Archiv für das Schlagwort ‘Elefanten

Dak Lak wandelt das Elefantenreiten-Tourismusmodell in ein elefantenfreundliches Tourismusmodell um – Đắk Lắk chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi   Leave a comment

Đắk Lắk chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi

Chiều 10/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ký Quyết định số 2486/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật việc thực hiện chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi trên địa bàn tỉnh.
10/11/2022 – 17:29 https://nhandan.vn/dak-lak-chuyen-doi-mo-hinh-du-lich-cuoi-voi-sang-mo-hinh-du-lich-than-thien-voi-voi-post724210.html
Dự án do tổ chức AAF tài trợ sẽ góp phần đẩy nhanh việc chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Theo đó, xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk quyết định phê duyệt khoản viện trợ phi dự án Hỗ trợ việc thực hiện chuyển đổi Mô hình du lịch cưỡi voi sang Mô hình du lịch thân thiện với voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, do tổ chức Animals Asia Foundation (AAF, Hồng CôngTrung Quốc) tài trợ.
Mục tiêu của dự án nhằm triển khai mô hình hoạt động du lịch thân thiện với voi, chấm dứt các hoạt động du lịch cưỡi voi và nâng cao phúc lợi cho các cá thể voi nhà và duy trì, bảo tồn quần thể voi nhà trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Dự án hướng đến kết quả chủ yếu là Mô hình du lịch thân thiện với voi được thực hiện trên địa bàn huyện Buôn Đôn và huyện Lắk, thay thế hoàn toàn cho hình thức du lịch cưỡi voi; đàn voi nhà được bảo tồn, chăm sóc, bảo đảm phúc lợi, kéo dài tuổi thọ; chủ và nài voi được bù đắp nguồn thu nhập bị thiếu hụt do dừng phục vụ cưỡi voi; các trung tâm du lịch được hỗ trợ kỹ thuật để chuyển đổi sang mô hình du lịch thân thiện với voi; thành lập hợp tác xã du lịch nhằm quản lý, vận hành mô hình du lịch thân thiện với voi tại huyện Lắk; hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ và bảo tồn loài voi được phổ biến lan tỏa hiệu quả cao tới các tầng lớp xã hội, cộng đồng…
Thời gian thực hiện dự án từ tháng 11/2022 đến tháng 12/2026. Địa điểm thực hiện trên địa bàn huyện Buôn Đôn gồm: Vườn quốc gia Yok Đôn; Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng; các công ty du lịch đang hoạt động trên địa bàn huyện; trên địa bàn huyện Lắk gồm: Ban Quản lý rừng lịch sử-văn hóa-môi trường Hồ Lắk.
Tổng giá trị khoản viện trợ là 55 tỷ 452 triệu đồng, trong đó vốn viện trợ không hoàn lại là 50 tỷ 888 triệu đồng, vốn đối ứng từ nguồn ngân sách sự nghiệp được bố trí cho Trung tâm Bảo tồn voi, cứu trợ động vật và quản lý bảo vệ rừng hằng năm là 4 tỷ 564 triệu đồng.
Cơ chế tài chính áp dụng đối với khoản viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách Nhà nước. Việc quản lý khoản viện trợ thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 8/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam.
Phương thức quản lý thực hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk chủ trì tiếp nhận, thành lập Ban Quản lý dự án để quản lý và tổ chức các hoạt động của khoản viện trợ; chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn voi, cứu trợ động vật và quản lý bảo vệ rừng phối hợp các đơn vị có liên quan và nhà tài trợ thực hiện khoản viện trợ theo đúng quy định, bảo đảm mục tiêu, kết quả đề ra; báo cáo khoản viện trợ cho cơ quan chủ quản theo quy định hoặc khi có yêu cầu.
Tổ chức AAF hỗ trợ kinh phí theo cam kết, trực tiếp quản lý và giám sát nguồn viện trợ; thực hiện tài trợ Dự án thông qua các hoạt động cung cấp chuyên gia, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính… cho Trung tâm Bảo tồn voi, cứu trợ động vật và quản lý bảo vệ rừng, các tổ chức, cá nhân tham gia vào dự án.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk có trách nhiệm tiếp nhận, phối hợp, quản lý các hoạt động của dự án theo đúng quy định hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo kết thúc theo đúng quy định; phối hợp Sở Tài chính thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính đối với viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam. Việc triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án phải bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.
Thực hiện thủ tục xin chủ trương Ủy ban nhân dân tỉnh đối với việc tổ chức các hội nghị, hội thảo trong khuôn khổ Dự án theo quy định. Thực hiện thủ tục đoàn vào đối với các đoàn công tác có sự tham gia của tổ chức nước ngoài đến làm việc tại tỉnh trong khuôn khổ dự án, kể cả khi trong đoàn không có người nước ngoài thông qua Sở Ngoại vụ theo quy định ít nhất 7 ngày trước khi đoàn đến.
Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính đối với viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam.
Tổ chức AAF có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí thực hiện khoản viện trợ theo cam kết nhằm đạt được các mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra; thực hiện thủ tục xin cấp phép hoạt động cho các cơ quan báo chí, truyền thông nước ngoài khi đến tỉnh thực hiện các ấn phẩm truyền thông về bảo tồn voi theo quy định của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

Veröffentlicht 10. November 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Einzigartiges Elefantenfest in Laos – Độc đáo lễ hội voi ở Lào – Seit 2007 findet das Elefantenfest in der Provinz Saiyabuli (Laos) jährlich statt und zieht Hunderttausende von Besuchern zur Teilnahme an   Leave a comment

Độc đáo lễ hội voi ở Lào

Từ năm 2007, lễ hội voi ở tỉnh Saiyabuli, Lào, được tổ chức thường niên, thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham gia. Việc tổ chức lễ hội còn nhằm thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển đàn voi ở đất nước Triệu voi.
03/10/2022 – 06:18 https://nhandan.vn/doc-dao-le-hoi-voi-o-lao-post717959.html
Tại Lào, vào mỗi dịp cuối mùa mưa, thời tiết chuyển sang chớm lạnh, cũng là lúc thích hợp để du khách bắt đầu mùa du lịch, khám phá nhiều lễ hội phản ánh phong tục, tập quán, đời sống văn hóa tinh thần của người dân đất nước Triệu voi xinh đẹp, hiền hòa mến khách.
Saiyabuli là một tỉnh phía tây bắc của Lào, nằm trải dài theo dòng sông Mê Công hùng vĩ, phía đông giáp với các tỉnh Oudomxay, Luangphabang và Vientiane, phía bắc giáp tỉnh Bokeo, phía tây và phía nam giáp với 6 tỉnh của Vương quốc Thái Lan.
Saiyabuli có diện tích hơn 16.300 km2, dân số khoảng 411.000 người, có 11 huyện với 8 dân tộc, là tỉnh giàu có về tài nguyên thiên nhiên và nhiều phong cảnh đẹp. Sự đa dạng về dân tộc cũng đem lại cho Saiyabuli nhiều lễ hội truyền thống độc đáo như lễ hội mừng năm mới, lễ hội tết dân tộc Mông, lễ hội tết dân tộc Khơ-mú, lễ hội đua thuyền… và lễ hội voi truyền thống.
– Được tổ chức lần đầu năm 2007, lễ hội voi ở tỉnh Saiyabuli thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách mỗi năm. Du khách đến với lễ hội có thể trải nghiệm cưỡi voi tham quan bản làng, hay thưởng thức nhiều hoạt động độc đáo của các chú voi như: đoàn voi diễu hành; thi voi đẹp; voi tắm, chơi bóng đá, bóng rổ, nhảy, trao hoa cho du khách, biểu diễn một số kỹ năng theo lệnh của huấn luyện viên; buộc chỉ cho voi.
Bên cạnh đó, lễ hội còn bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật phong phú và đa sắc màu khác như các cuộc diễu hành, múa hát của các dân tộc sinh sống tại tỉnh Saiyabuli, thể hiện truyền thống văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán độc đáo, đa sắc màu của địa phương.
Theo thông tin từ Tổ chức Bảo tồn voi ở Lào, hiện trên cả nước Lào còn khoảng 400 con voi rừng và khoảng 500 con voi nhà. Tỉnh Saiyabuli được đánh giá là có nhiều điều kiện thuận lợi về khí hậu, nguồn nước, nguồn thức ăn… phù hợp để đàn voi sinh sống và phát triển. Do đó, việc tổ chức lễ hội voi ở địa phương này còn nhằm khuyến khích công tác bảo tồn và phát triển đàn voi ở Lào.
Chính quyền tỉnh Xayaburi cho biết, sau hai năm gián đoạn do dịch Covid-19, dự kiến vào giữa tháng 2/2023, tỉnh sẽ nối lại việc tổ chức lễ hội voi truyền thống. Đây cũng là dịp thúc đẩy ngành du lịch, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân địa phương. Năm 2022, tỉnh Saiyabuli cũng được chọn là vùng xanh du lịch nhằm thu hút khách quốc tế trở lại Lào sau thời gian dài đóng cửa do đại dịch.
Đất nước Lào từ xưa có tên gọi là Vương quốc Lạn-xạng, có nghĩa là “Vương quốc Triệu voi”. Hình tượng con voi trong văn hóa Lào là biểu tượng của sức mạnh, tinh thần và trí tuệ, đã đi vào thơ ca, điêu khắc, hội họa cũng như nhiều loại hình nghệ thuật khác.

Veröffentlicht 3. Oktober 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Dak Lak passt eine Reihe von Richtlinien zum Schutz von Elefanten an und ergänzt sie – Đắk Lắk điều chỉnh, bổ sung một số chính sách bảo tồn voi   Leave a comment

Đắk Lắk điều chỉnh, bổ sung một số chính sách bảo tồn voi

Ngày 10/12, Kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa 10, nhiệm kỳ 2021-2026, hoàn thành chương trình làm việc, trong đó đã thông qua nội dung điều chỉnh, bổ sung một số chính sách bảo tồn voi.
10-12-2021, 17:54 https://nhandan.vn/moi-truong-thien-nhien/dak-lak-dieu-chinh-bo-sung-mot-so-chinh-sach-bao-ton-voi-677738/
Với việc điều chỉnh, bổ sung chính sách về bảo tồn voi, hy vọng đàn voi nhà ở Đắk Lắk sẽ được bảo tồn tốt hơn
Với việc điều chỉnh, bổ sung chính sách về bảo tồn voi, hy vọng đàn voi nhà ở Đắk Lắk sẽ được bảo tồn tốt hơnTheo đó, Nghị quyết này đã sửa đổi chính sách hỗ trợ voi nhà sinh sản và hạn chế xung đột voi với người tại Đắk Lắk, bổ sung chính sách phúc lợi cho voi.
Cụ thể, đối với chính sách hỗ trợ voi nhà sinh sản, hỗ trợ cho các chủ voi, nài voi khi chủ voi tự nguyện đưa voi vào khu chăn thả để giao phối, sinh sản với mức 500.000 đồng một ngày cho một chủ voi cái và 600.000 đồng một ngày cho một chủ voi đực trong thời gian 30 ngày trên một chu kỳ động dục.
Trong thời gian voi mang thai và sinh sản, hỗ trợ chủ voi cái một ngày 300.000 đồng trong 10 tháng đầu thai kỳ; hỗ trợ 600.000 đồng một ngày từ tháng 11 thai kỳ đến tháng thứ sáu sau khi voi sinh con.
Nài voi chăm sóc voi trong thời gian giao phối, sinh sản, nuôi con được hỗ trợ một ngày 200.000 đồng, thời gian hỗ trợ 29 tháng đối với nài voi cái và 30 ngày đối với nài voi đực.
Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học về bảo tồn voi, sinh sản đối với voi. Những đề tài có hiệu quả thiết thực sẽ được ngân sách tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, ứng dụng.
Về chính sách hạn chế xung đột giữa voi với người tại Đắk Lắk, những địa phương thường có voi hoang dã xuất hiện được thành lập các tổ bảo vệ voi, mỗi tổ không quá 10 thành viên để theo dõi, giám sát di chuyển của voi, tổ chức xua đuổi voi phá hoại.
Mỗi tổ bảo vệ voi một năm được hỗ trợ 20 triệu đồng để mua đèn pin, loa, kẻng, ông đốt đất đèn, ống nhòm ban đêm, bạt, võng và mỗi thành viên được hỗ trợ 5 triệu đồng một năm gồm tiền xăng xe phục vụ đi lại, bồi dưỡng trực….
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sinh sống, sản xuất hợp pháp trong khu vực có voi hoang dã cư trú, di chuyển, khi bị voi tấn công gây hại về tính mạng, tài sản, sức khỏe và các lợi ích hợp pháp khác thì được nhà nước hỗ trợ 100% giá trị tài sản bị thiệt hại do voi phá hoại và 100% tiền khám, tiền thuốc điều trị vết thương do voi gây ra; được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động đối với tỷ lệ sức khỏe bị tổn thương.
Trường hợp thiệt hại về tính mạng thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất như đối với người lao động trong các cơ quan nhà nước bị tai nạn lao động tử vong…
Ngân sách tỉnh hằng năm bố trí kinh phí để hỗ trợ cho các chủ voi là các tổ chức, hộ gia đình không còn khả năng chăm sóc tự nguyện giao lại cho Trung tâm Bảo tồn voi chăm sóc, phục vụ nghiên cứu sinh sản, bảo tồn nguồn gien, nâng cao phúc lợi, bảo tồn phát triển bền vững đàn voi nhà trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí cùng các nguồn tài trợ khác của các tổ chức phi chính phủ giúp các chủ voi chuyển đổi hình thức du lịch từ cưỡi voi sang hình thức khai thác du lịch thân thiện với voi.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk, đến thời điểm hiện nay, đàn voi nhà trên địa bàn tỉnh còn 44 cá thể tập trung chủ yếu ở 2 huyện Lắk và Buôn Đôn, gồm 19 đực và 25 cái, đều đã được gắn chíp điện tử từ năm 2017. Về voi hoang dã, số lượng cá thể ổn định khoảng 5 đàn từ 80-100 cá thể.
Việc Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 78/2012/NQ-HĐND ngày 21/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định một số chính sách bảo tồn voi sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn voi tại Đắk Lắk.
Hy vọng, các chính sách mới sẽ giúp đàn voi nhà sẽ được chăm sóc tốt hơn và voi hoang dã sẽ được bảo vệ tốt hơn trong những năm tới.

Veröffentlicht 10. Dezember 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Der letzte Elefant im North Central Highlands ist gestorben – Con voi cuối cùng ở Bắc Tây Nguyên đã chết   Leave a comment

Con voi cuối cùng ở Bắc Tây Nguyên đã chết

Ngày 4-12, gia đình anh Siu Kiêm (xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) xác nhận con voi có tên Yã Tao do gia đình anh nuôi dưỡng đã chết. Anh Kiêm cũng cho biết, voi Yẵ Tao được xác định cho đến khi chết là 50 tuổi.
04-12-2020, 18:16 https://nhandan.com.vn/khoahoc-congnghe/con-voi-cuoi-cung-o-bac-tay-nguyen-da-chet-627012/
Voi Yă Tao từng là thành viên gắn bó với gia đình anh Siu Kim.
Voi Yă Tao từng là thành viên gắn bó với gia đình anh Siu KimVoi Yă Tao được ông Ksor Chăm (ở xã Chư Mố, huyện Ia Pa) mua trong một phiên chợ voi ở Đắk Lắk năm 1990. Sau khi ông Chăm qua đời, người con rể Siu Kiêm thay cha chăm sóc voi Yă Tao.
Hằng ngày, voi Yă Tao được anh Siu Kiêm chăm sóc, nuôi dưỡng trong làng Chư Tol. Chị Ploanh, người nhà chủ voi, cho biết vào hôm qua (3-12), con voi Yẵ Tao được đưa ra bờ sông Ia Tul uống nước.
Sau khi uống xong, con voi nằm vật bên bờ suối, một lúc sau thì chết. “Con voi Yẵ Tao đã gắn bó với gia đình tôi nhiều năm. Hôm nay, gia đình sẽ mai táng Yă Tao ngay tại bờ suối Ia Tul này” chị Ploanh buồn bã nói và cho biết thêm trước khi chết, con voi đã có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi từ ngày trước.
Theo những người già, có thể nói, Yẵ Tao là con voi cuối cùng ở khu vực các tỉnh Bắc Tây Nguyên còn sống cho đến khi chết. Trước đây, làng Nhơn Hòa, xã Nhơn Hòa, huyện Chư Pứh và làng Chư Mố, huyện Ia Pa nổi tiếng với nghề thuần dưỡng voi và chủ yếu phục vụ cho khách thăm và vui tại các điểm du lịch.
Năm 1975, có lúc voi ở Nhơn Hòa có chừng 30 con. Năm 1992, số lượng voi giảm còn 14 con, đến đầu năm 2014, chỉ còn lại chú voi Yă Tao là con voi cuối cùng còn sống ở Gia Lai.

Veröffentlicht 4. Dezember 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Elefanten im Distrikt Nong Son (Quang Nam) – Đàn voi rừng xuất hiện tại Quảng Nam   Leave a comment

Đàn voi rừng xuất hiện tại Quảng Nam

Ngày 11-4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Quảng Nam cho biết, các chuyên gia bảo tồn của dự án Trường Sơn Xanh vừa ghi hình được đàn voi với tám cá thể tại Khu bảo tồn (KBT) loài và sinh cảnh voi huyện Nông Sơn (Quảng Nam).
11/04/2020, 13:57 https://www.nhandan.com.vn/khoahoc-congnghe/vi-moi-truong-xanh/item/44032402-dan-voi-rung-xuat-hien-tai-quang-nam.html
Đàn voi xuất hiện tại KBT loài và sinh cảnh voi huyện Nông Sơn.
Đàn voi xuất hiện tại KBT loài và sinh cảnh voi huyện Nông Sơn.Phó Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam Từ Văn Khánh cho biết, từ ngày 17-2 đến 11-3, Đoàn chuyên gia của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) – Việt Nam đã thực hiện kế hoạch “Điều tra đa dạng sinh học KBT loài và sinh cảnh voi Quảng Nam”. Bước đầu đã ghi nhận trong KBT loài và sinh cảnh voi huyện Nông Sơn có một đàn voi gồm tám cá thể. Trong đó, có một voi đực trưởng thành, một voi đực bán trưởng thành, ba voi cái trưởng thành, hai voi cái bán trưởng thành và một voi con khoảng một tuổi.
Sự có mặt của tám cá thể voi một khẳng định tầm quan trọng của KBT loài và sinh cảnh voi đối với việc bảo tồn loài thú lớn cực kỳ nguy cấp của Việt Nam. Ngoài ra, các thông tin về cấu trúc cũng như vùng sống của đàn voi có ý nghĩa đặc biệt trong việc xây dựng chiến lược quản lý hiệu quả bảo đảm sự hài hòa giữa nhu cầu phát triển của con người và sự tồn tại của quần thể voi tại KBT.
KBT loài và sinh cảnh voi huyện Nông Sơn được thành lập vào năm 2017, với mục đích bảo tồn và phát triển loài voi châu Á ở Việt Nam; góp phần đạt được các mục tiêu chung của chính phủ về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững tài nguyên động, thực vật hoang dã…

Veröffentlicht 11. April 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Zwei wilde Elefanten zerstörten die Ernte von Menschen in Nghe An – Xuất hiện cặp voi rừng phá hoa màu của người dân ở Nghệ An   Leave a comment

Xuất hiện cặp voi rừng phá hoa màu của người dân ở Nghệ An

Người dân bản Na Xén, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đang tìm cách xua đuổi 2 con voi đang phá hoại rẫy lúa, hoa màu.
19°32′05.6″N 105°04′43″E 12/09/2019 https://baonghean.vn/xuat-hien-cap-voi-rung-pha-hoa-mau-cua-nguoi-dan-o-nghe-an-253652.html
bna_voi2286309_2272019_11921473_1292019Theo thông tin từ chính quyền xã Châu Hạnh, tối ngày 9/9 khi người dân đang ngủ tại lán trại khu vực núi Phá Đằm thì nghe tiếng kêu lạ, thức dậy thì thấy cặp voi đang ăn lúa và hoa màu.
Những ngày sau, người dân tìm cách đuổi cặp voi này đi bằng cách đánh trống chiêng, bật nhạc, đốt lửa… tuy nhiên, cặp voi không những không bỏ đi mà tiếp tục ở lại.
Người dân nhận định, đây là cặp voi mẹ con, xuất hiện ở đây đã rất lâu nhưng chỉ phá hoại hoa màu và cây cối mà chưa bao giờ tấn công người dân.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người dân và đàn voi, chính quyền xã Châu Hạnh đã chỉ đạo và phối hợp với ban quản lý bản cùng người dân tiếp tục tìm cách xua đuổi cặp voi bằng phương pháp truyền thống, tuyệt đối không dùng công cụ, vũ khí tấn công, kích động hay gây nguy hiểm cho cặp voi.
Từ khóa: “voi rừnghttps://baonghean.vn/tags/voi-r%e1%bb%abng.html
Hiện, quần thể voi rừng ở Nghệ An ước còn từ 13 đến 14 con, được tách thành 4 đàn nhỏ. Số lượng voi trên được phân bố ở 2 khu vực Vườn Quốc giá Pù Mát khoảng 12 đến 13 con và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống 01 con. Hiện voi rừng là loại động vật được nhà nước đưa vào danh mục sách đỏ cần bảo tồn khẩn cấp.

Veröffentlicht 12. September 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Voraussichtlich 18,7 Mrd. VND für den dringenden Schutz der Nghe An-Elefanten ausgeben – Dự kiến chi 18,7 tỷ đồng để bảo vệ khẩn cấp đàn voi Nghệ An   Leave a comment

Dự kiến chi 18,7 tỷ đồng để bảo vệ khẩn cấp đàn voi Nghệ An

Đó là con số đã được đưa ra tại Hội thảo xây dựng kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn đàn voi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 – 2025 được tổ chức chiều 22/7, tại TP Vinh.
Đồng chí Đinh Viết Hồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội thảo. Cùng dự có đại diện Quỹ Bảo tồn Thiên niên WWF – Việt Nam, Sở Nông nghiệp & PTNT; đại diện các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn Thiên nhiên và UBND các huyện liên quan.
22/07/2019 https://baonghean.vn/du-kien-chi-187-ty-dong-de-bao-ve-khan-cap-dan-voi-nghe-an-249324.html

Quần thể voi ở Việt Nam thuộc loài voi châu Á hiện chỉ còn ở 13 quốc gia và đang bị đe dọa tuyệt chủng. Trong số 13 nước châu Á, Việt Nam còn số lượng voi ít nhất và đang bị đe dọa tuyệt chủng rất cao.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp năm 2018, nước ta có khoảng 100 đến 130 cá thể voi và loài vật này được Chính phủ xếp vào Sách đỏ, ưu tiên bảo vệ cao nhất.
Từ năm 2013, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã có “Đề án bảo tồn voi Việt Nam đến năm 2020”, trong đó quy hoạch hoạch ít nhất 3 vùng ưu tiên bảo tồn và phát triển bền vững quần thể voi hoang dã bao gồm: Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát (Nghệ An), VQG Yok Đôn (Đắk Lắk) và VQG Cát Tiên và Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai).

Tại Nghệ An, quần thể voi hoang dã còn khoảng 13 – 14 cá thể chia thành 4 đàn nhỏ, phân bố tại 2 khu vực là VQG Pù Mát và phụ cận; vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.
Để bảo tồn đàn voi, năm 2013, Nghệ An đã phê duyệt “Dự án khẩn cấp bảo tồn voi tỉnh Nghệ An đến năm 2020”, trên cơ sở xây dựng được gần 29 km đường tuần tra rừng, 3 trạm dừng chân, 2 chòi canh lửa, 4,43 km hào ngăn voi bằng đá hộc đã có tác dụng ngăn chặn voi ra phá hoại hoa màu nhà của nhân dân. Từ năm 2013 đến nay không xảy ra hiện tượng voi bị săn bắn và đàn voi ở Pù Mát đã sinh thêm 2 cá thể nhỏ.
Tại hội thảo, các đại biểu cung cấp thêm một số thông tin mới về đàn voi trên địa bàn tỉnh, qua đó xác định dù kết quả bảo tồn đã đạt kết quả bước đầu đáng phấn khởi nhưng đàn voi Nghệ An vẫn đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao, cần có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
Trên cơ sở thảo luận, hội thảo xác định 12 hành động khẩn cấp bảo tồn voi đến năm 2025 và dành khoản kinh phí khoảng 18,7 tỷ đồng để các cơ quan chức năng và các địa phương liên quan tổ chức thực hiện.

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến phát biểu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Viết Hồng nhấn mạnh, là 1 trong 3 tỉnh của cả nước còn số lượng đàn voi trên 10 cá thể, tỉnh Nghệ An giao Vườn Quốc gia Pù Mát bổ sung, hoàn thiện Đề án trình UBND tỉnh phê duyệt; các sở, ngành liên quan tham mưu cơ chế bố trí kinh phí để giữ và tạo vùng đệm, sinh cảnh cho voi sinh tồn; hỗ trợ lực lượng phản ứng nhanh và người dân bị thiệt hại mùa màng do voi phá hoại. Cùng đó, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền để người dân phòng tránh, giảm thiểu xung đột với đàn voi dẫn đến nguy cơ voi bị giết hại.

Từ khóa: “voi rừng ở Nghệ Anhttps://baonghean.vn/tags/voi-r%e1%bb%abng-%e1%bb%9f-Ngh%e1%bb%87-An.html

Veröffentlicht 25. Juli 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,