Archiv für das Schlagwort ‘solarenergie

Ägypten will ein Zentrum für grüne Energie werden – Ai Cập với mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng xanh   Leave a comment

Ai Cập với mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng xanh

Tại hội nghị quốc tế về chuyển đổi năng lượng diễn ra trong khuôn khổ Triển lãm Năng lượng Ai Cập 2024 (Egypt Energy Show – EGYPES 2024) ở trung tâm hội nghị quốc tế Al Manara tại New Cairo, Bộ trưởng Dầu khí và Tài nguyên khoáng sản Ai Cập Tarek El Molla khẳng định cam kết của nước này đối với xu hướng toàn cầu sử dụng hydro và các nguồn năng lượng sạch, đồng thời kêu gọi tăng cường viện trợ cho các nước châu Phi để đạt được quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng và an toàn.
22/03/2024 – 08:25 https://nhandan.vn/ai-cap-voi-muc-tieu-tro-thanh-trung-tam-nang-luong-xanh-post800998.html
Ai Cập đang nỗ lực đưa quốc gia Bắc Phi trở thành trung tâm năng lượng xanh của khu vực.
Hội nghị trên được tổ chức vào thời điểm thế giới đang đối mặt những mối đe dọa nghiêm trọng về biến đổi khí hậu, gây nguy hiểm cho tương lai phát triển bền vững. Với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng, an ninh và khử carbon”, hội nghị giúp định hình một tương lai tốt đẹp hơn cho ngành năng lượng và nguồn nhân lực liên quan.
Ai Cập đã thúc đẩy chuỗi quan hệ đối tác đầu tư với các công ty toàn cầu chủ chốt nhằm thiết lập các dự án hydro xanh tại Khu Kinh tế Kênh đào Suez, góp phần vào các nỗ lực nhằm đạt những mục tiêu của Chiến lược Hydro xanh quốc gia. Với mong muốn đưa nước này trở thành trung tâm năng lượng xanh trong khu vực, Quỹ Chủ quyền Ai Cập đã khánh thành nhà máy tích hợp sản xuất amoniac xanh đầu tiên ở châu Phi và các thị trường mới nổi, với sự hợp tác của một số công ty toàn cầu.
Ai Cập mới đây ký bảy Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác phát triển các dự án hydro xanh và năng lượng tái tạo với bảy nhà phát triển toàn cầu. Các đối tác tham gia ký các MOU bao gồm công ty, liên doanh của Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada. Theo đó, bảy nhà phát triển toàn cầu sẽ rót khoản đầu tư 12 tỷ USD cho giai đoạn thí điểm và khoảng 29 tỷ USD cho giai đoạn đầu, nâng tổng vốn đầu tư lên khoảng 41 tỷ USD trong vòng 10 năm.
Là quốc gia nổi tiếng với các di sản văn hóa, cổ vật, Ai Cập đã triển khai dự án thiết lập các trạm năng lượng mặt trời tại một số bảo tàng và địa điểm khảo cổ trên phạm vi toàn quốc. Dự án nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Du lịch và Cổ vật giúp biến các bảo tàng và địa điểm khảo cổ thành những địa điểm tham quan xanh, sử dụng năng lượng mặt trời như một giải pháp thay thế bền vững và khả thi về mặt kinh tế.
Dự án góp phần bảo tồn, bảo vệ, phục hồi môi trường và mang lại lợi ích thiết thực cho tất cả các di sản văn hóa, nhằm thực hiện chiến lược phát triển bền vững năm 2030 của Ai Cập. Trạm năng lượng mặt trời tại các địa điểm khảo cổ có tác dụng thúc đẩy sử dụng các hệ thống pin mặt trời nhỏ tại Ai Cập.
Trong khi đó, Bộ Điện lực và Năng lượng tái tạo Ai Cập cũng đã ký thỏa thuận trị giá 5 tỷ USD với Công ty Scatec của Na Uy để phát triển một trang trại điện gió với công suất 5 GW tại tỉnh Sohag (miền nam Ai Cập). Đây là một trong nhiều dự án năng lượng tái tạo được Ai Cập triển khai trong một thập niên qua, giữa lúc quốc gia Bắc Phi đặt mục tiêu nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng quốc gia lên 42% vào năm 2030. Công ty Scatec đã hoạt động tại Ai Cập từ năm 2017 sau khi ký hợp đồng mua bán điện có thời hạn 25 năm để xuất khẩu 380 MW điện từ Ai Cập sang châu Âu mỗi năm.
Hồi tháng 5/2023, công ty Na Uy này cũng ký một thỏa thuận với Ai Cập để xây dựng nhà máy sản xuất methanol xanh đầu tiên của quốc gia Bắc Phi tại tỉnh Damietta, thuộc khu vực đồng bằng sông Nile. Năm 2022, Scatec cũng đã ký một thỏa thuận trị giá 6 tỷ USD với Chính phủ Ai Cập để sản xuất hydro xanh tại một nhà máy ở thành phố Ain Sokhna (bên bờ Biển Đỏ). Scatec hiện cũng sở hữu và vận hành công viên năng lượng Mặt trời Benban ở tỉnh Aswan của Ai Cập, một trong những công viên năng lượng Mặt trời lớn nhất thế giới với tổng công suất 1,8 GW.
Thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất điện là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Ai Cập. Quốc gia đông dân nhất thế giới Arab đang nỗ lực trở thành nhà xuất khẩu điện chủ chốt sang thị trường châu Âu thông qua một tuyến cáp ngầm dưới biển nối Ai Cập với Attica của Hy Lạp. Dự kiến được hoàn thành trong bảy năm, tuyến cáp ngầm sẽ truyền tải 3.000 MW điện từ Ai Cập tới châu Âu mỗi năm.
Mong muốn trở thành trung tâm năng lượng khu vực, Ai Cập sẵn sàng hợp tác với các đối tác để xây dựng đường dây liên kết điện với châu Âu. Ai Cập hiện có đường dây liên kết điện với Jordan, Sudan và Libya, đồng thời đang nghiên cứu các dự án tương tự với Saudi Arabia, Hy Lạp, Cyprus và Italia.

Veröffentlicht 22. März 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Eine gemeinsame Vision Chinas und des Nahen Ostens für die Entwicklung grüner Technologie – دیدگاه مشترک چین و خاورمیانه، برای توسعه فناوری سبز   Leave a comment

دیدگاه مشترک چین و خاورمیانه، برای توسعه فناوری سبز

خبرگزاری شین هوا نوشت: دیدگاه‌های مشترک بین‌ چین‌ و کشورهای خاورمیانه در مقابله با چالش‌های جهانی از جمله تغییرات اقلیمی، موجب ایجاد پایه محکمی در همکاری انرژی و فناوری سبز شده است.
19. Dezember 1402, 15:38 https://www.irna.ir/news/85317718/دیدگاه-مشترک-چین-و-خاورمیانه-برای-توسعه-فناوری-سبز

به گزارش ایرنا به نقل از این خبرگزاری، دیدگاه‌های مشترک بین‌ چین و کشورهای خاورمیانه در مقابله با چالش‌های جهانی از جمله تغییرات اقلیمی، موجب ایجاد پایه محکمی در همکاری انرژی و فناوری سبز شده است. این کشورها در چارچوب «توافقات پاریس» با ارائه جدول های زمانی و نقشه راه در جهت کربن‌زدایی قدم‌های مهمی برداشتند.
در ای گزارش خاطرنشان شده است که وزیران امور خارجه ایران، عربستان سعودی، ‌کویت، عمان، بحرین، ترکیه و دبیرکل شورای همکاری خلیج فارس در زمستان ۱۴۰۰ در پکن بر توسعه فناوری سبز تاکید کردند.
در اولین نشست سران چین و کشورهای عربی در آذرماه ۱۴۰۰، پکن متعهد شد که با طرف عربی برای پیشبرد توافقات در زمینه‌هایی از جمله فناوری سبز، امنیت انرژی به مدت سه تا پنج سال همکاری کند.
دوطرف برای ایجاد یک مرکز تحقیقاتی بین‌المللی مشترک برای مبارزه با خشکسالی، بیابان‌زایی و تخریب اراضی و همچنین یک مرکز همکاری برای توسعه انرژی‌های تجدیدپذیر، توافق کردند.
بر همین اساس، شرکت های چینی با ارائه تجربیات و فناوری های نوین خود در پروژه های عظیم انرژی در منطقه خاورمیانه، حضور موثری داشتند.
نیروگاه خورشیدی «الظفره» امارات که چند روز قبل از مراسم نشست تغییرات اقلیمی سازمان ملل، بهره برداری شد.
این نیروگاه که با کمک شرکت های چینی توانست افتتاح شود، برق بیش از ۲۰۰هزار خانوار را تامین خواهد کرد و موجب کاهش ۲.۴ میلیون تن از انتشار گاز های دی اکسید کربن خواهد شد.
شرکت هاربین الکتریک چین با مقامات امارات توافق کرد که اولین نیروگاه زغال سنگ پاک در خاورمیانه در شهر دبی تاسیس کند. این نیروگاه می تواند با ایجاد ۶۰۰ مگاوات برق، ۲۰ درصد از برق این شهر را تامین کند.
بسیاری‌ از پروژه‌های‌ دیگر از جمله بزرگ‌ترین نیروگاه انرژی‌های‌ تجدیدپذیرعمان، نیروگاه خورشیدی ایبری و بزرگترین نیروگاه ذخیره سازی انرژی جهان در ساحل دریای سرخ عربستان سعودی با کمک های شرکت های چینی ساخته شد.
پکن با ارائه سیاست های مالی، بانک های خود را به تامین مالی پروژه های توسعه سبز در خاورمیانه تشویق کرد و بانک مرکزی چین هم در پروژه های نیروگاه زغال سنگ «حسنیان» و نیروگاه خورشیدی «الظفره» امارات سرمایه گذاری کرد.
این بانک همچنین اخیرا اوراق قرضه «یک کمربند و یک جاده» ‌ را به ارزش ۷۷۰ میلیون دلار در جهت تامین مالی این پروژه ها عرضه کرد.
بانک صنعتی و بازرگانی چین هم با اوراق قرضه «کربن زدایی» را به ارزش۶۰۰ میلیون دلار در راستای حمایت مالی از پروژه های «کربن زدایی»، «حمل و نقل سبز» و «پروژه های تجدیدپذیر»، عرضه کرد.
احمد محمد محنا معاون وزیر برق و انرژی های تجدیدپذیر مصر، گفت: پکن و خاورمیانه مکمل یکدیگر در توسعه انرژی های تجدیدپذیر هستند و پتانسیل همکاری بزرگی در بخش های مربوطه دارند.
وی ابراز امیدواری کرد که دو طرف بتوانند همکاری های اقلیمی خود را بیشتر کنند

Veröffentlicht 13. Dezember 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Richtlinien zur Unterstützung der Solarstromproduktion – Nên sớm ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất điện năng lượng mặt trời   Leave a comment

Nên sớm ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất điện năng lượng mặt trời

Bộ Công Thương đang soạn thảo chính sách khung ở tầm vĩ mô phát triển điện năng lượng mặt trời (thuế, phí, cơ chế đấu nối, thủ tục,…). Với tiềm năng của mình, tỉnh Nghệ An cũng có thể phát triển mạnh nguồn năng lượng này.
14/07/2023 03:52 (GMT+7) https://baonghean.vn/nen-som-ban-hanh-chinh-sach-ho-tro-san-xuat-dien-nang-luong-mat-troi-post272777.html
Tại Hội nghị COP26, tổ chức ở Glasgow – Scotland, Vương quốc Anh (tháng 11/2021), Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã cam kết xây dựng và triển khai các biện pháp để đạt mức phát thải ròng bằng 0 (gọi tắt là Net Zero) vào năm 2050. Một trong những biện pháp đạt được mức Net Zero là phát triển năng lượng tái tạo thay thế dần năng lượng sử dụng hóa thạch (than, dầu, khí), trong đó có năng lượng mặt trời.
Quy hoạch điện VIII đã được Chính phủ phê duyệt, khẳng định mục tiêu sản lượng điện sử dụng năng lượng tái tạo đến năm 2030 đạt tỷ lệ 30,9- 39,2%, đến năm 2050 đạt 67,5 – 71,5%. Đặc biệt là đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời áp mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Việt Nam nằm ở vị trí địa lý có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng mặt trời với thời gian nắng bình quân năm đạt 1.700 – 2.500 giờ, cường độ bức xạ mặt trời bình quân 4,6kwh/m2/ngày.
Ngoài Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ có điều kiện ở mức rất tốt, thì Nghệ An cũng như các tỉnh Bắc Trung Bộ có điều kiện tốt để phát triển điện năng lượng mặt trời với thời gian nắng trong năm đạt 1.700 – 2.000h và cường độ bức xạ mặt trời đạt 4,6 – 5,2kwh/m2/ngày, cao hơn bình quân cả nước, gần tương đương với Nam Bộ (xem bảng 1). Trong đó, tổng bức xạ mặt trời ở mức cao trong 9 tháng (từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm – xem bảng 2).
Có thể nói đây là tiềm năng rất lớn cho Nghệ An phát triển điện năng lượng mặt trời. Trong khi đó, Nghệ An là một tỉnh dân đông, diện tích lớn, mật độ dân cư thấp ảnh hưởng đến khâu truyền tải điện. Hơn nữa, trong những năm tới, với sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhu cầu điện tiêu thụ sẽ có sự phát triển đột biến. Việc phát triển điện năng lượng mặt trời, trong đó có sử dụng áp mái là giải pháp hữu hiệu để góp phần giảm áp lực thiếu điện, phục vụ định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Hơn nữa, doanh nghiệp, tổ chức, các hộ gia đình đầu tư điện năng lượng mặt trời áp mái ngoài việc giảm công suất mua từ điện lưới mà còn giảm chi phí tiền điện do được mua giá thấp (do giá bậc thang và giá theo thời điểm), cũng như giảm giá thành do tận dụng kết cấu mái nhà sẵn có.

Từ những vấn đề trên, bên cạnh việc Bộ Công Thương đang soạn thảo chính sách khung ở tầm vĩ mô phát triển điện năng lượng mặt trời (thuế, phí, cơ chế đấu nối, thủ tục,…), tỉnh Nghệ An nên quan tâm một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, tiếp tục mở rộng chính sách hỗ trợ nông dân lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời phục vụ tưới nước trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản góp phần phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Thứ hai, tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về tác dụng, hiệu quả của việc phát triển năng lượng tái tạo nói chung, phát triển điện năng lượng mặt trời nói riêng.
Thứ ba, chủ động xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp và các hộ gia đình lắp đặt điện năng lượng mặt trời áp mái ở các công sở (bao gồm cả cơ quan hành chính, sự nghiệp); mái trụ sở, mái nhà xưởng, nhà hàng, khách sạn đối với các doanh nghiệp; mái nhà ở đối với nhà dân để tự sản xuất tự tiêu thụ.
Bao gồm:
Chính sách hỗ trợ một phần chi phí lắp đặt đối với người dân (tối đa 30%) với loại thiết bị có giá trung bình trên thị trường; Chính sách hỗ trợ một phần lãi suất tiền đầu tư đối với doanh nghiệp, hợp tác xã trong 3 năm đầu (tối đa 50%); Quy định lắp đặt điện năng lượng mặt trời trên mái đối với các công trình xây mới của các tổ chức, doanh nghiệp; Bố trí kinh phí hằng năm để đầu tư lắp đặt thiết bị sản xuất điện năng lượng mặt trời áp mái cho các tổ chức đơn vị hành chính, sự nghiệp (trong đó ưu tiên cho các đơn vị sự nghiệp trước, đơn vị hành chính sau). Lấy chi phí tiền điện tiết kiệm được của các đơn vị lắp trước để tái đầu tư cho các đơn vị sau; Ban hành quy chuẩn địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cung cấp, lắp đặt thiết bị, và nhằm đơn giản hóa thủ tục thẩm định kỹ thuật cũng như công tác phòng chống cháy nổ.
UBND tỉnh giao cho đơn vị có chức năng thu thập số liệu ngày/giờ nắng trong năm, bức xạ mặt trời của từng vùng khác nhau trên địa bàn tỉnh để tư vấn đầu tư có hiệu quả. Bên cạnh đó, tổ chức tập huấn hướng dẫn cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu lắp đặt về quy mô công suất phù hợp với công suất tiêu thụ, thời điểm sử dụng thiết bị điện nhiều (ngày hay đêm), cũng như sử dụng thiết bị tích điện hay không…
Chúng ta đang hướng đến một nền kinh tế xanh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như sống có trách nhiệm với con cháu mai sau. Việc phát triển năng lượng tái tạo góp phần thực hiện mục tiêu đó. Việc lắp đặt hệ thống thiết bị sản xuất điện năng lượng mặt trời trên mái là huy động nguồn lực của cả cộng đồng xã hội, một việc làm “vừa ích nước, vừa lợi nhà”, vừa góp phần xây dựng môi trường sống trong sạch và góp phần thu hút nguồn “đầu tư xanh” về với Nghệ An.

Veröffentlicht 16. Juli 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Andauerndes heißes Wetter und abwechselnde Stromausfälle in Ortschaften im ganzen Land stellen Menschen, Unternehmen, Produktions- und Geschäftsbetriebe … vor viele Schwierigkeiten – Nắng nóng kéo dài cộng với tình trạng cắt điện luân phiên tại các địa phương trên cả nước khiến người dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh… gặp nhiều khó khăn   Leave a comment

Khắc phục tình trạng thiếu điện: Cần giải pháp đồng bộ

Nắng nóng kéo dài cộng với tình trạng cắt điện luân phiên tại các địa phương trên cả nước khiến người dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh… gặp nhiều khó khăn. Chia sẻ bên hành lang Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cho rằng vấn đề thiếu điện không phải mới, muốn khắc phục cần phải có giải pháp đồng bộ.
12/06/2023 – 14:34 https://nhandan.vn/khac-phuc-tinh-trang-thieu-dien-can-giai-phap-dong-bo-post757316.html
Thiếu điện kéo dài nhiều năm chưa khắc phục đượcDer jahrelange Strommangel konnte nicht überwunden werden
Theo đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), điện là một vấn đề rất quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt của người dân, song tình trạng thiếu điện đã xảy ra nhiều năm nay, đặc biệt là ở miền bắc, gây bức xúc cho người dân.
“Thí dụ Hà Nội trong mấy ngày nay giữa thời điểm nắng nóng mà phải tiết kiệm điện, cắt điện thì người dân cũng cảm thấy rất bức xúc”, đại biểu Phạm Văn Hòa chia sẻ, đồng thời nêu băn khoăn tại sao tình trạng thiếu điện này kéo dài đã nhiều năm mà chưa khắc phục được?
Theo đại biểu, vấn đề này có phần trách nhiệm quản lý nhà nước thuộc về Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
“Một số doanh nghiệp điện, đặc biệt là các Tổng công ty điện lực cho biết, các dự án điện năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, xây dựng nhà máy nhiệt điện vẫn đang chờ Ủy ban Quản lý vốn phê duyệt, mà Ủy ban lại chậm trễ thì tôi nghĩ rằng ở đây có trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn trong tình hình hiện nay”, đại biểu Phạm Văn Hòa cho hay.
Theo đại biểu tỉnh Đồng Tháp, Quy hoạch điện VIII sắp tới đây Bộ Công Thương tổ chức thực hiện mà không có vốn sẽ dẫn đến tình hình thiếu điện có thể còn căng thẳng hơn trong thời gian tới.
Do đó, theo đại biểu Phạm Văn Hòa, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương là phải tham mưu cho Chính phủ để chỉ đạo, điều hành hoạt động của của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước.
Ngoài ra, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước phải giám sát, thẩm định, thẩm tra lại những dự án mà EVN đề xuất, qua đó nhanh chóng đưa những dự án vào hoạt động để có thêm nguồn điện.
Đặc biệt, đối với các dự án năng lượng tái tạo mà các doanh nghiệp điện gió, điện mặt trời chưa hòa mạng được, EVN cũng phải cần nhanh chóng làm việc cụ thể với các doanh nghiệp này để giải quyết vấn đề, qua đó giảm bớt gánh nặng cho ngành điện lực.
Bên cạnh đó, EVN cũng cần điều hành và chấn chỉnh lại hoạt động của mình để có đủ điện thường xuyên, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân.
Nói về thực trạng nhiều địa phương bị cắt điện như hiện nay, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, không đủ nguồn điện cung cấp thì buộc EVN phải cắt điện.
“Chúng ta thấy một số hồ thủy điện đang ở mực nước chết, không có khả năng phát điện, đây cũng là nguyên nhân khách quan vì không mưa thì làm sao có nước để phát điện”, đại biểu tỉnh Đồng Tháp nói.
Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng cho biết, vừa rồi Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực đã phải xin lỗi người dân về tình trạng cắt điện và vị này cũng đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp cho việc có điện sắp tới.
“Việc khắc phục được những hạn chế, tiết kiệm điện cho thời gian tới là hết sức cần thiết. Để xem EVN điều hành lưới điện cho người dân, doanh nghiệp sắp tới sẽ ra sao thì chúng ta mới có những đánh giá. Tuy nhiên, phải nói rằng nếu tình hình nắng nóng kéo dài và không có mưa, thủy điện không hoạt động được thì tình trạng thiếu điện sẽ vẫn còn tiếp diễn”, đại biểu Phạm Văn Hòa cho biết.

Thiếu điện không phải là chuyện mớiStrommangel ist keine neue Sache
Chia sẻ thêm về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho biết, hiện đang bước vào mùa hè rất nóng nực, điện năng tiêu thụ tăng cao dẫn đến nguồn cung điện bị thiếu hụt.
“Những điều đó đã đặc biệt thu hút sự chú ý quan tâm của người dân, doanh nghiệp và cử tri cả nước. Tuy nhiên, câu chuyện thiếu điện nghiêm trọng trong mùa hè này không phải là chuyện mới”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho biết.
Theo Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, nhiều năm qua, chúng ta đã phải đối mặt với tình trạng thiếu điện và chủ yếu diễn ra tại khu vực miền bắc. Nguyên nhân thiếu điện EVN đã giải thích rất rõ, đó là nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tăng cao trong mùa hè và càng ngày nhu cầu càng tăng.
“Nhu cầu sử dụng điện lớn, nhưng nguồn cung cấp điện lại phụ thuộc vào thời tiết, bởi các nhà máy thuỷ điện có vận hành được hết công suất còn phụ thuộc vào mực nước trong hồ chứa thuỷ điện”, đại biểu đoàn Hải Dương phân tích.
Bên cạnh thuỷ điện, thời gian qua, nguồn cung cho nhiệt điện cũng bị phụ thuộc. Theo báo cáo của EVN, nguồn cung than trong nước cung cấp cho nhiệt điện mới chỉ đáp ứng được khoảng hơn 40%, còn lại phải nhập khẩu, như than, xăng dầu…, song nguồn cung này cũng bị gián đoạn do ảnh hưởng từ khủng khoảng năng lượng toàn cầu.
Cũng theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, nếu muốn khắc phục được tình trạng thiếu điện thì phải có giải pháp đồng bộ. Trong đó, giải pháp được nhiều người nhắc đến bên cạnh thuỷ điện, nhiệt điện là cần hướng đến năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời.
Nhiều bài toán đặt ra để bảo đảm cung ứng điệnDie Sicherstellung der Stromversorgung stellt viele Probleme dar
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, việc phát triển các nguồn điện, nhất là năng lượng tái tạo phải có mức độ, chiếm tỷ trọng nhất định trong tổng đầu tư chứ không thể phát triển ồ ạt.
Dẫn lại câu nói của Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên khi trả lời trước Quốc hội về vấn đề này, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cho rằng, ban ngày có nắng thì mới sản xuất được điện mặt trời, còn ban đêm không có nắng thì “lấy đâu ra”.
“Năng lượng tái tạo phát triển nhiều ở vùng không có phụ tải, phải truyền tải đi xa, muốn làm vậy phải có quy hoạch, kế hoạch, chiến lược đầu tư rõ ràng. Còn đầu tư rồi, không đồng bộ với truyền tải thì không được“, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu quan điểm.
Nhắc lại việc đã đưa ra cảnh báo thiếu điện từ vài năm trước, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh – đại biểu Quốc hội đoàn tỉnh Quảng Ninh cho rằng, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phục hồi ở mức khoảng 6-7%, tình trạng thiếu điện sẽ còn diễn ra nhiều hơn chứ không phải chỉ như hiện nay.
Nói về nguyên nhân thiếu điện, ngành điện cho rằng, do nắng nóng dẫn đến tiêu thụ điện tăng vọt, nên phải cắt điện luân phiên để giảm tải. Thế nhưng, một thực tế khác được chỉ ra là trong những năm qua không có dự án nào lớn được đầu tư và nếu có thì cũng chậm triển khai.
Về vấn đề này, theo đại biểu Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế đã có báo cáo và chỉ rõ những doanh nghiệp, dự án chậm phát triển nguồn điện do các tập đoàn năng lượng triển khai đầu tư, bao gồm EVN, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp than-khoáng sản Việt Nam.
Đặt trong bối cảnh thực hiện Quy hoạch điện VIII, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhận định sẽ có nhiều bài toán đặt ra để bảo đảm cung ứng điện.
Nêu rõ thực trạng phát triển thủy điện, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cho biết, hiện nguồn thủy điện đã khai thác tới 80% công suất và gần như không còn dư địa phát triển.
Trong khi đó, việc phát triển nguồn nhiệt điện than phải được đặt trong mối quan hệ với những cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).
Vì vậy, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cho rằng, việc ứng xử với điện than cũng là câu chuyện phải tính, đồng thời cho biết tới đây, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội sẽ thực hiện chuyên đề giám sát về năng lượng.
Cũng chia sẻ về vấn đề này, đại biểu Đỗ Thị Lan – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh cho biết, dù Chính phủ đã có chủ trương phát triển điện tái tạo cùng với nhiệt điện than, khí, nhưng kế hoạch kết nối và sử dụng điện tái tạo còn chậm. Việc vận hành hệ thống nhiệt điện cũng chưa chủ động, chưa có chiến lược bảo đảm nguồn điện.
Từ thực tế này, đại biểu Đỗ Thị Lan nhấn mạnh phải triển khai đồng bộ và hiệu quả Quy hoạch điện VIII vừa được phê duyệt, đồng thời xây dựng chiến lược và kế hoạch cung ứng điện trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Premierminister genehmigt Energieplanung VIII – Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch điện VIII   Leave a comment

Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch điện VIII

Am 15. Mai erließ der Premierminister den Beschluss Nr. 500/QD-TTg zur Genehmigung der nationalen Elektrizitätsentwicklungsplanung für den Zeitraum 2021–2030 mit einer Vision bis 2050 (Energieplanung VIII).
Ngày 15/5, Thủ tướng ban hành Quyết định số 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện VIII).
16/05/2023 – 14:57 https://baonghean.vn/thu-tuong-phe-duyet-quy-hoach-dien-viii-post269661.html Theo Phạm Duy (vtc.vn)
Theo đó, Quy hoạch điện VIII quy hoạch phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải ở cấp điện áp từ 220 kV trở lên, công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên lãnh thổ Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm cả các công trình liên kết lưới điện với các quốc gia láng giềng.
Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
Quy hoạch điện VIII đặt ra mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cùng với đó, thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với hiện đại hóa sản xuất, xây dựng lưới điện thông minh, quản trị hệ thống điện tiên tiến, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới. Đồng thời, hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới.
Về mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội; Bảo đảm cung cấp điện an toàn, tin cậy.
Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN; Phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).
Phát triển năng lượng tái tạo, xuất khẩu điện
Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5-71,5%; Kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện đạt khoảng 204-254 triệu tấn năm 2030 và còn khoảng 27-31 triệu tấn vào năm 2050. Hướng tới đạt mức phát thải đỉnh không quá 170 triệu tấn vào năm 2030; Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, đủ khả năng tích hợp, vận hành an toàn hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn.
Về phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo, dự kiến đến 2030, hình thành 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng bao gồm sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện; công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ khi có các điều kiện thuận lợi.
Bên cạnh đó, phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo và sản xuất năng lượng mới phục vụ xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2030, quy mô công suất xuất khẩu điện đạt khoảng 5.000 – 10.000 MW.
Giai đoạn 2021 – 2030 ước tính tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 134,7 tỷ USD; định hướng giai đoạn 2031 – 2050 ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 399,2 – 523,1 tỷ USD, trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 364,4 – 511,2 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 34,8 – 38,6 tỷ USD, sẽ được chuẩn xác trong các quy hoạch tiếp theo.
Quy hoạch điện VIII được phê duyệt nhất quán quan điểm: Điện là ngành hạ tầng quan trọng, phát triển điện lực phải đi trước một bước tạo nền tảng thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Quy hoạch phát triển điện phải có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, bền vững và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết.
Phát triển điện lực theo nguyên tắc tối ưu tổng thể các yếu tố về nguồn điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, có lộ trình phù hợp đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường và chuyển đổi mô hình kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia với chi phí thấp nhất.
Quy hoạch phát triển điện phải dựa trên cơ sở khoa học, có tính kế thừa, mang tính động và mở nhưng không hợp thức hóa những sai phạm. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước, kết hợp với xuất, nhập khẩu hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Coi phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới là cơ hội để phát triển tổng thể hệ sinh thái công nghiệp năng lượng.
Nhà nước tập trung đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế để phát triển nhanh ngành điện trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh và thực hiện cơ chế thị trường về giá bán điện, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia đầu tư, sử dụng điện và đáp ứng yêu cầu phát triển của các vùng, miền.
Phát triển điện phải bám sát xu thế phát triển của khoa học – công nghệ trên thế giới, nhất là về năng lượng tái tạo, năng lượng mới, gắn với quá trình chuyển đổi nền kinh tế đất nước theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp. Chuyển dịch năng lượng phải phù hợp với xu hướng quốc tế và đảm bảo bền vững, công bằng, công lý.

Veröffentlicht 18. Mai 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Im Bericht über die Umsetzung von Richtlinien und Gesetzen zur Energieentwicklung für den Zeitraum 2016–2021 aktualisierte die Regierung neue Informationen zur Abfallbehandlung aus Solarzellen – Tại báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021, Chính phủ đã cập nhật những thông tin mới liên quan đến xử lý rác thải từ pin mặt trời – Die Menge an Solarzellen die in den nächsten 20 Jahren entsorgt werden muss wird riesig sein – Số lượng pin mặt trời thải bỏ trong 20 năm tới sẽ rất lớn   Leave a comment

Không nước phát triển nào coi pin mặt trời là chất thải nguy hại

Chính phủ cho rằng không có nước phát triển nào coi pin mặt trời là chất thải nguy hại và đề xuất thu gom xử lý các chất thải, tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng.
10/05/2023 – 17:13 https://baonghean.vn/khong-nuoc-phat-trien-nao-coi-pin-mat-troi-la-chat-thai-nguy-hai-post269346.html (vietnamnet.vn)
Số lượng chưa nhiều nhưng đáng được lưu ý
Tại báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021, Chính phủ đã cập nhật những thông tin mới liên quan đến xử lý rác thải từ pin mặt trời.
Mặc dù số lượng chưa nhiều nhưng Chính phủ đánh giá rác thải từ tấm pin mặt trời „cũng đáng được lưu ý“. Việt Nam mới tham gia thị trường năng lượng tái tạo nên chưa có các dự án điện mặt trời hoặc điện gió nào ở giai đoạn tháo dỡ.
Báo cáo cho rằng: Do Việt Nam có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ cao, nhiều nơi nhiệt độ ngoài trời lúc nắng cao điểm có thể lên đến >40-50oC, khi đó các tấm kính của pin mặt trời hấp thụ nhiệt có thể lên đến >60oC, có thể gây ảnh hưởng đến lớp nhựa dán bên trong của các lớp trong tấm pin hoặc xảy ra hiện tượng cong vênh kính và khung của tấm pin, làm giảm tuổi thọ và hiệu suất của tấm pin. Đặc biệt, khi nhiệt độ không khí đang cao bất chợt gặp mưa nguy cơ cong vênh biến dạng tấm pin sẽ gia tăng.
Hơn nữa, chất lượng không khí của Việt Nam kém, thành phần không khí chứa nhiều loại chất ô nhiễm (ví dụ: muội) khi bám trên bề mặt kính của tấm pin khó có thể vệ sinh, nên sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của tấm pin. Gió lốc và bão lũ, sạt lở là những nguyên nhân làm hư hỏng các tấm pin.
Do đó, Dự thảo quy hoạch năng lượng quốc gia và dự thảo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của quy hoạch năng lượng quốc gia đã xác định cần thiết xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn chất lượng tấm pin mặt trời.
Điều này để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của pin như cam kết của nhà cấp hàng, đồng thời giảm lượng chất thải rắn từ các tấm pin mặt trời do hư hỏng; ban hành các quy định về thu hồi, quản lý các tấm pin mặt trời thải bỏ, trách nhiệm của các chủ đầu tư trong việc quản lý và xử lý các tấm pin mặt trời thải bỏ này…
Việc nghiên cứu các công nghệ và giải pháp thu hồi, xử lý và tái chế các tấm pin mặt trời hỏng trong thời gian tới cũng được tính đến. Điều này nhằm chủ động ứng phó trong cuối kỳ quy hoạch khi lượng chất thải từ pin mặt trời gia tăng với số lượng lớn.
„Trong tương lai, vào cuối kỳ quy hoạch khi số lượng loại chất thải này tăng lên có thể thí điểm xử lý“, Chính phủ nêu hướng xử lý.
Căn cứ khoản 3 Điều 56 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Chính phủ khẳng định: Việc quản lý, xử lý đối với các tấm quang năng thải bỏ, hỏng hóc sẽ theo thứ tự ưu tiên từ tái sử dụng, bảo dưỡng đến tận dụng linh kiện, tái chế, cuối cùng mới tới chôn lấp theo quy định của pháp luật.

Các nước xử lý tấm pin thải bỏ thế nào?
Dẫn thông tin từ SolarTech (USA), báo cáo nhận định: Tuổi thọ các tấm pin mặt trời kéo dài 20-30 năm, có những panel pin mặt trời từ những năm 1970, 1980 vẫn đang được sử dụng.
Nhiều cơ quan kiểm soát ở các bang và liên bang Mỹ đã cho tiến hành thí nghiệm để kiểm tra tính nguy hại đến môi trường, nhưng phần lớn các sản phẩm đều vượt qua các test này và các cơ quan này không đưa pin mặt trời PV vào diện kiểm soát chất thải nguy hại.
Có nhiều biện pháp khác nhau đối với các panel hết hạn, nhưng chủ yếu là tách các thành phần vật liệu cấu tạo nên panel (kính, cell, kim loại, plastic/polymer) để tái sử dụng, như các tấm thủy tinh thì làm chai lọ, các cell thì được xử lý hóa học để các nhà máy tái sử dụng sản xuất các cell cho panel mới có hiệu suất/hiệu quả cao hơn…
Theo IEA Photovoltaic Power Systems Programme – IEA PVPS (Thụy Sỹ), tổ chức này đã khảo sát, nghiên cứu về việc xử lý pin mặt trời hết hạn sử dụng từ rất lâu và ở nhiều nước.
Theo tài liệu công bố của IEA PVPS, phản ứng, đánh giá ở các nước như sau:
EU: Đã có quy định tỷ lệ tái chế/tái sử dụng pin mặt trời tại EU là 85%/80%.
Mỹ: Hiện không có luật lệ nào quy định về việc quản lý panel PV hết hạn sử dụng.
Nhật Bản: Không có quy định cụ thể về việc xử lý các pin mặt trời hết hạn sử dụng, các panel nếu phải thải bỏ (nếu không còn được sử dụng) thì được xử lý như chất thải rắn thông thường (không phải nguy hại). Tại Nhật Bản, các panel này cũng được tái chế để sử dụng.
Trung Quốc, Hàn Quốc: Cũng có đánh giá tương tự như trên.
„Như vậy, không có nước phát triển nào coi pin mặt trời PV là chất thải nguy hại, mà đa phần coi là tài nguyên làm vật liệu đầu vào để sản xuất pin mặt trời mới hoặc cho các mục đích khác“, báo cáo của Chính phủ khẳng định.

Veröffentlicht 11. Mai 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Vor kurzem wurde der An Hao Solar Power Park als neues und interessantes Ziel erwähnt – Gần đây, Khu tham quan Điện Mặt trời An Hảo được nhắc đến như điểm dừng chân mới, đầy lý thú   Leave a comment

Tìm về “kỳ quan” Bảy Núi

Gần đây, Khu tham quan Điện Mặt trời An Hảo được nhắc đến như điểm dừng chân mới, đầy lý thú. Không chỉ hiện diện như một vùng “thảo nguyên năng lượng” ngoạn mục, tạo nên nguồn sản lượng điện khổng lồ, hòa mình vào lưới điện quốc gia, Điện Mặt trời An Hảo còn là điểm đến với những trải nghiệm tham quan du lịch sinh thái “có một, không hai” nơi xứ núi…
18/04/2023 – 09:08 https://nhandan.vn/tim-ve-ky-quan-bay-nui-post748297.html

Khu tham quan điện mặt trời An Hảo tọa lạc dưới chân Núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách thành phố Long Xuyên 50km và Châu Đốc khoảng 40km. 10°28′23.3″N 105°00′51.9″E
Khó để hình dung về vùng biên viễn Tây Nam – trước kia hoang vu với đất đá khô cằn, những mùa nắng rát mặt, khan hiếm nước sạch, đời sống dân cư một thời khó khăn – lại có thể trở mình mạnh mẽ và phù phép với “diện mạo” của một khu tham quan du lịch xanh ấn tượng.
Bên cạnh vẻ thâm trầm, hùng vĩ của dãy Thất Sơn, khu tham quan Điện mặt trời An Hảo còn mở ra những đường nét mới, chấm phá cho cảnh sắc nơi đây dáng dấp tiên phong, hiện đại của việc đón đầu xu thế trong đầu tư sản xuất nguồn“năng lượng sạch”.
Bừng sáng dưới ánh trời là các tấm quang pin, tựa những “tấm thảm xanh” nối tiếp nhau, chừng như bất tận. Hòa vào phối cảnh rẻo cao, kiến tạo và mở ra một không gian văn hóa sinh thái mới lạ, thơ mộng và tràn đầy sức sống.
Một “thảo nguyên xanh” mọc lên giữa đại ngàn nắng gió, càng điểm tô cho khung cảnh núi non kỳ vĩ nơi đây, góp phần giúp du khách muôn phương được thưởng ngoạn, tận hưởng những sắc thái riêng biệt, độc đáo. Từ thấp đến cao, từ gần đến xa, phối cảnh nơi đây với Thủy đài Sao Mai, hồ Thiên cảnh, “bàn tay Phật” , vườn thú, chuỗi tiểu cảnh hoa giấy… là các phân khu để du khách tha hồ trải nghiệm. Nơi những vẻ đẹp được hòa điệu, tạo nét gần gũi, thân thiện của phong cảnh hữu tình vùng sơn cước.
Đến đây, du khách được hòa mình vào nhịp thở thiên nhiên, núi non xanh thẫm, vuốt ve những chú cừu mến khách, ngắm đàn cá dưới hồ soi bóng nước lung linh… Ở phía xa, những đóa hướng dương đang vươn về phía mặt trời. Những cụm dừa cạn rung rinh khoe sắc. Vùng thạch thảo tím mơ màng… Tất cả vẽ nên một chân trời cảnh sắc đầy thi vị.
Sự đổi thay kỳ diệu và hiệu ứng tích cực đã truyền đi những thông điệp mạnh mẽ về các giá trị nuôi dưỡng, tầm nhìn, sự vượt khó vươn lên của miền biên thùy nắng gió. Sự phát triển ấy đang tạo ra những hấp lực, khắc tạc nên hình ảnh một “kỳ quan mới” giữa chốn đại ngàn xứ núi. Hứa hẹn là điểm đến đầy sức hút và thắp lên viễn cảnh mới ở miền biên giới Tây Nam.

Veröffentlicht 19. April 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Die Geschichte der Strom- und Wasserspeicherung auf den Spratly-Inseln – Chuyện tích điện, trữ nước trên quần đảo Trường Sa – Eindecken mit sauberer Energie   Leave a comment

Chuyện tích điện, trữ nước trên quần đảo Trường Sa

Việc đảm bảo nguồn điện và nước ngọt để phục vụ rèn luyện, sinh hoạt trên quần đảo Trường Sa luôn được ưu tiên hàng đầu. Quân và dân trên các đảo luôn ý thức được tầm quan trọng của các yếu tố này, do đó thường xuyên sử dụng tiết kiệm, đảm bảo nguồn điện, nước luôn duy trì ổn định. (đảo Sinh Tồn, đảo Song Tử Tây)
22/02/2023 – 12:58 https://baonghean.vn/chuyen-tich-dien-tru-nuoc-tren-quan-dao-truong-sa-post265629.html
Phủ nguồn năng lượng sạch
Con tàu 490 cập bến đảo Song Tử Tây – hòn đảo nằm ở cực Bắc quần đảo Trường Sa vào thời điểm trời nhá nhem tối. Đặt chân lên đảo, ấn tượng với chúng tôi không chỉ là khung cảnh yên bình, không khí mát lành mà đó là những ánh đèn được thắp sáng lên trên các nẻo đường. Những công trình, nhà dân, ngọn hải đăng… rực sáng trong đêm, mọi sinh hoạt tại hòn đảo cũng nhiều nét tương đồng như trên đất liền khi có ánh điện.
Cách xa hàng trăm hải lý, việc đưa điện lưới quốc gia ra đến quần đảo Trường Sa là điều dường như không thể. Do đó, nguồn điện phục vụ rèn luyện, sinh hoạt tại đảo chủ yếu là nguồn năng lượng sạch. Đi trên các con đường của đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông… không khó để bắt gặp những chiếc quạt gió cao hàng chục mét quay liên hồi; trên các công trình, mái nhà của người dân, từng tấm pin mặt trời được phủ kín… Đây là hai thiết bị thu năng lượng sạch tự nhiên là gió và mặt trời để tạo ra điện – nguồn năng lượng đặc biệt quý giá trên quần đảo Trường Sa.
Thượng tá Nguyễn Xuân Trường – Chỉ huy trưởng, Chủ tịch UBND xã đảo Song Tử Tây cho biết: Trước đây cuộc sống, cán bộ, chiến sĩ và người dân rất khó khăn. Khi chưa có hệ thống điện gió và điện mặt trời, nguồn điện trên đảo chỉ có cách là chạy máy phát điện bằng dầu, nguồn điện tạo ra thấp và không ổn định, đôi khi chỉ phát điện được 2 – 3 giờ, phải tiếp nhiên liệu liên tục. Ngày đó điện phải ưu tiên cho các nhiệm vụ quan trọng phục vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, liên lạc… Từ khi có các nguồn năng lượng sạch, nguồn điện trên đảo đã được duy trì ổn định hơn, đời sống của quân và dân trên đảo được cải thiện rõ rệt.
Ra đảo hơn 4 năm nay, gia đình anh Ngọc Đức Phương cũng như nhiều hộ dân khác trên đảo Sinh Tồn đã tự mua sắm, trang bị cho gia đình mình nhiều thiết bị cần thiết phục cho sinh hoạt hàng ngày như ti vi, tủ lạnh, quạt… Anh Phương chia sẻ: “Trước đây, khi nguồn điện chập chờn, các thiết bị liên tục bị gián đoạn khi sử dụng, gia đình phải tranh thủ những giờ có điện để ưu tiên cho việc thắp sáng, nấu nướng, sạc điện thoại để tiện liên lạc. Từ khi hệ thống điện đã được nâng cấp, gia đình đã có thêm điện để có thể xem ti vi, dùng quạt điện, tủ lạnh…”.
Tại quần đảo Trường Sa, nguồn điện được xem là năng lượng quý giá nhất. Ngoài việc thắp sáng vào ban đêm thì nguồn điện đã giúp cho các cán bộ, chiến sĩ được xem truyền hình, tiếp cận với các thông tin, kiến thức về thời sự, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước, xoá đi khoảng cách giữa đất liền và hải đảo. Ngoài ra, do quanh năm bao phủ bởi nắng gió nên việc bảo quản lương thực, thực phẩm gặp nhiều khó khăn. Từ khi nguồn điện được ổn định, quân và dân trên quần đảo đều đã trang bị được tủ lạnh, tủ cấp đông để đảm bảo lương thực trong thời gian dài.
Thực tế cho thấy tại quần đảo Trường Sa, việc phát triển năng lượng sạch rất có tiềm năng khi có số giờ nắng nhiều, sức gió mạnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nước biển và hơi mặn từ biển, nên các quạt gió hay tấm pin năng lượng mặt trời sẽ bị hao mòn theo thời gian, do đó cần phải có yêu cầu cao trong việc quản lý cũng như bảo dưỡng. Các chiến sĩ vận hành luôn phải tìm tòi và học tập bổ sung kiến thức, để các thiết bị luôn hoạt động trơn tru, an toàn, hiệu quả. Hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đều cử các cán bộ, nhân viên kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế các thiết bị phát điện đã hư hỏng trên đảo.
Trung tá Trần Danh Hoàng – Chỉ huy trưởng đảo Sinh Tồn cho biết: Nguồn điện ở Trường Sa đặc biệt quan trọng nên quân và dân trên đảo luôn ý thức được việc tiết kiệm điện, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu. Đảo đã quán triệt rõ đối với các cán bộ, chiến sĩ không sử dụng điện lãng phí, làm ảnh hưởng đến nguồn điện trên đảo; thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện như lắp đặt các thiết bị chiếu sáng đóng ngắt tự động, tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời để chiếu sáng, tự giác tắt các thiết bị điện khi không sử dụng… Nhờ đó, nguồn điện trên đảo đã được duy trì ổn định.

Tiết kiệm từng giọt nước
Nếu như nguồn điện được xem là yếu tố quyết định mọi hoạt động rèn luyện, sinh hoạt trên đảo thì nước ngọt cũng được ví như mạch nguồn sự sống. Giữa trùng khơi quanh năm bao phủ bởi nước biển mặn chát, những giọt nước ngọt luôn được quân và dân trên đảo nâng niu, trân quý.
Theo tìm hiểu, nguồn nước trên các đảo tại Trường Sa được cung cấp bởi 3 nguồn chính, bao gồm nước mưa, nước giếng và máy lọc từ nước mặn thành nước ngọt nhưng mỗi nguồn nước này lại có những khó khăn nhất định.
Nước mưa là nguồn nước được sử dụng nhiều nhất tại Trường Sa. Ở đảo nào cũng xây dựng các bể nước có dung tích hàng trăm mét khối, ngoài ra, tại các hộ dân đều có các bồn chứa, bể chứa nước. Mặc dù vậy, nước ngọt chỉ thực sự đủ khi vào bước vào mùa mưa, đối với mùa khô, nắng nóng liên tục, nguồn nước vẫn chưa thể đảm bảo.
Đối với nguồn nước giếng, tại các đảo như Song Tử Tây, Sinh Tồn đều đã có giếng nước lợ được khoan hàng chục năm trước, nhưng nước ở đây vẫn còn độ mặn nhất định, không thể mang đi tưới cây hay tăng gia sản xuất. Nếu tắm rửa, giặt giũ bằng nguồn nước này cũng phải tráng qua thêm 1 lần nước ngọt nếu không quần áo, đồ dùng sẽ bị gỉ sét, bạc màu.
Trong những năm trở lại đây, tại các đảo trên quần đảo Trường Sa đều đã được trang bị hệ thống máy lọc nước biển thành nước ngọt, việc thiếu nước ngọt tại các đảo đã được cải thiện phần nào. Tuy nhiên, dù có máy nhưng lượng nước có thể lọc liên tục không thể dồi dào như trên đất liền, chưa kể đến việc máy móc vẫn thường xuyên bị gỉ sét do bị muối biển ăn mòn, việc lọc nước cũng tuỳ thuộc vào nguồn điện, nhiên liệu…
Trung tá Lê Ngọc Nam, Chính trị viên phó Đảo Song Tử Tây cho biết: Mặc dù nguồn nước ngọt hiện đã được cải thiện hơn so với trước đây nhưng vẫn phải tiết kiệm. Sau khi tắm rửa, nước ngọt được hứng lại, tận dụng để tưới cây, rau xanh, tăng gia sản xuất. Đảo cũng trồng thêm nhiều cây xanh, tạo mái che để hạn chế tối đa việc nước ngọt bị bay hơi trong những ngày nắng gắt.
Những năm gần đây, từ khi chủ động được nguồn năng lượng sạch, nước ngọt, cuộc sống của quân và dân trên quần đảo Trường Sa đã được cải thiện rõ rệt. Đảo được thắp sáng mỗi đêm, cán bộ, chiến sĩ được xem ti vi, được nghe đài đều đặn. Sinh hoạt của người dân và hoạt động khám chữa bệnh, dạy học, liên lạc về đất liền ở trên đảo cũng thuận tiện hơn rất nhiều. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của quân và dân trên các đảo cũng không ngừng được nâng cao, tiếp thêm ý chí, nghị lực để yên tâm bám biển, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tỉnh Khánh Hòahuyện Đảo Trường Sađảo Song Tử Tây 11°25′44.1″N 114°19′53.2″Eđảo Sinh Tồn 09°53′04.7″N 114°19′48.4″E

„Grüne Energie“ bringt das Sandmeer zum Leuchten – Beim Eintritt in die neue Ära praktizierte Ningxia Xi Jinpings Gedanken zur ökologischen Zivilisation – 沙海里有“蓝海”——宁夏从“治沙”到“用沙”蹚新路 – Die jährliche Produktion von 1,7 Milliarden kWh „grünem Strom“   Leave a comment

沙海里有蓝海”——宁夏从治沙用沙蹚新路

东邻毛乌素,北接乌兰布和,西濒腾格里——宁夏三面环沙,是中国土地沙化最为严重的省份之一。早在几十年前,宁夏就展开了与沙漠艰苦卓绝的较量。上世纪50年代,宁夏创造性使用草方格固定沙丘法,避免我国首条沙漠铁路——包兰铁路沙漠段被流沙掩埋,确保该段铁路几十年来安然无恙。
进入新时代,宁夏践行习近平生态文明思想,在深入推进防沙治沙示范的同时,致力在保护好生态的基础上科学发展沙产业。党的二十大报告指出,要推进美丽中国建设,坚持山水林田湖草沙一体化保护和系统治理。如今,宁夏正通过“借光”发展、生态修复、拓展产业链等途径,努力探索防止沙之害、用好沙之利的新前景。
茫茫沙地上,光伏板绿色发电,板下种植更孕育生机;特色旅游、农家乐演绎起沙漠“变奏曲”……沙漠治理的生态效益、经济效益、社会效益正在这里释放。
2022/10/28 23:42:19 http://www.news.cn/politics/2022-10/28/c_1129086386.htm

绿能点亮沙海
在腾格里沙漠南缘6万亩的沙海上方,鱼鳞片式的光伏板沐浴在耀眼的阳光下。不耗能源、不排废物,这片“蓝海”源源不断地将太阳能转化为电能,每年输出的17亿度“绿电”不仅点亮着周边区域的万家灯火,还穿越戈壁、沙漠、黄河送到全国多地……
腾格里沙漠是我国八大沙漠之一,宁夏境内沙漠光伏资源主要分布在腾格里沙漠地区。作为全国首个新能源综合示范区,多年来,宁夏正努力借助绿色能源探寻用沙的“蓝海”。
从平整沙丘,到扎草方格固沙,再到运用螺旋桩工艺安装光伏板……2013年,中卫沙漠光伏产业园里的第一座光伏电站并网发电。“刚开始环境恶劣,综合成本很高。”不过让华能宁夏第一光伏中心站站长刘明春欣慰的是,经过一个夏天,草就长了起来。光伏板有遮阳作用,可有效降低地面温度、减少水分蒸发,有利于地面土壤蓄水,植被长势也会越来越好。
十多年来,宁夏在加快恢复自然植被、实现“人进沙退”的同时,不断提高土地、太阳能等多种资源综合利用效率,实现光伏发电与生态修复协同均衡发展,一幅多能互补、生态融合发展的蓝图正在荒漠化土地上徐徐展开……
“实现碳达峰碳中和是一场广泛而深刻的经济社会系统性变革。习近平总书记所作的党的二十大报告对积极稳妥推进碳达峰碳中和作出了系统的安排部署。我们要坚决贯彻落实党中央决策部署,切实推动绿色发展,高质量发展。”党的二十大代表、中卫市委书记张利说,生态优化、绿色低碳的高质量发展道路一定会越走越宽阔。
银东直流是我国“西电东送”的重要直流输电工程。“在宁夏境内,有45座铁塔处于沙漠地带。沙丘常常没过塔腿,刮起风来,塔基又会裸露在外。”国网宁夏电力超高压公司无人机班班长白陆说。
近年来,当地通过扎草方格把流动沙丘改造成固定、半固定沙地,再在草方格中栽植白柠条,撒播沙蒿等混合种子,逐步恢复塔下的植被……生物固沙模式有效解决了风沙侵害塔基、线路的问题,为电力安全输送提供了保障。
如今,俯瞰毛乌素沙地西南缘,25公里长的“银色长龙”和“绿色长龙”上下平行蜿蜒穿越沙漠,壮观景象直入眼帘。穿沙铁塔不再“风动塔摇”,为宁夏越来越多的“绿电”外送扎下坚实根基。
“植被成活率从最初不到20%提高至现在的80%以上,曾经沙害侵袭的地方已被治理成固定沙地,生命迹象也慢慢多起来,现在巡线不时能看到野兔、沙蜥、狐狸等野生动物呢。”白陆说。

沙地刨出金饭碗
银川黄河东岸16万亩的荒漠化土地上,“追光逐日”的不仅是上方的光伏板,还有下方的枸杞树。
板上发电、板下种地、共享阳光、一地两用……在全球单体规模最大的单晶硅智能光伏电站——宁夏宝丰农光一体光伏电站,“农光互补”发展模式不仅让沙地大变样,还大大促进了乡村基础设施建设,带动当地农户就业增收。
“每年仅枸杞除草、修剪、采摘及清洁光伏组件等工作,就可提供用工需求约10万人次,为每户家庭增收4万多元。一部分当地农民通过学习技术逐步转变为产业工人。”宁夏宝丰新能源科技股份有限公司副总裁文志学说。
“过去就想着怎么让在沙漠里种的树活下来,从没想过有一天能靠沙漠富起来。”在毛乌素沙地边缘的宁夏灵武白芨滩国家级自然保护区管理局大泉管理站里,职工哈淑梅在管护防护林的同时,种起了沙漠蔬菜,还在养殖场托管了3头奶牛领分红,每年收入超过10万元。
观念一变天地宽。变“沙害”为“沙利”,随着人们对沙漠资源的认识不断深入,采用先进的生态循环模式,一些沙漠边缘地区拥有了像草原一样良好的养殖环境。
在腾格里沙漠东南缘的中卫市沐沙牧场,2.7万多头奶牛成群趴在沙子上,舒适地沐浴着秋日和煦的阳光。很难想象,几年前这里的流动沙丘还有七八十米高,风沙不仅阻挡了当地群众的门窗,也阻碍了他们的致富之路。
“沙漠干燥、通风好、病害少,在沙漠里养奶牛能有效降低常见病的发病率,鲜奶品质高。”宁夏中卫市沐沙畜牧科技公司董事长杨飞说,牧场日产330多吨高品质鲜奶,运送给国内知名乳企,通过“龙头企业+合作社+基地+农户”的发展模式,带动周边8个乡镇、54个村的2万多户农户增收致富。

大漠成为旅游热点
黄河穿城而过的宁夏中卫市,紧邻腾格里沙漠。沙漠离市区最近时只有几公里,直接威胁人类生存和黄河安全。经过持续努力,如今中卫市境内绝大部分沙漠得到有效治理,剩余的原始沙漠风貌则成了宝贵的旅游观光资源。
腾格里沙漠中,如群星般的一组建筑格外引人注目。“沙漠星星酒店前年试营业以来,尽管受到疫情等不利条件影响,不少喜欢‘野奢’的高端消费群体仍十分青睐这里的沙漠景观。”中旅(宁夏)沙坡头旅游景区有限公司副总经理朱文军说。沙漠星星酒店因主打沙漠与星空元素迅速走红,在旅游旺季甚至一房难求。
沙坡头、沙湖、黄河宿集……“大漠牌”知名景点已是宁夏的文旅标识之一。以沙坡头国家5A级旅游景区为例,这一景区集沙漠、黄河、高山、绿洲为一体,是第一个国家级沙漠生态自然保护区,2021年带动中卫市接待游客887万人次,实现旅游收入58.7亿元。
近年来,“新、特、精”成为宁夏深挖“三面环沙”独特资源禀赋的新方向。多名旅游业内人士感慨,“沙漠游”人气旺,不仅仅让游客来看风景打卡,更是把人们与沙漠抗争中积淀的治沙精神传递到游客的内心深处。近年来,“研学游”等富有人文气息和文化底蕴的“旅游+”项目日益走俏。
“党的二十大报告指出,加快发展方式绿色转型。我们开发沙漠旅游,是依托沙漠原生态资源创造产业价值,不是向环境索取资源,而是在保护与可持续发展的基础上,让现有的环境发挥更大效益。”宁夏中卫大漠星河度假区运营总监刘惠玲说。
据朱文军介绍,在沙漠中开发旅游业,酒店的建造和用水要特别注重环境保护,不能给当地带来污染。“下一步,我们将鼓励游客使用非一次性拖鞋、牙刷,并探索将酒店的减排情况和网络支付优惠挂钩,保护好这张‘沙漠名片’。”
一头承载着艰苦卓绝的治理努力,一头延伸出人类与沙漠共生共存共同发展的美好愿景,茫茫沙海中正孕育出人与自然和谐共处的更多可能。

Veröffentlicht 30. Oktober 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Neue Ära für grüne Wirtschaftsentwicklung – Vietnam tritt in eine neue Phase seiner Bemühungen ein seine Wirtschaft auf grünes Wachstum mit strategischen Zielsetzungen umzustellen – Kỷ nguyên mới cho phát triển kinh tế xanh   Leave a comment

Kỷ nguyên mới cho phát triển kinh tế xanh

Mặc dù năng lực, trình độ và nguồn lực còn nhiều hạn chế so với các quốc gia phát triển nhưng Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới trong nỗ lực chuyển dịch nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh với những mục tiêu chiến lược và cam kết quốc tế rất cao.
Những dấu mốc quan trọng cho kỷ nguyên mới về phát triển kinh tế xanh đang được thiết lập thông qua việc Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 (Chiến lược); Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh và gần đây nhất là thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh.
12/09/2022 – 06:02 https://nhandan.vn/ky-nguyen-moi-cho-phat-trien-kinh-te-xanh-post714763.html
Dự án điện gió Nam Bình 1 tại xã Nam Bình, huyện Ðắk Song, tỉnh Ðắk Nông có công suất 30MW với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.

Xác định những vấn đề then chốt
Bên cạnh việc kế thừa có chọn lọc những thành tựu của Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020, Chiến lược tăng trưởng xanh của giai đoạn 2021-2030 được bổ sung nhiều khía cạnh mới, bao gồm khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số và một số khía cạnh xã hội.
Một nội dung đặc biệt quan trọng được thực hiện song hành với Chiến lược là cam kết của Việt Nam về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26). Mục tiêu này được thực hiện chủ yếu thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát thải thấp và thay đổi quan trọng đầu tiên là những nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh, cập nhật dự thảo Quy hoạch điện VIII theo hướng giảm dần phụ thuộc nhiệt điện than, dành sự ưu tiên cao cho phát triển năng lượng tái tạo với cơ cấu và sự phân bố hợp lý.
Thông tin về vấn đề này, ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Ðiện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) cho biết, cam kết của Việt Nam tại COP 26 đã làm thay đổi hoàn toàn quan điểm phát triển điện lực trong tương lai. Vì vậy, dự thảo Quy hoạch điện VIII mặc dù trước đó đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng phải hiệu chỉnh lại toàn bộ phương án phát triển điện tới năm 2045 để cập nhật, điều chỉnh theo mục tiêu cam kết tại COP 26. Các yêu cầu mới buộc quá trình chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh phải đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia trong trung và dài hạn; xác định cơ cấu năng lượng tối ưu và bền vững của đất nước; thu hút mạnh mẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng; tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng sạch hơn, xanh hơn và các nguồn năng lượng tái tạo. Ðồng thời phải nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm cường độ sử dụng năng lượng và sử dụng điện của nền kinh tế, tạo điều kiện để các đối tượng trong xã hội, mọi tầng lớp nhân dân đều được tiếp cận và thụ hưởng lợi ích từ các chính sách phát triển năng lượng bền vững với chi phí hợp lý.
Nêu những vấn đề then chốt để chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh, tiến tới hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng xanh của nền kinh tế, Thứ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh: Chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, bền vững là xu thế tất yếu và không thể đảo ngược. Việc sử dụng năng lượng hiệu quả là hết sức quan trọng trong chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, bền vững nên cần có các biện pháp chủ động hơn nữa trên phạm vi toàn quốc cũng như tăng cường năng lực tốt hơn cho địa phương. Quá trình chuyển dịch này của Việt Nam cần nhận được sự đồng hành và hỗ trợ thỏa đáng từ các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển và doanh nghiệp lớn của thế giới; với quyết tâm chính trị lớn; sự phối hợp đồng bộ, toàn diện từ tất cả các bên liên quan; sự đồng lòng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Cần huy động nguồn lực lớn
Cùng với những hoạch định lớn về phương án, chính sách cho từng nhiệm vụ và hoạt động cụ thể, quy mô về nguồn lực cần thiết huy động cho tăng trưởng kinh tế xanh cũng bắt đầu được tính toán và công bố.
Trong Báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển cho Việt Nam công bố mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) dự kiến Việt Nam sẽ cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD từ nay đến năm 2040 để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng khí hậu và phát thải ròng bằng 0. WB cũng lưu ý, nếu có các chính sách và chiến lược phù hợp, Việt Nam có thể tận dụng những hoạt động khử carbon của mình để đạt được mục tiêu phát triển sao cho phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 mà không làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP. Các cam kết của Chính phủ có thể và cần được củng cố bằng sự tham gia của khu vực tư nhân trong nước và thông qua các nguồn lực tài chính nước ngoài, nhà nước và tư nhân.
Trong khi đó, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, Việt Nam cần thêm khoảng 100 tỷ USD cho thích ứng biến đổi khí hậu và 373 tỷ USD để đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Vì vậy, bên cạnh tinh thần phát huy nội lực cần tăng cường sự hợp tác từ các đối tác phát triển thông qua những hỗ trợ đủ mạnh về tài chính và kỹ thuật. Sau hội nghị COP26, các đối tác phát triển, các định chế tài chính quốc tế đã thể hiện mong muốn và cam kết hợp tác, đồng hành Chính phủ Việt Nam để triển khai thực hiện các cam kết. Ông Rahul Kitchlu, chuyên gia của WB cho biết, WB sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực chuyển dịch năng lượng thông qua hoạt động chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quốc tế và huy động nguồn vốn chi phí thấp dành cho biến đổi khí hậu, giúp Việt Nam chuyển dịch năng lượng xanh hiệu quả, bền vững.
Huy động và bố trí nguồn lực cho tăng trưởng xanh là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định đến hiệu quả thực thi chiến lược tăng trưởng xanh trong kỷ nguyên mới. Cơ cấu nguồn lực cho giai đoạn 2021-2030 được huy động từ ngân sách nhà nước, nguồn tài chính hỗ trợ quốc tế, gồm vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn hỗ trợ và vay ưu đãi cho tăng trưởng xanh. Trong cơ cấu nguồn lực còn có vốn vay thương mại và đầu tư tư nhân thông qua các khoản cấp tín dụng xanh, trái phiếu doanh nghiệp xanh; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho tăng trưởng xanh, thu từ trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon và nguồn vốn cộng đồng, vốn xã hội khác như vốn huy động công-tư cho các dự án xanh, các quỹ đầu tư trong nước nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, giảm và thích ứng biến đổi khí hậu.

Veröffentlicht 12. September 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Vuong Dinh Hue, Vorsitzender der Nationalversammlung: Das Atomkraftprojekt in Ninh Thuan zu stoppen ist die richtige Entscheidung der Zentralregierung – Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Dừng dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận là quyết sách đúng đắn của Trung ương   Leave a comment

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Dừng dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận là quyết sách đúng đắn của Trung ương

Ngày 6/4, tại Nhà Quốc hội, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội chủ trì buổi làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho ý kiến về báo cáo giám sát 5 năm thực hiện Nghị quyết số 31/2016/QH14 ngày 22/11/2016 của Quốc hội về dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
06-04-2022, 18:43 https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/dung-du-an-dien-hat-nhan-tai-ninh-thuan-la-quyet-sach-dung-dan-cua-trung-uong-692188/
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến tại buổi làm việcCuộc họp có ý nghĩa quan trọng, cho ý kiến nội dung báo cáo giám sát của Ủy ban Kinh tế và việc chuẩn bị cho việc sơ kết 5 năm việc thực hiện Nghị quyết số 31/2016/QH14 của Quốc hội.
Trước đó, vào tháng 10 năm 2021, Chủ tịch Quốc hội đã có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về kết quả thực hiện Nghị quyết số 31/2016/QH14 của Quốc hội về dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Tiếp sau đó, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thành lập Đoàn giám sát, khảo sát thực tiễn tại Ninh Thuận…
Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc hôm nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá các kết quả ấn tượng và rất quan trọng nói trên đã khẳng định chủ trương, chính sách rất đúng đắn, sáng suốt, có tính lịch sử và nổi bật của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, và là kết quả triển khai kịp thời Nghị quyết số 31/2016/QH14 của Quốc hội và Nghị quyết số 115-NQ/CP của Chính phủ.
Tuy còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng với quyết tâm lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận với sự hỗ trợ của trung ương, đã huy động được các thể chế, nguồn lực để từng bước hiện thực hóa chủ trương xây dựng tỉnh Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước, thu hút được các nhà đầu tư lớn chiến lược, tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm, đột phá, có những dự án lớn có tính lan tỏa được triển khai”- Chủ tịch Quốc hội đánh giá.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tiếp thu ý kiến tại cuộc họp, phối hợp các bộ, ngành và tỉnh Ninh Thuận hoàn thiện báo cáo giám sát kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 31 của Quốc hội, xem xét, đánh giá những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế, nhất là về vấn đề di dân, tái định cư, quy hoạch, bố trí đất đai cho sản xuất sau khi dừng triển khai dự án điện hạt nhân, kiến nghị đề xuất với Quốc hội, Chính phủ để tiếp tục tháo gỡ, tạo điều kiện cho tỉnh Ninh Thuận tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn nữa.
Tới hết năm 2021, Ninh Thuận có quy mô phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo lớn nhất nước với tổng công suất là 3.205 MW, bao gồm 2.296 MW điện mặt trời trang trại, 287 MW điện mặt trời mái nhà và 622 MW điện gió. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang triển khai 4 dự án lưới truyền tải điện tại Ninh Thuận với mục tiêu đóng điện trong năm nay, tích hợp với các dự án điện gió, điện mặt trời vào hệ thống điện quốc gia,…

Vietnams großes Potenzial für erneuerbare Energien – Tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo của Việt Nam   Leave a comment

Tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo của Việt Nam

Trang mạng entrepreneur.com vừa đăng bài viết nhận định vị thế của Việt Nam như một trung tâm về năng lượng tái tạo tại khu vực Ðông Nam Á. Theo TTXVN, bài viết dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, Việt Nam hiện có công suất điện mặt trời được lắp đặt toàn diện nhất ở Ðông Nam Á, với 16.500 MW được sản xuất vào năm 2020. Việt Nam cũng nằm trong top 10 quốc gia có công suất lắp đặt năng lượng mặt trời cao nhất trên toàn cầu vào năm 2020.
26-01-2022, 07:19 https://nhandan.vn/moi-truong/tiem-nang-lon-ve-nang-luong-tai-tao-cua-viet-nam-683957/
ttxvn_dien-1643158761363Theo tác giả bài viết, với tiềm năng lớn về điện mặt trời và các mục tiêu năng lượng xanh đầy tham vọng vào năm 2050, Việt Nam có nhiều cơ hội để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về năng lượng tái tạo. Ngoài ra, có lý do thuyết phục để thành lập các dự án năng lượng gió ở Việt Nam do Việt Nam có nguồn tài nguyên gió lớn nhất trong khu vực với tiềm năng 311 GW.
Cũng theo bài viết, khí hậu và địa hình của Việt Nam khiến năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió, có triển vọng đầu tư đáng kể. Nguồn tài nguyên gió rộng lớn của Việt Nam là nhờ vào địa lý dài và hẹp của đất nước với hơn 3.000 km đường bờ biển, bao gồm cả đồi và núi. Theo WB, hơn 39% khu vực ở Việt Nam có tốc độ gió lớn hơn 6 mét/giây (m/s), tương đương công suất 512 GW. Việt Nam có tiềm năng lớn, với 8,6% diện tích đất, nước thích hợp cho các trang trại điện gió lớn.
Tác giả bài viết nhận định, Việt Nam gần đây chứng kiến sự tăng trưởng quang điện mặt trời phi thường. Ðây được cho là bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi năng lượng của đất nước khỏi than đá. Công suất điện mặt trời của Việt Nam tăng từ 86 MW vào năm 2018 lên khoảng 16.500 MW vào năm 2020. Do đó, Việt Nam vượt qua Thái Lan để trở thành quốc gia ASEAN có công suất lắp đặt điện mặt trời lớn nhất.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng, nếu duy trì tốc độ mở rộng nhanh chóng về năng lượng tái tạo, Việt Nam sẽ thăng hạng hơn nữa trong bảng xếp hạng, có thể vượt qua các quốc gia như Australia và Italia về các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo và sáng tạo. Hệ thống điện mặt trời cung cấp khoảng 10,6 TWh điện vào năm 2020, chiếm gần 4% tổng sản lượng. Năng lượng mặt trời trên mái nhà sẽ chiếm khoảng một nửa tổng công suất năng lượng mặt trời của Việt Nam vào năm 2030. Theo tác giả bài báo, với môi trường sản xuất năng lượng mặt trời đầy hứa hẹn, các nhà đầu tư quốc tế sẽ khó bỏ qua triển vọng đầu tư sinh lợi như vậy.

Veröffentlicht 26. Januar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Kommunikation über Stromknappheit in einigen Gebieten – 关于电力的通讯——部分地区用电紧张 多方表态保供应 紧张局面将逐步缓解 – Stromrationierung vielerorts blockierte in einigen Gebieten die zivile Nutzung   Leave a comment

关于电力的通讯——部分地区用电紧张 多方表态保供应 紧张局面将逐步缓解

近期,包括辽宁、吉林、广东等地的部分地区出现电力供需形势紧张,一些地区采取了有序用电、拉闸限电等举措。对于此次全国多地出现的结构性电力紧缺,《经济参考报》记者采访了解到,不同地区的具体情况有所差异。总体而言,其背后既有煤炭价格上涨等因素导致的供应不足,也有经济复苏订单增长导致的需求增长等多方原因。
截至记者发稿时,多地电力等部门已经出台措施保障用电,最大可能避免出现拉闸限电情况。业内预计,在各方努力下,电力供应紧张局面预计将逐步得到缓解。与此同时,专家也建议尽快出台应对一次能源价格过快上涨的相关政策,提高发电企业的发电积极性,同时有序推进产业调整,在有条件的地区加快电力市场化改革,提高供给侧效率。
2021/09/28 08:24:46 http://www.news.cn/local/2021-09/28/c_1127910546.htm
65a0348e295f4a43b34598c9b41970e7_title0hStromrationierung vielerorts blockierte in einigen Gebieten die zivile Nutzung多地限电 部分地区民用受阻
近期,包括辽宁、吉林、广东等地出现电力供需形势紧张,一些地区采取了有序用电、拉闸限电等举措。
受煤价居高不下导致发电厂出力下降、外省输电量下降等因素影响,今年7月以来,辽宁电网供需形势持续紧张。9月10日至22日,共启动6轮III级和3轮IV级有序用电措施,期间涉及23196户次企业,最大错避峰243.67万千瓦,用电影响范围限制在部分工业企业。
9月23日至25日,由于风电骤减等原因,电力供应缺口进一步增加至严重级别,辽宁省启动3轮II级有序用电措施,个别时段在实施有序用电措施最大错避峰416.92万千瓦的情况下,电网仍存在供电缺口。为防止全电网崩溃,根据《电网调度管理条例》,东北电网调度部门依照有关预案,直接下达指令执行“电网事故拉闸限电”。拉闸限电不同于有序用电,是保电网安全的最终手段,用电影响范围扩大到居民和非实施有序用电措施企业。
《经济参考报》记者注意到,从8月下旬以来,多地出台了力度不等的停、限电措施,主要集中在高耗能、高排放的工业企业。
以广东为例,目前该省各市已启动有序用电预案,多地工业企业“开三停四”甚至“开二停五”错峰用电,居民用户未受到影响。广东省能源局副局长刘文胜表示,近期全省错峰用电安排在1500万千瓦左右,本轮错峰在双台风高温期间曾一度达2100万千瓦。预计9月广东最高统调负荷需求超过1.41亿千瓦,同比增长11%。
对于个别居民小区出现停电现象,广东电网称是由于设备检修等原因提前预设的计划停电,与有序用电无关。计划停电不是限电,供电部门通过转供电、不停电作业等技术手段减少对用户的影响。

Hohe Kohlepreise und andere Faktoren haben zu einer Lücke bei Stromangebot und -nachfrage geführt煤炭价格高企等多因素导致电力供需缺口 – „Die Situation im Nordosten ist eine ganz besondere
专家指出,当前火电仍然占据我国电力大半壁江山,在上游煤炭价格上涨、下游供电价格上调空间受限的背景下,火电企业发电意愿低迷,直接导致电力紧缺。这也是此次多地尤其是北方地区出现电力缺口的主要原因。
厦门大学中国能源经济研究中心教授孙传旺在接受《经济参考报》记者采访时表示,自8月起,虽然稳价增供政策接连落地,国内煤炭产地逐渐放量,但动力煤供给仍存缺口。同时,1-8月煤炭进口下降约10%,主要动力煤来源地的进口减少明显。
在此背景之下,煤炭价格上涨。辽宁一家火电厂负责人告诉记者,目前标准煤每吨价格已超1000元,创下近20年新高,发电成本抬升了两倍以上,导致火电企业出现全面亏损,“发得越多,亏损越多”。
辽宁省一电力监管部门负责人证实了这一说法。他指出,造成辽宁省目前电力缺口主要因素之一是高企的煤价导致发电企业成本不断抬升,发电企业发电意愿持续低迷。
刘文胜也表示,截至9月25日,国际天然气现货价格已上涨至26.4美元/百万英热,折合到厂均价约7元/立方米;国内燃煤价格超过1500元/吨,折算沿海60万千瓦煤机燃料成本超过0.58元/千瓦时,燃气、燃煤机组发电成本均已大幅高于现行上网电价,气电、煤电企业发电亏损严重、经营困难。
部分高耗能产业“西迁”导致电力需求增长过快也是原因之一。孙传旺指出,如青海1-7月全社会电力需求增长18.0%,而同期发电量只增长了3.9%,造成了当地巨大的供需缺口。云南、广西的情况也是类似,不仅造成当地电力紧张,也对西电东送产生影响。
第三方面原因在于经济复苏、订单增长导致了用电需求增长。电力环保与发展资深专家王志轩对记者表示,1-8月全社会用电量增长了13.8%,主要是第二产业用电需求旺盛。广东、长三角等地区全社会用电量增速高于全国平均水平。同时,孙传旺指出,广东、浙江两省火电在其发电量中的占比均高于去年与前年同期水平。
刘文胜也认为,广东本轮电力供应不足的原因,除了省内机组发电能力有限之外,还有以下几个方面:一是广东省经济复苏势头强劲,社会经济发展平稳快速态势带动电力电量均高速增长,1-8月广东省全社会用电量5253亿千瓦时,同比增长17.3%,比全国增速高3.5个百分点。尤其目前正是“金九银十”订单高峰期,二产、三产用电需求持续旺盛,工业用电量3077亿千瓦时,同比增长18.3%。二是高温“加持”电量负荷双增长。广东近期气温最高达34℃-38℃,较往年同期偏高3℃-4℃,气温每升高一度,电力负荷便将提高200万-300万千瓦。
各地也有一些其他不同的原因。“东北的情况比较特殊。”有专家分析称,东北地区使用大量风电,由于天气原因,近几日风速较低,风电发电量骤降。同时,煤炭储备大都在准备供暖,火电厂出力不足。此外,东北老工业基地大多是重工业,基本上有自备电厂,这导致国网东北分部调度掌握的工业用电占比不够大,切负荷能力有限。
上述辽宁省电力监管部门负责人指出,东北三省及蒙东地区联络线负荷较大,已从今年夏季的120万千瓦上升至目前的500万千瓦,对华北地区的输电量持续增加,进一步加剧了东北地区的电力缺口。
“今年以来,各发电企业长时间设备持续运行,因此一部分发电设备存在缺陷需要安排检修,是广东省此轮限电的原因之一。近日装机检修容量700万千瓦左右,随着检修工作不断进行,装机检修容量呈持续下降趋势。”刘文胜表示。
业内认为,能耗双控是常态化措施,国家早有部署。此次限电的地区有一些并不在国家发展改革委公布的上半年“双控”目标预警地区范围内,由此可见,结构性电力短缺是主要原因,能耗双控并不是主要原因。
刘文胜指出,广东本轮错峰用电并不是因为能耗双控工作。广东坚持依法依规推进能耗双控工作,避免“一刀切”做法,对未批先建等“两高”项目依法依规采取停工、停产整改等措施;出现电力供应紧张时,优先保障居民生活、服务业等用电,重点限制“两高”企业用电。

多方表态全力保供Alle Parteien bringen ihre Haltung zum Ausdruck, die Versorgung zu gewährleisten
电力紧张局面将逐步缓解Der Strommangel wird allmählich nachlassen
业内预计,在各方努力下,电力供应紧张局面将逐步得到缓解。
针对当前供电形势,国家电网公司9月27日对《经济参考报》记者回应称,将综合施策、多措并举,全力以赴打好电力保供攻坚战,保障基本民生用电需求,最大可能避免出现拉闸限电情况,坚决守住民生、发展和安全底线。
具体措施包括:强化全网统一调度,合理安排运行方式,服务好发电企业,做到应并尽并;统筹调配资源,充分发挥大电网平台优势,挖掘跨区跨省通道送电潜力;加强用电情况监测,全力做好居民生活用电保障,服务好用户,回应好关切;严格执行政府制定的需求响应与有序用电方案,及时做好沟通协调工作,全力维护供用电秩序稳定;严格落实供电保障责任,完善各项应急预案,加强电网运行应急值守,确保安全可靠用电。
9月26日,辽宁、吉林两省份均召开会议,对电力保障工作进行安排,并提出要最大可能避免出现拉闸限电情况。辽宁省工信厅提出要精细组织有序用电,细化优化用电方案,避免拉闸限电涉及安全生产、民生和重要用户。吉林省视频调度会部署提出,确保储备煤足量达标,做到采暖期电煤不断供、暖气不停供,维护群众正常生产生活秩序。
此前两日,国家发展改革委组织召开专题会议,提出今年四季度发电供热用煤中长期合同煤源已全部分解到各重点产煤区,下一步将全力推动合同全覆盖,守住民生用煤底线。
国家能源局26日发布消息,9月23日至25日,国家能源局副局长任京东带队赴宁夏、陕西,深入生产建设一线,对煤炭、天然气增产保供进行现场调研督导。有关业务司已分别赴京津冀、蒙东、黑龙江、湖南等地督导煤炭、天然气保供工作,全力以赴保障今冬明春重点地区民生用能需求。
受访人士建议,尽快出台应对一次能源价格过快上涨的相关政策,提高发电企业发电积极性,进一步加强煤炭和天然气供应。此外,相关地区、部门应抓紧研究,严格执行煤炭中长期合同,在发电供热企业和煤炭企业今年已签订中长期合同基础上,再签订一批中长期合同,坚决守住民生用煤底线。
孙传旺指出,要在有条件的地区加快电力市场化改革,在终端电力价格的表现上适度恢复电力的商品属性,加强储能与备用机组的应急能力,提高供给侧积极性,优化要素配置效率。
王志轩表示,要以系统思维认真研究电力安全稳定供应问题,坚持先立后破,先立就是要在保障电力系统安全稳定的前提下,有序快速发展新能源,同时也要充分考虑到其他各种电源有效配合,提高整体效能。(记者 孙韶华 王璐 白涌泉 周颖 陆浩)

Veröffentlicht 28. September 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Einweihung des Solar- und Windkraftanlage Trung Nam – Khánh thành Nhà máy Điện gió Trung Nam – Befreiungstages der Provinz Ninh Thuan (16. April 1975 – 16. April 2021)   Leave a comment

Khánh thành Nhà máy Điện gió Trung Nam

Tối 16-4, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) đã tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy Điện gió Trung Nam có tổng công suất 151,95 MW với tổng mức đầu tư hơn 4 nghìn tỷ đồng, được xây dựng trên địa bàn hai xã Lợi Hải và Bắc Phong, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Đây là hoạt động kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16-4-197516-4-2021). 11°45′31.9″N 109°03′33.2″E
16-04-2021, 22:00 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/khanh-thanh-nha-may-dien-gio-trung-nam-642311/
Một góc nhà máy điện gió và điện mặt trời Trungnam tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.
Thời điểm này, đây là nhà máy điện gió kết hợp với nhà máy điện mặt trời 204 MW (tổng mức đầu tư cả hai nhà máy hơn 10 nghìn tỷ đồng) và hình thành tổ hợp năng lượng tái tạo điện mặt trời và điện gió duy nhất và lớn nhất tại Việt Nam và Đông – Nam Á.
Tổ hợp năng lượng tái tạo Trung Nam được đấu nối trực tiếp với hệ thống lưới điện quốc gia thông qua Trạm Biến áp 220 kV Tháp Chàm, có tổng sản lượng khai thác hàng năm của tổ hợp năng lượng này đạt 950 triệu kWh – 1 tỷ kWh. Dự án thực hiện với mục tiêu quán triệt Nghị quyết 55 của Bộ Chính Trị nhằm đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia phát triển nguồn và xây dựng hạ tầng truyền tải.
Sau hơn năm năm thi công, Trungnam Group đã vượt qua các thách thức để hoàn thành giai đoạn 3 của dự án. Nhờ phối hợp tốt với các đối tác có năng lực và chuyên môn hàng đầu thế giới như Công ty Enercon (Đức), Sany… cung ứng các turbine của dự án điện gió thuộc thế hệ công nghệ không hộp số với ưu điểm có thể hoạt động với tốc độ gió thấp từ 2 -2,5m/s, khả năng đón gió có vận tốc trung bình 7,1 m/s (cao hơn so với giai đoạn 1 là 6,5 m/s). Đây là loại turbine trên đất liền có công suất lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Với việc lựa chọn thiết bị tiên tiến này, các chỉ tiêu về diện tích chiếm đất giảm xuống chỉ còn 0,14 ha/MW (so với suất sử dụng đất quy định không quá 0,35 ha/MW) góp phần đáng kể trong việc sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia.
Năm 2020, Trungnam Group trở thành nhà đầu tư tư nhân đầu tiên của Việt Nam xây dựng và đưa Trạm biến áp và đường dây 220/500KV kết hợp nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW đi vào hoạt động thành công.
Dịp này, Trungnam Group cũng đã tài trợ Chương trình phát triển năng lực ngoại ngữ cho giáo viên tỉnh Ninh Thuận.

Veröffentlicht 16. April 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Übergabe von Solarenergieprojekten an Schulen auf der Insel Ly Son – Bàn giao công trình điện mặt trời cho trường học trên đảo Lý Sơn   Leave a comment

Bàn giao công trình điện mặt trời cho trường học trên đảo Lý Sơn

Ngày 10-12, tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Tổng công ty Điện lực miền trung (EVNCPC) và Cơ quan Thường trú khu vực miền trung, Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) tổ chức khánh thành, bàn giao hệ thống điện mặt trời trên mái nhà cho Trường THPT Lý Sơn.
10-12-2020, 17:48 https://nhandan.com.vn/nhan-ai/ban-giao-cong-trinh-dien-mat-troi-cho-truong-hoc-tren-dao-ly-son-627680/
Công trình điện mặt trời cho trường học ở đảo Lý Sơn mang nhiều ý nghĩa thiết thực.
DMT_2-1607597313786Hệ thống gồm 24 tấm pin năng lượng mặt trời lắp trên mái nhà, có công suất lắp đặt hơn 10kWp, trung bình mỗi ngày sản xuất 40kWh với tổng trị giá 250 triệu đồng.
Đây là hệ thống điện mặt trời trên mái nhà thứ 4 mà EVNCPC phối hợp Cơ quan Thường trú khu vực miền trung, Đài TNVN và các đơn vị liên quan xây dựng tặng cho bốn trường học ở các tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa và Đăk Lắk với tổng giá trị hơn một tỷ đồng.
Phó Tổng Giám đốc EVNCPC Nguyễn Thành cho biết, công trình điện năng lượng mặt trời của EVNCPC hỗ trợ cho các trường ở khu vực miền trung không những giúp nhà trường tiết kiệm chi phí sử dụng điện hằng tháng, mà còn tuyên truyền đến giáo viên, học sinh nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường sử dụng năng lượng sạch, tái tạo vào đời sống.
Đặc biệt, việc xây dựng công trình điện năng lượng mặt trời ở khu vực hải đảo, ở vùng sâu, vùng xa điều kiện kinh tế khó khăn có ý nghĩa lớn lao trong việc giúp thầy cô và học sinh có điều kiện học tập tốt hơn.
Theo Giám đốc Cơ quan Thường trú khu vực miền trung, Đài TNVN Phạm Tấn Tư, việc xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái nối lưới vào các trường học giúp cho học sinh có thêm những trải nghiệm kiến thức thực tế về năng lượng sạch, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế- xã hội bền vững. Thời gian tới, Đài TNVN sẽ tiếp tục vận động các đơn vị có những hoạt động thiết thực hướng về Lý Sơn, hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc trên Biển Đông.
Cùng ngày, trong khuôn khổ chương trình thiện nguyện “Thương về miền Trung”, Công đoàn và Đoàn Thanh niên Đài TNVN đã trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa tặng các gia đình hoàn cảnh khó khăn ở huyện đảo Lý Sơn. Ngoài ra, Công ty Điện lực Quảng Ngãi tặng 20 suất quà, mỗi suất 600 nghìn đồng, cho 20 học sinh nghèo ở huyện đảo.
Được biết, chương trình thiện nguyện “Thương về miền trung” do Đài TNVN phát động từ cuối tháng 10-2020, đến nay, đã nhận được sự ủng hộ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm với tổng giá trị tiền mặt và hiện vật hơn 13 tỷ đồng.

Veröffentlicht 13. Dezember 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,