Archiv für das Schlagwort ‘Garnelen

Der gesamte Garnelenteich starb aufgrund von Umwelteinflüssen – Cả đầm tôm chết sạch   Leave a comment

Tôm nuôi ở Nghệ An chết phơi trắng hồ chưa rõ nguyên nhân

Nhiều diện tích ao nuôi tôm mặn lợ trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) đã chết hàng loạt, không rõ nguyên nhân, khiến người nuôi tôm thiệt hại nặng nề.
21/04/2024 04:44 (GMT+7) https://baonghean.vn/tom-nuoi-o-nghe-an-chet-phoi-trang-ho-chua-ro-nguyen-nhan-post288143.html
Cả đầm tôm chết sạch
Những ngày này, về các địa phương nuôi tôm trọng điểm ở huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai, nói đến nghề nuôi tôm, không những người dân mà chính quyền địa phương cũng lắc đầu chán nản, bởi tôm chết hàng loạt.
Đứng trước ao còn phủ đầy xác tôm chết, bà Hồ Thị Hoà ở xóm Đồng Hưng, xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu) buồn bã cho biết, gia đình có 5 ao nuôi tôm với tổng diện tích 2 ha. Với quy trình nuôi gối vụ, cách đây hơn 1 tháng gia đình thả con giống xuống 1 ao và đầu tháng 4 thả con giống xuống 2 ao. Cả gia đình tập trung nguồn lực chăm sóc tôm với hy vọng mang lại nguồn thu chính.
Tuy nhiên cách đây 4 – 5 ngày, ao tôm hơn 1 tháng bỗng dưng nổi trắng cả mặt nước, gia đình liên hệ với thương lái đến thu mua, nhằm vớt vát đồng vốn. Tuy nhiên không thể bán kịp, vì tôm chết quá nhanh. Hàng tạ tôm loại 60 con/kg đành phải vớt lên tiêu huỷ, thiệt hại cho gia đình hàng trăm triệu đồng.
“Sau khi tôm chết, gia đình tháo sạch nước trong ao ra, phơi đáy khô, sau đó rắc vôi bột và xử lý ao theo quy trình kỹ thuật. Khi nào thời tiết ổn định mới dám thả con giống để nuôi. Tuy nhiên, lo lắng nhất là gia đình không biết tôm chết vì nguyên nhân gì”, bà Hồ Thị Hoà cho hay.
Ngoài ao tôm của gia đình bà Hoà, còn nhiều ao tôm của những gia đình khác xung quanh cũng lâm cảnh tương tự. Bởi thế, các vùng nuôi tôm của xã Quỳnh Bảng hiện nay phần lớn đang trong tình trạng ao đầm bỏ không.
Ông Hồ Đăng Tâm – Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp Quỳnh Bảng cho biết, địa phương có 168ha ao đầm nuôi tôm. Theo đó, đến ngày 20/4, bà con đã thả được khoảng 50% diện tích tôm vụ chính. Khác với trước đây, vụ này không hiểu vì lý do gì mà tôm vừa thả được từ 7 – 20 ngày là chết tỷ lệ lên đến 90%.
Để thả 1 ha tôm, người dân phải đầu tư cả trăm triệu đồng từ mua con giống, vật tư xử lý ao đầm… và thức ăn, vì thế tính từ đầu tháng 4 đến nay người nuôi tôm của Quỳnh Bảng thiệt hại hàng tỷ đồng.
“Như các năm trước tôm cũng chết, nhưng tỷ lệ chết chỉ khoảng 40 – 50% và nguyên nhân chết do một số bệnh thông thường. Nhưng năm nay tôm chết tỷ lệ cao hơn nhiều và lo nhất là chưa biết nguyên nhân vì sao, nhưng nhận định là do yếu tố môi trường và con giống không đảm bảo chất lượng”, ông Hồ Đăng Tâm chia sẻ.
Theo ông Vũ Văn Dương – Chủ tịch UBND xã Quỳnh Bảng, nuôi tôm là một trong những nghề mang lại nguồn thu nhập chính của Quỳnh Bảng, song trước tình hình tôm chết hàng loạt như thế này đã ảnh hưởng đến kinh tế của người dân. Hiện nay chính quyền địa phương tuyên truyền, hướng dẫn bà con cách xử lý môi trường ao đầm để có thể tiếp tục thả tôm giống sau ít tháng nữa.
Không những Quỳnh Bảng, mà nhiều diện tích ao nuôi tôm ở các xã: Quỳnh Lương, Quỳnh Thanh, Quỳnh Yên… cũng bị chết với tỷ lệ cao.
Ông Bùi Xuân Trúc – Phó phòng Nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu cho biết, đến thời điểm này (20/4) người dân mới thả được 30 – 40% diện tích, huyện đã nắm được thông tin hàng loạt ao đầm nuôi tôm bị chết với tỷ lệ cao. Trước thực trạng đó, huyện đã phối hợp với cơ quan chuyên môn lấy mẫu xét nghiệm, nhưng chưa phát hiện ra bệnh gì. Tuy nhiên theo nhận định là tôm chết do môi trường, bởi thời gian qua thời tiết thay đổi thất thường, nắng nóng và mưa khiến nhiệt độ chênh lệch quá nhanh.

Tôm chết do yếu tố môi trường
Ông Trần Võ Ba – Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho rằng, với sự quan tâm của huyện Quỳnh Lưu về hỗ trợ kinh phí lấy mẫu xét nghiệm khi tôm nuôi bị chết, đặc biệt là tại xã Quỳnh Bảng, Chi cục đã tiến hành lấy mẫu, gửi cơ quan thú y vùng 3 xét nghiệm. Qua đó, không có triệu chứng của bệnh đốm trắng và hoại tử gan tuỵ, mà nghi là bệnh hội chứng gan tuỵ cấp tính.
Nguyên nhân đang nghĩ đến là do thời tiết thay đổi nắng mưa thất thường, nhiệt độ thay đổi đột ngột trong ngày. Thực trạng tôm chết hàng loạt như thời gian vừa qua, không chỉ ở Quỳnh Bảng mà còn xẩy ra tại các xã vùng trọng điểm nuôi tôm ở Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai.
Trước thực trạng thời tiết có nhiều thay đổi thất thường, ông Trần Võ Ba khuyến cáo: Trước hết, người nuôi tôm cần mua con giống đảm bảo chất lượng, phải có kiểm dịch của cơ quan thú y. Quá trình xử lý nguồn nước, cần quan tâm đến nguồn cấp và thoát để đảm bảo môi trường, hiện nay nhiều vùng nuôi tôm dùng chung hệ thống cấp, thoát nước, nên mối nguy xẩy ra dịch bệnh cho tôm cao.
Trong quá trình nuôi, bà con cần tuân thủ các hướng dẫn kỹ thuật, đặc biệt là thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để điều chỉnh chế độ chăm sóc hợp lý, nhất là khi thời tiết oi bức, cần tăng cường quạt nước để tăng lượng ô xy trong ao đầm.

Veröffentlicht 26. April 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Die Anbaufläche für Black-Tiger-Garnelen in Nghe An nimmt allmählich ab und es gibt nur noch sehr wenige landwirtschaftliche Zuchtbetriebe – Vì sao nông dân Nghệ An không nuôi tôm sú? – Warum züchten Bauern in Nghe An keine Tigergarnelen?   Leave a comment

Vì sao nông dân Nghệ An không nuôi tôm sú?

Con tôm sú mặc dù chất lượng thịt ngon được nhiều người ưa chuộng, nhu cầu xuất khẩu cao… tuy nhiên từ gần chục năm nay, diện tích nuôi tôm sú trên địa bàn Nghệ An giảm dần và hiện nay chỉ còn rất ít hộ nuôi.
06/08/2023 https://baonghean.vn/vi-sao-nong-dan-nghe-an-khong-nuoi-tom-su-post274286.html
Đến các vùng trọng điểm nuôi tôm của Nghệ An: thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu… được bà con cho biết, hầu hết nuôi thả giống tôm thẻ chân trắng, không ai còn nuôi tôm sú.
Ông Nguyễn Cường – chủ đầm tôm ở xã Diễn Trung (Diễn Châu) cho biết, cách đây 15 năm về trước, ông đã từng nuôi tôm sú kéo dài nhiều năm liền. Loại tôm này không phù hợp với thời tiết lạnh, không thích hợp với ao phủ bạt, mà chỉ phù hợp với ao đất, và loại tôm này chỉ sống dưới tầng nước đáy, vì thế con tôm sú dễ nhiễm bệnh.
Thêm nữa, tôm sú mật độ thả thưa, chỉ trên dưới 20 con/m2, thời gian nuôi kéo dài 5 – 7 tháng, nên năng suất thấp. Ngoài nuôi tôm sú đòi hỏi khi xuất bán phải đạt trọng lượng 30 – 40 con/kg mới đảm bảo chất lượng.
“Tôm sú nuôi quảng canh trong ao đất, nên khi kéo dài thời gian nuôi tôm dễ bị nhiễm bệnh, do vậy người nuôi tôm chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng là điều đương nhiên. Bởi tôm thẻ chân trắng nuôi trong ao lót bạt, mật độ thả cao, năng suất đạt cao, mỗi năm có thể nuôi 2 – 3 lứa”, ông Nguyễn Cường cho hay.
Huyện Quỳnh Lưu có 450 ha ao đầm nuôi tôm. Theo bà con cho rằng, trong nhiều năm nay người dân bỏ hẳn tôm sú, chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Ông Bùi Xuân Trúc – Phó phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Lưu cho biết: Với 450 ha ao đầm nuôi tôm hiện nay của Quỳnh Lưu thì gần như 100% là nuôi tôm thẻ chân trắng.
“Từ năm 2010 về trước, vẫn còn một số hộ nuôi tôm sú, nhưng sau đó bà con chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Bởi tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh, năng suất cao, thời gian nuôi ngắn, trong khi tôm sú nuôi quảng canh, thời gian nuôi kéo dài và năng suất thấp, dù thị trường ưa chuộng nhờ thịt ngon, nhưng bà con vẫn không nuôi”, ông Bùi Xuân Trúc chia sẻ.
Ông Lê Văn Hướng – Chi cục phó Chi cục Thuỷ sản cho biết: Hàng năm, Nghệ An nuôi thả trên 2.200 ha tôm mặn lợ trên địa bàn các huyện ven biển: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và thị xã Hoàng Mai, TP Vinh. Mặc dù tôm sú có đặc trưng chắc thịt, mùi vị thơm, ngon, ngọt và dai; hàm lượng chất dinh dưỡng cao, nhiều nhất là protein và các khoáng chất khác, tuy nhiên, khi giống tôm thẻ chân trắng vào địa bàn nhiều thì bà con chuyển sang nuôi giống tôm thẻ chân trắng. Và hiện nay gần như toàn bộ diện tích ao đầm trên địa bàn tỉnh chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, chiếm khoảng 98% diện tích ao đầm, và nay chỉ còn một số hộ ở xã Hưng Hoà (TP Vinh) nuôi tôm sú.
Nguyên nhân, do thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng ngắn ngày hơn tôm sú. Tôm sú có thể nuôi 5 – 7 tháng, nhưng tôm thẻ chân trắng chỉ nuôi từ 3 – 4 tháng, mỗi năm có thể thả 2 – 3 vụ. Sản lượng của tôm thẻ chân trắng cũng cao hơn nhiều so với tôm sú. Bởi tôm sú thả với mật độ 15 – 20 con/m2, trong khi tôm thẻ chân trắng mật độ thả trên 100 con/m2, thậm chí có những nơi nuôi công nghệ cao có thể thả lên tới hơn 200 con/m2. Đặc biệt là hiện nay nhiều chủ đầm đầu tư nuôi áp dụng công nghệ cao nên nuôi được quanh năm, có thể 4 – 5 vụ/năm.
Tuy nhiên, ông Hướng lo ngại rằng, đi đôi với nuôi mật độ dày, năng suất cao thì lượng thức ăn tiêu tốn nhiều, đồng nghĩa với chất thải của tôm ra môi trường lớn. Điều đó nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước cao. Chính vì lẽ đó, nhiều năm qua vùng nuôi tôm bị ô nhiễm nặng, từ đó con tôm dễ nhiễm dịch bệnh.

Veröffentlicht 8. August 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Die Fangsaison für Babyhummer beginnt im Dezember des Vorjahres und dauert bis Ende Februar des Folgejahres – Mùa đánh bắt tôm hùm nhí bắt đầu từ tháng 12 năm trước kéo dài đến hết tháng 2 năm sau – „Kinderhummer“ werden an kommerzielle Hummerfarmen in den Provinzen Phu Yen und Khanh Hoa verkauft – Tôm hùm „nhí“ được bán lại cho các cơ sở nuôi tôm hùm thương phẩm ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa   Leave a comment

Sănloại tôm nhỏ bằng đầu đũa, bán 140 nghìn đồng mỗi con

Chỉ sau khoảng 4h ra khơi, ngư dân Quảng Ngãi có thể bắt được từ 10-15 con tôm hùmnhí„. Loại tôm này đang được thu mua với giá 140 nghìn đồng mỗi con.
16/02/2022 – 16:47 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/san-loai-tom-nho-bang-dau-dua-ban-140-nghin-dong-moi-con-20220216130958787.htm
Khoảng 9h, ông Nguyễn Sáu (xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi) đưa thúng vào bờ bán tôm. Sau khoảng 4h ra khơi, ông Sáu bắt được 13 con tôm hùm giống. Loại tôm này còn được ngư dân gọi là tôm hùm „nhí“.
Mùa đánh bắt tôm hùm nhí bắt đầu từ tháng 12 năm trước kéo dài đến hết tháng 2 năm sau. Nghề bắt tôm hùm nhí cũng khá đơn giản, không tốn nhiều chi phí.
Ngư dân ra khơi khoảng 300 m rồi thả loại lưới được đan khá dày xuống biển. Lưới sẽ nổi lơ lửng trong nước nhờ phao và được neo lại tránh bị sóng cuốn trôi. Tôm „nhí“ bị dòng nước cuốn trôi nên khi gặp lưới sẽ bám vào. Khoảng 1-2 ngày, ngư dân ra khơi thu lưới bắt tôm.
Trong số tôm ông Sáu bắt được có 7 con tôm hùm xanh, còn lại là tôm hùm bông. Hiện tôm xanh đang được thu mua với giá 50 nghìn đồng, tôm bông có giá 140 nghìn đồng mỗi con.
„Hôm nay chỉ được 13 con, có ngày được hơn 30 con. Nghề này không tốn chi phí mà thu nhập lại cao. Có tháng kiếm được mấy chục triệu đồng“, ông Sáu chia sẻ.
Tôm hùm „nhí“ chỉ nhỏ bằng đầu đũa, nhiều con non còn nhỏ hơn và trong suốt. Do đó, khi kiểm tra lưới, ngư dân phải cẩn thận kiểm tra thật kỹ tránh bỏ sót hoặc làm chết tôm.
Vào bờ cùng lúc với ông Sáu, anh Nguyễn Lia cũng phấn khởi khi bắt được 14 con tôm „nhí“. Số tôm này được nuôi trong nước biển, khoảng vài ngày sẽ có thương lái đến thu mua. Tôm hùmnhíđược bán lại cho các cơ sở nuôi tôm hùm thương phẩm ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa.
Theo anh Lia, mùa này có hàng trăm người tham gia bắt tôm „nhí“. Ngoài những người đi thúng đánh bắt gần bờ còn có những tàu đánh bắt quy mô hơn. Những tàu này có từ 4-5 người, đánh bắt ở vùng biển cách bờ tầm 1-2 km. Đánh bắt tôm „nhí“ bằng cách này phải chong đèn dụ tôm, chi phí cao hơn nhưng thu nhập cũng rất cao. Những ngày „trúng“, mỗi ngư dân có thể bỏ túi từ 1-1,5 triệu đồng.
„Năm nay tôm ít hơn mọi năm, giá cũng không cao lắm. Mấy năm trước, có thời điểm tôm hùm bông được mua với giá đến 300 nghìn đồng mỗi con. Nghề này „trúng“ thì thu nhập cao lắm, còn bình thường cũng kiếm được 10-15 triệu đồng mỗi tháng“, anh Lia thông tin.

Veröffentlicht 19. Februar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Die 70-jährige Großmutter hat die ganze Familie großgezogen, traditionellen Handwerks der Herstellung von getrockneten Garnelen – Cụ bà 70 nuôi cả nhà, cả họ nhờ nghề làm tôm khô truyền thống   Leave a comment

Cụ bà 70 nuôi cả nhà, cả họ nhờ nghề làm tôm khô truyền thống

Với nghề chế biến tôm khô, mỗi năm, cơ sở của bà Lê Xuân Mai không chỉ thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mà còn tạo việc làm với thu nhập ổn định cho gần chục lao động địa phương.
09/12/2021 – 06:27 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/cu-ba-70-nuoi-ca-nha-ca-ho-nho-nghe-lam-tom-kho-truyen-thong-20211208162133785.htm

Bén duyên nghề từ lầnbiếu hàng xóm ăn thử
Là một trong những hộ sản xuất tôm khô lâu năm ở TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, những ngày này, cơ sở của Lê Xuân Mai (66 tuổi, ngụ phường Tô Châu), chủ vựa tôm khô Cô Ba, đang tất bật chuẩn bị cho vụ khô Tết. 10°22′17.8″N 104°30′22″E
Trước đây, bà làm nhiều nghề từ buôn bán nhỏ lẻ đến đóng đáy đánh bắt hải sản. Mỗi lần đóng đáy, có tôm thừa bà đều chừa lại phơi khô để dành ăn trong gia đình và cho hàng xóm dùng thử. Thấy tôm khô được nhiều người khen, bà Mai quyết định tập trung sản xuất loại thực phẩm này, từ đó đến nay đã được hơn 30 năm.
Khác với tôm khô ở vùng khác, tôm khô Hà Tiên có hương vị đặc trưng, được làm từ tôm tươi sống được đánh bắt tự nhiên như tôm đất, tôm he, tôm sắt, tôm chì từ đầm Đông Hồ và vùng biển TP Hà Tiên.
Hơn 30 năm qua, tôm khô của bà Mai vẫn giữ được mùi vị riêng nhờ làm theo một công thức duy nhất. Tất cả quy trình sản xuất được làm thủ công, không dùng chất bảo quản nên chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo.
Tôm khô Hà Tiên tuy nhỏ nhưng có độ ngọt tự nhiên và hương thơm đặc trưng. Bắt được mẻ nào là xưởng tôi mua ngay mẻ đó, đem về cơ sở luộc và phơi ngay, tuyệt đối không dùng tôm chết. Khi luộc tôm cần nêm thêm chút muối để cho tôm đậm đà hơn„, bà Mai chia sẻ bí quyết làm món tôm khô trứ danh của mình.
Theo chủ cơ sở, tôm khô được sản xuất quanh năm nhưng nhộn nhịp nhất vào tháng 10 đến tháng 12 âm lịch, khi ấy là thời điểm vào vụ khô Tết. Tôm đánh bắt được sẽ đưa vào quy trình chế biến từ rửa sạch, luộc, phơi khô, đập vỏ, phân loại và đóng gói. Tôm khô phơi chỉ một nắng, phơi khoảng 3,4 tiếng đã có thể bóc vỏ, sàng.
Trước dịch, mỗi ngày cơ sở của bà tiêu thụ khoảng một tấn tôm tươi, sau khi luộc và phơi sẽ còn khoảng 80-100kg tôm khô thành phẩm, giá dao động từ 200.000 đến 350.000 đồng/kg. Trừ hết chi phí, bà Mai có thể kiếm được cả triệu đồng mỗi ngày.
Tôm khô được giao cho các sạp ở Hà Tiên và bán cho khách du lịch. Những năm trước, khách du lịch đông tôi có thể bán cả 50kg tôm khô mỗi ngày. Ngoài ra, tôi còn bỏ mối cho xe ôm để họ bán dạo. Hai năm nay dịch bệnh, khách du lịch thưa thớt, chỉ còn bán được cho các sạp quen„, bà chủ U70 chia sẻ.

Gian nan níu giữ nghề
Tuy mang đến thu nhập cao nhưng để bám trụ với nghề hơn 30 năm bà Mai đã trải qua không ít khó khăn, từ việc thị trường tiêu thụ bị cạnh tranh đến chuyện nguồn nguyên liệu dần khan hiếm.
Trải lòng với nghề, chủ cơ sở tâm sự: „Làm tôm khô cực lắm, khuya đã ra bãi để đón mua tôm tươi. Đến khi tôi về đến nhà, tôm luộc xong có nắng thì phơi, tách vỏ, sàng và phân loại sản phẩm, đóng gói. Mấy năm nay tôm ít dần, sản lượng tiêu thụ ít nên xưởng tôi cũng sản xuất ít hơn„.
Từ năm 2020 đến nay, do dịch Covid-19 việc sản xuất tôm khô của bà Mai càng bị ảnh hưởng. Trước đây, công suất làm tôm khô đều đặn khoảng 100kg/ngày. Nhưng hiện tại khoảng 3 ngày bà mới sản xuất làm một lần. Thời điểm này đã vào vụ khô Tết nhưng vẫn chưa có nhiều thương lái đặt hàng, cộng thêm biển động vào các tháng cuối năm nên sản lượng tôm tươi giảm đáng kể.
Dù khó khăn nhưng cũng không thể bỏ cuộc. Tôi đã giữ món tôm khô này hơn nửa đời người rồi thì phải ráng theo nó đến cùng„, bà Mai trải lòng.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, bà chủ tôm khô Cô Ba đang tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 10 lao động địa phương. Bà Nguyễn Thị Kim Hồng (nhân công tại vựa tôm khô) cho biết, công việc đã đem lại thu nhập ổn định. Bình quân, bà có thể kiếm được 200.000 đồng ngày, đủ lo cho gia đình.
Ông Cao Văn Tuấn – Chủ tịch UBND phường Tô Châu cho biết, trên địa bàn phường có 2 cơ sở sản xuất tôm khô lớn, có bãi phơi hoàn chỉnh, trong đó có hộ bà Mai. Còn lại là các hộ sản xuất nhỏ lẻ theo dạng phơi tôm trên ghe.
Để quảng bá tôm khô Hà Tiên cho du khách, chúng tôi đã hoàn thiện hồ sơ đưa tôm khô trở thành đặc sản có thương hiệu và đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm„, ông Tuấn nói thêm.

Veröffentlicht 9. Dezember 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Erfolgsmodell von 3,5 Milliarden Dong-Einnahmen – Nuôi cá „trời cho“ và trồng lúa bò theo nước lũ, 9X thu nhập bạc tỷ   Leave a comment

Nuôi cátrời chovà trồng lúa bò theo nước lũ, 9X thu nhập bạc tỷ

Trên 10ha đất trồng 2 vụ lúa/năm, sau khi trừ chi phí, anh Nhân còn lời 250 triệu đồng. Khi chuyển qua nuôi cá linh, kết hợp nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa mùa, anh „bỏ túi“ trên 1,5 tỷ đồng/năm.
28/10/2021 – 13:59 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/nuoi-ca-troi-cho-va-trong-lua-bo-theo-nuoc-lu-9x-thu-nhap-bac-ty-20211028101544337.htm
Một vụ cá linh đã „ăn đứt“ 2 vụ lúa… 10°48′03.9″N 105°25′24.8″E
Nông dân 9X Bùi Chí Nhân (25 tuổi, khóm 2, xã An Bình B, TP Hồ Ngự, Đồng Tháp) cho biết, thời gian qua dù áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật trên 10ha đất nông nghiệp nhưng lợi nhuận từ việc trồng 2 vụ lúa/năm chỉ kiếm lời khoảng 250 triệu đồng.
Việc trồng lúa như vậy, đất đai không ngơi nghỉ, bạc màu phải tăng lượng phân thuốc hóa học. Việc này, một mặt làm tăng chi phí đầu tư, mặt khác ảnh hưởng đến môi trường đất rất nhiều. Vì thế nhiều năm qua, anh Nhân luôn trăn trở muốn thay đổi phương thức trồng lúa theo kiểu thuận thiên.
Sang năm 2021, từ giới thiệu của Phòng Kinh tế TP Hồng Ngự về mô hình nuôi cá linh non trên đồng ruộng, kết hợp nuôi tôm càng xanh toàn đực và trồng lúa mùa theo hướng sinh thái, anh Nhân thích thú và quyết định thực hiện mô hình này hồi tháng 6/2021.
Theo anh Nhân, sau khi thuê máy đào ao lắng và bờ bao xung quanh mảnh đất, anh Nhân bơm nước vào ruộng và thả 5 triệu bột cá linh xuống nuôi. Trong thời gian này, anh Nhân mua 80 – 100kg tôm càng xanh thả bên ao lắng.
Sau khoảng một tháng, cá linh ăn những tạp chất trên đồng ruộng, to bằng đầu đũa không ăn; lúc này, anh Nhân hạ nước trong ruộng thu hoạch hơn 2 tấn cá linh non, bán với giá 130.000 đồng/kg, thu 260 triệu đồng. Theo anh Nhân, chỉ riêng tiền bán cá linh non đã „ăn đứt“ 2 vụ lúa.
Sau khi thu hoạch cá linh xong (khoảng tháng 7), anh Nhân sạ lúa mùa (giống lúa sống tự nhiên và có đặc tính khi nước lũ dâng đến đâu, thân lúa mọc cao đến đó). Khi cây lúa được một tháng tuổi, anh Nhân bắt tôm từ ao nuôi thả vào ruộng. Tôm ăn tạp chất từ ruộng, lớn lên mà không cần thêm loại thức ăn nào.
Đến tháng 2/2022, anh Nhân thu hoạch lúa mùa và khoảng 5-6 tấn tôm càng xanh sinh thái. Nếu bán 5 tấn tôm với giá thấp nhất 150.000 đồng/kg, anh Nhân thu trên 750 triệu. Còn vụ lúa mùa năm nay do trồng thử nghiệm 3 loại giống, để chọn ra giống tốt nhất cho những vụ sau nên tỷ lệ lúa sinh trưởng và phát triển chưa đạt.

Mô hình thành công thu nhập 3,5 tỷ đồng
Ông Dương Phú Xuân – Trưởng phòng kinh tế TP Hồng Ngự cho biết, do vụ đầu tiên nên từ vụ sau sẽ điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Chẳng hạn vụ năm sau, từ tháng 2 xuống giống lúa tím (lúa chất lượng cao) kết hợp nuôi tôm càng xanh, đến tháng 5 thu hoạch, ước đạt 42 tấn lúa và 5 – 6 tấn tôm. Nếu bán lúa với giá 10.000 đồng/kg và tôm khoảng 120.000 đồng/kg, tổng nguồn thu khoảng 1,1 tỷ đồng.
Từ tháng 5 đến tháng 8, nuôi 2 vụ cá linh non, dự kiến thu hoạch khoảng 8 tấn cá, với giá trên 130.000 đồng/kg, là có thể thu một tỷ đồng. Sau đó gieo sạ lúa mùa và nuôi tôm càng xanh.
Đến tháng 2 của năm sau, dự kiến thu hoạch khoảng 20 tấn lúa mùa, 5-6 tấn tôm càng xanh. Nếu bán lúa với giá bán 16.000 đồng/kg, tôm 150.000 đồng/kg, thu trên một tỷ đồng.
Theo ông Xuân, kết thúc một vụ trồng lúa chất lượng cao với nuôi cá linh, tôm càng xanh „ôm“ cây lúa mùa, lúa tím tổng thu nhập của anh Nhân trong vụ mùa năm sau trên 3,1 tỷ đồng. Tùy vào sản lượng lúa, cá linh, tôm và giá cả, nguồn thu có thể 3,5 tỷ đồng/năm.
Nếu trừ đi chi phí 50%, anh Nhân bỏ túi hơn 1,5 tỷ đồng/năm. Trong khi đó, nếu anh Nhân chỉ chuyên trồng 2 vụ lúa trên diện tích 10ha đất gia đình như trước đây, anh chỉ kiếm lời 250 triệu đồng/năm.

Ông Dương Phú Xuân – Trưởng phòng kinh tế TP Hồng Ngự cho biết thêm, nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã cạn kiệt, tuy nhiên khi nước lũ về „mầm sống“ các loại thủy sản nhiều vô số kể. Người dân chỉ cần mở ruộng cho nước lũ vào, sau 2-3 tháng thu hàng chục thậm chí hàng trăm tấn cá, cua, tép…tự nhiên.
Để giúp người dân vùng lũ đầu nguồn tăng thêm thu nhập, Phòng Kinh tế TP Hồng Ngự quy hoạch 480ha đất, vận động người dân trồng 2 vụ lúa, sau đó mở bờ bao cho nước lũ vào thực hiện mô hình nuôi thủy sản cộng đồng.
Nếu thực hiện thành công mô hình này, người dân vừa cho đất nghỉ ngơi, vừa có nguồn thu đáng kể từ cá đồng. Ngoài ra, mô hình còn góp phần làm nguồn lợi thủy sản nước ngọt vùng ĐBSCL thêm trù phú trong thời gian tới.

Veröffentlicht 28. Oktober 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Viele Bauern in der Stadt Hoang Mai (Nghe An) nutzen Motorräder um Heuschrecken zu jagen, die auch als „Fliegende Garnelen“ bekannt sind – Nông dân Nghệ An săn ‚tôm bay‘ bằng vợt khổng lồ thu tiền triệu mỗi ngày   Leave a comment

Nông dân Nghệ An săntôm baybằng vợt khổng lồ thu tiền triệu mỗi ngày

Nhiều nông dân ở thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) dùng xe máy gắn đằng sau 2 chiếc vợt khổng lồ chạy khắp trên các trục đường nội đồng để săn cào cào, hay còn gọi là đặc sảntôm bay. Với giá bán 100.000 đồng/kg, mỗi người thu về tiền triệu đồng/ngày.
08/08/2021 07:23 https://baonghean.vn/nong-dan-nghe-an-san-tom-bay-bang-vot-khong-lo-thu-tien-trieu-moi-ngay-291868.htmlClip: Xuân Hoàng
Lúa hè thu đang vào giai đoạn chắc hạt, lượng châu chấu xuất hiện trên các cánh đồng khá nhiều. Đây cũng là thời điểm thích hợp để nhiều nông dân Nghệ An săn bắt. Do vậy, trên các cánh đồng từ Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương… thỉnh thoảng bắt gặp những người đi săn „tôm bay“ bằng 2 chiếc vợt khổng lồ gắn sau xe máy.

Trong sáng 7/8, đang săn cào cào trên cánh đồng lúa của xã Xuân Thành (Yên Thành), anh Nguyễn Đình Bình, trú ở xã Quỳnh Trang (thị xã Hoàng Mai) cho biết: Do cào cào bán với giá 100.000 đồng/kg, nên từ đầu tháng 8 lại nay, ngày nào anh cũng xuất phát từ 5 giờ đến 17 giờ trong ngày mới về. Địa bàn hoạt động là trên cánh đồng ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương…
Quan sát cho thấy, dụng cụ để đánh bắt cào cào rất đơn giản, chỉ cần 2 chiếc vợt khổng lồ, miệng rộng 60 x 70 cm, túi vợt dài 1,5m, cùng chiếc xe máy cũ. Khi đến trục đường nội đồng nào đó, điều khiển xe máy với tốc độ vừa phải, đều tay ga, những con cào cào đậu hai bên vệ đường dễ dàng lọt vào miệng vợt. Sau khi chạy được 1 – 2 trục đường thì dừng lại nhặt sạch rác trong đáy vợt để dồn cào cào tập trung vào một bao tải bằng lưới.
„Thời điểm này lúa hè thu đang chắc hạt, „tôm bay“ khá nhiều, nên mỗi ngày có thể bắt được trên dưới 10 kg, mang về bán nhập cho thương lái với giá 100.000 đồng/kg. Trừ mọi chi phí xăng xe, ăn uống… mỗi ngày còn lãi được 700 nghìn đồng. Trước đây chưa có dịch Covid-19, đặc sảntôm bay“ có giá 200.000 đồng/kg, nên lãi cao. „Tôm bay“ được thương lái thu mua, sau đó vận chuyển đến các thành phố tiêu thụ, chế biến thành món ăn đặc sản“ – anh Nguyễn Đình Bình chia sẻ.
Chưa có số liệu thống kê hiện có bao nhiêu nông dân Nghệ An làm nghề săn bắt „tôm bay“ như thế này. Nhưng theo anh Bình cho biết, trên địa bàn thị xã Hoàng Mai có khá nhiều người làm nghề bắt con đặc sản này. Từ mờ sáng, mọi người bắt đầu đi, mỗi người tản ra mỗi xứ đồng khác nhau trên địa bàn các huyện đồng bằng: Thị xã Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương… và số lượng cào cào bắt được lên đến hàng tạ.
Anh Vũ Văn Truyền ở xã Quỳnh Vinh (thị xã Hoàng Mai) cho biết thêm, cào cào trên các cánh đồng lúa có nhiều từ thời điểm gần thu hoạch lúa xuân kéo dài đến thu hoạch xong lúa hè thu. Do vậy, nghề săn „tôm bay“ này bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Tính ra mỗi năm anh thu về trên 100 triệu đồng, trừ mọi chi phí còn lãi khoảng 80 triệu đồng. Tuy nhiên, nghề này cũng khá vất vả, nhất là những ngày nắng nóng, bởi thường xuyên đi xe máy trên các trục đường nội đồng gồ ghề, khó đi và tiếp xúc với cỏ, rác rất xót.
Nghề săn bắt đặc sảntôm bay“ như thế này không ảnh hưởng gì đến cây lúa, mà còn góp phần bảo vệ mùa màng nên đi đến đâu cũng được người dân địa phương ủng hộ.
Diese Spezialjagd „fliegende Garnelen“ beeinträchtigt die Reisernte nicht, trägt aber auch zum Pflanzenschutz bei und wird daher von den Einheimischen überall unterstützt.

Veröffentlicht 8. August 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Um die Kälte zu überwinden ernten die Haushalte in Nghe An derzeit Garnelen der dritten Saison zum Verkauf – Vượt qua giá rét, nông dân Nghệ An thắng lợi vụ tôm   Leave a comment

Vượt qua giá rét, nông dân Nghệ An thắng lợi vụ tôm

Vượt qua giá rét, thời điểm này các hộ dân ở Nghệ An đang thu hoạch tôm vụ 3 để xuất bán trong niềm vui được giá.
29/12/2020 16:14 https://baonghean.vn/vuot-qua-gia-ret-nong-dan-nghe-an-thang-loi-vu-tom-279799.html
Sau hơn 3 tháng tập trung nuôi, những ngày này gia đình ông Hoàng Xuân Tin ở xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu) thu hoạch tôm vụ 3. Với 5 ha diện tích ao nuôi, trong đó có nhiều ao được nuôi trong nhà kính và bể xi măng, gia đình ông đã thu hoạch được hơn 10 tấn tôm; sau khi trừ chi phí, anh thu lãi hơn 500 triệu đồng.
“Xác định tôm vụ 3 khó nuôi do thời tiết giá rét nên gia đình thả với mật độ thưa, cứ ao 3.000 m2 thả 500 – 1.000 tôm giống. So với các vụ trước, vụ này tôm không được sản lượng do thả mật độ thưa nhưng giá bán cao hơn rất nhiều. Do nuôi ít nên cung không đủ cầu, thương lái tranh mua” – ông Tin cho biết.

Bước vào mùa nuôi tôm (vụ 1, vụ 2), nông dân Quỳnh Lưu tận dụng hết diện tích để thả nuôi 460 ha, tuy nhiên bước vào vụ 3 do thời tiết bất lợi nên diện tích nuôi giảm xuống còn khoảng 50 – 70 ha. Từ đầu tháng 11 âm lịch đến nay, các hộ nuôi tôm tiến hành thu hoạch; tuy nhiên không như vụ 1, vụ này bà con thu hoạch theo hình thức “tỉa” để bán theo nhu cầu khách hàng đặt. Do diện tích nuôi giảm nên tôm vụ 3 hiện có giá bán rất cao.
Nắm bắt nhu cầu thị trường, đặc biệt là vào dịp trước, trong và sau Tết, nhiều hộ dân đã mạnh dạn nuôi tôm vụ 3 để cung cấp ra thị trường. Tuy nhiên, người dân cũng rất thận trọng và có nhiều kinh nghiệm để nuôi tôm vụ 3 thành công.
Năm 2020, các hộ nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai gặp khó do dịch bệnh khiến tôm kém phát triển. Hồi đầu năm, dịch bệnh Covid – 19 kéo dài cũng ảnh hưởng đến việc chế biến và xuất khẩu đi các nước. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, các hộ đầu tư ao nuôi hiện đại, tập trung chăm sóc tôm theo đúng quy trình. Nhờ vậy trong năm 2020, sản lượng tôm thu hoạch của huyện Quỳnh Lưu đạt 2.500 tấn, giảm 150 tấn so với năm 2019.
Ông Bùi Xuân Trúc – Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quỳnh Lưu cho biết, qua thống kê tại các xã ven biển, đến thời điểm này bà con thu hoạch được khoảng 70% diện tích tôm thả nuôi vụ 3, còn khoảng 30% diện tích tương đương trên 20 tấn đang được bà con chăm sóc để kịp bán vào dịp Tết nguyên đán. Ngoài tập trung chăm sóc tôm, phòng NN&PTNT huyện chỉ đạo các xã tuyên truyền bà con vệ sinh ao đầm, cải tạo ao nuôi đã thu hoạch để sau khi đón Tết nguyên đán xong sẽ bắt đầu cho vụ nuôi mới của năm 2021.

Theo thương lái thu mua tại ao, tôm loại 100 con/kg hiện có giá 150.000 đồng (cao hơn giá tôm vụ 1, vụ 2 từ 50.000 – 60.000 đồng/kg); tôm loại 60 con/kg hiện có giá 200.000 đồng; loại 50 con/kg giá 210.000 đồng; loại 42 – 45 con giá 250.000 đồng/kg… Trung bình tăng khoảng 60.000 đồng/kg so với tôm nuôi chính vụ.

Veröffentlicht 29. Dezember 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Garnelensoße – Thương hiệu mắm tép Gia Viễn – NINH BÌNH   Leave a comment

Thương hiệu mắm tép Gia Viễn


Thương hiệu mắm tép Gia Viễn | THNB – Veröffentlicht am 25.12.2016

 

Veröffentlicht 26. Dezember 2016 von anhyeuem66 in Allgemein, Lebensmittel

Getaggt mit , , , ,