Archiv für das Schlagwort ‘zeitung

Wir feiern den 40. Jahrestag der Gründung der Zeitung NTNN – Kỷ niệm 40 năm thành lập báo NTNN: Chịu chơi như NTNN/Dân Việt   Leave a comment

Kỷ niệm 40 năm thành lập báo NTNN: Chịu chơi như NTNN/Dân Việt

Với một phóng viên thể thao như tôi, sau 14 năm công tác đã hiểu thế nào là „cái tình“ của người nông thôn, hiểu thế nào là đåoàn kết, kỷ luật, ý chí quyết tâm có thể biến những điều không thể thành có thể!
16/05/2024 16:40 PM (GMT+7) https://danviet.vn/ky-niem-40-nam-thanh-lap-bao-ntnn-chiu-choi-nhu-ntnn-dan-viet-20240516162512063.htm
Phóng viên nhà nông đi khắp ĐNÁ
Những ngày cách đây tròn 20 năm, tôi là một sinh viên mới ra trường. Nhờ quen biết với anh Lại Bá Hà (thời điểm đó đang làm Thư ký tòa soạn báo Nông thôn Ngày nay và hiện là Phó Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới, một cựu sinh viên khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp), biết tôi đam mê thể thao, anh Hà đã tạo điều kiện giúp tôi có những bài báo đầu tiên đăng trên báo Nông thôn Ngày nay.
Vào dịp EURO 2004, tôi đi về ngoại thành Khoan Tế (Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội) quê mình, về quê những người bạn thân ở Phả Lại (Chí Linh – Hải Dương), Tiền Hải (Thái Bình) để ghi nhận tình yêu, niềm đam mê dành cho thể thao của những người nông dân dù đang bước vào mùa gặt.
Với những người nông dân cả đời vất vả mưu sinh, dãi nắng dầm mưa, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thì những ngày hội bóng đá như EURO, World Cup hay gần hơn là SEA Games – nơi hầu hết các VĐV Việt Nam xuất thân từ gia đình thuần nông có dịp thể hiện mình trên đấu trường quốc tế luôn mang tới những cảm xúc đặc biệt.
Những trận đấu bóng đá quốc tế, những màn so tài cả đoàn TTVN luôn là chủ đề được bàn tán sôi động ở các quán nước đầu làng, đi vào từng bữa cơm gia đình như một „món ăn tinh thần“ giúp người nông dân vơi bớt nhọc nhằn đời thường, tích lũy thêm năng lượng cho ngày làm việc hôm sau.
Thời gian qua đi, cơ duyên giúp tôi được chính thức trở thành phóng viên báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt từ tháng 5/2010, đến dịp kỷ niệm 40 năm thành lập báo thì tôi cũng có tròn 14 năm làm việc tại đây, học hỏi được rất nhiều điều bổ ích từ các đồng nghiệp đi trước, giúp tôi hoàn thiện hơn khả năng cầm bút của mình. Ở Nông thôn Ngày nay/Dân Việt, tôi cũng hiểu thế nào là „cái tình“ của người nông thôn khi sẵn sàng „chia ngọt sẻ bùi“ với nhau trong mọi hoàn cảnh. Tôi từng viết chung một bài viết với một người anh đi trước và anh là người lên ý tưởng, hoàn thiện bài viết nhưng bảo tôi: „Em là phóng viên, cần định mức, cứ ký chung tên nhưng nhuận bút thì em cầm nhé!“.
Hay cái cách chú Minh Quang tiễn chúng tôi ra xe lên taxi thời điểm năm 2013 di chuyển ra sân bay công tác Myanmar làm SEA Games, tặng chúng tôi mỗi anh em một tờ 500 nghìn đồng kèm theo lời chúc may mắn, công tác tốt!
Và mới đây thôi, một người chú, người anh và tôi hay gọi là „thầy“ sắp về hưu vẫn thường nấu cơm trưa bằng tất cả trái tim, tình cảm trong từng món ăn để chờ chúng tôi sau khi hoàn tất công việc buổi sáng lên cùng ngồi! „Các em vất vả, làm gì có tiền, cứ lên ăn, anh em nói chuyện là vui rồi“, thầy bảo thế, nhiều khi tôi cũng thấy ngại nhưng biết làm sao (?!).
Ở Nông thôn Ngày nay/Dân Việt, tôi đã có dịp đi gần hết Đông Nam Á, vừa công tác tại các kỳ SEA Games, AFF Cup, vừa trau dồi thêm vốn hiểu biết về văn hóa, con người các nước trong khu vực: Lào, Campuchia, Myanmar, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Philippines. Ở Nông thôn Ngày nay/Dân Việt, tôi cũng được hiểu thêm về khoảng lặng, thách thức „phía sau ánh hào quang“ mà các VĐV Việt Nam Việt Nam phải đối mặt, vượt qua để mang vinh quang về cho Tổ quốc trên đấu trường quốc tế thông qua những bài Dân Việt Trò Chuyện do chính Tổng biên tập Lưu Quang Định giữ mục.
Ở Nông thôn Ngày nay/Dân Việt, tôi có những dịp xuất ngoại chỉ để làm một trận đấu như chuyến làm khách của ĐT Việt Nam gặp chủ nhà Malaysia (bán kết lượt đi AFF Cup 2010) hay gặp chủ nhà Philippines (bán kết lượt đi AFF Cup 2018). Chi phí cho chuyến đi không nhỏ nhưng Ban biên tập sẵn sàng „chơi“, không tiếc tiền, chỉ với yêu cầu phóng viên phải tác nghiệp thật tốt mang tới những thông tin, hình ảnh thời sự, bên lề, hậu trường thú vị cho ban đọc, trong đó có đông đảo người nông dân là phụ huynh, người thân của các CĐV đang „mang chuông đi đánh xứ người“.
Ở NTNN/Dân Việt, tôi được thỏa chí đam mê với ngòi bút, được nhận giải báo chí toàn quốc „Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch“ lần thứ nhất – 2023 với bài Dân Việt Trò Chuyện „cô gái vàng“ điền kinh Nguyễn Thị Huyền: „Ngày nhỏ, lúc nào tôi cũng phải mò cua, bắt ốc“; được sống hết mình với bóng đá – môn thể thao tôi yêu thích với những chiếc Cúp vô địch Giải bóng đá NTNN/Dân Việt đã gây được tiếng vang trong làng báo với truyền thống 15 năm kể từ lần đầu tổ chức năm 2009, đúng dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập báo, và cùng anh em lên ngôi vô địch giải bóng đá báo chí toàn quốc Press Cup 2022.
Với một phóng viên thể thao như tôi, sau 14 năm công tác đã hiểu thế nào là „cái tình“ của người nông thôn, hiểu thế nào là đoàn kết, kỷ luật, ý chí quyết tâm có thể biến những điều không thể thành có thể!
Năm 2010, Báo NTNN/Dân Việt đã mang tới một ngày hội bóng đá khó quên cho người nông dân cả nước khi chi tiền tỷ tổ chức thành công giải bóng đá nông dân toàn quốc tại Long An. Với sân chơi 7 người, đến lúc này, giải bóng đá báo NTNN/Dân Việt cũng đã bước sang mùa giải thứ 15, kể từ lần đầu tổ chức năm 2009 và không ngắt quãng ngay cả thời điểm xã hội chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Giải bóng đá báo NTNN/Dân Việt luôn được các đồng nghiệp chờ đợi như một nơi để giới báo chí giao lưu, học hỏi đoàn kết cả trong công việc và cuộc sống.

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm xuất bản số báo đầu tiên

Hôm nay, ngày 16/5/2024 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, TP. Hà Nội, Báo Nông thôn Ngày nay – Cơ quan của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên (07/5/1984 – 07/5/2024), ra mắt ứng dụng di động Báo Dân Việt.
16/05/2024 17:06 PM (GMT+7) https://danviet.vn/bao-nong-thon-ngay-nay-ky-niem-40-nam-xuat-ban-so-bao-dau-tien-20240516165901843.htm
Dấu ấn 40 năm sát cánh cùng nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí: Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Nguyễn Đức Triều, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Nguyễn Quốc Cường, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Chủ tịch BCH Trung ương Hội Hội Nông dân Việt Nam.
Cùng dự lễ kỷ niệm có các Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Phạm Tiến Nam; Bùi Thị Thơm; Nguyễn Xuân Định.
Về phía khách mời có các đồng chí: Phan Xuân Thuỷ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương; Bùi Tuấn Quang, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Đào Minh Tú, Phó thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Trịnh Thị Thuỷ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Lại Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình.
Cùng dự có đại diện cơ quan của các bộ, ngành, Hội nông dân; Nông dân Việt Nam xuất sắc qua các năm; Đại diện các viện liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ, các nhà khoa học, chuyên gia, các văn nghệ sĩ, cộng tác viên thân thiết; Đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn là đối tác, bạn đồng hành cùng Báo NTNN/Dân Việt nhiều năm qua.
Về phía Báo NTNN có các đồng chí: Lưu Quang Định, Tổng Biên tập Báo NTNN/Dân Việt; các đồng chí Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài, Phan Huy Hà, Lưu Bạch Dương.
Đặc biệt, buổi lễ có sự tham dự của các đồng chí nguyên là lãnh đạo và cán bộ nhân viên PV các thế hệ làm Báo NTNN trước đây cũng như gần 200 Cán bộ nhân viên, PV, BTV của Báo NTNN/Dân Việt tại Hà Nội và các Văn phòng đại diện.
Phát biểu khai mạc Lễ kỷ niệm 40 năm Báo NTNN xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984-7/5/2024), ông Lưu Quang Định – Tổng biên tập Báo NTNN cho biết: Cách đây 40 năm, ngày 7/5/1984, tờ tin Nông dân mới số 1 – tiền thân của Báo NTNN được chính thức xuất bản, với tần suất 3 tháng/kỳ, trên giấy xấu. Cho đến hôm nay, NTNN đã phát triển thành một „hệ sinh thái“ đa nền tảng với báo giấy NTNN (xuất bản 4 kỳ/tuần), Báo Điện tử Dân Việt, các chuyên trang Trang Trại Việt, Thế giới Tiếp thị, Tài chính nông nghiệp (E-time), Truyền hình Dân Việt, chuyên đề Dân tộc & Miền núi, các trang youtube, fanpage, tiktok và podcast Radio Nông dân. Hệ sinh thái NTNN đón nhận tổng cộng hàng triệu lượt bạn đọc mỗi ngày.
Từ „Một hạt thóc 40 khoản đóng góp“ – Giải A Giải báo chí Quốc gia đầu tiên của Báo NTNN năm 2007, đến nay đã có hàng trăm giải Báo chí Quốc gia, giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng Búa Liềm Vàng, báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân Diên Hồng, các giải bộ ngành và địa phương dành tặng cho các tác phẩm, tác giả của Báo NTNN, trong đó có nhiều Giải A, Giải B.
Báo cũng trực tiếp tổ chức rất nhiều sự kiện đã trở thành thương hiệu như Thủ tướng đối thoại với nông dân, Tự hào Nông dân Việt Nam, Tôn vinh nông dân xuất sắc, Diễn đàn Nông dân quốc gia, Giải báo chí toàn quốc về nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Cuộc thi viết truyện ngắn „Làng Việt thời hội nhập“. Cuộc thi „Tôi là nông dân 4.0″…
Báo đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng các Huân Huy chương Độc lập Hạng Ba, Lao Động hạng Nhất, Nhì, Ba (2 lần)…
„Ở tuổi 40, có thể nói Báo NTNN đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc của mình trong làng báo Việt Nam, xây dựng thương hiệu là một trong những tờ báo hàng đầu về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, được đông đảo bà con nông dân và bạn đọc cả nước yêu mến, tín nhiệm. Đối với chúng tôi, đó là phần thưởng cao quý nhất!“ – Tổng biên tập Báo NTNN nhấn mạnh.
Trong 40 năm đầy thành tựu vẻ vang, sự phát triển của Báo Nông thôn Ngày nay luôn gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, từ thời kỳ Đổi Mới cho đến Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Báo NTNN là 1 trong những điểm sáng của Hội Nhà báo Việt Nam
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ phát triển của đất nước, tờ báo đều có những bài báo, tác phẩm đặc sắc vừa kịp thời tuyên truyền, cổ vũ, khuyến khích nông dân thi đua sản xuất, vừa có những bài báo mang tính xây dựng, phản biện về các chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Bước vào giai đoạn mới, Báo Nông thôn Ngày nay đã chủ động, tích cực và là một trong những cơ quan báo chí chủ lực trong tuyên truyền các chủ trương, Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Điển hình là Nghị quyết 26-NQ/TW Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 7 (khóa X) về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Nghị quyết 19-NQ/TW Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…
Trong giai đoạn hiện nay, Báo Nông thôn Ngày nay cũng đặc biệt tích cực, chủ động tuyên truyền các nội dung Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh với nhiều đổi mới, sáng tạo cả về nội dung và hình thức, qua đó tạo sự đồng thuận, thống nhất trong cán bộ, hội viên nông dân cả nước nhằm thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng về chuyển đổi sang mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn.
„Với tư cách là Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, tôi đánh giá rất cao những thành tựu mà tập thể những người làm báo NTNN nói riêng và toàn thể Hội viên Liên Chi hội nhà báo T.Ư Hội NDNV đã đạt được cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của Hội Nhà báo Việt Nam.
Trong những năm qua, hoạt động của Chi hội Báo NTNN (và mới đây được nâng cấp lên thành Liên Chi hội Nhà báo T.Ư Hội NDVN) luôn là 1 trong những điểm sáng của Hội Nhà báo Việt Nam, không chỉ trong việc dự thi và đoạt các giải Báo chí uy tín, mà còn là nhân tố tích cực tham gia vào các phong trào do Hội Nhà báo Việt Nam phát động“, ông Lợi nhấn mạnh.
Nhân dịp 40 năm xuất bản số báo đầu tiên, báo NTNN cũng ra mắt ứng dụng di động báo Dân Việt.

5 nhiệm vụ trọng tâm báo NTNN cần thực hiện trong giai đoạn tới
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lương Quốc Đoàn – Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khẳng định: Chặng đường 40 năm xây dựng và trưởng thành của Báo Nông thôn Ngày nay gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta.
Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ phát triển của đất nước, tờ báo đều có được những bài báo, những tác phẩm báo chí đặc sắc, có giá trị. Luôn bám sát tôn chỉ, mục đích hoạt động của mình, trong 40 năm qua, Báo Nông thôn Ngày nay đã thể hiện tốt vai trò là cơ quan báo chí chủ lực của Hội Nông dân Việt Nam; là một trong những tờ báo hàng đầu của nền báo chí cách mạng Việt Nam; luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giao phó, trọng tâm là tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình, kế hoạch hành động của Trung ương Hội; trở thành kênh không thể thiếu để Hội Nông dân Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính, đó là tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết nông dân hăng hái tham gia thi đua lao động sản xuất, thực hiện thắng lợi các phong trào của Hội.
Bên cạnh đó, Báo cũng tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; tham gia tốt công tác giám sát, phản biện xã hội; đóng góp có hiệu quả vào việc tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, công tác nội dung, những năm gần đây, Báo NTNN đã thực hiện tốt vai trò tham mưu, đề xuất thực hiện các sự kiện lớn do Trung ương Hội NDVN chủ trì tổ chức thường niên như: Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân (đã tổ chức được 5 lần, bắt đầu từ năm 2018); Chuỗi Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam (đã tổ chức được 11 năm) với các hoạt động như Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc; Diễn đàn Nông dân Quốc gia; Đưa nông dân đi tham quan, học hỏi mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại nước ngoài… Năm 2023, Báo cũng đã có sáng kiến và đề xuất Trung ương Hội NDVN chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam.
Để tờ báo tiếp tục có bước phát triển, đột phá hơn nữa trong giai đoạn tới, xứng đáng với niềm tin yêu của bạn đọc, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn đã nhấn mạnh 5 nhiệm vụ trọng tâm của Báo trong thời gian tới:
Một là, Báo NTNN/điện tử Dân Việt cần tập trung tuyên truyền tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tích cực tham gia tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; trở thành cầu nối của Đảng, Nhà nước với nhân dân; Báo cần thể hiện hơn nữa vai trò là sợi dây kết nối hiệu quả giữa tổ chức Hội và hội viên nông dân, kết nối giữa nông dân với nông dân; là kênh thông tin quan trọng trong việc lắng nghe, tiếp nhận tâm tư, ý kiến, nguyện vọng của người nông dân; tiếp tục phát hiện các nhân tố điển hình, các mô hình làm ăn có hiệu quả để giúp người nông dân học hỏi các kiến thức, kỹ năng mới.
Hai là, không ngừng nỗ lực cải tiến, đổi mới cả về nội dung và hình thức tuyên truyền; trong đó, cần bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp đã được nêu tại Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới mà nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết nông dân, nâng cao hiệu quả phong trào nông dân. Đẩy mạnh hoạt động kết nối giữa hội với hội viên, nông dân thông qua Internet, mạng xã hội; xây dựng, phát triển các nhóm hội viên nòng cốt, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, cung cấp thông tin chính thống, định hướng cho hội viên, nông dân. Chủ động mở các chuyên mục, chuyên trang để thông tin, tuyên truyền về Nghị quyết 46-NQ/TW, về 03 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững và Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Ba là, cần chủ động xây dựng các chiến lược, giải pháp thông tin, truyền thông để góp phần đưa Nghị quyết Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam (nhiệm kỳ 2023- 2028) vào cuộc sống; trong đó, Báo cần đặc biệt chú ý đến chỉ tiêu số 1, đó là: Có 100% cán bộ, hội viên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của Hội.
Bốn là, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội, kịp thời có các bài viết đấu tranh với những hiện tượng xấu, bảo vệ lẽ phải, chia sẻ với những người yếu thế trong xã hội; chủ động, tích cực tham gia xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, lãng phí trên cơ sở quan điểm “chống để xây”, “lấy cái đẹp để dẹp cái xấu”, “lấy ánh sáng đẩy lùi bóng tối”; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật đến cán bộ, hội viên nông dân, qua đó giúp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân. cần tổ chức tốt các hoạt động từ thiện xã hội; quan tâm hơn nữa đến khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng báo dân tộc và các đối tượng yếu thế trong xã hội.
Năm là, phát huy những thành tựu, kết quả đạt được, tôi đề nghị tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên Báo Nông thôn Ngày nay không ngừng nỗ lực học hỏi, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, đạo đức của người làm báo; vận dụng những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, hướng tới xây dựng Báo Nông thôn Ngày nay trở thành tờ báo hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; là cơ quan báo chí đa phương tiện (gồm cả báo in, báo điện tử, postcad, truyền hình trên nền tảng internet), kết hợp với đó là nhiều loại hình truyền thông trên các nền tảng, loại hình khác nhau, mà tiến tới là công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) theo kịp xu thế phát triển, bắt kịp trong thời đại chuyển đổi số bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay.
“Một lần nữa, nhân dịp kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày xuất bản số báo đầu tiên; thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, tôi xin được gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất đến tập thể, lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên của Báo qua các thời kỳ. Chúc tờ báo của những người nông dân bước sang tuổi mới càng tỏa sáng, phát triển lên một tầm cao mới, thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh của mình, đó là luôn “Sát cánh cùng nông dân Việt” – Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn nói.

Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn tại lễ kỷ niệm 40 năm Báo NTNN
16/05/2024 17:58 PM (GMT+7) https://danviet.vn/toan-van-bai-phat-bieu-cua-chu-tich-hoi-nong-dan-viet-nam-luong-quoc-doan-tai-le-ky-niem-40-nam-bao-ntnn-20240516174542367.htm
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm Báo NTNN xuất bản số báo đầu tiên, Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn đã khẳng định: Trong 40 năm qua, Báo NTNN đã thể hiện tốt vai trò là cơ quan báo chí chủ lực của Hội NDVN; là một trong những tờ báo hàng đầu của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Ra mắt ứng dụng di động Báo điện tử Dân Việt
16/05/2024 19:48 PM (GMT+7) https://danviet.vn/ra-mat-ung-dung-di-dong-bao-dien-tu-dan-viet-20240516174045906.htm
Ngày 16/5, tại buổi Lễ kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên (07/5/1984 – 07/5/2024), Ứng dụng di động báo điện tử Dân Việt đã chính thức được ra mắt.

Veröffentlicht 16. Mai 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Szczęśniak: Eine weitere Runde Wirtschaftskrieg mit Russland – Szczęśniak: Wojny gospodarczej z Rosją runda kolejna – Mysl Polska verkündete das Scheitern des Wirtschaftskrieges des Westens gegen Russland – Mysl Polska заявила о провале экономической войны Запада против России   Leave a comment

Szczęśniak: Wojny gospodarczej z Rosją runda kolejna

Uderzenie Zachodu w rosyjską gospodarkę było potężne i mogło powalić największego gracza.
Rosja wytrzymała, jak tam mówią, wygrywa nie ten, kto zada najcięższe ciosy, ale ten, kto więcej wytrzyma.
Przyszedł więc czas na kolejne ciosy.
https:-//-myslpolska.info/2023/12/30/szczesniak-wojny-gospodarczej-z-rosja-runda-kolejna/
Potężny Zachód, ponad 60% światowej gospodarki i 90% kapitału inwestycyjnego, niewiele mógł zdziałać przeciwko Rosji na najważniejszym światowym rynku. Próba nokautu się nie powiodła, chociaż Rosja oberwała nieźle. Jednak nie zmniejszyła wydobycia, opanowała sytuację. Ropa to w końcu ponad 20% gospodarki, a jej eksport to największe źródło dochodów państwa. Co ważniejsze, utrzymano przy życiu potężną branżę, dającą pracę milionom Rosjan.
22 grudnia prezydent Biden podpisał zarządzenie (Executive Order) uruchamiając sankcje wtórne. To takie mętne pojęcie, nie wiadomo o co w nim chodzi, nie brzmi groźnie… Ale użycie ich powoduje, że jeśli coś się Waszyngtonowi nie spodoba, może ukarać każdy zagraniczny bank, obsługujący transakcje z Rosją.
Jake Sullivan, doradca do spraw bezpieczeństwa narodowego w Białym Domu, chce w ten sposób „dokręcić śrubę Rosji” a wszystkim zagroził, że mogą „stracić dostęp do systemu finansowego USA”. Czytaj: do dolara, waluty, którą płaci się za prawie połowę światowego handlu, w której zgromadzonych jest 60% światowych rezerw walutowych.
Technicznie będzie to zablokowanie dostępu do banków korespondentów w USA. To instytucje finansowe, głównie w Nowym Jorku, które służą jako punkt dostępu do globalnego systemu finansowego, bez nich nie można przeprowadzić żadnej operacji dolarowej.
Przyjęcie nowych przepisów przez Waszyngton jest przyznaniem sobie prawa, by móc uderzyć w każdy bank, który obsłuży jakąkolwiek operację, która w Ameryce wyda się podejrzana. Powód może być dowolny, gdyż w instrukcji wyjaśnia się, że karana będzie także „pośrednia sprzedaż towarów pomagających rosyjskiej armii”. Bardzo mętna formuła, paraliżująca wszelkie operacje. Na dodatek Janet Yellen ostrzegła je, że „nikt nie powinien wątpić w determinację Stanów Zjednoczonych”, które oczekują, że „instytucje finansowe dołożą wszelkich starań…”. Na koniec zagroziła: „nie zawahamy się użyć nowych narzędzi dla zdecydowanych, chirurgicznych wręcz akcji”.
Jest także pouczenie: banki mają same prześwietlać klientów i pro-aktywnie prowadzić śledztwo, czy nie są naruszane sankcje. A co najważniejsze – śledzić i donosić władzom o podejrzanych transakcjach. We wrześniu amerykańskie banki doniosły o 400 takich operacjach, ale to mało, mało! Muszą być bardziej czujne i dociekliwe. Mysz ma się nie prześlizgnąć.
System wyduszania podporządkowania się wbrew własnym interesom, działa od samej góry. Od prezydenta, który interweniuje w najgrubszych sprawach i przy najbardziej opierających się politykach. Ale już Janet Yellen regularnie instruuje Grupę G-7 czy nawet G-20. Jej zastępca Wally Adeyemo nawiedza europejskie stolice (Brukselę, Londyn czy Paryż), a zastępczyni Elizabeth Rosenberg, specjalistka od finansowania terroryzmu i przestępstw finansowych, naciska azjatyckich sojuszników. Po całym świecie ścigają oni rosyjskie biznesy i pieniądze, oficjalnie zalecając, by „zapobiegać, śledzić i eliminować”.
To naprawdę globalna wojna gospodarcza. Dlatego Brian Nelson, zajmujący się terroryzmem i wywiadem finansowym w Departamencie Handlu, używa militarnego języka, mówiąc o „skoncentrowaniu wysiłków na tym polu bitwy, ścigając tych, którzy pozwalają prezydentowi Putinowi na projekcję siły”. To terminy używane przez wojskowych, odnoszące się do możliwości utrzymania wpływów poza granicami. I rzeczywiście chodzi tu o izolację Rosji, odcięcie jej związków z resztą świata.
Sygnał jest dla światowych banków jest oczywisty: Stany Zjednoczone, najpotężniejsza gospodarka, stawia je przed wyborem: albo kontynuują jakieś drobne geszefty z Rosją, albo pozostaną w amerykańskim systemie finansowym. Wszyscy z nich pamiętają oszałamiająco wysoką karę 10 miliardów dolarów dla francuskiego banku BNP Paribas w 2014 r. Choć jego działania nie łamały prawa kraju, w którym był zarejestrowany. Ale posłuszeństwo łamały, to wystarczyło.

Новая атака Запада уперлась в мощь России: США родили провальный план
Mysl Polska заявила о провале экономической войны Запада против России
1 января 2024 12:21 https://www.kp.ru/daily/27550/4874297/
В первый день нового 2024 года издание Mysl polska (старейший еженедельник Польши) опубликовало колонку обозревателя Анджея Щенсняка о последствиях западных экономических санкций против России. Журналист констатирует: Россия побеждает в санкционной войне. Но Запад готовится к новой атаке.
Сайт «Польской мысли» в своей же стране подвергали блокировкам. За то, что редакционное кредо — способствовать добрососедским отношениям с Россией и Белоруссией, поддерживать традиционные ценности.
Анджей Щенсняк не впервые высказывается на тему санкционной войны. Еще в феврале ушедшего года он писал про успехи РФ, назвав «победоносным контрнаступлением» экономическую схему «газ за рубли», а платежный баланс нашей страны по итогам первого года спецоперации на Украине – сенсационно положительным.
На этот раз обозреватель Mysl polska вспомнил народную мудрость: побеждает не тот, кто бьет сильнее, а тот, кто может выдержать самые сильные удары.
Россия экономические удары Запада выдержала и отразила, сбить с ног нашу страну не вышло. Политические противники не смогли отобрать у РФ рынок энергоресурсов, их экспорт развивается. Как и промышленность, получившая новые импульсы.
Но у США созрел новый план. Байден за неделю до Нового года подписал указ о вторичных антироссийских санкциях. Его цель — запугать финансовые институты, которые проводят операции с Россией. Вашингтон грозит иностранным банкам-«ослушникам» отключать доступ к американской финансовой системе. То есть блокировать доступ к тем банкам в США, без посредничества которых нельзя проводить операции с долларами.
Колумнист Mysl polska обошелся без прогноза о том, как может развиваться ситуация. Напомнил лишь, что в прошлом сентябре американские банки сообщили Минфину США о 400 «подозрительных трансакциях».
На самом деле попытки американцев не то что отследить банковские переводы с участием РФ – найти заблокированные на Западе российские резервы на 300 миллиардов долларов заходят в тупик. Даже европейские финансовые институты не спешат ставить Вашингтон в известность о том, где и как хранятся замороженные активы России. Политика политикой, а денежки врозь. Подробнее об этом – в материале «300 миллиардов русских долларов» для Украины: США и Зеленский устроили спектакль».

«300 миллиардов русских долларов» для Украины: США и Зеленский устроили спектакль
NYT: США начали переговоры о конфискации активов России для Украины
21 декабря 2023 21:45 https://www.kp.ru/daily/27598.5/4869836/
Джо Байден, сотоварищи и Владимир Зеленский поставили новый акт спектакля «Ищем деньги для Украины». Во время последнего бесславного визита в США украинский президент под камеры молил Байдена: дескать, побыстрей работайте с замороженными на Западе 300 миллиардами долларов, которые принадлежат России. И отдайте нам, если ваша казна на замке.
А теперь The New York Times – со ссылкой на «высокопоставленных чиновников» – написала: администрация Байдена начала плотные переговоры с союзниками в Европе, Японии и Канаде о конфискации российских миллиардов. Причем отдать их могут даже не напрямую Украине, а влить в американский ВПК, чтобы наштамповать оружия.
Формально для этого нужно одобрение Конгресса США, где республиканцы будут тормозить такой сценарий. Но якобы нашлись лазейки в международном праве, и уже совсем скоро, к февралю будущего года, русские деньги польются Киеву широкой рекой.
Главный вопрос к режиссерам спектакля: на кого рассчитан этот бред? На недорослей из Аризоны? Домохозяек из Житомира?
Ведь те, кто следит за историей замороженных активов России, понимают — надежда их присвоить тщетна.
Еще год назад Чарльз Личфилд, эксперт столь одиозной организации как Atlantic Council — аналитического центра при НАТО — был вынужден признать: западные центробанки не ведают, где находятся как минимум две трети «русских миллиардов». Не могут даже точно сказать, в каких странах. Да, России нельзя их переводить с западных счетов, но средства лежат себе где-то в недрах запутанных банковских систем.
Вывод Личфилда подтвердила юридическая служба ЕС: 86% активов РФ хранятся неизвестно где. Надо отдать должное нашим госинвесторам — они сумели изящно запутать «проводки» за рубеж. Ну а западным банкирам, берегущим репутацию и кубышки, выгодно не раскрывать подобные тайны.
Единственное, что вышло сделать у Вашингтона — созвать несколько международных совещаний по поиску «богатств Кремля». Каждый раз решали их найти, посчитать, сетовали на сложности и разбегались, поддержав на словах Украину.
Впрочем, есть персонаж, который мог бы воплотить сценарий Зеленского и Байдена. Пролезть невидимкой в хранилища, отыскать русское золото. Звать его Гарри Поттер. Но он давно не занимается глупостями и вообще растит троих детей.

Veröffentlicht 1. Januar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , , , ,

Haaretz: Israel kontrollierte bis zu 80 % der Hamas-Finanzierung – Haaretz: До 80% финансирования ХАМАС полностью контролировал Израиль   Leave a comment

Fünf Einnahmequellen der Hamas:
Пять источников доходов «ХАМАС»:
Woher haben die Palästinenser eigentlich ihr Geld?
откуда на самом деле палестинцы получали деньги

Haaretz: Israel kontrollierte bis zu 80 % der Hamas-Finanzierung
Haaretz: До 80% финансирования ХАМАС полностью контролировал Израиль
9 ноября 2023 10:42 https://www.kp.ru/daily/27579/4849113/
По итогам завершившейся 8 ноября в Токио встречи глав МИД стран G7 стало известно, что «Семерка» собирается ввести санкции против палестинского движения ХАМАС, чтобы лишить его финансирования. Недвусмысленно кивая в сторону Тегерана.
Но откуда на самом деле берутся у ХАМАС деньги? Свои ответы на этот вопрос нашла израильская газета Haaretz, которую крайне трудно заподозрить в проиранских взглядах. Издание опубликовало результаты проведенного Институтом региональной внешней политики Израиля («Митвим») исследования о бюджете и источниках финансирования движения ХАМАС.
Es stellte sich heraus, dass das Jahresbudget dieser palästinensischen Bewegung etwa 2,5 Milliarden US-Dollar beträgt. Und es wird aus fünf Quellen gebildet.
Выяснилось, что годовой бюджет этого палестинского движения – примерно $2,5 миллиардов. И формируется он из пяти источников.

По израильским банковским каналам
Около одного миллиарда (то есть почти половина бюджета ХАМАС) – это ассигнования из Палестинской национальной администрации (ПНА). Они поступают по израильским банковским каналам для выплаты зарплат и пенсий госслужащим и бюджетникам. При этом ПНА ежегодно компенсирует Израилю расходы на водо- и электроснабжение, а также медицинские услуги жителям Газы. Это еще несколько сотен миллионов долларов.

Оружие покупают на «откаты» от контрабанды сигаретами
Около полумиллиарда долларов в год ХАМАС зарабатывает на торговых потоках через пограничные переходы «Рафах» (на границе сектора Газа с Египтом) и «Керем Абу Салем» (на границе сектора Газа с Израилем). Речь идет о легальных таможенных пошлинах. Правда тут же упоминаются «откаты» с контрабанды топливом и сигаретами. На них, считают исследователи из «Митвим», и закупается оружие для палестинцев.

Под надзором ООН и с согласия Израиля
Четвертый источник финансирования ХАМАС – помощь из Катара. Это еще примерно $400 миллионов, которые, вопреки расхожим стереотипам, доставляется не наличными в чемоданах, а через банки «под надзором ООН и с согласия Израиля».
Еще «пару сотен миллионов долларов», уверяет израильское издание Haaretz, ХАМАС получает в виде помощи от различных «спонсоров и прочих зарубежных структур». И большая часть этих денег идет на закупку товаров, в том числе военного назначения.

Заявления без доказательствBehauptungen ohne Beweise
Wo ist also das Geld aus dem Iran? Wo ist die „finanzielle Nabelschnur“, die die Hamas mit Teheran verbindet?
Ну и где тут деньги из Ирана? Где та «финансовая пуповина», связывающая ХАМАС с Тегераном?
По сути, израильская газета открытым текстом пишет, что у официального Тель-Авива нет доказательств каких-либо значимых финансовых связей хамасовского руководства с Ираном. И с чего тогда члены израильского правительства взяли, что против их страны ведется «прокси-война», якобы развязанная Тегераном руками «террористов» из Газы?
Die von Mitvim-Experten gesammelten Daten belegen eindeutig, dass bis zu 80 % der Cashflows der Hamas bisher de facto vollständig unter der Kontrolle der Israelis standen. Gegen wen werden die Mitglieder der Sieben dann ihre neuen Sanktionen verhängen?
Собранные экспертами «Митвим» данные явно доказывают, что до 80% денежных потоков ХАМАС до настоящего времени находилось под фактическим полным контролем израильтян. Так против кого тогда собираются вводить свои новые санкции члены «Семерки»?

Veröffentlicht 9. November 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , , ,

Die zionistische Zeitung Haaretz „Just Go, Netanyahu“: „Der Preis den Israel für die Fortsetzung von Netanyahus Kabinett zahlen wird ist sehr hoch“ – هاآرتص: فقط برو، نتانیاهو   Leave a comment

هاآرتص: فقط برو، نتانیاهو

روزنامه صهیونیستی هاآرتص خواستار کناره‌گیری نخست وزیر رژیم اشغالگر از سمتش به دلیل رفتار نامناسب در دوره جنگ و مسوولیت وی در شکست سنگین در مقابل مقاومت فلسطین شد.
https://www.irna.ir/news/85284146/هاآرتص-فقط-برو-نتانیاهو
به گزارش‌ها روز سه‌شنبه ایرنا، این روزنامه در سرمقاله خود تحت عنوان «فقط برو، نتانیاهو» نوشت: «بهایی که اسرائیل برای تداوم فعالیت کابینه نتانیاهو خواهد پرداخت، بسیار بالاست».
این روزنامه افزود: «هیچ توضیح منطقی برای اظهارات نخست وزیر در سخت ترین لحظات وجود ندارد. نتانیاهو مانند عقرب در داستان عقرب و قورباغه است؛ این طبیعت اوست.»
هاآرتص همچنین نوشت: واضح است که ۱۴۰۰ کشته برای او کافی نبود، ۲۴۰ گروگان (اسرای صهیونیستی در غزه) هیچ تأثیری بر او نداشت، هزاران اسرائیلی آواره شدند و با این وجود او به همان شکل باقی ماند.
این روزنامه نوشت: نتانیاهو مثل همیشه تحریک می‌کند، فقط به خودش فکر می‌کند، از موقعیتش دفاع می‌کند و فقط نگران آینده خودش است.
این روزنامه اضافه کرد: ما نباید اجازه دهیم که او در قدرت باقی بماند. نظام سیاسی باید راهی برای پایان دادن به حکومت بدخواهانه نتانیاهو بیابد. بهایی که اسرائیل برای ادامه کار کابینه او خواهد پرداخت بسیار بالا و سنگین است.
تاکنون شماری از سران سیاسی و نظامی رژیم صهیونیستی به شکست اطلاعاتی و امنیتی و ناتوانی دستگاه های این رژیم در پیش بینی احتمال عملیات مقاومت فلسطین با عنوان طوفان الاقصی اذعان کرده اند.
نتانیاهو اخیرا تلاش کرد که بار این شکست را به گردن دستگاههای امنیتی و نظامی انداخته و خود را تبرئه کند اما با واکنش شدید محافل سیاسی و نظامی و امنیتی این رژیم مواجه شده و مجبور به عذرخواهی از آنها شد. این وضعیت بحران شدیدی را در بین سران نظامی و سیاسی و امنیتی این رژیم ایجاد کرده است.

Veröffentlicht 7. November 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Höhle der Journalisten – Die geheime Basis der Volkszeitung in der antiamerikanischen Ära, die das Land rettet – Hang Nhà báo – Cơ sở bí mật của Báo Nhân Dân thời kỳ chống Mỹ, cứu nước – 72 Jahre glorreiche Geschichte der Zeitung Nhan Dan – 72 năm lịch sử vẻ vang của Báo Nhân Dân   Leave a comment

Hang Nhà báoCơ sở bí mật của Báo Nhân Dân thời kỳ chống Mỹ, cứu nước

Cùng với những căn hầm ở trụ sở 71 Hàng Trống, hang Nhà báo là nơi ghi dấu một thời Báo Nhân Dân cùng cả nước vừa bảo đảm sản xuất, vừa chiến đấu chống đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền bắc, nguyên Vụ trưởng Tổ chức Cán bộ Báo Nhân Dân Đoàn Kim Khúc nhớ về quãng thời gian sơ tán ở hang Nhà báo – cơ sở bí mật của Báo Nhân Dân trong giai đoạn năm 1967-1972.
A2 tại xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. 20°54′07″N 105°29′35.6″E sân golf Phượng Hoàng
11/03/2023 – 20:00 https://nhandan.vn/hang-nha-bao-co-so-bi-mat-cua-bao-nhan-dan-thoi-ky-chong-my-cuu-nuoc-post742484.html
[Video] Hang Nhà BáoCơ sở mật của Báo Nhân Dân 10/03/2023 – 16:38 https://nhandan.vn/video-hang-nha-bao-co-so-mat-cua-bao-nhan-dan-post740929.html
NHÀ IN TRONG LÒNG NÚI
Một ngày đầu tháng Ba, gần dịp kỷ niệm 72 năm Báo Nhân Dân ra số đầu, chúng tôi tới Hòa Bình, thăm hang Nhà báo, nơi từng là cơ sở bí mật của Báo Nhân Dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1967-1972.
Sau khoảng hơn 1 giờ đi ô-tô từ Hà Nội, chúng tôi tới sân golf Phượng Hoàng. Đi qua những bãi cỏ xanh mướt của sân golf, trước mắt chúng tôi là một núi đá vôi sừng sững. Tiến lại gần chân núi đá vôi, một cửa hang đá dần hiện rõ. Rẽ lối cỏ xanh xen lẫn hoa dại, càng vào sâu bên trong, lòng hang càng mở rộng. Khó ai nghĩ được rằng, 56 năm trước, hang đá nguyên sơ này đã từng được chuẩn bị để làm nhiệm vụ của một nhà in báo, với mục tiêu lớn nhất là bảo đảm công tác xuất bản Báo Nhân Dân được thông suốt ngay cả khi đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền bắc.
Câu chuyện về hang Nhà báo có lẽ chưa được biết tới nhiều, nhất là khi vị trí của hang lại nằm trong sân golf Phượng Hoàng, một sân golf lớn khá quen thuộc với khách quốc tế. Với mong muốn tìm hiểu thêm về lịch sử của địa điểm đặc biệt này, nhất là khi nơi đây được gắn với những tháng năm hào hùng của những người làm Báo Nhân Dân, chúng tôi đã lần tìm gặp các nhân chứng đã từng công tác tại hang Nhà báo.
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, các cán bộ, nhân viên của Báo Nhân Dân từng có mặt nơi đây người mất, người còn. Qua nhiều chỉ dẫn của các cô chú anh chị thế hệ trước, chúng tôi tìm gặp được bà Đoàn Kim Khúc, nguyên Vụ trưởng Tổ chức cán bộ Báo Nhân Dân. Bà Kim Khúc là 1 trong 3 cán bộ thuộc Tổ thông tin của tòa soạn Báo Nhân Dân thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị cho việc sơ tán tòa soạn Báo Nhân Dân ở 71 Hàng Trống tới cơ sở bí mật này.
„Trước cửa hang khi đó là rừng rậm rạp, có hai con suối nhỏ, không phải sân cỏ rộng thoáng như bây giờ. Để bảo đảm bí mật nên cơ sở sơ tán phải nằm trong rừng, nên việc đi lại, ăn ở rất khó khăn, có cả nguy hiểm“ – bà Kim Khúc nhớ lại.
Hang Nhà báo nằm trong khu rừng thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, lối rẽ cách Quốc lộ 6 gần 4km, theo đường mòn qua 2 đoạn suối. Tên gọi hang Nhà báo không biết có từ bao giờ, nhưng theo các nhân chứng kể lại, từ xưa người dân địa phương đã gọi tên gọi này. Địa điểm này còn có mật danh là A2.
Tuy chưa chính thức in Báo Nhân Dân nhưng đây là điểm “phòng bị” của báo Đảng trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền bắc (1965-1972).
Năm 2018, ông Đinh Thái Ngọc, Chủ tịch UBND xã Lâm Sơn kể lại, khi chủ đầu tư sân golf Phượng Hoàng san ủi mặt bằng làm sân golf, UBND xã đã đề nghị họ không được lấp cửa hang Nhà báo cũng như xây dựng công trình trong và trước cửa hang, bởi vì đây là di tích lịch sử của Báo Nhân Dân. Chủ đầu tư đã chấp thuận đề nghị của UBND xã Lâm Sơn và ngày nay, hang Nhà báo vẫn nguyên vẹn như trước: hang lớn, nông và có trần cao, nền xi-măng đặt hai chiếc máy in, bên ngoài cửa hang có gắn biển di tích: “Cơ sở A2, Báo Nhân Dân”.

Theo lời kể của các nhân chứng, 56 năm về trước, tháng 7/1967, Đội Thanh niên xung phong 105 lúc đó đang hoạt động tại địa bàn Mai Châu, Hòa Bình nhận lệnh hành quân đến một địa điểm bí mật để làm đường, dựng lán trại. Sau này họ mới biết đây là sơ sở dự phòng của Báo Nhân Dân phòng ngừa chiến tranh ác liệt.
Cơ sở dự phòng này có hang Nhà báo đặt nhà in và khu tòa soạn đặt cạnh hang Hổ (phía bên trái hang Nhà báo khoảng 1km dọc theo dãy núi đá vôi). Trong quá trình xây dựng lán trại, lắp đặt máy, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân lúc đó là đồng chí Hoàng Tùng đã lên 2 lần.
Trung tâm hang Nhà báo đặt hai máy in loại LB 201 và LB 202 trên nền xi-măng, phía trong để máy phát điện, vật tư in. Bên ngoài cửa hang có khu xưởng đúc chữ, phòng tráng phim, in ảnh, kho để giấy in báo rồi đến xưởng sắp chữ.
Kể lại việc di chuyển hai chiếc máy in có khối lượng trên 10 tấn mỗi máy, ông Nguyễn Đình Đắc, nguyên Quản đốc phân xưởng máy in – Nhà máy in Báo Nhân Dân Hà Nội nhớ lại: Thời kỳ đó không có máy cẩu, máy nâng, chỉ có 1 chiếc ròng rọc và sức người, cùng với quyết tâm của các anh em nhà máy, nhưng sau 10 ngày máy in đã được tháo dỡ và vận chuyển tập kết tới nơi sơ tán là hang Nhà báo. Rồi sau 1 tháng, ông cùng các đồng nghiệp đã lắp đặt xong 2 chiếc máy in trong hang, sẵn sàng tổ chức in nếu Nhà in Hà Nội xảy ra sự cố.
Trong hang có một dòng chữ khắc trên nhũ đá: “Chống Mỹ cứu nước 65-72”. Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Đậu, 1 trong 4 bảo vệ khu vực dự phòng bí mật này thời kỳ đó, dòng chữ do một công nhân nhà in Báo Nhân Dân tên là Ngô Hanh khắc. „Thời điểm anh khắc dòng chữ nổi trên là năm 1972. Anh Ngô Hanh phải đứng lên trên một trong hai chiếc máy in đặt trong hang mới khắc chữ được“, ông Nguyễn Văn Đậu kể lại.
Cách hang Nhà báo khoảng 1km là hang Hổ, nơi đặt khu làm việc của tòa soạn. Khu tòa soạn có nhiều dãy nhà tre lợp mái tranh làm nơi ở và nơi làm việc cho các phóng viên, nhân viên nhà in.
Bà Kim Khúc nhớ lại, chỗ ngủ của cán bộ, công nhân nhà in là một dãy phản dài làm bằng tre nứa đập dập. Ngày đầu lên nơi sơ tán, khi tới khu nhà lán, bà thấy mặt phản vẫn còn xanh màu lá. Chân phản là những cọc tre cắm xuống nền một cái hang được san phẳng. Ở nơi đặt máy in, bàn làm việc của bộ phận sửa bài, xếp chữ, mông-ta cũng bằng tre nứa.

NHỮNG NGÀY THÁNG KHÔNG QUÊN
Trong ký ức của nguyên Vụ trưởng Tổ chức cán bộ Báo Nhân Dân, mặc dù Báo Nhân Dân không phải sơ tán lên cơ sở bí mật, bộ phận nhà in ở hang Nhà báo chưa in báo nhưng những tháng ngày chuẩn bị cho công tác xuất bản Báo ngay khi có lệnh là quãng thời gian không thể nào quên.
Bà Kim Khúc kể, bà và đồng chí Nguyễn Xuân Tiễn là hai điện báo viên đầu tiên về Báo khi cơ quan thành lập Tổ thông tin trực thuộc Ban Thư ký-Biên tập do nhà báo Ngô Thi làm tổ trưởng. Tổ Thông tin có nhiệm vụ giữ liên lạc bằng vô tuyến điện (lúc đó hầu hết liên lạc bằng hữu tuyến) giữa Trung ương Đảng với Ban Biên tập nếu đế quốc Mỹ đánh phá Hà Nội đến mức cơ quan phải làm việc tại nơi sơ tán.
Trong khi tòa soạn chưa phải dời đến nơi sơ tán, Tổ thông tin có nhiệm vụ thiết lập đường dây liên lạc bằng vô tuyến từ nơi sơ tán đến Hà Nội và ngược lại. Vì thế, Tổ thông tin thường thay nhau người ở Hà Nội, người ở nơi sơ tán để giữ liên lạc và thử nghiệm máy móc.
Chuyến công tác đầu tiên của Tổ thông tin là vào tháng 12/1967, bà nhớ: “Ở đầu Hà Nội, anh Ngô Thi nhận điện, còn tôi và Tiễn theo quy định đúng giờ là lên sóng gửi tin về. Hai người thay nhau, người quay máy phát điện, người đánh ma-níp. Quay máy phát điện rất nặng cho nên anh bạn Tiễn thường nhận việc quay máy để tôi đánh ma-níp nhẹ nhàng hơn”.
Công việc tưởng chừng như đơn giản: chỉ cần bắt tín hiệu rồi chào nhau nhưng phải lên sóng đúng giờ để giữ liên lạc luôn thông suốt.
Trong hồi ức từng chia sẻ khi còn sống, ông Xuân Tiễn nhớ lại: “Đợt đi đầu tiên kéo dài tới vài tháng rồi cả máy và người về Hà Nội. Tình hình chiến sự căng thẳng lại đưa người và máy lên rồi lại về nhiều lần như thế. Ở nơi sơ tán rất rét, nhiều rắn rết và có lúc thiếu lương thực, thực phẩm, mỗi khi mưa to nước suối lên, xe tiếp tế không vào được. Đã có lần trời mưa dầm dề, gần chục người mà chỉ còn hơn cân bột, loại bột mì lẫn với nếp dùng để nấu thành hồ dán giấy chạy máy in (nếu rách), đành nấu cháo loãng chia nhau chờ xe lên. Lúc khó khăn cũng có sáng kiến. Lấy đá chặn suối, dùng với bột (chống mối ở kho giấy) sục cho cá nổi lên, leo lên núi tìm măng, sung và, dâu da nhưng không được ra đường 6 để bảo đảm bí mật”.
Thiếu lương thực, thực phẩm chưa là gì so với hiểm nguy nơi rừng rậm rạp. Ông Tiễn nhớ, nhiều lần rắn chui vào kho giấy, nằm trong khay sắp chữ. Buổi đêm, khi có việc phải đi ra ngoài, ai cũng phải đi giày, ủng và trước giờ đi ngủ phải lấy gậy đập để đuổi rắn.
Năm 1972, đợt 12 ngày đêm B-52 đánh phá Hà Nội, lực lượng tòa soạn lên nơi sơ tán khá đông. Ở nơi núi rừng heo hút, rét cắt da cắt thịt của mùa đông 1972, tất cả mọi người đều bồn chồn, lo lắng về gia đình ở Hà Nội, về cuộc chiến đấu của lực lượng vũ trang ở Thủ đô, nhất là sau khi không quân Mỹ đánh Khâm Thiên.
“Đêm nào cũng nhìn rõ những „cục lửa“ bay trên đầu chứa đầy bom đạn tiến về Hà Nội, anh em chúng tôi không ngủ được. Không có chè, thiếu thuốc lá, chỉ đốt lửa lên và túm tụm bàn luận tình hình”, ông Xuân Tiễn hồi ức.
Khó khăn, hiểm nguy là thế, nhưng tất cả cán bộ nhà in và tòa soạn luôn trong trạng thái sẵn sàng nhận lệnh để in Báo, bảo đảm mạch thông tin không bị gián đoạn trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
56 năm đã qua, nhớ về quãng thời gian ở nơi sơ tán ấy, bà Kim Khúc xúc động nói: “Những kỷ niệm ngày đó vẫn theo chúng tôi. Một thời vất vả nhưng đầy niềm vui, thấm đẫm tình đồng chí, đồng nghiệp. Nó làm cho chúng tôi dù sau này có vất vả, khó khăn đến đâu cũng không nản lòng để làm việc ngày một tốt hơn, có ích hơn”.
* Bài viết có trích đoạn một số hồi ký, câu chuyện được đăng trong nội san Người làm Báo Nhân Dân, số 30, quý II/2018.

72 năm lịch sử vẻ vang của Báo Nhân Dân – Truyền Hình Nhân Dân 11.03.2023

Veröffentlicht 14. März 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Reporter ohne Grenzen hat gerade den „World Press Freedom 2022“-Index bekannt gegeben, der Vietnam auf Platz 175/180 der Länder der Welt einordnet. Gleichzeitig sagte diese Organisation auch, dass Vietnam „eines der 10 Länder mit der niedrigsten Pressefreiheit der Welt“ sei. Es sollte sofort nachdrücklich bekräftigt werden, dass dies eine eklatante Falschdarstellung und Verleumdung ist – Tổ chức Phóng viên không biên giới vừa công bố chỉ số “Tự do Báo chí thế giới năm 2022”, trong đó xếp Việt Nam ở vị trí 175/180 quốc gia trên thế giới. Kèm theo đó tổ chức này còn cho rằng Việt Nam là “1 trong 10 quốc gia có tự do báo chí kém nhất thế giới”. Cần khẳng định mạnh mẽ ngay rằng đây là một sự xuyên tạc, vu cáo trắng trợn   Leave a comment

Những kẻ giở trònghe hơi nồi chõ‚, xuyên tạc trắng trợn báo chí Việt Nam

Tổ chức Phóng viên không biên giới vừa công bố chỉ số “Tự do Báo chí thế giới năm 2022”, trong đó xếp Việt Nam ở vị trí 175/180 quốc gia trên thế giới. Kèm theo đó tổ chức này còn cho rằng Việt Nam là “1 trong 10 quốc gia có tự do báo chí kém nhất thế giới”. Cần khẳng định mạnh mẽ ngay rằng đây là một sự xuyên tạc, vu cáo trắng trợn
19/11/2022 – 09:00 https://baonghean.vn/nhung-ke-gio-tro-nghe-hoi-noi-cho-xuyen-tac-trang-tron-bao-chi-viet-nam-post261745.html
Quyền tự do báo chí ở Việt Nam được bảo đảm bằng Hiến pháp, pháp luật và được thực thi trong thực tiễn. Hiến pháp năm 2013 quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Để quyền tự do báo chí của mọi công dân được thực thi trong cuộc sống theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội Việt Nam đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng như Luật Báo chí, Luật An ninh mạng; Luật Xuất bản… và Chính phủ cũng đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho báo chí Việt Nam phát triển, quyền tự do báo chí của công dân được bảo đảm.
Điều 13, Luật Báo chí hiện hành quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân: “1. Nhà nước tạo Điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. 2. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. 3. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng”.
Cùng với tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình, Luật Báo chí cũng quy định rõ, trách nhiệm, chính sách của Nhà nước về phát triển báo chí, trong đó khẳng định Nhà nước “Có chiến lược quy hoạch phát triển và quản lý hệ thống báo chí”, đồng thời “xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí”.
Điều 13 của Luật Báo chí quy định trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Theo đó, Điều 10 quy định công dân có quyền: “1. Sáng tạo tác phẩm báo chí. 2. Cung cấp thông tin cho báo chí. 3. Phản hồi thông tin trên báo chí. 4. Tiếp cận thông tin báo chí. 5. Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí. 6. In, phát hành báo in”.
Điều 11 của Luật này cũng quy định công dân có quyền: “1. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới. 2. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 3. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác”. Cùng với tôn trọng và bảo đảm quyền tự do báo chí, cũng như mọi quốc gia trên thế giới Việt Nam kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp lợi dụng quyền tự do báo chí để vi phạm pháp luật, chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân.

Như vậy, có thể nói ở Việt Nam quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã được bảo đảm bằng hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng và công khai, minh bạch. Trên thế giới không phải nước nào cũng làm được như Việt Nam. Trong mấy năm gần đây, báo chí Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện cả nước có 868 cơ quan báo chí, 72 đài phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử. Báo chí Việt Nam một mặt thông tin đầy đủ, chính xác mọi mặt hoạt động của xã hội, một mặt báo chí là diễn đàn của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Báo chí Việt Nam là nơi để công dân Việt Nam và cả bạn bè quốc tế bày tỏ tâm tư, nguyện vọng với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Báo chí Việt Nam còn là kênh phản biện quan trọng về những chủ trương chính sách kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước. Thực tế, thời gian qua nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, qua sự phản biện của báo chí đã giúp cho các cơ quan của Nhà nước thay đổi, điều chỉnh chính sách, thận trọng trước khi đưa ra những chủ trương, giải pháp, quyết sách lớn.
Điểm qua vài nét như vậy đã đủ thấy bức tranh sinh động về tự do báo chí ở Việt. Chúng ta chẳng lạ gì động cơ, mục đích của Tổ chức phóng viên không biên giới. Chiêu trò của tổ chức này từ nhiều năm nay vẫn thế. Nhưng sự thật tự do báo chí ở Việt Nam đã bác bỏ mọi luận điệu bóp méo, xuyên tạc, vu cáo của tổ chức này. Họ cho rằng Việt Nam là “1 trong 10 quốc gia có tự do báo chí kém nhất thế giới” nhưng có lẽ họ chưa hề đến Việt Nam và chưa hiểu những đóng góp to lớn của báo chí Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, họ chưa biết rằng Việt Nam đã trở thành quốc gia hàng đầu trong khu vực. Tất cả những thông tin của họ chỉ là vơ bèo vặt tép, cóp nhặt vô căn cứ. Những thành tựu về nhân quyền nói chung và tự do báo chí nói riêng của Việt Nam đã được thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Chính từ thành tựu ấy và những đóng góp vào thúc đẩy, phát triển nhân quyền nói chung, tự do báo chí nói riêng mà Việt Nam đã được bầu trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Đây là minh chứng rõ ràng bác bỏ mọi luận điệu bóp méo, xuyên tạc theo kiểu “nghe hơi nồi chõ” của Tổ chức phóng viên không biên giới.
Luật Báo chí 2016, Luật số 103/2016/QH13 https://luatvietnam.vn/chinh-sach/luat-bao-chi-2016-104847-d1.html

Xi Jinping hat der Nachrichtenagentur Xinhua einen Brief geschickt um zum 90. Jahrestag der Gründung der Nachrichtenagentur Xinhua zu gratulieren – 习近平致信祝贺新华社建社90周年强调 赓续红色血脉坚持守正创新 努力建成国际一流新型全媒体机构 在中国记者节到来之际向全国广大新闻工作者致以节日问候 – Im Namen von Xinhua – 以新华之名   Leave a comment

习近平致信祝贺新华社建社90周年强调 赓续红色血脉坚持守正创新 努力建成国际一流新型全媒体机构 在中国记者节到来之际向全国广大新闻工作者致以节日问候

中共中央总书记、国家主席、中央军委主席习近平致信祝贺新华社建社90周年,代表党中央向新华社全体同志致以热烈的祝贺,并在第二十二个中国记者节到来之际,向全国广大新闻工作者致以节日的问候。
2021-11-06 15:05:09 http://www.news.cn/politics/leaders/2021-11/06/c_1128037915.htmhttp://www.xinhuanet.com/politics/xhs90/index.htm
习近平在贺信中指出,90年来,新华社坚定不移跟党走,宣传党的主张,反映人民心声,记录时代精神,传播中国声音,在革命、建设、改革各个历史时期发挥了重要作用。
习近平强调,在全面建设社会主义现代化国家新征程上,新华社要在党的领导下,把握正确政治方向,坚定理想信念,坚守人民情怀,赓续红色血脉,坚持守正创新,加快融合发展,加强对外传播,努力建成国际一流新型全媒体机构,为实现中华民族伟大复兴的中国梦、推动构建人类命运共同体作出新的更大的贡献。
6日上午,庆祝新华社建社90周年大会在京举行,会上宣读了习近平的贺信。中共中央政治局委员、中宣部部长黄坤明出席大会并讲话。他说,要认真学习贯彻习近平总书记重要指示精神,坚持以习近平新时代中国特色社会主义思想为指导,坚持政治家办社原则,传承红色基因,坚守初心本色,心怀“国之大者”,全面深入宣传党的创新理论,广泛传播党的主张,积极反映人民心声,用心描绘时代画卷,用力奏响时代强音,更好履行党的新闻舆论工作职责使命,努力创造无愧于党、无愧于人民、无愧于时代的新业绩。
会上,新华社负责人和离退休老同志、青年记者、外籍员工代表发言。
1931年11月7日,新华社的前身红色中华通讯社在瑞金成立,1937年1月在延安改名为新华社。经过90年的发展,新华社现拥有国内外200多个分支机构,以15个语种为全球8000家用户提供新闻信息,覆盖世界一半以上人口。

Im Namen von Xinhua以新华之名

Geschichte ist die Nachricht von gestern, und Nachrichten sind die Geschichte von morgen历史是昨天的新闻,新闻是明天的历史。

翻开新华社新闻“档案库”,仿佛穿越时空,一篇篇文章、一幅幅图片,把风起云涌、波澜壮阔的时代画卷展现在人们面前。
90年来,新华社始终坚持党指引的方向,与人民同呼吸、与时代共进步。一代代新华人前赴后继、薪火相传,燃烧着理想。无数新闻名篇,以新华之名,忠诚于史,立传中国,立传中国共产党,它们犹如一颗颗璀璨夺目的恒星,在历史长河中闪耀着光芒……
2021/10/29 07:53:49 http://www.xinhuanet.com/politics/2021-10/29/c_1128007626.htm
以新华之名,记录时代
自诞生以来的90年间,新华社记者一直在现场,一直在见证历史、记录时代。
这种记录,是见证胜利的那份新华社电文。
“快看,是啥?”1945年8月的一个晚上,新华社副社长吴文焘照例走到新闻台窑洞查看有无重要新闻,同事交给他“日本投降”的急电。吴文焘打电话向中央领导报告了这一消息。约在半夜时分,就从枣园传来朱德总司令签名的、勒令敌伪向八路军、新四军投降的延安总部第一号命令,由新华社向全国广播。
这种记录,是照进黎明的那束亮光。
“当我看到‘剿总’高级官员桌上一只磁制记事牌上写着的‘头可断,血可流,东北不可丢’时,我为这愚蠢的谎话而笑了”“伪嫩江省政府主席彭济群从吉普顶往飞机上爬,却被一脚踢滚下来”“周福成(国民党沈阳守备兵团司令官)想召集他最后的军事会议,却没人出席,各团纷纷直接向解放军投诚”……这是新华社特派记者刘白羽1948年冬随部队进入沈阳街头巷尾采访写出的《光明照耀着沈阳》报道中,沈阳解放的情形。
这种记录,是宣告新生的那句播音。
“中华人民共和国毛泽东主席,今日在新中国首都宣布中华人民共和国中央人民政府成立……”1949年10月1日,新华社国际部编辑,不久后成为新中国首批驻外新华社记者的瞿独伊,在开国大典上,用俄文向世界播报中华人民共和国成立宣言。14年前,她的父亲、曾任红中社社长的瞿秋白高唱《国际歌》,在福建长汀从容就义。14年后,瞿独伊亲眼看到父辈牺牲换来的这一天,那种光荣成为她“毕生回味无穷的自豪和骄傲”。
这种记录,是气壮山河的那首战歌。
“雄赳赳,气昂昂,跨过鸭绿江……”这首《中国人民志愿军战歌》歌词,源于新华社记者陈伯坚采写的战地通讯。抗美援朝中,新华社先后派出100多名记者、编辑和工作人员组成报道团队赴朝,这是新华社历史上首次向国外大规模派出记者采访报道。陈伯坚将采访时发现某炮兵部队连队指导员麻扶摇写的这段誓词,写入稿件,后被音乐家周巍峙谱曲加工,成为传唱至今的经典。
这种记录,是点亮荒原的那片灯火。
1964年1月,新华社等媒体记者坐火车北上黑龙江大庆油田,采访新中国努力摘掉“贫油国”帽子的故事。据记者回忆,东北平原上,采油井上升起万点灯火,高耸入云的钻塔伴着向地层进军的轰鸣声,运油列车一列列飞驰而去。在那里,他们看到了跳进泥浆池调制泥浆的王进喜,看到跳上罐顶、脱下棉衣、压灭火焰的奚华亭。大庆人艰苦创业,让记者想起“当年闪亮在延水河边的窑洞灯火”,随后写下反映大庆石油会战的长篇通讯《大庆精神大庆人》。

这种记录,是走出国门的那届会议。
“十二时三十分,中国代表团乘坐的飞机出现在纽约市的上空……”1971年秋天,26届联大通过决议,恢复中华人民共和国在联合国合法席位。新华社记者叶志雄作为国内派出的唯一文字记者随中国代表团去联合国,望着五星红旗在联合国大厦飘扬,他赶写了到达纽约后的第一篇通讯:《欢迎您,七亿中国人民的代表——记中国出席联大代表团抵达纽约》。据他回忆,“中国代表团成员在热烈掌声中步入联大会议厅,首次坐到置有‘CHINA’名牌的席位上”“智利代表则热情地朗诵了毛主席诗词‘头上高山,风卷红旗过大关’”……
这种记录,是改变命运的那场考试。
1977年冬和1978年夏,中国迎来了史无前例、规模最大的集中考试。新华社记者庄凯勋与同事走进北京电影学院旧址小西天,观摩表演系考生的小品,采访后来获得中国电影金鸡奖、百花奖的方舒等学生。庄凯勋回忆,恢复高考后,张艺谋、陈凯歌、顾长卫等人成为北京电影学院第一届学生。新华社在海外中文报刊发出专稿,预言中国新一代电影明星将从他们中产生。
这种记录,是唤醒大地的那声呐喊。
新华社记者袁养和1978年与同事深入无锡采访乡镇企业,看到这样的场景:“有的厂开办时没有电焊机,工人们就趁别的厂下班时去借,晚上抬过来,清晨送回去,整整抬了两年”“厂房用毛竹做屋架,油毛毡盖屋面,芦席当墙壁;工厂搬家时,全厂40个工人把几间房子一抬就抬走了。就是这样一个简陋的农机厂,几年中上交积累上百万元”。他们写出《这条路子非走不可》《不是倒退,而是前进》等稿件,新华社连续播发。袁养和曾回忆说:“新华社一开始就把乡镇企业视为社会主义农村的新生事物,积极扶持,热情讴歌。”
这种记录,是创造历史的那声枪响。
1984年7月,洛杉矶。许海峰射落中国奥运史上的首金,赛场中只有高殿民和官天一两个新华社记者。看到许海峰打完最后一发,为抓紧发稿,43岁的官天一抹着眼泪按动快门,29岁的高殿民把稿纸放在翻译员背上疾书,完成许海峰夺金中英文快讯的全球首发。

这种记录,是洗刷耻辱的那场回归。
新华社记者杨国强至今记得,1997年中英香港政权交接时,望着远去的“不列颠尼亚”号和撤离时彭定康僵硬的表情,一句“大英帝国从海上来,又从海上去”出现在自己脑中。他与其他记者一起挥笔写下《别了,“不列颠尼亚”》。
这种记录,是舍生忘死的那些抵达。
背负沉重装备,乘冲锋舟绕过断桥,徒步翻越山体滑坡路段,同事险些跌入江中……新华社记者侯大伟等成为第一批到达汶川地震震源地映秀镇的记者。他的同事在去北川县的路上,随处可见“像房屋一样大”的巨石滚落,被砸坏的汽车扔在路上。新华社解放军分社记者徐壮志搭乘飞机在汶川上空,靠空中机械师拉住腰带,半个身体探出舷窗,拍下当天全世界关注的震中新闻照。那场灾难中,新华社记者在包括北川、汶川映秀镇在内的6个受灾最重地区,在中外媒体中均实现第一个到达现场、第一个向世界发出报道。
这种记录,是穿越太空的那场对话。
2016年10月18日晚,两位新华社记者换上航天员中心工作服进入飞控中心。天地联络人利用争取到的宝贵10分钟,使用录音笔在密话间与景海鹏进行首次对话。当“我是新华社特约记者、航天员景海鹏”的自我介绍声响起时,两人“知道第一炮没有哑火”。随后在轨飞行的33天里,新华社连续推出的“太空日记”报道,首开世界新闻史上从地球外发回新闻报道的先河。
这种记录,是刻骨铭心的那波逆行。
在新华社记者马原驰记忆中,2020年2月3日,他乘坐了有生以来最安静的列车从北京驶往武汉,一节动车车厢里只有他和同事徐泽宇,“我们都不知道疫情何时会结束,病毒就像看不见的杀手,总觉得它就站在你的身后。”作为在抗疫报道一线的上百名新华社记者之一,抵汉次日,马原驰就用《中国在武汉10天建成一家医院抗击疫情》的直播,记录火神山医院收治第一批新冠肺炎患者。新华社在脸书、推特、优兔上对医院建设的全程报道,让外国网友刷新认知:“上帝花了7天时间造了天地万物,我觉得上帝应该是中国人。”
只有生活在激流中,才能写出时代的华章。

以新华之名,镌刻忠诚
北京,宣武门西大街57号院。
院中一栋青灰色的建筑静静矗立着,圆形拱门上写着“新华社历史陈列馆”,展品中包括红军第一方面军在第一次反“围剿”过程中缴获的“一部半电台”。
90年前,江西瑞金,叶坪村。
1931年11月7日,距中华苏维埃第一次全国代表大会会场几十米的土墙瓦房中,21岁的发报员刘寅用缴获的电台,播发了“‘一苏大’胜利召开”的消息。这是当天刚刚成立的红色中华通讯社发出的第一条电波,如闪电刺破暗夜长空。
红中社,就是新华社前身。新华社因党而生、为人民而立、随时代而兴,始终坚定不移紧跟党中央,留下一串串忠诚的足迹。
这足迹,始终如一,紧跟党中央。
中央红军长征到达陕北后,1935年11月,红中社文字广播在陕北瓦窑堡恢复,《红色中华》报和红中社参考刊物亦同时复刊。1937年1月,红中社在延安更名为新华社。1947年,新华社工作队紧随毛主席等中央领导同志转战陕北,番号“四大队”。1948年秋,总社的主要干部和业务骨干陆续抽调到西柏坡,组成一个精干的小编辑部,这个“新华社总编室”,距毛泽东等领导人的住处只有几百米。1949年3月23日,毛泽东率中央机关告别西柏坡进京“赶考”。同日,新华社也向北平进发。
这足迹,跋山涉水,始终牢记使命。
曾在新华社工作过的陈庶回忆,延安时期没有电,为抄收外电消息,只好用手摇马达发电。战争岁月里,从社长到编辑都轮流当摇机工,手摇马达为收发报机提供电源,一直持续7年。新华社随党中央转战陕北的“四大队”,每到一处宿营地,就迅速架设天线、安装机器,门板当桌子,趴在炕沿或灶台上,甚至就着膝盖编译稿件,让行军队伍掌握山外头的消息,也让牵挂中国前途的中国人民,及时听到党中央声音。
这足迹,无论什么逆境,始终践行坚定。
苏区时期,中共中央局和红中社共用一个伙食单位。为节约粮食、支援前线,大家每天吃粮限量,吃菜也极少油盐。苏区卫生条件差,红中社的同志轮番染上疟疾,编委任质斌还患了坐板疮并烂过腿,血粘在裤子上,痛得无法走路,坚持趴在床上改稿子或编写稿子,只为将党和红军的消息及时传播出去,将外界消息及时带回。
90年来,新华社的笔和镜头镌刻下一张张对党忠诚的面孔。
以新华之名,镌刻的是不怕牺牲、坚定无比。
1941年秋,冀西易水河畔狼牙山地区,为掩护党政领导机关和群众转移,战士马宝玉、胡德林、胡福才、宋学义、葛振林打完最后一粒子弹,毅然砸枪跳崖。“五双眼睛在交换,五颗心在奏着一个节拍……五个人一齐,向下” “翻译官向清乡队叫喊起来,‘八路军真坚决啊,摔死不投降’”。新华社记者沈重以《棋盘陀上五壮士》为题,写下“狼牙山五壮士”的英勇事迹。
以新华之名,镌刻的是坚守理想、视死如归。
1947年,面向阎军冰冷的铡刀,年轻的女共产党员刘胡兰毅然回答“只要有一口气活着,就要为人民干到底”“死有什么可怕”,从容躺在铡刀下。新华社吕梁分社记者李宏森听闻,当即赶去采访,追记下烈士生前最后时刻。毛主席先后两次挥笔,赞扬这位年轻的共产党员“生的伟大,死的光荣”。
以新华之名,镌刻的是一片赤诚、舍身报国。
接到原子弹研制任务后,邓稼先一夜未眠,怀着深深的歉意对妻子说:“以后家里的事我就不能管了,我的生命就献给未来的工作了……”这位“两弹元勋”去世前,新华社记者顾迈男连夜赶往中国工程物理研究院,成为进入这个“禁区”的第一位记者,她写作中多次落泪。“你问我这些科学家身上,什么东西最动人?他们为国效力的精神最打动我。”顾迈男2019年接受《新华每日电讯》采访时说。
黄大年带领数百位科学家,用5年时间走完西方国家20年走过的路。他为工作“一边往嘴里塞了一把速效救心丸,一边头也不回地走出了医院”,他无法忍受随意拖拉研究进度,把手机摔在地上,“担心这样搞下去,中国会赶不上”……新华社记者采访近半年,用数十万字素材还原一个个感人细节。报道播发后,亿万网民用“看哭”“中国脊梁”向黄大年致敬。
在90年如一日的履职尽责中,新华人也用热血与生命书写着对党忠诚。
战场上,他们既是新闻记者也是新闻战士。
日军扫荡中,新华社华北总分社的黄君珏决不当俘虏,把最后的子弹打光,飞身跳崖。解放战争时期,面对敌人鞭抽吊打、“灌肚肺”、坐老虎凳、烧红的铁丝戳进乳房等酷刑,21岁的新华社女记者叶邦瑾用钢铁意志誓死保守党的秘密,用尽最后力气高呼“中国共产党万岁”,从容就义。朝鲜战场上,指挥员牺牲后,被士兵误认为是指挥员的新华社记者阎吾挺身而出,接着指挥战斗赢得了胜利……
挑战中,他们以生命赴使命。
“我愿意用自己年轻的生命来保证这项报道任务的完成。”1960年,为生动记录中国登山英雄登上珠穆朗玛峰,26岁的新华社记者郭超人攀登岩壁,翻越雪坡,到达海拔高度直抵6600米的地方。他心脏出毛病,眼睛肿得睁不开,用一只手掰开眼皮,一只手写作。后来眼睛看不清字,只能口述,让报务员记录,用电码发出去。
大是大非前,他们坚持实事求是。
1978年11月15日,新华社领导毅然拍板决定,播发《中共北京市委宣布一九七六年天安门事件完全是革命行动》的消息。这篇消息,被称为中国开始拨乱反正进程的标志。

以新华之名,扎根人民
苏北泗洪县上塘镇垫湖村,一个占地面积不大的纪念馆,里面立着一组雕像,那是两位新华社记者采访当地村民的场景。
1980年,新华社记者周昭先、王孔诚到上塘蹲点近半个月,将当地推行大包干的艰难情况真实反映出来,保护了农民的创造。“他们是上塘人民的恩人,永远值得我们铭记。”纪念馆讲解员说,这是“人民记住的新闻,人民纪念的记者”。
新华社记者来自人民。烽火岁月里,新华社记者和人民群众一起,以笔为枪,并肩战斗。
《红色中华》报发刊词中,苏维埃政权被称为工农劳苦群众“自己的政权”,该报主笔、红中社负责人周以栗家世代佃农,父亲是皮鞋匠,母亲是农妇。为建立工农劳苦群众“自己的政权”,周以栗教过书、搞过农民运动,还参加过武装起义。
当时的《红色中华》报上,一篇篇记者的前线来电,展现了共产党“唤起工农千百万,同心干”的磅礴力量。
1932年,《红色中华》报记录了广大工农劳苦群众踊跃加入红军的故事:“最近一月来,自愿加入红军者,几近万人”,瑞金的广大人民群众“真像汹涌澎湃的巨浪一样,时刻准备着涌上前线”。长征前,《红色中华》报号召“不要使一个红色战士赤足作战”,于是老百姓家家户户打草鞋,一个月内就募集20万双草鞋。
抗战时期,白洋淀中一支由渔民组成的“雁翎队”让敌人闻风丧胆。新华社记者石少华跟着他们转战,见证了他们穿上崭新的八路军制服,成为真正的人民子弟兵。
一篇篇新华社报道见证着党与人民肝胆相照、心手相牵。
第四次反“围剿”中,国民党调集重兵却遭到失败。红中社报道揭开了红军以少胜多之谜:缴枪的白军士兵看到当地群众自动帮助红军抬担架、对红军表现着无限的亲爱和敬仰,觉得很奇怪,问群众对红军为什么这样好?但对白军为什么那样仇恨?群众说:红军是我们自己的军队。
渡江战役中,新华社照片定格了那个万帆竞发的画面,2万多名船工拖出藏在芦苇中、沉入江底的渔船,冒死送解放军过江。每一名解放军战士身后,至少站着十位支前群众。一位被俘的国民党将领不解:为什么自家军队的壮丁愁眉苦脸,来自人民的解放军却欢欢喜喜?新华社记者蓝芸夫告诉他:这就是人民战争,人民战争必胜。
江山就是人民,人民就是江山。新华社报道里,饱含着共产党对人民的赤子之心。
“百姓谁不爱好官?把泪焦桐成雨。”有“人民记者”之称的穆青和同事含泪采访完成《县委书记的榜样——焦裕禄》报道,树起一座“心里装着全体人民,唯独没有他自己”的共产党员丰碑。庆祝中国共产党百年华诞之际,穆青的《十个共产党员》一书再版。除了焦裕禄,为“人民的天下”大干的工人旗帜赵占魁、百折不挠的植棉模范吴吉昌、为建设红旗渠不怕流血牺牲的任羊成等……书中重温着这些共产党员为国家为人民缀网劳蛛的精神。
共产党根基在人民,作为党的新闻工作者,新华人的“根”应该扎在哪里?新华社原总编辑南振中曾对年轻记者说,这个“根”应该扎在基层,扎在人民群众中。
“白天,给老赵打下手;夜晚,同睡在一铺炕上,亲如兄弟。如此20多天,边观察、边体验、边收集素材。”这是穆青采访赵占魁的情形。“那时的记者也执行三大纪律、八项注意,下乡就住在农民家里,和群众同吃一锅饭,同睡一个炕。还经常给老乡做活、担水、砍柴、扫地……”延安时期,新华社记者海稜到农村采访,都是自己背上铺盖、带上馍馍。
与人民在一起,就要为人民鼓与呼。
1979年,新华社记者陈大斌等人的稿件《在生产关系的调整中前进——滁县地区农村见闻》中这样写着:“……社员姚登祥,盖起了四间新屋,门前墙上用青石刻出四个大字:‘鸟枪换炮’,还有的社员在新屋梁上、墙上写上‘黄金时代’‘今非昔比’等大字,农民竞相用朴素的语言表达自己的喜悦心情……”当时“左”的思想仍存,皖川等地探索包产到户面临质疑,陈大斌等人深入安徽小岗村等地采访一个多月,倾听和反映群众呼声,较早从理论上支持了群众的探索。
不负人民,这是百年大党依然风华正茂的密码;不负人民,也是90年新华社栉风沐雨巍然屹立的根本。

90年来,从“茅屋通讯社”“马背通讯社”“窑洞通讯社”一步步走来的新华社,始终践行“对党忠诚、勿忘人民、实事求是、开拓创新”,与人民同呼吸、与时代共进步。
看未来,以新华之名,记录伟大征程,书写时代风云,我们依然在路上……(记者刘菁、李亚彪、杨玉华、张紫赟、刘美子、陈诺、水金辰)

为党而歌,与人民同行 新华社的红色序章这样写就 2021/11/05 07:33:32 http://www.news.cn/politics/2021-11/05/c_1128032469.htm
1931年11月7日,她伴随着中华苏维埃共和国的成立而降生。从诞生之日起,她便为党而歌,与人民同行。
她是新华通讯社的前身——红色中华通讯社。在中央苏区,新华社的先辈们谱写了她慷慨悲壮的红色序章,其中满是激扬的文字、奔腾的热血和不灭的信仰。
90年的时光赋予了她深沉持久的力量,从而描绘出中华大地波澜壮阔的历史画卷,记录纷繁变化的时代风云,铭刻中国人民刻骨铭心的共同记忆,让人们得以深情回望历史,自信走向远方。

笔墨劲旅 青春激扬
1931年11月7日,一场上万人参加的提灯晚会在江西瑞金举行,演戏、放烟火,很是热闹。
此时,山外的世界,愈加动荡。美国大萧条波及全球,国际关系日益恶化,日本加紧对华侵略……当时的人们或许并没有意识到,赣南山村的一角将给中国乃至世界带来变迁。
就在那天夜里,从瑞金的崇山峻岭之间,发出了一条历史性特大新闻——“全国苏维埃第一次代表大会胜利召开”。发布这条新闻的就是红色中华通讯社。从此,新华社作为党中央直接领导的新闻机构,成为中国革命事业的重要组成部分。
红中社成立一个月后,中华苏维埃共和国临时中央政府机关报《红色中华》创刊。“报与社是一回事,一个机构,两块牌子。”曾任红中社负责人的王观澜生前回忆说。
若稍加翻看下这一时期红中社工作人员的履历,就会不禁感慨,这是何等的朝气蓬勃又才华横溢。以瑞金时期红中社的7名负责人为例,他们任职时平均年龄只有30岁。其中,周以栗34岁、王观澜25岁、梁柏台33岁、李一氓29岁、杨尚昆26岁、沙可夫30岁、瞿秋白35岁,几乎每个人都有传奇般的经历。
周以栗毕业于长沙师范学校,教过书、搞过农民运动,曾协助毛泽东创办中央农运讲习所,还参加过武装起义。1930年秋,他带着一身的伤病来到中央革命根据地。不久前,经党组织营救,他被国民党释放出狱。在狱中,他被折磨得死去活来,遍体是烧烙的伤痕。
来到瑞金后,周以栗除了担任过红中社负责人外,还担任过临时中央政府内务人民委员、红军总前委组织部长等职。他还是《红色中华》第一任主笔,报纸最初的报头就是由他所写。
李一氓24岁时曾参加南昌起义,曾任南昌起义参谋团秘书长,还曾在上海从事党的保卫工作,自然是能文能武。瞿秋白则更加为人熟知,他曾是党的最高领导人,知识渊博,论文著书,倚马可待。
战争环境下的红中社并没有完全稳定的班子和团队,人员也并非新闻科班出身,很少有人办过报,写过新闻稿。即便如此,红中社依然堪称笔墨劲旅。编辑部人员除采访、写稿、译电外,还兼刻蜡纸和校对,常常夜以继日地工作。
李一氓住在瑞金城,与编辑部所在地相距十里。每周六下午,他从瑞金城骑马到叶坪村,利用中央政府大厅做编写工作,晚上则随便找个地方过夜。第二天吃完午饭,发了稿,他又骑马回城。
编辑部位于一栋普通的客家茅屋内,整个房屋占地面积不足200平方米。“条件简陋到只有几张桌子,组稿、写稿、编稿、校对,我们都是一肩挑,什么都干。”此后担任红中社秘书长的任质斌当时只有16岁,他记得当年虽然办公条件简陋,但大家夜以继日工作,虽然很累但心情舒畅。
在《红色中华》百期纪念时,当时的领导同志特别提出:《红色中华》向困难作顽强斗争的精神,值得全苏区的党政工作同志学习!

人民喉舌 唤醒工农
是什么力量让百姓铁了心跟党走?答案,或许就写在红中社的一篇篇报道中。苏区的读者亲切地赞誉《红色中华》是“我们苏维埃人民新生命的表现”“全苏人民的喉舌”。
“苏维埃全(部)政权是属于工人,农民,红军兵士及一切劳苦民众的。”中华苏维埃共和国在宪法大纲明确揭示——人民,是这个红色政权真正的主人。
千百年来,在中国这片古老土地上,从未发生如此新奇的变化。底层群众获得了选举权和土地,工人实行8小时工作制,妇女翻身解放,儿童实行义务教育,全体苏区人民享受民主权利。
根据《红色中华》1932年2月17日刊载的一篇报道:“苏维埃选举运动,这一个运动的实质,是改造各级苏维埃,建立强有工作能力的苏维埃政权,来领导和执行目前革命斗争的任务,决不是一个普通的选举运动。”
经过不断改进,苏区选举工作日臻完善。1934年1月1日,《红色中华》第139期刊发了梁柏台写的文章《今年选举的初步总结》,认为这年的选举宣传动员工作明显改善,选民登记普遍进行,吸收了最广大的群众,妇女代表占了很高的比重,群众的提案也是这次选举的一大亮点。
这些提案涉及扩大红军、优待红军家属、消除市面现洋与纸币的差异现象、修理道路桥梁、设俱乐部列宁小学等问题。“由这些提案中可以反映出群众的要求,使苏维埃在日常工作中更加注意完成这些提案。”梁柏台在文章中写道。
当年,群众不识字、无文化是一个普遍现象。因此,加强文化建设,提升苏区军民文化水平的问题摆到了特别重要的位置,这也成为红中社报道的一大领域。
《红色中华》第122期刊发了《中华苏维埃共和国临时中央政府成立两周年纪念对全体选民的工作报告书》。《报告书》深刻指出,只有在苏维埃政权之下,工农群众才有受教育的权利与可能。一年来苏维埃对于文化教育事业已在着力的进行。小学、夜校、识字运动与俱乐部运动,已在各地广泛发展起来了。
战争环境下,苏区想方设法提高民众的文化水平。1931年11月之后,苏区几乎村村都办起了列宁小学。师资不够,就开展师范培训教育;没有校舍,就把祠堂腾出来;没有课桌板凳,就用门板和砖头搭起台子;组织人员专门编写列宁小学课本。
为了改进报道,《红色中华》在创刊一周年之际专门发表了一篇业务文章《本报一周年的自我批评》,其中写道:“我们觉得‘读者通信’是要开始建立起来的,尽量的发表苏区中工农劳苦群众的意见,他才可以真的成为工农劳苦群众自己的报纸。”
经过各方面的努力,《红色中华》成为中央苏区发行量最大、影响面最广的报纸。“它的发行,由几百几千而突破了三万,走向着四万,是一个群众化而得到群众爱护的报纸。”那时,邓颖超是《红色中华》的热心读者,也是一名活跃的撰稿人,为了庆祝“红中”百期刊,她写下了《把“红中”活跃飞舞到全中国》的祝愿。

胸怀世界 志存高远
即使是在中央苏区,党中央和红军的日子依然过得紧巴巴,他们为此专门通过《红色中华》号召要节省一切可以节省的开支:“如客饭,办公费,灯油杂费,都须尽量减少,尤其纸张信套,更可以节省使用。”
虽然地处偏僻的小山村,生活工作环境艰苦,红中社这批青年却胸怀世界,志存高远。他们在《红色中华》上开设了《国际风云》《世界零讯》《国际时事》等栏目,几乎每期都刊载国际新闻。
在国际报道中,《红色中华》较多转载塔斯社、路透社等国外通讯社稿件,内容多关乎莫斯科、伦敦、华盛顿这三大信息中心,可以让苏区的读者了解到各主要资本主义国家的经济、社会状况。
“巴黎城各大街,除百货商店饭店杂货铺肉铺外,其余都闭门停业。晚间各商店的电灯,大半熄灭,素来称为不夜城的巴黎这次却变成了一个寂寞的都市,呈露着黯淡萧条的景象。”从《红色中华》第59期的报道,我们能看到1933年初巴黎街头的大致景象。
苏联,则是《红色中华》关注最多的国家,内容涉及政治、经济、文化、生活等方方面面。当时,苏联诞生不过十余年。红中社以极高的热情,好奇地打量着这个既亲切又遥远国度的一举一动。
“苏联社会主义建设,自第一个五年计划完成后,建立了国家工业化的强固基础,第二个五年计划,更注意于国家电气化一项,最近苏联人民委员会颁发关于建立水电工程的命令。”《红色中华》以欣喜的口吻报道了苏联取得的各项经济成就,尤其是工业生产的飞速发展,并向读者表示这是“在胜利中前进着的苏联”。
在战争环境下,红中社还把革命乐观主义与浪漫主义展现得淋漓尽致。1934年1月22日,中华苏维埃第二次全国代表大会在江西瑞金沙洲坝开幕。会议期间,苏区举办了各种各样的体育比赛、歌舞晚会。红中社记者对大会代表的生活进行了细致观察,在记者眼里,香樟下喜庆的歌舞,田野中涌动的绿浪,一切都散发着新生的气象。
两天后,《红色中华》刊登了特写《一个精彩的晚会》,讲述22日夜晚参会代表和各机关观众三千多人观看演出的情景。当晚的演出“大腕”云集,报道中说:“这几个要角是全苏有名的明星,表演极为努力,特别是王燊、李克农两大滑稽博士,一举一动,一声一笑,无不令人捧腹绝倒。”
是什么样的信念,让红中社的这群青年们在缺衣少食的日子里,依然怀揣梦想,畅想诗和远方?1934年2月3日的《红色中华》上,一篇署名朱华的稿件给出了答案:我们的心完全一样,我们共同娱乐,共同生活,共同战斗,共同胜利,共同争取全中国的解放!

热血铸魂 信仰如磐
1934年秋,红军主力和中央机关准备战略转移。10月3日那天,红中社就停止了新闻广播及对外发稿,开始踏上征途。
此时的周以栗,已重病缠身。他不能随大部队行动,党组织决定安排他去上海治病。1934年11月,陈毅派出一个班的部队护送他与其他干部,从江西于都出发。
一天夜里,他们休息时,突遭敌人包围。周以栗在突围时壮烈牺牲,时年37岁,他是新华社为中国革命战争英勇捐躯的第一位烈士。
很快,中央苏区也陷入绝境。从1934年11月瑞金失守至1935年2月,中央苏区在三个月内几乎全部沦陷,许多村庄被杀绝户。在这样的危急关头,瞿秋白依然领导着韩进等少数几个人组成的编辑部留在了苏区。
在敌人的围追堵截下,他们首先想到的不是怎么保住性命,而是如何继续出版发行《红色中华》。他们坚持四个月之久,共发行24期《红色中华》。
为了给敌人制造中共中央和主力红军没有转移的假象,《红色中华》版式不变,期号延续,继续宣传扩红、征粮。那时,编辑部转移到了于都县黄麟乡井塘村,报纸的印刷则在会昌县白鹅乡梓坑村的深山密林中,两地相距约20华里。
在韩进的回忆中,这一时期的《红色中华》最初坚持每周出版三期,后来由于环境恶化,每周两期,最后不得不一周一期。
历史细处不忍卒读,一旦翻开,可能每一个字都带着血痕。
在今天的瑞金中央革命根据地纪念馆,珍藏着一张被烧毁的报纸残页。这是目前所能发现的瞿秋白在苏区出版的最后一期《红色中华》,为1935年1月21日第264期报纸。
1935年1月,瞿秋白的肺病愈加严重,《红色中华》被迫停刊。在向闽西突围的路上,他不幸被捕。福建长汀罗汉岭下白露苍茫,瞿秋白唱着《国际歌》坦然走向刑场,盘腿坐下,饮弹洒血,慷慨就义。
1935年,是中国共产党新闻史上、中国现代新闻史上悲壮的一年。
曾任《红色中华》代理主笔的梁柏台,和瞿秋白同年生人,同年被捕,同年牺牲;23岁的红中社秘书长徐名正跟随瞿秋白行动,也在1935年2月突围途中被捕,在长汀英勇捐躯,时年23岁……这是党的新闻工作者对党无比忠诚的生动写照,他们用实际行动证明了坚守本身就是一种信仰。
新华社老社长郭超人曾言:“在革命的历史长河中,新闻工作就是革命工作,新闻记者就是革命战士……在革命战争年代,新闻工作,绝不是一种单纯的职业,更不是一种谋求个人生存和发展的手段,而是为人民、为民族解放的神圣革命途径。”
新华社的先辈们所树立的历史丰碑,不仅由于他们用自己的鲜血浸染而辉煌灿烂,更由于他们崇高的理想和信念而永世长存。(记者 赖星)

Veröffentlicht 7. November 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Die neueste Ausgabe der National Cyberspace Administration of China „Liste der Quellen von Internet-Nachrichteninformationen“ – 国家网信办公布最新版《互联网新闻信息稿源单位名单》   Leave a comment

国家网信办公布最新版互联网新闻信息稿源单位名单

涵盖1358家稿源单位首次将公众账号和应用程序纳入名单实施全程动态管理,“有进有出
2021/10/20 12:24:28 http://www.news.cn/politics/2021-10/20/c_1127976519.htm
为适应网络传播新形势新变化新需求,进一步夯实网络传播秩序管理基础、丰富互联网新闻信息供给,依据《互联网新闻信息服务管理规定》,国家网信办组织对2016版《互联网新闻信息稿源单位名单》进行了更新。10月20日,国家网信办公开发布了最新版《互联网新闻信息稿源单位名单》,名单涵盖中央新闻网站、中央新闻单位、行业媒体、地方新闻网站、地方新闻单位和政务发布平台等共1358家稿源单位。2016版《互联网新闻信息稿源单位名单》同时作废。
Am 20. Oktober hat die National Cyberspace Administration die neueste Version derListe der Quellen für Internet-Nachrichteninformationenveröffentlicht 1358 handschriftliche Quelleneinheiten. Gleichzeitig wird die Version 2016 derListe der Quellen von Internet-News-Informationenungültig.
国家网信办新闻发言人介绍,以习近平同志为核心的党中央高度重视互联网内容建设,党的十九大报告专门就加强互联网内容建设作出重要部署。习近平总书记强调,“正能量是总要求、管得住是硬道理、用得好是真本事”,为互联网内容建设提供了根本遵循。国家网信办深入学习贯彻习近平总书记重要讲话重要指示精神和党中央决策部署,把互联网新闻信息稿源管理作为加强互联网内容建设、规范网络传播秩序的重要抓手,大力开“前门”,加快合规稿源的扩容提质,进一步丰富网上信息内容供给,为做大做强正能量提供“源头活水”。同时,坚决关“后门”,严管违规自采、违规转载等突出问题,从源头拧紧信息传播的“总开关”。
据介绍,此次稿源单位名单更新有以下三个突出特点:一是“新增一批”。严格审核各单位申报材料,将坚持正确政治方向、舆论导向、价值取向,管理规范、代表性强、影响广泛的媒体、网站以及政务发布平台等按照应进尽进原则纳入稿源名单。二是“核校一批”。对2016版稿源单位名单中因机构改革、单位撤并等,导致名称、网址、主管主办单位等发生变更的稿源单位进行核校,定向确认、据实更正,确保相关信息准确无误。三是“剔除一批”。对2016版稿源单位名单中不再符合条件、日常表现不佳、缺乏影响力的单位,从名单中移除,切实维护名单的严肃性、公信力。
与2016版稿源单位名单相比,新版名单主要有五个显著变化:一是数量大幅扩容,总量是此前的近4倍;二是领域多元拓展,新收录一批理论网站和媒体、专业财经类网站和媒体、军事类网站和媒体,及一批涉及经济社会民生领域的行业媒体,覆盖面更广,内容更多元;三是首次将公众账号和应用程序纳入名单;四是为鼓励支持县级融媒体中心发展,首次将具备条件的江苏江阴市、浙江长兴县、福建尤溪县、江西分宜县、河南项城市、湖北赤壁市、湖南浏阳市、四川成都高新区、陕西陈仓区、甘肃玉门市等10家县级融媒体中心纳入名单;五是大幅扩容政务发布平台,为各地各部门政策发布、权威发声提供有力保障。
国家网信办新闻发言人强调,即日起,互联网新闻信息服务提供者转载新闻信息时,必须依据最新版《互联网新闻信息稿源单位名单》执行,对超范围转载的,将依法依规予以处罚。下一步,国家网信办将对稿源单位名单实行全程动态管理,“有进有出”。对符合要求的,及时增补纳入;对违反法律法规、出现信息安全责任事故等问题的稿源单位,及时采取冻结、移除等处置措施,推动稿源单位强化责任意识、把关意识,提升内容质量和运行安全,确保网上始终正能量充沛、主旋律高昂。
据介绍,具有互联网新闻信息采编发布服务资质的互联网新闻信息服务单位,依法设立的报刊社、广播电台、电视台、通讯社和新闻电影制片厂等从事新闻采编业务的单位,党政机关开设的官方发布平台等三类单位可申请加入《互联网新闻信息稿源单位名单》。中央新闻网站,中央新闻单位,主管主办单位为中央和国家机关、群团组织等的发布平台,向国家网信办提交书面申请材料;地方新闻网站、地方新闻单位等向所在省(区、市)网信办提交书面申请材料,经主管部门审核同意后报国家网信办按程序审批。

最新版互联网新闻信息稿源单位名单公布 首次纳入公众账号和应用程序
2021/10/20 12:32:03 http://www.news.cn/politics/2021-10/20/c_1127976564.htm
国家网信办20日公开发布了最新版《互联网新闻信息稿源单位名单》,名单涵盖中央新闻网站、中央新闻单位、行业媒体、地方新闻网站、地方新闻单位和政务发布平台等1358家稿源单位。2016版《互联网新闻信息稿源单位名单》同时作废。与2016版稿源单位名单相比,新版名单数量大幅扩容,总量是此前的近4倍;同时,首次将公众账号和应用程序纳入名单。
国家网信办新闻发言人强调,即日起,互联网新闻信息服务提供者转载新闻信息时,必须依据最新版《互联网新闻信息稿源单位名单》执行,对超范围转载的,将依法依规予以处罚。(记者王思北)
2021年10月20日 11:12 http://www.cac.gov.cn/2021-10/20/c_1636326280912456.htm

Veröffentlicht 20. Oktober 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Während der Covid-19-Epidemie wurden den Menschen mehr als 3,7 Millionen Zeitungen kostenlos zur Verfügung gestellt – Hơn 3,7 triệu tờ báo được gửi tặng miễn phí đến người dân trong dịch Covid-19   Leave a comment

Hơn 3,7 triệu tờ báo được gửi tặng miễn phí đến người dân trong dịch Covid-19

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc bảo đảm đời sống tinh thần cho người dân vùng dịch, tiếp nối sự thành công của chương trình “Tấm lòng mùa dịch, san sẻ yêu thương”, từ ngày 26/8 đến 14/9 Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) cùng Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tổng công ty Mobifone đã triển khai chương trình cung cấp, chuyển phát hơn 3,7 triệu tờ báo miễn phí tới tất cả 312 phường, xã phục vụ người dân thành phố Hồ Chí Minh.
19-09-2021, 08:05 https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/hon-3-7-trieu-to-bao-duoc-gui-tang-mien-phi-den-nguoi-dan-trong-dich-covid-19-665651/
Nhân viên Bưu điện Việt Nam thực hiện khai thác, chia chọn báo trước khi đi phát. Ảnh: Vietnam Post.
TPHCM_phat_bao_ND_5-1632014310815Giai đoạn 1 từ ngày 26/8 đến 6/9, chương trình đã tổ chức phát tặng báo Nhân Dân, Tuổi trẻ, Pháp luật, Người Lao động, Sài Gòn Giải phóng đến 312 xã, phường thành phố Hồ Chí Minh. Với sự đón nhận của đông đảo người dân, đồng thời để đáp ứng nhu cầu thiết yếu về món ăn tinh thần cho người dân thành phố trong thời gian dịch bệnh còn nhiều phức tạp, chương trình đã kéo dài thời gian tặng báo từ ngày 7 đến 14/9. Bên cạnh 5 tờ báo nêu trên, chương trình đã bổ sung thêm 2 tờ báo là: Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh và Thanh Niên để chuyển đến bạn đọc tại thành phố Hồ Chí Minh.
Chia sẻ về việc triển khai nhiệm vụ mới ngay trong thời điểm “nóng” nhất về dịch bệnh, bà Nguyễn Thị Thu Vân, Giám đốc Bưu điện TP Hồ Chí Minh cho biết, phát huy vai trò của doanh nghiệp Bưu chính quốc gia, Bưu điện thành phố luôn nỗ lực hết mình để bảo đảm các nhu cầu tối thiểu của người dân không chỉ đời sống vật chất như lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu mà còn cả đời sống tinh thần.
Bà Vân chia sẻ: “Để các ấn phẩm báo chí đến với bạn đọc nhanh nhất, bảo đảm tính thời sự của các thông tin, đơn vị đã bố trí linh hoạt lực lượng phát báo, phù hợp với từng địa bàn. Không chỉ có lực lượng phát, bưu tá mà cả lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên khối văn phòng cũng được huy động tham gia đi phát báo”.
Tính đến ngày 14/9, tổng cộng chương trình đã phát tặng hơn 3,7 triệu tờ báo các loại đến người dân vùng dịch.
Ông Chu Quang Hào, Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, bên cạnh việc thực hiện các chương trình an sinh xã hội hỗ trợ người nghèo bảo đảm cuộc sống như chương trình Hạt vàng Bưu điện tại 8 tỉnh phía nam, nhanh chóng triển khai thành công chương trình Tấm lòng mùa dịch, san sẻ yêu thương tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì công tác thông tin, truyền thông về các giải pháp, biện pháp phòng, chống dịch cũng như các thông tin về đại dịch Covid-19 chính thống đến với người dân cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Qua đó, người nhân có thể tiếp cận được các nguồn thông tin tin cậy từ các cơ quan báo chí lớn, uy tín, các thông tin được cập nhật thường xuyên, chính xác để người dân có thể giữ vững tinh thần, không chủ quan cũng không hoang mang trong phòng, chống và tiến tới chiến thắng đại dịch.
Để bảo đảm tính thời sự của thông tin báo chí, ngay sau khi nhận bàn giao từ 7 tòa soạn báo, Bưu điện Việt Nam đã bố trí mỗi địa phương hơn 30 xe bưu chính chuyên dụng để chuyển báo đến các điểm nhận theo đúng số lượng và danh sách của mỗi xã, phường. Tại các “vùng đỏ” dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bưu điện các tỉnh, thành phố đã tăng cường nhân lực và các phương tiện để bảo đảm báo luôn được phát trong buổi sáng.
“Chúng tôi xác định đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là tinh thần, trách nhiệm của doanh nghiệp cùng các cơ quan báo chí với cộng đồng nên tất cả các đơn vị đều nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này. Báo được gửi tặng ngay trong buổi sáng bạn đọc rất vui vì không chỉ cập nhật kịp thời các thông tin thời sự, đặc biệt là tình hình dịch bệnh mà còn bổ sung thêm một món ăn tinh thần cho cả gia đình, nhất là những người lớn tuổi, gặp khó khăn khi tiếp cận thông tin trên internet”, ông Hào khẳng định.
Việc cung cấp miễn phí báo chí kịp thời đến tay người dân trong thời điểm dịch bệnh không chỉ giúp người dân có thêm món ăn tinh thần thiết thực mỗi ngày mà còn giúp người dân nắm bắt được các thông tin một cách chính thống, chuẩn xác về công tác điều hành, chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương liên quan về công tác phòng chống dịch, qua đó giúp người dân vững tin, đoàn kết, đồng lòng cùng nhau đẩy lùi và chiến thắng đại dịch.
Trước đó, trong tháng 8 Bưu điện Việt Nam đã tổ chức chương trình Hạt vàng Bưu điện trao tặng 820 tấn gạo đến 273.000 người dân có hoàn cảnh khó khăn tại 8 tỉnh, thành phố phía nam đang thực hiện giãn cách xã hội. Ngay sau đó, Bưu điện Việt Nam cũng đã triển khai thành công chương trình Tấm lòng mùa dịch, san sẻ yêu thương do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì để chuyển phát 228.564 phần quà là nhu yếu phẩm thiết yếu đến người dân gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Veröffentlicht 19. September 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

„Für ein grünes Vietnam“ – „Vì một Việt Nam xanh“   Leave a comment

Cổng thông tin điện tử Chính phủ ký thỏa thuận trồng 10 triệu cây xanh

Cổng thông tin điện tử Chính phủ sẽ phối hợp với doanh nghiệp và các cơ quan báo chí để thực hiện mục tiêu trồng 10 triệu cây xanh từ nay đến năm 2025.
19/3/2021 15:07 https://zingnews.vn/cong-thong-tin-dien-tu-chinh-phu-ky-thoa-thuan-trong-10-trieu-cay-xanh-post1194755.html
-Thủ tướng dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Phú Yên. Ảnh: VGP.
Sáng 19/3, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức lễ ký thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy phong trào trồng mới cây xanh.
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Hồng Sâm, Tổng giám đốc Cổng thông tin điện tử Chính phủ, cho biết trọng tâm của thỏa thuận này là các bên sẽ cùng nhau thực hiện chương trình trồng mới 10 triệu cây xanh tại một số địa phương, góp phần ủng hộ sáng kiến trồng mới một tỷ cây xanh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề xuất sáng kiến trồng mới một tỷ cây xanh trong 5 năm 2021-2025. Người đứng đầu Chính phủ đề nghị chọn thông điệp cho chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh là „Vì một Việt Nam xanh„.
Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là: “Mỗi người trồng và chăm sóc ít nhất một cây xanh, mỗi nhà góp một mảng xanh, mỗi khu dân cư góp một vùng xanh để đất nước ta ngày càng xanh, phát triển nhanh và bền vững, cùng chung tay chăm lo cho cuộc sống của nhân dân tốt đẹp hơn, đóng góp thiết thực vào việc bảo vệ Trái đất – ngôi nhà chung của nhân loại”.
Theo thỏa thuận, các bên sẽ phối hợp, thông tin truyền thông về Chương trình trồng mới 10 triệu cây xanh, trong đó năm 2021 dự kiến trồng từ 1 đến 2 triệu cây tại một số địa phương.

Veröffentlicht 19. März 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

70 Jahre Begleitung des Landes – 70 năm Đồng hành cùng đất nước – Wir feiern den ersten Tag der Volkszeitung (11.März 1951 – 11.März 2021) – Kỷ niệm ngày báo nhân dân ra số đầu (11-3-1951 – 11-3-2021)   Leave a comment

70 năm Đồng hành cùng đất nước

Wichtiger historischer MeilensteinMốc lịch sử quan trọng
06-03-2021, 15:22 https://nhandan.com.vn/thoi-su-chinh-tri/70-nam-dong-hanh-cung-dat-nuoc-637599/
Ngày 11-3-1951: Báo Nhân Dân ra số đầu (hằng tuần).
Ngày 7-9-1954: Từ số báo 222 – Báo Nhân Dân ra hai ngày một số.
Ngày 20-10-1954: Từ số báo 241 – Báo Nhân Dân ra hằng ngày.
Ngày 12-2-1989: Ra số 1 Báo Nhân Dân chủ nhật; ngày 3-2-1995: Đổi tên Nhân Dân chủ nhật thành Nhân Dân cuối tuần.
Ngày 1-1-1997: Báo Nhân Dân hằng ngày từ 4 trang tăng lên 8 trang.
Tháng 5-1997: Ra số 1 Báo Nhân Dân hằng tháng.
Ngày 21-6-1998: Báo Nhân Dân điện tử tiếng Việt hòa mạng internet.
Ngày 11-3-1999: Báo Nhân Dân điện tử tiếng Anh hòa mạng internet.
Ngày 4-1-2010: Báo Thời Nay (ấn phẩm của Báo Nhân Dân) ra số đầu.
Ngày 30-8-2012: Báo Nhân Dân điện tử tiếng Trung Quốc hòa mạng internet.
Ngày 20-6-2014: Báo Nhân Dân điện tử tiếng Pháp hòa mạng internet.
Ngày 1-9-2015: Truyền hình Nhân Dân phát sóng chính thức.
Ngày 3-2-2017: Báo Nhân Dân điện tử tiếng Nga hòa mạng internet.
Ngày 25-1-2019: Báo Nhân Dân điện tử tiếng Tây Ban Nha hòa mạng internet.
Ngày 3-2-2020: Khởi chiếu bộ phim tài liệu lịch sử “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – Biên niên sử truyền hình” dài 90 tập.

Ngày 29-5-2020: Thành lập Hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Nhân Dân.
Những phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, hai lần Huân chương Hồ Chí Minh, Anh hùng LLVT nhân dân, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới…
Báo Nhân Dân có hệ thống phóng viên thường trú tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Các cơ quan thường trực Báo Nhân Dân đặt tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Sáu cơ quan thường trú ở nước ngoài tại Trung Quốc, Pháp, Thái-lan, Lào, Cam-pu-chia, Nga.

Veröffentlicht 6. März 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Am 27. November fand im Hörsaal der Quan Su Pagode (Hanoi) der 30. Jahrestag der Gründung des Vietnam Buddhist Research Institute in Hanoi und die erste Ausgabe des Buddhist Research Journal statt – Ngày 27-11, tại Giảng đường chùa Quán Sứ (Hà Nội) đã diễn ra Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội và Tạp chí Nghiên cứu Phật học ra số đầu tiên   Leave a comment

30 năm thành lập Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội

Ngày 27-11, tại Giảng đường chùa Quán Sứ (Hà Nội) đã diễn ra Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội và Tạp chí Nghiên cứu Phật học ra số đầu tiên. 21°01′28.1″N 105°50′42.9″E
27-11-2020, 20:37 https://nhandan.com.vn/dong-chay/30-nam-thanh-lap-phan-vien-nghien-cuu-phat-hoc-viet-nam-tai-ha-noi-626068/
ertzPhát biểu tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, kiêm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học cho biết: Năm 1989, Giáo hội thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Thiền viện Vạn HạnhTP Hồ Chí Minh.
Sau một năm hoạt động của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhận thấy cần phải thành lập một “Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam” đặt tại Hà Nội để vừa bảo đảm công tác nghiên cứu Phật học được thuận lợi, phục vụ nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu Phật học của Tăng ni, Phật tử… vừa bảo đảm ý nghĩa của chính sách tự do tôn giáo trong thời mở cửa của Nhà nước.

Ngày 17-09-1990, UBND TP Hà Nội có quyết định số 4204/QĐ-UB cho phép Giáo hội thành lập “Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam” đặt tại số 73 phố Quán Sứ. Việc thành lập Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho việc nghiên cứu Phật học, mà còn góp phần vào việc nghiên cứu các giá trị văn hóa dân tộc.
Đồng thời, Giáo hội Phật giáo Việt Nam quyết định xuất bản Nội san Nghiên cứu Phật học để đăng tải các công trình nghiên cứu Phật học và là diễn đàn của Tăng ni, Phật tử trong công tác học thuật và nghiên cứu Phật học. Đến năm 1996, Nội san chuyển thành Tạp chí Nghiên cứu Phật học. Tạp chí hiện phát hành hai tháng/số, 6 số/năm, in giấy couche, bốn màu, kích thước 20×28 cm, số trang từ 68 -76 trang tùy theo từng số.
Đạo từ tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh, Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ngày càng phát triển, định hình được nền văn hóa dân tộc từ thời Đinh – Lê – Lý và nhất là thời Trần. Tư tưởng của Phật giáo đời Trần được khẳng định qua sự nghiên cứu và triển khai qua các kỳ hội thảo trong nước cũng như ngoài nước với các nhà nghiên cứu và các trung tâm, các viện nghiên cứu tôn giáo cũng như viện hàn lâm khoa học xã hội, đã đạt được những thành tựu tốt đẹp.

Chùa Quán Sứ https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Qu%C3%A1n_S%E1%BB%A9
Danh sách chùa tại Hà Nội https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_ch%C3%B9a_t%E1%BA%A1i_H%C3%A0_N%E1%BB%99i

Veröffentlicht 27. November 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Die Zeitung der Volksarmee feiert den 70. Jahrestag und erhielt die Unabhängigkeitsmedaille der dritten Klasse – Báo Quân đội nhân dân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba   Leave a comment

Báo Quân đội nhân dân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba

Sáng 19-10, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân (QĐND) tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (20-10-1950/20-10-2020) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba – phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng về thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ mới.
*Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng đã gửi thư và lẵng hoa chúc mừng cán bộ, phóng viên, biên tập viên, chiến sĩ, người lao động của Báo QĐND qua các thời kỳ.
19/10/2020, 11:28 https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/tin-tuc/bao-quan-doi-nhan-dan-ky-niem-70-nam-ngay-truyen-thong-va-don-nhan-huan-chuong-doc-lap-hang-ba-641307
19-10-2020, 14:59 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/ky-niem-70-nam-ngay-truyen-thong-bao-quan-doi-nhan-dan-621070/
Đến dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị:
Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội; Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Võ Văn Thưởng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Cùng dự có các đồng chí: Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Phạm Thanh Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, nguyên Chủ nhiệm TCCT; Đại tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm TCCT.
Cùng dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng:
Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam; Điểu K’ré, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận Trung ương; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TCCT, thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu; đại diện ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, lãnh đạo thành phố Hà Nội, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các địa phương, các đồng chí nhà báo lão thành; đại biểu các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc…
Tham dự buổi lễ có các đồng chí lãnh đạo Báo Quân đội nhân dân:
Đại tá Đoàn Xuân Bộ, Phó bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập; Đại tá Đỗ Phú Thọ, Bí thư Đảng ủy, Phó tổng biên tập; Đại tá Ngô Anh Thu, Phó tổng biên tập, Đại tá Trần Anh Tuấn, Phó tổng biên tập.

Thay mặt Đảng ủy, Ban biên tập và các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, công nhân viên, chiến sĩ đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Đại tá Đoàn Xuân Bộ, Tổng biên tập Báo QĐND nhấn mạnh: Quá trình ra đời và phát triển của Báo Quân đội nhân dân luôn gắn liền với quá trình phát triển của cách mạng, của Quân đội nhân dân và nền báo chí cách mạng Việt Nam. Cách đây 70 năm, vào giai đoạn khó khăn, ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền, Bộ Tổng Tư lệnh đã quyết định sáp nhập 2 tờ báo “Vệ Quốc quân” và “Quân du kích” thành một tờ báo thống nhất của quân đội và dân quân Việt Nam và ra số đầu tiên tại Thủ đô kháng chiến: Thôn Khau Diều, xã Định Biên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Thật vinh dự, tự hào, tờ báo mới của lực lượng vũ trang được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đặt tên. Người nói: Quân đội ta là Quân đội nhân dân, tờ báo của quân đội là: “Quân đội nhân dân”. Ngay trong quá trình chuẩn bị số báo đầu tiên, Bác Hồ đã căn dặn Báo Quân đội nhân dân những điều hết sức gần gũi mà sâu sắc: “Nói những điều thật thiết thực, đúng đường lối chính trị, ít tếu, viết ngắn, giản dị, vẽ dễ hiểu, trình bày rõ ràng, ít tiếp sang trang khác”. Lời Bác dặn đã trở thành kim chỉ nam không chỉ đối với người làm báo quân đội mà đối với toàn thể những người làm báo cách mạng, đó là những lời khắc cốt, ghi tâm và đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.
“Những trang viết nóng hổi từ các mặt trận Biên giới, Đồng bằng, Trung du, Đông bắc, Tây bắc; những thông tin, bình luận về cục diện chiến trường cả nước và toàn Đông Dương; những tấm gương chiến đấu quả cảm, kiên cường và tình cảm quân dân, nghĩa tình đồng chí, đồng đội sâu nặng … được tuyên truyền trên Báo QĐND có sức cổ vũ to lớn, kịp thời đối với cuộc kháng chiến “Toàn dân, toàn diện” của quân và dân ta. Đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Báo QĐND đã tổ chức Tòa soạn tiền phương, Tòa soạn duy nhất trong lịch sử Báo chí cách mạng Việt Nam, tổ chức xuất bản báo ngay tại mặt trận, phát hành tận tay cán bộ, chiến sĩ tại chiến hào, góp phần vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”, Đại tá Đoàn Xuân Bộ khẳng định.

Tại buổi lễ, Đại tá Trần Anh Tuấn, Phó tổng biên tập đã đọc thư chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Bức thư có đoạn: Báo QĐND rất vinh dự, tự hào được Bác Hồ đặt tên và căn dặn: “Nói những điều thật thiết thực, đúng đường lối chính trị, ít tếu, viết ngắn, giản dị, vẽ dễ hiểu, trình bày rõ ràng, ít tiếp sang trang khác”. Từ ngày đó đến nay, trải qua 70 năm phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, công nhân viên, chiến sĩ trong Tòa soạn; được sự quan tâm sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị, Báo QĐND đã trưởng thành vượt bậc, trở thành một trong những tờ báo có vị trí quan trọng hàng đầu của đất nước trong việc tuyên truyền thực hiện đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân ta trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân ủy Trung ương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt biểu dương, hoan nghênh và chúc mừng những kết quả, thành tích rất đỗi tự hào của Báo QĐND đã giành được trong 70 năm xây dựng, trưởng thành.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tin tưởng rằng, Báo QĐND với bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”,
phong cách, phẩm chất nhà báo-chiến sĩ, giàu tính đảng, tính nhân văn, tính chiến đấu, luôn nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức, đoàn kết, sáng tạo, gương mẫu đi đầu, phản ánh trung thực, sinh động cuộc sống, chiến đấu, lao động sản xuất của các lực lượng vũ trang và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế sâu rộng, xứng đáng là một trong những cơ quan báo chí chủ lực, tiêu biểu trong nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh:
Thời gian tới Báo QĐND cần phải có chủ trương, giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án quy hoạch; chú trọng xây dựng con người, đầu tư trang thiết bị hiện đại để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đại tướng Ngô Xuân Lịch đặc biệt nhấn mạnh vấn đề xây dựng đội ngũ những người làm báo và lưu ý, Báo QĐND phải luôn giữ vững định hướng chính trị, coi chính trị là sinh mệnh, là linh hồn của tờ báo. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo QĐND phải có bản lĩnh, lập trường, quan điểm vững vàng, có kiến thức sâu rộng, có khả năng phân tích, định hướng tư tưởng trước những bước ngoặt, sự kiện lớn trong nước và quốc tế theo quan điểm đường lối của Đảng. Vì vậy, xây dựng tờ báo hiện đại không chỉ đơn thuần là đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ khoa học-công nghệ, mà quan trọng hơn là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà báo có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, để luôn có nhận thức đúng tình hình, yên tâm, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, Quân đội, xác định rõ động cơ tác nghiệp, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh, thử thách khó khăn nào.
Phát huy thành tích đáng tự hào 70 năm qua, với bản lĩnh trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm, quyết tâm cao, Đại tướng Ngô Xuân Lịch tin tưởng thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên, chiến sĩ Báo QĐND hiện nay sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của đơn vị hai lần Anh hùng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời kỳ mới; xứng đáng với niềm tin tưởng của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, của cán bộ, chiến sĩ toàn quân và nhân dân cả nước; xứng đáng với phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng cho Báo QĐND.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Báo Quân đội nhân dân ra số đầu tiên-Ngày truyền thống của Báo Quân đội nhân dân (20-10-1950/20-10-2020), thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao Huân chương Độc lập hạng Ba tặng Báo QĐND.
Phát biểu đáp từ tại buổi lễ, Đại tá Đỗ Phú Thọ nhấn mạnh:
Đảng ủy, Ban biên tập và toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên, chiến sĩ, người lao động Báo QĐND rất vinh dự được đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương gửi thư và lẵng hoa chúc mừng, được đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội tới dự, trao Huân chương Độc lập hạng Ba; đồng chí Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu chỉ đạo trong buổi Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Báo QĐND hôm nay.
Đảng ủy, Ban biên tập và cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên, chiến sĩ, người lao động Báo QĐND xin lĩnh hội, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của tờ báo hai lần Anh hùng, luôn giữ vững sự đoàn kết, thống nhất, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của nhà báo chiến sĩ, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực công tác; xây dựng Đảng bộ, xây dựng cơ quan Báo QĐND vững mạnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân giao phó. Quyết tâm xây dựng Báo QĐND trở thành cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, hiện đại, giữ vững tôn chỉ mục đích, xứng danh là cơ quan của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam.

Với những thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Báo QĐND đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý:
-Năm 1956 Huân chương Quân công hạng Ba
-Năm 1961 Huân chương Chiến công hạng Nhất
-Năm 1963 Huân chương Lao động hạng Nhì
-Năm 1984 Huân chương Quân công hạng Nhất
-Năm 1990 Huân chương Hồ Chí Minh
-Năm 2000 Danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân
-Năm 2006 Huân chương Sao vàng
-Năm 2010 Danh hiệu Anh hùng Lao động.
-Năm 2020 Huân chương Độc lập hạng Ba

Veröffentlicht 23. Oktober 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

„Journalistin Truong Vinh Ky“ ist das Thema der Ausstellung und Diskussion, die kürzlich vom Vietnam Press Museum am 11. September in Hanoi abgehalten wurde – “Nhà báo Trương Vĩnh Ký” là chủ đề cuộc trưng bày và tọa đàm, vừa được Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức ngày 11/9 tại Hà Nội   Leave a comment

Nhà báo Trương Vĩnh Ký có thực sự biết 27 ngoại ngữ?

Nhà báo Trương Vĩnh Kýlà chủ đề cuộc trưng bày và tọa đàm, vừa được Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức ngày 11/9 tại Hà Nội.
11/09/2020 20:28 https://nongnghiep.vn/nha-bao-truong-vinh-ky-co-thuc-su-biet-27-ngoai-ngu-d272892.html
11/09/2020 19:22 https://congluan.vn/toa-dam-trung-bay-chuyen-de-ve-nha-bao-truong-vinh-ky-post96378.html
11/09/2020 13:39 http://baotangbaochi.vn/petrus-truong-vinh-ky-nguoi-viet-bao-dau-tien-cua-viet-nam/
Nhà báo Trương Vĩnh Ký được chọn làm nhân vật mở đầu cho các hoạt động chuyên môn của Bảo tàng Báo chí Việt Nam, không phải không có lý do. Bởi lẽ, ông được xưng tụng là nhà báo Việt Nam đầu tiên với tư cách sáng lập và chủ biên Gia Định Báo ra mắt vào tháng 4/1865. Tờ Gia Định Báo tồn tại 44 năm, và đình bản vào tháng 1/1910.
Nhà báo Trương Vĩnh Ký đã mở ra tờ báo tiếng Việt đầu tiên, nên mục đích lớn nhất của ông là góp phần truyền bá chữ quốc ngữ. Tại cuộc tọa đàm “Nhà báo Trương Vĩnh Ký” do Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức, diễn ra ngày 11/9 tại Hà Nội, các diễn giả đã đề cao đóng góp của Gia Định Báo đối với giai đoạn hình thành nền báo chí nước ta.
Nhà báo Trương Vĩnh Ký không đơn thuần là một nhà báo, mà còn là một học giả. Sinh ra tại Chợ Lách – Bến Tre, từ 11 tuổi thì Trương Vĩnh Ký bắt đầu du học qua nhiều nước Lào, Mynama, Trung Quốc, Malaysia… suốt 10 năm, trước khi về nước lập nghiệp. Tên tuổi Trương Vĩnh Ký vang dội ra ngoài biên giới Việt Nam, được phong Viện sĩ Viện Hàn lâm của Pháp và được ghi danh trong Bách khoa Tự điển Larousse.

Ngoài công việc làm Gia Định Báo, học giả Trương Vĩnh Ký viết và dịch rất nhiều sách. Di sản ông để lại cho đời, theo số liệu thống kê được, có tổng cộng 118 tác phẩm ở những thể loại khác nhau. Tuy nhiên, có một điều được lưu truyền như giai thoại kỳ vĩ nhưng chưa ai giải mã rành mạch, là học giả Trương Vĩnh Ký biết 27 ngoại ngữ. Trong các dòng tự bạch, học giả Trương Vĩnh Ký khẳng định “thông thạo 7 ngoại ngữ như người bản địa”, còn 20 ngoại ngữ khác thì mức độ “biết” của ông như thế nào vẫn chưa thể xác định.
Cuộc đời 61 năm của học giả Trương Vĩnh Ký (1837-1898) có nhiều góc khuất mà hậu thế vẫn chưa tường minh. Lúc sinh thời, chính học giả Trương Vĩnh Ký cũng nói về lẽ sống một cách khoan hòa: “Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hễ nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa, vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khói. Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong”.
Học giả Trương Vĩnh Ký còn có biệt hiệu Petrus Ký. Hiện nay, tại TPHCM, mộ phần của học giả Trương Vĩnh Ký vẫn nằm ở khu vực Chợ Quán, còn ngôi trường từng mang tên ông Petrus Ký được đổi thành Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.

Tọa đàm “Nhà báo Trương Vĩnh Ký” do Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức, có lẽ là một khởi đầu để giới truyền thông cũng như giới nghiên cứu có thêm động lực để tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời một người Việt Nam biết nhiều ngoại ngữ nhất. Tất nhiên, tọa đàm “Nhà báo Trương Vĩnh Ký” cũng đã chứng minh sự nghiệp Trương Vĩnh Ký không phải phù du như ông từng tự thán “Học thức gửi tên con mọt sách/ Công danh rốt cuộc cái quan tài”.
Trương Vĩnh Ký https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%C6%A1ng_V%C4%A9nh_K%C3%BD
Bảo tàng Báo chí Việt Nam http://baotangbaochi.vn/ – —facebook.com/btbcvn/

Veröffentlicht 12. September 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Zeitungssammler Nguyễn Phi Dũng – Người sưu tầm báo xưa   Leave a comment

Người sưu tầm báo xưa

Sau hơn 3 năm sưu tầm, đến nay ông đã có trong tay hàng nghìn tờ báo. Trong đó, có những tờ báo cực kì quý hiếm và giá trị.
05/08/2020 , 09:10 https://nongnghiep.vn/nguoi-suu-tam-bao-xua-d270146.html
Đó là ông Nguyễn Phi Dũng (SN 1960, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Ông là người khá nổi tiếng trong giới sưu tầm đồ cổ ở đất Thành Nam.
Tính ông hiền lành, dễ gần, không phân biệt tuổi tác hay địa vị trong xã hội. Và, luôn sẵn sàng mở cửa đón tiếp khách đến tham quan nếu có nhu cầu.

Sở hữu hơn 500 đầu báo
Trước khi đến với sở thích sưu tầm báo xưa, ông Dũng đã có hàng chục năm sưu tầm đồ cổ như bát, đĩa, bình vôi gốm thời Lê; đài, máy đánh chữ trước năm 1975; bàn tính gảy (Suan Pan) của người Trung Hoa với nhiều hệ khác nhau…
Tiếp chúng tôi trong phòng trà khang trang, ông Dũng thổ lộ, cha ông là cụ Nguyễn Phi Hùng (năm nay 85 tuổi) có sở thích đọc báo, sưu tầm báo và đóng quyển báo từ những năm 1970. Trải qua thời gian dài, những tập báo cũ của cha ông cứ thưa dần, thưa dần.
Vì sao lại vậy? – tôi hỏi. Ông Dũng bảo: Theo lời kể của cụ, thì thời kì bao cấp, gia đình tôi đói ăn quá nên cụ phải bán những tập báo đó đi, kiếm tiền nuôi sống gia đình.
Song, thói quen đọc báo của cụ Hùng vẫn còn duy trì cho tới nay. Sáng nào, ông Dũng cũng phải ra quầy bán báo, mua những số báo mới nhất đem về cho cụ đọc. “Nhiều hôm có việc bận đột xuất, không mua được báo sớm, cụ cứ ngồi trước cửa nhà ngóng chờ”, ông Dũng nói.
Vì muốn tiếp nối sở thích của cha, nên hơn 3 năm trở lại đây, ông Dũng chuyển dần sang thú vui sưu tầm báo xưa. Tận dụng những mối quan hệ đã quen biết từ trước trong giới sưu tầm đồ cổ, ông Dũng bắt tay vào “cuộc chiến” mua báo.
Ông săn lùng mọi ngõ ngách, mua dồn dập. Mua qua mạng xã hội cho đến người quen giới thiệu. Chỉ cần có cuộc điện thoại gọi đến nói nơi rao bán báo xưa là ông đến tận nơi để mua cho bằng được.
Và rồi, những tờ báo xưa cứ lần lượt về tay ông, làm cho thị trường báo xưa những năm gần đây cạn kiệt. Cái tên Nguyễn Phi Dũng nổi như “cồn” trong vài năm trở lại đây; được nhiều người trong giới sưu tầm đồ cổ, nhất là giới sưu tầm báo chí trên cả nước biết đến.

Góp gió thành bão. Từ con số 0 tròn trĩnh đến nay ông đã có một cơ đồ báo xưa. Ông dành riêng một căn phòng rộng chừng 50m2 để trưng bày báo xưa… với tên gọi là “Phòng sưu tầm báo chí PDC”. Căn phòng được trang bị cả điều hòa, máy hút ẩm, bật 24/24h để bảo vệ báo.
Tất cả báo xưa được ông Dũng xếp ngăn nắp trên kệ, cao ngút đầu, đến sát trần nhà; ông phân loại báo theo từng chủ đề, thể loại, mốc thời gian, tính thời sự… Trong đó, có 2 đầu báo chủ đạo được đóng thành quyển bìa cứng là báo Nhân Dân và Quân đội Nhân dân.
Cầm trên tay tờ báo xưa, ông Dũng cho biết, hiện nay ông đã sưu tầm được khoảng 140.000 tờ báo của hơn 500 đầu báo. Nếu tính trọng lượng, toàn bộ số sách, báo có trong phòng sưu tầm phải nặng trên 7 tấn. Tổng chi phí mà ông Dũng đã bỏ ra để mua sách, báo xưa ngót nghét 1 tỉ đồng.
“Nhờ đọc báo xưa nên tôi có thêm nhiều kiến thức về lịch sử. Hiểu được đời sống, văn hóa, lối sống, cũng như chính trị, quân sự, kinh tế ở các giai đoạn trước và sau năm 1975. Có thể nói rằng, tính thời sự của các tờ báo không bao giờ là cũ”, ông Dũng bộc bạch.
Tiếp xúc với ông Dũng, tôi còn biết ông có một sở thích không giống ai. Đó là, sẵn sàng tặng 1 tờ báo trong phòng sưu tầm mà có ngày, tháng, năm sinh trùng với ngày sinh nhật của một ai đó, nếu họ mong muốn.
Ông luôn quan niệm rằng “Cho đi sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì mình nghĩ”, bởi thế, ông Dũng luôn được mọi người kính nể, tôn trọng.

Những tờ báo quý
Trong số hàng nghìn tờ báo ông đã sưu tầm, có 5 tờ báo quý. Ông Dũng bảo, đó là những tờ báo cấp 1 (hay còn gọi cấp đặc biệt – tên do ông Dũng đặt), nên được bảo quản và cất giữ cẩn thận.
Tất cả đều được cho vào túi ni lông loại mềm, mỗi tờ cho vào 1 túi và bảo vệ bằng ống chống ẩm. Khi nào có khách đến tham quan thì ông mới đem ra cho mọi người chiêm ngưỡng.
Đó là, tờ Gia Định Báo – tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt mới (chữ Quốc ngữ) do Trương Vĩnh Ký làm Chánh tổng tài (chức danh tương đương Tổng Biên tập ngày nay). Tờ báo ông đang sở hữu xuất bản năm 1896.
Tờ báo Cờ Giải Phóng – Cơ quan tuyên truyền cổ động Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương, số 1 ra ngày 10/10/1942. Đây là tờ báo do Tổng Bí thư Trường Chinh trực tiếp phụ trách đồng thời là cây bút chính luận chủ yếu của báo.
Tờ báo Xung Phong – Cơ quan cổ động của Việt Minh tỉnh Bắc Giang, số 9, ra ngày 15 tháng 9 ta (chưa rõ năm) với những tiêu đề chính như: Khổ! Khổ!; Xích xiềng cả; Công tác vận động…
Cuối cùng là 2 tờ báo Cứu Quốc – Cơ quan của cổ động Việt Minh toàn quốc. Gồm: Tờ số 5, ra ngày 23/9/1942 với những tiêu đề chính như Bắc Sơn khởi nghĩa, Nhật bị ném bom dữ, Hãy nói lên, Mật thám Pháp bị Nhật bắt… Tờ đặc biệt (số Xuân) ra ngày 5/1/1943, trang bìa được in chữ màu đỏ.
“Đây là những tờ báo có tính cách mạng trong thời kì mà Đảng ta đang hoạt động bí mật. Trải qua hàng chục năm, những tờ báo này vẫn còn tồn tại; thực sự là những tài liệu cực kì quý hiếm”, ông Dũng bảo.
Trầm ngâm một lúc, ông Dũng chia sẻ thêm: Để mua được những tờ báo quý hiếm, có giá trị, tôi phải bỏ ra hàng chục triệu đồng. Đơn cử, như tờ báo Cờ Giải Phóng số 1, tôi phải bỏ ra 50 triệu đồng để mua tờ báo này kèm thêm 4 tờ báo khác. Nếu không mua kèm 4 tờ báo khác thì họ không bán.
Theo ông Dũng, đây là tờ báo cực kì quý hiếm, bởi tờ báo ông đang có trong tay là tờ số 1; hơn nữa lại phát hành đúng ngày 10/10 (ngày 10/10 hằng năm được chọn là ngày Giải phóng thủ đô Hà Nội, bắt đầu từ năm 1954).
Tờ Cờ Giải Phóng ra tới số 33 là dừng lại. Hiện nay, ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia chỉ có 32 số báo Cờ Giải Phóng, duy nhất thiếu tờ số 1.
Ngoài sưu tầm báo xưa, ông Dũng còn sưu tầm cả tập san, tạp chí, công báo, sách Nam Phong, Truyện Kiều… Trong số này, có 3 cuốn Tập san Canh Nông (do Bộ Canh Nông xuất bản), nay gọi là Báo Nông nghiệp Việt Nam – Cơ quan ngôn luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Gồm Tập san Canh Nông số 3, tháng 3/1953 (tờ bìa ngoài cùng ghi rõ: Số đặc biệt về hội nghị tổng kết lãnh đạo kỹ thuật Canh nông 1952); Tập san Canh Nông số 6, tháng 2/1954 và Tập san số 8, tháng 5 và tháng 6/1954.
“Đã có nhiều người ngỏ ý muốn mua lại những tờ báo quý có phòng sưu tầm của tôi, nhưng tôi nhất quyết không bán, dù trả giá khá cao. Tôi sẽ tiếp tục sưu tầm báo xưa cho đến khi nào sức khỏe không cho phép nữa thì mới dừng lại.
Sau này, nếu con tôi thích thì tôi sẽ để lại toàn bộ cho chúng quản lí. Còn nếu nó không thích, tôi sẽ tặng cho bảo tàng”, ông Dũng tâm sự.

Bên cạnh sở thích sưu tầm đồ cổ, báo xưa, ông Dũng còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, thăm hỏi, tặng quà các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cụ già không nơi nương tựa…, trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Với mong muốn không để những tờ báo xưa có giá trị bị thất thoát sang nước ngoài nên tôi mới săn lùng và mua nhiều đến vậy. Vì hiện nay, đồ cổ đang bị bán sang nước ngoài rất nhiều”, ông Nguyễn Phi Dũng thổ lộ.

Veröffentlicht 6. August 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,