Archiv für das Schlagwort ‘Kautschuk

Nghe An hat den Kautschuk massiv reduziert und auf andere Nutzpflanzen umgestellt – Người dân Nghệ An ồ ạt chặt bỏ cao su, chuyển đổi sang cây trồng khác – Viele Gummiwälder wurden von Menschen abgeholzt um Akazien und Zuckerrohr anzubauen   Leave a comment

Người dân Nghệ An ồ ạt chặt bỏ cao su, chuyển đổi sang cây trồng khác

Nếu như khoảng hơn 10 năm trước, ở Nghệ An cây cao su từng được mệnh danh là “vàng trắng”, người dân hừng hực khí thế “nhà nhà trồng cao su” thì nay, cây công nghiệp này đang rơi vào cảnh hắt hiu. Nhiều cánh rừng cao su bị người dân đốn hạ để chuyển đổi sang trồng keo, mía.
02/01/2024 03:16 (GMT+7) https://baonghean.vn/nguoi-dan-nghe-an-o-at-chat-bo-cao-su-chuyen-doi-sang-cay-trong-khac-post282512.html
Chuyển đổi cao su sang cây trồng khác do giá mủ thấp
Những ngày cuối tháng 12/2023, có mặt tại các xã Nghĩa Hồng, Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Đàn, chứng kiến những cánh rừng cao su bạt ngàn ở độ tuổi khai thác đang bị người dân đốn hạ. Tiếng máy cưa rền vang, hàng loạt cây cao su trong chốc lát bị cưa đổ gãy, gốc cây bật tứa nhựa trắng. Từng đống gỗ cao su nằm ngổn ngang bên lề đường để chờ xe đến chở đi.
Ông Nguyễn Văn Thanh ở xóm 8, xã Nghĩa Hồng chia sẻ: Gia đình chúng tôi nhận khoán trồng 2 ha cao su. Lâu nay, mọi nguồn chi tiêu đều nhờ vào cây cao su. Nhưng khoảng 3 năm trở lại nay giá mủ quá thấp, từ chỗ giá 20.000 – 21.000 đồng/kg (mủ tươi qua cán) thì thời điểm này xuống chỉ còn 15.500 đồng/kg mủ tươi qua cán. Nên nếu chỉ trông chờ vào giá mủ cao su như hiện nay thì gia đình không đủ chi tiêu, chúng tôi phải xin thanh lý 1 ha cao su để chuyển sang cây trồng khác.
Thời điểm này, dù đang trong mùa cạo mủ, nhưng đi dọc những cánh rừng cao su ở các huyện Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa dễ nhận thấy không khí buồn hiu hắt, vắng lao động. Thậm chí có những cánh rừng cao su không được chăm sóc, cỏ dại xen lẫn mọc um tùm. Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghĩa Đàn, chỉ tính từ năm 2018 đến nay, diện tích cây cao su trên địa bàn đã giảm từ 2.000 ha nay còn khoảng 1.237 ha.
Ông Hoàng Thanh Tùng – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cà phê – Cao su Nghệ An cho biết: Trước đây, đơn vị có trên 2.500 ha cao su ở huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa, nhưng nay chỉ còn trên 1.800 ha. Nguyên nhân diện tích giảm là do những năm vừa qua giá mủ cao su xuống thấp, chưa kể một số diện tích bị đổ gãy do mưa bão, nên một số vùng bà con viết đơn xin thanh lý cây cao su để chuyển đổi sang cây trồng khác.
Trước khi chuyển đổi cây cao su sang cây trồng khác, đơn vị kiểm tra, đánh giá hiệu quả, xem có đủ điều kiện thanh lý hay không. Diện tích thanh lý cao su những năm vừa qua chủ yếu được bà con chuyển đổi sang trồng mía khá hiệu quả.
Không chỉ huyện Nghĩa Đàn, tại huyện Tân Kỳ, tình trạng này cũng diễn ra khá phổ biến. Tại đây có nhiều cánh rừng cao su đến kỳ khai thác nhưng bà con không cạo mủ thường xuyên, thậm chí bỏ mặc từ nhiều năm nay. Theo chị Nguyễn Thị Loan – một chủ hộ trồng cao su ở xã Tân Phú, khoảng 3 – 4 năm về trước, giá mủ là 45.000 đồng/kg nên gia đình cũng có “của ăn, của để”, nhưng với giá giá mủ xuống quá thấp như hiện nay, chúng tôi không thể tiếp tục đầu tư được nữa, bởi tiền bán mủ không đủ tiền công.
Đại diện Công ty CP Nông nghiệp Sông Con xã Tân Phú (Tân Kỳ) cho biết: Trước đây có trên 900 ha cao su, nhưng từ năm 2018 đến nay, đơn vị đã chuyển đổi trên 200 ha sang trồng mía, nay chỉ còn 700 ha cao su. Riêng trong năm 2023, đơn vị đã chuyển đổi 30 ha cao su ở xã Tân Phú sang trồng ổi, mía. Do giá mủ quá thấp nên hiện nay có gần 150/700 ha cao su phải ngừng khai thác mủ. Do vậy, hầu hết người dân ít đầu tư chăm sóc, tái sản xuất, dẫn đến tình trạng chất lượng mủ cao su giảm.

Quy hoạch hợp lý để phát triển cây cao su bền vững
Năm 2016 Nghệ An có 11.635 ha trồng cây cao su, đến thời điểm này, diện tích giảm xuống còn gần 9.000 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quế Phong… Diện tích này do các doanh nghiệp, đơn vị nông lâm, trường, công ty TNHH một thành viên quản lý, giao khoán cho các hộ dân chăm sóc, khai thác, các đơn vị trên đứng ra thu mua mủ cao su.
Vùng đất Phủ Quỳ vẫn được coi là thủ phủ trồng cây cao su của tỉnh Nghệ An. Do nhiều nguyên nhân, giá cả xuống thấp, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cây cao su hay bị bão gió làm gãy đổ; quy trình chăm sóc không được chú trọng đầu tư, năng suất, sản lượng đạt thấp, đã dẫn đến tình trạng nhiều hộ dân đốn hạ, chuyển đổi sang cây trồng khác.
Tuy nhiên, có thể thấy, hiện nay, việc phát triển cây cao su trên địa bàn Nghệ An đang gặp nhiều khó khăn do nguồn lực tài chính của các công ty nông, lâm nghiệp trong tỉnh còn hạn chế, đội ngũ nhân lực có trình độ còn thiếu, cơ chế, chính sách trong đầu tư phát triển trồng cao su còn nhiều bất cập.
Hầu hết các nông, lâm trường đều đứng ra thu mua mủ cao su cho các nông hộ để chế biến, nhưng do công nghệ chế biến của nhà máy còn lạc hậu, nên sản phẩm cao su khi chế biến ra chưa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, một số lô hàng khi xuất bán đi các nước đã bị trả lại, chủ yếu cao su bị lỗi dính tạp chất.
Chưa kể toàn bộ diện tích cao su của Nghệ An đến nay chưa có diện tích nào đạt chứng chỉ FSC. Trong khi đó, trình độ lao động và khâu quản lý chất lượng của các cơ sở sản xuất không đồng đều, điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp xuất khẩu luôn bị động vào giá từ các đối tác, tính rủi ro của ngành ngày càng gia tăng.
Ông Nguyễn Tiến Đức – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nghệ An cho biết: Trong điều kiện giá mủ cao su không có lợi cho người sản xuất như hiện nay, ngành Nông nghiệp cũng khuyến cáo các huyện không tiếp tục mở rộng diện tích trồng cao su. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong cạo mủ để giảm giá thành.
Các địa phương cần tiến hành rà soát toàn bộ quy hoạch phát triển cao su, đánh giá cụ thể tình hình phát triển của loại cây trồng này để có hướng phát triển phù hợp. Ngoài ra, Nghệ An cần đầu tư để có các nhà máy chế biến sâu nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất cao su.
Theo các nhà chuyên môn, cao su là loại cây đa mục đích vừa có giá trị kinh tế, vừa có tác dụng bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cải thiện và nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân miền núi Nghệ An. Là loại công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao.
Vì vậy, để cây cao su phát triển theo hướng bền vững, các địa phương cần rà soát, yêu cầu giảm tình trạng trồng ngoài vùng quy hoạch, tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng vườn cây, tránh tình trạng người dân trồng rồi lại chặt khi giá cao su xuống thấp. Tập trung thâm canh, nâng cao hiệu quả của những vườn cây hiện có, tái canh trồng mới ở những nơi có triển vọng.
Ngoài ra, tỉnh Nghệ An cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân trồng cao su, như đẩy mạnh công tác chuyển giao kỹ thuật và khuyến nông đến người dân trồng cao su, ưu tiên các nguồn vốn vay để người dân có điều kiện chăm sóc đầu tư các vườn cao su. Đặc biệt, thu hút các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến mủ cao su hiện đại đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, ổn định tiêu thụ đầu ra cho nhân dân.

Veröffentlicht 6. Januar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Die Kautschukanbauer in Nghe An freuen sich wenn die Preise für das „weiße Gold“ steigen – Người trồng cao su Nghệ An phấn khởi khi ‚vàng trắng‘ tăng giá   Leave a comment

Người trồng cao su Nghệ An phấn khởi khi vàng trắng tăng giá

Cao su bất ngờ tăng giá sau nhiều năm giảm sâu, giúp thu nhập của các hộ dân trồng cao su ở Nghệ An được cải thiện.
04/12/2023 01:53 (GMT+7) https://baonghean.vn/nguoi-trong-cao-su-nghe-an-phan-khoi-khi-vang-trang-tang-gia-post280968.html
Từ tháng 11/2023 đến nay, mủ cao su bất ngờ tăng giá, nông dân phấn khởi khi đầu ra dần ổn định.
Có mặt tại cánh rừng cao su ở xã Tân Phú, huyện Tân Kỳ, thấy nông dân đã cạo mủ cao su trở lại. Anh Nguyễn Minh – một nông dân ở xã Tân Phú, trồng trên 1 ha cao su, chia sẻ: Nhiều năm qua, có lúc mủ cao su chạm đáy chỉ đạt 13.000 đồng/kg, tiền thu không đủ nguồn vốn đầu tư bỏ ra. Nhưng hơn 1 tháng nay, giá tăng lên 16.500-19.000 đồng/kg, dù tăng nhẹ nhưng chúng tôi phấn khởi vì có thêm chi phí chăm sóc vườn cây cũng như trang trải sinh hoạt gia đình.
Đại diện Công ty cổ phần Nông nghiệp Sông Con cho biết: Do đầu ra khó tiêu thụ, có những thời điểm đơn vị chỉ có 150/600 ha cao su phải ngừng khai thác mủ. Nhưng gần 2 tháng nay, mủ cao su tăng giá nhẹ, trên 100 tấn cao su tồn đọng từ đầu năm 2023 đến nay đã bán hết. Hiện, đơn vị đã thu mua cho vùng nguyên liệu xã Tân Phú, Tân Long 45-50 tấn mủ cao su/tháng. Nguyên nhân tăng giá là hiện nay thị trường Trung Quốc đã nhập khẩu cao su. Chúng tôi đang hy vọng sẽ trở lại thời hoàng kim đạt giá 23.000 đồng/kg mủ.
Cũng thời điểm này, tại nhà máy chế biến mủ cao su của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê – Cao su Nghệ An (thị xã Thái Hòa) hoạt động khá nhộn nhịp. Ông Hoàng Thanh Tùng – Phó Tổng Giám đốc công ty cho biết: Trước đây, do tiêu thụ khó khăn, nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng chế biến 50 tấn/tháng; gần 2 tháng qua, cao su tăng giá nên nhà máy chế biến đạt 280 tấn/tháng (đạt trên 90% công suất).
Giá mủ tạp thu mua cho vùng nguyên liệu 17.000 đồng/kg (tăng 3.000 -4.000 đồng/kg so với trước đây). Giá cao su thành phẩm (đã qua chế biến) trước đây xuất bán chỉ đạt 26-27 triệu đồng/tấn, nay giá tăng lên 30 triệu đồng/tấn, như vậy là đã có lãi. Hiện nay trên 1.800ha cao su hầu hết đang được khai thác lấy mủ đồng đều, thị trường cao su hiện nay chủ yếu tiêu thụ nội địa và Trung Quốc.
Mặc dù giá cao su tăng giá, tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn khác như hầu hết dây chuyền, thiết bị chế biến của nhà máy trên địa bàn Nghệ An còn lạc hậu, nên sản phẩm cao su khi chế biến ra chưa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, một số lô hàng khi xuất bán đi các nước đã từng bị trả lại, chủ yếu cao su bị lỗi dính tạp chất nhiều.
Theo các nhà chuyên môn, giá cao su tại thị trường châu Á biến động mạnh trong bối cảnh lạc quan về số liệu kinh tế của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc hiện có nhiều chính sách cho ngành công nghiệp xe điện, tác động tích cực lên tổng cầu cao su tại quốc gia này, nên thời điểm mấy tháng vừa qua giá cao su đã tăng nhẹ.
Ông Nguyễn Văn Hiệp – Trưởng phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công Thương) cho biết: Địa bàn Nghệ An hiện có trên 10.000 ha cao su, tập trung chủ yếu ở các huyện Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quế Phong… Chủ yếu các doanh nghiệp, đơn vị nông lâm, trường, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý diện tích cao su, giao khoán cho các hộ dân chăm sóc, khai thác, các đơn vị trên đứng ra thu mua mủ cao su.
Các doanh nghiệp nên đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến công nghệ hiện đại, nhằm tăng tỷ lệ cao su chế biến hơn là cao su nguyên liệu để nâng cao giá trị xuất khẩu.

Veröffentlicht 8. Dezember 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Kautschukbäume die seit den 1960er Jahren des letzten Jahrhunderts auf dem Land von Phu Quy präsent sind und viele Höhen und Tiefen erlebt haben gelten immer noch als „weißes Gold“ – Có mặt trên đất Phủ Quỳ từ những năm 1960 của thế kỷ trước, trải qua nhiều thăng trầm, cây cao su vẫn được ví là “vàng trắng”   Leave a comment

Phập phù cao su Phủ Quỳ

Có mặt trên đất Phủ Quỳ từ những năm 1960 của thế kỷ trước, trải qua nhiều thăng trầm, cây cao su vẫn được ví là “vàng trắng”, đem lại thu nhập khá cao cho người dân vùng miền núi. Thế nhưng những năm gần đây, nhiều vườn cây cao su đang trong độ tuổi cho khai thác đã bị đốn hạ.
26/03/2023 – 14:44 https://baonghean.vn/phap-phu-cao-su-phu-quy-post267083.html
Diện tích sụt giảm mạnh
Mặc dù 0,6 ha cao su của gia đình mới bước vào thu hoạch năm thứ 3, chu kỳ khai thác còn rất dài, nhưng bà Nguyễn Thị Hằng ở xã Nghĩa Hồng (Nghĩa Đàn) vẫn quyết định chặt, bán gỗ nhỏ. “Vườn cao su này trồng phải loại giống kém, cạo cả vườn mỗi ngày chỉ được 30 – 40kg mủ, mấy năm trước, đầu vụ còn bán được 7.000 – 8.000 đồng/kg nhưng sau đó tụt dần, có khi còn 4.000 – 5.000 đồng/kg, mỗi ngày chỉ bán được hơn 200.000 đồng. Thu nhập không đủ bù công lao động, sức khỏe, chưa tính tiền đầu tư, chăm sóc”, bà Hằng chia sẻ.
Hiện bà Hằng đã báo cáo, đề nghị xã cho chuyển đổi sang trồng ổi; 1ha cao su còn lại thuộc sự quản lý của Nông trường Cờ Đỏ, tuy đến hết năm nay mới kết thúc chu kỳ khai thác nhưng bà hầu như đang bỏ mặc không thu hoạch. „Mỗi ngày cao nhất cũng chỉ thu được 30 – 40kg mủ. Sau khi chặt bỏ, tôi sẽ xin nông trường chuyển sang trồng ổi, chỉ trừ khi bắt buộc tuân theo kế hoạch của nông trường, phải trồng cao su thì mới tiếp tục trồng. Nản lắm, nếu trồng giống có khả năng chống chịu cao hơn thì năng suất thấp, giống cây cao sản lại hay bị gãy đổ”, bà Hằng chia sẻ.
Là vùng “trọng điểm” trồng cây cao su của huyện Nghĩa Đàn, những năm 2007 – 2009, giá mủ cao su cao ở mức 14 – 15 nghìn đồng/kg, người dân xã Nghĩa Hồng ồ ạt phát triển diện tích cao su; tuy nhiên hiện nay, diện tích đã bị thu hẹp chỉ còn 337ha.
Ông Hồ Sỹ Minh – Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Cả chục năm nay giá mủ bấp bênh, sụt giảm, có thời điểm chỉ còn 4.000 – 5.000 đồng/kg, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người sản xuất. Hai năm nay giá ổn hơn, dao động từ 7.000 – 8.000 đồng/kg nhưng do công thu hoạch nhiều, vất vả, trong khi năng suất kém, làm nhiều hộ dân chán nản, chặt bỏ cả những vườn cây đang trong thời kỳ cho thu hoạch, chuyển sang trồng cây ăn quả mong tăng thêm thu nhập.
Theo ông Minh, muốn cây cao su cho mủ nhiều, chất lượng tốt, cần thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật từ trồng, chăm sóc. Tuy nhiên, hiện nay các nông trường vẫn chưa thực sự đồng hành, gắn bó với người sản xuất, còn để người trồng tự mày mò là chủ yếu.
Chuyển vườn cam sang trồng cao su gần 10 năm, gia đình chị Đinh Thị Lan ở xóm Hồng Trường, xã Nghĩa Hồng mới bắt đầu được thu hoạch mẻ sản phẩm đầu tiên. Tuy nhiên, niềm vui chưa kịp bắt đầu đã bị sự thất vọng dập tắt.
“Chỉ cạo được 6 tháng, đến tháng 12/2022 là hết mùa, năng suất lại quá kém. Mỗi ngày, tôi đi cạo từ 3-4h sáng, nhưng toàn bộ 0,5 ha cao su chỉ thu được 7 – 8kg mủ. Đã vậy, mủ còn rất loãng, hàm lượng thấp, nên giá bán luôn thấp hơn các hộ khác, thường chỉ từ 5.000 – 6.000 đồng/kg, thậm chí có lúc 3.000 – 4.000 đồng/kg, thật sự không bõ công”, chị Lan chán nản. Chặt bỏ vườn cây, gia đình chị không trồng lại cao su mà đầu tư hơn 40 triệu đồng để trồng ổi.
Tình trạng người dân chặt bỏ cây cao su, thay thế bằng các loại cây ăn quả như ổi, quýt; một số vườn cây mặc dù vẫn đang trong chu kỳ khai thác nhưng bà con không cạo mủ thường xuyên, thậm chí bỏ mặc đã diễn ra tại “thủ phủ” cao su vùng Phủ Quỳ từ nhiều năm nay. Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn, chỉ tính từ năm 2020 đến nay, diện tích cây cao su trên địa bàn đã giảm từ 1.500ha còn khoảng 900ha.
Không chỉ huyện Nghĩa Đàn, mà tại thị xã Thái Hòa, tình trạng này cũng diễn ra khá phổ biến.

Sớm giải bài toán quy hoạch và đầu tư, liên kết sản xuất
Nhiều năm qua, vùng đất Phủ Quỳ vẫn được coi là thủ phủ trồng cây cao su của tỉnh, với những giá trị kinh tế mà loại cây trồng này mang lại. Tuy nhiên, đến nay rất nhiều vườn cây đã bị đốn hạ. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cây cao su hay bị bão gió làm gãy đổ; nhiều diện tích giống cây không đảm bảo, quy trình chăm sóc không được đầu tư, năng suất, sản lượng đạt thấp, trong khi công thu hoạch nhiều, vất vả, dẫn đến tình trạng nhiều hộ dân chuyển đổi sang các loại cây trồng khác.
Theo đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, một phần do các nông trường – đơn vị được giao quản lý, phát triển cây cao su trên đất Phủ Quỳ thiếu sâu sát trong công tác tổ chức sản xuất, tập huấn, chuyển giao và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cho các hộ sản xuất. Trong khi đó, nông dân vẫn “mạnh ai nấy làm” dẫn đến sản lượng, chất lượng mủ không cao. Từ đó, nhiều diện tích sau khi hết chu kỳ khai thác mủ đã được chuyển sang trồng mía nguyên liệu. Một số diện tích khác được người dân chuyển sang trồng các loại cây ăn quả mặc dù vẫn đang trong kỳ khai thác.
Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính, kỹ thuật của các nông trường vừa yếu, vừa thiếu nên chưa tạo được vùng nguyên liệu bền vững; sản lượng và chất lượng mủ chưa thực sự đáp ứng yêu cầu; công tác quản lý, tìm kiếm thị trường chưa được chú trọng. Việc thu mua nguyên liệu với giá thấp không tạo được sức hấp dẫn với người sản xuất…
“Thực tế, những vùng nguyên liệu cao su được doanh nghiệp đầu tư bài bản, sản phẩm có đầu ra ổn định thì sẽ phát triển bền vững và hiệu quả, công nhân yên tâm sản xuất mặc dù có những thời điểm giá cao su giảm”, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết.
Những thành công mang tính bền vững của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Cao su Nghệ An là một ví dụ. Kể từ khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, hơn 10 năm nay, đơn vị đã phát triển được hơn 4.500ha cao su, trong đó 2.500ha đã cho khai thác, năng suất đạt bình quân 1,9 tấn/ha/1 chu kỳ khai thác 15 năm; giải quyết việc làm và thu nhập ổn định, bình quân 6,5 triệu đồng/người/tháng cho hàng trăm lao động.
Ông Nguyễn Đình Tuấn – Tổng Giám đốc công ty cho biết: Xác định giống là khâu đầu tiên, số 1, nên chất lượng giống cây được ưu tiên hàng đầu; cùng với đó, quá trình chăm sóc luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật tập đoàn đưa ra. Nhờ đó, năng suất, chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo, vườn cây của đơn vị được đánh giá có chất lượng tốt nhất khu vực miền Trung. Trong kế hoạch của công ty, khi được giao đủ đất để khép kín diện tích theo kế hoạch đã được phê duyệt, sẽ xây dựng nhà máy chế biến ngay tại vùng nguyên liệu, nâng cao giá trị và tăng tính bền vững cho phát triển cây cao su trên đất Nghệ An.
Hiện nay, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu hàng triệu tấn cao su thiên nhiên phục vụ chế biến. Điều này có nghĩa, ngành cao su đang có đầu ra khá tốt. Nghệ An đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 17.000ha cao su. Trước tình trạng diện tích cây cao su ngày càng bị thu hẹp như hiện nay, bài toán quy hoạch, kêu gọi đầu tư, liên kết sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm cần phải được giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả hơn. Nếu không, mục tiêu đó rất khó đạt được.

Với thị trường tiềm năng, những lợi thế về diện tích đất đai và những giá trị vượt trội mà cây cao su đem lại, loại cây trồng này từng được tỉnh Nghệ An đưa vào là một trong những loại cây trồng chủ lực của tỉnh. Tuy nhiên, sau một thời gian, rà soát đánh giá lại căn cứ trên tình hình thực tế, cây cao su đã được tỉnh đưa ra khỏi danh sách các loại cây trồng chủ lực giai đoạn tới.

Veröffentlicht 27. März 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Kautschukproduktion – VRG phấn đấu khai thác vượt kế hoạch hơn 17 nghìn tấn cao-su năm 2022   Leave a comment

VRG phấn đấu khai thác vượt kế hoạch hơn 17 nghìn tấn cao-su năm 2022

Với dự báo điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho công tác sản xuất nông nghiệp, Tập đoàn Công nghiệp Cao-su Việt Nam (VRG) dự kiến năm 2022, tổng sản lượng khai thác toàn VRG đạt hơn 413 nghìn tấn, vượt hơn 17 nghìn tấn so kế hoạch.
05/08/2022 – 12:42 https://nhandan.vn/vrg-phan-dau-khai-thac-vuot-ke-hoach-hon-17-nghin-tan-cao-su-nam-2022-post708975.html
Ngày 5/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn Công nghiệp Cao-su Việt Nam (VRG) tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Để thực hiện đạt và vượt kế hoạch sản lượng đề ra năm 2022, VRG đã xây dựng và có hướng dẫn cụ thể đối với từng khu vực trồng cao-su nhằm bảo đảm tổ chức tốt công tác thu hoạch mủ.
Năm 2021, VRG hoàn thành kế hoạch sản lượng trước 16 ngày và có 11 công ty, 70 nông trường đạt tiêu chuẩn vào “Câu lạc bộ 2 tấn”. Toàn VRG khai thác vượt 25 nghìn tấn. Đây là mức hoàn thành sản lượng cao nhất so những năm trước đây.
Theo VRG, tổng diện tích cao-su kinh doanh toàn tập đoàn từ nay đến 2030 có xu hướng giảm dần còn dưới 250 nghìn ha. Tuy nhiên, năng suất khai thác lại tăng dần đến 2030, bình quân năng suất đạt khoảng 1,8 tấn/ha và tổng sản lượng ổn định trong khoảng trên 400-450 nghìn tấn/năm.
Năm 2022, VRG xây dựng kế hoạch tổng sản lượng khai thác là hơn 396 nghìn tấn. Trong đó, sản lượng trong nước là gần 244 nghìn tấn, ngoài nước là hơn 152 nghìn tấn.
Dự kiến đến hết ngày 31/12 tới, toàn VRG sẽ khai thác đạt hơn 413 nghìn tấn, vượt hơn 17 nghìn tấn, vượt 4,3% kế hoạch. Tất cả các khu vực đều vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, khu vực Campuchia dự kiến vượt cao nhất với 6,5%, tiếp theo sau là khu vực Tây Nguyên với 6%.
Ông Phạm Hải Dương, Trưởng ban Quản lý kỹ thuật VRG cho biết: Dự báo, điều kiện thời tiết khí hậu năm 2022 tương đối thuận lợi cho công tác sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, 6 vùng sản xuất cao-su của VRG có những khác biệt rất lớn về khí hậu, thổ nhưỡng, lao động.
Do đó, VRG đề ra các biện pháp quản lý và điều hành phù hợp điều kiện thực tế của từng vùng miền, đồng thời chủ động với các đơn vị để tổ chức quản lý công tác thu hoạch mủ đạt hiệu quả cao nhất.
VRG tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý kỹ thuật từ tập đoàn đến cơ sở nhằm bảo đảm các giải pháp kỹ thuật được triển khai đồng bộ, kịp thời; tiếp tục đẩy mạnh việc số hóa dữ liệu vườn cây để phục vụ hiệu quả cho công tác chuyên môn và quản lý, điều hành sản xuất.
Về giải pháp dài hạn, các đơn vị liên tục nâng cao chất lượng vườn cây tái canh và kiến thiết cơ bản, bảo đảm định hướng của VRG nhằm chuẩn bị tốt về năng lực sản xuất của vườn cây chuyển từ kiến thiết cơ bản sang kinh doanh hằng năm đạt và vượt theo yêu cầu của Quy trình kỹ thuật cây cao-su 2020.

Veröffentlicht 5. August 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Neue Klasse von Arbeitern im Kautschukwald von Dong Nai – Lớp công nhân mới ở rừng cao-su Đồng Nai   Leave a comment

Lớp công nhân mới ở rừng cao-su Đồng Nai

Hành trang vào nam lập nghiệp của gần 1.000 lao động người Hà Giang suốt ba năm qua chỉ có ba-lô quần áo và một ít tiền dành dụm làm lộ phí. Bao nhiêu đó con người là bấy nhiêu kỳ vọng ở chuyến đi xa này. Họ tin tưởng, cây cao-su và đất lành Đồng Nai sẽ giúp họ có cuộc sống ấm no hơn.
16-06-2022, 05:55 https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/lop-cong-nhan-moi-o-rung-cao-su-dong-nai-701439/
Những năm gần đây, lực lượng lao động của Công ty TNHH một thành viên Tổng công ty Cao-su Đồng Nai và tám đơn vị thành viên ngày càng giảm do sự cạnh tranh của thị trường lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn của tỉnh Đồng Nai. Trước thực tế đó, để kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, lãnh đạo Tổng công ty đã bàn bạc và quyết định tìm kiếm tuyển dụng lao động tại tất cả các địa phương của tỉnh miền núi phía bắc là Hà Giang.

Niềm tin nơi vùng đất mới
Men theo những con đường đất chạy dọc các lô trồng cao-su ở Nông trường cao-su Cẩm Đường, xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, trong không khí se lạnh của buổi sớm mai, chúng tôi nghe vẳng từ xa tiếng cười tiếng nói của các công nhân đang đi cạo mủ cao-su vẳng lại.
Đến lô đang cho khai thác mủ của các tổ, chúng tôi không chỉ choáng ngợp bởi hàng nghìn cây cao-su đang vươn tán, hiên ngang, ngạo nghễ, mà còn thấy thật sự háo hức và phấn khích trước cảnh các công nhân đang miệt mài quanh những gốc cây cao-su. Từng đôi mắt chăm chú, tập trung, những đôi bàn tay lành nghề, thoăn thoắt xoay quanh thân cao-su; từng đường cạo sắc ngọt, vạch chéo thân cây, để rồi dòng nhựa trắng đục ứa ra, chảy xuống những chiếc bát treo sát thân cây. Đâu đó vang lên tiếng nói chuyện lao xao dưới vòm lá xanh tít tắp.
Chị Ly Thị Mua, công nhân khai thác Nông trường Cẩm Đường, bồi hồi nhớ lại những ngày đầu đặt chân đến Đồng Nai. Cách đây gần ba năm, chị Mua là Trưởng thôn Trù Xá, xã Sủng Thài, huyện Yên Minh, Hà Giang. Khi thấy Tổng công ty Cao-su Đồng Nai đến tuyển dụng vào làm công nhân cao-su chị đã xung phong tham gia và vận động chồng cùng đi. Vượt gần 2.000 km bằng đường bộ từ Hà Giang vào Đồng Nai, vợ chồng chị đã mang theo một ít tiền dằn túi để sinh hoạt trong thời gian đầu.
Chị cho biết, lần đầu vào nam và cũng là lần đầu rời xa quê hương nhưng vợ chồng chị có niềm tin mãnh liệt với vùng đất này. “Vợ chồng tôi xác định đi lập nghiệp là phải bám trụ chứ không được bỏ ngang giữa chừng. Công việc ban đầu tuy vất vả nhưng về sau cũng quen dần. Cán bộ lãnh đạo từ Tổng công ty đến Nông trường rất quan tâm đến đời sống của bà con mới vào. Chúng tôi được hỗ trợ thanh toán tiền vé xe đi vào đây. Được chăm lo, tạo điều kiện đầy đủ toàn diện từ nơi ăn, chốn ở, cơ sở vật chất thiết yếu trong sinh hoạt hằng ngày, việc học hành cho các em nhỏ. Chúng tôi vui lắm”, chị Mua chia sẻ.
Tới thăm khu nhà ở mới được Nông trường Cẩm Đường khánh thành với 42 phòng khép kín, diện tích 32m2/phòng, đủ cho 3 đến 4 người ở, mới thấy được sự chu đáo của ban lãnh đạo Tổng công ty Cao-su Đồng Nai dành cho công nhân, bà con dân tộc Hà Giang đang sinh sống ở đây để họ yên tâm lao động sản xuất gắn bó với đơn vị. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Cao-su Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng cho biết: Sau thời gian tuyển dụng, lực lượng lao động là người dân tộc thiểu số ở Hà Giang đã đáp ứng được các yêu cầu của công ty.
Các công nhân từ xa vào đây được công ty quan tâm chăm lo toàn diện đúng như đã hứa ban đầu. Tất cả các phòng ở đều được trang bị giường, chiếu, chăn, màn, quạt điện, nồi cơm điện, bình ga, bếp ga, nhà vệ sinh khép kín. Hằng tháng công nhân chỉ phải trả duy nhất chi phí tiền điện. “Mỗi phòng là 1 gia đình bao gồm hai vợ chồng và con. Với thanh niên chưa lập gia đình, chúng tôi bố trí 3 đến 4 người/phòng, nếu lập gia đình sẽ được bố trí ở riêng. Sắp tới, chúng tôi sẽ làm sân bóng chuyền và cầu lông ở khoảng đất trống ngay trước khu nhà ở để công nhân có thể tập luyện, vui chơi”- đồng chí Nguyễn Văn Thắng nói.
Trò chuyện với anh Sùng Seo Quán người dân tộc H’Mông, xã Bản Ngò, huyện Xín Mần, đang ngồi sửa quạt trước cửa phòng, anh tâm sự, năm nay anh 26 tuổi, cuộc sống quê nhà chỉ có làm ruộng, làm một vụ ăn cả năm, lúa gạo có dư đem bán cũng chẳng lời được bao nhiêu, thời gian rảnh nhiều mà không có việc làm. Tết Nguyên đán năm 2020 khi sang chơi nhà ông chú, anh được biết làm công nhân cao-su tại Đồng Nai có thu nhập khá, công việc ổn định. “Vợ chồng tôi về bàn với gia đình và không đắn đo, suy nghĩ nhiều mà thống nhất chờ Tết xong vào nam lập nghiệp luôn. Sau gần ba năm làm việc ở đây với thu nhập ổn định, hằng tháng gia đình tôi tiết kiệm được khoảng 10 triệu đồng, mỗi năm chúng tôi gửi về quê 100 triệu đồng còn lại để mua sắm thêm đồ dùng và đóng học phí cho con”- anh nói.
Chị Cháng Thị Máy cho biết, bà con Hà Giang vào làm công nhân cao-su qua mỗi năm càng nhiều bởi nghe tin nông trường trả lương cao và chế độ an sinh tốt. Chị động viên những người mới vào cố gắng chăm chỉ làm việc vì công việc ban đầu chưa quen cho nên chỉ được giao những việc đơn giản. Sau này, được giao nhiều việc hơn, thu nhập sẽ tăng lên theo năng lực bản thân làm được hằng ngày. Chị và các công nhân ở đây đã xem Đồng Nai là quê hương thứ hai.
Trong buổi gặp gỡ nhân Tháng Công nhân năm 2022 vừa qua, tại Nông trường Cẩm Đường, đồng chí Nguyễn Thế Hựu, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Cao-su Đồng Nai cam kết với công nhân, bất kỳ ai gặp khó khăn gì đều có thể đề xuất ý kiến với các cấp lãnh đạo, nông trường sẽ hỗ trợ kịp thời. Tất cả chế độ đãi ngộ hằng năm vẫn được giữ nguyên và đang đề xuất các cấp lãnh đạo nâng cao hơn so với mọi năm. Thí dụ như tiền tàu xe đi về dịp Tết, người giới thiệu lao động vào làm ổn định, chính vì vậy mọi người cứ yên tâm làm việc.

Môi trường rèn luyện, phấn đấu cho công nhân
Năm 2019, anh Giàng Mí Chu, người dân tộc H’Mông, thôn Trù Xá, xã Sủng Thài, huyện Yên Minh vào làm công nhân tại Nông trường Cẩm Đường. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ yêu cầu vào làm việc tại đây, anh phải điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày của mình để sớm thích nghi với công việc mới. Đam mê, phấn đấu trong công việc, anh liên tục được khen thưởng là công nhân xuất sắc của tổ. Thấy anh năng nổ, nhiệt tình, anh chị em công nhân tín nhiệm bầu anh làm Tổ trưởng Tổ Công đoàn Tổ 9. Từ đó, anh cùng với các thành viên trong tổ, cố gắng đưa hoạt động sản xuất của nông trường ngày càng đi vào chiều sâu.
Sau ba năm phấn đấu, đóng góp nhiều thành tích cho nông trường, tháng 10/2021 vừa qua, anh Chu đã được kết nạp Đảng. Anh chia sẻ, với vai trò đảng viên, anh tiếp tục đem những kiến thức, hiểu biết của mình tuyên truyền cho anh chị em hiểu hơn về quyền, nghĩa vụ của công nhân, để mọi người góp sức xây dựng nông trường, công ty ngày càng phát triển.
Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Nông trường Cẩm Đường, Phan Quang Bá cho biết: Một trong những giải pháp xuyên suốt, đồng bộ từ Đảng bộ Tổng công ty đến Đảng ủy Công ty đưa ra là luôn quan tâm, tạo điều kiện cho các đoàn thể quần chúng hoạt động; trong đó chỉ đạo phát động các phong trào phát huy sáng kiến trong công việc, tay nghề giỏi nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Đơn vị khuyến khích công nhân học tập nâng cao trình độ văn hóa qua việc hỗ trợ học phí, tặng học bổng, quà khi công nhân tự học và tốt nghiệp. Mới đây nhất đơn vị đã tạo điều kiện cho công nhân Giàng Mí Chu đã tốt nghiệp Trường trung cấp Kỹ thuật ở Hà Giang học lên đại học. Trường hợp công nhân Sùng Seo Quán dù mới vào làm được hơn hai năm nhưng đã phát huy năng lực, có nhiều thành tích trong các đợt thi đua, hiện là Tổ trưởng Tổ 2 quản lý trực tiếp 28 công nhân đều người dân tộc H’Mông.
Cũng theo đồng chí Phan Quang Bá, trong số các công nhân từ Hà Giang vào đây lập nghiệp có những người đã là đảng viên khi ở địa phương, vì đi xa không thể nào sinh hoạt Đảng được. Công ty đã làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng vào trong này để các đảng viên thuận tiện hơn. Thời gian tới, Đảng ủy công ty sẽ tiếp tục tổ chức các lớp cảm tình Đảng, phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ; giao nhiệm vụ cho Đoàn Thanh niên, Công đoàn thông qua các hoạt động phong trào để giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp.
Để tạo sân chơi, giải trí lành mạnh cho người lao động, hằng năm Ban Giám đốc và Công đoàn Nông trường đều tổ chức các hoạt động hội thao truyền thống như bóng chuyền, bóng đá, cầu lông và hội diễn văn nghệ quần chúng chào mừng các ngày lễ. Nhằm khích lệ tinh thần cho người lao động, hằng năm đều tổ chức tham quan, du lịch trong nước và nước ngoài nhân mùa nghỉ khai thác. Công đoàn công ty thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống cho người lao động bằng nhiều việc làm thiết thực như: tặng quà các gia đình chính sách, gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho công nhân lao động tại Bệnh viện đa khoa Cao-su Đồng Nai; ký thỏa ước lao động tập thể; ban hành phương án lương sửa đổi, bổ sung cho công nhân”- đồng chí Nguyễn Thanh Hoài, Chủ tịch Công đoàn Nông trường Cẩm Đường chia sẻ thêm.
Trên con đường nhựa dẫn vào vườn cao-su đang cho khai thác, chúng tôi gặp chị Cháng Thị Máy và các công nhân đang chuyền tay nhau những xô nặng trĩu mủ cao-su chuyển lên thùng chiếc ô-tô tải lớn chuẩn bị chuyển đi chế biến. Từ năm 2019 đến nay, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng chị Máy và hơn 470 công nhân trong các tổ lúc nào cũng có việc làm và thu nhập ổn định. Chị Máy cho biết: “Ba năm qua từ khi đặt chân đến mảnh đất này thu nhập của các công nhân đến từ Hà Giang luôn ổn định, năm sau cao hơn năm trước trung bình từ 9 đến 10 triệu đồng/tháng. Chúng tôi mua được xe máy, sắm đồ dùng trong nhà, gửi tiền về quê xây nhà, mua trâu. Chúng tôi rất yên tâm với cuộc sống ở đây và sẽ gắn bó lâu dài với Tổng công ty, nông trường và cây cao-su”

Veröffentlicht 18. Juni 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,