Archiv für das Schlagwort ‘lai chau

Bun Voc Nam – Wasserfest der Laoten in Lai Chau – [Ảnh] Bun Vốc Nặm-Lễ hội té nước của người Lào ở Lai Châu   Leave a comment

[Ảnh] Bun Vốc Nặm-Lễ hội té nước của người Lào ở Lai Châu

Bun Vốc Nặm-Lễ hội té nước của dân tộc LàoLai Châu diễn ra với mong muốn mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình khỏe mạnh.
25/03/2024 – 08:02 https://nhandan.vn/anh-bun-voc-nam-le-hoi-te-nuoc-cua-nguoi-lao-o-lai-chau-post801410.html
Lễ hội thường diễn ra vào cuối mùa xuân với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống, mang đậm bản sắc của dân tộc Lào, qua đó giáo dục truyền thống, lòng tự hào cũng như ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Lào.
Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ và phần hội.
Phần lễ gồm các nghi thức cầu mùa, cầu mưa.
Phần hội gồm nhiều các hoạt động văn hóa, các trò chơi dân gian như thi bắt cá suối, đua mảng, đan lát, bịt mắt đập chiêng…
Một số hình ảnh tại lễ hội:

Veröffentlicht 26. März 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Frühlingsfarben im Dorf Dao – Si Thau Chai – Sắc xuân trên bản người Dao đầu bằng – Sì Thâu Chải   Leave a comment

Sắc xuân trên bản người Dao đầu bằng – Sì Thâu Chải

Trên mọi nẻo đường và khắp các bản làng Tây Bắc mỗi độ xuân, đâu đâu cũng rực rỡ muôn sắc hoa, của đào, mận, lê, ban… Nhưng có lẽ, không hề quá khi gọi Sì Thâu Chải, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là bản hoa đào, bởi sự đặc biệt của cánh đào nở trong không gian vùng rẻo cao nơi đây. 22°21′38.7″N 103°36′05.9″E
22/02/2024 – 21:02 https://nhandan.vn/sac-xuan-tren-ban-nguoi-dao-dau-bang-si-thau-chai-post797140.html
Trên độ cao hơn 1.400m, Sì Thâu Chải thuộc xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là nơi cư trú của hơn 60 hộ gia đình người dân tộc Dao đầu bằng.
Cách thị trấn Tam Đường chừng 6 cây số, con đường ngoằn ngoèo dẫn lên bản có độ dốc cao và địa hình hiểm trở, nhưng cảnh vật vô cùng đặc sắc với non nước hữu tình.
Chính điều kiện địa lý này là yếu tố tăng độ hấp dẫn đối với nhiều du khách yêu thích loại hình du lịch khám phá.
Xuân năm nay đến muộn do là năm nhuận, thêm thời tiết ấm nóng, phần lớn hoa mận, hoa đào trong vùng đã nở hết, chuyển sang giai đoạn đậu quả. Nhưng trên Sì Thâu Chải, mận, đào vẫn bung cánh rực rỡ, tỏa sắc khắp không gian, đón khách từ cổng chào đến cuối bản.
Ấn tượng hoa đào ở Sì Thâu Chải khiến nhiều du khách phải chạm nhẹ vào cánh hoa bởi cảm giác “nhìn như hoa lụa”. Bông đào 5 cánh lớn, nở căng, màu hồng tía khác lạ. Hoa có mật độ dày, khi nở đều tạo ấn tượng nổi bật trên nền xanh biếc của trời, xanh lục của núi, nhất là trong ngày nắng.
Gặp trời mù sương, đào hiện ra lúc tỏ, lúc mờ, ẩn hiện trên mái những ngôi nhà gỗ của người Dao, khung cảnh thật là vi diệu.
Từ trên cao, du khách có thể chiêm ngưỡng thung lũng ruộng bậc thang dưới sườn núi trong bảng lảng mây bay, hay lấp lánh như dát bạc vào mùa đổ nước.
Tầm trung tuần tháng 7 là mùa lúa chín vàng. Vào ban đêm, nhìn về phía xa là thị trấn Tam Đường lung linh trong ánh đèn như như hàng nghìn đốm sao nhấp nháy.
Cũng nhờ vị trí và địa hình lý tưởng, bản Sì Thâu Chải được chọn là điểm trải nghiệm của các câu lạc bộ dù lượn khi mùa khô về. Nhiều đoàn leo núi cũng chọn nơi đây là điểm xuất phát trên hành trình chinh phục đỉnh Putaleng cao 3.049 m.

Trong 3 lựa chọn leo lên đỉnh Putaleng, cung khởi hành từ Sì Thầu Chải , kết thúc tại Tả Lèng trong 3 ngày 2 đêm, được cho là cung “khó nhưng gì cũng có”, có biển mây, có suối trong luồn lách xuyên rừng, cổ thụ rêu phong, địa y xanh rượt …
Đặc biệt, trong khoảng tháng 2, tháng 3, người leo núi sẽ được chiêu đãi những “bữa tiệc” mãn nhãn bởi hoa đỗ quyên nở rực trên các vạt rừng già.
Đến Sì Thâu Chải để nghe người già kể về sự tích đỉnh Hổ gầm; để chiêm ngưỡng thác nước Tác Tình như dải lụa trắng khổng lồ thướt tha thả mềm theo vách núi.
Truyền thuyết của đồng bào nơi đây kể rằng, Tác Tình được đặt tên thác nước bởi dân gian lưu truyền câu chuyện bi thương về tình yêu của đôi trai gái bị cha mẹ cấm đoán. Họ dẫn nhau trốn vào núi sâu, khi dân bản tìm thấy, họ đã chết bên nhau dưới chân thác nước.
Nếu may mắn, du khách sẽ được chứng kiến lễ Tủ Cải, nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành trong cuộc đời của người con trai Dao đầu bằng từ khi lên 9, hoặc đến 16 tuổi.
Theo anh Lù A Pao, chủ homestay Pao Bạch, người Dao đầu bằng quan niệm, người con trai trong dòng tộc thì phải được tổ tiên chứng nhận qua lễ Tủ Cải, để khi mất đi thì linh hồn được quy tụ về đất tổ. Ai thụ lễ mới được coi là người đủ tư cách gánh vác công việc trong dòng tộc, cộng đồng.
Đến Sì Thâu Chải những dịp lễ trọng để ngắm vẻ đẹp của các cô gái trong trang phục truyền thống và lý giải vì sao gọi là Dao đầu bằng, từ chiếc mũ đội đầu.
Trước đây, mũ được bện bằng chính suối tóc của người phụ nữ. Phần chóp mũ gắn khối kim loại hình chữ nhật, thường được chạm trổ bằng bạc, với họa tiết rất đẹp, có kết tua rua. Cuộc sống hiện nay đã có nhiều thay đổi, mũ có thể được kết bằng sợi chỉ nhuộm màu đen.
Trong bản đồ du lịch tỉnh Lai Châu, bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách bởi cảnh quan tự nhiên, sạch đẹp, con người gần gũi, thân thiện với thiên nhiên. Những ngôi nhà gỗ nằm hai bên lối đi lát đá, các bờ rào xếp đá bao quanh.
Mùa nào hoa cũng nở. Có10 gia đình tham gia mô hình homestay, các gia đình còn lại cùng cung cấp các sản phẩm đặc trưng bản địa, phục vụ nhu cầu lưu trú, thưởng thức ẩm thực của du khách.
Nếu yêu thiên nhiên và mong muốn những khoảnh khắc sống chậm, lên tới Tam Đường, bạn đừng nên bỏ qua Sì Thâu Chải nhé!

Veröffentlicht 29. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Lai Chau: Hu Co Xuan – Eine angesehene Person der Si La-Gemeinschaft – Lai Châu: Hù Cố Xuân – Người uy tín của cộng đồng Si La   Leave a comment

Lai Châu: Hù Cố Xuân – Người uy tín của cộng đồng Si La

Bà Hù Cố Xuân vừa là nghệ nhân, vừa là người già uy tín của tộc người Si Laxã Can Hồ, huyện Mường Tè (Lai Châu). Bà đóng góp rất nhiều vào việc bảo tồn, phát triển chung của đồng bào Si La trong nhiều năm qua. Hiện dù đã qua tuổi 70, song bà Xuân vẫn không ngừng cống hiến cho sự phát triển của dân tộc mình. 22°17′18.5″N 102°46′45″E
17/12/2023 – 14:28 https://nhandan.vn/lai-chau-hu-co-xuan-nguoi-uy-tin-cua-cong-dong-si-la-post787925.html

Đồng bào Si La ở Lai Châu sinh sống tập trung ở xã Can Hồ, huyện Mường Tè; dân số toàn tộc có gần 800 người. 22°17′18.5″N 102°46′45″E
Vốn là tộc người sống khép kín, trước đây người Si La sống hữu ngạn sông Đà, tách biệt với thế giới bên ngoài. Sau di chuyển tái định cư gần chục năm, cuộc sống của người Si La có nhiều thay đổi. Những nếp nhà khang trang, kiên cố thay cho nhà tranh vách gỗ, đường bê-tông sạch, đẹp dẫn đến mỗi gia đình, quan trọng hơn nữa là người Si La hiện đã sống hòa nhập, cởi mở với cộng đồng các dân tộc khác trên địa bàn.
Đón chúng tôi trong niềm phấn khởi, già bản Hù Cố Xuân-một người uy tín trong cộng đồng người Si La khoe, bà và người dân trong bản mới đi tham dự Ngày hội văn hóa các dân tộc dưới 10 nghìn người ở thành phố Lai Châu về, đông vui lắm, ở đó có nhiều dân tộc cũng ít người như Si La mình; đi rồi mới thấy, cuộc sống của người Si La mình giờ cũng tốt lên chẳng thua kém gì so với các dân tộc ít người khác…
Câu chuyện tưởng chừng chỉ là xã giao ban đầu của bà Hù Cố Xuân nhưng gợi lại một thời bà con xã Si La vượt sông Đà lên nơi ở mới. Khi đó là vào năm 2014, theo Chương trình tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu, người Si La phải nhường nơi ở đã gắn bó qua bao lớp người vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc. Bấy giờ nhiều người trong bản không muốn di chuyển, họ lo về nơi ở mới chẳng có đất sản xuất, chẳng biết làm ăn gì, rồi chỗ đó liệu rằng có tốt như nơi ở cũ không…
Sắp cận ngày di chuyển mà bà con chưa chịu đi, cùng với đó là những câu chuyện, thêu dệt, tuyên truyền như: „đêm qua con Hoẵng rừng về kêu thảm thiết, báo hiệu nếu đi là điềm gở…“. Có hộ còn mời thầy mo về cúng giải hạn xua đi những điều xấu, biết bao tin đồn làm cho bà con không có tâm trạng chuyển lên nơi tái định cư.
Chuyện người Si La còn do dự chưa yên tâm với cuộc sống tái định cư làm đau đầu các cấp chính quyền. Khi ấy, bằng tiếng nói của người uy tín, bà Xuân không ngại khó hằng ngày đến từng nhà vận động, nói chuyện, phân giải cái hay, cái lợi khi ổn cư, cùng những ưu tiên, chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho bà con dân tộc vùng đặc biệt khó khăn. Dần dần bà con cũng ưng cái bụng. Và tháng 11/2014, tộc người Si La bên kia sông Đà đã di chuyển an toàn lên nơi ở mới.
Không chỉ trong câu chuyện vượt Đà giang về vùng đất mới, trong tâm tưởng mỗi người Si La ở Can Hồ, bà Xuân còn rất nhiều đóng góp cho tộc người của họ. Bà vốn là cố giáo người Si La đầu tiên và cũng là nghệ nhân ưu tú nhất của người Si La được nhà nước công nhận.
Sinh ra và lớn lên tại bản Seo Hai, xã Can Hồ, từ nhỏ bà Xuân đã chứng kiến cảnh khó khăn thiệt thòi của đồng bào mình. Bởi người Si La từ lâu sống tách biệt bên kia sông Đà, không đường giao thông, không điện, không trường học. Sau này có các thầy giáo ở dưới xuôi hằng ngày bơi bè sang dạy chữ. Nhờ siêng năng học tập sau này bà Xuân trở thành cô giáo người Si La đầu tiên mang chữ về cho bản.
Cùng với việc dạy học, cô giáo Hù Cố Xuân luôn tích cực với mọi hoạt động của cộng đồng, đặc biệt trong việc bảo tồn, lưu giữ, truyền dạy văn hóa truyền thống, các điệu dân ca, dân vũ, các phong tục, tín ngưỡng, tập quán… của người Si La
Ông Lý Chà Khe năm nay tuổi xấp xỉ 80 mùa rẫy, không được học cái chữ nhiều, nhưng ông vẫn tự hào vì thời của ông ở bản có Hù Cố Xuân. Theo như lời của ông, không chỉ đi làm cô giáo dạy chữ cho con em đồng bào mình; cũng không cần kể về “chiến tích” của cô giáo Xuân đấu tranh với nạn nghiện và tái trồng cây thuốc phiện của người Si La trước đây, chỉ cần mỗi việc cô Xuân đưa văn hóa truyền thống của người Si La hòa nhập với văn hóa các dân tộc trong cả nước, cũng đủ để người Si La ở Can Hồ tự hào và cảm phục.
Cuộc sống kinh tế của bà con Si La tại nơi ở mới đã khá hơn nhưng những giá trị văn hóa tinh thần thì phải cần được lưu giữ. Bà Xuân luôn tâm nguyện phải để văn hóa Si La đến với mọi người, để mọi người hiểu hơn về dân tộc mình. Để làm được điều đó, bà Xuân xác định phải truyền dạy cho chính đồng bào mình trước. Và quả thật bà Xuân đã tập hợp lớp trẻ trong bản để truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ, những truyền thống văn hóa, tập tục, tín ngưỡng… Để tiện cho lớp trẻ học tập bà Xuân đã chuyển thể các phong tục trên thành các bài hát, các làn điệu dân ca, rồi cùng họ luyện tập diễn xướng.
Đều đặn các buổi tối, mọi người quây quần ở nhà văn hóa xem đội văn nghệ của bà Xuân biểu diễn. Trong các chương trình Liên hoan văn nghệ quần chúng của huyện, tỉnh; bà Xuân mạnh dạn đăng ký đưa đội văn nghệ Si La đi giao lưu. Như giọt nước thấm dẫn vào đất mỗi ngày, đội văn nghệ Si La tham gia nhiều chương trình liên hoan trong và ngoài tỉnh, đã giành được nhiều giải cao, người Si La cũng qua đó mà tự hào.
Với tình yêu văn hóa, muốn giữ hồn tộc người Si La cho mai sau, mỗi khi rảnh rang, bà Xuân lại lặn lội hàng trăm ki-lô-mét ra thành phố phối hợp với Bảo tàng tỉnh, Hội Văn học nghệ thuật để cùng biên soạn, xuất bản nhiều công trình văn hóa có giá trị về người Si La ở Lai Châu. Một trong những ghi nhận mà bà Xuân nhận được sau nhiều tháng năm cống hiến cho dân tộc mình là việc bà vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”.

Veröffentlicht 22. Dezember 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

70 Athleten nehmen an der Offroad-Motorrad-Rennmeisterschaft der Provinz Lai Chau teil am Nachmittag des 2. Dezember fand im Bezirk Tan Uyen – 70 vận động viên tranh tài tại Giải đua mô-tô địa hình tỉnh Lai Châu   Leave a comment

70 vận động viên tranh tài tại Giải đua mô-tô địa hình tỉnh Lai Châu

Chiều 2/12, tại huyện Tân Uyên (Lai Châu) đã diễn ra Giải đua mô-tô địa hình tỉnh Lai Châu lần thứ nhất năm 2023.
02/12/2023 – 15:33 https://nhandan.vn/70-van-dong-vien-tranh-tai-tai-giai-dua-mo-to-dia-hinh-tinh-lai-chau-post785557.html
Tham gia Giải đua có hơn 70 vận động viên, tham gia thi đấu ở 3 hạng: Phong trào, bán chuyên nghiệp và chuyên nghiệp.
Đối với hạng phong trào, các vận động viên sẽ đua 2 vòng (5km/vòng); hệ bán chuyên đua 3 vòng (5,5km/vòng) và hệ chuyên nghiệp đua 3 vòng (6km/vòng).
Giải nhận được sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các đơn vị: Ban Truyền hình Tiếng dân tộc VTV5 (Đài Truyền hình Việt Nam), Liên đoàn xe đạp-mô-tô thể thao Việt Nam, Câu lạc bộ mô-tô thể thao địa hình thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan của tỉnh Lai Châu
Đua xe mô-tô địa hình là môn thể thao mạo hiểm, phát triển nhanh chóng tại Việt Nam trong thời gian gần đây, đặc biệt là những cung đường đua gần gũi với thiên nhiên, mạo hiểm và thân thiện với môi trường, tạo ra nhiều cảm xúc cho các vận động viên và khán giả.
Tân Uyên là địa phương có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, kỳ thú, có tiềm năng và lợi thế lớn trong các hoạt động du lịch. Do đó huyện được tỉnh Lai Châu lựa chọn là địa điểm tổ chức Giải đua mô-tô địa hình lần đầu tiên của tỉnh.
Đây là hoạt động mới, mang tính đột phá, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình của địa phương, mang đến những trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn và kịch tính cho những người đam mê tốc độ. Ngoài tạo sân chơi cho các tay đua mô-tô, giải đấu được tổ chức, nhằm quảng bá với bạn bè trong nước, quốc tế về tiềm năng, thế mạnh du lịch, mở rộng hợp tác, giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch giữa huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế.
Giải đua chính thức khởi tranh vòng loại trong sáng cùng ngày, có 38 vận động viên đã lọt vào vòng bán kết ở cả 3 hạng thi. Chiều nay các vận động viên tiếp tục thi đấu ở các hạng thi để chọn ra 26 vận động viên vào vòng chung kết, sau đó các vận động viên sẽ tranh tài để tìm ra các nhà vô địch.

Veröffentlicht 5. Dezember 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Das erste offene Motorradrennturnier in Lai Chau wird voraussichtlich am 2. Dezember im Bezirk Tan Uyen stattfinden – Giải đua mô-tô địa hình Lai Châu mở rộng lần thứ nhất dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 2/12 tới đây tại địa bàn huyện Tân Uyên   Leave a comment

Sẽ diễn ra giải đua mô-tô địa hình Lai Châu lần thứ nhất

Giải đua mô-tô địa hình Lai Châu mở rộng lần thứ nhất dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 2/12 tới đây tại địa bàn huyện Tân Uyên
27/11/2023 – 18:36 https://nhandan.vn/se-dien-ra-giai-dua-mo-to-dia-hinh-lai-chau-lan-thu-nhat-post784694.html
28/11/2023 08:46 GMT+7 https://tuoitre.vn/sap-dien-ra-giai-dua-mo-to-dia-hinh-tinh-lai-chau-20231128075847844.htm
Giải do tỉnh Lai Châu, huyện Tân Uyên phối hợp kênh VTV5 (Đài Truyền hình Việt Nam) phối hợp tổ chức.
Theo đó, giải dự kiến có sự tham gia của 80 vận động viên là người Việt Nam và người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam. Vận động viên cao tuổi nhất hơn 50 tuổi; có thành phần vận động viên là người dân tộc thiểu số. Huyện Tân Uyên dự kiến có 5 vận động viên tham gia.
Đây là một trong những sự kiện diễn ra lần đầu tiên tại tỉnh Lai Châu, nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 20 năm chia tách, thành lập tỉnh Lai Châu (1/1/2004-1/1/2024) và 15 năm chia tách, thành lập huyện Tân Uyên (1/1/2009-1/1/2024).
Đây là sự kiện nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch, dịch vụ của địa phương tới đông đảo du khách và doanh nghiệp lữ hành; kết nối tour, tuyến với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong và ngoài tỉnh; kích cầu du lịch, phát triển kinh tế, xã hội.
Thông qua các hoạt động, Ban tổ chức mong muốn quảng bá, giới thiệu những nét đẹp, sự độc đáo trong văn hóa, phong tục tập quán truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Tân Uyên nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung, các sản phẩm địa phương, sản phẩm OCOP đã được công nhận…

Veröffentlicht 28. November 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Die vertrauten gewebten Bambuskörbe sind seit langem aus der Produktion und dem täglichen Leben der Tay-Leute in Ban Lien (Bac Ha, Lao Cai) verschwunden – Những người giữ nghề đan gùi tre trên núi   Leave a comment

Những người giữ nghề đan gùi tre trên núi

Những chiếc gùi bằng tre đan quen thuộc lâu nay vốn vắng bóng trong đời sống sản xuất, sinh hoạt của người Tày ở Bản Liền (Bắc Hà, Lào Cai) bởi sự xuất hiện của những đồ vật tiện dụng, rẻ và dễ mua hơn. Một số người dân ở thôn Bản Chợ, xã Bản Liền đã bảo nhau học lại cách đan gùi, địu, phổ biến những tính năng ưu việt của sản phẩm truyền thống này và cùng nhau giữ nghề. 22°31′22.6″N 104°24′25.4″E
05/08/2022 – 12:30 https://nhandan.vn/nhung-nguoi-giu-nghe-dan-gui-tre-tren-nui-post708919.html

Người Tày ở xã Bản Liền, ngoại trừ một số gia đình mới mở rộng sang làm du lịch nông nghiệp, làm homestay, dịch vụ…, phần lớn vẫn gắn bó với nghề nông như trồng chè, trồng cây lương thực, lúa nương, làm cốm, chăn nuôi…
Ông Lâm A Liên, thôn Bản Chợ, xã Bản Liền, một trong những người tìm học lại nghề đan gùi ở đây cho biết, chiếc gùi gắn bó với mọi hoạt động trong cuộc sống của người Tày, từ lên nương cắt lúa, gùi cỏ về cho trâu bỏ, đi hái củi, hái chè, gùi thóc… Tuy nhiên, những năm gần đây, gùi nhựa được bán rất nhiều ở khắp các chợ, giá rẻ hơn gùi tre, lại dễ sử dụng, thuận tiện, cho nên phần lớn người dân bỏ gùi tre, dùng gùi nhựa. “Chiếc gùi nhựa xuất hiện khắp nơi, tiện thì có tiện, nhưng không bảo quản nông sản được tốt như gùi tre truyền thống của chúng tôi. Hơn nữa, màu sắc màu mè, rực rỡ của gùi nhựa nhìn rất xấu, tôi nhìn mãi mà không quen, không giống với bản sắc vùng cao của chúng tôi chút nào”, ông Lâm A Liên nói.
Và thế là, ông Lâm A Liên cùng em trai và cháu mình tìm đến nhà những người già còn giữ nghề, học cách đan và mày mò tự làm: “Trước đây nhà nào cũng dùng gùi tự đan, nhà nào cũng có người biết đan. Bây giờ chỉ còn một số ít người già là còn nhớ cách đan. Tôi may mắn học được nghề đan từ ông chú trong nhà”.
Đan gùi tưởng không khó mà hoàn toàn không hề dễ dàng. Quy trình đan gùi bắt đầu từ khâu chọn tre, phải chọn rất kỹ. “Tre phải già, tre già thì chẻ ra sợi cứng, dễ gãy nhưng gùi mới bền. Tre non, mềm, dễ đan, dễ uốn nhưng lại nhanh hỏng gùi. Ống tre cũng phải chọn ống có lóng dài, vì các mắt tre cứng, dễ gãy và khó đan, khi đan cũng dễ bị hở mắt đan hơn”, ông Lâm A Liên chia sẻ.
Hai anh em ông Lâm A Liên và Lâm A Diện học đan gùi trong khoảng 1 năm. “Trước đây chúng tôi cũng biết đan sơ sơ, học nghề từ bố, bác và các chú trong nhà, nhưng cũng chỉ là đan đơn giản cho nhà dùng. Sau này học đan phải học thật kỹ, hết sức cẩn thận, vì xác định đan đẹp, đan chắc chắn, chiếc gùi phải tốt mới đem ra chợ bán được. Chiếc gùi đẹp và tốt sẽ được người ta lựa chọn nhiều hơn là chiếc gùi nhựa xấu xí”, ông Lâm A Diện nói.
Ban đầu học đan, hai ông thú nhận là cũng chưa được chuẩn lắm. Sau đó họ đi học hỏi thêm những người già trong thôn, rồi ra chợ xem thêm gùi đan của những người bán hàng hiếm hoi còn sót lại. “Sau khoảng 1 năm là chúng tôi đan thạo, đan đẹp, rồi mới mang ra chợ bán. Khi ra chợ thấy giỏ của người ta đan đẹp cũng đến xem, học hỏi cách để sửa sản phẩm của mình”, ông Liên kể.
Giờ đây, tuy chưa nhiều, nhưng một số thanh niên ở thôn Bản Chợ, xã Bản Liền đã bắt đầu chú ý và học cách đan gùi truyền thống từ các bậc cha chú của mình. Nghề đan gùi tre ở đây khá đặc biệt, chủ yếu là những người đàn ông trong thôn làm, từ khâu tìm tre, chặt tre, vót nan cho đến đan gùi, hong bếp.
Anh Lâm A Nâng, thôn Đội 3, cháu ông Lâm A Liên cho biết, đan gùi khó nhất là phần đáy. Khi đan đáy phải quay vòng sợi nan nhiều lần thì đáy giỏ mới chắc được. Ngoài ra, phần thân giỏ, bên cạnh việc phải vót sợi nan cho thật đều, xếp mũi đan thật khít, thì sau mỗi một lượt mũi đan lại có một lượt mũi “khóa”, giúp cho sợi nan vững chắc, không xô lệch, không tuột. Mỗi ngày, một người đan thạo có thể làm được một chiếc gùi. Gùi đan xong phải gác lên trên bếp củi hong khói cho bền. Người mua mua gùi về cũng gác tiếp lên bếp củi nhà mình.
Người Tày ở Bản Liền khá tự hào về sản phẩm truyền thống của mình. Gùi người Tày khác với gùi của người H’Mông. Gùi của người H’Mông miệng vuông sắc cạnh, gùi của người Tày bo tròn đều, để đan được sao cho miệng gùi tròn cũng rất khó. “Chúng tôi đan gùi theo từng mục đích sử dụng. Chẳng hạn như gùi đựng thóc thì phải đan khít, kín. Gùi đựng chè hái từ trên nương chè về lại phải đan thưa, thoáng để chè không bị nóng, bí, hấp hơi. Gùi nhựa đựng chè dễ bị hỏng do nóng, búp chè bị “hầm” chín. Gùi tre thông thoáng, đựng chè hay nông sản, cỏ đều giữ được độ tươi mới”, anh Lâm A Nâng chia sẻ.
Hai năm trở lại đây, dự án của Trung tâm Phát triển kinh tế nông thôn (CRED) vào hỗ trợ người dân Bản Liền giữ nghề đan truyền thống, giúp về kinh phí và đào tạo nghề.
Những người “lội ngược dòng” như ông Lâm A Diện, Lâm A Liên thấy phấn khởi và đầy hy vọng vào tương lai: “Hiện tại chúng tôi đan túc tắc đem ra chợ bán cũng được. Sắp tới, khi du lịch mở rộng hơn ở Bản Liền, anh em chúng tôi dự kiến sẽ mở dịch vụ trải nghiệm đan gùi, giỏ tre cho khách, và làm các loại giỏ tre đan dưới dạng sản phẩm du lịch để bán cho du khách”, ông Lâm A Liên hồ hởi nói.
Sự trở lại của những sản phẩm truyền thống với tính năng ưu việt sẽ thực sự hữu ích khi chúng gắn bó và giúp người dân sinh lợi. Khi những chiếc gùi tre đan truyền thống của thôn Bản Chợ được du khách biết đến nhiều hơn, chúng sẽ có tên trên “bản đồ đặc sản” của du lịch Bắc Hà, cùng với cốm Na Lo, rượu ngô Hồng Mi Bản Phố, chè Bản Liền…

Veröffentlicht 5. August 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Anhaltender Starkregen richtete in einigen Ortschaften große Schäden an – Mưa lớn kéo dài gây nhiều thiệt hại tại một số địa phương   Leave a comment

Mưa lớn kéo dài gây nhiều thiệt hại tại một số địa phương

Tại các tỉnh Điện Biên, Bình Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau mưa lớn đã làm 10 nhà bị hư hỏng, 1.059 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; 36m đường giao thông bị sạt lở với tổng khối lượng khoảng 7.550m3.
22-05-2022, 11:52 https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/mua-lon-keo-dai-gay-nhieu-thiet-hai-tai-mot-so-dia-phuong-698239/

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai cho biết, mưa lớn từ ngày 18-22/5 đã gây nhiều thiệt hại tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Bình Thuận, Lâm Đồng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại tỉnh Lai Châu, nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh tiếp tục xuất hiện các điểm sạt lở ta-luy dương, đá rơi, gây ách tắc giao thông cục bộ.
Cụ thể, tại Km 17+340, tỉnh lộ 129, thuộc địa phận bản Can Tỷ 2, xã Ma Quai, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) đã xảy ra sạt lở đá ta luy dương, gây tắc đường cục bộ trên tuyến từ thành phố Lai Châu đi huyện Sìn Hồ.
Tại hiện trường sạt lở ghi nhận nhiều tảng đá lớn có trọng lượng lên đến vài tấn án ngữ trên mặt đường, phía dưới đường là nhà của một số hộ dân sinh sống.
Tại Km 84+180, tỉnh lộ 127, thuộc địa phận bản Nậm Thu, xã Kan Hồ, huyện Mường Tè (Lai Châu) cũng xuất hiện sạt lở ta luy dương, với khối lượng hàng chục m3 đất, đá cùng cây cối, gây ách tắc giao thông giữa huyện Nậm Nhùn và huyện Mường Tè. Rất may, khi xảy ra sạt lở, các vị trí không có phương tiện giao thông qua lại nên không gây thiệt hại về người.
Tại huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, mưa lớn đã làm 200 ha lúa mới gieo sạ bị ngập, trôi 100ha giống đang sạ, sạt lở 100m đường giao thông nội đồng, sập 1 cống, sạt lở 100m bờ bao, 32m bờ rào.
Mưa lớn xảy ra chiều 21/5 trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh đã làm 4 tuyến đường bị ngập sâu khoảng 0,30m khiến nhiều phương tiện giao thông bị chết máy.
Tại các tỉnh Điện Biên, Bình Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau mưa lớn đã làm 10 nhà bị hư hỏng, 1.059 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; 36m đường giao thông bị sạt lở với tổng khối lượng khoảng 7.550m3; 1 cầu bị hư hỏng.
Ước tính tổng thiệt hại do mưa lớn gây ra tại các địa phương khoảng trên 2 tỷ đồng.
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền các địa phương huy động lực lượng khắc phục sơ bộ tình hình thiệt hại để ổn định cuộc sống, chỉ đạo tổ chức cắm biển cảnh báo hạn chế người dân đi qua khu vực bị ngập lụt, sạt lở.
Để tiếp tục chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết phức tạp trong thời gian tới, đồng thời tổ chức khắc phục hậu quả thiên tai, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tổ chức thực hiện theo Công văn số 272/VPTT ngày 20/5 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai; trong đó tập trung theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo; chủ động sẵn sàng phương án ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.
Hồ thủy lợi Dầu Tiếng theo dõi sát tình hình dòng chảy đến hồ, thường xuyên thông tin cảnh báo khi xả nước, tránh tăng đột ngột ảnh hưởng khu vực hạ du.
Các tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long theo dõi sát tình hình dòng chảy thượng nguồn sông Mekong để chủ động ứng phó và điều chỉnh sản xuất phù hợp.
Các địa phương trên tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Veröffentlicht 22. Mai 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Eröffnung der Lai Chau Tourismus-Kultur-Woche im Jahr 2022 – Khai mạc Tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu năm 2022   Leave a comment

Khai mạc Tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu năm 2022

Tối 15/4, tại Quảng trường Nhân dân tỉnh Lai Châu, diễn ra lễ khai mạc Tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu năm 2022.
15-04-2022, 23:17 https://nhandan.vn/tin-tuc-du-lich/khai-mac-tuan-du-lich-van-hoa-lai-chau-nam-2022-693335/
Dự lễ khai mạc có lãnh đạo 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng gồm: Lai Châu, Phú Thọ, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La và Yên Bái, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; lãnh đạo tỉnh Phông Sa Lỳ (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào); Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); đại diện các công ty du lịch, lữ hành trong và ngoài nước cùng đông đảo đồng bào các dân tộc địa phương.
Với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”, chương trình nghệ thuật khai mạc Tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu giúp người xem hiểu được những giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng 20 dân tộc Lai Châu; hiểu được tiềm năng, thế mạnh và các sản phẩm du lịch của vùng đất đầy bí ẩn ở ven trời Tây Bắc; nơi được đất và trời ưu ái ban tặng vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên với dãy núi Hoàng Liên Sơn đứng đầu trong “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam. Đặc biệt, Lai Châu còn là nơi sở hữu 6/10 đỉnh núi cao và hùng vĩ nhất Việt Nam…
Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lai Châu nhấn mạnh: Năm 2022 sẽ là bước đà mới để du lịch Lai Châu phát triển trong bối cảnh bình thường mới, mở ra giai đoạn bứt phá để địa phương từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu du lịch tỉnh trên bản đồ du lịch Việt Nam. Sự kiện sẽ thúc đẩy sâu hơn về hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh miền đất, văn hóa, con người Lai Châu; góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn”, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết 08 bộ Chính trị đề ra.
Ngay sau khai mạc là chương trình diễn diễu, biểu diễn đường phố với sự tham gia của hơn 500 diễn viên, nghệ nhân đến từ 8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh với các thành phần dân tộc khác nhau. Chương trình được đan cài giữa yếu tố nghệ thuật dân gian, nghệ thuật đương đại với các hiệu ứng hiện đại về sân khấu, âm thanh, ánh sáng, mang đến cho nhân dân và du khách những ấn tượng mạnh mẽ về một Lai Châu đa sắc màu luôn là vùng đất bí ẩn đầy hấp dẫn để du khách đến khám phá và trải nghiệm…

Tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu năm 2022 sẽ diễn ra đến hết ngày 17/4.

Veröffentlicht 15. April 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Fall F0 tauchte in der Gemeinde auf, mehr als 4.000 Muong-Te-Schüler gingen nicht mehr zum Unterricht – Xuất hiện ca F0 trong cộng đồng, hơn 4.000 học sinh Mường Tè tạm dừng đến lớp – Lai Châu   Leave a comment

Xuất hiện ca F0 trong cộng đồng, hơn 4.000 học sinh Mường Tè tạm dừng đến lớp

Der 41. Covid-19-Patient beim vierten Ausbruch in Lai Chau kehrte aus Hanoi zurück und hatte einen komplizierten Reise- und Kontaktplan vor Ort.
Bệnh nhân Covid-19 thứ 41 trong đợt dịch thứ tư tại Lai Châu về từ Hà Nội và có lịch trình di chuyển, tiếp xúc phức tạp tại địa phương.
13-12-2021, 11:39 https://nhandan.vn/tin-tuc-giao-duc/xuat-hien-ca-f0-trong-cong-dong-hon-4-000-hoc-sinh-muong-te-tam-dung-den-lop-678002/
Cơ quan chức năng khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng nhằm truy vết các trường hợp liên quan ca bệnh.
Cơ quan chức năng khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng nhằm truy vết các trường hợp liên quan ca bệnh.Theo điều tra yếu tố dịch tễ của cơ quan chức năng địa phương, ngày 8/12, công dân L.T.L di chuyển từ Hà Nội về huyện Mường Tè (Lai Châu) bằng xe khách, về đến thị trấn Mường Tè sáng 9/12. Đến ngày 12/12, công dân được lấy mẫu xét nghiệm nhanh và mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR đều cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Bệnh nhân số 41 có mã số: 1415548, sinh năm 1992, thường trú tại khu phố 7, thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Bệnh nhân đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 và về từ ký túc xá Trường đại học Y Hà Nội.
Trước diễn biến phức tạp về quá trình di chuyển và tiếp xúc của ca bệnh, đến đầu giờ sáng 13/12, cơ quan y tế địa phương đã truy vết được gần 40 trường hợp F1 tiếp xúc gần và hàng trăm trường hợp F2. Để phục vụ cho công tác truy vết, bóc tách các trường hợp tiếp xúc ra khỏi khỏi cộng đồng, ngành giáo dục và đào tạo địa phương đã chỉ đạo một số đơn vị trường tạm thời nghỉ học cho đến khi có thông báo mới.
Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Tè Tống Thanh Sơn cho biết: Hiện nay trên địa bàn có 14 trường có các ca liên quan đến bệnh nhân số 41, trong đó có gần 4.000 học sinh, thuộc 9 đơn vị trường tại xã Ka Lăng, Bum Tở và thị trấn huyện Mường Tè tạm thời nghỉ học. Các đơn vị trường đã truy vết được gần 630 trường hợp F1, F2 là cán bộ, giáo viên, người lao động và học sinh. Trong thời gian nghỉ học, các trường ở thị trấn sẽ tiếp tục giao bài cho học sinh để ôn tập. Còn các trường không có các ca liên quan đến yếu tố dịch tễ, thì vẫn hoạt động bình thường, bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch.
Lãnh đạo Ban Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 huyện Mường Tè cho biết, hiện nay địa phương đã tạm dừng các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu và đang tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng thông báo khẩn tìm người đến các địa điểm có liên quan đến ca bệnh để được tư vấn, hỗ trợ và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Đồng thời, huyện huy động tối đa các lực lượng khẩn trương điều tra, truy vết triệt các trường hợp tiếp xúc gần liên quan đến ca bệnh; quán triệt các cơ sở cách ly tập trung, cơ sở y tế tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cách ly, điều trị, quản lý, giám sát chặt chẽ, không để lây nhiễm chéo tại cơ sở điều trị, cơ sở cách ly.

Veröffentlicht 13. Dezember 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Stromversorgung für 140 H’Mong-Haushalte in Tua Sin Chai – Cấp điện cho 140 hộ dân tộc H’Mông ở Tủa Sín Chải   Leave a comment

Cấp điện cho 140 hộ dân tộc H’Mông ở Tủa Sín Chải

Sáng 29/8, Công ty Điện lực Lai Châu tổ chức lễ đóng điện, đưa điện lưới quốc gia đến với 140 hộ đồng bào dân tộc H’Mông ở 2 bản Tìa KhíPhi Én, thuộc xã Tủa Sín Chải, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
29-08-2021, 12:25 https://nhandan.vn/dan-toc-mien-nui/cap-dien-cho-140-ho-dan-toc-hmong-o-tua-sin-chai-662217/
-Lễ đóng điện tại bản Tìa Khí, xã Tủa Sín Chải, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, sáng 29/8.
Lễ đóng điện tại bản Tìa Khí, xã Tủa Sín Chải, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, sáng 29.8.Việc đóng điện cho bản Tìa Khí, Phi Én cấp điện cho 140 hộ dân ở đây có ý nghĩa to lớn, góp phần giúp bà con ổn định cuộc sống lâu dài.
Đây là dự án cấp điện lưới quốc gia cho các thôn, bản chưa có điện tỉnh Lai Châu. Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, được Bộ Công thương phê duyệt năm 2013 và bắt đầu triển khai thi công từ năm 2014.
Mục tiêu của dự án là xây dựng hơn 325km đường dây 35kV; hơn 152km đường dây 0,4kV; 115 trạm biến áp, cấp điện cho hơn 7.700 hộ dân trên địa bàn toàn tỉnh Lai Châu.
Theo kế hoạch, dự án sẽ kết thúc vào cuối năm 2021.
Tại xã Tủa Sín Chải, dự án đã đầu tư xây dựng 23,6km đường dây 35kV; 16,7km đường dây 0,4kV với 6 trạm biến áp cấp điện cho 522 hộ dân thuộc 10 bản: Tìa Khí, Phi Én, Khu Chu Phìn, Ha Vu Chứ, Chin Chu Phìn, Háng Lìa, Hồng Thứ, Tìa Chí Lư, Thành Chử, Thà Giàng Phô.
Trước đó, cũng thuộc dự án này, Công ty Điện lực Lai Châu cũng đã đóng điện cho 73 hộ dân tộc H’Mông ở bản Ca Xin Chải, xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ.

Veröffentlicht 29. August 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

März – Monat der weiße Berghänge – Tháng 3 – triền núi trắng hoa trẩu   Leave a comment

Tháng 3triền núi trắng hoa trẩu

Nhiều triền núi tháng 3 đang trắng xóa hoa trẩu như dọc đường đi Phong Thổ (Lai Châu), hay dọc tuyến đường qua Bảo Lạc, Nguyên Bình (Cao Bằng), Si Ma Cai, Bát Xát (Lào Cai)… Du khách đừng ngại ngần lên thăm vùng biên khi mà đã hết mùa hoa đào, đã nhạt mùa hoa mận hoa lê, bởi biên giới đã có hoa trẩu.
18-03-2021 15:09 https://nhandan.com.vn/hanh-trinh-kham-pha/thang-3-trien-nui-trang-hoa-trau-638898/
Cây trẩu khá đa dạng về chủng loại, gần như mỗi vùng đều có những loại trẩu khác nhau. Cùng là những bông hoa cánh đơn, nhưng có nơi có đài hoa trẩu phớt hồng, có nơi đài hoa trẩu ngả màu tím, có nơi hoa mọc đơn, có nơi mọc thành chùm… Có nơi nhìn xa thì thấy trắng xóa một vùng, nhưng lại có nơi hoa trẩu ánh lên màu tím nhạt trong nắng. Có bông hoa năm cánh, có bông hoa lại có tới bảy, tám cánh.
Thường thì ở vùng núi phía Bắc, giống trẩu (trẩu nhăn, Vernicia Montana) và giống trẩu trơn (Vernicia fordii) là phổ biến hơn cả. Nhưng cũng có lúc người ta vẫn bắt gặp những cây hoa trẩu giống như giống Vernicia Cordata – loài hoa phân bố ở Nhật Bản nhiều hơn.
Cây trẩu ưa ẩm, ưa ánh sáng, nhưng cứ vào mùa là nở rộ, và gần như năm nào, những cung đường núi cũng có cái màu trắng rạng rỡ ấy, bất chấp mọi khắc nghiệt thời tiết.

Veröffentlicht 19. März 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Da die Temperatur weiter sinkt wurden mehr als 130 Schulen in der Provinz Lai Chau geschlossen – Nhiều trường cho học sinh nghỉ học vì rét đậm, rét hại – Fast 55.000 Schüler in Dien Bien haben die Schule verlassen um Erkältung zu vermeiden – Gần 55 nghìn học sinh ở Điện Biên nghỉ học tránh rét   Leave a comment

Nhiều trường cho học sinh nghỉ học vì rét đậm, rét hại

Ngày 10-1, tại tỉnh biên giới Lai Châu nền nhiệt tiếp tục giảm sâu, nhiệt độ trung bình giao động từ 5 – 7 độ C. Một số nơi vùng núi có độ cao trên 1.500 m nhiệt độ đã giảm xuống còn 1 độ C, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Do nhiệt độ tiếp tục giảm nên đã có hơn 130 trường học trên địa bàn tỉnh Lai Châu được bố trí lịch nghỉ học ngày 11-1.
10-01-2021, 19:47 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-giao-duc/nhieu-truong-cho-hoc-sinh-nghi-hoc-vi-ret-dam-ret-hai-631340/
Theo đó, tính đến 16 giờ 30 phút chiều 10-1 đã có 132 trường học trên địa bàn tại tám huyện, thành phố là Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên và thành phố Lai Châu bố trí cho học sinh nghỉ học do rét đậm, rét hại; trong đó, có 59 trường mầm non, 40 trường tiểu học, 32 trường THCS và một trường THPT.
Ông Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu cho biết: Sở đã yêu cầu các đơn vị quản lý giáo dục và các trường học chủ động kiểm tra, sửa chữa cơ sở vật chất trường, lớp, bảo đảm cho việc dạy và học. Cán bộ y tế các nhà trường tăng cường thuốc và thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho học sinh. Nếu tổ chức lịch học phải hạn chế tổ chức hoạt động ngoài trời, bảo đảm sức khỏe cho học sinh trong những ngày rét đậm, rét hại.
Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu đã có đã có công văn chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục trên địa bàn tăng cường các biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại, bảo đảm sức khỏe cho học sinh. Công văn yêu cầu các đơn vị, trường học căn cứ vào tình hình thời tiết tại địa phương và chất lượng trường, lớp học chủ động, linh hoạt, bố trí lịch học phù hợp, cũng như quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt.
Sau rét đậm, rét hại, căn cứ vào điều kiện cụ thể, các đơn vị, trường học bố trí việc dạy và học bù phù hợp, bảo đảm kế hoạch thời gian năm học và không dạy dồn tiết, cắt xén chương trình.
Đối với các nhà trường có học sinh bán trú, thầy cô giáo có nhiệm vụ kiểm tra, rà soát, bổ sung chăn, áo ấm cho học sinh; chỗ ngủ bảo đảm kín và ấm áp. Các trường mầm non, tiểu học phải có nước ấm để phục vụ, chăm sóc các cháu; đồng thời bảo đảm chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn hợp lý trong những ngày rét đậm, rét hại.

Gần 55 nghìn học sinh ở Điện Biên nghỉ học tránh rét
Theo thống kê trong sáng 11-1, toàn tỉnh Điện Biên có 5/10 huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên cho gần 55.000 học sinh ở 130 trường thuộc các cấp mầm non, tiểu học, THCS tạm thời nghỉ học tránh rét.
11-01-2021, 14:34 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-giao-duc/gan-55-nghin-hoc-sinh-o-dien-bien-nghi-hoc-tranh-ret-631408/
Trong đó, hai huyện là Tủa Chùa và Điện Biên Đông cho toàn bộ học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS nghỉ học; huyện Tuần Giáo có 13 trường mầm non, 14 trường tiểu học, 5 trường THCS cho học sinh nghỉ học; huyện Mường Chà có 7 trường mầm non, tiểu học, THCS thuộc hai xã Sá Tổng, Huổi Mý cho học sinh nghỉ học; huyện Nậm Pồ có ba trường mầm non và THCS cho học sinh nghỉ học. Với các huyện khác, như: Điện Biên, Mường Ảng, thị xã Mường Lay và khu vực thành phố khác, nhiều phụ huynh đã chủ động cho con em nghỉ học tránh rét.
Tại Điện Biên, sáng 11-1 trời rét đậm, rét hại kèm mưa. Nhiệt độ trung bình tại các địa bàn dưới 7 độ C, nhiều nơi núi cao, như: Xa Dung, Phình Giàng (huyện Điện Biên Đông); Sín Chải, Trung Thu, Lao Xả Phình (huyện Tủa Chùa); Pa Ham, Huổi Mý (Mường Chà) nhiệt độ giảm dưới 2 độ C.
Theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên về việc cho học sinh nghỉ khi rét đậm rét hại, 10 Phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị xã, thành phố đã có công văn gửi các đơn vị trường học trực thuộc yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống rét cho học sinh.
Trao đổi với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên, được biết, dù Phòng đã thông báo nghỉ học, song nhiều học sinh diện bán trú vẫn đến trường. Do vậy, để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, các trường vẫn tổ chức nấu ăn, chăm sóc và quản lý các em.
Thầy Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tủa Chùa, cho biết: Toàn huyện có 37 trường, với hơn 18 nghìn học sinh ba cấp: Mầm non, tiểu học, THCS. Với các trường mầm non, 100% học sinh được bố mẹ cho ở nhà; cấp tiểu học, THCS thì nhiều em học sinh bán trú vẫn đến trường. Do vậy, Phòng đã chỉ đạo các trường có học sinh bán trú phải tổ chức nấu ăn, bảo đảm các điều kiện tránh rét; dù không tổ chức học tập trên lớp, song Phòng yêu cầu các trường phải đặc biệt coi trọng quản lý, chăm sóc học sinh tại phòng ở.
Cũng là địa bàn thông báo cho 100% học sinh nghỉ học từ sáng 11-1, song theo ghi nhận của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông, rất nhiều học sinh vẫn đến trường, đặc biệt là các trường có học sinh bán trú ở các xã: Xa Dung, Phì Nhừ, Háng Lìa, Tìa Dình… Ngay trong sáng 11-1, Phòng Giáo dục và Đào tạo Điện Biên Đông đã thành lập ba đoàn về 100% số trường (51 trường) kiểm tra công tác chuẩn bị phòng, chống rét và công tác chăm sóc học sinh.
Nhằm bảo đảm giữ ấm cho học sinh, thầy, cô giáo ở các huyện vùng cao, như: Nậm Pồ, Tủa Chùa, Điện Biên Đông phải huy động toàn bộ chăn để học sinh khoác hoặc đốt lửa sưởi theo từng nhóm.
Trước đó, theo Công văn số 2697/SGDĐT-VP ngày 15-12-2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên đã thông báo các trường trên địa bàn tỉnh chủ động phòng, chống và ứng phó với không khí lạnh, rét đậm, rét hại. Hiệu trưởng các trường được phép quyết định cho học sinh nghỉ học nếu nhiệt độ dưới 7 độ C đối với các cấp mầm non, tiểu học và THCS; dưới 4 độ C với học sinh THPT. Trường hợp học sinh vẫn đến trường, nhà trường phải bố trí cho học sinh vào phòng ấm, bảo đảm phòng bán trú và quản lý đến khi phụ huynh đón về, không để học sinh đứng ở ngoài cổng trường và không tổ chức hoạt động tập trung học sinh ngoài trời.

Veröffentlicht 11. Januar 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Aufbau einer drogenfreien Gemeinde im Hochland von Lai Chau – Xây dựng xã không ma túy ở vùng cao Lai Châu   Leave a comment

Xây dựng xã không ma túy ở vùng cao Lai Châu

Để kịp thời ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi cộng đồng thì việc “xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy” có vai trò quan trọng; vừa huy động mạnh mẽ sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương và sức mạnh tổng hợp toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh vô hiệu hóa tội phạm, tệ nạn xã hội liên quan đến ma túy.
03/06/2020, 06:36 https://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/44714302-xay-dung-xa-khong-ma-tuy-o-vung-cao-lai-chau.html
Bản Mao Sa Phìn, xã Xà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ nằm trên trục đường chính tỉnh lộ lớn, là cửa ngõ giao thương giữa ba vùng của huyện Sìn Hồ. Bản này có vị trí rất thuận lợi về giao thông, lại được thiên nhiên ưu ái về khí hậu và thổ nhưỡng. Người dân ở bản này có sự ngụ cư của nhiều vùng và dân tộc khác nhau nên rất phức tạp về an ninh trật tự, nhất là tệ nạn mua bán, tàng trữ sử dụng chất ma túy.
Bà Nguyễn Thị Thìn, một người dân lên định cư ở bản Mao Sa Phìn, xã Xà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ (22°18′35.4″N 103°14′19.9″E) cho biết, trước đây, bản này nhiều người nghiện lắm, trộm cắp xảy ra liên tục; chính quyền địa phương rất vất vả, nhiều khi xuống tuyên truyền ở những nhà có người nghiện họ còn đuổi và chửi bới đấy. Ba năm lại đây cán bộ công an, rồi chính quyền địa phương sát sao về địa bàn tăng cường tuyên truyền cai nghiện ma tuý, dân bản cũng đã chấp hành, những người nghiện thì chấp hành đi cai, rồi uống thuốc methadone nên trộm cắp không còn, an ninh ổn định; cuộc sống bà con dân bản cũng yên ổn hơn.
Với một xã vùng cao vốn là địa bàn trọng điểm về tệ nạn ma túy; dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông. Trước đây, tình trạng nghiện hút, buôn bán, tái trồng cây thuốc phiện diễn biến rất phức tạp. Số người nghiện luôn ở mức cao, hằng năm còn có tình trạng người dân lén lút trồng cây thuốc phiện trên các rẻo đồi cao. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ban ngành mà nòng cốt là lực lượng công an nhân dân xuống tận từng ngõ, gõ từng nhà tuyên truyền mà đến nay tệ nạn ma túy đã được kiểm soát.
Trung tá Lò Văn Xương, Trưởng Công an xã Xà Dề Phìn, huyện Sìn hồ (Lai Châu) tâm sự, thực tế là từ khi chuyển về xã, chúng tôi đã thường xuyên xuống từng nhà, từng hộ để tuyên truyền vận động bà con nhân dân là nêu cao tinh thần cảnh giác, tố giác tội phạm, tự bảo vệ tài sản và nêu cao tinh thần phòng chống ma túy, phát hiện những trường hợp lạ, đối tượng có dấu hiệu mua bán ma túy trên địa bàn. Qua quá trình triển khai như vậy, với phương châm mưa dầm thấm lâu thì sự gia tăng của tội phạm cũng được kiềm chế, các con nghiện cũng được đưa đi cai nghiện và đến giờ thì tội phạm ma túy đã được kiểm soát chặt chẽ.

Hiện số người nghiện ở xã Xà Dề Phìn chỉ còn 14 ngườitrong ba năm trở lại đây không phát sinh người nghiện mới, không còn đối tượng mua bán, tàng trữ chất ma túy. So với hàng chục vụ vi phạm về tệ nạn ma túy mỗi năm như trước đây thì đó là một kết quả đáng khích lệ của Xà Dề Phìn. Sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng công an đã phối hợp cử cán bộ phụ trách từng bản, từng gia đình có người nghiện để động viên giúp đỡ người nghiện cai nghiện ma túy. Đồng thời nắm bắt, sàng lọc và đấu tranh với các đối tượng buôn bán ma túy. Nhờ vậy mà người dân tin tưởng tham gia phòng ngừa và đấu tranh vô hiệu hóa tệ nạn ma túy.
Ông Sùng A Dờ, Bí thư Đảng ủy xã Xà Dề Phìn, khẳng định, qua thời gian, công an chính quy về xã với nghiệp vụ, chuyên môn đã tham mưu cho Đảng ủy là xây dựng những kế hoạch, tổ chức phối hợp tuyên truyền về ma túy với người dân. Thực tế hiện nay cho thấy, bài học kinh nghiệm là phải bám cơ sở. Chúng tôi đã cử các cán bộ phối hợp cùng công an chính quy phụ trách từng bản. Mỗi cán bộ đảng viên được giao phụ trách giúp đỡ từng hộ có gia đình người nghiện để vừa giúp đỡ, vừa nắm bắt tâm tư nguyện vọng, đồng thời tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức tự giác tố giác tội phạm, không để sót thông tin. Nhờ vậy đã triệt để nguồn cung, từ đó giúp những người nghiện đi uống thuốc methadone. Đến hiện tại, đã ba năm nay xã không phát sinh người nghiện, không còn tội pham mua bán ma túy.
Tệ nạn ma túy vẫn diễn biến phức tạp tại huyện biên giới vùng cao Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Chỉ tính sáu tháng đầu năm 2020, công an huyện Sìn Hồ đã bắt 22 vụ với 27 đối tượng liên quan đến ma túy. Mặc dù Sìn Hồ đã xây dựng được 7/22 xã không còn tệ nạn ma túy, song việc tiếp tục đẩy lùi tệ nạn ma túy vẫn được xác định là vấn đề thường xuyên, liên tục đối với huyện biên giới nghèo này. Việc đẩy lùi tệ nạn ma túy đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành và có đẩy lùi tệ nạn trên ra khỏi cộng đồng thì người dân mới yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Veröffentlicht 3. Juni 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Lichtblick bei der Lösung von Sicherheitslücken in Lai Chau – Điểm sáng giải quyết điểm nóng an ninh trật tự ở Lai Châu   Leave a comment

Điểm sáng giải quyết điểm nóng an ninh trật tự ở Lai Châu

Trước đây xã Bum Tở, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu là địa bàn tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định về an ninh trật tự; tệ nạn ma túy diễn biến phức tạp, hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để tuyên truyền đạo trái pháp luật diễn biến khó lường. Nhờ xác định địa bàn trọng điểm và xử lý tốt điểm nóng, đến nay Bum Tở đã có sự chuyển biến tích cực.
22/05/2020, 09:13 https://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/44566102-diem-sang-giai-quyet-diem-nong-an-ninh-trat-tu-o-lai-chau.html
Với đặc thù dân số chủ yếu là đồng bào La Hủ, một dân tộc đặc biệt khó khăn chỉ có ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin và thiếu hiểu biết của bà con lôi kéo, dụ dỗ người dân tuyên truyền đạo trái pháp luật, di dịch cư tự do…
Ông Vàng Mò Giá, ở bản Phìn Khò, xã Bum Tở nhờ được sự tuyên truyền vận động của cán bộ huyện mà may mắn thoát chết. Bản thân bị bệnh nặng nhưng không đến cơ sở y tế chạy chữa mà ở nhà cầu nguyện theo tín ngưỡng của đạo lạ Xè A. Chỉ đến khi chính quyền các cấp đến vận động gia đình đưa ra viên cứu chữa ông Giá mới thoát khỏi bạo bệnh. Nhớ về những ngày đau ốm đó ông Giá như vẫn còn ám ảnh, ông cho biết: Ban đầu vì nghe kẻ xấu dụ dỗ đi theo đạo Xè A, chỉ việc đọc kinh cầu nguyện sẽ không phải làm gì cũng có sức khỏe tốt, cuộc sống no đủ… Nhưng đến khi bị bệnh, cầu nguyện mãi mà không khỏi, khi đến viện các bác sĩ bảo bị bệnh lao chỉ cần để chậm thêm nữa là chết, không những thế còn có nguy cơ cao lây sang cả vợ con, người thân trong gia đình cũng như dân bản. Giờ nghĩ lại, nếu không nghe cán bộ khuyên, không đi viện chắc chết rồi.
Cũng với việc nghe theo kẻ xấu theo đạo trái pháp luật, do phong tục tập quán, sự thiếu hiểu biết, những năm trước, cộng đồng người La Hủ ở Bum Tở còn rất phức tạp về vấn đề nghiện hút, nghiện rượu, mất an ninh trật tự… Theo anh Phùng Vạ Hừ, một người dân ở bản Phìn Khò, xã Bum Tở, mấy năm trở về trước thì tệ nạn ma túy ở bản rất phức tạp, nhiều người dân trong nhà không còn thứ gì đáng giá. Tình trạng người dân say sưa triền miên, lười lao động, trông chờ ỉ lại, cãi vã mất đoàn kết diễn ra thường xuyên. Hiện tại mọi thứ đã tốt hơn rất nhiều, cuộc sống của bản cũng nhờ đó mà ổn định hơn.

Theo đánh giá của chính quyền các cấp, từ cuối 2017, nhờ sự vào cuộc của các ngành, các cấp và mới đây là sự vào cuộc của lực lượng công an chính quy trong việc tuyên truyền, vận động và đấu tranh các loại tội phạm, đến nay tình hình an ninh trật tự ở các bản của xã Bum Tở đã có chuyển biến tích cực. Tất cả các hộ dân theo đạo trái pháp luật đã bỏ đạo, quay lại với phong tục tập quán truyền thống của dân tộc mình. Những người nghiện tham gia cai nghiện bằng phương pháp uống methadone thay thế, nên cũng đã bắt đầu cùng gia đình lao động sản xuất ổn định cuộc sống; nhiều phong tục lạc hậu bị loại bỏ, tình hình an ninh trật tự dần ổn định, cuộc sống bà con ngày một khá lên, trộm cắp đã không còn…
Đại úy Tống Văn Quang, Trưởng Công an xã Bum Tở cho biết, để có được kết quả trên, ngoài việc phối hợp các cấp ngành, riêng anh em công an chúng tôi có hẳn một quãng thời gian dài xuống ăn ngủ ở từng bản, cùng sinh hoạt với dân, từ đó triển khai tuyên truyền vận động, với sự ủng hộ của người già uy tín trong các bản vận động từng hộ dân. Một lần không được thì đến 2, 3 lần… vận động cho đến khi họ đồng ý, thay đổi mình mới yên tâm. Đến nay, tình hình an ninh trật tự cơ bản được kiểm soát, hầu hết các vấn đề xảy ra đều được xử lý dứt điểm ngay tại cơ sở. Trong đó đáng kể nhất là việc 88 hộ dân theo đạo lạ Xè A đã được tuyên truyền vận động ký cam kết, lập lại bàn thờ tổ tiên theo đúng phong tục tập quán của dân tộc La Hủ. Đồng thời, hàng chục vụ trộm cắp và mua bán, tàng trữ ma túy đã được lực lượng an ninh khám phá, đấu tranh xử lý. Cùng với đó nạn di dịch cư tự do, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tự chế đã được tuyên truyền vận động ổn định và giao nộp; đưa người dân xã đặc biệt khó khăn Bum Tở về cuộc sống yên bình và ổn định sinh hoạt, sản xuất.
Trung tá Pờ Anh Viễn, Phó trưởng Công an huyện Mường Tè (Lai Châu) cho biết, từ thực tiễn xử lý giải quyết công tác chuyển hóa địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự ở xã Bum Tở, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng và xây dựng các xã điển hình để huyện biên giới Mường Tè thật sự không còn điểm nóng về an ninh trật tự, người dân yên tâm làm ăn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

bản Phìn Khò, xã Bum Tở, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 22°24′57.7″N 102°44′01.4″E
người La Hủ https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_La_H%E1%BB%A7

 

Veröffentlicht 24. Mai 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Hagel, Tornado verursachte in Lai Chau großen Schaden – Mưa đá, gió lốc gây nhiều thiệt hại tại Lai Châu   Leave a comment

Mưa đá, gió lốc gây nhiều thiệt hại tại Lai Châu

Đêm 23 rạng sáng 24-4, trên địa bàn các xã: Mù Sang, Bản Lang, Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ xảy ra mưa lũ kèm mưa đá, gió lốc gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của dân.
24/04/2020, 14:45 https://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/44218502-mua-da-gio-loc-gay-nhieu-thiet-hai-tai-lai-chau.html
Cụ thể về người, có ba người chết và mất tích đều ở xã Mù Sang, năm người bị thương ở các xã Mù Sang, Bản Lang. 22°39′38.6″N 103°16′12.7″E
Mưa đá làm thiệt hại nặng hàng trăm nhà dân và nhiều héc ta hoa màu, cây nông nghiệp mà cơ quan chức năng chưa thể thống kê.

Veröffentlicht 24. April 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,