Archiv für das Schlagwort ‘Fischerboote

„Super kleine“ Gassen in einem hundert Jahre alten Handwerkerdorf in Nghe An – Những con ngõ ’siêu nhỏ‘ nơi làng nghề trăm năm tuổi xứ Nghệ   Leave a comment

Những con ngõ siêu nhỏ nơi làng nghề trăm năm tuổi xứ Nghệ

Nhà cửa, đường sá nơi Làng nghề đóng tàu Trung Kiên hàng trăm năm nay dường như không thay đổi. Đường làng ngõ xóm khá chật hẹp đã trở thành nét quê riêng biệt, gắn bó với bao thế hệ người dân làng nghề vang bóng một thời nơi miệt biển Nghi Thiết. 18°50′13.9″N 105°42′01.3″E
05/01/2024 13:40 (GMT+7) https://baonghean.vn/nhung-con-ngo-sieu-nho-noi-lang-nghe-tram-nam-tuoi-xu-nghe-post282817.html
Nơi nhà chật, đường hẹp
Thông thường, khi đi qua cổng Làng Trung Kiên, xe ô tô 4 chỗ mỗi lần gặp người đi bộ hoặc đi xe máy, xe đạp ngược chiều thường giảm tối đa tốc độ, hoặc dừng hẳn để nhường đường, bởi con đường khá chật hẹp, chiều rộng chỉ khoảng 4m. Hai bên đường nhà cửa san sát.
Đặc biệt có những đoạn đường chỉ rộng chưa đầy 3m, xe đạp, xe máy khi gặp ô tô phải “lánh” vào sân nhà cạnh đường để xe đi qua. Đường giao thông nơi đây ngoài chật hẹp, nếu trời mưa còn ngập một số điểm. Quỹ đất hiếm hoi nên nhiều ngôi nhà nơi đây không có sân, hoặc sân nhà “siêu nhỏ” chỉ vài mét vuông.
Cùng với sân “siêu nhỏ“ là những con ngõ cũng “siêu chật”, có đoạn chỉ rộng 1m. Theo chân xóm trưởng xóm Đình, chị Phạm Thị Định đi dọc các con ngõ ở xóm Đình, xóm Rồng, cũng là nơi đóng chân của Hợp tác xã đóng tàu Trung Kiên vang tiếng một thời.
“Đường sá thế này nhiều nhà muốn sắm ô tô để phục vụ cuộc sống cũng đành “bất lực” vì không có chỗ để xe. Những ngày lễ, Tết, con cháu đi làm ăn xa, con cháu sinh sống ở địa phương khác trở về, có xe ô tô đều phải đậu xe ngoài cổng làng, đậu xe trên các tuyến đường xã và đi bộ về nhà. Dịp cao điểm, có gia đình phải đỗ ô tô cách nhà cả cây số” – chị Định cho biết.
Thiếu quỹ đất, các hộ gia đình thường làm thêm tầng để phục vụ sinh hoạt. Ngay cả một số nhà thờ họ, người dân Nghi Thiết cũng phải xây 2 tầng.
“Đất ở đây đắt hơn đất ở Thành phố Vinh một phần vì chật hẹp, một phần vì không ai muốn bán và cũng ít người mua. Việc xây dựng nông thôn mới, mở rộng đường giao thông theo đúng chuẩn quy định cũng khó khăn, vì người dân dù muốn cũng không có quỹ đất để hiến. Nhiều trục đường xóm các hộ dân nếu hiến khoảng nửa mét thì phải đập nhà, hoặc mất hẳn phần sân, phần hiên nhà” – ông Võ Văn Chiến, Bí thư Chi bộ xóm Đình cho biết
Một số hộ còn duy trì nghề mộc hiện gặp khó khăn về mặt bằng nhà xưởng. Một số gia đình phải sang xã khác, xóm khác thuê địa điểm để làm mặt bằng xưởng mộc. Một số hộ muốn mở rộng quy mô xưởng mộc cũng không thực hiện được.

Chọn hướng ly hương
Ông Phạm Văn Yết ở xóm Đình, một cựu chiến binh có hơn 50 năm làm nghề đóng tàu, các con của ông đều làm ăn, sinh sống ở xa. Nay ở nhà chỉ còn mình ông, thi thoảng các cháu mới về thăm.
“Cũng vì đất chật, thế hệ trẻ sau này hầu hết đều chọn đi làm ăn xa, rồi định cư, sinh sống ở các địa phương khác. Thậm chí đi xuất khẩu lao động sang các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức…Một số cháu lập gia đình ở nước ngoài, vài ba năm mới về thăm quê hương một lần. Xóm Đình có khoảng 300 hộ thì có tới 176 hộ có người đi xuất khẩu lao động” – ông Yết chia sẻ.
Những ngày áp Tết Nguyên đán 2024, cán bộ UBND xã Nghi Thiết cho biết, người dân các xóm cũng như ban cán sự, các đoàn thể cơ sở trong năm đã tích cực vận động, đóng góp để chỉnh trang ngõ xóm, giữ vệ sinh môi trường. Xã cũng đang xúc tiến xây dựng nâng cấp, sửa chữa tuyến đường chính qua xóm Đình xóm Rồng.
Bí thư Chi bộ xóm Đình cho biết, năm 2023, ban cán sự xóm đã vận động, người dân, con cháu xa quê và các “mạnh thường quân” tài trợ lắp hệ thống đèn năng lượng mặt trời ở tất cả các ngõ của xóm với tổng giá trị hàng trăm triệu đồng. Mỗi đèn năng lượng mặt trời trị giá 1 triệu đồng, lắp cách nhau 20m ở các ngõ, đường nội xóm.
“Mỗi đoạn đường lắp bóng đèn đều giao cho một tập thể chi bộ, đoàn thể phụ trách, duy tu bảo dưỡng. Riêng Chi bộ xóm Đình phụ trách đoạn đường dài nhất có lắp 25 đèn. Với Hội Cựu chiến binh, Phụ nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên, mỗi chi hội, đoàn thể phụ trách 1 ngõ với số lượng 8 – 10 đèn. Tết này làng quê thêm lung linh“ – ông Võ Văn Chiến vui vẻ cho biết.

Veröffentlicht 14. Januar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

In der brütenden Hitze mitten im Sommer arbeiten Schiffsmechaniker immer noch fleißig mit Hämmern, Sägen … – Trong cái nóng hầm hập giữa mùa hè, những người thợ sửa tàu vẫn cần mẫn tay búa, tay cưa…   Leave a comment

Nhọc nhằn nghềchữa bệnhcho tàu

Trong cái nóng hầm hập giữa mùa hè, những người thợ sửa tàu vẫn cần mẫn tay búa, tay cưa… để chữa lành những chiếc tàu biển, chuẩn bị cho những chuyến ra khơi.
19/07/2022 – 06:17 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/nhoc-nhan-nghe-chua-benh-cho-tau-20220716231740863.htm

Sửa tàu cũng như bắt bệnh cho người
Đi dọc tuyến đê biển các xã Hưng Lộc, Ngư Lộc, Đa Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc, Hoa Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa), không khó để bắt gặp những cơ sở sửa chữa tàu cá. Sau những chuyến bám biển dài ngày, sóng gió, bão tố quăng quật, tàu lại được những người thợ ở đây khám chữa, „bắt bệnh“.
Dưới cái nắng oi ả của mùa hè, người thợ sửa tàu miệt mài tay hàn, tay búa bên những khối sắt đen sì. Chốc chốc, chùm ánh sáng xanh, đỏ từ những mũi hàn lóe lên rồi tắt vụt.
Xưởng sửa chữa tàu biển của gia đình ông Nguyễn Văn Thuận (SN 1966, ở thôn Phú Mỹ, xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc) dù quá trưa vẫn nghe tiếng máy nổ xình xịch, tiếng cưa, đục, sơn trét…
Xưởng của gia đình ông Thuận không chỉ có tàu của ngư dân ở Hậu Lộc mà cả tàu ở Sầm Sơn, Nghi Sơn, Quảng Xương, thậm chí cả các tỉnh khác cũng được đưa về.
Theo ông Thuận, việc sửa tàu cũng như bắt bệnh cho người, bệnh nặng thì thời gian sửa chữa sẽ dài hơn. Làm nghề này phải bền bỉ, suốt ngày phơi nắng, nhất là công đoạn tháo và đóng bulông tốn hao nhiều sức lực. Có công đoạn cả ngày phải ngồi khom lưng dưới đáy con tàu, người lớn tuổi rất đau mỏi lưng.
„Để những con tàu có thể trụ vững, không bị vỡ trước gió bão, sóng quật, người thợ sửa tàu cũng như bác sĩ, không chỉ có tâm huyết mà tay nghề phải giỏi“, ông Thuận chia sẻ.
Hàng chục năm trong nghề, theo ông Thuận, dù vất vả, cơ cực nhưng nghề này cho thu nhập ổn định. Thợ phụ thu nhập khoảng 300.000-400.000 đồng/ngày, mỗi tháng tính ra cũng kiếm gần chục triệu đồng, đủ trang trải cuộc sống gia đình. Thợ chính thì công được tính ở mức khác hẳn.
Trong xưởng của anh Hoàng Văn Duyến, ở xã Ngư Lộc, các công nhân đang cặm cụi làm việc bên những cỗ máy cồng kềnh, ám mùi dầu nhớt, với đủ loại linh kiện máy móc.
Vừa thoăn thoắt giáng những nhát búa rắn rỏi, thợ sửa tàu Hoàng Văn Duyến vừa say sưa kể những câu chuyện nghề mà ông đã gắn bó hàng chục năm nay.
Theo ông Duyến, thợ đóng tàu cực nhọc không thua kém thợ phụ hồ nhưng khác ở chỗ, nghề này buộc người thợ phải tỉ mỉ, chính xác và trách nhiệm. Làm nghề này phải bền bỉ, suốt ngày phơi nắng, nhất là công đoạn tháo và đóng chốt tốn hao sức lực, muốn làm vỏ tàu bền, đẹp, chắc chắn, những người thợ phải giỏi nghề mộc và có sức khỏe.
Kinh nghiệm từng trải giúp anh Duyến có thể chẩn đoán khá chính xác những hỏng hóc bằng việc nghe máy tàu, thậm chí, đôi khi chỉ cần nghe mô tả triệu chứng qua điện thoại.
„Có những cuộc gọi lúc nửa đêm. Khi nhận được tin, tôi yêu cầu chủ tàu nói rõ biểu hiện của chiếc tàu. Nhiều lúc tôi thức tới sáng để hỗ trợ ngư dân sửa chữa tàu bị hỏng hóc trên biển. Nếu tàu bị hỏng một phụ tùng nào đó, tôi phải tìm cách gửi phụ tùng ấy ra biển cho họ thay thế“, anh Duyến chia sẻ.

Lo nghề mai một
Ông Thuận cho biết, trước đây vùng này có tên là làng Hà Bạc, là làng thợ thuyền nức tiếng gần xa với nhiều thợ giỏi. Bấy giờ, làng chỉ sửa các loại phương tiện nhỏ, đánh bắt gần bờ.
Thấy được nhu cầu của người đi biển, sẵn nghề, ông Thuận đã mạnh dạn đầu tư mở một xưởng sửa chữa nhỏ. Tuy nhiên, thời gian đầu có thợ, có nghề, nhưng đồ dùng, cái gì cũng thiếu. Để đưa một con tàu lên cạn phải huy động hàng chục thợ thuyền dùng sức kéo tàu trên những con lăn. Công cụ của thợ thì cũng chỉ vài ba cái đục, cưa, bào… chứ không có máy móc, đường tải như bây giờ.
Những năm qua, xưởng sửa chữa tàu của ông Thuận luôn duy trì, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng chục lao động với mức thu nhập 350.000-380.000 đồng/ngày. Thời kỳ vàng son, vào những năm 2012, 2013, ở xưởng ông luôn có 30-40 lao động, mỗi năm sửa chữa cả trăm con tàu.
Ông chủ xưởng sửa chữa này cũng cho biết, tính đến nay, huyện Hậu Lộc có khoảng gần 700 tàu cá, trong đó có gần 300 phương tiện khai thác xa bờ. Trong khi, cả huyện hiện chỉ có 3 cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền đủ điều kiện hoạt động.
Điều ông Thuận lo lắng chính là việc đào tạo lớp thợ kế cận. Để thu hút được lớp trẻ học nghề này hiện rất khó vì nghề vất vả, khó cạnh tranh được với nhiều ngành nghề khác. Hiện đa số lao động trong xưởng của ông đều đã ở độ tuổi trung niên.
„Bọn trẻ bây giờ thấy nghề này vừa vất vả lại làm việc trong môi trường bụi bặm, dầu mỡ đen đúa nên không mặn mà theo. Chỉ sợ rằng hết thời của chúng tôi là nghề cũng mất theo luôn“, ông Thuận trăn trở.

Veröffentlicht 24. Juli 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Der inländische Benzinpreis soll in der Betriebsperiode morgen (21. Juli) um bis zu 3.000 VND/Liter sinken, während der Preis für Dieselöl ebenfalls auf 1.600 VND/Liter gesenkt wird – Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (21/7) được dự báo sẽ giảm tới 3.000 đồng/lít, còn giá dầu diesel cũng được giảm đến 1.600 đồng/lít – Die Benzinpreise fallen auf ein positives Niveau was die Fischer von Nghe An motiviert am Meer zu bleiben – Giá xăng về sát 26.000 đồng một lít   Leave a comment

Dự báo ngày mai (21/7) giá xăng, dầu tiếp tục giảm sâu

Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (21/7) được dự báo sẽ giảm tới 3.000 đồng/lít, còn giá dầu diesel cũng được giảm đến 1.600 đồng/lít.
20/07/2022 – 09:47 https://baonghean.vn/du-bao-ngay-mai-21-7-gia-xang-dau-tiep-tuc-giam-sau-post256465.html Vietnamnet
Theo lịch, ngày mai (21/7), Liên Bộ Tài chính – Công Thương sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ.
Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, giá xăng dầu bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 18/7 giảm mạnh so với kỳ tính giá trước đó (11/7).
Cụ thể, bình quân giá xăng RON 92 (dùng để pha chế xăng E5 RON 92) trên thị trường Singapore là 112,7 USD, giá xăng RON 95 là 117,4 USD/thùng. Bình quân giá xăng dầu thế giới kỳ ở điều hành trước là 128,7 USD/thùng với xăng RON 92; giá xăng RON 95 là 136,53 USD/thùng. Tương tự, giá các loại dầu trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 18/7 cũng giảm.
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô gần đây có xu hướng giảm mạnh. Theo dữ liệu từ Oilprice, vào lúc 7h36′ hôm nay (ngày 20/7, giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao tháng 9 được giao dịch ở mức 107 USD/thùng, giảm 0,3 USD, tương đương 0,28% so với ngày hôm qua. Cùng thời điểm, giá dầu thô WTI giao tháng 8 được giao dịch ở mức 104,2 USD/thùng, tăng 1,58% so với ngày hôm qua.
Tuần qua, giá dầu WTI có lúc đã lùi về mốc 95 USD/thùng, còn giá dầu Brent nhiều thời điểm về dưới mốc 100 USD/thùng. Tính chung trong tuần qua, dầu thô Brent giảm giá tới hơn 5,5%.
Theo các nhà phân tích, giá dầu thế giới giảm mạnh do nỗi lo suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu thụ giảm bất chấp nguồn cung vẫn đang rất khan hiếm. Ngoài ra, việc đồng USD tăng giá mạnh cũng gây sức ép lên giá dầu.
Do giá xăng thế giới tuần qua có xu hướng giảm nên giá bán lẻ xăng dầu trong nước trong kỳ điều hành ngày 21/7 có thể sẽ giảm mạnh theo giá xăng thế giới.
Lãnh đạo một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu cho biết, giá bán lẻ xăng trong nước đang cao hơn giá xăng thành phẩm trung bình tại thị trường Singapore khoảng 2.600-3.000 đồng/lít, còn dầu diesel, dầu hỏa trong nước cũng đang cao hơn khoảng 1.000-1.600 đồng/lít.
Vì vậy, trong kỳ điều hành ngày mai (21/7), nếu cơ quan quản lý không trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì mức giảm có thể sẽ tương đương mức chênh. Theo đó, giá xăng có thể giảm khoảng 2.600-3.000 đồng/lít, còn giá dầu diesel cũng giảm tới 1.600 đồng/lít.
Trong trường hợp cơ quan quản lý chi Quỹ bình ổn, giá xăng, dầu trong nước vào ngày mai (21/7) có thể giảm ít hơn.
Nếu đúng như dự báo, giá xăng trong nước sẽ có lần giảm thứ 3 liên tiếp, đưa giá xăng E5 RON 92 về mức giá 25.000 đồng/lít.
Tính từ đầu năm tới nay, giá xăng dầu đã trải qua 18 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 5 lần giảm. Giá xăng E5 RON 92 từ đầu năm tới nay tăng tổng cộng 4.621 đồng/lít, còn giá xăng RON 95 tăng tới 5.794 đồng/lít.
Tại kỳ điều hành gần đây nhất (ngày 11/7), giá xăng RON95 giảm 3.090 đồng/lít, giá bán là 29.670 đồng/lít. Xăng E5 giảm 3.110 đồng/lít, giá bán là 27.780 đồng/lít. Dầu diesel giảm 3.020 đồng/lít, giá bán là 26.590 đồng/lít.

Giá xăng dầu giảm mức khả quan tạo động lực cho ngư dân Nghệ An bám biển
Die Benzinpreise fallen auf ein positives Niveau was die Fischer von Nghe An motiviert am Meer zu bleiben
Giá xăng dầu giảm trên dưới 3.000 đồng/lít được xem là mức giảm mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay đã tạo động lực cho ngư dân Nghệ An vươn khơi, vững tin bám biển sau những thời gian dài để tàu thuyền nằm bờ.
20/07/2022 – 09:01 https://baonghean.vn/gia-xang-dau-giam-muc-kha-quan-tao-dong-luc-cho-ngu-dan-nghe-an-bam-bien-post256454.html
Xã Diễn Bích là địa phương có lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ lớn nhất trên địa bàn huyện Diễn Châu. Mặc dù vậy, trong thời gian qua, việc giá xăng dầu liên tục lập đỉnh đã khiến nhiều ngư dân không „mặn mà“ ra khơi, tàu thuyền của bà con phải nằm dài tại bến cảng vì sợ thua lỗ. Tuy nhiên, từ ngày 11/7, khi giá xăng dầu quay đầu giảm mạnh, nụ cười đã xuất hiện đối với ngư dân xã bãi ngang này, những con thuyền rục rịch vươn sóng trở lại.
Ngư dân Nguyễn Văn Độ, xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu không giấu được niềm vui mừng vì trở lại với công việc thường nhật. Anh Độ cho biết: „Tàu của tôi đã tạm ngừng ra khơi từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 vì không chuyến nào có lãi, cả 4 anh em thuyền viên hầu như không có thu nhập vì số tiền bán hải sản chỉ đủ trang trải cho xăng dầu, thực phẩm trong suốt chuyến đi. Khi biết tin giá xăng dầu giảm 3.000 đồng/lít, chúng tôi đã động viên nhau lau dọn tàu thuyền, bám biển ra khơi, chuyến mới đây nhất dù sản lượng đánh bắt không cao hơn trước nhưng cũng đỡ được khoảng 5 triệu tiền dầu nên vui lắm“.
Được biết, toàn xã Diễn Bích có khoảng 200 tàu thuyền, trong đó có 60% tàu có công suất trên 90 CV đánh bắt xa bờ, số còn lại đi về trong ngày. Có những thời điểm trong tháng 5 và tháng 6, hơn nửa số tàu thuyền nằm bờ vì giá nhiên liệu tăng cao kỷ lục. Ông Nguyễn Văn Liên – Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Bích cho biết: „Kể từ thời điểm xăng dầu giảm giá vào ngày 11/7 vừa qua, tàu thuyền trên địa bàn cơ bản đã trở lại vươn khơi, bám biển, số tàu thuyền nằm bờ rất ít. Đây là tín hiệu đáng mừng sau khoảng thời gian dài việc đánh bắt hải sản bị đình trệ, một số ngư dân buộc phải chuyển công việc khác“.
Theo ghi nhận, không khí tươi vui, phấn khởi, nhộn nhịp tại các bến cảng cá dần trở lại trong những ngày gần đây. Việc giá xăng dầu giảm đã khiến tâm lý của ngư dân được giải tỏa bội phần. Dù mỗi chuyến ra khơi không đoán biết được sản lượng hải sản được bao nhiêu, nhưng trước mắt số tiền bỏ ra cho nguyên liệu đã giảm đáng kể.
Theo tính toán của bà con ngư dân, đối với tàu dưới 90 CV, đánh bắt gần bờ, đi về trong ngày tiêu tốn khoảng 800 lít dầu, với mức giá giảm 3.000 đồng/lít sẽ tiết kiệm được từ 2 – 3 triệu đồng mỗi chuyến. Đối với những tàu lớn, đi dài ngày, mỗi chuyến đi ngốn đến hàng ngàn lít dầu thì việc tiết kiệm được cả chục triệu tiền dầu là điều rất phấn khởi. Số tiền này được các chủ thuyền chia cho anh em thuyền viên để bù đắp cho những ngày khó khăn vừa qua hoặc trang trải cho các chi phí khác.
Ngoài việc giá xăng dầu giảm mạnh, ngư dân hiện đang được hưởng „niềm vui kép“ khi hải sản đánh bắt về đều được thương lái thu mua với giá cao. Ông Lê Thế Hiếu – Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Diễn Châu cho biết: „Thời điểm này đang trong cao điểm của mùa du lịch, nhu cầu tiêu thụ hải sản tăng cao nhất trong năm, do đó, các chuyến biển khi trở về đều được các thương lái, nhà hàng, khách sạn đặt hàng, gom hàng liên tục để cung cấp cho thị trường. Bà con ngư dân có thêm niềm tin để bám biển, dù nắng nóng gay gắt nhưng tàu thuyền trên địa bàn vẫn ra khơi đều đặn hơn trước…“
Không chỉ tại Diễn Châu mà ở các địa phương khác như Quỳnh Lưu, T.X Hoàng Mai, T.X Cửa Lò, Nghi Lộc… bà con ngư dân cũng trở lại bám biển. Đại diện phòng Kinh Tế, T.X Cửa Lò cho biết: Toàn thị xã hiện có gần 400 tàu thuyền các loại, toàn bộ đã vươn khơi để đánh bắt hải sản từ thời điểm giá xăng dầu sụt giảm. Có những thuyền đã đi được 2 – 3 chuyến biển trở về, riêng đối với thuyền nhỏ, thuyền thúng thì đi thường xuyên trong ngày để cung cấp hải sản tươi ngon phục vụ mùa du lịch. Số tàu thuyền nằm bờ như trước đây rất ít.
Hiện nay, tại Nghệ An có hơn 3.400 tàu, trong đó, có hơn 1.000 chiếc công suất lớn, đánh bắt xa bờ. Với lực lượng gần 20.000 lao động nghề biển, đây được xem là một trong những ngành kinh tế trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Việc ngư dân đồng loạt ra khơi trở lại là tín hiệu khá khả quan, vừa tạo thu nhập ổn định vừa đảm bảo nguồn cung hải sản trên thị trường.

Từ 0h ngày 11/7, Liên Bộ Công Thương – Tài chính công bố giá xăng dầu mới. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 về 27.780 đồng (giảm 3.110 đồng), xăng RON 95-III là 29.670 đồng (giảm 3.090 đồng) 1 lít. Giá các mặt hàng dầu cũng đồng loạt giảm. Dầu diesel là 26.590 đồng 1 lít, giảm 3.020 đồng. Dầu hỏa có mức giá mới là 26.340 đồng, giảm 2.010 đồng. Dầu mazut cũng hạ về 18.920 đồng 1 kg, giảm 800 đồng.
Theo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối, dự báo giá xăng trong nước có thể tiếp tục giảm trong kỳ điều hành ngày 21/7 nếu đà giảm giá của giá xăng dầu thế giới vẫn tiếp diễn như những ngày qua.

Giá xăng về sát 26.000 đồng một lít
Từ 15h hôm nay, mỗi lít xăng giảm 2.710-3.600 đồng, các mặt hàng dầu đồng loạt giảm 1.100-2.380 đồng.
21/07/2022 – 15:19 https://baonghean.vn/gia-xang-ve-sat-26-000-dong-mot-lit-post256522.html
Sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương – Tài chính, giá bán lẻ xăng E5 RON 92 về còn 25.070 đồng/lít (giảm 2.710 đồng); còn xăng RON 95 là 26.070 đồng/lít (giảm 3.600 đồng).
Như vậy, mặt bằng giá xăng trong nước đã về ngang với hồi tháng 2 năm nay.
Giá các mặt hàng dầu cũng đồng loạt giảm. Dầu diesel giảm 1.740 đồng, còn 24.850 đồng/lít. Dầu hoả hạ 1.100 đồng/lít, còn 25.240 đồng/lít. Dầu mazut là 16.540 đồng một kg, tương đương mức giảm 2.380 đồng.
Đây là kỳ giảm giá thứ ba liên tiếp của giá xăng, dầu trong nước từ đầu tháng 7 đến nay. So với cuối tháng 6, mỗi lít RON 95-III rẻ hơn 6.800 đồng; E5 RON 92 hạ 6.230 đồng; dầu diesel là 5.160 đồng…
Ở kỳ điều hành lần này, cơ quan quản lý tiếp tục ngừng chi Quỹ bình ổn giá với tất cả mặt hàng xăng, dầu. Còn mức trích vào quỹ vẫn như cách đây 10 ngày. Cụ thể, mức trích Quỹ với E5 RON 92 và RON 95-III là 950 đồng/lít; dầu diesel là 550 đồng, dầu hoả 700 đồng và mazut là 950 đồng một kg.

Veröffentlicht 20. Juli 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Boote liegen am Ufer weil die Benzinpreise ein Rekordhoch erreichen – Tàu thuyền nằm bờ vì giá xăng dầu tăng cao kỷ lục   Leave a comment

Tàu thuyền nằm bờ vì giá xăng dầu tăng cao kỷ lục

Việc giá xăng dầu lập đỉnh đã khiến chi phí mỗi chuyến ra khơi tăng gần gấp đôi, nhiều tàu thuyền trên địa bàn Nghệ An đã nằm bờ vìcàng ra khơi càng lỗ„.
12/03/2022 16:32 https://baonghean.vn/tau-thuyen-nam-bo-vi-gia-xang-dau-tang-cao-ky-luc-303661.html
Có mặt tại cảng cá Nghi Thủy sáng 12/3, P.V ghi nhận khung cảnh vắng vẻ, đìu hiu khác thường của một cảng cá vốn nhộn nhịp trên địa bàn T.X Cửa Lò. Nhiều ki-ốt đóng cửa, tàu thuyền của ngư dân nằm dài trên bờ, không ra khơi.
Chị Nguyễn Thị Hoài ở phường Nghi Thủy (T.X Cửa Lò) cho biết: „Nếu như ngày thường, vào rạng sáng, cảng cá nhộn nhịp với cả ngàn người mua bán tấp nập thì mấy hôm nay thuyền không ra khơi, hải sản không có, nên cảng cũng không có người…„.
Theo tìm hiểu của P.V, trong sáng 12/3 chỉ có 2 tàu đánh bắt xa bờ trở về cảng là tàu của ông Mai Thanh ToànHoàng Văn Phi, đều trú tại phường Nghi Thủy. Đây cũng là 2 chuyến ra khơi cuối cùng của 2 ngư dân này trước khi tạm nghỉ.
Ông Mai Thanh Toàn cho biết: „Chuyến đi vừa rồi riêng chi phí nhiên liệu hết gần 50 triệu đồng, chưa kể đến các chi phí khác như thực phẩm, đá lạnh, tiền nhân công… Trong khi đó, toàn bộ hải sản nhập được trong chuyến này chỉ được 70 triệu đồng. Trước đây, giá xăng dầu còn thấp thì còn có đồng ra, đồng vào, chứ nay thì càng đi càng lỗ, sau chuyến này tôi cũng tạm dừng ra khơi chờ giá cả ổn định mới tính chuyện trở lại…„.
Ông Phùng Bá Thu – chủ tàu 850 CV, ở phường Nghi Thủy cho biết: „Tàu của tôi mỗi khi đánh bắt xa bờ ít nhất cũng 1 tháng với gần 30 thuyền viên cùng đi theo. Nhiên liệu tốn gần 3.000 – 4.000 lít dầu, với giá thành trên 25.000 đồng/lít dầu như hiện nay thì cả chuyến đi đã mất 100 triệu đồng tiền nhiên liệu, không còn tiền trả cho anh em, nhiều người cũng đã nghỉ đi thuyền tìm kiếm việc làm khác…„.
Không chỉ tàu đánh bắt xa bờ mà đội tàu đánh bắt gần bờ, đi về trong ngày cũng không mặn mà ra khơi thời điểm này. Ông Nguyễn Văn Dũng – một chủ thuyền ở phường Nghi Thủy cho biết: „Tôi thường ra khơi từ 2 giờ chiều, đến 4 giờ sáng trở về cảng; nếu như trước đây, chi phí mỗi chuyến từ 1,5 – 2 triệu đồng tiền dầu thì nay đã trên 3 triệu đồng tiền dầu. Trong khi đó, đánh bắt gần bờ hải sản ít, giá trị không cao, thu nhập không được bao nhiêu, nên tôi cũng nghỉ ra khơi được 5 ngày rồi…“.
Trao đổi về vấn đề này, ông Hoàng Minh Chính – Phó Chủ tịch UBND phường Nghi Thủy cho biết: Trên địa bàn hiện có 110 tàu thuyền, trong đó, có 46 tàu đánh bắt xa bờ, còn lại đánh bắt gần bờ. Khoảng 1 tuần nay, tàu thuyền của bà con chủ yếu ở bến, không ra khơi vì giá nhiên liệu tăng quá cao. Thậm chí, có một số tàu từ Tết Nguyên đán đến giờ vẫn nằm bờ, chủ tàu đã đi làm công việc khác…„.

Theo ông Chính, bên cạnh nguyên nhân chủ yếu là do giá nhiên liệu tăng cao thì hiện nay, việc đánh bắt hải sản của ngư dân không thuận lợi, lượng hải sản giảm sút, trong khi đó, sức tiêu thụ của thị trường vẫn chưa thể phục hồi, giá cả rẻ cũng là nguyên nhân khiến ngư dân nghỉ biển.
Chính quyền địa phương đã động viên các ngư dân, kiến nghị hỗ trợ nhiên liệu cho bà con ra khơi, đồng thời kết nối với các đơn vị, ngân hàng để hỗ trợ vay vốn, giãn thời gian đóng các khoản lãi, nợ để đồng hành cùng bà con ngư dân trong thời điểm khó khăn này…„, ông Chính cho biết thêm.
Không chỉ tại TX. Cửa Lò mà hiện nay, việc giá nhiên liệu tăng cao kỷ lục cũng khiến nhiều ngư dân các vùng biển khác như Diễn Châu, Quỳnh Lưu… không „mặn mà“ ra khơi thời điểm này.
Ông Nguyễn Văn Liên – Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Bích (Diễn Châu) cho biết: „Toàn xã có gần 200 tàu thuyền, trong đó, có 120 tàu công suất trên 90 CV đánh bắt xa bờ, tuy nhiên, từ đầu tháng tới nay chỉ có 40% tàu thuyền ra khơi thường xuyên, số còn lại nằm bờ. Nguyên nhân chính là do giá xăng, dầu lên quá cao khiến ngư dân sợ thua lỗ. Bên cạnh đó, thời điểm này lượng cá ngoài ngư trường không cao, do đó, bà con đang chờ đến tháng 4, khi bước vào vụ cá Nam, giá xăng bình ổn sẽ đi thường xuyên hơn“.
Hiện nay, tại Nghệ An có hơn 3.400 tàu thuyền (T.X Hoàng Mai 885 tàu, huyện Quỳnh Lưu 585 tàu, huyện Diễn Châu có 497 tàu, thị xã Cửa Lò 345 tàu…) trong đó, có hơn 1.000 chiếc công suất lớn, đánh bắt xa bờ. Với lực lượng gần 20.000 lao động nghề biển, đây được xem là một trong những ngành kinh tế trọng điểm trên địa bàn. Tuy nhiên, việc ngư dân ngại ra khơi trong thời điểm này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng đánh bắt hải sản và nguồn cung trên thị trường.

Giá xăng dầu tăng được áp dụng từ 15h chiều 11/3. Cụ thể: giá xăng E5RON92 tăng thêm 2.910 đồng/lít, lên mức 28.980 đồng/lít; giá xăng RON95-III tăng thêm 2.990 đồng/lít, lên mức 29.820 đồng/lít. Các mặt hàng dầu cũng điều chỉnh tăng, gồm dầu diesel tăng thêm 3.940 đồng/lít, lên mức 25.260 đồng/lít; dầu hỏa lên mức 23.910 đồng/lít. Như vậy, giá xăng, dầu tiếp tục thiết lập kỳ điều chỉnh tăng lần thứ 6 liên tiếp kể từ đầu năm đến nay do tác động của diễn biến giá thế giới tăng, là mức tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây, kể từ tháng 7/2014.

Veröffentlicht 13. März 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Bei kaltem Wetter tragen die Frauen am Fischerhafen von Ngu Loc immer noch fleißig 30-40 kg Eis auf ihren Schultern. Das Einkommen für diese harte Arbeit beträgt nur 5.000 VND/Fahrt vom Kai zum Boot – Trong tiết trời giá lạnh, những người phụ nữ ở bến cá Ngư Lộc vẫn cần mẫn vác những cây đá lạnh nặng 30-40 kg trên vai. Thu nhập cho công việc nặng nhọc này chỉ 5.000 đồng/chuyến từ bến xuống thuyền   Leave a comment

Những phụ nữ mưu sinh bằng nghềvác mùa đôngtrên vai

Trong tiết trời giá lạnh, những người phụ nữ ở bến cá Ngư Lộc vẫn cần mẫn vác những cây đá lạnh nặng 30-40 kg trên vai. Thu nhập cho công việc nặng nhọc này chỉ 5.000 đồng/chuyến từ bến xuống thuyền
08/03/2022 – 14:08 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/nhung-phu-nu-muu-sinh-bang-nghe-vac-mua-dong-tren-vai-20220307233257146.htm

Không có ruộng và cũng không thể đi xa kiếm công việc khác, những người phụ nữ ở ven biển Ngư Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) hàng chục năm qua vẫn cần mẫn làm những công việc cực nhọc, vốn chỉ dành cho đàn ông. Khi những chuyến tàu từ ngoài khơi trở về, công việc của họ là khiêng cá về kho đông lạnh. Đến giờ tàu đi, họ khiêng thực phẩm, đồ dùng, đá ướp lạnh xuống tàu.
Công việc vác đá lạnh nặng nhọc là thế nhưng vẫn có hàng chục phụ nữ mưu sinh chính bằng cái nghề „vác mùa đông“ trên vai này.
Về cửa biển Ngư Lộc, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ tuổi ngoại tứ tuần vẫn tay không bốc từng cây đá lạnh buốt, nặng hàng chục cân rồi nhanh chóng đưa lên vai „cõng“ xuống tàu, chuẩn bị cho hành trình đi xa đánh bắt cá.
Nghề này cực nhất là vào mùa đông. Dù những cây đá được bọc trong bao tải và người vác đã phải trang bị mũ, áo mưa chống thấm nhưng cái buốt lạnh vẫn thấu vào tận bên trong, khiến các „phu đá“ không khỏi run người.
Theo các ngư dân, mỗi tàu khi ra khơi cần khoảng 1 – 1,5 tấn đá để ướp hải sản cho chuyến đánh bắt từ 6 – 7 ngày. Mỗi cây đá vận chuyển từ đê xuống thuyền được trả 5.000 đồng. Như vậy, để có thu nhập 200 – 300 ngàn đồng, mỗi người phải vác trên vai 40 – 60 cây đá.
Bà Nguyễn Thị Thúy (xã Ngư Lộc) chia sẻ: „Nghề bốc vác đá nặng nhọc, người ta gọi cái nghề bán sức khỏe, mua bệnh tật, đàn ông còn thấy cực. Nhưng không làm công việc này thì chúng tôi cũng không biết kiếm nghề gì khác. Lúc tàu về thì chúng tôi vận chuyển cá lên bờ rồi lại mang đá, dầu xuống tàu. Lúc tàu đi rồi thì tranh thủ phân loại hải sản hay bóc tôm, xẻ thịt cá…“.
Cũng theo bà Thúy, nghề „phu đá“ không chỉ đòi hỏi sức khỏe mà còn phải có kinh nghiệm, nếu không sẽ dễ bị thương vì đá rơi trúng chân hay dễ vấp phải những vỏ sò, vỏ hến… Mùa nào vác đá cũng vất vả nhưng mùa đông thì khổ hơn gấp bội lần bởi vừa chịu cái lạnh cắt da của thời tiết vừa bị những tảng đá nặng, buốt lạnh đè trên vai…
„Cực nhọc nhưng đó là nghề nuôi sống gia đình. Con cái chúng tôi ăn học cũng dựa vào đó cả vì chồng đi theo tàu làm thuê, chuyến được, chuyến không, thu nhập cũng bấp bênh lắm. Hồi mới làm, chân tay tôi đau nhức, những tảng da trên vai cứ cháy thành lớp sừng rồi bong ra, bong hết lớp này đến lớp khác nhưng lâu dần không biết đau đớn nữa, nó chai lì đi“, chị Hoàng Thị Xuân (xã Hải Lộc) bộc bạch.
Bà Phạm Thị Oanh (Ngư Lộc) cho biết, phụ nữ vùng biển chỉ biết bóc tôm, bóc ghẹ, chạy chợ… nhưng chừng ấy việc thôi thì không đủ tiền để nuôi con. Vác đá nặng nhọc nhưng còn có tiền cho con ăn học.
Bà Oanh vẫn còn may mắn hơn nhiều người phụ nữ ở làng biển này, bởi vất vả, nhọc nhằn nhưng bà vẫn còn niềm hạnh phúc ngày đêm mong ngóng chồng đi biển trở về. Nhiều góa phụ, chồng chết ngoài biển khơi, một mình phải tần tảo làm thuê nuôi con ăn học.
„Dịch giã như thế này mà có công việc, có thu nhập đều đều cũng đã may mắn rồi, cực nhọc mấy chúng tôi cũng chịu được, chứ như thời điểm dịch hay mùa mưa bão, tàu không ra khơi, chẳng biết làm gì để mưu sinh“, bà Oanh cười buồn.

Veröffentlicht 9. März 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Die Lagune von Tam Giang befindet sich im Lagunensystem von Tam Giang – Cau Hai, das als größte Brackwasserlagune in Südostasien bekannt ist – Hoàng hôn tuyệt đẹp trên phá Tam Giang   Leave a comment

Hoàng hôn tuyệt đẹp trên phá Tam Giang

Phá Tam Giang nổi tiếng là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông – Nam Á, mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng. Đặc biệt, hoàng hôn trên phá Tam Giang là có thể được xem là một cực phẩm thiên nhiên khiến bất kỳ ai đến đây cũng đều thán phục, trầm trồ khen ngợi.
04-07-2020 06:36 https://nhandan.com.vn/photo_news/hoang-hon-tuyet-dep-tren-pha-tam-giang-476109/
Phá Tam Giang nằm trong hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, nổi tiếng là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông – Nam Á.

Nằm cách thành phố Huế khoảng 15km, phá Tam Giang thuộc địa phận của bốn huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà và Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Phá Tam Giang có diện tích khoảng 52km2, trải dài khoảng 24km theo hướng tây tây bắc – đông đông nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương. Vùng đầm phá Tam Giang hiện phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ ven phá và trên phá (nuôi xen ghép) khoảng hơn 4.700ha, các loại thủy sản nuôi chủ yếu là tôm sú xen ghép với các loại cua, cá dìa, cá kình, cá đối, cá rô phi… và nuôi cá lồng (cá mú, cá vẩu).
Người dân chài cá ở đây chủ yếu sống trên những chiếc thuyền nhỏ. Họ chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản trên đầm phá. Đến với vùng đầm phá Tam Giang khách du lịch không chỉ thưởng thức các sản vật mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỷ ảo của đầm phá rộng lớn mênh mông mà còn được chiêm ngưỡng sự ưu đãi của thiên nhiên dành tặng cho nơi này lúc chiều tà. Khoảng thời gian để ngắm hoàng hôn đẹp nhất trên phá Tam Giang từ 17 giờ 30 phút đến 18 giờ 45 phút.
Nhiều khách du lịch cho rằng, không giống với vẻ đẹp hoài cổ, tĩnh lặng khi ngắm hoàng hôn ở lăng Khải Định Huế hay Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế, ở đầm Tam Giang, hoàng hôn thật sự là một cực phẩm của toạ hoá ban tặng cho nơi này. Hoàng hôn buông xuống có lẽ là cảnh đẹp ngoạn mục nhất trên phá Tam Giang đã đi vào thơ, nhạc và rất nhiều bức ảnh phong cảnh.
Nhưng ngày nay, phá Tam Giang đã được biết đến rộng rãi hơn, trở thành vùng sông nước xứ Huế hấp dẫn khách du khách với những hình ảnh bến đò lênh đênh sông nước nhuộm vàng bởi ánh nắng khi bình minh.

Veröffentlicht 5. Juli 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Erkennen des Aufenthaltsorts eines versunkenen Fischereifahrzeugs – Phát hiện tung tích tàu cá bị đâm chìm   Leave a comment

Phát hiện tung tích tàu cá bị đâm chìm

Về vụ việc tìm kiếm cứu nạn bảy thuyền viên tàu TH 90282 TS va chạm với tàu Annie Gas 09, đến 10 giờ sáng nay, các lực lượng chức năng đã phát hiện một đầu lưới đánh cá tại khu vực gần vị trí tàu chìm, nghi là của tàu TH 90282 TS. Đây là một đầu mối thông tin quan trọng để lực lượng chức năng xác định chính xác vị trí tàu chìm.
11/06/2020, 11:40 https://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/44815502-phat-hien-tung-tich-tau-ca-bi-dam-chim.html
Theo chỉ đạo của Sở chỉ huy tiền phương do Cục Hàng hải Việt Nam lập tại Hải Phòng, lúc 9 giờ 45 ngày 10-6, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hang hải Việt Nam đã điều động tàu tìm kiếm cứu nạn SAR 273 đã đưa hai thuyền viên được cứu (ngư dân Phạm Thế Đệ, sinh năm 1975 và Vũ Văn Dương, sinh năm 1980) cùng một thi thể nạn nhân về cầu cảng Trung tâm tại Hải Phòng bàn giao cho các cơ quan chức năng, người nhà. Trong đó, ngư dân Phạm Thế Đệ bị thương, gãy xương đòn được đưa về Bệnh viện Việt Tiệp cấp cứu và chuyển về địa phương.
Phương án cứu nạn được Sở chỉ huy tiền phương thông qua, báo cáo Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng hải Việt Nam quyết định thực hiện theo hai hướng: tìm kiếm trên mặt nước để phát hiện các nạn nhân còn trôi dạt trên biển và tìm kiếm dưới mặt nước để phát hiện xác tàu đắm sau đó tổ chức lặn tìm kiếm.
Thời tiết tại khu vực hiện trường có gió nam mạnh, sóng cấp 5 – 6, sóng cao từ 2 – 3m. Điều kiện thời tiết xấu gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của lực lượng tìm kiếm cứu nạn.
Đến 8 giờ ngày 11-6, tại hiện trường đang duy trì các tàu tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng SAR411, SAR273 của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hang hải Việt Nam, tàu CSB 8003 của lực lượng Cảnh sát biển Vùng I, tàu Annie Gas 09 và sáu tàu cá được địa phương huy động tham gia tìm kiếm.

Lúc 9 giờ ngày 11-6, lực lượng tìm kiếm cứu nạn tại hiện trường đã phát hiện một đầu lưới đánh cá tại khu vực gần vị trí tàu chìm, nghi là của tàu TH 90282 TS. Tàu SAR411 đã tổ chức đánh dấu vị trí, cử phương tiện cảnh giới tại vị trí phát hiện. Đây là một đầu mối thông tin quan trọng để lực lượng chức năng xác định chính xác vị trí tàu chìm. Hoạt động lặn tìm kiếm tại vị trí này sẽ được tiến hành ngay sau khi thời tiết thuận lợi và xác định đúng vị trí của tàu chìm.
Theo một hướng tìm kiếm khác, chủ tàu Annie Gas 09 sẽ thuê hai tàu cá loại lớn ra hiện trường, sử dụng thiết bị dò tìm dưới nước của Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam để dò tìm xác tàu, đồng thời tiếp tục thuê các tàu cá lưới giã cào để rà quét dưới mặt biển.
* Khẩn trương tìm kiếm năm thuyền viên mất tích trong vụ chìm tàu

Veröffentlicht 11. Juni 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Dank der Verbesserung des Beleuchtungssystems fangen die Fischer von Quynh Luu Meeresfrüchte effektiver – Ngư dân Nghệ An chi tiền tỷ ‚độ‘ dàn đèn siêu sáng để dụ cá   Leave a comment

Ngư dân Nghệ An chi tiền tỷ ‚độ‚ dàn đèn siêu sáng để dụ cá

Ngư dân huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã chi hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng mua sắm thêm các dàn bóng đèn công suất lớn để dẫn dụ cá, tăng sản lượng đánh bắt.
15/03/2020 https://baonghean.vn/ngu-dan-nghe-an-chi-tien-ty-do-dan-den-sieu-sang-de-du-ca-264016.html
Hiện nay, đội ngũ tàu thuyền của huyện Quỳnh Lưu ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hóa, cùng với mua sắm các thiết bị điện tử thì ngư dân đầu tư từ hàng trăm triệu đến tỷ đồng để lắp đặt dàn bóng đèn công suất lớn trên tàu.
Anh Hà Đức Ngọc ở thôn Tiến Mỹ, xã Tiến Thủy cho biết: Ánh sáng bóng đèn rất quan trọng trong việc dẫn dụ đàn cá, do vậy, trong 2 năm nay anh đã trang bị cố định 2 bên mạn và đuôi tàu của mình 250 bóng đèn siêu sáng, đèn Led tổng công suất 250.000w, tăng 150 bóng so với trước đây. Với chi phí đầu tư 2 triệu đồng/bóng đèn siêu sáng và 4,3 triệu đồng/bóng đèn Led.
Với cường độ ánh sáng mạnh, tập trung kết hợp với kỹ thuật, kinh nghiệm trong khai thác nên anh Ngọc và các thuyền viên gặp nhiều thuận lợi trong việc đánh bắt cá. Nhờ đó, sản lượng đánh bắt hải sản của anh đạt từ 3 – 5 tấn cá hố và mực xuất khẩu, thu về từ 300 – 400 triệu đồng. So với trước đây tăng từ 1 – 2 tấn/ chuyến.
Đối với tàu của anh Hồ Quốc Việt ở xã Tiến Thủy đóng mới từ năm 2013, công suất 800 CV, trị giá hơn 4 tỷ đồng, nhưng ở thời điểm đó, tàu của anh chỉ mới trang bị 40 bóng đèn. Nhận thấy yếu tố ánh sáng rất quan trọng trong việc khai thác cá, gần đây anh đã đầu tư kinh phí hơn 580 triệu đồng để lắp thêm 70 bóng đèn Led và 140 bóng đèn siêu sáng. Đồng thời, sử dụng 2 máy phát điện chạy bằng dầu để đánh bắt cá cơm, cá hố, mực.

Anh Việt chia sẻ: Ban đêm các loài cá thường chuyển động vòng tròn quanh nguồn sáng. Ánh sáng càng tốt thì thu hút được đàn cá về phía tàu của mình sẽ nhiều hơn. Lúc này, áp dụng các công nghệ trong khai thác hải sản, tàu của anh đánh bắt thuận lợi, hiệu quả.
Toàn huyện Quỳnh Lưu có gần 1.200 phương tiện tàu thuyền, công suất bình quân 260 CV/tàu. Trước đây các tàu chỉ có từ 30 – 50 bóng đèn siêu sáng thì đến nay có tàu lắp đến 500 bóng đèn, trung bình từ 200 – 300 bóng trên 1 tàu. Đặc biệt, trong 3 năm gần đây, huyện Quỳnh Lưu đã có 30 tàu công suất lớn, chủ yếu ở xã Tiến Thủy và Quỳnh Nghĩa mạnh dạn đầu tư lắp đặt từ 50 – 100 bóng đèn Led.

Ông Bùi Xuân Trúc – Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Lưu cho biết: Đặc thù nghề ở Quỳnh Lưu là khai thác hải sản kết hợp với ánh sáng, cho nên các tàu thường lắp đặt nhiều bóng đèn, nhất là bóng đèn Led. Một con tàu nếu lắp đặt hoàn thiện hệ thống bóng Led cần chi phí 1 tỷ đồng.
Hiện tại, trên địa bàn huyện đã có một số mô hình của Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện, các tàu được hỗ trợ lắp đặt 50% giá trị bóng nhưng cũng giới hạn trong vòng từ 50 – 100 bóng. Còn phía huyện đang đề xuất với tỉnh trong chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao vào khai thác hải sản thì bổ sung thêm chính sách lắp đặt bóng đèn Led, nhằm giảm thiểu tác động môi trường và nâng cao năng suất lao động cho người dân.

Veröffentlicht 18. März 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Fischer haben Schwierigkeiten beim Kauf einer Versicherung für ihre Schiffe (Rumpfversicherung) – Ngư dân Nghệ An gặp khó khi mua bảo hiểm cho tàu 67   Leave a comment

Ngư dân Nghệ An gặp khó khi mua bảo hiểm cho tàu 67

Huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) là những địa phương đi đầu trong đóng mới tàu đánh bắt xa bờ. Thế nhưng, một trong những vấn đề ngư dân băn khoăn là việc đơn vị kinh doanh bảo hiểm tạm dừng việc bán bảo hiểm thân vỏ tàu cho ngư dân đóng tàu theo Nghị định 67/CP.
06/12/2019 https://baonghean.vn/ngu-dan-nghe-an-gap-kho-khi-mua-bao-hiem-cho-tau-67-258546.html
Triển khai Nghị định 67/CP của Chính phủ (năm 2014) về hỗ trợ cho vay đóng tàu đánh bắt xa bờ, ngoài chính sách hỗ trợ lãi suất vay theo quy định, thời điểm mới triển khai, ngư dân được hỗ trợ 90% chi phí mua bảo hiểm thân tàu (ngư dân, chủ tàu chỉ đối ứng 10%); đồng thời được nhà nước hỗ trợ mua bảo hiểm cho các thuyền viên và một số trang thiết bị ngư lưới cụ.
Thực hiện quy định trên sau khi tàu 67 đóng mới hoàn thành và làm thủ tục đi đánh bắt, ngư dân đều mua bảo hiểm thân vỏ tàu.
Thời gian đầu (cách đây 3 năm), việc đưa tàu 67 vào đánh bắt khá hiệu quả, ngư dân cũng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ nên yên tâm ra khơi. Thời điểm đó, gần như 100% tàu đánh bắt xa bờ theo Nghị định 67/CP đều được hỗ trợ mua bảo hiểm. Tuy nhiên, 2 năm 2018 và 2019, tình hình đánh bắt càng khó khăn hơn và cùng lúc đó, các chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng thắt chặt hơn nên phát sinh nhiều vấn đề.

Cụ thể, ngoài tình trạng ngư dân chậm trả nợ vay ngân hàng thì chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với ngư dân cũng có sự thay đổi khi chỉ hỗ trợ 50% chi phí mua bảo hiểm thân vỏ tàu và không hỗ trợ đối với bảo hiểm trang thiết bị, ngư lưới cụ trên tàu nên ngư dân khó khăn hơn.
Thế nhưng, điều làm người dân băn khoăn, lo lắng nhất là những tháng gần đây, khi bảo hiểm thân tàu hết hạn, theo quy định của ngân hàng và để đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến biển ra khơi, ngư dân phải mua bảo hiểm tiếp thì đơn vị bảo hiểm thông báo tạm dừng bán.
Ông Nguyễn Thắng Lợi ở thôn Phú Liên, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu cho biết:
Tàu cá của ông đóng mới theo Nghị định 67/CP, giá trị tàu khi đóng trên 10 tỷ đồng. Bảo hiểm tàu cá được mua hàng năm nhưng tháng 9/2019 vừa rồi hết hạn lên đơn vị bảo hiểm ở huyện mua thì được báo là chưa bán vì chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Cùng chung tình cảnh với ông Lợi là ông Hoàng Đức Mến ở xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu. Để đóng được tàu 12 tỷ đồng, anh Mến phải huy động vay anh em, thế chấp cả nhà cửa mới đóng được tàu xa bờ. Nay tàu hết hạn bảo hiểm, muốn mua lại để đi đánh bắt ngoài biển cho yên tâm nhưng cũng không được.
Tổng hợp trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An hiện có trên 10 tàu 67 đã hết hạn bảo hiểm thân vỏ và thời gian tới sẽ còn nhiều tàu như vậy.
Bà Nguyễn Thị Thu Thu – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Nghệ An cho biết:
Tình hình trên đã được các ngân hàng kiến nghị, báo cáo với Ngân hàng nhà nước. Thực sự, nếu tàu cá 67 không được tái bảo hiểm và ngư dân đi đánh bắt không may bị đâm va, tai nạn thì thiệt hại rất lớn, nguy cơ mất vốn của ngân hàng rất cao.

Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Nghệ An đã có nhiều văn bản đề nghị với Ban chỉ đạo 67/CP tỉnh, Ngân hàng Nhà nước, UBND tỉnh và công ty bảo hiểm trực tiếp thực hiện chính sách này có ý kiến chỉ đạo, tháo gỡ.
Tuy nhiên, đơn vị trực tiếp bán bảo hiểm tàu thuyền theo chỉ đạo của Chính phủ lại cho rằng nguyên nhân của việc tạm dừng bán bảo hiểm thân tàu đối với các ngư dân 67 là do Luật Thủy sản vừa ban hành có hiệu lực từ 01/7/2019, kèm theo đó là Nghị định của Chính phủ và Thông tư 22 của Bộ Nông nghiệp & PTNT có quy định thay đổi đối với thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản đã có những thay đổi về phạm vi hoạt động, định biên an toàn, bằng cấp thuyền viên… từ quy ước theo sức ngựa (CV) sang tính theo chiều dài.
Các quy định này chưa được cập nhật trong quy tắc bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67/CP do Bộ Tài chính ban hành nên gây nhiều khó khăn cho công tác triển khai bán bảo hiểm và giải quyết bồi thường.
Trước thực tế nêu trên, ngư dân các địa phương, đặc biệt là những chủ tàu 67 đã có nhiều kiến nghị lên các cấp ngành và đơn vị trực tiếp bán bảo hiểm tàu cá nhanh chóng phối hợp giải quyết.
Từ khóa: “tàu 67https://baonghean.vn/tags/t%c3%a0u-67.html

Veröffentlicht 6. Dezember 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Der größte Fischereihafen im Bezirk Dien Chau – Lach Van ist stark verschmutzt, der Gestank ist stark – Cảng cá sôi động nhất Nghệ An bị nước thải đen ngòm và rác bao vây   Leave a comment

Cảng cá sôi động nhất Nghệ An bị nước thải đen ngòm và rác bao vây

Cảng cá lớn nhất huyện Diễn Châu – Lạch Vạn đang bị ô nhiễm nặng nề, mùi hôi thối nồng nặc và rác thải bủa vây khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng. 18°59′53.1″N 105°36′21.3″E
22/08/2019 https://baonghean.vn/cang-ca-soi-dong-nhat-nghe-an-bi-nuoc-thai-den-ngom-va-rac-bao-vay-251906.html
Lạch Vạn là cảng cá lớn nhất của huyện Diễn Châu, một trong những cảng cá tấp nập nhất Nghệ An, nơi neo đậu của 447 tàu thuyền Diễn Ngọc và hàng trăm tàu cá của các địa phương lân cận. Tuy nhiên, cảng cá này hiện đang bị ô nhiễm trầm trọng, nhất là thời điểm tàu thuyền về bến.

Theo ghi nhận của P.V trưa 22/8, rác thải các loại tại cảng cá xuất hiện ở khắp nơi, nhất là ở khu vực 2 bên cánh gà của cảng cá. Người dân xã Diễn Ngọc cho biết: lượng rác quá nhiều, lâu ngày không được thu dọn nên bốc mùi hôi thối, gây ách tắc các cống thoát nước, mặc dù có được thu dọn nhưng chỉ vài ngày rác lại tràn ngập.
Điều đáng nói, người dân lại mang hải sản xuống rửa trực tiếp xuống dòng nước ô nhiễm này. Được biết, mỗi tàu vào cập cảng đều phải đóng phí 20.000 đồng/lần, trong đó đã bao gồm phí xử lý môi trường.
Trong ảnh: Bao ni lông đựng hải sản vứt đầy khắp lối đi.

Ông Nguyễn Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Ngọc cho biết: Vấn đề ô nhiễm cảng Lạch Vạn đã được người dân phản ánh rất nhiều lần lên chính quyền. Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị BQL cảng cá thu gom rác nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn xảy ra thường xuyên.
Trong ảnh: Một số tàu thuyền hư hỏng nhưng không được xử lý, bị phân hủy.
Ông Ngô Xuân Thủy – Trưởng Ban quản lý cảng Lạch Vạn cho biết: Đối với khu vực cảng chính, đơn vị cắt cử lực lượng làm vệ sinh hàng ngày. Đối với khu vực 2 bên cánh gà và mép cảng, do rác thải từ sông Bùng đổ về hàng ngày quá lớn nên thường xuyên bị quá tải mặc dù chúng tôi có thu gom nhưng vẫn không xuể.

Từ khóa: “Lạch Vạnhttps://baonghean.vn/tags/L%e1%ba%a1ch-V%e1%ba%a1n.html
Từ khóa: “ô nhiễmhttps://baonghean.vn/tags/%c3%b4-nhi%e1%bb%85m.html

Veröffentlicht 24. August 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Ein Brücke dient als Schiffsanleger -cầu Diễn Kim- Ngang nhiên biến cầu dân sinh thành bến tập kết tàu thuyền   Leave a comment

 

Ngang nhiên biến cầu dân sinh thành bến tập kết tàu thuyền

Do tàu, thuyền đỗ dưới chân cầu nên các ô tô cứ vô tư dừng đỗ ngay trên lòng cầu để tiếp đá lạnh, ngư cụ bất chấp việc gây ách tắc giao thông, đe dọa an toàn của cây cầu.
25/07/2019 https://baonghean.vn/ngang-nhien-bien-cau-dan-sinh-thanh-ben-tap-ket-tau-thuyen-249502.html
Hàng ngày có hàng trăm tàu thuyền của xã Diễn Bích về neo đậu dưới chân cầu Diễn Kim để lấy đá lạnh ướp hải sản. Vậy nên, các xe chở đá lạnh xay nhỏ cứ vô tư dừng ngay trên cầu rồi tiếp đá cho tàu thuyền đang neo đậu phía dưới. Do chiều ngang của cầu hẹp, nên khi có xe 3 – 4 bánh dừng đỗ trên cầu thì các loại ô tô không thể đi qua được. Ảnh chụp ngày 24/7/2019. 19°01′06.2″N 105°36′23.1″E
Đá lạnh được các ngư dân đổ xuống tàu ngay giữa cầu, từ độ cao hơn 10 mét. Mỗi bì đá nặng hơn 50kg cũng uy hiếp cho các thanh lan can cầu đang ngày càng yếu dần. Để đổ đá xuống, người ta may một đường ống bằng bạt. Ống được treo từ trên thành cầu xuống tận boong tàu. Người dân còn tự chế các thang bằng sắt treo vào lan can cầu để lên xuống tàu, nguy cơ tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Cầu Diễn Kim là một trong những cây cầu huyết mạch của vùng biển bãi ngang huyện Diễn Châu. Mỗi ngày, có hàng vạn lượt người và xe qua lại. Trong mùa mưa bão, dưới chân cầu này có rất nhiều tàu thuyền của ngư dân vào tránh, trú, dùng mố cầu làm nơi neo tàu thuyền. Nhiều lần, các đồng chí lãnh đạo tỉnh khi đi kiểm tra phòng, chống lụt bão đã cảnh báo điều này sẽ gây mất an toàn cho cây cầu. Ông Nguyễn Viết Mãn – Chủ tịch UBND xã Diễn Bích cho biết, xã có tới 235 tàu thuyền. Do cảng cá Lạch Vạn (Diễn Ngọc) chật chội nên đa số tàu thuyền Diễn Bích phải neo đậu gần khu vực cầu Diễn Kim. Thời gian tới, xã sẽ vận động, tuyên truyền ngư dân không neo đậu tiếp vật tư trên cầu. Xã đang trình xin UBND huyện xây dựng tạm bến cảng ở xã Diễn Bích để người dân neo đậu.

Veröffentlicht 27. Juli 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

13 vietnamesische Fischer – 13 ngư dân Việt chới với giữa biển sau cú đâm mạnh của "tàu lạ"   Leave a comment

13 ngư dân Việt chới với giữa biển sau cú đâm mạnh của „tàu lạ“
Ngày 27 Tháng 10, 2014 | 07:07 AM
http://giadinh.net.vn/xa-hoi/13-ngu-dan-viet-choi-voi-giua-bien-sau-cu-dam-manh-cua-tau-la-20141027012905895.htm
Khi 13 ngư dân đang nằm ngủ trưa trên tàu cá thì bất ngờ nghe tiếng đâm “rầm rầm”, tàu cá bị chìm. 13 ngư dân nhảy xuống thuyền thúng, chới với giữa biển.

Khoảng 21h30 tối ngày 26/10, tàu SAR 412 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Danang MRCC) đã đưa 13 ngư dân gặp nạn trên biển vào tới đất liền an toàn.

1 2
– 21h30 tối 26-10, tàu SAR 412 của Danang MRCC đã đưa 13 ngư dân gặp nạn trên biển vào bờ an toàn. Ảnh Đ.H
– Thuyền trưởng Võ Văn Lẫy (đội mũ) kể lại phút giây tàu bị đâm chìm. Ảnh Đ.H

Trước đó, vào khoảng 12h30 cùng ngày, tàu cá BĐ 95393 TS do thuyền trưởng Võ Văn Lẫy (34 tuổi, trú xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) cùng 12 ngư dân khác đang neo tàu tại tọa độ 17 độ vĩ Bắc – 108,40 độ kinh Đông, cách Đà Nẵng 56 hải lý về hướng Đông Bắc ngủ để lấy sức tối thả lưới.

Bất ngờ có tiếng đâm “rầm rầm” rất mạnh vào mạn tàu phía bên trái. Quá hoảng loạn, mọi người bật dậy thì thấy con tàu đang chìm dần.

“Lúc đó thân tàu bị rách nát, nước tràn vào tàu nhanh chóng. Tôi chỉ kịp phát tín hiệu cấp cứu và nhanh chóng thả thuyền thúng xuống biển rồi tất cả anh em cùng nhảy xuống. Tôi có gọi tàu đã đâm vào tàu chúng tôi để cầu cứu nhưng tàu họ bỏ đi. Sự việc diễn ra quá nhanh nên tôi chỉ kịp cầm vội một số giấy tờ trên tàu. Tất cả tài sản trên tàu đều bị chìm giữa biển…”, thuyền trưởng Lẫy buồn bã kể lại giây phút tàu cá bị tàu nước ngoài đâm chìm.

Theo thuyền trưởng Lẫy, trên tàu có gần 10 tấn cá và khoảng 300 triệu đồng tiền bán cá trước đó đều bị chìm xuống biển cùng với con tàu trị giá gần 5 tỷ đồng.

“Bây giờ đã mất trắng hết rồi. Con tàu chúng tôi không mua bảo hiểm thân tàu. Còn may tất cả anh em còn sống sót, về tới đất liền”, thuyền trưởng Lẫy nói.

Thuyền viên Nguyễn Thành Châu (30 tuổi, trú huyện Hoài Nhơn, Bình Định) chưa hết bàng hoàng kể lại: Sau khi nghe tiếng đâm ầm ầm, tất cả anh em trên tàu nhảy xuống thuyền thúng và may mắn có một tàu của ngư dân khác gần đó nên anh em cố sức chèo đến để được giúp đỡ, chờ tàu cứu hộ.

“Khi bị tàu nước ngoài đâm, chúng tôi nhìn thấy tàu họ nhưng họ không quay lại cứu mà bỏ đi. Vì ai cũng hoảng loạn nên không kịp dùng điện thoại để ghi lại tàu nước ngoài đâm tàu chúng tôi. Nhưng chúng tôi đã đọc được số hiệu của tàu đó trên vỏ”, anh Châu nói.

Theo 13 ngư dân cho biết, sau khi đâm tàu BĐ 95393 TS, khoảng 4 tiếng đồng hồ sau tàu nước ngoài quay trở lại vùng xảy ra tai nạn. Lúc này 13 ngư dân đã được một tàu ngư dân khác của Bình Định cứu.

Sau khi nhận tin báo tàu BĐ 95393 TS gặp nạn, 14h5 cùng ngày, Danang MRCC đã điều động tàu SAR 412 đi cứu nạn. Đến khoảng 17h tàu SAR đã tiếp cận được với các ngư dân bị nạn và đưa vào đất liền.

Theo ông Phan Xuân Sơn, thuyền trưởng tàu SAR 412 cho biết: Khi tàu SAR 412 ra tới nơi thì thấy tàu hàng nghi đâm chìm tàu cá ngư dân quay trở lại. Khi hỏi các ngư dân thì ai cũng xác định đó là tàu đã tông chìm tàu cá của mình.

Tàu SAR 412 đã cố gắng liên lạc với tàu đâm chìm tàu cá BĐ 95393 TS nhưng không nhận được trả lời. Nhưng sau nhiều lần liên lạc thì tàu này trả lời lại là họ không đâm chìm tàu cá BĐ 95393 TS rồi bỏ đi.

Sau khi tiếp nhận thông tin từ 13 ngư dân, bước đầu xác định tàu đâm chìm tàu cá BĐ 95393 TS có tên INFINITY, số MMSI 636015306, IMO 008115215, hô hiệu A8ZW3 mang quốc tịch Lybyria. Tàu xuất phát ngày 24/10 tại một cảng ở Trung Quốc và hành trình đến Singapore.

Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng phối hợp điều tra làm rõ, truy tìm tàu đã đâm chìm tàu cá BĐ 95393 TS để bắt đền bù thiệt hại cho 13 ngư dân.

13 gia đình ngư dân bị „tàu lạ“ đâm không biết bấu víu vào đâu!
Ngày 27 Tháng 10, 2014 | 03:44 PM
http://giadinh.net.vn/xa-hoi/13-gia-dinh-ngu-dan-bi-tau-la-dam-khong-biet-bau-viu-vao-dau-20141027153158946.htm

13 ngư dân là lao động chính trong các gia đình, bây giờ tàu bị đâm chìm, tài sản mất sạch. Cuộc sống vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.

Tròn một ngày sau khi bị tàu cá bị tàu nước ngoài đâm chìm giữa biển, trưa ngày 27/10, 13 ngư dân trên con tàu định mệnh BĐ 95393 TS của anh Võ Văn Lẫy (SN 1981, trú Hài Hải, Hoài Nhơn, Bình Định), chủ tàu kiêm thuyền trưởng, vẫn chưa hết nỗi thất thần. Vẻ mặt ai cũng khắc khoải, hiện hữu nỗi buồn.

Cuộc đời đi biển quanh năm đối mặt với sóng dữ, gió lớn nhưng chưa bao giờ 13 con người này họ bị khuất phục. Hôm nay, tất cả tài sản quý giá nhất của người đi biển đã mất, tay trắng.

3 4
– Sau khi tàu bị đâm chìm ngoài biển, cuộc sống của những ngư dân này vốn đã khó, nay lại càng khó khăn hơn. Ảnh Đức Hoàng
– Chủ tàu kiêm thuyền trưởng Võ Văn Lẫy kể lại lúc tàu BĐ 95393 TS bị tàu nước ngoài đâm chìm. Ảnh Đức Hoàng

Ngồi tâm sự trên tàu cứu nạn SAR 412 tại cầu cảng bãi Đá Đen (quận Sơn Trà, Đà Nẵng), thuyền trưởng Lẫy đã khàn cả giọng. Nước da ngăm đen, gương mặt sám nắng, Lẫy đứng dựa bên mạn tàu cứu nạn SAR 412 nhìn về phía biển xa xăm – nơi đó con tàu BĐ 95393 TS trị giá hơn 5 tỷ đồng cùng nhiều tài sản, tiền bạc…của anh và các ngư dân khác đã chìm nghỉm dưới biển.

“Đến bây giờ tôi vẫn không tin sự việc kinh hoàng đã xảy ra với tàu của chúng tôi. Sự việc diễn ra quá nhanh khiến chúng tôi không ai xoay xở kịp. Sau khi tàu cá của tôi bị tàu nước ngoài đâm chìm, tôi nhìn thấy trên boong tàu của họ có 3-4 người đứng nhìn xuống. Lúc đó tôi có gọi họ và ra ký hiệu cứu giúp nhưng họ bàng quang, điều khiển tàu bỏ chạy. Cũng là người hành nghề trên biển, sao họ lại nhẫn tâm để chúng tôi cận kề cái chết giữa biển khơi như thế…thật ác quá”, vị thuyền trưởng có hơn 20 năm đi biển, lấy tay lau nước mắt, Lẫy ngậm ngùi.

Lẫy kể: „Con tàu BĐ 95393 TS được đóng mới đầu năm 1999 với công suất 167CV, đến tháng 3/2014 anh nâng cấp tàu lên 420CV để có thể đi xa bờ đánh bắt hải sản nhiều hơn. Để có tiền nâng cấp tàu, anh phải vận động tất cả anh em, họ hàng “cắm” sổ đỏ vay ngân hàng khoảng 2,5 tỷ đồng để nâng cấp tàu với tổng số vốn khoảng 5 tỷ đồng. Đây là con tàu không những là chỗ dựa về kinh tế vững chắc cho gia đình anh và còn là “mái nhà” thứ hai cho 12 thuyền viên còn lại„.

“12 anh em lao động trên tàu cá của tôi ai nấy đều có hoàn cảnh gia đình khăn. Tất cả đều trông chờ vào những chuyến đi biển của con tàu này. Bây giờ tàu đã bị đâm chìm, tài sản mất sạch. Nợ ngân hàng vẫn còn đó. Thời gian tới không biết chúng tôi sẽ sống như thế nào đây…”, thuyền trưởng Lẫy tâm sự.

Ngồi uống nước tại một quán ven đường sau khi đã làm việc với lực lượng chức năng xong, hai em Phạm Minh Ánh (SN 1997) và Ngô Ngọc Trường (SN 1994, cùng trú Hoài Hải, Hoài Nhơn, Bình Định) vẫn chưa hết nỗi sợ hãi. Đây là hai lao động trẻ nhất trên con tàu định mệnh BĐ 95393 TS. Em Ánh có “thâm niên” 3 năm đi biển, còn Trường đã 6 năm em theo các anh, các chú đánh bắt hải sản ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.

“Ở quê gia đình nghèo, chúng em theo tàu mưu sinh kiếm tiền về giúp gia đình. Hôm trước khi tàu bị đâm, mấy chú, mấy anh đang phấn khởi khoe nhau đánh bắt được hơn 10 tấn cá. Dự định đánh bắt thêm một ngày nữa rồi đến hôm nay 27/10 chạy tàu vào Đà Nẵng để bán cá. Ai cũng mừng thầm chuyến này “được mùa”, hy vọng có chút tiền để về lo cho gia đình. Nào ngờ…bây giờ tất cả đã chìm xuống biển”, em Trường nghẹn ngào nói.

Được biết, từ đầu năm tới nay, tàu BĐ 95393 TS đã có khoảng 8 chuyến đi biển. Trong đó có khoảng 6 chuyến bị lỗ, 1 chuyến huề vốn, còn 1 chuyến có lãi chút ít. Với hơn 10 tấn cá đánh bắt được (trị giá khoảng hơn 200 triệu đồng), cùng với số tiền 300 triệu đồng đã bán cá trước đó và một số tấn cá nữa đang được đánh bắt 1-2 ngày, chuyến đi biển lần này thuyền trưởng Võ Văn Lẫy hy vọng có “chút đỉnh” để chia cho 12 thuyền viên. Niềm vui vừa ập tới thì nỗi bất hạnh đã chồng chất.

“Hôm qua tới giờ, gia đình, bạn bè, người thân của tôi và 12 thuyền viên gọi điện hỏi thăm, động viên chia sẻ. Một số gia đình không chịu nổi nỗi mất mát quá lớn, người thân đã bắt xe từ Bình Định ra Đà Nẵng để động viên, an ủi. Bây giờ tôi trắng tay, không biết ăn nói thế nào với 12 gia đình còn lại. Chúng tôi mong các cấp các ngành sớm tìm ra tàu nước ngoài đã đâm chìm tàu cá của tôi để bắt họ đền bù, giúp chúng tôi đồng vốn để tiếp tục đóng tàu ra khơi, bám biển…”, thuyền trưởng Lẫy tâm sự.

Trước đó, vào khoảng 12h30 ngày 26/10, trong lúc neo đậu tàu nghỉ trưa tại tọa độ 17 độ vĩ Bắc – 108,40 độ kinh Đông, cách Đà Nẵng 56 hải lý về hướng Đông Bắc, tàu cá BĐ 95393 TS bị một tàu nước ngoài đâm mạnh vào mạn tàu phía bên trái khiến nước tràn vào nhanh, tàu chìm giữa biển.

13 ngư dân trên tàu đã nhảy xuống thuyền thúng, bơi về một tàu cá khác gần đó cầu cứu. Sau khi đâm tàu BĐ 95393 TS xong, tàu nước ngoài mặc nhiên bỏ chạy. Tất cả các thuyền viên tàu cá BĐ 95393 TS đều kịp nhìn lại số hiệu của tàu “hung thủ”. Bước đầu xác định tàu đâm chìm tàu cá BĐ 95393 TS có tên INFINITY, số MMSI 636015306, IMO 008115215, hô hiệu A8ZW3 mang quốc tịch Lybyria. Tàu xuất phát ngày 24/10 tại một cảng ở Trung Quốc và hành trình đến Singapore.

Cứu hộ thành công 13 ngư dân bị đâm chìm tàu
Veröffentlicht am 27.10.2014
Sau một thời gian di chuyển, tàu SAR 412 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II đã đến hiện trường và cứu hộ thành công 13 ngư dân.

Veröffentlicht 27. Oktober 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Fischerbooten aus Stahl – Binh Dinh   Leave a comment

Provinz Binh Dinh baut neue Stahlboote zur Unterstützung der Fischer
Montag, 21. Juli 2014 – 19:47:04
http://vovworld.vn/de-DE/Gesellschaftliches-Leben/Provinz-Binh-Dinh-baut-neue-Stahlboote-zur-Unterst%C3%BCtzung-der-Fischer/256841.vov
Bis 2017 wird die südzentralvietnamesische Provinz Binh Dinh 27 neue Stahlboote bauen und damit den heimischen Fischern beim Fischfang helfen.

Der Bau kostet schätzungsweise 5 Millionen Euro und gilt als der erste Schritt
bei der Umstellung von Holzbooten zu Stahlbooten in der Provinz.
Damit wird sich die Zahl der Fischerboote mit hoher Motorleistung beim Fischfang
weit entfernt vom Festland erhöhen.

taugo
Bisher lassen Fischer in Binh Dinh Holzboote bauen. (Foto: dantri.com.vn)

Gleich nach der Heimkehr vom Fischfang im Meeresgebiet Truong Sa haben sich
hunderte Fischer im Kreis Hoai Nhon der Provinz Binh Dinh nun darauf konzentriert,
mehr über die lokale Unterstützungspolitik und die Entwürfe der Stahlboote zu erfahren,
die vom Konzern für die Schiffsbauindustrie Vietnams empfohlen wurden.
Es gibt sechs Stahlbootsmodelle für verschiedene Berufe, wie beispielsweise für den Fang von Tintenfisch, für Thunfischfang und für die Logistik.
Ein Stahlboot kostet von 200 000 bis zu mehr als 300 000 Euro.

Phan Trung Hiep, ein Bootsbesitzer der Gemeinde Hoai Huong in Binh Dinh sagt,
dass der Fischfang mit Stahlbooten viel effektiver sei. Die Vorteile sind Sicherheit,
längere Strecken und eine mögliche Kostenreduktion.
Die Modelle für die Stahlboote sollten entsprechend den Erfahrungen der Fischer entworfen werden, erklärte Nghiep weiter:
“Beim Bau von Stahlbooten sollen die Baustätten mit Bootsbesitzern koordinieren,
um Informationen und Erfahrungen auszutauschen. Zum Beispiel sollen die Seiten der Stahlboote geweitet werden, um Schwankungen zu verringern.
”

Fast alle Fischer wollen Stahlboote.
Im Vergleich zu Holzbooten haben Stahlboote die bessere Dauerhaftigkeit und längere Betriebsfähigkeit.
Dank der vorteilhaften Konstruktion des Stahlboots kann man schneller fahren und Treibstoff sparen.
Stahl ist außerdem ein robusteres Material und kann starke Kollisionen ertragen.
Der Körper des Boots ist in verschiedene geschlossene Frachträume aufgeteilt.
Daher kann es mehr Trinkwasser mitführen. Würde ein Frachtraum mit Wasser überflutet, ist das Stahlboot immer noch funktionstüchtig.
Die Frachträume für die Konservierung der Meeresprodukte sind entsprechend den internationalen Kriterien gebaut.
Den meisten Fischern zufolge sind die Kosten für den Bau von Stahlbooten kein Problem, weil man dafür aktive Hilfe der Regierung erhält.
Wichtig ist, dass die Stahlboote entsprechend jedem Beruf gebaut werden.
Dabei achtet man auf die Sicherheit und die Ausrüstung.

Viele Fischer äußern den Wunsch, dass die Regierung die Mehrwertsteuer für jedes Boot senkt oder aufhebt. Dazu sagt Fischer Le Van Gioi:
“Jedes Stahlboot kostet fast 227 000 Euro,
die Mehrwertsteuer dafür liegt bei fast 27 000 Euro.
Mit derselben Geldmenge könnte man stattdessen eine Serie von Fangnetzen des modernsten Modells kaufen. Daher wollen wir die Regierung um Hilfe bitten.
Es ist notwendig, dass das Finanzministerium die Steuer für die Fischer um 10% senkt. Sie hätten dann mehr Geld für den Kauf von Fanggeräten.”

Derzeit gibt es in der Provinz Binh Dinh mehr als 2500 Fischerboote, die weit vom Festland entfernt arbeiten.
Jedes Jahr fangen sie bis zu 200 000 Tonnen Meeresprodukte, darunter etwa 10 000 Tonnen Thunfisch.
Dass die Provinz mit dem Konzern für die Schiffsbauindustrie Vietnams beim Bau von Stahlbooten zusammenarbeitet, soll dazu beitragen, die Qualität des Fischfangs zu verbessern und zugleich den Fischern beim Schutz der Hoheit des Vaterlandes zu helfen.
Der Konzern hat außerdem mit den örtlichen Fischern dabei kooperiert, Stahlboote zu bauen, deren Kriterien sowohl den Anforderungen des Fischfangs entsprechen als auch den Forderungen von Technik und Sicherheit mit niedrigsten Investitionskosten nachkommt.

Deshalb sammle der Konzern derzeit Meinungen von Fischern und werde dann mit den Behörden der Provinzen in Zentralvietnam zusammenarbeiten, um entsprechende Stahlboote zu bauen, teilte der stellvertretende Generaldirektor des Konzerns für Schiffsbauindustrie Vietnams Ngo Tung Lam mit:
„Bislang haben wir bereits sechs Modelle für Stahlboote entworfen, davon wurden drei bereits gebaut. Von jedem Modell haben wir zwei Stück gebaut.
Drei Boote wurden bereits an Fischer überreicht. Nach jeder Fahrt haben unsere technische Mitarbeiter gemeinsam mit den Fischern die Vorteile und Nachteile der Boote bewertet, um deren Entwurf zu verbessern.“

Die Stahlboote sollen die Fischer besser vor möglichen Naturkatastrophen schützen, ihre Produktivität beim Fischfangs erhöhen, sowie die Meeresprodukte besser zu konservieren. Damit können die Fischer nicht nur beruhigt vom Fischfang leben, sondern auch zur Verteidigung der Souveränität auf dem Insel- und Meeresgebiet des Landes beitragen.

Tỉnh Bình Định đóng tàu vỏ thép giúp ngư dân vươn khơi bám biển
22 Tháng Bảy 2014 – 8:25:56
Từ nay đến năm 2017, tỉnh Bình Định sẽ đóng mới 27 tàu vỏ thép để vươn khơi với tổng kinh phí khoảng 150 tỷ đồng.
http://vovworld.vn/vi-VN/Kinh-te/Tinh-Binh-Dinh-dong-tau-vo-thep-giup-ngu-dan-vuon-khoi-bam-bien/256885.vov
Đây là bước đi đầu tiên trong lộ trình chuyển đổi từ tàu vỏ gỗ sang tàu vỏ thép và nâng số lượng tàu công suất lớn tăng hiệu quả trong khai thác hải sản xa bờ.

tau-vo-thep
Ngư dân đang mong chờ những tàu vỏ thép để vươn khơi, bám biển. Ảnh: anninhthudo.vn

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Vừa trở về từ vùng biển Trường Sa, hàng trăm ngư dân, chủ tàu cá ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đang tập trung tìm hiểu về chủ trương, chính sách cũng như các thiết kế về tàu vỏ sắt do Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam giới thiệu. Có 6 mẫu tàu vỏ thép được giới thiệu cho các nghề khác nhau, như: tàu câu mực, tàu câu cá ngừ đại dương, tàu lưới vây, tàu hậu cần…Kinh phí đóng tàu vỏ thép có giá từ 6 đến 10 tỷ đồng. Ông Phan Trung Nghiệp, chủ tàu cá xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, cho rằng tàu vỏ thép sẽ hiệu quả hơn nhiều vì mức độ an toàn, thời gian bám biển dài hơn, giảm chi phí mỗi chuyến biển. Ông Nghiệp cũng nêu ý kiến rằng thiết kế tàu vỏ thép phải theo kinh nghiệm biển của ngư dân: “Cơ sở đóng kết hợp với chủ tàu họp ý lại với nhau để trao đổi, rút kinh nghiệm. Ví dụ chúng tôi thường thường trải bên sườn ra nó sẽ giảm bớt lượng sóng mà bây giờ tàu thép bên sườn nó hơi hẹp lại cho nên đề nghị phải mở ra, tránh tình trạng chao đảo.”

..
.

Veröffentlicht 22. Juli 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Sang Fish 01 – Fischerboot aus Stahl   Leave a comment

Cận cảnh tàu cá vỏ thép 11 tỷ đồng của ngư dân Đà Nẵng
http://giadinh.net.vn/xa-hoi/can-canh-tau-ca-vo-thep-11-ty-dong-cua-ngu-dan-da-nang-2014070712364360.htm
Tàu cá vỏ thép đầu tiên ở Đà Nẵng mang tên Sang Fish 01 trị giá khoảng 11 tỷ đồng của ngư dân Lê Sang (trú phường Thuận Phước, quận Hải Châu, Đà Nẵng) đã hạ thủy thành công và chạy thử từ Cam Ranh, Khánh Hòa về tới Đà Nẵng.
http://vovworld.vn/de-DE/Gesellschaftliches-Leben/Fischern-wird-beim-Bau-von-Fischerbooten-aus-Stahl-geholfen/245181.vov

1-Sang Fish 01 3-Sang Fish 01
Sau khi hạ thủy thành công ở Cam Ranh, Khánh Hòa vào trung tuần tháng 6 /2014; tàu cá vỏ thép đầu tiên ở Đà Nẵng mang tên Sang Fish 01 đã chạy thử về tới Đà Nẵng, neo đậu ở sông Hàn
Thuyền trưởng Phan Bé (SN 1973, quê Quảng Ngãi) cho biết, tàu Sang Fish 01 được lắp rất nhiều thiết bị hiện đại như hệ thống ra đa, máy định vị…

5-Sang Fish 01 6-Sang Fish 01 7-Sang Fish 01
đang neo đậu ở sông Hàn (Đà Nẵng) mà hệ thống hiện đại trên tàu Sang Fish 01 có thể quét và nhìn thấy được vị trí đảo Tri Tôn.
Bộ máy ICOM hiện đại có trị giá hơn 100 triệu đồng được lắp ở buồng lái.

8-Sang Fish 01 14-Sang Fish 01 19-Sang Fish 01 20-Sang Fish 01
Đây là nơi các thuyền viên nghỉ ngơi, nằm ngủ…
Khu vực buồng tắm và vệ sinh.
Ảnh Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng bản đồ Việt Nam được treo trang trọng ở khu vực buồng lái.
Tàu có 6 hầm chứa cá đông lạnh, hiện đại, đảm bảo chất lượng hải sản.

Đây là loại tàu cá lưới vây được đóng tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh (Khánh Hòa). Tàu có tổng giá trị khoảng 11 tỷ đồng.

Đây cũng là tàu hậu cần nghề cá lớn nhất miền Trung có công suất gần 1.200CV, chuyên hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa.

Tàu thiết kế cho 18 thuyền viên, nhiên liệu dự trữ đảm bảo cho tàu hoạt động liên tục 2.000 hải lý.

Dự kiến khoảng 8 ngày nữa tàu cá vỏ thép Sang Fish 01 sẽ tiến ra vùng biển Hoàng Sa đánh bắt hải sản.

Veröffentlicht 7. Juli 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Fischerboote aus Stahl   Leave a comment

Fischern wird beim Bau von Fischerbooten aus Stahl geholfen

Viele vietnamesische Fischer haben den Wunsch, mit einem Boot aus Stahl
und moderner Ausrüstung, Fische im Ostmeer zu fangen.
Dieser Wunsch wird schrittweise erfüllt, da der Staat ihnen derzeit ein Budget
von umgerechnet rund 350 Millionen Euro zur Verfügung stellt.
Ferner setzt die Regierung verschiedene Maßnahmen um, um den Fischern
beim Fischfang auf hoher See zu helfen.

http://vovworld.vn/de-DE/Gesellschaftliches-Leben/Fischern-wird-beim-Bau-von-Fischerbooten-aus-Stahl-geholfen/245181.vov
Montag, 9. Juni 2014 – 18:07:40

tau ca vo sat
Das erste Fischerboot aus Stahl wird an Fischer in der zentralvietnamesischen Provinz Quang Ngai überreicht. (Foto: VOVonline)

Vietnam ist ein Küstenstaat,
dessen Bewohner über mehrere Generationen Fische auf dem Meer fangen.
Die vietn. Fischer besitzen rund 30.000 Boote und fast alle davon sind aus Holz.
Sie wurden vor allem in Handwerkdörfern gebaut.
Hölzerne Boote lassen sich schlecht ausrüsten und das Risiko beim Fischfang
auf hoher See ist groß.

Dazu Verkehrsminister Dinh La Thang.
„Hölzerne Boote halten nicht lange.
Deshalb wollen wir die Fischer überzeugen, Boote aus Stahl zu bauen.
Sie müssen sich erst an Stahlboote gewöhnen und Erfahrungen mit ihnen
beim Fischfang sammeln.
Die Konstruktion der Boote muss den Bräuchen und Sitten der Fischer
angepasst werden.
Wichtig ist aber auch, dass die Anschaffungskosten gering bleiben.
“

Im vergangenen Mai forderte Premierminister Nguyen Tan Dung auf der turnusmäßigen Regierungssitzung seine Regierungsmitglieder auf, den Fischern mit günstigen Kreditzinsen beim Bau von Booten aus Stahl zu helfen.
Die Banken wollen den Fischern zukünftig einen Kredit mit einem Jahreszinssatz von
drei Prozent für eine Laufzeit von zehn Jahren geben.
Außerdem müssen die Kreditnehmer im ersten Jahr den geliehenen Anteil des Kreditbetrages nicht gleich zurückzahlen.
Die Fischer können ihre Boote als Kreditsicherheit verpfänden und somit ist das Fischerboot versichert.
Wenn diese Finanzpolitik umgesetzt wird, kommen die Fischer schneller zu einem Kredit und können ihre Boote modernisieren.

Dazu der Vorstandschef der DongA-Bank, Cao Sy Kiem.
„Die Regierung hat schnell und richtig erkannt, dass die Fischer große Fischerboote brauchen.
Nur mit großen Kreditsummen können die Fischer Boote mit großen Leistung bauen.
Sie stellen das Boot zur Verpfändung zur Verfügung und bekommen einen günstigen Jahreskreditzinssatz von drei Prozent.
In den ersten beiden Jahren müssen die Fischer keinen Anteil der Kreditsumme samt Zinsen zurückzahlen.
Früher war es viel schwieriger, einen Kredit zu erhalten.
Nun können die Fischer mit dem Kredit der Bank große Schiffe bauen und auf hoher See Fische fangen.
“

Fischer aus der zentralvietnamesischen Provinz Quang Ngai dominieren auf dem Ostmeer und haben viel Erfahrung beim Fischfang im Meeresgebiet um die beiden Inselgruppen Hoang Sa und Truong Sa.
Die Regierung will ein Pilotprojekt verwirklichen, bei dem sie Fischern den Neubau von 22 Booten aus Stahl ermöglichen.
Bei der Familie von Tran Quang Trung in der Gemeinde Nghia An in der Stadt Quang Ngai laufen die letzten Arbeiten für ein Boot mit fast 500 PS.
Er lobte die Förderpolitik der Regierung.
„Früher mussten wir Vermögen, die uns gehören, verpfänden lassen.
Nun will die Regierung die Fischer mit ihrer Förderpolitik beim Bau von Booten aus Stahl unterstützen.
Einen Kredit bis zu 90 Prozent des Gutachtenwertes des Boots kann die Bank den Fischern geben.
“

Auch Vo Thanh Sang aus der Gemeinde Nghia An träumt seit langem
von einem Boot aus Stahl.
„Wir unterstützen die Förderpolitik der Regierung. Ich will auch von dieser Förderpolitik profitieren und ein Fischerboot aus Stahl bauen lassen.
Nur so können wir eine nachhaltige Wirtschaftsentwicklung ermöglichen.
“

Mai Thanh Van aus der Gemeinde Binh Chanh in der zentralvietnamesischen Provinz Quang Ngai war einer der ersten Besitzer eines Bootes aus Stahl mit einer Leistung von rund 900 PS.
Es kann mit einem Gesamtgewicht von etwa 120 Tonnen beladen werden.
Sein Boot sei mit modernen Geräten wie Kompassen, einer Radaranlage und einem GPS Ortungsgerät ausgerüstet, sagt Van.
„Wenn wir früher etwa 30 Tonnen Fische fingen,
mussten wir schon zurück zum Festland fahren.
Möglich wäre aber ein Fang von bis zu 50 Tonnen Fischen gewesen.
Mit dem Boot aus Stahl können wir bis zu 50 Tonnen Fische laden bevor wir
ans Festland zurück müssen.
Unser Boot ist mit einem Gefrierfach ausgestattet.
Die Fische sind gut aufbewahrt und lassen sich deshalb auch gut verkaufen.
“

Die Modernisierung der Fischerboote dient unter anderem der maritimen Wirtschaft
und der territorialen Integrität des Landes.
Mit Booten aus Stahl können die vietnamesischen Fischer bei ihrer Arbeit beruhigt sein.

Veröffentlicht 14. Juni 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,