Archiv für das Schlagwort ‘schuhe

Verhindern Sie Gewalt in der Schule – Ngăn chặn bạo lực học đường   Leave a comment

Ngăn chặn bạo lực học đường

Bạo lực học đường diễn ra gần đây với tính chất, mức độ ngày càng đáng lo ngại, có dấu hiệu gia tăng cả về số lượng cũng như mức độ nguy hiểm cả trong và ngoài nhà trường. Không chỉ là vấn đề “động chân, động tay”, mà còn bạo lực cả về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm của nhau.
05/04/2024 – 06:10 https://nhandan.vn/ngan-chan-bao-luc-hoc-duong-post803192.html
Điều đáng lo ngại là nhiều người còn thờ ơ, vô cảm, thậm chí cổ xúy cho các hành động này, chưa chủ động tích cực tham gia ngăn cản bạo lực.
Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh, cha mẹ học sinh với giáo viên…
Những học sinh bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp.
Đáng lo ngại, không ít vụ đã gây hậu quả nghiêm trọng, để lại sự thiệt thòi, đau đớn về thể xác và tinh thần cho học sinh và gia đình.
Những học sinh bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung học tập. Những em chứng kiến hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng tâm lý, cảm thấy sợ hãi và nếu thấy những người gây ra bạo lực không bị xử lý nghiêm thì những em đó cũng có thể hùa theo số đông, nhiều khả năng trở thành người có hành vi bạo lực trong tương lai.
Chỉ tính từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường. Điển hình như tại tỉnh Sóc Trăng, một học sinh nữ Trường THCS Châu Văn Đơ bị một bạn túm tóc, đánh liên tiếp ngay tại lớp học. Trong khi đó, tại tỉnh Phú Thọ, công an đã vào cuộc điều tra vụ việc hai học sinh nữ Trường THPT Mỹ Văn (huyện Tam Nông) đánh nhau do mâu thuẫn trong chuyện yêu đương… trước sự chứng kiến của nhiều học sinh mà không được can ngăn kịp thời.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường như: Ảnh hưởng từ môi trường gia đình; công tác tuyên truyền pháp luật trong trường học còn hạn chế; ảnh hưởng bạo lực từ phim ảnh, các trò chơi trên mạng; căng thẳng trong học tập, thua kém hay vì những lý do về tâm, sinh lý lứa tuổi.
Vì vậy, giải quyết bạo lực học đường không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành giáo dục, mà còn cần có sự quan tâm, tham gia của gia đình, sự phối hợp, vào cuộc của các cấp chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và của toàn xã hội.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường như: Ảnh hưởng từ môi trường gia đình; công tác tuyên truyền pháp luật trong trường học còn hạn chế; ảnh hưởng bạo lực từ phim ảnh, các trò chơi trên mạng; căng thẳng trong học tập, thua kém hay vì những lý do về tâm, sinh lý lứa tuổi.
Để ngăn chặn bạo lực học đường, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục quán triệt và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, có kiểm tra và đánh giá các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện,
phòng chống bạo lực học đường; tăng cường giáo dục lý tưởng sống, đạo đức, lối sống cho học sinh. Ngành giáo dục lồng ghép, tích hợp các nội dung về giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng sống vào các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; ban hành tài liệu hướng dẫn xử lý tình huống mâu thuẫn trong học sinh phổ thông; tiếp tục xây dựng sổ tay hướng dẫn sử dụng mạng xã hội an toàn cho học sinh; tài liệu tuyên truyền cho gia đình học sinh về ứng xử văn hóa, hướng dẫn công tác phối hợp, chia sẻ thông tin về phòng ngừa bạo lực học đường; sổ tay hướng dẫn tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông; sổ tay thực hành công tác xã hội trường học…
Thêm vào đó, cần tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý giáo dục học sinh; thường xuyên thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình để triển khai các biện pháp giáo dục hiệu quả.
Bản thân mỗi học sinh cũng cần tích cực rèn luyện kỹ năng sống, có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa, chấp hành tốt nội quy trường, lớp, quy định của pháp luật.
Các gia đình cần thường xuyên quan tâm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của con mình để biết được những vướng mắc trong học tập, cuộc sống, chủ động phối hợp với nhà trường để có biện pháp giáo dục, ngăn chặn. Giáo viên cần thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của học sinh, nhất là giáo viên chủ nhiệm; có biện pháp can ngăn, giáo dục kịp thời đối với học sinh có nguy cơ dẫn đến bạo lực.

Veröffentlicht 7. April 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Programm der Eröffnungsfeier des neuen Schuljahres der Hanoi-Schüler – Chương trình Lễ khai giảng năm học mới của học sinh Hà Nội   Leave a comment

Chương trình Lễ khai giảng năm học mới của học sinh Hà Nội

Lễ khai giảng năm học mới 2023-2024 của học sinh Thủ đô được tổ chức thống nhất trên địa bàn thành phố vào sáng 5/9 với tinh thần tổ chức gọn nhẹ, học sinh là trung tâm, chú trọng đón học sinh đầu cấp, bảo đảm trở thành ngày hội khai trường của các em.
24/08/2023 – 15:50 https://nhandan.vn/chuong-trinh-le-khai-giang-nam-hoc-moi-cua-hoc-sinh-ha-noi-post768962.html
Chương trình Lễ khai giảng năm học mới 2023-2024 diễn ra sáng 5/9 (thứ Ba) của các trường tại Hà Nội có nội dung như sau:

Từ 7 giờ đến 7 giờ 30 phút: Tập trung học sinh và đón học sinh sinh đầu cấp.
7 giờ 30 đến 8 giờ 30 phút: Chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca, tổ chức theo nghi thức quy định:
Tất cả người tham dự Lễ chào cờ đều hát Quốc ca; Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; Đọc thư của Chủ tịch nước gửi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhân ngày khai trường; Hiệu trưởng nhà trường tuyên bố khai giảng năm học mới; Đánh trống khai trường; Tổ chức các hoạt động tập thể (văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi…)
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Lễ khai giảng cần tổ chức gọn nhẹ, học sinh là trung tâm, chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp, bảo đảm trở thành ngày hội khai trường của học sinh.
Đối với cấp học mầm non, tổ chức khai giảng theo hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo với nội dung phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhằm tạo ấn tượng tốt, bảo đảm an toàn, sức khoẻ của trẻ và bảo vệ môi trường trong ngày đầu tiên của năm học mới. Thời lượng tổ chức tối đa 60 phút. Thời gian bắt đầu đón trẻ và tổ chức do phòng giáo dục và đào tạo thống nhất, chỉ đạo cơ sở giáo dục mầm non để phù hợp với trẻ.
Sau khi kết thúc lễ khai giảng, các trường học, cơ sở giáo dục tổ chức sinh hoạt đầu năm học từ 8 giờ 45 phút đến 9 giờ 30 phút. Căn cứ tình hình thực tiễn, điều kiện của đơn vị và đặc thù riêng của từng cấp học, ngành học, các nhà trường, cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động sinh hoạt thiết thực, ý nghĩa, bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh của Trung ương và thành phố.
Một số nội dung có thể triển khai như: Giới thiệu về truyền thống nhà trường, giới thiệu về thầy cô giáo, tổ chức học tập nội quy đối với học sinh, triển khai kế hoạch dạy học năm học mới…

Veröffentlicht 27. August 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit ,

Gruppe Jugendlicher und Teenager, die illegal Rennen fuhren – [Ảnh] Bắt giữ nhiều „quái xế“ gây náo loạn trong đêm ở trung tâm Hà Nội   Leave a comment

[Ảnh] Bắt giữ nhiều quái xế gây náo loạn trong đêm ở trung tâm Hà Nội

Trong 2 đêm 6-7/5, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội triển khai các tổ công tác 141 kết hợp hóa trang đã phát hiện và bắt giữ nhiều thanh, thiếu niên chạy xe gây mất trật tự.
08/05/2023 – 11:49 https://nhandan.vn/anh-bat-giu-nhieu-quai-xe-gay-nao-loan-trong-dem-o-trung-tam-ha-noi-post751589.html
Tại khu vực Nhà hát Lớn, thời gian gần đây thường xuyên xảy ra tình trạng thanh niên tụ tập, nẹt pô, đánh võng thậm chí còn bốc đầu xe máy gây mất trật tự công cộng. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Veröffentlicht 10. Mai 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Schuhmacher mit der Philosophie „kann nicht nur an Geld denken“ – Nghệ nhân đóng giày với triết lý „không thể chỉ nghĩ đến tiền“   Leave a comment

Nghệ nhân đóng giày với triết lýkhông thể chỉ nghĩ đến tiền

Tiệm Ngọc Chaussures của nghệ nhân Trịnh Ngọc lặng lẽ nép mình bên những cửa hàng sang trọng. Ở tuổi 91, ông vẫn tỉ mẩn từng ngày sáng tạo ra những đôi giày Tây độc bản.
30/07/2022 – 06:11 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/nghe-nhan-dong-giay-voi-triet-ly-khong-the-chi-nghi-den-tien-20220728231958279.htm

Vang danh tài năng người Việt
Áo sơ mi ngắn tay chỉnh tề, sơ vin gọn gàng, nghệ nhân Trịnh Ngọc, ở hẻm 50, đường Lý Chính Thắng, quận 3, TPHCM miệt mài mỗi ngày với nghề đóng giày thủ công. Ngoại 90, nụ cười hiền từ, mắt vẫn sáng và luôn ánh lên niềm vui khi ông kể về cuộc đời nhiều thăng trầm của mình.
Sinh ra ở đất Bạc Liêu, những năm 1946, khi Pháp tái chiếm vùng Nam Bộ ,gia đình ông Ngọc rời quê hương. Khi đó ông mới 15 tuổi. Sang Nam Vang (tên gọi cũ của Phnom Penh, Campuchia – PV), ông Ngọc bén duyên với nghề đóng giày.
Lúc bấy giờ, anh trai của ông Ngọc đi học nghề làm vali, cạnh bên có xưởng giày nên ông đã đến xem cách làm. Được tiếp cận với hai công việc, ông Ngọc thấy thích làm người thợ đóng giày hơn. „Vali to, còn chiếc giày thì nhỏ, đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao. Tôi nghĩ đóng giày là cả một nghệ thuật“ – ông giải thích.
Để có tiền sinh sống nơi đất bạn, ngày ngày ông Ngọc đi bán bánh cam, bánh tai yến. Hễ rảnh rỗi, ông lại đến xưởng giày để tìm hiểu nghề này. Với khả năng quan sát cùng với sự chăm chỉ, nhạy bén, sau sáu năm, chàng trai trẻ tự tin mở tiệm giày, lấy tên là Đức Phát khiến bạn bè, người thân ai cũng bất ngờ.
Giai đoạn đầu mới mở tiệm, khách đến sửa giày là chính vì họ chưa hoàn toàn tin tưởng tay nghề ông Ngọc. Chính vì điều này, ông Ngọc càng quyết tâm hơn gấp bội.
Ông nói: „Ngạn ngữ Pháp có câu: Petit à petit L’oiseau fait son nid, nghĩa là: Con chim mỗi ngày tha một cọng rơm, lá cây… mỗi ngày một chút một chút, lâu dần làm được cái tổ“. Tôi cũng giống như con chim tỉ mẩn làm tổ, học nghề mỗi ngày một chút, một chút“.
Nhờ biết 3 thứ tiếng Hoa, Anh và Pháp, ông Ngọc có cơ hội tiếp xúc nhiều người nước ngoài. Vài lần có người nhờ ông sửa giày Tây, ông nhận ra loại giày này có chất lượng và mẫu mã bắt mắt. Từ đó, ông bắt đầu tìm hiểu thêm về những đôi giày mà khách mang đến, tham khảo thêm kiến thức về giày từ sách vở.
„Dần dà, kỹ thuật làm giày của tôi được nâng cao. Tôi nghĩ giày mình làm bằng khoảng 90% chất lượng mà khách mua từ Châu Âu. Khi làm được đôi giày ưng nhất, ông đem trưng bày trong tủ kính, sản phẩm bắt đầu thu hút được sự chú ý của nhiều khách Tây.
Vậy là tiệm giày của ông Ngọc ngày càng được nhiều khách người nước ngoài, các chính khách, trí thức như giáo sư, bác sĩ, kỹ sư… tìm đến. „Hữu xạ tự nhiên hương“, những năm 1950, ông vinh dự được chọn là người đóng giày cho hoàng gia Campuchia. Trong đó, ông đóng nhiều nhất cho Quốc vương đương thời Norodom Sihanouk, làm vang danh tài năng người Việt.
Tuy nhiên, khi đang ở đỉnh cao của nghề, một biến cố chính trị đã làm đảo lộn cuộc đời người thợ đóng giày tài hoa. Năm 1970, Lon Nol đảo chính, lật đổ chính quyền Sihanouk, người Việt ở Campuchia bị tàn sát. Ông quyết định về lại quê hương.
„Thoát chết, tôi bỏ hết tất cả lại ở đất bạn, hai bàn tay trắng trở về quê hương. Tuy là nơi chôn nhau cắt rốn của mình nhưng mấy chục năm đi xa, về thấy cái gì cũng lạ quá“, ông Ngọc bồi hồi kể.
Không tiền, không có công cụ, thiết bị, ông Ngọc không thể tiếp tục làm giày. „Nghề giày không giống với nghề may, chỉ cần một cuộn chỉ, cây kim cái kéo mà phức tạp hơn nhiều“, ông phân trần.
Gác lại niềm đam mê, ông Trịnh Ngọc chọn mưu sinh bằng nghề vẽ quảng cáo, vẽ ở hội chợ. Về sau ông vẽ cho các công ty, xí nghiệp giày. Khi đã tích góp đủ tiền, ông „nối lại sợi dây đam mê“ với nghề đóng giày thủ công. Những ngày sau giải phóng, khi đất nước bắt đầu công cuộc quốc hữu hóa, ông được mời về làm ở Nhà máy Giày Sài Gòn (hãng giày Bata cũ), lo việc thiết kế và đào tạo.
Năm 1992, ông Ngọc về hưu. Những tưởng người thợ giày sau bao năm lang bạt sẽ dành thời gian nghỉ ngơi, an dưỡng tuổi già nhưng ông vẫn quyết định mở tiệm Ngọc Chaussures, cho đến nay vẫn nườm nượp khách tới lui đóng giày.
Điểm đặc biệt ở tiệm là mỗi đôi giày thủ công do nghệ nhân Trịnh Ngọc đóng có giá không hề rẻ, từ vài triệu đến vài chục triệu đồng nhưng khách không hề trả giá. Thậm chí, có khách còn đặt đóng một lúc vài đôi.
Anh Tân Phong, 32 tuổi ở TPHCM, một vị khách quen của tiệm chia sẻ: „Bác Ngọc đóng giày êm chân lắm. Bác vô cùng cẩn thận trong việc đo ni chân. Giày bác làm ra vừa đẹp vừa tinh tế. Ông nội và ba tôi cũng từng khách quen của bác“.
Bà Thủy, 59 tuổi, một người đã có gần 30 năm làm giày cùng vợ chồng ông Ngọc cho biết: „Ông ấy tính tình vui vẻ và mến khách. Ổng nói chuyện hài hước, dù rất thích được kể chuyện nhưng khi làm việc thì rất tập trung“.

Chỉ có thể làm nghệ nhân, khó thành doanh nhân
Khách đến lần đầu thường trở lại, rồi thành bạn thân thiết của lão nghệ nhân. Ai cũng đến với ông bằng sự kính trọng và nể phục. Nhìn cách ông chăm chút cho từng tấm da, từng mẫu giày, đường may, họa tiết… mới thấy cả một đời ông đã dành tình yêu và sự trân trọng với công việc đã theo đuổi và gắn bó thế nào.
Trong căn phòng cũ kỹ ở tầng ba chỉ rộng chừng 15m2, một mình nghệ nhân Trịnh Ngọc làm hết mọi công đoạn. „Thợ đóng giày chuyên nghiệp phải biết thiết kế, tạo mẫu giày đẹp, phải làm thợ mộc để gò khuôn gỗ theo kích thước chân và phải còn là nghệ sĩ thả hồn vào từng sản phẩm“, ông tâm niệm.
Biết tay nghề và tiếng tăm của ông Ngọc, nhiều người nước ngoài tìm đến ngỏ lời mời hợp tác, trả lương rất cao nhưng lão nghệ nhân từ chối.
„Người làm kinh doanh thường chạy theo lợi nhuận, họ sai khiến mình. Tôi thương nghề. Điều đó làm tôi không thích vì khi nói đến nghệ thuật, người ta không nghĩ đến đồng tiền. Nếu làm nghệ thuật mà nghĩ đến tiền thì không bao giờ tạo ra tác phẩm hay được. Cũng chính vì lẽ đó mà đời tôi chỉ có thể là nghệ nhân chớ khó thành doanh nhân“, ông Ngọc trải lòng.
Ngồi trầm ngâm, ông kể có một cậu con trai của doanh nhân giàu có ở Sài Gòn đến đặt giày. Anh ấy đến cầm theo cuốn catalogue và nói: „Chú làm cho con theo phom giày này, thêm cái này, đính cái kia…“.
Để cậu ta nói hết, ông Ngọc từ tốn trả lời: „Xin lỗi cậu, cậu là khách hàng, đặt mẫu nào là quyền của cậu. Nhưng mà bác là người làm giày thì cũng có quyền từ chối không làm chứ. Những yêu cầu cậu đặt ra nôm na là lấy „râu ông này cắm cằm bà kia“, nó phản nghệ thuật. Cậu có trả gấp 5 hay nhiều hơn tôi cũng không làm được“.
Đôi bàn tay nhăn nheo cầm chiếc forme (phom), nghệ nhân Trịnh Ngọc nhấn mạnh, nghề giày này cái đầu tiên phải có chính là phom – „linh hồn“ của đôi giày.
Nhìn quanh xưởng của người nghệ nhân đâu đâu cũng là các phom giày, có cái ông cất trên kệ cao, trong tủ, có cái lại xếp chồng một góc, rồi đóng thùng, chất gọn gàng trong xưởng nhỏ.
Với nghệ nhân, mỗi đôi phom là một câu chuyện vì đôi nào ông cũng dày công trau chuốt. Phom đẹp thì mới tạo thành giày đẹp. Tận tâm hơn, trên mỗi phom mà ông gìn giữ đều được khắc tên.
Có những chiếc phom tuổi đời mấy chục năm như của vua Sihanouk, ông Domic Prices Tổng Giám đốc Ngân hàng JPMorgan (Anh), những nghệ sĩ nổi tiếng như Đàm Vĩnh Hưng, Quang Linh, Lam Trường…
Ròng rã hơn 70 năm, không chỉ là một người thợ đóng giày, ông Ngọc còn là một nghệ sĩ, là người lưu trữ cuối cùng những giá trị thủ công, nghệ thuật của một nghề truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một.

Veröffentlicht 31. Juli 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Geschichte eines Mannes der sein halbes Leben als Schuhputzer arbeitete in der Altstadt von Hanoi – Câu chuyện về người đàn ông nửa đời gắn bó nghề “mài mài dán dán” ở gốc cây phố cổ Hà Nội   Leave a comment

Câu chuyện về người đàn ông nửa đời gắn bó nghềmài mài dán dánở gốc cây phố cổ Hà Nội

Nhiều người cảm động, thán phục khi nghe câu chuyện về người đàn ông nửa đời gắn bó với nghề đánh giày nuôi các con ăn học, thành tài ở con phố cổ Hà Nội.
22/02/2022 09:21 https://danviet.vn/cau-chuyen-ve-nguoi-dan-ong-nua-doi-gan-bo-nghe-mai-mai-dan-dan-o-goc-cay-pho-co-ha-noi-20220221210818926.htm
Hà Nội những ngày cuối đông, thời tiết lạnh căm, gió thổi vù vù. Dòng người tấp nập nối đuôi nhau lao nhanh trên con phố cổ. Ai ai cũng nhanh chân, vững tay lái với mong muốn sớm trở về nhà, tránh cái lạnh đến „cắt da, cắt thịt“.

Nửa đời gắn bó với nghề mài dũa ở vỉa hè
Tuy nhiên, tại một gốc cây trên phố cổ Cầu Gỗ, một người đàn ông vẫn miệt mài gọt, dũa, sửa giày cho khách bất chấp cái lạnh. Người đàn ông đó chính là ông Nghiêm Xuân Cường ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, người có nửa đời gắn bó với nghề „làm đẹp cho đời“.
Thấy chúng tôi, ông nở một nụ cười tươi hỏi: „Cháu sửa giày hay đánh xi?„. „Dạ, cháu sửa giày“ – tôi đáp.
Gọi là „quán“ sửa giày cho thân thuộc chứ thật ra ông Cường chỉ treo một cái biển sắt nhỏ, bên trên đề dòng chữ: „Nhận sửa giày dép 17 Cầu Gỗ„. Xung quanh ông là một vài máy móc đã bám đầy dầu máy, vài chiếc hộp đựng dụng cụ, vài món đồ đơn giản người ta hay mua như miếng lót giày, hộp xi.
Ở tuổi 60 nhưng ông Cường vẫn còn nhanh thoăn thoát, mỗi chiếc giày bị bong đế ông chỉ mài mài rồi dán một loáng là xong.
Tắt công tác máy mài, ông Cường ngồi nhìn xa xăm rồi kể về cuộc đời mình.
Năm 30 tuổi, ông nghỉ việc ở một cơ quan Nhà nước. Thất nghiệp, chưa xin được việc nên tạm thời ông ở nhà. Trong một lần đi qua tuyến phố Cầu Gỗ, ông thấy có nhiều quán, cửa hàng bán giày dép. Lúc này, trong đầu ông chợt nghĩ nếu học nghề sửa giày cũng có thể kiếm đồng ra đồng vào, phụ giúp thêm gia đình. Thế rồi, ông quyết định tìm đến một vài người đi trước học nghề sửa giày.
Thời gian đầu do chưa quen và chưa có kinh nghiệm nên ông Cường gặp nhiều khó khăn khi phải sửa nhiều loại giày khác nhau, một vài khách không ưng ý cũng phàn nàn, trách mắng.
„Mỗi đôi giày sẽ có cách sửa khác nhau, không ai học được ai và trong sách vở cũng không có. Cũng vì vậy mà làm nghề này mình phải dùng cái tâm thì khách hàng người ta mới hiểu, lần sau mới quay trở lại ủng hộ mình nữa“, ông Cường bộc bạch.
Đối tượng khách hàng đến với quán sửa giày của ông Cường gồm nhiều tầng lớp khác nhau, từ những người có điều kiện, đến các chị em dân văn phòng, sinh viên và những người dân xung quanh.

Nuôi con khôn lớn thành tài
Mỗi ngày, cứ 8 giờ sáng ông Cường mở „quán“ rồi đóng cửa lúc 5h30. Ông cặm cụi và tỉ mẩn sửa từng đôi giày cho khách mang đến, từng động tác của ông như một nghệ nhân, không thừa, không trật một nhịp nào.
Những ngày Hà Nội giá lạnh, đến những ngày hè nắng như „đổ lửa“, ông Cường vẫn ngồi đó làm việc cùng với chiếc quạt đã cũ mèm. Cứ chăm chỉ như vậy suốt gần 30 năm, nếu không ốm đau bệnh tật ông chẳng nghỉ ngày nào.
Ngày ít ông kiếm được thu nhập 300 nghìn đồng, ngày nhiều được số tiền nhiều hơn. Ngày qua ngày, ông cùng với vợ mình tích góp tiền tiết kiệm, nuôi 2 người con khôn lớn và có công việc ổn định.
Hiện tại, một người con của ông đang làm diễn viên múa ở trong TP.Hồ Chí Minh, người còn lại cũng đang làm y tá ở một bệnh viện ở TP.Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Hoa (ở phố Cầu Gỗ) kể rằng, trong khu phố ai cũng biết đến quán sửa giày của ông Cường. Với mọi người, ông luôn là một người vui vẻ, giúp đỡ nhiệt tình.
„Ngày nắng cũng như ngày mưa, tôi vẫn thấy ông Cường ra đây sửa giày đều đặn. Đặc biệt, khi biết thông tin về việc ông gắn bó với nghề này 30 năm nay, kiếm tiền nuôi các con khôn lớn thành tài ai ai cũng cảm động, thán phục“, bà Hoa bộc bạch.
Đối với ông Cường, mọi sự vất vả, hy sinh đều xứng đáng khi hiện nay nhìn hai con không lớn thành người. Đến nay, dù đã đến tuổi „tứ tuần“ nhưng ông Cường vẫn chăm chỉ với công việc sửa giày. Ông chia sẻ: „Còn sức là còn làm“.
Kể từ khi Hà Nội bước vào những ngày tháng căng thẳng vì dịch Covid-19, nhiều công việc trong đó có công việc của ông cũng bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là đợt giãn cách xã hội năm 2021.
„Hết giãn cách, Hà Nội trở về nhịp sống bình thường mới, thế nhưng lượng khách hàng đã ít đi nhiều. Bây giờ mỗi khi làm việc, tôi có thêm một lỗi lo nữa, đó chính là nỗi lo trở thành F0 khi hàng ngày tiếp xúc với nhiều người lạ“, ông nói.
Dù lo lắng là thế nhưng ông vẫn cố gắng từng ngày làm việc, ông làm vì muốn tự chủ kinh tế, không để con gái lo lắng. Phần khác, ông Cường đã gắn bó với công việc đã lâu, không làm ông lại thấy buồn, thấy nhớ cái nghề đã chọn bản thân ông.

Veröffentlicht 24. Februar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Das Projekt zur Herstellung und Verarbeitung von Schuhen wird in der Gemeinde Dien Truong im Bezirk Dien Chau (Nghe An) mit einer Gesamtinvestition von 22 Mio. USD errichtet (10.000 Arbeitsplätze) – Nghệ An sẽ có nhà máy sản xuất giày dép quy mô 25 triệu đôi/năm   Leave a comment

Nghệ An sẽ có nhà máy sản xuất giày dép quy mô 25 triệu đôi/năm

Dự án nhà máy sản xuất, gia công giày dép sẽ xây dựng tại xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu (Nghệ An) với tổng mức đầu tư 22 triệu USD. Khi hoàn thành đi vào sản xuất ổn định sẽ tạo việc làm và thu nhập cho số lượng lớn lao động tại địa phương. 19°06′08.5″N 105°36′31.8″E
20/08/2019 https://baonghean.vn/nghe-an-se-co-nha-may-san-xuat-giay-dep-quy-mo-25-trieu-doi-nam-251730.html
Chiều 20/8, dưới sự chủ trì của đồng chí Thái Thanh Quý – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh có cuộc làm việc với Công ty Mold Solution INC có trụ sở tại Vương Quốc Anh về dự án nhà máy sản xuất, gia công giày dép Viet Glory.

Dự án nhà máy sản xuất, gia công giày dép sẽ xây dựng tại xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, công suất nhà máy dự kiến 25 triệu sản phẩm/năm trên diện tích 8 ha; Dự án được đầu tư bằng 100% vốn nước ngoài, tổng mức đầu tư khoảng 22 triệu USD (tương đương 506 tỷ đồng).
Đại diện nhà đầu tư cho biết, Nhà máy đi vào hoạt động dự kiến giải quyết việc làm cho 10.000 lao động trên địa bàn; đồng thời cam kết các vấn đề về vốn, đảm bảo môi trường… Nếu đảm bảo tiến độ thì nhà máy dự kiến đi vào hoạt động trong tháng 6/2020.

Tại cuộc họp, UBND huyện Diễn Châu, các sở ngành có ý kiến thống nhất về chủ trương đầu tư dự án. Đề nghị chủ đầu tư tính toán cụ thể nhu cầu sử dụng điện, tổng công suất lắp đặt các hạng mục điện của nhà máy để có phương án đấu nối và xây dựng trạm biến áp có công suất phù hợp.
Trong quá trình triển khai dự án, doanh nghiệp cần tuân thủ các trình tự quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, Luật Đất đai, bảo vệ môi trường…
Kết luận tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý nhấn mạnh đây là dự án đã được Nhà đầu tư ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư vào Nghệ An tại Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư Xuân Kỷ Hợi năm 2019.
Một số vấn đề băn khoăn về năng lực tài chính, xây dựng và xử lý môi trường… đã được nhà đầu tư chứng minh, hoàn thiện theo quy định. Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị nhà đầu tư tiếp tục hoàn thiện các thủ tục, giao Sở KH&ĐT và các sở ngành liên quan tạo điều kiện, tiếp tục thẩm định theo quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 5441, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

 

Veröffentlicht 20. August 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Zimt-Latschen   Leave a comment

Zimt-Latschen

 

 

Veröffentlicht 8. April 2016 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Quế quan – Quế thanh – Zimt – Schuhe   Leave a comment

Quế quan – Quế thanh – Zimt – Schuhe

Từ xưa đến nay, chúng ta chỉ biết đến cây Quế như là một vị thuốc chữa bệnh rất có lợi cho cơ thể. Cây Quế Việt Nam nói chung và cây Quế ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi nói riêng đã trở thành một thương hiệu rất nổi tiếng ở trong cũng như ngoài nước. Các sản phẩm được sản xuất từ cây Quế Trà My (Quảng Nam) và Trà Bồng (Quảng Ngãi) ngày càng khẳng định được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Ngày nay, Quế không những dùng để làm thuốc hay thực phẩm mà còn tạo ra những sản phẩm rất tiện ích cho cuộc sống con người và cả những tác phẩm nghệ thuật cao cấp.

Ngay từ thế kỷ thứ 6, và có thể trước đó nữa, cây quế Trà Bồng đã được các thương nhân Ả Rập biết đến. Họ đã tới tận Trà Bồng và mua quế của ta mang về tới Tây Á! Quế Trà Bồng đã có „thương hiệu“ không dưới một nghìn năm, và đã nổi tiếng thế giới từ trước khi chúng ta biết thế giới này là „thế giới phẳng“ ít nhất… 1.500 năm!

Cây quế Trà Bồng có lượng tinh dầu cao và mùi hương đặc biệt. Các tài liệu khoa học chứng minh giá trị y học rất cao của quế Trà Bồng. Quế sử dụng làm gia vị, hương liệu hoặc chiết xuất để lấy tinh dầu, dùng trong nhiều bài thuốc đông y. Đặc biệt có thể sử dụng cả vỏ quế, gỗ quế và lá quế làm nên các sản phẩm được thị trường ưa chuộng như đồ mỹ nghệ, bình, chén, hộp đựng trà, đựng tăm, nhang quế hương thơm dịu nhẹ…

Công Ty CP TM & DV Truyền Thông Gia Minh
SÀN GIAO DỊCH QUẾ VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 22B Phố Đỗ Quang, P. Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội  21°00′40.4″N 105°48′06.2″E
Điện thoại: (844)22105136/ 0986355162
Email: info@quevietnam.com
Website: http://quevietnam.com/default.aspx

http://www.tinhdau365.vnhttp://www.quevietnam.comhttp://www.dangdep.vnhttp://www.shoptonghop.vn

Cách dùng:
– Đặt lót giày ngay ngắn trong giày. Sử dụng khoảng 10 ngày nên mang ra phơi nắng hoặc sấy nóng. Sản phẩm có đủ các size từ 30 đến 48.
– Không được giặt với nước.
– Các sản phẩm Lót giày Thương hiệu Hương Quế đã được kiểm định tại Việt Nam (được Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Bộ Y tế chứng nhận tặng cúp vàng thương hiệu AN TOÀN VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG) và Cộng hòa LB Đức về bảo đảm sức khỏe cho con người. Hiện nay đang được xuất khấu đến các nước như Đức, Pháp, Mỹ, Ba Loan…
http://tinhdau365.vn/lot-giay-huong-que
Lót Giày Hương Quế, sự kết hợp hiệu quả giữa bột quế rừng Trà My, bột củ gừng cao nguyên, cam thảo và một số loại thảo dược nhiên nhiên quý khác, đã được kiểm nghiệm tại Việt Nam và CHLB Đức về chất lượng và các tiêu chuẩn đảm bảo sức khỏe con người.  

http://gernot-katzers-spice-pages.com/germ/Cinn_lou.html
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%BF_quan
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%BF_thanh

Veröffentlicht 16. Dezember 2013 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,