Archiv für das Schlagwort ‘nationalpark

Teilen Sie wissenschaftliche Forschungsergebnisse zum Schutz der biologischen Vielfalt – Chia sẻ kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học   Leave a comment

Chia sẻ kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học

Các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý chia sẻ những kết quả nghiên cứu khoa học, xác định các định hướng cho chương trình nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo, phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà.
26/04/2024 – 23:08 https://nhandan.vn/chia-se-ket-qua-nghien-cuu-khoa-hoc-phuc-vu-bao-ton-da-dang-sinh-hoc-post806807.html
Ngày 26/4, Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) tổ chức tọa đàm về “Kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà giai đoạn 2004-2024”.
Tham dự, có đại diện một số tổ chức quốc tế, các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện sở, ngành tỉnh Lâm Đồng, các vườn quốc gia.
Giám đốc Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà Lê Văn Hương cho biết, trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, với sự hỗ trợ từ các cơ quan, ban ngành, sự hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu và các nhà khoa học, đối tác trong nước và quốc tế, vườn đã thực hiện 12 nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trong đó có chương trình nghiên cứu khoa học về đa dạng sinh học, hệ sinh thái.
Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà đã hợp tác, cung cấp hiện trường cho khoảng 500 đoàn các nhà khoa học đến nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu khoa học đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững của vườn quốc gia.
Tại tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học đã công bố những kết quả và định hướng chương trình nghiên cứu khoa học tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, những dẫn liệu về sinh thái và đa dạng sinh học, kết quả nghiên cứu được công bố quốc tế về một số loài tại vườn quốc gia này…
Những kết quả nghiên cứu đã minh chứng Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam, với 2.077 loài thực vật có mạch, hơn 131 loài thú, 363 loài chim đã được ghi nhận.
Đây là sự kiện nhằm đánh giá chương trình nghiên cứu khoa học của Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà sau 20 năm, từ khi được Thủ tướng Chính phủ chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup-Núi Bà thành Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà. Trong đó, bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học là 1 trong 9 chương trình trọng tâm của vườn quốc gia.
Nhằm hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn, hợp phần bảo tồn đa dạng sinh học thuộc dự án VFBC, do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, đã hỗ trợ đào tạo tập huấn tăng cường năng lực cho các cán bộ ban quản lý vườn quốc gia trong quản lý giám sát rừng, đa dạng sinh học, thiết lập và nâng cấp công cụ smart, vận hành mô hình quản lý hợp tác, lắp đặt 112 bẫy ảnh hệ thống và vận hành hai tổ tuần tra tháo gỡ bẫy dựa vào cộng đồng.
Với sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài, các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước, Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà tiếp tục thực hiện các hoạt động nghiên cứu, nhằm hoàn thiện cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ đa mục đích, từ đó hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học của vườn quốc gia và tỉnh Lâm Đồng.
Trong khuôn khổ tọa đàm, ngày 27/4, các chuyên gia, nhà khoa học và đại biểu sẽ có chuyến tham quan tuyến đa dạng sinh học Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà.

Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà nằm ở phần cao nhất về phía nam của dãy Trường Sơn, nơi hội tụ nhiều yếu tố về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng… để trở thành trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam.
Với diện tích gần 70 nghìn ha, ở vị trí trung tâm của vùng rừng tự nhiên nguyên sinh rộng lớn của cao nguyên Langbiang, vườn quốc gia này được đánh giá là một trong những khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trong bảo tồn các mẫu chuẩn hệ sinh thái quốc gia và các loài động, thực vật nguy cấp quý hiếm, nhất là các loài thú lớn của dãy Trường Sơn.

Veröffentlicht 30. April 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Schatz mitten im Dschungel – Báu vật giữa rừng già – Spießtanne – Sa mu   Leave a comment

Báu vật giữa rừng già

Trong cái thâm u và những mảnh ánh sáng yếu ớt của tiết trời mùa Đông rót xuống qua kẽ lá, tôi dựa lưng vào tấm thân xù xì nhưng ngào ngạt hương của cây sa mu cổ thụ, chợt nhận thấy mình thật bé nhỏ…
01/01/2024 02:49 (GMT+7) https://baonghean.vn/bau-vat-giua-rung-gia-post282599.html
Băng rừng
Sau mấy lần hẹn, cuối cùng tôi cũng được theo chân các cán bộ kiểm lâm và cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Tương Dương đi kiểm tra rừng sa mu trong tít tắp rừng già Tam Hợp, sát với biên giới Việt – Lào và cũng gần với vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát.
5 giờ sáng, khi bóng đêm còn đặc quánh, từ thị trấn Thạch Giám – huyện lỵ Tương Dương, chúng tôi lên đường trong cái rét căm căm của miền biên viễn. Lô Văn Thúy – một cán bộ trẻ của Ban Quản lý rừng phòng hộ Tương Dương trấn an rằng: “Từ thị trấn vào đến trung tâm xã Tam Hợp hết 30 cây số, thêm khoảng 25 cây số đường đèo dốc và 3 giờ đi bộ là sẽ đến nơi. Cũng không xa lắm đâu anh”. Là người địa phương, vào ngành 5 năm, nhưng thời gian chính của Thúy là ở rừng. Việc trèo đèo, lội suối, băng rừng với anh là chuyện cơm bữa, đâu biết rằng, với tôi là một thử thách gian nan. Ngoài trời, dù qua bao lớp mũ, gió lạnh vẫn rít từng cơn bên tai.
Từ thị trấn Thạch Giám, xuống đến Tam Thái, chúng tôi có thêm 2 cán bộ kiểm lâm của Trạm Kiểm lâm địa bàn Tam Thái cùng đi. Tất cả hẹn nhau vào đến Trạm Quản lý, bảo vệ rừng Tam Hợp sẽ lấy thêm đồ dùng cần thiết, trang thiết bị đi rừng, cùng thực phẩm đủ cho cả đoàn rồi tiếp tục hành trình.
Sau khi lót dạ bằng vắt xôi nếp, Trạm trưởng Trạm Quản lý, bảo vệ rừng Tam Hợp là anh Kha Văn Lai đưa cho tôi một đôi tất dài đến đầu gối, cùng chiếc xà cạp. Anh bảo mang trùm hẳn lên quần dài, sau đi thêm đôi dép rọ vào thì yên tâm mà vào rừng. Đây được xem là vật bất ly thân của cán bộ bảo vệ rừng. Nó có thể bịt kín những khoảng hở trên chân để tránh sên, vắt bám vào. Hơn nữa còn giúp bảo vệ chân khỏi bị gai nhọn và những lá cỏ tranh sắc như dao cứa gây thương tích.
Khu vực chúng tôi hướng đến được gọi là rừng lạnh nguyên sinh Tam Hợp, nằm sâu trong biên giới Việt – Lào. Khu vực này có độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, khí hậu quanh năm mát lạnh, thường có mây mù bao phủ nên tạo ra hệ sinh thái hết sức đa dạng. Trong đó, loài cây sa mu thường phân bố ở những khu vực có độ cao lớn, sườn núi dốc, vươn lên cao hẳn so với các tầng thực vật khác bên dưới.
Từ trung tâm xã Tam Hợp, qua Xốp Nặm, Văng Môn, đến bản Phá Lõm, chúng tôi được đích thân trưởng bản là anh Xồng Bá Chớ cùng 2 đồng chí cán bộ Đồn Biên phòng Tam Hợp đợi sẵn để dẫn đường. Con đường Tam Thái – Tam Hợp với điểm cuối là Cửa khẩu Tam Hợp vốn là tuyến đường quan trọng vận chuyển gỗ từ Lào về Việt Nam cách đây khoảng 10 năm về trước. Nhưng kể từ năm 2016, khi Chính phủ Lào quyết định đóng cửa rừng, con đường này gần như không có xe cộ qua lại. Mưa lũ, sạt trượt, cộng với việc không được đầu tư, khiến cho con đường trở nên lầy lội và rất nham nhở. Những dốc cao dựng ngược, góc cua tay áo chênh vênh dưới vực sâu thẳm khiến cho việc ngồi xe máy tiến sâu vào rừng khá căng thẳng.
Sau hơn 2 giờ đánh vật với tuyến đường lởm chởm, khi chỉ còn cách Cửa khẩu Tam Hợp tầm 3 km, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm địa bàn Tam Thái – Trần Văn Sỹ khoát tay cả đội bảo dừng xe nép bên vệ đường rồi bắt đầu hành trình leo bộ. Tại khu vực này, nhìn ra xa đã thấy những khóm rừng sa mu vút cao lên so với phần còn lại. Trông thì thật gần, nhưng để đến được nơi cũng phải mất hàng giờ đi bộ. Không có đường, chúng tôi phải vừa đi, vừa mở lối, lại còn phải để ý xem sên, vắt có bám vào người hay không.
Là người thông thuộc vùng rừng lạnh này, Trưởng bản Phá Lõm – Xồng Bá Chớ tiên phong dẫn đầu. Anh vừa đi vừa phát dọn những cành gai nhọn để mọi người đi sau bám theo. Sau những rộn rã ban đầu, càng vào sâu trong rừng, lối đi càng khó khăn, dốc, hẹp và chằng chịt những cây rừng. Mọi người bám sát nhau, thỉnh thoảng người đi trước còn quay lại hỏi người đi sau, để không ai bị tụt lại phía sau quá xa. Cũng có lúc gặp vách cao không thể vượt qua, buộc chúng tôi lại phải vòng lại tìm lối khác.
Sau hơn 2 giờ đồng hồ cắt rừng, đến xế trưa, chúng tôi cũng đã đến nơi, nhìn những gốc sa mu sừng sững trước mặt, ai nấy đều vỡ òa. Ngước nhìn theo thân cây thẳng tắp bám đầy rêu xanh, cả một khoảng trời trong veo đầy khát khao mở ra.

Báu vật của bản
Dưới gốc cây sa mu có đường kính 4-5 người ôm không xuể, chúng tôi phát hiện một số thân cây to lớn đổ xuống, mục ruỗng. Trưởng bản Chớ bảo, có lẽ rất lâu rồi không có ai đặt chân đến cánh rừng này. Trước đây, người Mông ở Phá Lõm nói riêng và xã Tam Hợp nói chung thường vào rừng lấy về làm ván thưng nhà và chẻ ra lợp mái. Nay sa mu được bảo vệ nghiêm ngặt, ý thức người dân cũng đã được nâng lên nên càng xem sa mu như báu vật của làng, của bản.
Theo thông tin khoa học, sa mu, hay sa mu dầu có tên là Cunninghamia konishii Hayata, thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae). Ở Nghệ An, nó còn có tên gọi khác là lông lênh hay ngọc am. Cây sa mu chủ yếu phân bố trong những cánh rừng nguyên sinh chạy dọc biên giới Việt – Lào, khu vực hỗn giao giữa cây lá rộng và cây lá kim, với độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, và là nơi có độ dốc từ 12 độ đến 40 độ.
Theo thông tin các nhà khoa học đã công bố, đặc điểm sinh thái của loài cây này là thân cây to, có thể cao đến hơn 50m, có cây lên tới 70m, đường kính thân có thể đạt tới 4-5m, tán lá hình tháp. Lá sa mu mọc xoắn ốc rất dày đặc, có gốc vặn, do đó xếp ít nhiều thành 2 dãy.
Tại Nghệ An, nơi có Khu Dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây được công nhận vào tháng 9/2007, với tổng diện tích 1.303.285 ha; là hành lang xanh kết nối 3 vùng lõi gồm: Vườn Quốc gia Pù Mát, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt; trong đó, Vườn Quốc gia Pù Mát là trung tâm, với sự đa dạng sinh học rất cao, đại diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mưa nhiệt đới, các sinh cảnh sống rất đa dạng, bao gồm: núi, đất ngập nước, suối và sinh cảnh khác. Trong khu vực, có 1.297 loài thực vật đã được điều tra và ghi nhận, trong đó có cây sa mu. Cũng chính vì vậy mà dọc tuyến biên giới Việt – Lào, từ huyện Quế Phong kéo sang các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, rất nhiều cánh rừng sa mu đã được xác định và kiểm đếm.
Đặc biệt, kể từ năm 1998, khi một nhóm chuyên gia điều tra đa dạng sinh học phát hiện cây sa mu cổ thụ có đường kính 5,4m, cao khoảng 40 – 50m ở Vườn Quốc gia Pù Mát, đến nay đã có hàng chục cây sa mu cổ thụ ở Nghệ An được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản.
Mặc dù được chính thức phát hiện và ghi nhận những giá trị khoa học khá muộn, nhưng theo Trưởng bản Phá Lõm thì hàng trăm năm trước, sa mu đã được người Mông dùng làm vật liệu dựng nhà. Ở Phá Lõm hiện nay cũng còn rất nhiều ngôi nhà lợp mái và thưng bằng ván sa mu như thế. Dù không biết được đích xác những giá trị khoa học, nhưng với người Mông, gỗ sa mu thơm và rất bền. Ván sa mu khi được chẻ ra để lợp nhà, vào mùa nắng thường khô lại, tạo các khe hở để gió lùa thông thoáng, nhưng khi mưa xuống, gỗ lại nở ra, che kín giúp nhà không bị dột nước. “Có những mái nhà lợp bằng gỗ sa mu để cả trăm năm cũng không hỏng, có khi còn được rêu phủ lên làm dày thêm” – Trưởng bản Xồng Bá Chớ khẳng định.
Hiện tại, bản Phá Lõm có 128 hộ dân, với 687 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Mông, thuộc 5 họ chính. Để bảo vệ những cây sa mu cổ thụ, trong Hương ước của bản còn có điều là cấm chặt phá sa mu dưới mọi hình thức. Nếu hộ nào không chấp hành, ngoài bị xử lý theo pháp luật còn bị Hương ước của bản xử lý.
Dẫu vậy, việc quản lý, bảo vệ rừng nói chung và những rừng sa mu, pơ mu quý hiếm nói riêng vẫn là điều luôn canh cánh trong lòng những người cán bộ giữ rừng như lực lượng kiểm lâm hay ban quản lý rừng phòng hộ. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm địa bàn Tam Thái, thuộc Hạt Kiểm lâm Tương Dương – Trần Văn Sỹ trầm tư cho biết: Tương Dương là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh, với 281.129 ha (chiếm 17% diện tích toàn tỉnh) trong đó, 92,3% là đất lâm nghiệp với 259.566 ha, trong đó có 86.602,35 ha rừng phòng hộ, trải dài trên địa bàn 16/17 xã, thị trấn của huyện. Chỉ riêng Trạm Kiểm lâm địa bàn Tam Thái chỉ có 3 người nhưng quản lý cả một diện tích rừng rộng lớn của 3 xã Tam Thái, Tam Đình, Tam Hợp, với hàng nghìn ha rừng, là một khối lượng công việc hết sức khổng lồ.
“Áp lực lắm. Áp lực của việc giữ rừng, bảo vệ rừng, trước cả những đối tượng xấu đang ngày đêm nhòm ngó đến những cây gỗ quý trong rừng. Nhưng nhờ có sự phối hợp, hỗ trợ giữa các chủ rừng, chính quyền địa phương, nhất là lực lượng biên phòng nên những cánh rừng sa mu vẫn được giữ vững”, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm địa bàn Tam Thái chia sẻ.
Sau khi làm các thủ tục như đo đường kính, xác định toạ độ, đánh dấu ngày kiểm tra, cũng đã đến lúc chúng tôi tạm biệt rừng sa mu để quay trở ra trước lúc trời tối. Giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, những lớp núi điệp trùng, xanh thẳm gối đầu nhau chạy dài hút tầm mắt. Trong cái thâm u và những mảnh ánh sáng yếu ớt của tiết trời mùa Đông rót xuống qua kẽ lá, tôi dựa lưng vào tấm thân xù xì nhưng ngào ngạt hương của cây sa mu cổ thụ, chợt nhận thấy mình thật bé nhỏ. Bé nhỏ, so với “cụ cây” hàng trăm năm tuổi và với sự mênh mông của rừng già….

Sa mu là loại cây gỗ quý hiếm thuộc nhóm 1A trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Thịt gỗ có màu vàng đậm hoặc hơi đỏ nhạt, thớ gỗ thẳng, có dầu và rất thơm. Chính vì sở hữu những đặc tính hiếm có nên sa mu luôn bị các đối tượng chặt phá rừng hướng đến và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Thế nên, cùng với việc bảo vệ nghiêm ngặt những quần thể sa mu hiện có, chúng tôi cũng tăng cường tuyên truyền cho người dân về những giá trị khoa học và ký cam kết không chặt phá cây sa mu…
ĐỒNG CHÍ NGUYỄN HẢI ÂU, HẠT TRƯỞNG HẠT KIỂM LÂM TƯƠNG DƯƠNG
Sa mu https://vi.wikipedia.org/wiki/Sa_mu (Cunninghamia lanceolata)
Spießtanne https://de.wikipedia.org/wiki/Spie%C3%9Ftanne

Veröffentlicht 10. Januar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , , ,

Dringender Schutz der Wildvögel – Bảo vệ cấp bách các loài chim hoang dã   Leave a comment

Bảo vệ cấp bách các loài chim hoang dã

Việt Nam được đánh giá là một trong những khu vực tập trung chim hoang dã, di cư và các loài chim đặc hữu của thế giới, tạo nên các giá trị thiên nhiên quan trọng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch và xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước. Nhằm bảo vệ, ngăn chặn, chấm dứt tình trạng săn bắt, tận diệt, phá hủy sinh cảnh của các loài chim hoang dã, di cư, ngày 17/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 04/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.
02/10/2022 – 17:27 https://nhandan.vn/bao-ve-cap-bach-cac-loai-chim-hoang-da-post717930.html
Hiện nay, ở nước ta đã ghi nhận được hơn 900 loài chim, trong đó 99 loài cần quan tâm bảo tồn, 10 loài cực kỳ nguy cấp, 17 loài nguy cấp, 24 loài sắp nguy cấp và 48 loài sắp bị đe dọa. Việt Nam được xác định là một trong những khu vực quan trọng bậc nhất trong mạng lưới các tuyến đường bay chim di cư và các loài chim đặc hữu với 63 vùng chim quan trọng toàn cầu và 7 vùng chim đặc hữu.
Các vùng chim hoang dã, di cư như các Vườn quốc gia: Xuân Thủy (Nam Định), Tràm Chim (Đồng Tháp), Mũi Cà Mau (Cà Mau)… đã tạo nên các giá trị thiên nhiên quan trọng của Việt Nam. Riêng khu vực Đông Dương có 49 loài chim đặc hữu thì Việt Nam đã có 33 loài, trong đó, có 10 loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam.
Tuy nhiên, theo các cơ quan chuyên môn thì Việt Nam có 868 loài chim, trong đó 109 loài cần quan tâm bảo tồn, 11 loài cực kỳ nguy cấp, 19 loài nguy cấp, 28 loài sắp nguy cấp và 50 loài sắp bị đe dọa.
Đến nay, nhiều loài chim hoang dã, di cư đã được đưa vào danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ để quản lý, bảo vệ theo quy định của pháp luật như loài sếu đầu đỏ, cò mỏ thìa, rẽ mỏ thìa…
Bên cạnh Bộ luật Hình sự, hiện đã có nhiều quy định pháp luật trong việc bảo vệ động, thực vật hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học như: Luật Đa dạng sinh học, Xử lý vi phạm hành chính, Lâm nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành.
Thời gian qua các ngành, các cấp đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư cũng như các vùng chim cần bảo tồn nghiêm ngặt. Nhiều loài chim hoang dã, di cư được đưa vào danh mục để quản lý, bảo vệ theo quy định của pháp luật, như: loài sếu đầu đỏ, cò mỏ thìa, rẽ mỏ thìa…
Tuy nhiên, tình trạng săn bắt, tiêu thụ các loài chim hoang dã, đặc biệt là các loài chim di cư vẫn đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương, ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học, môi trường, tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh cho con người và sinh vật; ảnh hưởng đến việc thực thi các cam kết quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, Hiệp định về Đối tác Đường bay chim nước di cư tuyến Australia-Đông Á (EAAFP) mà Việt Nam là thành viên.
Hoạt động săn, bắt tận diệt, hủy hoại môi trường sống tự nhiên dẫn đến việc thay đổi môi trường sống và hệ sinh thái, làm suy giảm số lượng, thành phần các loài chim hoang dã, di cư, một số loài chim di cư đã không còn xuất hiện trong các mùa chim di cư đến Việt Nam.
Nhằm bảo vệ, ngăn chặn, chấm dứt tình trạng săn, bắt tận diệt, phá hủy sinh cảnh của các loài chim hoang dã, di cư, ngày 17/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 04/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.
Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, đề xuất hoàn thiện, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các quy định về bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam; hướng dẫn quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư, bao gồm bảo vệ các sinh cảnh, tuyến di cư xuyên biên giới và điểm dừng chân của chúng.
Lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan trên địa bàn tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư.
Lực lượng công an tăng cường các biện pháp đấu tranh; phòng, chống và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ chim hoang dã, di cư; tăng cường điều tra, phát hiện và kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt triệt phá các đường dây mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các loài chim hoang dã, di cư xuyên quốc gia.
Lực lượng quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan tăng cường công tác quản lý, kịp thời xử lý các hoạt động kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư.

Ngày 27/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành văn bản số 6461/BNN-TCLN gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác bảo vệ chim hoang dã, chim di cư.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam, thời gian qua, công tác bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, qua đó góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học.
Hiện nay đã đến mùa chim di cư (khoảng từ đầu tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau), dự báo tình hình săn, bẫy, bắt, buôn bán, tiêu thụ các loài chim hoang dã, di cư tại các địa phương sẽ gia tăng và diễn biến phức tạp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan có liên quan trên địa bàn tăng cường tuần tra, kiểm soát các khu vực trọng điểm về săn, bắt, buôn bán, tiêu thụ các loài chim hoang dã, di cư; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, bẫy, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư; tổ chức triệt phá các tụ điểm kinh doanh trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân không thực hiện các hành vi săn, bắt, bẫy, mua, bán, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư; chủ động tố giác các đối tượng vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư.
Các địa phương, đơn vị cần triển khai, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, buôn bán sinh vật cảnh trên địa bàn ký cam kết không mua, bán, trưng bày, quảng cáo mẫu vật động vật hoang dã không có nguồn gốc hợp pháp; xử lý nghiêm các cá nhân, cơ sở kinh doanh vi phạm quy định.
Cơ quan thú y và các cơ quan có liên quan tăng cường theo dõi, kịp thời phát hiện, xử lý các bệnh, dịch có nguồn gốc từ chim hoang dã, di cư có nguy cơ lây lan, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gia súc, gia cầm.

Hiện nay, ở nước ta đã ghi nhận được hơn 900 loài chim, trong đó 99 loài cần quan tâm bảo tồn, 10 loài cực kỳ nguy cấp, 17 loài nguy cấp, 24 loài sắp nguy cấp và 48 loài sắp bị đe dọa.

Veröffentlicht 2. Oktober 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Suspendierung des Direktors des Nationalparks Du Gia – Đình chỉ công tác giám đốc Vườn quốc gia Du Già   Leave a comment

Đình chỉ công tác giám đốc Vườn quốc gia Du Già

Đầu tháng 6, trước thông tin xảy ra tình trạng khai thác gỗ nghiến trái phép tại Vườn quốc gia Du Già (khu vực thôn Lùng Càng, xã Minh Ngọc, huyện Bắc Mê), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn đã trực tiếp đi kiểm tra thực tế và chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
03-07-2021, 12:38 https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/dinh-chi-cong-tac-giam-doc-vuon-quoc-gia-du-gia-653467/
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tiến hành kiểm tra, xác định số lượng gỗ bị khai thác trái phép tại Vườn quốc gia Du Già; xem xét trách nhiệm của chủ rừng đối với Ban Quản lý rừng đặc dụng Du Già; kiểm tra, rà soát toàn diện trách nhiệm của chủ rừng đối với các ban quản lý rừng đặc dụng trực thuộc sở quản lý để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại yếu kém; phối hợp cơ quan công an để điều tra, xử lý vụ việc.
Ông Hoàng Hải Lý, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang cho biết: “Ngay sau khi có ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, chúng tôi đã thành lập hai tổ công tác do Phó Giám đốc Sở và Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh làm tổ trưởng đi thực tế kiểm tra diện tích rừng xảy ra tình trạng khai thác gỗ trái phép tại Vườn quốc gia Du Già. Đồng thời, đi kiểm tra toàn diện trách nhiệm của chủ rừng đối với các ban quản lý rừng đặc dụng trực thuộc sở quản lý để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại yếu kém”.
Theo kết quả kiểm tra, tính đến ngày 29/6, hai tổ công tác đã xác định có 66 cây gỗ nghiến (nhóm IIA) bị chặt hạ (cả cây bị chặt hạ đã lâu và cây mới bị chặt hạ) với khối lượng đo đếm sơ bộ hơn 700 m3. Các tổ công tác đã tiến hành lập hồ sơ đối với từng cây nghiến bị đốn hạ (xác định tọa độ, mô tả loại cây, kích thước, đánh số thứ tự).
Cũng trên địa bàn xã Minh Ngọc, từ ngày 21 đến 25/6, Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Mê đã phối hợp chính quyền địa phương tiến hành rà soát diện tích rừng sản xuất trên địa bàn thôn Lùng Càng, xã Minh Ngọc và phát hiện 21 cây gỗ nghiến bị khai thác trái phép, khối lượng hơn 70 m3. Đây là khu vực rừng sản xuất đã được Ủy ban nhân dân huyện Bắc Mê giao cho tập thể thôn Lùng Càng, xã Minh Ngọc quản lý.

Về xem xét trách nhiệm của chủ rừng đối với Ban Quản lý rừng đặc dụng Du Già, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp huyện Bắc Mê kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra tình trạng khai thác rừng trái phép trong khu vực Vườn quốc gia Du Già. Sau khi có kết quả kiểm tra cụ thể, tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật với cán bộ thuộc thẩm quyền nếu có dấu hiệu vi phạm.
Hiện tại, đã đình chỉ công tác đối với ông Hoàng Ngọc Thực, Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Du Già. Đồng thời, biệt phái cán bộ từ Ban Quản lý rừng đặc dụng Phong Quang vào điều hành công việc tại Ban Quản lý rừng đặc dụng Du Già.
Trao đổi với phóng viên về vụ việc này, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang cho biết: “Đây là vụ việc nghiêm trọng, phức tạp nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã giao cho Giám đốc Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các lực lượng chức năng thành lập chuyên án, mở rộng điều tra, xác minh vụ vi phạm và xử lý nghiêm các đối tượng có liên quan theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, cơ quan công an đang tiến hành điều tra, xử lý vụ việc. Do đó, kết quả xử lý vụ việc phải chờ kết luận cuối cùng của cơ quan công an”.
Trước thực trạng phá rừng ở Vườn quốc gia Du Già, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang cũng vừa ban hành văn bản yêu cầu các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo văn bản này, tỉnh Hà Giang yêu cầu các ngành, các cấp tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, bảo vệ rừng. Địa phương, chủ rừng nào buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, không quan tâm chỉ đạo để xảy ra tình trạng vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng phức tạp, nổi cộm hoặc để xảy ra cháy rừng nghiêm trọng thì chủ tịch các huyện, thành phố và thủ trưởng quản lý các đơn vị chủ rừng phải chịu trách nhiệm.
Văn bản này cũng yêu cầu các huyện, thành phố nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng; kiểm tra nguồn gốc lâm sản đưa vào chế biến ở các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản, tổ chức cho các cơ sở ký cam kết không đưa vào chế biến gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên. Nếu cơ sở nào vi phạm xử lý nghiêm theo quy định.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tiến hành rà soát nguồn nhân lực, kinh phí hoạt động, căn cứ điều kiện cụ thể để xây dựng phương án thành lập lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh tiếp tục thực hiện kế hoạch triệt phá các đường dây, ổ nhóm khai thác, mua bán, tàng trữ và vận chuyển lâm sản trái phép.

Veröffentlicht 3. Juli 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Der Pu Mat National Park rettete erfolgreich Hunderte seltener Tiere – Vườn Quốc gia Pù Mát cứu hộ thành công hàng trăm động vật quý hiếm   Leave a comment

Vườn Quốc gia Pù Mát cứu hộ thành công hàng trăm động vật quý hiếm

Từ đầu năm đến nay, đã tiếp nhận từ các cơ quan chức năng, hộ gia đình để cứu hộ 70 cá thể động vật hoang dã gồm các loài: Tê tê Java, khỉ mốc, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, cu li nhỏ, rắn hổ mang, vượn đen má trắng, mèo rừng, cáo và các loài rùa… và đang tiếp tục cứu hộ hàng chục cá thể khác.
24/12/2019 https://baonghean.vn/vuon-quoc-gia-pu-mat-cuu-ho-thanh-cong-hang-tram-dong-vat-quy-hiem-259593.html
Bảo tồn đa dạng sinh học
Nằm ở sườn phía Đông của dãy Trường Sơn và trải dài trên 3 huyện Con Cuông, Anh Sơn và Tương Dương của tỉnh Nghệ An, Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát được thành lập vào năm 2002, có diện tích tự nhiên 194.000 ha, trong đó vùng bảo tồn 94.000 ha và vùng đệm 100.000 ha. Do địa hình đa dạng và phức tạp, VQG Pù Mát có nhiều động, thực vật hoang dã thuộc diện cần bảo tồn đa dạng sinh học.

Ông Trần Xuân Cường – Giám đốc Vườn Quốc gia Pù Mát cho biết: Đối với công tác cứu hộ động vật hoang dã, từ đầu năm đến nay, đã tiếp nhận từ các cơ quan chức năng, hộ gia đình để cứu hộ 70 cá thể động vật hoang dã gồm các loài: Tê tê Java, khỉ mốc, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, cu li nhỏ, rắn hổ mang, vượn đen má trắng, mèo rừng, cáo và các loài rùa… chuyển giao cho Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam (Save Vietnam’s Wildlife- SVW), Trung tâm cứu hộ rùa Cúc Phương 33 cá thể động vật.
Hiện tại đang tổ chức cứu hộ 16 cá thể động vật, gồm: 2 cá thể gấu ngựa, 3 cá thể vượn, 6 cá thể khỉ, 1 cá thể cáo đỏ, 04 cá thể tê tê. Phối hợp với Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (Save Vietnam’s Wildlife- SVW) và Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội thực hiện 2 đợt tái thả với số lượng động vật 195 cá thể.
Vườn Quốc gia Pù Mát còn triển khai thực hiện đúng tiến độ chương trình nghiên cứu khoa học năm 2019 với đề tài “Điều tra, đánh giá thành phần loài, hiện trạng xâm lấn và đề xuất các giải pháp hạn chế sự tác động của sinh vật ngoại lai đến Vườn Quốc gia Pù Mát”. Đơn vị chỉ đạo hợp tác với Save Vietnam’s Wildlife- SVW trong công tác cứu hộ động vật, nghiên cứu khoa học và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.
Đơn vị cũng phối hợp hiệu quả với nhiều tổ chức khác trong điều tra nghiên cứu về lưỡng cư, côn trùng, bò sát, đặt máy bẫy ảnh điều tra động vật. Kết quả đã chụp được nhiều loài động vật có giá trị bảo tồn cao như tê tê, gấu, mang, cầy vằn, sơn dương.

Đơn vị cũng tăng cường quan hệ hợp tác với tổ chức FFI trong công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã. Hợp tác với Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam và vườn thú Úc tiến hành các hoạt động nâng cao năng lực trong việc chăm sóc cứu hộ gấu, làm giàu thức ăn cho động vật tại Trung tâm cứu hộ. Hợp tác với Chương trình bảo tồn rùa châu Á (Asian Tutle program- ATP) thực hiện dự án “Đánh giá chiến lược tái thả cho các cá thể rùa đầu to nguy cấp được tịch thu tại Việt Nam” …
Ngoài ra, Vườn Quốc gia Pù Mát cũng thường xuyên trao đổi, phối hợp thực hiện một số hoạt động điều tra, nghiên cứu đa dạng sinh học như Viện nghiên cứu động, thực vật hoang dã (IZW), Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga, chuyên gia Hiệp hội bảo tồn Taronga Zoo, Úc.
Ngoài ra, Vườn Quốc gia Pù Mát còn thực hiện tốt công tác bảo quản mẫu tiêu bản từ các chương trình nghiên cứu, sưu tầm trong rừng từ khi thành lập cho đến nay. Công tác theo dõi, quản lý hồ sơ các chương trình nghiên cứu được chỉ đạo lưu trữ cẩn thận, phục vụ tốt cho việc tra cứu và khai thác cho các chương trình nghiên cứu, giáo dục bảo tồn tại Vườn Quốc gia Pù Mát.

Tăng cường bảo vệ rừng
Trong năm 2019, Vườn Quốc gia Pù Mát đã thực hiện khá hiệu quả công tác tuần tra, bảo vệ rừng. Thu hút nhiều người dân nhận khoán bảo vệ rừng tham gia tuần tra rừng cùng với lực lượng kiểm lâm. Thường xuyên tổ chức tuần tra trong toàn lâm phần được giao quản lý, qua đó đã phá hủy 209 lán tạm bợ trong rừng; tháo dỡ 4.980 bẫy; lập biên bản đuổi 183 người ra khỏi rừng do vào rừng trái phép. Tổ chức khoán bảo vệ rừng cho gần 1.100 hộ gia đình tại 7 xã trên 3 huyện với tổng diện tích là 23.538 ha.
Đơn vị đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp và đề xuất khởi tố hình sự các vụ án liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng. Số vụ xử lý vi phạm hành chính có chủ tăng cao nhất từ trước tới nay. Trong năm 2019, xử lý phạt hành chính và phát mại lâm sản 288.782.400 đồng.
Về khó khó khăn của Vườn Quốc gia Pù Mát hiện còn nhiều, như trong vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát đang có 2 bản tộc người Đan Lai sinh sống với 126 hộ, hơn 1.000 nhân khẩu. Việc toàn bộ diện tích trước đây của thôn bản đều được quy hoạch và giao cho Vườn Quốc gia Pù Mát là chưa phù hợp. Qua đó nhu cầu chính đáng của người dân về sử dụng vật liệu làm nhà, vật liệu chất đốt… phục vụ cho cuộc sống lại vi phạm quy định về quản lý bảo vệ rừng. Điều này là bất hợp lý và làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của kiểm lâm viên nói riêng, Vườn Quốc gia Pù Mát nói chung.
Bên cạnh đó, hiện nay Vườn Quốc gia Pù Mát được giao quản lý 94,715 ha rừng nhưng lực lượng kiểm lâm làm nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ rừng còn thiếu rất nhiều so với quy định. Mỗi kiểm lâm viên của VQG Pù Mát hiện nay quản lý bình quân gần 1.300 ha rừng nên việc tuần tra rừng gặp rất nhiều khó khăn…
Từ khóa: “vườn quốc gia Pù Máthttps://baonghean.vn/tags/v%c6%b0%e1%bb%9dn-qu%e1%bb%91c-gia-P%c3%b9-M%c3%a1t.html
Từ khóa: “Khu bảo tồn thiên nhiênhttps://baonghean.vn/tags/Khu-b%e1%ba%a3o-t%e1%bb%93n-thi%c3%aan-nhi%c3%aan.html

Veröffentlicht 25. Dezember 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Am 10. September übergaben die Behörden des Bezirks Dien Chau zwei wilde Tiere an das Rettungszentrum des Pu Mat-Nationalparks – Ngày 10/9, ngành chức năng huyện Diễn Châu đã tiến hành bàn giao hai động vật hoang dã cho Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Vườn Quốc gia Pù Mát   Leave a comment

Bàn giao mèo rừng và cáo cho vườn Quốc gia Pù Mát

Ngày 10/9, ngành chức năng huyện Diễn Châu đã tiến hành bàn giao hai động vật hoang dã cho Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Vườn Quốc gia Pù Mát.
11/09/2019 https://baonghean.vn/ban-giao-meo-rung-va-cao-cho-vuon-quoc-gia-pu-mat-253551.html

Trước đó, vào ngày 6/9, cơ quan chức năng huyện Diễn Châu đã phát hiện cơ sở kinh doanh hàng ăn tại xóm 5 xã Diễn Thành, do ông Trần Văn Ngọc, sinh năm 1993 trú tại xóm 1 xã Diễn Bình làm chủ, có nuôi nhốt 2 cá thể động vật hoang dã quý hiếm gồm: một con cáo trọng lượng 4kg và một con mèo rừng trọng lượng gần 2kg.

Quá trình làm việc ông Ngọc không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ cũng như hồ sơ pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho phép nuôi nhốt.

Ngành chức năng đã thu giữ và bàn giao 2 cá thể cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Vườn Quốc gia Pù Mát chăm sóc và bảo tồn. Đồng thời, tiếp tục điều tra mở rộng và có biện pháp xử lý đối với ông Trần Văn Ngọc theo quy định của pháp luật.

Veröffentlicht 11. September 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Die Eröffnungsfeier ohne Redner, ohne Blumen von 9 ethnischen Dan Lai Studenten – Lễ khai giảng không loa đài, không có hoa của 9 học sinh tộc người Đan Lai   Leave a comment

Lễ khai giảng không loa đài, không có hoa của 9 học sinh tộc người Đan Lai

Cùng với các trường học trên cả nước, Trường Tiểu học Thạch Ngàn 2, huyện Con Cuông – điểm lẻ Ké Tắt – Pá Hạ đã tổ chức lễ khai giảng cho 25 em học sinh, trong đó có 9 em học sinh Đan Lai vừa di chuyển từ vùng lõi rừng quốc gia Pù Mát.
05/09/2019 https://baonghean.vn/le-khai-giang-khong-loa-dai-khong-co-hoa-cua-9-hoc-sinh-toc-nguoi-dan-lai-253071.html
Đây là điểm trường đầu tiên được xây dựng để dạy học cho con em đồng bào Đan Lai khu tái định cư Kẻ Tắt – Pá Hạ chuyển về nơi ở mới hồi cuối tháng 7 vừa qua.
Cuối tháng 7, huyện Con Cuông đã tổ chức di dời 22 hộ dân của tộc người Đan Lai ở thượng nguồn Khe Khặng thuộc vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát ra khu tái định cư tại bản Kẻ Tắt – Pá Hạ, xã Thạch Ngàn. 19°10′12.3″N 105°00′45.9″E

Tại khu tái định cư bà con được hưởng lợi đầy đủ cơ sở vật chất như nhà ở, điện, đường, trường, trạm, đất sản xuất, giống cây, con và được hỗ trợ gạo ăn trong vòng 1 năm… để ổn định cuộc sống, chấm dứt cảnh sống dựa vào rừng, nghèo đói, lạc hậu.
Khu tái định cư Kẻ Tắt – Pá Hạ, xã Thạch Ngàn cách trung tâm huyện khoảng 25 km. Tại đây, số trẻ em trong độ tuổi đi học gồm: 2 trẻ học mầm non, 9 trẻ bậc tiểu học4 em bậc THCS.

Để các em nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống trên quê hương mới, ngay từ khi tiếp nhận, Trường Tiểu học Thạch Ngàn 2 đã cử giáo viên vận động 16 học sinh người Thái tại bản Pá Hạ ra học tập cùng 9 em học sinh Đan Lai tại điểm lẻ mới, cho các em làm quen và học tập cùng nhau.
Để động viên các em, mỗi thầy, cô giáo đã tặng quần áo, sách vở và tặng thêm cho 6 em học sinh ở bản Pá Hạ, mỗi em 1 chiếc xe đạp giúp các em đến điểm trường học tập thuận lợi hơn.
Về cơ sở vật chất trường lớp cơ bản đã chuẩn bị đầy đủ, năm học 2019 – 2020 là năm đầu tiên điểm trường lẻ tại khu tái định cư Kẻ tắt – Pá Hạ đi vào giảng dạy và học tập, thầy, cô giáo và các em học sinh đã sẵn sàng tâm thế để bước vào năm học mới.
Từ khóa: “học sinh Đan Laihttps://baonghean.vn/tags/h%e1%bb%8dc-sinh-%c4%90an-Lai.html
người Đan Lai https://baonghean.vn/search/bmfGsOG7nWkgxJBhbiBMYWkg/nguoi-dan-lai.html
Đan Lai https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_%C4%90an_Lai
Bộ tộc Đan Lai là một nhóm người nhỏ, được chính phủ Việt Nam xếp vào dân tộc Thổ. Hiện tại dân số bộ tộc này chỉ còn khoảng hơn 3000 người.
Các dân tộc tại Việt Nam https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c_d%C3%A2n_t%E1%BB%99c_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam

Veröffentlicht 7. September 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Einweihung des Natur- und Kulturmuseums in Nghe An – Khánh thành Bảo tàng Thiên nhiên Văn hóa mở tại Nghệ An   Leave a comment

Khánh thành Bảo tàng Thiên nhiên Văn hóa mở tại Nghệ An

Ngày 16/12, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam phối hợp với Ban quản lý Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An tổ chức lễ ra mắt Bảo tàng Thiên nhiên – Văn hóa mở tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, trong khuôn viên của Vườn quốc gia Pù Mát. 19°03′40.9″N 104°50′28.7″E
12/18/2018 http://www.baodulich.net.vn/Khanh-thanh-Bao-tang-Thien-nhien-Van-hoa-mo-tai-Nghe-An-15-17685.html
Miền Tây Nghệ An là vùng núi non trùng điệp, giàu có về tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và đa dạng sinh học, đặc biệt có các khu rừng đặc dụng: Vườn quốc gia Pù Mát, các khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt với nhiều hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hệ động thực vật phong phú, nhiều loài đặc hữu quý hiếm có ý nghĩa bảo tồn cho cả Việt Nam và thế giới. Đây còn là địa bàn sinh sống của đồng bào 6 dân tộc Thái, Mông, Khơ mú, Kinh, Thổ, Ơ đu tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng và độc đáo.

Bảo tàng Thiên nhiên – Văn hóa mở được hình thành trên cơ sở nâng cấp Bảo tàng Vườn quốc gia Pù Mát, với cách tiếp cận bảo tàng hiện đại do sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Việc xây dựng cũng như đi vào hoạt động của Bảo tàng Thiên nhiên – Văn hóa mở sẽ mở ra nhiều cơ hội học tập, nghiên cứu về hệ động, thực vật phong phú, bảo vệ tài nguyên đất – nước – rừng cũng như giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng dân cư bản địa tại miền Tây Nghệ An.
Thông qua việc trưng bày, giới thiệu tới nhân dân và du khách về thiên nhiên và văn hóa tại bảo tàng sẽ truyền tải thông điệp gắn kết bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc miền núi nhằm phát triển bền vững kinh tế – xã hội miền Tây Nghệ An.

Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An nằm trên địa bàn 9 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Thanh Chương, và Tương Dương của tỉnh Nghệ An, được Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận vào năm 2007.


Chuyển giao kết quả nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia: Mô hình Bảo tàng thiên nhiên – văn hóa mở tại Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An
Sáng 16/12/2018 tại trụ sở Vườn quốc gia Pù Mát, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Ban quản lý Khu Dự trữ Sinh quyển (DTSQ) miền Tây Nghệ An tổ chức buổi lễ chuyển giao mô hình Bảo tàng thiên nhiên – văn hoá mở; là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nướcNghiên cứu xây dựng mô hình Bảo tàng thiên nhiên – văn hóa mở miền Tây Nghệ Ando Tiến sỹ Nguyễn Thiên Tạo làm Chủ nhiệm, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam là đơn vì chủ trì thực hiện.
18/12/2018 https://dantri.com.vn/doi-song-van-hoa/ra-mat-bao-tang-thien-nhien-van-hoa-mo-20181218154806366.htm
19/12/2018 https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/15441/chuyen-giao-ket-qua-nhiem-vu-khcn-cap-quoc-gia–mo-hinh-bao-tang-thien-nhien—van-hoa-mo-tai-khu-du-tru-sinh-quyen-mien-tay-nghe-an.aspx
http://sinhquyennghean.vn/bao-tang-thien-nhien-van-hoa-mo-tai-vuon-quoc-gia-pu-mat-xa-chi-khe-huyen-con-cuong-tinh-nghe-an-1-2-149028.html
Tham dự buổi lễ có Đại diện Tiểu ban Khoa học Tự nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ; PGS.TS Nguyễn Trung Minh, Tổng Giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam; GS.TS Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam (MAB Việt Nam); PGS.TS Lê Xuân Cảnh, Ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia, đại diện.
Về phía tỉnh Nghệ An có ông Nguyễn Tiến Lâm, Phó Trưởng ban thường trực Khu DTSQ miền Tây Nghệ An, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; ông Lô Văn Thao, Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông; ông Trần Xuân Cường, Giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát cùng các chuyên gia, nhà khoa học đến từ Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, các trường Đại học quan tâm đến lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và bảo tàng, một số công ty du lịch và doanh nghiệp xã hội đóng trên địa bàn.
Bảo tàng được hình thành với cách tiếp cận bảo tàng hiện đại kết hợp giữa thiên nhiên và văn hoá với con người là trung tâm. Lựa chọn Vườn quốc gia Pù Mát là nơi trưng bày mô hình bên cạnh các tuyến tham quan trải nghiệm thiên nhiên, văn hóa, sinh kế của người dân địa phương và chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tại một số điểm thuộc vùng đệm của Khu DTSQ miền Tây Nghệ An. Đây là công sức không chỉ của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý, mà còn của cộng đồng người dân sinh sống tại vùng đệm của Khu DTSQ.
Bộ KH&CN đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quốc gia UNESCO và MAB Việt Nam tiếp tục hỗ trợ cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. Đến nay, toàn bộ 09 Khu dự trữ sinh quyển đều có nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia nghiên cứu về các vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học gắn liền với các vấn đề về phát triển kinh tế xã hội như du lịch sinh thái, bảo tồn văn hóa, sinh kế bền vững cho người dân,… góp phần vào phát triển bền vững cho địa phương. Các nhà khoa học trong lĩnh vực tự nhiên đã phối hợp liên ngành với các nhà khoa học trong lĩnh vực xã hội, văn hóa, dân tộc, du lịch,… để tìm ra những mô hình phát triển bền vững. Sản phẩm mô hình bảo tàng thiên nhiên mở là sản phẩm của một nhiệm vụ trong số đó góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa văn hóa và sinh kế người dân địa phương.
Bộ KH&CN với vai trò là Trưởng tiểu ban Khoa học Tự nhiên sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Chương trình Con người và Sinh quyển, đẩy mạnh hoạt động của các khu DTSQ thế giới tại Việt Nam được UNESCO công nhận, thúc đẩy giao lưu hợp tác quốc tế với các Khu DTSQ các nước trên thế giới; thực hiện các chiến lược và chương trình hành động của MAB, hướng tới thực hiện và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Lễ ra mắt Bảo tàng thiên nhiên – văn hóa mở Truyền Hình Nhân Dân 17.12.2018 veröffentlicht

 

Veröffentlicht 16. Januar 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Tram Chim Nationalpark – Vườn quốc gia Tràm Chim   Leave a comment

Vườn quốc gia Tràm Chim – Vũ điệu Tràm Chim 

31 Tháng Mười 2015 – 17:45:53  http://vovworld.vn/vi-VN/Phong-su-anh/Vu-dieu-Tram-Chim/380851.vov

Đến Tràm Chim mùa nước nổi, du khách sẽ được hòa mình vào vùng đất trời trong xanh gió mát để cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên ban cho nơi này.   –  10°43′26.5″N 105°31′16.6″E
Nằm lọt thỏm giữa vùng đất trũng ngập nước của Đồng Tháp Mười, Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp có diện tích tự nhiên 7.612ha, thuộc địa phận 5 xã Tân Công Sinh, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với bao la sông nước, rừng tràm xanh ngút ngàn và thảm thực vật phong phú với hơn 130 loài khác nhau. Vùng đất “6 tháng đồng khô cỏ cháy, 6 tháng nước ngập trắng đồng” này cũng chính là nơi cư trú của hàng trăm loài động vật có xương sống, hàng chục loài cá và hơn 198 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim hiện có ở Việt Nam.

Trải ra trước mắt du khách là sen, súng, lúa trời (lúa ma), năng, lác… cùng các loài động thực vật và chim muông như cò, diệc, vịt trời, cồng cộc… Những đàn chim quý bay rợp cánh rừng tràm ngút tầm mắt sẽ để lại những ấn tượng khó quên khi đến thăm Vườn quốc gia Tràm Chim.

Mới đây khu Vườn quốc gia Tràm Chim đã được thế giới công nhận là khu Ramsar vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế về mặt đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. Vườn quốc gia Tràm Chim còn được xem là 1 trong 8 khu vực bảo tồn các loài chim quan trọng nhất của Việt Nam, nhất là loài sếu đầu đỏ mỗi năm có khoảng 100 con bay về cư ngụ và tìm củ năng để ăn. Cảnh tượng kỳ thú và đặc sắc nhất ở Tràm Chim là “vũ điệu ngày hè” của những chú sếu đầu đỏ, loài chim quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới.

a1   a2 

a3   a4    a5  

a6   a7   a8  a9 

a1-Vợ chồng chim vành khuyên thay phiên kiếm mồi nuôi con.
a2-Chim già đãy – loài chim quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng – chuẩn bị cho mùa sinh sản.
a3-Chim dòng dọc (hay còn gọi là chim rồng rộc), loài chim làm tổ cầu kỳ, duyên dáng và có thể coi là đẹp nhất trong các loài chim.
a4-Khách tham quan sân chim mùa nước nổi.
a5-Cánh đồng hoa hoàng đầu ấn nở vào dịp cuối năm.
a6-Các sinh cảnh đồng cỏ quan trọng tại Vườn quốc gia Tràm Chim đang được phục hồi, tạo điều kiện cho các loài sinh vật, đặc biệt là sếu đầu đỏ – loài chim quý hiếm – xuất hiện trở lại và có chiều hướng ngày càng tăng.
a7-Chim trẩu, rất nhiều ở khu vực hoa hoàng đầu ấn vì thức ăn của loài chim này là ong.
a8-Chim điêng điểng (còn gọi là chim cổ rắn) bắt mồi bằng cách phóng mỏ xuyên qua cá, sau đó nổi lên, hất mồi lên trời và há miệng nuốt gọn.
a9-Khi nắng ban mai chiếu sáng các cánh đồng năng kim, cũng là lúc hàng vạn cánh cò trắng rời tổ chuẩn bị cho 1 ngày mưu sinh.

Theo saigondautu.com.vn  
http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20151028/Vu-dieu-Tram-Chim.aspx
Vũ Đức Lợi

Vườn quốc gia Tràm Chim  – https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%E1%BB%9Dn_qu%E1%BB%91c_gia_Tr%C3%A0m_Chim

Vườn quốc gia ở Việt Nam – https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%E1%BB%9Dn_qu%E1%BB%91c_gia_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam  

Tram Chim National Park  National Park-1   National Park-2

ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VIỆT NAM 

 8 Di sản thế giới tại Việt Nam: Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long, Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Quần thể danh thắng Tràng An 

46 Khu du lịch quốc gia: Cao nguyên đá Đồng Vănthác Bản GiốcMẫu SơnBa BểTân TràoNúi CốcSa PaThác BàĐền HùngMộc ChâuĐiện Biên Phủhồ Hòa BìnhHạ LongCát BàVân ĐồnTrà CổCôn Sơn-Kiếp BạcBa Vì-Suối Hai • Làng VH-DL các dân tộc VN • Tam ĐảoTràng AnTam ChúcKim LiênThiên CầmPhong Nha-Kẻ Bàng • Lăng CôCảnh DươngBà NàCù Lao ChàmMỹ KhêPhương MaiVịnh Xuân Đài • Bắc Cam RanhNinh ChữMũi NéMăng ĐenTuyền LâmĐan Kia-Suối VàngYokđônnúi Bà ĐenCần GiờLong Hải-Phước HảiCôn ĐảoThới SơnPhú QuốcNăm CănXứ sở hạnh phúc.

 40 điểm du lịch quốc gia: Tp Lào CaiPắc BóTp Lạng SơnMai ChâuHoàng thành Thăng LongYên TửTp Bắc NinhChùa HươngCúc PhươngVân LongPhố HiếnĐền Trần-Phủ GiầyThành nhà Hồ • KDT Nguyễn Du • Ngã ba Đồng LộcTp Đồng Hớithành cổ Quảng TrịBạch MãNgũ Hành SơnMỹ SơnLý SơnTrường LũyTrường SaPhú QuýNgã ba Đông DươngHồ Ya LyHồ LắkTx Gia NghĩaTà ThiếtTW Cục miền NamCát TiênHồ Trị AnCủ ChiLáng Sen Tràm ChimNúi SamCù lao Ông HổTp Cần ThơTx Hà Tiên • KDT Cao Văn Lầu.

24 trung tâm du lịch: Sơn La, Điện BiênLào CaiPhú ThọThái Nguyên, Lạng SơnHà GiangHà NộiNinh BìnhQuảng Ninh, Hải PhòngThanh HóaNam Nghệ An, Bắc Hà TĩnhQuảng Bình, Quảng TrịĐà Nẵng, Quảng NamBình Định, Phú Yên, Khánh HòaBình ThuậnĐà LạtĐắk LắkGia Lai, Kon TumThành phố Hồ Chí MinhTây NinhVũng TàuTiền Giang, Bến TreCần Thơ, Kiên GiangĐồng Tháp, An GiangCà Mau.

12 đô thị du lịch: Sa Pa, Đồ Sơn, Hạ Long, Sầm Sơn, Cửa Lò, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết, Đà lạt, Vũng Tàu

7 Vùng du lịch: Trung du và miền núi phía BắcĐồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông BắcBắc Trung BộDuyên hải Nam Trung BộTây NguyênĐông Nam BộTây Nam Bộ.

Veröffentlicht 4. November 2015 von anhyeuem66 in Nationalpark

Getaggt mit , , ,

Xuan Son National Park, PHU THO – Vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ   Leave a comment

Vườn quốc gia Xuân Sơn
=> 21°07′46.2″N 104°59′02.3″E

Đến với_Vườn Quốc gia Xuân Sơn_tỉnh Phú Thọ

VTC14_Thiên nhiên Việt Nam: Xuân Sơn – Chín tầng huyền thoại_13.11.2014
Veröffentlicht am 13.11.2014

Đến với Vườn Quốc gia Xuân Sơn – tỉnh Phú Thọ – một bức tranh thiên nhiên vẫn giữ được nguyên vẻ hoang sơ, hoang dã. Nơi có nhiều loài động thực vật quý hiếm ghi trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Ngoài sức hấp dẫn của hệ động thực vật phong phú, Xuân Sơn còn có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú mà khi đến đây du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây.

Vườn quốc gia Xuân Sơn
http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%E1%BB%9Dn_qu%E1%BB%91c_gia_Xu%C3%A2n_S%C6%A1n

http://www.vuonquocgiaxuanson.com.vn/delta/index.php?/lngs/vi/piwener.html
http://vuonquocgiaxuanson.com.vn/delta/index.php?/lngs/vi/piwener.html

Veröffentlicht 14. November 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit ,