Archiv für das Schlagwort ‘sudan

109 Was zur geplanten Ukraine-Offensive bekannt ist   Leave a comment

#109 Was zur geplanten Ukraine-Offensive bekannt ist

Nach Aussage der ukrainischen Vize-Verteidigungsministerin Maliar hat die Ukraine mit offensiven Maßnahmen begonnen.
Was ist darüber bekannt? Könnte ein ukrainischer Aufmarsch von russischer Seite unbemerkt bleiben?
21.04.2023 16:45Uhr 60:52 min https://www.mdr.de/nachrichten/podcast/general/audio-gegen-offensive-nowa-kachowka-sudan-100.html

-In dieser Folge spricht Tim Deisinger mit Ex-Nato-General Erhard Bühler über die bevorstehende Offensive der Ukraine. Die stellvertretende Verteidigungsministerin Hanna Maliar hat verkündet, dass „komplexe Maßnahmen“ im Osten der Ukraine „bereits im Gange“ seien. Bühler ordnet diese Äußerung ein und beantwortet mehrere Fragen, die mit der geplanten Offensive im Zusammenhang stehen. Was bedeutet das Journalistenverbot für die Frontabschnitte? Ist es wahrscheinlich, dass ein ukrainischer Aufmarsch von russischer Seite unbemerkt vonstattengehen kann?
-Der Ex-Nato-General erkennt außerdem Hinweise, dass Russland seine Strategie geändert hat. Die russische Armee konzentriere sich jetzt auf die Angriffe gegen frontnahe Städte. Was könnte der Grund dafür sein? Weiterhin geht er auf Meldungen ein, nach denen die Ukrainer angeblich die besetzte Stadt Nowa Kachowka angegriffen haben. Beschießen die Ukrainer wirklich Städte?
-In dieser Folge werden Deisinger und Bühler auch noch einmal grundsätzlich und blicken auf die Nato. Der Ex-General begründet ausführlich, warum die Nato „gut“ ist und kein Angriffsbündnis. Russland habe keinen Grund, sich bedroht zu fühlen. Außerdem erklärt er, warum er ganz sicher ist, dass die Nato der Ukraine keine Zielkoordinaten liefert.
-Deisinger und Bühler blicken in dieser Folge auch ein bisschen über den Tellerrand. Im Sudan musste die Bundeswehr einen Evakuierungsversuch abbrechen. Berichten zufolge sollten 150 Deutsche ausgeflogen werden. Ex-General Bühler widerspricht klar der Kritik, dass die Aktion dilettantisch durchgeführt worden sei. Dabei führt er auch aus, wie aufwändig solche Rettungseinsätze geplant werden.

Veröffentlicht 21. April 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Verkündung von Vorschriften über den Beitritt zur Friedenstruppe der Vereinten Nationen – Ban hành quy định về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc   Leave a comment

Ban hành quy định về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 61/2021/NĐ-CP về việc quy định chi tiết một số điều Nghị quyết 130/2020/QH14 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
12-07-2021, 05:28 https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/ban-hanh-quy-dinh-ve-tham-gia-luc-luong-gin-giu-hoa-binh-cua-lien-hop-quoc-654670/
Các bác sĩ quân y Việt Nam giương cao hai lá cờ của Liên hợp quốc và Việt Nam tại sân bay quốc tế Juba, bắt đầu thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan. Ảnh: TTXVN
Cụ thể, Nghị định này quy định chi tiết khoản 4 Điều 9; khoản 4 Điều 10; khoản 4 Điều 12 và khoản 4 Điều 13 Nghị quyết số 130/2020/QH14 về nhiệm vụ, quyền hạn của Chỉ huy trưởng lực lượng Việt Nam tại phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; mầu sắc, dấu hiệu nhận biết riêng đối với trang bị, phương tiện được sử dụng huấn luyện và triển khai thực hiện nhiệm vụ; quy trình Bộ Quốc phòng, Bộ Công an báo cáo Chính phủ về cử, điều chỉnh, rút lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Nghị định quy định trong thực hiện thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc, Chỉ huy trưởng lực lượng Việt Nam là người chỉ huy cao nhất, đại diện của lực lượng Việt Nam tại phái bộ về lĩnh vực hành chính và kỷ luật với Liên hợp quốc; thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong lĩnh vực tham gia do cấp có thẩm quyền của Liên hợp quốc giao theo thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc; giúp cơ quan điều phối quốc gia về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong việc tham mưu cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về nâng cao năng lực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc…
Chỉ huy trưởng lực lượng Việt Nam tại phái bộ có nhiệm vụ giúp cơ quan điều phối quốc gia về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong việc nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về chỉ đạo, quản lý, chỉ huy và điều hành lực lượng Việt Nam tại phái bộ; điều phối công tác hỗ trợ triển khai, điều chỉnh, rút lực lượng Việt Nam khỏi phái bộ; giúp cơ quan điều phối quốc gia về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong chỉ đạo, quản lý, chỉ huy và điều hành về hành chính và kỷ luật đối với lực lượng Việt Nam tại phái bộ và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật Việt Nam…
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2021.

Veröffentlicht 12. Juli 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Schaffung eines rechtlichen Rahmens für internationale Verantwortung – Tạo khung pháp lý để thực hiện trách nhiệm quốc tế – Resolutionsentwurf der Nationalversammlung zum Beitritt zur Friedenstruppe der Vereinten Nationen   Leave a comment

Tạo khung pháp lý để thực hiện trách nhiệm quốc tế – Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng, quy định của Hiến pháp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thể hiện truyền thống yêu chuộng hòa bình, trách nhiệm với cộng đồng thế giới của Việt Nam, góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời nâng cao năng lực trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
24-10-2020, 19:25 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/tao-khung-phap-ly-de-thuc-hien-trach-nhiem-quoc-te-621775/
Sự cần thiết ban hành Nghị quyết
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cử lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình (GGHB) Liên hợp quốc. Điều này nhằm thực thi Hiến pháp năm 2013 và thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, theo quan điểm của Đảng, thể hiện Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Thực tế, từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã cử 172 lượt cán bộ, nhân viên thuộc Bộ Quốc phòng đi làm nhiệm vụ GGHB Liên hợp quốc tại các Phái bộ Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan và Cục Hoạt động hòa bình tại Trụ sở Liên hợp quốc.
Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Quốc phòng chuẩn bị triển khai lực lượng công binh thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hoạt động GGHB Liên hợp quốc với quân số khoảng 320 người. Lực lượng tham gia của Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận, đồng tình ủng hộ và Liên hợp quốc cùng cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Về tài chính, với nguồn tiền bồi hoàn của Liên hợp quốc (hơn 4,8 triệu USD) và sự hỗ trợ của quốc tế (hơn 20 triệu USD) đã góp phần giảm đáng kể ngân sách Nhà nước đầu tư cho việc tham gia hoạt động GGHB Liên hợp quốc của Việt Nam.
Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ mới, hiện nay chưa được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật của Quốc hội để cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về lĩnh vực này. Do đó, trong quá trình triển khai tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc đã và đang phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập, nhất là về cơ sở pháp lý: Cơ chế xây dựng lực lượng, thẩm quyền, quy trình triển khai lực lượng, công tác quản lý Nhà nước, bảo đảm nguồn lực, chế độ, chính sách đối với việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Chính vì vậy, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng, quy định của Hiến pháp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn; tạo khung pháp lý để triển khai lực lượng tham gia theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ huy, điều hành, thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm hợp lý chế độ chính sách; chuẩn hóa quy trình, thủ tục pháp lý trong việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện, triển khai, điều chỉnh, rút lực lượng và xử lý những vấn đề phát sinh tại địa bàn.

Thời điểm vàng để ban hành nghị quyết
Góp ý kiến tại phiên thảo luận trực tuyến của Quốc hội chiều ngày 24-10, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) bày tỏ ủng hộ, nhất trí cao đối với sự cần thiết của việc ban hành nghị quyết; nhấn mạnh đây là một dự án nghị quyết khá hoàn chỉnh đáp ứng mọi quy định của pháp luật, được xây dựng căn cứ từ thực tế và tuân thủ quan điểm của Đảng, đủ điều kiện để đề nghị Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình một kỳ họp.
Đây là “thời điểm vàng”, thời điểm rất thích hợp để ban hành nghị quyết này”, Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nhận định.
Theo đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, Nghị quyết này khi được thông qua là một minh chứng rõ ràng nhất thể hiện việc thực hiện quan điểm của Đảng ta về hội nhập quốc tế cũng như thể hiện Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, qua đó khẳng định vai trò là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, mặc dù chưa có luật hay nghị quyết nhưng Chính phủ, trực tiếp là Bộ Quốc phòng đã triển khai các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc một cách rất nghiêm túc, bài bản và có hiệu quả, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Tham gia lực lượng GGHB Liên hợp quốc là cán bộ, chiến sĩ đến những địa bàn rất khó khăn, thậm chí còn nguy hiểm tới tính mạng. Chính vì vậy mà ngoài những chế độ chính sách theo quy định của Liên hợp quốc, thì chúng ta cũng có thể thêm những chế độ chính sách khác nữa cho anh em thì rất là tốt”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương kiến nghị.
Tại phiên thảo luận, các ý kiến đại biểu phát biểu đều thống nhất với dự thảo Nghị quyết và cho rằng việc ban hành Nghị quyết sẽ tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ và khẳng định vị thế của Việt Nam là thành viên tích cực, trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việc xác định phạm vi, hình thức, lĩnh vực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc như dự thảo Nghị quyết trong bối cảnh hiện nay là phù hợp.
Phát biểu giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng khẳng định Việt Nam hoàn toàn chủ động và tự quyết trong việc lựa chọn hình thức, quy mô, thời gian, địa bàn triển khai lực lượng tham gia hoạt động GGHB của Liên hợp quốc, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với điều kiện và khả năng của Việt Nam.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch cho biết, về những lĩnh vực chúng ta đã tham gia cũng như những lĩnh vực mà phía Liên hợp quốc đề nghị ta mở rộng tham gia đều là những lĩnh vực mà Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng, điều kiện và nguồn lực để tham gia. Trên thực tế, trong quá trình tham gia một số lĩnh vực GGHB Liên hợp quốc, Việt Nam đều khẳng định năng lực và hiệu quả, được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Gìn giữ hòa bình LHQ https://nhandan.com.vn/tag/GingiuhoabinhLHQ-1942

Veröffentlicht 25. Oktober 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Das Risiko eines Ausbruchs im Südsudan ist enorm, der ersten Fall einer SARS-CoV-2-Virusinfektion entdeckt – Bác sĩ mũ nồi xanh Việt Nam chủ động phòng, chống dịch Covid-19   Leave a comment

Bác sĩ mũ nồi xanh Việt Nam chủ động phòng, chống dịch Covid-19

Với tinh thần chủ động, tích cực, các bác sĩ quân y mũ nồi xanh Việt Nam đã chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với đại dịch Covid-19, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) ở khu vực Bentiu (Cộng hòa Nam Sudan), trong bối cảnh đại dịch đang lây lan nhanh trên toàn cầu…
05/04/2020 https://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-ngoai-quoc-phong/bac-si-mu-noi-xanh-viet-nam-chu-dong-phong-chong-dich-covid-19-614420
Từ Bentiu, Trung úy, bác sĩ Từ Quang cho biết, Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 2 (BVDC 2.2) của Việt Nam vừa được Phái bộ GGHB LHQ tại đây giao nhiệm vụ kiểm soát và sàng lọc y tế ở sân bay Rubkona, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp nhiễm bệnh, tránh lây lan ra cộng đồng. Công việc chủ yếu là kiểm tra yếu tố dịch tễ, đo thân nhiệt khách đi từ Rubkona. Tuy số lượng hành khách qua lại sân bay không đông, do phái bộ đã hạn chế các chuyến bay từ Bentiu lên thủ đô Juba và ngược lại, trừ chở hàng, chở quan chức của LHQ hoặc cấp cứu y tế, nhưng nhiệm vụ kiểm soát và sàng lọc y tế tại đây cũng không đơn giản. Một phần do điều kiện trang thiết bị y tế hạn chế, ngoài ra, việc mang đồ bảo hộ kín mít làm việc trong điều kiện nóng bức cũng là một thử thách không nhỏ.

Theo bác sĩ Võ Văn Hiển, Giám đốc bệnh viện, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng ứng phó với đại dịch, BVDC 2.2 đã bố trí một đội cấp cứu cơ động sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, như: CASEVAC, MEDIVAC và làm các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của phái bộ, giống như đội cấp cứu ngoại viện. Đội luôn sẵn sàng lên đường khi có bệnh nhân cần cấp cứu hoặc có nhiệm vụ đột xuất. Kể từ khi bệnh viện nhận được lệnh thực hiện nhiệm vụ ở sân bay Rubkona, chỉ mất khoảng 40 phút, đội đã có mặt ở sân bay để thực hiện nhiệm vụ.
Từ hơn một tháng qua, cán bộ, nhân viên của BVDC 2.2 ngoài bảo đảm công việc chuyên môn còn dành thời gian tham gia các chương trình huấn luyện trực tuyến liên tục được cập nhật do phái bộ tổ chức, diễn tập các tình huống, phương án ứng phó với đại dịch. Khắc phục điều kiện internet hạn chế, tốc độ chậm, các y sĩ, bác sĩ phải in tài liệu ra để thực hành diễn tập theo. Vì giới hạn tập trung đông người nên bệnh viện hạn chế diễn tập phối hợp giữa các khoa-ban, bộ phận, mà các khoa-ban tự tổ chức huấn luyện riêng.
Tình huống diễn tập có bệnh nhân giả định là một nữ nhân viên LHQ có biểu hiện nghi nhiễm virus SARS-CoV-2. Nhân viên này trước đó đã đi du lịch tới Hàn Quốc và tiếp xúc với một số người tại đây. Những người này sau đó được xét nghiệm với kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển tới khu cách ly để thực hiện khám, chữa bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế Phái bộ cũng như Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tâm, Trưởng khoa Khám bệnh, BVDC 2.2 đã thiết lập một khu vực cách ly, đưa các bệnh nhân có triệu chứng và tiền sử dịch tễ tới đó khám để tránh lây nhiễm. Với vai trò là bệnh viện tuyến cao nhất ở khu vực Bentiu, BVDC 2.2 đã chủ trì nhiều cuộc họp với các bệnh viện cấp 1 ở đây để lập kế hoạch ứng phó. Bệnh viện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế của phái bộ cũng như các bệnh viện cấp 1 để tuyên truyền nâng cao ý thức và các biện pháp phòng, chống đại dịch Covid-19 cho các nhân viên LHQ ở địa bàn.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, chính quyền Nam Sudan đã gần như đóng cửa toàn bộ đất nước và hạn chế tối đa các chuyến bay tới Nam Sudan cũng như lượng người nhập cảnh. Phái bộ GGHB LHQ tại đây cũng yêu cầu các nước ngừng hoạt động đổi quân. Ở Nam Sudan luôn tiềm ẩn các bệnh truyền nhiễm có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và các đơn vị. Ngay từ giai đoạn tiền triển khai, BVDC 2.2 dưới sự chỉ đạo của Học viện Quân y và Cục GGHH Việt Nam đã chuẩn bị các kế hoạch đối phó cùng với cơ số thuốc men, thiết bị y tế cơ bản phục vụ phòng, chống dịch bệnh ở địa bàn.
Bác sĩ Võ Văn Hiển cho biết, Cộng hòa Nam Sudan vừa mới phát hiện ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên. Nguy cơ đại dịch lây lan ở Nam Sudan là khó tránh vì các nước láng giềng đã ghi nhận có các ca nhiễm Covid-19. Hơn nữa ở môi trường hoạt động đa quốc gia, nhân viên LHQ thường xuyên di chuyển, dẫn tới nguy cơ mang mầm bệnh từ nơi khác đến lây lan trong cộng đồng, các đơn vị. Trong điều kiện yếu kém về cơ sở hạ tầng y tế, vệ sinh môi trường ở Nam Sudan, khả năng kiểm soát bệnh tật của hệ thống y tế phái bộ cũng như nước sở tại chưa tốt, nên nếu có bệnh nhân nhiễm bệnh thì nguy cơ bùng phát dịch ở Nam Sudan là rất lớn.
Bác sĩ Hiển cho biết, bệnh viện Việt Nam ở cạnh Khu bảo vệ dân thường (trại tị nạn) có hơn 110 nghìn người, nên nguy cơ bùng phát dịch là đáng lo ngại. Trong khi cơ sở vật chất còn hạn chế, trang thiết bị bảo hộ cá nhân thiếu nên nguy cơ phơi nhiễm cao. Với sự hỗ trợ và chỉ đạo từ các chuyên gia và cơ quan trong nước, phối hợp với các cơ quan y tế phái bộ, BVDC 2.2 đã chuẩn bị các kế hoạch ứng phó, sẵn sàng triển khai thực hiện nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Vừa qua, BVDC 2.2 đã đón đoàn kiểm tra của LHQ đến đánh giá toàn diện khả năng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Ban giám đốc bệnh viện đã trình bày các đề xuất biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là phương án cách ly, điều trị bệnh nhân nghi ngờ nhiễm. Đoàn kiểm tra tán thành và đánh giá cao sự chủ động của bệnh viện dã chiến Việt Nam trong phòng, chống đại dịch.
Kết quả kiểm tra, bệnh viện được phái bộ đánh giá tổng thể khả năng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ ở mức “rất tốt”. Đội ngũ nhân viên y tế được đánh giá cao về khả năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và tuân thủ các quy định của phái bộ.

 

Veröffentlicht 6. April 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,