Archiv für das Schlagwort ‘vnnic

TT-TT startet die i-Speed-Anwendung zur Messung der Internetgeschwindigkeit in Vietnam – Bộ TT-TT ra mắt ứng dụng i-Speed đo tốc độ truy cập internet Việt Nam   Leave a comment

Bộ TT-TT ra mắt ứng dụng i-Speed đo tốc độ truy cập internet Việt Nam

Ngày 2-4, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức công bố ứng dụng i-Speed với mục tiêu trở thành công cụ đo tốc độ truy cập internet phổ biến tại Việt Nam. Ứng dụng được triển khai trên cả hai nền tảng iOS và Android, hỗ trợ người dùng chủ động đo và tự đánh giá tốc độ truy cập Internet của mình một cách trung thực, chính xác.
02-04-2021, 18:02 https://nhandan.com.vn/thong-tin-so/bo-tt-tt-ra-mat-ung-dung-i-speed-do-toc-do-truy-cap-internet-viet-nam-640711/
Sau hơn một năm triển khai website đo tốc độ truy cập internet Việt Nam (https://speedtest.vn) và nhận được sự quan tâm sử dụng của cộng đồng, Cục Viễn thông và Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) (Bộ TT-TT) đã phối hợp phát triển mở rộng hệ thống, xây dựng ứng dụng i-Speed miễn phí trên thiết bị di động nhằm đem đến sự thuận tiện cho người dùng.
Ứng dụng i-Speed by VNNIC (gọi tắt là i-Speed) được phát triển từ hệ thống đo tốc độ truy cập internet Việt Nam cung cấp trên giao diện Web (web-based) tại địa chỉ https://speedtest.vn hoặc https://i-speed.vn. Trong năm 2020, VNNIC đã phối hợp với Cục Viễn thông và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet Việt Nam triển khai gần 30 điểm đo trên toàn quốc, đặt tại ba điểm kết nối của Trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) và trên mạng của các ISP lớn tại Việt Nam.
Ứng dụng i-Speed được thiết kế đơn giản, thuận tiện nhằm nâng cao tương tác với người sử dụng. Chỉ với một “click”, người dùng internet Việt Nam có thể chủ động đo các thông số tốc độ truy cập internet (tốc độ tải xuống (download), tốc độ tải lên (upload) và độ trễ (Ping, Jitter)); qua đó, tự đánh giá liệu người dùng có đang được trải nghiệm Internet tốc độ cao như cam kết của nhà cung cấp dịch vụ. i-Speed cũng ghi nhận lịch sử đo trên thiết bị để người dùng dễ dàng theo dõi kết quả tốc độ truy cập internet của mình.
Việc đo lường, nghiên cứu các chỉ số internet thông qua chất lượng trải nghiệm thực tế của người dùng (Quality of Experience – QoE) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hạ tầng, dịch vụ internet và được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Bên cạnh đó, việc phát triển ứng dụng i-Speed và công bố thống kê tốc độ truy cập Internet một cách trung thực, khách quan đã góp phần hoàn thiện “bức tranh” thống kê đa chiều về Internet Việt Nam, thúc đẩy tính cạnh tranh và nâng cao chất lượng dịch vụ Internet của các doanh nghiệp. Theo thống kê từ hệ thống i-Speed trong quý 1, năm 2021, tốc độ trung bình download và upload mạng di động thu được từ người dùng là 40,47Mbps và 25,73Mbps; tốc độ trung bình download và upload mạng băng rộng cố định là 57,60Mbps và 47,40Mbps.
Là sản phẩm công nghệ thuần Việt, i-Speed hứa hẹn sẽ là một ứng dụng “không thể thiếu” (“must-have”), gắn liền với việc cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet Việt Nam. Hướng đến việc bảo vệ quyền lợi người sử dụng, các doanh nghiệp đều ủng hộ sử dụng i-Speed, hướng dẫn khách hàng cài đặt thực hiện đo tốc độ truy cập Internet. VNNIC khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cung cấp điểm đo theo tiêu chuẩn chung để mở rộng mạng lưới điểm đo cho hệ thống, phục vụ việc cung cấp số liệu chính xác hơn tới cộng đồng.
Hiện đã có 10 doanh nghiệp tham gia triển khai các điểm đo trên hệ thống, bao gồm VNPT, Viettel, Vietnamobile, Mobifone, NetNam, HTC, FPT Telecom, CMC Telecom, SCTV và SPT.
Trong thời gian tới, VNNIC sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet nâng cấp ứng dụng i-Speed, triển khai thêm các điểm đo trên cả nước, hướng tới mục tiêu chung là đảm bảo hoạt động mạng internet Việt Nam an toàn, hiện đại, nâng cao năng lực hạ tầng số, phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Các thống kê về tốc độ kết nối mạng internet của các ISP được công bố trên website https://speedtest.vn hoặc https://i-speed.vn để người dùng có thể tham chiếu, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ phù hợp.

Veröffentlicht 2. April 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Nationale Zentrum für Cybersicherheitsüberwachung – Ra mắt website không gian mạng hỗ trợ an toàn khi làm việc từ xa   Leave a comment

Ra mắt website không gian mạng hỗ trợ an toàn khi làm việc từ xa

Từ ngày 22-4, website khonggianmang.vn của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức đi vào hoạt động.
23/04/2020, 21:53 https://www.nhandan.com.vn/khoahoc-congnghe/thong-tin-so/item/44209302-ra-mat-website-khong-gian-mang-ho-tro-an-toan-khi-lam-viec-tu-xa.html
xfeb252Website đưa ra các hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin khi làm việc từ xa cho các cơ quan, tổ chức và người dùng cá nhân và một loạt giải pháp kỹ thuật hỗ trợ, đặc biệt trong thời gian đại dịch Covid-19 hoành hành.
Trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng nổ, làm việc trực tuyến (online) tại nhà là giải pháp thiết thực và cấp thiết hơn bao giờ hết. Tại Việt Nam, không ít các công ty đã triển khai hình thức làm việc từ xa cho cán bộ và nhân viên. Việc làm này nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu sự ngưng trệ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, làm việc trên các nền tảng thay thế trên mạng là một việc làm đầy thách thức khi cần phải bảo đảm an toàn thông tin của tổ chức, doanh nghiệp và người dùng. Xu hướng làm việc từ xa tiềm tàng nhiều nguy cơ về mất an toàn thông tin, khi các tin tặc đã sẵn sàng khai thác lỗ hổng và thực hiện các cuộc tấn công mạng theo nhiều hình thức mới.
Hiện tại, Hệ thống của Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia (NCSC) đã cung cấp một số tài liệu và công cụ cần thiết cũng như đưa ra một loạt các giải pháp kỹ thuật nhằm hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tránh các nguy cơ lộ lọt dữ liệu, thông tin đăng nhập từ xa nhắm vào mạng của tổ chức và lừa đảo trong thời gian này như: Công cụ kiểm tra địa chỉ IP, Công cụ kiểm tra trang web lừa đảo (Phishing), Công cụ kiểm tra khả năng phòng chống tấn công giả mạo email, Công cụ kiểm tra lộ lọt thông tin cá nhân… Các công cụ hỗ trợ tiếp theo sẽ được Trung tâm NCSC tiếp tục triển khai và cập nhật liên tục trên hệ thống.
Ngoài ra, với chức năng thiết lập mạng lưới giám sát an toàn thông tin mạng trên toàn quốc, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã và đang cùng các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các doanh nghiệp ISP, các công ty bảo mật của Việt Nam vẫn đang tiếp tục đồng hành hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp và người dùng cá nhân công tác bảo đảm an toàn thông tin trong mọi thời điểm.

 

Veröffentlicht 23. April 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Die Qualität des Internetzugangs entsprach im ersten Quartal dem Standard, während die Nachfrage plötzlich zunahm – VNNIC: Chất lượng truy cập internet quý 1 đạt chuẩn trong khi nhu cầu tăng đột biến   Leave a comment

VNNIC: Chất lượng truy cập internet quý 1 đạt chuẩn trong khi nhu cầu tăng đột biến

Ngày 20-4, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Bộ Thông tin và Truyền thông lần đầu công bố số liệu thống kê của gần 30.000 người dùng. Kết quả cho thấy chất lượng truy cập internet Việt Nam cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, một số thông số cao hơn số liệu công bố bởi các hệ thống quốc tế.
20/04/2020, 17:38 https://www.nhandan.com.vn/khoahoc-congnghe/thong-tin-so/item/44158802-vnnic-chat-luong-truy-cap-internet-quy-1-dat-chuan-trong-khi-nhu-cau-tang-dot-bien.html
Kết quả này phản ánh nỗ lực của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet Việt Nam trong việc bảo đảm chất lượng kết nối internet phục vụ cho hoạt động kinh tế, xã hội khi nhu cầu sử dụng internet tăng đột biến trong đại dịch Covid-19.
VNNIC Speedest là Hệ thống đo chất lượng truy cập internet do VNNIC nghiên cứu xây dựng, đặt tại các điểm kết nối của Trạm trung chuyển internet quốc gia (VNIX) và chính thức triển khai cách đay ba tháng. Đây là điểm đo độc lập với mạng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam. Hệ thống được cung cấp tại địa chỉ https://speedtest.vnix.vn, người dùng (internet user) có thể chủ động thực hiện đo chất lượng truy cập internet của mình, so sánh với gói cước đang sử dụng và yêu cầu hỗ trợ từ các nhà mạng trong trường hợp cần thiết. Các nhà mạng cũng có thể chứng minh chất lượng truy cập internet mà mình đã cung cấp tới khách hàng thông qua các số liệu đo thực tế, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, cũng như chủ động cải thiện chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của người sử dụng.
Trong quý 1, Hệ thống VNNIC Speedtest thu được gần 30.000 mẫu đo của người dùng, xuất phát từ 69 mạng (xác định bởi các số hiệu mạng ASN độc lập), trong đó phần lớn kết nối thuộc các nhà mạng lớn như Viettel, VNPT, FPT, Mobifone, CMC.

Nhiều chỉ số cao hơn thống kê quốc tế
Số liệu tổng hợp cho thấy chất lượng kết nối internet Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn, một số thống kê cao hơn số liệu công bố bởi các hệ thống quốc tế cùng trong quý 1. Cụ thể, tốc độ download trung bình của các mạng cố định băng rộng đạt 61,69 Mbps, cao hơn 45% so với kết quả đo do hệ thống nước ngoài đã công bố. Đối với mạng di động, số liệu download trung bình đạt 39,44 MBps cũng cao hơn 18,7%.
Trong ba nhà mạng đứng đầu thị phần cung cấp dịch vụ FTTH, VNPT đứng đầu với tốc độ download/upload tốt nhất, tiếp theo là Viettel và FPT. CMC Telecom cũng có kết quả download/upload rất cao (84,27Mbps/74,43Mbps).
Kết quả đo kiểm trung bình chung của các nhà mạng cũng có xu hướng tăng trong tháng 2 và tháng 3. Điều này hoàn toàn phù hợp với cam kết bảo đảm duy trì và nâng cao chất lượng truy cập của các nhà mạng, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng internet tăng đột biến tại Việt Nam trong thời gian cách ly xã hội do dịch Covid 19, kể cả khi nhiều người truy cập sử dụng internet tại một hộ gia đình.
Thống kê các tham số sâu hơn về chất lượng (Ping, Jitter – các tham số đặc biệt ảnh hưởng đến các dịch vụ đòi hỏi chất lượng cao như thoại, video) cho thấy kết nối internet Việt Nam đáp ứng được mức tiêu chuẩn khuyến nghị. Một vài nhà mạng trong một số thời điểm có chỉ tiêu này chưa đạt yêu cầu, có thể ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng dịch vụ thoại, video streaming trên internet, thể hiện ở hiện tượng méo tiếng, vỡ hình, đặc biệt khi nhiều thiết bị người dùng chia sẻ một kênh đồng thời.
Thống kê đối với mạng di động cho thấy Viettel có tốc độ download/upload trung bình cao nhất (41,45Mbps/32,70Mbps) trong quý 1, tiếp đến là Vinaphone, Mobifone. Đánh giá chung, chất lượng truy cập internet qua di động còn thấp hơn so với với dịch vụ cố định băng rộng (khoảng 1,5 lần).
Đối với thống kê về Ping, Jitter trên internet di động, thông số Ping bảo đảm trong phạm vi tiêu chuẩn trong khi Jitter trung bình trong quý 1 của các nhà mạng di động cao hơn mức tiêu chuẩn khuyến nghị. Vì vậy, trong thời gian tới, các nhà mạng cần xem xét điều chỉnh, đồng thời nghiên cứu nâng cao tốc độ truy cập và triển khai các gói cước phù hợp để đáp ứng nhu cầu sử dụng các ứng dụng internet chất lượng cao.

Truy cập sử dụng địa chỉ internet thế hệ mới IPv6 ở mức cao
Hệ thống VNNIC Speedtest hỗ trợ đo kết quả truy cập mạng internet IPv6, điều mà các hệ thống khác đang triển khai tại Việt Nam chưa hỗ trợ. Tổng số mẫu mà hệ thống thu được từ thiết bị đầu cuối sử dụng internet IPv6 bằng 38% số mẫu IPv4. Tỷ lệ này hoàn toàn tương đồng với các số liệu thống kê từ các tổ chức quốc tế như Trung tâm thông tin mạng châu Á – Thái Bình Dương (~39%). Mặc dù tốc độ truy cập internet IPv6 đo được thấp hơn so IPv4 khoảng 3%, nhưng các thông số đặc biệt ảnh hưởng đến các dịch vụ chất lượng cao như thoại, video, live stream thì kết nối IPv6 cho kết quả tốt hơn hẳn IPv4 (Ping là 35,27ms/40,22ms; Jitter là 36,68 ms/43,14ms). Đây cũng là lý do tại sao các nhà cung cấp dịch vụ nội dung lớn trên thế giới (Facebook, Google, Amazon, Microsoft…) chuyển đổi sang sử dụng IPv6 từ rất sớm.
Do đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet, nội dung trên internet của Việt Nam cần sớm chuyển đổi hoàn toàn sang IPv6, tối ưu hệ thống để phát huy các điểm ưu việt của IPv6, vừa bảo đảm yêu cầu chung về kế hoạch, lộ trình chuyển đổi mạng IPv6 quốc gia, vừa nâng cao chất lượng dịch vụ trên internet của mình.
Bên cạnh những thống kê về chất lượng truy cập internet từ người dùng, hệ thống cũng ghi nhận một số thống kê khác như tỷ lệ thiết bị đầu cuối sử dụng PC/Smart Devices/Không xác định là 52%, 31% và 17%. Đối với hệ điều hành, Windows vẫn phổ biến nhất với hơn 56%; theo sau lần lượt là Android với khoảng 26%, iOS (iPhone/iPad) là 11,6%, OSx (Macbook) là 4,9%. Về trình duyệt, Chrome đứng đầu với 52%, Android Webkit Browser là 25,44%, Safari là 14,71%, Edge (Microsoft) chỉ chiếm 1,24%.
Việc công bố và đánh giá chất lượng truy cập internet từ kết quả đo của người dùng trên hệ thống VNNIC Speedtest bước đầu đã đem đến bức tranh thống kê đa chiều về internet Việt Nam. Đây là nguồn dữ liệu tham khảo hữu hiệu, phục vụ người sử dụng, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước trong giám sát, cải thiện chất lượng truy cập internet, xây dựng báo cáo toàn cảnh về internet Việt Nam.
Trong thời gian tới, VNNIC sẽ tiếp tục phát triển và cải thiện hệ thống VNNIC Speedtest, công bố số liệu định kỳ để phục vụ tốt hơn cho cộng đồng internet, hướng tới mục tiêu chung là bảo đảm chất lượng và hoạt động mạng internet Việt Nam an toàn, hiện đại. VNNIC cũng khuyến nghị các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp hạ tầng băng thông rộng đáp ứng nhu cầu cao hơn của người dùng, bảo đảm chất lượng các dịch vụ như Video Ultra HD (4K), đào tạo, khám chữa bệnh trực tuyến… Đồng thời, các tổ chức, doanh nghiệp cần tăng cường kết nối tới Trạm trung chuyển internet quốc gia (VNIX) để bảo đảm internet được phát triển an toàn, ổn định, đặc biệt trong những thời điểm bùng nổ về nhu cầu sử dụng internet.

Veröffentlicht 20. April 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

high-speed Tốc độ Internet Việt Nam   Leave a comment

Tốc độ Internet Việt Nam gần „đội sổ“ ở châu Á
01/07/2014 – 22:15
http://www.thegioididong.com/tin-tuc/toc-do-internet-viet-nam-gan-doi-so-o-chau-a-552074
Trong khi những tin tức về hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin ở Việt Nam luôn được „tô hồng” thì có một thực tế đáng buồn là tốc độ mạng Internet của nước ta vẫn đang thuộc hạng thấp nhất nhì châu Á.

Báo cáo về tình trạng Internet năm 2014 của tổ chức Akamai đã cho thấy một thực tế khá ảm đạm về tốc độ Internet hiện nay ở Việt Nam.

Nước ta chỉ đứng trên Ấn Độ, một quốc gia có tới hàng tỷ dân và rãnh thổ rộng lớn với mức chênh lệch là 0.3 Mbps (1.7 và 2.0 Mbps).

Average-Internet-Speeds-Asia akamai-soti-q114_01 akamai-soti-q114_02

Akamai cũng cho biết tốc độ internet trung bình trên toàn cầu đã đạt mức 3.9 Mbps và tốc độ này gần như gấp đôi so với ở Việt Nam. Với tốc độ 23.6 Mbps, Hàn Quốc đang dẫn đầu bảng xếp hạng các quốc gia có tốc độ Internet nhanh nhất và nước này thậm chí còn đang thử nghiệm mạng 5G siêu nhanh.

Dĩ nhiên có nhiều nguyên nhân khiến mạng Internet ở Việt Nam ì ạch nhưng có lẽ dù là bởi nguyên nhân nào thì cũng hi vọng nhà mạng sẽ sớm khắc phục để giúp người Việt Nam không còn chịu cảnh „rùa bò“ khi dùng mạng.

Akamai
Indians Have Slowest Internet Connectivity In Asia
http://trak.in/tags/business/2014/07/01/indians-slowest-internet-connectivity-asia/
In the just released State of Internet Report for the first quarter of 2014, Akamai has said that Indians continue to have slowest Internet connection in the whole of Asia. Even tiny countries like Vietnam and Thailand has better Internet speed than Indians.

You can find the complete report from Akamai here
http://www.akamai.com/dl/akamai/akamai-soti-q114.pdf?WT.mc_id=soti_Q114

Công nghệ — Thứ ba | 10/06/2014 18:13
Châu Á-Thái Bình Dương có 1,7 tỉ thuê bao di động, chiếm một nửa toàn cầu
http://gafin.vn/2014061012416390p0c40/chau-athai-binh-duong-co-17-ti-thue-bao-di-dong-chiem-mot-nua-toan-cau.htm
Theo báo cáo của GSMA về ngành công nghiệp di động toàn thế giới năm 2014, châu Á-Thái Bình Dương có 1,7 tỷ thuê bao di động, chiếm 1/2 toàn thế giới.

Báo cáo của Hiệp hội GSM (GSMA) cho biết nền công nghiệp di động trên toàn thế giới đã có bước phát triển „thần tốc“ trong một thập kỷ qua.

Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về kết nối, số thuê bao và lưu lượng thông tin truyền tải, công nghiệp di động đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến bộ kinh tế – xã hội trên toàn thế giới. Nhiều ngành công nghiệp đang tăng cường di động hóa nhằm giảm thiểu chi phí và cung cấp cho người dùng trải nghiệm mới.

Cuối năm 2003, cả thế giới chỉ có hơn 1 triệu người có thuê bao duy nhất, tức là cứ 6 người thì có dưới 1 người có thuê bao di động. Tuy nhiên, đến cuối năm 2013, con số này đã tăng hơn 3 lần lên 3,4 tỷ người. Tổng số SIM được kết nối là 6,9 tỷ, tương đương với 1 người trung bình sử dụng 1,8 SIM. Tốc độ tăng trưởng của số thuê bao đi động duy nhất trên toàn thế giới đạt 7.7% trong giai đoạn 2008 – 2013.

Trong đó, châu Á Thái Bình Dương là thị trường thuê bao di động lớn nhất thế giới. Số thuê bao di động tại khu vực này tăng liên tục từ năm 2008 đến năm 2013 và chạm mốc 1,7 tỷ thuê bao di động vào cuối năm 2013.

Theo GSMA dự đoán, số thuê bao di động sẽ duy trì đà tăng đến năm 2020 nhưng tốc độ tăng sẽ chậm lại ở 3,5%. Cuối năm 2014, dự báo sẽ có gần 3,6 tỷ thuê bao duy nhất và tăng liên tục lên hơn 4 tỷ thuê bao vào cuối năm 2020.

Hoạt động kết nối di động trên toàn cầu cũng phát triển nhanh chóng với mức tăng trung bình là 11.3% từ năm 2008 đến năm 2013.

2G vẫn là công nghệ kết nối mạng thống lĩnh thị trường về số kết nối. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng 2G để kết nối đã giảm xuống 67% vào cuối năm 2013 so với mức 90% trong năm 2008.

Trong khi đó, số người sử dụng công nghệ 3G và 4G ngày càng tăng, đặc biệt là 3G. Số lượng kết nối 3G trên toàn thế giới đã tăng vọt trong những năm gần đây, từ 600 triệu người dùng trong năm 2009 lên hơn 2 tỷ người dùng vào năm 2013 và chiếm gần 1/3 tổng nền tảng kết nối mạng toàn cầu.

Thue-bao-di-dong-chau-A-Thai-Binh-Duong 1 2

Những con số này cho thấy, thị trường đang có xu hướng chuyển sang dùng công nghệ 3G và 4G để kết nối mạng do sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại thế hệ mới – điện thoại thông minh.

Dự kiến, đến năm 2020, kết nối 2G sẽ giảm xuống còn 1/3 tổng nền tảng kết nối mạng trên toàn thế giới với 3,2 tỷ kết nối, không tính kết nối máy – máy.

Ngược lại, nền tảng kết nối 3G sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai khi tăng thêm 1,7 tỷ kết nối vào năm 2020. Công nghệ 4G cũng được sử dụng nhiều hơn và dự báo sẽ tăng mạnh, chiếm 25% tổng kết nối toàn cầu vào năm 2020 với 2,3 tỷ kết nối. Tính đến cuối năm 2013, 4G chỉ chiếm 3% tổng kết nối toàn cầu.

Sự phát triển của mạng 4G theo sau sự tăng tốc trong việc triển khai mạng LTE (long-term evolution – tạm dịch là mạng tiến hóa dài hạn) tại nhiều nước trên toàn thế giới. Cuối năm 2013, có tất cả 256 mạng LTE được thiết lập trên gần 100 nước trên thế giới.

Trong đó, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã chiếm 80% tổng kết nối LTE trên toàn cầu vào năm 2013. Tuy nhiên, trọng điểm của mạng LTE sẽ dần tập trung hơn tại châu Á trong tương lai.

Năm 2017, số lượng kết nối mạng LTE trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên hơn 500 tại 128 quốc gia, trong đó, châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc, sẽ chiếm gần 1/2 tổng số kết nối mạng LTE trên toàn thế giới.

Ngoài ra, báo cáo của GSMA trích dẫn số liệu của công ty Vodafone. Theo Vodafone, trong quý 3/2013, có đến 75% dữ liệu mà khu vực châu Âu sử dụng là các đoạn phim video và duyệt web. Theo Ericcson, lưu lượng thông tin đã tăng 80% kể từ quý 3/2012 đến quý 3/2013. Tốc độ kết nối mạng trung bình toàn cầu là 526 kbps vào năm 2012 và dự báo sẽ tiếp tục tăng với tốc độ hàng năm là gần 50% đến năm 2017, lên 3,9 Mbps.

Sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp di động cũng có ảnh hưởng sâu rộng về mặt kinh tế – xã hội đối với mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Theo báo cáo của GSMA, năm 2013, ngành công nghiệp di động đã đóng góp 3,6% vào tổng GDP toàn cầu, tương đương với gần 2,4 nghìn tỷ USD. GSMA dự báo, con số này sẽ tăng lên khoảng 5,1% vào năm 2020.

Ngoài ra, công nghiệp di động cũng tác động không nhỏ đến thị trường việc làm, hoạt động huy động vốn từ xã hội.

Tính đến năm 2013, hệ sinh thái di động (gồm cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ, công ty điều hành mạng lưới di động, hãng sản xuất thiết bị cầm tay, nhà phân phối và hãng bán lẻ, nội dung và dịch vụ của thiết bị) đang trực tiếp hỗ trợ việc làm cho 10,5 triệu người và đóng góp 336 tỷ USD vào các quỹ công.

GSMA dự báo, nền công nghiệp di động sẽ tạo ra 15,4 triệu việc làm và số tiền đóng góp cho các quỹ công sẽ tăng lên 465 tỷ USD vào năm 2020.

Ngoài ra, thị trường di động cũng đóng góp cho lĩnh vực năng lượng tái tạo, „nền kinh tế“ của các ứng dụng và dịch vụ tiền di động.

3 4 5

Tốc độ kết nối Internet của Việt Nam gần chậm nhất châu Á, chỉ đứng trên Ấn Độ.
Kết quả này vừa được Akamai- hãng khảo sát Internet nổi tiếng công bố mới đây.

Veröffentlicht 7. Juli 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit ,

VNNIC công bố Báo cáo tài nguyên Internet năm 2013   Leave a comment

Sáng nay, nhân sự kiện “Internet Day” (04/12/2013), Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) chính thức công bố Báo cáo tài nguyên Internet 2013. Báo cáo tài nguyên Internet cung cấp tới cộng đồng Internet Việt Nam thông tin tham khảo về sự tăng trưởng và phát triển về tên miền quốc gia .VN, địa chỉ IP và thông tin hạ tầng kỹ thuật liên quan, qua đó cho thấy thông tin tổng quan về tình hình phát triển Internet nói chung của Việt Nam.
http://www.vnnic.vn/tintuc/vnnic-c%C3%B4ng-b%E1%BB%91-b%C3%A1o-c%C3%A1o-t%C3%A0i-nguy%C3%AAn-internet-n%C4%83m-2013-04-12-2013
Tham khảo các thông tin chi tiết tại Báo cáo tài nguyên Internet năm 2013
(Bản tiếng Việt) và (Bản tiếng Anh)

vn_Internet_2013_vnnic_04 VN_internet_01 VN_internet_02 VN_internet_03

Số: 72/2013/NĐ-CP – Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2013
NGHỊ ĐỊNH
– Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng

http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=28618
Chương I – NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

– Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

– Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

– Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…………..
………
….
.

Top Sites in Vietnam – ALEXA – facebook :crazy: nur 0,7% :DD
http://www.alexa.com/topsites/countries/VN
The top 500 sites in Vietnam
VN_facebook_alexa

Kabelsalat
– cablemap.info
– submarinecablemap.com
– smw3.com

cablemap.info

Veröffentlicht 13. Januar 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,