Archiv für das Schlagwort ‘Bao Dai

Ao Dai „Südländischer Tanz“ – Độc đáo bộ sưu tập lấy cảm hứng từ chiếc khăn rằn Nam Bộ   Leave a comment

Độc đáo bộ sưu tập lấy cảm hứng từ chiếc khăn rằn Nam Bộ

Lấy ý tưởng từ chiếc khăn rằn Nam Bộ và những chất liệu văn hóa, danh lam thắng cảnh của vùng đất Tây Ninh, nhà thiết kế Thạch Linh đã cho ra đời bộ sưu tập áo dàiĐiệu Nam Bộ”.
10/07/2023 – 19:24 https://nhandan.vn/doc-dao-bo-suu-tap-lay-cam-hung-tu-chiec-khan-ran-nam-bo-post761672.html

Nhà thiết kế Thạch Linh cho biết, cô rất ấn tượng với hình ảnh người phụ nữ Nam Bộ trong chiếc khăn rằn và áo bà ba. Chiếc khăn rằn đã đồng hành với người dân Nam Bộ từ những năm tháng chiến tranh cho đến hiện tại.
Chiếc khăn rằn đã cùng người phụ nữ Nam Bộ trải qua những thăng trầm lịch sử, của cuộc đời mỗi người và giờ đây, được tái hiện một cách sống động, sang trọng qua thời trang.
Với chất liệu chủ đạo là lụa cao cấp, lụa Hàn Quốc, tơ tằm, oganza, bộ sưu tập “Điệu Nam Bộ” được thực hiện dựa trên những nét đẹp văn hóa cũng như những địa điểm du lịch tâm linh của Tây Ninh.
Những hình ảnh của bộ sưu tập được thực hiện tại núi Bà Đen – ngọn núi ở Tây Ninh được mệnh danh là “Đệ nhất thiên sơn”, “Nóc nhà Nam Bộ”… với phần thể hiện của Top 6 Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam 2022 Nguyễn Vũ Hà Anh, người mẫu Hà Lê cùng các mẫu nhí Nguyễn Ngọc Kiều Hân, Lê Nhã Uyên, Phương Linh.
Điểm nhấn của bộ sưu tập “Điệu Nam Bộ” là chiếc váy dài 20m do mẫu nhí Nguyễn Ngọc Kiều Hân – cô bé giành chiến thắng trong cuộc thi Miss Baby Việt Nam 2022 – thể hiện. Thiết kế được vẽ tay thủ công, khắc họa những địa danh nổi tiếng của Tây Ninh như 6 ngôi chùa thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, hệ thống hang động và quần thể tâm linh trên đỉnh núi Bà Đen…
Trước khi bắt tay vào thực hiện “Điệu Nam Bộ”, Thạch Linh đã dành nhiều thời gian đến Tây Ninh để tìm hiểu, trải nghiệm để hiểu thêm con người và văn hóa nơi đây.
“Trong quá trình trải nghiệm, những điểm gì khiến mình bị thu hút tôi đều ghi chép lại kỹ càng. Bên cạnh đó, tôi còn dành thời gian giao lưu, tiếp xúc với người dân nơi đây, được nghe họ kể rất nhiều về những câu chuyện lịch sử, về chiếc khăn rằn để có thêm nguồn cảm hứng sáng tạo”, nhà thiết kế chia sẻ.
“Điệu Nam Bộ” là bộ sưu tập thuộc dự án thời trang kết hợp văn hóa, du lịch “Quảng bá Việt Nam 2023” do Thạch Linh khởi xướng. Trong đó, các thiết kế đều được gắn liền với các danh lam thắng cảnh và nét đặc sắc của từng tỉnh thành. Theo kế hoạch, có tổng cộng 63 bộ sưu tập sẽ được thực hiện, mang đặc trưng của 63 tỉnh thành khắp đất nước ta. Trước “Điệu Nam Bộ”, Thạch Linh đã ra mắt nhiều bộ sưu tập được chú ý như “Tinh hoa cố đô” tôn vinh vẻ đẹp Ninh Bình, “Sen – Kính dâng Người” với những thiết kế gắn với làng Sen quê Bác…
“Tôi luôn có một tâm niệm trong quá trình sáng tạo của mình, đó là làm thế nào để đưa thời trang, đưa áo dài đến với bạn bè trong nước và quốc tế theo cách đặc sắc nhất. Với dự án “Quảng bá Việt Nam 2023”, trực tiếp trải nghiệm đời sống, văn hóa và chiêm ngưỡng thiên nhiên khắp 63 tỉnh thành, tôi được làm mới chính bản thân mình. Tôi được tiếp cận, học hỏi những nét riêng đặc sắc trong trang phục các vùng miền, được tiếp thêm cảm hứng để thỏa sức sáng tạo, sống hết mình với đam mê”, nhà thiết kế 9x chia sẻ.

Veröffentlicht 12. Juli 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Der Traum von der Wiederbelebung des „Bao Dai Herrenhauses“ wurde im Herzen von Hanoi vergessen – Giấc mơ hồi sinh “Dinh thự Bảo Đại” bị bỏ quên giữa lòng Hà Nội   Leave a comment

Giấc mơ hồi sinhDinh thự Bảo Đạibị bỏ quên giữa lòng Hà Nội

Một ngôi biệt thự cổ ước tính tuổi đời khoảng 100 năm, được người dân chung quanh gọi với cái tên Biệt thự Bảo Đại, với những kết cấu nội thất, phòng ở, cầu thang và khu vệ sinh gần như còn nguyên vẹn. Người chủ mới của ngôi biệt thự, doanh nhân Hồ Hoàng Hải (Công ty Phú Thành) đang mong muốn có sự hỗ trợ từ các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư… để tìm hiểu nguồn gốc ngôi biệt thự và có phương hướng bảo tồn để biến nơi này thành một địa chỉ văn hóa hấp dẫn của Hà Nội.
17-03-2021, 15:37 https://nhandan.com.vn/di-san/giac-mo-hoi-sinh-dinh-thu-bao-dai-bi-bo-quen-giua-long-ha-noi-638774/
Ngôi biệt thự tọa lạc gần dốc Ngọc Hà, nằm khuất sau dãy hàng quán và ki-ốt mặt phố, vẫn còn giữ nguyên vẹn những mảng tường rào uốn lượn của vườn thượng uyển xưa kia. Theo những bản vẽ của khu biệt thự mà anh Hồ Hoàng Hải sưu tầm được, khu biệt thự có một vườn thượng uyển hình con sò với lớp tường bao uốn lượn như thân rồng bên ngoài.
Tòa dinh thự là công trình chính trong một quần thể gồm bốn biệt thự cổ nằm ở đầu làng Ngọc Hà. Theo lời những người dân sống tại khu vực này, những tòa dinh thự này đều liên quan tới hoàng gia thời Nguyễn dưới triều vua Bảo Đại. Một số ngôi nhà trong số các dinh thự này được thiết kế theo phong cách phương Tây nhưng lại có phần mái ngói cung đình.

Tòa nhà có lối kiến trúc độc đáo, kết hợp cả hai phong cách phương Đông. ( ngõ 186 Ngọc Hà , hồ Tây , Hà Nội21°02′21.1″N 105°49′42.6″E )
Đi qua cổng ngõ 186 Ngọc Hà, có thể dễ dàng nhận ra bức tường rào của tòa biệt thự được xây uốn lượn như thân rồng, đắp ngói viền, từ trên cao nhìn xuống có thể thấy toàn bộ tường được tạo hình thành chiếc vỏ sò khổng lồ ôm lấy tòa dinh thự.
Doanh nhân Hồ Hoàng Hải cho biết, căn biệt thự này đã qua tay nhiều chủ nhân, tuy nhiên, rất may mắn là các chủ nhân đều rất giữ gìn căn nhà trong suốt quá trình ở, cho nên kết cấu cơ bản tòa nhà, cùng một số phần nội thất vẫn còn được giữ lại nguyên vẹn. Toàn bộ sàn nhà được lát bằng gỗ lim, lên nước đen bóng như mới. Hệ thống tủ âm tường cũng bằng gỗ lim còn được giữ nguyên vẹn. Bên trong các phòng, phòng nào cũng có lò sưởi. Tường ngăn các phòng bên trong tòa nhà lên tới 60cm, cách âm và giữ ấm vào mùa đông, nhưng lại khiến cho các phòng mát rượi vào mùa hè.
Cầu thang gỗ chạy uốn lượn cách điệu, với phần tay vịn được xây chắc chắn bằng gạch và viền gỗ. Ở khu vực hành lang nối các phòng trên tầng, đều có xây hộp kỹ thuật âm tường, điều tưởng chừng như không thể vào thời điểm cách đây khoảng 100 năm. Ngoài hệ thống cửa gỗ vẫn được giữ nguyên bản, tòa nhà còn có hệ thống cửa lùa ở một số phòng và garage, hiện tại vẫn hoạt động trơn tru và rất nhẹ. Ngoại trừ một vài phòng chủ nhà đã làm trần thạch cao để phục vụ nhu cầu làm homestay, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu. Điều đặc biệt, ngôi biệt thự còn có nhà vệ sinh ở trên tầng, khép kín, không khác gì nhà ở hiện đại bây giờ, điều khó có thể tìm thấy ở các nhà bình thường khác vào thời điểm cách đây 100 năm.

Ông Đào Đức Toàn, năm nay 66 tuổi, vốn là một trong những người từng sinh sống gần tòa dinh thự từ khi còn nhỏ, kể lại rằng tòa dinh thự này có nhiều điều thú vị. Chẳng hạn như bên dưới tòa nhà còn có một hầm ngầm, nghe nói là dẫn ra hồ Tây, dài khoảng vài trăm mét, dẫn đến bến thủy phi cơ của vua Bảo Đại.
Anh Hồ Hoàng Hải cũng cho biết, anh có nghe người dân chung quanh kể về một tòa nhà cách dinh thự này khoảng 50m, được cho là sàn nhảy đầm và nhà khách của vua Bảo Đại. Trên thực tế, ngay đầu dốc Ngọc Hà trước kia từng có một nhà hàng bia tươi nổi tiếng Hà Nội lúc bấy giờ bởi có một hầm rượu bên dưới. Những người dân sống chung quanh tòa nhà còn kể lại câu chuyện xuống căn hầm này tránh bom và giấu bộ đội dưới đó trong thời chiến. Đến khi hòa bình lập lại, một thời gian đoạn đường hầm trở thành nơi chơi trò trốn tìm của trẻ con trong khu vực này trước khi nó bị đóng kín lại để tránh chuột, bọ…
Ông Đào Đức Toàn kể lại, thủa nhỏ, gia đình ông sống cách tòa nhà khoảng 100m. Dân cư tại khu vực này khi đó còn rất thưa thớt, đứng trên nhà ông còn có thể nhìn thấy mái của tòa dinh thự. “Ngôi nhà có giá trị lịch sử rất cao, với nội thất cơ bản vẫn được giữ nguyên, cùng với nhiều chi tiết của tòa nhà. Từ thủa nhỏ, tôi đã nghe nói đây là tòa nhà liên quan đến vua Bảo Đại. Ngôi nhà này nếu như được phục chế lại như ở Đồ Sơn hay Đà Lạt, sẽ trở thành một điểm du lịch hấp dẫn ở Hà Nội” – ông nói.
Anh Hồ Hoàng Hải cho biết, anh đã tìm kiếm thông tin, tư liệu về ngôi biệt thự ở rất nhiều nơi, từ những người dân sống trong khuôn viên ngôi biệt thự, cho đến một số nơi lưu giữ tài liệu, nghiên cứu, nhưng vẫn chưa tìm được tài liệu, tư liệu nào chỉ dẫn chính xác về chủ nhân và thời gian xây dựng ngôi biệt thự. Có thông tin cho rằng đây là nhà của cô ruột vua Bảo Đại lấy chồng người Pháp, cũng có thông tin cho rằng ngôi nhà do Nguyễn Hữu Hào, chị ruột của Nam Phương Hoàng hậu xây dựng.
Nguyện vọng lớn nhất của tôi là được tìm hiểu thông tin, cũng như có được sự giúp đỡ từ các viện nghiên cứu, các chuyên gia nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, để tìm ra chính xác nguồn gốc, chủ nhân của ngôi biệt thự này. Tôi mong muốn biến nơi này trở thành một địa chỉ văn hóa của Hà Nội, để người dân hiểu và trân trọng di sản quý giá mà thành phố đang sở hữu. Nhưng chỉ khi biết được cụ thể và rõ ràng những thông tin liên quan đến ngôi nhà này, tòa dinh thự mới thực sự trở về đúng ý nghĩa của nó” – anh Hồ Hoàng Hải chia sẻ.

Veröffentlicht 17. März 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Die Bao Dai Villa in Do Son ist als Touristenziel anerkannt – Biệt thự Bảo Đại tại Đồ Sơn được công nhận là điểm du lịch – Công nhận “Đảo Hòn Dấu” (quận Đồ Sơn) là điểm du lịch   Leave a comment

Biệt thự Bảo Đại tại Đồ Sơn được công nhận là điểm du lịch 20°41′15.3″N 106°47′35.5″E

UBND TP Hải Phòng vừa ban hành Quyết định số 3013/QĐ-UBND về việc công nhận Biệt thự Bảo Đại, phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn là điểm du lịch.
2020-09-30 16:30 https://thanhphohaiphong.gov.vn/cong-nhan-biet-thu-bao-dai-phuong-van-huong-quan-do-son-la-diem-du-lich.html
30/09/2020 21:16 https://nongnghiep.vn/biet-thu-bao-dai-tai-do-son-duoc-cong-nhan-la-diem-du-lich-d274228.html
30-09-2020 22:33 http://kinhtedothi.vn/biet-thu-bao-dai-do-son-duoc-cong-nhan-la-diem-du-lich-397481.html
Theo đó, biệt thự Bảo Đại được giao cho doanh nghiệp thực hiện việc tổ chức quản lý, khai thác, duy trì các điều kiện, phát triển điểm du lịch theo quy định. Đồng thời bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch đảm bảo hiệu quả, bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan.
Theo UBND quận Đồ Sơn, ngôi biệt thự có 3 tầng, được xây dựng năm 1928 với mục đích ban đầu chủ yếu phục vụ các viên chức cấp cao của Pháp về nghỉ ngơi và dự họp. Năm 1949, ngôi biệt thự được toàn quyền Đông Dương trao lại cho vua Bảo Đại sử dụng.
Sau năm 1954, khi người lính Pháp cuối cùng rút khỏi miền bắc, ngôi biệt thự được Nhà nước bàn giao cho Bộ Quốc phòng quản lý. Tháng 3/1984, ngôi biệt thự được bàn giao lại cho Công ty du lịch Hải Phòng, nay là Công ty cổ phần du lịch Đồ Sơn trực thuộc Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch.

Công nhậnĐảo Hòn Dấu” (quận Đồ Sơn) là điểm du lịch 20°40′01.3″N 106°48′57.6″E
UBND thành phố vừa ban hành Quyết định công nhận “Đảo Hòn Dấu” – phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn là điểm du lịch.
02/09/2020 18:00 https://thanhphohaiphong.gov.vn/cong-nhan-dao-hon-dau-quan-do-son-la-diem-du-lich.html
UBND thành phố giao UBND quận Đồ Sơn có trách nhiệm thực hiện việc quản lý, khai thác, duy trì các điều kiện, phát triển điểm du lịch theo quy định; bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan. UBND thành phố cũng giao Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát UBND quận Đồ Sơn trong việc quản lý, khai thác, duy trì, phát triển điểm du lịch, đảm bảo hiệu quả, bền vững.

Veröffentlicht 1. Oktober 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

„Großen Restauration“ für 5,5 Millionen USD – Pressemitteilung zur Restaurierung – ĐIỆN KIẾN TRUNG – Huế   Leave a comment

Trưng bày giới thiệu Dự ánTU BỔ, PHỤC HỒI VÀ TÔN TẠO DI TÍCH ĐIỆN KIẾN TRUNG

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (1993 – 2018) và 15 năm Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của Nhân loại (2003 – 2018); Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức trưng bày giới thiệu Dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung”.
03/09/2018 http://hueworldheritage.org.vn/TTBTDTCDH.aspx?TieuDeID=128&TinTucID=2897&l=vn
Dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung” đã được UBND tỉnh vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án đầu tư tại Quyết định số 1649/QĐ-UBND ngày 27/7/2018. Theo đó: tổng vốn dự án là trên 123 tỷ đồng; trong đó, trên 95 tỷ đồng để thực hiện tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Kiến Trung và đầu tư một số hạ tầng kỹ thuật như hệ thống phòng chống chữa cháy, thiết bị nội thất công trình và chống sét công trình; dự phòng phí hơn 25 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư thuộc chương trình mục tiêu phát triển văn hóa và các nguồn huy động khác.Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là đơn vị được giao tổ chức thực hiện.
Trưng bày sẽ được khai mạc lúc 08h00 ngày 7/9/2018, tại Sân điện Kiến Trung, Đại Nội Huế. 16°28′16.2″N 107°34′35.6″E

LỊCH SỬ KIẾN TRÚC
Dưới triều Khải Định (1916-1925), tháng 2.1921, điện Kiến Trung được khởi công xây dựng, đến năm 1923 thì hoàn tất. Ngôi điện này trở thành nơi sinh hoạt và làm việc của 2 vị vua cuối cùng của triều Nguyễn là Khải Định và Bảo Đại. nơi làm việc của vua Khải Định và là nơi sinh hoạt của gia đình nhà vua. Điện
Kiến Trung là công trình tiêu biểu nhất, quan trọng nhất đánh dấu một giai đoạn độc đáo và đặc sắc bổ sung cho kiến trúc cung đình Huế.
Năm 1932, vua Bảo Đại (1925 – 1945) đã cho cải tạo lại nội thất, lắp đặt thêm các tiện nghi Tây phương, còn phần ngoại thất vẫn giữ nguyên. Từ đó, điện Kiến Trung trở thành nơi ở của cả gia đình nhà vua.
Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 29.8.1945, điện Kiến Trung trở thành chứng nhân của sự kiện vua Bảo Đại có cuộc tiếp xúc đầu tiên với Phái đoàn Chính phủ lâm thời để chính thức họp bàn thoái vị, trao lại quyền điều hành đất nước cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Vào năm 1947, công trình bị chiến tranh phá hủy.

GIÁ TRỊ MỸ THUẬT
Điện Kiến Trung có đầy đủ những đặc điểm của một công trình phong cách Đông Dương với sự kết hợp giữa Á và Âu. Trên hình khối bố cục đậm chất Âu châu, điện Kiến Trung được tô điểm bởi các chi tiết trang trí hoa văn, họa tiết, con giống mang đậm bản sắc của hoạ tiết cung đình, tạo nên xu hướng thẩm mỹ đặc trưng. Đây chính là phong cách kiến trúc Đông Dương do người Việt Nam sáng tạo ra và là những giá trị văn hóa, lịch sử đáng trân trọng.

QUY MÔ PHỤC HỒI
Phục hồi công trình lầu Kiến Trung: Gia cường móng bê-tông cốt thép; phục hồi tường xây bằng gạch vồ; phục hồi gạch lát nền, sàn; tu bổ, phục hồi, gia cường bậc cấp; phục hồi hệ thống lan can; phục hồi dầm, sàn bê-tông cốt thép 2 tầng; phục hồi hệ mái ngói; phục hồi bờ nóc, bờ quyết; phục hồi các con giống tại bờ nóc, bờ quyết; phục hồi ô hộc, cuốn thư, chi tiết trang trí ngoại thất; phục hồi phào chỉ nội thất; phục hồi màu tường, ô hộc, lan can; phục hồi hệ thống cửa đi, cửa sổ; phục hồi tranh tường, trần trang trí nội thất; sơn son thếp vàng (tại các vị trí có đầy đủ tư liệu làm căn cứ để phục hồi); phục hồi gờ chỉ, phào trang trí nội thất; tôn tạo, phục hồi hệ thống cấp điện; phục hồi hệ thống cấp nước, thoát nước, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy, phòng chống mối;
– Lắp đặt thiết bị trưng bày nội thất Lầu Kiến Trung.
– Tu bổ, bảo quản móng bao ngoài, móng tường, chân tường Đông Cung Lâu, Ngự Thư Phòng.
– Tu bổ, bảo quản móng bao ngoài, móng tường, chân tường, nền Võ Hộ Giá Phòng, Ngự Phê Phòng.
– Tu bổ phần hạ tầng tổng thể xung quanh công trình; tôn tạo cảnh quan hài hoà với công trình.


Cận cảnh điện Kiến Trung trước ngày “đại trùng tu” với 5,5 triệu USD
Từ tháng 10/2018, Dự án „Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung“ sẽ bắt đầu khởi công. Thời gian tu bổ sẽ kéo dài trong nhiều năm. Đây là sự kiện quan trọng được nhiều người mong đợi từ lâu.
10/09/2018 http://toquoc.vn/can-canh-dien-kien-trung-truoc-ngay-dai-trung-tu-voi-55-trieu-usd-99245810.htm
Theo tư liệu nhà Nguyễn, điện Kiến Trung được khởi công xây dựng vào tháng 2/1921 dưới triều Khải Định (1916 -1925), đến năm 1923 thì hoàn tất. Ngôi điện này là nơi sinh hoạt và làm việc của 2 vị vua cuối cùng của triều Nguyễn là Khải Định và Bảo Đại.
Năm 1932, vua Bảo Đại (1925 -1945) từng cho cải tạo lại nội thất, lắp đặt thêm các tiện nghi Tây phương, còn phần ngoại thất vẫn giữ nguyên. Bởi vậy, ngôi điện này có đầy đủ những đặc điểm của một công trình phong cách Đông Dương với sự kết hợp giữa Á và Âu.
Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 29/8/1945, điện Kiến Trung trở thành chứng nhân của sự kiện vua Bảo Đại có cuộc tiếp xúc đầu tiên với Phái đoàn Chính phủ lâm thời để chính thức họp bàn thoái vị, trao lại quyền điều hành đất nước cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Đáng tiếc là vào năm 1947, công trình điện Kiến Trung đã bị chiến tranh phá hủy và trở thành phế tích. Đến nay dường như chỉ còn nền móng.
Kiến Trung https://baomoi.com/tag/Ki%E1%BA%BFn-Trung.epi
Điện Kiến Trung (hoàng thành Huế) https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%87n_Ki%E1%BA%BFn_Trung_(ho%C3%A0ng_th%C3%A0nh_Hu%E1%BA%BF)
Cung An Định https://vi.wikipedia.org/wiki/Cung_An_%C4%90%E1%BB%8Bnh 16°27′24.7″N 107°35′53.5″E


Đầu tư hơn 123 tỷ đồng phục hồi di tích điện Kiến Trung
Trong khuôn khổ Hội nghị phát triển du lịch miền Trung – Tây Nguyên, sáng 16/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ khởi công dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung, Đại Nội Huế.
16/02/2019 http://baochinhphu.vn/Van-hoa/Dau-tu-hon-123-ty-dong-phuc-hoi-di-tich-dien-Kien-Trung/359157.vgp
Điện Kiến Trung là một cung điện quan trọng trong hệ thống các cung điện của triều Nguyễn, được xây dựng vào năm 1921 đến năm 1923 dưới triều vua Khải Định. Năm 1932, vua Bảo Đại (1925 – 1945) đã cho cải tạo lại nội thất, lắp đặt thêm các tiện nghi Tây phương, còn phần ngoại thất vẫn giữ nguyên. Từ đó, điện Kiến Trung trở thành nơi ở của cả gia đình nhà vua.
Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 29/8/1945, điện Kiến Trung trở thành chứng nhân của sự kiện vua Bảo Đại có cuộc tiếp xúc đầu tiên với Phái đoàn Chính phủ lâm thời để chính thức họp bàn thoái vị, trao lại quyền điều hành đất nước cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Năm 1947, công trình bị chiến tranh phá hủy chỉ còn lại nền móng đến ngày nay.
Ngoài những giá trị mang tính lịch sử, điện Kiến Trung còn mang những giá trị to lớn về kiến trúc và mỹ thuật. Điện Kiến Trung có đầy đủ những đặc điểm của một công trình phong cách Đông Dương với sự kết hợp giữa Á và Âu gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc phục hưng của Ý pha trộn kiến trúc truyền thống Việt Nam. Trên hình khối bố cục đậm chất châu Âu, điện Kiến Trung được tô điểm bởi các chi tiết trang trí hoa văn, họa tiết, con giống mang đậm bản sắc của họa tiết cung đình, tạo nên xu hướng thẩm mỹ đặc trưng đánh dấu một giai đoạn kiến trúc độc đáo và đặc sắc bổ sung cho kiến trúc cung đình Huế.
Quy mô đầu tư tu bổ, phục hồi và tôn tạo bao gồm toàn bộ các hạng mục công trình trong khuôn viên Điện Kiến Trung như Tu bổ tổng thể tường bao nền, hệ thống lan can, sân khuôn viên gồm Tiền Viên và Hậu Viên, các bậc cấp; tu bổ phục hồi lầu Kiến Trung (Kiến Trung Lâu) 2 tầng, chiều cao khoảng 14m, diện tích xây dựng khoảng 975m2; các công trình nhỏ xung quanh như đôn gạch, đài phun nước, súng thần công, nhà canh; hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh; bảo tồn nền móng Đông Cung Lâu, Ngự Thư Phòng, Võ Hộ Giá Phòng và Ngự Phê Phòng.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu phát triển văn hoá và các nguồn huy động hợp pháp khác. Dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2022.

Veröffentlicht 20. Februar 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Ein direktes Interview mit Kaiser Bao Dai vor seinem Tod – Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời   Leave a comment

Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời

Trước khi Bảo Đại qua đời (1997), nhà sử học trẻ Fédéric Mitterand – cháu của Tổng thống Mitterand đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp cựu hoàng tại nhà riêng (tầng trệt cao ốc 29 Presnel, quận 16 – Paris). Lần đầu tiên cựu hoàng nói về những kỷ niệm và thổ lộ ước vọng của ông về đất nước Việt Nam, trong đó có việc ông thành lập chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật và trong trường hợp nào ông đã thoái vị làm cố vấn cho chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Bảo Đại https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o_%C4%90%E1%BA%A1i
Cuộc phỏng vấn này đã được phát trên truyền hình Pháp nhiều lần, hoàng nữ Phương Thảo (con của bà Bùi Mộng Điệp và cựu hoàng Bảo Đại) đã thu được và cung cấp cho tôi, kỹ sư Bùi Hữu Lân (cựu sinh viên Đại học Bách khoa Pháp) và ông Nguyễn Đắc Xuân chuyển qua Việt ngữ. Xin trích một đoạn sau đây để bạn đọc tham khảo về những sự kiện cách nay 70 năm.
Kỳ 1 07/05/2015 http://chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/cuoc-phong-van-truc-tiep-cuu-hoang-bao-dai.html
Frédéric Mitterand: Đây là một thời kỳ (1944-1946) lạ lùng: có một chủ quyền của nước Pháp Vichy, có đông đảo người Nhật, có vua Bảo Đại im lặng đứng nhìn tình thế, bên cạnh nhân dân Việt Nam. Nước Pháp được giải phóng, thay đổi chế độ chính trị, với tướng De Gaulle lên cầm quyền. Lúc ấy ở Việt Nam tình hình ra thế nào?
Bảo Đại: Người Việt chúng tôi mù tịt. Chúng tôi hoàn toàn không biết việc gì đã xảy ra. Chúng tôi có biết nước Pháp được giải phóng, chấm hết.

Frédéric Mitterand: Và người Nhật? Lúc ấy một thời gian sau họ làm đảo chánh?
Bảo Đại: Người Nhật làm đảo chánh vì người Pháp cho rằng, sau khi quân Nhật đã thua nhiều trận ở mặt trận Thái Bình Dương, nước Nhật đã đến thời tận số. Cho nên người Pháp mới bắt đầu tổ chức một loạt kháng chiến. Người Nhật, thấy đã hết thời, không muốn như vậy và đó cũng là một vấn đề thể diện. Họ đã làm đảo chánh và gạt bỏ chủ quyền của Pháp.

Frédéric Mitterand: Lúc ấy, ngài bất đắc dĩ cũng bị lôi cuốn phần nào trong cuộc ẩu đả đó?
Bảo Đại: Đó là một câu chuyện khá đầy kịch tính. Hôm người Nhật làm đảo chánh tôi không có mặt trong cung. Tôi đi săn. Đến khi trở về cung các cửa cung đều mở. Có tiếng súng nổ. Một sĩ quan Nhật đến trình diện với tôi, xin tôi chịu khó chờ một chút: “Chúng tôi đang giải quyết vài vấn đề”, và sau đó ông sĩ quan này dẫn tôi vào cung. Một thời gian sau, tôi vào trong cung, cũng ông sĩ quan ấy nói với tôi: “Ngày mai, có một nhân vật quan trọng, một đại sứ, đến trình diện với ngài”. Ngày hôm sau tôi tiếp đại sứ Yokoyama. Đại sứ trình uỷ nhiệm thư và nói với tôi rằng: “Thiên Hoàng cho tôi đến bên cạnh Ngài”. Đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với người Nhật.

Frédéric Mitterand: Trước đó ngài đã có suy nghĩ về hoàng đế Nhật Bản?
Bảo Đại: Chúng tôi biết hoàng đế Nhật, nhất là Minh Trị Thiên Hoàng, đã mở cửa nước Nhật cho thế giới hiện đại.

Frédéric Mitterand: Và ngài có quan tâm đến kinh nghiệm này?
Bảo Đại: Có, tôi có theo dõi khá sát lịch sử nước Nhật.

Frédéric Mitterand: Người Nhật tỏ ra rất kính trọng ngài, và ngay sau đó, đề nghị ngài tuyên bố nước Việt Nam độc lập. Một tình trạng gay cấn vì thực sự không còn chủ quyền của Pháp lúc đó nữa. Chính tướng De Gaulle cũng đã nó: “Tôi thấy Đông Dương đã rời xa như một con tàu lớn”. Khoonhg có vấn đề duy trì chính quyền Vichy, còn người Nhật thì yêu cầu ngài tuyên bố độc lập. Và ngài lưỡng lự?
Bảo Đại: Trước hết, tôi nghi ngờ vì không biết nền độc lập này có giá trị đến mức nào.

Frédéric Mitterand: Đó là một cái bẫy?
Bảo Đại: Không phải là cái bẫy nhưng hai chữ ấy vô cùng kỳ diệu, đó là hai chữ thiêng liêng, hai chữ Độc Lập. Đối với thần dân tôi, tôi không thể từ chối Độc Lập, nếu tôi từ chối, thần dân tôi sẽ trách tôi. Đó là cơ hội ngàn năm một thuở để chứng tỏ rằng chúng tôi độc lập, dù cái độc lập ấy có hình thức thế nào. Điều kỳ lạ là khi tôi ký tuyên ngôn độc lập, tôi hỏi Đại sứ Nhật: “Có vấn đề trao đổi gì không?”. Ông trả lời: “Không, chúng tôi không đòi hỏi ngài bất cứ một điều gì; chúng tôi giải phóng quý quốc; có thế thôi”.

Frédéric Mitterand: Nhưng dầu sao, ngài không ngại trở nên một con bài trong tay người Nhật, và ngài không ngại làm cho người Pháp nghĩ rằng ngài đã bỏ rơi họ?
Bảo Đại: Không, hoàn toàn không. Tôi không muốn tôi là con bài trong tay người Nhật. Một hôm ông tướng chỉ huy quân đội viễn chinh Nhật ở Đông Dương xin tôi tham gia vào chiến cuộc để giúp nước Nhật, vì lúc đó Nhật đang ở trong một giai đoạn khó khăn, tôi trả lời: “Nay chúng tôi độc lập, không thể sai khiến chúng tôi điều gì nếu chúng tôi đã độc lập. Chúng tôi tự do làm điều gì chúng tôi muốn, các Ngài không có quyền can thiệp vào nội bộ chúng tôi”. Và người Nhật đã hiểu.

Frédéric Mitterand: Có cái ngại kia, ngại làm cho người Pháp nghĩ rằng ngài đã bỏ rơi họ?
Bảo Đại: Không những tôi đã nghĩ đến việc này, mà nhiều người Pháp đã cho rằng tôi đã phản bội họ. Khi tôi trở qua Pháp năm 1948, có một chiến dịch báo chí chống tôi, nói rằng: “Đó là một con người phản bội, ông ấy đã bỏ rơi chúng ta, ông ấy đi với bọn Nhật”. Tôi phải đưa Hiệp ước Bảo hộ ra. Nó đây, theo điều 11 hay 13, nước Pháp có trách nhiệm giữ an ninh cho nhà vua, chống lại kẻ địch bên ngoài cũng như nội loạn bên trong. Ai đã phá bỏ hiệp ước này? Không phải tôi. Ngày 9-3-1945, chủ quyền Pháp đã không còn nữa.

Frédéric Mitterand: Người Nhật có ngược đãi người Pháp không?
Bảo Đại: Không, quân đội của Thiên Hoàng không làm cái việc tàn ác. Thủ phạm là đội Kempetai, là một loại Lê Dương của Nhật. Đội Kempetai này đã làm các việc tàn ác đối với người Pháp.

Frédéric Mitterand: Bỗng nhiên ta lâm vào cái thế phức tạp. Vì ngài có nhiều quyến luyến với người Pháp. Ngài không thể bình thản mãi?
Bảo Đại: Đó là tình cảm cá nhân, nhưng tôi phải nghĩ trước hết đến quốc gia dân tộc. Người Nhật đã đem độc lập đến cho chúng tôi, tôi phải cụ thể hoá nền độc lập đó. Cho nên tôi đã lập một chính phủ. Các quan đại thần lúc ấy đã xin rút lui để chúng tôi có một chính phủ tân tiến.

Frédéric Mitterand: Lúc đầu tiên ngài thực hiện quyền lực của một ông vua lập hiến, của một ông vua thời hiện đại. Vậy chính phủ ấy có những ai.
Bảo Đại: Đó là những trí thức trẻ, nhiều người ở Pháp, những kỹ sư trường bách khoa, những tiến sĩ luật, những bác sĩ y khoa, họ thông hiểu cả Đông và Tây. Về chức Thủ tướng, tôi đã chọn một học giả thông hiểu cả Đông và Tây.

Frédéric Mitterand: Trước tình hình mới ấy, tâm trạng của dân chúng thế nào?
Bảo Đại: Có thể nói rằng dân chúng cảm thấy nhẹ nhõm.

Frédéric Mitterand: Nước Nhật sụp đổ. Bom nguyên tử nổ. Đế quốc Nhật Bản không còn. Vào khoảng đó, những người Cộng sản gây nên một áp lực ngày càng lớn?
Bảo Đại: Thật ra, lúc đầu không phải là những người Cộng sản, mà là những người quốc gia. Đồng bào tôi, nhất là giới trí thức, nghĩ rằng cần có một cuộc cách mạng. Đối với họ, nếu không có cách mạng thì không có tiến hoá. Tôi sợ họ làm một cuộc cách mạng. Nếu ông nhớ lại cái hiệp ước Yalta và Postdam, mặc dầu Nhật thua trận, nhưng Nhật có trách nhiệm phải giữ trật tự, tức là quân đội Nhật không bị giải giáp. Tôi sợ quân Nhật bắn vào dân. Tôi mới nói rằng: “Thần dân đã muốn một cuộc cách mạng, thì chính tôi đã làm một cuộc cách mạng đó rồi. Tôi sẽ ra đi như thế”.

Frédéric Mitterand: Và ngài thoái vị. Việc này đối với chúng tôi, quả là hơi khó hiểu?
Bảo Đại: Không, có thể khó hiểu đối với ông, nhưng không khó hiểu đối với người dân Việt Nam. Người dân Việt Nam đã hiểu. Chỉ có điều người dân Việt Nam không thấy một việc, đó chính là những người trong chính phủ mới là những người Cộng sản. Nhưng họ có biết một việc, là trong chính phủ ấy, nghĩa là người đứng ra lập chính phủ ấy, tức ông Hồ Chí Minh đã được người Mỹ vũ trang. Dân Việt Nam nghĩ rằng đã có người Mỹ đứng sau lưng họ, họ sẽ có nhiều thế lực hơn để giành độc lập từ tay người Pháp. Đến giờ, người Mỹ tự xem là những người chống Cộng.

Frédéric Mitterand: Tâm trạng của ngài lúc ấy thế nào?
Bảo Đại: Tôi hoàn toàn không bị bối rối với những vấn đề ấy. Tôi cảm thấy sự trỗi dậy ấy, trước hết là các người quốc gia muốn có thể cụ thể hoá nền độc lập, họ không muốn tôi ở vị trí lãnh đạo vì tôi không có đủ phương tiện để tranh thủ độc lập từ người Pháp; nhưng vì có một chính phủ được người Mỹ ủng hộ, nên dân Việt Nam cho rằng chính phủ ấy có nhiều phương tiện hơn tôi để tranh thủ từ người Pháp một nền độc lập thực sự.

Frédéric Mitterand: Và ngài đã thoái vị. Từ đây bắt đầu một giai đoạn thật ly kỳ trong cuộc đời ngài. Đó là giai đoạn quan hệ với Cụ Hồ Chí Minh và người cấp dưới của ông ấy. Ngài đã tiếp xúc với Cụ Hồ Chí Minh hay ai tiếp xúc?
Bảo Đại: Trước tiên các bộ trưởng của Cụ Hồ tiếp xúc với tôi, để tiếp nhận sự chuyển giao quyền lực.

Frédéric Mitterand: Luôn luôn đi theo nguyên tắc một sự kế tục hợp pháp. Nền Cộng hoà là cô gái do nhà vua sinh ra?
Bảo Đại: Có thể là như vậy.

Frédéric Mitterand: Và ngài đã chuyển giao quyền lực?
Bảo Đại: Chính tôi đã khai sinh ra cái nền Cộng hoà đó. Lúc đó đại diện Cụ Hồ Chí Minh nói với tôi: “Mời ngài đi Hà Nội, Cụ Hồ có thể quen biết ngài”. Rồi tôi đi Hà Nội.

Frédéric Mitterand: Ngài trở thành Vĩnh Thuỵ?
Bảo Đại: Vâng, tôi trở thành một công dân thường.

Frédéric Mitterand: Ngài không quá hối tiếc nền quân chủ đã chấm dứt, nền quân chủ ấy dầu sao cũng là một thể chế đã được tổ tiên ngài lập nên?
Bảo Đại: Có chứ, dĩ nhiên tôi còn cảm thấy nhiều hơn. Và hối tiếc nữa, nhưng nó là một trang sử đã được lật qua. Đó là định luật của nước tôi.

Frédéric Mitterand: Và ngài đã muốn để mình lật trang sử đó?
Bảo Đại: Tôi muốn để chính tôi lật, thay vì để cho một vũng máu lật trang sử.


Bảo Đại Vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn ở Việt Nam 27.11.2016 veröffentlicht
Phóng Sự Lịch Sử Việt Nam: Bảo Đại Vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn ở Việt Nam

.
Kỳ 2 Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời
09/05/2015 http://chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/cuoc-phong-van-truc-tiep-cuu-hoang-bao-dai-2.html
Cuộc phỏng vấn này đã được phát trên truyền hình Pháp nhiều lần, hoàng nữ Phương Thảo (con của bà Bùi Mộng Điệp và cựu hoàng Bảo Đại) đã thu được và cung cấp cho tôi, kỹ sư Bùi Hữu Lân (cựu sinh viên Đại học Bách khoa Pháp) và ông Nguyễn Đắc Xuân chuyển qua Việt ngữ. Xin trích một đoạn sau đây để bạn đọc tham khảo về những sự kiện cách nay 70 năm.

– Frédéric Mitterand : Và ngài đã đi Hà Nội để gặp cụ Hồ Chí Minh. Điều kỳ lạ là cụ Hồ Chí Minh đối xử với ngài với một sự cung kính đặc biệt?
– Bảo Đại : Vâng, xin đừng quên rằng cụ Hồ xuất thân từ một gia đình quan lại. Và cụ đã đối xử với tôi như tôi còn làm vua. Cụ cấm những người xung quanh cụ gọi tôi bằng đồng chí, bằng những tên gọi của giai cấp vô sản, và luôn luôn gọi tôi là Hoàng thượng.

– Frédéric Mitterand : Cụ Hồ Chí Minh mời ngài làm cố vấn tối cao của Chính phủ?
– Bảo Đại: Vâng, lúc đó không một lý do gì để mà từ chối bởi vì mọi người Việt Nam đều theo Cụ. Điều chúng tôi muốn, là nước nhà phải được độc lập. Tôi muốn làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ. Mọi người Việt Nam đều muốn ủng hộ chính phủ ấy để tranh thủ một nền độc lập thật sự.

– Frédéric Mitterand : Ngài đã ở gần cụ Hồ Chí Minh, cụ ấy đã cho ngài cảm tưởng thế nào của cụ ấy? Nay đã qua một thời gian dài, cảm tưởng ấy có thay đổi nhiều không?
– Bảo Đại: Không, không thay đổi. Tôi luôn luôn xét cụ Hồ Chí Minh ngoài cái tư tưởng cộng sản của ông ấy. Ông hãy nhớ đại hội Tours, cụ Hồ ở Pháp lúc ấy. Rồi cụ đi Moscou để lập đảng Cộng sản Việt Nam.

– Frédéric Mitterand : Nhưng đối với ngài, cụ Hồ cũng là một nhà ái quốc?
– Bảo Đại : Đối với tôi, còn hơn thế nữa, đó là một người có tinh thần quốc gia. Cụ là một người yêu nước. Tiếc thay sau lưng cụ có một ủy ban, là Xô viết tối cao, gồm có vài người Ba Lan, người Nga, bắt buộc cụ phải tiến tới.

– Frédéric Mitterand : Trong cuốn sách của ngài, không thấy có một lời buộc tội khắt khe nào đối với cụ Hồ. Ngài quý trọng cụ Hồ? Và cũng thế, quả là rất ngạc nhiên khi thấy cụ Hồ không bao giờ công kích ngài?
– Bảo Đại : Không, không có lý do gì để tôi công kích Cụ ấy. Ban đầu, tôi còn ủng hộ Cụ ấy nữa. Cố gắng đưa nước nhà thoát khỏi chiến tranh, vì chúng tôi đã khổ vì chiến tranh.

– Frédéric Mitterand : Một sự kiện lạ lùng. Có lúc cụ Hồ đã nghỉ đến việc trao lại quyền hành cho ngài?
– Bảo Đại : Nhưng việc này chính tự tay cụ Hồ. Một hôm cụ Hồ đến gặp tôi. Trước đó, cụ đã gọi điện thoại, Cụ nói sẽ đến gặp tôi. Tôi tưởng Cụ ấy ốm. Cụ nói với tôi: “Không có, tôi muốn ngài nắm lại chính quyền”. Tôi hỏi : “Tại sao?”. Cụ nói : “Tôi bị để ý quá, tôi quá đỏ, tôi cảm thấy không được Đồng minh tín nhiệm”. Tôi tưởng Cụ đùa. Cụ nói : ‘Không có, ngài hãy trình diện một chính phủ vào cuối ngày hôm nay”. Trong ngày tôi đã có nhiều cuộc tiếp xúc, cho đến chiều thì cụ Hồ gọi lại cho tôi. Cụ nói : “sau khi đã suy nghỉ kỷ lại, xin ngài bỏ qua cho tôi chuyện vừa qua. Trước cái khó khăn của hoàn cảnh này, tôi không có quyền đào nhiệm”. Tôi nói : “Vậy thì xin Cụ hãy tiếp tục”.

– Frédéric Mitterand : Quả là quá ngạc nhiên., rất xúc động khi thấy có sự đoàn kết cao như vậy. Tại sao cuộc thương thuyết với nước Pháp bị bế tắc? Phải chăng lỗi hoàn toàn về phía Pháp?
– Bảo Đại : Hãy bắt đầu với Hiệp ước ngày 6-3. Ký giữa Sainteny và cụ Hồ. tôi biết rõ hiệp ước ấy vì tôi đã soạn thảo với cụ Hồ. Hiệp ước ký xong thì tôi đi Trung Quốc. Sau đó là Hội nghị Fontainebleau. Khi cụ Hồ sang Pháp. Hội nghị không đạt kết quả gì, vì mỗi bên đều giữ vững lập trường của mình. Không ai muốn thương lượng thật sự, phía Pháp cũng như phía Việt Nam.

– Frédéric Mitterand : Tôi tưởng tượng có những trang “tít” trên các báo. Ngài đã trở nên một ông vua “đỏ”?
– Bảo Đại : Hoàn toàn không như vậy. Mọi người gọi tôi là công dân Vĩnh Thụy. Chỉ có thế.

– Frédéric Mitterand : Lúc ấy ngài biết gì về chủ nghĩa cộng sản? Ngài đã nắm hết chủ nghĩa cộng sản?
-Bảo Đại : Không, tôi biết rất ít.

– Frédéric Mitterand : Trong khoảng thời gian hai năm ấy, ngài đã ở bên cụ Hồ, và ngài đã giúp cho cụ Hồ nhiều việc quan trọng. Nếu phải lặp lại việc này hôm nay, ngài cũng sẽ lặp lại chăng? Ngày nay ngài đánh giá việc này thế nào?
– Bảo Đại : Còn tùy. Nếu là vì hạnh phúc của thần dân tôi, tôi cũng sẽ làm.

– Frédéric Mitterand : Nhưng việc này có phục vụ dân không?
– Bảo Đại : Tôi không nghỉ như vậy.

– Frédéric Mitterand : Chiến tranh thực sự bùng nổ giữa Pháp và Việt Minh, một cuộc chiến ác liệt, gian khổ. Ngài là một người lưu vong. Ngài không còn gì trong tay cả. Tuy vậy, lần hồi, ngài lại được công luận chú ý, nhất là các người Pháp đã biết ngài, và đông đảo người Việt Nam muốn độc lập, nhưng không muốn cộng sản?
– Bảo Đại : Để nói cho rõ hơn, sau khi đô đốc d’Argenlieu mãn nhiệm kỳ. Ông Bollaert sang Đông Dương với chỉ thị của Paris là gắng khôi phục hòa bình. Dưới hình thức nào? Kêu gọi tất cả những người đang chiến đấu chống Pháp, và những người quốc gia đang đứng ngoài cuộc chiến lúc ấy, có nhiều người Việt Nam đã nghỉ đến tôi. Ông Bollaert đã đứng ra kêu gọi qua bài diễn văn nổi tiếng đọc ở Hà Đông, trong bài diễn văn này ông đã nói đến hai chữ Độc lập, nhưng không nói bằng tiếng Pháp, mà bằng tiếng Việt. Lúc đó, tôi có tiếp một ông sứ giả của ông Bollaert, người này nói với tôi như sau : “Ngài phải đáp lại lời kêu gọi của ông Bollaert. Nếu ngài không trả lời, cụ Hồ Chí Minh sẽ trả lời và sẽ qua mặt ngài”. Tôi đáp :” Tôi rất muốn thế, tôi chờ cụ Hồ trả lời vì quý ông đã nhắm vào cụ Hồ mà kêu gọi”. Sau một thời gian, vì không ai đáp lại lời kêu gọi của ông Bollaert và vì đã có nhiều người quốc gia muốn tập hợp lại và khẩn khoản xin tôi tiếp xúc với đại diện nước Pháp, trong bối cảnh đó, tôi đã chấp thuận gặp ông Bollaert ở vịnh Hạ Long. Đó là lần tiếp xúc đầu tiên.

– Frédéric Mitterand : Thời gian tiếp xúc có lâu không?
– Bảo Đại : Thời gian tiếp xúc là một ngày. Ông Bollaert muốn tuyên bố Thống nhất – Độc lập. Nhưng ngược lại, ông đưa ra nhiều tu chính án hoàn toàn không phù hợp với tôi.

– Frédéric Mitterand : Và ngài đã bác bỏ?
– Bảo Đại : Do đó tôi đã từ giã ông ta. Tôi nói với ông ta rằng, tôi chỉ gặp ông với tư cách cá nhân. Nước tôi và nhân dân tôi không cho tôi một ủy nhiệm gì, để ký bất cứ điều gì cả. Ông Bollaert đáp : “Đây là lần tiếp xúc đầu tiên”.

– Frédéric Mitterand : Điều gì đã khiến cho ngài trở về nước?
– Bảo Đại : Đối với tôi, đây là một cơ hội mà tôi có thể nói là lịch sử. Bởi vì có một điều mà ít người Việt Nam biết đến, đó là tôi phải chuộc lại lỗi lầm của tổ tiên tôi: để mất sáu tỉnh Nam Kỳ.

– Frédéric Mitterand : Đất Nam Kỳ, đó là các vùng Alsace-Lorraine của nước Việt Nam?
– Bảo Đại : Đúng vậy.

– Frédéric Mitterand : Sau cùng, ngài đã chấp thuận trở về nước. Kỳ này đã tranh thủ được Độc lập và Thống Nhất?
– Bảo Đại : Không, không phải ở vịnh Hạ Long mà tôi tranh thủ được Độc lập, mà chính là sau khi ông Bollaert ra đi, kể từ năm 1949, tôi đạt được các thỏa hiệp đầu tiên với Tổng thống Pháp Auriol. Không phải giống như các thỏa hiệp ngày nay, mà là trao đổi văn thư.

– Frédéric Mitterand : Một tình trạng thật lạ lùng. Ngài đã là vua, ngài đã là ông Vĩnh Thụy, đại biểu quốc hội thời Hồ Chí Minh, và ngài đã trở về với tư cách đứng đầu một nhà nước. Nhà nước đó có hình thức thế nào? Ngài là Đức Bảo Đại – Tổng thống nước cộng hòa?
– Bảo Đại : Không, không phải tổng thống vì lúc ấy chưa xác định được thể chế. Tôi tự phong tôi là Quốc trưởng của Quốc gia Việt Nam. Tôi nói với nhân dân Việt Nam rằng : Khi tôi đã làm xong nhiệm vụ của tôi, tức là cụ thể hóa nền độc lập, xây dựng lại đất nước, đến lúc đó, chính nhân dân sẽ chọn lấy chế độ mình muốn. Tôi không chủ trương một chế độ nào cả. Tôi chỉ tự phong một cách đơn giản là Quốc trưởng thôi.

– Frédéric Mitterand : Nền độc lập đầu tiên, có người đã trách ngài rằng đó là nền độc lập của Nhật; còn lần này ngài sẽ không bị mang tiếng rằng đó là độc lập của Pháp?
– Bảo Đại : Hoàn toàn không. Người Pháp đã thương lượng thực sự với tôi. Độc lập. Thành lập quân đội Quốc gia. Tôi đã có đại diện ngoại giao ở nhiều nước khác. Rất nhiều nước đã thừa nhận chúng tôi.

– Frédéric Mitterand : Ngài có nhiều bạn trong chính phủ Pháp. Ngài có những bạn trung thành với ngài không?
– Bảo Đại : Tổng thống Auriol là một người rất thông cảm với tôi và đã giúp tôi rất nhiều. Bộ trưởng ngoại giao, ông Bidault.

– Frédéric Mitterand : Tổng thống Auriol, một đảng viên Đảng Xã hội, cựu Bộ trưởng trong mặt trận bình dân. Ngài có mâu thuẫn với những ai đã nắm được lịch sử?
– Bảo Đại : Ông ấy là đảng viên đảng Xã hội, việc này không có gì quan trọng với tôi cả, miễn là qua ông ấy, tôi đạt được các nguyện vọng của nhân dân tôi. Đó là điểm chính yếu.

– Frédéric Mitterand : Ngài trở về Việt Nam, và trong vai trò của ngài, ngài đã được dân chúng đón tiếp nồng nhiệt. Ngài rất được lòng dân vào thời đó. Việc này diễn tiến ra sao?
– Bảo Đại : Tôi chưa bao giờ cần mưu sự đắc nhân tâm. Tôi trở về nước để làm một nhiệm vụ với đất nước và nhân dân Việt Nam.

– Frédéric Mitterand : Thành lập Quân đội Quốc gia, đây là một việc rất quan trọng đối với ngài?
– Bảo Đại : Đáng tiếc là đã có một sự chậm trễ. Phải chờ cho đến lúc có tướng De Lattre mới thành lập được quân đội của tôi. Tướng De Lattre đã hiểu là phải có một quân đội Quốc gia.

– Frédéric Mitterand : Giữa De Lattre với ngài, có một quan hệ đặc biệt?
– Bảo Đại : Ban đầu có một vài va chạm giữa De Lattre với tôi, nhưng sau một thời gian, khi tôi đã thuyết phục được De Lattre rằng ngoài quân đội viễn chinh Pháp, cần phải có một yểm trợ, tức là quân đội Quốc gia. Ông ta đã hiểu ngay, ông ta đã lập nên các thành phần đầu tiên của quân đội tôi. Ông đã cho con trai ông phục vụ ở một tiểu đoàn và anh này đã chết trận.

– Frédéric Mitterand : Nhưng người Pháp trong quân đội viễn chinh đã không phải vì ngài mà chết trận?
– Bảo Đại : Những quân nhân đầu tiên, đến Việt Nam thời tướng Leclerc, nghỉ rằng họ đã chiến đấu cho nước Pháp. Dần dần, đầu óc của quân nhân Pháp cũng thay đổi. Họ đã hiểu rằng, không phải họ chiến đấu cho nước Pháp, mà họ chiến đấu cho một dân tộc, dân tộc Việt Nam, để dân tộc khốn khổ này không bị rơi vào tay cộng sản. Họ chiến đấu cho nhân loại.

– Frédéric Mitterand : Nhưng ngài cũng xót xa vì cuộc chiến tranh này, vì người cộng sản Việt Nam cũng là đồng bào của ngài?
– Bảo Đại : Đương nhiên tôi cũng hiểu rằng đây là cuộc nội chiến khốc liệt.

– Frédéric Mitterand : Cũng vào lúc ấy, phải chăng ta đã thua trên một mặt trận khác? Giới truyền thông đã hiểu rõ những gì ngài muốn làm không? Giới báo chí đã hiểu rõ những gì ngài muốn làm không? Cái thời mà người ta kể mọi thứ về vua Bảo Đại? (Biện minh)
– Bảo Đại : Tất cả điều đó đều không quan trọng. Điều quan trọng, theo tôi là giới truyển thông đã chỉ trích quân đội Pháp đang chiến đấu ở Đông Dương. Họ không hiểu vì sao các thanh niên lại đi đánh như thế. Tôi có cắt nghĩa rằng các thanh niên ấy chiến đấu vì chúng tôi. Báo chí Pháp hoàn toàn không hiểu. Thậm chí chính phủ Pháp thời đó cũng không hiểu.

– Frédéric Mitterand : Lúc ấy, ngài hay trở về Pháp. Ngài có nhiều tiếp xúc với người Pháp. Ngài có cảm thấy rằng chính sách ấy đang suy sụp? Ngài có cảm tưởng thế nào khi thấy cuộc chiến không thể kết thúc?
-Bảo Đại : Chiến tranh thời đó không có lính “nghĩa vụ” Pháp. Chỉ có lính tình nguyện. Dư luận Pháp đã rất hiểu lầm về cuộc chiến này.

– Frédéric Mitterand : Có thể thắng được cuộc chiến này không?
– Bảo Đại : Với điều kiện không phải tung ra tất cả mọi phương tiện. Tình hình khả quan cho đến lúc nước Pháp ở trong thế phải cầu hòa, từ đó mới có vụ Điện Biên Phủ. Vì sao lúc đó, đối với nước Pháp, người ta muốn chấm dứt chiến tranh. Xin ông nhớ lại chiến tranh Triều Tiên. Cần phải chấm dứt hai cuộc chiến. Từ đó, cần có cuộc họp thượng đỉnh, là Hội nghị Geneve.

– Frédéric Mitterand : Trong cuốn hồi ký của ngài, ngài có nói : “bỗng nhiên có cảm giác một sự trống rỗng”.
– Bảo Đại :Lúc ấy, quân đội của tôi chưa có khả năng hoàn toàn tác chiến. Cần phải vài năm nữa, quân đội của tôi mới có thể thay thế quân đội Pháp. Vì vậy, tôi đã nói với tướng Salan là Tổng tư lệnh thời ấy : Không nên có những cuộc hành quân lớn; không nên hy sinh nhân lực; hãy tạo một loại bình phong để tôi có thể củng cố quân đội Quốc gia, tạo cho nó khả năng tác chiến. Khổ thay, nước Pháp muốn chấm dứt cuộc chiến; tiếp theo Hội nghị Berlin là Hội nghị Geneve; người ta muốn mở rộng các cuộc hành quân, trái với những gì tôi đã yêu cầu Salan; từ đó đưa đến Điện Biên Phủ; Điện Biên Phủ là một kế hoạch đã kết thúc trong sự thảm bại (của Pháp).

– Frédéric Mitterand : Đã có quyết định đẩy nhanh trận Điện Biên Phủ. Trận Điện Biên Phủ thảm bại, khủng khiếp, nhưng có thể khắc phục được. Trên thực tế thì đã có quyết định bỏ rơi Việt Nam cho cộng sản?
– Bảo Đại : Không phải bỏ toàn thể nước Việt Nam, nhưng Geneve nước Việt Nam bị chia đôi, một phần cho cộng sản, một phần cho quốc gia. Ngoài ra, phe cộng sản được chia nhiều hơn là họ mong đợi.

– Frédéric Mitterand : Chính vì lúc đó thì ông Diệm trở lại chính trường?
– Bảo Đại : Vì Việt Nam bị cắt làm đôi, tôi không còn một vai trò nào nữa. Tôi mời ông Diệm ra cầm quyền. Vì sao ông Diệm? Vì ông Diệm đại diện cho một ý thức hệ : đó là một người công giáo có thể ngăn chặn được ý thức hệ cộng sản.

– Frédéric Mitterand : Ông Diệm trước đó đã luôn luôn bày tỏ lòng trung thành đối với ngài? Nay đã có một bước ngoặt, điều gì đã xảy ra?
– Bảo Đại : Ông ta bị giật giây bởi toàn bộ gia đình ông ta, và cũng bởi các quan thầy Mỹ. Khi tôi yêu cầu ông Diệm cầm quyền, tôi có nói việc này cho Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Foster Dulles. Lúc ấy ông ta không muốn ông Diệm. Một thời gian sau, tôi mới hiểu vì sao. Bởi vì người Mỹ chưa sẵn sàng nắm nước Việt Nam, họ muốn giữ lại vai trò ông Diệm làm dự phòng, để tung ra khi thuận tiện.

– Frédéric Mitterand :Mục đích của ông Diệm? Một chế độ gia đình trị?
– Bảo Đại : Ông không có mục đích chính xác. Dẫu sao ông ta cũng không có tham vọng dựng lên một triều đại. Ông ta muốn cai trị theo một loại độc tài con, nói đúng hơn, đó là một chế độ độc tài gia đình trị.

– Frédéric Mitterand : Ở Triều Tiên thời đó có Lý Thừa Vãn?
– Bảo Đại : Và có Magsaysay ở Phi Luật Tân.

– Frédéric Mitterand : Ngài có thấy người Mỹ chú ý đến Việt Nam? Ngài có thấy bóng dáng người Mỹ sau các sự kiện này?
– Bảo Đại : Tôi thấy rất rõ là người Mỹ muốn có mặt ở Thái Bình Dương. Chiến tranh Algerie đã bắt đầu. Người Mỹ đã làm một loại trao đổi : để cho nước Pháp giải quyết vấn đề Algerie, và nước Pháp rút chân ra khỏi Việt Nam, nhường chỗ cho nước Mỹ.

– Frédéric Mitterand : Khi Hiệp ước Geneve được ký kết, và ông Diệm lần lần cũng có quyền lực ở Việt Nam, thì ngài ở Pháp. Ngài có nghỉ chuyện trở về Việt Nam?
– Bảo Đại : Không, hoàn toàn không. Đối với tôi, thế là hết. Tôi đã nói với các đồng minh của tôi và các nước ủng hộ tôi: Vai trò của tôi đã chấm dứt, hoặc tôi là chủ từ bắc chí nam, hoặc tôi là không gì hết. Vì quý vị đã cắt đất nước của tôi làm hai, tôi sẽ cử một người đứng ra, coi phần còn lại, do đó có ông Diệm.

– Frédéric Mitterand : Ngài thấy thế nào khi ông Diệm tuyên bố nền cộng hòa sau một cuộc trưng cầu dân ý? Cảm tưởng của ngài thế nào?
– Bảo Đại : Tôi biết trước chuyện này sẽ xảy ra. Tôi hoàn toàn không bị bất ngờ, bởi vì mọi thứ đã được xếp đặt trước. Tôi không muốn nhảy xuống vũ đài để bảo vệ cái thế của tôi.

– Frédéric Mitterand : Năm 1955, ngài có nghỉ rằng chắc chắn chiến tranh sẽ tái tục, hay có thể giữ nguyên trạng trong một thời gian dài?
– Bảo Đại : Tôi đã hy vọng giữ nguyên trạng như nước Đức : Tây Đức và Đông Đức. Tôi đã nghỉ rằng miền Nam giàu hơn miền Bắc, sẽ thu hút người miền Bắc. Xui thay, sự việc xảy ra đã không phải như thế. Tôi cũng biết người Mỹ có mặt trong vụ này.

– Frédéric Mitterand : Người con bình thản trong cung điện Huế ngày xưa, bây giờ chịu đựng các phán xét tiêu cực hay sự im lặng, hay ngài đã đau khổ?
– Bảo Đại : Không, hoàn toàn không. Tôi đã trở lại thời thơ ấu, đây là một thái độ đúng. Chính nhờ cái giáo dục ấy mà tôi đã giữ được mọi sự thanh thản trong lòng.

– Frédéric Mitterand : Bây giờ, ngài đã sống tại Pháp hơn 35 năm nay, một cuộc sống giản dị, rất đứng đắn nhưng không có nhiều phương tiện. Dẫu sao cũng có nhiều người biết ngài, và rõ ràng rất thích quan hệ với ngài. Ngài đã thích nghi với đời sống ở đây như thế nào?
– Bảo Đại : Tôi đã thích nghi rất tốt với đời sống ở Pháp. Tôi đã đến đất nước này khi còn rất trẻ. Tôi cũng có thể trở về nước tôi nhưng tôi thích ở Pháp hơn bởi vì tôi biết rõ tính tình người Pháp. Tôi cảm thấy ở đây, ở Pháp, hoàn toàn như ở quê tôi.

– Frédéric Mitterand : Nhưng đồng thời hình ảnh nước Việt Nam luôn luôn hiện ra trong đời sống của ngài?
– Bảo Đại : Tôi luôn luôn nhớ đến thần dân khốn khổ của tôi.

– Frédéric Mitterand : Tôi xa quê cha đất tổ thế là 25 năm” – Ngài đã viết như thế cách đây 10 năm– “25 năm trên đất Pháp, trên mảnh đất đã đón nhận tôi, với bao nhiêu kỷ niệm thời niên thiếu- Từ khi hoàng hậu Nam Phương qua đời, tình thương đã bị cướp mất quá sớm, và từ khi các con tôi bay xa, tôi thường là một người đơn chiếc. Tôi đã nếm qua và tôi đã sống qua những gì mà nhân dân tôi đang nếm qua và đang sống trong lúc này – nơi thì lòng bao dung, tình bằng hữu, nơi thì hiểu lầm, ác ý; sự đầm ấm khi gặp lại bạn cũ, sự lạnh lẽo của cảnh cô đơn. Trong thời gian đó, tôi luôn luôn sống theo nhịp tim của những người sống trong lo âu, bối rối. Tự đặt mình vào hoàn cảnh của họ, lòng tôi luôn luôn ôm ấp cùng một nguồn hy vọng”. Rồi một ngày kia, khi vua Bảo Đại không còn nữa, ông Vĩnh Thụy không còn nữa, ở Việt Nam còn có những người tưởng nhớ đến công đức của ngài không?
– Bảo Đại : Không phải tôi là người nói đến việc này. Xin để cho nhân dân tôi phán xét, xin để cho lịch sử phán xét tôi.

 

 

 

Veröffentlicht 20. Januar 2018 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Indochina Papiergeld – Vietnam, Laos und Kambodscha – 1953-1954 – l’Institut d’émission des Etats du Cambodge, du Laos et du Viêt-Nam   Leave a comment

Numismatique
l’Institut d’émission des Etats du Cambodge, du Laos et du Viêt-Nam confia à Marc Leguay le soin de réaliser les images distinctives du billet de cent piastres
https://la.ambafrance.org/Numismatique
Marc Leguay est aussi connu des numismates et des passionnés de l’histoire de l’Indochine. C’est à lui que l’Institut d’émission des Etats du Cambodge, du Laos et du Viêt-Nam, qui prit le relais après septembre 1945 de la Banque d’Indochine, confia le soin de réaliser les images distinctives du billet de cent piastres. Sur le fac-similé présent ci-dessous, les trois femmes illustrent, de gauche à droite, le Cambodge, le Laos et le Viêt-Nam. Le personnage central représente sa femme, qui lui servit de modèle pour toute une partie de son œuvre.

Cette histoire est notamment retracée dans un ouvrage trilingue „Cent ans de billets de banque“ édité en 1994 à Saigon-HCMville.
Dernière modification : 26/05/2006


Đồng bạc Đông Dương
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93ng_b%E1%BA%A1c_%C4%90%C3%B4ng_D%C6%B0%C6%A1ng
Đồng Đông Dương (tiếng Pháp: piastre) đơn vị tiền tệ người Pháp cho phát hành và lưu thông[1] tại Đông Dương thuộc Pháp trong thời gian từ năm 1885 đến năm 1954.
Năm 1946, „tiền cụ Hồ“ được phát hành và được sử dụng ở vùng do Việt Minh kiểm soát song song với đồng bạc Đông Dương. Trong khi đó Viện Phát hành Quốc gia Việt, Miên, Lào (Institut d’Emission des Etats du Cambodge, du Laos et du Viet-Nam) thành lập năm 1951 bắt đầu cho lưu hành loại tiền tệ mới trong thời kỳ chuyển tiếp từ Liên bang Đông Dương sang ba nước riêng với đồng kip của Lào (1952), riel của Campuchia (1953), và đồng Quốc gia Việt Nam (1953) lần lượt phát hành và sử dụng song song với đồng bạc cũ. Tiền giấy thì có hai dạng: một kiểu chung cho cả ba nước Việt, Miên, Lào; kiểu kia là riêng cho mỗi nước. Tiền kim loại thì ngay từ khởi đầu đã đúc riêng cho mỗi xứ. Tỷ giá 1 đồng = 10 franc được khôi phục vào năm 1953. Tờ tiền giấy ghi 2 mệnh giá tiếp tục lưu hành cho đến năm 1955 tại Việt Nam Cộng hòa và Campuchia, và mãi đến năm 1957 tại Lào.
.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_Ph%C3%A1t_h%C3%A0nh_Qu%E1%BB%91c_gia_Vi%E1%BB%87t,_Mi%C3%AAn,_L%C3%A0o
Viện Phát hành Quốc gia Việt, Miên, Lào (tiếng Pháp: Institut d’Emission des Etats du Cambodge, du Laos et du Vietnam) là cơ quan tài chính chuyển tiếp vào thập niên 1950 của Liên bang Đông Dương.
Lịch sử
Sau Đệ nhị Thế chiến, Pháp bị áp lực xúc tiến giải thể chế độ thuộc địa. Đối với Đông Dương, Pháp ký Công ước Pau vào năm 1950 đề ra công thức chung của ba nước Việt Nam, Lào và Cao Miên trong Liên hiệp Pháp, trong đó có những vấn đề chính như di trú, mậu dịch, ngoại thương, thuế khóa và tiền tệ. Ngân hàng Đông Dương vốn độc quyền phát hành đồng bạc Đông Dương chuyển trách nhiệm đó cho cơ quan mới mang tên Viện Phát hành Quốc gia Việt, Miên, Lào bắt đầu từ ngày 31 Tháng 12, 1951. Theo kế hoạch thì nhiệm vụ chuyển tiếp của Viện Phát hành phải hoàn tất vào 31 Tháng 12, 1954, và sau đó Viện Phát hành chấm dứt. Sau đó thì mỗi nước Việt, Miên, Lào sẽ do ngân hàng trung ương riêng điều hành. Đối với Việt Nam thì Ngân hàng Quốc gia Việt Nam tiếp thu trên lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa.

100 Piastres 1954 – Ba cô gái http://shophang.net/100-piastres-1954_i1129_c135.aspx
Viện Phát Hành Vietnam, Laos & Cambodia 1953-1954 https://muabantien.com/tien-vien-phat-hanh-1953-1954
200 PIASTRES=200 RIELS(1953)200 đồng mặt đá https://muabantien.com/200-piastres-1954-cambodia (Lào không phát hành loại này)
Coins and Banknotes of Vietnam and French Indochina http://art-hanoi.com/collection/icpaper/3state.html
French Union issues 1953-1954 Banknotes issued by Institut D’Emission Des Etats Du Cambodge, Du Laos Et Du Vietnam
Paper Money of Vietnam http://art-hanoi.com/collection/vnpaper/ // http://art-hanoi.com/collection/notes.html
Coins and Paper Money – issued and used in Vietnam and French Indochina http://art-hanoi.com/collection/
Paper Money of French Indochina http://art-hanoi.com/collection/icpaper/

 

Veröffentlicht 20. Januar 2018 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,