Archiv für das Schlagwort ‘rollstuhl

Die Bekleidungsfabrik von KymViet ist etwas Besonderes ohne eine einzige menschliche Stimme – Xưởng may của KymViet đặc biệt khi không có một tiếng người.   Leave a comment

Dệt lại ước mơ từ xưởng may không tiếng người

Ở Hà Nội, có một xưởng may đặc biệt không hề có một tiếng người khi nhân lực chính đều là người điếc bẩm sinh. Nhưng từ đây, nhiều giấc mơ đã được “vá lại”, nâng đỡ đến bến bờ hạnh phúc…
09/02/2024 – 07:08 https://nhandan.vn/det-lai-uoc-mo-tu-xuong-may-khong-tieng-nguoi-post795785.html
XƯỞNG MAY KHÔNG BÁN… LÒNG THƯƠNG
Phạm Việt Hoài là CEO của xưởng may có tên KymViet. Một ngày cuối năm, anh ngồi xe lăn, châm xì gà, bập một hơi sâu, nhả khói rồi thủng thẳng kể về “cơ ngơi” của mình.
Hoài bảo, do một tai nạn khi mới lên 7 tuổi, anh mất đi khả năng đi lại. 11 năm sau, khi vừa thành niên, anh đã bắt đầu cùng bạn bè đầu tư, kinh doanh. Công việc thuận lợi, có tiền tỷ trong tay, Hoài chợt nghĩ: Những người khuyết tật khác thì sao? Họ có cơ hội như mình không? Trăn trở mãi, tháng 12/2013, KymViet ra đời với mục tiêu “kiếm tiền, làm giàu là phụ, quan trọng là làm được điều gì đó ý nghĩa cho cộng đồng người khuyết tật”.
“Đơn giản là thế. Nhưng chúng tôi phải đi lên bằng nội lực chứ không ‘bán’ lòng thương. Vì vậy, KymViet ngay từ đầu là Công ty cổ phần chứ không phải doanh nghiệp xã hội để kêu gọi từ thiện. Chúng tôi làm ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn về mẫu mã, màu sắc và chất lượng để thị trường chấp nhận chứ không dựa vào sự thương cảm”, CEO bập bập điếu xì gà, thẳng thắn nói.
Hoài “chiết tự”, „Kym“ trong từ „kim khâu“ được viết cách điệu để tạo điểm nhấn, còn „Việt“ trong tên đất Việt. Hoặc cũng có thể hiểu, ở đây, những người khuyết tật sẽ dùng kim may để vá lại đời mình.
KymViet hướng tới sản xuất các con thú nhồi bông chất lượng cao. Toàn bộ nguyên liệu sản xuất đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chú trọng với tiêu chí bảo đảm an toàn sức khỏe, ưu tiên sử dụng các nguyên liệu tự nhiên thuần Việt như: Cát biển Nhật Lệ (Quảng Bình), quế (Quảng Nam, Yên Bái), hồi (Lạng Sơn), để sản phẩm có mùi thơm dễ chịu.
Giai đoạn hai năm đầu khởi nghiệp đầy khó khăn. Sản phẩm làm ra nhiều khi không bán được, doanh số cả năm 2015 chỉ hơn 200 triệu đồng. Các nhà sáng lập đã phải thay phiên nhau mang hàng đi… hội chợ.
“Chúng tôi đi chào hàng, nhiều nơi tưởng bọn tôi đến tiếp thị, xin tiền. Tôi nói thẳng, chúng tôi không bán nước mắt mà bán chất lượng. Nếu anh thấy sản phẩm tốt thì cùng hợp tác”, Hoài ha hả cười nhớ lại.
Bước ngoặt đến vào giữa năm 2015. KymViet được một tập đoàn lớn về may mặc của Nhật Bản đầu tư về cả vốn và nhân sự. Chỉ một năm sau, doanh thu của công ty tăng gấp 8 lần. Và, xưởng được chuyển về khoảng đất rộng chừng 400m2 chúng tôi đang đứng hiện tại.
KymViet có một xưởng may không một tiếng người. Bởi tất cả công nhân đều là người điếc. Nhưng tại đây, mọi người luôn muốn bình đẳng và được đối xử như những người bình thường khác. Họ thoăn thoắt cắt, may từng chi tiết. Khi cần, họ sẽ giao tiếp bằng kí hiệu riêng của cộng đồng mình.

HẠNH PHÚC CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐIẾC TỰ TIN
Nguyễn Phúc Tuấn (22 tuổi) và Đậu Thùy Dung (21 tuổi) là hai người điếc. Trước khi biết nhau, Dung đã làm việc tại KymViet.
“Tôi biết Tuấn qua Facebook. Cả hai kết nối, nói chuyện và cảm mến nhau. Lúc này, Tuấn ngỏ ý muốn ra Hà Nội cho gần gũi. Sau khi hỏi ý kiến anh Hoài, Tôi liền rủ Tuấn về đây cùng làm”, Dung ra hiệu bằng tay cho chúng tôi biết.
Ngày đầu, Dung đã bắt xe buýt ra tận Mỹ Đình đón bạn. Rồi cô dẫn anh về xưởng may, xin cho Tuấn vào làm. Mất 3 tháng làm quen, sau cùng, chàng trai điếc người Hà Tĩnh cũng có thể ngồi máy may thành thạo.
Vốn có tình cảm từ trước, nay làm chung xưởng, chung đường về, hai số phận nhanh chóng tìm được tiếng nói chung. Họ yêu nhau theo cách bình thường nhất, cũng đi cafe sau giờ làm, hoặc lượn vòng quanh các siêu thị để mua sắm.
Ngồi trước mặt chúng tôi, cả Dung và Tuấn đều rạng ngời. Họ liên tục… nói chuyện với nhau bằng… ký hiệu.
– Dung. Anh vừa làm xong con ngựa bông. Đây là con đầu tiên anh làm được. Anh sẽ mang về quê tặng mọi người.
– Còn em, sẽ mang con dê, cũng là tuổi em về làm kỷ niệm. Mỗi năm mang về một con, chả mấy mà đủ hết linh vật nhỉ.
Người phiên dịch liên tục truyền đạt lại cuộc hội thoại ấy khiến chúng tôi thấy ấm lòng. Càng vui hơn khi biết, Tết này, Tuấn sẽ sang thưa chuyện và hỏi cưới Dung, như một cái kết viên mãn cho mối tình của 2 người điếc trong xưởng may hạnh phúc.
Nguyễn Thị Thùy Trang, 49 tuổi, đã có 8 năm thâm niên làm cho KymViet. Cô kể, ngày còn trẻ, do bị điếc bẩm sinh, cô gặp rất nhiều khó khăn khi đi xin việc. Sau đó, Trang lấy chồng-một người cùng cảnh ngộ khác. Họ sinh con, ở nhà, làm vài việc có tính thời vụ, không cố định.
Khi con lớn, Trang rất muốn đi làm để tự nuôi gia đình. “Tôi được một người bạn cũng là người điếc giới thiệu về đây. Vậy là cả hai vợ chồng cùng về, học nghề, rồi cắt, rồi nhồi bông, rồi khâu. Lúc đầu vụng về lắm. Nhưng sản phẩm đầu tiên cũng được hoàn thành. Lúc đó tôi nhận ra, Kymviet là nơi cho tôi làm việc, gắn bó và có cuộc sống tốt hơn”, Trang ra hiệu để người phiên dịch truyền đạt.
Sau 8 năm, hai vợ chồng cô đã… thành công nuôi 2 con ăn học nên người. “Cháu lớn đã tốt nghiệp đại học và theo nghề kiến trúc. Cháu nhỏ đang chuẩn bị thi”. Gia đình Trang cũng tiết kiệm được gần 100 triệu đồng.
Quan trọng hơn, Trang bảo: Cô cảm thấy tự tin vì có thể sống tốt bằng bàn tay, sự cần cù của mình, bằng các sản phẩm đẹp, chất lượng chứ không phải nhờ lòng thương hại của bất kỳ ai.
“Nhìn xem, chúng tôi đã từng mẫu Sao la để đồng hành cùng SEA Games 31 ở Việt Nam; chúng tôi cũng làm một chú rồng nhồi bông để tặng cho Công nương Nhật Bản Kiko trong chuyến thăm tại Việt Nam. Còn rất nhiều sản phẩm khác nữa”, Trang cười ra hiệu.
Đến nay, nhờ chất lượng và “hàm lượng nhân văn”, các sản phẩm của KymViet được rất nhiều giải thưởng, bằng khen và đó chính là sự ghi nhận từ các cấp chính quyền và cộng đồng xã hội. CEO Phạm Việt Hoài chia sẻ, sự nhìn nhận của cộng đồng và các cơ quan ban ngành chính là thành công nhất của KymViet.
Tết này, Tuấn và Dung sẽ làm lễ ăn hỏi ở Tương Dương, Nghệ An, quê cô dâu tương lai. Tại Hà Đông, Hà Nội, Thủy Trang cũng đã gói bánh chưng, đồng thời chuẩn bị hơn chục chú rồng nhồi bông do chính tay hai vợ chồng cô làm để mừng năm mới họ hàng.
Những cuộc đời đang được “may lại” lành lặn theo cách thức giản đơn như thế đấy.

Hãy gọi chúng tôi là người điếc
Những „công nhân“ tại xưởng may KymViet bảo: „Các anh hãy gọi chúng tôi là người ĐIẾC. Chúng tôi không phải khiếm thính.“
Giải thích rõ hơn, Thùy Trang cho biết: Điếc dùng để chỉ những trường hợp bị mất thính lực hoàn toàn ở 1 hoặc cả 2 tai. Cộng đồng Người Điếc có nền văn hóa riêng và sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với nhau.
Trong khi đó, Khiếm thính dùng để chỉ người nghe kém, sử dụng ngôn ngữ ký hiệu và cả ngôn ngữ nói (có thể có sự hỗ trợ của máy trợ thính). Đối với họ, được gọi là “Người Điếc”, không hề mang ý xúc phạm hay tổn thương. Trái lại, đó là một sự tôn trọng dành cho cộng đồng Người Điếc nói chung.

Veröffentlicht 12. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Das „kleine“ Hochzeitspaar – Xúc động đám cưới của ‚chàng trai tí hon‘ quê Nghệ An   Leave a comment

Xúc động đám cưới của ‚chàng trai tí hon‚ quê Nghệ An

Sau một thời gian chờ đợi, lễ vu quy của “cặp đôi tí hon” Nguyễn Văn Hùng (quê huyện Nam Đàn, Nghệ An) và Lê Thị Diễm My (quê Ninh Thuận) đã diễn ra tại quê ngoại trong sự hân hoan, chúc phúc của nhiều người. Chủ nhật tới, lễ cưới sẽ được tổ chức tại quê nhà Nam Đàn.
07/11/2019 https://baonghean.vn/xuc-dong-dam-cuoi-cua-chang-trai-ti-hon-que-nghe-an-256927.html
Kể từ khi album ảnh cưới của “cặp đôi tí hon” này được tung lên mạng, không ít người đã thể hiện sự quan tâm và mong muốn đươc chứng kiến ngày vui của họ. Sáng 6/11, tại tỉnh Ninh Thuận, lễ vu quy của cô dâu Lê Thị Diễm My và chú rể Nguyễn Văn Hùng đã diễn ra long trọng trong sự chứng kiến của đông đảo anh em, bạn bè thân hữu.
Cũng như bao cặp đôi khác, trong ngày cưới của mình chú rể Văn Hùng mặc một bộ vest đen cùng sơ mi trắng, sánh đôi bên cạnh là cô dâu Diễm My với chiếc váy bồng bềnh hạnh phúc tạo dáng bên nhau.

Giữa hôn trường lộng lẫy, đôi uyên ương xuất hiện, rảo bước trong sự ngỡ ngàng của quan viên hai họ. Trên sân khấu, do “cặp đôi tí hon” có chiều cao khiêm tốn, nên họ được ban tổ chức ưu ái sắp xếp đứng trên 1 bục sắt đã chuẩn bị sẵn, để tương ứng với xung quanh.
Trong lễ vu quy, chú rể Hùng tự tin khoác tay cô dâu rót đầy những ly rượu cưới. Họ nhìn nhau trìu mến và trao cho nhau những ánh mắt yêu thương. Mọi người có mặt trong hôn trường dường như ai cũng cảm thấy hạnh phúc thay cho đôi vợ chồng trẻ đã từng nâng niu một mối tình đặc biệt.

Anh Nguyễn Văn Hùng (31 tuổi), cao 1,20m, nặng 20 kg. Chị Lê Thị Diễm My (30 tuổi), cao 1,18m, nặng 18 kg. Cả anh Hùng và chị My đều không may mắc căn bệnh lùn tuyến yên do thiếu hormone tăng trưởng. Tuy khiếm khuyết về chiều cao, nhưng anh chị đều có nghị lực phi thường khiến nhiều người phải nể phục.
Anh Hùng vốn sinh ra bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa khác, nhưng đến năm 7 tuổi, anh không thể cao hơn được nữa. Học hết cấp 3, anh vào Đồng Nai học Trung cấp kỹ thuật Tin học, sau đó anh ra ngoài Hà Nội để lập nghiệp.
Ban đầu, anh được hướng dẫn bán vé máy bay, giữ giấy tờ sổ sách, rồi sau chuyển sang học thiết kế đồ họa. Hiện anh đã trở thành thầy giáo dạy Tin học trong Trung tâm Nghị lực sống. Những năm qua thầy giáo “tí hon” Nguyễn Văn Hùng đã trở thành cái tên quen thuộc bởi tấm gương về nghị lực vượt lên số phận.
Chị My vốn sinh ra cũng mắc chứng bệnh như anh Hùng. Khi thấy anh Hùng xuất hiện lần đầu trong một chương trình trên tivi, chị đã cảm mến và quyết tâm “săn đuổi”, Chị chủ động liên hệ với anh, thổ lộ tình cảm rồi xin ra Hà Nội học nghề tại Trung tâm Nghị lực sống, nơi anh đang làm việc. Sau những e ngại ban đầu, trái tim của “anh chàng tí hon” và “cô bé hạt tiêu” đã cùng chung nhịp đập. Tình yêu đẹp đẽ của họ đã được gia đình hai bên ủng hộ và cho tổ chức đám cưới.

Chia sẻ niềm hạnh phúc của bản thân, ngay khi lễ vu quy vừa kết thúc, chú rể đã viết trên trang cá nhân: “Các cụ xưa có câu “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà”, đây chính là 3 việc lớn của đời người cần phải trải qua. “Trâu” thì em đang dùng “con trâu” chạy bằng điện, muốn chạy xăng mà chân dài quá khó đi. Lấy vợ thì đang và đã làm. Còn làm nhà thì chờ trúng số hoặc thời gian lâu nữa, sẽ cố gắng vậy”.
Anh Hùng cho biết thêm, sau lễ vu quy ở quê vợ, lễ thành hôn của 2 vợ chồng anh sẽ tiếp tục được tổ chức ở Nghệ An vào Chủ nhật tuần tới. Niềm hạnh phúc của “cặp đôi tí hon” đường như đang lan tỏa và thắp lên nghị lực sống cho nhiều người.

Hàng trăm người khuyết tật về dự đám cưới ‚chàng trai tí hon‘ ở Nghệ An
Chia sẻ niềm hạnh phúc cùngcặp đôi tí honNguyễn Văn Hùng quê Nghệ An và chị Lê Thị Diễm My quê Ninh Thuận, hàng trăm người khuyết tật trong cả nước đã về dự đám cưới của họ tại huyện Nam Đàn.
10/11/2019 https://baonghean.vn/hang-tram-nguoi-khuyet-tat-ve-du-dam-cuoi-chang-trai-ti-hon-o-nghe-an-257097.html

Sáng 10/11, tại xóm Trường Sơn, xã Hùng Tlến, huyện Nam Đàn đã diễn ra lễ thành hôn của „cặp đôi tí hon“ Nguyễn Văn Hùng và Lê Thị Diễm My. Đoàn rước dâu xuất phát từ xã Kim Liên (nơi họ nhà gái tá túc) cùng đưa dâu về xã Hùng Tiến. 18°40′44.5″N 105°32′31.6″E
Rất đông anh em bạn bè thân hữu, đồng nghiệp, học trò của cô dâu chú rể, đặc biệt là có hàng trăm người khuyết tật trong cả nước đã về dự đám cưới đặc biệt này.

Veröffentlicht 8. November 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Die Polizei von Nghia Dan hilft Schülern mit Verkehrsunfällen bei der Teilnahme an der Nationalen Abiturprüfung 2019 – Công an Nghĩa Đàn giúp thi sinh bị TNGT tham gia thi THPT Quốc gia năm 2019   Leave a comment

Công an Nghĩa Đàn giúp thi sinh bị TNGT tham gia thi THPT Quốc gia năm 2019

Em Lê Sông Hiếu chia sẻ: việc làm của các ĐVTN Công an Nghĩa Đàn đã giúp em tự tin hơn trong việc làm bài thi các môn Ngữ văn và Toán trong ngày hôm nay.
25/06/2019 http://www.nghiadan.vn/cong-an-nghia-dan-giup-thi-sinh-bi-tngt-tham-gia-thi-thpt-quoc-gia-nam-2019-p3753
Em Lê Sông Hiếu, sinh năm 2001, ở xã Nghĩa Thịnh, học sinh lớp 12A4, trường THPT Cờ Đỏ ( Nghĩa Đàn ), trước kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 gần 20 ngày không may bị TNGT trên đường đi làm thẻ ATM tại khối Cồn Vang, phường Quang Phong, thị xã Thái Hòa. Khi đến dự tại điểm trường THPT 1/5, em được các đoàn viên thanh niên chi đoàn Công an Nghĩa Đàn cung cấp sữa, nước uống miễn phí, khiêng, đẩy xe lăn lên xuống phòng thi và ra khu vực người nhà đón.
Em Lê Sông Hiếu chia sẻ: Việc làm của các ĐVTN Công an Nghĩa Đàn đã giúp em tự tin hơn trong việc làm bài thi các môn Ngữ văn và Toán trong ngày hôm nay.
Được biết, em Hiếu đăng ký dự thi vào khoa Giáo dục Quốc phòng, trường Đại học Vinh. 19°21′59″N 105°21′28.6″E

 

Veröffentlicht 26. Juni 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Rollstuhl – Hai cậu học trò Trường THPT Hoa Lư A với sản phẩm trợ giúp cho người mất khả năng vận động tay chân   Leave a comment

Hai cậu học trò Trường THPT Hoa Lư A với sản phẩm trợ giúp cho người mất khả năng vận động tay chân

Đạt giải nhất thuộc lĩnh vực rô bốt và máy thông minh trong cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2018-2019, dự ánGiường L.o.T hỗ trợ người mất khả năng vận động tay châncủa 2 học sinh: Cao Nguyễn Hùng Nguyễn Đình Nhật Tân, lớp 12A và 12G, Trường THPT Hoa Lư A được Ban giám khảo, Ban Tổ chức cuộc thi ghi nhận và đánh giá cao, bởi ý tưởng hay, thực hiện hiệu quả và đặc biệt có tính ứng dụng vào thực tiễn cao.
02/01/2019 08:27 http://baoninhbinh.org.vn/hai-cau-hoc-tro-truong-thpt-hoa-lu-a-voi-san-pham-tru-giup-cho-nguoi-mat-kha-nang-van-dong-tay-chan-20190102082614902p4c31.htm
02/01/2019 14:13 https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/hoc-sinh-sang-che-giuong-ho-tro-nguoi-mat-kha-nang-van-dong-tay-chan-2019010214114979.htm
08/01/2019 https://vnexpress.net/giao-duc/hai-hoc-sinh-ninh-binh-che-giuong-da-nang-giup-nguoi-khuyet-tat-3865425.html
20/02/2019 https://petrotimes.vn/hoc-sinh-viet-nam-sang-che-giuong-ho-tro-nguoi-mat-kha-nang-van-dong-528320.html
20/02/2019 http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Hoc-sinh-Viet-sang-che-giuong-ho-tro-nguoi-mat-kha-nang-van-dong/359372.vgp

 


Dự án này được chọn là 1 trong 6 sản phẩm của ngành Giáo dục Ninh Bình tham dự cuộc thi KHKT cấp quốc gia năm học 2018-2019 tại Hà Nội, dự kiến vào tháng 3/2019.

Theo em Cao Nguyễn Hùng, ý tưởng của sản phẩm xuất phát từ chính thực tế gia đình em, khi không may mẹ em bị tai nạn về chân phải ngồi 1 chỗ. Em đã hình thành ý tưởng, nghiên cứu, thiết kế và lập trình ra sản phẩm với sự đồng hành, hỗ trợ của bạn Nguyễn Đình Nhật Tân. 2 em cho biết: Sản phẩm giường I.o.T của nhóm ra đời gồm 2 hệ thống cơ bản. Đó là hệ thống cơ khí, gồm: Khung giường, động cơ nâng hạ, động cơ di chuyển, hệ thống vệ sinh, hệ thống bàn ăn, cơ cấu nâng bàn, cơ cấu xoay bàn, cánh tay robot và hệ thống mạch điều khiển, gồm: Hệ thống điều khiển qua web, hệ thống điều khiển qua tay điều khiển, hệ thống bàn ăn, nút bấm cảm biến nhịp tim và camera… Theo đó, chỉ cần có Internet và thiết bị điện tử thông minh là có thể điều khiển giường I.o.T ở mọi lúc mọi nơi. Lệnh được truyền qua Internet đến hệ thống điều khiển (gồm máy tính nhúng Raspberry pi3, arduino, các cảm biến, module relays, động cơ).

Được biết, đây là phần mềm Web do nhóm tự thiết kế. Người sử dụng ấn giữ nút trên Web sẽ gửi tín hiệu qua raspberry pi đến arduino mega, từ đó điều khiển các motor qua relays. Hệ thống tích hợp các chức năng để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng một cách đầy đủ nhất. Ngoài việc sử dụng Web để điều khiển giường, thì người nhà và người bệnh còn vận động được tay có thể sử dụng bộ điều khiển do nhóm tự chế để thực hiện các chức năng của giường I.o.T như di chuyển, lấy đồ ăn, thuốc uống, đo huyết áp…

Điều đáng nói ở sản phẩm giường I.o.T này là, trên chiếc giường, với cơ cấu bàn ăn, nhóm tác giả thiết kế bình nước, hộp thuốc tích hợp với bàn để có thể sử dụng hiệu quả việc ăn và uống thuốc. Khi người thân muốn cho người bệnh uống nước hoặc thuốc, sẽ điều khiển quay bàn ăn đến gần phía người bệnh để đưa nước và thuốc. Mặc dù motor có thể ngắt qua relay nhiệt nhưng nhóm vẫn tích hợp cảm biến hồng ngoại đến khoảng cách được cài đặt sẵn sẽ dừng lại, tránh gây nguy hiểm. Khi đó, người bệnh muốn uống nước sẽ sử dụng một lực nhẹ của lưỡi tác dụng vào viên bi ở đầu vòi để uống. Còn khi người bệnh muốn uống thuốc, đưa miệng vào đầu phễu, cảm biến hồng ngoại sẽ gửi tín hiệu để motor nhả thuốc theo số lượng hay chủng loại đã được đặt sẵn. Con cái hoặc người thân có thể cho người bệnh ăn mà không phải trực tiếp ở bên cạnh. Với tay robot được lắp đặt tại giường, con cái và người thân dù ở xa vẫn có thể cho người bệnh ăn những thức ăn khô như các loại bánh mỳ, bánh ngọt, ngũ cốc…

Khi thực hiện sản phẩm giường I.o.T, nhóm tác giả đã tích hợp các nút bấm để giúp người bệnh chủ động hơn trong các nhu cầu của mình cũng như cảnh báo nếu gặp nguy hiểm với con cái. Ví dụ như ấn nút uống nước thì tín hiệu sẽ được truyền trực tiếp cho con cái qua email. Cảm biến nhịp tim được thiết kế để người bệnh tự đo nhịp tim của bản thân, khi nhịp tim vượt qua mức quy định sẽ được gửi mail trực tiếp cảnh báo cho con cái. Khi con cái ở xa muốn được thấy những hình ảnh trực tiếp của người bệnh ở nhà thì có camera Logitech có thể quay 180 độ, đáp ứng nhu cầu này.

Thầy giáo Nguyễn Mạnh Tú, giáo viên dạy môn Vật lý của trường cho rằng, cuộc sống ngày càng phát triển, kéo theo nguy cơ dân số cũng già hóa. Từ ý tưởng ban đầu, trong quá trình thực hiện, Nguyễn Hùng và Nhật Tân nhận được sự góp ý, hỗ trợ, hướng dẫn và động viên của các anh chị khóa trước, của thầy giáo bộ môn, ban giám hiệu nhà trường và người thân trong gia đình. Trong thời gian 2 tháng, 2 em đã hoàn thiện sản phẩm “Giường L.o.T hỗ trợ người mất khả năng vận động tay chân”, đạt giải nhất cuộc thi cấp trường và giải nhất khi dự thi cấp tỉnh. Dự án thực hiện thành công có thể giúp cho việc chăm sóc và theo dõi người bệnh trở nên đơn giản và đỡ tốn thời gian túc trực trực tiếp đối với bệnh nhân, người chăm sóc có thể ở rất xa vẫn có thể tương tác được với bệnh nhân thông qua mạng Internet.

Cũng theo thầy giáo Nguyễn Mạnh Tú, do thời gian hình thành và thực hiện dự án ngắn, gấp gáp, nên khi đạt giải nhất cấp tỉnh ở lĩnh vực rô bốt và máy thông minh và được chọn dự thi cấp quốc gia, nhóm tác giả và nhà trường đang gấp rút hoàn thiện, tích hợp thêm những tính năng phù hợp, hiện đại hơn cho sản phẩm, như: Tích hợp thêm đệm mát xa để người bệnh có những trạng thái thoải mái thư giãn, góp phần sống tích cực hơn, như mát xa cổ, mát xa lưng… Đưa giọng nói vào điều khiển giường, bằng việc người dùng có thể gọi Google để hỏi về thời tiết, nghe nhạc hay xem video trực tuyến trên Youtube…

Được biết, sản phẩm “Giường I.o.T hỗ trợ người mất khả năng vận động tay chân” là sản phẩm có đầy đủ chức năng nhất tại thời điểm hiện tại, trên thế giới cũng chưa có sản phẩm nào tích hợp được nhiều chức năng và đồng bộ hóa như vậy. Sản phẩm ra đời đón đầu cho việc chăm sóc người già, người mất khả năng vận động tay chân cũng như việc áp dụng công nghệ 4.0 khi thành quả lao động được làm nên từ Robot thông minh (là lĩnh vực nghiên cứu và thể hiện sản phẩm rất khó). Sản phẩm hoàn thiện sẽ được lựa chọn phù hợp với từng hoàn cảnh và người dùng khác nhau, có thể ứng dụng tại các gia đình, bệnh viện hoặc các trung tâm điều dưỡng, chăm sóc người già, hỗ trợ thiết thực cho cuộc sống hiện đại ngày nay.

Veröffentlicht 13. März 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Verbesserung der Rollstühle als Ergänzung zur Rehabilitation – Điều ít biết phía sau sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học tỉnh nghệ an -Năm học 2018 – 2019   Leave a comment

Điều ít biết phía sau sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học tỉnh nghệ an -Năm học 2018 – 2019

Là dự ánCải tiến xe lăn bổ trợ dụng cụ phục hồi chức năng
Từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 12 năm 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Nghệ An, năm học 2018 – 2019. Kết quả toàn tỉnh có 63 trường THPT và 21 phòng Giáo dục tham gia với 204 dự án, từ 17/22 lĩnh vực của 361 tác giả, chung cuộc có 124 dự án đạt giải trong đó có 9 giải Nhất, 35 giải Nhì, 43 giải Ba và 37 giải Tư .
Trong số 9 dự án đạt giải nhất và được chọn tham dự cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia vào tháng 3/ 2019, đáng chú ý là dự án “ Cải tiến xe lăn bổ trợ dụng cụ phục hồi chức năng” của nhóm tác giả Trương Văn An, Phan Quỳnh Trang học sinh lớp 8, với sự hướng dẫn của thầy giáo Phan Sĩ Việt trường THCS Trà Lân, huyện miền núi Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
23/12/2018 http://dtntconcuong.edu.vn/tin-tuc-su-kien/hoat-dong-su-kien/dieu-it-biet-phia-sau-san-pham-dat-giai-nhat-cuoc-thi-khkt-d.html
Nhớ lại những ngày đầu tháng 9, khi nhà trường phát động cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp trường, hôm đó thầy giáo Phan Sĩ Việt không lên lớp vì bị cảm. Trương Văn An, Phan Quỳnh Trang là cán sự lớp cùng các bạn đến thăm thầy. Đến nhà thầy, thấy thầy sốt ly bì trên dường, bên cạnh mẹ thầy ngồi trên chiếc xe lăn, bà ra hiệu vì mỏi lưng, thầy Việt nhờ An lấy gối lót tựa lưng cho bà. Lúc ấy An buột miệng nói: Xe lăn này sao họ không thiết kế tựa lưng thầy nhỉ ? Từ câu hỏi vô tình đó, ba thầy trò có ba luồng suy nghĩ ấp ủ từ rất lâu, rất lâu và đã gặp nhau tại một điểm.
Trương Văn An sinh ra trong một gia đình bố mẹ là giáo viên THCS, bố An là giáo viên giảng dạy Toán Lý có chuyên môn vững vàng, năng động sáng tạo trong công tác. Nhưng không may bố em đã mất vì tai nạn giao thông trên đường đi trường, do thời tiết buốt giá, cơn huyết áp tăng đột ngột. Năm đó An mới 8 tuổi, em trai An mới 8 tháng tuổi. Thương mẹ, An cố gắng vươn lên trong học tập, An là học sinh giỏi môn vật lý. Mỗi lần nghe nói đến những vụ tai nạn giao thông, nhìn thấy những nạn nhân bị tai biến mạch máu não, bị tai nạn giao thông ngồi trên xe lăn, An lại ấp ủ một ngày nào đó làm được chiếc ghế hay chiếc dường kết hợp tập luyện chức năng cho các nạn nhân.
Phan Quỳnh Trang là cô gái học tốt môn tiếng Anh, Trang sinh ra trong gia đình bố là cán bộ thương nghiệp, mẹ là giáo viên PTTH giảng dạy môn tiếng Anh. Mẹ Trang là giáo viên dạy giỏi có tiếng trong huyện. Vừa học ở trường, ở nhà lại có bố mẹ kèm cặp Trang học đều các môn, nhất là môn tiếng Anh. Trang ấp ủ mơ ước sáng tạo ra một sản phẩm bổ trợ học tiếng Anh cho người khuyết tật.

 

Thầy giáo Phan Sĩ Việt là giáo viên giảng dạy toán lý, công tác nhiều năm tại trường THCS Trà Lân, thầy là giáo viên có chuyên môn vững vàng, được tôi luyện trong môi trường có nhiều giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, nhiều năm liền thầy tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện đạt số điểm tuyệt đối. Thầy từng tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Là con út trong gia đình có truyền thống hiếu học. Mẹ thầy bị tai biến cách đây 15 năm, trong đó 5 năm đầu bà còn đi lại được, 10 năm trở lại đây, sau cơn tai biến lần thứ hai, bà không thể đi lại được nữa. Là người con hiền lành, hiếu thảo, ngày ngày chăm sóc phụng dưỡng mẹ già, từ khâu vệ sinh cá nhân đến tập luyện phục hồi chức năng cho mẹ. Quãng thời gian dài chăm sóc mẹ, thầy Việt hiểu hơn ai hết nỗi vất vả của những gia đình có người thân bị tai biến mạch máu não, bị tao nạn rủi ro, bán thân bất toại.
Từ câu hỏi của em An, từ mơ ước của em Trang, từ thực tiễn chăm sóc mẹ của thầy Việt, dự án “ Cải tiến xe lăn bổ trợ dụng cụ phục hồi chức năng” đã hình thành.
Từ đó, chiều chiều bà con khối xóm lại thấy ba thầy trò hì hục bên chiếc xe lăn, tháo ra, lắp vào, rồi lại lắp vào tháo ra. Nhiều hôm mọi người lại thấy ba thầy trò bới bới, tìm tìm trên bãi kho thu mua phế liệu để nhặt nhạnh những bộ phận chi tiết hư hỏng từ phế thải để tái chế vào sản phẩm của mình. Cứ như thế ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác vấn đề nào trò chưa hiểu lại hỏi thầy, ý tưởng nào vừa lóe len thầy trò lại cùng thảo luận tháo gỡ.
Đầu tiên chỉ là ý tưởng cải tiến tựa lưng cho người bệnh. Qua thử nghiệm, cùng với sự khích lệ của ban giám hiệu nhà trường và hai tổ chuyên môn, các ý tưởng lại lóe sáng, hình thành thêm nhiều chức năng bổ trợ phục hồi khác. Bên cạnh thầy và hai trò, để ý tưởng thực tiễn hơn thầy trò lại xin phép mẹ thầy Việt ngồi lên xe lăn để thử nghiệm. Cả quãng thời gian hơn 10 năm chăm sóc, tập luyện cho mẹ, những gì khó khăn, vướng mắc và cần thiết khi tập luyện cho bệnh nhân tai biến mạch máu não được thầy Việt truyền lại cho An và Trang. Lần đầu tiên xe lăn đã được các trò cải tiến, mẹ thầy Việt ngồi lên xe lăn, bà lắc đầu, bà chỉ vào bàn đạp phục hồi chân, ra hiệu bàn đạp phải với xa, chân lại tuột, bà chỉ vào tựa lưng ra hiệu vì ván gỗ rộng nên đau. ba thầy trò hiểu rằng – Sản phẩm chưa đạt.
Ba thầy trò lại lúi húi mày mò, thay đổi bàn đạp chân có khớp kéo dài ngắn để phù hợp với chiều cao của mỗi bệnh nhân. Bệnh nhân bán thân bất toại chân tay thường vô thức và một đôi dép cao su mềm có quai được gắn vào bàn đạp chân để cố định chân cho người bệnh khi tập luyện, hoặc khi đẩy xe di chuyển. Tấm tựa lưng được thay thế bằng nhiều thanh gỗ nhỏ, nhẵn bóng vừa có tác dụng mátxa vừa không đau. Lần này bệnh nhân Mẹ, lại ngồi vào để thẩm định. Thử nghiệm lần này bà cười tươi, đôi mắt rạng ngời hạnh phúc. Vậy là sản phẩm đã hoàn thành, sau quãng thời gian hơn 3 tháng trò nghiên cứu, thầy tư vấn, bà thẩm định. Tại cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh bậc THCS huyện Con Cuông, năm học 2018 – 2019 sản phẩm đạt giải nhất, được là 1 trong 4 dự án chọn tham gia cấp tỉnh. Sau cuộc thi cấp huyện, được sự quan tâm của lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo huyện Con Cuông, ý kiến tư vấn của ban giám khảo, thầy trò lại mày mò, tỷ mẩn sửa đổi từng chi tiết.
Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Nghệ An, năm học 2018 – 2019 đã khép lại, nhưng những lời thuyết trình của em Trương Văn An và Phan Quỳnh Trang vẫn còn đọng mãi trong tâm trí mỗi người: “Ngày nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà di chứng bệnh tai biến mạch máu não, di chứng của tai nạn gia thông, tai nạn lao động là rất nhiều. Di chứng càng nặng nề thì gánh nặng phục hồi điều trị chăm sóc càng đè nặng lên bản thân bệnh nhân và gia đình họ. Thậm chí nhiều bệnh nhân và gia đình phải buông xuôi vì khó khăn trong chăm sóc và tập luyện phục hồi. Sản phẩm” Cải tiến xe lăn bổ trợ dụng cụ phục hồi chức năng” với giá thành thấp, chi phí rẻ phù hợp túi tiền người lao động. Các tính năng giúp người bệnh và gia đình giảm bớt gánh nặng trong chăm sóc, bổ trợ phục hồi chức năng.”
Một dự án mang tính nhân văn cao, giáo dục các em sự cảm thông, chia sẻ đối với bệnh nhân bị di chứng tai biến mạch máu não, tai nạn, rủi ro. Một dự án có tính mới và sáng tạo có tính khả thi để đi vào thực tiễn. Một dự án cần thiết cho hàng ngàn bệnh nhân mà giá thành rẻ, chi phí thấp…Thiết nghĩ, trong các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, cấp tỉnh, cấp quốc gia rất cần sự vào cuộc, chung tay, phối kết hợp tổ chức của sở, Bộ khoa học và công nghệ, các nhà sản xuất, các công ty chế biến, các nhà máy cơ khí… Để các sản phẩm có giá trị cao về trí tuệ và tính sáng tạo không chỉ hiện hữu trong một cuộc thi mà sớm đi vào thực tiễn cuộc sống. Mặt khác, các cấp giáo dục, ngoài việc ghi nhận, khen thưởng cho học sinh, chủ nhân các dự án, cũng cần ghi nhận, khen thưởng các thầy giáo, cô giáo đã dày công bổ trợ, hướng dẫn bồi dưỡng cho các em. Có như thế mới thúc đẩy được lòng say mê sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong học sinh và phát huy kiến thức chuyên môn uyên thâm của các thầy giáo, cô giáo./.
Con Cuông tháng 12/ 2018 – Tin bài: Nguyễn Thị Bích Nguyệt – Nguyễn Nam Giang

 


Nhóm học sinh Con Cuông đạt giải nhất với sáng chế cải tiến xe lăn
15/11/2018 http://nghean.gov.vn:10040/wps/portal/mainportal/chitiet/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3ED8XX8tgYxNzE2dnA0dH52CPEDNTI18DU_3g1Dz9gmxHRQCMlj_Y/?WCM_PORTLET=PC_7_GTNDM9S3474CC0AACSHT652M44_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content+huyen+con+cuong/hcc/ttsk/716f6b0047bab2ab8338976b24f1e681
Chiều 14/11, phòng Giáo dục – Đào tạo Con Cuông tổ chức Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp huyện lần thứ II năm học 2018 -2019. Tham gia cuộc thi có 21 dự án sáng tạo khoa học đến từ 13/13 trường THCS trên địa bàn huyện.
Các đề tài dự thi ở một số lĩnh vực như: Kỹ thuật cơ khí; Vật lý; Y Sinh và khoa học sức khỏe; Khoa học xã hội và hành vi. Trong đó, tiêu biểu có: „Cải tiến xe lăn bổ trợ dụng cụ phục hồi chức năng cho bệnh nhân“, „Chiết tách tinh dầu từ cây ngải cứu“, „Cảnh tỉnh cho học sinh THCS về nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống“, „Ghế tập hỗ trợ phục hồi chức năng sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo đầu gối“.
Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã lựa chọn ra những dự án xuất sắc để trao giải. Theo đó, giải Nhất thuộc về dự án “Cải tiến xe lăn bổ trợ dụng cụ phục hồi chức năng cho bệnh nhân” của nhóm học sinh Trường THCS Trà Lân, giải Nhì thuộc về 3 dự án “Game online với tuổi trẻ học đường”, của Trường THCS Trà Lân; “Ghế tập hỗ trợ phục hồi chức năng sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo đầu gối“ của trường DTNT-THCS Con Cuông và “Giá nâng đỡ bảng” của Trường THCS Đôn Phục.

Dự án ‚Cải tiến xe lăn bổ trợ dụng cụ phục hồi chức năng cho bệnh nhân‘ của thầy và trò Trường THCS Trà Lân
27/12/2018 http://congannghean.vn/van-hoa-giao-duc/201812/du-an-cai-tien-xe-lan-bo-tro-dung-cu-phuc-hoi-chuc-nang-cho-benh-nhan-cua-thay-va-tro-truong-thcs-tra-lan-831389/
Học trò vùng cao sáng chế xe lăn đặc biệt giúp phục hồi chức năng cho người bệnh
27/12/2018 https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hoc-tro-vung-cao-sang-che-xe-lan-dac-biet-giup-phuc-hoi-chuc-nang-cho-nguoi-benh-2018122621425799.htm
Sáng tạo từ yêu thương
30/12/18 http://laodongnghean.vn/doi-song-lao-dong/sang-tao-tu-yeu-thuong-28072.html

Veröffentlicht 15. Januar 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

20 Jahre Internet-Wandel in Vietnam – 20 năm thay đổi cùng Internet tại Việt Nam   Leave a comment

20 năm thay đổi cùng Internet tại Việt Nam

Tháng 11/1997, Internet chính thức vào Việt Nam, 20 năm có Internet đã tạo ra rất nhiều thay đổi ở quy mô xã hội cũng như cá nhân con người.
22/11/2017 https://vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/20-nam-thay-doi-cung-internet-tai-viet-nam-3673784.html


Tôi chỉ là một người ngồi nhiều hơn người bình thường”.
Vũ Ngọc Anh lý giải về mối gắn bó đặc biệt của cậu với Internet. “Ngồi nhiều hơn người bình thường” là một đặc tính tiêu biểu trong cuộc đời của Ngọc Anh. Cậu mắc bệnh xương thủy tinh – căn bệnh khiến cho xương người trở nên dễ gãy, cùng với nhiều biến dạng xương khác – và gắn bó cuộc đời với chiếc xe lăn. Ngọc Anh di chuyển khó và sẽ gãy xương dù chỉ với những va đập nhỏ.

Ngọc Anh sinh ra ở Hùng Thắng, một xã nông nghiệp cách trung tâm Hải Phòng hơn một giờ đi xe.
Mắc căn bệnh hiếm, Ngọc Anh đã lớn lên với nhiều rào cản trong tâm lý. Cho đến tận năm tốt nghiệp phổ thông, cậu vẫn nghĩ mình “không thể nào kiếm tiền được”. Ngọc Anh lên thành phố, học nghề sửa điện thoại. Rồi chàng thanh niên quay trở về Hùng Thắng, chuyên chú trở thành một thợ sửa điện thoại cho người trong vùng. Nếu không có gì thay đổi, cậu sẽ tiếp tục cần mẫn làm nghề ấy cho đến tận hôm nay.

Nhưng trong vòng chưa đầy mười năm qua, vẫn trong tư cách “một người ngồi nhiều”, Ngọc Anh lần lượt trở thành một người kinh doanh nội dung trực tuyến; một tay đào Bitcoin chuyên nghiệp; một phượt thủ nổi tiếng; một tác giả sách; một người truyền cảm hứng; sáng lập một kênh radio trực tuyến; quản trị viên diễn đàn lớn; và ở tuổi 30, sở hữu một công ty thương mại điện tử đang phát triển, cũng như mua căn nhà đầu tiên ở Hà Nội.
Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2002. Năm đó, Vũ Ngọc Anh lần đầu tiên cắm đường dây điện thoại vào chiếc modem dial-up.
Chàng thanh niên nông thôn hòa mạng, và “ngồi nhiều” chính thức trở thành một lợi thế. Cậu ngồi đó, trước màn hình, và trở thành một nhân chứng sát sao cho sự phát triển của Internet tại Việt Nam trong hai thập niên qua.

Tiến sĩ Mai Liêm Trực từng chia sẻ, mỗi ngày nhìn ra cửa, ông thấy mọi người từ già đến trẻ đều cầm điện thoại bấm bấm, thấy chị bán rau, bác đồng nát cũng bàn chuyện mới diễn ra trên mạng. Để có được điều đó là cả một quá trình vận động nhằm thay đổi quan niệm về quản lý Internet kéo dài xuyên qua hai thế kỷ.
Khi Chính phủ lắng nghe đề xuất đầu tiên, nhiều lo ngại được đề cập như nguy cơ lộ bí mật Nhà nước hay liệu có quản được thông tin độc hại không. Những lo ngại đó hoàn toàn chính đáng. Chúng ta đã hy sinh, mất mát quá lớn trong chiến tranh nên phải thận trọng. Nhưng không kết nối Internet thì Việt Nam không thể hội nhập„, tiến sĩ Mai Liêm Trực nhấn mạnh.
Nhiều công nghệ đã xuất hiện muộn tại Việt Nam như điện thoại chậm 50 năm, truyền hình chậm 30 năm so với thế giới. Tôi cảm thấy mừng vì Việt Nam đã không chậm chân trước con tàu Internet, bởi nếu lúc đó chúng ta không mạnh dạn mở cửa với lý do an ninh, nhạy cảm… thì giờ sẽ cảm thấy có lỗi với dân vì đã cản trở sự phát triển của đất nước„.

Đó là những năm tháng mà thế giới bắt đầu cuộc chuyển dịch vĩ đại lên không gian số. Hai năm trước đó, trình duyệt Internet Explorer trở thành phần mềm mặc định trong các bản Windows 95. Một năm trước đó, Yahoo! vừa trở thành công ty niêm yết và The New York Times ra phiên bản online. Một năm sau đó, Google sẽ được thành lập. Hai năm sau, bong bóng dot-com sẽ bùng nổ và hạ tầng mạng sẽ nhận một lượng đầu tư tài chính khổng lồ. Từ vị trí của năm 2017 nhìn lại, tất cả đã trở thành một giai đoạn lịch sử mà sau này sẽ thay đổi phương thức giao tiếp của loài người.

Và đó là lúc mà chính phủ Việt Nam đứng trước một quyết định quan trọng: có đưa Internet vào Việt Nam hay không.
Ngày 19/11/1997, sau rất nhiều bàn thảo, băn khoăn và thuyết phục, Ban điều phối quốc gia mạng Internet trao giấy phép cho các nhà cung cấp dịch vụ kết nối, truy nhập Internet. “Internet Việt Nam” ra đời. Đến ngày 1/12/1997, Internet được cung cấp cho đông đảo người sử dụng.
Năm 2002, FPT trở thành công ty tư nhân đầu tiên phá vỡ thế độc quyền của VNPT (khi đó là VDC) trong việc cung cấp dịch vụ kết nối đường truyền Internet tại Việt Nam. Tình trạng độc quyền đầu vào là một trong những nguyên nhân khiến ở Việt Nam giá cước kết nối Internet cao, tốc độ và chất lượng đường truyền thấp trong những năm trước đó.
Từ năm 1997 đến trước 2002, Việt Nam chỉ có 1,8 triệu người dùng Internet, chiếm 4% dân số bấy giờ. Tháng 4/2003, giá cước Internet và điện thoại giảm „chưa từng có“, lên đến 40%, đã trở thành cú hích cho phổ cập Internet. Cộng với sự ra đời của dịch vụ Internet ADSL (băng rộng hữu tuyến) vào tháng 5/2003, số người sử dụng Internet tăng đột biến.

Đó cũng là thời điểm mà chàng trai “ngồi nhiều” ở Hải Phòng tìm thấy cơ hội mới của đời mình.
Vũ Ngọc Anh bắt đầu kiếm những đồng tiền đầu tiên bằng việc viết báo. Đường truyền dial-up cho chàng trai xương thủy tinh một lợi thế thông tin đặc biệt. Cậu tìm đọc các thủ thuật máy tính, tổng hợp lại rồi gửi cho một tạp chí về máy vi tính nổi tiếng thời ấy. Mục tiêu đơn giản: kiếm tiền trả tiền mạng.
Thời ấy, Internet tính tiền theo phút. Phương pháp phổ biến của người dùng mạng, là chờ website nạp xong, lưu nó lại, ngắt mạng rồi mới bắt đầu đọc.
Rồi những chương mới của đời sống liên tục mở ra với chàng trai “ngồi nhiều”, cùng với sự phát triển của Internet. Thời Ngọc Anh tốt nghiệp phổ thông cũng là khi văn hóa “diễn đàn mạng” bắt đầu phát triển trên môi trường mạng Việt Nam. Cậu gặp gỡ nhiều người trên mạng. Rồi những người bạn ảo ấy thúc giục cậu thực hiện chuyến đi xa đầu tiên trong đời: lên Hà Nội. Cho tới trước đó, Ngọc Anh cùng cái xe lăn chỉ đi xa nhất đến trung tâm Hải Phòng, để học nghề sửa điện thoại và dự định gắn bó với nghề ấy như định mệnh của đời mình.
Sau chuyến đi lên Hà Nội dự “offline”, Ngọc Anh bắt đầu nhìn thấy một thế giới khác. Nó rộng lớn hơn và nhiều màu sắc hơn quá khứ của cậu. “Lần đầu tiên trong đời nghĩ mình có thể kiếm tiền”.

Internet cho Ngọc Anh cơ hội quan trọng nhất, là tự học. Bắt đầu những ngày tháng mày mò liên tục, những xoay xỏa kiếm tiền trên môi trường mạng, và cuối cùng, là một quyết định “dạt nhà”. Cậu quyết định rời làng, cũng vào thời điểm mà đường truyền tốc độ cao trở nên phổ biến.
Từ ngôi làng ngoại ô, Ngọc Anh một mình lên Hà Nội, đi ở nhờ trong một căn phòng hơn 10 mét vuông, vay tiền bạn bè mua một cái card màn hình. Cậu bắt đầu đào Bitcoin.
Đó là mùa hè năm 2011, thời mà Bitcoin không phải là một trào lưu trên đầu môi như lúc này. Mỗi đồng Bitcoin đào lên chỉ có giá khoảng chục USD. Mỗi ngày, Ngọc Anh đào được 3-4 đồng.
Mùa hè năm ấy, trong căn phòng nóng hầm hập vì cái card màn hình chạy liên tục, một chiếc quạt con cóc duy nhất đã được dùng để làm mát máy, một con người mới được hình thành. Những năm sau đó, Vũ Ngọc Anh – một người mới tốt nghiệp phổ thông – trở thành một nhân vật nổi tiếng trên mạng: cậu tạo ra rất nhiều sản phẩm, từ một kênh radio trực tuyến, một công ty bán hàng, một nhân vật truyền cảm hứng, cho đến những bản nhạc remix lan truyền trong giới trẻ.

Câu chuyện về chàng trai xương thủy tinh lan đi – và rất nhiều khi trở thành niềm động viên cho những người không may mắn.
Bây giờ, khi mà Bitcoin đã trở thành thứ rất khó đào và đã là một trào lưu, thì Ngọc Anh lại thành một nhà cung cấp máy đào Bitcoin cho thị trường Việt Nam. Cậu sở hữu một công ty thương mại điện tử làm ăn tốt, và đang viết cuốn sách thứ hai. Cuốn đầu tiên, “Không thể vỡ”, mượn hình ảnh từ chính căn bệnh xương dễ vỡ, đã đưa ra tuyên ngôn sống của chàng trai này ngay từ tiêu đề.
Ngọc Anh bày tỏ nguyện vọng không muốn đưa thu nhập hàng tháng lên báo.

Internet dành cơ hội cho cả những người đến muộn.
Ở tuổi 50, bà Oanh bắt đầu làm quen với chiếc smartphone. Chục năm trước đó, khi các con còn nhỏ, Internet với bà là một kẻ thù. Những năm 2000, “thế giới mạng” với bà Oanh là thứ gì đó nguy hiểm vì có thể “gây nghiện như ma tuý”. Như bao người bấy giờ, khi hai cậu con trai vẫn là học sinh, bà từng ngăn cách các con khỏi Internet vì cho rằng nó có thể khiến con trẻ hư hỏng, sa ngã.
Năm 2013, Tuấn Anh, con trai lớn của bà Oanh, mua tặng mẹ một chiếc smartphone. Vốn tính hay chia sẻ và là người tích cực tham gia các hoạt động xã hội, bà được con trai giới thiệu sinh hoạt trên một diễn đàn trực tuyến dành riêng cho các ông bố, bà mẹ. Ngày đầu, Tuấn Anh vẫn phải giúp mẹ tạo tài khoản, hướng dẫn viết bài và chèn ảnh… Tuy nhiên chỉ sau một lần, người mẹ đã nhanh chóng có cả loạt bài trên diễn đàn.
Bằng kinh nghiệm và vốn sống, bà Oanh chia sẻ trên mạng với các từ ngữ mộc mạc, chân thực. Những bài viết thu hút hàng trăm bình luận. Từ các bài tâm sự về bậc làm cha, làm mẹ đến các bài chia sẻ kiến thức bản thân trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành.
Rồi bà Oanh bắt đầu giới thiệu trên diễn đàn các sản phẩm đồ gia dụng, trước đây vốn bán ở nhà theo hình thức cửa hàng truyền thống. Bạn bè trực tuyến tỏ ra rất hào hứng với những món đồ của “bà cô U50”. Việc kinh doanh của bà Oanh bước đầu chuyển từ bán hàng trực tiếp sang bán hàng online, ngày một đông khách.

Năm 2014, bà Kim Oanh bắt đầu sử dụng Facebook để “không bị lạc hậu” với con cái. Trên mạng xã hội, bà Oanh nói mình lại như một “đứa trẻ”, bỡ ngỡ với mọi thứ, thích chia sẻ mọi điều. Bà bắt đầu làm quen với cách sử dụng nó, thích thú khi lần đầu tiên đăng được status, rồi đến những bức ảnh và sau này còn live stream
Cũng trong thời gian này, gia đình đón “sự thay đổi lớn” khi có thành viên mới: Phin – đứa cháu nội đầu tiên. Bà Oanh tiếp tục chia sẻ quá trình nuôi dạy cháu trên Facebook và nhanh chóng nhận được sự quan tâm của các thành viên trên mạng xã hội, thu hút hàng chục nghìn người theo dõi.
Từ cách dỗ dành sao khi cháu khóc, nấu cháo thế nào khi cháu ốm, đến việc sắp xếp công việc nhà khi có con nhỏ… tất cả đều được bà ghi, chụp lại rồi đăng trên Facebook như cuốn nhật ký online.
Lần này, bà Oanh tiếp tục chuyển dần từ bán hàng trên diễn đàn sang mạng xã hội Facebook. Có lượng bạn bè và người theo dõi lớn, các bài đăng của bà thường thu hút hàng trăm lượt thích và bình luận. Công việc kinh doanh cứ thế mở rộng. Những đơn hàng phải chở bằng ôtô tải.

Internet tại Việt Nam phát triển với một gia tốc lớn. Ở giai đoạn nửa đầu, hoạt động chính của người sử dụng là tham gia diễn đàn, nghe nhạc, chat và viết blog. Dịch vụ chat, email và blog của Yahoo thông dụng đến mức nhiều quán Internet được gọi là Yahoo Cafe.
Hai mươi năm trôi qua, nhiều người sử dụng Internet giai đoạn đầu vẫn không thể quên được cảm giác „hồi hộp và kiên nhẫn đến kỳ lạ“ trong tiếng „tít tít, te te, rè rè“ khi truy cập mạng qua kết nối dial-up.
Facebook đã ra đời khá lâu và được ưa chuộng ở nhiều quốc gia, người dùng trong nước chỉ bắt đầu chú ý đến mạng xã hội này từ sau tháng 7/2009 khi dịch vụ blog phổ biến nhất Yahoo 360 bị khai tử. Cùng lúc đó, dịch vụ kết nối qua mạng 3G chính thức được triển khai từ tháng 10/2009 – đánh dấu thời kỳ phát triển của Internet băng rộng vô tuyến – và sự thâm nhập mạnh mẽ của smartphone đã khiến Internet ở Việt Nam bước vào giai đoạn bùng nổ.
Người ngồi nhiềuVũ Ngọc Anh cảm nhận rõ nét những biến động đó. Đến một giai đoạn, cậu không viết báo nữa. Vì chẳng còn ai cần chia sẻ những thủ thuật máy tính trên tạp chí – người ta thậm chí còn chẳng mua đĩa cài phần mềm nữa, mà download bất kỳ thứ gì họ cần từ trên mạng. Khái niệm “vọc” máy tính biến mất.
Đến một giai đoạn khác, cậu nhận ra rằng mình không thể chân phương bán hàng qua mạng được nữa, mà phải gây dựng thương hiệu cá nhân. Thị trường thương mại trực tuyến bắt đầu chật chội. “Có rất nhiều cái mình làm tự phát sau này mới biết nó là lý thuyết marketing” – Ngọc Anh nhớ lại. Cậu bắt đầu “làm content” – thứ nay đã trở thành một khái niệm thời thượng.
Đến giờ, Ngọc Anh lại đang phải đương đầu với vấn đề mà bất kỳ ai sống trên mạng cũng đối mặt: sự nhiễu loạn thông tin.

Ở nửa sau của 20 năm hình thành, Internet thực sự làm biến đổi các quan niệm truyền thống trong mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội tại Việt Nam.
Chỉ cần một người và một máy tính kết nối Internet, bất kỳ ai cũng có thể thành lập một start-up với khả năng vươn ra toàn thế giới. “Hiện tượng” Flappy Bird có thể xem là một ví dụ tiêu biểu. Việc mua sắm trực tuyến cũng đã trở thành thói quen của 23 triệu người Việt theo thống kê của Nielsen. Năm 2016, trị giá của thị trường thương mại điện tử Việt Nam là 4 tỷ USD và dự kiến tăng lên thành 10 tỷ USD trong 5 năm tới.
Theo đánh giá của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Việt Nam luôn nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trên thế giới. Sau hai thập kỷ, đến nay Việt Nam đã có hơn 50 triệu người dùng Internet, nằm trong số ít những thị trường mà số người dùng Internet nhiều hơn số người không dùng, chiếm 53% tổng dân số.
Trong suốt thời gian đó, sự tồn tại của các hạ tầng trực tuyến vẫn liên tục là chủ đề tranh luận trong ban hành chính sách tại Việt Nam.

Bà Oanh không nhìn thấy một điểm tiêu cực nào từ Internet. Ở đó, người phụ nữ 53 tuổi chỉ thấy niềm vui.
Với một người có rất đông tương tác, lại làm kinh doanh, thì đó dường như là một điểm vô lý. Nhưng bà Oanh lý giải sự bình yên của mình bằng một nguyên lý rất đơn giản: “Mình cứ sống thật thôi”.
Bà tin rằng việc thành thật trong kinh doanh và chân thành trong giao tiếp với những người bạn trên mạng sẽ tạo ra niềm vui.
Vũ Ngọc Anh đồng ý với điều đó. Trong bối cảnh mà thị trường trực tuyến trăm hoa đua nở, rác cũng nhiều, thì giá trị quan trọng nhất trên môi trường ảo, lại là sự chân thành.

Người lái xe taxi đến đón Ngọc Anh – thông qua một ứng dụng gọi xe – dường như cố minh họa cho tuyên bố đó: ông cặm cụi tháo bánh chiếc xe lăn, xếp lên cốp sau, đưa xe lăn lên ghế sau cạnh Ngọc Anh; rồi sau một quãng đường chỉ hơn một cây số, lại gắn bánh xe lại, rồi đưa xe lăn đến cửa đón khách.
Trong những năm qua, Ngọc Anh từng nhận rất nhiều lời từ chối phục vụ phũ phàng. Nhưng hôm nay, cậu không chỉ là đang gọi xe qua một cái “app” vô cảm trên hạ tầng Internet, mà còn gặp một người tài xế cẩn thận.

Bài: Đức Hoàng, Châu An, Đình Nam
Ảnh: Cường Đỗ Mạnh
Video: Thanh Tùng, Đức Huy

Ý kiến bạn đọc (78)

Infographic: Những dấu mốc đặc biệt trong 20 năm Internet phát triển ở Việt Nam
https://laodong.vn/infographic/infographic-nhung-dau-moc-dac-biet-trong-20-nam-internet-phat-trien-o-viet-nam-577069.ldo
Sau 20 năm tiếp cận Internet, lượng người dùng Internet ở Việt Nam đến nay nằm trong top tăng nhanh nhất thế giới, Việt Nam cũng đứng thứ 3 khu vực về hạ tầng Internet, trong đó 80% người dùng thông qua mạng 3G, 4G.
Những mốc đáng nhớ sau 20 năm Internet phát triển ở Việt Nam
https://infographics.vn/nhung-moc-dang-nho-sau-20-nam-internet-phat-trien-o-viet-nam/8162.vna

 

Veröffentlicht 23. November 2017 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Menschen mit Behinderungen(Rolli) haben Schwierigkeiten mit den neuen Toilette – Người khuyết tật khó tiếp cận với nhà vệ sinh kiểu mới   Leave a comment

Người khuyết tật khó tiếp cận với nhà vệ sinh kiểu mới Veröffentlicht am 21.02.2017

 

 

Veröffentlicht 23. Februar 2017 von anhyeuem66 in Allgemein, Behinderte

Getaggt mit , , , ,

Da Nang eröffnete die Straße zum Meer für Behinderte – Đà Nẵng khánh thành đường ra biển dành riêng cho người khuyết tật   Leave a comment

Đà Nẵng khánh thành đường ra biển dành riêng cho người khuyết tật

Hai con đường ra biển dành riêng cho người khuyết tật vừa được khánh thành và đưa vào sử dụng lần đầu tiên ở Đà Nẵng, giúp cho người khuyết tật có thể dễ dàng tiếp cận, vui chơi tại các bãi biển của thành phố.
17/06/2016 http://kenh14.vn/da-nang-khanh-thanh-duong-ra-bien-danh-rieng-cho-nguoi-khuyet-tat-20160617194606376.chn

Chiều ngày 17/6, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng vừa tổ chức khai mạc chương trình „Đà Nẵng – Điểm hẹn mùa hè 2016“ kết hợp cắt băng khánh thành lối đi ra biển dành cho người khuyết tật. Đây là lần đầu tiên thành phố Đà Nẵng có con đường đi ra biển dành riêng cho người khuyết tật.

Theo đó, một lối đi được bố trí tại công viên Biển Đông, lối còn lại nằm ở điểm tiếp giáp giữa đường Võ Nguyên Giáp và Hoàng Kế Viêm. Các lối đi này được lắp ghép từ các tấm composite kết hợp sợi thủy tinh khá cứng. Con đường có thể chịu lực cao, bền chắc với thời tiết nắng, gió cũng như sự ăn mòn của muối biển.

Mỗi lối đi có chiều dài khoảng 40 mét tính từ lề đường đến mép nước và có hai đoạn được lắp ghép rộng hơn để hai xe lăn đi ngược chiều có thể tránh nhau, thoải mái cho việc sử dụng xe lăn. Được biết, đây là hoạt động đồng hành cùng chuỗi chương trình „Đà Nẵng – Điểm hẹn mùa hè 2016“ hàng năm do Sở Du lịch TP Đà Nẵng tổ chức.

Hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng và tính nhân văn cao này do một khách sạn phối hợp với Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng thực hiện. Theo BQL Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, từ kiến nghị của du khách, cơ quan chức năng đã nghiên cứu các giải pháp nhằm phục vụ tốt hơn nữa những vấn đề liên quan đến các bãi tắm công cộng.

Lối đi xuống biển dành cho người khuyết tật là một trong những công trình đặc biệt trong việc mở rộng không gian biển nhằm phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.

Công trình xã hội ý nghĩa này hi vọng sẽ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu đi lại của người dân và giúp người khuyết tật dễ dàng tiếp cận, thực hiện nhu cầu ra biển nghỉ mát, ngắm biển và vui chơi giải trí tại các bãi biển xinh đẹp của thành phố trong thời điểm nắng nóng cao độ lúc này.
Theo Hà Nam / Trí Thức Trẻ

 

Đà Nẵng: Thiết thực quan tâm người khuyết tật
Chiều 17/6, lần đầu tiên, hai lối đi riêng dành cho người khuyết tật tại bãi biển công cộng ở Đà Nẵng được đưa vào sử dụng
14:29, 18/06/2016 http://baochinhphu.vn/Doi-song/Da-Nang-Thiet-thuc-quan-tam-nguoi-khuyet-tat/256688.vgp
Cụ thể, một lối đi riêng được bố trí tại khu vực bãi tắm Phạm Văn Đồng(16°04′20.2″N 108°14′46.5″E), cạnh Công viên Biển Đông. Lối đi thứ 2 được bố trí tại bãi tắm Sao Biển (điểm tiếp giáp giữa đường Hoàng Kế Viêm-Võ Nguyên Giáp 16°03′02.4″N 108°14′56.7″E ).
Lối đi được lắp ghép bằng các tấm composite có độ cứng và khả năng chịu lực cao; có thể chống chịu được sự ăn mòn của muối biển.

Mỗi lối đi dài 40 m (tính từ lề đường đến mép nước) và có 2 đoạn được lắp ghép rộng hơn để hai xe lăn đi ngược chiều có thể tránh nhau.
Việc đưa vào sử dụng lối đi đặc biệt này giúp cho nhiều người khuyết tật có thể nghỉ ngơi, hòa đồng với không khí chung bên bờ biển.

 

 

 

Veröffentlicht 23. Juni 2016 von anhyeuem66 in Allgemein, Behinderte, Tourismus

Getaggt mit , , , ,

Günstige Rollstühle – Chủ nhân của xe lăn giá rẻ   Leave a comment

Chủ nhân của xe lăn giá rẻ

Trong một ngôi nhà nhỏ ở khu tập thể Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội), dù bị liệt phải ngồi trên xe lăn, bác Nguyễn Trung vẫn miệt mài làm việc chế tạo, sửa chữa, lắp ráp xe bán cho người khuyết tật với giá rẻ.
Sau trận sốt bại liệt năm 1951, đôi chân bác Trung ngày càng teo lại dù có chữa trị khắp nơi, bác cùng gia đình chuyển từ Quảng Nam ra miền Bắc sinh sống với ước vọng chữa khỏi bệnh.
Dù thông thạo 3 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga nhưng bác vẫn không tìm được việc làm. Bác phải làm đủ nghề để kiếm sống như chữa máy khâu, máy chữ, làm khung ảnh. Một thời gian sau bác được nhận vào công tác tại Học viện Quan hệ quốc tế.

Với đồng lương ít ỏi lúc bấy giờ, bác tiếp tục sửa máy khâu và nhận sách nước ngoài về dịch. Tính đến nay có khoảng hơn chục đầu sách bác dịch được xuất bản.
Nhờ một người bạn giới thiệu bác đến hội thảo về “người đi xe lăn tự sản xuất xe lăn”, bác đã quyết định mua một chiếc xe lăn mới về mày mò tự chế tạo.

Sau một thời gian nghiên cứu, bác Trung tự tay làm tất cả các công đoạn sản xuất xe lăn từ việc khoan ốc đến may da vải cho ghế. Một chiếc xe lăn bác làm thường mất khoảng 1 tuần đến nửa tháng mới hoàn thành. Tuy nhiên xe lăn của bác chỉ có giá từ 700.000 – 1.000.000 đồng/chiếc, chưa bằng một nửa so với giá xe lăn ngoài thị trường.
Với những trường hợp khó khăn, bác còn tặng xe để giúp họ phần nào thay đổi cuộc sống.
http://vov.vn/epaper/     HOÀNG HÀ

Veröffentlicht 18. April 2016 von anhyeuem66 in Allgemein, Behinderte

Getaggt mit , , ,