Archiv für das Schlagwort ‘pestizide

Der Einsatz von Drohnen zum Versprühen von Insektiziden zur Tötung von Heuschrecken führt zur Zerstörung von Wäldern – Dùng máy bay không người lái phun thuốc diệt châu chấu phá hoại rừng mét   Leave a comment

Dùng máy bay không người lái phun thuốc diệt châu chấu phá hoại rừng mét

Trước nạn châu chấu phá hại cây trồng ở xóm 7 của xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ đã phải sử dụng máy bay để phun thuốc bảo vệ thực vật diệt trừ.
01/06/2023 – 14:59 https://baonghean.vn/dung-may-bay-khong-nguoi-lai-phun-thuoc-diet-chau-chau-pha-hoai-rung-met-post270527.html
Có mặt tại khu vực xóm 7, xã Nghĩa Bình của huyện Tân Kỳ trong sáng 1/6, chúng tôi chứng kiến lực lượng của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và ban cán sự xóm 7, cùng với đơn vị dịch vụ phun thuốc tổ chức phun thuốc bảo vệ thực vật diệt trừ châu chấu trong khu vực rừng mét.
Quan sát cho thấy, cả cánh rừng mét rộng hàng trăm ha đã bị trơ trọi lá, do châu chấu cắn phá. Ông Nguyễn Văn Minh, xóm trưởng xóm 7 cho biết, châu chấu xuất hiện từ đầu tháng 5, nhưng từ mấy ngày nay chúng phát triển đủ cánh nên di chuyển lên ngọn cây cao, khiến người dân không diệt trừ được. Trước đó, khi châu chấu đang non, bà con diệt trừ bằng nhiều cách thủ công nhưng không xuể. Do đó, từ 5 ngày nay, huyện điều động máy bay phun thuốc phòng trừ trên cánh rừng mét.
„Mấy năm trước vùng đất này đều xuất hiện châu chấu, nhưng năm nay nhiều nhất. Có những cành mét châu chấu bâu kín, chỉ trong vài ngày cả rừng mét trơ trọi lá; nhiều đám ngô, cỏ voi và mía… trong vườn nhà dân cũng thiệt hại nặng nề do châu chấu cắn phá.
Cả xóm có 150ha mét, thì có khoảng 100ha đã bị châu chấu cắn phá đến mức trơ trọi, giống như chết khô. Thực tế từ các năm trước cho thấy, cây mét bào bị châu chấu cắn hết lá, thì cây đó không phát triển được và không thể mọc măng. Châu chấu quá nhiều không những cắn phá hoa màu, cây cối mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân“, ông Nguyễn Văn Minh cho hay.
Gia đình ông Ngân Văn Thịnh ở xóm 7, có 2 sào ngô đã chắc hạt, nhưng châu chấu cắn phá không còn một chiếc lá, do đó nhìn đám ngô giống như cắm que củi xuống đất.
„Thấy châu chấu nhiều, vợ chồng sử dụng vợt thủ công bắt được hơn 30kg, phơi khô để nghiền bột, trộn với cám ngô cho lợn, gà ăn. Chưa có năm mô châu chấu nhiều như năm ni“, ông Ngân Văn Thịnh nói.
Trước nạn châu chấu phát triển mạnh tại xã Nghĩa Bình, UBND huyện Tân Kỳ giao cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tập trung thực hiện các phương án diệt trừ. Ông Lê Đức Tình – Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Kỳ, cho biết: Thời điểm này châu chấu đang ở lứa tuổi 3 – 4, nên chúng di chuyển lên cao và mức độ tàn phá nhanh, bởi mật độ phổ biến từ 200 – 250 con/m2.
Giải pháp tối ưu nhất là, đối với rừng mét, phải sử dụng máy bay để phun. Do vậy, UBND huyện Tân Kỳ đã cấp hơn 139 triệu đồng để thuê đơn vị trực tiếp tổ chức phun trừ. Bằng cách phun khoanh vùng, nên đến nay diện tích rừng mét bị cắn phá đã được khống chế và diện tích đã tổ chức phun trừ là khoảng 45ha.
Đối với hoa màu, không tổ chức phun tập trung, mà bà con diệt trừ bằng phương pháp thủ công, hoặc các hộ dân phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy phun cá nhân.
Nguyên nhân nhiều năm liền ở khu vực xóm 7, xã Nghĩa Bình xuất hiện châu chấu nhiều vào thời điểm này, theo ông Lê Đức Tình cho biết, do khi châu chấu trưởng thành, chúng đẻ trứng xuống đất, đến đầu mùa hè trứng sẽ nở và phát triển thành châu chấu. Do vậy, để hạn chế được châu chấu vào năm sau thì hiện tại phải diệt trừ kịp thời.

Châu chấu https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n_b%E1%BB%99_Ch%C3%A2u_ch%E1%BA%A5u Phân bộ Châu chấu
CHÂU CHẤU https://baonghean.vn/chau-chau-tag15134.html

Veröffentlicht 4. Juni 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Risiken der Umweltverschmutzung durch landwirtschaftliche Produktion – Những nguy cơ ô nhiễm môi trường từ sản xuất nông nghiệp   Leave a comment

Những nguy cơ ô nhiễm môi trường từ sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp đã và đang có nhiều tác động làm gia tăng ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm môi trường nước. Đây là vấn đề nóng ở hầu hết các địa phương trong tỉnh và là nỗi lo của tất cả mọi người trong cuộc sống hiện nay.
31/12/2022 – 14:04 https://baonghean.vn/nhung-nguy-co-o-nhiem-moi-truong-tu-san-xuat-nong-nghiep-post263544.html
Ô nhiễm từ phân bón, thuốc BVTV và chất thải chăn nuôi
Trung bình mỗi năm Nghệ An gieo trồng trên 380 ngàn ha cây trồng các loại, trong đó cây lúa 176 – 180 ngàn ha, cây ngô 52 – 53 ngàn ha, cây sắn 2,1 – 2,2 ngàn ha, cây mía 24 – 26 ngàn ha, cây cam 5,3 ngàn ha, cây khoai lang 2,6 – 2,8 ngàn ha, cây rau màu củ quả các loại 120 ngàn ha, chưa kể cây lâm nghiệp, cây dược liệu. Tất cả những cây trồng nói trên đều là những cây sử dụng nhiều phân vô cơ và các loại thuốc hóa học trừ sâu bệnh.
Sơ bộ thống kê cho thấy, trung bình mỗi năm toàn tỉnh đã sử dụng từ 500 – 700 tấn thuốc phòng chống sâu bệnh, thuốc diệt ốc bươu vàng, thuốc diệt cỏ, gọi chung là thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Sau khi sử dụng còn để lại trên đồng ruộng không dưới 60 – 70 tấn chai lọ, vỏ bao phần lớn được vứt bỏ lại trên đồng ruộng, dưới mương nước…
Cùng với sử dụng các loại thuốc BVTV, hàng năm toàn tỉnh đã sử dụng một khối lượng phân bón vô cơ các loại khá lớn. Trung bình mỗi năm đã sử dụng từ 58.000 – 60.000 tấn phân đạm urê, 98.000 – 100.000 tấn lân, 43.000 – 45.000 tấn kali và 57 – 60.000 tấn phân hỗn hợp NPK các loại. Toàn bộ khối lượng phân bón vô cơ nói trên, cây trồng chỉ hấp thụ tối đa 50% tùy loại. Lượng phân vô cơ còn lại không được cây trồng hấp thụ hết sẽ tồn dư trong đất rất lớn, đó là chưa kể lượng phân bón sử dụng quá nhu cầu của cây làm tăng nguy cơ dịch bệnh và cũng vì vậy lại phải sử dụng thuốc BVTV. Ngoài ra việc sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ sẽ làm giảm chất lượng nông sản, gây suy thoái đất trồng trọt, làm ô nhiễm nguồn nước và tăng lượng phát thải khí nhà kính làm tác động xấu đến môi trường.
Phân vô cơ bón vào đất nuôi cây, các loại thuốc BVTV phun lên thân lá cây trồng để diệt sâu bệnh, phun vào đất để diệt cỏ, diệt ốc bươu vàng, diệt nấm bệnh… nói tóm lại tất cả đều đổ vào đất, vào nước, vào không khí, trong đó trừ phần cây trồng lấy đi (chủ yếu là phân bón vô cơ khoảng 31 – 50%), số còn lại hòa tan trong nước, tồn dư trong đất và nó được tự do di chuyển theo dòng nước chảy, nhất là khi có mưa to, nước chảy tràn lan từ ruộng ra kênh mương, sông suối… Riêng phần tồn dư trong đất được thẩm thấu theo mạch nước ngầm di chuyển đi khắp nơi và cuối cùng cũng chảy ra sông suối và từ sông suối nước lại được sử dụng tưới cho cây trồng, sử dụng vào nhu cầu sinh hoạt và đời sống của con người.
Ngoài phân vô cơ, thuốc BVTV, còn có chất thải từ chăn nuôi cũng gây ra ô nhiễm lớn cho môi trường nước, đất, không khí. Toàn tỉnh hiện có 776.000 con trâu bò, xấp xỉ 1 triệu con lợn và trên 22 triệu con gia cầm các loại. Sơ bộ tính toán lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình chăn nuôi bao gồm phân rắn, thức ăn thừa, chất độn chuồng trại, ước tính có khoảng 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Ngoài ra còn có không dưới 2 triệu m3/năm nước thải của trâu, bò, lợn và nước vệ sinh chuồng trại. Tất cả chất thải từ chăn nuôi không qua xử lý khi thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường đất và không khí, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Đặc biệt ở các vùng gia súc, gia cầm bị dịch bệnh thường chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh như E.coli, salmonella gây bệnh tiêu chảy, đường ruột, các loại giun sán, các loại virus gây bệnh tai xanh lợn, dịch tả lợn châu Phi… tất cả sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, bùng phát dịch bệnh trên vật nuôi.
Riêng ở khu vực nuôi trồng thủy sản cũng không thể tránh khỏi tình trạng gây ô nhiễm môi trường, chủ yếu do các chất thải hữu cơ dư thừa từ thức ăn, phân, các rác thải khác và việc sử dụng các hóa chất, kháng sinh trong quá trình nuôi tôm, cá.

Cần biện pháp hạn chế
Sản xuất nông nghiệp không thể không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh… và tất nhiên rất khó tránh khỏi tình trạng gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí. Nhưng không vì thế mà chúng ta không có kế hoạch và biện pháp nhằm ngăn chặn hoặc ít ra phải hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nói trên. Trước mắt, cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau đây:
Thứ nhất: Không sử dụng các loại phân bón hóa học một cách tùy tiện, bón đúng cách, bón đủ, bón vào những lúc cây trồng cần thiết. Tuyệt đối không bón thừa so với nhu cầu cây trồng, nhất là phân đạm các loại sẽ gây ô nhiễm môi trường lớn nhất.
Thứ hai: Toàn bộ nguồn phân hữu cơ từ chuồng trại trâu, bò, lợn, gà, vịt… tất cả phải được thu gom lại ủ thành đống có rải thêm ít vôi bột, sau đó dùng bùn đất trát kín lại (ủ nóng) trong thời gian từ 13 – 15 ngày để vừa diệt khuẩn, virus, vừa làm hoai phân và làm giảm rất lớn khí thải độc hại phát ra từ phân bón. Tuyệt đối không nên dùng phân tươi chưa được ủ để bón ruộng, vừa không tốt, vừa gây ô nhiễm môi trường.
Thứ ba: Thực hiện tốt chủ trương “Xây dựng nông thôn xanh, sạch đẹp” bằng những việc làm cụ thể. Các hộ và chủ trang trại chăn nuôi với số lượng trâu, bò, lợn từ 3 – 4 con trở lên cần có mương máng, cống rãnh thoát nước thải khép kín từ chuồng trại đến hố tích trữ nước thải (nếu không có bể bio – gas), bể cần được xây cao và có nắp đậy kín để khi có mưa to gây ngập, không làm nước chảy ra ngoài gây ô nhiễm môi trường. Nước thải được tích trong bể chứa sau một thời gian 20 – 25 ngày lắng đọng, phân giải chất hữu cơ, bà con nông dân có thể pha loãng với nước lã để tưới cho cây trồng.
Sử dụng thuốc BVTV “có trách nhiệm”, chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết, khi sử dụng hết thuốc phải thu gom hết bao bì, chai lọ đem bỏ vào nơi quy định của làng, xóm, thôn bản… Nếu nơi nào đã có bể thu gom rác thải thì bỏ vào đó để xử lý theo quy trình hướng dẫn của ngành BVTV và Sở Tài nguyên – Môi trường.
Thứ tư: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và áp dụng các chế tài về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn đến tận mọi người dân. Nâng cao nhận thức hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các cấp, của mỗi người dân trong công tác bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, vì sức khỏe của cả cộng đồng.
Thứ năm: Theo số liệu mới nhất của Sở NN & PTNT hiện tại toàn tỉnh đã có 11.000 bể biogas xử lý phân bón, 15.536 bể thu gom rác thải thuốc BVTV. Những con số trên chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với nhu cầu cần có. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh, huyện, thị và cơ quan có liên quan hàng năm dành một số kinh phí cần thiết để giúp các xã, HTX nông nghiệp và bà con nông dân xây bể biogas xử lý chất thải chăn nuôi và bể thu gom rác thải thuốc BVTV trên đồng ruộng.

Veröffentlicht 31. Dezember 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Die Überschneidung zwischen Fehlgeburten mit Insektizid-Sprühsaison in Hoa Binh (Pestizide und Herbizide) – Sự trùng lặp giữa các ca sảy thai với mùa phun thuốc sâu ở Hòa Bình   Leave a comment

Sự trùng lặp giữa các ca sảy thai với mùa phun thuốc sâu ở Hòa Bình

Sự trùng lặp đó khiến cho nhiều người phải nghi ngờ có hay không sự tác động của việc sử dụng thuốc BVTV thiếu hiểu biết với số ca sảy thai mỗi ngày một nhiều…
08/09/2020 , 07:10 https://nongnghiep.vn/su-trung-lap-giua-cac-ca-say-thai-voi-mua-phun-thuoc-sau-o-hoa-binh-d272559.html
videoBác sĩ Nguyễn Thị Hồng – Trưởng Khoa sản, Trung tâm Y tế huyện Cao Phong nói về sự trùng lặp giữa việc các ca sảy thai, chết lưu nhiều trùng với mùa phun thuốc.
Bản tin buồn của bệnh viện tỉnh
Tuần từ ngày 15/6 – 19/6 tiếp nhận hai trường hợp dị tật thai nhi, một là thai phụ 20 tuổi thai 17 tuần nhưng vô sọ, một là bé Quách Văn D, 3 ngày tuổi đẻ non, đa dị tật. Cả hai trường hợp (một chưa sinh và một đã chào đời) đều rất đáng tiếc và không có cơ hội tiếp tục cuộc sống”. Đó là phần đầu bản tin của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình nhằm khuyến cáo việc cần làm sàng lọc trước sinh.
Bác sĩ Đinh Thị Chiên – Phó Khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình – người đã công tác trong ngành được 25 năm bảo với tôi rằng đây là lần đầu tiên siêu âm phát hiện ra trường hợp thai nhi dị dạng có 4 chân nên mới phải phá.
Thường những trường hợp thai chết lưu, dị dạng mà nhỏ thì người ta phá ở bên ngoài, chỉ to, khó xử lý mới vào bệnh viện.
Theo tôi ước lượng mỗi năm số ca như vậy đến đây khoảng trên dưới 200 chưa kể các ca dọa đẻ non… Bác sĩ Đinh Thị Chiên

Còn bác sĩ Trần Thị VânPhụ trách khoa thì thông tin cụ thể hơn: “Thai dị dạng, chết lưu, đẻ non có thể xử lý ở tuyến huyện, tỉnh hoặc nếu có tiền thì về trung ương để tìm nguyên nhân chứ ở đây chưa có điều kiện để tìm.
Chúng tôi chỉ nghiên cứu mối liên quan giữa thai chết lưu với những bất thường nhiễm sắc thể, với bệnh cúm chứ chưa có nghiên cứu để tìm mối liên quan với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay ô nhiễm môi trường vì hiểu biết về vấn đề này vẫn còn hạn chế.
Theo chủ quan của tôi chắc chỉ khoảng 10 – 20%, thuộc về những ca khó vượt khả năng xử lý mới được chuyển lên đây. Với những ca thai chết lưu, dị dạng, chết không rõ nguyên nhân tôi hay hỏi ở nhà có phun thuốc trừ sâu hoặc tiếp xúc với chúng hay không. Thường 10 người thì khoảng 6 trả lời rằng có”.

Chuyện ở Trung tâm Y tế huyện
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng – Trưởng Khoa sản, Trung tâm Y tế huyện Cao Phong thống kê 6 tháng đầu năm nay có 20 trường hợp thai chết lưu còn sảy thì không tính (thực tế khi tôi hỏi điều dưỡng Tô Thị Hương Quế phụ trách vấn đề này thì được biết là thống kê từ tháng 10/2019 đến tháng 7 năm nay – PV).
Cụ thể trong năm 2020, tháng 1 có 2 trường hợp, tháng 2 có 2 trường hợp, tháng 3 có 6 trường hợp, tháng 4 có 1 trường hợp…
20 trường hợp này sẽ không thể sinh được trong năm nay mà phải kiêng ít nhất là 6 tháng nên tỷ lệ đẻ năm nay sẽ ít đi. Đó là chưa kể đến các trường hợp thai lưu đến phòng khám tư, vượt tuyến hay những người ở thị trấn cùng hai xã Thung Nai và Bình Thanh thường không lên đây điều trị, tổng cộng cũng ít nhất khoảng 20 trường người nữa. Các trường hợp vào đây đều có bảo hiểm y tế 100%”.
Với kinh nghiệm trên 20 năm trong nghề, bác sĩ Hồng khẳng định trong vòng khoảng 5 năm gần đây tỷ lệ thai chết lưu dưới 12 tuần tuổi gặp rất nhiều.
Hồi trước không có mấy ca thai chết lưu đâu mà chỉ có sảy thai từ 22 tuần tuổi còn giờ là chết lưu rồi mới sảy.
Cứ ra tết tầm từ tháng 1 đến 4 có rất nhiều ca như thế đến đây, cao điểm nhất là tháng 2 và tháng 3 sau đó tháng 4, 5 bắt đầu giảm, hết tháng 5 thì ít thấy, cứ đậu thai là giữ được.
Đó cũng là trùng với thời gian thu hoạch hết cam, ăn tết xong nông dân đầu tư phun một loạt thuốc BVTV để xử lý ra hoa và đậu quả. Phụ nữ thường không tiếp xúc trực tiếp với thuốc BVTV, có chăng là sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh.
Gia đình nào ở đây hầu như cũng có vườn. Cam bao quanh nhà. Không chỉ dân ở đây mà nhiều người ở Hà Nội cũng tìm về thuê đất, mua đất để làm những trang trại rất lớn.
Người nào không có cam thì lại đi làm thuê, thường họ không phun một loại thuốc mà kết hợp nhiều loại cùng một lúc, ngay cả cỏ mọc sát nhà cũng phun để diệt chứ không mấy khi chịu phát như trước.
Khi phun một lượng rất lớn như thế, đi trên đường thuốc xộc vào còn cảm thấy chóng mặt. Vườn cam ở đỉnh đồi này mà phun thuốc thì ngay Trung tâm chúng tôi cũng ngửi thấy mùi, không thể mở cửa được vì rất đau đầu, nhất là khoa nội gần đó. Ở Cao Phong kể cả không làm vườn nhưng không có nhà nào không tiếp xúc với thuốc sâu bởi vì mở cửa ra là thấy rồi”, bác sĩ Hồng chia sẻ.
Trước câu hỏi của tôi về có nghi ngờ chuyện phun thuốc BVTV là nguyên nhân của những dị thường về thai sản gần đây không, bác sĩ Hồng trả lời: “Chúng tôi chỉ nghĩ đến có sự trùng lặp giữa việc phun thuốc với việc sảy thai nhưng không biết nó có ảnh hưởng gì hay không vì không làm xét nghiệm”.

Những đứa trẻ dị thường và bệnh ung thư của một loạt Chủ tịch xã
Tôi xuống Hợp Phong – xã vừa mới sáp nhập từ Đông Phong, Xuân Phong và Tân Phong – một trong những vùng trồng nhiều cam của huyện Cao Phong. Tuy sáp nhập như vậy nhưng đội quân y tế của ba xã đâu vẫn ở đấy, theo dõi địa bàn cũ với trung bình hơn 2.000 nhân khẩu.
Chị Bùi Thúy Tình là nữ hộ sinh của Trạm y tế xã Đông Phong cũ, ước tính mỗi năm trên địa bàn mình quản lý có trung bình 2 – 3 ca thai chết lưu, cao điểm có khi 5 – 6 ca, riêng từ đầu năm đến nay đã có 2 ca.
B.T.N. (xin được giấu tên) ở xóm Chằng Ngoài là một trường hợp như thế. Hồi đó, nhà tuy không trồng cam nhưng chồng N. hành nghề phun thuốc thuê và hàng xóm cũng nhiều nhà có vườn, phải dùng thuốc. Chửa đã gần ngày đẻ, một buổi chị bỗng thấy đứa con trong bụng mình thôi không còn đạp nữa, siêu âm thì mới biết nó đã chết rồi…
Nhiều hộ trong xóm do không có vốn nên mới kết hợp với những ông chủ đầu tư ngoài thị trấn vào theo kiểu người góp đất, góp công người bỏ tiền, bỏ kỹ thuật rồi ăn chia 50/50. Thuốc sâu, thuốc cỏ tưới đẫm từ đỉnh đồi xuống dưới nương khiến cho các mó nước bị ô nhiễm dân không dám dùng nữa mà phải đào giếng hết lượt.
B.T.H. (xin được giấu tên) nhà ở ngay trung tâm xã khi tôi đến bụng đã to lùm lùm nhưng trước đó từng có thai 3 tháng rồi sảy không rõ nguyên nhân. Điển hình nhất là một trường hợp trong xóm ở chính quê nữ hộ sinh Tình, người này hơn 10 năm trước tiên phong trong việc trồng cam và khi mang thai chết lưu đến 3 lần. Chồng chị vốn chuyên đi phun thuốc cho công ty cam ngoài thị trấn nên học mót được ít kỹ thuật về cũng trồng một vườn cam rồi cất ngay nhà ở giữa.
Chửa đứa đầu, đứa thứ hai siêu âm thấy bất thường chị phải ra bệnh viện tỉnh đẻ nhưng vẫn không giữ được, đến đứa thứ ba thì chính tay Tình đỡ tại nhà. Một đứa bé bụng to như bụng cóc, mũi tẹt, mắt không mở được, không thấy khóc cựa quậy trong chốc lát rồi chết. Một cỗ quan tài con con được mang về thay cho bữa liên hoan mừng đón nhà có thành viên mới.
Bà mẹ trẻ kể từ đó bị trầm cảm, gần như không nói không cười khiến cho gia đình sợ quá phải chuyển nhà vào trong xóm. Lạ thay từ lúc ở nhà mới chị đẻ sòn sòn một mạch hai đứa con đều khỏe mạnh, bình thường. Chỉ cách vườn cam của chị có 1 con đường là nhà người hàng xóm, sau đó mấy năm cũng bị thai chết lưu…
Ông Bùi Quang Bệ – Chủ tịch xã Hợp Phong trầm ngâm: “Trên đồi trồng ngô họ phun thuốc trừ cỏ, dưới vườn trồng cam thì phun cả trừ cỏ lẫn trừ sâu. Theo thống kê diện tích cây có múi của xã hiện có 331ha trong đó phần nhiều là cam nhưng đa số thuộc về những ông chủ ở nơi khác, họ không trực tiếp phun thuốc sâu mà toàn thuê dân địa phương.
Vòi phun bằng máy rất mạnh, dù có đeo khẩu trang, mặc quần áo bảo hộ nhưng hơi thuốc vẫn trùm kín thân, ngay cả người đi đường còn bị ảnh hưởng.
Chẳng biết có phải do phun thuốc sâu hay không mà trong vòng 10 năm nay ung thư ở trong vùng thấy rất nhiều, cả dân lẫn cán bộ như các ông cựu Chủ tịch xã, Chủ tịch xã Đông Phong ông Bùi Đức H, xã Xuân Phong ông Bùi Ngọc Tr, xã Tân Phong ông Bùi Văn Y, xã Tây Phong ông Bùi Văn T…”.

Thực tế này rất cần có một đề tài nghiên cứu xem có mối liên hệ nào giữa chuyện phun thuốc BVTV với các ca đẻ non, thai lưu, ung thư trên địa bàn Hòa Bình hay không. Nếu có thì phải có biện pháp để bảo vệ cho người dân, hướng dẫn họ dùng thuốc một cách an toàn mà nếu không thì phải giải oan cho cây cam cũng như một số cây trồng chủ lực khác đang trở thành mũi nhọn kinh tế ở tỉnh.

Veröffentlicht 11. September 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

„Quarantäne von Pestizidnamen“ – Beitrag zum Schutz der Gesundheits- und Exportaktivitäten der Verbraucher und zur Aufrechterhaltung einer nachhaltigen und stabilen Entwicklung der vietnamesischen Landwirtschaft – Vấn nạn tên thuốc bảo vệ thực vật – Thuốc trừ sâu đặt tên ăn theo các nguyên thủ nổi tiếng!   Leave a comment

Thuốc trừ sâu đặt tên ăn theo các nguyên thủ nổi tiếng!

Tên các nguyên thủ quốc gia như Obama, Donald Trump, Putin bỗng dưng biến thành tên thuốc bảo vệ thực vật vứt ngổn ngang trong xó xỉnh kho hàng.
08/06/2020 , 11:23 https://nongnghiep.vn/thuoc-tru-sau-dat-ten-an-theo-cac-nguyen-thu-noi-tieng-d265884.html
Nông dân đang bị bòn rút bởi những chiêu trò kinh doanh của công ty, đại lý buôn bán phân bón, thuốc BVTV, trong đó việc tự đặt thêm tên, nhân bản nhãn mác, kê giá kiếm lời là một ví dụ điển hình.
Thực trạng này đã gây nên vấn nạn tên thuốc BVTV, đưa nông dân lạc vào ma trận.
Các cơ quan chức năng, quản lý thị trường, thanh tra ở đâu khi hàng ngày ngày vẫn có hàng trăm, hàng ngàn con voi chui lọt lỗ kim pháp luật ngay trước mắt? Các nhà ngoại giao nghĩ thế nào khi mà tên các nguyên thủ quốc gia như OBAMA, DONALD TRUMP, PUTIN… bỗng dưng biến thành tên thuốc BVTV vứt ngổn ngang trong xó xỉnh kho hàng.

Lách luật, loạn tên thương phẩm
Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Nhãn hàng hóa, chương II, điều 11, ghi rõ: “Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa”.
Theo quy định của Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT về Quản lý thuốc Bảo vệ thực vật tại Điều 71, mục 1 ghi rõ “Tên thương phẩm không được làm hiểu sai lệch về bản chất và công dụng của thuốc…”; tại Điều 5, mục 5d cũng ghi rõ: “Không thay đổi tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc tòa án có kết luận bằng văn bản về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa của tên thương phẩm trong Danh mục”.
Tên thương phẩm là nội dung bắt buộc ghi trên nhãn thuốc BVTV (điều 68, mục 1), “việc thay đổi các nội dung ghi trên nhãn phải được Cục Bảo vệ Thực vật chấp thuận” (điều 67, mục 2).
Tuy nhiên thực trạng hiện nay tại Việt Nam một tên thương phẩm đã được đăng ký có thể “nhân bản” lên nhiều tên khác nhau không có trong danh mục đăng ký cũng như không có hoặc rất ít liên quan đến thông tin sản phẩm trong quy định về nhãn thuốc BVTV, việc này là vi phạm qui định trong Nghị định 43/2017/NĐ-CP về Nhãn hàng hóa và Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT về Quản lý thuốc Bảo vệ thực vật.

Vi phạm như thế nào? Các công ty đăng ký cũng ghi đầy đủ tên thuốc đã được đăng ký, nhưng dùng font chữ nhỏ hơn rất nhiều so với các tên “nhân bản”, hoặc font chữ không đúng qui định, hoặc màu mực in có thể mờ nhạt hơn, không tương phản, vị trí in thường ở góc nào đó và bị lấn át bởi tên “nhân bản kèm theo”… Khi nhìn vào gói thuốc không ai còn để ý đến tên chính nữa.
Ví dụ thuốc Chits 500 WG được đăng ký bởi Cty CP nông dược Agriking, nhưng qua hình ảnh này chúng ta thấy, tên được đăng ký là Chits 50 WG được ghi ở góc trái trên cùng gói thuốc, và kích thước rất nhỏ, kém nổi bật so với tên nhân bản ở đây là “RẦY VÀNG”, ghi chính giữa và nổi bật trên nhãn.
Một cách thường dùng nữa là có thể không quá làm nổi bật các tên “nhân bản” nhưng kèm theo tên nhân bản là một hình ảnh minh họa gần như không liên quan hoặc rất ít liên quan đến sản phẩm.
Điều này đã vi phạm nghị định của Chính phủ và Thông tư 21 nêu trên, ở Điều 65 mục c chỉ rõ rằng “Nếu in các hình ảnh, hình vẽ minh họa sinh vật gây hại hoặc cây trồng trên nhãn thì chỉ in các đối tượng đã được đăng ký”, nhưng các thuốc này in các hình ảnh mang tính kích thích người dùng như in hình chim đại bàng, cá sấu, bò cạp, chim ưng, khủng long, siêu nhân, máy bay, tên lửa…
Với những chiêu trò như trên, chỉ cần một sản phẩm đã được đăng ký có thể hô biến thành nhiều nhãn mác riêng. Mỗi nhãn mác bán độc quyền cho một vài đối tượng, giá bán đến tay nông dân của từng nhãn mác sẽ hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào lòng tham của đại lý.

Các cơ quan chức năng có biết những quy định liên quan đến tên thuốc, nhãn thuốc BVTV?
Câu trả lời chắc chắn là có. Vậy các ban ngành chức năng cần sớm vào cuộc “dẹp vấn nạn tên thuốc BVTV” để giúp người nông dân thoát khỏi ma trận này.
Để góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và hoạt động xuất khẩu, duy trì sự phát triển bền vững và ổn định của nền nông nghiệp Việt Nam.
Để môi trường sống trong lành và hơn hết để đảm bảo các quy định của Chính phủ và Bộ NN-PTNT không chỉ là tập giấy bỏ quên trong ngăn kéo mà phải được thực thi nghiêm túc ngoài thị trường.

Veröffentlicht 8. Juni 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Wie man das Vertrauen der Verbraucher zurückgewinnen will? – Cách nào lấy lại lòng tin người tiêu dùng?   Leave a comment

Cách nào lấy lại lòng tin người tiêu dùng?

Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, ông Nguyễn Xuân Hồng đã trao đổi với NNVN về cách để lấy lại lòng tin của người tiêu dùng cho sản phẩm rau an toàn…
27/11/2015, 08:21 (GMT+7) http://nongnghiep.vn/cach-nao-lay-lai-long-tin-nguoi-tieu-dung-post153293.html

Sáng kiến rất hay

Ông đánh giá ra sao về chuyên mục mới mở “Thực phẩm sạch, ai làm, bán ở đâu?” của báo NNVN?
Đó là sáng kiến của Báo Nông nghiệp Việt Nam vì người đọc rất quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm, rất cần những địa chỉ đáng tin cậy để mua.

Ở Hà Nội, TP.HCM đã có nhiều cơ sở sản xuất và cửa hàng thực phẩm an toàn nhưng vẫn chưa đến được với đông người tiêu dùng. Báo cung cấp địa chỉ là rất đúng đồng thời qua đấy các địa phương rút kinh nghiệm để mà sản xuất.

Muốn làm được tốt vai trò này, Báo cần tăng cường phối hợp với các địa phương, với các Cục như BVTV, Chăn nuôi, Trồng trọt, Thú y để giới thiệu những địa chỉ tin cậy.

Báo Nông nghiệp Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng dù các báo khác cũng tốt nhưng riêng về vấn đề an toàn thực phẩm thì tờ báo ngành là địa chỉ đáng tin cậy để người ta tin. Báo ngành nên hiểu ngành hơn, các chuyên gia giống như người nhà, có mối quan hệ rất chặt chẽ, có phối hợp tốt nên sẽ đưa ra những thông tin cập nhật nhất, chính xác nhất đến người đọc.

Báo chí giờ không chỉ có báo giấy mà đã có báo điện tử nên càng nhiều người quan tâm. Ngoài Báo Nông nghiệp Việt Nam chúng tôi cũng sẽ phối hợp với đài phát thanh, đài truyền hình và các báo khác nữa để cùng vào cuộc.

Bắt đầu sẽ từ đâu thưa ông?
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã giao Cục BVTV với Cục Trồng trọt tập trung cao độ vào chuỗi rau, quả, nhất là rau, trước mắt cho hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM. Tại Hà Nội, Cục BVTV sẽ là chính, phối hợp là Cục Trồng trọt, ở đầu TP.HCM giao Cục Trồng trọt là chính, Cục BVTV phối hợp.

Thực trạng nhiều năm nay cho tôi thấy ở vùng nông thôn, nông dân tự cấp tự túc là chính cho nên sản xuất hàng hóa, thâm canh rau ở mức độ thấp.

Đa số rau họ làm ra cho chính gia đình ăn hoặc cho cộng đồng ăn, lượng bán rất ít. Ở nông thôn có mấy ai đi mua rau đâu, cho nhau cũng có. Không thâm canh cao nên rau ăn ở nông thôn khá yên tâm.

Nhưng cung cấp cho hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM thì mới là điểm nóng vì phải có những vùng chuyên canh rau, sản xuất liên tục, một năm cả chục vụ rau, thâm canh cao, vì thế sâu bệnh nhiều, sử dụng thuốc BVTV nhiều, phân bón cũng nhiều. Thứ nữa là ý thức người dân làm để bán là chính cho nên có một số người không quan tâm đến an toàn thực phẩm để giữ sức khỏe cho người khác.

Những việc cần làm

Vậy cụ thể sẽ làm ra sao?

Cần xác định một số nội dung trọng tâm như sau:
Thứ nhất là truyền thông. Công tác tuyên truyền tập trung vào nâng cao hiểu biết về an toàn thực phẩm cho người sản xuất và tiêu dùng.

Phê phán những hành vi không tốt đồng thời khuyến khích những mô hình làm tốt. Thực chất ở các địa phương có rất nhiều mô hình tốt nhưng báo chí của ta hay khai thác những khía cạnh tiêu cực chứ không mấy khi giới thiệu mô hình tốt.

Bác Hồ nói là chống tiêu cực phải vừa xây vừa chống. Xây rất quan trọng chứ không chỉ mỗi đưa tiêu cực, vi phạm dù nó cũng cần thiết. Người tiêu dùng quan tâm đến các phương tiện truyền thông ở chỗ muốn mua thực phẩm sạch thì ở đâu? Có tin cậy không? Các địa chỉ ấy phải được cơ quan quản lý chứng nhận, phải người thật, việc thật mới lấy lại được lòng tin của người tiêu dùng.

Thời gian qua, do cách tuyên truyền của nhiều báo, nhất là báo mạng, khai thác khía cạnh tiêu cực khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang. Việc đưa tin như thế không tốt cho cả xuất khẩu nữa trong khi Việt Nam xuất khẩu đi khắp thế giới.

Lúa gạo đấy, có làm lúa xuất khẩu riêng đâu, trong nước riêng đâu, vừa ăn vừa xuất tới 6 triệu tấn. Trái cây, rau dự kiến sẽ xuất khẩu tới 2 tỉ đô la. Ngoài ra còn nhiều sản phẩm khác nữa.

Phải vừa nâng cao nhận thức, hiểu biết, đồng thời giới thiệu các mô hình làm ăn tốt để cho nông dân khác học tập làm theo. Khi cái tốt nhiều lên thì cái xấu sẽ ít đi. Phải khơi dậy cái tốt để người làm tốt được động viên lại làm tốt hơn còn những người khác học tập theo.

Thứ hai là tăng cường thanh tra, kiểm tra để ngăn chặn những trường hợp kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV không đúng theo quy định. Ngoài quản lý về buôn bán thuốc rất quan trọng rồi phải quản lý cả về mặt sử dụng. Muốn làm được điều này phải đưa cả hệ thống chính trị ở nông thôn vào cuộc, ví dụ như vừa rồi Bộ NN-PTNT ký với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để tăng cường giám sát về vật tư nông nghiệp.

Giám sát không chỉ với người sản xuất, người buôn bán mà còn người sử dụng. Vì người sử dụng có hiểu biết, không sử dụng sản phẩm mất an toàn thì người bán biết bán cho ai? Có cầu mới có cung. Muốn người sử dụng nâng cao được ý thức cũng liên quan đến công tác truyền thông.

Thứ ba là phải nhân rộng những mô hình liên kết, tổ chức sản xuất, cung ứng rau an toàn. Ở các địa phương đã có thì phải nhân rộng lên. Việt Nam xuất khẩu được rau quả sang tận Nhật, Úc, Hàn Quốc… Tức là những nước khó tính nhất trên thế giới đều chấp nhận nông sản của Việt Nam. Nước Nhật công bố nông sản của họ 99,9% đảm bảo an toàn, nhất thế giới mà ta còn đưa sang được thanh long, xoài.

Vấn đề nằm ở đâu? Sản xuất ra nông sản sạch, an toàn có khó gì đâu? Thế nhưng mà lượng hàng hóa như thế không được nhiều. Thay vì 2 tỉ đô la xuất khẩu rau quả, có thể xuất được nhiều hơn thế nếu làm tốt được vấn đề an toàn thực phẩm. Ngoài ra, trong nước người tiêu dùng cũng được hưởng lợi.

Rõ ràng an toàn thực phẩm không phải vấn đề ở kỹ thuật mà chỉ là ý thức của người sản xuất và tổ chức sản xuất. Trong chuỗi sản phẩm thì công đoạn sản xuất là quan trọng nhất, khâu tiêu thụ sẽ tạo động lực cho sản xuất.

Còn chính người sản xuất sẽ làm cho thị trường rộng mở hơn bởi làm tốt sẽ có thị trường rộng, đem lại lợi ích cho chính họ. Thế nhưng vai trò của người tiêu dùng cũng rất quan trọng. Nếu người tiêu dùng cứ đến cửa hàng rau an toàn mua thì mới tạo ra động lực cho sản xuất an toàn.

Thay vì chỉ bán cho khoảng 20-25% người tiêu dùng mua rau an toàn mà bán cho 70-80% thì sẽ khuyến khích được sản xuất rau an toàn.

Muốn làm được như vậy, cần có những chính sách. Ví dụ cần đề xuất Bộ Y tế quy định tất cả trường học, bệnh viện, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn đều phải lấy thực phẩm an toàn, được chứng nhận. Làm thế mới tạo ra được thị trường chứ không thể để muốn lấy thực phẩm đâu thì lấy. Phải quy định bắt buộc.

Qua những đợt cao điểm này sẽ hình thành nên cách làm mới, thành nếp, cứ theo đó mà thực hiện. Muốn làm được điều này sự phối hợp giữa cơ quan TW và địa phương phải chặt để có những vấn đề gì vướng mắc nắm bắt sớm mà sửa đi.

Mấu chốt ở thuốc BVTV

Hiện tại việc triển khai gặp khó khăn gì?

Như Hà Nội mới tự túc được 50% rau, TP.HCM mới được 40%, đa số từ các địa phương khác đưa vào. Việc quản lý của các địa phương này đang không tốt chính vì thế Hà Nội và TP.HCM mới ký kết liên kết với các địa phương lân cận để sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn. Tuy nhiên do cơ chế phối hợp chưa được chặt chẽ, rõ ràng, nên hiệu quả còn hạn chế.

Ngoài ra hai địa phương này còn phản ánh quy định của ngành về đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, cấp chứng chỉ VietGAP quá phức tạp, nhiều chỉ tiêu không khả thi. Như VietGAP có hơn 60 chỉ tiêu khác nhau nhưng trong thực tế để ra rau an toàn rất đơn giản, chỉ sử dụng thuốc BVTV cho đúng là ra mà thôi.

Các nước cũng khuyến cáo cho Việt Nam, họ đã từng trải qua những giai đoạn như Việt Nam đều nói cần tập trung quản lý, sử dụng thuốc BVTV. Gần như các trường hợp vi phạm mà các nước cảnh báo mình, trả sản phẩm về hoặc do ta tự phát hiện ra ở trong nước chủ yếu liên quan đến sử dụng thuốc BVTV.

Tại sao ta không co lại những tiêu chí sao cho sát với thực tế để dân dễ làm?
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã giao cho Cục Trồng trọt rồi, đơn vị này đã trình phương án để đơn giản hóa VietGAP.

Tuy nhiên theo tôi cần giản đơn hơn nữa, chỉ cần 5-7 tiêu chí mà thôi. Thứ nhất là nằm trong vùng quy hoạch. Thứ hai là bón phân cân đối, không sử dụng phân tươi. Thứ ba là sử dụng thuốc BVTV theo bốn đúng, quan trọng nhất là đảm bảo thời gian cách ly còn chuyện thuốc cấm gần như không có. Thứ tư, là trong quá trình thu hoạch, vận chuyển, sơ chế không sử dụng hóa chất, nước bẩn. Thứ năm là có nhãn mác để truy xuất nguồn gốc. Chỉ cần như vậy là có rau an toàn.

Cách đây một tuần chúng tôi có hội thảo với tổ chức Croplife, có mời một giáo sư nguyên là Chủ tịch Hội đồng đăng ký thuốc BVTV của Nhật, ông ấy nói về sử dụng thuốc BVTV như thế nào, bản chất của nó ra sao. Tính ra lượng thuốc BVTV sử dụng trên một đơn vị diện tích của Nhật lại nhiều hơn Việt Nam nhưng tại sao họ đảm bảo được 99,99999% an toàn mà ta lại không đạt được. Không phải vì ta sử dụng lượng nhiều mà do không đúng lúc, đúng cách.

Xin cảm ơn ông!.
Dương Đình Tường… Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/cach-nao-lay-lai-long-tin-nguoi-tieu-dung-post153293.html | NongNghiep.vn

 

 

Veröffentlicht 10. Dezember 2015 von anhyeuem66 in Allgemein, Lebensmittel

Getaggt mit , , ,