Archiv für das Schlagwort ‘Gemüse

Als wir an einem Frühlingsnachmittag in Nam Po (Dien Bien) ankamen fielen uns die endlosen grünen Hügel mit wachsendem Gemüse ins Auge – Đến Nậm Pồ (Điện Biên) vào một buổi chiều mùa xuân, đập vào mắt chúng tôi là những đồi rau đang lên xanh ngút ngàn   Leave a comment

Đầu năm, thăm vườn rau sạch cho em ở rẻo cao Nậm Pồ

Đến Nậm Pồ (Điện Biên) vào một buổi chiều mùa xuân, đập vào mắt chúng tôi là những đồi rau đang lên xanh ngút ngàn. Ít ai biết, đây là nguồn rau sạch cung ứng cho toàn bộ hệ thống trường học trên địa bàn huyện biên giới phía tây tỉnh Điện Biên với tiêu chí xanh-sạch và an toàn.
12/02/2024 – 22:12 https://nhandan.vn/dau-nam-tham-vuon-rau-sach-cho-em-o-reo-cao-nam-po-post796037.html
VỰA RAU XANH TRÊN ĐẤT CẰN SỎI ĐÁ
Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Si Pa Phìn, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ nằm ngay bên ven tỉnh lộ. Đây là mô hình đầu tiên và cũng là duy nhất trên địa bàn huyện ứng dụng công nghệ, khoa học, kỹ thuật hiện đại trong trồng và chăm sóc các loại rau, củ, quả sạch với quy mô trên 30ha.
Thấy khách tò mò, anh Bùi Văn Ần, cán bộ quản lý Hợp tác xã liền lấy chiếc xe máy đã cũ, chở chúng tôi ngược con dốc đứng để lên với “vườn”. Ngay khi vừa tới nơi, không khí ngọt lành ùa thẳng vào lồng ngực của người phương xa. Trải ra trước mắt chúng tôi là những triền đồi mướt xanh màu của su su đang lên giàn, cải bắp đang cựa mình cuốn bắp… Từng khu được quy hoạch san sát nhau như những ô bàn cờ được sắp xếp, tính toán kỹ lưỡng và chi li.
“Đây là các nhà màng, nhà lưới phục vụ cho trồng dưa chuột và cà chua. Hệ thống được đầu tư đồng bộ để bảo đảm cây phát triển khỏe mạnh, có khả năng chống chịu sâu bệnh. Khu vực trồng su su thì nằm ở phía đồi xa trên cao nhằm tận dụng nước tưới gốc”, Ần giới thiệu, mặt ngời lên sự tự hào.
Không tự hào sao được khi để làm nên một cánh đồng hàng chục héc-ta hôm nay, những người “lật đất, trồng rau” ngày nào đã đổ rất nhiều mồ hôi trên sỏi đá. Chỉ tay ra một khoảng đồi xơ xác, xám xịt toàn cỏ dại phía xa xa, anh kể: Trước đây, người dân tại Si Pa Phìn đã bỏ hoang mảnh đất này trong hàng chục năm do không có nguồn nước canh tác. Khắp các triền dốc chỉ có cỏ gianh lô xô đuổi nhau theo gió. “Cư dân” góp mặt thường xuyên nhất là những bầy trâu bò lốc cốc tìm ăn trong ráng chiều.
Bí thư Huyện ủy Nậm Pồ Lê Khánh Hòa cười lành lẽ khi nhắc tới câu chuyện đổi thay trên rẻo cao Si Pa Phìn. Anh bảo, xuất phát từ thực tiễn vùng đất rộng lớn phì nhiêu này chưa có loại cây nào đem lại hiệu quả kinh tế cho nhân dân nên Ban Thường vụ Huyện ủy đã nghiên cứu, ban hành hẳn một Nghị quyết chuyên đề về phát triển vùng nguyên liệu cây chanh leo, cây quế và vùng sản xuất rau, củ quả an toàn đến năm 2025. Ban Thường vụ huyện cũng giao cho các cán bộ đảng viên tiên phong thực hiện nghị quyết táo bạo này. Sau khi thành công, sẽ nhân rộng mô hình, chuyển giao công nghệ xuống bà con.
Tháng 5/2023, Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Si Pa Phìn bắt tay vào việc hiện thực hóa Nghị quyết. Có mặt từ những ngày đầu, Bùi Văn Ần chưa thể quên những ngày đầu vỡ đất, kéo nước lên những đỉnh đồi cằn khô.
Việc đầu tiên là phải làm sạch, làm giàu cho đất. Máy móc cỡ lớn được đưa vào, cày xới, bồi thêm những lớp phù sa trên nền sỏi đá cũ. Song song, hệ thống đường lát gạch được xây dựng lên từng đỉnh đồi. Nhìn từ trên cao, những con đường như hàng chục mảnh lụa mỏng phẳng lì vắt quanh khu đất rộng hàng chục héc-ta.
Tiếp đó cần phải giải quyết bài toán nước tưới. Hợp tác xã đã tận dụng nguồn từ các khe suối để lắp đặt 10 máy bơm ‘hỏa tiễn’ 15 ký đưa nước lên độ cao 800m so với mực nước biển; đồng thời xây dựng các bể chứa chung quanh. Độ dốc lớn khiến công việc càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Thế nhưng, với quyết tâm biến sỏi đá thành cơm, tất cả những thành viên hợp tác xã đều nỗ lực hết mình.
Tháng 10 năm đó, vườn rau xanh khổng lồ đã thành hình. Vài tháng sau, những mầm xanh đầu tiên đã bạt ngàn biên viễn. Đặc biệt nhất, toàn bộ quy trình sản xuất đều bảo đảm 100% hữu cơ. Chất lượng nước tưới được kiểm soát chặt chẽ. Đến cả… phân cũng được kỳ công chuyển từ các huyện, thị của tỉnh vào rồi ủ hoai cùng trấu mục. Hợp tác xã cũng đã đầu tư hệ thống tưới tự động được bố trí theo 2 phần diện tích để áp dụng 2 biện pháp là tưới phun mưa cho các loại cây ăn lá và tưới nhỏ giọt cho các loại cây ăn củ, quả, đảm bảo vận hành hiệu quả tối đa.
Hiện Hợp tác xã đang sản xuất hơn 10 loại rau, củ, quả phổ thông trên diện tích đất nhà màng rộng 5.000m2; nhà lưới 2ha (đang xây dựng) và ngoài trời. Thực hiện canh tác theo hình thức luân canh để lúc nào cũng có sản phẩm cung cấp ra thị trường.

VƯỜN RAU CHO EM VÀ NHỮNG HẠNH PHÚC MỚI TRÊN RẺO CAO SI PA PHÌN
Điểm đặc biệt nhất, thị trường của hợp tác xã chủ yếu cung cấp rau sạch, an toàn cho các trường học giá bằng với giá thị trường và mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh lân cận. Theo ông Ngô Xuân Chiến, Trưởng Phòng Giáo dục và đào tạo huyện, Nậm Pồ là một trong những huyện còn rất khó khăn. Nhưng với quyết tâm cao, vườn rau Si Pa Phìn đã được ra đời nhằm “gỡ khó” phần nào cho ngành giáo dục địa phương trong việc đưa thực phẩm sạch, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tới các trường học.
Để bảo đảm nguồn rau sạch cung ứng cho bữa ăn bán trú, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Nậm Pồ cũng như các trường đã tiến hành giám sát chặt chẽ về chất lượng, xuất xứ và nguồn gốc thực phẩm, chủng loại, định lượng. Công khai, minh bạch nguồn thực phẩm cung cấp cho bếp ăn của các trường.
Theo thống kê, hiện nay, trung bình một ngày, hợp tác xã thu hoạch và đưa từ 1,5-2 tấn rau, củ quả sạch cung ứng cho 42 trường học trên địa bàn huyện với hơn 16 nghìn học sinh ăn bán trú.
“Khi những sản phẩm đầu tiên vào “bếp ăn nhà trường”, tất cả học sinh, giáo viên đều rất phấn khởi”, ông Chiến thông tin thêm.
Bên cạnh đó, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Nậm Pồ cũng chỉ đạo các trường có học sinh bán trú tăng gia sản xuất, trồng rau cải thiện chất lượng bữa ăn hàng ngày, góp phần nâng cao sức khỏe, chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện. Mô hình vườn rau bán trú được xây dựng nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường và công sức của em học sinh, sự hướng dẫn, hỗ trợ tận tình của các thầy cô giáo. Từ những bãi đất trống, đầy cỏ dại nay đã được cải tạo thành vườn rau xanh tốt.
Không chỉ học sinh, nhiều lao động địa phương cũng đã được hưởng lợi từ vườn rau trên đá cằn. Chị Lò Thị Lưu (40 tuổi) vốn là nông dân ở xã vùng ven thành phố Điện Biên Phủ. Tháng 10/2023, chị cùng chồng quyết định lên Si Pa Phìn… học cách làm nông nghiệp công nghệ cao. Gia đình chị được bố trí một căn nhà trên ngọn đồi cao nhất để hằng ngày tiện chăm tưới vườn xu hào, bắp cải ngay kế bên.
“Ban đầu thì bỡ ngỡ, nhưng làm dần chúng tôi đã quen. So với làm ruộng ở nhà thì ổn định hơn rất nhiều”, chị Lưu vừa tỉa lại luống cà chua, vừa nói.
Theo ông Ngô Xuân Chiến, hiện tại, hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Si Pa Phìn đã và đang tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 20-30 lao động với mức lương ổn định và ở mức khá so với mặt bằng chung tại Si Pa Phìn.
Ly Thiền Duyền, 35 tuổi, cũng quen dần với nếp sống “nông dân công nghệ cao” như chị Lưu. Hằng ngày, Duyền mải miết trên các vườn xanh, hết kiểm tra độ ẩm lại luôn tay bắt sâu, vặt lá héo. “Lương của vợ chồng em được mỗi người 8 triệu đồng/tháng. Chỗ ăn, chỗ ngủ cũng không phải lo”, Duyền cười giòn tan trên ruộng bắp cải xanh rì.
Có thể thấy rằng, với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Nậm Pồ; đặc biệt là sự nỗ lực của từng thành viên hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Si Pa Phìn đã góp phần biến những vùng đất khô cằn, hoang hóa trở nên xanh hơn, tạo việc làm cho người dân địa phương. Và cũng từ đây, những cuộc „đổi đời hạnh phúc“ trên rẻo cao sẽ được bắt đầu.
Tháng 1/2024, sau khi thăm quan mô hình rau của hợp tác xã, đồng chí Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đánh giá cao mô hình trồng rau mà hợp tác xã đang triển khai.
„Tôi đã đi nhiều nơi, nhưng chưa thấy địa phương nào có hợp tác xã trồng rau lại có quy mô, diện tích cũng như việc đầu tư bài bản như tại huyện Nậm Pồ. Tại các địa phương có điều kiện thuận lợi về mặt bằng thì không nói, nhưng ở đây các bạn phải san đồi, chở đất màu từ nơi khác đến, hút nước từ dưới suối sâu lên để trồng rau thì thật đáng khâm phục“.
Nông nghiệp công nghệ cao Si Pa Phìn, bản Tân Lập, Xã Si Pa Phìn, Huyện Nậm Pồ, Điện Biên – 21°46′32.2″N 102°57′21.5″E

Veröffentlicht 15. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

cải mẹo và hoa cải – Seltsamerweise wächst diese Gemüsespezialität hoch in den Bergen und übersteht die kalte Jahreszeit in der Grenzregion von Nghe An gut – Lạ lùng loại rau đặc sản mọc trên núi cao, sống tốt giữa mùa rét đậm ở vùng biên Nghệ An   Leave a comment

Lạ lùng loại rau đặc sản mọc trên núi cao, sống tốt giữa mùa rét đậm ở vùng biên Nghệ An

Khi gió bấc tràn về kèm những đợt mưa phùn, cái lạnh miền sơn cước như cứa vào da thịt, cũng là khi những triền núi trồng cải mẹo thẫm xanh. Càng lạnh, cây cải càng xanh tốt, càng giòn và ngon. Đây cũng là thời điểm người dân ở Kỳ Sơn, Tương Dương thu hoạch cải mẹo
18/12/2023 04:20 (GMT+7)
Cây cải mẹo thân to dài, cứng cáp, chịu được sự cằn cỗi của núi đá và lạnh lẽo của sương mù. Theo ngôn ngữ đồng bào dân tộc Mông, rau cải mẹo được gọi là cải hùa. Khi những cơn gió tràn qua từng khe núi, bầu trời xám xịt, lạnh giá cũng là thời điểm người dân lên rẫy thu hoạch cải mẹo.
Cải mẹo cho thu hoạch trong khoảng thời gian từ tháng 11 âm lịch đến hết tháng Giêng.

Ở bản Phà Xắc (xã Huồi Tụ, Kỳ Sơn), có 30 hộ là đồng bào Mông chuyên trồng cải mẹo trên núi cao với khoảng 30ha. Chị Vừ Y Ma – một hộ trồng rau cải mẹo cho biết: “Cải mẹo có thể chống chịu được thời tiết khắc nghiệt nhất là rét đậm, rét hại; khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt. Quá trình trồng cải mẹo người Mông không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc hóa học nên cực kỳ an toàn với sức khỏe”.
Cải mẹo được bán ở các ngã ba, ngã tư, nơi giao nhau giữa các xã vùng biên phục vụ khách qua đường. Vài năm nay, thương lái ở xuôi cũng lên thu mua cải mẹo từ vùng biên về bán ở các chợ, các cửa hàng thực phẩm. Giá cải mẹo tại ruộng hiện là 20.000 đồng/kg hoặc bán theo bó là 10.000 đồng/bó.
Rau cải mẹo có vị hơi đắng, giòn và dai. Rau có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon như: luộc, nấu canh, xào hoặc nhúng lẩu. Dân bản thường dùng tay vặn rau thành từng khúc thả vào nồi, vớt rau ra, vắt hết nước, cho thêm chút gia vị và trở thành món ngon khó quên.
Ngoài cải mẹo, thời điểm rét đậm cũng là khi người dân thu hái ngồng hoa cải. Nằm chen giữa những vách đá, cải ngồng lại nổi bật hơn hẳn với màu xanh của lá, màu vàng của hoa và thân cây mướt xanh đầy nhựa sống.

Những sạp hàng ở chợ biên nổi bật với sắc xanh thẫm của cải mẹo và sắc vàng của ngồng hoa cải.

Veröffentlicht 22. Dezember 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Nghe An: Grünes Gemüse ist Mangelware, Preise steigen „schwindelerregend“ – Nghệ An: Rau xanh khan hàng, giá tăng ‚chóng mặt‘   Leave a comment

Nghệ An: Rau xanh khan hàng, giá tăng chóng mặt

Khoảng 10 ngày nay, giá rau xanh tăng chóng mặt, có những loại tăng gấp 4-5 lần so với trước khiến người tiêu dùng chật vật. Theo dự báo, tình trạng rau xanh khan hàng, tăng giá này kéo dài ít nhất trong vài tuần nữa mới có thể “hạ nhiệt”.
07/12/2022 – 14:40 https://baonghean.vn/nghe-an-rau-xanh-khan-hang-gia-tang-chong-mat-post262493.html
Lựa xong 2 củ cải, 1 củ cà rốt, 1 bó cải cúc và một bó mùi, chị Nguyễn Phước Lành (phường Hưng Dũng, TP.Vinh) sửng sốt khi người bán nói số tiền phải trả là 50.000 đồng. “Ban đầu, tôi tưởng mình nghe nhầm, nói người bán tính lại thì giật mình luôn. Bó cải cúc mọi hôm chưa đầy 2.000 đồng nay tăng lên 12.000 đồng; bó rau mùi có giá 9.000 đồng; củ cải, cà rốt tăng thêm 10.000 đồng/kg. Tính ra, một gia đình 4 người, trong 1 ngày nếu ăn đủ lượng rau phải tốn cả trăm nghìn đồng, gấp 5-6 lần trước đó”.
Đứng tần ngần trước một sạp rau, củ quả ở chợ đầu mối Vinh, bà Nguyễn Thị Loan, chủ một quán lẩu trên đường Hồng Bàng không biết lựa chọn thứ gì phù hợp.
Rau đắt hơn thịt, nồi lẩu giá sàn 200.000-300.000 đồng thì tiền rau đã chiếm một nửa. Khách ăn lẩu toàn gọi thêm rau, tính đủ để có tiền công thì khách chê đắt, chứ giá rau tăng “phi mã” thế này, quán hàng khó khăn lắm”, bà Loan phàn nàn.
Rau tăng giá cũng khiến nhiều người phụ trách bếp ăn tập thể chật vật xoay xở. “Trước đây, mỗi ngày 30 công nhân chỉ hết 200.000 tiền rau, nay cũng chừng đó suất ăn thì tiền rau đã lên tới 400.000 đồng nhưng vẫn không được thoải mái như trước”, anh Tất Thắng, chủ bếp ăn của một công ty tại Nam Giang (Nam Đàn) cho biết.
Sáng 7/12, khảo sát tại một số chợ dân sinh ở thành phố Vinh cho thấy, giá rau xanh, đặc biệt là rau ăn lá và các loại rau gia vị tăng giá chóng mặt. Không chỉ rau trái vụ như rau muống, bầu trắng, su su… tăng cao mà giá các loại rau chính vụ cũng „nhảy giá“ đột biến. Theo đó, su hào có giá 35.000đồng/kg; súp lơ xanh, trắng: 15.000-25.000 đồng/cây tùy kích cỡ; cà rốt, khoai tây, cải ngồng: 35.000 đồng/kg; cà chua, dưa chuột, đậu bắp: 40.000 đồng/kg, rau cải cúc 10-12.000 đồng/bó; cải canh: 40.000 đồng/kg; ngọn bí 50.000 đồng/kg…
Riêng các loại rau gia vị tăng “đột biến”, gấp 5-6 lần so với trước: Rau mùi có giá 8.000-10.000 đồng/bó; rau tía tô 15.000 đồng/kẹp; hành lá 80.000 đồng/kg, mùi tàu 7.000 đồng/bó; thì là 15.000 đồng/bó, húng quế, kinh giới 5.000-7.000 đồng/bó…
Lý giải cho việc rau xanh tăng giá phi mã trong những ngày qua, chị Nguyễn Thị Lý, chủ một đại lý chuyên cung ứng rau cho dân buôn ở các chợ dân sinh cho biết: “Hiện tại các vựa rau trong tỉnh cũng như ngoại tỉnh đều khan hiếm nguồn cung. Nguyên nhân là thời tiết năm nay không thuận lợi cho rau vụ đông xuân, nhiều loại rau không phát triển nổi trong điều kiện thời tiết “nghịch mùa”. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh vừa có mưa lớn, gây ngập úng hàng trăm ha rau màu vụ Đông nên phải gieo trồng lại chưa có thu hoạch”.
Rau xanh tăng giá đột biến khiến người buôn rau cũng lấy hàng cầm chừng, các loại rau củ cũng không đa dạng; thậm chí có nhiều sạp hàng tạm nghỉ bán. Tại nhiều vùng trồng rau, dù chưa đến kỳ thu hoạch nhưng một số loại cũng được người dân „bán non“ tranh thủ lúc giá rau đang cao.
Đúng ra thì lứa su hào, củ cải này phải 12-15 ngày nữa mới đúng lúc thu hoạch. Nhưng giờ giá rau đang cao, 25.000-30.000 đồng/kg nên tôi quyết định thu hoạch trước, bán được giá. Chứ chờ vài tuần nữa, chắc chắn giá chưa bằng một nửa hiện nay mà cũng khó bán hơn„, ông Nguyễn Gia Định, một hộ trồng rau tại Diễn Xuân (Diễn Châu) cho biết.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, diện tích gieo trồng rau màu vụ Đông trên địa bàn tỉnh ước đạt 12.000ha, sản lượng 175.000 tấn. Nếu như thời tiết thuận lợi thì hiện đang rộ vụ thu hoạch rau, và với sản lượng rau theo dự ước sẽ cung ứng đủ nhu cầu cho người dân và dư thừa để xuất bán sang các tỉnh bạn.
Tuy nhiên, do năm nay, mưa trái mùa gây ngập úng; rau vừa gieo trồng lại thì gặp rét đậm nên cây rau kém phát triển, sinh trưởng chậm, diện tích cho thu hoạch chưa nhiều. Trong khi đó, nguồn rau xanh tại các tỉnh khác cũng đang khan hàng dẫn tới rau ở các chợ tăng giá phi mã. Vài tuần tới, khi diện tích rau vụ Đông đến kỳ thu hoạch thì giá rau sẽ dần “hạ nhiệt”.

Veröffentlicht 7. Dezember 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Wildgemüse bringt überraschend hohes Einkommen – Lão nông mang rau dại về trồng, bất ngờ thu nhập cao – Krabbengemüse – rau càng cua   Leave a comment

Lão nông mang rau dại về trồng, bất ngờ thu nhập cao

Xuất phát từ ý tưởng độc đáo, lão nông xứ Quảng đã mạnh dạn đưa rau càng cua vào trồng trong vườn nhà. Với khoảng 2.000 m² đất trồng rau, ông đã thu về lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
24/02/2022 – 12:49 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/lao-nong-mang-rau-dai-ve-trong-bat-ngo-thu-nhap-cao-20220223220947330.htm
Liều đầu tư hàng trăm triệu đồng
Ban đầu, ai cũng bảo lạ đời khi ông Võ Bé (71 tuổi, trú xã Bình Trung, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đầu tư hàng trăm triệu đồng để đầu tư trồng rau càng cua – vốn là loài rau dại.
Nói về dự định này, ông Bé chia sẻ, rau càng cua là loại rau mọc dại tại bờ rào, trong vườn, chậu cây cảnh và thường được người dân nhổ bỏ. Trước đây, rất ít gia đình biết ăn rau này. Thế nhưng, khi biết chúng có tác dụng như „thần dược“ thì rau càng cua bắt đầu gây sốt trên thị trường.
Do đó, nguồn cung cấp rau trở nên thiếu hụt. Thấy được nhu cầu đó, ông đã mạnh dạn đưa rau càng cua vào trồng trong vườn nhà và đã thu về lợi nhuận cao.
„Từ những cây càng cua mọc dại ở chậu cây cảnh, tôi mang về nhân giống thử nghiệm. Ban đầu chỉ một vài hàng, rồi thấy cây thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở đây nên tôi quyết định mở rộng diện tích“, ông Bé nói.
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng rau càng cua, ông Bé cho biết, cách trồng vô cùng đơn giản. Để có được những luống rau xanh tốt thì việc đầu tiên là cần chuẩn bị hạt giống rau chất lượng.
Sau đó, cần tạo môi trường cho cây rau sinh trưởng và phát triển. Đây là loại cây ưa mát và rất nhạy cảm với những biến động của môi trường. Nên khi bón phân cũng chỉ cần một lượng nhỏ và phải pha loãng.
Đặc biệt, nguồn nước tưới phải hoàn toàn là nước sạch, không bị nhiễm phèn, tuyệt đối không dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật, tác động của thuốc sẽ làm chết cây.
Thời gian sinh trưởng của rau càng cua khoảng 2 tháng. Sau 15 ngày sẽ thu hoạch đợt một, cây mọc lại sẽ thu hoạch đợt 2. Tùy vào thực tế, khi cây không còn khả năng sinh trưởng thì bắt đầu phá luống làm lại đất và trồng lại.
„Công lao động, chăm sóc loại cây này cũng rất khỏe. Một ngày, 2 thành viên trong gia đình tôi dành 4-5h để thu hoạch và chăm sóc. Nếu như trước đây, loài rau dại này chỉ có ngoài tự nhiên vào mùa mưa, thì hiện nay từ vườn của tôi, rau đã có thể thu hoạch quanh năm“, ông Bé nói.

Thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm
Với khoảng 2.000 m² đất trồng rau, trung bình mỗi ngày ông Bé bán ra thị trường từ 10-30 kg rau với giá thành 30.000-80.000 đồng/kg. Vào mùa mưa, cây còn cho giá trị cao hơn.
„Rau của tôi thường được bán tại Tam Kỳ, Hà Lam và một số nhà hàng theo đơn đặt hàng. Hiện nay nhu cầu về loại rau này rất lớn và giá cả cũng ổn định hơn các loại rau khác. Trung bình một năm gia đình tôi thu hoạch hơn 3 tấn rau, thu nhập hơn 120 triệu đồng“, ông Bé cho hay.
Cải thiện được kinh tế gia đình, ông Bé đã mạnh dạn đầu tư làm giàn, mái che, lắp đặt hệ thống tưới nước tự động để đảm bảo độ ẩm thích hợp tùy theo độ tuổi của rau. Tất cả đều được đầu tư bài bản để đảm bảo cho cây rau sinh trưởng và phát triển quanh năm.
Đồng thời, với kinh nghiệm sẵn có trong việc trồng và chăm sóc rau càng cua, ông Bé cũng hướng dẫn, hỗ trợ cho một số hộ láng giềng khi có nhu cầu phát triển kinh tế bằng mô hình này.
„Từ những thành công ban đầu, tôi luôn muốn hỗ trợ những nông dân khác khi có nhu cầu phát triển kinh tế bằng mô hình này. Và tôi rất kỳ vọng loài rau này sẽ phát triển mạnh hơn và mang lại một hướng đi mới cho nông nghiệp Thăng Bình“, ông Bé bày tỏ.
Rau càng cua https://vi.wikipedia.org/wiki/Rau_càng_cua
Một số hình ảnh về khu vườn rau của ông Bé:

Veröffentlicht 26. Februar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Nach Überschwemmungen erhöht sich der Preis von grünem Gemüse um das 2-3-fache in Nghe An – Sau mưa lũ, rau xanh Nghệ An tăng giá gấp 2-3 lần – Starker Regen verursachte in vielen Abschnitten des Highway 1A tiefe Überschwemmungen – Mưa lớn gây ngập sâu nhiều đoạn trên Quốc lộ 1A   Leave a comment

Sau mưa lũ, rau xanh Nghệ An tăng giá gấp 2-3 lần

Hiện nhiều vùng chuyên canh rau trên địa bàn tỉnh chưa thể phục hồi do đợt mưa lũ vừa qua, do đó, nguồn cung rau xanh bị sụt giảm, giá cả tăng cao.
05/10/2021 15:00 https://baonghean.vn/sau-mua-lu-rau-xanh-nghe-an-tang-gia-gap-23-lan-295273.html
Trận mưa lớn gây ngập lụt lịch sử trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu vừa qua đã làm ngập úng 937 ha diện tích rau màu tại các xã trên toàn huyện, ước tính thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Tại xã Quỳnh Lương có 170 ha chuyên canh sản xuất hành hoa và các loại rau màu. Theo ông Hồ Nguyên Tuấn – Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lương thì trước đây trung bình mỗi ngày, người dân địa phương cung cấp ra thị trường các tỉnh phía Bắc và phía Nam từ 10 – 14 tấn với đa dạng các loại rau. Tuy nhiên, đợt mưa lụt lịch sử vừa qua đã xóa sổ hoàn toàn diện tích, cũng chính vì vậy nguồn rau trên địa bàn hiện đang rất khan hiếm.
Hiện trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, giá rau xanh đã tăng gấp 3 – 4 lần so với thời điểm trước ngập lụt. Cụ thể như: Hành hoa có giá bán 23 nghìn đồng/kg, cải ngọt, cải chíp 16 nghìn đồng/kg, bắp cải 8 – 9 nghìn đồng/kg, cà rốt 12 nghìn đồng/kg, dưa chuột 15 nghìn đồng/kg…

Tại huyện Diễn Châu, đợt mưa lũ cuối tháng 9 cũng đã khiến hơn 1.500 ha rau màu bị ngập úng, trong đó có đến 1.296 ha rau các loại bị thiệt hại trên 70%, không thể phục hồi, buộc người dân phải làm lứa rau mới.
Bà Hồ Thị Tâm – Chủ tịch UBND xã Diễn Thành cho biết: Mưa lụt đã khiến trên 80% diện tích rau vụ đông của địa phương bị ngập nặng (khoảng 90ha), gây thiếu hụt nguồn cung trên thị trường. Mặc dù vậy, việc khôi phục sản xuất trở lại của bà con vẫn đang gặp khó khăn do thời tiết dự báo sẽ còn mưa nhiều trong những ngày tới.
Tại xã Hưng Đông, nơi cung cấp lượng rau lớn cho địa bàn TP.Vinh cũng bị thiệt hại trên 40 ha trong đợt mưa lũ vừa qua. Bà Nguyễn Thị Mùi, xóm Vinh Xuân cho biết: „Mặc dù 3 sào rau của gia đình đã bị xóa sổ tuy nhiên hiện chúng tôi chưa dám trồng lại những loại rau vụ đông chính như cải xanh, xà lách, cúc, mùi… do từ thời điểm gieo trồng đến lúc thu hoạch sẽ mất khoảng 1 tháng, với thời tiết vào mùa mưa bão thất thường sẽ thì nguy cơ bị mất trắng sẽ còn tiếp diễn. Do đó, hiện bà con chỉ tập trung trồng rau cải xút, chỉ 1 tuần là thu hoạch, nếu gặp rủi ro cũng giảm được phần nào thiệt hại…“.
Theo khảo sát tại các chợ trên địa bàn TP.Vinh, giá rau xanh hiện cũng đang ở mức cao gấp 2 – 3 lần so với trước thời điểm ngập lụt. Anh Hồ Trọng Thương – thương lái chuyên thu mua rau chia sẻ: Hiện tại nguồn cung rau xanh trên địa bàn Nghệ An đang sụt giảm do các vùng rau tại Nghệ An chưa kịp phục hồi nên mỗi ngày anh đều đi ra các mối phía Bắc mua từ 6 – 7 tấn bắp cải, cải ngọt, cải cúc, cà pháo, cải thảo, súp lơ xanh… để nhập về các chợ, các cửa hàng nông sản. Do giá đầu vào cao cộng thêm chi phí vận chuyển trong mùa dịch tăng lên nên việc giá rau xanh đến tay người tiêu dùng đang ở mức cao cũng là điều dễ hiểu.

Mưa lớn gây ngập sâu nhiều đoạn trên Quốc lộ 1A
Starker Regen verursachte in vielen Abschnitten des Highway 1A tiefe Überschwemmungen
Mưa lớn đã gây ngập sâu cục bộ ở nhiều đoạn trên tuyến Quốc lộ 1A, nhất là đoạn qua địa bàn phường Quỳnh Xuân (Thị xã Hoàng Mai), gây khó khăn cho các phương tiện khi lưu thông qua đây.
05/10/2021 15:40 https://baonghean.vn/mua-lon-gay-ngap-sau-nhieu-doan-tren-quoc-lo-1a-295295.html
Ghi nhận vào lúc 14h chiều ngày 5/10, từ Km 393+760 đến 394+100, đoạn qua địa bàn phường Quỳnh Xuân (Thị xã Hoàng Mai) nước ngập sâu từ 30 – 40 cm. Theo đó, các phương tiện, nhất là ô tô gầm thấp, xe máy di chuyển rất khó khăn.
Ngay tại thời điểm mưa to, cùng với phối hợp lực lượng Công an thị xã, Cục quản lý đường bộ 2, Trạm CSGT Diễn Châu thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh đã bố trí lực lượng tuần tra thường xuyên trên tuyến, đặc biệt là trên đoạn đường này để kịp thời phân luồng cho các phương tiện giao thông di chuyển không để ùn tắc.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, 1 vùng áp thấp ở khu vực miền Nam Philippines đang hướng vào Biển Đông. Dự báo khoảng chiều và tối nay 5/10, vùng áp thấp này đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Những ngày sau đó, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trên khu vực giữa và Nam Biển Đông.
Khoảng ngày 10 đến 11/10, một đợt không khí lạnh mạnh có khả năng ảnh hưởng đến nước ta, tương tác với cơn bão/áp thấp nhiệt đới này nên diễn biến của cơn này trên Biển Đông trong những ngày tới sẽ rất phức tạp.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với nhiễu động trong đới gió Đông trên cao nên trong hai ngày 5 và 6/10, ở khu vực từ Thanh Hóa đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 250mm/đợt.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung bộ, lượng mưa trong 02 giờ vừa qua tại các trạm tự động (từ 12h-14h/05/10) như sau: Tĩnh Gia: 87.4mm, Yên Mỹ: 61.4mm, Xuân Quỳ: 48.6mm (Thanh Hóa); Hoàng Mai: 45.0mm, Quỳnh Lưu: 44.2mm,…(Nghệ An)

Cảnh báo mưa trong 3 giờ tới:
Trên khu vực tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An tiếp tục có mưa, có nơi mưa vừa.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng:
Trong 3 giờ tới, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng có nguy cơ xảy ra tại tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An:
– Nguy cơ lũ quét sạt lở đất tại các huyện: Quan Sơn, Như Xuân (Thanh Hóa)
– Nguy cơ ngập úng tại các huyện: Tĩnh Gia (Thanh Hóa); Hoàng Mai, Quỳnh Lưu (Nghệ An).

Veröffentlicht 5. Oktober 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Unterschied zwischen vietnamesischen und chinesischen Gemüse – Nhận biết nhanh 8 loại rau, củ Trung Quốc giả mạo hàng Việt bán dịp Tết   Leave a comment

Nhận biết nhanh 8 loại rau, củ Trung Quốc giả mạo hàng Việt bán dịp Tết

Việc phân biệt rau củ nhập về Trung Quốc không phải là quá khó, chỉ cần tinh ý một chút bạn sẽ có thể dễ dàng chọn được đúng những loại rau, củ được trồng tại Việt Nam. Dưới đây là một số cách phân biệt rau củ Việt Nam và Trung Quốc chính xác các bà nội trợ nên biết.
27/01/2019 https://baonghean.vn/nhan-biet-nhanh-8-loai-rau-cu-trung-quoc-gia-mao-hang-viet-ban-dip-tet-232160.html
1. Tỏi
Tỏi Trung Quốc: Củ rất to, vỏ ngoài màu trắng hơi vàng, dễ bóc. Khi bóc ra thì tỏi Trung Quốc có ít tép và tép khá to, đồng thời có vị hăng, the, ít thơm.
Tỏi Việt Nam: Thường có củ nhỏ, nhiều tép và tép nhỏ vỏ ngoài màu trắng hoặc nâu tím, khó bóc. Tỏi ta có vị the, có mùi thơm, vị cay nồng đặc trưng, riêng tỏi Lý Sơn có mùi thơm dễ chịu, ít có vị cay nồng.

2. Gừng
Gừng Trung Quốc: Củ to, tròn, da trơn láng, mịn màng, thân mọng nước, củ to, đều, ít đường vân, ít nốt sần sùi, được vệ sinh rất sạch sẽ, rất dễ bóc vỏ, màu vàng nhạt. Lõi gừng Trung Quốc ít xơ, đường vân nhợt hơn.
Gừng Việt Nam: Vỏ xỉn màu, nhiều rễ và nốt sần sùi, bẻ đôi củ sẽ thấy có đường gân bên trong, có vị thơm đậm, cay nồng. Phần lõi gừng ta có nhiều xơ, đường vân tròn rõ nét.

3. Hành tây
Hành tây Trung Quốc: Có vỏ bóng, củ to, dài hơn, ít sần sùi, độ đồng đều cao; Khi cắt củ hành ra có màu trắng hơi xanh, thường đẫm nước.
Hành tây Đà Lạt: Thường vẫn còn nhiều rễ và phần cuống thì dài, vỏ lụa ngoài màu trắng, dễ trầy xước; khi cắt củ hành ra thì màu trắng, ráo nước.

4. Bắp cải
Bắp cải Trung Quốc: bắp nhỏ, hình tròn, lá bao bên ngoài màu xanh đậm, lá cuốn không chặt, rất dễ bóc; khi cắt đôi ra các lá không bó sát vào nhau, kết cấu rất lỏng lẻo.
Bắp cải Đà Lạt: bắp to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn chặt, khó bóc; khi cắt đôi ra các lá bó sát vào nhau, kết cấu rất chặt chẽ.

5. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh Trung Quốc: thường có màu xanh đậm hơn, búp lơ đều nhau, mịn, dính chắc với nhau, phần thân đã bị cắt ngắn để tiện di chuyển và bảo quản; khi nấu không có mùi.
Súp lơ xanh Đà Lạt: có búp vừa phải, hoa lơ ít đồng đều, cuống có màu xanh nhạt, thường có phần thân và phần bông to hơn so với lơ Trung Quốc; khi nấu có mùi thơm nhẹ.

6. Khoai tây
Khoai tây Trung Quốc: Kích thước củ vừa phải, hình bầu dục hơn dài, kích cỡ đều nhau. Vỏ dày, trơn bóng ít bị trầy xướt, mắt củ to. Với khoai Tây Trung Quốc da hồng khi cắt ra có màu vàng đậm.
Khoai tây Đà Lạt: Kích thước củ vừa phải, hình bầu dục tròn, không đồng đều. Vỏ mỏng, dễ trầy xước, mắt của củ cạn. Khi cắt ra, khoai tây Đà Lạt da hồng có màu nhạt

7. Cà rốt
Cà rốt Trung Quốc: Bóng loáng, củ đều, to không có cuống hay đầu thường đen do để lâu, màu đỏ tươi đậm màu hơn so với cà rốt Đà Lạt
Cà rốt Đà Lạt: Củ nhỏ, tươi mới và thường có cuống, có rễ nhỏ li ti trên thân, củ màu hồng nhạt ngả sang vàng.

8. Cà chua
Cà chua Trung Quốc: được thu hái, vận chuyển trong thời gian dài thường không còn cuống; vỏ bóng, căng mịn trông rất bắt mắt; quả nhiều hạt, ít bột, khó bóc lướp vỏ bên ngoài.
Cà chua Việt Nam: có hình thuôn nhỏ, hình bầu dục, hình tròn dẹt, quả méo mó, không tròn đều. Thường cuống còn tươi bám chắc trên thân quả; lớp vỏ có thể xuất hiện đốm nám và không chín đồng đều.

 

Veröffentlicht 4. Juni 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Wildgemüse – RAU NHÓT „lộc trời“   Leave a comment

Về Nghệ An thưởng thứclộc trời

Nếu có dịp về Nghệ An, đặc biệt là miệt biển Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai… trong khoảng thời gian từ tháng Giêng đến tháng Năm âm lịch, bạn sẽ được thưởng thức một món rau góp phần làm nênthương hiệucủa vùng đất này. Đó là rau nhót – „lộc trờidành riêng cho người dân miền chân sóng.
11/05/2019 https://baonghean.vn/ve-nghe-an-thuong-thuc-loc-troi-242661.html
Rau nhót là loại rau dại thường có thân màu tím, lá giống hoa mười giờ, mọc ven các cánh đồng muối, ven các đầm nuôi tôm cá nước lợ hoặc ven sông. Loại rau này có từ bao giờ cũng chẳng ai rõ. Chỉ biết rằng, khi lớn lên, chúng tôi đã thấy nó hiện diện tự thuở nào. Không ai trồng, ai chăm mà rau cứ mọc tốt tươi, thế nên nhân dân vùng đất địa đầu xứ Nghệ đều nghĩ đó là “lộc trời cho”. Phải chăng là đó là một sự bù đắp của thiên nhiên đối với vùng đất lắm mưa nhiều nắng này?
Có lẽ trong kí ức của nhiều người vùng đất Quỳnh Lưu, Hoàng Mai, rau nhót gắn liền với một thời kì xa khó. Những tháng ngày cuộc sống còn khó khăn, rất nhiều người đã đi hái rau nhót, mà đông nhất là phụ nữ và trẻ em.
Một buổi đi học, thời gian còn lại có nhiều đưa trẻ đã gom lại niềm vui thơ trẻ mà ra những cánh đồng muối để hái rau vừa để ăn, vừa để bán.
Nhờ những rổ rau nhót được bán đi, gom góp suốt mùa mới có thể đủ tiền mua sách đi học hoặc một chút đồ dùng vì rau nhót thường rẻ.
Với những gia đình thực sự khó khăn, bữa cơm có đĩa nộm rau nhót trộn chút lạc có thể làm cho những đứa trẻ thấy “đủ” hơn, có thể cùng nhau đi qua những ngày khó, để có thể tiếp tục giấc mơ được đến trường trong những ngày tháng ấy.

Sự đặc biệt của rau nhót không chỉ ở đặc điểm tự nhiên mà còn ở cách chế biến. Hầu như người ta không nấu canh, không xào mà chủ yếu dùng làm nộm. Mà cách làm nộm cũng thật lạ lùng. Rau làm sạch sẽ, phải luộc qua ít nhất 2 – 3 lần để rau chín và bớt mặn. Khi trộn nộm thì phải vắt bớt cho ráo nước, trộn cùng chút rau thơm, lá chanh, đường, ớt và chút lạc rang. Có hai điều cần chú ý là phải luộc rau và không được thêm muối.
Khi thưởng thức, có thể ăn kèm bánh đa, bánh mướt, bún hoặc đơn giản nó là một món sạch lành trong bữa cơm gia đình. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận thấy cái giòn giòn của rau nhót, vị thơm của các loại rau thơm, vị bùi bùi của lạc và chua chua cay cay không thể thiếu của món nộm chuẩn vị. Tất cả hòa quyện tạo nên sự đậm đà của món nộm đậm chất Nghệ này. Có lẽ sự đậm đà không chỉ bởi sự mặn mòi của nắng gió đọng lại trong từng cọng rau. Mà sự đậm đà đó còn gắn liến với sự nhọc nhằn của người dân nơi đây, gắn liền với kí ức vừa êm đềm vừa dữ dội của bao người sống ven những đồng muối.
Bây giờ mọi người ăn rau nhót với nhiều tâm thế khác nhau. Với người dân vùng đất địa đầu xứ Nghệ, đĩa rau nhót trong những ngày hè sẽ làm cho bữa cơm hài hòa hơn giữa những món ăn đầy chất đạm. Không chỉ thế, nó còn xuất hiện trong những bàn tiệc. Điều đó làm cho thân phận của loài “rau dại” đã bớt tủi, bớt hờn.
Với những người từng gắn với những cánh đồng muối, những đầm tôm đầm cá thì ăn rau nhót là một cách tìm về với kí ức tuổi thơ. Một tuổi thơ với những ngày hè bỏng rát, với những tiếng thở dài của mẹ khi bữa cơm của cả nhà chẳng có gì ngoài vài con cá nhỏ, đĩa rau và có lúc là tiếng cười vỡ òa khi cuối ngày hái được một rổ rau nhót đầy. Còn với người dân phố thị, ăn rau nhót như là đang thưởng thức một thứ quà quê vừa sạch vừa đậm tình đậm nghĩa.

Giữa tiết trời cuối xuân đầu hạ, rau nhót sẽ phát triển nhanh hơn. Ven những cánh đồng muối, ven những bãi sông, chúng tôi thấy hình ảnh những người phụ nữ cứ nhẫn nại hái từng cọng rau.
Rồi những rổ rau ấy sẽ được bán, dù giá trị kinh tế không quá cao nhưng hẳn rằng, cứ chắt chiu, bòn nhặt sẽ giúp những bữa cơm thêm ngon, sẽ làm cho thứ “lộc trời” ấy đến được đến với nhiều người ở khắp dọc dài đất nước!


Đặc sản rau nhót biển Nghệ An
Chị Lê Thị Phú ở xóm 12, xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu đã mạnh dạn đưa giống cây rau nhót về trồng ở vườn nhà. Đến nay sau 1 năm chăm sóc, vườn rau đã đến kỳ thu hoạch, đem lại nguồn thu tiền triệu mỗi ngày cho gia đình.
22/03/2018 https://baonghean.vn/dac-san-rau-nhot-bien-nghe-an-187585.html
Rau nhót là loại rau dại mọc rải rác trên cánh đồng muối mặn, ven các đầm lầy nước lợ và hồ tôm ở các xã vùng biển Quỳnh Lưu. Rau nhót sinh trưởng và phát triển hoàn toàn trong môi trường tự nhiên nên đây là loại rau có vị rất đặc biệt, có lợi cho sức khỏe và được xem là một loại rau sạch.
Khi thời tiết lập xuân, rau nhót phát triển xanh tốt, phụ nữ vùng biển thường tranh thủ đi hái rau về chế biến món ăn cho gia đình, nếu hái được nhiều thì đem bán ở các chợ quê. Vì là loại rau sạch, giàu chất dinh dưỡng nên được nhiều người tìm mua. Thời gian gần đây, rau nhót bán được giá, thậm chí là „cháy“ hàng. Vì thế, từ chỗ là người đi hái, chị Phú mạnh dạn đưa giống rau dại về trồng trong vườn nhà mình.
Theo chị Lê Thị Phú, từ thực tế vườn nhà bị nhiễm nước mặn từ các đầm nuôi tôm nên nhiều năm nay chị không trồng bất cứ loại rau gì, cứ gieo xuống hạt mầm bị thối teo vì đất nhiễm mặn. Tháng 3/2017, sau 1 buổi đi hái rau nhót bán, chị nghĩ rau nhót sống được ở nước mặn thì tại sao không đưa về trồng thử trên đất nhà mình. Nghĩ là làm, chị đào các gốc rau về dâm trồng trong vườn rộng 8 thước đất. Sau 2 tháng rau bén rễ và phát triển xanh tốt.
Đến nay, sau gần 1 năm thử nghiệm vườn rau nhót đã bò kín các khoảng đất trống và phát triển tốt. Hiện tại, rau nhót đang vào mùa sinh sôi và thu hái. Trong khi các hộ dân phải thức dậy từ sớm ra đồng muối, đầm tôm tìm hái rau bán kiếm thêm thu nhập thì gia đình chị Phú chỉ cần hái trong vòng 1h đồng hồ đã thu hoạch được 40 – 50 kg rau nhót tươi; cứ 2 ngày nhà chị lại thu hái rau 1 lần.

Hiện với giá thu mua 20.000 đồng/kg tại vườn, mỗi ngày chị Phú có thu nhập trên dưới 1 triệu đồng. Rau thu hoạch đến đâu thương lái đặt mua đến đó, không lo ế hàng. Đặc biệt rau nhót có thể cho thu hoạch quanh năm nếu được cung cấp đủ nước tưới, không bị khô quằn hay vàng lá như khi mọc ở đồng hoang.
„Một điều quan trọng khi trồng rau nhót là trồng phải trên đất thịt hoặc đất cát pha bị nhiễm nước mặn lợ. Sau khi rau đã bén rễ chỉ cần tưới nước mặn là đủ. Trồng rau nhót không phải bón thêm phân lân hay hóa chất, nếu không rau sẽ bị sốc mặn và chết“ – chị Phú cho biết thêm.

Chị Nguyễn Thị Hiền – thương lái thu mua rau nhót ở xã Quỳnh Lương cho biết: Hiện tại nhu cầu tiêu thụ rau nhót làm món ăn tại các nhà hàng, khách sạn tăng cao nên cung không đủ cầu, rau thu hái đến đâu chúng tôi thu mua đến đó mà vẫn không đủ hàng để nhập đi Hà Nội và thành phố Vinh. Trước đây, giá rau nhót chỉ dao động từ 5.000 – 8.000 đồng/kg, khoảng 3 năm nay rau nhót tăng giá mạnh từ 20.000 – 30.000 đồng/kg.
Từ một món ăn dân dã của người dân làm muối ven biển huyện Quỳnh Lưu, rau nhót giờ đây đã trở thành một đặc sản được nhiều người biết đến và tìm mua để chế biến món ăn cho gia đình, biếu tặng người thân. Thiết nghĩ từ mô hình trồng rau nhót của chị Phú, các hộ dân vùng biển có thể tham khảo đưa giống rau thuần hóa trồng trong vườn nhà nhằm phục vụ nhu cầu thị trường cũng như tăng thu nhập.


RAU NHÓT- MÓN ĂN DÂN DÃ CỦA NGƯỜI DÂN XỨ NGHỆ
Từ một món ăn dân dã của người dân làm muối ven biển huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, rau Nhót giờ đây đã trở thành một đặc sản được nhiều người biết đến và tìm mua như một món quà mang đủ vị mặn mòi và nắng gió của mảnh đất miền Trung.
25/3/2018 http://dulichnghean.gov.vn/index.asp?options=items&code=13196
Ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) nộm rau nhót là món ăn dân dã thường thấy trên mâm cơm hàng ngày hay cơm cỗ của nhiều gia đình.
Rau nhót mọc hoang trên các đầm lầy, hồ tôm, ven theo các cánh đồng muối. Loài rau có nhiều nét giống với cây hoa mười giờ.
Rau nhót hái về nhặt sạch lá cỏ, gốc già, đem ngâm trong nước lạnh vài giờ. Lạc rang xát vỏ giã dập. Giá rửa sạch trụng qua nước ấm. Cà rốt cạo vỏ bào sợi. Lá chanh thái chỉ. Ớt cay bỏ hạt giã dập băm nhỏ.
Rau nhót luộc vừa chín tới thì đổ ra rổ cho ráo nước và nhanh nguội, vắt sơ cho rau bớt vị mặn chát.
Trộn đều rau với lạc, giá, cà rốt, lá chanh, ớt cay, nước cốt chanh, chút đường, bột ngọt. (Nên nếm thử chút rau trộn trước khi quyết định cho muối vào hay không vì rau nhót vốn có vị mặn). Khoảng sau 15 phút rau sẽ thấm gia vị.
Nộm rau nhót được người dân địa đầu xứ Nghệ dùng như một món rau ghém cùng với bún, bánh mướt hoặc với cơm. Hay đơn giản, một đĩa rau nhót đơn sơ đã là đầy đủ cho mọi cuộc vui hội ngộ.
Nộm rau nhót có vị chua cay mặn ngọt hài hòa; phảng phất mùi thơm lá chanh; béo bùi của lạc rang; mát giòn của giá, của cà rốt. Và đặc biệt hương vị thanh mát, rào rạo, sừn sựt đặc trưng của rau nhót, khiến ai đã từng một lần được thưởng thức cũng khó lòng mà quên được!


Mặn mòi rau nhót
Với nhiều thực khách, rau nhót để lại ấn tượng khó quên bởi hương vị mằn mặn nguyên thủy. Nhưng với nhiều người đó là vị “ngọt” cho chuỗi ngày dài rong ruổi mưu sinh.
14/02/2016 https://dantri.com.vn/doi-song/ma-n-mo-i-rau-nhot-20160214132206848.htm
Đã từ rất lâu rau nhót được người dân ven biển Quỳnh Lưu (Nghệ An) hái về làm rau ăn. Nhưng hiện nay có rất nhiều người tìm mua rau nhót để thưởng thức như một loại đặc sản.

Rau nhót lên ngôi
Rau nhót là loài rau có nhiều nét giống với cây hoa mười giờ, mọc rải rác trên cánh đồng muối mặn, ven các đầm lầy, hồ tôm… Vì sinh trưởng và phát triển hoàn toàn trong môi trường tự nhiên, không phân hóa học, không thuốc trừ sâu nên rau nhót được xem là loài rau sạch dùng để làm nộm, ăn ghém với cơm, bún hoặc các loại bánh, được các nhà hàng, khách sạn, các đám cưới rất chuộng.
Trần Thị Đạo, trú tại xóm 1, xã Sơn Hải (Quỳnh Lưu, Nghệ An) chia sẻ: “Mấy chục năm tôi làm bánh mướt bán đều phải làm thêm món nộm rau nhót nữa, để người ta mua ăn kèm với bánh mướt, bữa nào không có rau nhót thì bữa đó ế bánh”.
Nhắc đến rau nhót dù là người mới chỉ thưởng thức một lần cũng khó lòng quên được cái cảm giác mằn mặn, rào rạo, sừn sựt, rất hấp dẫn mà loại rau này mang lại. Vì lẽ đó mà nhiều người khi có dịp đặt chân tới mảnh đất địa đầu xứ Nghệ đều cố gắng tìm mua một ít rau nhót về làm quà.
Chị Nguyễn Thị Quỳnh, một người dân ở Quỳnh Lưu xa quê lâu năm vẫn nhớ như in món rau dân dã ấy sau lần trở lại quê nhà. “Gặp lại rau nhót như gặp lại ấu thơ. Bây giờ về quê tôi vẫn ăn và mang ra Hà Nội cho bạn bè cùng thưởng thức”, chị nói.
Với nhiều thực khách, rau nhót để lại ấn tượng rất khó quên bởi vị mặn mòi nguyên thủy nhưng với nhiều người đó là vị “ngọt” cho chuỗi ngày dài rong ruổi mưu sinh.

Hái rau nhót kiếm thêm thu nhập
Như thường lệ, cứ đến 4 giờ 30 phút mỗi sáng là lúc những người “thợ” lục tục lên đường đi tìm rau. Họ thường đi thành từng tốp dăm ba người, đồ nghề là chiếc rổ nhựa và một bao bì nhỏ gọn.
Rau nhót ngọn nhỏ lại mọc lẫn trong cỏ, nên muốn hái được rau cần phải chịu khó, kiên nhẫn, cũng vì thế chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em gái mới làm công việc này.
Cụ Nguyễn Thị Dung, 83 tuổi ở thôn Bút Lĩnh (An Hòa, Quỳnh Lưu) cũng lọm khọm cắp rổ ra đồng. Đôi mắt cụ nheo nheo dò tìm khóm rau non, rồi đưa tay mò mẫm ngắt từng nhánh nhỏ cho vào rổ.
„Già rồi không làm chi được nữa, phải đi tìm rau nhót thôi“, cụ Dung nói. Mỗi ngày cần mẫn hái từ tờ mờ sáng cho tới trưa, cụ cũng hái được vài kg rau. Giá mỗi kg rau nhót hiện tại dao động từ 12 đến 14.000 đồng/kg, nhờ đó mà cụ có thêm đồng rau cháo qua ngày.
Tuy nhiên cánh đồng gần nhà rau nhót hiếm, nên những ai có sức thì đi tìm rau ở những nơi xa hơn như cánh đồng muối Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu) …
“Rau nhót ra ngọn nhiều vào mùa xuân, nhưng năm nay do thời tiết ấm lại mưa phùn nhiều nên rau cho lộc nhiều hơn những năm trước, vì vậy tôi cũng đi hái thường xuyên hơn”, Lê Thị Huyên trú tại thôn Bút Lĩnh, xã An Hòa (Quỳnh Lưu, Nghệ An) chia sẻ.
Mỗi buổi chịu khó tỉ mẩn, gom góp bà Huyên cũng hái được 3 đến 4kg rau. Mỗi tháng bà kiếm được khoảng 1,5 triệu đồng từ việc hái rau nhót.
“Cũng may có tiền đó cho mà chi tiêu, trang trải, không phải bán đến thóc nữa, chứ không cũng chẳng biết nhìn đâu ra”, bà tâm sự.
Nhờ rau nhót mà có thêm đồng phụ chi tiêu trong nhà, rồi dành dụm tiền cho con cái học hành, các chị, các mẹ ở vùng ven biển Quỳnh cứ tranh thủ những lúc nông nhàn là họ lại cất công đi tìm rau.
Trên cánh đồng thỉnh thoảng còn xuất hiện bóng dáng những em nhỏ. Cứ hái được một lúc, các em lại sắp rổ rau lại gần nhau. Thấy rổ nào cũng nhiều và non hơn hôm qua, các em hớn hở mừng vui, dường như quên đi cái đói và mệt nhọc đang tới gần !
Em Nguyễn Thị Trúc, lớp 6A, trường THCS An Hòa (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang khom lưng bên một tảng rau, chia sẻ: “Hái vào lúc trời mưa, rau nhót non thì bán dễ hơn”.
Hai em học cùng trường với Trúc là Nguyễn Thị Phương và Lê Thị Lan đều tranh thủ những ngày nghỉ để hái rau. Cũng có lúc các em tranh thủ một buổi đi học, một buổi đi hái rau nhót bán kiếm thêm thu nhập phụ giúp cho gia đình.
“Ngày trước hái rau nhót về là tụi em phải tất bật chở rau đi khắp các chợ, khi thì chợ Sông Ngọc, chợ Ngò, lúc thì chợ Quỳnh Hưng thậm chí là lên chợ Giát cách gần mười cây số để bán rau. Nhưng bây giờ đã có mối vào tận nhà thu mua nên tụi em đỡ vất vả hơn rồi”, Phương chia sẻ.
Các em hái một buổi chỉ được 1kg, bữa nhiều may ra được vài kg. Em nào nhanh nhẹn và thành thạo lắm thì một buổi đi hái được vài chục ngàn đồng.
Ngày hôm qua em được 10.000 đồng, còn Lan thì được 14.000 đồng, Phương được 21.000 đồng”, Trúc nói vẻ mặt vui vui. Có em nhỏ còn chịu khó luộc rau trộn với lạc hoặc vừng dã nhỏ, bỏ thêm gia vị tạo thành một món nộm hoàn chỉnh, rồi những buổi sớm mai đem ra chợ bán. Số tiền kiếm được các em để dành nộp học, mua sắm dụng cụ học tập như bút, sách, vở…
Ông Hồ Đình Bạn (65 tuổi, trú tại xóm Hồng Phong, xã An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An) có tới 20 năm làm nghề buôn rau nhót, cho biết: “Rau nhót thuộc loại hàng hiếm vì loại rau này không còn mọc nhiều như trước, hơn nữa việc hái rau khá kỳ công nên nguồn cung cấp ít dần. Ngay cả người địa phương muốn ăn món rau này cũng phải điện thoại “đặt hàng” trước”.
Hiện số người hái rau nhót ở An Hòa chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Vì vậy mặc dù đã cất công săn lùng mua rau nhót, có bao nhiêu mua hết bấy nhiêu nhưng ngày nhiều nhất ông Bạn cũng chỉ mua được 30 kg rau gửi xe khách vào Vinh cho vợ ông bán.


Bữa sáng 10.000 đồng với đặc sản bánh khoái chợ Ngò
Chỉ với 10 ngàn đồng, bạn đã có một bữa sáng thật ngon mà không nơi nào có. Bánh khoái chiên trên chảo đất nung, cuốn với nem rán và rau nhót biển – một đặc sản địa phương sẽ khiến bạn nhớ mãi không nguôi…
10/01/2017 https://nld.com.vn/dia-phuong/bua-sang-10000-dong-voi-dac-san-banh-khoai-cho-ngo-20170109182320638.htm
Cái quán nho nhỏ ở chợ Ngò này đã trở thành niềm thương nhớ của bao người con miệt biển Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu. Người ta bảo, nếu đến chợ Ngò mà chưa ăn bánh khoái thì xem như chưa biết chợ Ngò vậy.
Rau nhót là loại cây mọc bên bờ sông nước mặn, thường có ở vùng biển Quỳnh. Rau nhót được xem là loài cây đặc sản riêng có ở địa phương này. Chính món rau nhót đã làm nên nét độc đáo của bánh khoái chợ Ngò. Rau nhót sau khi làm sạch thì phải luộc lên để rau bớt mặn, trộn với chút lạc rang.
Rau được để cùng với nem rán, dậy mùi thơm.
Nguyên liệu dùng để làm bánh là loại gạo tẻ xay thành bột nước. Bánh được nấu trên những chiếc nồi (chảo) đất có hình thù đặc biệt.
Người làm bánh sẽ dùng miếng thịt mỡ tươi quét vào nồi để không dính bột hồ khi đồ bánh, sau đó đổ đều một lớp bột nước mỏng tang rồi đậy vung lại chờ cho bánh sôi. Chờ chừng gần 1 phút đã có ngay những cái bánh nóng hổi.
Đã 8 năm nay, dù ngày mưa hay nắng thì quán bánh khoái của bà Đồng ở chợ Ngò (Sơn Hải, Quỳnh Lưu) luôn đông khách mỗi buổi sáng. Bà bắt đầu nhóm bếp lúc 5 giờ sáng và chỉ 9 giờ thì đã bán hết 3 kg bột bánh.
Món bánh khoái trắng muốt, điểm những chấm xanh của hành ngò, đặt bên cạnh sắc xanh rau ngót, màu vàng rộm của nem rán và bát nước chấm sóng sánh màu cánh gián.
Khi cuộn chúng lại, món bánh sẽ có vị béo của nem rán và vị mát mềm của nộm rau nhót và thơm hương gạo mới của tấm bánh mỏng tang
Theo Hồ Long (Nghệ An Online)

 

Veröffentlicht 15. Mai 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,