Archiv für das Schlagwort ‘cho

Der Nachtmarkt Son Tra (Bezirk An Hai Tay, Bezirk Son Tra, Stadt Da Nang) wird am 1. Juli offiziell seinen Betrieb einstellen – Chợ đêm Sơn Trà (phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) sẽ chính thức dừng hoạt động vào ngày 1/7 tới   Leave a comment

Chợ đêm Sơn Trà trước ngày đóng cửa

Chợ đêm Sơn Trà (phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) sẽ chính thức dừng hoạt động vào ngày 1/7 tới. Đây là chợ đêm đầu tiên tại Đà Nẵng được chính thức khai trương vào tháng 9/2018, do Công ty Cổ phần DHTC Đa Năng đầu tư, thực hiện. Việc chấm dứt hoạt động vì đây là dự án triển khai thí điểm trong 5 năm, đến nay đã hết thời hạn.
12/05/2024 – 17:28 https://nhandan.vn/cho-dem-son-tra-truoc-ngay-dong-cua-post808977.html
Theo đó, Ủy ban nhân dân quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng vừa có văn bản về việc chấm dứt hoạt động Chợ đêm Sơn Trà, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Cụ thể, căn cứ vào các quyết định liên quan việc đầu tư, hoạt động chợ đêm và Căn cứ Hợp đồng số 06/2018 ngày 20/8/2018 và Phụ lục Hợp đồng số 10/2023 ngày 27/9/2023 về thực hiện đầu tư Dự án Chợ đêm Sơn Trà giai đoạn 1 đã ký giữa Phòng Kinh tế quận Sơn Trà và Công ty Cổ phần DHTC Đa Năng. Thời gian tiếp tục thực hiện hợp đồng số 06/2018 là kể từ ngày 21/8/2023 đến ngày 30/6/2024, UBND quận Sơn Trà thông báo việc chấm dứt hoạt động Chợ đêm Sơn Trà từ ngày 1/7/2024.
Đối với Công ty Cổ phần DHTC Đa Năng, nghiêm túc thực hiện các điều khoản theo Hợp đồng đã ký và nộp phí sử dụng lòng đường, vỉa hè, thực hiện nghĩa vụ nộp phạt chậm nộp phí sử dụng lòng đường, vỉa hè tại Chợ đêm Sơn Trà theo đúng quy định.
Đồng thời thực hiện di dời toàn bộ tài sản, vật tư, trang thiết bị trả lại vỉa hè và lòng đường Mai Hắc Đế, Lý Nam Đế cho địa phương trong vòng 10 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động. Thông báo rộng rãi đến tất cả tiểu thương Chợ đêm Sơn Trà và các đơn vị liên quan biết về thời hạn chấm dứt hoạt động của tại chợ này.
Trước thời gian dừng hoạt động vào ngày 1/7 tới, hiện nay, chợ đêm Sơn Trà vẫn là điểm chọn lựa, dừng chân mua sắm của rất nhiều khách du lịch. Đây cũng là địa điểm thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan, mua sắm và cùng xem cầu Rồng phun nước, phun lửa vào tối thứ 7, chủ nhật hằng tuần.
Chùm ảnh phóng viên ghi nhận tại chợ đêm Sơn Trà, tối 11/5:

Được biết, hiện nay, Ủy ban nhân dân quận Sơn Trà đang xem xét vị trí để tổ chức lại chợ đêm, với các phương án bảo đảm về an ninh trật tự, an toàn giao thông và đang trình phương án để xin ý kiến phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Veröffentlicht 13. Mai 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Bananen zum Räuchern am Tet-Feiertag sind sehr beliebt, 300.000 VND/Bündel – Chuối thắp hương ngày Tết đắt hàng, 300 ngàn đồng/nải   Leave a comment

Chuối thắp hương ngày Tết đắt hàng, 300 ngàn đồng/nải

Da nur noch wenige Tage bis zum neuen Mondjahr verbleiben, werden Bananen und Früchte zum Räuchern auf den lokalen Märkten langsam „heiß“.
Viele Kunden möchten ein Bündel Bananen mit einer ungeraden Anzahl an Früchten für 300.000 bis 350.000 VND pro Bündel kaufen.
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Giáp Thìn, tại các chợ dân sinh, mặt hàng chuối quả thắp hương bắt đầu „nóng“.
Nhiều khách hàng tìm mua nải chuối có số quả lẻ với giá 300 – 350 ngàn đồng/nải.
05/02/2024 05:50 (GMT+7) https://baonghean.vn/chuoi-thap-huong-ngay-tet-dat-hang-300-ngan-dongnai-post284492.html
Chị Nguyễn Thị Vân có sạp hàng bán hoa quả ở chợ Hưng Dũng, TP Vinh đã nhiều năm nay, buôn bán các loại quả theo mùa. Và cứ dịp Tết, chị bán thêm mặt hàng chuối nải phục vụ thắp hương.
„Tôi đến tận vườn chuối của người dân ở huyện Tân Kỳ đặt mua, ngày 20 âm lịch bắt đầu lấy hàng để bán dần đến 30 Tết. Vẫn như các năm, đến hôm nay 25 âm lịch giá bắt đầu tăng cao gấp nhiều lần ngày thường, người mua cũng khá đông, nên tôi phải huy động cả gia đình phụ giúp. Giá trung bình mỗi nải chuối khoảng 90 – 100 ngàn đồng“ – chị Vân cho biết.
Ở các chợ dân sinh, dọc một số tuyến đường có nhiều xe ô tô chở chuối bán ven đường. Chị Trần Thị Nga ở khối Trung Tiến, phường Hưng Dũng sau khi tham khảo, chọn mua chuối ở nhiều điểm bán, đã quyết định mua nải chuối lẻ có 17 quả với giá 300 ngàn đồng.
Chị Nga cho biết, chị đã tìm hiểu nhiều điểm bán, và thấy chuối có nguồn gốc trong tỉnh màu xanh đậm và quả nhỏ hơn so với chuối các thương lái nhập ở các tỉnh khác phía Bắc về, như Phú Thọ, Hưng Yên, Nam Định…
Và như các năm trước, dù giá đắt gần gấp đôi so với loại khác nhưng chị Nga vẫn chọn mua chuối lẻ quả, sáng màu để dâng cúng tổ tiên.
Bà Nguyễn Thị Luân cũng buôn chuối từ Hưng Yên về bán, bà cho biết thêm, chuối nhập từ Bắc về quả có màu sáng đẹp hơn chuối trồng ở địa phương Nghệ An, có thể là do người dân chọn giống khác nhau. Vì thế, giá cũng cao hơn. Và từ nay đến 30 Tết khả năng giá sẽ còn tăng nữa.
„Tuy nhiên người mua không phải ai cũng biết phân biệt nguồn gốc của chuối. Chuối màu xanh đậm hơn thì khi chín sẽ có màu vàng đậm, giá hiện nay khoảng 80 – 100 ngàn đồng/nải. Còn chuối màu sáng, quả to đều, khi chín có màu vàng rực đẹp mắt, giá bán hiện đang ở mức 120 – 150 ngàn đồng/nải bình thường. Nếu là nải có số quả lẻ thì giá từ 250 – 350 ngàn đồng/nải tùy to nhỏ“ – bà Luân cho biết.
Ở các chợ trên địa bàn thành phố Vinh, ngoài chuối ngự còn có loại chuối tiến vua được bán theo trọng lượng cũng khá hút khách. „Chuối tiến vua quả tròn đều, chín vàng ươm và săn chắc, ngọt đậm, được nhập từ miền Nam. Ngày thường, chuối tiến vua bán giá 50 – 60 ngàn đồng/kg, ngày tết giá tăng cao từng ngày. Mấy hôm trước giá 70 – 80 ngàn đồng/kg. Hôm nay 26 âm lịch giá 100 ngàn đồng/kg. Thường thì một nải chuối tiến vua trọng lượng khoảng 1 – 2kg.“ – chị Nguyễn Thị Thủy, một tiểu thương buôn bán hoa quả tại chợ Quán Lau, TP Vinh cho biết.
Còn ở khu vực chợ các huyện, vùng nông thôn, giá mặt hàng chuối phục vụ thắp hương ngày Tết có giá mềm hơn, dao động 50 – 100 ngàn đồng/nải đối với loại chuối ngự. Còn đối với chuối tiêu giá thấp hơn, dao động 20 – 50 ngàn đồng/nải.

Những nải chuối có số quả lẻ được người bán buộc dây đánh dấu để khách hàng lựa chọn nhanh hơn. Một số nải được khách quen đặt hàng trước cũng được đánh dấu để riêng.

Veröffentlicht 6. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Lebhafter Grenzmarkt in Nghe An an den Tagen vor Tet – Nhộn nhịp chợ biên xứ Nghệ ngày giáp Tết   Leave a comment

Nhộn nhịp chợ biên xứ Nghệ ngày giáp Tết

Giữa tiết trời rét căm căm những ngày cận Tết, các khu chợ vùng biên trên địa bàn Nghệ An vẫn thu hút được lượng lớn người dân và du khách đến tham quan, mua sắm, giao lưu văn hoá, tạo nên khung cảnh đầm ấm, xua đi cái lạnh mùa đông miền biên viễn.
04/02/2024 02:00 (GMT+7) https://baonghean.vn/nhon-nhip-cho-bien-xu-nghe-ngay-giap-tet-post284433.html
Hội tụ sản vật vùng miền
Từ 4 giờ sáng, khi sương mù còn mịt mờ, nhiệt độ xuống chỉ từ 1 – 3 độ C, Và Nhì Hoa, bản Tiền Tiêu, xã Nậm Cắn (Kỳ Sơn) đã lục cục dậy sớm chuẩn bị để dọn hàng ra chợ phiên Nậm Cắn. Nói là hàng hoá nhưng thực chất chỉ là những nông sản “của nhà trồng được” với những bó rau cải ngồng, túi ớt cay, vài cân gừng tươi, dăm ba con chuột rừng bắt được trong những ngày đi rẫy. Tất cả đều được bà Hoa sắp xếp vào gùi gọn gàng để xuống núi đi chợ – phiên chợ mà bà Hoa cũng như người dân vùng biên mong chờ hàng tuần.
Bản Tiền Tiêu dù cách chợ biên Nậm Cắn chỉ khoảng 3km, tuy nhiên do không có phương tiện, thêm gùi, giỏ chứa nhiều nông sản cồng kềnh nên không chỉ bà Hoa và rất nhiều bà con vùng cao nơi đây đều chọn cách gánh hàng trên lưng, đi bộ từ tờ mờ sáng để kịp giờ họp chợ. Quần áo cũ khoác nhiều lớp, những đôi chân cứ cặm cụi bước giữa cái rét căm căm và lớp sương mù bao phủ. Khi đến cửa khẩu, trời cũng vừa hửng sáng…
Chợ phiên Nậm Cắn đã hình thành từ lâu và trở thành điểm đến hấp dẫn, đậm đà bản sắc văn hóa người vùng cao của hai nước Việt – Lào. Trước đây, chợ chỉ họp một tháng 2 lần vào các ngày 15 và 30 dương lịch hàng tháng. Để tăng cường giao lưu giữa hai nước, từ năm 2018, chính quyền hai tỉnh vùng biên Việt Nam là Nghệ An và Xiêng Khoảng (Lào) đã tăng phiên chợ tới 4 lần/tháng, vào các ngày Chủ nhật hàng tuần. Từ đó đến nay, khu chợ dần trở thành điểm đến quen thuộc không chỉ người dân 2 nước mà du khách thập phương cũng đổ về để trải nghiệm.
Đứng từ cửa khẩu biên giới Nậm Cắn nhìn sang, chợ phiên Nậm Cắn mới sáng sớm đã nhộn nhịp người và phương tiện. Những xe chở hàng từ Việt Nam hay nước bạn Lào đã dựng kín tuyến đường vào chợ để chuyển hàng hoá. Tiếng cười nói, ngã giá râm ran 1 vùng trời. Trong khu vực chính của chợ, làn khói từ những gian ẩm thực toả lên với mùi thơm đặc trưng của các món ăn Lào – Việt khiến ai cũng thấy nức lòng.
Chị Hờ Y Xì, chủ quán ẩm thực tại khu chợ đon đả chia sẻ: “Vào ngày cận Tết này, người dân đi sớm lắm, bà con vào quán để giao lưu, chuyện trò sau nhiều ngày không gặp, các món ăn được người dân lựa chọn đa số là đồ nướng như gà nướng, bò nướng, lòng dồi nướng…thêm các đĩa xụm Lào, xôi Lào, nước chấm cay đặc trưng của người Lào, rau củ tươi sống của Việt Nam, tất cả hoà quyện thành những món ăn đậm vị khó quên.
Trong khu chợ đặc biệt này, ấn tượng nhất với chúng tôi là sự đa dạng hàng hoá, trong đó có đến 70% là các nông sản bản địa được người dân 2 nước mang đến để buôn bán, trao đổi. Những nông sản lạ mà quen, quen mà lạ được trồng ở vùng có địa hình cao, nhiệt độ mát mẻ quanh năm, không sử dụng các thuốc BVTV, đảm bảo tươi ngon với giá thành hợp lý lại càng hấp dẫn du khách.
Những bó rau cải địa phương xanh mướt, lá to bẹ được bày bán thành dãy dài ngay cổng vào bán với giá chỉ 10.000 đồng. Xa xa, những gian hàng bán đầy những nông sản vùng cao như mật ong, sâm rừng, thảo dược, hạt mắc khén, chuối rừng, măng khô… cũng được sắp xếp bắt mắt, giá chỉ từ vài ngàn đến vài chục ngàn đồng, mức giá có thể làm hài lòng bất cứ ai.
Độc đáo hơn nữa, khu chợ này người dân mua bán có thể sử dụng tiền Việt hoặc tiền Lào để trao đổi sau khi cân đối tỷ giá. Tiểu thương 2 nước qua nhiều năm giao lưu, gắn bó cũng nói được những câu quen thuộc của nhau khi chào hỏi, trao đổi hàng hoá, tình cảm đoàn kết thể hiện qua ánh mắt, nụ cười.
Chợ biên Nậm Cắn ngày thường đã nhộn nhịp, cận Tết lại càng đông vui. Có người dắt trâu, bò, lợn, gà bán tươi tại chợ, được tiền là sắm Tết luôn. Khách hàng còn có thêm những con em đi làm ăn xa, cuối năm trở về quê hương lên chợ sắm Tết. Người mua ống giang, lá dong gói bánh, người mua thực phẩm, đồ gia dụng, người sắm cho con cái những bộ thổ cẩm mới…không khí tươi vui, đầm ấm giữa những ngày giá rét.
Chị Hoàng Nguyên – du khách từ thành phố Vinh cho biết: Tôi đã nghe đến chợ biên Nậm Cắn từ lâu và dịp cận Tết này cũng đã được trải nghiệm. Dù quãng đường di chuyển từ TP.Vinh đến đây khá xa nhưng bù lại chúng tôi được hoà vào không gian đậm đà bản sắc người vùng cao, ngắm phong cảnh hữu tình, thưởng thức những món ăn, thuê thử những trang phục thổ cẩm đặc trưng rất ấn tượng. Chợ lại họp vào dịp cuối tuần nên chắc chắn chúng tôi sẽ sắp xếp để trở lại.

Không chỉ trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tại Nghệ An còn có những khu chợ vùng biên đặc sắc, mang đậm sắc màu văn hoá đồng bào vùng cao mỗi dịp Tết đến.
Tại chợ biên Tri Lễ, huyện Quế Phong, dù mới được mở phiên đầu tiên vào ngày 1/9 vừa qua, tuy nhiên đến nay đã trở thành điểm đến quen thuộc mỗi tháng của người dân trên địa bàn huyện Quế Phong và các địa phương lân cận.
Ông Vi Văn Cường – Chủ tịch UBND xã Tri Lễ cho biết:
Khu chợ thời điểm mở phiên đầu tiên đã tạo nên dấu ấn lớn, lượng người đổ về đông nghịt ùn tắc cả tuyến đường lên xã.
Chợ Tri Lễ được tổ chức đều đặn vào ngày mùng 1 hàng tháng, riêng dịp Tết thì sẽ mở thêm ngày để phục vụ nhu cầu của người dân. Tại đây luôn tràn ngập sắc màu văn hoá của các đồng bào dân tộc, đặc biệt là đồng bào Mông sinh sống trên địa bàn với những mặt hàng đặc trưng như dưa rẫy, thổ cẩm, rau cải ngồng, măng rừng,chanh leo, lợn đen, gà địa phương…Không chỉ được mua hàng ngon, sạch mà du khách còn được hoà mình các chương trình nghệ thuật, trò chơi dân gian được tổ chức tại chợ.

Điểm nhấn du lịch vùng biên
Theo thời gian, những khu chợ phiên ở vùng biên giới không đơn thuần là nơi trao đổi mua sắm hàng hoá mà còn là điểm hẹn giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, điểm dừng chân lý thú của người dân và du khách vùng xa, góp phần phát triển kinh tế xã hội và du lịch vùng biên.
Chợ phiên Mường Quạ tại xã biên giới Môn Sơn, huyện Con Cuông cũng là khu chợ như vậy. Chợ thường họp theo phiên vào những ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng. Trong dịp cận Tết, chợ họp thêm phiên để phục vụ nhu cầu của người dân. Từ năm 2018 đến nay, thời điểm chợ đi vào hoạt động đã trở thành điểm hẹn lý tưởng của người dân và du khách mỗi khi trở về với miền Trà Lân.
Ông Ngân Văn Trường – Phó Chủ tịch UBND xã Môn Sơn cho biết: Chợ Mường Quạ là niềm tự hào tại địa phương, vừa là điểm kinh doanh, buôn bán nhộn nhịp, vừa góp phần phát triển du lịch trên địa bàn. Cứ mỗi lần có phiên chợ đến nay, các đoàn khách khi trở về với Con Cuông cũng tranh thủ tìm về địa phương để được trải nghiệm nét văn hoá tại chợ Mường Quạ, thưởng thức ẩm thực cũng như theo dõi các tiết mục văn nghệ đặc trưng của đồng bào nơi đây. Hình ảnh vùng đất Môn Sơn cũng được biết đến rộng rãi hơn.
Chợ biên Tri Lễ cũng là một trong những khu chợ tạo được ấn tượng truyền thông lớn trong ngày đầu đi vào hoạt động. Hình ảnh đoàn xe nối đuôi nhau kéo lên vùng biên Tri Lễ để đi chợ đã gây sốt cộng đồng mạng. Khu chợ cũng được huyện xác định là một trong những điểm đến trong bản đồ du lịch của huyện.
Ông Bùi Văn Hiền – Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết: Chợ Tri Lễ từ khi đi vào hoạt động đã góp phần tạo thu nhập cho đồng bào vùng biên giới còn nhiều khó khăn, quảng bá những nét văn hoá, ẩm thực, góp phần phát triển dịch vụ thương mại vùng biên. Thời gian tới, huyện cũng sẽ tiếp tục đầu tư để khu chợ khang trang hơn nhưng vẫn lưu giữ các nét truyền thống, đồng thời tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch đậm đà bản sắc của đồng bào vùng biên Quế Phong thông qua khu chợ độc đáo này.

Veröffentlicht 5. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Wenn Sie zum Grenzmarkt Nam Can im Bezirk Ky Son gehen müssen Sie eine Zugangskarte verwenden – Đi chợ biên giới Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn sẽ phải sử dụng thẻ ra vào   Leave a comment

Đi chợ biên giới Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn sẽ phải sử dụng thẻ ra vào

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (Bộ đội Biên Phòng Nghệ An) vừa có Văn bản số 707/ĐBP-TN về việc triển khai sử dụng thẻ ra vào chợ biên giới Nậm Cắn (Kỳ Sơn).
02.01.2024 https://baonghean.vn/di-cho-bien-gioi-nam-can-huyen-ky-son-se-phai-su-dung-the-ra-vao-post282660.html
Theo đó, công dân Việt Nam có nhu cầu đi chợ biên giới Nậm Cắn tại xã Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn) phải trình giấy căn cước công dân hoặc giấy tờ thân nhân có giá trị (hộ chiếu, giấy thông hành, giấy phép lái xe…) cho cán bộ Biên phòng trực tại barie số 2 để đăng ký thông tin, nhận thẻ ra, vào chợ và đi vào khu vực cửa khẩu.
Đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện để cấp thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ có giá trị khác phải có người lớn (bố mẹ hoặc người giám hộ) đi kèm.
Khi đến khu vực kiểm soát, công dân phải trình thẻ ra, vào cho cán bộ Biên phòng trực tại barie số 1 kiểm tra. Khi quay về, công dân trả thẻ ra, vào chợ cho cán bộ Biên phòng ( tại barie số 2) trước khi ra khỏi khu vực cửa khẩu.
Thẻ ra, vào chỉ có giá trị đến khu vực chợ, không sử dụng để thay thế các loại giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh theo quy định hiện hành; tuyệt đối không sử dụng thẻ để đi qua phía cửa khẩu của Lào.
Thượng tá Nguyễn Hồng Đức- Đồn Trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn cho biết: Mục đích của việc sử dụng thẻ ra, vào là để duy trì, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; quản lý hoạt động của người và phương tiện qua lại biên giới, cửa khẩu trong quá trình tham gia hoạt động tại chợ biên giới Nậm Cắn và phòng, chống những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép.

Dự kiến, việc sử dụng thẻ ra vào cho công dân Việt Nam đi chợ biên giới được áp dụng từ ngày 7/1/2024.

Công văn cũng nêu rõ: Công dân ra vào khu vực chợ biên giới phải chấp hành nghiêm quy định về đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu; Hiệp định quy chế biên giới, cửa khẩu đất liền Việt Nam- Lào. Không tham gia tiếp tay, vận chuyển hàng hoá trái phép qua lại khu vực biên giới, cửa khẩu và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Luôn đeo thẻ ra vào trong quá trình đi chợ và chịu sự kiểm tra, giám sát, hướng dẫn của lực lượng Biên phòng trong khu vực cửa khẩu; không cho người khác mượn thẻ.
Khi bị mất thẻ phải báo ngay cho Trạm Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn để phục vụ công tác điều tra, xác minh. Những trường hợp không có thẻ có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Veröffentlicht 3. Januar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Hanoi organisiert 83 Frühlingsblumenmärkte um das neue Mondjahr von Giap Thin (Drachen) zu feiern – Hà Nội tổ chức 83 chợ hoa Xuân phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn   Leave a comment

Hà Nội tổ chức 83 chợ hoa Xuân phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức hoạt động phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi, đón Tết của nhân dân Thủ đô.
26/12/2023 – 17:27 https://nhandan.vn/ha-noi-to-chuc-83-cho-hoa-xuan-phuc-vu-tet-nguyen-dan-giap-thin-post789340.html
Các chợ hoa Xuân là điểm đến yêu thích của người dân mỗi dịp Tết đến.
Thành phố chỉ đạo Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, UBND các quận, huyện tổ chức 83 điểm chợ hoa Xuân.
Các chợ hoa hoạt động từ ngày 20/1/2024 (tức ngày 10 tháng Chạp) đến 20 giờ ngày 9/2/2024 (tức ngày 30 Tết).
Sản phẩm trưng bày tại các chợ hoa gồm các loại hoa, cây, quả cảnh, đồ thủ công mỹ nghệ… và các sản phẩm phục vụ Tết Nguyên đán.
Bên cạnh chợ hoa, thành phố cũng tổ chức các Hội chợ Xuân và hoạt động vui chơi, giải trí phục vụ Tết; Hội chợ nông sản thực phẩm an toàn và các sự kiện kích cầu tiêu dùng.
Bên cạnh đó, quảng bá, giới thiệu, trải nghiệm các giá trị Tết truyền thống, các nét văn hóa Hà Nội và các vùng miền; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, truyền thống, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống gắn với ngày Tết.
Thành phố yêu cầu các đơn vị bố trí các điểm trông, giữ phương tiện giao thông cách khu vực tổ chức chợ hoa Xuân tối thiểu 100m (không bố trí trông giữ phương tiện dưới lòng đường)…, bảo đảm an ninh trật tự tại khu vực tổ chức họp chợ.

Veröffentlicht 27. Dezember 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Der Markt im Grenzgebiet von Nghe An war trotz der bitteren Kälte voller Menschen – Chợ phiên vùng biên Nghệ An chật kín người giữa cái rét căm căm   Leave a comment

Chợ phiên vùng biên Nghệ An chật kín người giữa cái rét căm căm

Dù nhiệt độ những ngày này tại xã biên giới Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn dưới 5 độ C, nhưng điều đó không cản nổi bước chân của đồng bào các dân tộc và du khách đến với chợ phiên Nậm Cắn giữa 2 nước Việt – Lào. 19°28′13.2″N 104°05′06.9″E
24/12/2023 08:47 (GMT+7) https://baonghean.vn/post-282161.html
Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn sáng ngày 24/12 đông vui hơn thường nhật do người dân đổ về đây đi chợ phiên Nậm Cắn, được họp vào ngày Chủ nhật mỗi tuần. Chợ phiên Nậm Cắn đã hình thành từ lâu và trở thành điểm đến hấp dẫn, đậm đà bản sắc văn hóa người vùng cao của hai nước Việt – Lào.

Trước đây, chợ chỉ họp một tháng 2 lần vào các ngày 15 và 30 dương lịch hàng tháng. Để tăng cường giao lưu giữa hai nước, năm 2018, chính quyền hai tỉnh vùng biên Việt Nam là Nghệ An và Xiêng Khoảng (Lào) đã tăng phiên chợ biên tới 4 lần/tháng, vào các Chủ nhật hàng tuần.
Khu chợ nhộn nhịp, đầy sắc màu trong sương sớm.
Dù tiết trời lạnh giá chỉ từ 3 – 5 độ C, tuy nhiên chợ Nậm Cắn luôn đông đúc, các lối đi trong chợ chật kín người dân tham quan, mua sắm.
Tại khu chợ quy tụ rất nhiều mặt hàng, trong số đó có 70% là các hàng nông sản bản địa được người dân 2 nước mang đến để buôn bán.
Rau cải địa phương đảm bảo tươi xanh, bà con vùng cao không sử dụng thuốc BVTV, bán với giá 10.000 đồng/bó được nhiều người ưa chuộng.
Các mặt hàng khác như mật ong, sâm rừng, gừng, thảo dược, mắc khén… được bày bán đa dạng tại các gian hàng.
Các em nhỏ vùng cao được cha mẹ dẫn đi mua trang phục đồng bào Mông tại chợ, có giá từ 200.000 – 500.000 đồng/bộ.
Tại khu chợ đặc biệt này, người dân mua bán dùng cả tiền Việt và tiền Lào sau khi cân đối tỷ giá.
Đến với chợ Nậm Cắn không thể không nhắc đến các món ẩm thực đặc sắc nơi đây, trong đó món nướng chiếm phần lớn, từ gà nướng, thịt lợn nướng, lòng dồi nướng….
Các món nướng được tẩm ướp gia vị, nướng trên bếp than hồng, vừa bắt mắt, vừa thơm lừng khiến ai cũng muốn thưởng thức.
Các gian hàng ăn uống cũng vì thế mà thu hút đông khách trải nghiệm. Trong cái giá rét, thưởng thức thịt nóng hổi với nước chấm cay đặc trưng của người Lào khiến ai cũng xuýt xoa.
Các gian hàng thịt luôn tập trung rất đông người dân mua sắm. Thịt trâu, bò, lợn mới được giết mổ trong ngày, đảm bảo tươi ngon cho người dân lựa chọn.
Những con chuột rừng được bán tại chợ Nậm Cắn đồng giá 50.000 đồng/con.
Là chợ phiên vùng biên giới nay bắt đầu đã trở thành điểm đến của rất đông du khách từ miền xuôi lên.

Aus Angst vor Epidemien ist der Schweinefleischkonsum in Nghe An rückläufig – E ngại dịch bệnh, sức tiêu thụ thịt lợn Nghệ An trên đà chững   Leave a comment

E ngại dịch bệnh, sức tiêu thụ thịt lợn Nghệ An trên đà chững

Trước thông tin về dịch bệnh tả lợn châu Phi, người tiêu dùng e ngại khi mua thịt lợn làm thực phẩm. Nhiều người đổi thực đơn sang các loại thịt khác, khiến sức tiêu thụ thịt lợn ở các chợ dân sinh có phần chững lại…
09/11/2023 08:24 (GMT+7) https://baonghean.vn/e-ngai-dich-benh-suc-tieu-thu-thit-lon-nghe-an-tren-da-chung-post279691.html
Chợ Bí, xã Diễn Ngọc (Diễn Châu) những ngày này sức mua thịt lợn giảm sút mạnh do trên địa bàn huyện đang có dịch tả lợn châu Phi. Chị Thái Thị Thuỷ, một người nội trợ ở xóm Tây Lộc (xã Diễn Ngọc) cho biết: “Do dịch tả lợn xuất hiện ở một số địa phương trên địa bàn huyện nên tôi cũng khá e ngại khi lựa chọn thịt lợn làm thức ăn chính trong gia đình. Thay vào đó bằng các món thịt khác như bò, gà, ngan, vịt…
Tuy nhiên, thịt lợn vẫn là món ăn phổ biến, giá thành vừa phải và dễ chế biến thành nhiều món nên tôi cũng chỉ cắt giảm chứ không cắt bỏ hoàn toàn thịt lợn. Gần 1 tháng nay, 3-4 gia đình trong xóm “đụng” lợn để sử dụng”.
Người dân có tâm lý e ngại khi chọn mua thịt lợn trong thời điểm dịch bệnh đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Do đó, việc tiêu thụ thịt lợn cũng có sự giảm sút rõ rệt. Chị Hà Thị Hải, một tiểu thương kinh doanh thịt lợn ở chợ Si Nam (Diễn Thịnh, Diễn Châu) cho biết: “Trước khi chưa có dịch tả lợn thì mỗi ngày bán khoảng 50-70kg thịt thì nay chỉ bán được 30-40kg thịt. Không chỉ dân e ngại mà các quán hàng cũng hạn chế nhập thịt lợn khi thực khách “né” thịt lợn, chuyển sang ăn các món khác”.

Tại các chợ dân sinh ở thành phố Vinh, theo ghi nhận, giá thịt lợn hiện vẫn dao động từ 100-130.000 đồng/kg tuỳ loại, không giảm so với trước. Theo phản ánh của các tiểu thương, sức tiêu thụ thịt lợn có giảm nhẹ. Và hiện, người dân khi chọn mua thịt lợn cũng thận trọng hơn.
Chị Nguyễn Thị Xuân, tiểu thương kinh doanh thịt lợn ở chợ Hưng Dũng (TP.Vinh) cho biết: “Khi thông tin dịch tả lợn châu Phi đang xuất hiện ở nhiều địa phương trong tỉnh thì người dân khi mua thịt lợn thường hỏi kỹ về nguồn gốc lợn, có nhiều người cẩn thận xem dấu kiểm dịch; quan sát miếng thịt kỹ lưỡng hơn rồi mới mua”.
Các sạp bán thịt lợn lâu năm, uy tín ở chợ được nhiều người tìm mua nhiều hơn còn thịt lợn bán trôi nổi ở các xe tải nhỏ, các quầy thịt lợn “lưu động” bày bán ở các ngã ba, ngã tư, ở vỉa hè “kén” người mua hơn.
Bà Trần Hương Lan, một người dân ở chung cư trên địa bàn phường Hưng Phúc cho biết: “Trước tôi thường mua thịt của một người bày bán trên xe tải ngay trước vỉa hè chung cư, song khi có thông tin về dịch bệnh thì không dám mua bừa nữa mà tìm đến người quen bán cố định ở chợ để mua thịt. Bởi, khi họ bán cố định ở chợ thì lấy ở lò mổ, có dấu kiểm dịch thì sẽ yên tâm hơn”.
Trái ngược với sự chững lại của các sạp thịt lợn tại chợ truyền thống, quầy thực phẩm tươi sống tại hệ thống các siêu thị lại ghi nhận sức mua tăng đáng kể khi người tiêu dùng có tâm lý chọn mua thịt lợn được giết mổ trên dây chuyền hiện đại tại các nhà máy để bảo đảm an toàn…
So với giá ở các chợ dân sinh, giá thịt lợn ở siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch cao hơn từ 10.000 đến 20.000 đồng/kg. „Dù đắt hơn nhưng lại là thịt có nguồn gốc, niêm yết rõ ràng… nên tôi thấy an tâm hơn“, một bà nội trợ khẳng định.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), người dân hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh và được chế biến hợp vệ sinh. Đồng thời, theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, thịt lợn qua các lò giết mổ được kiểm tra nghiêm ngặt nên người dân không phải lo lắng.
Mặc dù vậy, hiện nay, tình trạng một số lò mổ tự phát đang hoạt động “chui”, chưa có sự kiểm soát của các ngành chức năng là mối nguy, có thể khiến lợn bị bệnh tuồn vào thị trường. Do đó, người dân không nên “tẩy chay”, “nói không” với thịt lợn mà phải chọn mua thịt lợn rõ nguồn gốc, xuất xứ, có dấu kiểm dịch của cơ quan chức năng.

Tổng đàn lợn toàn tỉnh tại thời điểm tháng 10 năm 2023 ước đạt 981.352 con, tăng 3,3% (+31.340 con) so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 17 ổ dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày xảy ra tại 5 huyện: Quỳ Hợp 2 ổ, Con Cuông 2 ổ, Diễn Châu 8 ổ, Quỳ Châu 1 ổ, Yên Thành 4 ổ, số lợn chết, buộc tiêu huỷ 1.282 con, tổng trọng lượng 70.503kg.
Từ đầu năm 2023 đến nay, xảy ra 53 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 12 huyện, thành, thị, lũy kế số lợn chết, tiêu hủy: 2.059 con với tổng trọng lượng 98.721 kg.

Veröffentlicht 13. November 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Nach Überschwemmungen steigt der Preis für Gemüse in Nghe An – Sau mưa lũ, rau xanh ở Nghệ An ‚đội giá‘ – Die anhaltende Überschwemmung Ende September verursachte an vielen Orten in der Provinz Nghe An schwere Schäden – Trận lũ lụt kéo dài vào cuối tháng 9 vừa qua đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị thiệt hại nặng nề – Lehrer im Hochland von Ky Son halfen sich gegenseitig den überschwemmten Bach zu überqueren um zur Schule zu gelangen – Giáo viên vùng cao Kỳ Sơn dìu nhau qua suối lũ vào trường   Leave a comment

Sau mưa lũ, rau xanh ở Nghệ An đội giá

Mưa lớn trong những ngày cuối tháng 9 khiến nhiều diện tích hoa màu bị ngập úng. Sau khi mưa ngớt, nắng gay gắt khiến cây rau héo úa, chết rễ và thối úng. Trong khi đó, tại các chợ dân sinh, rau xanh “đội giá”, nhiều loại rau xanh khan hiếm, giá tăng gấp 3-4 lần vẫn không có bán.
02/10/2023 02:58 (GMT+7) https://baonghean.vn/sau-mua-lu-rau-xanh-o-nghe-an-doi-gia-post277525.html
Ảnh hưởng của mưa lớn khiến 20 ha rau màu vụ đông đang lên xanh của xã Thượng Tân Lộc (Nam Đàn) bị ngập trong nước. Chủ yếu là rau cải canh, bí đỏ lấy ngọn. Chị Nguyễn Thị Hạnh ở xóm Thiên Tân, xã Thượng Tân Lộc cho biết: “Rau cải canh đã lên cao, đang thu hoạch tỉa, còn ngọn bí thì đang rộ vụ thu hái. Thế nhưng, nước dâng cao nên ngập úng cả. Sau khi nước rút, bùn đất nhão nhoét, cộng thêm nữa là nắng nóng nên diện tích rau bị ngập coi như phải nhổ bỏ, chờ đất khô rồi gieo lại lứa khác”.
Bị thiệt hại nặng nề trong đợt mưa lớn vừa qua là vùng rau ở Hưng Đông, Đông Vĩnh, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Ân (thành phố Vinh); Quỳnh Minh, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Văn, Quỳnh Tam(Quỳnh Lưu), Quỳnh Liên (thị xã Hoàng Mai)… Những đồng rau ngập trong mênh mông nước, chủ yếu là rau mầm, rau cải các loại, mướp, hành hoa, su su…
Theo thống kê, đợt mưa lớn vừa qua, toàn tỉnh có hàng nghìn ha rau vụ đông sớm ngập sâu trong nước, nhiều diện tích bị xóa sổ hoàn toàn. Hiện nhiều vùng rau chuyên canh đang chờ đất khô ráo để gieo, trỉa lại lứa mới.
Các vùng trồng rau trong tỉnh bị thiệt hại, do đó, nguồn cung rau ra thị trường cũng bị hạn chế. Trong khi đó, nguồn cung rau ở các tỉnh, thành khác thời điểm này cũng khan hiếm do không phải chính vụ thu hoạch, đây chính là lý do khiến giá rau xanh ở các chợ bị đẩy giá lên cao.
Theo khảo sát, hiện tại, ở các chợ dân sinh, giá rau tăng thêm 30-50%, thậm chí có những loại tăng gấp 2-3 lần so với trước đợt mưa lũ. Cụ thể, rau muống tăng từ 5.000 đồng lên 8.000 -10.000 đồng/bó; rau cải tăng từ 15.000 đồng/kg lên 25.000- 27.000 đồng/kg; đậu cô-ve tăng từ 25.000 đồng/kg lên 35.000 – 37.000 đồng/kg; rau ngót 10.000-12.000 đồng/bó. Riêng hành hoa, giá đã tăng gấp 3 so với trước mưa lũ, theo đó, 1 kg hành hoa có giá 80.000-100.000 đồng/kg. Các loại củ, quả giá biến động nhẹ, theo đó, bí xanh, bí đỏ, khoai tây, dưa chuột, cà rốt tăng thêm 2.000-3.000 đồng/kg.
“Giá rau tăng cao nhưng cũng không dễ tìm mối để nhập hàng. Tăng mạnh nhất trong các loại rau là rau ăn lá như rau cải các loại, ngọn khoai, ngọn bí, còn giá các loại củ, quả thì khá ổn định. Giá nhập vào tăng nên giá bán ra cũng tăng theo. Ví dụ như hành lá, dù giá tăng gấp 3-5 lần ngày thường vẫn không lấy được hàng để bán, hầu hết là hành dập nát, úa lầy”, chị Nguyễn Thị Ánh – chủ một quầy rau ở chợ Quán Lau cho biết.
Giá rau tăng nóng song đa phần, người nội trợ nhanh chóng thích ứng. Theo đó, nhiều người chuyển sang ăn các loại củ, quả; măng ngọt, măng nứa; tiết giảm rau gia vị…
Bà Nguyễn Thị Minh – người dân phường Hưng Dũng cho biết: “Năm nào cũng vậy, sau mưa lũ là rau khan hiếm và đắt hơn trước. Thời điểm rau ăn lá đắt đỏ thì mình chuyển sang ăn bầu, bí, măng, ngô ngọt thay thế hoặc chọn ăn các loại rau đang sẵn như rau muống. Chỉ khoảng mươi ngày nữa, khi đó, các trà rau vụ đông sẽ phát triển, thu hoạch thì giá rau sẽ rẻ trở lại”.
Theo đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh thì nguồn cung rau khan hiếm chỉ xảy ra trong thời điểm nhất định do mưa lũ, rau vụ đông bị hư hại. Chỉ một thời gian ngắn, các vùng trồng được khôi phục, các loại rau ngắn ngày như cải, cải cúc sẽ rộ vụ thu hoạch, lúc đó, giá rau sẽ ổn định trở lại…

Nghệ An có hơn 2.300 ngôi nhà bị ngập do mưa lũ, 1 người mất tích vẫn chưa tìm thấy
Trận lũ lụt kéo dài vào cuối tháng 9 vừa qua đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị thiệt hại nặng nề. Hiện tỉnh đang chỉ đạo lực lượng chức năng và chính quyền các địa phương khắc phục hậu quả, sớm đảm bảo cuộc sống cho nhân dân.
02/10/2023 10:43 (GMT+7) https://baonghean.vn/nghe-an-co-hon-2300-ngoi-nha-bi-ngap-do-mua-lu-1-nguoi-mat-tich-van-chua-tim-thay-post277561.html
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh vừa có báo cáo nhanh về thiệt hại mưa lũ trên địa bàn Nghệ An tính đến ngày 2/10.
Theo đó, đối với thiệt hại về người, mưa lũ đã khiến 1 người chết là ông L.V.K, sinh năm 1952, trú tại bản Hòa Tiến 1, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu. 1 người mất tích đến nay chưa tìm thấy là cháu N.Q.C, sinh năm 2008, tại bản Công, xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp. Hiện đã tìm thấy xe đạp điện của cháu. Số người phải sơ tán là 142 người tại huyện Kỳ Sơn, hiện các hộ đã trở về ổn định cuộc sống.
Đối với nhà ở, toàn tỉnh có 2.337 ngôi nhà bị ngập, trong đó, huyện Quỳ Châu chiếm hơn 50%, với 1.214 ngôi nhà, còn lại tại các huyện Quế Phong, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ… Có 16 nhà bị sập hoàn toàn (Kỳ Sơn 2 nhà, Tương Dương 6 nhà, Quỳ Châu 1 nhà, Quế Phong 7 nhà).
Về sản xuất nông nghiệp, toàn tỉnh có 2.904 ha lúa và 3.989 ha hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp bị ngập, gãy đổ. Có 263 con gia súc, 26.882 con gia cầm bị chết, cuốn trôi. Đối với nuôi trồng thủy sản, có 1.848 ha ao hồ bị tràn, hư hỏng, nhiều lồng cá bị cuốn trôi, thiệt hại nặng về cá vụ 3.
Đối với lĩnh vực giáo dục, toàn tỉnh có 40 điểm trường bị ngập, 3 phòng học bị tốc mái, hư hỏng, 179 mét tường rào bị đổ.
Về hệ thống thủy lợi, có 8.094 kênh mương 11 hồ, đập bị sạt lở, hư hỏng, nhiều trạm bơm bị bồi lấp, 40 cống bị cuốn trôi, sạt lở hơn 8 km bờ sông…
Giao thông tại các địa phương cũng bị hư hỏng nặng, có 9.930m đường bị xói lở, 70 cầu tràn bị ngập, 144 điểm sạt lở trên các tuyến đường giao thông. Nhiều cột điện trung thế, hạ thế, trạm biến áp bị hư hỏng…
Hiện tỉnh Nghệ An đang chỉ đạo các địa phương, lực lượng chức năng nhanh chóng khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra. Trong đó, tập trung các nhiệm vụ như: Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hồ, đập, đặc biệt là các công trình đang thi công hoặc bị hư hỏng, xuống cấp. Chủ động phương án vận hành an toàn hồ, đập, nhất là các hồ, đập xung yếu, hồ, đập đã đầy nước. Bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện kịp thời triển khai cứu hộ, cứu nạn và khắc phục sự cố đê điều, hồ, đập, sạt lở…
Tiếp tục kiểm tra, rà soát ngay các khu dân cư, trụ sở cơ quan, nơi làm việc, nơi đóng quân của đơn vị, kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt để bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và Nhà nước.
Ủy ban nhân dân các cấp, các đoàn thể kịp thời tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại nặng, gia đình chính sách trong đợt mưa lũ; UBND cấp huyện, xã trích kinh phí dự phòng để hỗ trợ theo quy định; sau mưa, lũ hướng dẫn nhân dân giúp nhau khắc phục thiệt hại về nhà cửa, tài sản, vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng, xử lý đảm bảo nước sinh hoạt trong các vùng bị ngập úng; khôi phục sản xuất lúa, ngô, rau màu bị ngập; sửa chữa hạ tầng hư hỏng, khắc phục công trình nước sạch để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân.

Giáo viên vùng cao Kỳ Sơn dìu nhau qua suối lũ vào trường
Mưa lũ đã gây ra thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương vùng cao của huyện Kỳ Sơn. Nhiều xã như Bảo Nam, Bảo Thắng đường sá bị sạt lở, khe, suối chia cắt khiến con đường đến trường của giáo viên càng thêm vất vả.
9 giờ trước https://baonghean.vn/giao-vien-vung-cao-ky-son-diu-nhau-qua-suoi-lu-vao-truong-post277578.html
Thường lệ, cứ sáng thứ Hai, các thầy, cô giáo ở xã Bảo Nam mới đến trường để kịp giờ chào cờ đầu tuần. Thế nhưng, 2 tuần nay, chiều Chủ nhật mọi người đã hẹn nhau tập trung tại điểm cầu treo xã Hữu Lập để cùng đi.
Mưa lũ làm cho con đường dài hơn 10 km từ xã Hữu Kiệm vào đến xã Bảo Nam bị sạt lở, nhiều điểm tại xã Hữu Lập bị cắt đứt hoàn toàn buộc chính quyền các cấp phải mở một lối nhỏ phía bìa rừng để lưu thông. Tại cầu tràn bản Xốp Thập (xã Hữu Lập) nước tràn qua chảy xiết, đục ngầu.
“Bình thường các thầy, cô vào trường chỉ mất khoảng 30 phút đi xe. Mấy hôm nay vừa phải đi, vừa đẩy xe qua bùn lầy. Ngại nhất là những chỗ nước suối tràn qua đẩy mạnh, mọi người phải đi dàn thành hàng ngang để dìu nhau cho an toàn. Xe máy thì phải nhờ đến sự hỗ trợ của thanh niên trai tráng trong bản khiêng qua. Phải mất đến 3 giờ đồng hồ mới vào đến trường” – cô giáo Lô Thị Huyền ở Trường Mầm non Bảo Nam cho biết.
Là người luôn đi sát những giáo viên khác để hỗ trợ khi cần, thầy giáo Hoàng Văn Thưởng – giáo viên Trường PTDTBT THCS Bảo Nam sau những giờ vừa vượt suối, vừa leo dốc cũng mệt bơ phờ. Trong bộ quần áo và chiếc ủng dính đầy bùn đất, thầy Thưởng vẫn luôn động viên các đồng nghiệp cố gắng vượt qua những điểm nguy hiểm có nguy cơ sạt lở. “Đây là đoạn đường thường xuyên xảy ra sạt lở đất, bởi vậy, chúng tôi phải hỗ trợ nhau để đi chứ nếu không bị mắc kẹt lại thì rất nguy hiểm” – thầy Hoàng Văn Thưởng chia sẻ.
Tại địa bàn xã Bảo Thắng, những điểm sạt lở dày đặc, con đường gập ghềnh ngổn ngang những hòn đá lớn, nhỏ xen lẫn bùn đất đặc quánh. Cơn mưa lớn ngày 27/9 đã làm đứt gãy hoàn toàn một đoạn đường từ xã Chiêu Lưu vào trung tâm xã Bảo Thắng. Nước ven các khe, suối vẫn dâng cao khiến người đi đường không ai dám mạo hiểm một mình vượt qua. Không chỉ vậy, đường đến các điểm bản của xã này cũng bị hư hại nghiêm trọng.
Điểm trường bản Xao Va của Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Bảo Thắng được xem là nơi khó khăn nhất ở huyện Kỳ Sơn hiện nay. Ở đây có 2 lớp (lớp 1 và lớp 2) do 2 giáo viên phụ trách là thầy Xồng Bá Dê và Lầu Bá Xỷ. Để vào được điểm bản, họ phải quấn xích vào lốp xe, vừa đi vừa đẩy qua những con dốc dài.
“Chúng tôi quen rồi, cứ ai được phân công dạy ở điểm bản này thì đều phải tự chuẩn bị cho mình mỗi người 2 dây xích để quấn vào lốp mỗi khi trời mưa. Có thể mọi người sẽ ngạc nhiên, nhưng không phải giáo viên ở đây sẽ không hiểu được đâu. Chỉ có cách ấy mới đưa xe qua được những con dốc dài trơn như người ta đổ mỡ xuống ấy” – thầy giáo Lầu Bá Xỷ chia sẻ.
Không chỉ những thầy giáo có kinh nghiệm lái xe, có sức khỏe mà hiện nhiều giáo viên nữ cắm bản ở vùng cao Nghệ An cũng đang phải vượt qua những cung đường gian nan ấy để đến trường dạy học. Tại điểm bản Nậm Khiên, xã Nậm Càn (Kỳ Sơn), nơi cách trung tâm xã 5 km đường đất thôi, nhưng nhiều giáo viên cắm bản cũng không ít lần ngã nhào trên các đoạn đường trơn trượt. Đây là điểm bản khó khăn nhất hiện nay của xã biên giới Nậm Càn.
Tại bản Nậm Khiên có 2 lớp mẫu giáo của trường mầm non. Cô Nguyễn Thị Quỳnh Nga và cô Vi Thị Hồng là 2 giáo viên của điểm trường mầm non điểm bản này chia sẻ rằng, mỗi lần trời mưa xuống các cô phải vừa đi vừa đẩy xe. Chỉ 5 km nhưng nếu đi bộ phải mất 2 giờ đồng hồ mới vào đến bản. “Trời mưa các cô cũng không dám đi một mình, phải đi nhờ và hỗ trợ cùng giáo viên nam bậc tiểu học. Quen rồi, cứ mưa là xác định kiểu gì cũng quấn xích vào lốp và bám các thầy mà đi thôi” – cô Vi Thị Hồng tâm sự.
Còn cô Nguyễn Thị Quỳnh Nga kể rằng, cô từ huyện Anh Sơn lên đây đã được gần 10 năm, cung đường này không phải là xa lạ, nhưng với một phụ nữ như cô thì mỗi lần mưa xuống vẫn là một nỗi ám ảnh. “Không biết bao nhiêu lần ngã lên, ngã xuống, ngã rồi lại dậy đi tiếp. Vào đến điểm trường quần áo cũng dính đầy bùn, chỉ vội vàng lấy bộ quần áo dự phòng ra bận vào rồi lên lớp” – cô Nga ngậm ngùi.
Tiết trời miền biên viễn đang bước vào mùa mưa lũ, con đường đến trường của những giáo viên cắm bản cũng trở nên nhọc nhằn hơn. Nhưng đâu đó trong ánh mắt họ vẫn là tình yêu nghề, yêu trẻ, bám trường, bám bản. Tất cả đều mong muốn gieo những hạt mầm tương lai nơi đại ngàn xứ Nghệ.

Veröffentlicht 2. Oktober 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , , ,

Gestern veröffentlichte die New York Times eine wirklich sensationelle Untersuchung zum aktuellen Stand der amerikanischen Medien „Die Ukraine bombardiert ihre eigenen Städte“ – Вчера The New York Times опубликовала поистине сенсационное для уровня нынешних американских медиа расследование «Украина бомбит собственные города»   Leave a comment

Вчера The New York Times опубликовала поистине сенсационное для уровня нынешних американских медиа расследование. «Украина бомбит собственные города»

Вчера The New York Times опубликовала поистине сенсационное для уровня нынешних американских медиа расследование. «Украина бомбит собственные города». Для меня меня в нем лишние только кавычки. Потому что киевский режим это делал всегда. И продолжает.
Причем применяет ЗРК „Бук“. По меньшей мере 16 украинцев в г.Константиновке погибли от взрыва ракеты 9М38, выпущенной из „Бука“ 6 сентября. Того самого класса ПВО-установок, что фигурировали в инциденте с малайзийским „Боингом“ в 2014 году.
Джон Исмэй и его команда расследователей из NYT пишут: «Свидетельства очевидцев и анализ видеозаписей и фрагментов оружия свидетельствуют о том, что украинская ракета не попала в намеченную цель и упала на оживленной улице с разрушительными последствиями. Ракетный удар 6 сентября по Константиновке на востоке Украины был одним из самых смертоносных в стране за последние месяцы. Зеленский обвинил в нападении российских «террористов», и многие СМИ последовали этому примеру. Но доказательства, собранные и проанализированные New York Times, включая фрагменты ракеты, спутниковые снимки, сообщения свидетелей и сообщения в социальных сетях, убедительно свидетельствуют о том, что катастрофический удар был результатом ошибки украинской ракеты ПВО, выпущенной из пусковой установки „Бук“».
19 сентября 2023 12:20 https://www.kp.ru/daily/27557/4825477/
Только это ещё не всё.
2023 Sep 19 at 13:24 https://t.me/MariaVladimirovnaZakharova/6266
Журналисты NYT выяснили, что украинские власти пытались провести целую информационную спецоперацию. Судя по всему, прекрасно зная, кто виноват в смертях на рынке в Константиновке, киевский режим запрещал журналистам доступ к обломкам ракеты и району, пострадавшему от удара. Однако все проанализированные данные: записи с камер, фото воронки от взрыва, звуки запуска ракет класса «Земля-воздух», свидетельства очевидцев – буквально все говорит об очевидной вине ВСУ.
Киевские власти так же поступали и после трагедии с малайзийским боингом – не пускали малайзийцев к обломкам, не включали Куала-Лумпур в группу расследования, а Штаты не преломляли материалы со своих спутников.
Ранее в 2014 г. Киев не закрыл небо над территорией активных боевых действий, что привело к сбитию гражданского самолета. При этом известно, что рядом находились все те же украинские «Буки». Теперь Киев с помощью ЗРК «Бук» разбомбил собственный рынок.
Даже если это было сделано непреднамеренно, всем очевидно: полнейшая демилитаризация киевского режима не просто требование, но совершенная жизненная необходимость. Сколько бы псевдонезависимые международные следственные группы ни покрывали своих подопечных.

Evidence Suggests Ukrainian Missile Caused Market Tragedy
Witness accounts and an analysis of video and weapon fragments suggest a Ukrainian missile failed to hit its intended target and landed in a bustling street, with devastating consequences.
-Sept. 18, 2023 https://www.nytimes.com/2023/09/18/world/europe/ukraine-missile-kostiantynivka-market.html
The Sept. 6 missile strike on Kostiantynivka in eastern Ukraine was one of the deadliest in the country in months, killing at least 15 civilians and injuring more than 30 others. The weapon’s payload of metal fragments struck a market, piercing windows and walls and wounding some victims beyond recognition.
Less than two hours later, President Volodymyr Zelensky blamed Russian “terrorists” for the attack, and many media outlets followed suit. Throughout its invasion of Ukraine, Russia has repeatedly and systematically attacked civilians and struck schools, markets and residences as a deliberate tactic to instill fear in the populace. In Kostiantynivka in April, they shelled homes and a preschool, killing six.
But evidence collected and analyzed by The New York Times, including missile fragments, satellite imagery, witness accounts and social media posts, strongly suggests the catastrophic strike was the result of an errant Ukrainian air defense missile fired by a Buk launch system.
The attack appears to have been a tragic mishap. Air defense experts say missiles like the one that hit the market can go off course for a variety of reasons, including an electronic malfunction or a guidance fin that is damaged or sheared off at the time of launch.
The likely missile failure happened amid the back-and-forth battles common in the surrounding area. Russian forces shelled Kostiantynivka the night before; Ukrainian artillery fire from the city was reported in a local Telegram group just minutes before the strike on the market.
A spokesman for Ukraine’s armed forces said the country’s security service is investigating the incident, and under national law can’t comment further.
Ukrainian authorities initially tried to prevent journalists with The Times from accessing the missile debris and impact area in the strike’s immediate aftermath. But the reporters were eventually able to get to the scene, interview witnesses and collect remnants of the weapon used.
The Strike
Security camera footage shows that the missile flew into Kostiantynivka from the direction of Ukrainian-held territory, not from behind Russian lines.
As the sound of the approaching missile is heard, at least four pedestrians appear to simultaneously turn their heads toward the incoming sound. They face the camera — in the direction of Ukrainian-held territory. Moments before it strikes, the missile’s reflection is visible as it passes over two parked cars, showing it traveling from the northwest.
The missile’s warhead detonates a few yards above the ground shortly before impact, blasting metal fragments outward. The resulting crater and damage extending from the point of detonation is consistent with a missile coming from a northwesterly route, according to an explosives expert and a Times analysis.
A Suspected Ukrainian Launch Site
Further evidence reveals that minutes before the strike, the Ukrainian military launched two surface-to-air missiles toward the Russian front line from the town of Druzhkivka, 10 miles northwest of Kostiantynivka.
Reporters with The Times were in Druzhkivka when they heard an outgoing missile launch at 2 p.m., followed a few minutes later by a second. By chance, one member of the team recorded the first launch in a voice message.
MH17 https://www.prosecutionservice.nl/topics/mh17-plane-crash/prosecution-and-trial/closing-speech-public-prosecution-service-december-2021/closing-speech-day-2-21-december-2021

Veröffentlicht 19. September 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Belebter Blumenmarkt am Internationalen Frauentag 8/3 in Ho-Chi-Minh-Stadt – [Ảnh] Rộn ràng thị trường hoa dịp Quốc tế phụ nữ 8/3 tại Thành phố Hồ Chí Minh   Leave a comment

[Ảnh] Rộn ràng thị trường hoa dịp Quốc tế phụ nữ 8/3 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Từ vài ngày qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh, các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 được tổ chức nhiều nơi với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực. Tại các chợ hoa, cửa hàng hoa, cánh đàn ông đã tất bật mua sắm để tặng những người phụ nữ yêu thương bên cạnh mình. Phóng viên Báo Nhân Dân ghi nhận một số hình ảnh trong buổi sáng hôm nay.
08/03/2023 – 16:08 https://nhandan.vn/anh-ron-rang-thi-truong-hoa-dip-quoc-te-phu-nu-83-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-post741988.html

Veröffentlicht 8. März 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Ausweitung kommerzieller Dienstleistungen auf Hochlanddörfer – Mở mang dịch vụ thương mại đến các bản làng vùng cao   Leave a comment

Mở mang dịch vụ thương mại đến các bản làng vùng cao

Hiện nay, nhiều phiên chợ ở địa bàn vùng sâu vùng xa, vùng biên giới Nghệ An không ngừng được mở mới. Hoạt động này không chỉ giúp người dân có thêm cơ hội giao lưu phát triển kinh tế, mà còn từng bước xoá bỏ tư tưởng trông chờ ỉ lại, thúc đẩy người dân tự lực vươn lên.
25/01/2023 – 17:34 https://baonghean.vn/mo-mang-dich-vu-thuong-mai-den-cac-ban-lang-vung-cao-post264592.html
Niềm vui có chợ mới
Sáng 6/1/2023, người dân các bản ở các xã biên giới Mỹ Lý, Bắc Lý của huyện Kỳ Sơn dậy sớm hơn thường ngày. Trời chưa sáng rõ, sương còn giăng mắc khắp núi rừng nhưng bà Cụt Mẹ Tơm ở bản Huồi Cáng, xã Bắc Lý đã cùng con dâu và 2 đứa cháu nhanh chân xuống núi để đến bản Xốp Tụ, xã Mỹ Lý đi chợ phiên. Bà Tơm cho biết, bà sống đã hơn nửa đời người, nơi đây chưa bao giờ có chợ. Người dân Bắc Lý muốn mua sắm đều phải vượt quãng đường xa hàng chục cây số.
Nếu mua các thực phẩm hoặc đồ dùng nhỏ ở trong nhà thì phải ra chợ trung tâm Huồi Tụ cách xã Mỹ Lý khoảng 20km. Còn muốn mua nhiều thứ quan trọng hơn như đồ điện tử, xe máy… thì phải ra chợ thị trấn Mường Xén cách xã khoảng 60km” – bà Tơm cho biết.
Cũng như bà Tơm, người dân 25 bản của các xã Mỹ Lý, Bắc Lý từ nay không cần phải đi quãng đường xa xôi để được trao đổi, mua bán hàng hoá, đặc biệt là những sản phẩm tự tay mình làm ra. Chợ phiên Xốp Tụ được khai trương trong những ngày giáp Tết nên lượng người và hàng hoá tập trung đông hơn mức dự kiến của ban quản lý chợ và chính quyền địa phương. Ngoài những gian hàng bán nông sản địa phương và các sản phẩm thủ công như váy áo, khăn thổ cẩm, các đồ mây tre đan thì những gian hàng thực phẩm trao đổi, bán các loại thịt lợn, trâu, bò và hàng ẩm thực cũng rất đông khách.
Ông Kha Văn Tâm có nhà ở bản Xốp Tụ cho biết, quang cảnh nhộn nhịp, đông vui của phiên chợ đã mang đến cho bản làng một niềm vui tươi mới trong những ngày cận Tết. Ông cũng như người dân ai cũng vui mừng đón chờ phiên chợ để được gặp bạn bè, được ngắm những sản vật địa phương.
Chỉ đi xem thôi cũng đã thấy vui. Ai có chút tiền thì mua sắm một vài thứ cho Tết. Ai cần tiền thì mang sản phẩm mình làm được đi bán, điều mà mấy chục năm qua chưa có ở các bản của Mỹ Lý.” – ông Kha Văn Tâm cho biết.
Ông Lô Văn Bảy – Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý cho biết, chợ phiên Xốp Tụ chính thức hoạt động vào các ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Phiên chợ được khai trương sẽ giúp bà con dần làm quen với hoạt động trao đổi thương mại, buôn bán. Đồng thời giúp người dân có thêm thu nhập khi có nơi chốn để mua bán, trao đổi những sản phẩm tự mình làm ra. Khi chợ đi vào hoạt động, bà con sẽ phấn khởi, tích cực hơn trong lao động, sản xuất.
Hiện ở Kỳ Sơn, chợ Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn là một trong những địa điểm không chỉ kết nối, thúc đẩy buôn bán, trao đổi thương mại giữa Kỳ Sơn với các huyện trong tỉnh, mà còn là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hoá với các huyện lân cận của nước bạn Lào. Đầu tháng 12/2022, sau khi tạm hoãn 2 phiên để phục vụ hoạt động chính trị của nước bạn Lào, ngày 18/12/2022, chợ Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn đã mở cửa trở lại, kịp thời phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của nhân dân 2 nước vào dịp năm mới 2023.

Quan tâm dịch vụ thương mại vùng cao
Cuối tháng 12/2022, tại xã Yên Hoà (Tương Dương), người dân các bản nơi đây cũng lần đầu tiên được tham dự phiên chợ ngay trên địa bàn mình sinh sống. Với khoảng 20 gian hàng, phiên chợ đầu tiên này chủ yếu mua bán, trao đổi các loại sản vật do người dân địa phương và các vùng lân cận sản xuất, chăn nuôi, hái lượm và săn bắt được như: Chuột, gà, củ đậu, cơm lam, rêu, thổ cẩm… Các sản phẩm mây tre thủ công như: Mâm mây, ghế mây, bế, oi, rổ rá… Ngoài ra còn có các hàng ẩm thực bán các món ăn và thực phẩm truyền thống của các dân tộc Thái, Khơ mú sinh sống trên địa bàn.
Lãnh đạo UBND huyện Tương Dương cho biết, năm 2022, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa bàn huyện ước đạt 1.032 tỷ đồng, đạt 102,7% nghị quyết HĐND huyện giao, tăng 6,9% so với cùng kỳ. Thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng về chủng loại, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Mô hình dịch vụ du lịch sinh thái, cộng đồng bước đầu đã được hình thành và phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân như cụm du lịch sinh thái Tam Quang (khu du lịch sinh thái Nậm Xán) – Tam Đình (rừng săng lẻ, khe Cớ, Quang Phúc) – Đền Vạn, khe Ngậu, xã Xá Lượng – Thác Nha Vang, xã Nhôn Mai – rừng săng lẻ, cọn nước, bản Coọc, xã Yên Hòa.
Hiện nay, huyện đã và đang tiếp tục đầu tư xây dựng điểm du lịch sinh thái tại rừng săng lẻ…Việc mở thêm các chợ phiên cũng sẽ góp phần thúc đẩy giao lưu, trao đổi hàng hoá, góp phần tăng nguồn thu từ ngành dịch vụ và phát triển du lịch cộng đồng của Tương Dương.
Không chỉ ở Tương Dương, Kỳ Sơn, các huyện vùng cao như: Con Cuông, Quế Phong cũng ngày càng nhiều phiên chợ vùng sâu, vùng xa được tổ chức nhằm giúp người dân thuận tiện trong đi lại, trao đổi mua bán hàng hoá.
Ở Con Cuông, ngoài chợ phiên Mường Quạ ở xã Môn Sơn đã hoạt động khá lâu, trở thành nếp sống văn hoá truyền thống của người dân, từ cuối năm 2020 huyện cũng đã khai trương Chợ phiên Mường Chon ở xã Bình Chuẩn. Chợ Mường Chon đặt ở vị trí tiếp giáp giữa các xã vùng trong của huyện Con Cuông và các xã lân cận của huyện Quỳ Hợp và một số xã của huyện Tương Dương, nên người dân 3 huyện có thể đến chợ phiên Mường Chon để buôn bán, mua sắm định kỳ vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật của tuần thứ 3 hàng tháng.
Việc mở thêm các phiên chợ vùng sâu, vùng xa cũng là một trong những hoạt động nhằm thực hiện Kế hoạch 192/KH-UBND ngày 22/3/2022 của UBND tỉnh Nghệ An. Đây là kế hoạch nhằm triển khai Quyết định số 1163 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Theo đó, UBND tỉnh đề ra nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và quản lý hoạt động thương mại theo cam kết quốc tế. Gia tăng cầu tiêu dùng cuối cùng trong nước, phát triển doanh nghiệp phân phối, gắn kết lưu thông với sản xuất, đẩy mạnh liên kết các chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa; phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025.
Ngoài phát triển những trung tâm thương mại hiện đại, quy mô lớn thì UBND tỉnh cũng tiếp tục triển khai các chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng thương mại như: Chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, kho dự trữ, bảo quản,… theo hướng hiện đại tại trung tâm các huyện, thành phố, thị xã. Đồng thời, lồng ghép các nguồn lực để xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các chợ truyền thống mang tính văn hóa, chợ tại vùng nông thôn, biên giới đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa phục vụ nhân dân.
Cụ thể, giai đoạn 2021 – 2030; đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ và xã hội hóa đầu tư xây dựng, khai thác chợ; cải tạo, nâng cấp các chợ đô thị hiện có và nâng cao chất lượng dịch vụ theo hướng bảo đảm an toàn thực phẩm, văn minh thương mại; triển khai nhân rộng mô hình chợ thí điểm an toàn thực phẩm; đầu tư phát triển một số chợ gắn với phát triển kinh tế ban đêm, phát triển du lịch ở những khu vực, địa điểm phù hợp để tạo dựng thêm các kênh quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền và các sản phẩm OCOP của tỉnh, đặc biệt là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa có thế mạnh về sản phẩm địa phương đặc trưng.

Veröffentlicht 25. Januar 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Am 2. des neuen Mondjahres öffneten viele kleine Geschäfte wieder, die Preise einiger Artikel stiegen leicht an – Mồng 2 Tết, nhiều tiểu thương mở hàng trở lại, giá một số mặt hàng tăng nhẹ   Leave a comment

Mồng 2 Tết, nhiều tiểu thương mở hàng trở lại, giá một số mặt hàng tăng nhẹ

Mồng 2 tết, trên địa bàn Tp. Vinh, nhiều cửa hàng tạp hóa, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, chợ đã bắt đầu hoạt động trở lại phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân.
23/01/2023 – 16:16 https://baonghean.vn/mong-2-tet-nhieu-tieu-thuong-mo-hang-tro-lai-gia-mot-so-mat-hang-tang-nhe-post264543.html
Nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm, ăn uống của người dân, ngay từ mồng 2 Tết tại nhiều tuyến phố, nhiều hộ kinh doanh quán tạp hóa, các tiểu thương buôn bán nhỏ tại chợ đã bắt đầu hoạt động trở lại.
Chị Nguyễn Thu Hà – chủ một cửa hàng tạp hóa tại phường Hưng Phúc, thành phố Vinh cho biết: Năm nay, chúng tôi phục vụ đến chiều tối ngày 30 tết, sau ngày mồng 1 đóng cửa nghỉ Tết, sáng mồng 2 tôi cũng chọn ngày đẹp để mở hàng, hy vọng 1 năm buôn bán thuận lợi, may mắn.

Theo khảo sát của chúng tôi, ngoài cửa hàng tạp hóa đi vào hoạt động thì tại các điểm bán xăng, khu vui chơi giải trí, quán cà phê, chợ truyền thống… cũng đã hoạt động, phục vụ nhu cầu người dân.
Tại các chợ, một số tiểu thương đã bắt đầu bán trở lại, nhưng chủ yếu không họp trong chợ mà bán trước cổng để tiện phục vụ một số người dân có nhu cầu.
Các loại thịt gia súc, gia cầm tươi sống tăng nhẹ so với thời điểm trước tết. Thịt bò thăn giá dao động từ 240.000-270.000đ/kg, thịt bò bắp 250.000-280.000đ/kg; thịt lợn mông sấn tăng nhẹ khoảng 10.000 – 20.000đ/kg, cụ thể giá bán lẻ dao động từ 120.000đ-150.000đ/kg.
Các loại hải sản nguồn cung dồi dào, giá bán lẻ vẫn giữ mức ổn định. Cá thu loại 1 giá bán bình quân dao động từ 270.000-310.000đ/kg; Cá trắm to loại 5kg-7kg/con giá bán từ 80.000-100.000đ/kg, tôm sông loại vừa có giá từ 170.000-200.000đ/kg…
Nguồn cung rau, củ, quả tại các địa phương dồi dào, giá tăng nhẹ so với những ngày trước tết: Rau cải 15.000đ/kg; ngọn mồng tơi 10.000-12.000 đ/bó, bí xanh 20.000đ/kg,…
Nhìn chung, sau tết hàng hóa phục vụ không đa dạng như thời điểm trước tết và lượng khách mua không nhiều bởi việc mua sắm đã được người dân chuẩn bị từ trước. Giá cả các mặt hàng công nghệ phẩm bia, nước giải khát, mì tôm… ổn định; tuy nhiên một số mặt hàng thực phẩm, rau xanh tăng nhẹ do nguồn cung hạn chế, thời điểm tết nên dịch vụ được tính phí cao hơn. Một số mặt hàng có nhu cầu tăng cao phục vụ cho lễ lạt đầu năm như hoa cúc đi lễ, trái cây, cau trầu… giá bán tăng khoảng 20-30% so với ngày thường.
Ngoài ra, với quan niệm truyền thốngĐầu năm mua muối, cuối năm mua vôi“, nhiều người đã chọn mua muối trong ngày đầu năm mới với hy vọng cả năm sẽ gặp may mắn. Và giá muối tăng gấp 2 so với ngày thường, gói muối 0,5 kg giá 10.000 đồng/gói (ngày thường chỉ 4.000 – 5.000đồng/gói).

Veröffentlicht 23. Januar 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Tet von Familien in Armenvierteln – Tết của những gia đình ở xóm trọ nghèo   Leave a comment

Tết của những gia đình ở xóm trọ nghèo

Mỗi dịp tết đến, xuân về là một dịp để nhà nhà sắm sửa, người người trang hoàng nhà cửa đón một năm mới thật tươm tất, đủ đầy nhưng, ở xóm trọ nghèo sau chợ Long Biên (tổ dân phố số 3, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP.Hà Nội), tết với những người dân ở đây cũng không khác gì những ngày mưu sinh bình thường.
21/01/2023 19:10 https://danviet.vn/tet-cua-nhung-gia-dinh-o-xom-tro-ngheo-20230120014128918.htm
Thiếu vắngthịt mỡ, dưa hành
Nằm dưới chân cầu Long Biên lịch sử, xóm trọ sau chợ Long Biên thuộc tổ dân phố số 3, phường Phúc Xá, quận Ba Đình là nơi cư trú của nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tha phương cầu thực. Người thu lượm đồng nát, người buôn bán nhỏ lẻ, còn có những người chẳng còn khả năng lao động, chỉ còn biết trông chờ vào những nguồn hỗ trợ.
Căn nhà của bà Hà An (quê Vĩnh Phúc) chỉ có diện tích khoảng 12m2. Không gian chật chội này vừa là phòng ngủ, nhà bếp và là nơi diễn ra mọi sinh hoạt của bà. Mỗi ngày, bà An đi thu nhặt lon bia, chai nhựa từ các quán ăn quanh khu vực được vỏn vẹn 100.000 đồng để lo cho mọi chi tiêu cuộc sống.
Bà An chia sẻ: “Vì nhu cầu ăn uống ở các hàng quán gia tăng dịp tết, các cụ ở đây thường ở lại đến mùng 2 Tết để có thể nhặt được nhiều đồng nát hơn rồi mới về quê, có cụ còn ở đây cả 3 ngày Tết để kiếm được nhiều hơn”.
Cách nơi ở bà An khoảng 50m, là nơi trọ của bà Trần Thị Thìn (72 tuổi – quê Nam Định) và con trai Nguyễn Văn Bình (38 tuổi) mang trọng bệnh. Tết này hai mẹ con bà không về quê mà ở lại đây mong kiếm thêm “chút đỉnh”. Mỗi ngày hai mẹ con cùng đi thu lượm ve chai mưu sinh. Sau một tuần vất vả gom góp, thu lượm, mẹ con bà có được khoản tiền khoảng 200.000 đồng. Cuộc sống chạy ăn từng bữa nên Tết với bà Thìn trở thành một điều xa xỉ.
Ông Nguyễn Văn Bình – Tổ trưởng Tổ dân phố số 3 chia sẻ: “Người dân ở đây chủ yếu là những người nghèo khó, những người quá độ tuổi lao động và cả người vô gia cư. Với những người dân nơi đây, nỗi lo ăn, lo ở là mối ưu tiên hàng đầu của họ. Có lẽ vì thế, sắm tết hay đoàn viên đã trở thành dĩ vãng. Vì vậy, ngày tết ở đâu có thể nô nức rộn ràng, riêng ở đây, tết đơn thuần cũng chỉ là một ngày mưu sinh thường lệ”.

Tết là đủ đầy ở trong tim
Được sự quan tâm giúp đỡ từ chính quyền địa phương cũng như các tổ chức thiện nguyện, những khó khăn, vất vả của bà con nơi xóm trọ nghèo cũng được vơi đi phần nào khi năm mới Quý Mão đang tới.
Ông Bình cho hay: “Hằng năm, mỗi dịp tết đến xuân về, Hội Chữ thập đỏ TP.Hà Nội và các nhà hảo tâm thường tổ chức các hoạt động trao quà tết tại địa bàn. Mỗi phần quà dù ít dù nhiều là nguồn động viên, khích lệ bà con nơi đây, sưởi ấm những mảnh đời bất hạnh”.
Vừa qua, kết hợp cùng Hội Chữ thập đỏ TP.Hà Nội, nhóm Cơm Nhà Thiện Tâm đã tổ chức hoạt động trao quà mừng xuân cho hơn 50 hoàn cảnh khó khăn tại xóm trọ sau chợ Long Biên. Mỗi phần quà mang theo những lời chúc đầy ý nghĩa, mang đến những tia nắng mùa xuân ấm áp đến với bà con.
Vui mừng đón nhận phần quà từ đoàn thiện nguyện, bà Thìn xúc động chia sẻ: “Tôi xin cảm ơn rất nhiều, nhờ những hoạt động thế này tôi mới có thêm niềm hạnh phúc, động lực sống, được tươi cười đến ngày hôm nay. Như thế này là quá đầy đủ rồi, là quá hạnh phúc rồi! Mình thấy trong tim đầy đủ là được”.
Những món quà đầy ý nghĩa được trao tận tay người nghèo không chỉ mang giá trị vật chất mà còn mang giá trị tinh thần to lớn trong dịp tết đến, xuân về. Những sự quan tâm ấm áp của những nhà hảo tâm là một nguồn động lực để những hộ gia đình tại đây có thể đón một cái tết ấm áp và trọn vẹn hơn, hòa cùng không khí đón chờ năm Quý Mão 2023 với nhiều hy vọng tích cực.

Veröffentlicht 21. Januar 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Grüne Bananen sind während Tet ein unverzichtbarer Gegenstand auf dem Altar der Nghe An. Die gestiegene Nachfrage führte dazu das der Preis für Bananen für Tet-Feiertage in die Höhe getrieben wurde, 5-7 Mal höher als an normalen Tagen… – Chuối xanh là vật phẩm không thể thiếu trên ban thờ người dân Nghệ An trong dịp Tết. Nhu cầu tăng khiến giá chuối cúng Tết bị đẩy lên cao, gấp 5-7 lần so với ngày thường…   Leave a comment

Giá tăng gấp 5-7 lần, chuối cúng Tết vẫn hút khách

Chuối xanh là vật phẩm không thể thiếu trên ban thờ người dân Nghệ An trong dịp Tết. Nhu cầu tăng khiến giá chuối cúng Tết bị đẩy lên cao, gấp 5-7 lần so với ngày thường…
18/01/2023 – 11:52 https://baonghean.vn/gia-tang-gap-5-7-lan-chuoi-cung-tet-van-hut-khach-post264350.html

Để có chuối cúng phục vụ người dân dịp Tết, từ đầu tháng Chạp, anh Nguyễn Văn Hạ (xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương) cùng mấy anh em đã ra tận Hưng Yên đặt cọc những vườn chuối đẹp, sau Tết ông Công, ông Táo thì đánh xe ra chặt, vận chuyển về Vinh.
Sáng 25 tháng Chạp, 300 buồng chuối đã được chở về Vinh, chuyển đến các điểm bán ở đường Đinh Lễ, Tuệ Tĩnh (phường Hưng Dũng). Anh Hạ cho biết: “Năm nay, tại các vựa chuối ở Hưng Yên, Hà Nam, Quảng Bình đều khan hàng. Nguyên nhân là do thời tiết bất lợi, mưa nhiều, chuối trổ buồng muộn hơn mọi năm nên không kịp Tết. Do đó, giá chuối cũng tăng hơn mọi năm từ 20-30%”.
Theo anh Hạ, giá mỗi nải chuối dao động từ 100.000- 200.000 đồng. Đắt nhất là những nải chuối lẻ, có râu, quả đều, đẹp có giá đến 250.000-300.000 đồng. Bởi theo quan niệm dân gian thì nải chuối có số quả lẻ tượng trưng cho sự sinh sôi, may mắn. Mặt khác, số nải chuối lẻ trong một buồng chuối cũng không nhiều nên chuối lẻ hiếm hơn, giá cả đắt hơn.
Có thâm niên hàng chục năm làm nghề buôn chuối cúng, anh Nguyễn Văn Quyết (làng Hồng Yên, xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Lưu) cho biết: “Chuối năm nay không được đẹp nhưng giá đắt hơn năm ngoái. Giá chuối cũng theo “phân khúc”. Chuối mật mốc Hưng Yên màu sáng, quả to, đều giá bán lẻ từ 120.000-300.000 đồng/nải; chuối ngự Đại Hoàng (Hà Nam) giá 100.000-150.000 đồng/nải; chuối tiêu Quảng Bình giá 80.000-100.000 đồng/nải; chuối Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn dao động từ 70.000-110.000 đồng/nải.
Ngoài ra, giá mỗi nải chuối còn phụ thuộc vào màu sắc, quả to/nhỏ, số quả chẵn/lẻ, còn nguyên râu hay không, có bị „dị tật“ hay không. Trong 3 ngày qua, tôi đã xuất bán cả sỉ và lẻ khoảng 10.000 nải chuối. Trong các ngày tới, nhu cầu tăng nên giá chuối chắc chắn sẽ không giảm”.
Dù giá chuối khá “chát”, theo ghi nhận tại các chợ dân sinh, người dân vẫn chen chân mua chuối. Là vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên nên chuối cúng tăng giá mạnh vào dịp Tết nhưng vẫn đắt khách, khan hàng. Bà Nguyễn Thị Thịnh, một khách hàng cho biết: „Giá chuối đắt gấp 5-7 lần ngày thường nhưng để kiếm được nải chuối ưng ý rất khó“.

Veröffentlicht 18. Januar 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Pho mit Weinsauce ist eine Kombination aus westlicher Küche und traditionellen vietnamesischen Besonderheiten – Phở sốt vang là sự kết hợp ẩm thực của phương Tây và nét Việt Nam truyền thống   Leave a comment

Giới sành phởHà Nội tranh luận phở sốt vang: „Toàn cái loại bạc nhạc, ăn tốn tiền„, sự thật có mích lòng như vậy?

Phở sốt vang là món ăn được khá nhiều người lựa chọn nhưng dạo này, dân tình lại bình luận nhiều về độ ngon so với các loại phở khác.
13-10-2021 – 10:52 https://ttvn.toquoc.vn/gioi-sanh-pho-ha-noi-tranh-luan-pho-sot-vang-toan-cai-loai-bac-nhac-an-ton-tien-su-that-co-mich-long-nhu-vay-2220211310101351823.htm
https://afamily.vn/thuc-khach-ha-noi-thuong-tranh-luan-pho-sot-vang-toan-cai-loai-bac-nhac-an-chi-to-ton-tien-ba-chu-hang-pho-20-nam-dinh-dam-nho-mon-nay-len-tieng-ly-giai-20210706153337862.chn
23/09/2022 11:36 https://danviet.vn/ky-uc-ha-noi-bat-pho-dem-me-hoac-long-nguoi-tren-con-pho-co-20220821170339174.htm
Last Updated: Tháng Mười 22, 2021 https://digifood.vn/blog/pho-sot-vang-ha-noi/
Dạo gần đây, trên mạng xã hội, người ta tự nhiên lại đặc biệt quan tâm đến phở, như thể trước kia phở chưa từng xuất hiện. Những bài viết phân tích mức độ ngon ngọt, tươi tắn của từng hàng phở (đặc biệt là ở Hà Nội) được đăng lên mỗi ngày và thu hút lượng tương tác rất cao.
Chuyện ăn phở được nâng lên tầm cao mới, vĩ mô, khó thẩm và khó chiều. ĐẲNG CẤP ĂN PHỞ sẽ quyết định sự sành sõi của thực khách, như một năng khiếu trời ban để mang đọ bì.
Tái, gầu, gân, nạm, tái lăn, bò bằm, phở phố cổ, hay phở „ngoại ô“ được đặt lên bàn cân so sánh ngày này qua tháng nọ. Ấy rồi, lọt mất một thức phở.
Phở sốt vang – món ăn vốn chẳng còn xa lạ gì nữa. Nhưng họ không bàn về mức độ ngon miệng, sự tinh tế khâu bày phẩm. Cái họ quan tâm hơn là: Liệu phở sốt vang có đủ tư cách đứng ngang với những thức phở truyền thống?

PHỞ SỐT VANG TOÀN THỊT BẠC NHẠC, CÓ GÌ ĐÁNG ĐỂ ĂN ĐÂU!?
„Món ăn ngon hay không còn tùy vào khẩu vị của từng người, có lẽ phở cũng không ngoại lệ. Nhiều người khen phở bò tái lăn ngon, phở gà thơm nức mũi, nhưng mình chỉ thích đúng món phở bò sốt vang. Trong số các loại phở bò, sốt vang không phải là cái tên nổi bật, thậm chí còn bị xem là hàng vét đĩa. Trên các danh mục phở, sốt vang thường xếp cuối hoặc gần cuối (trên phở chín).
Nhiều người sành phở kêu sốt vang là thứ phở lai căng giữa món sốt vang chấm bánh mì của người Pháp với chất phở hồn Việt, ăn cái đó thì có gì mà ngon. Những người từng bước qua thời bao cấp thì kêu cái thứ thịt bò để làm sốt vang là cái loại bạc nhạc, toàn gân với thịt vụn, ăn cái đó cho tốn tiền. Thế mà cũng gọi là đi ăn phở. Ừ thì cứ cho là nó lai căng đi, nhưng phở sốt vang với mình vẫn là một thứ vô cùng hấp dẫn“. Đó là lời trích từ bài đăng của thành viên A.L trong một hội nhóm chuyên bàn chuyện phở.
Anh A.L có nói đến cả hai thái cực của phở sốt vang, đó là chuyện người khác nói và việc anh ấy làm. Anh ấy nghe người khác „nói xấu“ về phở sốt vang rằng thì là thịt bạc nhạc, toàn gân với thịt vụn chẳng có gì để ăn. Thế nhưng, mặc kệ người khác nói gì, anh ấy vẫn thích ăn phở sốt vang, không có gì thay đổi.
Thực ra, bò sốt vang đúng là món ăn xuất xứ từ phương Tây, nó được nấu với nguyên liệu chính là thịt bò thái quân cờ, gân bò, rượu vang chát các loại. Món ăn này du nhập vào Việt Nam từ khoảng những năm đầu thế kỷ 20 và rất được ưa chuộng.
Cũng không ai nhớ được người dân Hà Nội bắt đầu cho sốt vang vào phở từ bao giờ nhưng mà nó cũng được cho là sự kết hợp khá thuyết phục với hương thơm đặc trưng không lẫn với các hạng mục phở khác.
Với nhiều người, miếng thịt bò được tẩm ướp quá nhiều gia vị, trải qua đun lâu lửa kỹ làm mất đi sắc thái sang mồm vốn có của cái điệu đà từ thịt tái lướt qua vài biên độ nước dùng sôi sục. Đối với họ, miếng thịt bò đẹp, ngon mắt, gợi cảm có độ dày mỏng láng mịn, tới mức tỏa ra sự lấp lánh trên bề mặt, chứ không phải vài miếng bò thái to kệch cỡm nhìn thôi đã thấy giắt răng.
Ngược lại, trường phái yêu thích sắc màu mê mẩn thứ thịt óng màu cam đỏ không thể chối từ cảm giác gắp một đũa bánh phở, điểm thêm miếng gân, miếng thịt nhừ tơi – ấy thôi húp thêm một muỗng nước dùng; trời Hà Nội sáng Thu Đông coi như là bừng một tia ấm len sâu vào xương tủy.
Vì những đối lập nói trên cho nên phở sốt vang có đáng ăn hay không vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ, mồm ai nấy thụ, thực tế là chẳng ai hiểu được cảm giác của người nào. Ấy nên câu chuyện đáng ăn hay không, nên bỏ ngỏ.
Và bài viết này còn một phần phía sau nữa, được dự đoán rất có thể sẽ khiến một vài người thay đổi suy nghĩ, cùng chờ xem nhé!

HÀNG PHỞ 20 NĂM NỔI DANH VỚI MIẾNG THỊTHỪNG ĐÔNGKHẲNG ĐỊNH: SỐT VANG MÀ CHUẨN THÌ KHÔNG BAO GIỜ BẠC NHẠC
Băn khoăn mãi với những tranh luận của cộng đồng mạng, tôi cất công đến hàng phở nổi tiếng khắp Hà Nội vì có món sốt vang tồn tại những 20 năm mà chưa từng gây chán hay thất vọng với ai – – – Quán phở Cô Dậu số 7 Thể Giao, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đương nhiên, kiểm chứng thì phải đúng đề tài. Một bát phở chỉ có sốt vang, anh bạn đi cùng ới cô bát sốt vang thập cẩm, tức ngoài sốt vang sẽ thêm những loại thịt khác – sự lựa chọn thường thấy ở các thanh niên chuyên đạm.
Cô chủ quán nom khuôn mặt phúc hậu, điềm tĩnh nhặt từng thớ thịt vào bát, tay khoan thai đổ nước dùng. Ăn uống thì đừng vội, và làm đồ ăn cũng đừng như gió cuốn mây bay, mất cái đủng đỉnh của niềm vui ăn hàng.
„Nhà cô bán phở bò 20 năm nay rồi, mà sốt vang có từ hồi đầu luôn đấy. Cô tự tẩm ướp theo công thức của cô thôi nhưng quan trọng là khâu chọn thịt. Cô nấu sốt vang từ nạm và gân, tuyệt đối không bao giờ có mỡ bèo nhèo.
Tại sao ấy hả?“ – Người phụ nữ bắt đầu bài giảng về món ăn bà rất mực tự hào.
Bởi vì mọi người cứ nghĩ làm thịt bèo nhèo sẽ rẻ, tiết kiệm chi phí nhưng thực ra thịt bèo nhèo càng ninh lại càng ra nước, đến lúc teo tóp vào sẽ chẳng còn bao nhiêu. Trong khi nếu là thịt nạm, mình thái quân cờ thì khi ninh đến một độ vừa phải, miếng thịt vẫn giữ được kích thước ban đầu và lại trông càng hấp dẫn hơn.“
Sốt vang nhà cô Dậu thực chất rất đặc biệt. Nó không rời rạc, miếng thịt một vị, muỗng nước một nơi, không như những lần trái khoáy ăn phở sốt vang „đính kèm“ ở những hàng „thập cẩm“; bởi họ ninh nồi sốt vang riêng, nồi nước phở riêng, khi thực cách có nhu cầu sẽ bán sốt vang như một món topping thêm vào.
Cô Dậu lại khác, sốt vang được ninh bằng nước dùng phở. Gân ra gân, thịt ra thịt, không phối kết hợp kiểu ăn bớt ăn gian. Miếng nào ra miếng đấy. Kết quả, miếng thịt tiệp vị, mềm tơi, ngọt lịm mùi gia vị. Kèm với bánh phở là đánh tan lớp áo gió đang khoác vội trên mình.
50 nghìn cho một chuyến phiêu lưu ẩm thực. Với bạn nữ, nên gọi ít đi, bởi tổng lượng thịt trong bát xấp xỉ cỡ 2 lạng, không còn sức chứa cho những mỹ vị khác cần được hấp thụ khi Hà Nội trở mùa. Chúng ta cần buổi sáng vẹn tròn chứ không nên ăn 1 bát phở rồi về nhà chứ.
Quá nổi tiếng với món phở sốt vang, không lạ khi đỉnh điểm mỗi ngày quán của cô bán hết cả 30kg thịt. Điểm rơi của từng đôi mắt thực khách đến quán nằm chễm chệ ở cái xoong to đại phả màu cam đỏ được hầm từ đêm. Đến sáng, khi lửa đã già, miếng sốt vang đạt đến độ mềm mịn, sánh dẻo, sẵn sàng phơi mình gọi chào khách tới hưởng thụ.
Đến lúc ấy, quên sạch những toan tính của „đáng hay không đáng chung mâm“, điều duy nhất mà người ta nghĩ đến chỉ là hương vị ngọt đượm đọng tê nơi đầu lưỡi.
Tạm kết, phở sốt vang là sự kết hợp ẩm thực của phương Tây và nét Việt Nam truyền thống. Thế nhưng, người Tây chắc chỉ mang đến đây hình ảnh một nồi bò hầm, còn lại mọi gia vị và cách nấu thì đều đã được Việt hóa hết rồi. Những thảo quả, hoa hồi, ngũ vị hương… đã làm nên một chất Việt đậm đà và khó quên, khiến phở sốt vang trở thành món ăn có vị ngon cầu kỳ.
Thế đấy, không phải phở sốt vang không ra gì, mà là có tìm được chỗ ngon để ăn hay không thôi, mọi người ạ!

Veröffentlicht 2. Januar 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,