Archiv für das Schlagwort ‘Nguyen Thi Due

Literaturtempel Hai Duong – Văn miếu Mao Điền: Không gian văn hóa và tâm linh độc đáo   Leave a comment

Văn miếu Mao Điền: Không gian văn hóa và tâm linh độc đáo

Văn miếu Mao Điền thuộc làng Mậu Tài,xã Cẩm Điền (Cẩm Giàng) 20°56′03.4″N 106°11′09.9″E là một địa chỉ văn hóa và du lịch tâm linh độc đáo thu hút du khách thập phương.
22/08/2018 https://baohaiduong.vn/dat-va-nguoi-xu-dong/van-mieu-mao-dien-khong-gian-van-hoa-va-tam-linh-doc-dao-94972
Văn miếu Mao Điền https://vi.wikipedia.org/wiki/Văn_miếu_Mao_Điền
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thể_loại:Văn_miếu_tại_Việt_Nam . https://vi.wikipedia.org/wiki/Văn_miếu


Văn miếu Mao Điền thờ Khổng Tử và các vị quan văn, đại nho nổi tiếng trong giai đoạn triều Mạc và Lê Trung Hưng. Bên cạnh khu Văn miếu còn là trường học và trường thi, tuyển chọn những người tài. Để khuyến học, Văn miếu thường dựng bia, khắc tên các vị đại khoa và hương khoa. Những dấu ấn đó vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay.

Cách đây không lâu, huyện Cẩm Giàng làm lễ khánh thành hệ thống bia tiến sĩ và công bố quyết định của Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam công nhận Văn miếu Mao Điền là 1 trong 5 địa chỉ khuyến học lớn nhất Việt Nam. Về quy mô và diện tích Văn miếu Mao Điền chỉ đứng thứ hai sau Văn miếu Hà Nội nhưng lại là nơi duy nhất có hệ thống văn bia ghi chép đầy đủ danh sách 637 tiến sĩ và 12 trạng nguyên của trấn Hải Dương xưa, tính từ các khoa thi (1075-1919). Đây còn là địa chỉ văn hóa du lịch tâm linh và khuyến học lớn nhất ở phía Bắc, nơi thờ Khổng Tử và 8 vị Đại khoa, tiêu biểu cho các lĩnh vực và triều đại (trong đó có 7 vị là người Hải Dương).

Văn miếu Mao Điền thuộc làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng được lập ra từ thời Lê Sơ (1428-1527), với mục đích chỉ tổ chức thi Hương có trấn Hải Dương, cùng những kẻ sĩ ở các vùng đất phía đông kinh thành Thăng Long. Đặc biệt đến triều nhà Mạc (1529-1592) đã tổ chức 4 khoa thi Hội tại đây. Trong đó, tại khoa thi năm 1535, xuất hiện một ngôi sao sáng là Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, người đã đỗ thủ khoa cả ba kỳ thi Hương-Hội-Đình. Sau này Nguyễn Bỉnh Khiêm với tài thao lược và trí tuệ siêu phàm trở thành quân sư cho nhiều đời vua chúa sau đó. Ngài cũng là một trong 8 vị Đại khoa được tôn thờ tại đây, cùng với những cái tên lừng lẫy như Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Tuệ Tĩnh, Phạm Sư Mạnh, Vũ HữuNguyễn Thị Duệ. Mỗi cuộc đời của 8 vị Đại khoa là một sự nghiệp tráng lệ, nổi danh với nhiều công trạng trong công cuộc xây dựng đất nước và sự nghiệp chiến đấu bảo vệ non sông. Họ đều là những tài năng lỗi lạc một thời và trở thành vị thánh hiền bất tử của miền đất Hải Dương.

Mỗi khi bước chân đến đây, dưới gốc cây gạo hơn 200 năm tuổi, tiếng khánh, tiếng chuông ngân lên với những câu chuyện kể cùng những vần thơ chan chứa nỗi lòng vì non sông yêu dấu. Không ai không nhớ đến Thiền sư Tuệ Tĩnh, ông tổ của ngành thuốc Việt Nam, người con của Cẩm Giàng lưu lạc đất khách quê người. Ông sinh năm 1330, tại một gia đình nông dân ở Cẩm Vũ, Cẩm Giàng. Nhưng cha mẹ mất sớm nên được nhà chùa nuôi ăn học thành tài và chuyên trị chữa bệnh cứu người. Ông đỗ đạt cao ở các khoa thi Hương và thi Đình, nhưng lại về chùa nghiên cứu thuốc Nam và tìm ra những bài thuốc pha chế bằng những lá cây và hoa quả thiên nhiên… Nhiều lần ông đã trị bệnh cho vua và các vị quan trong triều đình nhà Trần và xây dựng hàng chục bệnh xá, tại các nhà chùa để cứu nhân độ thế. Thiền sư Tuệ Tĩnh nức tiếng gần xa, về đức độ và tài năng trị bệnh. Có lần trận dịch lớn xảy ra khắp nơi nhưng đã bị dập tắt nhờ tài danh trị bệnh bằng cây thuốc lá của thiền sư, cứu được hàng trăm người. Nhân gian coi ngài là Thần y. Nhưng bi kịch xảy ra khi Thiền sư ở tuổi 55 (1358) bị đi cống cho triều đình nhà Minh. Tuệ Tĩnh là người chuyên chữa bệnh cho vua nhà Minh và được phong là Đại y Thiền sư. Vì Tổ quốc, Tuệ Tĩnh đã hy sinh cuộc đời mình trên xứ người. Ngôi mộ của Thiền sư Tuệ Tĩnh nay vẫn nằm trên đất Giang Nam, Trung Quốc, với dòng chữ ghi trên bia: “Ai về nước Nam cho tôi về với”. Đó là tiếng vọng muôn thuở của người con vĩ đại muốn trở về đất mẹ trong nỗi tuyệt vọng khôn cùng.

Sự nghiệp của Tuệ Tĩnh đã để lại bộ sách “Nam dược thần hiệu” và bộ “Hồng Nghĩa giác y thư”, với bản thảo 500 bài thuốc Nam, viết bằng thơ Nôm Đường luật. Kèm theo đó Tuệ Tĩnh còn viết bài “Phú thuốc Nam”, 630 vị cũng bằng chữ Nôm. Có thể coi đây là những tác phẩm văn học ở thời kỳ đầu văn học chữ Nôm ở nước ta. Trước khi đi sứ, Tuệ Tĩnh còn để lại 3.873 phương thuốc chữa trị cho 182 chứng bệnh mà ông đã tích luỹ qua 30 năm hoạt động chữa bệnh cứu người. Đến nay không ai không nhớ đến câu thơ về phương pháp dưỡng sinh của ông: “Bế tinh- dưỡng khí- tồn thần. Thanh tâm- quả dục- thủ chân- luyện hình”. Đó là bài học nhấn mạnh tác dụng việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt điều độ. Hàng trăm năm qua, nhiều sĩ tử đã về Mao Điền, cùng đền thờ tại quê hương thiền sư và Y miếu ở Hà Nội, để ngưỡng vọng hồn xưa. Họ luôn nhớ đến một cuộc đời tận tụy cứu nhân độ thế của thần y, với tâm thế lắng nghe lời dạy rằng: “Nam dược trị Nam nhân”. Đó là tiêu chí có tính định hướng quan trọng xuyên suốt 700 năm qua, đối với ngành Dược Việt Nam.

Văn miếu và trường thi trấn Hải Dương có một lịch sử oanh liệt, nơi đào tạo hàng nghìn cử nhân, tú tài và trên 620 tiến sĩ nho học. Đây là con số đứng hàng đầu cả nước về số lượng tiến sĩ tính theo đơn vị tỉnh/ thành và cũng là thành tựu lớn trong nền giáo dục nước nhà. Văn miếu trấn Hải Dương được xây dựng và bảo tồn ngày một khang trang, nhưng vẫn giữ được nét cơ bản mô hình di sản quý của kiến trúc xưa. Những gương hiếu học và tài năng của đất nước đã tồn tại trụ vững với thời gian.

Người ta coi đây là mảnh đất linh thiêng đem lại hy vọng cho những người con ưu tú của đất nước. Văn miếu Mao Điền xứng đáng với những hoài bão ấy và là địa chỉ có tác dụng to lớn về giáo dục và khuyến học, là không gian tâm linh mà mọi người luôn hướng về, nuôi chí hướng phát triển tài năng.
Theo Báo Văn hóa
.
Di tích quốc gia đặc biệt Văn miếu Mao Điển đón 3.000 lượt khách trong buổi sáng 15/12/2018
15/12/2018 http://www.haiduong.gov.vn/ChinhQuyen/tindp/Pages/Di-t%C3%ADch-qu%E1%BB%91c-gia-%C4%91%E1%BA%B7c-bi%E1%BB%87t-V%C4%83n-mi%E1%BA%BFu-Mao-%C4%90i%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B3n-3.000-l%C6%B0%E1%BB%A3t-kh%C3%A1ch-trong-bu%E1%BB%95i-s%C3%A1ng-1512.aspx
Trong buổi sáng 15/12, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng) đã đón tiếp khoảng 3.000 lượt khách tới dâng hương và thăm quan. Phần lớn là các trường tổ chức cho học sinh tới để dâng hương và tìm hiểu giá trị lịch sử của di tích đặc biệt này. Trong số này, có những đơn vị tổ chức cho số lượng lớn học sinh tới thăm quan như: Trường THPT Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội) có 1.000 học sinh, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (TP Hải Dương) có 800 học sinh, còn lại là học sinh các trường THCS Nguyễn Huệ, Tiểu học Cẩm Điền, Tiểu học Đức Chính..
.
Văn miếu Mao Điền ở tại làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng
Văn miếu Mao Điền ở tại làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng.
16/10/2012 http://th-camdien.pgdhuyencamgiang.edu.vn/tin-tuc-su-kien/tin-cua-truong/van-mieu-mao-dien-o-tai-lang-mau-tai-xa-cam-dien-huyen-cam-g.html
Được khởi dựng vào thời Lê Sơ (Thế Kỷ XV). Đây là di tích lịch sử thờ Khổng Tử và tôn vinh các bậc Đại khoa Nho học tiêu biểu cho truyền thống văn hiến, đồng thời với Văn miếu là trường thi Hương của người dân tỉnh Đông- trấn Hải Dương.Đầu thế kỷ XVI, do Thăng Long bất ổn về chính trị nên nhà Mạc đã tổ chức 4 khoa thi Hội tại trường thi Mao Điền. Trong đó có khoa thi Ất Mùi năm Đại Chính thứ 6 (1535), trấn Hải Dương có Nguyễn Bỉnh Khiêm, người nổi tiếng Thủ khoa cả ba kỳ thi: Hương, Hội, Đình, được triều đình phong tặng Trạng nguyên. Hàng năm vào ngày “Đinh” đầu tháng “Trọng xuân” (tháng Hai) và “Trọng thu” (tháng Tám), trấn Hải Dương tổ chức lễ tế Khổng Tử, các quan đầu trấn, đầu phủ cùng cử nhân, tiến sĩ về làm lễ trọng thể, nêu cao truyền thống “Hiếu học và tôn sư, trọng đạo” của người dân tỉnh Đông. Nơi đây đã đào tạo hàng ngàn cử nhân, tiến sỹ Nho học đứng vào hàng đầu cả nước. Nếu chỉ tính số người đỗ Đại khoa trong 185 kỳ thi (từ 1075 – 1919), cả nước có 2.898 tiến sĩ thì trấn Hải Dương có 637 vị, trong số 46 Trạng Nguyên, Hải Dương có 12 người. Đặc biệt là Hải Dương còn có “Lò tiến sỹ xứ Đông” thuộc thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Tại đây có 39 vị tiến sỹ Nho học qua các thời kỳ lịch sử. Sau khi đỗ đạt, hầu hết các vị Đại khoa đều mang hết tài năng của mình để xây dựng đất nước. Với ý nghĩa đó, năm 1992, Bộ VHTT đã ra Quyết định số 97/QĐ-VH xếp hạng Văn miếu Mao Điền là di tích lịch sử Quốc gia. Ngày nay, Văn miếu không chỉ thờ Khổng Tử mà còn phối thờ thêm 8 vị Đại khoa tiêu biểu cho các lĩnh vực và thời đại (trong đó có 7 vị là người Hải Dương): Nhà giáo Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi (thời Trần, thế kỷ XIII-XIV), Danh nhân văn hoá thế giới, Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi (thời Lê Sơ, thế kỷ XV), Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm (thời Mạc, Thế kỷ XVI), Đại danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh, Nhập nội hành khiển Phạm Sư Mệnh (thời Trần, thế kỷ XIII- XIV), Thần toán Vũ Hữu (thời Lê Sơ, thế kỷ XV) và Nghi Ái quan, tiến sỹ Nguyễn Thị Duệ (thời Mạc, thế kỷ XVI). Đây là một việc làm sáng tạo thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Để đẩy mạnh “khuyến học, khuyến tài”, UBND tỉnh Hải Dương đã giao cho Sở Giáo dục – Đào tạo kết hợp với Bảo tàng Hải Dương xây dựng nhà truyền thống tại di tích nhằm tôn vinh sự nghiệp Giáo dục đào tạo trong thời kỳ đổi mới. Văn miếu Mao Điền chắc chắn sẽ là địa chỉ du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước về thăm tỉnh Hải Dương.

Literaturtempel Mao Dien – der Stolz der Bewohner
Der Literaturtempel Mao Dien im Kreis Cam Giang in Hai Duong ist eine historische Kulturstätte, die Erfolge des Konfuzius markierte. Durch alle Höhen und Tiefen steht der Literaturtempel Mao Dien heute noch da, wie ein Stolz der Bewohner in Hai Duong in ihrer Heimat.
22. Februar 2019 http://vovworld.vn/de-DE/vietnam-entdecken/literaturtempel-mao-dien-der-stolz-der-bewohner-726844.vov
Der Literaturtempel Mao Dien liegt an der Nationalstraße Nummer 5 und gehört zur Gemeinde Cam Dien des Kreises Cam Giang. Der Literaturtempel liegt ruhig inmitten von grünen Reisfeldern.
Durch das Haupttor betritt man einen großen Raum mit Moos bedecktem Dach, Glockenturm und Trommelturm sowie einem Wassersee. In der Le-Dynastie im 15. Jahrhundert wurde der Literaturtempel Mao Dien gebaut. Dort fanden Prüfungen und Wettbewerbe statt, um talentierte Menschen in der Region um Hai Duong zu finden. Seit dem 16. Jahrhundert war Mao Dien zur Schule der ganzen Region geworden, die viele Intellektuelle für das Land ausgebildet hat. Die Bewohner in Hai Duong können stolz sein, weil die Provinz die 12 besten Wettbewerber Trang Nguyen und 600 Doktoren von insgesamt fast 3000 Konfuzius-Doktoren des ganzen Landes bei Prüfungen der feudalistischen Dynastien hat. Als Tradition gehen Menschen in Hai Duong am Anfang des Jahres in den Literaturtempel Mao Dien, um der Persönlichkeiten des Landes zu gedenken.
Dazu Tran Van Tuan: „Nicht nur Bewohner in Hai Duong, sondern auch aus anderen Provinzen kommen hierher. Hier wird der erfolgreichen Intellektuellen gedacht. Wir, die Bewohner in Hai Duong, sind sehr stolz auf unsere Tradition. Meine Familie geht hierher zum Jahresanfang hin, damit meine Kinder von den Vorbildern der Vorfahren lernen und sich gut entwickeln können.“

Der Literaturtempel hat eine ähnliche Architektur wie die alten vietnamesische Pagoden und Tempel. Der Tempel ist etwa 36.000 Quadratmeter groß und hat zwei Etagen. Das Hauptmaterial ist Lim, ein sehr hartes Holz der Leguminosenart. Im Tempel werden Konfuzius und vietnamesische Persönlichkeiten und Helden wie Tue Tinh, Nguyen Trai, Chu Van An, Mac Dinh Chi, Nguyen Binh Khiem und die einzige Fraudoktor der feudalistischen Dynastien Nguyen Thi Due geehrt.
Dazu der Historiker Duong Trung Quoc: „Literaturtempel Mao Dien in Hai Duong und Literaturtempel Quoc Tu Giam in Hanoi waren zwei intellektuelle Zentren Vietnams in den feudalistischen Dynastien. In anderen Provinzen gab es auch Literaturtempel aber mit einem kleinerem Umfang. Vor kurzem hat Hai Duong den Literaturtempel restauriert und ihn zu einem Zentrum zur Lernförderung und -würdigung entwickelt.“

Durch den Krieg blieb der Literaturtempel Mao Dien unversehrt. Dass der Literaturtempel Mao Dien als nationale besondere historische Gedenkstätte anerkannt worden sei, zeige die Ehrung für das Lernen der Gesellschaft, so Do Anh, ein ehemaliger Lehrer. „die Ehrung gegenüber Literaturtempeln ist die Ehrung der Intellektuellen. Ich war sehr bewegt, als ich sah, dass die Literaturtempel so anerkannt werden. Die Schulen in der Nähe sollten ihre Schüler hierher bringen, um Geschichte zu lernen. So ist es effektiver.“
Der Literaturtempel Mao Dien ist einer der wenigen Literaturtempel in Vietnam, die noch heute existieren. Im Frühling geht man gern hierher, um über die Moral der damaligen Intellektuellen zu lernen.

Thời tiết này đi đâu | Hải Dương – văn miếu Mao Điền 11.06.2018 veröffentlicht
Chỉ đứng sau Văn Miếu Quốc Tử Giám, văn miếu Mao Điền (Hải Dương) với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 vị tiến sĩ, là niềm tự hào về truyền thông hiếu học tỉnh Hải Dương. TK 15, đẩy mạnh việc học và đào tạo nho sĩ, triều đình đã cho xây dựng Mao Điền. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử đều tề tựu về đây dựng lều trõng.

 

Veröffentlicht 4. März 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Đề chùa Huyền Thiên (phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương)   Leave a comment

Đề Huyền Thiên tự  題玄天寺  Đề chùa Huyền Thiên

Chùa Huyền Thiên cổ tự nằm ở phía nam giữa lưng núi Phượng Hoàng, thuộc khu dân cư Trại Sen, phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa được xem là một trong tám di tích thuộc “Chí Linh bát cổ”. Tư­ơng truyền Huyền Thiên th­ượng đế đã giáng hạ luyện đan tại đây. Sau này Huyền Vân cư­ sĩ, ng­ười huyện Chí Linh đến đây luyện thuốc trường sinh vào thời nhà Trần. Trong sách Chí Linh phong vật chí có viết: “Động Huyền Thiên ở xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh. Thế núi tuy hẹp nhưng quần sơn cùng lập, hai cánh giương ra như­ loan liệng ph­ượng múa, cũng là một cảnh trí thanh quang vậy”. Cũng chính đặc điểm này mà chùa Huyền Thiên còn có tên là Động cổ Vân Tiên.
Xưa, khi vua Trần Thánh Tông thăm động Huyền Thiên đã đề thơ ở đây. Vua Trần Nhân Tông, Thiền sư­ Pháp Loa, và Thiền sư Huyền Quang cũng thường qua lại chùa này. Nơi ở ẩn của Chu Văn An cách động Vân Tiên gần 1km về phía bắc, sinh thời ông thường xuyên đến thăm nơi đây. Trần Nguyên Đán cũng nhiều lần đến thăm động Vân Tiên và đã có bài thơ Huyền Thiên tử cực cung. Một lần Nhị Khê (Nguyễn Phi Khanh) cũng dạo chơi đến nơi đây, xúc động tr­ước cảnh đẹp, không khí yên bình, thanh tịnh của chùa Huyền Thiên, ông đã làm thơ đề chùa Huyền Thiên.
https://www.thivien.net/Nguy%E1%BB%85n-Phi-Khanh/%C4%90%E1%BB%81-Huy%E1%BB%81n-Thi%C3%AAn-t%E1%BB%B1/poem-aA_dE6k07VN_8mRJMndR0g
Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập III), NXB Khoa học xã hội, 1978

VÂN TIÊN CỔ ĐỘNG (HUYỀN THIÊN TỰ) 21°07′12.1″N 106°21′18.1″E
https://thpt-macdinhchi-haiduong.violet.vn/entry/van-tien-co-dong-huyen-thien-tu-6998757.html
Vân Tiên cổ động: Tức Động cổ Vân Tiên, một công trình kiến trúc thanh lịch và thoát tục năm trong khuôn viên chùa Huyền Thiên, một ngôi chùa lớn, nổi tiếng từ thời Lý-Trần, thuộc đất Kiệt Đặc (Chí Linh). Tương truyền sư Huyền Thiên luyện thuốc trường sinh ở đây. Nhà sư Kiều Bản Tịnh (1100-1176), thuộc hệ thứ tám của thiền sư Việt Nam, quê hương Phù Diễn, quận Vĩnh Khang. Thuở nhỏ hiếu học, hiểu sâu lẽ sinh tử huyền vi của đạo Phật, sửa mình theo đạo đức của Nho gia, xuất gia đắc đạo với thiền sư Mãn Giác ở chùa Giao Nguyên. Năm Đại Định thứ 2 (1141), sư đến trụ trì tại một ngôi chùa trên núi Kiệt Đặc (Chi Linh). Phải chăng đó là chùa Huyền Thiên, một ngôi chùa danh tiếng đương thời. Kiến trúc chùa và động đã mất từ trước cách mạng, nay chỉ còn một ngôi tháp và một bia nhỏ cùng những phế tích gạch hoa, ngói mũi hài, tảng hoa sen, bậc nền, chứng minh cho một công trình hoành tráng một thời. Gần đây nhân dân địa phương mới xây dựng một ngôi chùa nhỏ, hy vọng bảo tồn được khu di tích.
Bức tượng Phật Thích Ca cao 35 cm, tượng Phật A Di Đà cao 40 cm bằng chất liệu đồn
g màu đen bà Vũ Thị Điếm tìm thấy dưới chân tháp đá chùa Huyền Thiên

Trong “Chí Linh bát cổ” thì Vân Tiên cổ động (còn gọi là Huyền Thiên cổ tự) là một. Đây từng là công trình độc đáo tốn không ít bút mực của các danh sĩ. Nay dấu tích xưa không còn, strain dưới nền móng cũ còn cất giữ bao điều bí ẩn.
Chùa cổ Huyền Thiên nằm ở phía nam chân núi Phượng Hoàng, cách di tích đền thờ bà Nguyễn Thị Duệ vài trăm mét. Tọa lạc giữa một vùng thiên nhiên kỳ thú, đường vào còn nguyên vẹn sự hoang sơ. Kiến trúc chùa nhỏ, đơn sơ, từ cổng, bậc lên đến chùa chính, nhưng cảnh trí núi non thì khiến người ta phải ngỡ ngàng, mê đắm.

Ông Nguyễn Văn Sông, Trưởng Ban quản lý di tích thị xã Chí Linh cho biết: Toàn bộ khu vực thung lũng dưới chân núi trước kia là nền móng chùa cổ. Theo thư tịch cổ, Huyền Thiên cổ tự là nơi đức Huyền Thiên thượng đế giáng hạ luyện linh đan, diệt tai, trừ ác. Sau đó, các cao nhân, đạo sĩ đời sau đã về đây luyện linh đan, tu tiên, tu Phật, xa lánh cuộc đời trần ai. Chùa Huyền Thiên thuộc tổng Kiệt Đặc (nay là khu dân cư Trại Sen, phường Văn An, thị xã Chí Linh) được xây dựng vào thế kỷ thứ XI thời nhà Lý. Thế kỷ XIII, nhà Trần tiếp tục tôn tạo, mở rộng với quy mô hàng trăm gian và Huyền Thiên trở thành một ngôi chùa danh tiếng đương thời. Trong sách Chí Linh phong vật chí có viết: “Động Huyền Thiên ở xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh. Thế núi tuy hẹp nhưng quần sơn củng lập, hai cánh giương ra như loan liệng, phượng múa, cũng là một cảnh trí thanh quang vậy”. Tương truyền sau chùa có động gọi là Vân Tiên rộng mấy chục trượng, vách động có muôn vàn thạch nhũ. Trần Thánh Tông thăm động Huyền Thiên đã từng đề thơ. Trần Nguyên Đán cũng nhiều lần đến thăm động Vân Tiên và đã có bài thơ “Huyền Thiên tử cực cung”. Đến cuối thời Mạc, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, hiệu là Bạch Vân tiên sinh cũng đến ẩn cư tại nơi đây. Huyền Thiên cũng chính là nơi ba vị Trúc Lâm Tam Tổ tu hành thuyết pháp cho hàng nghìn tăng ni. Trải qua hàng trăm năm, do chiến tranh và thiên nhiên, ngôi chùa bề thế xưa negative chỉ còn là phế tích. Động cổ Vân Tiên cũng không còn dấu tích. Đến năm 2006, chùa Huyền Thiên mới được xây dựng lại gồm 3 gian thờ ba vị Trúc Lâm Tam Tổ, quy mô chưa xứng đáng với giá trị di tích đã từng tồn tại trong lịch sử.
Bên dưới sự đổ nát, hoang phế còn cất giấu biết bao điều bí ẩn. Chỉ cho chúng tôi xem những phiến đá quây quanh gốc cây bàng trước cửa chùa, ông Sông nói: “Đây là những tảng đá chân cột thời Trần được tìm thấy xung quanh nền cũ và dưới suối. Trong những tảng đá có cả hoa văn hoa sen. Cũng tại các địa điểm trên đã tìm thấy gạch, đá, ngói mũi hài, ống nước gốm, sứ, thống đá, nhiều cột gỗ đã mục”. Một trong những di vật quý được tìm thấy và còn lưu giữ tại Huyền Thiên cổ tự là ngôi tháp cổ Quang Minh bằng đá tấm bia đá thời Hậu Lê (năm 1700) sừng sững trong sân chùa.

Một trong những người gắn bó và ra sức gìn giữ di tích chùa Huyền Thiên là vợ chồng Vũ Thị Điếm ở khu dân cư Trại Sen. Hiện toàn bộ khuôn viên ngôi chùa đều nằm trên phần đất của gia đình nhà bà. Vợ chồng bà là người đã tìm ra bia đá, tháp đá hiện nay. Điếm cho biết: “Mấy chục năm trước, khi ngôi chùa còn là phế tích, xung quanh khuôn viên có 3 ngôi tháp, trong đó có 2 tháp đất nung và 1 tháp đá. Nhưng đến negative 2 ngôi tháp đất nung đã bị người ta phá, chỉ còn ngôi tháp đá này”. Biết tháp là nơi đặt tro cốt của các nhà sư từng tu hành tại chùa nên bà đã xếp gạch lại để hương khói. Vợ chồng bà đã tìm ra không ít di vật giá trị chứng minh cho sự bề thế của chùa Huyền Thiên xưa. Đó là bức tượng Phật Thích Ca cao 35 cm, tượng Phật A Di Đà cao 40 cm bằng chất liệu đồng màu đen, 1 bát hương cổ bằng đồng. Cả ba di vật trên đều có trọng lượng 8 kg. Ngoài ra còn có một mảnh chuông đồng vỡ ước tính đường kính khoảng 40 cm. Những di vật này được bà Điếm tìm thấy dưới chân ngôi tháp đá khi nó bị sụt xuống và nghiêng đi như hiện nay. Hiện các di vật trên đang được bà cất giữ và bảo vệ cẩn thận.
Năm 2010, UBND thị xã Chí Linh đã có tờ trình với UBND tỉnh xin được phục dựng di tích Huyền Thiên cổ tự, xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Tam Tổ và trùng tu đền thờ Bà chúa Sao Sa, quy hoạch nơi đây thành trung tâm Phật giáo và khu du lịch sinh thái với diện tích khoảng 50 ha. Trong đó, chùa Huyền Thiên sẽ phục dựng lại nguyên mẫu các hạng mục vốn có trên nền cũ. Trước khi xây dựng sẽ tiến hành khảo cổ để tìm lại động cổ Vân Tiên cùng các di vật. Với những nỗ lực đó, Huyền Thiên cổ tự hứa hẹn là một điểm du lịch tâm linh độc đáo của tỉnh ta.

NGỌC HÙNG
Nhắn tin cho tác giả
Vũ Trung Kiên @ 20:17 07/02/2012

 

Huyền Thiên cổ tự, phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương – Người Chí Linh 07.09.2017 veröffentlicht

 

Veröffentlicht 13. Februar 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Weihrauchopfer Zeremonie für Dr. Nguyen Thi Due – Lễ dâng hương tưởng niệm 364 năm ngày mất của Nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ   Leave a comment

Lễ dâng hương tưởng niệm 364 năm ngày mất của Nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ

Chiều 13/12 (tức 7/11 âm lịch), tại đền thờ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ tại khu dân cư Trại Sen, phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Ban Quản lý Di tích Chí Linh tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 364 năm ngày mất của Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ – vị nữ tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử khoa bảng Việt Nam. 21°06′48.2″N 106°21′22.3″E
14/12/2018 http://chilinhquetoi.com/Dat-va-Nguoi-Chi-Linh/le-dang-huong-tuong-niem-364-nam-ngay-mat-cua-nu-tien-si-nguyen-thi-due-1345.html


Dự lễ dâng hương tưởng niệm có các đồng chí Nguyễn Đức Hóa, Phó Bí thư thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Chí Linh; Nguyễn Văn Huỳnh, Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Phó Chủ tịch UBND thị xã; lãnh đạo nhiều phòng, ban, đoàn thể thị xã; lãnh đạo và nhân dân phường Văn An. Tham gia buổi lễ còn có Thượng tọa Thích Thanh Dũng, ủy viên trung ương giáo hội phật giáo Việt Nam, phó trưởng ban trị sự giáo hội phật giáo tỉnh Hải Dương , ban lãnh đạo trường Đại học Sao Đỏ, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề tp Hải Dương, và một số đơn vị cá nhân tập thể có nhiều công lao đóng góp trong việc trùng tu tôn tạo khu di tích.
Nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ sinh năm 1574, người Kiệt Đặc (nay là phường Văn An), thuở nhỏ thông minh, hiếu học song thời ấy luật lệ nghiêm ngặt cấm phụ nữ đi thi nên bà phải giả trai để đi thi. Vào năm Giáp Ngọ 1594, nhà Mạc tổ chức kỳ thi Hội, bà Duệ giả trai đi thi và đỗ đầu kỳ thi đó.
Sau khi biết bà là gái giả trai, vua Mạc không những không trách tội mà còn mời bà vào trong cung dạy học cho các phi tần, rồi tuyển bà làm cung phi, đặt tên là Tinh Phi. Bà là nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử giáo dục khoa bảng phong kiến.
Năm 1625, quân Lê – Trịnh đã đánh tan triều Mạc, bà lại được vua Lê, chúa Trịnh tin dùng, trông coi việc dạy học trong vương Phủ và trong triều đình. Bà có công lớn trong việc phát hiện nhân tài, quan tâm mở nhiều trường học nơi thôn quê để người dân theo học. Bà được coi là người phát triển hình thức giáo dục từ xa. Năm 70 tuổi bà xin về nghỉ nơi quê nhà và sống thọ 80 tuổi mới mất. Bà được nhân dân xây tháp mộ để thờ, gọi là Tinh Phi cổ tháp (một trong 8 di tích trong Chí Linh bát cổ).
Sau khi ôn lại thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Bà Chúa Sao sa – Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, các đại biểu đã thành kính dâng hương tưởng niệm 364 năm ngày mất của bà.
Hiện nay, di tích đền Nguyễn Thị Duệ và tháp mộ Tinh Phi cổ tháp đang được thị xã Chí Linh đầu tư, trùng tu tôn tạo để trở thành một điểm đến du lịch tâm linh quan trọng của thị xã Chí Linh.
Nguồn: Ban Quản lý Di tích Chí Linh – facebook.com/dulichchilinh/


Nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam
Trong hậu điện của Văn Miếu Mao Điền, (xã Cẩm Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương), bên cạnh bài vị của các bậc tiền hiền, danh nho thì hiện còn có tên của một nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam. Bài vị của bà được bày trang trọng, phía dưới ghi dòng chữ “Nghi ái quan Nguyễn Thị Duệ”…
18/5/2015 http://baophapluat.vn/the-gioi-sao/nu-trang-nguyen-duy-nhat-trong-lich-su-khoa-bang-viet-nam-218052.html
Nguyễn Thị Duệ sống lâu nhưng mất năm nào không rõ, có tài liệu ghi bà sống đến hơn 80 tuổi. Nghe nói, Kiệt Đặc xưa có dựng hẳn một ngôi chùa để thờ bà, người ta biết đến điều này là vì trên bia mộ một ngôi tháp tên “Tinh phi cổ pháp” khắc mười chữ Hán, nội dung như sau: “Lễ sư sinh thông tuệ. Nhất kính chiếu tam vương”. Có thể tạm dịch là “lễ sư sinh thời rất thông tuệ, một cái nhìn thấu khắp cả ba vua”. Theo tìm hiểu, ngôi tháp này được xếp hạng là một trong “chí linh bát cổ”.
.
Trước giá trị to lớn của di tích, ngày 19 tháng 12 năm 2007, UBND tỉnh ra Quyết định số 4540/QĐ-UBND, xếp hạng đền thờ và lăng mộ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ là di tích Lịch sử – văn hóa.
29/10/2015 http://chilinhquetoi.com/Dat-va-Nguoi-Chi-Linh/vai-net-ve-tinh-phi-co-thap-78.html . http://chilinhquetoi.com/tag/tien-si
.
2. Lăng mộ: (Đền thờ bà Chúa Sao Sa)
Theo sách “Chí Linh phong vật chí” sau khi bà chúa Sao Sa qua đời, ngư­ời ta đ­ưa hài cốt của bà về xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh an táng và trên xây một ngôi tháp bằng gạch nung vì vậy nhìn từ xa tháp có màu hồng rất đẹp, tháp có tên tự là: Tinh Phi cổ tháp.
Tinh Phi cổ tháp bị hư­ hại từ đầu thế kỷ XIX. Năm 1993 nhân dân địa phương kêu gọi công đức đã khôi phục lại ngôi tháp này nh­ưng kiến trúc đơn giản.
Chính vì vậy, nhằm bảo tồn và phát huy tốt giá trị của di tích nhà nư­ớc đang có ph­ương án khôi phục lại “Tinh Phi cổ tháp” theo nguyên thể.
29/10/2015 http://chilinhquetoi.com/Dat-va-Nguoi-Chi-Linh/den-tho-ba-chua-sao-sa-87.html
.
Đền thờ Nguyễn Thị Duệ được xếp hạng di tích quốc gia
Sáng 18-12, thị xã Chí Linh tổ chức lễ đón bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia mộ và đền thờ nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ.
20/12/2015 http://chilinhquetoi.com/chi-linh-bat-co/den-tho-nguyen-thi-due-duoc-xep-hang-di-tich-quoc-gia-203.html
.
Tấm lòng hậu thế với Nữ tiến sĩ khoa bảng đầu tiên của Việt Nam
19/03/2018 http://chilinhquetoi.com/Dat-va-Nguoi-Chi-Linh/tam-long-hau-the-voi-nu-tien-si-khoa-bang-dau-tien-cua-viet-nam-1087.html
.
Chuyện về nữ tiến sĩ có nhiều đóng góp cho nền giáo dục khoa bảng Việt Nam
Nguyễn Thị Duệ là nữ Tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của nền giáo dục khoa bảng Việt Nam thời phong kiến. Cuộc đời bà có nhiều biến động, sóng gió nhưng bằng lòng nhiệt huyết bà vẫn vượt qua những khó khăn để có những đóng góp vào nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục khoa bảng thời phong kiến nói riêng. Nhân năm học mới 2018 – 2019 chuẩn bị bắt đầu, trang Web site Dulichchilinh.com có bài viết về Nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, dưới góc độ của một nhà giáo dục tài năng, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, đồng thời để cổ vũ, khích lệ và mong muốn nền giáo dục nước nhà ngày càng phát triển, đạt được nhiều thành tựu trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước.
18/09/2018 http://chilinhquetoi.com/Dat-va-Nguoi-Chi-Linh/chuyen-ve-nu-tien-si-co-nhieu-dong-gop-cho-nen-giao-duc-khoa-bang-viet-nam-1117.html
Đóng góp lớn cho giáo dục nước nhà
Dưới góc nhìn đánh giá ngày nay Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ đã có nhiều đóng góp trên nhiều lĩnh vực về bình đẳng giới, về giáo dục đào tạo, khuyến học khuyến tài, trọng dụng nhân tài.
Đối với đóng góp về bình đẳng giới, bà Duệ đã noi gương bà Trưng, bà Triệu để khẳng định mình. Trong khi bà Trưng, bà Triệu cầm gươm, cưỡi voi, cưỡi ngựa ra trận đánh giặc cứu nước, còn bà Duệ đã dám vượt qua định kiến đương thời “trọng nam khinh nữ”, cấm phụ nữ được đi học, đi thi để được đi học để có kiến thức, đi thi để đỗ đạt giúp đời. Bà đã cố gắng học tập, học thật giỏi để có kiến thức, học vấn, tiếp đó bà còn dám “giả trai” để đi thi. Lề thói của xã hội phong kiến vẫn coi việc “giả trai” đi thi của bà phạm vào tội “khi quân phạm thượng”. Với tội “khi quân phạm thượng” đáng ra sẽ bị xử tội chết nhưng may mắn bà cũng gặp được những vị vua, chúa biết trọng dụng nhân tài, có tư tưởng tiến bộ nên bà đã không bị xử tội. Và kết quả đạt được trong việc đi học, đi thi bà đã đỗ tiến sĩ. Bà là nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của nền giáo dục khoa bảng phong kiến Việt Nam. Bà cũng trở thành tấm gương cho những thế hệ phụ nữ sau này vươn lên khẳng định mình và có nhiều đóng góp cho xã hội, cho đất nước. Về văn thơ có Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương về võ có Nữ tướng Bùi Thị Xuân và các thế hệ phụ nữ sau này.
Đặc biệt Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ có nhiều trong góp trong giáo dục đương thời trên lĩnh vực dạy học, trọng dụng nhân tài. Về dạy học, ngoài việc dạy học trong triều đình nơi cung vua, phủ chúa bà còn dạy học cho con em nhân dân bằng hình mà ngày nay gọi đó là hình thức giáo dục từ xa. Đó là bà cho mở các lớp học ở các làng quê, sau đó duy trì việc học bằng cách, bà trực tiếp giao đề bài rồi gửi về để học trò học, làm bài, sau đó nộp ống quyển rồi gửi lên Thăng Long để bà xem xét, chấm điểm. Cùng với việc mở ra loại hình giáo dục từ xa, bà còn là người mở ra hình thức khuyến học, đó là việc bà dùng tiền lương mở lớp học ở các làng quê, giúp đỡ các học trò nghèo có điều kiện được đi học.
Cũng thông qua việc chấm thi, bằng tài năng, đức độ và tấm lòng trân trọng người tài, bà đã giúp triều đình lựa chọn tìm ra những người tài ra giúp nước.
Vào năm 1631, năm Đức Long thứ 3 thời vua Lê Thần Tông, bà Duệ làm giám khảo kỳ thi Tiến sĩ được tổ chức ở Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Kỳ thi đó có rất nhiều sĩ tử tham gia, trong đó có Nguyễn Minh Triết (còn gọi là Nguyễn Thọ Xuân) người quê Hải Dương. Trong số các bài quan giám khảo chọn ra lấy đỗ, có bài thi của Nguyễn Minh Triết. Bài thi chỉ có 4 câu trong đó quy định phải viết 12 câu nhưng 4 câu trong bài thi của Nguyễn Minh Triệt rất xuất sắc, các quan không nỡ đánh trượt bèn tâu vua, vua hỏi bà Duệ. Sau khi xem xong, Duệ thấy hay bèn tâu vua: “Bài văn làm được 4 câu hay còn hơn làm hết 12 câu mà không hay triều đình cần người hiền tài chứ không cần kẻ nịnh bợ”. Nhà vua cảm phục bèn chấm cho Nguyễn Minh Triệt đỗ Tiến sĩ khoa Tân Mùi.
Có thể nói công lao của bà đối với sự nghiệp giáo dục của nước nhà rất lớn đương thời bà được các nho sĩ, danh sĩ và người dân đánh giá rất cao. Khi bà mất nhân dân đã xây tháp mộ để hương khói còn gọi là Tinh Phi cổ tháp. Một công trình di tích được đánh giá cao, được coi là một trong 8 di tích cổ của Chí Linh xưa (còn gọi là Chí Linh bát cổ). Hiện nay di tích đền thờ và tháp mộ của bà nằm ở đền Nguyễn Thị Duệ thuộc khu di tích Phượng Hoàng (phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Bà được đưa vào thờ trong Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giang, tỉnh Hải Dương) cùng với Khổng Tử7 vị đại khoa bảng danh tiếng của Việt Nam gồm: Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bình Khiểm, Vũ Hữu, Tuệ Tĩnh. Điều đó để thấy rằng công lao, tài năng, đức độ của bà đối với nền giáo dục khoa bảng nước nhà được đánh giá rất cao, ngang hàng với những bậc đại khoa, danh nhân có danh vọng, đức độ, tài năng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.


Đền thờ và lăng mộ nữ tiến sỹ Nguyễn Thị Duệ: Điểm đến du lịch tâm linh
Đền thờ và lăng mộ Nguyễn Thị Duệ tọa lạc trên đỉnh đồi Mâm Xôi ở khu dân cư Trại Sen, phường Văn An, thị xã Chí Linh (Hải Dương) là di tích lịch sử gắn liền với việc tôn thờ nữ tiến sỹ đầu tiên của Việt Nam thời nhà Mạc.
06/12/2018 https://mekongsean.vn/den-tho-va-lang-mo-nu-tien-sy-nguyen-thi-due-diem-den-du-lich-tam-linh.html

 


Cải dạng nam trang thi đỗ trạng nguyên, đây là nữ tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam
Lịch sử phong kiến Việt Nam từng chứng kiến một người con gái, giả trai tham dự kì thi Hội và đỗ Trạng Nguyên, sau đó trở thành một trong những nữ quan kiệt xuất thời Lê-Trịnh…
15/01/2019 http://docbao.vn/xa-hoi/cai-dang-nam-trang-thi-do-trang-nguyen-day-la-nu-tien-si-dau-tien-trong-lich-su-viet-nam-tintuc593210
Người ta còn truyền tụng câu chuyện:
Thuở hàn vi, anh trai Nguyễn Thị Duệ bị người trong làng hãm hại, nhưng khi vinh hiển, bà không hề nghĩ đến việc lợi dụng chức quyền để trả thù riêng những người đó. Nhân cách của bà đúng là vượt xa người thường.
Trong cung, Nguyễn thị Duệ có quan hệ rất thân thiết với Hoàng hậu của vua Lê Thần Tông – Trịnh thị Ngọc Tú. Bà thường cùng Hoàng hậu gặp những nhà sư thông tuệ những sĩ phu có tài để hiểu rõ tình hình trong nước, nhằm giúp vua chua kịp thời điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
Do nhiều công lao, bà được thăng chức „Chiêu Nghi“ hiệu là „Nghi Ái Quan„. Tuổi cao, Nguyễn Thị Duệ cáo quan về lại quê nhà, bà dựng am Đào hoa để có nơi đọc sách và bảo ban các sĩ tử trong làng. Vua Lê giao cho bà số thuế hằng năm của tổng Kiệt Đặc để làm bổng lộc; bà chỉ dành một ít tiền chi dụng, còn bao nhiêu bà dành hết cho việc công ích và trợ giúp người nghèo.

Veröffentlicht 11. Februar 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , , ,

In feudalen Zeiten hatten Frauen keinen Anspruch auf Prüfungen und Studien -bà Nguyễn Thị Duệ- Thời phong kiến, phụ nữ không được quyền thi cử, học hành   Leave a comment

Nữ trạng nguyên duy nhất trong sử Việt sáng tạo cách dạy học từ xa

Giả trai đi thi, Nguyễn Thị Duệ đỗ đầu, được trọng dụng rồi trở thành Bà Chúa Sao Sa, có công giúp nhiều sĩ tử học hành, đỗ đạt.
07/02/2019 https://vnexpress.net/giao-duc/nu-trang-nguyen-duy-nhat-trong-su-viet-sang-tao-cach-day-hoc-tu-xa-3875890.html
07/02/2019 https://baonghean.vn/nu-trang-nguyen-duy-nhat-trong-su-viet-sang-tao-cach-day-hoc-tu-xa-233169.html
Thời phong kiến, phụ nữ không được quyền thi cử, học hành. Tuy nhiên, lịch sử khoa bảng Việt Nam vẫn ghi nhận một nữ trạng nguyên. Đó là Nguyễn Thị Duệ (một số tài liệu khác ghi Nguyễn Thị Du hay Nguyễn Thị Ngọc Toàn), sống vào khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, quê ở làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh (Hải Dương).
Nhắc đến việc này, Đại Nam dư địa chí ước biên viết „Am Đàm Hoa, Tiến sĩ gái“ (ở am Đàm Hoa có một nữ tiến sĩ). Đại Nam nhất thống chí gọi thẳng tên bà.

 


Những năm cuối thế kỷ 16, cuộc chiến Nam Bắc triều giữa nhà Mạc và Lê -Trịnh đi đến hồi kết thúc. Theo cuốn Nhà Mạc và thời đại nhà Mạc – Hơn hai mươi năm nghiên cứu và nhận thức, khi triều Mạc gặp lâm nguy, vua đã sai người đến hỏi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và được ông đưa ra lời sấm „Cao Bằng tàng tại, tam đại tồn cô“ (nghĩa là nếu nhà Mạc chạy lên Cao Bằng thì sẽ tồn tại được thêm ba đời).
Đến năm 1592, Trịnh Tùng kéo quân ồ ạt ra Bắc, quân Mạc thua tan tác. Nghe theo lời của Trạng Trình, tướng nhà Mạc là Mạc Kính Chỉ tập hợp con cháu họ Mạc kéo lên Cao Bằng làm đất dung thân. Ở làng Kiệt Đặc, gia đình bà Nguyễn Thị Duệ cũng phải đi lánh nạn. Nhớ đến những năm tháng yên lành dưới triều vua Mạc, gia đình bà tìm đường lên Cao Bằng.
Vốn thông minh, có nhan sắc nên mới hơn 10 tuổi, bà đã được nhiều nhà quyền quý đến xin hỏi cưới nhưng gia đình không chấp thuận. Khi cuộc sống ở Cao Bằng ổn định, bà Duệ tiếp tục việc đèn sách.
Thời còn thịnh trị ở Thăng Long, nhà Mạc rất chú ý đến việc học và định kỳ tổ chức các kỳ thi để phát hiện nhân tài giúp nước. Lên Cao Bằng, triều đại này vẫn giữ nề nếp ấy để tính kế lâu dài. Lúc ấy, triều đình đã suy yếu nhưng lòng dân vẫn theo đông, sĩ tử tham gia nhiều. Nguyễn Thị Duệ giả trai, lấy tên là Nguyễn Ngọc Du đi thi rồi lần lượt vượt qua kỳ thi Hương, Hội và Đình để trở thành người đỗ đầu. Khi ấy, bà chỉ khoảng 17-20 tuổi.
Sách Những người thầy trong sử Việt viết khi triều đình mở yến tiệc đãi các tân khoa, Nguyễn Ngọc Du là người đầu tiên đến làm lễ trước bệ rồng. Nhà vua và tất cả văn võ bá quan ngạc nhiên trước vẻ khôi ngô tuấn tú, dáng bước khoan thai của tân Trạng nguyên. Khi nhà vua ban ngự tửu, Nguyễn Ngọc Du đến nhận lễ. Thấy Trạng nguyên mặt hoa da phấn, thân hình mảnh mai, sóng mắt long lanh, vua mới ngờ vực rồi hỏi và được biết Du thực chất là con gái.
Cả triều đình kinh ngạc vì chuyện xưa nay chưa từng có, chưa kể đây là tội khi quân, khó thoát khỏi án chết. Tuy nhiên, vua Mạc đã không trừng phạt mà còn khen ngợi và tỏ ra rất quý trọng tài sắc của bà, cho lấy lại tên cũ, ban cho làm Lễ quan trong cung dạy chữ và lễ nghi cho các cung tần, thị nữ.
Ít lâu sau, cảm sắc đẹp và tài năng của bà, vua lấy làm phi và phong làm Tinh Phi, ngụ ý bà xinh đẹp và sáng láng như một vì sao sa. Về sau, dân gian gọi bà là „Chúa Sao Sa„.

Năm 1625, quân Lê – Trịnh tiến lên Cao Bằng diệt nhà Mạc. Vua Mạc bị bắt đem về Thăng Long. Bà Nguyễn Thị Duệ chạy về ở ẩn tại chùa Sùng Phúc ở phía đông Cao Bằng. Bà vừa trụ trì chùa, vừa dạy học và dạy lễ nghĩa cho con em dân bản. Nhưng rồi quân Trịnh đi truy lùng tàn quân của Mạc Kính Cung đã phát hiện ra nơi bà ẩn náu. Nguyễn Thị Duệ bị bắt, giải đến trước chúa Trịnh. Nhờ tài đối đáp khiêm nhường nhưng thông minh, bà thoát tội chết, được đưa về Thăng Long và đối đãi tử tế.
Nguyễn Thị Duệ quen được hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (vợ vua Lê Thần Tông). Từ đấy, bà thường cùng hoàng hậu đi lễ chùa, gặp gỡ các sĩ phu có tài để hiểu rõ tình hình trong nước nhằm giúp vua. Bà được phong làm Chiêu nghi đứng trên các cung tần. Về việc này, sách Đại Nam nhất thống chí chép: „Vua Lê triệu vào dạy cung nữ, phong cho tước hiệu là Nghi Ái quan„.
Nguyễn Thị Duệ khi làm quan thường dẫn nghĩa lý kinh sử, sự tích cổ kim rành mạch nên hai chúa Trịnh Tráng và Trịnh Tạc đều khen ngợi, trọng vọng. Các biểu sớ, văn bài thi Đại khoa, vua Lê, chúa Trịnh đều nhờ bà khảo duyệt.
Sử sách ghi lại, khoa thi năm Tân Mùi (1631) có bài văn khá đặc biệt của một sĩ tử. Cả quan trường đều khen văn phong uyên bác nhưng lại tỏ ý có phần khó hiểu. Được hỏi đến, bà giải thích tường tận những điển tích và ý tứ của bài văn giúp sĩ tử đó đỗ đầu.
Theo Những người thầy trong sử Việt, danh tiếng của Chúa Sao Sa vang khắp nơi. Quan tâm đến việc học hành ở quê nhà, bà cấp tiền cho lập Văn Hội ở Chí Linh để con em trong vùng đến học tập.
Tại nhà thờ họ Nguyễn, nhiều sách cổ kim được đặt để mọi người đến đọc. Cứ vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng, các sĩ tử lại tụ tập để chờ ngựa trạm đem đề bài của bà gửi về. Học trò làm bài xong, niêm phong đóng hộp để ngựa trạm chở về kinh cho bà chấm. Quê hương bà trở thành điểm sáng về học hành, đỗ đạt. „Như vậy có thể xem Nguyễn Thị Duệ đã sáng tạo ra phương pháp đào tạo từ xa thành công ngay từ thuở ấy„, nhóm tác giả biên soạn nhận định.

Năm 70 tuổi, Nguyễn Thị Duệ xin về quê hương Chí Linh, dựng am Đàm Hoa để ở, đọc sách, tĩnh tu và bảo ban các sĩ tử trong làng. được cấp thuế trong làng làm ngụ lộc nhưng chỉ lấy một ít tiền để chi tiêu, còn lại dành hết cho việc công ích, trợ giúp người nghèo.
Nguyễn Thị Duệ mất vào năm 80 tuổi, an táng ở quê nhà. Ngọn tháp xây trên mộ được gọi là „Tinh Phi cổ tháp“ khắc mười chữ „Lễ Phi sinh thông tuệ, nhất kính chiếu tam vương“ (Lễ phi là người thông tuệ, một gương soi chiếu ba vua).
Nhớ công ơn của bà, dân làng Kiệt Đặc dựng đền thờ bà làm thần, trên bức hoành có hai chữ „Hoa Am„, trong có bức tượng bà và đôi câu đối „Giá khoa tiên chiếm Cao Bình bảng/Đại bút do truyền bát cổ bi„.

Tại Văn Miếu Mao Điền (Hải Dương), 637 vị tiến sĩ được thờ, trong đó có bài vị của nữ tiến sĩ duy nhất đề tên „Nghi Ái quan Nguyễn Thị Duệ„. Năm 2004, tám vị đại khoa của tỉnh Hải Dương là hiền tài đất nước được đúc tượng đồng và khám thờ, trong đó có tượng Chúa Sao Sa sánh bên những bậc hiền tài như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Vũ Hữu, Phạm Sư Mạnh, Tuệ Tĩnh.

Theo Dương TâmTổng hợp vnexpress.net
Giáo dục https://vnexpress.net/giao-duc
.
Nguyễn Thị DuệNữ Tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử khoa bảng Việt Nam
Dưới thời phong kiến ở Việt Nam, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã không cho giới nữ được bình đẳng với nam giới, kể cả việc học hành, thi cử. Vậy mà có một người con gái tài sắc, đức độ, trí tuệ trác việt đã vượt qua luật lệ khắt khe đó, đạt tới học vị tiến sĩ. Bà là Nguyễn Thị Duệ, được người dân ca tụng là “Chúa Sao”, người phụ nữ đầu tiên và duy nhất đỗ tiến sĩ trong thời đại phong kiến nước nhà.
22/03/2011 http://www.quehuongonline.vn/con-nguoi-viet-nam/nguyen-thi-due-nu-tien-si-dau-tien-trong-lich-su-khoa-bang-viet-nam-20535.htm
Nữ Tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử khoa bảng Việt Nam
Hiện chưa rõ gia thế của bà, nhưng tương truyền, Nguyễn Thị Duệ sinh năm 1574, trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống hiếu học tại làng Kiệt Đặc, nay thuộc Văn An, Chí Linh, Hải Dương. Vốn là người thông minh, có nhan sắc nên mới hơn 10 tuổi, bà đã được nhiều nhà quyền quí đến xin hỏi cưới, nhưng bà không thuận. Năm 1592, Trịnh Tùng đem quân đánh chiếm kinh thành Thăng Long, nhà Mạc rút chạy lên Cao Bằng, Nguyễn Thị Duệ cũng theo gia đình lên đó sinh sống.

Tháp mộ Nguyễn Thị Duệ được đặt trên đỉnh một quả đồi cạnh núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương).
Cuối triều Lê, Tinh Phi cổ tháp được xếp vào hàng Chí Linh bát cổ.
Đình làng Kiệt Đoài có một pho tượng đẹp gọi là Vua Bà (tức Nguyễn Thị Duệ) và một sắc phong thờ phụng: “Chánh vương phủ, thị nội cung tần, lế sư Nguyễn Thị Ngọc tôn thần. Người có công giúp nước, che chở cho dân...”.
Tại đền làng Trung Hà, Nam Tân, huyện Nam Sách cũng còn tượng “Bà chúa sao sa” và một sắc phong của triều đình để lại.
Trong Hậu cung Văn miếu Mao ĐiềnHải Dương, bà được thờ cùng Khổng Tử và bảy vị Đại khoa danh tiếng của Việt Nam là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thần toán Vũ Hữu, nhà giáo Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mạnh và danh y Tuệ Tĩnh.
.
Nguyễn Thị Duệ https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Th%E1%BB%8B_Du%E1%BB%87
Nguyễn Thị Duệ (hay Nguyễn Thị Du, hay Nguyễn Du, sinh ngày 14/3/1574 mất ngày 08/11/1654 hưởng thọ 80 tuổi ngoài ra, có người gọi bà tên Nguyễn Thị Ngọc Toàn , hiệu Diệu Huyền),
– là nữ Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam. Nguyễn Thị Duệ là người ở Kiệt Đặc (nay là phường Văn An), Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Nguyễn Thị Duệ sống hơn 80 tuổi mới qua đời. Khi mất, người dân địa phương lập đền thờ, tôn bà làm phúc thần.

Đình làng Kiệt Đoài có một pho tượng đẹp gọi là Vua Bà (tức Nguyễn Thị Duệ) và một sắc phong thờ phụng: „chánh vương phủ, thị nội cung tần, lế sư Nguyễn Thị Ngọc tôn thần. Người có công giúp nước, che chở cho dân…„. Ngoài ra tại thôn Trung Hà, xã Nam Tân, huyện Nam Sách (đất phong của bà, khi địa phương này thuộc huyện Chí Linh) cũng có đền thờ bà gồm có tượng và sắc phong từ hơn 100 năm của các triều đại phong kiến Việt Nam, hiện vẫn còn tồn tại

Năm 2004, có tám vị đại khoa của Hải Dương là hiền tài của đất nước được đúc tượng đồng và khám thờ, trong đó có nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ. Bà được thờ cùng Khổng Tử tại hậu cung Văn miếu Mao Điền (Hải Dương).
.
Sai, Nguyễn Thị Duệ được ngợi khen và phong tước phi
13/11/2017 https://vnexpress.net/giao-duc/nu-tien-si-duy-nhat-trong-lich-su-khoa-bang-viet-nam-3667801-p5.html
Khi triều đình mở yến đãi các tân khoa, vua Mạc thấy tiến sĩ dáng vẻ mảnh mai, khuôn mặt thanh tú nên sinh lòng ngờ vực. Chúa gặng hỏi và biết được đây thực chất là gái.
Thời xưa phụ nữ không được phép đi thi, thậm chí dự một buổi bình văn ở nhà Giám (Quốc Tử Giám) cũng không được. Do đó việc Nguyễn Thị Duệ cải trang thi Hội, đỗ tiến sĩ là phạm tội khi quân.
Dù vậy, vua Mạc đã không trừng phạt mà còn khen ngợi, tỏ ra rất quý trọng tài sắc của bà. Chúa cho nạp Nguyễn Thị Duệ vào cung phong làm Tinh Phi (Sao Sa), ngụ ý khen bà vừa đẹp lại sáng láng như một vì sao. Nhân gian về sau cũng gọi bà là „Bà chúa Sao Sa“.

Câu 3: Nhà Mạc thất thủ, triều đình Lê – Trịnh đã đối đãi với Tinh Phi Nguyễn Thị Duệ – nguyên tiến sĩ triều cũ như thế nào?
a. Xử chém theo vua cũ
b. Đuổi về nhân gian
c. Mời giữ chức trong cung

 

Veröffentlicht 10. Februar 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,