Archiv für das Schlagwort ‘hue

Einführung von 7 Lotusblumen zur Feier von Buddhas Geburtstag im Jahr 2024 in Hue – Hạ thủy 7 đóa sen mừng Đại lễ Phật đản năm 2024 tại Huế – Zu Buddhas Geburtstag werden am 15. Mai (8. April des Mondkalenders) um 19:00 Uhr sieben Lotusblumen angezündet – 7 đóa sen sẽ được Ban Trị sự – Ban tổ chức Đại lễ Phật đản thắp sáng vào 19 giờ tối 15/5 (nhằm 8/4 âm lịch)   Leave a comment

Hạ thủy 7 đóa sen mừng Đại lễ Phật đản năm 2024 tại Huế

Bảy đóa sen “nở” trên sông Hương với ý nghĩa cung nghinh bảy bước chân thị hiện đản sanh của Đức Phật. Đây là tác phẩm sắp đặt về đề tài văn hóa Phật giáo và văn hóa Việt Nam “Bảy đóa sen nâng gót tịnh” do các tăng ni Phật tử trẻ ở Huế thực hiện.
12/05/2024 – 22:49 https://nhandan.vn/ha-thuy-7-doa-sen-mung-dai-le-phat-dan-nam-2024-tai-hue-post808997.html
Ngày 12/5 (nhằm mùng 5/4 âm lịch), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2024 – Phật lịch 2568 tại Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ hạ thủy 7 hoa sen trên sông Hương; đồng thời phóng sanh tái tạo nguồn lợi thủy sản đón mừng Đại lễ Phật đản tại Huế.
Tham dự lễ hạ thủy có Trưởng lão Hòa thượng Thích Chơn Hương, Thành viên Hội đồng Chứng minh, Giáo phẩm Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh; Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Đại lễ; chư tôn đức Giáo phẩm Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng – ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.
Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Đại lễ Phật đản tại Huế chia sẻ: Đây là một trong những hoạt động Phật sự quan trọng, mở đầu Tuần lễ Phật đản năm 2024 – Phật lịch 2568 tại Thừa Thiên Huế diễn ra từ ngày 15 đến 22/5 (nhằm ngày mồng 8 đến Rằm tháng 4 năm Giáp Thìn) với nhiều hoạt động ý nghĩa. Bảy đóa sen “nở” trên sông Hương với ý nghĩa cung nghinh bảy bước chân thị hiện đản sanh của Đức Phật.
Trước đó, để chuẩn bị cho Đại lễ Phật đản, hàng trăm Ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã thực hiện 168 cánh sen bằng cách dán vải lên các bộ khung sườn, sau đó di chuyển từ Học viện về tập kết tại công viên bia Quốc Học. Tại đây, các kỹ thuật viên tiến hành lắp ráp hoàn thiện 7 đóa sen, mỗi đóa sen với đường kính 7,6m, cao gần 4m, trọng lượng 3 tạ/mỗi đóa, được hạ thủy, thuyền kéo đến vị trí theo thiết kế và định vị trên dòng sông Hương. Khoảng cách giữa hai đóa hoa sen là 20m ở trung tâm dòng Hương, bên trong mỗi đóa sen có gắn các bóng đèn chiếu sáng, có máy phát điện độc lập, bảo đảm nguồn sáng, an toàn và không ảnh hưởng đến giao thông đường thủy.
Sau nghi thức cầu nguyện, chư tôn đức và các kỹ thuật viên đã tiến hành hạ thủy 7 hoa sen và cố định trên sông Hương với độ sâu gần 6m bằng 4 vị trí cọc trước Nghinh Lương Đình.

7 đóa sen sẽ được Ban Trị sự – Ban tổ chức Đại lễ Phật đản thắp sáng vào 19 giờ tối 15/5 (nhằm 8/4 âm lịch).
Cùng ngày, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và Ban tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2024 phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế tổ chức lễ phóng sanh, thả các loại cá giống (cá diếc và cá chép) xuống sông Hương để tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Đây là hoạt động ý nghĩa, nhằm nuôi dưỡng và đem lại sự sống cho các loài thủy sản nước ngọt đang dần cạn kiệt. Đồng thời, tạo điều kiện cho các loài thủy sản sinh trưởng, phát triển, góp phần cân bằng môi trường sinh thái; là nét đẹp trong văn hóa của con người Việt Nam nói chung và Phật giáo xứ Huế nói riêng.
Theo Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Tuần lễ Phật đản 2024 – Phật lịch 2568 tại Thừa Thiên Huế được tổ chức trang nghiêm với nhiều hoạt động ý nghĩa để mừng kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh lần thứ 2648, cúng dường ngày đản sanh Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni, cầu nguyện Tổ quốc vinh quang, Đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.
Hình thức tổ chức Đại lễ Phật đản là thiết trí lễ đài, trang trí 7 hoa sen trên sông Hương và các biểu tượng Phật giáo; thực hiện nghi thức tắm Phật và Lễ rước Phật truyền thống cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình; treo cờ, phướn, lồng đèn, biểu ngữ kính mừng Phật đản; thiết lập vườn Lâm Tỳ Ni; diễu hành thuyền hoa; phóng sanh đăng; triển lãm về văn hoá Phật giáo, văn nghệ cúng dường, tụng kinh, tọa đàm, diễn giảng chánh pháp; đặt vòng hoa tưởng niệm tại đài Thánh tử đạo, nghĩa trang Liệt sĩ…
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh cũng tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện hướng về người nghèo như xây dựng 5 nhà tình thương ở huyện A Lưới, tiếp tục chương trình nuôi em tại huyện Quảng Điền, trao 100 suất quà cho Hội người mù thị xã Hương Trà, 200 suất quà cho Hội người mù thị xã Hương Thủy…
Một số hình ảnh tại lễ hạ thủy 7 đóa sen trên sông Hương:

Veröffentlicht 13. Mai 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Das Hai Van Quan Nationaldenkmal wird nach zweijähriger Restaurierung schrittweise fertiggestellt – Di tích Quốc gia Hải Vân Quan dần hoàn thiện sau 2 năm trùng tu   Leave a comment

Di tích Quốc gia Hải Vân Quan dần hoàn thiện sau 2 năm trùng tu

Di tích Hải Vân Quan được xây dựng vào năm 1826, là một đồn lũy quân sự trấn thủ tại đỉnh đèo Hải Vân ngay ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng ngày nay (xưa là ranh giới giữa phủ Thừa Thiên và Quảng Nam).
Năm 2021, dự án tôn tạo, trùng tu di tích này được triển khai, và đến nay sau 2 năm trùng tu, Di tích Quốc gia Hải Vân Quan đang dần hoàn thiện, kỳ vọng sẽ là điểm dừng chân thu hút đông đảo người dân, du khách trong hành trình khám phá vẻ đẹp đất nước, con người, cảnh sắc Việt Nam
. 16°11′15.5″N 108°07′52.5″E
28/10/2023 – 08:19 https://nhandan.vn/di-tich-quoc-gia-hai-van-quan-dan-hoan-thien-sau-2-nam-trung-tu-post779821.html

Di tích Hải Vân Quan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Quốc gia tại Quyết định số 1531/QĐ-BVHTTDL ngày 14/4/2017; thuộc 2 địa phận là thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng).
Đây là di tích có nhiều giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Phía bắc của cổng Hải Vân Quan hướng về Thừa Thiên-Huế đề 3 chữ “Hải Vân Quan”, phía nam hướng về thành phố Đà Nẵng đề “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Đây không chỉ là vị trí phòng thủ quan trọng của cửa ngõ phía nam Kinh thành Huế mà còn là một danh lam thắng cảnh rất nổi tiếng của Việt Nam.
Là di sản chung, vì vậy, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và Ủy ban nhân tỉnh Thừa Thiên Huế chịu trách nhiệm quản lý bảo vệ di tích. Các địa phương đã cùng thống nhất giao Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Sở Văn hoá và Thể thao thành phố Đà Nẵng tổ chức triển khai thực hiện dự án Bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan, theo đó phía tỉnh Thừa Thiên Huế giải quyết và phê duyệt các thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định hiện hành.
Dự án Bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan được khởi công ngày 19/12/2021 tại di tích Hải Vân Quan. Với mục đích Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; góp phần phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
Tổng diện tích của dự án khoảng 6.500m2, là Dự án nhóm C, loại công trình dân dụng, cấp III, với tổng mức đầu tư hơn 42 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố Đà Nẵng 50%, ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế 50% trên tổng mức đầu tư.
Sau 2 năm triển khai trùng tu, đến nay, Dự án Bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan gần hoàn thiện. Những hạng mục cuối cùng của dự án đang được gấp rút triển khai, đồng thời tạo thêm nhiều cảnh quan, trồng cây xanh, để có thể khánh thành và đưa đón khách tham quan vào cuối năm 2023 này.
Hình hài một “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” đã hiện rõ với việc tháo dỡ toàn bộ các lô cốt phía trên Hải Vân Quan và Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan đến nền gốc tích thời Nguyễn. Tu bổ cửa Hải Vân Quan, cửa Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan theo các dấu tích nguyên gốc.
Phục hồi, thay thế nền cổng lát đá Thanh, hệ thống cối, cổng đá Thanh, tường xây gạch vồ. Phục hồi các tường thành nhà Nguyễn bằng đá núi theo dấu vết khảo cổ học và dấu vết trên tường Hải Vân Quan và Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan.
Gia cố toàn bộ hệ thống chân tường thành bằng vữa neo, các vị trí xung yếu gia cố bằng bê-tông. Phục hồi thân tường theo các đoạn nguyên gốc được khảo cổ. Phía trong tính từ mặt tường và các khu vực chân móng được gia cố khối xây vữa truyền thống tăng cường khả năng cố kết và chịu lực của tường…
Vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn và chính sự nỗ lực rất lớn của cả hai địa phương, việc trùng tu, hoàn thiện Di tích Quốc gia Hải Vân Quan mang một ý nghĩa vô cùng lớn, đặc biệt đối với việc phát huy giá trị của di tích, di sản trong phát triển kinh tế- xã hội của hai tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
Với “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” như danh xưng mà vua Lê Thánh Tông đã tấn phong cho nơi này hơn 500 năm trước (năm 1470), và bây giờ, sự phục dựng, trùng tu Di tích Quốc gia Hải Vân Quan đã đánh dấu một mốc lịch sử mới cho di tích này.
Trong đó, riêng với ngành du lịch, kỳ vọng Hải Vân Quan sẽ là điểm đến, dừng chân của người dân, du khách, góp phần quảng bá nhiều hơn hình ảnh của Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Và với du khách bốn phương trên hành trình dọc dài đất nước, khám phá vẻ đẹp cảnh sắc và con người Việt Nam – khi dừng chân tại Hải Vân Quan, sẽ cảm nhận thêm cảnh sắc nơi đây. Di tích hồi sinh và hơn thế, niềm tự hào về lịch sử dân tộc sẽ được nhân lên, khi các địa phương cùng bắt tay tôn tạo, gìn giữ và phát huy một cách có hiệu quả.

Veröffentlicht 31. Oktober 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Das General Nguyen Chi Thanh Museum in Hanoi ist ab dem 6. Juli 2023 für Besucher geöffnet – Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội mở cửa đón khách tham quan từ ngày 6/7/2023   Leave a comment

Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội mở cửa đón khách tham quan từ ngày 6/7/2023

Chiều 22/6, gia đình cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tổ chức buổi giới thiệu Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại số 81 đường Tân Nhuệ, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
22/06/2023 – 20:19 https://nhandan.vn/bao-tang-dai-tuong-nguyen-chi-thanh-tai-ha-noi-mo-cua-don-khach-tham-quan-tu-ngay-672023-post758888.html
22/06/2023 – 21:55 https://nhandan.vn/anh-bao-tang-dai-tuong-nguyen-chi-thanh-tai-ha-noi-noi-luu-giu-mot-phan-lich-su-dat-nuoc-post758904.html
Bảo tàng được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập ngày 30/12/2020 với hình thức là bảo tàng ngoài công lập, thuộc sở hữu của gia đình cố Đại tướng.
Chia sẻ với báo chí, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, ông và các thành viên trong gia đình đã đóng góp để xây dựng bảo tàng với quy mô tối thiểu, không thu tiền bên ngoài hay xin kinh phí từ Nhà nước.
Về chức năng của bảo tàng, gia đình cũng không có ý định tôn vinh thêm về đại tướng Nguyễn Chí Thanh mà chỉ kỳ vọng bảo tàng sẽ đóng góp nguồn tư liệu quý về lịch sử của quân đội và đất nước.

Sau khi có quyết định thành lập, trong năm 2021, gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã tổ chức thi công tòa nhà và mời các chuyên gia lĩnh vực bảo tàng, lịch sử, mỹ thuật tư vấn lập không gian trưng bày, bổ sung tư liệu, hiện vật.
Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được xây phỏng theo kiến trúc ngôi nhà số 34 Lý Nam Đế (Hà Nội), nơi Đại tướng và gia đình đã ở trong giai đoạn năm 1955 đến 1986. Tại ngôi nhà số 34 Lý Nam Đế, gia đình Đại tướng đã nhiều lần được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm. Đặc biệt, tại đây đã diễn ra cuộc họp Bộ Chính trị ngày 6/8/1964 để bàn về sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Đại tá Phạm Văn Phi, Giám đốc Bảo tàng cho hay, hệ thống trưng bày của bảo tàng bao gồm 8 chủ đề chính:
Quê hương – Cách mạng miền trung; Việt Bắc; Xây dựng Quân đội; Xây dựng hòa bình ở miền bắc; Cách mạng miền nam; Ngày 6/7 (ngày Đại tướng Nguyễn Chí Thanh qua đời – PV); Tấm lòng những người ở lại; Gia đình – Hành trình tiếp nối. Bên cạnh đó còn có các tiểu đề về Bình Trị Thiên khói lửa, nông nghiệp, đối ngoại, văn hóa văn nghệ, thể thao, „ông tướng du kích“,…
Cũng theo Đại tá Phạm Văn Phi, hiện tại, Bảo tàng đang lưu giữ hơn 300 bức ảnh, 220 hiện vật, hơn 150 tài liệu giấy, 23 pho tượng đồng gắn với những dấu mốc quan trọng trong quá trình hoạt động cách mạng của Đại tướng. Bên cạnh đó, Bảo tàng cũng phục dựng hai không gian là phòng làm việc trước đây của Đại tướng ở căn nhà 34 Lý Nam Đế và lán làm việc tại Trung ương Cục miền Nam.
Ngoài ra, hiện khu trưng bày còn có hơn 100 đầu sách do Đại tướng viết cùng các tác phẩm do nhiều tác giả viết; hệ thống phim tài liệu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Đặc biệt, tại bảo tàng còn có nhiều hiện vật mới lần đầu tiên được công bố, điển hình như công văn của các nước gửi cho Đại tướng.
„Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trưng bày rất nhiều hiện vật liên quan đến lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc biệt trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đây là những bài học quý báu để thế hệ trẻ hôm nay có thể vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại mới“, Giám đốc Bảo tàng nhấn mạnh.

Dự kiến, Bảo tàng sẽ mở cửa đón khách vào ngày 6/7 nhân dịp tưởng niệm 56 năm ngày Đại tướng từ trần.
Tới ngày 1/1/2024, lễ khánh thành bảo tàng sẽ được tổ chức chính thức nhân dịp 110 năm ngày sinh Đại tướng.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, quê hương của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có địa chỉ tại số 144, Đặng Thái Thân, thành phố Huế, đã chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 6/7/2022.

Veröffentlicht 24. Juni 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Kunstfotografische Ausbildung im Hochschulsystem – Đào tạo nhiếp ảnh nghệ thuật trong hệ thống giáo dục bậc cao   Leave a comment

Đào tạo nhiếp ảnh nghệ thuật trong hệ thống giáo dục bậc cao

Dẫu được xem là nhân tố chủ lực của ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo đầy tiềm năng trong thời đại số, nhưng hiện nay, nhiếp ảnh chủ yếu chỉ được đào tạo tại một số cơ sở giáo dục bậc cao về báo chí và điện ảnh ở nước ta.
01/06/2023 – 14:55 https://nhandan.vn/dao-tao-nhiep-anh-nghe-thuat-trong-he-thong-giao-duc-bac-cao-post755563.html
Nằm trong khuôn khổ của sự kiện Photo Hanoi’23, tọa đàm “Nhiếp ảnh nghệ thuật trong giáo dục bậc cao” đã đặt ra những vấn đề bức thiết liên quan đến công tác đào tạo ngành nhiếp ảnh. Chương trình do Khoa Các khoa học liên ngành (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Viện Pháp tại Việt Nam phối hợp tổ chức.

Cần nhiều hơn các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp
Dưới góc độ nhà nghiên cứu, giảng viên đến từ nhiều cơ sở đào tạo nhiếp ảnh trong và ngoài nước, các diễn giả trong tọa đàm đã nêu lên hiện trạng, chỉ ra những khó khăn trong hoạt động đào tạo về nhiếp ảnh, đồng thời đề xuất một số gợi ý cho việc phát triển đào tạo về nhiếp ảnh ở Việt Nam hiện nay.
Đặt vấn đề tại sự kiện, PGS, TS Nguyễn Văn Hiệu, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học liên ngành (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận định: “Quan niệm về nhiếp ảnh ở Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn vượt thoát ra khỏi những khuôn khổ cũ. Thực tế, vẫn còn tồn tại khoảng cách tương đối lớn trong cách nhìn nhận nhiếp ảnh như một lĩnh vực nghệ thuật thực thụ từ các hệ thống đào tạo chuyên sâu cho đến từng cá nhân thực hành”.
Hiện nay, ở nước ta, nhiếp ảnh chủ yếu được đào tạo tại một số trường chuyên giảng dạy về báo chí hoặc điện ảnh. Và dù có không ít cộng đồng thực hành nhiếp ảnh, nhưng phần đa các sản phẩm được giới thiệu vẫn dừng lại ở ảnh tư liệu và ảnh thương mại hơn là ảnh nghệ thuật.
Việc thiếu vắng những cơ sở đào tạo kiến thức và thực hành chuyên sâu cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời và phát triển đúng nghĩa của thị trường nhiếp ảnh nghệ thuật ở Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện tại, Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) là một trong số ít các cơ sở giáo dục chính quy trên toàn quốc có chương trình giảng dạy riêng biệt về ngành nhiếp ảnh nghệ thuật, bao gồm 2 phân môn kép là Video Art và Nghệ thuật sắp đặt.
Tiến sĩ Phan Lê Chung, Chủ tịch Hội đồng Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) cho biết: “Việc đào tạo ngành nhiếp ảnh nghệ thuật được chúng tôi ấp ủ từ năm 2011, nhưng mãi đến năm 2013 mới đưa vào giảng dạy chính thức. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đầu triển khai, đội ngũ giảng viên của trường gặp rất nhiều khó khăn. Phải mất đến 2 năm sau, hệ thống kiến thức và các giáo trình của ngành mới dần được hoàn thiện”.
Thách thức đối với hoạt động đào tạo và thực hành nhiếp ảnh nghệ thuật không chỉ là câu chuyện riêng lẻ của từng cá nhân, tổ chức hay cơ sở. Vấn đề trên cần sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của toàn bộ hệ thống quản lý và đào tạo về nhiếp ảnh ở nước ta.
Điều này đặt ra trách nhiệm cho các trường cao đẳng, đại học không chỉ chú trọng vào việc phát triển về số lượng và chất lượng nhân lực; mà còn cần thay đổi về định hướng tư duy, xây dựng những sản phẩm nhiếp ảnh gắn liền với tạo ra các giá trị mới trong quan niệm thẩm mỹ.
Ngoài ra, nhiếp ảnh nghệ thuật cũng cần được soi sáng dưới góc nhìn tiếp cận liên ngành, đặt trong quan hệ mật thiết với sự phát triển công nghệ số, xem xét trong mối tương quan với các loại hình nghệ thuật thị giác. Chỉ khi làm được điều đó, ngành nhiếp ảnh mới có thể nhanh chóng nắm bắt thị hiếu của công chúng, đóng góp những tác phẩm có giá trị nhân văn cho cộng đồng.

Chú trọng nền tảng nghệ thuật trong giảng dạy nhiếp ảnh
Để xây dựng những chương trình đào tạo chuyên nghiệp, phù hợp với thực tiễn, hoạt động nghiên cứu nhằm xác định vị thế và giá trị của nhiếp ảnh trong tiến trình hình thành của nghệ thuật đương đại là vô cùng cần thiết.
Ngay từ khi ra đời, nhiếp ảnh đã thách thức không ít loại hình nghệ thuật truyền thống như hội họa hay điêu khắc, bởi độ sắc nét và tính chân thực khi tái tạo cuộc sống bằng hình ảnh chỉ thông qua một cú bấm máy.
Song song với sự tiến bộ của công nghệ số, nhiếp ảnh đã trở thành một mắt xích không thể tách rời khỏi hoạt động sống của xã hội hiện đại. Dưới nhiều hình thức đa dạng, loại hình này đã len lỏi vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế, trở thành công cụ đắc lực để con người lưu trữ, sáng tạo và truyền tải thông tin.
Ông Pascal Beausse, Giám đốc phụ trách Bộ sưu tập nhiếp ảnh tại Trung tâm quốc gia Nghệ thuật Pháp, cho rằng, vấn đề ở đây không phải là xem xét nhiếp ảnh như một loại hình nghệ thuật mà là cần nhìn nhận tính nghệ thuật trong nhiếp ảnh. Vào thời điểm nhiếp ảnh ra đời, nghệ thuật thị giác buộc phải biến hóa để trở nên phù hợp với bối cảnh và xu hướng chung trên thế giới.
“Các quốc gia cần có những cơ sở đào tạo chính quy để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này. Họ sẽ là những nhiếp ảnh gia, giám tuyển, nhà phê bình, nhà nghiên cứu, tư vấn viên… sở hữu kiến thức về nền nghệ thuật nói chung và nhiếp ảnh nói riêng”, ông Pascal Beausse chia sẻ thêm.
Mọi chuẩn mực đối với nghệ thuật đều có tính tương đối. Thế nhưng, nó cũng yêu cầu từng cá nhân thực hành phải tuân theo những quy luật nhất định trong quá trình sáng tạo. Đây là nền tảng cho sự phát triển của mọi loại hình, bao gồm cả nhiếp ảnh. Vì vậy, chương trình đào tạo nhiếp ảnh nghệ thuật không chỉ cần tập trung giảng dạy các kỹ năng, kỹ thuật chụp mà còn cần đề cao về năng lực thẩm mỹ của mỗi sinh viên.
Thạc sĩ Đồng Hiếu, nhiếp ảnh gia, giảng viên Khoa Nhiếp ảnh, Trường đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội so sánh: “Ai cũng có thể viết và sử dụng thuần thục con chữ hằng ngày, nhưng rõ ràng không phải ai cũng là nhà văn. Việc trở thành một nhiếp ảnh gia nghệ thuật chuyên nghiệp cũng tương tự như thế”.
Muốn tạo ra những sản phẩm nhiếp ảnh có giá trị, những người theo đuổi công việc này nên hiểu rõ mục đích và ý nghĩa của hoạt động chụp. Nếu như ảnh báo chí chú trọng về thông tin, ảnh thương mại hướng đích đến cuối cùng là lợi nhuận, thì ảnh nghệ thuật lại tạo ra cái đẹp, mang đến giá trị chân-thiện-mỹ cho cuộc sống. Nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải am hiểu sâu sắc về thế giới, có cá tính sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp.
Theo PGS, TS Nguyễn Văn Hiệu, trong thời gian tới, Khoa Các khoa học liên ngành (Đại học Quốc gia Hà Nội) dự định sẽ xây dựng chương trình đào tạo cử nhân nghệ thuật thị giác. Cùng với hội họa và điêu khắc, nhiếp ảnh là một trong những hợp phần quan trọng được cấu thành trong chuyên ngành này. Đây là tín hiệu tích cực của công tác nghiên cứu, mở ra hướng đi mới cho việc đào tạo và phát triển ngành nhiếp ảnh nghệ thuật chuyên nghiệp ở nước ta.

Veröffentlicht 3. Juni 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Ehrung des Wertes von Büchern und der Lesekultur in der alten Bibliothek der Nguyen-Dynastie – Tôn vinh giá trị của sách và văn hóa đọc tại thư viện cổ Triều Nguyễn   Leave a comment

Tôn vinh giá trị của sách và văn hóa đọc tại thư viện cổ Triều Nguyễn

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022, ngày 20/4, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa tại không gian Tàng Thơ Lâu (thành phố Huế) – Di tích thư viện cổ dưới thời triều Nguyễn.
20-04-2022, 21:14 https://nhandan.vn/dong-chay/ton-vinh-gia-tri-cua-sach-va-van-hoa-doc-tai-thu-vien-co-trieu-nguyen-693870/
Giới thiệu lịch sử hình thành Quốc Sử Quán triều Nguyễn đến các đại biểu, bạn đọc.
A3-1650464150732Đây là lần đầu tiên Thừa Thiên Huế chọn không gian ý nghĩa này sau khi được trùng tu, tôn tạo di tích này nhằm tôn vinh các giá trị của sách và những người biên soạn, xuất bản, lưu trữ sách, qua đó khẳng định vai trò, vị trí tầm quan trọng của văn hóa đọc.
Phát biểu khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết: Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội, cũng là dịp tôn vinh người đọc và những người tham gia sáng tác, xuất bản, phát hành và sưu tầm, lưu giữ sách.
Đồng thời, đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam. Các hoạt động trong Ngày Sách và Văn hóa đọc năm nay cùng tạo nên một bức tranh lớn với nhiều hình thức thể hiện, mang lại không khí tươi mới, giàu sức sống, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần.
Tại không gian Tàng Thơ Lâu, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức triển lãm chuyên đề với chủ đề “Quốc Sử Quán triều Nguyễn với việc biên soạn chính sử – kết nối dòng chảy nghiên cứu, bảo tồn phát huy giá trị Di sản văn hóa Huế”. Đây là hoạt động góp phần tôn vinh các giá trị lịch sử và khẳng định vai trò vị trí, tầm quan trọng của văn hóa đọc, giá trị của sách trong đời sống xã hội, ý thức và sự phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
Triển lãm trưng bày nhiều văn bản giới thiệu về quá trình hình thành, biên soạn, xuất bản, lưu trữ về các hoạt động của Quốc Sử Quán và hàng chục đầu sách viết về triều Nguyễn do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế xuất bản và được trưng bày, nhằm kết nối dòng chảy quá khứ, qua đó, tôn vinh những người biên soạn, xuất bản và lưu trữ sách. Bên cạnh hình thức trưng bày trực tiếp, triển lãm cũng được thực hiện dưới hình thức online nhằm thuận tiện cho các độc giả, du khách tham quan từ xa.
Nhằm tôn vinh vai trò của sách, người làm sách và phát động văn hóa đọc trong cộng đồng, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế giới thiệu chuỗi hoạt động ý nghĩa như: đọc sách trực tuyến với chủ đề “Tìm hiểu lịch sử-nâng bước tương lai”; giới thiệu tủ sách giáo dục di sản và văn hóa đọc trong thời kỳ chuyển đổi số; triển lãm online về những thành tựu ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình chuyển đổi số.
Ngoài ra, sự kiện tôn vinh sách, văn hóa đọc tại di tích Lầu Tàng Thơ, còn có các hoạt động di sản với học đường qua Hội thi: „Chia sẻ cuốn sách hay“ của học sinh trường THPT Nguyễn Huệ. Qua hội thi này, các em học sinh thêm niềm tin yêu sách, tôn vinh văn hóa đọc, bồi đắp kiến thức đồng thời giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước.
Em Hứa Ngọc Minh Châu, học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ, cho biết, chương trình rất bổ ích giúp em có cơ hội tiếp cận dễ dàng các tư liệu, sách viết về lịch sử Việt Nam.
Minh Châu chia sẻ: “Em cũng có thói quen đọc sách thường xuyên, những loại sách mà em thích đọc là sách về văn học. Em cũng có tìm hiểu một số sách về lịch sử. Em hy vọng, thông qua chương trình sẽ quảng bá văn hóa đọc sách đến tất cả các bạn trẻ cũng như là tìm hiểu thêm về lịch sử của Việt Nam”.
Tại buổi khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022, ông Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương; nhà văn, nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân và lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã trao tặng Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế một số cuốn sách, đầu sách quý về lịch sử, văn hóa Huế dưới triều các vua Nguyễn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Thanh Bình, cho biết: Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, thư viện, cơ quan, tổ chức, góp phần xây dựng xã hội học tập, nhất là trong thời đại công nghệ số.
Theo ông Bình, Ngày sách và Văn hóa đọc hằng năm đã được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh, hướng tới mục đích thu hẹp khoảng cách hưởng thụ về thông tin, tri thức, từ đó nâng cao văn hóa đọc của mỗi người. Qua đó, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục, rèn luyện nhân cách, khuyến khích việc đọc sách trong cộng đồng, xây dựng tủ sách Huế là kho tàng tri thức với những giá trị văn hóa Huế. Đây cũng là dịp tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, sưu tầm và các tổ chức có đóng góp cho phát triển văn hóa đọc. Để mỗi hệ thống tủ sách của gia đình, dòng họ, lớp học, thư viện là một kho tàng tri thức trong việc đọc sách, viết sách, lưu giữ sách và quảng bá sách.
“Thông qua các hoạt động này cũng là dịp Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế giới thiệu đến với bạn đọc những sách cổ, sách quý đã được lưu giữ, bảo quản rất công phu từ văn hóa của Triều Nguyễn, văn hóa Huế. Đây là hình thức giới thiệu cho giới trẻ được tiếp cận những văn hóa truyền thống, văn hóa về vùng đất về con người của Thừa Thiên Huế”, ông Bình nói.

Quốc Sử Quán triều Nguyễn được thành lập vào năm 1820 dưới thời vua Minh Mạng nhằm biên soạn, lưu trữ và in ấn sách. Suốt 125 năm (1820-1945), Quốc Sử Quán để lại một khối lượng tư liệu đồ sộ và số lượng lớn công trình lịch sử, địa lý quy mô. Đây là cơ quan biên soạn lịch sử lớn, chặt chẽ và thành công nhất trong nền sử học phong kiến Việt Nam. Ngày nay, vị trí Quốc Sử Quán chính là trụ sở Trường PTTH Nguyễn Huệ (thành phố Huế).

Veröffentlicht 20. April 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Thua Thien Hue organisiert das traditionelle Festival des Hue Nam Palace – Thừa Thiên Huế tổ chức lễ hội truyền thống điện Huệ Nam   Leave a comment

Thừa Thiên Huế tổ chức lễ hội truyền thống điện Huệ Nam

Ngày 4/4, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Festival Huế phối hợp với Ban Bảo trợ điện Huệ Nam (còn gọi điện Hòn Chén) tổ chức Lễ hội điện Huệ Nam năm 2022, với sự tham dự của hơn 400 thanh đồng, đạo hữu theo đạo Mẫu cùng đông đảo người dân địa phương, du khách.
04-04-2022, 20:22 https://nhandan.vn/dong-chay/thua-thien-hue-to-chuc-le-hoi-truyen-thong-dien-hue-nam-691940/

Sau hơn 50 năm (kể từ năm 1971), Ban tổ chức Lễ hội điện Huệ Nam (còn gọi điện Hòn Chén) đã tái hiện lại lễ rước-cung nghinh Thánh Mẫu bằng đường bộ từ Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng) lên Nghinh Lương Đình (thành phố Huế), trước khi xuống thuyền di chuyển lên điện Huệ Nam.
Đây là lần đầu tiên 1 lễ hội truyền thống, đa sắc màu tâm linh theo tín ngưỡng thờ Mẫu được tái hiện và xây dựng thành 1 carnival dân gian độc đáo, có quy mô lớn tại Festival Huế 2022.
Nét đặc sắc nhất của Lễ hội điện Huệ Nam là hoạt động rước Thánh Mẫu với sự tham gia của hàng chục chiếc thuyền rồng trên sông Hương, bên trong đặt long kiệu Thánh Mẫu và hòm sắc vua phong, cùng các vật thờ cúng như tán, tàn, cờ, quạt; có đội hầu bóng, những người phục dịch và đông đảo khách hành hương đi theo…
Đặc biệt, điểm mới trong chương trình lễ hội năm nay là Trung tâm Festival Huế phối hợp với Ban Bảo trợ điện Huệ Nam tổ chức lễ rước Thánh Mẫu bằng đường bộ nhằm tái hiện, xây dựng 1 carnival dân gian độc đáo, có quy mô lớn, phô diễn nét độc đáo của những trang phục cổ xưa đầy màu sắc, kết hợp với các hình thức diễn xướng, vũ điệu đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Ngay từ sáng sớm, hàng trăm thanh đồng, đạo hữu cùng người dân và du khách thập phương có mặt tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo để tham gia nghi lễ cung nghinh Thánh Mẫu. Ngay sau lễ cáo, Ban tổ chức đã tiến hành nghi lễ cung nghinh bằng đường bộ đi qua các tuyến đường trung tâm thành phố Huế.
Đoàn cung nghênh bắt đầu từ Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng) dọc theo tuyến Chi Lăng lên đường Trần Hưng Đạo, tiếp nối đến Lê Duẩn trước khi đến di tích Nghi Lương Đình với chiều dài gần 3km. Cùng với các hương án, đông đảo các thanh đồng, đạo hữu trong trang phục truyền thống cùng với cờ, phướn tạo nên 1 đám rước đa màu sắc nhưng vẫn giữ được không khí trang nghiêm, thành kính.
Tại di tích Nghinh Lương Đình, Ban tổ chức cùng Đoàn cung nghênh đã làm lễ cáo yết cầu an trước khi nghênh giá xuống các thuyền rồng để ngược theo dòng sông Hương lên thượng nguồn đến điện Huệ Nam thuộc xã Hương Thọ (thành phố Huế). Nét độc đáo của lễ hội truyền thống điện Huệ Nam là hoạt động rước Thánh Mẫu bằng hàng loạt thuyền trên sông Hương.
Hoạt động rước Thánh trên sông Hương có sự tham gia của hàng chục chiếc thuyền rồng, bên trong đặt long kiệu Thánh Mẫu và hòm sắc vua phong, cùng các vật thờ cúng như tán, tàn, cờ, quạt. Đoàn thuyền có sự tham gia của đông đảo các thanh đồng, đạo hữu, những người phục dịch và du khách hành hương theo các thuyền lên điện Huệ Nam.
Tại điện Huệ Nam, sau khi sắp xếp nghi lễ và khai hội, Lễ hội tiếp tục diễn ra nghi lễ quan trọng khác như lễ Chánh Tế, cầu nguyện Quốc thái dân an và lễ Hoàn tạ… đến 14 giờ cùng ngày rồi kết thúc. Đoàn thuyền rồng sau đó sẽ quay đầu trở về thành phố Huế.
Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội điện Huệ Nam năm 2022 cho biết, theo lệ thường lễ hội sẽ được tổ chức vào ngày mồng 2 và 3/3 âm lịch. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của thời tiết mưa lũ bất thường trái mùa những ngày qua, theo yêu cầu của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh nên Ban tổ chức lễ hội điện Huệ Nam năm nay đã quyết định lùi lại 2 ngày, tức ngày mồng 4/3 âm lịch (4/4/2022).
Theo ông Hải, ban đầu, lễ hội dự tính diễn ra 2 ngày nhưng do tình hình mưa gió có khả năng trở lại nên Ban tổ chức đã quyết định các hoạt động, nghi lễ trong lễ hội sẽ được tổ chức gói gọn trong 1 ngày so với kế hoạch ban đầu. Việc này đã được Ban bảo trợ điện Huệ Nam cùng đông đảo các thanh đồng, đạo hữu nhất trí. Quá trình tổ chức lễ hội đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu.
Lễ hội điện Huệ Nam (hay còn gọi là Lễ hội điện Hòn Chén) là lễ hội dân gian truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na của 1 bộ phận dân cư xứ Huế nói riêng và cả nước nói chung, được tổ chức vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch hàng năm tại ngôi điện nằm trên núi Ngọc Trản bên bờ sông Hương, nơi thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Lễ hội được xem như là một festival về văn hóa dân gian trên sông Hương.
Ngoài các lễ chính, còn các lễ phóng sinh, phóng đăng, với các làn điệu chầu văn xứ Huế…, thu hút nhiều thuyền ngược dòng sông Hương, với lượng du khách rất đông đến từ các tỉnh trong cả nước về với lễ hội.

Veröffentlicht 4. April 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Bilder bei der Zeremonie zum Betreten des goldenen Sarges von Zen-Meister Thich Nhat Hanh – Hình ảnh tại lễ nhập kim quan Thiền sư Thích Nhất Hạnh   Leave a comment

Hình ảnh tại lễ nhập kim quan Thiền sư Thích Nhất Hạnh

8h sáng nay (23/1), lễ khâm liệm di thể Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã diễn ra trang nghiêm và yên tĩnh, theo nghi thức Phật giáo, tại chùa Từ Hiếu, TP Huế.
23/01/2022 – 09:55 https://dantri.com.vn/xa-hoi/hinh-anh-tai-le-nhap-kim-quan-thien-su-thich-nhat-hanh-20220123090855859.htm

Tang lễ được cử hành trong vòng 7 ngày. Theo Ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, thế danh Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm Bính Dần (1926) tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Là con kế út trong gia đình có sáu anh chị em, cha là cụ ông Nguyễn Đình Phúc, mẹ là cụ bà Trần Thị Dĩ. Năm 1942, xuất gia tại Tổ đình Từ Hiếu với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật, được ban pháp danh Trừng Quang. Tháng 9 năm 1945, thọ giới Sa di với Bổn sư, được ban pháp tự Phùng Xuân.
Thiền sư Thích Nhất Hạnhhttps://dantri.com.vn/thien-su-thich-nhat-hanh.tagchùa Từ Hiếuhttps://dantri.com.vn/chua-tu-hieu.tag

Veröffentlicht 23. Januar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Renovierung und Verschönerung des Reliquienkomplexes von König Gia Longs – Tu bổ, tôn tạo quần thể di tích lăng vua Gia Long   Leave a comment

Tu bổ, tôn tạo quần thể di tích lăng vua Gia Long

Trong văn bản gửi tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thẩm định Dự án tu bổ, phục hồi các lăng mộ và tôn tạo hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan thuộc quần thể di tích lăng vua Gia Long, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý, địa phương cần sưu tầm thêm tư liệu, hình ảnh phục vụ cho việc phục hồi những thành phần kiến trúc bị mất của di tích. 16°21′44.6″N 107°35′48.6″E
10-09-2021, 16:35 https://nhandan.vn/dong-chay/tu-bo-ton-tao-quan-the-di-tich-lang-vua-gia-long-664238/
Ngày 9/9, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản số 3268/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thẩm định Dự án tu bổ, phục hồi các lăng mộ và tôn tạo hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan thuộc di tích lăng vua Gia Long.
Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận Dự án tu bổ, phục hồi các lăng mộ và tôn tạo hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan thuộc quần thể di tích lăng vua Gia Long, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm các nội dung: lăng Thoại Thánh (bảo quản, tu bổ sân, hồ Vuông, núi đắp và trụ biểu), điện Thoại Thánh (bảo quản, tu bổ la thành, cổng chính, điện thờ, Đông vu, Tây vu, nhà phụ), lăng Hoàng Cô (bảo quản, tu bổ sân, tường la thành, Bửu thành, Bửu phong), lăng Quang Hưng (bảo quản, tu bổ sân, tường la thành, Bửu thành, mộ), lăng Vĩnh Mậu (bảo quản, tu bổ sân, tường la thành, Bửu thành, mộ), lăng Trường Phong (bảo quản, tu bổ sân, tường la thành, Bửu thành, mộ); tôn tạo cây xanh cảnh quan; cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hàng rào.
Tuy nhiên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý: Cần tiếp tục sưu tầm tư liệu, ảnh phục vụ cho việc phục hồi những thành phần kiến trúc bị mất trên các cổng, thành bậc, trang trí trên các bình phong… của các hạng mục công trình di tích. Đồng thời chỉ định rõ chủng loại, kích cỡ gạch vồ phục chế trên các công trình.
Đối với hạng mục hồ Vuông: bảo tồn các đoạn kè còn tốt, chỉ xây phục hồi những đoạn kè sạt lở, xuống cấp theo mẫu kè hiện còn tại di tích. Đối với các đoạn tường, cổng bị xuống cấp: cần tư liệu hóa đầy đủ trước khi hạ giải.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ý kiến để UBND tỉnh Thừa Thiên Huế biết và chỉ đạo cơ quan chức năng hoàn thiện hồ sơ Dự án, công bố công khai nội dung tu bổ, phục hồi di tích để tạo sự đồng thuận trước khi triển khai các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật.
Quần thể di tích lăng vua Gia Long nằm tại xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 16°21′44.6″N 107°35′48.6″E

Tên gọi lăng Gia Long hiện nay thực ra là để chỉ cả một quần thể lăng tẩm của nhiều người trong hàng quyến thuộc của nhà vua, với trọng địa là khu lăng mộ của vua Gia Long và bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu.
Lăng được xây dựng trong 6 năm (1814-1820), bắt đầu từ thời điểm bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (chính phi của vua Gia Long) qua đời vào ngày 21-2-1814. Nhà vua đã sai các quan trong Khâm Thiên Giám đi chọn đất để mai táng vợ mình. Về sau phát triển thành một khu lăng mộ rộng lớn với chu vi đến 11.234,40m, gồm lăng Hoàng Cô của Thái Trưởng Công chúa Long Thành, chị ruột vua Gia Long, lăng Thiên Thọ của vua Gia Long và vợ ông, lăng Thiên Thọ Hữu của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, vợ thứ hai của vua Gia Long, mẹ vua Minh Mạng.
Ngoài ra, quần thể lăng cũng bao gồm các lăng tẩm từ các đời trước đó như lăng Quang Hưng của bà Thái Tông Hiếu Triết Hoàng hậu, vợ thứ hai của chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần, lăng Vĩnh Mậu của bà Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng hậu, vợ chúa Nghĩa Vương Nguyễn Phúc Thái (Trăn), lăng Trường Phong của Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng đế Nguyễn Phúc Thụ (Chú), lăng Thoại Thánh của bà Hưng Tổ Hiếu Khương Hoàng hậu, vợ thứ hai của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và là thân mẫu của vua Gia Long.
Toàn bộ quần thể lăng này rộng hơn 28 km2, là một quần sơn với 42 đồi núi lớn nhỏ có tên gọi riêng. Trong đó, Đại Thiên Thọ là ngọn lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và được dùng để gọi tên chung cho cả quần sơn này: Thiên Thọ Sơn. Tất cả tạo thành một cảnh quan hùng tráng chạy dài từ chân dãy Trường Sơn đến bờ Tả Trạch – một hợp lưu của sông Hương.

Lăng Gia Long, nơi an nghỉ của vị vua đầu tiên triều Nguyễn
Dù nằm cách xa kinh thành nhất, lăng Gia Long lại là lăng đặc biệt hơn tất cả các lăng tẩm vua chúa khác ở Huế. Đây là nơi an nghỉ của vị hoàng đế đầu tiên sáng lập ra triều Nguyễn, là sự kết hợp hoàn hảo của kiến trúc và thiên nhiên, một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của sự hùng vĩ, thơ mộng, hoang sơ mà cũng không kém phần liêu trai.
11-08-2020 14:54 https://nhandan.vn/photo_news/lang-gia-long-noi-an-nghi-cua-vi-vua-dau-tien-trieu-nguyen-612466/
Đường đi vào lăng Gia Long qua một khu rừng thông rộng lớn. Lăng vua đặt tại xã Hương Thọ, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Có thể đi theo đường sông từ TP Huế khoảng 18km hay bằng đường bộ khoảng 15km.
20/03/2018 – 07:21 https://dantri.com.vn/du-lich/bi-an-ve-lang-mo-cua-vi-vua-nguyen-dau-tien-dat-ten-nuoc-viet-nam-20180320071331171.htm

Lăng Gia Long https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C4%83ng_Gia_Long

Câu Chuyện Kỳ Bí Lăng Vua Gia Long I Lăng Vua Đầu Tiên Triều Nguyễn I Phần 3 08.09.2021 LƯỢM VLOG

Veröffentlicht 10. September 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Unter Ausnutzung der staatlichen Entschädigung und Unterstützung für die Verlagerung von Grabstätten bei den Bodenräumungsarbeiten stimmten die Probanden zu fälschlicherweise 353 gefälschte Gräber aufzulisten und mehr als 703 Millionen VND vom Staat zu erhalten – Lợi dụng việc Nhà nước bồi thường, hỗ trợ di dời các khu mộ trong công tác giải phóng mặt bằng, các đối tượng đã thỏa thuận, kê khống 353 mộ giả, chiếm đoạt của Nhà nước số tiền hơn 703 triệu đồng   Leave a comment

Kê khống hơn 350 mộ giả để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản Nhà nước

Lợi dụng việc Nhà nước bồi thường, hỗ trợ di dời các khu mộ trong công tác giải phóng mặt bằng, các đối tượng đã thỏa thuận, kê khống 353 mộ giả, chiếm đoạt của Nhà nước số tiền hơn 703 triệu đồng.
27-05-2021, 20:32 https://nhandan.vn/thoi-su-phap-luat/ke-khong-hon-350-mo-gia-de-lua-dao-chiem-doat-tai-san-nha-nuoc-648073/
Chiều 27-5, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam các đối tượng có liên quan trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Bắc Hương Sơ, phường Hương Sơ (TP Huế).
Các đối tượng bị bắt tạm giam gồm: Nguyễn Quyền (SN 1964), Nguyễn Văn Hiền (SN 1986, con trai đối tượng Quyền), Nguyễn Quốc Hùng (SN 1997, con trai đối tượng Quyền) và Nguyễn Văn Qúy (SN 1978), nguyên Phó trưởng phòng văn hóa thông tin thị xã Hương Trà, nguyên Chủ tịch UBND xã Hương Thọ (thị xã Hương Trà), tất cả cùng trú tại TP Huế.

Theo Cơ quan CSĐT Công an tỉnh, trong năm 2019 và 2020, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng khu vực TP Huế – Chủ đầu tư dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Bắc Hương Sơ, phường Hương Sơ (TP Huế) ký “Hợp đồng kinh tế” theo từng khu vực với Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế về việc giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất tái định cư để bàn giao lại cho chủ đầu tư.
Khu vực giải phóng mặt bằng có nhiều mồ mả của người dân thuộc diện phải di dời được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ. Phạm vi giải phóng mặt bằng nằm trong địa giới hành chính của khu vực 2 và khu vực 4 phường Hương Sơ.
Sau khi ký “Hợp đồng kinh tế” về việc giải phóng mặt bằng với chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng khu vực TP Huế, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế hợp đồng với Doanh nghiệp Hiền Đức Ngọ (phường An Tây, TP Huế) do đối tượng Nguyễn Quyền làm chủ doanh nghiệp, thực hiện việc phát quang, giăng dây, khoanh vùng và cắm thẻ lên các ngôi mộ phải di dời ở khu vực Bắc phường Hương Sơ.
Khi nghe thông tin dự án Hạ tầng kỹ thuật dân cư phía Bắc phường Hương Sơ sắp triển khai, mồ mả phải di dời trong khu vực cần giải phóng mặt bằng sẽ được Nhà nước bồi thường, ngoài các lăng mộ có hài cốt và một số mộ gió vun lên trừ trước để giữ đất, nhiều cá nhân, hộ gia đình đã vun thêm nhiều mộ đất để kê khai với mục đích được nhận thêm nhiều tiền bồi thường.
Lợi dụng điều này, đối tượng Nguyễn Quyền cùng hai con trai là Hiền và Hùng thỏa thuận với người dân có mồ mả nằm trong dự án để làm hợp đồng cất bốc mồ mả. Quyền còn liên hệ với tổ công tác liên ngành xác nhận có mộ di dời và cấu kết với Nguyễn Văn Quý (lúc này giữ chức Chủ tịch UBND xã Hương Thọ), nhờ Quý xác nhận khống số lượng mộ giả được chuyển đến chôn tại xã Hương Thọ để người dân làm thủ tục quyết toán, nhận tiền bồi thường.
Theo thỏa thuận, các đối tượng sẽ được người dân trả 800 đến 900 nghìn đồng/mộ. Ngoài ra, các đối tượng còn hưởng lợi từ việc bán hòm gỗ hoặc các om sành để đựng tro cốt.
Theo thống kê, các đối tượng nói trên đã thỏa thuận, kê khống 353 mộ giả, chiếm đoạt của Nhà nước số tiền hơn 703 triệu đồng.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã khởi tố các đối tượng trên về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự.
Die Untersuchungsbehörde der Provinzpolizei hat die oben genannten Personen wegen „betrügerischer Aneignung von Eigentum“ gemäß Artikel 174 Absatz 4 des Strafgesetzbuchs strafrechtlich verfolgt.
Hiện, vụ án đang được Cơ quan công an tiếp tục điều tra, mở rộng theo quy định.

Veröffentlicht 28. Mai 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Die Gebühr für die Überfahrt des Hai Van-Tunnels wurde ab dem 1. Mai erhöht – Phí qua hầm Hải Vân tăng từ ngày 1/5   Leave a comment

Phí qua hầm Hải Vân tăng từ ngày 1/5

Từ ngày 1/5, phí qua hầm Hải Vân sẽ tăng thêm 30.000-70.000 đồng/lượt. Chủ đầu tư cho biết nếu không tăng phí thì doanh nghiệp không còn vốn để vận hành và trả lãi ngân hàng.
27/4/2021 16:47 https://zingnews.vn/phi-qua-ham-hai-van-tang-tu-ngay-15-post1208876.html
Ngày 27/4, Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả cho biết từ 0h ngày 1/5, đơn vị sẽ điều chỉnh giá vé tại trạm thu phí Bắc Hải Vân (thuộc địa phận Thừa Thiên – Huế).
Lý giải về việc tăng giá vé, ông Trần Văn Thế, Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả, cho biết sau khi hầm Hải Vân 2 đi vào hoạt động, nhà đầu tư đã gặp khó khăn về tài chính để duy tu, vận hành. Nếu doanh nghiệp không tăng phí thì không còn vốn để vận hành hầm Hải Vân, hầm Phú Gia – Phước Tượng và trả lãi ngân hàng.
Ông Thế nói nếu chủ các phương tiện muốn di chuyển không mất phí thì có thể đi đường đèo Hải Vân hoặc tuyến cao tốc La Sơn – Túy Loan sắp thông xe.

Theo đó, phương tiện dưới 12 ghế ngồi, ôtô tải có tải trọng dưới 2 tấn, các loại xe buýt vận tải khách công cộng được điều chỉnh giá từ 70.000 đồng lên 110.000 đồng/lượt.
Đối với xe từ 12-30 ghế ngồi, ôtô tải có tải trọng từ 2-4 tấn được điều chỉnh từ 90.000 đồng lên 160.000 đồng/lượt.
Xe 31 ghế ngồi trở lên, ôtô tải có tải trọng từ 4 đến dưới 10 tấn được điều chỉnh từ 140.000 lên 200.000 đồng/lượt.
Xe tải có tải trọng từ 10 đến dưới 18 tấn, ôtô chở hàng bằng container 20 feet được điều chỉnh từ 180.000 đồng lên 210.000 đồng/lượt.
Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên, ôtô chở hàng bằng container 40 feet được điều chỉnh từ 240.000 đồng lên 280.000 đồng/lượt.

Veröffentlicht 27. April 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Vietravel Airlines begrüßt das erste Flugzeug das im Dezember 2020 für den kommerziellen Flug geplant ist – Vietravel Airlines đón chiếc máy bay đầu tiên, dự kiến bay thương mại tháng 12-2020   Leave a comment

Vietravel Airlines đón chiếc máy bay đầu tiên, dự kiến bay thương mại tháng 12-2020

Hơn 1 giờ sáng 5-12, chiếc máy bay đầu tiên Airbus A321CEO của Công ty TNHH hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) đã hạ cánh xuống Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Dự kiến trong tháng 12-2020, chuyến bay thương mại đầu tiên của Vietravel Airlines cất cánh.
05-12-2020, 17:13 https://nhandan.com.vn/giao-thong/vietravel-airlines-don-chiec-may-bay-dau-tien-du-kien-bay-thuong-mai-thang-12-2020-627115/
Chiếc máy bay đầu tiên của Vietravel Airlines.
Chiếc máy bay đầu tiên của Vietravel AirlinesChủ tịch Vietravel Airlines Nguyễn Quốc Kỳ cho biết, Vietravel Airlines đang nhanh chóng hoàn thiện đội máy bay cũng như đáp ứng các yêu cầu cần thiết để có thể nhận Chứng chỉ nhà khai thác máy bay AOC. Toàn bộ nguồn nhân lực và kỹ thuật của Vietravel Airlines đã sẵn sàng cho việc cất cánh chuyến bay đầu tiên.
Máy bay đầu tiên trong đội bay của Vietravel Airlines là mẫu Airbus A321ceo. Được xem như phiên bản thay đổi kéo dài của dòng A320 thuộc Airbus – hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới, Airbus A321 có tầm bay tối đa là 5.950 km, chiều dài thân máy bay 44,51 m và sải cánh 35,8 m. Phần đuôi máy bay tiên tiến được làm bằng sợi carbon tổng hợp, cực nhẹ nhưng rất vững chắc, giúp máy bay vận hành nhẹ nhàng và ổn định hơn.
Loại máy bay này có sức chứa lên đến 220 ghế cùng thiết kế cabin cung cấp chỗ ngồi rộng rãi, bảo đảm sự thoải mái cho hành khách. Airbus A321ceo sở hữu lối đi rộng giúp việc di chuyển lên máy bay và trong cabin dễ dàng hơn. Máy bay được trang bị hệ thống giải trí không dây và internet qua sóng vệ tinh nhằm mang lại những trải nghiệm khác biệt trong suốt hành trình. Đây cũng là mẫu máy bay được Airbus cài đặt hệ thống máy vi tính và các thiết bị liên lạc thế hệ mới; cho phép truyền tải tức thời các dữ liệu, cung cấp đầy đủ tình trạng tổng thể và từng bộ phận của phi cơ, góp phần ngăn chặn từ xa những sự cố có thể gây nguy hiểm.
Thông qua sự kiện đón máy bay đầu tiên, Vietravel Airlines chính thức công bố hình ảnh thương hiệu trên thân máy bay. Logo Vietravel Airlines là hình ảnh hai tam giác tạo thành đôi cánh bay vàng bay lên bầu trời cao xanh rộng mở, mang theo khát vọng chinh phục bầu trời, vượt qua mọi trở ngại, khó khăn; cam kết mang đến cho khách hàng cảm xúc thăng hoa với chất lượng vàng. Bên cạnh đó, cánh tên vàng của Vietravel Airlines còn chính là sự cách điệu vươn lên từ logo cánh diều của Vietravel, đại diện cho ước mơ bay sau 25 năm của Công ty du lịch lữ hành hàng đầu Việt Nam
Được biết trong thời gian tới, Vietravel Airlines sẽ đón nhận thêm hai chiếc A321ceo đặt mục tiêu năm thứ nhất sẽ phục vụ một triệu lượt khách, tạo việc làm cho gần 600 lao động, đóng góp nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Trong thời gian đầu, Vietravel Airlines dự kiến khai thác hơn 80 chuyến bay mỗi tuần, tập trung từ các điểm TP Hồ Chí Minh – Huế – Hà Nội và các điểm đến du lịch như: Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc.

Vietravel Airlines là hãng hàng không do Vietravel làm chủ đầu tư. Với tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng, hãng đủ điều kiện để thực hiện khai thác vận tải hàng không trong 50 năm với hơn 30 máy bay, bao gồm các đối tượng vận chuyển như hành khách, hàng hóa, hành lý, bưu kiện.
Vietravel Airlines đặt căn cứ tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên Huế), thực hiện loại hình vận chuyển thường lệ và không thường lệ trên phạm vi quốc tế lẫn nội địa với chủng loại máy bay Airbus, Boeing hoặc tương đương.

Veröffentlicht 5. Dezember 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Der Premierminister hat gerade die Entscheidung 1676/QD-TTg über die zusätzliche Ausgabe von 6.500 Tonnen Reis aus nationalen Reserven zur Unterstützung von vier Provinzen erlassen – Xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho bốn tỉnh miền trung – Mehr als 26 Milliarden VND zur Unterstützung der Menschen in Quang Binh und Quang Tri nach den Überschwemmungen – Hơn 26 tỷ đồng hỗ trợ người dân Quảng Bình, Quảng Trị sau lũ   Leave a comment

Xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho bốn tỉnh miền trung

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1676/QĐ-TTg về việc xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ bốn tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam để cứu đói cho nhân dân vùng bị thiên tai, mưa lũ.
27-10-2020, 20:31 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/xuat-cap-bo-sung-6-500-tan-gao-cho-bon-tinh-mien-trung-622181/
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính xuất cấp bổ sung không thu tiền 6.500 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương trên để cứu đói cho nhân dân vùng bị thiên tai, mưa lũ.
Cụ thể, tỉnh Quảng Bình được xuất cấp 2.500 tấn; tỉnh Quảng Trị 2.000 tấn; tỉnh Thừa Thiên Huế 1.000 tấn và tỉnh Quảng Nam 1.000 tấn.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm về thông tin và số liệu báo cáo. UBND các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam tiếp nhận và sử dụng số gạo được cấp bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, định mức theo quy định.
Trước đó, ngày 19-10, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 5.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho năm tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Hà Tĩnh. Mỗi tỉnh được cấp 1.000 tấn để hỗ trợ cứu đói cho nhân dân vùng bị thiên tai, mưa lũ.

gạo dự trữ quốcnationale ReisreserveGóc khuất gạo dự trữ quốc gia
Để mua đủ 190.000 tấn gạo dự trữ năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng, Tổng cục Dự trữ và 22 cục Dự trữ khu vực thông báo ngày 12-5 sẽ đấu thầu lại để mua 182.300 tấn gạo. Nhà nước phải chi thêm khoảng 200 tỉ đồng?
11/05/2020 08:46 https://tuoitre.vn/goc-khuat-gao-du-tru-quoc-gia-2020051108180659.htm
Theo thông báo của 22 cục Dự trữ nhà nước (DTNN) khu vực, đúng 10h ngày 12-5, cả 22 cục DTNN sẽ đấu thầu rộng rãi các gói thầu để mua 182.300 tấn gạo.
Tổng Cục Dự trữ Nhà nước https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng_C%E1%BB%A5c_D%E1%BB%B1_tr%E1%BB%AF_Nh%C3%A0_n%C6%B0%E1%BB%9Bc
Tổng cục Dự trữ Nhà nước http://gdsr.mof.gov.vn/Pages/Home.aspx

Hơn 26 tỷ đồng hỗ trợ người dân Quảng Bình, Quảng Trị sau lũ
Để hỗ trợ người dân Quảng Bình, Quảng Trị sớm phục hồi và ổn định đời sống sau thiên tai, tổ chức Plan International Việt Nam huy động nguồn kinh phí 26,3 tỷ đồng.
27-10-2020, 19:06 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/hon-26-ty-dong-ho-tro-nguoi-dan-quang-binh-quang-tri-sau-lu-622172/
Quảng Bình và Quảng Trị là hai tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất trong đợt mưa lũ lịch sử ở miền trung trong tháng 10 vừa qua. Đây cũng là địa bàn hoạt động của Plan International trong hơn 20 năm qua với 10.000 trẻ bảo trợ tại 30 xã thuộc năm huyện Đăkrông, Hướng Hóa, Minh Hóa, Lệ Thủy và Quảng Ninh. Vì vậy, Plan International tiếp cận và hỗ trợ bà con nơi đây trong đợt lũ lụt nặng nề này, với nguồn vốn huy động nhanh lên đến 26,3 tỷ đồng.
Số tiền dự kiến giải ngân trong sáu tháng, được chia làm ba giai đoạn. Việc hỗ trợ trực tiếp cho 200.000 người, đặc biệt ưu tiên gia đình có thiệt hại về người, các hộ có người khuyết tật, trẻ nhỏ hoặc phụ nữ đang mang thai/nuôi con nhỏ, các hộ nghèo và gia đình trẻ bảo trợ.
Giai đoạn 1, việc hỗ trợ khẩn cấp thực hiện với số tiền 4,1 tỷ đồng cho gói lương thực, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu. Giai đoạn 2 với 11,5 tỷ đồng cho gói hỗ trợ tiền mặt, vệ sinh môi trường và giúp trẻ em quay lại trường học. Giai đoạn 3 với 10,7 tỷ đồng tập trung phục hồi sinh kế do thanh niên địa phương xây dựng và làm chủ. Đến ngày 26-10, Plan International đã cấp phát các mặt hàng thiết yếu cho 3.600 hộ (khoảng 18.000 người) thuộc 12 xã của huyện Hướng Hóa và Đăkrông, tỉnh Quảng Trị.
Để việc hỗ trợ được thực hiện đúng nhu cầu, đúng nơi, đúng người, đúng thời điểm, Plan International phối hợp chính quyền địa phương, tình nguyện viên và nhóm thanh niên của hai địa phương nỗ lực giải quyết không chỉ những vấn đề trước mắt, mà còn bảo đảm ổn định sinh kế lâu dài và tăng khả năng ứng chịu cho bà con, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên, bảo đảm các em, đặc biệt là trẻ em gái, được an toàn trước thiên tai.
Từ đầu tháng 10, tại các tỉnh miền trung, đặc biệt là Bắc Trung Bộ, đã trải qua những đợt mưa lớn kéo dài gây lũ lụt và sạt lở đất nghiêm trọng trên diện rộng.
Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TƯ về Phòng, chống thiên tai, tổng số thiệt hại về người do mưa lũ từ ngày 6 đến 22-10 là 138 người. Trong đó, có 117 người thiệt mạng và 21 người mất tích.
Hơn 37,5 nghìn nhà bị hư hỏng và thiệt hại do ngập lụt, trong đó nhiều nhất là Quảng Bình 21.902 nhà.
Mưa lũ làm 533 ha lúa, 3.886 ha hoa màu bị ngập, hư hại; 6.152 con gia súc, 740.796 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.

Thong Nhat Zug von Hanoi nach Vinh, Hue unterbrochen – Tạm dừng tàu Thống Nhất từ Hà Nội đi Vinh, Huế – Das Treffen der Ständigen Regierung zur Erörterung der Folgen von Regen und Überschwemmungen in der Zentralregion – Thường trực Chính phủ họp bàn khắc phục hậu quả mưa lũ miền trung   Leave a comment

Tạm dừng tàu Thống Nhất từ Hà Nội đi Vinh, Huế

Ngày 19-10, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) cho biết, ngành đường sắt tạm dừng tàu Thống Nhất đi Vinh và Huế do mưa lũ gây ngập sâu, ách tắc tuyến đường sắt bắc – nam.
19-10-2020, 16:35 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/tam-dung-tau-thong-nhat-tu-ha-noi-di-vinh-hue-621087/

Cụ thể, hiện tại nhiều vị trí đường sắt giữa khu đoạn Vinh – Đồng Hới bị hư hỏng hoặc nước dâng cao trên đỉnh ray ở các khu gian như Minh Lệ – Lạc Sơn, Tân Ấp – Đồng Chuối – Kim Lũ,… nên tuyến đường sắt qua các đoạn này đang bị phong tỏa, không thể chạy tàu.
Do vậy, ngành đường sắt quyết định tạm dừng chạy tàu khách Thống nhất SE1, SE3 xuất phát Hà Nội tối 19-10 và tàu SE7 xuất phát từ Hà Nội sáng 20-7 đi Vinh – Huế.
Tuy nhiên, các mác tàu giữa Sài Gòn – Huế vẫn chạy bình thường; các mác tàu SE1, SE3 và SE7 sẽ xuất phát từ Huế đi Sài Gòn.
Tổng Công ty ĐSVN cũng cho biết, hiện tàu SE8 xuất phát Sài Gòn ngày 18-10 đến ga Đồng Hới lúc 7 giờ 45 phút sáng 19-10 với khoảng 150 hành khách đang phải nằm chờ kế hoạch chuyển tải hoặc đi tiếp.
Do đường bộ cũng bị ngập sâu, ách tắc nên chưa thể chuyển tải hành khách bằng ô-tô, ngành Đường sắt phục vụ hành khách miễn phí ăn uống do tàu phải chờ đường. Nước lũ vẫn đang dâng cao tại một số vị trí, gây sạt lở, các đơn vị đường sắt đang khẩn trương khắc phục để nhanh chóng thông đường.

Thường trực Chính phủ họp bàn khắc phục hậu quả mưa lũ miền trung
Chiều 19-10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe báo cáo tình hình và hỗ trợ khắc phục hậu quả mưa lũ miền trung.
19-10-2020, 18:28 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/thuong-truc-chinh-phu-hop-ban-khac-phuc-hau-qua-mua-lu-mien-trung-621101/
Phát biểu ý kiến tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam chia sẻ những mất mát, hy sinh rất lớn của đồng bào miền trung, đặc biệt là những người bị nạn trong từng gia đình, cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao sự vào cuộc của các lực lượng ở T.Ư và địa phương trong phòng, chống, khắc phục, nhất là lực lượng quân đội, các ngành chức năng như nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, đặc biệt giao thông vận tải…; đồng thời biểu dương các lực lượng chức năng đã xông pha, không ngại hiểm nguy để cứu lấy sinh mạng, tài sản của nhân dân với nhiều tấm gương dũng cảm.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục chỉ đạo khắc phục với các phương án sẵn sàng hơn nữa để cứu dân với tinh thần “không được để dân đói, không được để dân rét, màn trời chiếu đất”. Tích cực chỉ đạo cứu hộ cứu nạn nhưng phải bảo đảm an toàn.
Ngành Tài nguyên và Môi trường và Đài Khí tượng thủy văn T.Ư làm tốt hơn nữa công tác dự báo để các cấp, các ngành quán triệt tinh thần “BỐN tại chỗ” là chính. Các lực lượng của T.Ư và địa phương sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết. Hệ thống chính trị vào cuộc, bao gồm các lực lượng thanh niên, phụ nữ; tiếp tục hỗ trợ đồng bào với tinh thần “lá lành đùm lá rách”.

Thủ tướng bày tỏ vui mừng vì Chương trình “Chung tay vì người nghèo” vào tối 17-10 nhận được 2.400 tỷ đồng quyên góp; nêu rõ, trong công tác chỉ đạo, cần tập trung bảo đảm an toàn hồ đập, không để xảy ra vỡ hồ chứa, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của nhân dân vùng hạ du. Lực lượng quân đội và các lực lượng chức năng sẵn sàng hơn nữa với những phương án phù hợp, bằng các phương tiện cần thiết để cứu dân, xử lý vấn đề đặt ra.
Tán thành với đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng đồng ý trước mắt, xuất cấp cho mỗi tỉnh một nghìn tấn gạo; yêu cầu Bộ Tài chính xuất cấp ngay, kịp thời và phân phối trực tiếp đến người dân đúng đối tượng, không để chậm trễ.
Về đề nghị hỗ trợ lương khô của các tỉnh, Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng chỉ đạo xử lý kịp thời, trường hợp cần thiết thì ngân sách nhà nước sẽ cấp bổ sung cho Bộ Quốc phòng sau.
Nhấn mạnh tinh thần không để dịch bệnh xảy ra, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chuẩn bị sẵn cơ số thuốc dự phòng, hướng dẫn người dân bảo đảm vệ sinh an toàn sau lũ.
Thủ tướng đồng ý với đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính quyết định xuất cấp phương tiện, trang thiết bị phục vụ cứu hộ, cứu nạn.
Về hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà ở, khắc phục cơ sở hạ tầng, Thủ tướng chấp nhận đề nghị trước mắt hỗ trợ mỗi tỉnh 100 tỷ đồng (gồm Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh).

Veröffentlicht 19. Oktober 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

63 Menschen starben und wurden aufgrund von Überschwemmungen und Stürmen Nr.7 vermisst – 63 người chết và mất tích do mưa lũ và bão số 7   Leave a comment

63 người chết và mất tích do mưa lũ và bão số 7

Ngày 16-10, theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TƯ về Phòng chống thiên tai, có 63 người chết và mất tích do mưa lũ tại miền trung và bão số 7 trong hơn 10 ngày qua, kể từ ngày 6-10.
16-10-2020, 12:55 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/63-nguoi-chet-va-mat-tich-do-mua-lu-va-bao-so-7-620683/
Xe cứu thương đưa các nạn nhân của đoàn công tác gặp nạn tại Tiểu khu 67 về Bệnh viện Quân y 268 (TP Huế).
Xe cứu thương đưa các nạn nhân của đoàn công tác gặp nạn tại Tiểu khu 67 về Bệnh viện Quân y 268 (TP Huế)Cụ thể, trong đợt mưa lũ miền trung, có 55 người chết, tăng thêm 15 người so với ngày trước đó. Có bảy người mất tích, giảm một người so với báo cáo ngày 15-10 do đã tìm thấy thi thể ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo báo cáo, có một người được cứu trong vụ tàu Vietship 01 mắc cạn bị thương đã không qua khỏi.
Địa phương có nhiều thiệt hại về người nhất là Thừa Thiên Huế với 22 người chết (tăng 14 người do mất tích đã tìm thấy thi thể, trong đó có 13 thi thể ở Tiểu khu 67). Tiếp đến là Quảng Trị có 13 người chết, ba người mất tích; Quảng Nam chín người chết, hai người mất tích; Đà Nẵng ba người chết, hai người mất tích; Gia Lai một người chết, một người mất tích; Kin Tum có hai người chết; các tỉnh Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng có một người chết.
Ngày 15-10, hoàn lưu bão số 7 đã làm một người mất tích. Đó là Mùa A Tráng, sinh năm 1987, huyện Trạm Tấu, Yên Bái, bị nước cuốn trôi khi lội qua suối.
Có 649 nhà bị sập đổ, hư hỏng do mưa lũ miền trung, tăng 64 nhà so với báo cáo ngày 15-10. Hoàn lưu bão số 7 làm một nhà bị sập, 14 nhà hư hỏng.
Bão số 7 đã gây ra sự cố sạt mái kè Hải Thịnh 3, đê biển Hải Hậu, Nam Định với diện tích các hố sạt 278m2 (tại K25+320 và K25+770).

Veröffentlicht 16. Oktober 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Eisenbahnverkehr seit vielen Tagen gelähmt – Thông tuyến đường sắt bắc – nam   Leave a comment

Thông tuyến đường sắt bắc – nam

Ngày 14-10, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, do ảnh hưởng của mưa lớn tại Thừa Thiên Huế, gây ngập lụt nặng nề, đã khiến tuyến đường sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh bị tắc đường, tê liệt nhiều ngày qua. VNR đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện khẩn trương sửa chữa khắc phục, đến 2 giờ 30 phút ngày 14-10, đã thông toàn bộ tuyến đường sắt bắc – nam.
14-10-2020, 11:27 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/thong-tuyen-duong-sat-bac-nam-620358/
Lúc 2 giờ 30 phút ngày 14-10, đã thông toàn bộ tuyến đường sắt bắc – nam.
Lúc 2 giờ 30 phút ngày 14-10, đã thông toàn bộ tuyến đường sắt bắc - namÔng Vũ Anh Minh, Chủ tịch VNR cho hay, đến thời điểm này, việc tổ chức chạy tàu khách, tàu hàng phục vụ khách hàng của ngành đường sắt trở lại bình thường. Tuy nhiên, các đoàn tàu đi qua khu vực vừa khắc phục xong có thể bị chậm giờ so với giờ quy định, VNR mong hành khách thông cảm và chia sẻ khó khăn với ngành đường sắt.
Hành khách cần biết thông tin chi tiết về giờ tàu, giá vé… có thể truy cập vào địa chỉ website: http://www.dsvn.vn ; http://www.vetau.com.vn hoặc xem thông tin hướng dẫn tại các nhà ga của Đường sắt.

Theo tổng hợp của VNR từ 7 giờ ngày 12 đến 7 giờ ngày 14-10, mưa lũ đã gây thiệt hại, ảnh hưởng nặng nề đối với ngành đường sắt. Lúc 13 giờ ngày 12-10, cống tròn km 688+705 đã bị vỡ thân cống (ɸ 1 m), làm sụt nền đường phải phong tỏa khu gian Huế – Hương Thủy từ 13 giờ ngày 12-10. Sau khi khắc phục tạm bằng dầm bó ray, đến 15 giờ cùng ngày, đã trả tốc độ 5 km/giờ.
Từ ngày 12 đến 13-10, các đoạn đường từ km 656 đến km 684, nước dâng cao ngập trên đỉnh ray từ 40 – 80 cm, ngành đường sắt vẫn phải tiếp tục phong tỏa các khu gian Mỹ Chánh – Phò Trạch, Hiền Sỹ – Văn Xá, Văn Xá – Huế.
Đến 20 giờ ngày 13-10, các đoạn đường trên chỉ còn ngập trên đỉnh ray từ 16-27cm. Ngay khi nước rút, VNR đã chỉ đạo đơn vị tập trung vật tư, nhân lực để sửa chữa, đến 0 giờ 14 phút ngày 14-10, trả đường với tốc độ 5 km/giờ, giải tỏa các khu gian Mỹ Chánh – Phò Trạch, Hiền Sỹ – Văn xá, Văn Xá – Huế.
Hiện tại, các đơn vị đang tiếp tục kiểm tra, rà soát các vị trí kết cấu hạ tầng bị hư hỏng sau khi nước rút, đồng thời khẩn trương xây dựng phương án để tổ chức cứu chữa khắc phục hậu quả, bảo đảm kết cấu công trình ổn định lâu dài.

Veröffentlicht 14. Oktober 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,