Archiv für das Schlagwort ‘keramik

Keramikdrachen, Symbol des Westsees – [Ảnh] Cặp rồng gốm sứ, biểu tượng của Hồ Tây   Leave a comment

[Ảnh] Cặp rồng gốm sứ, biểu tượng của Hồ Tây 21°04′07.6″N 105°48′45.2″E

Hiện diện ở Hồ Tây nhiều năm, nhưng rất ít người biết được những thông tin thú vị liên quan đến cặp rồng sứ được đặt ở đầu đường Nguyễn Hoàng Tôn.
14/02/2024 – 09:06 https://nhandan.vn/anh-cap-rong-gom-su-bieu-tuong-cua-ho-tay-post796137.html
Cặp rồng gốm sứ tại Hồ Tây đầu tiên được trưng bày tại Công viên Bách thảo nhân dịp Đại lệ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Tới Tết Nhâm Thìn 2012, công trình được di dời tới lắp đặt tại hồ Tây. Điểm được lựa chọn là đường Nguyễn Hoàng Tôn kéo dài, vị trí đặt rồng đối xứng với Phủ Tây Hồ, đối xứng với trục Hồ Tây-Ba Vì và trục Hồ Tây-Cổ Loa, tạo sự gắn kết chặt chẽ với các địa danh văn hóa.
Khi chuyển về đây, 2 con rồng đã được thiết kế thêm cột đèn chiếu sáng, đài phun nước để tăng thêm vẻ đẹp sống động. Việc lắp đặt được tiến hành tỉ mỉ, một rồng chầu hướng bắc, một rồng chầu hướng nam. Phía trước là không gian mặt nước rộng lớn, phía sau là Vườn hoa Lạc Long Quân tạo một điểm nhấn đẹp.
Mỗi con rồng cao 8,5m và dài 15,6m, được gia công bằng lớp bê-tông dày và khung thép chắc chắn với tổng khối lượng lên tới 60 tấn.
Phía ngoài thân rồng được trang trí bằng nhiều mảnh gốm sứ, ấm chén, chai lọ nung ở nhiệt độ 1.300 độ C.
Phần thân rồng được chế tác từ 6.000 chiếc đĩa và 4.000 chiếc cốc.
Không chỉ vậy, các chi tiết gốm sứ đều được khắc họa tiết hoa văn là những địa danh văn hóa nổi tiếng của Thủ đô vô cùng tinh xảo, tỉ mỉ. Bằng mắt thường có thể nhận ra các địa điểm như chùa Một Cột, Tháp Rùa, Cột cờ Hà Nội… được vẽ tinh tế trên các đĩa sứ được sắp xếp dọc theo thân rồng.
Đây là công trình tâm huyết của nghệ nhân, họa sỹ Nguyễn Văn Bình và tổ thợ gốm sứ Bát Tràng dịp Hà Nội tròn 1.000 năm tuổi. Sau gần 7 năm kể từ ngày được lắp đặt tại Hồ Tây, đôi rồng đã được tu sửa vào đầu năm 2019. Theo đó, những người thợ sử dụng các mảnh gốm sứ vỡ theo các kích thước khác nhau để ốp vào thân rồng, tu sửa phần móng rồng, phần ốp hai bên bệ đỡ…
Miệng mỗi con rồng đều ngậm viên ngọc lớn. Đây là loại đá quý giá, nặng tới 57kg/viên.
Được lắp đặt từ năm 2012 đến nay, đôi rồng sừng sững bên bờ Hồ Tây lộng gió đã trở thành điểm du xuân thú vị của người dân Thủ đô và khách thập phương mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Điểm nhấn kiến trúc quen thuộc tại hồ Tây.

Veröffentlicht 16. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Präsident Vo Van Thuong und Präsident der Republik Kasachstan Kassym-Jomart Tokayev besuchen das Töpferdorf Chu Dau – Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev thăm Làng gốm Chu Đậu   Leave a comment

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev thăm Làng gốm Chu Đậu

Trong khổ Chương trình thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, sáng 22/8, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã cùng Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev và Đoàn đại biểu cấp cao Cộng hòa Kazakhstan đến thăm Làng nghề gốm Chu Đậu.
22/08/2023 – 12:34 https://nhandan.vn/chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-va-tong-thong-cong-hoa-kazakhstan-kassym-jomart-tokayev-tham-lang-gom-chu-dau-post768573.html
22/08/2023 | 14:00 GMT+7 http://www.baovanhoa.vn/chinh-tri/artmid/417/articleid/68113/chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-va-tong-thong-kazakhstan-trai-nghiem-lam-gom-chu-dau

Thôn Chu Đậu thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, thành phố Hải Dương (20°59′06.3″N 106°17′55″E), cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km. Gốm Chu Đậu thuộc dòng gốm cổ cao cấp của Việt Nam, là biểu tượng của “nền văn minh lúa nước” có từ thế kỷ XIII và được tôn vinh là “Sản phẩm mang biểu tượng hoàng gia” vào cuối thế kỷ XVII.
Hiện các tác phẩm gốm Chu Đậu đã được trân trọng bảo quản và trưng bày tại 46 viện bảo tàng nổi tiếng ở 32 quốc gia trên toàn thế giới.
Mỗi tác phẩm gốm Chu Đậu đều chứa đựng nhiều ý nghĩa, có những nét đặc trưng riêng, thể hiện ở kiểu dáng, màu men tro trấu, các hoa văn họa tiết tinh xảo, giàu bản sắc văn hóa thuần Việt. Gốm Chu Đậu giữ vị trí quan trọng trong lịch sử thủ công mỹ nghệ của Việt Nam và là nghề truyền thống được truyền lại từ hàng trăm năm trước.
Với bàn tay tài hoa và trí sáng tạo của mình, những nghệ nhân và người thợ làm gốm của Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu đã phục hưng thành công dòng gốm cổ Chu Đậu và tạo ra hàng nghìn sản phẩm, làm sống lại và nâng tầm cao mới của gốm Chu Đậu xưa, đáp ứng sự mong mỏi của đông đảo quý khách hàng trong nước và quốc tế. Hiện nay, các sản phẩm gốm Chu Đậu được sử dụng rộng rãi làm quà tặng, đồ gia dụng, đồ trang trí, sưu tập…
Làng nghề gốm Chu Đậu là một địa danh nhận được Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev rất quan tâm và mong muốn đến tham quan, tìm hiểu trong chương trình thăm chính thức Việt Nam lần này.
Tại buổi đến thăm làng nghề, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã nghe giới thiệu những nét đặc trưng của gốm Chu Đậu và cùng tham quan các gian trưng bày sản phẩm gốm đặc sắc, thăm xưởng sản xuất-nơi các nghệ nhân của Làng gốm đang làm việc.

Veröffentlicht 23. August 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Keramikberuf braucht Menschen mit Leidenschaft, ohne Ausdauer geht es nicht. Daher gilt dieser Beruf als der schwierigste aller Berufe – Nghề gốm sứ cần người có lòng đam mê, không kiên trì thì không thể làm được. Vì thế, nghề này được xem là khó nhất trong các loại nghề   Leave a comment

Sống khỏe với nghề khó nhất trong các loại nghề

Nghề gốm sứ cần người có lòng đam mê, không kiên trì thì không thể làm được. Vì thế, nghề này được xem là khó nhất trong các loại nghề, theo được thì nghề không phụ người.
15/12/2021 – 09:46 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/song-khoe-voi-nghe-kho-nhat-trong-cac-loai-nghe-20211215083224167.htm
Nghề chọn người
Xưa kia, vùng đất Ninh Bình nổi tiếng với làng nghề gốm Bồ Bát. Những ông tổ của làng đã theo chân vua Lý Công Uẩn rời kinh đô Hoa Lư ra Thăng Long (năm 1010) lập nên làng gốm Bát Tràng ngày nay. Từ đó, làng gốm Bồ Bát nức tiếng dần mai một.
Nghệ nhân Phạm Văn Vang (SN 1981) là người đã khôi phục lại nghề truyền thống gốm sứ Bồ Bát thất truyền được mười năm nay. Anh không chỉ là người gây dựng lại nghề truyền thống mà còn là người „truyền lửa“ để thế hệ trẻ nối tiếp cha ông giữ lửa nghề vang danh một thời ở vùng đất cố đô Hoa Lư.
Chủ xưởng gốm Bồ Bát tâm sự, thời gian đầu khi mới khôi phục lại xưởng, chỉ có hai vợ chồng anh và một vài người thân trong gia đình làm nghề. Lúc đó, ai cũng nghĩ nghề đã thất truyền cả nghìn năm, giờ gây dựng lại khó vô cùng. Sản phẩm làm ra sao có thể cạnh tranh với các dòng gốm nổi tiếng trên thị trường để tiêu thụ được.
Hai vợ chồng anh Vang cứ kiên trì, vừa làm vừa „mời“ mọi người cùng tham gia vào các công đoạn sản xuất gốm sứ. Ai biết gì làm nấy, ai chưa biết thì vợ chồng anh „cầm tay chỉ việc“.
„Những ngày đầu, để có người làm cùng, theo nghề, tôi mời mọi người đến học nhưng cũng trả lương bằng với mức thu nhập của công việc khác mà họ đang làm. Nhiều người đến làm, nhưng chẳng mấy người trụ được. Nghề này nó chọn người, không phải ai muốn cũng làm được“, anh Vang chia sẻ.
Chị Lê Thị Thúy (SN 1989) có thâm niên 7 năm làm việc tại xưởng gốm Bồ Bát chia sẻ: „Những ngày đầu đến xin việc làm, tôi không hề biết đến một công đoạn nào trong sản xuất gốm. Từ sự chỉ bảo tận tình, hướng dẫn bằng cả lòng nhiệt huyết của vợ chồng anh Vang mà tôi „bén duyên“ với nghề. Đến nay, đây không chỉ là công việc mưu sinh mà còn là niềm đam mê của tôi“.
Cả xưởng gốm Bồ Bát có gần 20 người làm nghề gốm nhưng mới chỉ có 3 người được công nhận là nghệ nhân. Nghệ nhân gốm Phạm Văn Thanh chia sẻ: „Nghề gốm sứ cần người có lòng đam mê, không kiên trì thì không thể làm được. Vì thế, nghề gốm được xem là khó nhất trong các loại nghề“.

Theo nghề, nghề không phụ người
Anh Vang cho biết, tại hợp tác xã gốm Bồ Bát hiện có 17 lao động làm việc thường xuyên với mức thu nhập bình quân từ 6 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, có thêm khoảng 10 lao động được thuê làm thời vụ tại xưởng sản xuất.
Ông chủ xưởng gốm cho hay, những người đang gắn bó đều là những người có thâm niên học và làm từ những ngày đầu. Năm nào xưởng cũng kiếm thêm nhân lực để mở rộng quy mô sản xuất nhưng không dễ tìm ra người có duyên với nghề.
Chị Thúy cho biết thêm, làm việc ở xưởng gốm với công đoạn vẽ, mỗi tháng, chị có thu nhập từ 7 – 10 triệu đồng. Mỗi ngày chị làm 8 tiếng, các chế độ theo luật lao động đều được công ty đóng đầy đủ, ngày lễ, tết đều được thưởng. Với khoản thu nhập này, so với các công việc khác ở quê, gia đình chị „sống khỏe“.
Chồng chị Thúy cũng làm nghề gốm. Mỗi tháng mức thu nhập của anh cũng gần chục triệu đồng. Vì thế, mức lương hai vợ chồng cộng lại giúp gia đình ổn định được cuộc sống lâu dài, nuôi các con ăn học. Cả hai vợ chồng chị Thúy đều phải mất từ 2 – 3 năm học việc, sau đó mới được giao những công đoạn khó của nghề sản xuất gốm sứ. Khi làm được rồi thì mức thu nhập cũng cao hơn nhiều so với các công việc khác.

Chị Vũ Thị Khuyên (47 tuổi) tham gia sản xuất ở khâu tạo hình cho sản phẩm chia sẻ: „Mỗi ngày làm việc đủ 8 tiếng, tôi được trả 300 nghìn đồng. Công việc không mấy nặng nhọc, ít mất sức nhưng tôi có số tiền công cao hơn nhiều so với đi phụ hồ, bốc vác, làm công nhân. Vì thế, đời sống được đảm bảo, có thu nhập nuôi 4 con học hành“.
Em Hoàng Văn Dương là thợ gốm trẻ tại xưởng gốm Bồ Bát tâm sự, học xong cấp 3 xin vào xưởng gốm để học nghề luôn. Chỉ sau 2 năm học việc giờ em đã làm thành thạo được công đoạn tạo hình cho sản phẩm. „Hiện mỗi ngày em được trả mức tiền công là 350 nghìn đồng. Ngoài ra, các chế độ như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp em cũng được công ty đảm bảo“ – Dương nói.
Chị Hoàng Thị Huyền Trang – Giám đốc Hợp tác xã gốm Bồ Bát cho hay, tại xưởng gốm có nhiều lao động cùng tham gia sản xuất, mỗi người một công đoạn như: kỹ thuật tạo hình, sửa và làm mịn, làm men, trang trí hoa văn, nung gốm… Công đoạn nào cũng đòi hỏi người thợ phải có sự khéo léo, tỉ mỉ, như vậy sản phẩm làm ra mới đạt chất lượng.
Cũng theo chị Trang, những lao động làm việc tại xưởng gốm chủ yếu là người địa phương. Trước kia chỉ quen với ruộng đồng nhưng khi chị cùng chồng khôi phục lại nghề truyền thống, mọi người đã đến học nghề, ai có niềm đam mê thì trụ lại, giờ đều đã có thu nhập khá. Nghề không phụ người.
„Làm nghề gốm ngoài có thêm thu nhập thì công việc cũng góp phần bảo tồn truyền thống, văn hóa cha ông xưa. Các sản phẩm do mình làm ra cũng quảng bá vẻ đẹp quê hương cho các vùng khác trong nước và các nước trên thế giới“ – chị Trang nói.
Anh Vang chia sẻ, hiện nay, gốm Bồ Bát đã có chỗ đứng trên thị trường, vì thế sản xuất được duy trì thường xuyên, qua đại dịch Covid-19, nghề còn phát triển hơn. „Tôi mong sao vẫn duy trì được những lao động đang gắn bó với nghề và sắp tới sẽ có thêm nhiều người yêu quý đến với nghề, cơ sở có thêm nhân lực, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân địa phương“ – anh Vang nói.

Veröffentlicht 18. Dezember 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Tru Son (Do Luong, Nghe An) ist berühmt für die Herstellung von Tontöpfen. Die Leute hier scherzen noch immer über den jahrhundertealten Beruf des „Spielens mit der Erde“ oder den „Knie-an-Ohr“-Beruf – Trù Sơn (Đô Lương, Nghệ An) nổi tiếng bởi nghề làm nồi đất. Người dân ở đây vẫn trào lộng về cái nghề có tuổi đời hàng trăm năm là nghề „vọc (nghịch) đất“, hay nghề „đầu gối quá tai“   Leave a comment

Thợ làm vàngđắt hàng ở làng kiếm tiền từ nghềnghịch đất

Người ta dường như quên tên „cúng cơm“ của cụ, mà gọi bằng cái tên „bà Vàng“ bởi ở làng nghề hàng trăm năm tuổi này, cụ nức tiếng nhờ việc làm những chiếc vung đều, đẹp, vừa vặn miệng nồi18°48′56.5″N 105°26′02.4″E
09/11/2021 – 06:20 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/tho-lam-vang-dat-hang-o-lang-kiem-tien-tu-nghe-nghich-dat-20211108162912747.htm
Trù Sơn (Đô Lương, Nghệ An) nổi tiếng bởi nghề làm nồi đất. Người dân ở đây vẫn trào lộng về cái nghề có tuổi đời hàng trăm năm là nghề „vọc (nghịch) đất“, hay nghề „đầu gối quá tai“. Đây cũng là nơi duy nhất ở Nghệ An sản xuất các sản phẩm từ đất sét để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Sản phẩm của làng nghề khá đa dạng như sanh đất, ấm đun thuốc… Tất cả công đoạn sản xuất, hoàn thiện sản phẩm hoàn toàn được làm bằng tay, không sử dụng bất kỳ loại máy móc nào.
Cũng giống như nhiều nghề truyền thống khác, hiện lao động theo nghề làm nồi đất ở Trù Sơn chủ yếu là người già và phụ nữ. Công việc vất vả, đòi hỏi sự tỉ mỉ, trong khi đó thu nhập không đáng kể khiến lớp trẻ không mặn mà.
Người Trù Sơn gọi chiếc vung nồi đất là „vàng“. Tên gọi „bà Vàng“ xuất phát từ công việc mà ít người có thể đảm đương được trong làng nghề, đó là làm những chiếc vung nồi. Thực ra, những người làm nghề đều có thể làm được vung nhưng để làm ra được những chiếc vung đều, đẹp „trăm chiếc như một“ và đặc biệt là vừa khít với miệng nồi thì hiếm người làm được. Bà Phạm Thị Hoàng là một trong số ít những người như thế…
Dường như công việc của „bà Vàng“ đã đạt tới mức tuyệt kỹ bởi những chiếc vung nồi bà làm ra đều tăm tắp, hình dáng rất đẹp. Việc „đo lường“ nguyên liệu được thực hiện bằng kinh nghiệm đúc rút cả đời người… Những nắm đất được lấy vừa đủ, vê thành từng thanh dài tầm 20 cm trước khi được đưa lên bàn xoay để tạo hình.
Gần 20 năm nay, do tuổi già, không thể tự mình làm và đốt lò nung nồi đất, bà Hoàng đi làm công cho các gia đình trong xóm. Nếu như những lao động khác được tính tiền theo sản phẩm thì „bà Vàng“ là người duy nhất được trả tiền theo ngày công nhưng không phải ai thuê bà cũng nhận lời. „Bà đúng giờ lắm, cứ 6h30 là có mặt, làm việc liên tù tì đến 11h mới nghỉ, buổi chiều bắt đầu từ 1h30 đến 18h. Bà làm việc chuyên cần và trách nhiệm, hơn nữa những chiếc vung nồi đều, đẹp nên khi có khách đặt hàng số lượng lớn, tôi đều nhờ bà tới giúp, tiền công 80.000 đồng/ngày„, ông Nguyễn Hữu Thanh – chủ cơ sở sản xuất nồi đất ở Trù Sơn, cho biết.
Sau khi được tạo hình, chiếc vung nồi đã dần hình thành. Bà Hoàng sử dụng một dụng cụ được làm từ thanh tre cật cạo bớt phần đất phía trong để tạo độ mỏng và nhẵn cần thiết. Sở dĩ bà Hoàng gắn bó với công việc làm vung nồi bởi so với các sản phẩm khác thì công việc này nhẹ nhàng hơn, nhanh hơn và đỡ mỏi hơn.
Sau khi hoàn thành, bằng một sợi cước, bà Hoàng cắt sản phẩm ra khỏi bàn xoay và đưa lên một thanh gỗ. Công đoạn này đòi hỏi sự khéo léo bởi đất dẻo, sản phẩm còn mềm, dễ bị biến dạng nếu tác động một lực mạnh.
Mỗi buổi bà Hoàng có thể làm được khoảng 100 sản phẩm thô. Sau khi được phơi trong một khoảng thời gian nhất định để tạo độ cứng cần thiết nhằm giữ nguyên hình dạng, những chiếc vung nồi này sẽ được một người thợ khác gọt dũa, hoàn thiện và phơi khô trước khi đưa vào lò nung.
„Bà Vàng“ là một trong số ít người cao tuổi còn gắn bó với nghề cha ông để lại. Mức thu nhập 80.000 đồng mỗi ngày không phải là cao, hơn nữa con cháu cũng không muốn bà phải vất vả, nhọc nhằn nhưng với bà, được làm việc, được gắn bó với nghề là niềm vui.
Những chiếc vung nồi được làm hoàn toàn bằng tay, đều tăm tắp. Đây là công việc không hề dễ dàng, ngay cả với những người thợ nhiều kinh nghiệm ở làng nghề nồi đất Trù Sơn. Cũng bởi thu nhập thấp nên nghề làm nồi đất nói chung và „làm vàng“ nói riêng đang đứng trước nguy cơ không có người nối nghề.
Với bàn tay khéo léo của người dân Trù Sơn, sau khi được nung trong khoảng 5 tiếng đồng hồ, bằng bí quyết riêng, nồi đất ở đây vừa mỏng vừa chắc chắn và có màu sắc rất đẹp. Hiện, sản phẩm của làng nghề chủ yếu được cung ứng cho các cửa hàng đặc sản trong tỉnh và xuất khẩu các tỉnh khác. Đặc biệt, nồi đất Trù Sơn là vật dụng đóng góp quan trọng cho làng cá kho Vũ Đại nức tiếng vào mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Dù làm hoàn toàn bằng tay theo kiểu „ước chừng“ nhưng những chiếc vung nồi do bà Phạm Thị Hoàng làm ra vừa khít với nồi, tạo ra sự hoàn mỹ cho sản phẩm của làng nghề nồi đất Trù Sơn.
Gắn bó gần trọn cuộc đời với nghề làm nồi đất, bà Hoàng tự hào chưa từng ốm đau ngoại trừ một lần phải cắt sỏi mật và 2 lần cảm cúm. Với bà, được sống với nghề là một niềm hạnh phúc, chỉ tiếc rằng bà chỉ có thể truyền nghề cho các con, còn gần 30 đứa cháu, không có ai theo nghề cha ông để lại. „Hết lớp chúng tôi, không biết có ai còn giữ được nghề“, lão „nghệ nhân“ 81 tuổi đời trăn trở.

Veröffentlicht 10. November 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Einzigartiges Bat Trang Keramik Museum – Độc đáo Bảo tàng gốm Bát Tràng   Leave a comment

Độc đáo Bảo tàng gốm Bát Tràng

Được xây dựng lấy cảm hứng từ những đường cong của đất làm gốm trên bàn xoay, Bảo tàng gốm Bát Tràng đang trở thành một trong những địa điểm tham quan mới của người dân Hà Nội.
11-04-2021, 10:24 https://nhandan.com.vn/dong-chay/doc-dao-bao-tang-gom-bat-trang–641619/

Bảo tàng gốm Bát Tràng toạ lạc tại thôn 5, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 15km, được khởi công xây dựng vào năm 2018 trên một khu đất rộng 3.700 m2. Công trình nằm trong dự án „Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt“ của công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh và hiệp hội làng nghề Hà Nội nhằm mục đích phát triển làng nghề. Từ Bảo tàng có thể phóng tầm mắt nhìn ra dòng kênh Bắc Hưng Hải phía đối diện. Bảo tàng có số vốn đầu tư lên đến hơn 150 tỷ đồng, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong tháng 6 tới.
Bảo tàng được tạo dựng với bảy vòng xoáy ốc khổng lồ lấy ý tưởng từ những bàn xoay vuốt gốm, với những mặt cong đa diện uốn lượn mềm mại, tự do và quấn quýt lấy nhau, tạo thành một công trình độc đáo. Cấu trúc của Bảo tàng theo lối lớn dần lên phía trên, nhưng vẫn tạo thế vững chãi và chắc chắn.
Công trình được lấy cảm hứng từ hình ảnh những khối bàn xoay – một công cụ quen thuộc và không thể thiếu đối với người dân làng gốm. Ở một góc nhìn khác lại thấy đây giống như hình ảnh lò bầu nung gốm cổ khổng lồ của người Bát Tràng xưa.
Được biết, để làm nên bảy vòng xoáy độc đáo đó, những người thợ đã phải sử dụng bê-tông cốt thép sợi tuyến tính mỏng có tải trọng không lớn nhưng có thể chịu được lực một cách hiệu quả. Đồng thời, công trình cũng tận dụng tối đa những nguyên liệu cổ của làng như: gạch gốm cổ truyền, gạch men mosaic và ngói nung… để tạo nên màu sắc chân thực nhất cho Bảo tàng…

Bảo tàng có ba tầng trưng bày. Tầng 1 là nơi dành riêng cho các nghệ sĩ trưng bày những những tác phẩm giá trị nhất của mình, qua đó kết nối khách tham quan với các nghệ nhân. Tầng 1 cũng là nơi phù hợp với các hoạt động, sự kiện lớn về gốm. Bên cạnh đó, do không gian mở ở đây rất rộng nên rất thích hợp cho các chương trình, sự kiện lớn hay các festival văn hóa cổ truyền…
Tầng 2 và tầng 3 – khu trung tâm của bảo tàng gốm Bát Tràng là nơi trưng bày các sản phẩm gốm nghệ thuật xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển làng gốm Bát Tràng, gồm các dòng men từ cổ đến hiện đại, với sự thay đổi về màu sắc, hình dáng và các họa tiết trang trí trên gốm… giúp du khách có cái nhìn tổng quan về lịch sử làng nghề.
Tầng trên cùng – tầng thượng là nơi ngắm cảnh, với không gian đầy cây xanh mát.
Không chỉ vậy, bảo tàng làng nghề gốm Việt này còn có cả khu vực dành cho các không gian trình diễn văn nghệ, khu thương mại, nhà hàng ẩm thực và các phòng nghỉ của các chuyên gia, nghệ nhân…
Ngoài ý tưởng tạo ra một triển lãm trưng bày các sản phẩm thủ công làng nghề và là nơi kết nối thủ công mỹ nghệ truyền thống, đây còn là nơi tôn vinh những người thợ làng nghề. Bảo tàng như một ngôi nhà truyền thống, nơi lưu giữ tất cả những giá trị văn hoá của làng gốm Bát Tràng để du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng, thưởng thức.
Mặc dù chưa chính thức đưa vào hoạt động nhưng Bảo tàng đã thu hút rất nhiều bạn trẻ đến tham quan bởi kiến trúc độc đáo của nó. Bạn Dương Thị Nga (sinh viên Đại học Hà Nội) chia sẻ: “Mình rất thích kiến trúc độc đáo của bảo tàng này. Những lốc xoáy được thiết kế to dần lên trên, tạo cảm giác như đang đi lạc vào hẻm núi kỳ vĩ nào đó. Chắc chắn tháng 6 mình sẽ quay lại”.

Veröffentlicht 11. April 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Rustikale Gemälde aus Abfallstoffen wie Keramikfragmenten, zerbrochenen Flaschen und Geschirr machen die Straße im Dorf Lien Mac (Hanoi) zu etwas Besonderem – Những bức tranh mộc mạc được tạo nên từ vật liệu phế thải như mảnh sành, vỏ chai, bát đĩa vỡ làm cho con đường ở làng Liên Mạc (Hà Nội) trở nên đặc biệt   Leave a comment

Những bức tranh đặc biệt được làm từ phế liệu ở Hà Nội

Những bức tranh mộc mạc được tạo nên từ vật liệu phế thải như mảnh sành, vỏ chai, bát đĩa vỡ làm cho con đường ở làng Liên Mạc (Hà Nội) trở nên đặc biệt.
21/3/2021 09:00 https://zingnews.vn/nhung-buc-tranh-dac-biet-duoc-lam-tu-phe-lieu-o-ha-noi-post1194971.html
Từ một nơi bình dị, con đường dọc làng Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang thay đổi, dần trở nên đặc biệt hơn nhờ những bức tranh làm từ vật liệu phế thải do người dân chung tay tạo nên. Khoảng vài trăm mét con đường với hàng chục tác phẩm được lên ý tưởng từ tháng 10/2020 và hoàn thiện trước Tết Tân Sửu hai tuần. 21°05′15.2″N 105°45′26.9″E

Chia sẻ về dự án, bà Nguyễn Thị Hiên (ngõ 7 tổ dân phố Hoàng Liên, quận Bắc Từ Liêm, một trong 3 người đầu tiên của nhóm thực hiện) cho biết đã ấp ủ ý tưởng từ lâu nhưng tới khoảng trung tuần tháng 10 năm ngoái họ mới bắt đầu tiến hành. “Nhờ có kiến thức về hội hoạ, kiến trúc, tôi cùng nhóm trưởng là cháu Ngô Quỳnh Liên đã quyết tâm thử sức với dự án tranh từ vật liệu phế thải”, bà Hiên cho biết.
Người dân trong làng đều ủng hộ ý tưởng nhưng ai cũng nghi ngờ liệu có thực hiện thành công không. Tuy nhiên, 3 người trong nhóm vẫn quyết tâm làm, vừa kéo xe rùa đi thu gom phế liệu quanh xóm, vừa tuyên truyền cho mọi người. Dần dần, người dân chung tay giúp đỡ, gom góp các phế phẩm”, bà Hiên chia sẻ thêm. Bức tranh với tên làng Liên Mạc là tác phẩm đầu tiên của nhóm.
Bức tranh quê” là tác phẩm mà chị Liên, bà Hiên và ông Thọ cũng như người dân làng Liên Mạc tâm đắc và tự hào nhất. Hình ảnh đồng quê, làng xóm quen thuộc hiện lên qua tác phẩm. Tác phẩm được hoàn thành trong 9 ngày.
Từng theo học ngành xây dựng và có 6 năm kinh nghiệm trong việc vẽ tranh, thiết kế tiểu cảnh cho các quán cà phê, ông Nguyễn Danh Hảo (47 tuổi) tự tay trang trí hai bên cổng nhà với hình ảnh hoa sen, cây tre và cầu Long Biên. Ông Hảo chia sẻ trong 4 ngày thực hiện tác phẩm, ông dùng mảnh vỡ của hai bình gốm màu da lươn để tạo điểm nhấn lên tranh.
Bức tranh trên tường nhà bà Quất là tác phẩm được nhiều người cùng làm nhất. Từ mẹ chồng, con cháu rồi tới nhóm hỗ trợ, khoảng chục người tham gia trang trí và mất gần 2 tháng để hoàn thiện.
Các bức tranh mất khoảng vài ngày đến vài tháng để hoàn thành tùy nội dung, số lượng người làm, có hôm họ phải chong đèn làm vì ban ngày nhiều người bận công việc riêng. Mỗi bức tranh được tạo nên từ các chất liệu phế phẩm khác nhau, mang ý nghĩa, thông điệp riêng, không chỉ góp phần làm đẹp con đường làng, mà còn kêu gọi bảo vệ môi trường, giảm rác thải của từng hộ dân.

Veröffentlicht 21. März 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Gom Chu Dau Keramik – Gốm Chu Đậu vừa sản xuất, vừa bảo đảm phòng dịch Covid-19   Leave a comment

Gốm Chu Đậu vừa sản xuất, vừa bảo đảm phòng dịch Covid-19

Công ty CP Gốm Chu Đậu đứng chân tại xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (là 1 trong 5 tâm dịch của địa phương thời gian vừa qua), bởi vậy hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty đã bị ảnh hưởng. 20°59′06.2″N 106°17′54.9″E
10-03-2021 23:16 https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/gom-chu-dau-vua-san-xuat-vua-bao-dam-phong-dich-covid-19-653798
Tuy nhiên, ngay sau khi UBND tỉnh Hải Dương có văn bản cho phép các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh được hoạt động trở lại, Công ty CP Gốm Chu Đậu đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực để tăng sức đề kháng cho người lao động, từng bước bình thường hóa hoặc điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp, tăng cường chuyển đổi số và xúc tiến thương mại…
Báo QĐND giới thiệu hình ảnh hoạt động sản xuất trở lại bảo đảm phòng dịch Covid-19 tại Công ty CP Gốm Chu Đậu!

Veröffentlicht 10. März 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

„Die einzigartigste vergoldete Keramik in Vietnam“ -Bát Tràng- “Tác phẩm gốm men lam chàm cổ dát vàng độc đáo nhất Việt Nam”   Leave a comment

Choáng ngợp bộ đồ thờ tiền tỉ được dát vàng ròng ở làng gốm Bát Tràng

Những tác phẩm gốm dát vàng ròng của nghệ nhân Phạm Đạt được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lụcTác phẩm gốm men lam chàm cổ dát vàng độc đáo nhất Việt Nam.
12/10/2017 http://vtc.vn/choang-ngop-bo-do-tho-tien-ti-duoc-dat-vang-rong-o-lang-gom-bat-trang-d356056.html
13/10/2017 http://giaoduc.net.vn/Van-hoa/Doc-dao-bo-gom-men-co-dat-vang-duoc-xac-lap-ky-luc-Viet-Nam-post180343.gd
14/10/2017 http://dantri.com.vn/doi-song/can-canh-bo-do-gom-men-co-dat-vang-doc-nhat-vo-nhi-tai-viet-nam-20171014064517707.htm
– Sơn nữ xinh đẹp và bí quyết gia truyền khiến vợ chồng say nhau như điếu đổ
– Đột nhiên sở hữu hơn 5 tỷ đồng nhờ 2 chiếc bình gốm đã sứt mẻ
– Chợ gốm Bát Tràng đột ngột đóng cửa, tiểu thương bức xúc

Với mong muốn tôn vinh và gìn giữ những giá trị văn hoá cổ truyền của cha ông, trải qua nhiều năm dày công nghiên cứu, nghệ nhân Phạm Đạt – người con của làng gốm truyền thống Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) đã chủ trì chế tác thành công 3 bộ gốm „Phúc Lộc, Bảo AnHưng Thịnh“ mang đậm giá trị văn hoá truyền thống.

Chia sẻ với PV VTC News, nghệ nhân Phạm Đạt cho biết, những tác phẩm này được ông sáng tạo dựa trên cảm hứng từ truyền thống của dòng họ, gia tộc có lịch sử hàng nghìn năm tại làng gốm Bát Tràng và làng dát vàng Kiêu Kị (Gia Lâm, Hà Nội).
Gia đình tôi đã có 3 đời làm nghề gốm. Tôi chính là cháu trai của nghệ nhân Cửu Huỳnh, người đầu tiên được phong danh hiệu nghệ nhân gốm thời kỳ Đông Dương. Dòng men rạn ở Bát Tràng có nhiều gia đình đã phục chế thành công. Tuy nhiên, để phục chế dòng men rạn có tỷ lệ rạn đều như gia đình tôi thì chưa ai có„, nghệ nhân Phạm Đạt chia sẻ.
Nói về điều đặc biệt trong bộ sưu tập gốm tâm linh lần này, ông Đạt phân tích, tác phẩm gốm dát vàng là sự kết hợp tinh tế giữa dòng men lam cổ với vàng ròng, biểu tượng của sự phú quý, mang lại giá trị văn hóa độc đáo và ý nghĩa trường tồn. Dòng men rạn cổ được ông phục chế theo bí kíp gia truyền từ thế kỷ 16.

Và đặc biệt, cặp lộc bình được dát vàng ròng trong bộ sưu tập này được xác lập kỷ lục cao nhất Việt Nam. Ngoài ra, bộ sưu tập gốm dát vàng này cũng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (đơn vị thuộc Trung ương Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam) cấp Bằng xác lập kỷ lục “Tác phẩm gốm men lam chàm cổ dát vàng độc đáo nhất Việt Nam”.
Mỗi bộ sưu tập gồm 42 tác phẩm được chế tác tuân thủ nghiêm ngặt thuận theo yếu tố ngũ hành, chuẩn kích thước lỗ ban thuộc các cung tốt.
Nguyên liệu đất sét được chính tay tôi tuyển chọn kỹ lưỡng từ vùng đất linh thiêng như đất Tổ Hùng Vương, đất sét trắng lấy ở Đông Triều – nơi có núi thiêng Yên Tử thờ Đức Thánh Trần.
Đất quý hoà quyện với nước phù sa sông Hồng nên khi nung lửa như được phủ lên mình lớp men bí quyết gia truyền của ông cha từ ngàn năm truyền lại„, nghệ nhân Phạm Đạt cho biết thêm.

Với bàn tay tài hoa của người nghệ nhân, tác phẩm gốm dát vàng không chỉ đem lại sự xa hoa, uy quyền, tạo cảm giác linh thiêng mà còn chứa đựng bên trong những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ba bộ sưu tập này phù hợp trưng bày với các không gian tâm linh như nhà biệt thự, nhà phố, nhà cổ, nhà thờ gia tộc… hoặc đặt ở những địa danh linh thiêng như đình, đền, chùa, phủ.
Theo nghệ nhân Phạm Đạt, để làm ra được một bộ sưu tập như thế này ông mất rất nhiều công sức và thời gian. Chi phí cho mỗi tác phẩm lên tới hàng tỉ đồng. Bởi sản phẩm là hàng thủ công, mỹ nghệ nên cần thời gian và sự tỉ mỉ mới tạo ra giá trị và sự độc đáo.

Xem thêm một số hình ảnh bộ gốm Bát Tràng dát vàng ròng độc đáo của nghệ nhân Phạm Đạt:


Choáng váng trước bộ sưu tập gốm dát vàng của nghệ nhân Phạm Đạt |VTC16

Gốm men rạn- là một trong những dòng men lừng danh của làng gốm cổ Bát Tràng từ thế kỷ 16, và từng bị mai một.
Trong số những nghệ nhân tâm huyết và tài hoa khôi phục lại dòng gốm cổ đó, có một nghệ nhân trẻ cũng đã thành công và tìm được hướng đi riêng cho mình: nghệ nhân Phạm Văn Đạt với dòng men rạn trên các sản phẩm gốm tâm linh, bộ đồ thờ cúng với thương hiệu: Gốm Gia Tộc Việt

Đặc biệt, để nâng tầm giá trị cho gốm Bát Tràng, nghệ nhân Phạm Đạt đã thực hiện một ý tưởng độc đáo: đó là kết hợp với làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ- để dát vàng lên gốm.

Bộ sưu tập đồ thờ “Danh gia vọng tộc – Giá trị ngàn năm” gồm 03 tác phẩm “Bảo An” “Phúc Lộc” và “Hưng Thịnh”, mỗi tác phẩm gồm 42 món chi tiết mang lại sự đầy đủ cho không gian thờ cúng trong mỗi gia đình. Bộ đồ thờ “Danh gia vọng tộc – Giá trị ngàn năm” cũng thể hiện sự tôn quý, vị thế của gia đình dòng tộc, mang lại sự may mắn, tích đức và thịnh vượng cho gia chủ, thể hiện hiếu đức của con cháu đối với tổ tiên.

 

 

Veröffentlicht 18. Oktober 2017 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Das alte Töpferdorf Bat Bo – Làng gốm Bồ Bát xưa (Ninh Bình)   Leave a comment

Làng tổ gốm sứ Bồ Bát- Bạch Liên

Làng gốm Bồ Bát xưa (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát) vốn thuộc phủ Trường Yên nay thuộc làng Bạch Liên, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. 20°07′42.7″N 105°59′01.2″E
http://gombobat.net/tin-tuc/lang-to-gom-su-bo-bat–bach-li/n126.html
https://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BB%91m_B%C3%A1t_Tr%C3%A0ng


Theo lịch sử ghi lại, từ hơn 1.000 năm trước dân làng Bồ Bát (nay là làng Bạch Liên) đã có nghề cổ truyền làm gốm sứ nổi tiếng của phủ Trường Yên.
Cùng với những nghệ nhân xã Trường yên của kinh đô Hoa Lư, những người thợ đã có đóng góp rất lớn trong việc sản xuất các sản phẩm như gạch đất nung “Đại Việt quốc quân thành chuyên”, gạch chuyên dựng xây quân thành: những đầu rồng, mặt linh thú, tượng các loài vịt, chim, rùa, văn bia, bát đĩa, đồ gia dụng đã được khai quật tại khu vực đền Vua Đinh, Vua Lê trong hàng thập kỷ qua đã minh chứng của các làng nghề gốm sứ nổi tiếng và các nghệ nhân tài hoa của mạnh đất Cố đô.

Năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, hàng loạt các nghệ nhân tại làng nghề Bồ Bát, Trường Yên đã theo triều đình thiên đô về Thăng Long xây dựng kinh đô mới, sản xuất các sản phẩm gốm sứ phục vụ triều đình và dân sinh.
Những nghệ nhân này đã đến định cư tại vùng đất ven sông Hồng, nơi có đất sét tốt để sản xuất gốm sứ và thành lập nên làng nghề Bát Tràng ngày nay. Đó là làng mang tên ghép của Bồ Bát và Trường Yên để nhớ về quê hương Hoa Lư, nơi khai sinh ra tổ nghề gốm sứ ngày nay.
Nhưng cũng từ đấy, người dân Bồ Bát không còn giữ được nghề truyền thống, những người ở lại chủ yếu cấy lúa, làm ruộng để sinh sống. Nghề gốm sứ ở Bồ Bát đã bị “thất truyền” từ đấy.

Những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế thị trường, xã Yên Thành đã năng động mở thêm nhiều ngành nghề trong nông nghiệp như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến sản phẩm cói xuất khẩu, dịch vụ vận tải, thêu ren… và đặc biệt là người dân Bạch Liên đã làm sống lại nghề tổ sản xuất gốm sứ đã “thất truyền” trong 1.000 năm qua.
Hiện nay, sản phẩm gốm mỹ nghệ Bạch Liên đã có mặt ở nhiều nơi trong nước như Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thị trường ngoài nước. Ngoài cơ sở của ông Phạm Lại, cơ sở của anh Nguyễn Văn Vượng đã mạnh dạn mở ra nghề gốm với cơ sở vật chất hàng tỷ đồng thu hút 80 lao động vào sản xuất, tạo thu nhập ổn định, góp phần làm giàu cho địa phương.
Chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, những người dân Bạch Liên (Bồ Bát ngày xưa) vừa rạo rực niềm vui, vừa xúc động vì đã làm sống lại nghề tổ trên đất quê hương và đang phấn đấu giữ nghề và đẩy mạnh sản xuất để làng nghề ngày càng phát triển.
TTXVN  làng nghề gốm Bồ Bát ở thôn Bạch Liên, xã Yên Thành, huyện Yên Mô (Ninh Bình)
.
Yên Thành: Quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở SXKD phát triển
27/09/2016 http://nbtv.vn/tin-tuc-su-kien/ninh-binh-24h/kinh-te-phap-luat/201609/yen-thanh-quan-tam-tao-dieu-kien-thuan-loi-cho-cac-doanh-nghiep-co-so-sxkd-phat-trien-701034/
Hiện nay, trên địa bàn xã Yên Thành, huyện Yên Mô có 4 doanh nghiệp và HTX đang hoạt động, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với mức thu nhập ổn định.

co-so-san-xuat-gom-su-bo-bat-xa-yen-thanh

Cơ sở sản xuất gốm sứ Bồ Bát xã Yên Thành, huyện Yên Mô đang tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động địa phương

Tại xã Yên Thành, huyện Yên Mô, các doanh nghiệp và HTX hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, làm nghề truyền thống gốm sứ và dịch vụ vận tải.
Theo đó, bên cạnh việc chú trọng tới sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp; cơ sở sản xuất, kinh doanh đầu tư xây dựng và phát triển. Qua đó, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy quá trình xây dựng NTM.

Cùng với đó, hàng năm, xã Yên Thành đã phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH, Trung tâm dạy nghề huyện Yên Mô tổ chức các lớp dạy nghề cho người nông dân trên cơ sở khảo sát mong muốn của người dân và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, thực tế trong quá trình sản xuất của các cơ sở. Qua đó, góp phần cung cấp nguồn lao động có tay nghề, chất lượng, đảm bảo hiệu quả trong công việc.
Kết quả, giá trị sản xuất CN-TTCN, xây dựng và dịch vụ của địa phương liên tục tăng qua các năm. Nếu như cả nhiệm kỳ (2010- 2015), giá trị này mới chỉ đạt 51 tỷ đồng, vượt 18 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra, thì tính trong 6 tháng đầu năm 2016, giá trị sản xuất CN-TTCN, xây dựng và dịch vụ của xã đã đạt 25 tỷ đồng, đạt trên 50% kế hoạch năm và tăng 7,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2015.
.
Thắp lửa làng nghề gốm Bồ Bát Veröffentlicht am 16.11.2016

 

Veröffentlicht 28. November 2016 von anhyeuem66 in Allgemein, Tourismus

Getaggt mit , , , , ,

Das Haus ist einzigartig – Ngôi nhà gốm sứ cổ độc nhất Việt Nam   Leave a comment

Lão nông nghèo xây nhà bằng hơn 2 tạ tiền xu cùng 9.000 cổ vật 

17/10/14 14:32  http://www.ngaynay.vn/Lao-nong-ngheo-xay-nha-bang-hon-2-ta-tien-xu-cung-9000-co-vat-p263759.html

“Nghèo rớt mồng tơi” nhưng ông Nguyễn Văn Trường ở làng Sơn Kiệu (xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) vẫn không thể từ bỏ đam mê xây nhà bằng bát đĩa và đồng xu cổ.   => 21°16′48.5″N 105°31′07.3″E

1   2   3   4

Bén duyên với đồ cổ từ nghề sơn 
Với dáng người cao gầy, nước da ngăm đen, đặc biệt là bộ râu dài và mái tóc buộc sau đậm chất nghệ sĩ khiến ai gặp ông Trường cũng không khỏi ấn tượng.

Năm 1986, sau khi xuất ngũ, ông Trường về quê mưu sinh bằng nghề sơn bàn ghế. Trong một lần đi sơn bàn ghế cho một người nổi tiếng trong giới buôn bán đồ cổ, tận mắt chứng kiến vô vàn món đồ cổ độc đáo trưng trong tủ kính khiến ông Trường “mê mẩn từ lúc nào không hay”

Thời gian đầu, theo chân một số người buôn bán đồ cổ, ông Trường học hỏi kinh nghiệm cũng như cách nhìn nhận các món đồ cổ ở các niên đại lịch sử khác nhau. Được một thời gian, ông tự lặn lội tìm mua các loại bát đĩa cổ và đem bán lại cho những người yêu thích đồ cổ trong vùng.

Ông Trường chia sẻ: “Lúc ấy còn trẻ chưa biết gì nhiều thế là cứ mua đi rồi bán lại cho người ta. Mãi đến tận sau, mê rồi, cảm thấy một cái đĩa bán đi cũng rất là tiếc, tiếc là bởi đến bao giờ cho thuyền sang bến, bao giờ mới mua được những cái đĩa như thế này nữa, thế là muốn giữ lại cho đời mình để rồi đời con cháu mình còn biết đến cội nguồn của cha ông”.

Không chỉ tìm kiếm trong vùng mà ông còn nhiều lần đi lên các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Yên Bái… để sưu tầm những đồng xèng cổ, đĩa cổ. “Có những lần đi đến một tuần mới về, trong túi chỉ còn năm bảy chục nghìn, đói gần chết nhưng không dám ăn, để dành tiền nhỡ gặp món đồ nào thì còn mua được. Nhiều lúc mua được 10 món để trong tủ, nhưng bí quá không có tiền xăng xe đành phải nhượng lại cho bạn bè 3 cái lấy tiền đi đường những chuyến khác còn 7 cái vẫn giữ lại”, ông Trường tâm sự.

Biến ngôi nhà cấp 4 thành “của hiếm  

5 Ở làng Sơn Kiệu, chắc hẳn không ai còn lạ lẫm với ngôi nhà độc đáo của ông Trường. Nằm trong ngõ hẹp nhưng ngôi nhà vô cùng nổi bật bởi những chiếc bát đĩa cổ gắn kín tường từ ngoài cổng đến trong nhà. Bước từ cổng vào, ngôi nhà như một bức tranh với đủ các gam màu khiến không ít người trầm trồ khen ngợi.

Theo ông Trường, ngôi nhà được xây bằng gạch bình thường nhưng bên ngoài được gắn lên hơn 9000 bát đĩa, khuy áo cổ; hơn 200kg đồng xu, đồng xèng cổ. Chủ yếu là đồ cổ thuộc thời nhà Nguyễn, chiếm khoảng 60%. Ngoài ra, còn có các đồ cổ đời khác như Minh, Tống, Hán, Lê, Lý, Nguyên, Mạc… Ngôi nhà bắt đầu được thực hiện từ năm 1993, dự tính 7 năm nữa sẽ hoàn thành với khoảng 2 vạn cổ vật.

Nói về ý tưởng, ông cho hay: “Gắn trực tiếp những bát đĩa cổ vào tường vừa bảo tồn được những cổ vật của cha ông ta để lại mà còn giúp cho tường nhà dày ra, khỏe lên, cho vợ con một chỗ ở khang trang hơn”

6

Khi bắt đầu thực hiện ý tưởng, ông Trường vấp phải không ít những lời bàn tán của hàng xóm, nhiều người nói ông “đúng là dở thật, tiền đổ xăng còn chẳng có, cứ suốt ngày lọ mọ bát với cả đĩa”. Tuy nhiên, ông Trường „bỏ ngoài tai„, ngày đêm tự tay gắn từng món đồ cổ lên tường nhà „có hôm một mình làm đến tận 11 giờ, nhiều khi vợ chồng cãi nhau, vợ mới bảo chỉ có thằng dở mới làm thế này còn người bình thường không ai làm thế, vợ giận còn không nấu cơm cho ăn„.

Ông Trường cũng cho biết thêm: “Vừa rồi có một người hỏi mua trả 3 tỷ nhưng tôi không bán vì họ mua nhằm mục đích mở rộng xây dựng thành khu du lịch tư nhân để bán vé kiếm lời. Ngôi nhà này không bao giờ bán chỉ có làm thêm thôi”.

Ông Tô Viết Tuấn, hội viên hội cổ vật tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ: “Hội cổ vật tỉnh vĩnh phúc có 72 hội viên, đành lòng chúng tôi cũng có lòng đam mê đồ cổ nhưng chúng tôi không làm được những việc như a Trường. Chính vì vậy, chúng tôi phong tặng cho anh trường danh hiệu là người anh hùng về cổ vật vì chính anh là người lưu giữ cổ vật nhiều nhất và đặc biệt nhất”.

Ngôi nhà gốm sứ cổ độc nhất Việt Nam | VTC  
Veröffentlicht am 27.11.2014
Dùng 200kg tiền xu cùng gần 9000 cổ vật quý hiếm, ông Nguyễn Văn Trường ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc đã gắn chúng lên ngôi nhà độc đáo của mình.

Veröffentlicht 30. November 2014 von anhyeuem66 in made in VietNam 100%

Getaggt mit ,

Keramik – Gốm sứ Đông Triều   Leave a comment

Vực dậy nghề gốm sứ Đông Triều – Quảng Ninh
Cập nhật lúc 05:14, Thứ Hai, 23/06/2014 (GMT+7)
http://www.baoquangninh.com.vn/kinh-te/201406/vuc-day-nghe-gom-su-dong-trieu-2233578/

Là một sản phẩm truyền thống, có thế mạnh về nguồn nguyên liệu, nhân lực tại chỗ, nhưng sản xuất kinh doanh gốm sứ trên địa bàn huyện hiện gặp không ít khó khăn. Tham gia chương trình OCOP của địa phương, các doanh nghiệp, các hộ gia đình làm nghề có rất nhiều trăn trở trong việc vực dậy và phát triển nghề gốm sứ Đông Triều.

Trên địa bàn huyện hiện có 45 hộ gia đình vẫn gắn bó với nghề gốm truyền thống và 11 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gốm sứ từ việc tận dụng thế mạnh của các làng nghề truyền thống để phát triển các dòng gốm sứ mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu và phát triển du lịch tại chỗ.

Ông Nguyễn Công Lệnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Gốm sứ Đông Triều chia sẻ: Gốm sứ là lợi thế, gắn với truyền thống của huyện, nhưng trong điều kiện hiện nay, người làm nghề gốm sứ có rất nhiều trăn trở. Đó là thị trường bị thu hẹp do suy thoái chung, chế độ chính sách cho những người sản xuất làng nghề gốm sứ không ổn định…

1 2

Phát triển nghề gốm sứ trên địa bàn hiện còn có những khó khăn về cơ chế chính sách, về vốn, nhất là vốn cho các hộ sản xuất, doanh nghiệp siêu nhỏ đến nhỏ và vừa. Hiện các doanh nghiệp đều chưa được vay vốn của trung ương vì điều kiện thế chấp rất ngặt nghèo, hạn mức cũng hạn hẹp. Huyện cũng đã đề nghị với tỉnh hỗ trợ triển khai quy hoạch một điểm sản xuất tập trung để chuyển dần các hộ sản xuất kinh doanh của hai làng nghề và các doanh nghiệp có diện tích sản xuất hạn chế ra xa các khu trung tâm, vùng “lõi” đô thị của Đông Triều. Bởi lẽ, mặt bằng sản xuất của các hộ dân ở hai làng nghề Vĩnh Hồng và Đức Chính hiện nay rất chật hẹp, gây ô nhiễm môi trường, tương lai phát triển sản phẩm theo chương trình OCOP cũng ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của các gia đình.

Thêm nữa là khó về tìm hiểu và phát triển thị trường. Hiện nay, các doanh nghiệp đi phát triển thị trường ở nước ngoài chỉ có mức hỗ trợ là 20 triệu đồng.

Ông Nguyễn Công Lệnh phân tích: “Số tiền đó hạn hẹp quá. Chi phí ăn, nghỉ các hộ gia đình có thể tự lo được, chứ kinh phí thuê gian hàng, vận chuyển sản phẩm đến nước sở tại là rất khó khăn. Mong rằng tỉnh nên có chính sách riêng để duy trì và phát triển làng nghề truyền thống của địa phương gắn với các điểm dừng chân du lịch trên địa bàn tỉnh. Tỉnh cũng nên nghiên cứu trích một phần kinh phí phát triển thị trường cho những người sản xuất trực tiếp đi tìm hiểu, phát triển thị trường ở nước ngoài để họ biết thị trường cần gì, cần phải sản xuất mặt hàng nào, bán cho ai, chứ không phải chỉ bán cái mình có như hiện nay. Bằng mọi cách, Đông Triều phải giữ được nghề truyền thống của mình”.

3 4 5 6

Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đông Triều là một trong những điểm dừng chân cho rất nhiều khách du lịch nước ngoài cũng như các du khách Việt Nam mỗi khi có dịp đến với Hạ Long. Huyện Đông Triều nằm trên trục quốc lộ 18 A, cách thành phố Hạ Long 60 km là một huyện có các làng nghề gốm sứ nổi tiếng ở Việt Nam.
=> 21°05′16.4″N 106°30′16.8″E
http://www.battrangceramic.net/default.asp?tab=detailnews&zone=2&id=40&tin=21&path=gom-su-dong-trieu

Nếu so về lịch sử, nghề gốm Đông Triều (Quảng Ninh) còn rất non trẻ. Người có công nhân nghề sứ ở Đông Triều là ông Hoàng Bá Huy, người mở tổ sản xuất có quy mô gia đình vào năm 1955. Cùng với thời gian, nghề này được nhân rộng và đến nay trên địa bàn đã có khoảng trên 50 lò đang ngày đêm hoạt động, chủ yếu tập trung tại địa bàn của khu vực Cầu Đất và Vĩnh Hồng, thu hút được gần 1.500 lao động địa phương.

Dòng sứ Đông Triều là dòng sứ nặng lửa, những người thợ gốm ở đây chủ yếu dùng hệ thống lò bầu và nhiệt độ nung đạt tới 1300°C. Để đạt được điều này những người thợ gốm Đông Triều đã mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu ra được cách pha chế nguyên liệu cũng như kết cấu của lò đốt. Nguồn nguyên liệu chính là đất cao lanh chịu lửa được khai thác trên địa bàn của xã Tử Lạng(?) huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương và nguồn đất sét trắng dẻo Trúc Thôn. Chính do nhiệt độ đốt ở các lò của Đông Triều rất cao nên các sản phẩm làm ra có thời gian sử dụng rất lâu, đồng thời nước men cũng rất trong. Việc tiến hành xử lý đất được những người thợ Đông Triều hết sức chú trọng, do đó hầu như không có các tạp chất lẫn – đặc biệt là không còn lượng ô xít sắt Fe2O3, vì vậy đảm bảo độ trắng đều của sản phẩm.

Sản xuất gốm sứ mỹ nghệ tại Công ty CP Thành Đồ 8 9 10

Sản phẩm ở đây cũng mang nét đặc trưng riêng mà các làng sản xuất sứ khác không thực hiện được, đặc biệt là các loại chậu hoa to có đường kính lên tới 100 cm, các loại đôn để kê chậu, các loại ang trồng. Việc tạo dáng sản phẩm được làm trên bàn xoay điện cho phép họ sản xuất với năng suất cao, các loại hoa văn, họa tiết phong phú đa dạng thể hiện dưới lớp men không những phản ánh sâu đậm cuộc sống, con người và thiên nhiên Việt Nam như tứ quý, sông nước hữu tình… mà còn đảm bảo độ bền và an toàn cho sản phẩm.

Khách hàng nước ngoài đánh giá rất cao chất lượng hàng sứ của Đông Triều. Các mặt hàng sứ, đặc biệt là các chậu hoa, đôn đã được xuất khẩu sang rất nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Đài Loan, Canada…

Đánh giá được tầm qua trọng và tương lai phát triển của nghề gốm sứ ở Đông Triều, một số doanh nghiệp sản xuất gốm sứ trong nước, ngoài việc đầu tư tại Bát Tràng đã đầu tư xây dựng nhà xưởng mới ở đây nhằm tận dụng ưu thế thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu, nguồn lao động lành nghề và vị trí giao thông thuận tiện cho việc xuất khẩu. Đây là một sự chuẩn bị chiến lược trong xu hướng phát triển kinh tế theo xu hướng toàn cầu hiện nay

Veröffentlicht 7. Oktober 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit ,