffnung der Ausstellung “Agent-Orange –Gewissen und Gerechtigkeit
3. August 2016 http://vovworld.vn/de-DE/Nachrichten/Er%C3%B6ffnung-der-Ausstellung-AgentOrange-Gewissen-und-Gerechtigkeit/458634.vov
03 Tháng Tám 2016 http://vovworld.vn/vi-VN/Van-hoa-Xa-hoi-Doi-song/Khai-mac-trien-lam-Da-cam-Luong-tri-va-cong-ly/458538.vov
Am Mittwoch ist die Ausstellung “Agent-Orange – Gewissen und Gerechtigkeit” im Museum für Militärgeschichte Vietnams eröffnet worden.
Anlass war der bevorstehende 55. Jahrestag der Agent-Orange-Katastrophe in Vietnam.
Mehr als 400 Fotos, Dokumente und Gegenstände reflektieren das Leid der Agent-Orange-Opfer sowie die Verluste durch die giftigen Chemikalien, die die USA während des Krieges über Vietnam versprüht haben.
Es handelt sich ebenfalls um Anstrengungen der Partei, des Staates bei der Beseitigung der Folgen des von der US-Armee verursachten Chemiekriegs.
Außerdem können Besucher durch diese Ausstellung etwas über die Unterstützung und Hilfe der Bevölkerung, der Auslandsvietnamesen, gesellschaftlicher Organisationen im In- und Ausland sowie Nichtregierungsorganisationen für vietnamesische Agent-Orange-Opfer erfahren.

Brigadegeneral Nguyen Xuan Nang, der Direktor des Museums für Militärgeschichte Vietnams stellte das Ziel dieser Ausstellung vor:
Durch diese Ausstellung wollen wir das Verbrechen der US-Armee verurteilen.
Der Chemiekrieg der US-Armee verursachte das andauernde Leid für Generationen von Vietnamesen.
Außerdem hoffen wir, dass Organisationen, Personen und die Gemeinschaft gemeinsam das Leid von Agent-Orange-Opfern mindern.
Wir rufen zur Unterstützung für den Kampf für Gerechtigkeit der vietnamesischen Agent-Orange-Opfer auf.

Veröffentlicht 4. August 2016 von anhyeuem66 in Allgemein, Behinderte

Getaggt mit , , , ,

US-Chemiefirmen versuchen, Prozess von Agent-Orange-Opfer zu verschieben   Leave a comment

US-Chemiefirmen versuchen, Prozess von Agent-Orange-Opfer zu verschieben

Samstag, 20. Juni 2015 – 17:21:28 http://vovworld.vn/de-DE/Nachrichten/USChemiefirmen-versuchen-Prozess-von-AgentOrangeOpfer-zu-verschieben/344811.vov

Anwalt Bertrand RepoltUS-Chemiefirmen verlangsamen absichtlich das Tempo des Prozesses einer Französin mit vietnamesischer Abstammung in Frankreich. Dies sagte der Anwalt Bertrand Repolt nach der 2. Gerichtsverhandlung des Prozesses von Frau Tran To Nga gegen 26 US-Chemiefirmen, die während des Vietnam-Kriegs im Zeitraum von 1961 und 1971 die US-Armee mit dem giftigen Dioxin versorgten. Zuvor hatte die 1. Gerichtsverhandlung im Gericht der französichen Stadt Evry in der Umgebung von Paris stattgefunden.

Auf der 2. Gerichtsverhandlung erklärten Vertreter einiger US-Chemiefirmen, dass Dokumente, die von der Anklägerin eingereicht worden seien, keine eindeutigen Beweise seien. Die US-Chemiefirmen fordern von der Anklägerin eine Antwort. Ngas Anwalt sagte, dass US-Chemiefirmen mit diesem Vorhaben Richter und Anwälte aller Seiten müde machen wollten. Die Verschiebung dieses Prozess sei nicht vorteilhaft für Frau Tran To Nga. Wegen der Krankheit sei ihr Gesunheitszustand nicht gut, so Repolt. Vor Journalisten bekräftigte das Agent-Orange-Opfer To Nga, dass sie diesen Prozess im Interesse von andereren vietnamesischen Agent-Orange-Opfern verfolgen werde.

Vụ kiện cho nạn nhân đi-ô-xin sẽ thành công | VTC

Veröffentlicht am 10.08.2015
VTC | Vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ sản xuất ra chất độc da cam đi-ô-xin do bà Trần Tố Nga, Việt kiều Pháp đứng nguyên đơn được kỳ vọng sẽ thành công.

Veröffentlicht 12. August 2015 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

„Superman“ Hồ Hữu Hạnh – “Siêu nhân” không tay và hành trình vượt lên số phận   Leave a comment

“Siêu nhân” không tay và hành trình vượt lên số phận

Bị khiếm khuyết bẩm sinh, không có tay nhưng cậu học trò Hồ Hữu Hạnh (16 tuổi, ngụ xã Gia Canh, Định Quán, Đồng Nai) đã khiến nhiều người phải ngả mũ thán phục. 
ấp 2 – Hồ Hữu Hạnh, Xã Gia Canh , Huyện Định Quán, Đồng Nai11°10′08.8″N 107°24′19.6″E
22-05-2015
http://www.vietgiaitri.com/xa-hoi/doi-song/2015/05/sieu-nhan-khong-tay-va-hanh-trinh-vuot-len-so-phan/
http://www.vietgiaitri.com/tag/ho-huu-hanh/
Ngoài việc viết chữ, chải đầu… bằng chân, Hạnh còn có khả năng lái xe đạp bằng cằm và bơi lội, ngụp lặn chẳng khác nào rái cá.
Hạnh chỉnh bình hoa cảnh bằng chân
Hồ Hữu Hạnh-0 “Đứa trẻ quái dị”
Về xã Gia Canh hỏi em Hồ Hữu Hạnh không tay thì người dân khắp làng trên xóm dưới ở xã này không ai không biết. Có người tận tình chỉ đường, cũng có người tình nguyện đưa khách tới tận nhà của Hạnh. Vừa dẫn đường, cô Nguyễn Thị Hồng vừa cho biết: “Hạnh là đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh, khiếm khuyết cả hai tay nhưng có khả năng làm mọi việc như một người bình thường. Chỉ với đôi chân, Hạnh có thể tự tắm giặt, rửa chén, quét nhà… thậm chí cầm dao để chặt củi, cầm cuốc xới đất trồng rau…”Có khách tới thăm, Hạnh dùng đôi chân trần trụi của mình lấy chiếc ấm trà trên bàn rồi rót nước ra mời. Hạnh tâm sự: “Đôi chân của em không chỉ dùng để đi mà còn dùng để cầm nắm mọi thứ thay cho đôi tay. Để làm được điều này, em phải tập luyện trong một thời gian dài và không ít lần bị tai nạn phải nhập viện cấp cứu”.

Hạnh là con trai đầu trong gia đình có bốn anh chị em và cũng là người duy nhất bị dị tật bẩm sinh. Ngược dòng thời gian, bà Đỗ Thị Hợp – mẹ của Hạnh kể lại: “Khi Hạnh chào đời, không có tay như bao đứa trẻ khác nên nhiều lần tôi khóc ngất. Không những thế, nhiều người còn đồn đại gia đình tôi bị ma ám, quỷ nhập nên sinh ra quái thai khiến cuộc sống gia đình tôi bị đảo lộn, rơi vào khó khăn hơn bao giờ hết. Trước những thị phi, lẩn tránh của người đời, hai vợ chồng tôi chỉ biết câm lặng, thương con trong tột cùng đau đớn, tủi phận”.
…..

Đôi chân diệu kỳ của cậu học sinh không tay

Do ảnh hưởng của chất độc da cam em không có hai tay. Song, với đôi chân của mình, em đã luyện tập không mệt mỏi để tự lo cho bản thân và phụ giúp một phần cho bố mẹ.

04-12-2012   http://www.vietgiaitri.com/xa-hoi/doi-song/2012/12/doi-chan-dieu-ky-cua-cau-hoc-sinh-khong-tay/   

Hồ Hữu Hạnh, con của anh chị Hồ Hữu Thân và Bùi Thị Hợp, tại ấp 2, xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Hạnh sinh năm 2000, hiện đang học lớp 7 Trường Trung học Cơ sở Lê Thánh Tông, xã Gia Canh. Dù không có tay nhưng trong sáu năm học vừa qua, Hạnh đều đạt danh hiệu học sinh giỏi hoặc tiên tiến.

Ở nhà hay ở lớp, Hạnh đều tự mình làm việc bằng đôi chân của mình, rất ít khi em cần đến sự giúp đỡ của người khác. Hạnh dí dỏm: “Em có đôi chân hai trong một, là chân nhưng cũng vừa là tay”.

Hồ Hữu Hạnh-3 Hồ Hữu Hạnh-5 
Hồ Hữu Hạnh-8 Hồ Hữu Hạnh-9
Hồ Hữu Hạnh-11
.
– Trong lớp, Hạnh luôn ngồi đầu và bàn học của em cũng đặc biệt nhất trong lớp. Chiếc bàn học này được đóng từ khi Hạnh còn học cấp một 
.
– Giờ ra chơi sau tiết học thứ hai, Hạnh tham gia đá cầu với các bạn và em chơi khá hay. Hạnh cho biết, trong các môn thể thao, ngoài đá cầu em còn có thể chơi bóng đá và bơi lội khá cừ. “Em biết bơi được nhờ một lần rớt ao suýt chết đuối”, Hạnh nói.
.
– Dù bố mẹ không bắt phải rửa chén bát, nhưng Hạnh chia sẻ: “Thấy bố mẹ quá bận nên em vẫn làm
.
Hạnh khá rành về vi tính và thành thạo nhiều kỹ năng. Chiếc máy vi tính em đang sử dụng do một nhà hảo tâm tại TP.HCM tặng. Hạnh gõ bàn phím và dùng chuột bằng ngón chân cái và ngón trỏ. Hạnh mơ ước sau này trở thành kỹ sư công nghệ thông tin để tự lo cho bản thân và giúp đỡ gia đình. 
.
Quét nhà, quét sân là công việc em thích làm nhất.
.

Đôi chân kì diệu của cậu bé “chim cánh cụt”

Tạo hóa đã không cho em hoàn thiện một cơ thể sống bình thường như bao đứa trẻ khác nhưng đã cho em một đôi chân kì diệu…

07-10-2011  http://www.vietgiaitri.com/xa-hoi/su-kien-noi-bat/2011/10/doi-chan-ki-dieu-cua-cau-be-chim-canh-cut/  

Tạo hóa đã không cho em hoàn thiện một cơ thể sống bình thường như bao đứa trẻ khác nhưng đã cho em một đôi chân kì diệu. Đôi chân nhỏ bé ấy đã và đang hằn chi chít những vết sẹo, vết chai sần to nhỏ, cũ mới chồng lớp lên nhau của một tuổi thơ nghiệt ngã.

Vào một ngày trời nắng như đổ lửa, chúng tôi tìm đến ngôi nhà ngói ba gian tường ốp ván nằm lọt thỏm giữa cánh đồng khô nứt nẻ ở ấp 2, xã Gia Canh – Định Quán – Đồng Nai để gặp em Hồ Hữu Hạnh học sinh lớp 5 trường Tiểu học Kim Đồng – nhân vật đã làm nức lòng bao trái tim đa cảm.

Nước mắt người mẹ

Năm 1989, anh Hồ Hữu Thân và chị Bùi Thị Hợp cùng vào Đồng Nai lập nghiệp. Năm 1995, anh chị cưới nhau và năm năm sau bé Hồ Hữu Hạnh ra đời. Niềm vui của anh chị chưa đến thì nỗi đau ập tới. Hạnh sinh ra cơ thể không có hai cánh tay. Theo lời kể của chị Hợp thì khi mang thai bé Hạnh, chị có đi siêu âm cả thể ba lần và cả ba lần bác sĩ đều kết luận là “thai nhi không bình thường” mà không hề giải thích thì thêm. Anh chị cứ suy nghĩ chắc do thai nhi yếu hay thai nằm ngược chứ đâu ngờ một sự nghiệt ngã của số phận đã dành cho đứa con của mình ngay từ trong bụng mẹ.

Đôi chân diệu kỳ của cậu học sinh không tay

Đôi chân kỳ diệu của cậu bé „chim cánh cụt“ | VTC

Veröffentlicht am 02.08.2015
Bẩm sinh không có đôi tay, cậu bé Hồ Hiếu Hạnh từ cầm bút, nấu cơm, rửa bát… bằng đôi chân của mình, đặc biệt em còn giành 2 huy chương bôi lội của tỉnh Đồng Nai

Veröffentlicht 4. August 2015 von anhyeuem66 in Allgemein, Behinderte

Getaggt mit , , , ,