Archiv für das Schlagwort ‘Hoàng Sa và Trường Sa

In den letzten Tagen wurde berichtet, dass das chinesische Vermessungsschiff Huong Duong Hong 10 einmal die ausschließliche Wirtschaftszone Vietnams verletzt hat – Những ngày qua, các thông tin tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam   Leave a comment

Trung Quốc tiếp tục thể hiện tham vọng bẻ gãy UNCLOS trên Biển Đông

Những ngày qua, các thông tin tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, được xác lập phù hợp với các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, lại một lần nữa đẩy căng thẳng gia tăng
28/05/2023 – 20:00 https://baonghean.vn/trung-quoc-tiep-tuc-the-hien-tham-vong-be-gay-unclos-tren-bien-dong-post270315.html

Khu vực châu Á- Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc. Những ngày qua, các thông tin tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá bảo vệ đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, được xác lập phù hợp với các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, lại một lần nữa đẩy căng thẳng gia tăng. Lần này cũng như rất nhiều lần khác, Trung Quốc thể hiện tham vọng bá quyền phi pháp.

Die Beziehungen zwischen den USA und China: Die schwer beseitigten Unterschiede – Quan hệ Mỹ-Trung: Những khác biệt khó khỏa lấp   Leave a comment

Quan hệ Mỹ-Trung: Những khác biệt khó khỏa lấp
21 Tháng Năm 2015 – 14:36:12
http://vovworld.vn/vi-VN/Binh-luan/Quan-he-MyTrung-Nhung-khac-biet-kho-khoa-lap/336539.vov

– Mỹ đã có phương án đối phó nếu Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông
– Hội thảo Biển Đông tại New York, Mỹ

Quan hệ Mỹ-Trung đang có những diễn biến khá căng thẳng. Nguyên nhân của những rạn nứt mới nhất trong quan hệ giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới bắt nguồn từ những tranh cãi về vấn đề Biển Đông. Trong bối cảnh Bắc Kinh đang tiến hành hàng loạt các hoạt động cải tạo, bồi đắp, thay đổi hiện trạng các đảo trên Biển Đông, Washington ngày càng tỏ rõ thái độ của mình bằng những thông điệp cứng rắn và đưa ra những “lằn ranh đỏ” trong quan hệ với Bắc Kinh.

2013.1231155403-tapcanbinh
Ảnh: politico

Kể từ khi Washington công bố và bắt đầu thực hiện chính sách “tái cân bằng” về chính trị và quân sự với Châu Á, quan hệ giữa hai cường quốc càng gặp nhiều bất đồng. Mặc dù, cả hai bên đều khẳng định quan hệ song phương vẫn “ổn định” nhưng để kiểm soát quan hệ song phương đi đúng hướng, cả Bắc Kinh và Washington đều hiểu không dễ dàng gì.

Thách thức trật tự an ninh khu vực
Như để khẳng định chính sách chuyển dịch trọng tâm sang Châu Á, trong chuyến công du hai ngày tới Trung Quốc vừa kết thúc, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tái khẳng định cam kết kiên quyết của Mỹ sẽ bảo vệ các đồng minh ở khu vực và bắt đầu vẽ ra phần nào giới hạn đỏ tại những vùng biển mà Bắc Kinh cho rằng có chủ quyền. Tại cuộc gặp với các quan chức cao cấp Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình, Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Vương Nghị, ông J.Kerry khẳng định quyết tâm “sắt đᔠcủa Mỹ trong việc bảo vệ các lợi ích của Washington và đồng minh trên biển Đông, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh có hành động để tháo ngòi căng thẳng trên biển Đông, tham gia đối thoại cùng các nước ASEAN.

Tuy nhiên, thay vì cùng nhất trí về một giải pháp ngoại giao cho khu vực để có thể tiến tới thỏa thuận và đi đến một quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc, người đồng cấp của ông J.Kerry lại tỏ rõ lập trường cứng rắn khi thẳng thừng tuyên bố Trung Quốc quyết bảo vệ chủ quyền “bất di bất dịch” của mình.

Liệu có nguy cơ đụng độ quân sự trên biển Đông
Việc Mỹ ngày càng ráo riết trong vấn đề Biển Đông cũng bắt nguồn từ căng thẳng ngày càng gia tăng tại khu vực. Hơn 1 năm qua, việc Philippines, đồng minh của Mỹ, liên tục lớn tiếng chỉ trích các hoạt động cải tạo lấn biển của Trung Quốc, đã phần nào thu hút chú ý của thế giới. Philippines đã thúc giục Mỹ đưa ra quan điểm mạnh mẽ hơn và đây là cơ hội để Mỹ không để mất cơ hội nâng tầm ảnh hưởng của mình ở khu vực. Là một đường hàng hải quan trọng, bất kỳ sự bất ổn nào tại Biển Đông sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn tới nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ. Do đó, từ chỗ không phải là vấn đề song phương quan trọng trong quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc hay với các quốc gia Đông Nam Á, giờ đây Biển Đông lại trở thành một chủ đề hàng đầu trong chính sách của Mỹ ở Châu Á. Bộ Ngoại giao Mỹ từng tuyên bố rằng, giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông là „ưu tiên ngoại giao hàng đầu“ của Mỹ. Mỹ lo ngại rằng hoạt động cải tạo và quân sự hóa tại Biển Đông sẽ là “khúc dạo đầu” cho việc Bắc Kinh tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không tại đây, tương tự như với Biển Hoa Đông năm 2013. Vì vậy, Mỹ quyết định phát tín hiệu với Trung Quốc và thế giới rằng hoạt động gần đây của Trung Quốc đã đi “quá xa”.

Trên thực tế, vấn đề Biển Đông đã trở thành mối quan tâm trên chính trường Mỹ. Các quan chức hàng đầu phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây đã có cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ về vấn đề này. Tại sự kiện này, các thượng nghị sĩ Mỹ đã yêu cầu chính quyền của Tổng thống Barack Obama phải phản ứng mạnh mẽ hơn về những hành động của Trung Quốc trên các vùng biển ở Đông Á. Trước đó, quân đội Mỹ đã có cuộc họp để cân nhắc việc sử dụng tàu và máy bay của lực lượng hải quân thực hiện tuần tra tại khu vực cách những bãi đá mà Trung Quốc đang cải tạo ở Biển Đông ngoài khoảng 12 hải lý để bảo đảm tự do hàng hải, khiến Trung Quốc quan ngại sâu sắc. Trong nhiều năm, thường là mỗi năm 1 lần, Mỹ đều cử một đội tàu chiến tới Biển Đông. Cùng với việc tăng cường các cuộc tập trận chung với các đồng minh, sự ghé thăm của các nhóm tàu chiến Mỹ thời gian gần đây rõ ràng là thông điệp nhằm vào Bắc Kinh, thách thức chiến lược gia tăng chủ quyền của Trung Quốc. Nguy cơ xung đột trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc, theo các nhà quan sát, hoàn toàn có khả năng xảy ra bởi chính sách chuyển trục chiến lược sang Châu Á-Thái Bình Dương của Tổng thống B.Obama đang tạo ra sự đối đầu không tránh khỏi giữa hai quốc gia

Những khác biệt khó khỏa lấp
Không chỉ có quan điểm khác biệt trong vấn đề Biển Đông, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới còn vướng mắc trong không ít hồ sơ từ thương mại, nhân quyền đến an ninh mạng… Vì thế, bên cạnh sự hợp tác trên các lĩnh vực biến đổi khí hậu, CHDCND Triều Tiên và chương trình hạt nhân Iran, những khác biệt chưa được thu hẹp vẫn là một đặc điểm trong quan hệ Mỹ – Trung. Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Kerry, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định mong muốn phát triển mối quan hệ Mỹ – Trung lên một tầm cao mới. Căn cứ vào xu hướng vận động của nền chính trị và kinh tế thế giới, sự hợp tác giữa hai cường quốc là tất yếu. Song triển vọng của mối liên kết này sẽ chặt chẽ và ấm nồng đến đâu lại phụ thuộc vào việc dung hòa khác biệt ở mức nào, nhất là khi Mỹ chưa thay đổi chiến lược xoay trục về Châu Á và sự ổn định của khu vực này là lợi ích cốt lõi của Washington./.

.

Die Beziehungen zwischen den USA und China:
Die schwer beseitigten Unterschiede

Donnerstag, 21. Mai 2015 – 16:40:40
http://vovworld.vn/de-DE/Politische-Aktualit%C3%A4t/Die-Beziehungen-zwischen-den-USA-und-China-Die-schwer-beseitigten-Unterschiede/336781.vov

– Das Seminar über das Ostmeer in Frankreich
– Singapur rief ASEAN und China auf, schnell COC zu unterzeichnen
– Anhörung über das Ostmeer im Außenausschuss des US-Senats

Die Beziehungen zwischen den USA und China erleben derzeit Spannungen.
Grund dafür ist der Streit über die Frage im Ostmeer.

Derzeit treibt Peking den Ausbau und die Ausweitung der Inseln im Ostmeer voran.
Washington hat seinen Standpunkt durch starke Botschaft geäußert und sogar
“Rote Linie” für die Beziehungen zu Peking gegeben.

US-Außenminister John Kerry (l.) und Staatspräsident Xi Jinping
US-Außenminister John Kerry (l.) und der chinesische Staatspräsident Xi Jinping.
(Foto: AFP/VNA)

Seitdem Washington die politische und militärische Ausgleich-Politik
für Asien gestartet hat, stoßen die beiden Großmächten auf Meinungsverschiedenheiten, zulasten ihrer Beziehungen.
Obwohl beide Staaten eine noch stabile bilaterale Beziehung bekräftigen,
verstehen beide Seiten, dass dies nicht einfach ist.

Herausforderungen für die Sicherheit in der Region
Während seines Besuchs in China hat der US-Außenminister John Kerry erneut die Entschlossenheit der USA geäußert, um ihre Verbündeten in der Region zu schützen und zum Teil die roten Limits im Meeresgebiet für Peking zu gründen. Bei den Treffen mit hochrangigen chinesischen Politikern, davon Staatspräsidenten Xi Jinping betonte John Kerry die Entschlossenheit der USA, das Interesse Washingtons und ihre Verbündeten im Ostmeer zu schützen.
Er rief Peking dazu auf, die Spannungen im Ostmeer zu entschärfen und mit ASEAN-Ländern zu verhandeln. Statt Einigung auf eine diplomatische Maßnahme hat der chinesische Amtskollege von Kerry angekündigt, China werde seine ewige Souveränität verteidigen.

Eine mögliche militärische Auseinandersetzung im Ostmeer?
Die USA sind immer engagierter über die Frage im Ostmeer. Im vergangenen Jahr haben die Philippinen, ein Verbündeter der USA den Ausbau und die Ausweitung der Inseln durch China ständig kritisiert. Philippinen haben die USA aufgefordert, eine stärkere Botschaft zu geben.
Das ist eine Gelegenheit für die USA, seinen Einfluss in der Region zu verstärken. Als einer der wichtigen Routen auf dem Meer könnten Unruhen im Ostmeer zahlreiche Länder in der Welt, davon auch die USA, beeinflussen. Die Frage im Ostmeer ist heute nicht nur ein wichtiges Thema in Bezug auf die Beziehungen zwischen den USA und China, sondern steht die Frage auch im Mittelpunkt der US-amerikanischen Politik in Asien.
Das US-Außenministerium hat erklärt, die Lösung der Fragen im Ostmeer sei Priorität in der US-Außenpolitik. Die USA haben seine Sorge geäußert, der Ausbau und die militärische Ausrüstung im Ostmeer seien der Beginn des Plans, wenn Peking eine Luftverteidigungszone hier gründen werde.
Es sei ähnlich, wie der Plan Chinas im ostchinesischen Meer im Jahr 2013. Deshalb haben die USA sich entschieden, China und die Welt zu warnen, dass die derzeitige Handlung Chinas die Grenze etwas übertreten habe.

In der Tat haben die zuständigen US-Politiker für die Ostasien-Pazifik-Region des US-Außenministeriums und des US-Verteidigungsministeriums eine Anhörung vor dem Außen-Ausschuss des US-Senats über diese Frage geführt.
Dabei forderten die US-Senatoren die Regierung des Präsidenten Barack Obama auf,
sich stärker auf die Handlung Chinas in Meeresgebieten in Ostasien zu reagieren.
Zuvor ist die US-Armee zu einer Sitzung gekommen, um über den Einsatz der Kriegsschiffe und Flugzeuge der Marine zu diskutieren.
Demnach werden die US-Kräfte in dem Meeresgebiet patroullieren, das zwölf Seemeilen von dem Riff, wo China seinen Ausbau und Ausweitung der künstlichen Insel führt, entfernt ist.
Dafür zeigte sich China tief besorgt. In den vergangenen Jahren haben die USA jährlich eine Flotte ins Ostmeer gesendet.
Neben Manöver mit Verbündeten ist der Besuch der US-Kriegsschiffe in den vergangenen Zeiten eine klare Botschaft an China und provoziert die chinesische Strategie zur Verbreitung seiner Souveränität.
Laut Beobachtern ist eine Auseinandersetzung auf dem Meer zwischen den USA und China hochwahrscheinlich möglich, da sich die Ausgleich-Politik in Asien-Pazifik-Region des US-Präsidenten Barack Obama China entgegenstellt.

Die schwer beseitigten Unterschiede
Beide Großmächte haben nicht nur Meinungsverschiedenheit in den Fragen im Ostmeer, sondern auch Schwierigkeiten bei Handel, Menschenrechten und Cyber-Sicherheit.
Neben der Zusammenarbeit beim Kampf gegen den Klimawandel, in der Frage Nordkoreas und in iranischem Atomprogramm sind diese Unterschiede in den Beziehungen zwischen beiden Staaten schwer zu beseitigen.
Bei einem Treffen mit dem US-Außenminsiter John Kerry hat der chinesische Staatschef Xi Jinping seinen Wunsch zum Ausdruck gebracht, die Beziehungen zwischen den USA und China zu vertiefen.
Die Kooperation zwischen beiden Großmächte ist selbstverständlich.
Aber inwieweit die Perspektive für diese Kooperation ist, hängt das von der Lösung der Meinungsverschiedenheiten ab.

Veröffentlicht 20. Juni 2015 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Stellvertretender Ministerpräsident Pham Binh Minh traf den chinesische Ministerpräsident Li Keqiang – Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hội kiến Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường   Leave a comment

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hội kiến Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
19:11, 18/06/2015
http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Pho-Thu-tuong-Pham-Binh-Minh-hoi-kien-Thu-tuong-Trung-Quoc-Ly-Khac-Cuong/229557.vgp

Chiều 18/6/2015, tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường

Stellvertretender Ministerpräsident Pham Binh Minh traf der chinesische Ministerpräsident Li Keqiang
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: VGP/Hải Minh

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển ổn định quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, mong muốn hai bên triển khai hiệu quả những thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 4/2015), thiết thực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước, kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không để ảnh hưởng đến xu thế phát triển của quan hệ hai nước.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đề nghị Thủ tướng Lý Khắc Cường quan tâm, chỉ đạo các cấp, các ngành và địa phương Trung Quốc thực hiện tốt kết quả đạt được tại Phiên họp lần này; tích cực thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác thực chất phát triển cân bằng, lành mạnh, bình đẳng cùng có lợi, nhất là tạo điều kiện tăng cường nhập khẩu gạo và các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản của Việt Nam để góp phần giải quyết vấn đề nhập siêu từ Trung Quốc; tạo điều kiện cho tăng cường giao lưu, hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương biên giới hai nước, kiểm soát tốt bất đồng ở Biển Đông, không làm phức tạp tình hình trên biển, giải quyết bất đồng trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Panorama
Toàn cảnh buổi hội kiến. Ảnh: VGP/Hải Minh

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đánh giá cao kết quả Phiên họp lần thứ 8 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc; khẳng định, Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng và kiên trì phương châm láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Việt Nam, mong muốn duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao giữa hai nước; sẵn sàng cùng Việt Nam nắm chắc xu thế phát triển quan hệ hai nước, xử lý thỏa đáng bất đồng, thúc đẩy hợp tác thực chất trong các lĩnh vực giữa hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực.

Pham Binh Minh, um chinesische Außenminister Wang Yi
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: VGP/Hải Minh

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Hai bên nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước, phát huy vai trò là cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương, thúc đẩy các chuyến thăm, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; tăng cường hợp tác thực chất trong các lĩnh vực giữa hai nước, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, tạo cơ sở cho phát triển quan hệ hai nước.

.

Không làm phức tạp tình hình trên Biển Đông
Thứ 5, 19:52, 18/06/2015
http://vov.vn/chinh-tri/khong-lam-phuc-tap-tinh-hinh-tren-bien-dong-408347.vov
http://vovworld.vn/vi-VN/Chinh-tri/Khong-lam-phuc-tap-tinh-hinh-tren-Bien-Dong/344364.vov
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đề nghị Trung Quốc kiểm soát tốt bất đồng ở Biển Đông, không làm phức tạp tình hình trên biển…

Nhận lời mời của Ủy viên Quốc vụ Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì, từ ngày 17-19/6/2015, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam sang Bắc Kinh, Trung Quốc tiến hành Phiên họp lần thứ 8 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc.

Hai bên nhất trí duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng giai đoạn 2016 – 2020; tổ chức tốt một số hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân và Thanh niên hai nước trong năm 2015.

Phiên họp lần thứ 8 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song ph
Phiên họp lần thứ 8 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc

Veröffentlicht 19. Juni 2015 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

"patriotische Tour" ngày 22/6 “tour du lịch yêu nước”   Leave a comment

Cuối tháng 6 khảo sát tour du lịch Trường Sa
03/06/2015 15:13 GMT+7
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/241024/cuoi-thang-6-khao-sat-tour-du-lich-truong-sa.html

Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM nói với VietNamNet cuối tháng 6 sẽ tổ chức một đoàn đi khảo sát chuẩn bị cho kế hoạch tổ chức tour du lịch tại đảo Trường Sa.

Phanh phui chuyến ra Hoàng Sa không tồn tại của TQ 8|
Sự thật, điều hư cấu và Biển Đông 8|

Sáng nay, ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết, Sở đang làm việc với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn để lên kế hoạch cho chuyến khảo sát tại đảo Trường Sa vào ngày 22/6, tiến tới tổ chức các tour du lịch.

“Trong chuyến khảo sát chúng tôi phải xem xét ở ngoài đó có những điểm gì hấp dẫn du khách, rồi thiết kế tour, đi lại, ăn ở sao cho thuận tiện nhất, phù hợp với khả năng, nhu cầu của du khách. Tour du lịch Trường Sa sau khi được thiết kế mới được chính thức công bố”, ông Khánh nói.

Trường Sa, du lịch, hải quân-anh-1
Chuyên du lịch ra đảo Trường Sa lần đầu tiên đã được thực hiện cách đây hơn 10 năm.
Ảnh: Thái Thiện

Trong khi đó, một đại diện của công ty cổ phần dịch vụ bay và du lịch biển Tân Cảng cho biết, kế hoạch phối hợp triển khai chương trình du lịch đảo Trường Sa đang được đơn vị tích cực chuẩn bị, sau đó trình sẽ UBND TP xem xét, quyết định. Hiện chỉ ở giai đoạn khảo sát ban đầu, nên đơn vị chưa thể cung cấp thông tin gì thêm.

Trước đó, UBND TP.HCM thông báo, giao Sở Du lịch, Sở Giao thông Vận tải, tổng công ty Du lịch Sài Gòn, tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist và công ty cổ phần dịch vụ Bay và du lịch biển Tân Cảng hoàn chỉnh báo cáo kế hoạch khảo sát tuyến du lịch Trường Sa.

anh-3
Những du khách đầu tiên đón tàu du lịch ra tham quan đảo Trường Sa năm 2004

Chuyến khảo sát dự kiến vào ngày 22/6 tới chuẩn bị cho việc khai thác chính thức cũng như cân nhắc để xây dựng kế hoạch quảng bá, tuyên truyền phù hợp tuyến du lịch ra Trường Sa.

Bên cạnh đó, tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn phụ trách kiến nghị và xin ý kiến Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng xem xét hỗ trợ việc sử dụng tàu và nhiên liệu phục vụ việc triển khai tuyến du lịch Trường Sa…

anh-5
Chuyến du lịch ra Trường Sa cách đây 10 năm có giá 2,8 triệu đồng/khách

Giá cả hợp lý là tiêu chí được UBND TP đặc biệt quan tâm, lưu ý, để tour du lịch có thể dễ dàng tiếp cận người dân.

Đây không phải lần đầu, việc tổ chức du lịch Trường Sa được khai thác. Cách đây hơn 10 năm, con tàu của công ty Hải Thành đã nhổ neo rời Tân Cảng (TP.HCM), đưa hơn 100 khách tới khám phá miền đảo xa của Tổ quốc.

anh-7
Tấm vé lên tàu tham quan du lịch Trường Sa cách đây 10 năm

Đây là tour đầu tiên tới Trường Sa, mở ra cơ hội khai thác tiềm năng du lịch của quần đảo này. Giá tour lúc đó là 2,8 triệu đồng/khách trong thời gian từ 8 ngày 7 đêm.

Kinh phí cho chuyến đi lúc bấy giờ khoảng 5 tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó vì các lý do khách quan, tour du lịch này đã không được duy trì.

Thanh Huyền – Tuấn Kiệt – Ảnh: Thái Thiện

– Úc sắp đưa máy bay giám sát đảo nhân tạo của TQ
– VN không thiếu tiềm lực quốc phòng trên biển
– Ông Obama: TQ cần chấm dứt cải tạo ở Biển Đông
– BT Quốc phòng: VN chỉ kè kín đảo thuộc chủ quyền
– Mỹ cấp 18 triệu USD để Cảnh sát biển VN mua tàu
– VN muốn các nước giúp mua tàu tuần tra biển

Từ khóa: Trường Sa, du lịch, hải quân

.

Du lịch Trường Sa: Điểm đến thiêng liêng trong trái tim người Việt
03/06/2015 13:31 Fotos 88|
http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/du-lich-truong-sa-diem-den-thieng-lieng-trong-trai-tim-nguoi-viet-569799.html
Trường Sa, điểm đến không chỉ rất thiêng liêng trong mỗi trái tim người Việt Nam mà còn đẹp tuyệt trần, tinh khôi, trong trẻo qua những cảnh đẹp, sản vật và cuộc sống thường nhật ở từng vùng biển, hòn đảo, bãi đá san hô…

Thí điểm thực hiện tuyến du lịch Trường Sa
http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/thi-diem-thuc-hien-tuyen-du-lich-truong-sa-569613.html
Ngày 2.6, UBND TP.HCM đã có văn bản giao Sở Du lịch, Sở GTVT, Tổng công ty du lịch Sài Gòn TNHH một thành viên, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist, Công ty CP dịch vụ bay và du lịch biển Tân Cảng tiếp tục thực hiện chỉ đạo của UBND TP về khảo sát và triển khai thực hiện tuyến du lịch Trường Sa; hoàn chỉnh báo cáo, kế hoạch khảo sát, trong đó tập trung phân tích, đánh giá từng nội dung, tham mưu đề xuất trình UBND TP, nhằm triển khai thực hiện tuyến du lịch Trường Sa đầu tiên dự kiến khởi hành ngày 22.6.2015.

Đây là chuyến thử nghiệm để rút kinh nghiệm, tạo tiền đề cho việc khai thác chính thức, cũng như cân nhắc để xây dựng kế hoạch quảng bá, tuyên truyền phù hợp trong thời gian tới.

UBND TP cũng giao Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở ngành, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phát triển du lịch biển, đảo giai đoạn 2015 – 2020.

.

Ngày 22/6, khởi hành tuyến du lịch Trường Sa đầu tiên

Thứ tư 03/06/2015 16:00
http://www.baocaobang.vn/Du-lich/Ngay-226-khoi-hanh-tuyen-du-lich-Truong-Sa-dau-tien/40349.bcb
Tuyến du lịch Trường Sa đầu tiên dự kiến khởi hành ngày 22/6 tới là chuyến chạy thử nghiệm để rút kinh nghiệm, tạo tiền đề cho việc khai thác chính thức.

UBND thành phố Hồ Chí Minh vừa có Thông báo số 402/TB-VP, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thị Hồng tại cuộc họp về báo cáo tình hình khảo sát và triển khai thực hiện tuyến du lịch Trường Sa.

Truong Sa Lon
Các công dân nhỏ tuổi Việt Nam trên đảo Trường Sa Lớn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

.

Toàn cảnh về tuyến du lịch Trường Sa
05/06/2015 – 05:03 (GMT+7)
http://www.baogiaothong.vn/toan-canh-ve-tuyen-du-lich-truong-sa-d108186.html

Ngày 4/6, lãnh đạo Sở GTVT TP HCM cho biết, UBND TP vừa giao cho các sở, ngành liên quan phối hợp lên kế hoạch chạy thử nghiệm tuyến du lịch Trường Sa vào ngày 22/6 tới.

dao-truong-sa-lon
Lần đầu tiên TP HCM mở cửa tuyến du lịch đảo Trường Sa Ảnh: Quang Định.

Tour du lịch khám phá và lịch sử hấp dẫn
Trước thông tin UBND TP HCM mở tour du lịch Trường Sa, người dân háo hức chờ được tới những quần đảo gắn liền với chủ quyền thiêng liêng của đất nước. Các công ty du lịch đ㠓khởi động” để kịp khai thác thị trường đầy tiềm năng này.

Một nhà báo kỳ cựu ở TP HCM đã hai lần đến Trường Sa cho biết, việc UBND thành phố chỉ đạo như trên hết sức có ý nghĩa. Bởi vùng biển Trường Sa rất đẹp, sạch, đặc biệt du khách sẽ bị hấp dẫn bởi ẩm thực nơi đây. Một yếu tố quyết định thành công của chuyến đi này đối với du khách là thời điểm tháng 4, tháng 5 (âm lịch) biển yên sóng lặng…

Anh Lê Xuân Quang (kinh doanh trang trí nội thất ở quận 2) hồ hởi:
“Gia đình bốn thành viên của tôi sẽ đăng ký đi tuyến này. Trước chúng tôi dự định đi du lịch nước ngoài vào đầu tháng 7, nhưng nay nghe mở tuyến Trường Sa nên chúng tôi sẽ “thử một lần cho biết”. Theo tôi, địa danh này sẽ hấp dẫn không chỉ du Việt mà còn cả du khách nước ngoài”.

Ông Nguyễn Hải Nam, giáo viên Trường THPT Nguyễn Huệ, Q.9 chia sẻ:
“Các em học sinh mới biết về Trường Sa qua hình ảnh, sách vở mà các thầy cô truyền đạt. Nhưng nếu được đi du lịch Trường Sa, các em sẽ ý thức hơn về biển đảo và tình yêu đất nước”.

Ngày 4/6, trao đổi với PV Báo Giao thông, bà Đoàn Thị Thanh Trà, Giám đốc tiếp thị truyền thông Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist đánh giá:
“Trong tương lai, tour du lịch Trường Sa sẽ là tour du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều người dân trong nước và cả du khách nước ngoài. Bởi ngoài việc khám phá, đây còn là điểm đến mang dấu ấn lịch sử. Hiện tại, công ty đang lên kế hoạch tổ chức khảo sát thực địa và có sự hỗ trợ về phương tiện tàu của Bộ Quốc phòng mới có phương án cụ thể cho từng tour”.

Theo tìm hiểu của PV, một số công ty du lịch lữ hành như Công ty Du lịch Việt, Công ty TNHH Du lịch Thế hệ trẻ TP HCM, Công ty TNHH Dịch vụ du lịch Việt Sun rất hào hứng với tour du lịch mới này và đang lên kế hoạch khảo sát để đưa mức giá vé phù hợp cho từng đoàn du lịch. Tuy nhiên, giá trọn gói cho chuyến du lịch Trường Sa cũng khoảng vài chục triệu, tùy theo chuyến đi dài hay ngắn ngày, mỗi công ty sẽ có bảng kê chi tiết.

Giám đốc một công ty du lịch lữ hành ở TP HCM cho biết, chưa thể cụ thể chi phí tour/người tham gia là bao nhiêu nhưng với tinh thần hướng về Trường Sa, sau khi có kết quả khảo sát, công ty ông sẽ tính toán vừa đủ chi phí chứ chưa tính đến chuyện lãi. Theo lời vị này, qua tính toán ban đầu thì chuyến đi khoảng 12 ngày trở lại và xuất phát bằng tàu lớn tại cảng TP HCM nên rất thuận tiện cho du khách…

Thời điểm thuận lợi nhất để đến với Trường Sa kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch bởi lúc này du khách được sự ủng hộ của thời tiết. Đến Trường Sa, du khách sẽ có nhiều điểm dừng chân đáng nhớ trên Đảo Trường Sa Lớn như Tượng đài liệt sĩ, Đền thờ Bác Hồ, Cột mốc chủ quyền…

Ngoài ra, hãy thưởng thức hải sản do chính người dân trên đảo và người lính Trường Sa đánh bắt để biết mùi vị biển đảo.Anh Vũ Sĩ Lưu, Trạm trưởngTrạm Hải đăng Trường Sa

22/6, khởi hành chuyến du lịch
Trường Sa đầu tiên Trước đó, sau nhiều lần khảo sát, UBND TP HCM đã giao Sở Du lịch, Sở GTVT, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn TNHH MTV, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist và Công ty CP Dịch vụ bay và du lịch biển Tân Cảng tiếp tục hoàn chỉnh báo cáo, kế hoạch khảo sát tuyến du lịch Trường Sa. Bên cạnh đó, UBND TP cũng yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung phân tích, đánh giá từng nội dung, tham mưu đề xuất trình UBND TP HCM xem xét sớm mở tuyến du lịch này…

Dự kiến, tuyến du lịch Trường Sa đầu tiên sẽ khởi hành vào ngày 22/6. Chuyến thử nghiệm này sẽ là cuộc đánh giá rút kinh nghiệm, tạo tiền đề cho việc khai thác chính thức cũng như cân nhắc để xây dựng kế hoạch quảng bá, tuyên truyền phù hợp trong thời gian tới sau khi được chấp thuận chủ trương của Thành ủy TP và sự hỗ trợ của các bộ, ban ngành hữu quan.Để chuyến du lịch thử nghiệm thành công, UBND TP. HCM giao Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phát triển du lịch biển, đảo giai đoạn 2015-2020.

Nhiều điểm đến trong “tour du lịch yêu nước”
Nhiều người háo hức với tour du lịch Trường Sa, không phải vì tò mò, không phải vì giải trí mà đó là tour du lịch yêu nước.

Nếu khi đi qua giàn khoan DK2 – khu mỏ dầu Bạch Hổ, mỏ Rồng, du khách có cảm giác như đang ở giữa một thành phố nổi, với những giàn khoan dầu nhiều kiểu dáng, rực rỡ trong nắng chiều thì sẽ có cảm giác choáng ngợp và thiêng liêng khi đặt chân tới Đảo Trường Sa Lớn.

Tại đây, du khách làm lễ thả hoa xuống biển để tưởng nhớ 64 chiến sỹ đã hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc tại bãi đá Gạc Ma ngày 14/3/1988, đồng thời lên án tội ác của hải quân Trung Quốc, những kẻ cướp đảo đã giết hại dã man 64 chiến sỹ của ta.

Trong đó, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn phụ trách việc kiến nghị và xin ý kiến Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng xem xét hỗ trợ việc sử dụng tàu và nhiên liệu phục vụ việc triển khai tuyến du lịch Trường Sa. Còn Tổng công ty du lịch Sài Gòn TNHH MTV, Công ty CP Dịch vụ bay và du lịch biển Tân Cảng xác định mô hình và phương thức hiệu quả giữa hai đơn vị, hoàn chỉnh kế hoạch triển khai chương trình du lịch Trường Sa. Đặc biệt chú ý đến chi phí, từ đó xác định giá dịch vụ phù hợp nhằm thu hút khách du lịch tham gia, đề xuất trình UBND thành phố.

Sau khi nghỉ ngơi, điểm tâm tại nhà khách, du khách làm lễ dâng hương tại Tượng đài liệt sỹ – nơi yên nghỉ của các liệt sỹ hải quân Việt Nam đã hy sinh anh dũng để bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; thắp hương tại Đền thờ Bác Hồ – công trình do quân dân tỉnh Nghệ An xây tặng huyện đảo Trường Sa. Tiếp đó, khởi hành đi lễ tại chùa Trường Sa Lớn để cầu chúc cho các chiến sỹ trên đảo có sức khỏe tốt, giữ vững tay súng để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Du khách có thể lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ bên “Cột mốc chủ quyền” của Việt Nam khi tới đây cũng như có cơ hội tận mắt chứng kiến những bằng chứng lịch sử hùng hồn chứng minh chủ quyền không thể chối cãi “Quần đảo Trường Sa là của Việt Nam” tại Phòng trưng bày hiện vật lịch sử.

Sau khi rời đảo Trường Sa Lớn, du khách sẽ có một ngày với đảo Sinh Tồn – , đảo Đá Tây. Tại đây, du khách có cơ hội ngắm bình minh trên quần đảo Trường Sa, thưởng thức hải sản; giao lưu với các chiến sỹ trên đảo…

Cũng trong hành trình này, đừng bỏ qua cơ hội tham quan ngọn hải đăng, tắm biển Song Tử Tây để cảm nhận làn nước trong xanh, xua tan những mệt mỏi sau hành trình dài vượt trùng dương xanh thẳm.

Chinas künstliche Inseln – 20.05.2015   Leave a comment

Philippines, Úc đồng loạt lên tiếng về biển Đông
22/05/2015 16:48
http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/philippines-uc-dong-loat-len-tieng-ve-bien-dong-20150522162008092.htm

Philippines hôm 21-5 khẳng định máy bay của nước này vẫn sẽ tiếp tục hoạt động trên khu vực mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền ở biển Đông.

Tuyên bố được chính phủ Philippines đưa ra sau khi có thông tin Trung Quốc xua đuổi một máy bay do thám của Mỹ phía trên các đảo nhân tạo Bắc Kinh đang xây dựng trái phép ở biển Đông.

Tại cuộc họp báo ngày 21-5, Bộ trưởng Truyền thông Philippines Herminio Coloma Jr. khẳng định Manila sẽ thực hiện quyền tự do hàng không quốc tế, đồng thời nhấn mạnh vụ Bắc Kinh đe dọa máy bay Mỹ làm nổi bật tình hình căng thẳng mà Trung Quốc gây ra trong vùng lãnh thổ đang tranh chấp.

bien-dong-1
Ảnh chụp từ chiếc P-8A Poseidon của Mỹ cho thấy Trung Quốc bồi đắp Đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters

Theo đài CNN, Hải quân Trung Quốc đã ban hành 8 cảnh báo tới phi hành đoàn của chiếc P8-A Poseidon – máy bay giám sát tiên tiến nhất của quân đội Mỹ – khi nó đang hoạt động phía trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc hôm 20-5.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm 22-5 lên án Mỹ đang đe dọa an ninh đối với các đảo nhân tạo và bãi đá ngầm.
Ông Hồng nói: “Những hành động này rất vô trách nhiệm và nguy hiểm, có hại cho hòa bình và ổn định khu vực. Chúng tôi bày tỏ sự bất mãn mạnh mẽ và kêu gọi Mỹ chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp quốc tế, ngừng các hành vi khiêu khích”.

Dù vậy, ông Hồng vẫn ngang ngược nói „lực lượng đồn trú của Trung Quốc đã buộc máy bay do thám Mỹ phải bỏ chạy” sau cảnh báo qua sóng radio.

Trong khi đó, Bộ trưởng Coloma đề cao tầm quan trọng việc các tổ chức quốc tế như ASEAN và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) trong việc phối hợp để đảm bảo các hành động phi lý gần đây của Trung Quốc không làm cản trở giao thương quốc tế.

Hôm 22-5, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews bày tỏ quan ngại về hoạt động gia tăng quân sự của Bắc Kinh tại khu vực này.
Ông Andrews tuyên bố Úc phản đối bất kỳ “hành động đơn phương hoặc ép buộc nào” ở biển Đông và biển Hoa Đông. Ông còn phát biểu Canberra muốn giữ quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước, bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản để sống trong một khu vực hòa bình và phát triển.

Bên trong chiếc P8-A Poseidon hôm 20-5 Máy bay do thám P-8A Poseidon
Bên trong chiếc P8-A Poseidon hôm 20-5. Ảnh: US Navy

Trước đó, Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tuần tra trên không và trên biển trong không phận và vùng biển quốc tế trên biển Đông, bất chấp phản ứng của Trung Quốc.

Hải quân Mỹ hôm 21-5 đã công bố 2 đoạn video quay lại chuyến bay do thám bằng P-8A Poseidon trên biển Đông hôm 20-5. Dựa theo video, máy bay Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân Clark ở Pampanga – Philippines.

Đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc công bố hình ảnh về hoạt động cải tạo trái phép của Trung Quốc, đồng thời là lần đầu cho phép báo giới tham gia. Có mặt trên P-8A Poseidon ngày 20-5 là nhóm phóng viên đài CNN.

U.S. Navy P-8A Poseidon flies over new islands in South China Sea
Veröffentlicht am 21.05.2015
OVER THE SOUTH CHINA SEA (May 20, 2015) Sailors assigned to Patrol Squadron (VP) 45 conduct flight operations aboard a P-8A Poseidon over the South China Sea. During the flight, the crew of the P-8A documented several warnings, issued by China’s People’s Liberation Army Navy (PLAN), to leave the area. The mission documented the continued expansion of reefs which have been turned into man-made islands with airport infrastructure in the South China Sea. VP-45 is on deployment supporting U.S. 7th Fleet operations in the Pacific. (U.S. Navy video/Released)

U.S. Navy P-8A Poseidon flies over new islands in South China Sea #2
Veröffentlicht am 21.05.2015
OVER THE SOUTH CHINA SEA (May 20, 2015) Sailors assigned to Patrol Squadron (VP) 45 conduct flight operations aboard a P-8A Poseidon over the South China Sea. During the flight, the crew of the P-8A documented several warnings, issued by China’s People’s Liberation Army Navy (PLAN), to leave the area. The mission documented the continued expansion of reefs which have been turned into man-made islands with airport infrastructure in the South China Sea. VP-45 is on deployment supporting U.S. 7th Fleet operations in the Pacific. (U.S. Navy video/Released)

P.Nghĩa (Theo Reuters, GMA Network, Inquirer, Sydney Morning Herald)

.

TQ nói Mỹ hành động „nguy hiểm, vô trách nhiệm“ ở Biển Đông
Thứ sáu, 22/05/2015 | 19:54 GMT+7
http://www.tinmoi.vn/tq-noi-my-hanh-dong-nguy-hiem-vo-trach-nhiem-o-bien-dong-011359605.html

Bắc Kinh hôm 22/5 đã mô tả những hành động các máy bay Mỹ tuần tra ở Biển Đông là „vô trách nhiệm và nguy hiểm„, đồng thời yêu cầu Mỹ dừng lại để tránh xảy ra tai nạn rủi ro.

Tin tức trên Reuters cho biết, phía Trung Quốc nói rằng họ „rất không hài lòng“ về những chuyến bay giám sát của quân đội Mỹ.

Hành động như vậy dễ gây ra tai nạn. Nó rất vô trách nhiệm, nguy hiểm và có hại cho hòa bình cũng như ổn định tại khu vực. Chúng tôi kêu gọi Mỹ nghiêm túc tuân thủ luật pháp và quy tắc quốc tế, kìm chế những hành động nguy hiểm và khiêu khích„, Reuters dẫn lời Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói trong cuộc họp báo.

Ông Hồng cũng ngang ngược tuyên bố rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ khu vực liên quan, đồng thời có biện pháp cần thiết và phù hợp để „đảm bảo an toàn cho những bãi đá, đảo của Bắc Kinh„, tránh xảy ra tai nạn trên không và trên biển.

Phản ứng trên của Trung Quốc được đưa ra sau khi Mỹ hôm 20/5 điều một máy bay P-8A Poseidon thực hiện nhiệm vụ trinh sát trong không phận quốc tế, bên trên căn cứ đặt tại đảo nhân tạo mà Trung Quốc phát triển từ một bãi đá ngầm trên Biển Đông. Hải quân Trung Quốc sau đó liên lạc với P-8A Poseidon bằng tiếng Anh và 8 lần yêu cầu máy bay „rời đi ngay„.

Trong đoạn video quay từ các camera của P-8A trong cuộc tuần tra trên Biển Đông, ở đá Chữ Thập xuất hiện một doanh trại quân đội, một tháp canh và đường băng đủ dài để mọi loại phi cơ cất và hạ cánh. Quanh đá Chữ Thập và đá Vành Khăn, hàng chục máy nạo vét đất đá của Trung Quốc đang hoạt động hết công suất, hút cát từ đáy biển để bồi đắp nên những bãi đất mới.


..
.

Biển Đông trong Sách trắng Quốc phòng mới của TQ
Veröffentlicht am 26.05.2015
VNOTV | Trong bối cảnh vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông vẫn còn gay gắt, việc Trung Quốc công bố Sách trắng Quốc phòng 2015 khiến quốc tế vô cùng quan tâm.

USA: China soll sofort den Ausbau der künstlichen Inseln im Ostmeer stoppen
Samstag, 30. Mai 2015 – 17:49:48
http://vovworld.vn/de-DE/Nachrichten/USA-China-soll-sofort-den-Ausbau-der-k%C3%BCnstlichen-Inseln-im-Ostmeer-stoppen/339249.vov

– Internationale Presse berichtet die Ambition Chinas durch den Bau künstlicher Inseln in Truong Sa
– Umwandlung einiger Riffe in künstliche Inseln: China verletzt internationale Gesetze

china
Das Foto aus Satellit zeigt den illegalen Bau auf Riffe im Ostmeer durch China.
(Foto: Reuters/ vietnamplus.vn)

China sollte sofort und für ewig seinen Ausbau der künstlichen Inseln im Ostmeer stoppen.
Dies sagte der US-Verteidigungsminister Ashton Carter am Samstag beim Asien-Sicherheitsgipfel in Singapur. Er betonte, die Chinas habe in der Region den internationalen Standard übertreten.
Die USA kritisieren alle Handlungen zur Militärisierung im Ostmeer.

Zum Auftakt des Shangri-La-Dilaogs rief der singapurische Premierminister
Lee Hsien Loong, China und die südostasiatische Staatengruppe ASEAN auf,
so schnell wie möglich das Regelpaket über das Verhalten der Anrainerstaaten im Ostmeer COC zu unterzeichnen.
Sie sollten nicht lassen, dass die Streitigkeiten den Beziehungen schaden.
Sie sollten am besten die internationalen Gesetze,
davon das UN-Seerechtsübereinkommen von 1982 einhalten.
Die Stabilität in der Region könnte nicht durch eine Großmacht, sondern durch die Einigung der ganzen internationalen Gemeinschaft aufrechterhalten werden, sagte er.

Zuvor hatte China ein Weißbuch mit vielen Drohungen gegen die Nachbarländer veröffentlicht. Dies hat der US-Verteidigungsminister scharf kritisiert.

Der Befehlshaber der US- Pacific Fleet Harry Harris bezeichnet das Weißbuch Chinas als sinnlos.

.

Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xây dựng trái phép ở Trường Sa
06:11 ngày 29 tháng 05 năm 2015
http://www.tienphong.vn/the-gioi/yeu-cau-trung-quoc-cham-dut-xay-dung-trai-phep-o-truong-sa-865728.tpo
Việc Trung Quốc xây dựng 2 đèn biển trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam; Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động xây dựng này.

12a_ITCN
Trung Quốc tăng cường xây dựng trái phép tại đá Gạc Ma của Việt Nam.
Ảnh chụp ngày 27/4/2015
. Ảnh: Trung Hiếu

Veröffentlicht 22. Mai 2015 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Chinas künstliche Inseln – Mỹ có thể diệt ‘tàu sân bay trên đảo’ của Trung Quốc ở Trường Sa   Leave a comment

Mỹ có thể diệt ‘tàu sân bay trên đảo’ của Trung Quốc ở Trường Sa
26/02/2015 12:49
http://tinnong.thanhnien.com.vn/pages/20150226/my-co-the-diet-tau-san-bay-tren-dao-cua-trung-quoc-o-truong-sa.aspx

Những đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở các bãi đá chiếm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa có cả đường băng, có tác dụng như tàu sân bay trên cạn, giá rẻ, kiểm soát cả vùng biển, vùng trời Biển Đông 24/24 giờ. Nhưng ‘tàu sân bay’ này lại rất dễ bị tàu ngầm Mỹ phá huỷ trong vài phút,
theo trang tin Medium (Mỹ).

TAUSANBAY-DAO-2
Trung Quốc đã ồ ạt cải tạo đất, biến Đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo rất lớn, diện tích gần 100.000 m2, có cả đường băng dài 3 km, nhằm biến nơi đây thành „tàu sân bay trên cạn“. Trong ảnh là việc xây cất đảo nhân tạo ở Đá Chữ Thập vào cuối năm 2014 – Ảnh: CSIS/Jane’s

Trang tin Medium ngày 20.2 cho rằng những đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Trường Sa nhằm mục đích quân sự, biến chúng thành các tàu sân bay với chi phí điều hành thấp, hoạt động 24/24 giờ suốt 365 ngày/năm.

Các đảo nhân tạo tiền đồn này của Trung Quốc là một phần của „chuỗi sát thủ“ gồm mạng lưới các cảm biến giám sát trên các máy bay có người lái và không có người lái (UAV), vệ tinh do thám, tàu chiến và tàu ngầm.

Trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh, chuỗi sát thủ này của Trung Quốc có thể xác định vị trí, nhận dạng và theo dõi tàu chiến của đối phương, đặc biệt là những kẻ thù lớn như tàu sân bay, và đánh chìm chúng.

Nhưng các căn cứ trên đảo nhân tạo này, một dạng “tàu sân bay trên cạn, chi phí thấp” của Trung Quốc lại dễ bị tổn thương hơn so với một tàu sân bay luôn di chuyển

Trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh, những tiền đồn trên đảo nhỏ như thế này sẽ không có khả năng tồn tại trong hơn vài giờ. Các đảo nhân tạo này có thể hữu ích trong thời bình, và tạm thời nguy hiểm một cách ngắn ngủi trong thời chiến.

Lấy ví dụ với Đá Chữ Thập (Trung Quốc chiếm của Việt Nam). Việc xây dựng căn cứ quân sự rầm rộ nhất của Trung Quốc ở Biển Đông đang diễn ra tại Đá Chữ Thập. Ngoãi bãi đá này, Trung Quốc còn ồ ạt xây cất đảo nhân tạo có sân bay tại các bãi đá khác như Đá Châu Viên và Đá Gạc Ma (chiếm của Việt Nam ở Trường Sa), đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974).

Đá Chữ Thập trước đây dài khoảng 90 mét, ngang 90 mét, diện tích dường như không đáng kể, nhưng có tính chiến lược vì nằm ở khoảng giữa của Biển Đông. Đá Chữ Thập nằm gần Việt Nam, Philippines và Malaysia hơn là Trung Quốc (cách xa 1.200 km).

Đầu năm 2015, Philippines lên tiếng báo động về việc Trung Quốc mở rộng diện tích Đá Chữ Thập. Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s 360 (Mỹ), Trung Quốc đã nạo vét, phun cát tại Đá Chữ Thập xây thành đảo nhân tạo có chiều ngang 200 – 300 mét, diện tích lên đến 100.000 m2, thành đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa. Những điều này xảy ra chỉ trong ba tháng ngắn ngủi.

Đáp lại, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc gọi Philippines là “kẻ quấy rối” và nói rằng những nỗ lực của Manila để thúc đẩy trọng tài quốc tế giải quyết các đảo tranh chấp này là „lố bịch„. Tân Hoa Xã còn cáo buộc Mỹ xúi giục các đồng minh trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Quân đội Trung Quốc đã đánh chiếm Đá Chữ Thập của Việt Nam từ năm 1988, và xây dựng một pháo đài nhỏ cho quân lính đồn trú, một bến tàu, sân bay trực thăng và bố trí súng cao xạ trên các lô cốt bê tông.

Năm 2011, quân đội Trung Quốc quyết định biến Đá Chữ Thập thành trụ sở chỉ huy chính ở Trường Sa. Vào thời điểm đó, pháo đài ban đầu đã mở rộng trông như một căn cứ thực sự, thậm chí có cả nhà kính để trồng rau.

Hiện nay, Đá Chữ Thập đã thành đảo nhân tạo, đủ lớn để xây dựng một đường băng dài 3.000 mét hoàn chỉnh, có thể phục vụ việc cất và hạ cánh của hầu hết máy bay thuộc hải quân Trung Quốc.

TAUSANBAY-DAO-3
Một pháo đài của Trung Quốc tại Đá Chữ Thập chiếm của Việt Nam, trước khi xây thành đảo nhân tạo. Nơi đây có lô cốt bố trí súng cao xạ – Ảnh: Medium lấy từ mạng Trung Quốc

TAUSANBAY-DAO-1
Trang tin Medium của Mỹ cho rằng chỉ cần vài phút là căn cứ không quân ở Đá Chữ Thập bị tàu ngầm Mỹ huỷ diệt chỉ với 10 tên lửa Tomahawk-D rải ra hơn 1.660 quả bom bi

TAUSANBAY-DAO-5
Một máy bay không người lái của Trung Quốc nhái kiểu Global Hawk của Mỹ, rất có thể bố trí ở Đá Chữ Thập – Ảnh: Medium lấy từ mạng Trung Quốc

Nhưng một căn cứ không quân cần nhiều thứ hơn là chỉ có mỗi đường băng. Hòn đảo nhân tạo này cần có nhà chứa máy bay, cơ sở bảo dưỡng, doanh trại, bồn chứa nhiên liệu và kho đạn. Nghe qua có vẻ như phải cần rất nhiều không gian, nhưng Hải quân Mỹ có những điều đó gói gọn chỉ trong một chiếc tàu sân bay.

Trung Quốc cũng xây thêm một cảng nhân tạo để Đá Chữ Thập có thể đón các tàu chở dầu, tàu tiếp tế và tàu chiến, cùng bến tàu cho xe chiến đấu từ tàu đổ bộ lên đảo.

Trang tin Medium cho rằng Trung Quốc có hai lý do chính cho việc mở rộng các căn cứ trên đảo.

Đầu tiên, Bắc Kinh tuyên bố yêu sách chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, nhưng quân đội Trung Quốc không có các nguồn lực để tuần tra đầy đủ, và những đảo nhân tạo này sẽ giúp cho điều đó.

Các đường băng trên đảo nhân tạo sẽ là nơi xuất phát của các UAV có khả năng giám sát hàng hải. Đá Chữ Thập không thích hợp với một đơn vị đồn trú lớn, và việc sử dụng các UAV sẽ giúp giảm bớt nhu cầu về nhân lực.

Loại UAV Pterodactyl của Trung Quốc nhái kiểu Predator của Mỹ hay loại Tian Yi nhái kiểu Global Hawk của Mỹ có phạm vi theo dõi thường xuyên khu vực mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

Nhưng tình hình sẽ hoàn toàn khác trong tình huống có chiến tranh. Các bãi đá Trung Quốc chiếm đóng và xây đảo là rất nhỏ và ít về số lượng, và không nơi nào có thể sống tự túc được.

Các vấn đề khác với các đảo và đá ngầm là chúng không thể di chuyển, vị trí của chúng là cực kỳ rõ ràng. Biết được tọa độ của một hòn đảo có nghĩa là bạn biết nơi để tìm thấy nó, và nơi để ném bom. Điều này là đặc biệt quan trọng trong thời đại của vũ khí tầm xa có dẫn đường chính xác.

Chẳng hạn tàu ngầm hạt nhân USS Michigan, tàu ngầm lớp Ohio mang 154 tên lửa hành trình của Hải quân Mỹ thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, có khả năng phá hủy căn cứ không quân của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập chỉ trong vòng vài phút. Chỉ cần 10 quả tên lửa hành trình Tomahawk-D phóng từ tàu ngầm này sẽ dội xuống đảo 1.660 quả bom bi, phá hủy tất cả máy bay, radar, tháp điều khiển, kho nhiên liệu, cơ sở bảo dưỡng xe và kho đạn.

Trung Quốc có thể có hệ thống phòng không trên đảo này như loại HQ-9 được cho là tương tự tên lửa Patriot của Mỹ. Và với những tên lửa này đơn giản chỉ cần một lực lượng đổ bộ của thủy quân lục chiến Mỹ là có thể đánh chiếm chúng, theo trang tin Medium.

TAUSANBAY-DAO-4
Đá Gaven của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm, cũng trở thành đảo nhân tạo. Ảnh vệ tinh chụp ngày 15.11.2014 – Ảnh: CSIS/Jane’s

dao-dw-3
Đá Gạc Ma của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm từ năm 1988 nay trở thành đảo nhân tạo, có cả bãi đáp trực thăng, tháng 1.2015 – Ảnh: CSIS/Jane’s

TAUSANBAY-DAO-6
Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio của Mỹ, chiếc USS Michigan. Trang tin Medium cho rằng chỉ con tàu này phóng 10 quả tên lửa hành trình Tomahawk-D là đủ sức xoá sổ căn cứ không quân của Trung Quốc tại Đá Chữ Thập – Ảnh: Hải quân Mỹ

Điểm mấu chốt là những căn cứ này của Trung Quốc, dù có tầm quan trọng, là quá dễ dàng bị tấn công. Các căn cứ ở đảo này sẽ chỉ dùng được một lần trong cuộc chiến, với tuổi thọ được tính bằng ngày, nếu không muốn nói là tính bằng giờ.

Dĩ nhiên các căn cứ không quân mới của Bắc Kinh là có ích trong thời bình, khi giám sát cả vùng biển Đông và canh chừng các nước láng giềng đang có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông. Các căn cứ này cũng có khả năng hữu ích trong một cuộc chiến tranh quan trọng, là nơi có thể đóng góp vào việc đánh chìm một tàu chiến lớn như tàu sân bay của Mỹ.

Vì vậy, các căn cứ nhỏ bé này sẽ thúc đẩy hành động quyết liệt trong tương lai của Trung Quốc tại khu vực.

Anh Sơn

>> Trung Quốc xây đảo ở các bãi đá tại Trường Sa như thế nào?
>> Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ?
>> Ảnh vệ tinh mới nhất về đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa
>> Mỹ lo ngại Trung Quốc ồ ạt xây đắp tại các bãi đá ở Trường Sa
>> Máy bay Trung Quốc ở Trường Sa có thể tấn công tới Úc
>> Nhật Bản tuyên bố xem xét bay tuần tra ở Biển Đông
>> Trung Quốc tuyên bố bác phiên toà xử tranh chấp Biển Đông với Philippines
>> Cách thức Trung Quốc đánh cắp Biển Đông làm của riêng

Từ khóa Trường Sa, Biển Đông, Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, tàu sân bay, đảo nhân tạo, Anh Sơn

BẠN ĐỌC PHẢN HỒI – COMMENT(5)Xếp theo số người thích
Võ Hiến – 8 giờ trước
Trung quốc đang xây dựng thế trận khống chế toàn bộ biển Đông theo đường lưỡi bò nhằm thực hiện chủ nghĩa bành trướng. Điều nầy sẽ thành hiện thực nếu chúng ta mất cảnh giác và do đó rất nguy hiểm !

mai pham – 7 giờ trước
Xây dựng trên cái do cướp của người khác mà có thì làm sao yên ổn được đây? TQ đang xây dựng trên núi lửa, họ biết nhưng vì lòng tham nên họ bất cần!

Nguyen Long – 5 giờ trước
TQ rất mưu mô! TQ chỉ xây các đảo đá nhân tạo chiếm của Việt Nam để hù dọa các nước Đông Nam Á chứ không thể đọ sức với Mỹ. Họ không dám gây chiến với Mỹ ở Biển Đông. Với tiềm lực quân sự của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương thì những vũ khí của Mỹ đóng ở Đảo Guam, Đảo Okinawa, các tàu sân bay thuộc Hạm đội 7 sẽ xóa sạch các đảo đá nhân tạo này trong vòng nửa ngày thôi!

Cậu ba (Nhatrang) – 4 giờ trước
Trong khi TQ bỏ thời gian tiền bạc công sức ra để… cướp giật thì VN đơn giản chỉ cần đưa những mục tiêu cố định này vào tầm ngắm của tàu ngầm hiện đại lớp Kilo, không cần tàu ngầm của Mỹ vì đây là biển đảo của VN.

Thỏ – 5 giờ trước
Nếu có chiến tranh xảy ra thì những hòn đảo mà TQ cướp được rồi xây dựng bất hợp pháp này chắc chắn sẽ là bình địa, TQ sẽ công cốc chẳng có lợi ích gì cả ngoại trừ TQ cố gắng không để chiến tranh xảy ra rồi lấn lướt hăm dọa xâm lấn từ từ thì mới mong tồn tại lâu được. Quân đội VN cũng đủ khả năng chứ

Veröffentlicht 26. Februar 2015 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Chinas künstliche Inseln – Mưu đồ của Trung Quốc ở Trường Sa   Leave a comment

Mưu đồ của Trung Quốc ở Trường Sa
24/02/2015 05:08
http://www.thanhnien.com.vn/quoc-phong/muu-do-cua-trung-quoc-o-truong-sa-535927.html
http://tinnong.thanhnien.com.vn/pages/20150216/anh-ve-tinh-moi-nhat-ve-dao-nhan-tao-cua-trung-quoc-o-truong-sa.aspx

Việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng cơ sở phi pháp tại 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa làm dấy lên hồi chuông báo động ở biển Đông.

dao-nhan-tao-d_ibwf
Những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy quá trình Trung Quốc xây dựng phi pháp
ở bãi đá Gaven – Ảnh: IHS Jane’s Defence Weekly

Vào giữa tháng này, tạp chí quốc phòng IHS Jane’s Defence Weekly đăng bài phân tích cảnh báo Trung Quốc đang tăng tốc xây dựng phi pháp thêm 3 bãi đá tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của VN, bao gồm các bãi đá Tư Nghĩa, Ga ven và Gạc Ma. Cụ thể, các bức ảnh chụp từ vệ tinh ngày 24.1.2015 cho thấy Trung Quốc đã bồi thêm 75.000 m2 đất, tương đương diện tích 14 sân bóng đá. Các công trình đang được xây dựng trên đó bao gồm hai cầu tàu, một cơ sở lớn và một bãi đáp trực thăng, theo các chuyên gia.

Pháo đài trên biển
Những hình ảnh vệ tinh còn cho thấy Trung Quốc đã gia tăng “đáng kể” quá trình xây đắp ở hai bãi đá Gạc Ma và Gaven, với nhiều công trình tương tự như ở bãi Tư Nghĩa. Trước đó, chuyên san quốc phòng Kanwa Defense Review dẫn nhiều nguồn tin cho rằng ý đồ của Bắc Kinh là biến bãi đá Gạc Ma thành một hòn đảo nhân tạo với chiều dài 5.000 m và chiều rộng 400 m để phục vụ mục tiêu cài cắm thêm tiền đồn không quân trên biển Đông. Trong đó có thể bao gồm một đường băng dài 2.000 m để không quân nước này triển khai các chiến đấu cơ Su-30, J-11 và J-10, có bán kính tác chiến ít nhất 1.500 km, xuống biển Đông.

Những bãi đá trên nằm trong số 7 bãi đá ở Trường Sa mà Trung Quốc đang thực hiện các dự án bồi đắp phi pháp. Bốn bãi đá còn lại là Chữ Thập, Châu Viên, Vành Khăn và Én Đất. Trong đó, truyền thông Trung Quốc từng loan tin Trung Quốc có kế hoạch biến Chữ Thập thành đảo nhân tạo lớn hơn cả Ba Bình, đảo lớn nhất ở Trường Sa hiện bị Đài Loan chiếm đóng phi pháp, đồng thời xây dựng một sân bay tại đó.

Đến ngày 18.2, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS – Mỹ) công bố một loạt ảnh do thám về hoạt động xây dựng ráo riết của Trung Quốc ở Trường Sa. Một nhà ngoại giao phương Tây nhận định với Reuters:
“Công trình bồi đắp ngày càng lớn và tham vọng hơn so với những gì chúng ta nghĩ. Ở nhiều cấp độ khác nhau, các bên sẽ rất khó đối phó Trung Quốc ở biển Đông”.

Biên tập viên khu vực châu Á – Thái Bình Dương James Hardy của IHS Jane’s Defence Weekly cũng phát biểu với CNN:
“Trước đây chỉ có vài công trình bê tông nhỏ, nhưng giờ đây trở thành các đảo với bãi đáp trực thăng, đường băng, cảng và các cơ sở hỗ trợ lượng lớn binh sĩ… Chúng ta có thể thấy đây là chiến dịch được lên kế hoạch, có tính toán nhằm tạo ra các pháo đài có khả năng trên không lẫn trên biển bao phủ trung tâm của quần đảo Trường Sa”.

Tiến tới lập ADIZ ?
Theo các chuyên gia, các công trình mới có thể phục vụ từ hoạt động thương mại, đánh bắt và khai thác dầu khí cho đến thực thi vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông.
“Các đảo nhân tạo có thể dùng để lắp đặt các hệ thống ra đa và cảnh báo sớm để giúp Trung Quốc tăng cường năng lực do thám ở biển Đông”, giáo sư người Úc chuyên nghiên cứu về biển Đông Carl Thayer nhận xét. Trong khi đó, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Philippines Roilo Golez dự đoán Trung Quốc sẽ hoàn tất công việc xây đắp phi pháp trước đầu năm tới và sẽ tuyên bố lập ADIZ ở biển Đông trong vòng 3 năm, theo Reuters.

Theo tờ The Wall Street Journal, các quan chức Mỹ thời gian qua đã liên tục yêu cầu Trung Quốc ngưng các hoạt động xây dựng trên nhưng vô ích. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel cũng đã truyền đạt lo ngại của Washington trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng này.

Âm mưu lớn
Theo tôi, việc Trung Quốc tăng cường bồi đắp đất để xây đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa nhằm phục vụ cho một mục tiêu lớn hơn: từng bước đơn phương tuyên bố và thực thi vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông, như từng thực hiện trên biển Hoa Đông. Cho tới giờ Bắc Kinh vẫn chưa thể thực thi ADIZ ở biển Hoa Đông, vì vậy tôi cho rằng họ rất muốn sở hữu năng lực thực thi trước khi tuyên bố lập ADIZ trên biển Đông. Nếu điều này thành hiện thực, đây sẽ là một động thái cực kỳ khiêu khích và mang tính đe dọa đối với cả Mỹ lẫn Nhật Bản.
Giáo sư Zachary Abuza,
chuyên gia về an ninh khu vực Đông Nam Á

Đi ngược DOC
Các hoạt động bồi đắp này ít có khả năng tạo căng thẳng như vụ giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981), do vậy sẽ khó khăn hơn cho cộng đồng quốc tế nếu muốn can thiệp. Tuy nhiên, các hoạt động xây dựng nói trên về cơ bản đi ngược lại điều 5 của Tuyên bố của các bên về ứng xử trên biển Đông (DOC). Do vậy, ASEAN nên tập trung tìm ra giải pháp để cùng đồng thuận phản ứng lại hành vi mang tính làm đảo lộn hiện trạng này của Bắc Kinh.
Tôn Vân,
chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm phản biện chính sách Stimson (Mỹ)

Bất chấp luật pháp quốc tế
Việc Trung Quốc tăng cường bồi đắp đất để xây đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa và việc chọn các đảo, đá, bãi cạn lúc chìm lúc nổi để thực hiện hoạt động này thật trùng hợp. Bởi lẽ những thực thể trên đều nằm trong hồ sơ kiện Trung Quốc mà Philippines trình lên Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan). Có vẻ như Bắc Kinh đang cố thay đổi hiện trạng nhằm gây khó khăn, nếu không muốn nói là làm cho phiên tòa Philippines đang theo đuổi không thể đưa ra phán quyết về tình trạng ban đầu của những thực thể trên… Những động thái này cũng chứng minh Bắc Kinh đang ngày càng quyết hành xử ngoài những khuôn khổ và chuẩn mực luật pháp quốc tế.
Ông Gregory Poling,
chuyên gia Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS)

Veröffentlicht 26. Februar 2015 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

„Hoang Sa – Truong Sa in alten Dokumenten“ – „Hoàng Sa – Trường Sa trong thư tịch cổ“ có nhiều tư liệu về chủ quyền   Leave a comment

“Hoàng Sa – Trường Sa trong thư tịch cổ” có nhiều tư liệu về chủ quyền
(LĐO) Minh Thi – 6:45 PM, 07/07/2014
http://laodong.com.vn/van-hoa/hoang-sa-truong-sa-trong-thu-tich-co-co-nhieu-tu-lieu-ve-chu-quyen-222645.bld

Công ty Phương Nam và NXB Hội Nhà văn vừa ra mắt cuốn “Hoàng Sa – Trường Sa trong thư tịch cổ” của nhóm tác giả do Đinh Kim Phúc chủ biên.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu,
“tuy chưa khai thác hết nguồn tư liệu phong phú hiện có về vấn đề biển Đông nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa nói riêng, nhưng tập tư liệu này là một khởi đầu quan trọng và cần thiết để những ai quan tâm đến vấn đề tiếp tục tìm hiểu và đào sâu hơn nữa những lý chứng lịch sử, cũng như pháp lý”.

hoang-sa-truong-sa-trong-thu-tich-coCuốn sách gồm 11 bài khảo cứu, phản biện liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa. Tư liệu dùng để khảo cứu có nhiều loại khác nhau, song quan trọng là nguồn tư liệu bản đồ. Tác giả Đinh Kim Phúc dẫn chứng:
“Khảo sát tất cả các bản đồ cổ của Trung Quốc từ năm 1909, người ta thấy tất cả bản đồ cổ Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào có ghi cái gọi là quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Tất cả bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía Nam của Trung Quốc

Đồng thời cuốn sách dẫn chứng hình ảnh cụ thể của 10 tấm bản đồ:
Bản đồ do các nhà hàng hải phương Tây vẽ, bản đồ Trung Hoa Dân quốc năm 1936 được xuất bản bởi Sheng Bao, Đường Đại Cương Vực Đồ (bản đồ Trung Hoa Dân Quốc ấn hành dùng để giảng dạy trong nhà trường), bản đồ đời Tống vẽ trên đá, Đại Minh hỗn nhất đồ (vẽ trên vải lụa năm 1389, bản đồ cổ nhất Trung Quốc còn sót lại)… Tất cả các bản đồ trên đều thể hiện cực Nam của Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam.

Trong bài
“Những phát hiện mới chung quanh tấm bản đồ thế giới của Matteo Ricci”, tác giả Đinh Kim Phúc cũng cung cấp những điểm thú vị xung quanh các phiên bản hiếm hoi của tấm bản đồ Ricci quý giá có tuổi đời hơn 400 năm, qua đó càng khẳng định cương vực lãnh thổ Trung Hoa không hề bao gồm Biển Đông và Trường Sa – Hoàng Sa.

Tiếp cận nguồn tư liệu Hán – Nôm phong phú, PGS TS Trịnh Khắc Mạnh – Viện trưởng Viện Hán Nôm cung cấp cho độc giả toàn văn hai châu bản (văn bản được vua ngự phê hay ngự lãm, có bút tích bằng mực son) của triều Nguyễn. Hai tác giả Nguyễn Đăng Vũ – Nguyễn Xuân Diện có bài viết “Khảo cứu tư liệu Lý Sơn” khảo cứu tỉ mỉ về một văn bản chữ Nho rất đặc biệt do gia tộc họ Đặng ở Quảng Ngãi cất giữ, có liên quan tới việc đi Hoàng Sa của tổ tiên; và được gia tộc họ Đặng hiến tặng cho Nhà nước.

Đặc biệt, những bài viết của tác giả Hồ Bạch Thảo – một nhà nghiên cứu độc lập hiện sống tại Hoa Kỳ thể hiện tư duy phản biện rạch ròi, giàu sức thuyết phục, như: Biển Giao Chỉ, lãnh hải Trung Quốc dưới đời nhà Minh, rà soát cái gọi là Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) trong Thanh sử cảo và Đại Thanh nhất thống chí toàn đồ…

Theo nhóm tác giả, việc nghiên cứu “Hoàng Sa – Trường Sa trong thư tịch cổ” là một sự khởi đầu để “ngay lập tức nghiền nát nỗi thờ ơ của chúng ta với đất nước và thời cuộc”.

Nhà nghiên cứu Lê Hồng Thọ trong bài “Tư duy biển cả của Trung Quốc” do tác giả Đinh Kim Phúc thực hiện, đã nhấn mạnh:
“Tư tưởng biên giới lãnh thổ mở rộng và luôn biến động theo tầm địa lý của lợi ích quốc gia trong một số nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc càng kích động những người quá khích chạy theo chủ nghĩa dân tộc ích kỷ và bành trướng, đưa nguy cơ xung đột ngày càng có điều kiện bùng nổ bất cứ lúc nào. Không thể xây dựng niềm tin trên sự giả dối và càng không thể thương thảo khi đối tác lăm lăm gươm giáo, đằng đằng sát khí, với mùi khét của khói súng lảng vảng bên cạnh”.

Điều này cho thấy, những “bằng chứng” mà Trung Quốc thường trưng dẫn trong mấy thập niên gầy đây thực ra chỉ là những “chứng cứ giả”.

Veröffentlicht 12. Januar 2015 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

"Die Souveränität Vietnam des Ostmeers und Hoang Sa -Truong Sa" – Tập sách "Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa-Trường Sa"   Leave a comment

Ra mắt cuốn sách về chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông
Thành Chung (TTXVN/Vietnam+) lúc : 03/06/14 15:02
http://www.vietnamplus.vn/ra-mat-cuon-sach-ve-chu-quyen-viet-nam-tren-bien-dong/263158.vnp

ttxvn_20140603_sach_chu_quyen
Tập sách „Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa-Trường Sa“ của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu

Hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2014, sáng 3/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố tổ chức ra mắt cuốn sách “Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa-Trường Sa” của nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực địa lý-lịch sử Việt Nam Nguyễn Đình Đầu.

Cuốn sách “Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa-Trường Sa” bao gồm 8 chương, với nội dung trình bày lịch sử hình thành, xây dựng Đất nước và các hải đảo trên Biển Đông qua các thời kỳ phong kiến như Hậu Lê, thời chúa Nguyễn, thời Tây Sơn, giai đoạn từ năm 1945-1975 và từ năm 1975 đến nay.

Cuốn sách đã tập trung phân tích lịch sử, giới thiệu các bản đồ cổ gắn liền với từng thời đại, giới thiệu đến công chúng các tư liệu, hải đồ của các nhà địa lý, sử học của Việt Nam và các nước phương Tây, đặc biệt của các tác giả Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cho biết qua hơn 50 năm nghiên cứu, ông đã sưu tầm hơn 3.000 tấm bản đồ Việt Nam của nhiều tác giả trong và ngoài nước.

Theo ông, tất cả các bản đồ Việt Nam trong giai đoạn từ 500 năm trước đây cho đến nay đều có một điểm chung, đó là khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Ông Phan Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết với những phân tích văn bản cổ, bút ký, họa đồ, hải đồ, cuốn sách “Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa-Trường Sa” sẽ cho công chúng có cái nhìn chính xác hơn về chủ quyền đất nước, đồng thời góp phần củng cố các bằng chứng lịch sử, chứng minh chủ quyền đất liền và hải đảo của Việt Nam, được đông đảo quốc tế công nhận.

Nhân dịp này, từ ngày 3-8/6, Thư viện Khoa học Tổng hợp cũng tổ chức Triển lãm “Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa-Trường Sa,” qua đó giới thiệu 93 bản đồ cổ của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu tới công chúng.

3

“Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa – Trường Sa”
Thứ Tư, 5/11/2014 21:20′(GMT+7)
http://www.tuyengiao.vn/Home/vanhoavannghe/gioithieutacpham/69828/Chu-quyen-Viet-Nam-tren-Bien-Dong-va-Hoang-Sa-Truong-Sa

Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa – Trường Sa Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa -Trường Sa Lời giới thiệu mở đầu cuốn sách

“Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa – Trường Sa” là chủ đề bộ sách ảnh quý của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu (Hội Khoa học Lịch sử TP. Hồ Chí Minh) do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh xuất bản tháng 11/2014.

Với hàng chục năm dày công nghiên cứu, sưu tầm, cùng với những tư liệu lịch sử có giá trị, tác giả Nguyễn Đình Đầu đã đưa vào cuốn sách gần 200 hình ảnh quý, trong đó có những bản đồ thế giới, bản đồ Đông Nam Á, Châu Á và Đông Dương từ các thế kỷ trước. Nhiều hình ảnh tác giả sưu tập – tìm kiếm được tại Paris (Pháp) và một số nước trong các dịp đi công tác.

Trong số các bản đồ cổ (từ thế kỷ XVI, XVII) đều nêu rõ tên nước và các đảo thuộc chủ quyền nước ta. Tiêu biểu như Bản đồ Đông Ấn 1607, là tư liệu quốc tế thể hiện rất rõ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa trên Biển Đông từ năm 1607; không có điểm nào thuộc các khu vực trên được ghi là của Trung Quốc.

Cuốn sách gồm 8 chương, in trên giấy Stens cứng, dày 368 trang, được GS. Anh hùng Lao động Vũ Khiêu viết lời giới thiệu; PGS. TS. Phan Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định, biên tập.

Thời Sự – Trong Nước
Ra mắt sách „Chủ quyền Việt Nam trên biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa“

(Cập nhật 03/06/2014)
http://www.btv.org.vn/live/clip30812/Ra-mat-sach-Chu-quyen-Viet-Nam-tren-bien-Dong-va-Hoang-Sa-Truong-Sa.html
Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh và thư viện khoa học tổng hợp đã tổ chức ra mắt cuốn sách Chủ quyền Việt Nam trên biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa của tác giả Nguyễn Đình Đầu – nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam.

Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa – Trường Sa

Veröffentlicht 12. Januar 2015 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Comics – Tranh truyện Hoàng Sa – Trường Sa   Leave a comment

Tranh truyện Hoàng Sa – Trường Sa

PNO Bộ sách Thần đồng đất Việt: Hoàng Sa – Trường Sa
(NXB Đại Học Sư Phạm TP HCM) đã phát hành đến tập thứ 3.

Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã chịu trách nhiệm hiệu đính các thông tin lịch sử trong bộ sách này.
http://phunuonline.com.vn/nguoi-yeu-sach/tu-sach-gia-dinh/tranh-truyen-hoang-sa-truong-sa/a122275.html

TDDV-HSTSRRR Tap-3_TDDV_Kham-pha-Hoang-Sa-3RRR

Ngay từ tập 1, bộ truyện đã đưa ra những bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Những chứng cứ ấy được sử sách ghi lại rõ ràng, rành mạch, không gì chối cãi được. Thông qua hình ảnh các nhân vật nhỏ tuổi Tí, Sửu, Dần, Mẹo và công chúa Phương Thìn, tập 1 không chỉ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam mà còn thể hiện thái độ kính phục của thế hệ sau đối tiền nhân – những người bỏ biết bao công sức để bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Bước sang tập 2, là câu chuyện về chuyến du hành của một thiền sư Trung Quốc vào thế kỷ 17 đã xác định hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của nước Nam ta; ngoài ra còn câu chuyện thú vị về phiên xử liên quan đến chiếc tàu chở đồng bị đắm tại Hoàng Sa người Trung Quốc từ xưa đã không thừa nhận Hoàng Sa – Trường Sa như một phần lãnh thổ của họ.

Đặc biệt, tập 3 với tên gọi Khám phá Hoàng Sa, là những hình ảnh minh họa sống động dựa trên những tài liệu có được, truyện đưa người đọc đến các đảo lớn nhỏ của Hoàng Sa để thưởng thức những vẻ đẹp đặc trưng nhất của quần đảo này. Từ việc tìm hiểu sự phân chia các nhóm đảo đến đặc thù hình dáng và vị trí của từng đảo v.v… Lối dẫn truyện tự nhiên và hài hước, xen lẫn sự lém lỉnh của nhóm Tí, Sửu, Dần, Mẹo làm mạch truyện liền mạch, không dồn dập. Thêm vào đó là những thông điệp được gửi gắm thật nhẹ nhàng, sâu sắc.

Có thể nói, ngoài truyền tải kiến thức thì bộ tranh truyện Hoàng Sa – Trường Sa còn như một cẩm nang du lịch thu nhỏ giúp bạn đọc nhỏ tuổi khám phá vẻ đẹp vùng biển, hải đảo của Tổ quốc ta.

Veröffentlicht 27. Juni 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Briefmarken – Hoàng Sa và Trường Sa   Leave a comment

Bộ tem quý về Hoàng Sa và Trường Sa

Một người chơi tem ở An Giang đang sở hữu bộ tem quý có giá trị lịch sử, thể hiện trọn vẹn quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.
26/06/2014 09:00
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140625/bo-tem-quy-ve-hoang-sa-va-truong-sa.aspx

temquy1 temquy2
Bộ tem quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ông Huệ lưu giữ
Bì thư có dán mẫu tem Đội Hoàng Sa số lượng rất ít

Ông Trần Hữu Huệ (64 tuổi, ngụ thị trấn Núi Sập, H.Thoại Sơn, An Giang) là người nổi tiếng trong giới sưu tập tem. Hơn 40 năm cất công sưu tập các con tem xưa, ông đã lưu giữ được nhiều bộ tem quý hiếm, trong đó có bộ tem về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.

Ông Huệ cho biết bộ tem này gồm 2 mẫu khổ 43 x 32 mm, in ốp sét hai màu và được in vào đầu năm 1988 tại Xí nghiệp in tem Bưu Điện. Họa sĩ Trần Lương là người thiết kế bộ tem này, trong đó mẫu tem mệnh giá 10 đồng/tem thì chân tem chạy dòng chữ đậm “Đội Hoàng Sa thế kỷ VXII, XVIII”, trên đó vẽ hình chiếc thuyền 3 cánh buồm lướt biển căng gió, hình người lính hải đội nhà Nguyễn tư thế khí phách, miệng thổi tù và bằng ốc biển, tay cầm mái chèo, trên tem còn chạy dòng chữ tháng 3 đi tháng 8 về… Còn mẫu tem mệnh giá 100 đồng/tem thì chân tem chạy dòng chữ đậm “Hoàng Sa và Trường Sa trong các bản đồ cổ”, thể hiện bản đồ đất nước VN cùng vùng biển, đảo và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong khu vực Ðông Nam Á, bên phải cận cảnh hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, phía dưới là dòng chữ “Ðại Nam nhất thống toàn đồ”…

Theo ông Huệ, hai mẫu tem này tới năm 2005 được định giá 143.000 đồng/mẫu. Ông Huệ cho biết đã tra từ điển danh mục Tem bưu chính VN 1945 – 2005 nhưng chỉ ghi chú hai mẫu tem trên in 100 tem/tờ. Vì thế, đến nay nhiều nhà sưu tập tem vẫn không rõ lúc đó số lượng phát hành bộ tem này là bao nhiêu con. Riêng phần ông Huệ sưu tập được 10 con tem sống cho mẫu tem Đội Hoàng Sa, 10 con tem sống cho mẫu Hoàng Sa và Trường Sa trong các bản đồ cổ.

Nhưng với giới chơi tem, những con tem chết dán trên phong bì luôn quý giá. Về phần này, ông Huệ đã sưu tập được 20 bì thư có dán hai mẫu tem đã được bưu chính đóng dấu nhật ấn. Lục lại các bì thư có dán hai mẫu tem quý được cất giữ cẩn thận, ông Huệ kể có những bì thư đề tên người nhận ở tỉnh Đồng Tháp, có bì thư đề người nhận ở Quảng Nam, Đà Nẵng. Ông kể: “Để sở hữu được các bì thư này tôi đã tốn nhiều công sức và thời gian tìm kiếm những người sở hữu chúng. Sau đó phải thuyết phục, năn nỉ và trao đổi bằng những con tem hay món đồ quý thì họ mới chịu nhượng lại”.

Theo ông Huệ, những năm về trước VN có nhiều con tem in quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng bộ tem do họa sĩ Trần Lương thiết kế thể hiện gần như trọn vẹn đảo Hoàng Sa và Trường Sa nên giới chơi tem rất quý chúng. Ông Huệ tự hào cho biết cá nhân ông đã dùng các con tem ráp lại thành bản đồ VN và cẩn thận chọn mỗi con tem tượng trưng cho các vùng miền. Với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ông đã dùng 2 mẫu tem quý đặt trang trọng ngay vị trí biển đảo.

Theo ông Huệ, hiện số người lưu giữ bì thư có dấu nhật ấn của mẫu tem Đội Hoàng Sa rất hạn chế nên nó rất có giá trị trong sưu tập tem. „Con tem rất nhỏ, một nét chấm phá trên đó đòi hỏi mỹ quan và sự tinh tế của người thiết kế, nhưng bộ tem của ông Trần Lương đã thể hiện được quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rất tuyệt, đó là thể hiện trên con tem một dải 29 hòn đảo với tên chung “Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa”, ông Huệ nói.

Veröffentlicht 27. Juni 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit ,

China plant, künstliche Inseln in den Spratly-Inseln   Leave a comment

Trung Quốc có kế hoạch xây đảo nhân tạo ở Trường Sa
28/05/2014 18:34 (GMT + 7)
http://tuoitre.vn/The-gioi/609836/trung-quoc-co-ke-hoach-xay-dao-nhan-tao-o-truong-sa.html
Trang web của viện Nghiên cứu thiết kế đóng tàu số 9 của Trung Quốc ở Thượng Hải ngày 25-5 đăng “đề tài nghiên cứu trù bị kỹ thuật thiết kế xây dựng đảo đá ngầm ở Nam Hải”, một động thái cho thấy Trung Quốc đang vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

đảo Trường Sa của Việt Nam
Mô hình đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang có kế hoạch xây ở đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: gywb.cn

Nội dung chủ yếu của hạng mục này là nghiên cứu những kỹ thuật xây dựng đảo nhân tạo cho các bãi san hô ở biển Đông, chủ yếu là các bãi ngầm ở Trường Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép.

Báo Buổi tối Quí Dương cho biết từ phương án đảo nhân tạo này, Trung Quốc sẽ xây dựng các sân bay quân sự, những bến cảng cho tàu tuần tra của Trung Quốc có thể ra vào nhanh chóng. Thông tin trên đã bị gỡ bỏ khỏi trang web này ngay sau đó nhưng vẫn còn được các báo địa phương ở Trung Quốc đăng tải lại.

Báo này cho biết trang web của viện Nghiên cứu thiết kế đóng tàu số 9 đã đưa hình ảnh thiết kế 3D mô hình đảo nhân tạo ở đảo Gạc Ma của Việt Nam.

Mô hình này có đường băng sân bay, cụm cầu cảng hải quân và cụm nhà ở.

Ngay sau đó, báo WantChina Times của Đài Loan dẫn nguồn Thời báo Hoàn Cầu cho rằng để đối phó với những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nên Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo ở đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Các cơ sở quân sự như căn cứ không quân, cảng hải quân sẽ được xây dựng trên đảo này, trước hết là để phục vụ cho các lực lượng quân sự đồn trú của Trung Quốc phản ứng nhanh ở biển Đông.

Ngoài ra, Trung Quốc cho rằng đảo Gạc Ma sẽ đóng vai trò là một kênh cung cấp hậu cần cho các tàu cá của Trung Quốc hoạt động ở khu vực nam biển Đông.

Tờ báo cho hay khách sạn, văn phòng, sân thể thao hay thậm chí là trang trại nông nghiệp cũng sẽ được xây dựng ở đây.

Từ ngày 15-5, người phát ngôn Bộ ngoại giao Hoa Xuân Oánh ngang ngược cho rằng Bắc Kinh có quyền hợp pháp khi bắt đầu hoạt động xây dựng trên đảo Gạc Ma và các nước khác không có quyền quấy nhiễu Trung Quốc.

Ngay từ những ngày đầu tháng 5-2014, báo chí Nhật Bản, Đài Loan và Philippines đã cho đăng tải những hình ảnh Trung Quốc đang có những hoạt động xây dựng trên đảo Gac Ma.

Tuần báo quốc phòng Jane của Anh cho biết hình ảnh vệ tinh ghi nhận được Trung Quốc đã có những hoạt động cải tạo, mở rộng đảo Gạc Ma từ tháng 2-2013. Những thông tin này sau đó đã được báo chí Trung Quốc dẫn lại.

Với động thái này, Trung Quốc đã vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký kết với các nước ASEAN vào ngày 4-11-2002, qui định các bên chịu trách nhiệm thực hiện kềm chế trong việc thi hành các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và sự ổn định; kềm chế không tiến hành đưa người đến sinh sống trên những hòn đảo hiện không có người sinh sống, trên các rặng đá ngầm, bãi cát ngầm, đảo nhỏ và những yếu tố khác và phải được xử lý những khác biệt của mình bằng phương pháp có tính xây dựng.

Veröffentlicht 31. Mai 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Königliche Dokumente der Nguyen-Dynastie   Leave a comment

Königliche Dokumente der Nguyen-Dynastie – das Bild einer Ära
Samstag, 31. Mai 2014 – 17:54:52
http://vovworld.vn/de-DE/Kulturreport/K%C3%B6nigliche-Dokumente-der-NguyenDynastie-das-Bild-einer-%C3%84ra/242789.vov
Die königlichen Dokumente der vietnamesischen Nguyen-Dynastie sind vor kurzem als Dokumentenerbe des Unesco-Programms „Memory of the World“
der Asien-Pazifik-Region anerkannt worden.

Die königlichen Dokumente der Nguyen-Dynastie bestehen aus Originalschreiben, die alle Bereiche des Lebens unter der Nguyen-Dynastie regulierten, von Politik, Wirtschaft bis hin zu Soziales, Verteidigung und Außenpolitik.

Sie sind eine wertvolle Quelle, um alle Tätigkeiten des gesellschaftlichen Lebens Vietnams im 19. Jahrhundert und in der ersten Hälfte des 20. Jahrhundert zu erforschen.

chau ban
Eine Seite der königlichen Dolumente der vietnamesischen Nguyen-Dynastie.

Die königlichen Dokumente der Nguyen-Dynastie sind offizielle Verwaltungsdokumente der 11 von 13 Nguyen-Königen von 1802 bis 1945.
Diese sind Verordnungen, Vorschriften sowie Vorlagen, die von Königen persönlich in
roter Tinte ratifiziert wurden.
Fast 800 Bände königlicher Dokumente sind vorhanden.
Sie entsprechen 85.000 Dokumenten oder 200.000 Papierblättern.
Sie seien eine riesige Dokumentenquelle, um über Standpunkte, Richtlinien und die gesamte Organisation der Nguyen-Dynastie zu forschen,
so Ha Van Hue, der Direktor des Nationalarchivzentrums I:
„Die königlichen Dokumente der Nguyen-Dynastie beinhalten Innen- und Außenpolitik der Nguyen-Dynastie.
Damit können sich Forscher den offiziellen Dokumenten in allen Bereichen annähern.
Als Weltdokumentenerbe sind sie nicht nur für die Geschichtsforschung Vietnams bedeutend, sondern auch für die Erforschung der Geschichte der Region und der Welt.
“

Die königlichen Dokumente der Nguyen-Dynastie sind
typisch für Standard-Verwaltungsdokumente des vietnamesischen Feudalismus.
Diese Dokumente sind sehr exakt und strikt und zeigen die königliche Herrschaft.
Über Gesundheitsvorsorge in der Feudalgesellschaft gibt es wenig in offiziellen Geschichtsbüchern zu lesen.
Jedoch geht es in den königlichen Dokumenten viel und detailliert über die Epidemien in der Bevölkerung.
Zum Beispiel bestätigt ein Dokument aus der Zeit des Minh Menh-Königs im Jahr 1840 eine Epidemie in Thanh Hoa vom ersten bis zum sechsten Monat (nach dem vietnamesischen Mondkalender).
Dabei kamen 1087 Menschen in vier Kreisen Dong Son, Hau Loc, Nga Son und My Hoa ums Leben.
In einem anderen Dokument im selben Jahr wurde über eine Epidemie in Hue berichtet:
Jede Familie hatte vier oder fünf Personen, bei manchen Familien starben alle,
bei anderen starben zwei oder drei Menschen an der Epidemie.
Die königlichen Dokumente beinhalten auch die detaillierte Handelsentwicklung zwischen Vietnam und anderen Ländern in der Region.

Die Landwirtschaft war unter der Nguyen-Dynastie auch der Hauptwirtschaftssektor,
sagt Nguyen Thu Hoai, die Leiterin der Abteilung für die Sammlung der Dokumente auf Chinesisch und in Nom-Schrift des Nationalarchivzentrums I:
„Es geht in den königlichen Dokumenten viel um die Landwirtschaft, weil Vietnam ein Landwirtschaftsstaat war und ist, und die Könige kümmerten sich sehr um die Landwirtschaft.
Monatlich berichteten die Provinzen der königlichen Regierung über die Wetterlage und die Reispreise.
Unter der Nguyen-Dynastie hatten die Menschen große Schwierigkeiten wegen Überschwemmungen und Deichbrüchen.
Deshalb kam es zu Verlusternten, was wiederum das Leben der Bevölkerung beeinträchtigte.
Durch monatliche Berichte der Provinzen konnte die königliche Regierung der Bevölkerung rechtzeitig helfen, falls es zu Verlusternten kam.
Dann verteilte die Regierung Reis zum Essen und Setzlinge zum Anpflanzen und erließ die Steuer für die Bewohner.
“

Innerhalb der königlichen Dokumente der Nguyen-Dynastie gibt es viele Dokumente über die Souveränität über das Meer und die Inseln Vietnams.
Viele Dokumente bekräftigen die Verwaltung der Nguyen-Dynastie auf beide Inselgruppen Hoang Sa und Truong Sa.
Die Könige entsandten Gruppen dorthin, um die Inseln zu erforschen und Landkarten sowie andere Dokumente herzustellen.
Es gibt Dokumente wie die Entsendungsbefehle aber auch Dokumente die Menschen für ihre Verdienste für Hoang Sa und Truong Sa lobten.

Dies seien sehr wichtige Dokumente, die die Souveränität Vietnams auf beide Inselgruppen beweisen, sagt Hue weiter:
„Die Inhalte der königlichen Dokumente der Nguyen-Dynastie sind sehr unterschiedlich und vielfältig.
Darunter gibt es viele Dokumente, die die Ausübung der Hoheit Vietnams über die Inselgruppen Hoang Sa und Truong Sa widerspiegeln.
Sie sind nicht nur für Geschichtsforschung von Bedeutung, sondern auch unsere Werkzeuge, um den politisch Kampf, vor allem für die Souveränität über Meer und Inseln zu führen.“

Die Nguyen-Dynastie hatte viele große Erfolge in der Geschichtsschreibung.
Sie hatte ihre offiziellen Geschichtsbücher in Holzschnitten schreiben lassen.
Die königlichen Dokumente waren auch Informationsquellen für solche Geschichtsbücher.
Mit der Exaktheit, Einzigartigkeit und dem hohem Wert, werden die königlichen Dokumente der Nguyen-Dynastie von Unesco-Experten sehr geschätzt.
Sie sind gemeinsam mit 16 anderen Schätzen als Weltdokumentenerbe anerkannt worden, nämlich innerhalb des Unesco-Programms „Memory of the World“ für Asien-Pazifik 2024.

Veröffentlicht 31. Mai 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

China – Verfälschung der Argumente   Leave a comment

Verfälschung der Argumente zur sogenannten Ochsenzunge-Linie
Freitag, 23. Mai 2014 – 19:48:57
http://vovworld.vn/de-DE/Politische-Aktualit%C3%A4t/Verf%C3%A4lschung-der-Argumente-zur-sogenannten-OchsenzungeLinie/240696.vov
Die Verankerung der chinesischen Bohrinsel Haiyang 981 in der ausschließlichen Wirtschaftszone und im Kontinentalsockel Vietnams hat deutlich das Souveränitätsrecht und das Gerichtsbarkeitsrecht Vietnams gemäß der UN-Seerechtskonvention von 1982 verletzt.

China respektiert die Gerechtigkeit nicht, zieht die Ölplattform und die Begleitensschiffe nicht aus dem vietnamesischen Kontinentalsockel ab und bestreitet sogar, dass sich die Bohrinsel im vietnamesichen Gewässern befindet.

Nach Meinungen von Seerechtsexperten betreibt China derzeit eine Verfälschung, um seine Aufforderung der so genannten Neun-Striche-Linie oder Ochsenzunge-Linie zu erfüllen.

so-do-gian-khoan
Die chinesische Bohrinsel Haiyang 981 liegt völlig in der ausschließlichen Wirtschaftszone und im Kontinentalsockel Vietnams. (Foto: thuvienphapluat.vn/ VOVonline)

In einem Interview mit dem US-Fernsehsender CNN hat der chinesische Botschafter in den USA, Cui Tiankai, gesagt, China mache Testbohrungen in einem Meeresgebiet, das 17 Seemeilen von der chinesischen Tri Ton-Insel und 150 Seemeilen von der vietnamesischen Küste entfernt sei.
Das ist ein völlig verfälschtes Argument.

Völlig verfälschte Argumente
In der Tat liegt das Meeresgebiet, in dem China seine Ölplattform verankert hat, nur 150 Seemeilen von der vietnamesischen Ly Son-Insel entfernt und damit vollständig in der ausschließlichen Wirtschaftszone Vietnams, die 200 Seemeilen von der Basislinie Vietnams groß sei.

Dr. Nguyen Toan Thang von der Rechtshochschule Hanoi erklärt dazu:
“Die Tri Ton-Insel gehört zur Hoang Sa-Inselgruppe.
Und Vietnam hat ausreichend gesetzliche Beweise für seinen Anspruch auf die Hoang Sa-Insel.
Wir haben schon seit sehr langer Zeit die Hoang Sa-Insel friedlich und dauernhaft besetzt.
Die Hoang Sa-Inselgruppe ist ein Teil des vietnamesischen Territoriums.
Und deswegen kann China keine historische sowie gesetzliche Grundlagen haben, um Ansprüche auf Meeresgebiete um die Hoang Sa-Inseln herum zu begründen.
Wenn man sich die Geschichte noch mal anschaut, seit 1956 hat China durch Gewalt einen Teil im Osten der Hoang Sa-Inselgruppe besetzt und im 1974 erneut durch Gewalt die restlichen Gebieten erobert.

Derzeit ist China tatsächlich auf dieser Inselgruppe anwesend und besetzt sie.
Aber diese Besetzung kann für China keine gesetzliche Grundlage schaffen.
Die Hoang Sa-Inselgruppe gehört immer noch zum vietnamesischen Territorium.”

Der ehemalige Leiter der Kommissioin für Grenzfragen der Regierung, Tran Cong Truc, betonte, China habe eine Falschaussage getroffen, als das Land mitteilte, dass die Bohrinsel Haiyang 981 im chinesischen Hoheitsgewässer tätig sei.
Laut dem Seerechtsübereinkommen der Vereinten Nationen von 1982 (UNCLOS) ist die Hoang Sa-Inselgruppe kein Inselstaat.
Die Tri Ton-Insel der Hoang Sa-Inselgruppe kann die Kriterien des Artikel 121 UNCLOS nicht erfüllen, weil sie über keine passende natürliche Bedingungen für das Leben von Menschen verfügt.
Sie hat keine ausreichend Bedingungen, um eine eigene Basislinie zu entwerfen.

Dazu sagt Tran Cong Truc weiter.
“Das ist eine Undeutlichkeit und eine Falle, damit China eine indirekte Anerkennung für seine verfälschten Argumente erreichen möchte, für die China das UN-Seerechtsübereinkommen von 1982 falsch angewandt, um ein nicht umstrittenes Gebiet in ein umstrittenes Gebiet zu verwandeln.
Alles deint dazu, seine seine unbegründete Neun-Striche-Linie zu beweisen.”

Absichtliche Verfälschungen
Um seine gesetzwidrigen Aktivitäten in der ausschließlichen Wirtschaftszone Vietnams zu rechtfertigen, verwendet China oft das Schreiben, das der ehemalige vietnamesische Premierminister Pham Van Dong im Jahr 1958 seinen chinesischen Amtskollege Zhou Enlai übermittelt hatte.
China hat alle Tricks wahrgenommen, um zu erklären, dass mit dieser Note die vietnamesische Regierung die Souveränität Chinas für die Hoang Sa-Inselgruppe (chinesisch Xisha) und die Truong Sa-Inselgruppe (chinesisch Nansha) anerkannt habe.

Dies dementierte Tran Cong Truc.
“In der Note, die Premierminister Pham Van Dong dem chinesischen Premierminister Zhou Enlai geschickt hatte, wird mit keinem Wort die Souveränität Chinas für die beiden Inselgruppen Hoang Sa und Truong Sa durch Vietnam anerkannt.
Im Jahr 1958, nachdem das Genfer-Abkommen unterzeichnet wurde, wurde unser Land vorläufig in zwei Gebiete geteilt.
Im Genfer-Abkommen wurde bestimmt, der Süden der Demarkationsline am 17. Breitengrad, einschließlich Inseln, stand unter Kontrolle des vietnamesischen Regimes im Süden.
Und der Norden gehört zur Verwaltung der Demokratischen Republik Vietnams.
Beide Inselgruppen Hoang Sa und Truong Sa befinden sich vollständig südlich der Demarkationslinie.
Deshalb war die damalige Republik Vietnam als Vertreter des vietnamesischen Staates verantwortlich, diese beiden Inselgruppen auf gesetzlichen Regeln zu verwalten.
Demnach besetzt und übt die Souveränität kontinuierlich, friedlich und tatsächlich.”

China ist in den schwachen Zustand geraten
Die Verankerung der chinesischen Bohrinsel in der ausschließlichen Wirtschaftszone und im Kontinentalsockel Vietnams hat deutlich die internationalen Gesetze verletzt.

Dr. Nguyen Toan Thang fügte hinzu:
“Es ist leicht zu erkennen, dass China in einen schwachen Zustand geraten ist.
Weil das Land in der Tat keine gesetzlichen Grundlage hat. Die Überschreitung Chinas im Festland sowie die illegale Verankerung der Bohrinsel Haiyang 981 in der ausschließlichen Wirtschaftszone und im Kontinentalsockel Vietnams hat die Rolle Chinas in der Welt verschlechtert.
Ersten ist China eine Vetomacht im UN-Sicherheitsrat.
Zweitens behauptet China immer, dass es ein friedliches Land sei und China im Frieden aufschwinge.
In der Tat widersprechen die Aktivitäten Chinas alle seine Verpflichtungen.”

Die oben genannten Argumenten beweisen erneut, dass China durch die illegale Fixierung der Bohrinsel das Souveränitätsrecht und das Gerichtsbarkeit Vietnams verletzt.
Dadurch hat China das Vertrauen anderer Länder in der Region, vor allem von Vietnam abschwächt.

Veröffentlicht am 25.05.2014 (Truyền hình VTC14)
Thực hư khả năng khai thác dầu khí của Trung Quốc ở khu vực hạ đặt giàn khoan 981
Điều khiến dư luận đặt câu hỏi là tại sao Trung Quốc lại bất chấp tất cả chỉ để khoan thăm dò dầu khí trong vài tháng?
Liệu khu vực này có trữ lượng dầu mỏ lớn đến mức vì lợi ích kinh tế, TQ chấp nhận tự bôi xấu hình ảnh quốc gia hay không?
Phải chăng đằng sau đó là dã tâm muốn biến Biển Đông thành ao nhà của mình?

China hat seine Bohrinsel Haiyang 981 verlegt und wieder verankert
Dienstag, 27. Mai 2014 – 20:45:05
http://vovworld.vn/de-DE/Nachrichten/China-hat-seine-Bohrinsel-Haiyang-981-verlegt-und-wieder-verankert/241664.vov

Gian-khoan-HD-981-xam-pham
Die Bohrinsel Haiyang 981 befindet sich derzeit illegal in der ausschließlichen Wirtschaftszone und im Kontinentalsockel Vietnams . (Foto: VOVonline)

Auf einer Pressemitteilung am Dienstagnachmittag hat der Vize-Leiter der vietnamesischen Fischereiaufsichtsbehörde Ha Le berichtet, dass die Bohrinsel Haiyang 981, die sich derzeit illegal in der ausschließlichen Wirtschaftszone und im Kontinentalsockel Vietnams befindet, vier Seemeilen in die ost-nordöstliche Richtung verlegt worden sei.
Seit 10 Uhr Ortszeit ist sie in der Position 15°33’38“ N – 111°34’62“ E verankert,
also 25 Seemeilen von der Tri Ton-Insel der Hoang Sa-Inselgruppe und 23 Meilenstein von ihrer vorherigen Position entfernt.

Die vietnamesischen Kräfte sind immer noch im Einsatz in der Position von etwa sechs Seemeilen von der Bohrinsel Haiyang 981 entfernt.
Laut Beobachtung der vietnamesischen Fischereischutzkräfte sind zwei chinesische Flugzeuge um die Ölplattform tätig.
China habe zudem die Anzahl der Schiffe der Fischereiaufsichtskräfte und der Küstenwache aufgestockt und größere Schiffe eingesetzt.
Chinesische Schiffe haben vietnamesische Schiffe durch Rammen und Wasserkanonen attackiert.
Die chinesischen Schiffe fahren in Gruppen und verdrängen die Schiffe der vietnamesischen Ordnungskräfte im Umkreis von zehn Seemeilen entfernt von der Bohrinsel.
Zudem fahren die chinesischen Fischereischiffe in Querreihen, um die vietnamesischen Fischerboote 15 Seemeilen von der Ölplattform zu vertreiben.
Sie haben zudem vietnamesische Boote gerammt.
Chinesische Kriegsschiffe verstärkten ihren Einsatz auf vietnamesischer Seite und richteten oft ihre Geschütze auf die Schiffe der vietnamesischen Fischereischutzkräfte.

VTC14 – Công ty của Trung Quốc xác nhận việc dịch chuyển giàn khoan
Công ty Dịch vụ Giếng dầu Trung Quốc (COSL) – đơn vị điều hành giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã thừa nhận việc giàn khoan này đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên và đang di chuyển đến một vị trí khác.

Veröffentlicht 26. Mai 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Việt Nam công bố bộ Atlas   2 comments

Việt Nam công bố bộ Atlas khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa
Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn nhấn mạnh:
“Bộ Atlas được nhiều nhà khoa học Pháp và Mỹ khẳng định là bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”.
http://laodong.com.vn/chinh-tri/viet-nam-cong-bo-bo-atlas-khang-dinh-chu-quyen-doi-voi-hoang-sa-va-truong-sa-200607.bld
http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/23195002-tiep-nhan-bo-atlas-noi-tieng-the-gioi-khang-dinh-chu-quyen-cua-viet-nam-doi-voi-hoang-sa-va-truong-sa.html

16h chiều 13.5, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ tiếp nhận và công bố Bộ Atlas bản đồ thế giới của Philipe Vandemaelen xuất bản năm 1827, trong đó có tấm bản đồ Partie de la Cochinechine có giá trị quan trọng khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn nhấn mạnh:
“Bộ Atlas được nhiều nhà khoa học Pháp và Mỹ khẳng định là bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”.

Trước khi bộ Atlas về Việt Nam, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc –
Phó chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam đã sang châu Âu nghiên cứu và đánh giá toàn bộ về tài liệu này.

Bức bản đồ khẳng định chủ quyền của ViN Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp nhận bộ A
– Bộ Atlas khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
– Bức bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1827 Philipe Vandermaelen (1795- 1869) – nhà địa lý học kiệt xuất, thành viên Hội Địa lý Paris xuất bản bộ Atlas thế giới gồm 6 tập với 7 bản đồ chung của 5 châu lục, 381 bản đồ chi tiết, 40 trang thống kê và nhiều thông tin về địa lý, tự nhiên, chính trị, khoáng sản.
Bản đồ các nước Châu Á gồm 111 tấm, được xếp chủ yếu trong tập 2 của bộ Atlas. Việt Nam khi đó được giới thiệu thông qua các tấm bản đồ số 97, 105, 106, 110. Partie de la Cochinchine là tờ số 106, vẽ đường bờ biển miền Trung từ vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 16. Phía ngoài khơi, PARACELS (Hoàng Sa) được vẽ khá chi tiết và chuẩn xác trong khoảng vĩ độ từ 16 đến 17 và kinh độ từ 109 đến 111.
Quần đảo PARACELS (Hoàng Sa) trong bản đồ có các đảo Pattles, Duncan ở phía Tây; Tree và LinColn, Rocher au desus de l’eau (Bãi đá ngầm) ở phía Đông và Triton ở phía Tây Nam, ngay dưới vĩ độ 16; Investigateur ở sâu xuống phía Nam khoảng vĩ độ 14,5. Bên cạnh khu vực được xác định là PARACELS, bản đồ có một bản giới thiệu tóm tắt về Đế Chế An Nam.

Tiếp liền là Partie de la Conchinchine ở phía trên là tấm số 89 mang tên Parite de la chine trong khoảng vĩ độ 18 đến 21 và kinh độ 106 đến 114 vẽ khu vực Quảng Đông và Hải Nam, cho biết biên giới cực nam của Trung Quốc chưa đến vĩ độ 18.

Ông Ngô Chí Dũng, Tổng giám đốc Công ty Dược phẩm ECO trao b& Bộ Atlasthế giới, Bruxelles-1827 được trưng bày tại bu&
– Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp nhận bộ Atlas khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
– Ông Ngô Chí Dũng, Tổng giám đốc Công ty Dược phẩm ECO trao bộ Atlas đến Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son.

Tất cả các bản đồ của Trung Quốc từ thập kỷ đầu thế kỷ XX trở về trước cũng hoàn toàn thống nhất với bản đồ Phương Tây, không hề vẽ lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc vượt xuống dưới vĩ độ 18. Điều này không chỉ phản ánh tính khách quan, chuẩn xác của bộ Atlas, mà còn góp phần làm tăng thêm giá trị làm minh chứng chủ quyền của Việt Nam ở Paracels đã thể hiện trong Partie de la Conchinchine.

Bắt đầu từ thế kỷ XVI đã có một số bản đồ phương Tây vẽ khu vực Đông Ấn có đánh dấu địa danh Paracels (Hoàng Sa) ở giữa Biển Đông và khu vực bờ biển phía Tây Paracels (bờ biển miền Trung VIệt Nam) được đánh dấu là Costa De Paracels (bờ biển Hoàng Sa).

Bước sang thế kỷ XVII và nhất là thế kỷ XVIII, nhiều bản đồ đã thể hiện rõ ràng hơn vị trí, đặc điểm địa lý và mối quan hệ chủ quyền của Paracels với khu vực Đàng Trong, tuy vậy hầu hết các bản đồ này vẫn xếp Paracels vào chung khu vực Đông Ấn.

Phải đến đầu thế kỷ XIX, khi Vương triều Nguyễn được thành lập với sự khẳng định chủ quyền của Việt Nam một cách đầy đủ, thật sự theo đúng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ được phương Tây thừa nhận và ngợi ca, bản đồ phương Tây mới chính thức xác nhận Paracels nằm trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và thuộc về nước Việt Nam.

Partie de la Cochinchine là bản đồ đầu tiên đã vẽ một cách tuyệt đối chính xác vị trí (kinh độ, vĩ độ), đặc điểm địa lý, tên gọi phương Tây của các đảo lớn nhất và quan trọng nhất trong quần đảo Hoàng Sa.

Bản đồ đặt trong khu vực Conchinchine là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của Đế chế An Nam, minh chứng một cách rõ ràng và chuẩn xác chủ quyền của Việt Nam ở Paracels đã được quốc tế ghi nhận.

Bộ Atlas là tài liệu vô giá không chỉ giúp nâng cao giá trị khoa học chuẩn mực của công cuộc tuyên truyền giáo dục về chủ quyền biển đảo, mà còn là một bằng chứng hùng hồn, đích thực, hiệu quả và có giá trị pháp lý quốc tế cao cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Zusätzliche Beweise für das Eigentumsrecht Vietnams auf die beiden Inselgruppen Hoang Sa und Truong
Dienstag, 13. Mai 2014 – 19:53:38
http://vovworld.vn/de-DE/Nachrichten/Zus%C3%A4tzliche-Beweise-f%C3%BCr-das-Eigentumsrecht-Vietnams-auf-die-beiden-Inselgruppen-Hoang-Sa-und-Truong/237893.vov

anh-1
Das Bild von einer Seite vom Weltatlas Bruxelles 1827.

In Hanoi hat das Ministerium für Information und Kommunikation am Dienstag den Weltatlas Bruxelles 1827 veröffentlicht, der die unbestrittene Souveränität Vietnams auf den beiden Inselgruppen Hoang Sa und Truong Sa bekräftigt.
Der Weltatlas wurde vom französischen Geograf Philippe Vandermaelen gezeichnet und im Jahr 1827 herausgegeben.
Das ist die erste Landkarte, die absolut genau die Position, die geografischen Eigenschaften sowie den internationalen Namen der größten und wichtigsten Inseln zeigt, die zur Inselgruppe Hoang Sa gehören.

Im Weltatlas Bruxelles 1827 beinhaltet die Landkarte der asiatischen Länder insgesamt 111 Blätter. Sie sammeln sich überwiegend im zweiten Band des Atlases.
Der Blatt Nr. 106 zeichnet die Küstenlinie in Zentralvietnam vom Breitengrad 12 bis zum Breitengrad 16. Im Meer wurde die Inselgruppe Hoang Sa detailliert und exakt zwischen dem Breitengrad 16 und 17 und vom Längengrad 109 bis zum Längengrad 111 gestrichen.

Der chinesische Südpol erstrecke sich nur zur Insel Hainan und erreiche nicht den Breitengrad 18, sagte der Minister für Information und Kommunikation Nguyen Bac Son:
“Vietnam hat ausreichend gesetzliche und historische Beweise, um seine Souveränität auf den beiden Inselgruppen Hoang Sa und Truong Sa, sowie seine Souveränitätsrechte und Gerichtsbarkeit gegenüber der ausschließlichen Wirtschaftszone und den Kontinentalsockel gemäß der UN-Seerechtskonvention von 1982 zu bekräftigen.
Der Weltatlas, den wir erhalten haben, ist ein wertvolles Dokument.
Er trägt dazu bei, die unbestrittene Souveränität Vietnams auf den beiden Inselgruppen Hoang Sa und Truong Sa zu bekräftigen.
Das Informationsministerium wird gemeinsam mit anderen Minsterien und Behörden Dokumentationen sammeln, überprüfen und veröffentlichen, die die Souveränität Vietnams auf diesen beiden Inselgruppen anerkennen.”

Unter allen Aspekten gilt der Weltatlas von Philippe Vandermaelen als wertvolles Dokument.
Er hilft nicht nur dabei, die wissenschaftlichen Werte der Aufklärungsarbeit über die Meer und Inseln Vietnams zu verbessern, sondern auch ein effektiver und angesichts der internationalen Gesetze bedeutender Beweis für Vietnam zum Schutz seines Hoheitsgebiets und seiner Inseln.

Weltatlas von 1827: Bestätigung Vietnams Souveränität
Samstag, 24. Mai 2014 – 15:39:17
Das vietnamesische Außenministerium hat Mitte Mai den Weltatlas von Philippe Vandermaelen erhalten, der im Jahr 1827 herausgegeben wurde.
Für Vietnam ist der Atlas von großer Bedeutung, da er die vietnamesische territoriale Integrität auf die beiden Hoang Sa und Truong Sa – Inselgruppen, die international als Paracel und Spratly im Ostmeer bekannt sind, bestätigt.
Das Ministerium hat dies umgehend der internationalen Öffentlichkeit bekannt gemacht.

paracel_copy
Die Hoang Sa – Inselgruppe (Paracel) wurde auf der Seite 106 des Weltatlas genau und ausführlich dargestellt.

Philippe Vandermaelen war ein belgischer Geograf und gehörte dem Verband der Geografen in Paris an. Er lebte vor rund 200 Jahren.
1827 gab Vandermaelen einen Weltatlas mit sechs Bänden heraus.
Zu dem Atlas gehörten sieben Landkarten über die fünf Weltkontinente, 381 detaillierte Weltlandkarten, 40 Seiten zu Statistiken, sowie zahlreiche Informationenüber Geographie, Natur, Politik und Naturressourcen.

Laut Doktor Nguyen Quang Ngoc, Vizepräsident des Vereins der vietnamesischen Geschichtswissenschaft wurde der Atlas mit einer herausragenden Drucktechnologie herausgegeben.
Zu den asiatischen Ländern gehören 111 Seiten, die vor allem im Band 2 des Atlas enthalten sind.
Vietnam kommt auf den Seiten 97, 105, 106 und 110 vor.
Auf der Seite 106 ist Zentralvietnam vom 12. Breitengrad bis zum 16. Breitengrad zu sehen.

Die Paracel – Inselgruppe, auf vietnamesisch Hoang Sa wurde relativ genau und ausführlich gezeichnet, sagt Ngoc:
„Vom Ende des 18. Jahrhundert bis Anfang des 19. Jahrhundert wurden alle Landkarten mit dem Meridian von Paris gezeichnet.
1871 diskutierte man erstmals über die Zeichnung von Landkarten mit dem Meridian von Greenwich.
Erst seit 1886 wurden Landkarten mit dem Meridian von Greenwich gezeichnet.
Der Meridian von Paris, auch als Nullmeridian bezeichnet, liegt 2° 20′ 14″ östlich des Meridians von Greenwich.
Dieser Abstand ist ein Beweis für die Wissenschaftlichkeit, die Objektivität und die Genauigkeit des Weltatlas von Philippe Vandermaelen, darunter die vietnamesische Hoang Sa – Inselgruppe.“

Der Weltatlas habe auch einen kurzen Anhang über das Reich von An Nam, sagt Ngoc.
„Gleich neben der Hoang Sa – Inselgruppe markierte Philippe Vandermaelen einen Anhang über das Reich von An Nam mit Geografie, Bevölkerung, Politik und Naturressourcen. Man versteht, dass es hier um Vietnam Anfang des 19. Jahrhunderts geht. Diese Landkarte ist ein eindeutiger Beweis dafür, dass die Hoang Sa – Inselgruppe zu dem Reich von An Nam gehört.“

Auf der Seite 98 des Weltatlas befindet China vom etwa 18. bis 21. Breitengrad.
Der südlichste Punkt von China erreichte nicht mal den 18. Breitengrad.
Alles unter dem 18. Breitengrad gehört zu Vietnam, sagt Ngoc.
„Der Weltatlas ist deshalb interessant, da er den Globus komplett darstellt. Philippe war objektiv bei der Zeichnung des Territoriums der Länder. Der Atlas war vor etwa 200 Jahren bekannt geworden. Man betrachtet den Weltatlas als Anerkennung der Hoang Sa – Inselgruppe für Vietnam. Der Atlas ist daher wertvoll für Vietnam. Ich habe mehrere Landkarten studiert, bei denen es um die vietnamesische territoriale Integrität der Hoang Sa – Inselgruppe geht. Für mich ist der Weltatlas ein eindeutiger Beweis.“

Die Veröffentlichung des Weltatlas sei dem Verdienst von Professor Nguyen Quang Ngoc und der Doktoraspirantin in Frankreich Nguyen Thi Hai zu verdanken, sagt Informationsminister Nguyen Bac Son.
„Die Sammlung dieses Weltatlas dauerte mehrere Tage.
Er ist ein wichtiger Beweis für die vietnamesische territoriale Integrität auf die beiden Inselgruppen Hoang Sa und Truong Sa.
Die Weltgemeinschaft sollte über den berechtigten Kampf Vietnams um seine Souveränität informiert werden.“

Der Weltatlas von Philippe Vandermaelen umfasst viele wichtige Infos, die die vietnamesische Souveränität auf die Inselgruppen Hoang Sa und Truong Sa beweisen.

Veröffentlicht 14. Mai 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,