Archiv für das Schlagwort ‘ATK

Wo Onkel Ho während des Widerstandskriegs dreimal lebte und arbeitete – Lán Hang Bòng – Nơi Bác Hồ ba lần chọn để ở và làm việc trong kháng chiến   Leave a comment

Lán Hang BòngNơi Bác Hồ ba lần chọn để ở và làm việc trong kháng chiến

Lán Hang Bòng ở thôn Bòng, xã Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang), là nơi Bác Hồ đã chọn để ở và làm việc ba lần trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ tháng 10/1949 đến tháng 12/1952).
19/08/2023 – 18:26 https://nhandan.vn/lan-hang-bong-noi-bac-ho-ba-lan-chon-de-o-va-lam-viec-trong-khang-chien-post768177.html

Trong thời gian ở và làm việc tại lán Hang Bòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Chính phủ đã đề ra nhiều quyết định quan trọng để củng cố hệ thống chính quyền nhân dân, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới đưa vị thế chính trị của Việt Nam lên một tầm cao mới. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều quyết sách về kinh tế, tài chính, quân sự, quốc phòng.
Chị Hoàng Thị Hương Ly, hướng dẫn viên Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào cho biết, Hang Bòng là một hang đá nhỏ nằm lừng chừng núi Bòng, các đồng chí cảnh vệ đã dựng một căn lán nhỏ sát với cửa hang, lán được làm theo kiểu nhà sàn miền núi, có một gian, diện tích khoảng 12m2, lán tựa vào núi và nhìn xuống được cánh đồng thôn Cả, xã Tân Trào. 21°46′11.4″N 105°26′43.4″E
Trong thời gian ở Hang Bòng, Bác đã ký nhiều sắc lệnh quan trọng, dự và chủ trì nhiều cuộc họp của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, viết báo, làm thơ, viết thư thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ ngoài mặt trận, các cháu thiếu nhi, đồng bào vùng bị địch tạm chiếm.
Cũng từ căn lán này, mọi mệnh lệnh, chỉ thị được truyền đi toàn quốc dẫn dắt cách mạng Việt Nam vững bước giành thắng lợi, đánh dấu một thời kỳ vừa kháng chiến vừa kiến quốc hào hùng của cả dân tộc.
Hang Bòng là một hang đá nhỏ nằm lừng chừng núi Bòng, các đồng chí cảnh vệ đã dựng một căn lán nhỏ sát với cửa hang, lán được làm theo kiểu nhà sàn miền núi, có một gian, diện tích khoảng 12m2, lán tựa vào núi và nhìn xuống được cánh đồng thôn Cả, xã Tân Trào.
Nhà văn Phù Ninh, nguyên Giám đốc sở Văn hóa-Thông tin, Nguyên Tổng Biên tập Báo Tuyên Quang, Nguyên Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Tuyên Quang, là người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu lịch sử để viết những cuốn tiểu thuyết tư liệu, tiểu thuyết lịch sử.
Ông Ninh cho biết: Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Bác Hồ đã ở, làm việc tại nhiều địa điểm thuộc xã Tân Trào, huyện Sơn Dương và Bác đã ở lán Hang Bòng nhiều lần với thời gian một năm bảy tháng. Bác có đề ra tiêu chuẩn để chọn nơi ở đó là “Trên có núi, dưới có sông, có đất ta trồng, có bãi ta vôi, thuận đường sang bộ tổng, tiện lối đến trung ương, gần dân không gần đường, nhà cao rào thoáng mát”. Do vậy, địa điểm dựng lán Hang Bòng hoàn toàn đạt được tiêu chí mà Bác đặt ra, vì ở đây có vị trí rất thuận lợi cho việc quan sát và sinh hoạt khi nhìn thấy được toàn cảnh của xã Tân Trào và dòng sông Phó Đáy.

Lần thứ nhất khi ở và làm việc tại lán Hang Bòng thời gian từ 17/10/1949 đến tháng 9/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký các sắc lệnh:
Sắc lệnh số 121, ấn định cấp bậc, phù hiệu, cấp hiệu và quân phục cho quân đội quốc gia (ngày 20/10/1949); Sắc lệnh số 126, quy định nghĩa vụ quân sự (ngày 4/11/1949); Sắc lệnh số 138b, về việc thành lập Ban Thanh tra Chính phủ trực thuộc Phủ Thủ tướng và Sắc lệnh số 138c, về việc cử các thành viên vào Ban Thanh tra Chính phủ (hai sắc lệnh 138b và 138c cùng được ký vào ngày 18/12/1949).
Tháng 2/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật đến Thủ đô Mátxcơva của Liên Xô. Tại đây, Người đã có cuộc hội kiến với Stalin, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Tháng 4/1950, Bác trở lại Hang Bòng, ngày 10/4/1950, Bác triệu tập họp Hội đồng Chính phủ tại Thác Rẫng, thôn Lập Binh, xã Bình Yên để thảo luận một số vấn đề về tình hình thế giới, tình hình quân sự và ra nghị quyết về công tác ngoại giao…
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Bác Hồ đã ở, làm việc tại nhiều địa điểm thuộc xã Tân Trào, huyện Sơn Dương và Bác đã ở lán Hang Bòng nhiều lần với thời gian một năm bảy tháng. Bác có đề ra tiêu chuẩn để chọn nơi ở đó là “Trên có núi, dưới có sông, có đất ta trồng, có bãi ta vôi, thuận đường sang bộ tổng, tiện lối đến trung ương, gần dân không gần đường, nhà cao rào thoáng mát”. Do vậy, địa điểm dựng lán Hang Bòng hoàn toàn đạt được tiêu chí mà Bác đặt ra, vì ở đây có vị trí rất thuận lợi cho việc quan sát và sinh hoạt khi nhìn thấy được toàn cảnh của xã Tân Trào và dòng sông Phó Đáy.
Ngày 27/7/1950, Bác gửi thư nhắc nhở Ban Tổ chức Trung ương nhớ và quan tâm đến anh em thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Đầu tháng 9/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường đi chỉ đạo Chiến dịch Biên giới.
Ngày 10/10/1950, sau khi chỉ huy chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, Bác Hồ trở về Hang Bòng lần thứ hai (lần này Bác ở và làm việc từ ngày 10/10/1950 đến 4/2/1951) để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến trong cả nước. Đây cũng là thời gian Bác cùng Trung ương Đảng đưa ra nhiều quyết nghị quan trọng về nội chính và kinh tế. Ngày 14/10/1950, Bác Hồ gửi thư cho đồng bào Cao – Bắc – Lạng nhân dịp chiến thắng trên chiến trường Biên giới.
Trong tháng 11/1950, Người đến dự và nói chuyện tại Hội nghị tổng kết Chiến dịch Biên giới. Cuối tháng 12/1950 Bác đến thôn Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn thăm Chính phủ kháng chiến Lào. Sau đó đi Kim Bình, huyện Chiêm Hóa dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (từ ngày 11 đến 19/2/1951).
Trong lần thứ ba Bác trở lại Hang Bòng (từ ngày 20/2/1951 đến 30/12/1952), ngày 3/3/1951 Bác tới dự và phát biểu tại buổi lễ khai mạc Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt và thành lập Mặt trận Liên Việt. Thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký các sắc lệnh: Sắc lệnh số 15 thành lập và quy định nhiệm vụ tổ chức Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (ngày 6/5/1951); sắc lệnh số 40 ban hành bản Điều lệ tạm thời thuế nông nghiệp (ngày 15/7/1951).
Tháng 12/1951 Bác gửi thư cho các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa. Người khẳng định vai trò của văn hóa nghệ thuật nói chung và văn nghệ sĩ nói riêng đối với sự nghiệp cách mạng. Đầu tháng 9/1952, Bác ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước nhân dịp kỷ niệm lần thứ 7 Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Người đề ra những nhiệm vụ quan trọng đó là chuẩn bị đầy đủ điều kiện chuyển sang tổng phản công…
Lán Hang Bòng là nơi lưu niệm các sự kiện cách mạng, kháng chiến, là di tích nối liền với những sự kiện lịch sử hào hùng của cách mạng Việt Nam có giá trị đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, cho việc nghiên cứu nhiều vấn đề về: Lịch sử chiến tranh, lịch sử Đảng, đặc biệt là về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Di tích còn giúp khách tham quan có cái nhìn toàn cảnh về một quần thể di tích từ thời kỳ tiền khởi nghĩa đến kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Veröffentlicht 21. August 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Tuyen Quang wo die Revolution begann – Tuyên Quang nơi khởi nguồn cách mạng   Leave a comment

Tuyên Quang nơi khởi nguồn cách mạng

Tuyên Quang, thủ đô Khu giải phóng, Trung tâm của căn cứ địa cách mạng Việt Bắc, là “Thủ đô Kháng chiến” của quân và dân Việt Nam trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong chín năm trường kỳ kháng chiến (1945-1954), tại Tuyên Quang, Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã sống những ngày gian khổ để lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trong cả nước và lãnh đạo kháng chiến. 21°47′06.2″N 105°24′49.9″E
06/07/2023 – 10:45 https://nhandan.vn/tuyen-quang-noi-khoi-nguon-cach-mang-post761054.html
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. Đảng ta phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước.
Vào ngày 10/3/1945, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Phân khu ủy Phân khu B – Nguyễn Huệ, nhân dân các dân tộc tổng Thanh La đã đứng dậy khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền cách mạng.
Ngày 16/3/1945, tại sân đình Thanh La (nay thuộc xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương) đã diễn ra cuộc mít tinh để bầu ra Ủy ban cách mạng lâm thời châu Tự Do – một trong những chính quyền cách mạng cấp xã và cấp huyện đầu tiên trong cả nước.

Gần 20 năm trông coi đình Thanh La, với ông Nguyễn Ngọc Oanh ở thôn Mới, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, những ký ức lịch sử về cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền thắng lợi và thành lập châu tự do của người dân xã Thanh La thời bấy giờ luôn khắc sâu trong tâm trí. Mỗi khi có đoàn khách đến thăm đình, ông Oanh lại say sưa thuyết minh về lịch sử hình thành đình và chiến thắng lập nên chính quyền đầu tiên trong cả nước cho du khách tham quan nghe.
Ông Oanh kể lại, khởi nghĩa Thanh La nổ ra đêm 10/3/1945, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Tạ Xuân Thu và Ban Chỉ huy Phân khu Nguyễn Huệ, lực lượng vũ trang cách mạng đã mau lẹ tước vũ khí của lính dõng, bắt bọn tổng lý, hương dõng phải quy phục, giao nộp súng ống, bằng sắc, triện đồng cho ta. Ta giải phóng hoàn toàn xã Thanh La trong đêm 10/3/1945. Đây là cuộc khởi nghĩa cấp xã giành thắng lợi sớm nhất trong cả nước.
Từ thắng lợi này, chúng ta có châu Tự Do gồm một vùng đất rộng lớn, trở thành trung tâm căn cứ địa của cả nước. Nơi đây hội đủ điều kiện để Bác Hồ và Trung ương Ðảng đặt Ðại bản doanh, lãnh đạo thành công cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám giành chính quyền trong cả nước.
Từ chiến thắng Thanh La, sáng 11/3/1945, sau cuộc mít tinh tuyên thệ tại sân đình Thanh La, quân khởi nghĩa với nòng cốt là lực lượng Cứu quốc quân 3 và tự vệ địa phương giương cao cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ cách mạng tiến về giải phóng Ðăng Châu, huyện lỵ Sơn Dương.
Ðêm 12, rạng sáng 13/3/1945, quân ta bao vây đánh đồn Ðăng Châu và hạ đồn sau ít phút, thu hơn 100 khẩu súng, hàng chục két lựu đạn phân phát cho các đội tự vệ, phá kho thóc của Nhật ở huyện lỵ để chia cho dân nghèo. Sau khi Ðăng Châu được giải phóng, ngày 16/3/1945, Phân khu Nguyễn Huệ tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại đình Thanh La, tuyên bố thành lập châu Tự Do và Ủy ban cách mạng lâm thời châu.
Ðây là chính quyền nhân dân cấp châu đầu tiên của Tuyên Quang và cũng là chính quyền cách mạng cấp châu đầu tiên trong cả nước.
Sau khi Khởi nghĩa Thanh La thắng lợi, Đăng Châu được giải phóng, châu Tự Do được thành lập đã mở ra những thắng lợi liên tiếp của khởi nghĩa và tiến công ở một vùng rộng lớn, góp phần giải phóng hoàn toàn các huyện của tỉnh Tuyên Quang và các huyện của các tỉnh lân cận.
Sự kiện này đã trở thành một biểu tượng cho sự dũng cảm và sự quyết tâm của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến giành độc lập, chủ quyền và tự do cho đất nước, là một minh chứng cho sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc để đánh bại kẻ thù chung của đất nước.

Veröffentlicht 8. Juli 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Thai Nguyen öffnet sich unter neuen Normalbedingungen für den Tourismus – ATK – Thái Nguyên mở cửa du lịch trong điều kiện bình thường mới   Leave a comment

Thái Nguyên mở cửa du lịch trong điều kiện bình thường mới

Ngày 5/4, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ khởi động chương trình mở cửa lại hoạt động du lịch trên địa bàn nhằm quảng bá tiềm năng, thu hút du khách, phục hồi và phát triển du lịch trong điều kiện bình thường mới.
05-04-2022, 21:25 https://nhandan.vn/tin-tuc-du-lich/thai-nguyen-mo-cua-du-lich-trong-dieu-kien-binh-thuong-moi–692083/
Trải nghiệm làm nón dân tộc Tày tại Chương trình khởi động lại du lịch Thái Nguyên.
Trải nghiệm làm nón dân tộc Tày tại Chương trình khởi động lại du lịch Thái Nguyên.Tại chương trình, nhiều hoạt động sôi nổi đã được tổ chức theo tinh thần bảo đảm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Điểm nhấn của chương trình là đưa vào sử dụng Khu giáo dục “Trải nghiệm về nguồn – ATK Thủ đô gió ngàn”. Đây là chương trình trải nghiệm giáo dục hướng tới phục vụ đối tượng học sinh, sinh viên nói riêng cũng như các bạn trẻ nói chung.
Tại đây, các em học sinh sẽ được khám phá, tìm hiểu xưởng sáng tạo, không gian văn hóa địa phương, không gian văn hóa ba miền, khu trải nghiệm công nghệ cao… với các hoạt động cụ thể như: Làm nón dân tộc Tày, chế tác mộc, làm gốm, dệt; tham quan đồi chè, tìm hiểu thực tế quy trình sản xuất chè; khám phá văn hóa phi vật thể đàn tính, hát then; tham gia công nghệ robotics (tự động hóa), cảm ứng, âm thanh, ánh sáng.
Đặc biệt, khi tham gia Không gian “Con đường lịch sử”, du khách “nhí” sẽ hiểu hơn về sự nghiệp cách mạng, những năm tháng Bác Hồ kính yêu đã sống và làm việc tại Chiến khu Việt Bắc. Những nội dung và hình thức hoạt động tại khu trải nghiệm vừa mang tính đặc thù về truyền thống văn hóa lịch sử địa phương, vừa bám sát định hướng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai.
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thị Mai, cho biết: “Để mở cửa hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tích cực phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch không ngừng nâng cao năng lực phục vụ du khách; quan tâm đầu tư nâng cấp hạ tầng, cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ sở lưu trú, đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch để phục vụ tốt nhất khách du lịch”.
Hai năm qua, du lịch Thái Nguyên bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Với phương châm “Vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi kinh tế”, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều biện pháp kích cầu du lịch nội tỉnh.
Hiện nay, một số khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh như, Khu di tích lưu niệm thanh niên xung phong Đại đội 915, đội 91 Bắc Thái; Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam; Làng Nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải; Khu du lịch hồ Núi Cốc; điểm du lịch Hang Phượng Hoàng-Suối Mỏ Gà; điểm du lịch sinh thái Dũng Tân; cụm di tích Đình-Đền-Chùa Cầu Muối… đã sẵn sàng các điều kiện và cơ sở vật chất, dịch vụ để phục vụ du khách.

Veröffentlicht 5. April 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Eine Zeit, an die man sich für immer erinnert! 70-jährigen Bestehens der Vietnam Association of Journalists (21. April 1950 – 21. April 2020) – Roòng Khoa – một thời để nhớ mãi!   Leave a comment

Roòng Khoamột thời để nhớ mãi!

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21-4-195021-4-2020), Báo Nhân Dân điện tử trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Phan Hữu Minh, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Kiểm tra, Hội Nhà báo Việt Nam.
19/04/2020, 11:21 https://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/44143402-roong-khoa-–-mot-thoi-de-nho-mai.html
Anh Đồng Khắc Thọ trước hết phải là người đam mê lịch sử, sau mới là báo chí. Kể từ khi còn trẻ tuổi là cán bộ văn hóa, chưa vướng bận chuyện gia đình cho tới khi đã ở vị trí lãnh đạo chủ chốt Ban quản lý Di tích ATK Định Hóa (Thái Nguyên), anh vẫn vậy. Anh là người góp sức quan trọng và cơ bản cho việc khẳng định và tôn vinh những giá trị lịch sử trên mảnh đất ATK Định Hóa này.
Xin chào anh Hữu Minh. Dịp này nghe nói nhiều đến sự kiện kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam. Nhanh thật anh nhỉ, khi đi tìm bấy giờ là hai, ba chục năm, vậy mà đã bảy chục năm rồi. Nếu có thể, dịp này nói kỹ một chút về Ròong Khoa? Theo tôi, địa chỉ này một thời để nhớ. Nhưng là nhớ mãi mãi”.
Vậy là, tôi nhận lời đề nghị của anh Đồng Khắc Thọ

Lên với chiến khu để tham gia cuộc Kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, các nhà báo đã có tổ chức hội nghề nghiệp của mình chưa? Chúng tôi hỏi nhà báo lão thành Hoàng Tùng, nguyên lãnh đạo cao cấp của Đảng và báo chí vào năm 2005, nhân dịp nhà báo về Điềm Mặc dự kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam.
Năm 1947 có thành lập tại Điềm Mặc, ATK Định Hóa. Gọi là Đoàn báo chí kháng chiến do đồng chí Xuân Thủy phụ trách. Nhưng hoạt động khó khăn lắm. Mà cũng chưa phải là một tổ chức hoạt động bài bản, chỉ như một hoạt động thử nghiệm”, nhà báo lão thành Hoàng Tùng trả lời.
Nhà báo lão thành Hoàng Tùng còn kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về báo chí nói chung, về báo chí kháng chiến, cảm động và thú vị lắm!

Tờ báo do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và làm chủ bút có tên Người cùng khổ (Le Paria), ra số đầu tại Paris (Pháp) vào ngày 1-2-1922. Ngày 21-6-1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiếp tục sáng lập tờ Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của tổ chức Thanh niên cách mạng… Đến tháng 6-1936, có 120 tờ báo của Đảng xuất bản bí mật và công khai. Các tờ: Dân chúng, Việt Nam độc lập, Cứu quốc, Cờ giải phóng… có vai trò và vị trí quan trọng của Đảng.
Sang năm 1949, báo chí kháng chiến của ta đã phát triển rất nhiều, không chỉ ở Việt Bắc mà khắp cả nước. Khâu Goại là một đồi thấp nằm giữa xóm Ròong Khoa thuộc xã Điềm Mặc (Thái Nguyên) là nơi ở của nhiều cơ quan, có hội trường tám mái tranh, tre, nứa, lá của Tổng bộ Việt Minh làm nơi tổ chức các cuộc họp, đại hội. Đồng chí Xuân Thủy, Thường trực Tổng bộ Việt Minh kiêm Chủ nhiệm Báo Cứu quốc ở đó và năm 1949 đã thành lập Ban chấp hành lâm thời của Hội những người viết báo Việt Nam. Ban chấp hành lâm thời thực chất là những người chuẩn bị cho việc tổ chức đại hội lần thứ nhất để thành lập Hội.


Nhấn mạnh điều này, anh Đồng Khắc Thọ muốn khẳng định: Ra đời trong kháng chiến nhưng các bước đi bài bản, dân chủ, rất trọng nguyên tắc của quá trình thành lập Hội; đồng thời cũng khẳng định sự quan tâm của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với tổ chức của những người làm công tác báo chí.

Chiều 21-4-1950, đại diện các báo của Đảng, Chính phủ, Mặt trận, các đoàn thể, lực lượng vũ trang… tề tựu tại hội trường tám mái tại Ròong Khoa để dự Đại hội lần thứ nhất. Đồng chí Xuân Thủy được Trung ương Đảng giao chủ trì. Việc thảo luận tên gọi, điều lệ diễn ra sôi nổi. Các đại biểu cho rằng: Hội là tổ chức chính trị, nghề nghiệp nên vai trò đoàn kết rộng rãi người làm báo cả nước vì độc lập là quan trọng số một. Không những thế còn có mục tiêu lâu dài là xây dựng đất nước sau hòa bình. Do đó, lấy tên Hội những người viết báo Việt Nam là phù hợp. Ban Chấp hành được bầu gồm 10 người, đồng chí Xuân Thủy là Hội trưởng; các ủy viên: Đỗ Đức Dục (Báo Độc Lập), Hoàng Tùng (Tạp chí sinh hoạt nội bộ), Nguyễn Thành Lê (Báo Cứu Quốc) làm Tổng thư ký, Đỗ Trọng Giang (Báo Lao Động), Hoàng Tuấn (Việt Nam Thông tấn xã), Trần Lâm (Đài tiếng nói Việt Nam), Quang Đạm (Báo Sự Thật), Như Quỳnh (Báo Phụ Nữ). Đồng chí Phạm Văn Hỏa (Báo Cứu Quốc) được bầu giữ chức Phó Tổng thư ký. Điều lệ Hội được thông qua, theo đó nhấn mạnh: Mục đích của Hội là được góp phần vào việc xây dựng nền dân chủ nhân dân bằng nghề nghiệp, bênh vực quyền lợi của người viết báo, nâng cao vị thế của nghề nghiệp…

Có tổ chức Hội rồi, chỉ chưa đầy năm tháng sau, vào tháng 9-1950, tại Đại hội lần thứ ba, Tổ chức Quốc tế các nhà báo (OIJ) họp tại Helsinki, thủ đô nước Cộng hòa Phần Lan, đã kết nạp Hội những người viết báo Việt Nam là thành viên chính thức…

Cũng theo anh Đồng Khắc Thọ, mấy chục năm trước khi tìm hiểu về sự kiện này, anh được các nhà báo gạo cội chia sẻ nhiều chi tiết thú vị. Chẳng hạn tháng nào thường trực Hội cũng tổ chức sinh hoạt chuyên môn, thường ở trụ sở Báo Cứu Quốc tại Ròong Khoa. Toàn Hội có 300 hội viên, các phóng viên từ Liên khu 3, 4, 5, Nam Bộ ra Việt Bắc công tác, đúng dịp cũng tham gia thảo luận sôi nổi. Hội thảo là những cuộc tranh luận về báo chí vô sản, tư sản; phân biệt báo chí và văn nghệ; tính quần chúng và tính chân thật của báo; kể cả cách khai thác các nguồn tin nước ngoài và đưa tin tại mặt trận…

Lớp hội viên đầu tiên ấy không ít người đã anh dũng hy sinh như Thôi Hữu, Nam Cao, Trần Đăng… Trên mảnh đất chiến khu, một thời là trung tâm của báo chí này cũng chứng kiến sự sinh thành của Báo Nhân Dân, ra số đầu tiên ngày 11-3-1951 tại bản Khuôn Nhà, xã Quy Kỳ; hay như Báo Quân đội nhân dân, ra đời ngày 20-10-1950 tại bản Khau Diều, xã Định Biên. Nhiều thế hệ lãnh đạo các báo lớn nói trên đồng thời cũng là lãnh đạo Hội. Đóng góp của các nhà báo lão thành cho báo chí, cho Hội là to lớn, được lịch sử ghi nhận…
.
Toàn xã Điềm Mặc có 28 cơ quan đóng quân. Xóm Ròong Khoa cũng gần chục đơn vị, nay đều được dựng bia di tích… Di tích lịch sử nơi ra đời Hội Nhà báo Việt Nam đã trải qua nhiều lần tôn tạo, đã khang trang, to rộng, có hương án thờ Bác Hồ – Người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam, có nhà trưng bày… tương xứng vị trí và vai trò lịch sử của di tích.
Để chuẩn bị cho dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập, năm 2019, Hội Nhà báo Việt Nam đã tiếp tục tôn tạo di tích; làm con đường bê-tông dài hơn cây số khiến cho việc đi lại dễ dàng hơn. Trước đây, ông Triệu Đình Quân sớm tối qua lại, trông nom. Còn bây giờ là gia đình anh Phạm Văn Hoan, một gia đình nông dân cần cù và chu đáo đảm nhiệm việc này.
Qua lại thường xuyên là các nhà báo. Gia đình tôi có vinh dự được trông nom nơi cội nguồn của các nhà báo Việt Nam nên luôn giữ cho nơi này sạch đẹp. Người Điềm Mặc xưa thế nào, nay vẫn cứ là như thế…”, anh Hoan mộc mạc nói.
Trong cuốn sổ ghi cảm tưởng của Khu di tích có một vị khách ký tên Tất Thắng, viết rằng: “Ròong Khoamột thời để nhớ mãi”. Tôi rất tâm đắc với câu văn này, nên dùng luôn làm tựa cho bài viết.
***
Phát triển cùng đất nước, đội ngũ những người làm báo luôn được bổ sung, ngày thêm đông đảo. Mấy chục năm chiến đấu giành độc lập thống nhất đất nước, hơn 2.000 nhà báo có mặt ở khắp các chiến trường chống Pháp, Mỹ, gần 500 nhà báo hy sinh, trở thành nhà báo liệt sĩ… Hội Nhà báo tiếp tục có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ 300 hội viên 70 năm về trước, tới nay Hội có hơn 24.000 hội viên; từ 120 cơ quan báo chí năm ấy tới nay đã có khoảng 1.000 cơ quan báo chí… Đó không chỉ đơn thuần là những con số thống kê, mà cũng chính là sự phản ánh chân thật nhất.
Hội Nhà báo Việt Nam đang chuẩn bị Đại hội lần thứ XI với nhiều định hướng lớn mà trong đó nổi lên vẫn là yếu tố con người. Xét cho cùng, khi có nhiều hội viên nhà báo là những người giỏi nghề, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, thì Hội chúng ta sẽ vững mạnh, đóng góp tích cực cho sự phồn vinh của đất nước.

Veröffentlicht 19. April 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Lư Sơn – Quế Lâm, Vietnamesische Schule für Kinder in China – Trường ở đỉnh 1.000m, Lư Sơn – Quế Lâm   Leave a comment

Trường ở đỉnh 1.000m, Lư Sơn – Quế Lâm

Trường thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn – Quế Lâm là câu chuyện đẹp trong giai đoạn cả 2 nước Việt Nam – Trung Quốc cùng chống kẻ thù chung.
19/10/2019 https://nongnghiep.vn/truong-o-dinh-1000m-lu-son-que-lam-post251145.html
Mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc có những giai đoạn ấm nồng. Những cháu học sinh sớm rời vòng tay bố, mẹ để sang Trung Quốc học tập tại một vùng đất xa tiếng súng. Câu chuyện này như một bông hoa đẹp và sẽ thường được nhắc lại nhiều hơn, nếu không có mưu toan độc chiếm biển Đông.

Bác Hồ đề nghị mở lớp
Giữa năm 1952, Bác Hồ đã đưa ra ý kiến chỉ đạo việc đưa con em Việt Nam sang một vùng đất an toàn, tránh xa tiếng bom để có thời gian học tập. Số con em này khi học xong sẽ trở thành những cán bộ chỉ huy trong quân quân đội và cơ quan chính phủ. Đó là lý do cho sự ra đời của Trường thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn – Quế LâmTrung Quốc.
Các em học sinh Việt Nam qua đây học tập gồm rất nhiều lứa tuổi, nhiều em đang là thiếu sinh quân, một số em đã tham gia cầm súng ra chiến trường. Lư Sơn là vùng nằm ở độ cao hơn 1000 mét so với mực nước biển. Phía Trung Quốc đã chuẩn bị hơn 1000 áo ấm cho học sinh và giáo viên Việt Nam sang dạy.
Ngày 9/7/1953, Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Văn Huyên đã ký sức lệnh số 161- NĐ, cử bà Nguyễn Thị Phương Hoa, tham sự bậc 10, Trưởng phòng mẫu giáo Nha Giáo dục phổ thông giữ chức Hiệu trưởng.
Cô hiệu trưởng trong lần gặp Bác ở ATK đã được Bác căn dặn kỹ lưỡng trước khi đưa các cháu sang học nhờ bên Trung Quốc. Trước đó, Việt Nam đã đưa sinh viên sang học tại trường Sư phạm ở Nam Ninh, trường Thiếu sinh quân ở Quế Lâm.
Cựu chiến binh Lê Duy Ứng, người đầu tiên tham gia thành lập Hải đoàn Biên phòng sau năm 1975, sau này là Trưởng ban thanh niên của Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng là một trong những cậu học trò nằm trong danh sách.
Ông Ứng sinh năm 1940, tức năm đi sang học ở Trường thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn – Quế Lâm của Trung Quốc thì ông là cậu bé 13 tuổi. Tấm ảnh quý giá và hiếm hoi ông Ứng còn lưu giữ được, đó là cha mẹ tiễn con lên đường. Năm đó, cậu bé Ứng mặc bộ quần áo màu xanh nhạt, đầu đội mũ vải. Ông Lê Ngọc Tuệ, cha ông là sĩ quan quân đội và mẹ là bà Lã Thị Cát, mặc chiếc áo nâu đi bên cạnh.

Qua Mục Nam Quan
Những thiếu nhi bắt đầu lên đường đi bộ 100 km (có tỉnh phải đi xa hơn) sang Trung Quốc vào khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1953. Những đứa trẻ sinh ra trong chiến tranh, dường như có sức chịu đựng một cách khác thường.
Ông Ứng nhớ lại, các em nhỏ có cô bảo mẫu kèm cặp. Cậu bé Ứng mới 13 tuổi, nhưng trong ý thức, cậu đã nghĩ mình là một người lớn. Vì lúc còn nhỏ, mỗi lần ông Tuệ là cha cậu đi hoạt động bí mật thì thường dắt theo con đi đến các cuộc họp, trao đổi thư từ. Ông Tuệ là bí thư của 3 xã nên công việc phải đi lại liên tục, phải ngụy trang. Cứ sau cuộc họp thì ông đều nói nhỏ “con phải giữ bí mật, nếu không thì bọn địch nó giết bố và ông nội”.
Có 12 đoàn thiếu nhi hành trình lặng lẽ trong đêm tối hướng về biên giới. Ban tổ chức đã chuẩn bị 4 trạm T 1, T 2, T 3, T 4 tại các hang ở Bản Riềng, Đồng Đăng, Bình Gia, Bắc Sơn. Đoàn ở tỉnh Tuyên Quang phải trèo đèo lội suối đến nửa tháng mới tới được Mục Nam Quan.
Mỗi đêm các em nối hàng dọc đi bộ khoảng 20 km. Có một em 7 tuổi phải đặt vào thúng gánh đi. Có em sưng chân, có em ngủ gục, có em trượt ngã xuống cầu Bình Giã (không bị thương tích nặng), thỉnh thoảng máy bay Pháp ầm ầm xuất hiện để do thám.
Các cháu được cấp hộ chiếu và qua Mục Nam Quan, được phía Trung Quốc đón tiếp. Sau 3 ngày hành trình trên tàu ở đất Trung Quốc, các em học sinh dừng chân một đêm ở Nam Xương, rồi tiếp tục lên xe ô tô đi Cửu Giang. Cô hiệu trưởng đầu tiên của Trường tiểu học Việt Nam Lư Sơn – Quế Lâm kể lại, rất may là đoàn đi từ Việt Nam sang đều an toàn, chúng tôi vội vàng báo cáo với Bộ, Trung ương và Bác Hồ là đã đoàn kết thương yêu nhau thực hiện tốt chỉ thị và lòng mong muốn của Bác.
Nỗi lo lắng của cô hiệu trưởng là vô cùng lớn, bởi trong suốt cuộc bộ hành hàng trăm km, các em phải đi qua nhiều cây cầu nhỏ xíu bắc qua suối, mọi người lo lắng nhìn bàn chân nhỏ của các em trèo đèo và khi xuống dốc thì phải luôn bám theo, sợ các em lăn xuống khe núi, dọc đường đi không được bỏ rơi hành trang vì sẽ tạo ra dấu vết; khi qua các khu dân cư phải tuyệt đối im lặng…

Học chữ, rèn binh
Ông Ứng năm nay đã 78 tuổi, nhưng nói về Trường thiếu nhi Lư Sơn – Quế Lâm ở Trung Quốc thì ông vẫn nhớ như in. Để tránh câu chuyện lịch sử viết lại và bị mạng xã hội xuyên tạc, ông nhấn mạnh rằng, lúc đó các thầy cô giáo Trung Quốc trong trường chỉ có trách nhiệm lo ăn, lo áo ấm, một số thầy dạy thêm tiếng Trung cho học trò, còn lại thì toàn bộ chương trình học tập các môn từ lịch sử, sinh vật, địa lý cho tới chữ viết… đều do các thầy cô của Việt Nam đảm trách.
Đoàn trường thành lập Đội thiếu nhi Tháng 8 và tổ chức nhiều hoạt động ngoài trời. Nếu so với việc đào tạo học sinh hiện nay, có thể nói chế độ đào tạo tại Trường thiếu nhi Lư Sơn – Quế Lâm đã đạt đến trình độ rèn người.
Cả trường đều hành động theo đúng một số điều lệnh của quân đội như sáng dậy đúng giờ, khi kẻng báo thức là bật dậy; học sinh tham gia thể dục đầy đủ không vắng một em; đi ăn cơm thì xếp hàng trật tự, ngoài các môn học văn hóa thì học sinh được dạy hàng loạt kỹ năng sống, học đàn violon, guita, măng đô lin, accadion, học thể thao, bóng đá, bóng bàn…các em học sinh nữ đều học thêm các môn may, thêu, ren…
Dù thời tiết khắc nghiệt, nhưng do được chăm sóc kỹ và sớm rèn luyện với nắng gió nên các em học sinh đều khỏe mạnh. Khẩu phần ăn hàng ngày của các em được các thầy giáo Trung Quốc lên thực đơn: Bữa sáng là cơm, phở, bánh đa, bánh mì, su hào, khoai tây, gà, súp…

Trường thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn – Quế Lâm được thành lập ngày 9/7/1953 và đặt ở Lư Sơn sau chuyển về Quế Lâm, Trung Quốc.
Điều đầu tiên mà phía Trung Quốc ngạc nhiên là khi họ thiết kế ghế sắt dài đặt trên sân trường thì bỗng dưng nhiều ống sắt làm chưa xong đã biến mất. Sau đó các thầy giáo phía Việt Nam cho biết, học sinh đã mang giấu để làm súng chơi trò chiến đấu ngoài giờ học. Ngay từ lúc còn nhỏ, nhưng ý thức về đất nước đã hiện lên trong tâm trí của các em khá mộc mạc.
HẢI ANH (Kiến thức gia đình số 42)

Châu và Giang, ngày ấy bây giờ
Trước mặt tôi hôm nay đâu còn hình ảnh hai cháu bé bụ bẫm, ngây thơ chụp ảnh chung với Bác Hồ hồi nào. Châu và Giang đã là hai phụ nữ lên chức bà và đã ngoài 70 tuổi, lứa tuổi mà nhà thơ Đỗ Phủ coi là cổ lai hy.
19/05/2014 https://nongnghiep.vn/chau-va-giang-ngay-ay-bay-gio-post125340.html
Ngay từ đầu Cách mạng Tháng Tám, tôi và rất nhiều nhi đồng thuở ấy đã thuộc lòng lời ca: „Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng/ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam…„.
Và trong kháng chiến chống thực dân Pháp, tôi rất ấn tượng đối với những bức ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định về Bác Hồ với thiếu nhi, nhất là bức ảnh Bác chụp chung với hai cháu gái trông thật đáng yêu. Về sau tôi nhắc lại cảm tưởng này với vợ tôi và không ngờ đó là hai bạn gái thuở thiếu thời của vợ tôi hồi học tiểu họcLư Sơn – Quế Lâm (Trung Quốc).
Gần đây, tôi có dịp mời hai bạn này đến ăn cơm với vợ chồng tôi và thật vui khi được nghe chính các bạn ấy kể lại về những kỷ niệm rất đáng quý thời ấy.
Đó là vào ngày 3/3/1953. Đặng Minh Châu (trong ảnh là cô bé cao hơn và đứng bên tay trái của Bác Hồ) kể lại: „Đó là lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng Lao động Việt Nam, cũng là ngày thống nhất Việt Minh – Liên Việt và ngày thành lập khối liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào.
Hồi ấy cơ quan của cha em (Thứ trưởng Bộ Kinh tế Đặng Việt Châu) đóng ở Tân Trào nên em khá thuộc đường sang khu hội trường. Em được cho phép đến hội trường.
Thấy có mấy cô ở xa mới đến em nhận lời đưa các cô cùng đi. Bạn bạn Vũ Thu Giang (con bà Phan Thị An, Ủy viên Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) cũng được các chú các bác đưa đến hội trường.
Hội trường lớn chỉ làm bằng tre nứa, vách là những tấm phên đan bằng những lóng tre nứa úp ngược với nhau với màu lục xen với màu trắng trông rất đẹp mắt. Em nhìn thấy cha em đứng bên ngoài hội trường với rất đông các chú, các cô, các bác. Em nhận ra bác Xuân Thủy, bác Hoàng Quốc Việt; hai bác có râu dài là bác Sơn, bác Tuân.
Bỗng dưng có ai đó thốt lên: Bác đến! Bác đến! Bác Hồ đến thật rồi. Bác giơ tay tươi cười chào mọi người. Cả đám đông nhanh chóng vây quanh Bác. Có chú nói to: Xin Bác cho chụp ảnh ạ! Cùng ngay lúc đó có vài chú chạy đi lấy hai bó hoa rừng có cài sẵn nơ lụa và nhanh chóng giao cho hai cháu bé là em và Thu Giang.

Chú Đinh Đăng Định dắt em đến gần Bác. Bác tươi cười kéo chúng em đứng sát vào Bác. Có chú nào nhắc: Nhìn vào ống kính và cười lên đi. Em cười rộng miệng đến mang tai nhưng Thu Giang vẫn mím chặt môi. Thì ra, bạn ấy sợ lộ hai cái răng cửa bị khuyết do đang thay răng.
Chú Định bấm máy lách tách nhưng sau đó lại chạy nhanh ra phía sau lưng Bác Hồ để giật cây nứa chắn nghiêng, mấy chú khác cùng chạy đến giúp sức. Sau đó chú Định quay lại phía trước và bấm máy. Đó là thời điểm ra đời bức ảnh Bác Hồ với hai bé gái, một bức ảnh về sau đã được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.
Thật ra sau này em mới biết là có hai bức ảnh. Bức thứ nhất Bác Hồ mỉm cười rất tươi nhưng phía sau lại có cây nứa phát chéo góc. Bức thứ hai không còn cây nứa nhưng Bác lại không còn cười nữa nhưng đôi mắt vẫn thật âu yếm. Sau đó, Bác bảo chúng em đến chào Bác Tôn Đức Thắng và hai bác râu dài (bác Sơn và bác Tuân) cùng với một bác gái (sau này em mới biết là mẹ của liệt sĩ Bùi Thị Cúc).
Em vẫn giữ được đến hôm nay cả hai tấm ảnh do chú Định cho mỗi đứa chúng em. Em lớn hơn Giang 1 tuổi nên đã biết nhanh nhẹn ghi sau tấm ảnh bằng mực tím dòng số 3-3-53. Dòng chữ này giúp cho về sau đính chính lại vài thông tin sai về ngày có những bức ảnh ấy.
Sau đó Bác Hồ nhắc hai đứa chúng em đến chào và chụp ảnh chung với các anh hùng, chiến sĩ thi đua, trong đó có bác Trần Đại Nghĩa, chú La Văn Cầu, cô Nguyễn Thị Chiên và nhiều chú bác khác. Sau đó Bác cùng mọi người vào hội trường. Một chú đến dặn chúng em: Khi nào chú bảo thì các cháu lên dâng hoa tặng Bác Hồ nhé!

Tới 50 năm sau khi chú Đinh Đăng Định đang chuẩn bị in cuốn sách 100 bức ảnh về Bác Hồ, em mới được chú cho thêm bức ảnh dâng hoa khi Bác Hồ chuẩn bị khai mạc hội nghị.
Thật đáng tiếc là về sau trong một lần đi nước ngoài em đã tặng bức ảnh này cho một người khách rất hâm mộ Bác Hồ. Khi em đến nhờ chú Định tìm lại cho bức ảnh ấy thì chú không còn tìm được nên đã cho em một cái ảnh khác chụp với Bác Hồ. Trong ảnh này hình của em lấp gần hết hình Thu Giang“.
Còn Vũ Thu Giang kể lại: Khi đó bạn Minh Châu 10 tuổi, lớn hơn em 1 tuổi nên bạn ấy nhớ nhiều hơn em. Đúng như bạn ấy kể với anh đấy. Em còn nhớ là trong giờ nghỉ của Hội nghị, em và bạn Châu còn được Bác gọi vào ăn cơm cùng với Bác. Tối hôm ấy chúng em còn được tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng hội nghị.
Em nhớ là được đóng vai một cháu gái trong vở kịch „Nông dân vùng lên“. Trong lúc diễn có cảnh giằng co bao ruột tượng khiến cho một ít gạo rơi ra sân khấu. Thật bất ngờ sau vở kịch, Bác Hồ đã bước lên sân khấu và cúi nhặt từng hạt gạo bỏ vào một tờ giấy báo. Hình ảnh ấy in sâu mãi vào trí óc trẻ thơ của em.
Trước mặt tôi hôm nay đâu còn hình ảnh hai cháu bé bụ bẫm và ngây thơ hồi nào. Châu và Giang đã là hai phụ nữ lên chức bà và đã ngoài 70 tuổi, lứa tuổi mà nhà thơ Đỗ Phủ coi là cổ lai hy.
Nhắc lại kỷ niệm về người cha, Châu nhớ lại: Bố em tên thật là Đặng Hữu Rạng, sinh năm 1914, vào Đảng từ năm 1931, về sau đã kinh qua các chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Bố em mất năm 1987. Mẹ em mất khi em còn nhỏ.
Sau thời gian học ở Lư Sơn – Quế Lâm em được sang Liên Xô khi còn rất bé để học tiếng Nga. Bà giáo dạy từng chữ qua hình vẽ và qua động tác. Sau này mới có dịp trở lại Liên Xô để học về Toán. Sau khi tốt nghiệp Đại học em nhập ngũ làm việc ở Cục 2 của Bộ Tổng Tham mưu.
Năm 1970, em xuất ngũ với quân hàm Chuẩn úy và về công tác tại Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Năm 1989 về công tác tại Bộ Ngoại giao và làm Bí thư tại Đại sứ quán ta tại Liên Xô. Năm 1992, quay trở lại Bộ Kế hoạch và Đầu tư tới lúc về hưu (năm 1998).
Chồng em trước học ở Liên Xô rồi làm nghiên cứu sinh ở Ba Lan, cũng được đi thực tập tại Mỹ 1 năm. Chúng em hiện có 1 cháu trai, 2 cháu gái, 2 cháu nội và 1 cháu ngoại.

Thu Giang thì kể: Mẹ em từng là Đại biểu Quốc hội Khóa II và Khóa III, công tác lâu năm tại Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Bố em là Vũ Đình Khoa, trước đây là Giám đốc Công an Liên Khu X và về sau giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế quốc dân. Sau thời gian học với bạn Minh Châu ở Lư Sơn – Quế Lâm em về học tiếp bậc phổ thông tại Hà Nội. Năm 1963, sang Liên Xô học Kinh tế xây dựng rồi về làm cán bộ giảng dạy tại Đại học Xây dựng.
Sau 2 năm khi chồng nhập ngũ em phải xin chuyển về Hà Nội để dạy tại trường Đại học Kinh tế quốc dân cho gần nhà. Năm 1983, em được đi thực tập tại Nhật Bản và đó là thời gian em hiểu hơn về nền kinh tế của các nước phát triển.
Sau khi về nước được sự động viên của GS. Vũ Đình Bách em đã rất cố gắng cùng đồng nghiệp xây dựng môn Kinh tế học, phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế nước nhà, điều chỉnh chương trình giảng dạy vốn quá nặng về Kinh tế chính trị học.
Em bảo vệ Tiến sĩ trong nước năm 1989 và mấy năm sau được phong học hàm Phó Giáo sư. Em về hưu năm 2000, trước đó đã vinh dự được nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Chúng em có 1 cháu trai, 1 cháu gái và 2 cháu ngoại. Chồng em trước khi về hưu công tác tại Tổng cục II của Bộ Quốc phòng.
Hai cô bé năm nào không thể quên những kỷ niệm đẹp đẽ năm xưa với Bác Hồ và luôn lấy đó làm nguồn động viên mình trong học tập, công tác và giáo dục con cái.

Đến Lư Sơn thăm nơi Bác ở
Nhân chuyến đi đưa tin về Hội nghị quốc tế về các ngọn núi nổi tiếng thế giới lần thứ hai diễn ra tại Lư Sơn, tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) trung tuần tháng 10/2010, chúng tôi đã bất ngờ được đến thăm nơi Bác Hồ từng ở khi Bác đến Lư Sơn hồi năm 1959trường học của thiếu niên Việt Nam tại Lư Sơn.
03/02/2011 https://baotintuc.vn/tin-tuc/den-lu-son-tham-noi-bac-o-20110120154857997.htm
Với thắng cảnh núi non hùng vĩ và độc đáo bậc nhất ở Trung Quốc, Lư Sơn đã được công nhận là Công viên địa chất thế giới. Đây cũng là nơi sản sinh ra các nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng như Lý Bạch, Tô Thức, Đào Uyên Minh, Bạch Cư Dị. Lư Sơn còn là căn cứ địa cách mạng của Trung Quốc trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật và trong cuộc nội chiến Quốc Cộng trước năm 1949.
Trò chuyện với anh Mộ Đức Hoa, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Lư Sơn, chúng tôi tình cờ được biết ở Lư Sơn có trường học của các thiếu niên Việt Nam từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ngay lập tức, chúng tôi nhờ anh Mộ Đức Hoa dẫn đi thăm trường.
Đó là một tòa nhà 4 tầng, có tên “Tòa nhà Lư Sơn” nằm đường bệ trên thềm cao hơn 20 bậc.Trước đây, tòa nhà này được gọi là “Truyền tập học xá”, sau giải phóng được đổi thành “Tòa nhà Lư Sơn”.
Theo lời anh Mộ Đức Hoa, tháng 5/1953, để chuẩn bị nhân tài xây dựng đất nước sau khi nước nhà độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư cho Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông nhờ mở một số trường học cho các thiếu niên Việt Nam, trong đó có trường dành cho con em cán bộ cách mạng và các anh hùng liệt sĩ ở vùng Hoa Nam của Trung Quốc.
Tháng 7/1953, Bộ Giáo dục Việt Nam ra quyết định thành lập trường và bổ nhiệm ban lãnh đạo. Ban đầu, trường có tên là “Trường thiếu niên Việt Nam Lư Sơn”; cả phòng học, phòng ăn và ký túc xá đều trong tòa nhà này.
Mấy tháng sau, trường chuyển sang tòa nhà “Mỹ quốc học đường”(nhà do người Mỹ xây từ trước) trên quả đồi cao phía đối diện nhưng hơi chếch về phía trái, cách “Truyền tập học xá” khoảng ba, bốn trăm mét. Đi qua cây cầu hình vòm xây cuốn ngang qua dòng suối nhỏ sang đường Hồi Long, leo chừng 100 bậc đá xếp là đến “Mỹ quốc học đường”. Hiện nay, tất cả tên đường, tên nhà và lối đi vẫn nguyên như cũ.
Cuối hè đầu thu năm 1953, hơn 1.000 thiếu niên Việt Nam từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung phân thành 11 đội đã tập kết tại Lạng Sơn, lần lượt đi bộ qua Mục Nam Quan (Hữu nghị Quan) đến Bằng Tường ở Quảng Tây.
Nhóm thiếu niên nói trên đến Lư Sơn ngày 25/8/1953 nên ngày này trở thành ngày thành lập trường. Nửa năm sau, trường chuyển đến Quế Lâm ở Quảng Tây với tên gọi “Trường dục tài Quế Lâm”. Đến tháng 12/1957, trường rút về Việt Nam.
Về lý do chuyển trường, anh Mộ Đức Hoa cho biết có thể do điều kiện thời tiết, các học sinh đến từ phía Nam khó mà thích nghi được với cái lạnh mùa đông ở Lư Sơn; cũng có thể do cách trở về ngôn ngữ, tập quán sinh hoạt,… Vả lại, Quảng Tây gần Việt Nam, tiện việc liên hệ với Tổ quốc hơn…

Ngay gần Trường thiếu niên Việt Nam ở Lư Sơn còn có ngôi nhà mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ở trong lần Bác đến nơi này năm 1959. Đó là một ngôi biệt thự hai tầng, nằm trên đồi, được xây dựng từ năm 1915 trên tổng diện tích khoảng 260 m2.
Ngôi nhà có hành lang mở, trụ cột bằng đá, lan can đá, lò sưởi liền tường kiểu Pháp, từ sân lên hiên nhà tầng trên không phải cầu thang mà có 13 bậc thềm lát bằng đá tấm, một đầu hiên còn có bàn cờ khắc trên mặt bàn đá hình tròn đặt trên trụ đỡ bằng đá và 4 chiếc ghế cũng làm bằng đá. Trên tường nhà ngay trước cửa thềm lên xuống có gắn biển mang dòng chữ “Nơi ở cũ của Hồ Chí Minh (Vũ Lâm Việt Nam)”.
Trước sân nhà phía trái có tấm bảng rộng bằng gỗ, có mái che, ghi các thông tin về thời gian xây dựng, phong cách kiến trúc của ngôi biệt thự. Chủ biệt thự là Kjeld Stark, giáo sĩ truyền đạo người Mỹ. Từ ngày 25/7 đến 1/8/1959, Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã ở tại đây.
Là ngôi biệt thự duy nhất ở Lư Sơn có nguyên thủ một nước đến ở, biệt thự có nhã hiệu (biệt hiệu cao nhã dành cho các bậc cao nhân) là Vũ Lâm, nên dòng chữ lớn trên cùng làm tiêu đề cho bảng thuyết minh ngoài sân và biển gắn trên tường đều ghi “Vũ Lâm Việt Nam”.
Tìm hiểu kỹ hơn, chúng tôi được biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở tại ngôi biệt thự trên khi Người trên đường từ Liên Xô về nước đã ghé qua Trung Quốc theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông. Trong thời gian lưu lại Lư Sơn, Người đã gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức…
Rời Lư Sơn trở về Bắc Kinh, chúng tôi vẫn lưu luyến với thắng cảnh vừa gần vừa xa, vẫn thấy đâu đây hình bóng của Bác và các học sinh Việt Nam còn mãi trong dòng chảy bất tận của lịch sử nước nhà.
Trần Huy Cậy (P/v TTXVN tại Trung Quốc)

Hồ Chí Minh bí mật đến Lư Sơn
Mùa hè năm 1959, cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức tại Lư Sơn. Lúc bấy giờ, đối với quốc tế là một tin tức tuyệt mật. Nhưng lại có một vị nguyên thủ quốc gia của nước ngoài một mình đến Lư Sơn. Người ấy là ai? Người ấy đến Lư Sơn có công việc gì? Câu chuyện bí mật xảy ra cách đây 50 năm đến nay cần được biết rõ.
17/06/2010 http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH-CN/Ho-Chi-Minh-bi-mat-den-Lu-Son-33956.html
Một mình lên Lư Sơn
Tháng 8 – 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam sang thăm Liên Xô, lúc về qua Bắc Kinh, nghe ông Trần Nghị nói Mao Trạch Đông và các đồng trí khác đều đang họp tại Lưu Sơn, Hồ Chí Minh quyết định một mình đến Lư Sơn. Theo nhật lý của ông Dương Thượng Côn và hồi ký của các nhân vật có liên quan thời kỳ bấy giờ, Hồ Chí Minh ngồi máy bay hàng không dân dụng Trung Quốc cất cánh tại sân bay Bắc Kinh, sáng sớm ngày 9 – 8, khoảng độ 10 giờ sáng hôm đó đã đến sây bay Thập Lý Phố của thành phố Cửu Giang. Khi Hồ Chí Minh vừa ra khỏi máy bay, các ông Dượng Thượng Côn, Uông Đông Hưng đã đón chờ từ lâu liền mang hoa đến, ông Dương Thượng Côn nói to lên: “Chúc Chủ tịch mạnh khoẻ, Mao Chủ tịch cử chúng tôi đến đón Bác”.
Vì ở Lư Sơn đang có “cuộc họp bí mật”, nên ở Bắc Kinh Hồ Chí Minh đã nói trước là không tổ chức nghi thức đón tiếp, không đưa tin, không xuất hiện công khai. Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh thấy ông Dương Thượng Côn đặc trách xuống núi đón, người liền nói: “Là người cùng một nhà, đã nói trước rằng đừng có xuống núi đón tiếp cơ mà” và tươi cười hai tay nhận lấy bó hoa tươi.

Tiệc đón tiếp
Hai xe cùng lúc chạy theo hướng Lư Sơn, Dương Thượng Côn và Hồ Chí Minh ngồi xe thứ nhất, Uông Đông Hưng, Trình Tiên Hỷ và phiên dịch Việt Nam ngồi xe thứ hai. 12 giờ trưa, hai xe cùng đỗ tại toà biệt thự số 394, Dương Thượng Côn mời Hồ Chí Minh xuống xe, nghỉ ngơi tại đây. Nào ngờ Hồ Chí Minh lắc đầu và kiên quyết nói rằng: “Hiện giờ tôi đi gặp Mao Chủ tịch, tôi muốn sớm được gặp ông ta”.
Hôm ấy tại phòng khách gác 2 biệt thự số 180, đều bày đủ các món ăn, đồng thời bày thêm hai chai rượu Mao Đài. Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo khác mời Hồ Chí Minh ngồi ở chỗ thượng toạ, Hồ Chí Minh nhìn vào Mao Trạch Đông vừa cười vừa nói: “Ở đây đều là đồng chí anh em cả, ai lớn tuổi thì ngồi thượng toạ”. Mao Trạch Đông với giọng vùng Thiệu Sơn nói to rằng: “Được được, đồng chí Chu Đức lớn tuổi nhất ngồi thượng toạ, liền sau đó là Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Dương Thượng Côn… ngồi theo thứ tự.
Hồ Chí Minh nâng cốc, thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam cám ơn những người cộng sản Trung Quốc, và nói rằng: “Chúng ta vừa là đồng chí, vừa là anh em thật sự”. Câu nói ngắn gọn của Hồ Chí Minh làm xúc động nhiều người”.

Sáng sớm đã đột nhiênmất tích
Buổi chiều hôm đó, Hồ Chí Minh từ biệt thự số 180 trở về biệt thự số 394. Thể theo quy định thống nhất của cuộc họp, những người quản lý nói chung không ngủ tại toà biệt thự. Trình Tiên Hỷ không ngủ tại toà biệt thự này. Sáng hôm sau, khi anh Hỷ bước vào toà biệt thự 394 cảm thấy rất kỳ lạ, không thấy Bác Hồ, kể cả anh phiên dịch và vệ sĩ cũng tìm không thấy. đang lúc anh Hỷ nóng ruột cầm điện thoại định hỏi rõ nguyên nhân, thì anh phiên dịch được người lái xe đưa về nhà, nói rằng Bác Hồ một lúc nữa sẽ về, đừng nóng ruột. Vậy Bác Hồ sáng sớm đi đâu, anh phiên dịch nói luôn một câu tiếng Trung Quốc rất mẫu mực là: “Hãy tạm thời giữ bí mật”.
Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đang ở trước cửa số nhà biệt thự 124 ngay cạnh con đường có cây thông, Bác đang nói chuyện với Lưu Thiếu Kỳ chăng? Không, Bác đang một mình ngồi trên ghế đá ngay trước cửa. Vì Hồ Chí Minh không cho phiên dịch trình bày, cũng không cho phép anh vệ sĩ đi báo cáo, còn Lưu Thiếu Kỳ và thư ký của ông ta vì tối thức khuya, nên chưa ai thức dậy, còn các nhân viên khác đều không nhận ra Hồ Chí Minh, anh quản lý Bành Dục Viêm mấy lần đều hỏi, có cần gọi thủ trưởng thức dậy không, Bác đều tỏ ý không cần thiết, vì chẳng có việc gì cả, ngồi tại đây chờ đồng chí Lưu Thiếu Kỳ ngủ dậy cũng chẳng sao.
Hồ Chí Minh nói tiếng Trung Quốc lưu loát, ăn mặc giản dị, trên đầu lại đội chiếc mũ vải màu ghi, người ta khó mà nhận ra ông già gầy còm này là một nguyên thủ nước ngoài. Khoảng độ 30 phút, Lưu Thiếu Kỳ ngủ dậy, cậu Viêm mới thông báo tình hình này, thư ký riêng mới mở cửa ra ngó nhìn, vào báo cho Lưu Thiếu Kỳ ra ngoài cửa mời Hồ Chủ tịch vào trong nhà.

Lưu Thiếu Kỳ cùng Hồ Chí Minh xem kịch Giang Tây
Tối ngày 11 – 8, Trình Tiên Hỷ đưa Hồ Chí Minh đến kịch viện nhân dân Lư Sơn xem vở kịch Truy ngư thuộc loại kịch của tỉnh Giang Tây. Vì quãng đường rất gần, Hồ Chí Minh không lên xe, mấy người cuốc bộ đến kịch viện. Khi đến kịch viện, đã trông thấy Lưu Thiếu Kỳ đứng đợi trước cửa. Khi thấy Hồ Chí Minh, Lưu Thiếu Kỳ liền bước chân đến gần nói: “Hồ Chủ tịch, Mao Chủ tịch dặn dò tôi đến cùng với Chủ tịch xem vở kịch này”. Tiếp đó, Hồ Chí Minh đi trước, bước vào kịch viện. Vở kịch Truy ngư là vở kịch xuất sắc của Đoàn kịch tỉnh Giang Tây, về lối hát, động tác và ánh đèn đều thuộc loại hạng nhất. Hồ Chí Minh chăm chú xem, cho tới lúc nghỉ nửa buổi, mới hỏi Lưu Thiếu Kỳ: “Về kịch Giang Tây với Kinh kịch, cách hát rõ ràng có khác nhau, song động tác múa trong vở kịch thì khác nhau không nhiều?” Ngày thường, Lưu Thiếu Kỳ ít khi bỏ thì giờ đi xem phim, còn xem kịch lại càng ít, nên đành thú thật nói rằng: “Tôi rất ít đi xem kịch, nghe nói các động tác trong Kinh kịch là hay nhất trong các loại kịch, nên các loại kịch khác cũng phỏng theo Kinh kịch”. Hồ Chí Minh liền gật đầu nói: “Loại kịch Giang Tây chưa được trình diễn ở Việt Nam, song Việt kịch của Quảng Đông thì ở Việt Nam được người ta hoan nghênh, Việt kịch tương đối chú trọng cách hát”.

Bị các đồng chí nữ đòi ăn kẹo cưới
Chiều ngày 12 – 8, đội quân nữ giới xông vào, trong đó có bà Thái Xướng vợ Lý Phú Xuân, bà Đặng Dĩnh Siêu vợ Chu Ân Lai, bà Khang Khắc Thanh vợ Chu Đức, bà Vương Quang Mỹ vợ Lưu Thiếu Kỳ cùng một số người nữ khác, nét mặt của các bà tươi cười, ai nấy đều mời Hồ Chí Minh ở lại thêm vài ngày nữa tại Lư Sơn.
Hồ Chí Minh nói: “Được được, khi nào Việt Nam thống nhất, tôi sẽ ở Lư Sơn trên nửa năm hay một năm gì đó”.
Bà Thái Xướng nói một cách lắt léo rằng: “Xin đừng đến một mình nhé”.
Lẽ tất nhiên, tôi sẽ mời một số đồng bào cùng tôi sang đây ở”.
Không, chỉ mời Bác và phu nhân”.
Bác cười, rồi nói thư thả: “À, té ra Đặng Dĩnh Siêu góp ý kiến trên hội đồng phụ nữ không muốn làm chiếc áo bông sợi tơ cho tôi là như thế này đấy”.
Một bà nhanh nhảu nói rằng: “Đúng vậy, bây giờ Bác nên lấy một bà vợ cách mạng, đừng có cứ bóc lột bà Đặng Dĩnh Siêu mãi”, trong phòng vang lên tiếng cười khà khà.
Hồ Chí Minh lâu nay vẫn sống một mình. Bao năm nay nhiều đồng chí Việt Nam và Trung Quốc đều quan tâm đến việc hôn nhân của Bác. Song khi còn trẻ, Bác đã có chí hướng: Tổ quốc không độc lập không thống nhất sẽ không kết hôn. Như vậy, những người bạn cũ quen biết lâu năm như Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu đành phải thường xuyên quan tâm đến sự mặc ấm cúng của anh cả này. Năm 1957, bà Đặng Dĩnh Siêu đã tự mình làm chiếc áo bông sợi tơ cho Bác.
Các đồng chí nữ luôn miệng nói đùa rằng: “Khi Hồ Chủ tịch sang đây lần nữa, chúng tôi phải đòi bác cho ăn kẹo cưới”.
6 giờ 30 phút sáng ngày 13 – 8, chiếc xe con đỗ ngay trước cửa toà biệt thự số 394. Trước lúc chia tay, Hồ Chí Minh tặng cho mỗi người làm việc trong biệt thự một cuốn sổ tay có mang chữ ký của Bác và huy hiệu kỷ niệm “Việt Trung hữu hảo”, đồng thời chụp ảnh kỷ niệm chung với mọi người làm việc ở đây.
Tác giả bài viết: Trần Thiện

Tặng huy chương hữu nghị cho cán bộ, giáo viên Trung Quốc
Ngày 23-8, tại Hà Nội, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt-Trung đã trao tặng Huy chươngVì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộccho 24 cán bộ, giáo viên Trung Quốc của Trường Thiếu nhi Việt Nam ở Lư Sơn-Quế Lâm, Trung Quốc.
25-08-2003 https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/tang-huy-chuong-huu-nghi-cho-can-bo–giao-vien-trung-quoc-78470.htm
Phát biểu tại lễ trao huy chương, Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng bày tỏ lòng biết ơn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân Trung Quốc và tập thể cán bộ, giáo viên Trường Thiếu nhi Việt Nam tại Lư Sơn-Quế Lâm đã chăm sóc, đào tạo thiếu nhi Việt Nam ngay từ năm 1953, khi Việt Nam đang tiến hành kháng chiến chống Pháp. Ông Vũ Xuân Hồng nói ngày tựu trường Lư Sơn năm học đầu tiên (ngày 25-8-1953) đã trở thành ngày truyền thống của các thế hệ cựu học sinh Việt Nam tại Lư Sơn. Việc trao Huy chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho các cựu cán bộ, giáo viên của Trường Lư Sơn thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Quế Lâm, Quảng Tây https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%BF_L%C3%A2m,_Qu%E1%BA%A3ng_T%C3%A2y

 

Es sind 70 Jahre vergangen, aber die Lehren meines Onkels sind immer noch tief in meinem Herzen – Người lính cận vệ già và ký ức không thể quên về Bác ở ATK   Leave a comment

Người lính cận vệ già và ký ức không thể quên về Bác ở ATK

Ông Mông Đức Ngô kể công tác bảo vệ Bác thời đó rất khó khăn, phiên hiệu không có, quân phục không thống nhất, thường là ai có gì mặc nấy, cũng chưa có điều lệnh quy định. Tất cả dựa vào nhiệt huyết và sự quyết tâm bảo vệ Bác bằng mọi giá.
>> Người phát hiện ra quặng apatit và bức ảnh chụp với Bác Hồ
19/05/2017 http://dantri.com.vn/xa-hoi/nguoi-linh-can-ve-gia-va-ky-uc-khong-the-quen-ve-bac-o-atk-20170518165541167.htm

 


Lưu giữ nhiều kỷ vật về Bác

Trong ngôi nhà nhỏ nằm nép mình sau dãy núi ở xã Phượng Tiến, huyện Định Hoá, Thái Nguyên 21°53′52.9″N 105°39′24.2″E, người lính từng giữ trọng trách bảo vệ cho Bác Hồ suốt những năm sống và làm việc ở Thủ đô kháng chiến ATK 21°47′19.2″N 105°30′38.3″E, năm nay đã ở tuổi gần 90, mái tóc bạc trắng, nở nụ cười tươi mở đầu câu chuyện: “Đã 70 năm trôi qua nhưng những ký ức về Bác tôi vẫn nhớ như in, những lời dạy của Bác tôi vẫn giữ trong tim mình…”.

Nói rồi ông bước đến bên chiếc tủ kính, lấy tập báo cũ và những tấm ảnh chụp cùng Bác và những chiến sỹ cảnh vệ ở đồi Khau Tý cho chúng tôi xem. Lật giở từng trang hồi ký, mắt ông Ngô nhìn về phía xa xăm như hồi tưởng về những tháng ngày không thể nào quên.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, khi mới 15 tuổi, ông Ngô đã cùng với du kích địa phương tham gia bảo vệ quê hương. Năm 1945, khi 16 tuổi, ông được chọn làm Tiểu đội trưởng tiểu đội du kích xã Vị Trung (nay là xã Phượng Tiến) cùng với lực lượng Cứu Quốc quân và nhân dân huyện Định Hóa tham gia khởi nghĩa giành chính quyền. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, ông được biên chế về Đại đội 413, Trung đoàn 246 đóng quân ngay tại địa phương với nhiệm vụ bảo vệ chiến khu Việt Bắc và Định Hóa.

Tháng 5/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến về đồi Khau Tý, xã Thanh Định (nay là xã Điềm Mặc 21°49′49.5″N 105°33′11.7″E) để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông cùng một số chiến sỹ được tuyển chọn để thành lập Đại đội 32 làm nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn cho Bác ngay tại căn cứ địa cách mạng.

Chính vì vậy, suốt từ năm 1947 đến cuối năm 1953, ông Ngô cùng với cùng với Đại đội 32 đã theo chân Bác qua nhiều địa điểm từ Khau Tý (Điềm Mặc), Khuôn Tát, Nà Lọm, Tỉn Keo (Phú Đình)… đến Tân Trào, Sơn Dương (Tuyên Quang).

Một trong những kỷ vật thiêng liêng được ông giữ gìn chính là bức ảnh ông chụp chung với Bác Hồ, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, đồng chí Phạm Ngọc Mậu43 cán bộ, chiến sĩ đều là thanh niên dân tộc thiểu số ở huyện Định Hóahuyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Ông Ngô kể công tác bảo vệ Bác thời gian đó rất khó khăn, phiên hiệu không có, quân phục không thống nhất, ai có gì mặc nấy, cũng chưa có điều lệnh quy định. Tất cả chỉ dựa vào nhiệt tình cách mạng và quyết tâm trung thành bảo vệ an toàn cho Bác bằng mọi giá.

Nơi ở và làm việc của Bác là một căn nhà sàn lợp lá cọ gồm hai gian được dựng trên đồi Khau Tý, nép mình bên cây cổ thụ giữa khu rừng nứa thuộc thôn Nạ Tra.

Ấn tượng về sự dung dị đến lạ thường của Bác
Căn nhà Bác ở thoáng mát, vách nứa được đan rất khéo. Trên một phía vách có treo một chiếc áo the dài, một khăn xếp, một chiếc ô đen. Đó là những vật dụng Bác thường dùng để cải trang khi đi công tác. Hàng ngày, ngoài giờ làm việc, Bác vẫn cùng các đồng chí cảnh vệ trồng rau, nuôi gà, phát nương và hướng dẫn đồng bào tăng gia sản xuất để chống đói.

Bác thường bảo: “Trồng rau vừa để cải thiện bữa ăn, vừa có màu xanh no ấm, nếu chuyển đi thì người sau đến ở sẽ có rau mà ăn. Thực có túc thì binh mới cường”.

Một hôm, ông cùng đồng đội đang tăng gia ở bãi đất giáp suối Nà Lọm thì Bác đến. Lúc ấy, có người đang làm cật lực, một số thì mải chuyện. Thấy vậy Bác nhẹ nhàng nói: “Các chú ạ, một người làm cật lực không bằng 7 người làm khoan khoan; một giờ làm hăng say bằng cả ngày làm chiếu lệ. Phải làm việc tích cực thì mới mong sớm có kết quả”. Sau lời nhắc đó của Bác, tất cả các chiến sỹ đều nỗ lực làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn, quên đi mọi mệt mỏi.

„Nhiệm vụ của tiểu đội chúng tôi là bảo vệ Bác nên anh em thường phân công cụ thể: ai đi dắt ngựa, con số mấy, ai đi tiền trạm… Nguyên tắc ra vào trong căn cứ địa ATK thì phải có thẻ. Người dân địa phương ở đây đều có ý thức bảo vệ cán bộ cách mạng và căn cứ địa nên chỉ cần có người lạ bén mảng đến là chúng tôi biết ngay“, ông Ngô kể.

Trong suốt những năm tháng được làm nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn cho Bác, điều mà người cảnh vệ Mông Đức Ngô nhớ nhất về Bác đó là sự dung dị đến lạ thường. “Không có bất cứ sự xa cách nào giữa Bác và mọi người. Gặp ai, dù ở cương vị nào, Bác cũng quan tâm, hỏi han tận tình…”, ông Ngô nói.

Cuối năm 1953, cả nước tập trung cho chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Ngô được điều động lên đây làm Trung đội trưởng Trung đội thông tin phục vụ trực tiếp tại Sở chỉ huy Chiến dịch ở Mường Phăng. Do có năng lực và kinh nghiệm chiến trường, lại là người Tày chính gốc nên ông được Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp giao cho nhiệm vụ đặc biệt: Trực tiếp truyền mệnh lệnh của Đại tướng bằng tiếng Tày xuống chỉ huy các đơn vị trên toàn mặt trận.

Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi, ông Ngô vinh dự cùng đoàn quân chiến thắng về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Năm 1958, ông xuất ngũ trở về địa phương sống cuộc đời bình dị với người thân cho đến bây giờ.

Với những thành tích đóng góp trong suốt 15 năm tham gia hoạt động cách mạng, ông đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và trao tặng nhiều Huân, Huy chương cao quý như: Huân chương Chiến công hạng hai; Huân chương Chiến thắng hạng ba; Huân chương Kháng chiến hạng hai; Huy chương Chiến sỹ vẻ vang…

Gần một thế kỷ trôi qua, mọi dấu vết thời gian dường đã như hiện rõ trên khuôn mặt người chiến sỹ cảnh vệ năm xưa nhưng đôi mắt ông vẫn rực sáng, giọng ông vẫn sang sảng khi nhắc đến những năm tháng đầy hào hùng, tự hào khi được cùng đồng đội tham gia bảo vệ sự an toàn cho Bác tại ATK.

Trước khi chia tay với chúng tôi, ông vẫn cầm cả xấp hình về Bác với đôi mắt rưng rưng, giọng nghẹn đi vì xúc động: “Ngày Bác lên đó đến cả đôi dép cũng không có mà đi. Giờ là thời bình, cuộc sống ai cũng no đủ, chỉ tiếc rằng Bác không còn nữa…”.
Tuấn Hợp – Ngọc Liên
bác hồ ở ATK http://dantri.com.vn/tim-kiem.htm?keywords=b%C3%A1c%20h%E1%BB%93%20%E1%BB%9F%20ATK

 

Veröffentlicht 13. Februar 2018 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Masterplan für die Entwicklung das Touristisches Gebiet Tan Trao – Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Tân Trào   Leave a comment

Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Tân Trào

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030.
26/12/2017 http://tuyenquang.gov.vn/n22943_quy-hoach-tong-the-phat-trien-khu-du-lich-quoc-gia-tan-trao


Khu vực quy hoạch phát triển Khu du lịch quốc gia Tân Trào thuộc phạm vi hành chính các : Tân Trào 21°46′25.6″N 105°26′32″E, Minh Thanh 21°46′44.3″N 105°24′24.9″E, Trung Yên 21°48′39.4″N 105°26′07.9″E, Bình Yên 21°44′58.3″N 105°25′45.5″E, Lương Thiện 21°44′42.4″N 105°27′17.8″E (huyện Sơn Dương) Kim Quan 21°50′55.4″N 105°26′28.5″E (huyện Yên Sơn). Diện tích vùng lõi tập trung phát triển Khu du lịch quốc gia là 2.500 ha (thuộc vùng bảo vệ cảnh quan di tích, phục vụ du lịch theo Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ).
Mục tiêu đến năm 2025 đón khoảng 1,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 2.000 lượt. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 2,0 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 35 nghìn lượt; tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành) năm 2025 đạt trên 600 tỷ đồng và năm 2030 đạt khoảng 1.650 tỷ đồng.

Trong đó, thị trường khách du lịch nội địa tập trung khai thác thị trường khách từ các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ) và các tỉnh vùng lân cận (các tỉnh khu vực Đông Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, khu vực miền núi Tây Bắc). Từng bước mở rộng ra các thị trường khách đến từ các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Các thị trường quốc tế trọng điểm là thị trường từ các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc); các quốc gia Đông Nam Á (Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines); thị trường khách là người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam; thị trường từ các quốc gia có yếu tố lịch sử liên quan đến Tân Trào.
Phát triển sản phẩm du lịch, trong đó, sản phẩm du lịch chính gồm: Du lịch dựa trên việc khai thác các giá trị lịch sử: tham quan, tìm hiểu các giá trị của quần thể di tích lịch sử cách mạng; giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, đạo lý uống nước nhớ nguồn; du lịch sự kiện…; du lịch dựa trên việc khai thác các giá trị văn hóa: tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa tộc người; lễ hội truyền thống, tâm linh…; du lịch sinh thái, thưởng ngoạn cảnh quan tự nhiên: nghiên cứu hệ sinh thái, tham quan cảnh quan, du thuyền sông Phó Đáy…

Về định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật du lịch, phát triển đủ số lượng buồng lưu trú cho khách du lịch theo từng giai đoạn. Cụ thể, đến năm 2025 khoảng 500 buồng và năm 2030 khoảng 1.000 buồng đạt tiêu chuẩn chất lượng từ 3 sao trở lên. Ngoài ra, phát triển các làng camping, các khu bungalow, các lều trại mang tính dân tộc, nhà dân (homestay)…—- tại thôn Tân Lập, thôn Niếng, thôn Quan Hạ.
Bên cạnh đó, phát triển các nhà hàng, cơ sở ăn uống trong các khách sạn và độc lập bên ngoài tại các trung tâm đón tiếp, các trung tâm dân cư để phục vụ các món ăn dân dã, bản địa. Quy mô nhà hàng không quá 200 chỗ; thiết kế, kiến trúc nhà hàng tuân thủ theo Quy chế quản lý ban hành theo Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025 (Quy hoạch bảo tồn di tích).

Hệ thống vui chơi giải trí gồm các tiện nghi thể thao, vui chơi nh­ư bể bơi, sân bóng chuyền, cầu lông, câu lạc bộ, các trò chơi dân gian, công viên cây xanh… được phát triển gắn liền với các khách sạn, nhà hàng, các trung tâm dân cư.
Về định hướng đầu tư, huy động hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư phát triển Khu du lịch quốc gia Tân Trào, bao gồm: vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Nhà nước, Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp, thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp trong nước khác. Trong đó ưu tiên thu hút các nguồn đầu tư vào các phân khu chức năng theo quy hoạch để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
Căn cứ vào khả năng cân đối vốn hàng năm, ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật; hỗ trợ một phần cho xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu Khu du lịch quốc gia, phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử, các giá trị tự nhiên, bảo vệ tài nguyên du lịch và thích ứng với biến đổi khí hậu theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công và các quy định có liên quan.
.
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
25-08-2014 http://baotuyenquang.com.vn/du-lich/du-lich-tuyen-quang/khu-di-tich-quoc-gia-dac-biet-tan-trao-43180.html
http://www.dch.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=571&c=25
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cơ quan Trung ương ở và làm việc trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nằm trên địa bàn 11 xã, gồm: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện (Sơn Dương); Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Đạo Viện, Công Đa, Phú Thịnh (Yên Sơn).

Tổng khu di tích có quy mô hơn 3.100 ha với 177 di tích, trong đó 40 di tích đã được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận di tích lịch sử Quốc gia; 30 di tích được cấp bằng di tích lịch sử cấp tỉnh. Một số cụm, điểm di tích nổi bật, như:

Cụm di tích Nà Nưa gồm: Lán Nà Nưa – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22-8-1945; lán Cảnh vệ; lán Điện Đài – nơi thông tin liên lạc giữa Mặt trận Việt Minh và quân Đồng Minh (tại Côn Minh – Trung Quốc); Cây đa Tân Trào: Chiều ngày 16-8-1945, tại địa điểm này, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã thay mặt Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc đọc Bản Quân lệnh số 1 và hạ lệnh xuất quân tiến về Hà Nội. Đình Tân Trào: Là nơi tổ chức họp Quốc dân Đại hội (ngày 16 và 17-8-1945) – Đại hội được ví như Hội nghị Diên Hồng thứ hai trong lịch sử nước ta. Đình Hồng Thái: Là địa điểm dừng chân đầu tiên của Bác Hồ khi từ Pắc Bó về Tân Trào (ngày 21-5-1945). Hầm và lán an toàn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại thôn Chi Liền, xã Trung Yên, từ cuối năm 1952 đến tháng 7-1954…

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc biệt của khu di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Khu di tích lịch sử Tân Trào là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 548/QĐ-TTg, ngày 10-5-2012). Ngày 20-12-2013, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2543/QĐ-TTg, phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào gắn với phát triển du lịch đến năm 2025.
.
Chiến khu Tân Trào https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_khu_T%C3%A2n_Tr%C3%A0o
http://dulichtantrao.com.vn/
ATK https://vi.wikipedia.org/wiki/ATK
Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 06/12/2016
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-2356-QD-TTg-quy-hoach-bao-quan-phat-huy-gia-tri-di-tich-lich-su-quoc-gia-dac-biet-Tan-Trao-2016-333321.aspx

2356_QĐ-TTg         .        PHỤ LỤC

Veröffentlicht 27. Dezember 2017 von anhyeuem66 in Allgemein, Tourismus

Getaggt mit , , , , , ,

Der 70. Jahrestag der Arbeit von Präsident Ho Chi Minh zum Thema „Ändern Sie den Weg“ – 70 năm tác phẩm „Sửa đổi lối làm việc“ của Chủ tịch Hồ Chí Minh   Leave a comment

70 năm tác phẩm „Sửa đổi lối làm việc“ của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tháng 10/1947, tại Việt Bắc với bút danh XYZ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm „Sửa đổi lối làm việc“ mang nhiều giá trị quý báu.
19/05/2017 http://vtv.vn/chinh-tri/70-nam-tac-pham-sua-doi-loi-lam-viec-cua-chu-tich-ho-chi-minh-20170519191105202.htm
– Hôm nay, kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
– Tặng phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Những câu chuyện chưa kể
– Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tại Học viện Chính trị Quốc gia Khu vực 1, đúng ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội thảo về tác phẩm „Sửa đổi lối làm việc„, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã được tổ chức.

Tác phẩm Sửa đổi lối làm việc được Hồ Chủ tịch viết năm 1947, trong giai đoạn xây dựng nhà nước mới nhưng Người đã đưa ra cảnh báo: Khi Đảng đã trở thành đảng cầm quyền thì nhất thiết phải „Sửa đổi lối làm việc“ nếu không đội ngũ cán bộ sẽ mắc phải những sai sót nặng nề trong công việc, vi phạm lề lối, tác phong của người cán bộ cách mạng. Họ sẽ dễ dàng mờ mắt trước danh lợi, thậm chí sa ngã trước những cám dỗ về vật chất.

PGS. TS Nguyễn Thế Thắng (Học viện Chính trị Khu vực I) cho rằng: Theo tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, sai lầm lớn nhất mà cán bộ mắc phải đó là sa vào chủ nghĩa cá nhân…

Để không còn câu chuyện những cán bộ có nhiều sai phạm, khuyết điểm dễ dàng thăng tiến, trục lợi, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, biện pháp không thể thiếu là tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa mỗi ngày.

Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với công tác tự phê bình và phê bình, việc xử lý cán bộ sai phạm cũng cần đặc biệt coi trọng, tăng cường. Để làm tốt việc này, công tác kiểm tra, giám sát, công tác thanh tra cần phải sớm vào cuộc ngay khi có dấu hiệu sai phạm hoặc khi có dư luận, có như vậy những khuyết điểm nhỏ mới sớm được phát hiện và đấu tranh kịp thời ngay từ lúc manh nha, không trở thành sai phạm lớn.

Theo PGS. TS Nguyễn Thế Thắng: „Soi vào tư tưởng về cán bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể thấy, trong thời gian qua chúng ta chưa làm tốt khâu đề bạt, cất nhắc cán bộ. Công tác kiểm tra cũng còn yếu nên không phát hiện sai phạm của cán bộ trong thời gian dài“.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng cảnh báo: „Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa…“.

Đất nước đã có nhiều thay đổi từ khi tác phẩm Sửa đổi lối làm việc ra đời. Nhưng những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra và nhấn mạnh phải „sửa đổi“ với người cán bộ cách mạng thì vẫn còn vẹn nguyên giá trị.

Kỷ niệm 70 năm tác phẩm „Sửa đổi lối làm việc

Sửa đổi lối làm việc – ánh mặt trời chiếu sáng
03/10/2017 http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/34281002-sua-doi-loi-lam-viec-anh-mat-troi-chieu-sang.html
Tháng 10 năm nay, Ðảng ta kỷ niệm 70 năm tác phẩm Sửa đổi lối làm việc của Bác Hồ (10-1947 – 10-2017). Một tác phẩm mẫu mực, một vầng dương chiếu sáng công việc xây dựng, chỉnh đốn Ðảng của Ðảng ta từ bấy đến nay.

Tháng 10 năm nay cũng đánh dấu một năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Ðảng gắn với „Ðẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh„, theo Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị. Nếu kể từ Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và phong trào „Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh„, thì nay đã là sáu năm.
Thời gian trôi nhanh. Nhiệm vụ cách mạng đề ra cho mỗi giai đoạn lịch sử luôn có sự thay đổi. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng cũng không dừng tại chỗ. Nhưng điều có thể khẳng định chắc chắn là những gì Bác Hồ nêu lên trong Sửa đổi lối làm việc, cho đến nay, vẫn còn nguyên giá trị. Vẫn còn có tính thời sự nóng hổi.

Xin hãy cùng nhau ôn lại.

Sửa đổi lối làm việc ngày ấy
Sửa đổi lối làm việc ra đời trong bối cảnh tình hình rất đặc biệt. Ðó là: Chỉ hai năm sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập. Chưa đầy một năm sau ngày Kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Chính phủ và các cơ quan trung ương đều chuyển lên Chiến khu Việt Bắc. Thêm nữa, giữa lúc Bác Hồ đang hoàn chỉnh tác phẩm Sửa đổi lối làm việc thì ngày 7-10-1947, giặc Pháp mở Chiến dịch thu đông, đánh thẳng lên Việt Bắc, âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta, nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của chúng.
Thế mà trong bộn bề công việc kháng chiến, kiến quốc, Bác Hồ đã nghĩ ngay đến việc chỉnh đốn Ðảng. Ðó là điều hiếm có đối với các Ðảng Cộng sản cầm quyền thời bấy giờ. Nói về chỉnh đốn Ðảng nhưng Bác Hồ không hề dùng những từ ngữ to tát như chỉnh huấn, chỉnh đảng hay chỉnh phong… Bác viết một cách nhẹ nhàng: Sửa đổi lối làm việc. Nhẹ nhàng mà sâu sắc. Câu chữ rất bình dân. Dễ hiểu, dễ nhớ, không chỉ cho cán bộ mà cho cả đảng viên bình thường.

1. Phải sửa đổi lối làm việc của Ðảng như thế nào?
Bác viết: Ðảng ta hy sinh, tranh đấu, đoàn kết, lãnh đạo nhân dân, tranh lại thống nhất và độc lập. Công việc đã có kết quả vẻ vang.
Nhưng, nếu mỗi cán bộ, mỗi đảng viên làm việc đúng hơn, khéo hơn thì thành tích của Ðảng còn to tát hơn nữa.
Cán bộ, đảng viên làm việc không đúng không khéo, thì còn nhiều khuyết điểm. Khuyết điểm nhiều thì thành tích ít. Khuyết điểm ít thì thành tích nhiều…
Ðể sửa chữa khuyết điểm phải thông qua phê bình. Bác viết: Nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của ta, thì cũng như giấu giếm tật bệnh trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mệnh.
Bác coi bệnh chủ quan là khuyết điểm lớn về tư tưởng. Nguyên nhân của bệnh là: Kém lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông.
Bác viết: Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công tác thực tế. Không có lý luận thì như nhắm mắt mà đi… Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng nghìn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách.

2. Về tư cách của Ðảng và đạo đức cách mạng
Bác viết: Ðảng không phải là một tổ chức để làm quan, phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Ðảng không có lợi ích gì khác.
Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Ðiều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Ðảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít mà những tính tốt sẽ ngày càng thêm. Những tính tốt ấy, theo Bác, có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.
Bác phê bình cái tư tưởng giấu giếm, không dám công khai tự phê bình: Một Ðảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Ðảng hỏng. Một Ðảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một Ðảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính.

3. Về vấn đề cán bộ
Bác viết: Có cán bộ tốt, việc gì cũng xong. Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém.
Và: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Ðảng… Ðảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta. Phải khéo dùng cán bộ. Không phạm vào những bệnh sau đây: Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người khác. Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực. Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người không hợp tính tình với mình…

4. Về cách lãnh đạo của Ðảng
Trước hết, Bác nhấn mạnh: Lãnh đạo phải gắn liền với kiểm soát (hay kiểm tra). Lãnh đạo đúng nghĩa là: Phải quyết định mọi vấn đề cho đúng. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Phải tổ chức sự kiểm soát đúng… Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách, là khéo kiểm soát. Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa, kiểm soát khéo, về sau khuyết điểm nhất định bớt đi.
Bác đòi hỏi cán bộ, đảng viên: Phải học hỏi quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng. Muốn hiểu biết, học hỏi dân chúng, thì ắt phải có nhiệt thành, có quyết tâm, phải khiêm tốn, phải chịu khó. Nếu không vậy, thì dân chúng sẽ không tin chúng ta. Biết, họ cũng không nói. Nói, họ cũng không nói hết lời.
Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được
Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên.

5. Về chống thói ba hoa, tức là sửa đổi cách nói, cách viết
Bác chỉ ra sáu điều cần tránh: Dài dòng, rỗng tuếch. Thói „cầu kỳ“. Khô khan, lúng túng. Báo cáo lông bông. Lụp chụp cẩu thả. Bệnh theo „sáo cũ“.
Khi viết, khi nói phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được. Làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm làm theo lời kêu gọi của mình. Bao giờ cũng phải tự hỏi: Ta viết cho ai xem? Nói cho ai nghe?
Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết. Trước khi nói, phải nghĩ cho chín, phải sắp đặt cẩn thận. Phải nhớ câu tục ngữ: „Chó ba quanh mới nằm. Người ba năm mới nói“.
Sau khi viết rồi, phải xem đi xem lại ba, bốn lần. Nếu là một tài liệu quan trọng, phải xem đi xem lại chín, mười lần.

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng bây giờ
Trong sự nghiệp đổi mới hơn 30 năm qua, Ðảng ta luôn coi phát triển kinh tế – xã hội là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng, chỉnh đốn Ðảng là nhiệm vụ then chốt. Coi công tác cán bộ là khâu then chốt của nhiệm vụ then chốt.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, năm 1991, và Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đều khẳng định: Sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam… Mọi đường lối, chủ trương của Ðảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan. Phải phòng và chống những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu và sự thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên.

Hai Ðại hội XI (năm 2011) và XII (năm 2016) của Ðảng đều đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng. Hai Nghị quyết Trung ương 4 của khóa XI và XII đều nhấn mạnh yêu cầu: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện „tự diễn biến“, „tự chuyển hóa“ trong nội bộ. Gắn liền với hai nghị quyết này là phong trào: „Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh“ và „Ðẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh“.

Cả hai nghị quyết của Trung ương đều có cùng quan điểm chỉ đạo: Kết hợp giữa „xây“ và „chống“; „xây“ là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; „chống“ là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Có nghĩa là, vừa phải tập trung sức vào cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái và những biểu hiện „tự diễn biến“, „tự chuyển hóa“, vừa phải đẩy mạnh phong trào Học tập và làm theo Bác. Phải xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn, thật sự tiên phong, gương mẫu, luôn đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, thật sự là cán bộ của dân, phục vụ nhân dân.

Ðáng mừng là việc triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội XII và Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận, góp phần tạo nên một bước chuyển biến mới tích cực, củng cố niềm tin của nhân dân vào Ðảng, vào chế độ.

Ôn lại Sửa đổi lối làm việc ngày ấy, đối chiếu với Xây dựng, chỉnh đốn Ðảng bây giờ, ta càng thấy những bài học Bác Hồ nêu lên là vô giá. Sửa đổi lối làm việc và các tác phẩm khác của Bác, đặc biệt là Di chúc, thật sự là ánh mặt trời chiếu sáng đường chúng ta đi.

Tháng 10- 2017
HÀ ĐĂNG

Theo dòng sự kiện: 70 năm Hồ Chủ tịch viết tác phẩm „Sửa đổi lối làm việc 14.10.2017 veröffentlicht

 

Veröffentlicht 15. Oktober 2017 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Khu du lịch ATK Định Hoá   Leave a comment

Du lịch ATK Định Hoá
(22/03/2010 03:12 PM)
http://www.thainguyen.gov.vn/wps/portal/detailnewsdk?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/web+content/sites/dk/dk_gtkdl/dk_gt_atkdh/dl.gt.atk01&catId=DK_GT_ATKDH&comment=DL.GT.ATK01

Theo quốc lộ 3 (Hà Nội- Thái Nguyên – Cao Bằng) đến km 31 rẽ trái đi tiếp quãng đường quanh co uốn lượn trong rừng núi, len lỏi qua những đồi chè xanh mơn mởn và đồi cọ râm mát tạo cho du khách khoảng tâm trạng thư giãn sau một hành trình dài đến với vùng ATK- Định Hoá…
=> 21°47′19.1″N 105°30′38.1″E
xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Xã Phú Đình gồm 22 xóm:
Khuôn Tát, Đèo De, Tỉn Keo, Quan Lang, Phú Hà, Đồng Hoàng, Đồng Kệu, Đồng Giắng, Nà Mùi, Làng Trùng, Trung Tâm, Đồng Ban, Phú Ninh 1, Phú Ninh 2, Phú Ninh 3, Khẩu Đa, Đồng Chẩn, Duyên Phú 1, Duyên Phú 2, Đồng Tấm, Nạ Tẩm, Nạ Tiến
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%BA_%C4%90%C3%ACnh
Định Hóa
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh_H%C3%B3a

Khu di tích ATK Định Hóa
An toàn khu Định Hóa(ATK) Sicherheitszone
http://vi.wikipedia.org/wiki/An_to%C3%A0n_khu_%C4%90%E1%BB%8Bnh_H%C3%B3a
Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam
http://vi.wikipedia.org/wiki/ATK
http://vi.wikipedia.org/wiki/ATK2

Quân khu 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam
Bộ Quốc phòng Việt Nam
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_khu_1,_Qu%C3%A2n_%C4%91%E1%BB%99i_Nh%C3%A2n_d%C3%A2n_Vi%E1%BB%87t_Nam

Khu du lịch ATK Định Hoá

ATK01

„Vui sao một sáng tháng năm
Đường về Việt Bác lên thăm Bác Hồ
Suối dài xanh mướt nương ngô
Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn“

Tố Hữu

Theo quốc lộ 3 (Hà Nội- Thái Nguyên – Cao Bằng) đến km 31 rẽ trái đi tiếp quãng đường quanh co uốn lượn trong rừng núi, len lỏi qua những đồi chè xanh mơn mởn và đồi cọ râm mát tạo cho du khách khoảng tâm trạng thư giãn sau một hành trình dài đến với vùng ATK- Định Hoá, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây, Tây Bắc. Một miền đồi núi hiểm trở có địa thế chiến lược về quân sự. Định Hoá đã được chọn làm nơi xây dựng an toàn khu (ATK) Là trung tâm lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược. Chủ Tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan của Trung ương Đảng và Chính Phủ đã từng làm việc ở đây từ năm 1947 đến năm 1954. Có thể nói ATK (An toàn khu) là nơi đặt đại bản doanh Thủ Đô của cuộc kháng chiến chống Pháp năm xưa. Đã có đến gần 100 di tích lịch sử còn nằm khắp núi rừng Định Hoá, đến nay nhiều di tích đã được nhà nước xếp hạng bảo tồn cấp quốc gia đó là:

– Di tích Tỉn Keo, xã Phú Đình:
Nơi Bác Hồ đã ở và làm việc từ 1947-1948, cũng là nơi Hồ Chủ Tịch cùng Bộ chính trị quyết định chiến dịch Đông Xuân 1953-1954.
– Di Tích Đồi Nà Đình- xóm Khuôn Tát, xã Phú Đình:
Nơi Hồ Chủ Tịch ở và làm việc cùng các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…
– Di tích đồi Khau Tý, xã Điềm Mạc
nơi ở đầu tiên của Bác Hồ khi đặt chân về ATK Định Hóa ngày 20/05/1947.
– Di tích lịch sử Phụng Hiển, xã Điềm Mạc
nơi làm viêc của đồng chí Trường Chinh .
– Di tích xóm Bảo Biên, xã Bảo Linh
nơi cơ quan Bộ Quốc phòng và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đóng từ 1949-1954.
– Di tích Làng Quặng xã Định Biên,
tại đây ngày 15/5/1945 diễn ra lễ hợp nhất Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội Cứu Quốc quân thành đội Việt Nam Giải Phóng Quân.
– Di tích nhà tù Chợ Chu- Định Hoá.
được xây dựng năm 1916 để giam giữ những người yêu nước và các chiến sĩ Cộng Sản Việt Nam.
– Di tích Địa điểm thành lập Hội Nhà Báo Việt Nam, xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá.
Tại đây ngày 21/04/1950 đã điễn ra Đại hội lần thứ nhất Hội những người viết báo Việt Nam (Tiền thân của Hội nhà báo Việt Nam ngày nay).

Giới thiệu những điểm thăm quan chính trong tuyến du lịch ATK Định Hoá:

– Nhà trưng bày Bảo tàng ATK Định Hoá:

ATK02

Nhà trưng bày Bảo tàng ATK Định Hoá được xây dựng và khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về ở và làm việc tại ATK- Định Hoá (20/05/1947- 20/05/1997) và đã vinh dự được thủ tướng Võ Văn Kiệt cắt băng khánh thành. Kiến trúc nhà trưng bày được phỏng theo kiến trúc nhà sàn của đồng bào Tày- Nùng vùng chiến khu Việt Bắc.

Nội dung trưng bày của Bảo tàng:
– Gồm gian long trọng có tượng Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong tư thế người đang ngồi làm việc dưới bầu trời của Thủ đô kháng chiến.
– Nội dung thứ 2 giới thiệu lịch sử và nhân văn Đất và người Định Hoá, với những sưu tập đặc trưng của đồng bào Định Hoá.
– Nội dung thứ 3 là tổ hợp trưng bày về Định Hoá trong thời kỳ tiền khởi nghĩa: Tại gian trưng bày này chúng ta thấy được hình ảnh 7 trong 12 chiến sỹ đã tổ chức vượt ngục Nhà tù Chợ Chu cùng những hình ảnh giới thiệu tội ác của Thực dân Pháp nhưng quân và dân ta đã chống trả quyết liệt…
– Tổ hợp trưng bày, giới thiệu sưu tập hiện vật của cơ quan đầu não Việt Nam: những hiện vật tuy giản dị thô sơ nhưng đã đánh thắng vũ khí tối tân của Thực dân Pháp; Chúng ta thấy lại những hình ảnh đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người sống và làm việc tại ATK: Bác tập thể dục, tăng gia sản xuất, thăm hỏi chiến sỹ, đồng bào… Những bức ảnh ghi dấu những quan hệ quốc tế tại ATK: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đón rất nhiều các đoàn đại biểu quốc tế tới giúp đỡ Việt Nam và thăm hỏi sức khoẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ tịch nước bạn Lào: Suvanuvông, Lêôphighe- Đảng cộng sản Pháp, Đoàn đại biểu ảnh Liên Xô Rônan Cácmen. Đặc biệt là bức ảnh ghi dấu sự kiện lịch sử đặc biệt tại đồi Tỉn Keo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp Bộ chính trị để thông qua kế hoạch tác chiến, chiến cuộc Đông- Xuân 1953-1954 hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
– Nội dung cuối: Những thành tựu đạt được trong thời kỳ đổi mới: Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên luôn thi đua lao động sản xuất vững bước tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội.

Lán Tỉn Keo

ATK03Lan+Tin+Keo

Nằm trên đồi tỉn Keo thuộc xóm Nà lọm – xã Phú Đình. Đồi Tỉn Keo còn có tên gọi là chân Đèo De hoặc Khuôn Tát ngoài. Nơi đây trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc nhiều lần:
– Lần thứ nhất: Từ 5/4/1948 đến ngày 1/5/1948
– Lần thứ hai: Từ ngày 25/5/1948 đến ngày 12/9/1948
– Lần thứ ba: Cuối 1953.

Tại đây các đồng chí lãnh đạo cao cấp thường xuyên đến làm việc với Bác Hồ, ở đây cũng diễn ra nhiều cuộc họp của thường vụ Trung ương Đảng. Đặc biệt vào đêm 6/12/1953 chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng để thông qua kế hoạch tác chiến Đông- Xuân 1953-1954, hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Nơi đây vẫn còn căn lán nhỏ đơn sơ. Cây râm bụt Bác trồng cành lá dẫu khẳng khiu vẫn ngày ngày trổ hoa. Những nét quen thuộc như vẫn có hình bóng Bác. Đứng tại căn lán này nhìn xung quanh khung cảnh núi rừng thật hùng vĩ, như một bức tường bao vững chắc để bảo vệ ATK. Thấy được phương pháp chọn địa thế để xây dựng nơi ở và làm việc của Bác:

„Trên có núi, dưới có sông
Có đất ta trồng, có bãi ta chơi.
Tiện đường sang Bộ tổng
Thuận lối tới Trung ương
Nhà thoáng ráo, kín mái
Gần dân không gần đường“

Nhà tưởng niệm Bác Hồ

ATK04NTN

Nhà tưởng niệm Bác Hồ được xây dựng và khánh thành nhân dịp kỷ niệm 115 ngày Sinh nhật Bác (19/05/1890- 19/05/2005). Đây là quà tặng của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội tặng Tỉnh uỷ- UBND và đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên với tổng số vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng.

Toàn bộ công trình được xây dựng trên diện tích 16.000m2, giữa đồi cao thoáng đãng, mặt hướng về phía Đông Bắc, bốn bên đều có núi bao bọc. Tổng thể Nhà Tưởng Niệm gồm:
+ Tứ trụ- Tam quan- Nhà tưởng niệm
+ Hệ thống công viên xanh
+ Các công trình phụ cận.

Nhìn một cách tổng quát toàn bộ công trình nhà Tưởng niệm trên tổng thể mặt bằng là một toà nhà chính được toạ lạc trên mai một con Rùa, một loài vật quý trong bộ Tứ linh (Long- Ly- Quy- Phượng). Từ Tứ trụ lên tới Tam quan là 115 bậc gắn với 115 năm ngày sinh của Bác. Từ Tam quan lên tới nhà Tưởng niệm là 79 bậc gắn với 79 mùa xuân của người. Hai bên là 2 hàng Tùng tháp với tổng số 31 cây. Người ta vẫn thường nói vững vàng hiên ngang như cây Tùng, cây Bách thì ở đây 2 hàng Tùng tháp chạy song song như 2 hàng tiêu binh đứng canh giấc ngủ cho Người…

Nhìn một cách tổng thể, toàn bộ toà nhà được nâng bởi 9 cánh sen cách điệu (Cửu trùng thiên). Xung quanh 9 cánh sen được trồng 79 cây Vạn tuế tượng trưng 79 tuổi của Bác.

Toàn bộ công trình gồm 300 cây cọ, đây là loài cây đặc trưng của núi rừng Việt Bắc, 2 bên đồi là hàng rào Râm bụt là loại cây bình dị dân dã mà tới đâu Bác cũng trồng, đầu nhà có một cây Xoài và một cây Sữa. Trước cửa là Hòn non bộ- Tam sơn (tức 3 đỉnh núi thu nhỏ lại) để cầu mong sự yên lành luôn đến với Bác.

Về nội thất Nhà trưng bày: nổi bật là tượng Bác Hồ đúc bằng đồng nặng 150 kg, cao 99cm do các nghệ nhân xưởng đúc đồng Mai Hoa, làng Ngũ Xá- Gia Lâm- Hà Nội chế tác. Bên cạnh hệ thống đồ thờ là các Hoành phi, câu đối làm bằng gỗ Dổi, sơn son, thiếp vàng tạo lên sự trang nghiêm. Nhà tưởng niệm cũng trưng bày 8 tủ ảnh tư liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở ATK- Định Hoá- Thái Nguyên trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp.

Di tích Khuôn Tát

Bao gồm Lán Khuôn Tát, Hầm Khuôn Tát và những địa điểm gần gũi thân thuộc với Bác Hồ trong những năm 1947-1954.
Lán Khuôn Tát nằm trên đồi Khuôn Tát thuộc xóm Khuôn Tát- xã Phú Đình. Nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở đây 3 lần:
– Lần thứ nhất: Từ ngày 20/11 đến ngày 28/11/1947
– Lần thứ hai: — Từ ngày 11/11 đến ngày 7/3/1948
– Lần thứ 3: —— Từ ngày 5/4 đến ngày 1/5/1948

ATK05+lan+khuon+tat

Những ngày ở đây Người đã viết rất nhiều tài liệu nhằm củng cố chính quyền, củng cố hậu phương, động viên quân và dân ta quyết tâm kháng chiến. Nơi đây Bác Hồ và Quốc Hội đã tổ chức lễ phong quân hàm cấp tướng cho 10 cán bộ cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại Tướng.

Cách Lán Khuôn Tát không xa là một căn hầm nhỏ, nhưng tương đối chắc chắn và thoáng mát, tiện lợi. Là căn hầm Khuôn tát, nơi tránh bom, tránh đạn và máy bay trinh thám của địch…

Trên con đường nhỏ vào căn lán Khuôn Tát, du khách đi ngang qua một bãi đất rộng nằm dưới chân cây đa xum xuê bóng mát. Có tên rất gẫn gũi „Cây đa Khuôn Tát„. Hàng ngày Bác vẫn thường ra đây tập thể dục. Dòng suối Khuôn Tát hiền hoà, dịu mát với những bãi đá nhỏ rất đẹp chảy vắt ngang qua con đường vào căn lán của Bác. Chính tại dòng suối này Bác vẫn thường câu cá, cũng như ngày ngày ra đây tắm giặt…Trên mỗi nẻo đường đi Việt Bắc đều vương vấn hình bóng của Bác Hồ:

„Nhớ Người những sớm tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người“

(Việt Bắc-Tố Hữu)

Thác Khuôn Tát

Con về đường núi đèo De
Bên này Rục Rã bên kia Tân Trào
Thác Khuôn nước đổ ào ào
Chim reo trong lá xôn xao núi Hồng..

(Mùa xuân trên đèo De – Tác giả Ma Trường Nguyên)

Thắng cảnh Thác Khuôn Tát thuộc xóm Tỉn keo, xã Phú Đình. Là nơi có cảnh đẹp thơ mộng, nằm giữa núi rừng hoang sơ và yên tĩnh, bốn bề có nhiều cây cổ thụ, nước từ 7 tầng thác cao đổ xuống tung bọt trắng xoá, phía dưới tạo thành dòng suối trong xanh uốn lượn chảy róc rách ngày đêm. ngày xưa, Chim chóc, muông thú và các loài Hổ, Báo, Hươu, Nai hay đến thác uống nước. Vào những hôm trời xanh, nước trong, mây trắng vờn trên đỉnh núi… có bầy Tiên nữ từ trên trời xuống thác tắm, truyền thuyết dân gian đó được lưu truyền đến tận ngày nay.

Từ trên đỉnh Đèo De cao vút, có thể nhìn xuống Thác Khuôn Tát- Thác bảy tầng thiên tạo, như một bậc thang nhà sàn, nguồn nước trong vắt đổ ào ào quanh năm. Độ cao tính từ đỉnh thác xuống chân thác trên 20m. Tầng dưới cùng đẹp nhất, cao khoảng 12m, rộng 15m, các tầng còn lại phía trên cao chênh lệch nhau trên dưới 2 đến 3m và chiều rộng thu nhỏ dần lên đỉnh thác. Du khách có thể leo lên các tầng thác, mỗi tầng đều có bóng cây toả mát, phía dưới từng tầng, nước đổ xuống tạo thành bồn tắm, có nhiều tảng đá bằng phẳng…

Chân Thác Khuôn Tát nước dội xuống thành bồn tắm thiên tạo, chỗ nước sâu nhất chừng 2 đến 3m, nông dần ra phía ngoài tạo thành con suối róc rách trải dài qua khe đá, bờ cây thoáng đãng. Suối Khuôn Tát chảy ngoài thác độ 100m là bãi cát, sỏi nhỏ và đá tự nhiên nằm giữa dòng chảy như: hình cá voi, hình con rùa, con trâu đầm… Hai bên suối là bãi cỏ bằng phẳng xanh tươi rất thuận lợi cho việc cắm trại, dựng lều lán nghỉ ngơi, vui chơi cho các đoàn khách du lịch đông người.

Thắng cảnh Thác Khuôn Tát, một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ, hữu tình không chỉ của Thái Nguyên mà còn nổi tiếng khắp vùng Việt Bắc đã được xếp hạng danh thắng cấp quốc gia năm 2002.

ATK06+khuôn+tát

Di tích Khau Tý

ATK07Khau+Tý

Di tích Khau Tý thuộc xóm Nà Tra, xã Điềm Mạc, huyện Định Hóa Nằm cách trung tâm Thành phố Thái Nguyên khoảng 55km. Đây là địa điểm đầu tiên Bác Hồ đặt chân về mảnh đất ATK Định Hóa, Thái Nguyên vào ngày 20/5/1947 để chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Bác Hồ đã ở và làm việc tại đây trong thời gian từ 20/5 đến 10/11/1947.

Bác đã chọn địa điểm này vì từ nơi đây có con đường mòn đi Sơn Dương, xuống Đại Từ, lên Chợ Đồn, ra Phú Lương và nhiều đường tắt đi lại kín đáo, thuận tiện. Tại Di tích này có lán ở của Bác, trong thời gian ở đây Bác đã viết tác phẩm „Sửa đổi lối làm việc“ và bài thơ “ Cảnh Khuya“ dùng làm tài liệu tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong cho cán bộ đảng viên.

Con đường nhỏ rẽ vào di tích là những hình ảnh thân thuộc “Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh..” Những bậc thang sạch sẽ dưới những bóng cây râm mát đưa chúng ta vào một rừng cọ, vầu. Không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp nguyên lành của thiên nhiên và sự tĩnh lặng, trang nghiêm ở nơi đây. Căn lán nơI Bác ở và làm việc trong những tháng đầu tiên khi về ATK Định Hoá không còn nữa. Trên nền móng cũ giờ dựng lên một bia đá. Đứng trước bia di tích, cảm giác thật thiêng liêng khi thắp nén nhang tưởng nhớ Bác Hồ. Trên bia là những lời giới thiệu “Di tích lịch sử cách mạng kháng chiến. Địa đIểm làm việc đầu tiên của chủ tịch Hồ Chí Minh khi người về ATK Định Hoá 20/5/1947…” Phía sau bia khoảng 10m là 2 cây đa và trám rất to, thân thẳng tắp và cành lá xum xuê. Tại di tích vẫn còn con hào nhỏ nằm dưới những bóng vầu, cọ đan xen. Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã đến thắp hương tại di tích ngày 6/2/2002 và tại đây đồng chí đã trồng 2 cây Kim Giao lưu niệm..

Ngày nay Di tích này là điểm tham quan thu hút nhiều du khách hành hương về với cuội nguồn vinh quang của lịch sử .

Di tích Nà Mòn

ATK08+lán+na-mon

Từ đầu năm 1947, sau khi rời khỏi thủ đô Hà Nội, hầu hết các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ đều lần lượt chuyển lên ATK Việt Bắc, trong đó có ATK Định Hoá và một số địa phương khác của Thái Nguyên. Cơ quan trung ương Đảng và Tổng bí thư Trường Chinh chuyển đến ở và làm việc tại Nà Mòn- xã Phú Đình- huyện Định Hoá(Thái Nguyên). Đồng chí Trường Chinh đã ở và làm việc ở đây trong những năm 1949, 1952-1953.

Để giữ gìn an toàn tuyệt đối cho ATK, tất cả các cơ quan Đảng, nhà nước, các đoàn thể…không bao giờ ở một địa điểm cố định và lâu dài mà phải thường xuyên di chuyển và mỗi lần di chuyển không được phép để lại dấu ấn theo tinh thần “Lai vô ảnh, khứ vô hình”. Và do vậy cùng với năm tháng chiến tranh, nhu cầu sống cộng với sự khắc nghiệt của khí hậu nên toàn bộ các di tích về ATK chỉ còn là những địa danh, chỉ còn trong kí ức của các nhân chứng lịch sử.

Lán Nà Mòn được phục hồi tôn tạo trên nền móng cũ. Đó là nhà sàn rộng 4 gian, lợp lá cọ nằm giữa một khu vườn râm mát. Qua cổng chúng ta bước vào một vườn Mơ xanh lá. Mùa xuân quanh nhà nở đầy hoa Mơ trắng. Phía sau nhà sàn là một đồi cây. Khi đồng chí Trường Chinh ở đây có 1 hào nhỏ được đào xuyên qua đồi ra con suối ở phía sau. Căn nhà sàn rộng rãi và thoáng mát, gian ngoài cùng là bếp, gian trong cùng là nơI ở và làm việc của Tổng bí thư Trường Chinh. ở đây có kê 2 chiếc giường nhỏ…hai đầu nhà sàn là 2 cầu thang lên xuống tiện lợi..

Qua cổng di tích, ở bên tay phải là một tấm bia giới thiệu. Tìm hiểu di tích để thấy được cuộc sống giản dị, mộc mạc và những tháng năm kháng chiến gian khổ của người chiến sỹ cách mạng…

Di tích cơ quan Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam

Địa đIểm đI tích Cơ quan Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam (1949-1954) thuộc xóm Bảo Biên, xã Bảo Linh, huyện Định Hoá. Di tích nằm trong một thung lũng nhỏ hẹp, bao quanh là núi rừng rất kín đáo, tiện lợi cho việc giữ bí mật nhưng cũng thuận lợi cho việc liên lạc đI các hướng. Từ đây có thể đi Chợ Chu, xuống Thái Nguyên, lên Chợ Đồn (Bắc Kạn), sang Sơn Dương (Tuyên Quang) một cách dễ dàng.

Di tích gồm 2 điểm chính là nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiêm văn phòng Quân uỷ và văn phòng Bộ Tổng tư lệnh.

NơI ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và văn phòng quân uỷ nằm trên đồi Đỏn Mỵ nhìn ra phía trước theo hướng Đông nam là cánh đồng Bảo Biên, có đường ô tô chạy qua. Cắt ngang phía trước ngay sát di tích là con đường làng mới mở. Xung quanh là nhà dân. Phía sau là dãy núi Lai Hiệp nối liền với dải núi Hồng hùng vĩ.

Khu vực văn phòng Bộ Tổng tư lệnh năm trên dải đồi thấp, cách nơI ở của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khoảng 700m về hướng Đông nam, xung quanh là rừng cọ, vầu.

Cùng với thời gian và những năm tháng chiến tranh, di tích chỉ còng lại những nền móng cũ. Trên cơ sở những địa danh và kí ức của những nhân chứng lịch sử, tại di tích đã khôi phục và dựng lên một căn lán nhỏ. Phía trước di tích có dựng bia, trên đó có đề “Di tích kháng chiến, Cơ quan Quân uỷ, Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam..” Bia được hoàn thành vào ngày kỉ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/2004.

Bảo Biên là trung tâm đầu não quân sự của Đảng ta. TạI đây Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh xây dựng các kế hoạch quân sự quan trọng trình lên Thường vụ Trung ương Đảng, Hồ Chủ Tịch phê duyệt, chỉ huy và chỉ đạo nhiều chiến dịch lớn, trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Bảo Biên có 1 vị trí quan trọng trong lịch sử kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.

Di tích Làng Quặng – nơi thành lập Việt Nam Giải phóng quân

ATK09+Dinh+lang+Quang

ĐIểm di tích nơi thành lập Việt Nam Giải phóng quân ngày 15/5/1945 tại Làng Quặng, xã Định Biên, huyện Định Hoá. Trong cách mạng tháng tám năm 1945, ngôi đình làng Quặng là chỗ đi lại họp hành của các cán bộ Việt Minh.

Sáng 15/5/1945 buổi lễ thành lập Việt nam giải phóng quân được tiến hành. Trên thửa ruộng Nà Nhậu phẳng, rộng trước ngôI đình làng Quặng, 2 đội Việt nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân gồm hơn 200 người, hàng ngũ chỉnh tề xếp hàng dọc phía trước, 2 bên là đại biểu đại diện cho các đoàn thể địa phương và bà con dân làng. Phía trước đoàn quân là 3 đồng chí xếp thành hàng ngang danh dự, đồng chí đứng giữa cầm quốc kỳ, 2 đồng chí bồng súng 2 bên trong tư thế nghiêm trang. Trên hàng danh dự là khẩu súng đại liên 3 càng, 2 bên cánh gà mỗi bên là một hàng 2 đồng chí bảo vệ, lễ đài không có bàn ghế.

Buổi lễ diến ra trong 45 phút. Đồng chí Võ Nguyên Giáp trong tư thế nghiêm trang dõng dạc tuyên bố sát nhập 2 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân thành Việt nam giải phóng quân. sau đó đồng chí còn dặn Bộ đội Việt Nam giải phóng quân thực hiện 10 lời thề danh dự và 12 đIều kỷ luật tiếp tục sự nghiệp giải phóng đất nước. Cuối cùng là lễ tuyên thệ dưới lá cờ tổ quốc và hô khẩu hiệu quyết tâm đánh giặc giành lại độc lập tự do cho dân tộc.

Sau buổi lễ các đồng chí cán bộ chỉ huy trở về ngôi đình họp bàn, tại đây Bộ tư lệnh giải phóng quân đã được thành lập gồm các đồng chí:
Võ Nguyên Giáp, Chu Văn Tấn, Trần Đăng Ninh.

Ngày nay, bước vào di tích chúng ta sẽ gặp lại cảnh yên bình thân thuộc của làng quê: mái đình, cây đa, đồng lúa..Phía trước khu vực di tích là cánh đồng lúa Nà nhậu. Khu vực di tích rất rộng. Một mái đình đẹp, chắc chắn, rộng rãi và thoáng mát nơi ghi dấu sự kiện. Trong khu đất rộng, bằng phẳng phía trước ngôi đình vẫn còn 2 cây đa rất to, ít cành lá xum xuê nhưng rất xanh tốt. Gần với gốc đa bên trái có dựng một bia lớn. Trên đó có lời giới thiệu về di tíchvà sự kiện đã diễn ra tại địa đIểm này.

Di tích lịch sử làng Quặng với sự kiện thành lập Việt nam giải phóng quân, đơn vị chủ lực đầu tiên của Đảng ta là kết quả một quá trình đấu tranh cách mạng kiên cường, bền bỉ của nhân dân ta, là sự phát triển trưởng thành của lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhà tù Chợ Chu

Nhà tù Chợ Chu được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia tại Quyết định số: 253- Bộ VHTT 25/2/1998

Di tích nhà tù Chợ Chu nằm trên đồi cao ở xóm Vườn Rau, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Năm 1889 thực dân Pháp chiếm đóng đã xây dựng đồn bốt. Năm 1894 chúng đặt cơ quan đại lý cai trị vùng này. Đến năm 1916 tiến hành xây dựng nhà tù.

Nhà tù Chợ Chu ban đầu được làm bằng tre, gỗ, đơn sơ, chủ yếu giam tù thường phạm. Nhà tù Chợ Chu giam giữ các chiến sỹ yêu nước tham gia cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917) và khởi nghĩa Yên Bái(1930). Năm 1940 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ, bị thực dân Pháp đàn áp dã man, nhiều chiến sỹ cách mạng và thân nhân bị bắt và đem về giam giữ tại nhà tù Chợ Chu. Đến năm 1942 nhà tù được xây dựng lại kiên cố, bằng gạch ngói, xi măng, có thể giam giữ 200 người một lúc…

Cuối năm 1944 tình hình cách mạng nước ta phát triển mau lẹ, Trung ương Đảng chủ trương lấy cán bộ ở các nhà tù ra để xây dựng lực lượng, chi bộ nhà tù Chợ Chu đã nhất trí cử 12 đồng chí vượt ngục. Được sự chỉ đạo chặt chẽ của Xứ uỷ và tổ chức khôn khéo, bí mật của các đồng chí trong tù, ngày 2/10/1944 các đồng chí đã vượt ngục thành công xây dựng được một vùng căn cứ địa hết sức quan trọng ở huyện Định Hoá, Đại Từ (Thái nguyên) và Sơn Dương (Tuyên Quang). Thành lập cơ quan chỉ huy chiến khu Nguyễn Huệ do đồng chí Song Hào làm bí thư, xây dựng căn cứ đón Bác Hồ và Trung ương Đảng về Tân Trào lãnh đạo toàn dân ta khởi nghĩa giành chính quyền 8/1945 thành công.

Di tích nhà tù chợ Chu, biểu tượng sinh động của người chiến sỹ cách mạng nguyện hiến dâng cuộc sống, chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc. Trong nhà tù Chợ Chu nhiều đồng chí đã nêu cao tấm gương sáng về tinh thần học tập, trưởng thành qua thực tiễn đấu tranh bất khuất, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Ngày nay khu di tích ATK- Định Hoá, cùng với các di tích cách mạng kháng chiến của chiến khu Việt Bắc được nhà nước đánh giá „Là một quần thể di tích quan trọng bậc nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX„. ATK- Định Hoá được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia và đang được nhà nước đầu tư phục hồi, bảo tồn, tôn tạo để xứng với tầm vóc một khu di tích lịch sử cách mạng đặc biệt quan trọng, một khu di tích lớn, một điểm hành hương „Về nguồn cội„, xứng đáng với tầm vóc của nó trong lịch sử dân tộc.

Tìm về cội nguồn cách mạng, các thế hệ hôm nay xin hãy một lần đến với trung tâm thủ đô kháng chiến, trung tâm „Thủ đô gió ngàn“ bên Đèo De- Núi Hồng lịch sử, để cảm nhận được sự vĩ đại của cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược 1946- 1954 do Bác Hồ và Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, để vững tâm đi tiếp con đường mà Bác Hồ và thế hệ cha ông ta đã từng đi.

Xin một lần hành hương về với ATK – Nguồn cội.

atk-2 atk-1

Du lịch khám phá ATK Định Hóa Nơi in dấu lịch sử trên kênh VTV2
Veröffentlicht am 22.08.2013

Veröffentlicht 15. Dezember 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,