Archiv für das Schlagwort ‘do son

Den Himmel von Do Son aus einem Heißluftballon beobachten – Trải nghiệm ngắm biển trời Đồ Sơn từ khinh khí cầu   Leave a comment

Trải nghiệm ngắm biển trời Đồ Sơn từ khinh khí cầu

Góp phần tạo dấu ấn thu hút đông đảo du khách đến với Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn – Hải Phòng, sự kiện độc đáo mang tên “Ngày hội khinh khí cầu Đồ Sơn 2023” sẽ được tổ chức vào các ngày 16-17/9 và 21-24/9 tại công viên Đầm Vuông, quận Đồ Sơn, Hải Phòng. Đây là hoạt động trải nghiệm lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Cảng.
08/09/2023 – 11:35 https://nhandan.vn/trai-nghiem-ngam-bien-troi-do-son-tu-khinh-khi-cau-post771443.html

Ngày hội khinh khí cầu Đồ Sơn 2023 dự kiến sẽ sử dụng khoảng hơn 20 khinh khí cầu và khí cầu mặt đất trình diễn phục vụ du khách và công chúng, bao gồm: 3 đến 4 khinh khí cầu đa sắc mầu cấp 7; 1 khinh khí cầu khổng lồ cấp 9; 10 khinh khí cầu cấp 1; 4 đến 6 khí cầu mặt đất; đồng thời huy động 30 phi công và các kỹ thuật viên khinh khí cầu thuộc Câu lạc bộ Khinh khí cầu Việt Nam tham gia.
Để đáp ứng nhu cầu bay treo trải nghiệm khinh khí cầu của du khách, trong các ngày diễn ra sự kiện, sẽ có 2 đến 3 khinh khí cầu cấp 7 và cấp 9 bay treo vào mỗi buổi sáng và chiều tại công viên Đầm Vuông, góp phần gia tăng sự hoành tráng, ấn tượng của sự kiện.
Các khinh khí cầu này được buộc dây cố định tại các điểm định vị bảo đảm an toàn tối đa cho người bay với độ cao bay treo tối đa là 50m theo chuẩn quốc tế. Mỗi buổi bay treo kéo dài từ 90 đến 120 phút; thời lượng bay treo lên xuống từ 4 đến 6 phút. Dự kiến, các khinh khí cầu có thể phục vụ bay treo cho khoảng 200 đến 250 người/ngày.
Đáng chú ý, cùng biểu diễn với các khinh khí cầu chở khách bay treo còn có 10 khinh khí cầu mini cấp 1 bay treo từ 40 đến 60 phút mỗi buổi. Du khách có thể cầm, tạo dáng cùng các khinh khí cầu này để chụp ảnh và lưu lại kỷ niệm.
Điểm nhấn của “Ngày hội khinh khí cầu Đồ Sơn 2023” là hoạt động bay tự do của 1 đến 2 khinh khí cầu cấp 7. Các khinh khí cầu bay từ công viên Đầm Vuông, băng qua đỉnh Đồi Rồng, chùa tháp Tường Long, cửa Văn Úc, lướt qua không gian xanh kỳ vĩ giữa trời và biển thành phố cảng Hải Phòng, hướng về khu di tích vương triều Nhà Mạc hoặc cầu Khuể trên đất Tiên Lãng hay Vân Hòa, Tây Hưng.
Theo ban tổ chức, tuyến bay tự do này được thiết kế dài khoảng 15-25km với độ cao từ 5m-300m. Khi đi qua sông Văn Úc, khinh khí cầu sẽ bay sà xuống trên mặt sông cách khoảng 3-5m tạo sự tương phản hình ảnh lộng lẫy trên mặt nước. Đây là chuyến bay khinh khí cầu tự do đầu tiên tại Hải Phòng, góp góc nhìn mới thú vị về thành phố hoa phượng đỏ từ trên cao. Trên thân khí cầu treo logo Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 để quảng bá cho sự kiện nổi bật này.
Bên cạnh đó, để thỏa mãn thị hiếu muốn khám phá, tìm hiểu về khinh khí cầu của công chúng, nhất là các bạn trẻ, ban tổ chức cũng bố trí ít nhất một khinh khí cầu cấp 7 được thổi phồng thân tựa nhà vải khổng lồ nhiều màu sắc để du khách có thể vào trong tham quan. Mỗi lần, khinh khí cầu có thể phục vụ 15-20 người tham quan trong 4 đến 6 phút.
Đặc biệt, khách tham gia “Ngày hội khinh khí cầu Đồ Sơn 2023” sẽ có cơ hội được thưởng thức chương trình Đêm hoa đăng khinh khí cầu với hiệu ứng ánh sáng thú vị khi các luồng lửa dài được thổi vào trong thân khinh khí cầu, tạo nên những chiếc đèn lồng khổng lồ rực rỡ.
Ánh sáng bập bùng của các khinh khí cầu dựng trên sân thay đổi liên tục theo âm nhạc, kết hợp điệu nhảy sôi động của các vũ công hứa hẹn tạo nên cảnh tượng đẹp ngoạn mục cùng ấn tượng khó quên đối với người tham dự.
Dự kiến, 3 đến 4 đêm hoa đăng khinh khí cầu sẽ được tổ chức tại công viên Đầm Vuông với thời lượng diễn ra mỗi đêm khoảng 60-90 phút.

Veröffentlicht 12. September 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Die Bao Dai Villa in Do Son ist als Touristenziel anerkannt – Biệt thự Bảo Đại tại Đồ Sơn được công nhận là điểm du lịch – Công nhận “Đảo Hòn Dấu” (quận Đồ Sơn) là điểm du lịch   Leave a comment

Biệt thự Bảo Đại tại Đồ Sơn được công nhận là điểm du lịch 20°41′15.3″N 106°47′35.5″E

UBND TP Hải Phòng vừa ban hành Quyết định số 3013/QĐ-UBND về việc công nhận Biệt thự Bảo Đại, phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn là điểm du lịch.
2020-09-30 16:30 https://thanhphohaiphong.gov.vn/cong-nhan-biet-thu-bao-dai-phuong-van-huong-quan-do-son-la-diem-du-lich.html
30/09/2020 21:16 https://nongnghiep.vn/biet-thu-bao-dai-tai-do-son-duoc-cong-nhan-la-diem-du-lich-d274228.html
30-09-2020 22:33 http://kinhtedothi.vn/biet-thu-bao-dai-do-son-duoc-cong-nhan-la-diem-du-lich-397481.html
Theo đó, biệt thự Bảo Đại được giao cho doanh nghiệp thực hiện việc tổ chức quản lý, khai thác, duy trì các điều kiện, phát triển điểm du lịch theo quy định. Đồng thời bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch đảm bảo hiệu quả, bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan.
Theo UBND quận Đồ Sơn, ngôi biệt thự có 3 tầng, được xây dựng năm 1928 với mục đích ban đầu chủ yếu phục vụ các viên chức cấp cao của Pháp về nghỉ ngơi và dự họp. Năm 1949, ngôi biệt thự được toàn quyền Đông Dương trao lại cho vua Bảo Đại sử dụng.
Sau năm 1954, khi người lính Pháp cuối cùng rút khỏi miền bắc, ngôi biệt thự được Nhà nước bàn giao cho Bộ Quốc phòng quản lý. Tháng 3/1984, ngôi biệt thự được bàn giao lại cho Công ty du lịch Hải Phòng, nay là Công ty cổ phần du lịch Đồ Sơn trực thuộc Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch.

Công nhậnĐảo Hòn Dấu” (quận Đồ Sơn) là điểm du lịch 20°40′01.3″N 106°48′57.6″E
UBND thành phố vừa ban hành Quyết định công nhận “Đảo Hòn Dấu” – phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn là điểm du lịch.
02/09/2020 18:00 https://thanhphohaiphong.gov.vn/cong-nhan-dao-hon-dau-quan-do-son-la-diem-du-lich.html
UBND thành phố giao UBND quận Đồ Sơn có trách nhiệm thực hiện việc quản lý, khai thác, duy trì các điều kiện, phát triển điểm du lịch theo quy định; bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan. UBND thành phố cũng giao Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát UBND quận Đồ Sơn trong việc quản lý, khai thác, duy trì, phát triển điểm du lịch, đảm bảo hiệu quả, bền vững.

Veröffentlicht 1. Oktober 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Eröffnung eines 1 km langen künstlichen Strandes in Do Son – Khai trương bãi biển nhân tạo dài 1 km tại Đồ Sơn   Leave a comment

Khai trương bãi biển nhân tạo dài 1 km tại Đồ Sơn

Một bãi biển nhân tạo rộng 23ha, trải dài hơn một km – bãi tắm được kỳ vọng sẽ khắc phục được tình trạng nước biển đục đã chính thức hoàn thành đưa vào sử dụng sáng 6-6, tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
06/06/2020, 09:00 https://www.nhandan.com.vn/du-lich/tin-tuc/item/44755802-khai-truong-bai-bien-nhan-tao-dai-1-km-tai-do-son.html
Bãi tắm trải dài hơn 1 km, rộng 23ha có thảm cát vàng, trồng dừa xanh cùng khu quảng trường rộng bảy ha với đài phun nước, hệ thống ánh sáng và cảnh quan hấp dẫn phục vụ du khách. Nét độc đáo của bãi tắm chính là nước biển khu vực này luôn trong xanh, khắc phục đáng kể tình trạng nước biển đục ở Đồ Sơn.

Bãi tắm kỳ vọng mang lại điểm du lịch mới lạ, độc đáo, góp phần tạo đòn bẩy phát triển du lịch Hải Phòng. Bãi tắm do Công ty cổ phần Đầu tư và du lịch Vạn Hương đầu tư xây dựng.
Nhân dịp này, Công ty cũng động thổ resort – khách sạn 5 sao tại đây. Cả hai công trình nằm trong Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng.
Dự án Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng do Công ty cổ phần Đầu tư và du lịch Vạn Hương triển khai tại phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng có quy mô 480 ha với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 25 nghìn tỉ đồng, thực hiện trong thời gian 5 năm (từ 2019 – 2023). Dự án gồm các hạng mục: sân golf, trung tâm hội nghị, hội thảo; nhà ở nghỉ dưỡng cao cấp phục vụ du lịch; khách sạn 5 sao; resort; khu phố thương mại; biển nhân tạo; bể bơi nước ngọt, bể bơi nước mặn; công viên nước; khu vui chơi giải trí…

 

Veröffentlicht 6. Juni 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Häusliche Gewalt ist ein globales Problem, das vor allem für Frauen viele schwerwiegende körperliche und psychische Folgen hinterlässt – “Ngôi nhà bình yên” – Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về thể xác và tinh thần, đặc biệt là phụ nữ   Leave a comment

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: BẠO LỰC GIA ĐÌNHIM LẶNG LÀ TIẾP TAY CHO BẠO LỰC

Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về thể xác và tinh thần, đặc biệt là phụ nữ. Theo thống kê, trong 5 năm trở lại đây, số vụ bạo lực gia đình được ghi nhận khoảng 20.000 vụ/năm. Mặc dù Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội thông qua năm 2007, nhưng vì sao những quy định của Luật vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống? Đâu là giải pháp để khắc phục tình trạng này? 
20/03/2019 http://quochoi.vn/hoatdongdbqh/pages/tin-hoat-dong-dai-bieu.aspx?itemid=39553
Một mình gánh vác kinh tế gia đình, nuôi hai con thơ, vất vả đủ đường nhưng chị , trú tại huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội liên tục bị chồng đánh đập, chửi rủa vì không đưa tiền để chơi lô đề. Đã nhiều lần chị Hà nhờ sự trợ giúp của chính quyền nơi cư trú và tìm đến sự che chở của người thân trong gia đình nhà chồng, nhưng chị Hà chỉ nhận được sự thờ ơ, thậm chí đồng lõa cho hành động đáng lên án của người chồng đã từng đầu gối tay ấp.
Có hôm tôi vừa về đến cổng thì thấy chồng tôi ra khóa cổng, lúc đó tôi bế con nhỏ và bảo cháu lớn đi lên gác, sau đó đóng cửa, dùng bàn học, tủ quần áo để chèn cánh cửa. Chồng tôi thấy vậy xuống nhà cầm dao lên xông vào phòng đánh đập và chửi bới tôi. Những hình ảnh đó đã ám ảnh hai đứa con của tôi. Con trai lớn của tôi phải đi khám tâm lý tại bệnh viện. Thời gian gần đây, cháu nhất quyết đòi mẹ thuê nhà ở riêng vì không chịu được cảnh chồng tôi bạo lực đối với tôi” – chị tâm sự trong nước mắt.

Sau khi lấy chồng được một thời gian, Nga, quê ở Hưng Yên đã phải hứng chịu những trận đòn vô cớ từ người chồng. Lúc còn trẻ thì được bố mẹ, người thân khuyên nên nhẫn nhịn, âm thầm chịu đựng vì lo sợ định kiến xã hội. Nhưng mấy chục năm trôi qua, hiện bà đã ở cái tuổi xế chiều, những lời nhục mạ, chửi bới và hành động thượng cẳng tay, hạ cẳng chân vẫn tiếp diễn mỗi khi người chồng uống rượu say. Không chịu nổi cảnh bạo lực, đã rất nhiều lần bà Nga quyết định tìm cho mình lối thoát nhưng vì nghĩ cho con cái mà im lặng, chấp nhận và vô tình đã dung túng cho hành vi bạo lực của chồng mình. Nga kể: “Cứ uống rượu vào là tôi bị chồng đánh đập. Khi đó tôi chạy hết chỗ này đến chỗ khác, khi sang hàng xóm trú thì chồng sang chửi bới cả hàng xóm. Lúc mới lấy chồng bị đánh nhiều, tôi định bỏ nhưng bố mẹ tôi lại khuyên răn không nên bỏ, mình là phụ nữ phải chịu đựng. Khi con lớn thì con lại khuyên mẹ cố chịu đựng vì con, vì gia đình”.
Đây chỉ là câu chuyện của 2 người phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình. Họ bị hành hạ, đánh đập cả thể xác lẫn tinh thần quá sức chịu đựng nên phải tìm đến Ngôi nhà Bình yên – ngôi nhà tạm lánh bí mật, an toàn cho phụ nữ, trẻ em bị bạo hành gia đình. Nơi đây là mái ấm thứ hai, cưu mang, nâng đỡ và mang tới những cuộc sống mới tốt đẹp hơn cho nhiều phụ nữ, trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình và tình trạng mua bán người trái pháp luật.


Từ khi được thành lập (tháng 3/2007) đến nay, “Ngôi nhà bình yên” đã hỗ trợ hơn 1.100 nạn nhân. Tại đây, phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình được cung cấp nơi ăn chốn ở, khám và điều trị phục hồi sức khỏe, tư vấn hỗ trợ pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; hỗ trợ giáo dục, học nghề, giới thiệu việc làm. Đặc biệt, để giúp những phụ nữ và trẻ em bị bạo lực hồi gia, tái hòa nhập cộng đồng bền vững, cán bộ Ngôi nhà Bình yên còn tìm về với từng địa phương nơi người tạm trú sinh sống. Một mặt tìm hiểu gia cảnh, mặt khác làm việc với chính quyền địa phương, nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các trường hợp phụ nữ và trẻ em hồi gia.
Phạm Thị Hương GiangGiám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển chia sẻ, mỗi trường hợp tìm đến những ngôi nhà bình yên là một câu chuyện đời đầy nước mắt. Những câu chuyện về bạo lực gia đình mà cộng đồng xã hội biết đến chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”. Trên thực tế, bạo lực gia đình rất khó phát hiện nếu nó không ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng; hoặc không được nạn nhân nói ra. Có muôn vàn lý do khiến người phụ nữ bị bạo hành. Đó là sự bất bình đẳng giới, đặc biệt là bất bình đẳng về quyền lực và kinh tế, đẩy người phụ nữ vào vị thế thấp, lệ thuộc. Vì thiếu kiến thức về bạo lực gia đình, thiếu kinh nghiệm tự vệ, xử lý nên biến mình thành nạn nhân mà không hay biết.
Nạn nhân của bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Nguyên nhân của bạo lực gia đình do người chồng coi bạo lực với vợ hay với bạn gái là vấn đề tự nhiên và là vấn đề riêng của mỗi gia đình, chứ không nghĩ hành động đó đã xâm phạm quyền công dân. Tuy nhiên, có một số nơi, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương chưa ưu tiên giải quyết bạo lực gia đình mà chủ yếu vẫn nghiêng về hòa giải. Vì vậy, việc tham gia giải quyết dứt điểm vẫn chưa quyết liệt. Điều này sẽ dẫn tới bạo lực có cơ hội tiếp tục tái diễn”, Phạm Thị Hương Giang cho biết.

Kết quả Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình của Tổng cục Thống kê cho thấy, có tới 58% phụ nữ từng kết hôn đã trải qua ít nhất một hành vi bạo lực gia đình, gồm: thể xác, tình dục và tinh thần, trong đó có 5% phụ nữ đang mang thai. 1/2 số phụ nữ bị bạo hành không nói với bất cứ ai và 87% không tìm đến sự giúp đỡ của các cấp có thẩm quyền. Còn theo thống kê của Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ năm 2011 tới 2015, cứ mỗi ngày ở Việt Nam lại có 64 phụ nữ, 10 trẻ em và 7 người cao tuổi là nạn nhân của bạo hành gia đình.

Bạo hành là tội ác và sự im lặng đồng nghĩa với việc tiếp tay cho tội ác. Vì vậy đây không còn là vấn đề riêng của từng gia đình, bạo lực gia đình đã trở thành vấn đề của toàn xã hội. Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đã tương đối đầy đủ, nhằm ngăn cấm, định tội, xử phạt hành vi bạo lực gia đình. Tuy nhiên việc thực thi trong thực tế vẫn còn nhiều hạn chế.
Phụ nữ không chịu sống trong bạo lực diễn ra tương đối phổ biến, chỉ đến khi bạo lực xảy ra ảnh hưởng đến con cái của họ thì họ mới tìm tới sự giúp đỡ. Vì vậy, một trong những thông điệp mà Trung tâm Phụ nữ và Phát triển đưa ra trong các hoạt động truyền thông đó là “Im lặng là tiếp tay cho bạo lực”.

Điều 42 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định: “Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. “Sau 10 năm thực hiện Luật Phòng chống bao lực gia đình thì cũng có chuyển biến tương đối rõ rệt. Ngày càng nhiều vụ việc được đưa ra xử lý nghiêm minh nhưng khi có bạo lực xảy ra nhưng trên thực tế thì hoạt động truyền thông được triển khai nhiều và có văn bản đầy đủ về trách nhiệm của các cấp, các ngành khi tham gia phòng chống bạo lực gia đình, nhưng khi có vụ việc xảy ra thì ở đâu đó việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm của các cơ quan liên quan từ việc phòng đến chống vẫn chưa có sự kết nối chặt chẽ”, Phạm Thị Hương Giang nói.
Những năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu về xây dựng các giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình. Nhiều bộ luật đã được Quốc hội thông qua như: Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em… Nhưng làm thế nào để luật đi vào cuộc sống, và cần có giải pháp gì để bạo lực không còn là nỗi đau của mỗi gia đình và của toàn xã hội?

Liên quan đến vấn đề này, phóng viên đã ghi nhận ý kiến của một số đại biểu Quốc hội:
Phóng viên: Thưa đại biểu, mặc dù văn bản pháp luật tương đối đầy đủ, nhưng vẫn xảy ra nhiều vụ bạo lực gia đình, theo đại biểu đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Qua quá trình đi giám sát với Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, tôi thấy được thực trạng bạo lực gia đình còn khá phổ biến. Nạn nhân của bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ. Đây là nỗi đau nhức nhối. Nguyên nhân của tình trạng bạo hành gia đình là do nhận thức của nhiều đôi vợ chồng trẻ lấy nhau nhưng chưa hiểu hết những vấn đề liên quan đến cuộc sống gia đình và cả những vấn đề pháp lý của các mối quan hệ này. Bên cạnh đó, áp lực về kinh tế của một số gia đình quá nặng nề cũng dẫn tới bạo lực gia đình. Tất nhiên, bất kỳ xã hội nào cũng có người thu nhập cao, thu nhập thấp nhưng do nhận thức, hiểu biết còn hạn chế cộng với thu nhập thấp, mà không tìm được giải pháp hợp lý, hài hòa để giải quyết thì thường kết thúc bằng bạo lực. Nguyên nhân thứ ba là do tác động của những hình ảnh bạo lực tràn lan trên mạng xã hôi, bị tác động bởi những hiện tượng tiêu cực của xã hội đã khiến con người trở lên bạo lực.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Bạo lực gia đình là vấn đề nhức nhối ở Việt Nam. Nhiều năm qua chúng ta đã đạt được những tiến bộ đó là nhận thức của người dân trong xã hội được nâng lên khi có Luật bình đẳng giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình, bước đầu góp phần vào việc hạn chế bạo lực gia đình. Thực tế chúng ta thấy ở nhiều địa phương này, ở nhiều gia đình vẫn xảy ra tình trạng bạo lực gia đình. Đặc biệt, không chỉ đối với phụ nữ và cả trẻ em gái. Điều này thể hiện xã hội không văn minh, thể hiện trình độ dân trí vẫn còn thấp.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Theo tôi, chúng ta cần có biện pháp mạnh hơn, tất cả cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tập trung giải quyết. Các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là tổ chức xã hội bảo vệ đối tượng bị bạo hành, ví dụ hội phụ nữ phải lên tiếng ngay sau khi có các vụ bạo lực gia đình, đặc biệt lực lượng công an phải triệu tập đối tượng điều tra nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì phải tiến hành khởi tố. Tuy nhiên, tôi cũng mong muốn, chị em phụ nữ cũng cần khéo léo, tinh tế, thông cảm, chia sẻ với chồng, đặc biệt những lúc chồng uống rượu thì cần có cách cư xử cho phù hợp.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn các Đại biểu!


Chốn bình yên của phụ nữ bất hạnh
Hơn 10 năm qua, “Ngôi nhà bình yên” do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam) thành lập, đã trở thành mái ấm thứ hai của gần 1.200 phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo hành và nạn mua bán người. Nơi đây không chỉ là chốn bình yên mà còn là nơi cung cấp kiến thức kỹ năng hỗ trợ, tạo động lực giúp chị em vượt qua chính mình, vươn lên làm chủ cuộc sống.
22/03/2019 http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Phong-su-Ky-su/929997/chon-binh-yen-cua-phu-nu-bat-hanh
Những mảnh đời sóng gió
Hơn 2 tháng qua kể từ ngày trốn những trận đòn của người chồng vũ phu để tạm lánh trong “Ngôi nhà bình yên”, chị N.T.T. (25 tuổi) vẫn chưa hết hoảng sợ. Cố giấu đi những giọt nước mắt, chị T. nghẹn ngào kể: “Em lấy chồng năm 18 tuổi, ngay từ khi cưới đã xảy ra mâu thuẫn. Anh ấy thường xuyên đánh và đuổi mẹ con em ra khỏi nhà. Do con nhỏ, hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên em cố gắng vượt qua, nhưng vẫn bị chồng tìm cớ hành hạ cả về thể chất lẫn tinh thần”.
Cùng hoàn cảnh, chị T.M.H. (35 tuổi) vẫn chưa lúc nào vơi đi cảm giác bất an và nỗi ám ảnh về những trận đòn nhiều như cơm bữa. Bế đứa con mới hơn 3 tháng tuổi trên tay, chị H. ngậm ngùi chia sẻ: “Tôi đến ởNgôi nhà bình yêntừ trước Tết Kỷ Hợi 2019 vì không chịu đựng được thói vũ phu của chồng. Anh ta vừa đánh vừa chửi rất thô bạo. Áp lực cả về thể xác và tinh thần khiến cuộc sống của mẹ con tôi trở nên tuyệt vọng, không lối thoát…”.
Hoàn cảnh của chị T.chị H. chỉ là số ít trong gần 1.200 trường hợp được “Ngôi nhà bình yên” giúp đỡ những năm qua. Theo thống kê, những phụ nữ tạm trú tại địa chỉ này gồm nhiều thành phần và đa ngành nghề, trong đó hơn 49% làm nghề tự do; 4,3% làm nội trợ. Vì thế, nhiều chị em không có cơ hội tiếp cận các thông tin liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, khi bị bạo hành không biết tìm đến sự hỗ trợ của ai.
Có thâm niên 5 năm làm việc ở “Ngôi nhà bình yên”, nhân viên xã hội Đào Thị Huệ đã trực tiếp hỗ trợ nhiều trường hợp đặc biệt. Chị Huệ cho biết: “Tìm đến “Ngôi nhà bình yên” phần lớn là những trường hợp bị bạo hành rất nghiêm trọng. Do còn những rào cản từ bản thân, gia đình và định kiến của xã hội, họ luôn muốn giữ cho con có một gia đình đầy đủ cả cha mẹ nên cố gắng chịu đựng các hành vi bạo lực mà không dám kêu than. Nhiều trường hợp, khi được chúng tôi tư vấn, hỗ trợ ổn định sức khỏe và tâm lý, họ quay về chung sống với chồng, nhưng không bao lâu lại bị bạo hành. Có trường hợp, khi chính quyền địa phương can thiệp, về nhà, anh chồng lại tiếp tục nhốt vợ vào đánh và chì chiết đã làm xấu mặt chồng hoặc vừa đánh vừa đe dọa vợ, nếu tố cáo với ai sẽ bị giết…”.

Vượt qua bất hạnh
Mỗi năm, “Ngôi nhà bình yên” tiếp nhận khoảng 100 trường hợp cả phụ nữ và trẻ em đến tạm trú. Có người phải đến đây lần thứ hai, thứ ba. Chị N.N.T. (28 tuổi) đã đến “Ngôi nhà bình yên” lần thứ hai, không còn cảm giác tự ti như lần đầu mà chơi đùa cùng đứa con gái lên 4 rất vui vẻ. Sau câu chuyện thấm đẫm nước mắt về cuộc đời mình, người phụ nữ từng bị bạo lực gia đình này vẫn ánh lên niềm hy vọng. Chị bảo, mình vẫn là người may mắn khi được tạm trú ở “Ngôi nhà bình yên”, vì nhiều phụ nữ chung cảnh ngộ không biết đến nơi này.
Khi bị chồng đánh, tôi cũng tìm cách xoa dịu anh ấy, nhưng không ăn thua. Cứ tha thứ hết lần này đến lần khác, rồi đâu lại vào đó. Ở “Ngôi nhà bình yên”, được nhân viên xã hội tham vấn, tôi đã nhận thức được rằng, nhẫn nhục, chịu đựng không phải là tốt, ly hôn để con có cuộc sống tốt đẹp hơn cũng không có gì là xấu. Tôi có công việc ổn định, tôi sẽ bắt đầu cuộc đời mới”, chị N.N.T. chia sẻ.
Thời gian qua, “Ngôi nhà bình yên” không chỉ là nơi trú ngụ an toàn mà các chị em được ăn ở miễn phí, khám và điều trị, phục hồi sức khỏe thể chất, tinh thần; tư vấn, hỗ trợ pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích; hỗ trợ học văn hóa và học nghề, giới thiệu việc làm; hướng dẫn kỹ năng sống, kỹ năng mềm, giao tiếp ứng xử và ứng phó với bạo lực gia đình, mua bán người; hỗ trợ và theo dõi khi hồi gia. Với các chị em mang theo con nhỏ, trung tâm không những tìm trường học cho các con, mà còn giúp họ đưa đón trẻ. “Đến với “Ngôi nhà bình yên”, tôi và các con ăn ngon ngủ yên hơn. Không những thế, tôi còn nhận được sự hỗ trợ về nhiều mặt, cháu lớn được đi học mà không lo sợ ánh mắt hà khắc của bố. Tôi cũng biết sẽ phải làm gì nếu tình trạng bạo lực vẫn xảy ra khi quay trở lại ngôi nhà của mình”, chị T.M.H. bày tỏ.

Là người có nhiều năm trợ giúp những trường hợp bị bạo hành, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển Phạm Thị Hương Giang cho biết: “Trung tâm luôn phải tư vấn song song, cho người bị bạo lực và cả người gây bạo lực. Từ năm 2007 đến nay, “Ngôi nhà bình yên” cung cấp dịch vụ tham vấn cho gần 10.000 lượt người, trong đó có gần 900 nam giới, cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho gần 1.200 phụ nữ, trẻ em, trong đó 823 nạn nhân bị bạo lực gia đình; 100% vụ việc đều được kết nối với chính quyền địa phương để phối hợp giải quyết. Bên cạnh đó, trung tâm có dịch vụ tham vấn đa dạng cho phụ nữ, trẻ em và gia đình: Dịch vụ ứng phó khẩn cấp trên tổng đài 1900969680, đường dây nóng 24/7: 0946833380; dịch vụ tham vấn trực tiếp hoặc qua Facebook, Zalo, website, email…”.

Ngoài ra, nhằm nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực giới trong các tầng lớp, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển còn thí điểm mô hình Phòng tham vấn học đường, tiếp tục nhân rộng mô hình “Bữa sáng Ruy băng trắng”. Đặc biệt là việc thành lập nhóm “Tự lực” với khoảng 70 thành viên, chủ yếu là phụ nữ tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận. Tuy nhiên, công tác giải quyết vấn đề bạo lực gia đình hiện vẫn còn gặp nhiều trở ngại, nhất là việc thay đổi nhận thức của xã hội và cả người bị bạo hành.
Trong câu chuyện ứng phó với bạo lực gia đình, để hỗ trợ nạn nhân toàn diện cần có cơ chế phối hợp liên ngành ngay từ cấp cơ sở. Thời gian tới, trung tâm sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động “Ngôi nhà bình yên”, tổ chức thêm nhiều hoạt động, với mong muốn đưa ra thông điệp “Chung tay vì an toàn của phụ nữ và trẻ em là trách nhiệm của cộng đồng”, Phạm Thị Hương Giang cho biết thêm.
Dù còn không ít chông gai trong cuộc chiến chống bạo lực gia đình, nhưng những gì mà “Ngôi nhà bình yên” đã làm được rất đáng trân trọng. “Đây là nơi tôi cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa. Tư duy của tôi về quyền và nghĩa vụ của bản thân đã hoàn toàn thay đổi. Tôi mong muốn, sau khi ổn định cuộc sống sẽ quay trở lại đây để tham gia hỗ trợ, giúp cho các chị em khác có hoàn cảnh giống mình”, chị N.N.T. chia sẻ.


Ngôi nhà bình yên
18/03/2019 http://www.baothainguyen.org.vn/tin-tuc/xa-hoi/ngoi-nha-binh-yen-262477-85.html
Cơ sở tạm lánh (Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội Thái Nguyên) là địa chỉ tin cậy mang lại sự bình yên cho bao cuộc đời không may mắn. Chính vì thế mà nhiều người dân gọi đây là Ngôi nhà bình yên. Bởi những người đến tạm lánh ở ngôi nhà này đều đang trong tình cảnh dở khóc, thậm chí là mất an toàn khi ở ngoài xã hội.
.
Ngôi nhà bình yên
https://baotroxahoiquangninh.vn/cau-chuyen-cuoc-song/856-ngoi-nha-binh-yen.html
Nơi bình yên ngôi nhà chung rợp bóng
Hàng cây xanh chim đậu hót ríu ran
Những cụ ông cụ bà đầu bạc trắng
Vui bên nhau sớm tối bớt cô đơn
Cuộc đời chênh chao mỗi người mỗi cảnh
Đến Trung tâm nương tựa lúc tuổi già
Quên thân phận bao nhiêu năm vất vả
Thảnh thơi ở đây bầu bạn chan hòa
Không ruột thịt, mà hết lòng con cháu
Chăm lo bữa ăn giấc ngủ ngon lành
Trái gió giở giời không còn đau đáu
Nỗi lo âu quặn thắt ruột gan người
Ngoài kia quay cuồng mưa nắng chợ trời
Trong nhà bình yên tình người đằm thắm..
Tác giả: Lê Hường ( Tặng Trung tâm Bảo trợ xã hội; tháng 11/2018)
.
Trung tâm BTXH tham dự Hội thảo về phòng, chống bạo lực và tham vấn tài liệu, mô hình về gói dịch vụ với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam
https://baotroxahoiquangninh.vn/news/885-trung-tam-btxh-tham-d-hi-tho-v-phong-chng-bo-lc-va-tham-vn-tai-liu-mo-hinh-v-goi-dch-v-vi-ph-n-va-tr-em-gai–vit-nam-.html
Ngày 27-28/2/2019, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh đã cử đại diện tham dự Hội thảo tham vấn, xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án xây dựng mô hình hỗ trợ phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam năm 2019 do Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tài trợ, Bộ Lao động TB&XH tổ chức triển khai Gói dịch vụ thiết yếu dành cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực.Hội thảo đã được nghe các ý kiến chỉ đạo với sự có mặt của các đại biểu: ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động TB&XH; Ông Lê Minh Sơn, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Quảng Ninh; Bà Hà Thị Quỳnh Anh, Chuyên gia về Giới và Quyền con người, Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA). Hội thảo đã giới thiệu dự án “Xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam”. Lập kế hoạch về hợp phần Truyền thông và lập kế hoạch về xây dựng và vận hành Trung tâm hỗ trợ nạn nhân bạo lực giới tại Quảng Ninh. Trung tâm Công tác xã hội là đơn vị được thụ hưởng dự án này.
Tiếp tục nội dung được đề cập ở trên, ngày 13&14/3/2019, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh cử đại diện tham dự Hội thảo Tham vấn các tài liệu về dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới. Đây là hội thảo được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ xây dựng và triển khai các chính sách, chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình và giải quyết vấn đề liên quan đến mại dâm dựa trên bằng chứng và tiếp cận quyền con người”. Các đại biểu tại Hội thảo đã tham vấn 03 dự thảo tài liệu gồm: Tiêu chuẩn tối thiểu nhà tạm lánh cho người bị bạo lực trên cơ sở giới; Quy trình chuẩn cung cấp dịch vụ xã hội hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới; Đường dây nóng hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới. Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại Quảng Ninh, trong đó có dịch vụ bảo vệ khẩn cấp. Tại Hội thảo, đại diện Trung tâm đã tham gia ý kiến về một số nội dung liên quan đến các tiêu chuẩn của Nhà tạm lánh trên cơ sở kinh nghiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ khẩn cấp.

Hội thảo tham vấn, xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án Xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam
Ngày 27-28/02/2019, tại Khách sạn Sài GònHạ Long, Bộ Lao động, Thương binhXã hội phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA)Quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA) đã tổ chức chương trình Hội thảo tham vấn, xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án Xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam năm 2019.
http://www.congtacxahoiquangninh.vn/Article/3288/Hoi-thao-tham-van-xay-dung-ke-hoach-thuc-hien-Du-an-Xay-dung-mo-hinh-phong-chong-bao-luc-doi-voi-phu-nu-va-tre-em-gai-tai-Viet-Nam.html
Chủ trì hội thảo là ông Phạm Ngọc Tiến – Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới cùng 90 đại biểu đến từ các Bộ, Ngành Trung ương và địa phương (Lao động -TB&XH, Y Tế, Tư pháp, Công an, Văn hoá TT&DL) và một số tổ chức quốc tế UNFPA, CSAGA, HAGA, DEPOCEN,…
Tại hội thảo, bà Lê Thị Phương Thuý – Trưởng phòng Tư vấn và Hỗ trợ phát triển, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD) đã có những chia sẻ về dịch vụ hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt trong đó là mô hình Ngôi nhà bình yên, là nơi cung cấp gói dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho Phụ nữ và trẻ em bị bạo lực nhằm phục hồi các tổn thương về thể chất và tinh thần, hoà nhập với cộng đồng bền vững. Với mục đích hỗ trợ kịp thời, chuyên nghiệp và toàn diện cho nạn nhân là phụ nữ và trẻ em bị bạo lực giới, phục hồi sức khoẻ thể chất và tinh thần bảo về quyền và lợi ích hợp pháp, hỗ trợ hoà nhập an toàn và bền vững thông qua Gói hỗ trợ các dịch vụ thiết yếu (ESP); Góp phần thực hiện đồng bộ quy định của luật pháp, chính sách phòng chống bạo lực gia đình, Bảo trợ xã hội, Luật trẻ em,…
Trần Thanh Ngân HàTrung tâm CTXH Quảng Ninh
.
Hội thảo tham vấnQuy trình vận hành chuẩn cung cấp dịch vụ xã hội, đường dây nóng và Tiêu chuẩn tối thiểu Nhà tạm lánh hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới
15/03/2019 http://www.quangninh.gov.vn/So/solaodongthuongbinhxahoi/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=3318
Ngày 13 – 14 tháng 3 năm 2019, tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức Hội thảo tham vấn Quy trình vận hành chuẩn cung cấp dịch vụ xã hội, đường dây nóng và Tiêu chuẩn tối thiểu Nhà tạm lánh hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới.
.
Ngôi nhà bình yên
17/09/2010 http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/tin-tuc/item/11727202-.html
14/11/2009 https://vov.vn/xa-hoi/ngoi-nha-binh-yen-126723.vov
08/03/2019 http://nhandan.com.vn/xahoi/item/39423702-xay-dung-cong-dong-an-toan-cho-phu-nu-va-tre-em-gai.html
Ðó là thông điệp mà Ngôi nhà bình yên (Trung tâm phụ nữ và phát triển – Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) gửi tới tất cả những ai đang là nạn nhân của bạo hành gia đình.
Ngôi nhà bình yên (NNBY) ra đời vào tháng 3-2007 với một phòng tham vấn, một nhà hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị buôn bán, một nhà hỗ trợ phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo hành gia đình (BHGÐ) và một nhà trẻ, nơi chăm sóc con nạn nhân.
Hầu hết những chị em tìm đến với NHBY khi không còn lối thoát, bị đe dọa đến tính mạng, tình trạng sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, tâm lý hoang mang, lo sợ.
Tại đây, nạn nhân được cung cấp miễn phí nơi ăn ở tối đa 18 tháng, theo dõi, chăm sóc y tế, tư vấn tâm lý, hỗ trợ thủ tục pháp lý, đào tạo kỹ năng sống, hướng nghiệp và đào tạo nghề.
.
Schutzhaus für benachteiligte Frauen
18.03.2019 http://vovworld.vn/de-DE/gesellschaftliches-leben/schutzhaus-fur-benachteiligte-frauen-732851.vov
08/03/2019 https://vov.vn/xa-hoi/nha-tam-lanh-cho-nhung-phu-nu-yeu-the-883442.vov
Ende des dritten Quartals dieses Jahres wird die nordvietnamesische Provinz Quang Ninh das „Friedenshaus“ für Frauen und Mädchen wiederaufbauen, die im Leben unter Gewalt gelitten haben. Das gilt als ein unentbehrliches Glied in der Kette der Vorbeugung gegen die zunehmend komplizierte Geschlechtergewalt, das den betroffenen Frauen und Mädchen helfen soll, um die körperlichen und seelischen Schmerzen zu bewältigen. Denn sie können dort gegenseitige Gefühle teilen, um gemeinsam die schwierige Lage zu überwinden.

 

Strände in Ha Long und Hai Phong ersticken während der Ferien – Bãi biển tại Hạ Long và Hải Phòng đông nghẹt thở trong dịp nghỉ lễ   Leave a comment

Bãi biển tại Hạ Long và Hải Phòng đông nghẹt thở trong dịp nghỉ lễ

Tại thành phố Hạ Long và Hải Phòng, hàng vạn du khách đã đổ về trong dịp lễ đã khiến các điểm du lịch và bãi tắm trở nên „quá tải„.
01/05/2017 http://vov.vn/du-lich/bai-bien-tai-ha-long-va-hai-phong-dong-nghet-tho-trong-dip-nghi-le-619679.vov


1 – Tại bãi tắm Bãi Cháy (TP Hạ Long), từ chiều 30/4, các dòng xe luôn trong tình trạng chen chúc. Từ 15h ngày 30/4 đến 17h, xảy ra tắc đường trên một số tuyến đường ra các bãi tắm.
2 – Tắc đường tại các tuyến đường đổ về bãi tắm Bãi Cháy (TP Hạ Long)
3 – Lượng khách đổ về Hạ Long đông nghẹt thở.
4 – Bãi tắm Hạ Long được nâng cấp lên gần 1.000m vào mùa hè năm nay nhưng cũng không đủ đáp ứng nhu cầu của du khách trong dịp nghỉ lễ.

.
6 – Tình trạng ùn tắc cũng xảy ra ở Hải Phòng, hàng chục nghìn người đổ về Đồ Sơn chiều ngày 1/5 khiến bãi biển đông nghẹt, người người chen chúc nhau. Khoảng 17h chiều ngày 1/5, lượng người đổ về bãi biển Đồ Sơn ngày càng nhiều khiến 3km đường vào bãi biển bị ách tắc.
7 – Lực lượng an ninh làm việc liên tục để đảm bảo trật tự khu vực bãi biển. Dòng người đổ về bãi biển Đồ Sơn chật cứng, phải nhích từng chút một.
8 – Nhiều khách địa phương đổ về Đồ Sơn bằng phương tiện xe máy đã quay đầu về vì không thể chen chân được.
9 – Bãi biển Đồ Sơn chật kín người không còn khoảng trống.
10 – Các hàng quán phục vụ khách du lịch luôn chật kín chỗ.
11 – Khách du lịch phải chen nhau từng mét vuông biển để tắm ở Đồ Sơn.

 

Veröffentlicht 8. Mai 2017 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Professionalität der Prostituierten in Do Son (Hai Phong) – Độ chuyên nghiệp của gái mại dâm Đồ Sơn   Leave a comment

Độ chuyên nghiệp của gái mại dâm Đồ Sơn 

Khi không được khách chọn, những gái mại dâm ở Đồ Sơn cũng không phàn nàn hay thái độ.
Thứ Sáu, 30/10/2015 14:07  http://baodatviet.vn/phap-luat/te-nan-xa-hoi/do-chuyen-nghiep-cua-gai-mai-dam-do-son-3290653/
Thứ sáu, 30 Tháng mười 2015, 15:52 GMT+7  http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Do-chuyen-nghiep-cua-gai-mai-dam-Do-Son/158290653/218/

30122278

Một góc khu “nhạy cảm” Đồ Sơn (Hải Phòng)

Chiếc xe hơi biển ngoại tỉnh chầm chậm chạy tới khu 2 Đồ Sơn, lập tức có chiếc xe ôm theo sát mời chào những vị khách đi… nghỉ. Tiến qua khách sạn của Bộ xây dựng, trung tâm “ăn chơi” Đồ Sơn hiện ra với san sát nhà nghỉ biển hiệu xanh đỏ.

Những cô gái má đỏ môi hồng, ăn mặc khêu gợi dập dờn qua lại, người đi xe đạp điện, người được đèo bằng xe máy. Bên những nhà nghỉ, từng tốp nam nhân viên “điều hàng” đua nhau ùa ra vẫy tay mời khách.

Bên trong những nhà nghỉ khá tồi tàn, khách được bố trí ngồi chờ để nhân viên trực tại đó xem lượng khách để gọi đàm cho nhân viên ngoài cửa “điều”.

Chỉ một loáng sau, những cô gái người đi xe đạp điện, người được chở bằng xe máy tấp vào nhà nghỉ.

Người nào được chọn liền mất hút trong các phòng nghỉ cùng khách. Những cô nhận được cái lắc đầu của khách lại lẳng lặng quay đầu, tỏa đi đến các căn nhà nghỉ khác để cho khách “tuyển” tiếp.

Khu vực này được người ta quen gọi là khu “Bộ xây dựng” vì trước lối vào có khách sạn của Bộ xây dựng. Đây được coi là khu “chợ” sầm uất nhất của Đồ Sơn.

Nơi đây thu hút một lượng khách lớn nhất ở Đồ Sơn bởi tốc độ điều hàng nhanh. Bất kỳ ai tới đây cũng đều trở thành thượng đế, được phục vụ tận tình khoản “sung sướng”.

301222309

San sát nhà nghỉ tại trung tâm “ăn chơi” Đồ Sơn, Hải Phòng.

Các nhà nghỉ có thương hiệu nổi bật như A.G, T.H, M.N, L.T, H.A… thường xuyên có khách ghé vào. Chỉ cần chưa ngồi ấm chỗ, thượng đế đã có thể tuyển lựa hàng.

Ai không trúng tuyển lại lặng lẽ trở lui, không phàn nàn, không thái độ. Tính sơ sơ, hiện Đồ Sơn có cả trăm nhà nghỉ sẵn sàng cung cấp hàng cho cánh đàn ông.

Thông thường, chợ người Đồ Sơn hoạt động từ buổi trưa. Buổi sáng ở Đồ Sơn khách thường khá vắng. Nhưng suốt từ chiều đến quá nửa đêm, lượng khách ra vào các nhà nghỉ liên tục. M. (chủ nhà nghỉ giải nghệ) cho biết tất cả các nữ nhân viên ở Đồ Sơn đều được đóng mã số riêng.

Mỗi em có một cái tên kèm theo 3 số cuối điện thoại của nhà chủ. Khách quen muốn gặp em nào chỉ cần đọc mã số sẽ được nhân viên nhà nghỉ gọi cho.

Lược theo TPO

Veröffentlicht 5. November 2015 von anhyeuem66 in Prostitution

Getaggt mit , , , ,

Historische Widerstand, Befreiung Hai Phong – Di tích lịch sử kháng chiến – Sự kiện giải phóng Hải Phòng (13/5/1955)   Leave a comment

Bến Nghiêng – Di tích lịch sử kháng chiến (15.05.1955)

Phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng  => 20°41′02.7″N 106°47′47.7″E 

do son-1   do son-2 

Ngày 15-5-1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng,
và đến ngày 22-5-1955 thì rút khỏi đảo Cát Bà.

Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng. 

do son-3   Bến Nghiêng  Đồ Sơn 
Bến Nghiêng, một trong 5 di tích cấp quốc gia ở Đồ Sơn

Di tích lịch sử Quốc gia Bến Nghiêng  
http://dosonbiengoi.vn/news/39/tabid/230/default.aspx
Bến Nghiêng toạ lạc giữa phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, sau lưng là ngọn núi thuộc dải Cửu Long, phía trước là bãi tắm khu 2 trông ra cửa biển “Ba Lộ”, nơi thế kỷ 11 vua Lý Thánh Tông từng ngự du thị sát để bảo vệ bờ cõi, rồi cho xây dựng tháp Tường Long, thuộc địa bàn phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.

Năm 1900, thực dân Pháp xây dựng ở đây một quân cảng nhỏ, có độ dốc thoải khoảng 5 độ để xe tăng đổ bộ. Tháng 5/1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta thắng lợi. Ngày 15/5/1955, tại bến Nghiêng, chiếc tàu quân sự kiểu há mồm đợi sẵn đón đoàn quân thất trận, những lính Pháp cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Từ đây, Hải Phòng và miền Bắc sạch bóng quân xâm lược và bến Nghiêng trở thành một di tích minh chứng cho thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ, vĩ đại. Để ghi nhớ sự kiện lịch sử ngày 15 tháng 5 năm 1955, góp phần tôn thêm vẻ đẹp, giới thiệu nội dung và giá trị di tích, nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Hải Phòng (15/5/1955-15/5/2005), biểu tượng Bến Nghiêng đã được xây dựng ở phía đông, bên tay phải trên đầu bến với nội dung được khắc bằng tiếng Việt và tiếng Anh:
Nơi đây
Ngày 15 tháng 5 năm 1955
Những tên thực dân Pháp cuối cùng
Rút khỏi Hải Phòng

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Bến Nghiêng cũng là bến tàu quan trọng phục vụ vận tải tiếp tế hàng hoá cho cuộc chiến đấu bảo vệ đèn biển Hòn Dấu soi sáng dẫn đường cho tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng.

Hiện nay, Bến Nghiêng là bến tàu du lịch đưa du khách từ đất liền ra thăm Hòn Dấu, Cát Bà, Vịnh Hạ Long. Hằng ngày, nhất là vào dịp khai hội đảo Dấu và mùa du lịch, hàng nghìn lượt người đến thăm và xuống tàu ra đảo Dấu và đến các vùng lân cận. Đây là dịp để mỗi người dân thành phố, khách du lịch trong và ngoài nước hiểu hơn địa danh lịch sử này, góp phần tuyên truyền, gìn giữ di tích bến Nghiêng.

Ngày 11 tháng 02 năm 2003 UBND thành phố Hải Phòng đã có Quyết định số 355/QĐ-UBND công nhận Bến Nghiêng là di tích lịch sử kháng chiến cấp thành phố. Ngày 22 tháng 01 năm 2009, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 321/QĐ-BVHTTDL “Về việc xếp hạng di tích lịch sử quốc gia Bến Nghiêng” phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Đây là niềm tự hào của nhân dân Đồ Sơn.

.

Bến nghiêng – Bến tàu không số
Thứ Hai, ngày 20 tháng 5 năm 2013  http://dulichgo.blogspot.de/2013/05/ben-nghieng-ben-tau-khong-so.html
Bến tàu không số (là Bến nghiêng Đồ Sơn hiện nay) ở chân đồi Vạn Hoa cạnh thung lũng xanh, nay kề cận khách sạn lớn của công ty du lịch quốc tế Đồ Sơn.

.

Sự kiện giải phóng Hải Phòng (13/5/1955):
http://www.dulichhaiphong.gov.vn/gioi-thieu-hai-phong/su-hinh-thanh-va-phat-trien/gioi-thieu-chung-ve-hai-phong/hai-phong-la-mien-dat-co-voi-be-day-truyen-thong-lich-su-van-hoa-xa-hoi-lau-doi.html
http://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=ubndtp&MenuID=4532&ContentID=10595
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Song do dã tâm xâm lược, thực dân Pháp lại gây hấn, tiến hành cuộc chiến tranh mới, quyết tâm tiêu diệt Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu á.

Ngày 20-11-1946, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ ở Hải Phòng. Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng-Kiến An đã tiến hành thành công cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện ngay trong vùng địch tạm chiếm sâu, lập nhiều chiến công xuất sắc, làm nên truyền thống “đường 5 anh dũng”, “đường 10 Quật khởi”, Sở Dầu, Cát Bi rực lửa; góp phần xứng đáng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ „lừng lẫy năm năm châu, chấn động địa cầu„, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Tuy nhiên, khác với các địa phương, ngay sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng lại bước tiếp vào cuộc chiến đấu mới-đó là thời kỳ “300 ngày giải phóng quê hương”.

Trong thời gian này, cuộc đấu tranh với địch trên các mặt trận kinh tế, chính trị diễn ra vô cùng gay go, quyết liệt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Hải Phòng đã đập tan ý đồ phá hoại thành phố Cảng, phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ của thực dân Pháp và bọn tay sai, bảo vệ vững chắc thành phố.

Ngày 13/5/1955, bộ đội ta rầm rập tiến vào tiếp quản thành phố. Cả rừng cờ đỏ sao vàng chiến thắng kiêu hãnh tung bay trên bầu trời Hải Phòng, báo hiệu một trang sử mới bắt đầu. Ngày 15/5/1955, những tên lính Pháp cuối cùng xuống tàu tại bến Nghiêng (thuộc quận Đồ Sơn ngày nay) rút khỏi Hải Phòng. Hải Phòng được giải phóng khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp.

Từ ngày 13 tháng 5 năm 1955 lịch sử ấy đến nay, Đảng bộ, quân và dân thành phố Hải Phòng đã liên tục chiến đấu, xây dựng, phát triển, có những đóng góp xứng đáng cùng toàn Đảng, quân và dân cả nước giành những thắng lợi vĩ đại, có ý nghĩa thời đại và lịch sử sâu sắc trong thế kỷ thứ XX và trong những năm đầu của thế kỷ thứ XXI.

.

Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ 1954
http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=387&Itemid=35
1. Tình hình Việt Nam Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được ký kết đã kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đối với ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Chúng ta đã thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản quy định về đình chiến, tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực.

1. Tình hình Việt Nam
2. Nhiệm vụ cách mạng

Veröffentlicht 9. November 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,