Archiv für das Schlagwort ‘bach mai

Erwärmen Sie die Herzen der Patienten im Krankenhaus – Ấm lòng người bệnh ở bệnh viện   Leave a comment

Ấm lòng người bệnh ở bệnh viện

Những gian hàng 0 đồng vẫn mở cửa 7 ngày Tết phục vụ người bệnh nằm Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện E phục vụ suất ăn miễn phí trong 3 ngày Tết; ngân hàng máu đã được bù đắp nhờ sự chung tay của nhiều người phục vụ công tác điều trị bệnh về máu, cấp cứu… là những hoạt động làm ấm lòng người bệnh phải nằm lưu trú ở bệnh viện trong dịp Tết Nguyên đán năm nay.
09/02/2024 – 16:33 https://nhandan.vn/am-long-nguoi-benh-o-benh-vien-post795811.html

Gian hàng Tết 0 đồng và những suất ăn miễn phí tại bệnh viện
Với tinh thần mang đến những ngày Tết ấm áp, ý nghĩa cho bệnh nhân, người nhà người bệnh, đội ngũ y bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế trực tết, Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Bạch Mai cho hay Gian hàng Tết 0 đồng sẽ mở cửa xuyên Tết phục vụ miễn phí trong 7 ngày nghỉ tết nguyên đán Xuân giáp Thìn 2024. (Từ 29 Tết đến hết mùng 5 Tết) tại sảnh tầng 1, tòa nhà A11, Bệnh viện Bạch Mai.
Gian hàng mở cửa phục vụ người nhà bệnh nhân, y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế trực Tết. Thực đơn món chính phục vụ miễn phí gồm: bánh mì Hải Phòng, phở gà ăn liền, sữa, bưởi, xúc xích, bánh, kẹo, mì tôm, bánh gạo. Tối 30 Tết sẽ có 200 suất cơm miễn phí. Gian hàng Tết 0 đồng phục vụ trà, bánh mứt kẹo tại chỗ.
Tại Bệnh viện E, từ ngày 9/2-11/2 (tức ngày 30 Tết đến mồng 2 Tết Giáp Thìn 2024), Bệnh viện E sẽ cung cấp suất ăn Tết miễn phí cho người bệnh điều trị nội trú, người nhà người bệnh (1 người) đón Tết tại bệnh viện.
Theo Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện E, bên cạnh công tác bảo đảm trực tại các khoa điều trị và trực cấp cứu người bệnh kịp thời, Bệnh viện E đã xây dựng phương án hỗ trợ suất ăn miễn phí cho người bệnh và người chăm sóc trong dịp Tết Nguyên đán trong 3 ngày Tết.
Đối với bệnh nhân lưu trú lại dịp Tết Nguyên đán, Bệnh viện E có hình thức hỗ trợ bằng các suất ăn miễn phí bảo đảm dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người bệnh. Tùy theo điều kiện và thời gian, bệnh viện hỗ trợ cho từng người bệnh cũng như người chăm sóc lưu trú tại khoa điều trị. Điều này thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người thầy thuốc “nhường cơm sẻ áo” cho người bệnh và người chăm sóc đón Tết tại bệnh viện.
Giá trị suất ăn là 100.000 đồng/người/ngày được chia làm 3 bữa: bữa sáng, bữa trưa và bữa tối trong 3 ngày, bằng hình thức phát phiếu.

Giảm tải áp lực thiếu máu điều trị dịp Tết
Chỉ trong một tuần qua, nhờ sự chung tay kêu gọi của cộng đồng, lan tỏa hành động nhân văn và sẵn sàng dành thời gian bận rộn của những ngày giáp Tết đến hiến máu, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã khắc phục được đáng kể tình trạng khan hiếm máu dự trữ Tết.
Cuối tháng 1 vừa qua, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã phát đi lời kêu gọi hiến máu trước tình trạng kho máu giảm đến mức báo động, thiếu khoảng 10.000 đơn vị máu dự trữ cho Tết Nguyên đán.
Während der zwei Monate von Tet benötigt das Zentralinstitut für Hämatologie und Bluttransfusion mindestens 80.000 Einheiten Blut, um mehr als 180 medizinische Einrichtungen in 31 Provinzen/Städten zu versorgen; wobei Gruppe O etwa 40.000 Einheiten benötigt.
Trong 2 tháng Tết, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cần tối thiểu 80.000 đơn vị máu để cung cấp cho hơn 180 cơ sở y tế tại 31 tỉnh/thành phố; trong đó nhóm O cần khoảng 40.000 đơn vị. Mặc dù đã có sự chuẩn bị, lên kế hoạch tiếp nhận máu từ trước nhưng kết quả tiếp nhận máu tháng 1 đều đạt thấp hơn so với nhu cầu. Điều này do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, rét đậm xảy ra ở nhiều nơi, trong khi nhu cầu máu điều trị dịp Tết lại tăng cao.
Sau gần một tuần kêu gọi, mặc dù là những ngày cận Tết vô cùng bận rộn, nhưng đã có hàng ngàn người tới tham gia hiến máu. Không chỉ tại Hà Nội, nhiều người ở các tỉnh lân cận, đã sẵn sàng đi xe khách, thuê xe di chuyển trong tình trạng tắc đường để tới Hà Nội chia sẻ giọt máu quý giá với tinh thần “không để người bệnh phải chờ máu Tết này”.
Trong 6 ngày cao điểm sau lời kêu gọi hiến máu (từ 2/2 đến 7/2), Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã tiếp nhận xấp xỉ gần 8.300 đơn vị máu; cao nhất là ngày chủ nhật 4/2 đã tiếp nhận 2.162 đơn vị máu.
Trong đó, riêng điểm tại Viện đã đón tiếp 5.122 người đến hiến máu thành công, cao gấp gần 4 lần so với dự kiến trước đó. Các điểm hiến máu cố định cũng đạt số lượng tăng đáng kể, từ vài chục đến 130 đơn vị máu ở mỗi điểm hằng ngày, trong khi có ngày điểm chỉ đạt 10 đơn vị máu.
Nhờ đó, 6 ngày vừa qua (từ 2/2 đến 15h ngày 7/2), Viện đã có thể cung cấp gần 6.700 đơn vị khối hồng cầu và 6.500 đơn vị chế phẩm máu khác tới 116 bệnh viện tại 24 tỉnh/thành phố.
Sáng 7/2, 500 đơn vị máu cũng được vận chuyển qua đường hàng không tới Bệnh viện Huyết học-Truyền máu Cần Thơ để sử dụng cho đồng bằng sông Cửu Long.
Trong những ngày nghỉ Tết sắp tới, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương vẫn mở cửa tất cả các ngày để người dân có thể tới tham gia hiến máu.
Các điểm hiến máu cố định ở Hà Nội (26 Lương Ngọc Quyến, 132 Quan Nhân, 78 Nguyễn Trường Tộ, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp và số 10, ngõ 122 đường Láng) nghỉ Tết từ 16h ngày 7/2 đến hết ngày 16/2/2024, mở cửa trở lại vào ngày 17/2 (mùng 8 tháng Giêng).

Veröffentlicht 11. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Die Zahl der Patienten mit hämorrhagischem Dengue-Fieber im Zentrum für Tropenkrankheiten des Bach Mai Hospital ist in letzter Zeit rapide gestiegen und erreicht Hunderte von Untersuchungen pro Tag – Số bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nằm tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai tăng nhanh trong thời gian gần đây, lên tới hàng trăm ca khám mỗi ngày   Leave a comment

[Ảnh] Cơn bão sốt xuất huyết Dengue

Số bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nằm tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai tăng nhanh trong thời gian gần đây, lên tới hàng trăm ca khám mỗi ngày. Trung bình, mỗi ngày trung tâm tiếp nhận khoảng 15-20 ca nặng có dấu hiệu cảnh báo nhập viện.
21/09/2023 – 15:38 https://nhandan.vn/anh-con-bao-sot-xuat-huyet-dengue-post773623.html

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt cảnh báo những điểm người dân cần lưu ý của mùa dịch sốt xuất huyết năm nay. Thứ nhất, sốt xuất huyết đến sớm hơn so với mọi năm và đang vào đỉnh dịch.
“Dự kiến, tháng 10-11/2023, số ca nhiễm còn tăng hơn nữa. Năm ngoái, chúng ta trải qua vụ dịch và năm nay kế tiếp lại xảy ra dịch lớn ở phía bắc là điều bất thường. Chúng ta cần phải chuẩn bị ứng phó trong trường hợp dịch tăng và lan rộng”
Sản phụ Đ.T.H (30 tuổi, tại Ngọc Lâm, Long Biên) đang mang thai ở tuần 36 đầy lo âu. Ban đầu, chị chỉ có biểu hiện sốt, nghĩ cảm sốt do họng thông thường, nhưng khi khám định kỳ thai sản, chị H. được các bác sĩ tại Bệnh viện Thu Cúc chẩn đoán mắc sốt xuất huyết Dengue, tiểu cầu đang hạ. Với phụ nữ mang thai, tùy từng tuổi mà bác sĩ có cách xử trí, theo dõi khác nhau. Tuy nhiên đa số phụ nữ mang thai khi bị sốt xuất huyết không ảnh hưởng khả năng phát triển thai cũng như sợ sinh con bị dị dạng hay tai biến.

Thông thường, trong ngày 1-3 của bệnh sẽ có biểu hiện sốt, nhưng giai đoạn nguy hiểm lại rơi vào ngày 4-7 nên người bệnh phải lưu ý có dấu hiệu cảnh báo sốt cao, đau bụng vùng gan, nôn, chảy máu chân răng, rong kinh, rong huyết, tụt huyết áp, chân tay lạnh, không ăn uống được.
Tại bệnh viện, ghi nhận hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết ở đối tượng thanh niên, nhưng cũng có nhiều người cao tuổi đến 93 đang nằm viện.
Việc truyền dịch cần được thực hiện tại cơ sở y tế vì nếu chỉ số hemoglobin giảm, người bệnh cần được truyền dung dịch cao phân tử để kéo nước vào trong lòng mạch chứ không truyền dung dịch thường vì sẽ sốc hoặc bệnh nặng thêm do truyền dịch.

Bác sĩ Cường lưu ý: Thông thường, trong ngày 1-3 của bệnh sẽ có biểu hiện sốt, nhưng giai đoạn nguy hiểm lại rơi vào ngày 4-7 nên người bệnh phải lưu ý có dấu hiệu cảnh báo sốt cao, đau bụng vùng gan, nôn, chảy máu chân răng, rong kinh, rong huyết, tụt huyết áp, chân tay lạnh, không ăn uống được.
“Việc người bệnh có cơ địa bình thường mắc sốt xuất huyết mà trong 5-7 ngày diễn biến thành sốc, tử vong rất khó chấp nhận”, bác sĩ Cường trả lời phóng viên.
Trung bình một ngày Trung tâm tiếp nhận 15-20 ca bệnh sốt xuất huyết và vẫn có xu hướng tăng cao hơn.

Veröffentlicht 23. September 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Wie ansteckend ist das Marburg-Virus? – Nguy cơ lây nhiễm của virus Marburg như thế nào?   Leave a comment

Nguy cơ lây nhiễm của virus Marburg như thế nào?

PGS, TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, virus Marburg thường lây qua đường tiếp xúc là chủ yếu. Đây là một bệnh gây dịch lẻ tẻ, tuy nguy hiểm nhưng hiện tại chưa đủ yếu tố để lan ra toàn cầu cũng như đến Việt Nam.
20/02/2023 – 16:14 https://nhandan.vn/nguy-co-lay-nhiem-cua-virus-marburg-nhu-the-nao-post739539.html
Hình ảnh dưới kính hiển vi điện tử của virus Marburg.
Theo PGS, TS Đỗ Duy Cường, virus Marburg cùng nhóm với virus Ebola và có cấu trúc ARN. Marburg là một virus thông qua động vật trung gian để gây bệnh, cụ thể là loài dơi ăn quả tại châu Phi Rousettus aegyptiacus.
Tên của virus được lấy từ phòng thì nghiệm Marburg nước Đức nơi phát hiện ra loại virus này vào năm 1967. Virus Marburg gây bệnh lẻ tẻ tại các nước cận Sahara như Uganda, Guinea Xích đạo, Congo, Angola… và không gây thành dịch lớn với tỷ lệ tử vong cao có thể từ 30-90%.
Về đường lây, bác sĩ Cường cho hay, con người hít phải chất tiết hoặc nước tiểu của loài dơi ăn quả sẽ bị nhiễm bệnh, sau đó lây từ người sang người.
Virus Marburg lây từ người sang người qua tiếp xúc gần, dịch cơ thể, đường máu, nước tiểu, nước bọt, mồ hôi, các chất tiết nôn, sữa, dịch ối, tinh dịch…Virus Marburg cũng có thể lây trong phòng thí nghiệm hay nhân viên y tế chăm sóc người bệnh cũng có khả năng nhiễm bệnh.
Theo tôi, virus Marburg không dễ lây, thường lây qua đường tiếp xúc là chủ yếu. Tuy nhiên, virus này có thể lây qua đường hô hấp, cụ thể là giọt bắn khi tiếp xúc rất gần”, bác sĩ Cường cho hay.
Theo chuyên gia này, bệnh do virus Marburg gây ra rất khó chẩn đoán lâm sàng, biểu hiện lâm sàng rất dễ nhầm với các bệnh lưu hành tại từng vùng.
Bệnh do virus Marburg gây ra có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2-21 ngày, bệnh nhân có thể xuất hiện các biểu hiện như: Sốt đột ngột, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, đau người.
Ở ngày thứ 5, người bệnh có thể xuất hiện phát ban, cảm giác rát trên thân mình. Bệnh nhân còn kèm theo buồn nôn, đau ngực, đau bụng, đau họng, tiêu chảy, vàng mắt, có biểu hiện xuất huyết, mê sảng đi vào sốc và dẫn đến suy gan, suy đa tạng có thể gây tử vong.

Để chẩn đoán virus Marburg cần sử dụng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm như Elisa và PCR. Đối với các bệnh nhân tử vong có thể lấy máu hoặc các mẫu sinh thiết tại các tổ chức của cơ thể để làm nhuộm hóa mô miễn dịch hoặc nuôi cấy để phát hiện ra virus.

Chuyên gia truyền nhiễm này nhấn mạnh, hiện nay bệnh chưa có vaccine hay thuốc kháng virus đặc hiệu để điều trị.
Do đó, mọi người cần phòng bệnh bằng các phương pháp không đặc hiệu như: Hạn chế đến các vùng có nguy cơ nhiễm bệnh; Tránh tiếp xúc với dịch tiết của các loài dơi ăn quả; Không tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh;
Nếu tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh thì cần mang bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang, dung dịch sát trùng, khử khuẩn…). Phòng lây nhiễm từ người bệnh sang nhân viên y tế hoặc nhân viên trong phòng thí nghiệm.
Người mắc bệnh do virus Maruburg sẽ phải cách ly nghiêm ngặt và phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ như bù nước điện giải, chống xuất huyết, nếu có biểu hiện suy đa tạng thì cần thở oxy, hồi sức… Tuy nhiên với tỷ lệ tử vong khá cao, thường những người mắc bệnh đều có tiên lượng nặng„, bác sĩ Cường cho hay.
Hiện Việt Nam chưa xuất hiện ca bệnh do virus Marburg, PGS Cường khuyến cáo mọi người cần thận trọng nhưng không cần quá lo ngại.
Điều đáng lo ngại nhất là những bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tính chất lây truyền nhanh. Nhưng đối với virus Marburg, chỉ có thể lây truyền khi tiếp xúc gần và gây bệnh theo vùng.
Có thể nói virus Marburg là một loại bệnh mang tính chất vùng miền thường xuất hiện ở châu Phi. Đây là một bệnh gây dịch lẻ tẻ, tuy nguy hiểm nhưng hiện tại chưa đủ yếu tố để lan ra toàn cầu cũng như đến Việt Nam. Người dân cần nâng cao cảnh giác, có những biện pháp để bảo vệ bản thân thì sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh„, PGS Cường cho hay.

TIN LIÊN QUAN
Việt Nam trước nguy cơ xâm nhập của virus Marburg
WHO họp khẩn vì ổ dịch sốt xuất huyết do virus Marburg
Ghana tuyên bố chấm dứt dịch bệnh do virus Marburg
Ghana ghi nhận ca đầu tiên nhiễm virus Marburg
Vaccine đầu tiên phòng chống Ebola và Marburg trên khỉ

Veröffentlicht 21. Februar 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Nach 37 Tagen ECMO und fast 50 Tagen mechanischer Beatmung mit hochdosiertem Sauerstoff wurde ein Patient mit Superinfektionspneumonie und Multiorganversagen aufgrund des Missbrauchs von Kortikosteroiden zur Selbstbehandlung der Grippe von den Ärzten des Bach Mai Hospital gerettet – Sau 37 ngày chạy ECMO, gần 50 ngày thở máy với oxy liều cao, một bệnh nhân bị viêm phổi bội nhiễm, suy đa tạng do lạm dụng corticoid tự điều trị cúm đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cứu sống   Leave a comment

Suy đa tạng do sai lầm tự điều trị cúm bằng corticoid

Sau 37 ngày chạy ECMO, gần 50 ngày thở máy với oxy liều cao, một bệnh nhân bị viêm phổi bội nhiễm, suy đa tạng do lạm dụng corticoid tự điều trị cúm đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cứu sống
04/01/2023 – 18:49 https://nhandan.vn/suy-da-tang-do-sai-lam-tu-dieu-tri-cum-bang-corticoid-post733246.html
Bệnh nhân ngừng ECMO và thở máy sau 50 ngày.
Bệnh nhân nữ 37 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm cúm từ 27/10 với biểu hiện sốt, ngứa họng, ho, chảy nước mũi, đau mỏi toàn thân.
Bệnh nhân tự điều trị hạ sốt và corticoid (medrol 16mg/ngày). 3 ngày sau tình trạng không cải thiện, sốt cao kéo dài kèm khó thở nhiều, phải thở oxy sau đó thở máy.
Là bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Cường – Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: Khi vào Trung tâm, tình trạng bệnh nhân rất nặng nề, sốt cao liên tục, sốc nhiễm khuẩn nặng, oxy máu giảm rất thấp.
Kết quả chụp X-quang cho thấy phổi mờ trắng xóa cả 2 bên phế trường, test nhanh cúm B dương tính. Điều đặc biệt là mặc dù nhiễm cúm nhưng tình trạng nhiễm vi khuẩn trên xét nghiệm rất cao kèm theo đó là số lượng bạch cầu giảm trầm trọng còn 0.750 G/L (Bình thường 4.0-10.0 G/L).
Tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được điều trị kháng sinh, kháng virus, thở máy và lọc máu hấp phụ. Soi phế quản có hình ảnh nhiều giả mạc lấp kín lòng phế quản 2 bên. Kết quả xét nghiệm PCR dịch phế quản cho thấy bệnh nhân mắc cúm B kèm bội nhiễm tụ cầu vàng.
Bác sĩ Nguyễn Bá Cường cho biết, triệu chứng giảm bạch cầu rất hay gặp ở bệnh nhân nhiễm virus đặc biệt là nhiễm cúm và sốt xuất huyết (2 dịch bệnh đang lưu hành rộng rãi ở Việt Nam) làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
Corticoid là thuốc chống viêm nhưng có tác dụng phụ là giảm sức chống đỡ của cơ thể. Việc lạm dụng thuốc này ở các bệnh nhân nhiễm virus làm tăng nguy cơ bội nhiễm đặc biệt là các vi khuẩn kháng thuốc.
Bệnh nhân sau đó không đáp ứng với điều trị hồi sức, phải tiến hành can thiệp ECMO cấp cứu. Trong quá trình 37 ngày chạy ECMO, gần 50 ngày thở máy với oxy liều cao, do suy giảm khả năng đề kháng, bệnh nhân rất dễ nhạy cảm với các vi sinh vật trong bệnh viện và phải điều trị nhiều đợt kháng sinh, kháng nấm.
Các bác sĩ đã phải nhiều lần hội chẩn trong khoa và liên khoa để kịp thời đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho từng diễn biến của bệnh.
Ngày 3/1/2023, sau hơn 2 tháng nằm điều trị hồi sức tích cực, bệnh nhân được ra viện trong niềm vui của các thầy thuốc và gia đình. Tuy nhiên các tổn thương phổi sau đó có thể sẽ còn tồn tại và cần phải theo dõi trong thời gian dài.
Bác sĩ Nguyễn Bá Cường khuyến cáo: Việc lạm dụng corticoid diễn ra thường xuyên ở Việt Nam trong điều trị nhiễm cúm và các bệnh xương khớp (được trộn lẫn trong các thành phần thuốc cổ truyền không rõ nguồn gốc). Theo các bác sĩ, thuốc phải được dùng đúng chỉ định và liều lượng. Hành động dùng bừa bãi làm suy giảm khả năng đề kháng và rất dễ bội nhiễm vi khuẩn.
Trong đợt dịch cúm và sốt xuất huyết năm nay, Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận rất nhiều các ca nhiễm virus nguy kịch, điều đặc biệt ở các ca này ngoài vấn đề nặng do nhiễm virus thì các bệnh nhân đều bội nhiễm thêm vi khuẩn đa kháng thuốc (tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, phế cầu…) dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng. Một số ca cần phải can thiệp ECMO dài ngày, mặc dù có thể sống sót nhưng cũng để lại hậu quả tổn thương lâu dài.
Vì thế, khi có vấn đề liên quan đến sức khỏe, người dân nên đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc đúng theo chỉ định. Không được tự ý mua và sử dụng thuốc hoặc mua theo đơn cũ, theo lời mách bảo của người thân, người quen vì hậu quả sẽ là khôn lường.

Veröffentlicht 4. Januar 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Vor 50 Jahren, in der Nacht vom 21. Dezember auf den frühen Morgen des 22. Dezember „legten“ die B52-Flugzeug der US Air Force mehr als 100 Bomben auf das Bach Mai Hospital – Cách đây 50 năm, đêm 21, rạng sáng 22/12, máy bay B52 của Không quân Mỹ đã “rải thảm” hơn 100 quả bom xuống Bệnh viện Bạch Mai   Leave a comment

Lễ kỷ niệm 50 năm pháo đài bay B52 oanh tạc bệnh viện Bạch Mai

Sáng 21/12, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức lễ Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” (18/12/1972-18/12/2022). Tham dự có các nhân chứng lịch sử là nguyên lãnh đạo, y, bác sĩ và cán bộ, nhân viên của Bệnh viện đã từng trải qua trận chiến 12 ngày đêm không thể nào quên.
21/12/2022 – 18:21 https://nhandan.vn/le-ky-niem-50-nam-phao-dai-bay-b52-oanh-tac-benh-vien-bach-mai-post731017.html

Cách đây 50 năm, đêm 21, rạng sáng 22/12, máy bay B52 của Không quân Mỹ đãrải thảmhơn 100 quả bom xuống Bệnh viện Bạch Mai.
Trận bom đã làm 28 bác sĩ và điều dưỡng của bệnh viện hy sinh, đồng thời khiến các khu nhà đổ sập, máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế bị hư hại khiến quá trình hoạt động của bệnh viện bị ngừng trệ.
Lễ dâng hương tưởng niệm nhằm ghi nhớ công lao của các y, bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên, hộ lý đã hy sinh trên mảnh đất Bệnh viện Bạch Mai trong trận đánh lịch sử 12 ngày đêm “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972.
Tham dự buổi lễ có giáo sư Đỗ Doãn Đại, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. Năm nay ông đã 97 tuổi. Kể từ ngày bệnh viện bị đánh bom, tới nay cũng đã 50 năm. Nhưng trong ký ức của ông, mọi thứ như vừa mới đây.
Giáo sư Đỗ Doãn Đại kể lại: “Tôi đã bám trụ liên tục 12 ngày đêm. Phía trung tâm bệnh viện hơn một nửa bị bom đánh sập. Bom dội qua tầng 2 xuống tầng 1 và khoét sâu vào tầng hầm, lấp kín mọi lối ra vào. Nơi tổn thất nhất là khoa Nội tổng hợp và khoa Da liễu”.
Trong ký ức của vị giáo sư 97 tuổi, khi ấy, bệnh viện tan hoang, các trang thiết bị bị tàn phá, đồ đạc văng khắp nơi. Vào thời điểm đó, đau thương bao trùm bệnh viện, nhưng mọi người đều khẩn trương khôi phục lại từ đống đổ nát vì có hơn 300 bệnh nhân vẫn cần phải chữa bệnh. Bệnh viện đã không ngừng hoạt động một ngày nào.
Theo ghi lại của Bệnh viện Bạch Mai, trong ngày 19/12, máy bay Mỹ đã ném 4 quả bom vào bệnh viện. Đến ngày 21 và 22/12/1972, giặc đã ném hơn 100 quả bom đủ các cỡ, phá hủy phần lớn Trung tâm y tế lớn nhất này của Thủ đô.
Bệnh viện Bạch Mai bị pháo đài bay B-52 của Mỹ đánh phá trong lúc Bệnh viện có hơn 300 bệnh nhân nằm điều trị dưới hầm. Trận bom đã đánh sập nhiều khu nhà làm việc và bệnh phòng, lấp kín một số hầm trong đó có nhiều bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên, hộ lý đang chăm sóc người bệnh.
Bà Bùi Thị Hằng Nga, Chủ tịch UBND phường Phương Mai, quận Đống Đa phát biểu tại buổi lễ: “Sự kiện ở Bệnh viện Bạch Mai vẫn còn đó như nhắc nhở mỗi chúng ta và những thế hệ hôm nay và mai sau về một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc”.
50 năm đi qua, lịch sử đã sang trang mới, lớp lớp các thế hệ cán bộ Bệnh viện Bạch Mai đã xây dựng bệnh viện từng đổ nát trong chiến tranh trở thành bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt hàng đầu cả nước.

Hà Nội sẵn sàng cho Điện Biên Phủ trên không – 18.12.2022 Truyền Hình Nhân Dân

Veröffentlicht 21. Dezember 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Dengue-Fieber – Bitte seien Sie nicht subjektiv – Sốt xuất huyết – Xin đừng chủ quan   Leave a comment

Sốt xuất huyếtXin đừng chủ quan


17.12.2022 Truyền Hình Nhân Dân

Veröffentlicht 17. Dezember 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Rettung des Lebens eines belgischen Patienten mit schwerer Malaria, seltene Blutgruppe Rh (-) – Cứu sống bệnh nhân người Bỉ bị sốt rét ác tính, nhóm máu hiếm Rh (-)   Leave a comment

Cứu sống bệnh nhân người Bỉ bị sốt rét ác tính, nhóm máu hiếm Rh (-)

Mắc nhiều bệnh nền, mang nhóm máu hiếm Rh (-) lại mắc sốt rét ác tính biến chứng suy đa tạng, bệnh nhân người Bỉ vừa được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cứu sống ngoạn mục.
14/10/2022 – 19:50 https://nhandan.vn/cuu-song-benh-nhan-nguoi-bi-bi-sot-ret-ac-tinh-nhom-mau-hiem-rh–post719977.html
Bệnh nhân nam, 64 tuổi, quốc tịch Bỉ, nhiều bệnh lý nền: Suy tim do nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, nhóm máu rất hiếm gặp (Rh-). Bệnh nhân là giáo sư về nông nghiệp đã đi rất nhiều nước trên thế giới (châu Phi, châu Á…) và có nhiều đóng góp cho nghiên cứu nông nghiệp tại Việt Nam.
Ngày 17/9, sau chuyến công tác tại Bờ biển Ngà để thực hiện chuỗi dự án về hạt điều, bệnh nhân về Việt Nam, sau đó xuất hiện sốt cao, đi ngoài phân lỏng, khám tại một bệnh viện ở Hà Nội phát hiện số lượng tiểu cầu rất thấp (tiểu cầu 12 G/L), rối loạn nhịp thất thành từng cơn.
Do tình trạng bệnh phức tạp, bệnh nhân lại có nhiều bệnh nền nên đã được chuyển tới Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai.
Là bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Cường – Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, xét nghiệm tiểu cầu chỉ còn 8 G/L, kháng thể kháng Dengue dương tính yếu, suy tim rất nặng (EF 20%).
Bệnh nhân được điều trị tích cực và chăm sóc đặc biệt nhưng sau 2 ngày tình trạng không cải thiện, các bác sĩ quyết định phải sử dụng kỹ thuật cao nhất trong hồi sức tích cực là kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO).
Bằng kinh nghiệm lâm sàng, các bác sĩ nhận thấy diễn biến bệnh không giống sốt xuất huyết Dengue nên Trung tâm Hồi sức tích cực đã tiến hành hội chẩn toàn viện với sự tham gia của các chuyên khoa sâu trong bệnh viện: Bệnh nhiệt đới, Huyết Học, Dược lâm sàng, Tim Mạch, Phẫu thuật lồng ngực và mạch máu…
Các bác sĩ kết luận bệnh nhân bị sốt rét ác tính biến chứng suy đa tạng. Ngay sau đó, bệnh nhân đã được sử dụng thuốc chống sốt rét, truyền các chế phẩm máu và duy trì ECMO.
Theo bác sĩ Cường, việc duy trì ECMO trong thời gian dài đối với bệnh nhân này là rất khó khăn trong quá trình theo dõi do tiểu cầu thấp không thể sử dụng được chống đông, nguy cơ tắc quả tim phổi nhân tạo và nguy cơ nhồi máu tái diễn.
Nếu tiếp tục cho bệnh nhân dùng chống đông thì nguy cơ chảy máu ồ ạt rất cao. Cùng với đó là bệnh nhân thuộc nhóm máu hiếm nên việc huy động số lượng lớn máu là bất khả thi.
Tuy nhiên với nỗ lực cao nhất, với sự vào cuộc và chỉ đạo quyết liệt của Ban lãnh đạo bệnh viện và lãnh đạo Trung tâm Hồi sức tích cực, sau 8 ngày chạy máy ECMO, cùng với đó là truyền khoảng 20 lít máu thuộc nhóm máu hiếm (Rh-), tình trạng bệnh nhân cải thiện dần và được kết ECMO vào ngày 4/10, ngừng thở máy vào ngày 9/10.
Sau 4 tuần được điều trị, chăm sóc bởi các nhân viên y tế của Trung tâm Hồi sức tích cực, bệnh nhân đã vượt qua cơn nguy kịch một cách ngoạn mục và các chỉ số dần hồi phục.
Ngày 13/10, bệnh nhân được chuyển viện, chăm sóc một thời gian trước khi đủ điều kiện sức khỏe để trở về Bỉ.
Đánh giá thành công của ca bệnh này, Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Ngọc Sơn – Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: Đây là kết quả của sức mạnh tập thể, sự phối hợp trí tuệ của nhiều chuyên khoa sâu trong bệnh viện.
Việc chẩn đoán ra bệnh nhân bị sốt rét ác tính chính là bước ngoặt trong việc chăm sóc và điều trị bệnh nhân thành công. Mặc dù bệnh sốt rét đã không còn phát hiện ở Việt Nam từ rất lâu, các triệu chứng và điều trị chỉ còn trong sách vở giảng dạy, các thuốc điều trị là các thuốc chương trình tài trợ nhưng phải luôn nghĩ đến sốt rét với những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như đi từ các vùng dịch tễ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời„, bác sĩ Sơn nói.

Xúc động khi được thấy chồng mình hồi phục từng ngày và trở về bên bờ lằn ranh của cửa tử, chị Thu – vợ của bệnh nhân vô cùng cảm phục trước chuyên môn, sự chăm sóc chu đáo, nhiệt tình của đội ngũ y bác sĩ.
Chị Thu gửi lời cảm ơn trân trọng và sự ngưỡng mộ đối với tập thể thầy thuốc của Trung tâm Hồi sức tích cực nói riêng và Bệnh viện Bạch Mai nói chung đã điều trị, chăm sóc và giúp cho chồng mình hồi phục một cách ngoạn mục, được trở về bên gia đình, đồng nghiệp và các học trò thân yêu.
Chắc chắc đây sẽ là một kỷ niệm đáng nhớ đối với gia đình, thêm một lý do để cho anh í thêm yêu quí và gắn bó với Việt Nam”, chị Thu cho biết.
Sốt rét https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%91t_r%C3%A9t
Bệnh nhiệt đới https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%83_lo%E1%BA%A1i:B%E1%BB%87nh_nhi%E1%BB%87t_%C4%91%E1%BB%9Bi

Veröffentlicht 15. Oktober 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Gut lernen, plötzlich das Lernen vernachlässigen, deprimiert, Selbstmordgedanken – Đang học giỏi bỗng bỏ bê học hành, trầm cảm, muốn tự sát   Leave a comment

Bị épchạy theo thành tích„, nam học sinh trầm cảm, muốn tự sát phải nhập viện

Hàng ngày nghe bố mẹ thúc giục học hành tốt hơn, tốt hơn nữa, từ một học sinh giỏi, bệnh nhân đã bỏ bê chuyện học hành, trầm cảm, có ý định tự sát.
11/10/2022 17:16 https://danviet.vn/bi-ep-chay-theo-thanh-tich-nam-hoc-sinh-tram-cam-muon-tu-sat-phai-nhap-vien-20221011165748299.htm
Đang học giỏi bỗng bỏ bê học hành, trầm cảm, muốn tự sát
Ngày 11/10, tại buổi chia sẻ về trầm cảm học đường, bác sĩ Đỗ Thùy Dung, Phòng Tâm thần trẻ em và vị thành niên (Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ trường hợp 1 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng buồn chán, muốn chết.
Bệnh nhân là em PV.H, 18 tuổi. Theo lời kể của bệnh nhân và người nhà, bệnh nhân là con thứ 2 trong gia đình, trên còn có 1 anh trai. Bệnh nhân được sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, không có tiền sử viêm não, không mắc các bệnh lý mãn tính, cũng không lạm dụng các chất kích thích gây nghiện.
Bố bệnh nhân là người nghiêm khắc, nóng tính, ít nói, luôn kỳ vọng rất nhiều vào các con, luôn mong muốn con phải học thật giỏi, thi được điểm cao, ít chia sẻ nói chuyện với các con. Mẹ bệnh nhân cũng đề cao thành tích, luôn mong con đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
Bệnh nhân là người có tính cách hiền lành, trầm tính, ít nói, ít chia sẻ. Em chăm chỉ học tập, trên lớp có ít bạn, chỉ tập trung vào học, về nhà bệnh nhân không đi chơi, không tập thể dục, thời gian rảnh đọc sách, học bài.
Bệnh nhân đạt học sinh giỏi các năm cấp 1, cấp 2, bệnh nhân có niềm đam mê với môn tiếng Anh, nên dành nhiều thời gian và đầu tư cho môn học. Sau khi thi đỗ cấp 3 bệnh nhân tiếp tục học trường chuyên của tỉnh, lớp 10 bệnh nhân được thầy cô chọn vào đội tuyển ôn thi học sinh giỏi tiếng Anh.
Bố mẹ hối thúc việc học tiếng Anh, chỉ cần học tiếng Anh, điều này khiến bệnh nhân cảm thấy bị áp lực và dần dần chán nản ghét cả môn học yêu thích. Bệnh nhân xin ra đội tuyển vì cảm thấy áp lực và chán nản, không còn hứng thú trong việc học. Điều này khiến bố mẹ buồn và hay mắng bệnh nhân, hay nhắc lại việc bỏ thi này.
Bệnh nhân vẫn cố gắng duy trì việc học tập các môn học, tuy nhiên áp lực từ gia đình khiến bệnh nhân dần mất hứng thú, chán nản bi quan, không có định hướng cho tương lai. Khoảng 2 tháng trước khi đến khám bệnh nhân cảm thấy chán nản tất cả mọi thứ, không muốn học, trên lớp hay ngủ gục trên bàn, không tập trung nghe giảng, giảm quan tâm thích thú.
Em cũng không đi chơi, không tham gia các hoạt động với lớp, về nhà thường xuyên ở trên phòng không ra ngoài, thường hay cáu kỉnh, khó chịu với mọi người xung quanh. Bệnh nhân đêm ngủ kém hơn, chơi điện tử trên điện thoại , máy tính tới 2-3 giờ sáng và không học bài. Khi bị bố mẹ nhắc nhở bệnh nhân không nghe lời như trước, ngược lại còn cáu gắt, vùng vằng, hoặc không chịu nói chuyện với bố mẹ.
Bệnh nhân ăn uống kém, chán ăn, cảm giác không ngon miệng, gầy sút cân. Bố mẹ bệnh nhân phải nhờ cô ruột tới nhà nói chuyện cùng và đưa bệnh nhân đi khám, lúc này bệnh nhân chỉ chia sẻ với cô và không giao tiếp với bố mẹ.
Bệnh nhân đã được cô đưa đến khám tại phòng khám chuyên khoa Tâm thần, được chẩn đoán giai đoạn trầm cảm nặng có ý tưởng tự sát, được chỉ định nhập viện. Nhưng gia đình chưa thu xếp được người chăm sóc, bệnh nhân được kê đơn thuốc ngoại trú với sự theo dõi sát của gia đình.
Sau khi hết thuốc tình trạng của bệnh nhân không cải thiện, bệnh nhân không học, không nói chuyện với bố mẹ, sử dụng điện thoại nhiều, không chịu hoạt động, thường xuyên ở một mình trong phòng không ra ngoài, vẫn còn ý nghĩ tự sát. Bệnh nhân tái khám và nhập Viện Sức khỏe tâm thần
Sau khi thăm khám, trò chuyện, các bác sĩ kết luận bệnh nhân trầm cảm nặng có ý tưởng tự sát.
Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc, tư vấn tâm lý và các liệu pháp thư giãn. Sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, khí sắc cải thiện, vui vẻ, không còn suy nghĩ tiêu cực, tích cực tập thể dục thể thao, nói chuyện với mọi người xung quanh nhiều hơn.
Đồng thời em cũng cải thiện mối quan hệ với bố mẹ và có định hướng cho tương lai rõ ràng hơn. Bệnh nhân được xuất viện về nhà, duy trì thuốc và tái khám theo hẹn.

Đừng bỏ qua các dấu hiệu bi quan, chán nản của trẻ
Đó là cảm xúc dễ bị kích thích, khả năng kiềm chế thấp nên dễ cáu giận, bùng nổ. Phần lớn các em bị trầm cảm thể hiện qua phàn nàn triệu chứng cơ thể: ăn uống kém ngon miệng, mệt mỏi, mất ngủ gặp nhiều hơn ở thanh thiếu niên so với người lớn, sự hứng thú và giảm tập trung thì ngược lại.
Đáng lưu ý, tỷ lệ có ý tưởng và hành vi tự sát ở trẻ cao hơn ở người lớn. Một số trẻ trầm cảm cố gắng bù đắp cho lòng tự trọng thấp bằng cách cố gắng làm hài lòng người khác nên trẻ có thể xuất sắc trong học tập và cư xử tốt. Vì vậy trầm cảm của trẻ có thể không được chú ý„, bác sĩ Thiện nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo bác sĩ Thiện, hoang tưởng, ảo giác có thể xuất hiện trong các trường hợp nặng. Ảo giác có thể khiến các em có thể „nghe“ thấy giọng nói có nội dung xúc phạm các em hoặc xúi giục tự sát. Còn hoang tưởng tập trung vào chủ đề tội lỗi, bệnh tật, cái chết, hư vô, sự trừng phạt, kém cỏi và đôi khi bị ngược đãi.
Hoang tưởng này hiếm gặp ở lứa tuổi tiền dậy thì, có thể do chưa trưởng thành về nhận thức„, bác sĩ Thiện cho biết.
Bác sĩ Thiện nhấn mạnh, trầm cảm ở tuổi học đường ảnh hưởng đến sự tăng cân và phát triển cơ thể, kết quả học tập ở trường và các mối quan hệ bạn bè hoặc gia đình. Rối loạn trầm cảm chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hành vi tự sát ở trẻ em.
Stress từ những sự kiện tiêu cực trong đời sống như sự mất mát người thân yêu, cha mẹ ly hôn, chứng kiến tự sát đều có liên quan đến sự khởi phát trầm cảm ở trẻ em.
Tuy nhiên, sự khởi phát trầm cảm ở trẻ em không chỉ từ những biến cố lớn mà những sự kiện căng thẳng nhỏ trong đời sống (bỏ học, bố mẹ mất việc, gia đình mâu thuẫn, khó khăn tài chính trong gia đình, người thân ốm) cũng có thể gây nên các triệu chứng của trầm cảm
BS Thiện nhấn mạnh. khuyến cáo, dù trẻ mới 6-7 tuổi cũng có thể bị trầm cảm. Do đó, cha mẹ đừng bỏ qua các triệu chứng trầm cảm của trẻ như: Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, ngủ kém, thức đêm, ngủ ngày…);
Rối loạn ăn uống (bỏ ăn, chán ăn, ăn nhiều) hoặc than phiền đau đớn cơ thể nhưng đi khám lại không ra bệnh; học hành chán nản, kết quả học tập sa sút hoặc khóc lóc, bướng bỉnh, cãi lời, hành vi gây hấn. Có em lại buồn bã, bơ phờ, thiếu động lực, mất quan tâm, thu mình…
Ở trẻ lớn hơn có thể có các hành vi vi phạm pháp luật, sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, chất gây nghiện..
Để dự phòng trầm cảm cho trẻ, theo bác sĩ Thiện, trẻ cần được quan tâm, chia sẻ từ phía gia đình, bạn bè, nhà trường và cộng đồng. Cha mẹ và người lớn cần phải nhận biết rõ các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ để kịp thời can thiệp, trợ giúp trẻ.
Nếu trẻ trầm cảm ở mức nhẹ có thể „chữa lành“ bằng việc trò chuyện, tâm sự, cùng trẻ tháo gỡ các khó khăn mà trẻ gặp phải. Nếu trẻ bị trầm cảm nặng cần đưa đi khám và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ trẻ bị trầm cảm nặng dẫn đến hành vi muốn tự sát và tự sát.

Nguy cơ tự sát ở trẻ em và vị thành niên
Tỷ lệ toan tự sát ở trẻ em và vị thành niên ước tính 3 – 4%
Các nghiên cứu trước đây cho thấy hành vi tự sát và ý tưởng tự sát phổ biến hơn đáng kể ở trẻ gái (10 đến 35%), nhưng tỷ lệ tự sát thành công ở trẻ trai cao gấp 3 lần trẻ gái. Tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng cân bằng ở 2 giới.
Ở Hoa Kỳ, tự sát là nguyên thứ hai gây tử vong ở trẻ 10 đến 19 tuổi (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), 2020). Tỷ lệ tự sát ở nhóm tuổi này đã tăng 47% từ năm 2010 đến 2019 (từ 4.2 lên 6,6 trên 100.000) (CDC, 2020).
Ở Nhật Bản, tỉ lệ tự sát lứa tuổi học đường là 1,2/100.000, con số này tăng lên thành 2,5/100.000 vào năm 2018.
Các ý tưởng tự sát hiếm khi xuất hiện trước 10 tuổi, tăng chậm cho đến 12 tuổi và sau đó tăng nhanh hơn trong khoảng 12 đến 17 tuổi.
Các kế hoạch và nỗ lực tự sát xuất hiện rất thấp (dưới 1%) ở trẻ dưới 12 tuổi, sau đó tăng dần đến 15 tuổi, và sau đó chậm hơn cho đến 17 tuổi.
Phần lớn các thanh thiếu niên có sự chuyển đổi từ ý tưởng tự sát sang kế hoạch tự sát với 63,1% và từ ý tưởng tự sát sang nỗ lực tự sát (86,1%), những điều này thường xảy ra trong năm đầu tiên sau khi bắt đầu nảy sinh các ý tưởng tự sát.
(Nguồn Viện Sức khỏe tâm thần)
http://www.bachmai.gov.vn/gioi-thieu-ve-benh-vien/cac-vien-menuleft-86/vien-suc-khoe-tam-than-menuleft-88.html
Trầm cảm https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7m_c%E1%BA%A3m
Tự sát https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%B1_s%C3%A1t

Veröffentlicht 12. Oktober 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Der Mangel an Medikamenten und medizinischen Hilfsgütern macht immer mehr kranke Menschen unglücklicher denn je – Tình trạng thiếu thuốc điều trị, vật tư y tế đang ngày càng khiến cho nhiều người bệnh khốn đốn hơn bao giờ hết – Medikamentenknappheit nicht mehr nur im Cho Ray Hospital ein Problem   Leave a comment

Thiếu thuốc điều trị, người bệnh khốn đốn

Từ vài tháng nay, bà Mai Thị Hường (56 tuổi, ở Thanh Hóa) như ngồi trên đống lửa vì không thể mua thuốc canxi dạng ống tiêm cho chồng là ông Nhữ Đình Mây – người đã có thâm niên 17 năm chạy thận.
11-06-2022, 09:11 https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/thieu-thuoc-dieu-tri-nguoi-benh-khon-don-700893/
Tình trạng thiếu thuốc điều trị, vật tư y tế đang ngày càng khiến cho nhiều người bệnh khốn đốn hơn bao giờ hết

Lên bàn mổ còn phải dừng vìthiếu vật tư
Sau cú bước hụt từ trên giường xuống đất và bị ngã, mẹ chị Hoàng Thị Minh Hải (Hà Đông, Hà Nội) bị gãy cổ xương đùi, hỏng khớp háng. Tất tả đưa mẹ vào một bệnh viện tuyến Trung ương hàng đầu vào ngày 6/5, gia đình được hẹn lịch mổ thay khớp háng cho bà vào thứ năm (ngày 9/6).
Sáng sớm 9/6, sau một đêm tháo thụt và nhịn ăn, mẹ chị Hải (75 tuổi) hy vọng mình sẽ sớm thoát khỏi cơn đau hành hạ vì phải nằm một chỗ nhiều ngày. Chừng 3 giờ chiều, bà được sắp xếp đẩy vào phòng mổ. Nhưng chỉ 15 phút, sau khi bà được cắm các ống truyền vào người thì gia đình được gọi lên phòng mổ đưa bà về phòng vì “hết vật tư y tế”!
Bức xúc và thương bà, chị Hải cho biết, bà khá mệt mỏi vì gần một tuần bị gãy cổ xương đùi. Bệnh viện không hề thông báo gì về việc thiếu vật tư ngay từ đầu, để bà nhịn đói suốt gần một ngày và phải uống thuốc tháo thụt trong khi cơ thể đang đau đớn. “Bác sĩ lý giải với gia đình là hiện bệnh viện vừa phải xử lý một số ca cấp cứu dẫn tới thiếu vật tư. Bệnh viện hứa một ngày sau đó sẽ sắp xếp để mổ sớm cho bà„, chị Hải nói.
Câu chuyện tương tự cũng đã diễn ra với chị H.M (Huế). Theo chị M, người nhà chị có bệnh về xương khớp nên buộc phải chỉ định phẫu thuật ở cổ. Mòn mỏi đợi chờ ở địa phương không xong vì thiếu vật tư, gia đình chị quyết định xin lên tuyến Trung ương. Thế nhưng, sát tới ngày làm phẫu thuật, các bác sĩ lại cho bệnh nhân về với lý do “thiếu nẹp cổ”.
Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế thực tế đang diễn ra tại nhiều cơ sở y tế. Nhiều người dân ở các tỉnh xa cũng nhiều phen bức xúc vì hơn một lần thu xếp từ tỉnh lên Bệnh viện Mắt Trung ương để được mổ thay thủy tinh thể, nhưng bệnh viện cũng thông báo “hết vật tư”.
Anh N.T.L (Nam Định) cho biết, gia đình rất cẩn thận gọi điện cho bệnh viện có thủy tinh thể không để lên nhập viện và được trả lời là có. Tuy nhiên, dù đã bắt xe đi từ Nam Định lên lúc tờ mờ sáng, nhưng sau quá trình khám xét để chờ được vào phẫu thuật thì bệnh viện lại thông tin: „tạm thời hết thủy tinh thể„.
Gia đình chúng tôi ở xa, ông thì cao tuổi, phải dậy sớm để đi xe lên Hà Nội. Đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi gặp tình trạng nhận được thông báo hết vật tư y tế. Hai tháng qua, hai lần hẹn có vật tư thay thế mà bố tôi vẫn chưa được thay thủy tinh thể”, anh L. nói.
Cuối tháng 4 vừa qua, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh, nhiều bệnh nhân ghép thận đã không được cấp phát thuốc chống thải ghép (đây là loại thuốc được bảo hiểm y tế chi trả), lý do vì bệnh viện không còn thuốc. Lúc này để bảo đảm sức khỏe cho chính mình, bệnh nhân đã phải chấp nhận tự tìm mua thuốc ngoài thị trường với chi phí không nhỏ.
Nhưng, đến thời điểm này thì thiếu thuốc không còn là chuyện chỉ xảy ra ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Liên tiếp những vụ việc tương tự thiếu thuốc, thiếu sinh phẩm hay vật tư, trang thiết bị diễn ra tại nhiều bệnh viện khác. Tình trạng này đã gây khó khăn cho nhiều bệnh nhân trong quá trình điều trị, đặc biệt là những người mắc bệnh hiểm nghèo.

Người bệnh hiểm nghèo khốn đốn
Trong căn phòng trọ chỉ 10m2 ở ngõ 121 Lê Thanh Nghị (Hà Nội), Mai Thị Hường đang lẩm nhẩm kiểm tra lại thuốc hỗ trợ điều trị cho chồng là ông Nhữ Đình Mây. Năm nay 67 tuổi, nhưng ông Mây đã có đến 17 năm phải chạy thận với lịch trình 3 lần/tuần.
Bà Hường cho hay: Việc chạy thận được bảo hiểm xã hội chi trả. Tuy nhiên, người bệnh vẫn phải bỏ chi phí mua nhiều loại thuốc bên ngoài. Và điều đáng lo nhất là trong khoảng hơn 1 năm trở lại đây, một số loại trong số này đã bắt đầu bị khan hiếm, gây ra rất nhiều khó khăn cho vợ chồng bà.
Điển hình như thuốc tiêm bổ trợ canxi và thuốc điều hòa phốt phát. Trước kia, chỉ cần có đơn là chúng tôi có thể mua trong bệnh viện. Nhưng vài tháng trở lại đây thì đã không còn nữa. Ngay cả các hiệu thuốc lớn bên ngoài như L.T cũng rơi vào tình trạng tương tự”, bà Hường thở dài.
Theo bà Hường, người chạy thận lâu năm thường xuyên rơi vào tình trạng thừa canxi trong máu nhưng thiếu canxi ở xương. Điều này dẫn tới hiện tượng tụt canxi, loãng xương và nghiêm trọng hơn là làm rối loạn tuyến giáp nếu không được bổ sung kịp thời.
Trong khi đó, cơ thể người bệnh cũng không tự đào thải được phốt phát nên nếu không có thuốc điều hòa thì sẽ rất dễ bị mẩn, ngứa. Đây là hai loại thuốc rất cần thiết nhưng hiện nay rất khó mua. Nhiều người thậm chí chấp nhận “săn lùng” hàng xách tay với giá cao nhưng tù mù về chất lượng.
Tiếp lời bà Hường, bà Dương Thị Hoài (67 tuổi, ở Nam Định) thở dài nói: Điều khiến bà cùng mọi người trong xóm chạy thận lo lắng nhiều hơn chính là việc các loại thuốc thay thế tương tự cũng bị tăng giá khá mạnh.
Như thuốc tiêm bổ trợ canxi, phốt pho trước tôi mua ở trong Bệnh viện Bạch Mai, chỉ cần có đơn của bác sĩ sẽ mua được nhưng giờ bệnh viện cũng không có để bán. Có lúc người chạy thận cần đi khắp nơi tìm mua, thậm chí lên cả khu vực nhà thuốc Bệnh viện Việt Đức. Loại thuốc viên thì hấp thụ chậm hơn, như lọ thuốc viên hỗ trợ canxi trước đây giá chỉ hơn 100.000 đồng thì nay có giá gần 200.000 đồng”, bà Hoài chia sẻ.
Theo bà Hường, có loại thuốc bác sĩ kê trong đơn nhưng mua trong viện và một số nhà thuốc bên ngoài không có. Sau đó Bà cũng được tư vấn chuyển sang loại thuốc khác công dụng tương đương để thay thế.
Chúng tôi mong thuốc hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân cũng như những trang thiết bị đầy đủ để những người bệnh trong đó có những người chạy thận không bị thiếu thốn”, bà Hoài nói thêm.
Tại một bệnh viện chuyên điều trị ung thư, chị N.T (Hà Nội) trong lần thứ 3 hóa trị đã được các bác sĩ thông báo hiện bệnh viện đang thiếu một loại thuốc thuộc Bảo hiểm xã hội chi trả trong danh sách đơn của chị.
Loại thuốc này trong danh mục BHXH chi trả nhưng bác sĩ bảo hết và báo tôi ra mua loại thuốc tương đương khác với giá hơn 800.000 đồng. Số tiền này với tôi không quá lớn nhưng với nhiều bệnh nhân nghèo sẽ rất tốn kém. Người bệnh như chúng tôi dĩ nhiên không muốn mất thêm tiền”, chị T. chia sẻ.
Bà T, người nhà bệnh nhân N.H.V. cho biết: ông V. chồng bà được chuẩn đoàn mắc ung thư thực quản và đã điều trị tại bệnh viện này được hơn 2 tháng. Trong khoảng thời gian này, bà đã phải bỏ tiền ra để mua thuốc bên ngoài do bệnh viện thiếu.
Tôi vừa phải ra ngoài mua tại nhà thuốc loại kích bạch cầu với giá hơn 2 triệu đồng. Như kim luồn người bệnh cũng phải mua bên ngoài”, người nhà bệnh nhân chia sẻ.

Thiếu trên diện rộng
Thực tế, tình trạng thiếu vật tư y tế, thuốc điều trị không chỉ diễn ra tại Hà Nội mà còn rất phổ biến ở nhiều địa phương khác. Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thậm chí đưa ra băn khoăn: „Không hiểu lý do vì sao, giờ thuốc thông thường cũng thiếu, vậy phải làm rõ xem vướng cái gì„.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn Bình Định, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cũng đưa ra ý kiến: „Gần đây có vị Bộ trưởng than phiền với tôi là đi mua thuốc Zinnat- loại kháng sinh rất thông dụng nhưng cũng không mua được„.
Ông cũng chia sẻ thêm: „Những khó khăn trước đây như thu nhập của nhân viên y tế, mua sắm trang thiết bị, vật tư thuốc men hiện nay không được cải thiện mà còn tệ hơn bao giờ hết. Việc đấu thầu mua sắm trang thiết bị, thuốc men là nỗi lo lớn nhất của đại đa số các bệnh viện công và tư„.

Schlafstörungen nach Covid-19 – Hậu Covid-19, tỷ lệ bệnh nhân rối loạn giấc ngủ gia tăng   Leave a comment

Hậu Covid-19, tỷ lệ bệnh nhân rối loạn giấc ngủ gia tăng

Tỷ lệ bệnh nhân tới khám tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai so với thời gian trước Covid-19 tăng vài trăm phần trăm và hầu hết đều phàn nàn về vấn đề rối loạn giấc ngủ hậu Covid-19.
10-05-2022, 15:01 https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/hau-covid-19-ty-le-benh-nhan-roi-loan-giac-ngu-gia-tang-696540/
Gia tăng bệnh nhân rối loạn giấc ngủ
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trước đây, một phòng khám chuyên ngành tâm thần tiếp nhận khoảng 30-50 bệnh nhân.
Hiện tại, sau đại dịch Covid-19, số lượng bệnh nhân tới khám tăng tới hàng trăm bệnh nhân/ngày. Bệnh nhân chủ yếu phàn nàn rối loạn giấc ngủ sau Covid-19, chiếm tỷ lệ 70-80%.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Bích Ngọc, Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, trường hợp điển hình gần đây nhập viện là bệnh nhân nữ, 46 tuổi, quê Thanh Hóa vào viện vì mất ngủ, lo lắng sau khi nhiễm Covid-19.
Trong quá trình mắc SARS-CoV-2 bệnh nhân chỉ có các triệu chứng ho, đau họng. Bệnh nhân vẫn sinh hoạt được bình thường và khỏi Covid-19 sau 10 ngày.
Sau nhiễm SARS-CoV-2 khoảng 1,5 tháng (cách vào viện 2 tuần), bệnh nhân có biểu hiện mất ngủ, xuất hiện tự nhiên.
“Ban đầu bệnh nhân có biểu hiện khó đi vào giấc ngủ, bệnh nhân lên giường ngủ lúc 22 giờ như bình thường nhưng sau đó khoảng 2 tiếng bệnh nhân mới ngủ được, bệnh nhân thức dậy sớm hơn bình thường 3 tiếng. Một đêm bệnh nhân ngủ được 3 tiếng. Ngày hôm sau bệnh nhân mệt mỏi, bệnh nhân vẫn đi làm việc nhưng không đạt được hiệu quả như bình thường”, bác sĩ Ngọc cho biết.
Đặc biệt, các biểu hiện mất ngủ của bệnh nhân ngày một tăng dần, bệnh nhân đêm ngủ chập chờn, phải thức dậy giữa đêm 3-4 lần, sau đó mỗi lần 20-30 phút bệnh nhân mới ngủ lại được, có những đêm bệnh nhân thức trắng.
Ban ngày bệnh nhân cảm thấy không tỉnh táo để làm việc, có những hôm bệnh nhân không làm được việc, bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu, lo lắng về việc mất ngủ của mình, thỉnh thoảng bệnh nhân có cơn hồi hộp đánh trống ngực, run tay chân, vã mồ hồi, người mệt mỏi, cảm giác choáng váng, ù tai, buồn nôn, ăn uống kém ngon miệng. Bệnh nhân không sử dụng biện pháp gì để cải thiện giấc ngủ của mình.
Các biểu hiện kéo dài 2 tuần bệnh nhân đi khám và điều trị tại viện tỉnh Thanh Hóa, triệu chứng không thuyên giảm bệnh nhân đến khám tại viện sức khỏe tâm thần.
Trường hợp này, ngoài được điều trị bằng hóa dược, bệnh nhân được mở rộng kiến thức về cách vệ sinh giấc ngủ, nâng cao thể trạng, đề phòng biến chứng biểu hiện rối loạn giấc ngủ và đã hồi phục giấc ngủ lại như xưa sau 3 ngày điều trị.

Rối loạn giấc ngủ liên quan thế nào đến Covid-19?
Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 Đoàn Thị Huệ, Viện Sức khỏe Tâm thần cho biết, mất ngủ là sự suy giảm số lượng và/hoặc chất lương giấc ngủ. Đây là một triệu chứng hay gặp ở thời kỳ sau nhiễm Covid 19.
Các nghiên cứu chỉ ra cơ chế gây tình trạng rối loạn giấc ngủ sau nhiễm Covid- 19 nói chung là do tình trạng viêm thần kinh và sự gián đoạn của hàng rào máu não.
Tình trạng viêm thần kinh được xác định bởi phản ứng tăng các chất trung gian gây viêm như: các cytokine; chemokine (TNFα; interleukin 1β, IL-6, IL-17A) và protein phản ứng C. Đồng thời làm tăng chất trung gian viêm nguồn gốc miễn dịch như cyclooxigenase 2 (COX 2), NOS, ET-1, VEGF, IGF-1 và các tế bào miễn dịch.
Trong đó, các cytokine đóng vai trò chủ đạo trong việc phá vỡ hàng rào máu não gây tổn thương viêm hệ thống thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến khả năng dẫn truyền thần kinh.
“Mối liên quan giữa giấc ngủ và nhiễm SARS-CoV-2 là hai chiều. Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh miễn dịch tế bào cũng như dịch thể và thiếu ngủ có thể làm giảm phản ứng miễn dịch càng làm trầm trọng hơn triệu chứng Covid-19”, bác sĩ Huệ nói.

Cần làm gì khi bị rối loạn giấc ngủ
Theo bác sĩ Dũng, khi có rối loạn giấc ngủ, người dân nên có sự tư vấn của chuyên khoa để bảo đảm được điều trị tốt nhất. Nếu chưa đến được cơ sở chuyên khoa thì cần tự chăm sóc bản thân như bảo đảm đủ lượng vitamin, calo hàng ngày, luyện tập thể dục hàng ngày, bù đủ nước, điện giải và cần phải quan tâm đến vệ sinh giấc ngủ.
Đặc biệt, người dân không tự ý sử dụng các loại thuốc bổ, tự mua thuốc điều trị hay dùng thuốc nam. „Người bị mệt cả cơ thể và trí não nhưng nếu cứ dùng thuốc tuần hoàn để nâng cao sức khỏe sẽ càng làm cho người bệnh luôn tỉnh táo, càng mất ngủ“, bác sĩ Dũng khuyến cáo.
Liên quan đến vệ sinh giấc ngủ, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó phòng Tâm lý lâm sàng cho biết, những người gặp rối loạn giấc ngủ cần quan tâm đến môi trường ngủ sạch sẽ thông thoáng, lựa chọn trang phục rộng rãi thoải mái bảo đảm lưu thông khí huyết cho cơ thể. Căn phòng càng giản tiện các thiết bị, đồ dùng càng tốt.
Bệnh nhân nên tạo nhịp sinh học đi học vào một giờ cố định, bảo đảm không gian yên tĩnh hoặc có thể nghe nhạc nhẹ khi ngủ. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp ngâm chân bằng nước ấm, dược liệu, hoặc tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ.
Trước khi đi ngủ nên tránh tiếng ồn mạnh, sử dụng chất kích thích hay tập thể dục quá nặng, ăn nhiều đồ dầu mỡ. Nên tránh việc suy nghĩ quá nhiều về công việc trong ngày, tập trung nhiều hơn vào thực tại để duy trì giấc ngủ tốt hơn.

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất năm 2021 của Anh, Mỹ trên 236.379 người trưởng thành mắc Covid-19 trong 6 tháng cho thấy mất ngủ là 1 trong 14 hậu quả thường gặp của mắc Covid-19 về các vấn đề tâm thần và thần kinh
Năm 2021, một kết quả nghiên cứu tại Ai Cập trên 500 người trưởng thành sau nhiễm Covid-19 thấy có khoảng 32% mất ngủ lâm sàng, tỷ lệ mất ngủ cao trong giai đoạn hồi phục sau nhiễm Covid-19.
2021 tại Banglades, nghiên cứu trên 400 bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Đại học Y Dhaka được theo dõi trong 2 tháng cho thấy, 35% người tham gia nghiên cứu (n = 113) vẫn gặp các triệu chứng rối loạn giấc ngủ.

Veröffentlicht 10. Mai 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Wie kann man durch Covid-19 verursachtes Fieber von Dengue-Fieber unterscheiden? – Làm thế nào phân biệt sốt do Covid-19 và sốt xuất huyết? – Viele Kinder werden schwer krank weil sie das Dengue-Fieber zu Hause selbst behandeln – Nhiều bệnh nhi trở nặng vì tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà   Leave a comment

Làm thế nào phân biệt sốt do Covid-19 và sốt xuất huyết?

Covid-19 und Dengue-Fieber sind zwei Krankheiten mit völlig unterschiedlichen epidemiologischen Faktoren und Übertragungswegen sowie Krankheitszuständen.
Covid-19 và sốt xuất huyết là hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh hoàn toàn khác nhau.
14-10-2021, 07:40 https://nhandan.vn/phong-benh/lam-the-nao-phan-biet-sot-do-covid-19-va-sot-xuat-huyet–669345/
Câu hỏi: Hiện nay đang có dịch sốt xuất huyết. Làm thế nào để tôi có thể phân biệt được sốt do Covid-19 hay sốt xuất huyết?

Trả lời: PGS, TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai:
Sốt xuất huyết và Covid-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do virus gây ra với các biểu hiện ban đầu giống nhau, có thể gây nhầm lẫn như: biểu hiện sốt, đau đầu, đau mỏi người. Tuy nhiên, đây là hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh hoàn toàn khác nhau.
Covid-19 lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn, còn sốt xuất huyết lây qua đường máu do muỗi truyền. Ngoài ra sốt xuất huyết điển hình có biểu hiện da xung huyết, mặt và củng mạc mắt đỏ, nặng hơn có xuất huyết hoặc dẫn đến sốc do máu bị cô đặc.
Đối với bệnh nhân mắc Covid-19 thì ngoài yếu tố dịch tễ có tiếp xúc với người mắc Covid-19 thì còn có biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, khó thở, mất ngửi,… nặng sẽ có biểu hiện viêm phổi và suy hô hấp.
Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày, tuy nhiên khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây tử vong.
Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng thì các triệu chứng của sốt xuất huyết cần hết sức lưu ý vì có một số triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với Covid-19 như: sốt, đau mỏi cơ. Do đó nhân viên y tế cần khai thác yếu tố dịch tễ rất cẩn thận và kỹ càng, đồng thời yêu cầu làm xét nghiệm khẳng định, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn, gây ra các hậu quả đáng tiếc.
Symptome des Dengue-Fiebers sind anhaltend hohes Fieber, das 5-7 Tage anhält, begleitet von Kopfschmerzen, Körperschmerzen, möglicherweise Lymphadenopathie, Hautausschlag.In schweren Fällen treten an den Tagen 4 und 5 Warnzeichen wie Bauchschmerzen in der Leber, Übelkeit, wenig Urin, kalte Gliedmaßen, möglicherweise Blutungen unter der Haut, Nasenbluten, Zahnfleischbluten.
Triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, mắt đỏ xung huyết, các trường hợp nặng có dấu hiệu cảnh báo xuất hiện ngày thứ 4, 5 như cảnh đau bụng vùng gan, buồn nôn, tiểu ít, chân tay lạnh, có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Ở nữ giới có thể có hiện tượng rong kinh, rong huyết, nặng hơn có biểu hiện xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu… Khi có một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không được tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà.

Nhiều bệnh nhi trở nặng vì tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Viele Kinder werden schwer krank, weil sie das Dengue-Fieber zu Hause selbst behandeln
Sợ đến viện mùa dịch, rất nhiều ca bệnh mắc sốt xuất huyết đã rơi vào tình trạng nặng, nguy kịch vì không được can thiệp y tế kịp thời. Đây là câu chuyện xảy ra với cả người lớn và trẻ nhỏ được ghi nhận tại các bệnh viện lớn tuyến Trung ương thời gian qua.
14-10-2021, 15:55 https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/nhieu-benh-nhi-tro-nang-vi-tu-dieu-tri-sot-xuat-huyet-tai-nha-669385/
Người lớn, trẻ nhỏ nguy kịch vì sốt xuất huyết
Hai tuần trở lại đây, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho 22 trường hợp trẻ sốt xuất huyết. Đáng chú ý là một bệnh nhi hiện đang trong tình trạng nguy kịch do nhập viện muộn, gây chậm trễ trong điều trị.
Bé gái H.T (9 tuổi, ở Long Biên, Hà Nội) sốt cao liên tục (39- 41độ C), dùng hạ sốt không đáp ứng nên được gia đình đưa đến cơ sở y tế gần nhà để thăm khám và được chẩn đoán sốt xuất huyết. Trẻ được người nhà theo dõi sức khỏe và truyền nước tại nhà tuy nhiên đến ngày thứ 6 của bệnh, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đau đầu, đau bụng, co giật, sốt cao liên tục, li bì.
Ngày 4/10, trẻ được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang khám và điều trị nhưng do tình trạng bệnh chuyển biến nặng, 22 giờ ngày 4/10, trẻ được chuyển đến Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng suy tuần hoàn, viêm não, tổn thương cơ tim.
ThS, BS Nguyễn Trọng Dũng – Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, dù đã được các bác sĩ xử trí thở máy, kiểm soát suy tuần hoàn, điều trị tăng áp lực nội sọ và cân bằng nước điện giải nhưng tình trạng của bệnh nhi rất nặng, nguy cơ tử vong cao trên nền sốt xuất huyết.
Hai ngày sau khi bé H.T nhập viện, em trai của bệnh nhi (7 tuổi) cũng mắc sốt xuất huyết và được đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị. Các bác sĩ cho biết, hiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhi ổn định tuy nhiên trẻ vẫn cần được chăm sóc và theo dõi thêm.
Một trường hợp khác hiện đang nằm điều trị tại khoa Nội tổng quát – Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương là bé trai H.M (13tuổi, ở Hà Nội). Gia đình cho biết, do quanh khu vực đang sinh sống có nhiều hộ gia đình mắc sốt xuất huyết, đồng thời trước đó trong nhà có hai em bé và người giúp việc cũng vừa mắc sốt xuất huyết nên gia đình cho bé H.M theo dõi và điều trị tại nhà.
Đến ngày thứ 6 của bệnh, trẻ xuất hiện sốt cao liên tục, chảy máu cam gia đình mới đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương để thăm khám và điều trị. Tuy đã điều trị gần 1 tuần nhưng đến nay trẻ vẫn mệt nhiều, dưới da xuất hiện nhiều chấm xuất huyết, ăn uống kém…
Ghi nhận tại Bệnh viện Bạch Mai, từ đầu năm 2021 đến nay, Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận và điều trị hàng trăm trường hợp sốt xuất huyết Dengue phải nhập viện, đặc biệt có nhiều trường hợp nặng trên các cơ địa đặc biệt như phụ nữ có thai, bệnh nhân có các bệnh nền như suy tim, suy thận, bệnh gan, phổi mạn tính,…
PGS, TS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, các bệnh nhân đến từ hầu hết các địa bàn quận, huyện ngoại thành và các vùng lân cận của Hà Nội như Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
Số ca nhập viện rải rác từ đầu hè nhưng tăng mạnh vào cuối tháng 9 đến nay với các triệu chứng đặc trưng là sốt cao đột ngột, đau mỏi người, phát ban, hạ tiểu cầu,…
„Nét khác biệt của dịch sốt xuất huyết năm nay là có nhiều bệnh nhân nặng, tràn dịch ổ bụng, tiểu cầu hạ thấp kèm xuất huyết phải vào viện truyền khối tiểu cầu. Dịch sốt xuất huyết năm nay xảy ra khi Hà Nội đang trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống Covid-19, người dân lo ngại đi bệnh viện nên dễ xảy ra những bất cập do nguy cơ “dịch chồng dịch”“, bác sĩ Cường cho hay.

Không chủ quan, tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà
TS, BS Đỗ Thiện Hải – Trưởng khoa Nội tổng quát – Trung tâm Bệnh Nhiệt đới cho hay, sốt xuất huyết ở trẻ em có biểu hiện đa dạng khác nhau. Bệnh khởi phát khá đột ngột và diễn biến nhanh chóng từ giai đoạn nhẹ đến nặng qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm, và giai đoạn phục hồi.
Ở giai đoạn đầu của bệnh trẻ thường sốt cao đột ngột, liên tục. Với trẻ còn nhỏ thì bứt rứt, quấy khóc. Trẻ lớn hơn thì có biểu hiện đau đầu, đau người, buồn nôn, chán ăn, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam… Sau giai đoạn sốt, trẻ tiến vào giai đoạn nguy hiểm, thường rơi vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Vào giai đoạn này trẻ có thể vẫn còn sốt hoặc đã thuyên giảm, trẻ bị thoát huyết tương.
Nếu tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ dẫn đến sốc, với các biểu hiện thường nhận thấy như: vật vã, bứt rứt, li bì, tụt huyết áp, xuất huyết dưới da… Sau giai đoạn nguy hiểm là giai đoạn phục hồi, trẻ hết sốt, tình trạng sức khỏe cải thiện nhiều, biểu hiện thèm ăn, …
Theo bác sĩ Hải, sốt xuất huyết là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh, vì vậy cha mẹ cần lưu ý phòng bệnh cho trẻ bằng cách kiểm soát môi trường sống xung quanh trẻ: bảo đảm sạch sẽ, tránh để những vật dụng tạo ra vùng nước đọng lại, tạo điều kiện cho muỗi sinh trưởng và phát triển; cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn…
Bác sĩ khuyến cáo, khi mắc sốt xuất huyết, cần đi khám để được hướng dẫn chăm sóc và phát hiện dấu hiệu cần nhập viện. Đặc biệt đối với việc dùng thuốc hạ sốt: chỉ nên dùng thuốc hạ sốt paracetamol, không tự ý sử dụng loại khác khi không có chỉ định của bác sĩ.
Nếu tình trạng bệnh có dấu hiệu nặng, người lớn hoặc trẻ nhỏ nhiễm bệnh phải được đi khám và điều trị tại các sơ sở y tế, tuyệt đối không tự ý truyền dịch cho trẻ tại nhà hoặc các cơ sở y tế không đủ điều kiện, đề phòng biến chứng dẫn đến tử vong.

Veröffentlicht 14. Oktober 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Mehr als 3.000 Gesundheitspersonal unterstützten die 4 Orte mit den meisten Infektionen – Thêm 3.000 cán bộ y tế chi viện cho 4 địa phương có số ca nhiễm cao nhất   Leave a comment

Thêm 3.000 cán bộ y tế chi viện cho 4 địa phương có số ca nhiễm cao nhất

Bộ Y tế cho biết, có khoảng 2.250- 2.300 cán bộ, chuyên gia, y bác sĩ và học sinh, sinh viên thuộc các đơn vị của Bộ Y tế và khoảng 750 nhân lực y tế ở các tỉnh, thành phố khác sẽ chi viện cho TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Long An.
22-08-2021, 21:14 https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/them-3-000-can-bo-y-te-chi-vien-cho-4-dia-phuong-co-so-ca-nhiem-cao-nhat–661110/
1.500 sinh viên và thầy cô trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai lên đường hỗ trợ các tỉnh phía nam. (Ảnh: THẾ ANH)
1.500 sinh viên và thầy cô trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai lên đường hỗ trợ các tỉnh phía nam. (Ảnh THẾ ANH)Tối 22/8, ông Nguyễn Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế cho biết thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Y tế, Vụ Tổ chức cán bộ đã có văn bản gửi đến các đơn vị trực thuộc và các tỉnh, thành phố để huy động nhân lực y tế tiếp tục đến hỗ trợ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, đến tối nay đã có 1.800 cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên của một số trường khối ngành y dược đăng ký tình nguyện vào TP Hồ Chí Minh. Trong số này, 750 học viên, sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai đã có mặt tại TP Hồ Chí Minh trong đêm nay để sáng mai 23/8 tham gia cùng lực lượng lấy mẫu xét nghiệm tại chỗ của thành phố triển khai các tổ lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng.
GS, TS Nguyễn Quang Tuấn – Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai cho biết, chỉ sau 12 giờ, Bệnh viện Bạch Mai đã huy động được 1.500 thầy cô và sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai tình nguyện vào hỗ trợ cho TP Hồ Chí Minh: lấy mẫu làm xét nghiệm, rà soát F0 để tách khỏi cộng đồng. Đây là chủ trương hết sức quan trọng nhằm tạo vùng xanh, giảm dần vùng đỏ, sớm đưa cuộc sống của người dân TP Hồ Chí Minh trở về trạng thái bình thường.
Cùng đó, Trường Đại học Y Hà Nội cử thêm 250 người; Trường Đại học Dược Hà Nội sẽ cử 200 người; Học viện Y Dược học cổ truyền cử 150 người; Trường Đại học Y Dược Thái Bình cử thêm 250 người; Trường Đại học Y Dược Hải Phòng cử 200 người.
Vụ trưởng Nguyễn Hồng Sơn cũng thông tin, 8 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đã lên danh sách cử 450-500 chuyên gia, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên… vào TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai để đồng hành cùng các đồng nghiệp chống dịch.
Sau 1 ngày (từ 21-22/8), Bộ Y tế đã làm việc, gửi công văn huy động được khoảng 2.250- 2.300 cán bộ, chuyên gia, y bác sĩ và học sinh, sinh viên thuộc các đơn vị của Bộ Y tế tình nguyện vào TP Hồ Chí Minh và 3 địa phương trên phục vụ các hoạt động lấy mẫu, xét nghiệm và điều trị.
Cũng theo ông Sơn, đến thời điểm này, báo cáo từ một số tỉnh, thành phố gửi về Bộ Y tế cho biết có thêm 750 nhân lực y tế sẽ vào TP Hồ Chí Minh và Bình Dương, Long An, Đồng Nai tham gia phòng chống dịch.
Bộ Y tế đang tiếp tục làm việc, huy động thêm nhân lực y tế từ các đơn vị trực thuộc bộ và các địa phương để bảo đảm nguồn lực cho TP Hồ Chí Minh và 3 địa phương trên chống dịch.
Như vậy, cùng với số nhân lực y tế đã huy động cập nhật đến trưa ngày 21/8 là 14.543 cán bộ, chuyên gia, y bác sĩ, giảng viên, sinh viên khối ngành y đã đến TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương phía Nam, sẽ có thêm 3.000 các lực lượng y tế đã và sẽ đến TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai trong đầu tuần tới để đồng hành phòng chống dịch.
Để hỗ trợ TP Hồ Chí Minh thần tốc xét nghiệm, ngoài hỗ trợ thành phố về nhân lực, Bộ Y tế đã huy động trước mắt 10 xe xét nghiệm đầy đủ với máy PCR, máy tách chiết và nhân sự vận hành với công suất 3.000 mẫu đơn/ngày và 3,5 triệu test.

Veröffentlicht 22. August 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Das größte Intensivzentrum des Nordens mit mehr als 100 Betten wird am 5. Juni im Psychiatrischen Krankenhaus Bac Giang offiziell seinen Betrieb aufnehmen – Ngày 5-6, Trung tâm ICU lớn nhất miền bắc đi vào hoạt động   Leave a comment

Ngày 5-6, Trung tâm ICU lớn nhất miền bắc đi vào hoạt động

Trung tâm Hồi sức tích cực lớn nhất miền bắc với quy mô hơn 100 giường sẽ chính thức đi vào hoạt động tại Bệnh viện Tâm thần, Bắc Giang ngày 5-6 tới đây. Trung tâm được thiết lập nhanh chóng để đáp ứng với tình hình bệnh nhân Covid-19 tại đây tăng nhanh và nhiều ca diễn biến nặng.
03-06-2021, 15:57 https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/ngay-5-6-trung-tam-icu-lon-nhat-mien-bac-di-vao-hoat-dong-649100/
TS, BS Đỗ Ngọc Sơn (Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, tính đến sáng 3-6, cơ bản cơ sở hạ tầng, thiết bị thành lập đơn vị ICU đã được tập kết tại Trung tâm hồi sức tích cực – Bệnh viện Tâm thần.
Theo BS Sơn, trước nay, Trung tâm ICU thường được xây dựng ngay trong BV dã chiến, là một phần của BV dã chiến. Tuy nhiên, lần này Bắc Giang đã biến hẳn bệnh viện thành Trung tâm ICU với 58 giường đặt tại BV Phổi và BV Tâm thần với 101 giường ICU.
„Thực tế, BV Tâm thần tỉnh Bắc Giang có đặc thù là chưa bao giờ có trung tâm ICU nên bài toán đặt ra là phải làm mới 100%. Chúng tôi đã phải tiến hành khảo sát kỹ từng độ rộng của cửa, tải trọng thang máy, phòng bệnh có thông thoáng, hành lang có thể tách được luồng đi của bệnh nhân và nhân viên y tế hay không… Có rất nhiều thứ cần cân nhắc khi lựa chọn viện thành trung tâm ICU lần này“, BS Sơn cho biết.
Vì thời gian hoàn thiện chỉ có ba ngày nên các đơn vị tiến hành đồng thời vừa thiết kế, vừa thi công, vừa thảo luận sửa chữa. Hiện các đơn vị y tế hỗ trợ tại đây đang xây dựng quy trình chuyên môn đó và đào tạo cho tất cả các thành viên tham gia vào công tác điều trị.
Đến nay, Trung tâm hồi sức tích cực hiện đang hoàn thiện lắp đặt trang thiết bị máy móc trên bốn tầng quy mô 101 giường. Cụ thể, tầng một có 23 giường hồi sức với đầy đủ ô-xy, khí nén và hệ thống hút trung tâm; tầng 2-3 với 52 giường có hệ thống ô-xy và khí nén; tầng bốn có 26 giường có ô-xy không có khí nén.
Thiết bị máy móc hiện có đến 60 máy thở, máy siêu âm mới, máy chụp X-quang… có thể thực hiện hồi sức mức độ cao nhất như ECMO (tim phổi nhân tạo), lọc máu, thở máy,… giường thở máy lên đến 70 bệnh nhân thở máy liên tục.
Đồng thời với số lượng giường bệnh lớn, trung tâm sẽ có nhiều nhân lực về hồi sức cấp cứu là các y, bác sĩ đến từ BV Trung ương Huế, BV C Đà Nẵng, BV Đà Nẵng, BV Hữu nghị Việt-Xô và khối BV tư nhân Hà Nội (Vinmec, Thu Cúc, Việt – Pháp…).
Ngoài đội ngũ y, bác sĩ hồi sức còn bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn. TS, BS Trương Anh Thư, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn BV Bạch Mai, đã thiết lập hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn và bàn giao lại cho đoàn chi viện BV Trung ương Huế đảm nhận.
Đồng thời Trung tâm Hồi sức tích cực này cũng cần bác sĩ dinh dưỡng tham gia điều trị hằng ngày và các y, bác sĩ phục hồi chức năng để chăm sóc các bệnh nhân nằm lâu ngày.
Dự kiến để Trung tâm ICU đi vào vận hành cần đội ngũ nhân sự bao gồm 50 bác sĩ, 100 điều dưỡng. Họ được chia làm năm ca (mỗi ca làm việc sáu giờ); riêng bác sĩ sẽ làm 12 giờ/ca.
Trong thời gian Trung tâm hồi sức tích cực hoàn thiện lắp đặt để kịp tiếp nhận bệnh nhân đúng dự kiến vào ngày 5-6, đội ngũ y, bác sĩ hồi sức tích cực sẽ hỗ trợ BV Đa khoa tỉnh, các BV dã chiến và các địa điểm thu dung điều trị ban đầu Covid-19 trên toàn tỉnh.

Đoàn của Bệnh viện (BV) Bạch Mai chia thành bốn nhóm cơ bản hỗ trợ Bắc Giang. Nhóm chuyên về chống nhiễm khuẩn do TS, BS Trương Anh Thư, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, phụ trách. Nhóm này có trách nhiệm tư vấn thiết kế hệ thống phòng, chống nhiễm khuẩn trong các bệnh viện hoặc bệnh viện dã chiến nhằm bảo đảm sự an toàn tối đa nhất cho bệnh nhân, đặc biệt là nhân viên y tế.
Nhóm thứ hai là nhóm đào tạo chuyên môn do ThS, BS Nguyễn Quốc Thái, Khoa Truyền nhiễm phụ trách. Như tên gọi, nhóm này lo tập huấn các vấn đề truyền nhiễm và cập nhật phác đồ điều trị Covid-19.
Nhóm thứ ba là chuyên về hồi sức cấp cứu. Nhóm này rất lớn gồm các chuyên gia từ các khoa như hồi sức tích cực, chống độc, Khoa cấp cứu A9 đảm nhiệm. Nhóm này giúp hỗ trợ xây dựng các BV dã chiến, cũng như sẵn sàng cấp cứu cho các bệnh nhân điều trị tại BV dã chiến và các trung tâm hồi sức cấp cứu. Đồng thời, nhân sự nhóm này cũng hỗ trợ từ việc phân luồng các bệnh nhân cấp cứu, điều trị các tình huống cấp cứu và hồi sức. Cùng với đó là tư vấn về các kiến thức, kỹ năng để hồi sức cho bệnh nhân suy hô hấp, bệnh nhân Covid-19 nặng.
Nhóm thứ tư là nhóm hỗ trợ, bao gồm các chuyên gia liên quan đến thiết bị, dược, dinh dưỡng,… sẽ được đưa vào các trung tâm hồi sức tích cực (ICU) để hỗ trợ công tác điều trị, giám sát, tư vấn trang thiết bị cho BV dã chiến, trung tâm hồi sức.
Lực lượng hơn 300 thầy trò của Cao đẳng Y tế Bạch Mai cũng đã đến hỗ trợ Bắc Giang thực hiện tiêm chủng 150 nghìn liều vaccine cho công nhân và người lao động Bắc Giang.

Veröffentlicht 3. Juni 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Mit Unterstützung eines Expertenteams des Bach-Mai-Krankenhauses hat das Bac-Giang-Lungenkrankenhaus sofort 58 aktive Behandlungsbetten eingerichtet um auf die epidemische Situation zu reagieren – Ngay lập tức, với sự hỗ trợ của đoàn chuyên gia BV Bạch Mai, BV Phổi tỉnh Bắc Giang đã thiết lập xong 58 giường điều trị tích cực để đáp ứng với tình hình dịch   Leave a comment

BV Bạch Mai hỗ trợ Bắc Giang thiết lập thêm 58 giường điều trị tích cực

Kể từ đợt bùng dịch thứ 4, Bắc Giang đã ghi nhận hơn một nghìn ca mắc Covid-19, trong đó có một số trường hợp nặng. Ngay lập tức, với sự hỗ trợ của đoàn chuyên gia BV Bạch Mai, BV Phổi tỉnh Bắc Giang đã thiết lập xong 58 giường điều trị tích cực để đáp ứng với tình hình dịch.
24-05-2021, 21:33 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/bv-bach-mai-ho-tro-bac-giang-thiet-lap-them-58-giuong-dieu-tri-tich-cuc-647620/
Ngày 24-5, trong chương trình làm việc của Bộ phận thường trực hỗ trợ đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Giang, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã đi kiểm tra công tác điều trị tại Bệnh viện Phổi tỉnh Bắc Giang.
Với sự hỗ trợ của đoàn chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai, BV Phổi tỉnh Bắc Giang đã thiết lập xong 58 giường điều trị tích cực (ICU). Đồng thời, lên kế hoạch thu dung, điều trị các trường hợp bệnh nhân nặng.
Các bệnh nhân mắc Covid-19 sẽ được chia thành hai nhóm gồm: nhóm bệnh nhân nặng cần theo dõi và nhóm bệnh nhân nặng nhưng có thể kiểm soát được. Tổ điều trị sẽ thành lập các nhóm để chẩn đoán, theo dõi và quản lý bệnh nhân.
Để nâng cao chất lượng điều trị bảo đảm các phương án điều trị, Bệnh viện Nhi Trung ương sẽ vận chuyển hỗ trợ thêm 10 giường ICU, Bộ Y tế sẽ điều động một máy ECMO (tim phổi nhân tạo) cho Bệnh viện Phổi tỉnh Bắc Giang sẽ do đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai sử dụng.
Sau khi nghe báo cáo, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chỉ đạo Bệnh viện Phổi tỉnh Bắc Giang cần thiết lập ngay hệ thống hội chẩn trực tuyến với Trung ương để chuẩn bị tốt kế hoạch tối nay tiếp nhận bệnh nhân tại bệnh viện.
Tiếp đó, Thứ trưởng đã đi thăm và kiểm tra bệnh viện dã chiến tại Nhà thi đấu tỉnh về công tác chuẩn bị tiếp nhận bệnh nhân.

Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, bệnh viện dã chiến có công suất 620 giường điều trị bệnh nhân nhẹ không triệu chứng. Trong quá trình theo dõi, điều trị mà xuất hiện các ca phức tạp, ca phải thở ô-xy thì sẽ chuyển về bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng.
Về nhân lực y tế tại bệnh viện dã chiến do Bệnh viện 198 hỗ trợ và các lực lượng tình nguyện khác.
Theo TS Đỗ Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: Nhân lực y tế được do Bệnh viện 198 đảm nhiệm cùng với các lực lượng tình nguyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Cụ thể: Bệnh viện 198 hỗ trợ 50 bác sĩ, 100 điều dưỡng, và 15 các y, bác sĩ về chẩn đoán hình ảnh và các khoa phòng khác.
Đánh giá tình hình thực tế, Thứ trưởng chỉ đạo Tổ điều trị cần xây dựng ngay kịch bản tiếp nhận, thu dung và điều trị bệnh nhân tại đây. Đẩy nhanh tiến độ trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân lực,… Đồng thời, lên kế hoạch tập huấn về quy trình và quản lý phòng, chống lây nhiễm trong chăm sóc, điều trị và phòng ngừa lây nhiễm. Hoàn thành các đầu mối công việc trên, bảo đảm tiến độ thực hiện để bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân vào ngày 26-5.

Ha Nam richtete innerhalb von 24 Stunden ein Feldkrankenhaus ein – Hà Nam thiết lập bệnh viện dã chiến trong 24 giờ   Leave a comment

Hà Nam thiết lập bệnh viện dã chiến trong 24 giờ

GS, TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh viện đã hoàn thành tất cả công việc liên quan xét nghiệm, chẩn đoán Covid-19 và sẵn sàng tiếp nhận, điều trị các bệnh nhân diễn biến nặng tại Bệnh viện dã chiến Bạch Mai cơ sở Hà Nam.
01-05-2021, 15:54 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/ha-nam-thiet-lap-benh-vien-da-chien-trong-24-gio-644204/
Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Hà Nam, Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Bạch Mai cử ba đoàn công tác với 100 cán bộ, các chuyên khoa truyền nhiễm, xét nghiệm hồi sức, cấp cứu, kiểm soát nhiễm khuẩn…, đến địa phương này khảo sát, hỗ trợ và cùng tỉnh thiết lập Bệnh viện dã chiến tại Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 ở Phủ Lý, Hà Nam.viet
Tới chiều 30-4, cơ sở y tế này đã sẵn sàng nhận các mẫu bệnh phẩm với công suất 10.000 mẫu/ngày. Đêm cùng ngày, Bệnh viện dã chiến Bạch Mai tại Hà Nam hoàn thành cơ bản khu vực điều trị cấp cứu và có thể tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên vào sáng 1-5.
Theo GS Tuấn, dự kiến, tỉnh Hà Nam sẽ chuyển các bệnh nhân Covid-19 là F1 có nguy cơ cao như người lớn tuổi, có bệnh lý nền, trẻ em vào điều trị và theo dõi tại bệnh viện dã chiến. Bệnh viện Bạch Mai sẽ tiếp tục đưa 400 giường điều trị bệnh nhân Covid-19 dương tính tới đây. Tất cả vật tư, trang thiết bị y tế, thuốc men sẽ được hỗ trợ tối đa từ Bệnh viện Bạch Mai cơ sở Hà Nội và Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam.
Như vậy, cơ sở y tế này sẽ có khoảng 300-500 giường, trong đó, 30 giường cấp cứu hồi sức, áp dụng đầy đủ kỹ thuật cao như ECMO, máy thở để phục vụ người bệnh.

Bên cạnh đó, hệ thống xét nghiệm khẳng định nCoV đã được khởi động, có thể hỗ trợ Hà Nam xét nghiệm ngay với công suất 10.000 mẫu một ngày. Bệnh viện Bạch Mai đã huy động nhân lực và vật lực tối đa, khẩn trương và thần tốc để thiết lập Bệnh viện dã chiến này.
Toàn bộ 500 giường, máy móc, trang thiết bị, hệ thống ô-xy…của Bệnh viện dã chiến tại Bạch Mai cơ sở 2 được chuyển đến từ cơ sở 1. Với kinh nghiệm hỗ trợ công tác chống dịch và thành lập Bệnh viện dã chiến tại Quảng Nam, Đà Nẵng, Hải Dương… Bệnh viện Bạch Mai đã nhanh chóng hoàn thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị cho Bệnh viện dã chiến tại Hà Nam trong vòng 24 giờ.
Liên quan đến BN 2899 – nam thanh niên quê Hà Nam dương tính SARS-CoV-2 sau khi hết thời gian cách ly đến nay đã có ít nhất 12 người liên quan cùng dương tính, gồm: sáu người ở Hà Nam, ba người ở Hưng Yên, một người ở TP Hồ Chí Minh và hai người ở Hà Nội.
Theo thông tin từ Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hà Nam, đến thời điểm hiện tại, cơ sở cách ly y tế tập trung Cao đẳng Y tế Hà Nam tiếp nhận 333 trường hợp thuộc diện F1 liên quan các ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 tại địa phương.
Các trường hợp cách ly có nhiều người già, trẻ em. Một số trường hợp liệt toàn thân, phải có người thân chăm sóc.
Hiện nay, các lực lượng chức năng tiếp tục truy vết và xác định số người liên quan. Thời gian tới, hàng trăm trường hợp F1 sẽ cần đưa đi cách ly tập trung.
Theo Giám đốc CDC Hà Nam Nguyễn Thanh Dương, đến nay, địa phương này ghi nhận tổng cộng 10 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với virus gây bệnh Covid-19. Trong đó, bảy ca đã được Bộ Y tế công bố.