Archiv für das Schlagwort ‘zimt

6 Gewürze gegen Husten und Erkältung – 6 loại gia vị giúp đánh bại ho và cảm lạnh   Leave a comment

6 loại gia vị giúp đánh bại ho và cảm lạnh

Ho và cảm lạnh là những vấn đề phổ biến, thường xuất hiện hơn khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa… Có thể khắc phục vấn đề này bằng các biện pháp tự nhiên.
22/02/2024 02:55 https://baonghean.vn/6-loai-gia-vi-giup-danh-bai-ho-va-cam-lanh-post285194.html (suckhoedoisong.vn)
Có nhiều nguyên nhân gây ho và cảm lạnh như: khói, bụi, lông thú cưng hoặc do các tác nhân truyền nhiễm, như vi khuẩn và virus… Cảm lạnh thông thường có thể do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Các triệu chứng của cảm lạnh thông thường có thể bao gồm ho, đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi và hắt hơi…
Hầu hết các cơn ho đều tự khỏi mà không cần điều trị và sẽ hết sau vài ngày. Nếu bạn đang vật lộn với cơn ho và cảm lạnh, các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp bạn giảm tình trạng khó chịu này.
Dưới đây là một số loại gia vị có thể giúp giảm ho và cảm lạnh:

1. Hạt tiêu đen giúp trị ho và cảm lạnh1. Schwarzer Pfeffer hilft bei Husten und Erkältungen
Hạt tiêu đen có các đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm bớt sự khó chịu.
Hạt tiêu đen cũng giàu vitamin C, chất chống oxy hóa, giúp tăng cường khả năng miễn dịch một cách tự nhiên và hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp cơ thể nhanh phục hồi.
Hầu hết các cơn ho đều tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, hạt tiêu đen có đặc tính long đờm giúp giảm các triệu chứng liên quan đến ho và cảm lạnh nhanh hơn. Ngoài ra, hạt tiêu đen còn được biết đến với tác dụng làm giảm nghẹt mũi và giúp thông mũi. Tốt nhất nên nghiền nát hạt tiêu để có được lợi ích tối đa.
Cách dùng: Cho 1/2 thìa cà phê tiêu đen, 1/2 thìa cà phê gừng và 1 cốc nước, đun sôi. Để làm ngọt hỗn hợp, thêm một muỗng cà phê mật ong. Uống hỗn hợp này khi còn ấm.
Hoặc thêm hạt tiêu đen mới nghiền hoặc bột tiêu đen vào cốc sữa nghệ. Nếu không muốn dùng sữa, hãy kết hợp hạt tiêu đen mới xay và trà đen, sau đó nêm muối biển.
2. Quế2. Zimt
Quế chứa chất chống oxy hóa giúp chống nhiễm trùng và giảm viêm nhiễm, có tác dụng giảm đau họng và cảm lạnh. Uống nước ấm với quế và mật ong có thể làm dịu cơn đau họng.
Cách dùng: Cho 1/2 thìa cà phê quế và gừng bào sợi vào cốc nước nóng, rồi khuấy đều với mật ong. Bạn có thể uống hai lần một ngày.
3. Đinh hương3. Nelken
Đinh hương cũng là một loại gia vị chứa nhiều hợp chất chống viêm khiến chúng trở nên hoàn hảo để trị đau họng, ho và giảm cảm lạnh.
Cách dùng: Bạn có thể nhai đinh hương hoặc uống với nước nóng. Đinh hương cũng được thêm vào trà. Ngoài ra, massage bằng dầu đinh hương có thể làm thông đường mũi bị tắc.
4. Thảo quả4. Kardamom
Thảo quả (Bạch đậu khấu) có màu xanh và đen – là loại siêu gia vị có thể tăng cường khả năng miễn dịch. Đặc biệt bạch đậu khấu đen có thể giúp trị ho và cảm lạnh. Bạn có thể thêm thảo quả vào đồ uống của mình, chẳng hạn như trà hoặc nhai trực tiếp.
5. Gừng5. Ingwer
Là một loại thảo dược trị cảm lạnh, được biết đến với tác dụng làm ấm cơ thể. Đó là lý do tại sao trà gừng là một thức uống tuyệt vời khi bạn cảm thấy khó chịu.
Cách dùng: Cho gừng tươi nghiền vào nước nóng, để nguội bớt thêm chút mật ong. Đây là thức uống làm dịu cơn đau họng.
6. Nghệ6. Kurkuma
Củ nghệ chứa chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ, có thể giúp chống lại cảm lạnh và cúm. Nó cũng rất tốt cho hệ thống miễn dịch của bạn và hỗ trợ chức năng khớp khỏe mạnh.
Cách dùng: Lấy một cốc nước, thêm một chút gừng đun sôi, để nguội bớt thêm một thìa cà phê bột nghệ và nửa quả chanh, rồi thưởng thức.

Veröffentlicht 1. März 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Über die Wirkung von Zimt ist wenig bekannt – Tác dụng của quế ít người biết   Leave a comment

Tác dụng của quế ít người biết

Cây quế được coi là 1 trong 4 vị thuốc quý của y học cổ truyền. Nó còn là gia vị trong nấu ăn, xử lý nấm mốc trong gia đình.
Theo BSCKII Huỳnh Tấn Vũ – Giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM (vietnamnet.vn)
29/05/2023 – 09:14 https://baonghean.vn/tac-dung-cua-que-it-nguoi-biet-post270329.html
Quế là bài thuốc quý trong đông y, vỏ quế có thể làm gia vị nấu ăn.
Y học phương Đông xem quế là 1 trong 4 vị thuốc quý: Sâm, nhung, quế, phụ. Việt Nam là một trong những nước trồng rất nhiều quế, hàng năm xuất khẩu đến hàng trăm tấn quế vỏ và hàng chục tấn tinh dầu quế.
Quế là cây mọc hoang trong rừng, hoặc trồng bằng hạt, hay chiết cành, sau 5 năm có thể thu hoạch, nhưng vỏ quế bóc sau 20-30 năm thì tốt nhất.
Vỏ giàu tanin (5%) và chứa tinh dầu (1,2-1,5%) nhưng tinh dầu lại giàu aldehyd cinnamic (80,85%). Không có eugenol nhưng có một lượng nhỏ acid cinnamic, acetat cinnamyl và o-methoxycinnamaldehyd; còn có cinnzeylanol, cinnzeylanin.
Y học cổ truyền đã có cách sử dụng các vị thuốc từ quế rất đa dạng. Theo các nghiên cứu mới nhất, quế còn có tác dụng ngừa bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ bệnh tim, kháng viêm mạnh, bảo vệ não khỏi chứng mất trí và suy giảm nhận thức, phòng ung thư, mụn trứng cá, loại bỏ hơi thở hôi, tốt cho da…. Quế cho chúng ta nhiều vị thuốc và ứng dụng điều trị phong phú trong suốt lịch sử y học.

Trong đời sống hàng ngày, Quế có nhiều ứng dụng như trong ẩm thực như làm gia vị, chăm sóc sức khỏe như và thẩm mỹ như túi thơm thảo mộc, xông nhà, làm miếng lót giày ….
– Giúp dễ ngủ: có thể sử dụng tinh dầu quế đốt lên và để trong góc phòng. Việc làm đó sẽ tạo ra cơ chế khuếch tán hương thơm, làm cho không gian trong phòng có mùi thơm đặc trưng của thảo dược và dễ dàng ngủ sâu hơn.
– Chữa đau nhức xương khớp: Quế ngâm rượu để xoa bóp giúp giảm đau khớp rất tốt. Tuy nhiên cần thận trọng không nên dùng quá nhiều sẽ gây bỏng rát da vì quế rất nóng. Có thể dùng vài giọt tinh dầu quế pha với dầu nền như dầu dừa hay baby oil để xoa bóp giúp thư giãn, giãn cơ rất tốt.
– Chống hôi miệng: Có thể sử dụng vỏ quế khô hoặc tinh dầu quế. Hương thơm của quế sẽ giúp bạn có hơi thở thơm mát. Nhai một miếng quế khô còn có khả năng kháng khuẩn chống viêm để loại bỏ sâu răng và các nguyên nhân khác gây hôi miệng.
– Làm giảm triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh: pha vài giọt tinh dầu quế vào chậu nước nóng nhỏ xông mặt làm thông đường hô hấp, chữa nghẹt mũi, dễ thở.
– Dùng để ngâm, tắm, xông: làm thơm, làm ấm cơ thể, thư giãn toàn bộ cơ thể.
– Quế, gia vị của nhiều món ngon: Vị thơm, cay và ngọt của quế giúp khử bớt mùi tanh, gây của cá, thịt, làm cho món ăn có hương vị hấp dẫn hơn, kích thích hệ tiêu hóa. Là thành phần gia vị của món phở, bún bò, làm bánh ngọt có hương quế, làm chả quế…

Ngoài mùi thơm làm cho món ăn thêm hấp dẫn, thành phần tinh dầu của quế cũng giúp hệ tiêu hóa kháng khuẩn, làm món ăn thêm tính ấm, trừ đi phần hàn, giúp người ăn tránh được đau bụng. Tuy nhiên, cần thận trọng và dùng vừa phải, dùng nhiều quế có thể khiến môi miệng bị kích ứng, những người dị ứng với quế nên tránh các món ăn có quế làm gia vị, cũng không nên ăn quá nhiều quế vì quế tính nóng, gây mất cân bằng âm dương trong cơ thể.
Tinh dầu quế có tác dụng khử khuẩn, diệt nấm, xua đuổi ký sinh trùng. Tinh dầu quế được dùng diệt mùi nấm mốc từ áo quần hay tường vôi ẩm, mùi máy lạnh, mùi xe ô tô… những thứ mùi khó chịu ảnh hưởng đến bầu không khí trong lành xung quanh sẽ được khử sạch bằng túi thơm quế. Quế còn khử mùi, làm ấm lòng bàn chân, hạn chế được nấm chân hay còn gọi là nấm candida albicans.
Quế cũng chính là thành phần không thể thiếu trong các loại nhang thảo mộc sử dụng trong thờ cúng và nhang thiền. Nhang có thành phần là quế rất thơm, mang lại cảm giác ấm áp, bình an. Nguyên liệu làm nhang gồm tăm, bột cây quế, bột keo… Tùy theo cách pha trộn mà tạo ra những mùi hương thơm đặc biệt khác nhau.

Veröffentlicht 2. Juni 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Am Abend des 14. Oktober veranstaltete der Bezirk Van Yen (Yen Bai) das Zimtfest im Jahr 2022 – Lễ hội Quế Văn Yên năm 2022   Leave a comment

Lễ hội Quế Văn Yên năm 2022

Tối 14/10, huyện Văn Yên (Yên Bái) tổ chức lễ hội Quế năm 2022, với chủ đề “Quế Văn Yên – Thương hiệu vươn xa.
21°52′37.6″N 104°41′29.1″E
14/10/2022 – 22:29 https://nhandan.vn/le-hoi-que-van-yen-nam-2022-post720004.html

An dem Festival nahmen Handelsberater aus China, Korea, Japan, Indien, den USA, Großbritannien und den Niederlanden in Vietnam teil; Führer der Provinzen: Lao Cai, Nam Dinh, Hoa Binh, Son La, Quang Nam, Quang Ninh.
Tham dự lễ hội, có tham tán thương mại các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Anh, Hà Lan tại Việt Nam; lãnh đạo các tỉnh: Lào Cai, Nam Định, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Nam, Quảng Ninh.
Phát biểu khai mạc lễ hội, đồng chí Hà Đức Anh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Văn Yên nhấn mạnh: Tiếp nối thành công qua 3 lần tổ chức lễ hội, năm 2022 huyện Văn Yên tổ chức Lễ hội quế lần thứ 4 nhằm tiếp tục giới thiệu, quảng bá hình ảnh quế Văn Yên đến với bạn bè trong và ngoài nước; thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu các sản phẩm quế; thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm quế Văn Yên. Đây cũng là dịp để quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch của huyện Văn Yên, phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng, du lịch nông nghiệp.
Với hơn 52.000ha và hơn 50 sản phẩm quế các loại, có mặt ở nhiều thị trường trong nước và quốc tế. Quế Văn Yên đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong nước và ở Thái Lan, được cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa về hình. Cây quế không chỉ giúp người dân xóa đói, làm giàu, mà còn là biểu tượng kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Dao đỏ và nhiều dân tộc khác của Văn Yên.
Tại buổi lễ, Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ đã trao Quyết định và Giấy chứng nhận về đăng ký nhãn hiệu „Sản phẩm chế biến từ Quế của huyện Văn Yên được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận hình„.
Trong màn diễu diễn “Cùng người Dao xuống phố” với 13 khối, của 550 nghệ nhân và đồng bào các dân tộc Dao, H’Mông, Tày, Xa phó di chuyển qua các khu phố thị trấn Mậu A. Màn nghệ thuật với sự tham gia của hơn 200 diễn viên chuyên và không chuyên, đến từ đoàn Văn công Quân khu II, đã tái hiện lại sự hình thành và phát triển của vùng đất Văn Yên, huyền tích cây quế, quá trình phát triển, trải qua thăng trầm của cây quế gắn bó với đời sống văn hoá của các dân tộc nơi đây. Qua chương trình cũng đã giới thiệu và ca ngợi sự phát triển mạnh mẽ của cây quế, tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng của Văn Yên.
Dịp này, du khách được tìm hiểu các quy trình khai thác, sơ chế, chế biến quế và các sản phẩm từ quế như cách khai thác, bóc vỏ quế, chưng cất tinh dầu. Đặc biệt là được giới thiệu các sản phẩm đa dạng từ quế như quế điếu, quế chi, tinh dầu quế, đồ thủ công mỹ nghệ từ quế…
Với quy mô 179 gian hàng của các doanh nghiệp và các tổ chức trong và ngoài tỉnh tham gia trưng bày, triển lãm các sản phẩm có chất lượng, mẫu mã phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Đặc biệt, có 35 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm quế của 21 doanh nghiệp trên địa bàn huyện Văn Yên, 15 gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của các xã trên địa bàn, 9 gian trưng bày đặc sản và văn hóa các dân tộc, 120 gian hàng thương mại của các đơn vị, doanh nghiệp, HTX trong tỉnh.

Veröffentlicht 15. Oktober 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Dank des Anbaus von Zimt und der Verarbeitung von Mehrwertprodukten aus Zimt sammeln die Menschen in Yen Bai 1.000 Milliarden VND – Chỉ bóc thứ vỏ cay nồng của một loài cây bán đi Mỹ, Trung Quốc, Yên Bái thu 1.000 tỷ đồng   Leave a comment

Chỉ bóc thứ vỏ cay nồng của một loài cây bán đi Mỹ, Trung Quốc, Yên Bái thu 1.000 tỷ đồng

Yên Bái là tỉnh có diện tích quế đứng đầu trong cả nước với trên 78.000ha. Nhờ trồng quế, chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng từ quế, người dân Yên Bái thu 1.000 tỷ đồng.
23/05/2022 19:10 https://danviet.vn/chi-boc-thu-vo-cay-nong-cua-mot-loai-cay-ban-di-my-trung-quoc-yen-bai-thu-1000-ty-dong-20220519162415192.htm
Yên Bái thu 1.000 tỷ đồng/năm từ quế
Hiện nay, Yên Bái là tỉnh có diện tích quế đứng đầu trong cả nước với trên 78.000ha. Trong kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, mục tiêu giai đoạn 2021-2030 Yên Bái duy trì ổn định diện tích quế khoảng 80.000ha, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Văn Yên 44.730ha, Trấn Yên 18.770ha, Văn Chấn 8.950ha, Lục Yên 4.490ha và Yên Bình 1.320ha.
Đến nay, diện tích quế được cấp chứng chỉ hữu cơ trên địa bàn tỉnh là 4.297ha.
Hàng năm, tỉnh Yên Bái khai thác bình quân trên 2.500ha quế (khai thác trắng), sản lượng quế khai thác bình quân hàng năm trên 20.000 tấn vỏ; 75.000 tấn cành lá để chứng cất tinh dầu (bình quân khoảng 600 tấn); 100.000m3 gỗ.
Giá trị thu nhập từ cây quế trên địa bàn tỉnh Yên Bái khoảng 1.000 tỷ đồng/năm, chiếm gần 50% giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp.
Ông Nguyễn Thái Bình – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Yên Bái cho biết, trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển xanh, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; trọng tâm là phát triển nông lâm nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.
Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, có 40.000ha quế sản xuất an toàn theo hướng hữu cơ; 8.000 – 10.000ha được cấp chứng nhận quế hữu cơ.
Chế biến quế tại một doanh nghiệp ở tỉnh Yên Bái.
Châu Âu ngày càng ưa chuộng quế Việt Nam
Theo thống kê, Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam và Srilanka là 4 quốc gia sản xuất quế lớn nhất thế giới, trong đó Indonesia đạt sản lượng 89.000 tấn, Trung Quốc 82.000 tấn, Việt Nam đứng thứ 3 toàn cầu về sản lượng quế với 41.000 tấn, Srilanka đạt 24.000 tấn.
Về thị trường tiêu thụ, 3 quốc gia nhập khẩu quế nhiều nhất thế giới là Ấn Độ với gần 32.000 tấn mỗi năm; Mỹ hơn 28.000 tấn và Đức nhập hơn 20.000 tấn…
Hiện nay, giá quế xuất khẩu của Việt Nam cao nhất so với các nước đối thủ trồng quế. Tuy nhiên, diện tích trồng quế tăng quá nhanh những năm qua đang khiến nhiều nông dân trồng quế và doanh nghiệp xuất khẩu quế lo ngại rằng trong tương lai có thể rủi ro nếu cung vượt cầu.
Nhận định về thị trường ngành quế, ông Võ Kim Cương – chuyên gia của Dự án „Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch“ (GREAT), cho biết tổng sản lượng quế toàn cầu hàng năm vào khoảng 242.000 tấn, tổng thương mại xuất khẩu 154.000 tấn, tiêu dùng nội địa 87.000 tấn.
Về giá quế, ông Cương thông tin, năm 2021, giá quế xuất khẩu bình quân của Việt Nam khoảng 4USD/kg, đây là mức giá cao nhất trong các quốc gia trồng quế chủ lực, cao hơn khi so sánh với Trung Quốc, Indonesia, và Srilanka. Đức cũng là quốc gia xuất khẩu nhiều sản phẩm quế, với giá bán bình quân lên tới 7 USD/kg, nhưng nước này chủ yếu nhập khẩu quế thô nguyên liệu đem chế biến rồi tái xuất khẩu, nên giá quế xuất khẩu của Đức cao hơn nước ta bởi đó là giá sản phẩm đã chế biến sâu. Trong khi quế xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu xuất thô.
Cùng với hỗ trợ về quảng bá thương mại quế, thị trường châu Âu đã biết đến quế Việt Nam, từ đây nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu thẳng quế vào châu Âu thay vì xuất sang Ấn Độ và Trung Quốc.
Giới tiêu dùng và các doanh nghiệp đối tác thương mại tại châu Âu nhanh chóng nhận ra rằng sản phẩm quế từ Việt Nam đạt chất lượng vượt trội hơn so với quế từ Trung Quốc và Indonesia nên trả giá mua quế Việt Nam cao hơn.
Theo ông Cương, trong giai đoạn 2000-2010, giá quế xuống thấp, khiến nhiều nông dân ở Indonesia đã chặt bỏ cây quế, chuyển sang trồng cây khác, dẫn đến sự mất cân đối giữa cung và cầu khiến giá quế ngày càng tăng, nhất là từ năm 2016 đến nay.
Tuy nhiên, do giá bán liên tục tăng cao dẫn đến việc phát triển trồng quế ồ ạt tại Việt Nam. Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 10 năm qua cho thấy ngành quế đang phát triển rất „nóng“ tại nước ta.
Trong ngắn hạn, nhu cầu về quế tăng nhanh hơn mức tăng nguồn cung toàn cầu, hiện ước tính từ 8-12%. Dự báo giá quế sẽ tiếp tục cao trong vài năm tới. Nhưng về lâu dài, nếu nhiều người dân Indonesia quay trở lại trồng quế, thì nguy cơ giá sẽ giảm“ – ông Cương cảnh báo.

Veröffentlicht 23. Mai 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Reich werden mit sauberem Zimt – Người Dao đất Văn Yên đưa cây ‘vàng xanh’ xuất ngoại   Leave a comment

Người Dao đất Văn Yên đưa câyvàng xanhxuất ngoại

Một năm hai vụ, bà con người Dao ở huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) thu hàng trăm triệu nhờ tham gia vào chuỗi sản xuất quế sạch được chứng nhận, giá bán cao gấp 1,5 lần so với bên ngoài, sản phẩm được xuất khẩu sang các nước châu Âu. Câu chuyệnbóc vỏ cây lấy tiềntưởng như đùa đã biến người dân vùng cao thành những triệu phú làm nông nghiệp xanh.
Từ xưa, quế đã là một trong 4 vị thuốc quý. Toàn bộ thân, cành, rễ và lá của cây quế đều có thể chưng cất tinh dầu, làm thuốc, làm gia vị. Ngày nay, quế, bột quế, tinh dầu quế càng được sử dụng nhiều hơn và không chỉ trong dược liệu, mà còn là nguyên liệu mỹ phẩm, gia vị.
Cây quế trưởng thành có thể cho thu hoạch mỗi năm 2 vụ, từ tháng 3 sang tháng 4 và từ tháng 8 tháng 9. Theo kinh nghiệm của đồng bào người Dao, đây là 2 thời kỳ mà quế róc cỏ, thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển và bảo quản.
14/08/2019 https://baotintuc.vn/kinh-te/nguoi-dao-dat-van-yen-dua-cay-vang-xanh-xuat-ngoai-20190813142811613.htm
Làm giàu cùng quế sạch
Những ngày tháng 8, khi ánh nắng vừa kịp ló ra khỏi ngọn núi, bà con ở khắp các thôn, bản của xã Phong Dụ Thượng (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) bắt đầu ngày mới với công việc bóc và cạo vỏ quế. Từ dưới thung sâu tới tận đỉnh núi cao, đặt chân tới đâu cũng gặp quế. Cả một vùng rừng núi ngút ngàn màu xanh của thứ cây có mùi hương kỳ lạ. Từ xa, mùi thơm của quế đã lan tỏa khắp các ngả đường. Trên các cánh rừng quế giữa mùa thu hoạch, người vào, người ra tất bật. Năm nay, quế được giá, trung bình giá quế vỏ cao gấp rưỡi so với mọi năm. Dù đã là cuối vụ, nhưng không khí thu hoạch vẫn nhộn nhịp .
Từ khi vận động trồng quế, gia đình trồng được gần chục ha. Khi quế được 6 – 7 năm thì khai thác tỉa dần. Từ đó, kinh tế gia đình cũng khá hơn, sắm sửa được các đồ dùng gia đình, nuôi các con ăn học”, ông Châu phấn khởi nói.
Tiền người Dao cất trong cây quế”, ông Châu ví von. Cũng như hầu hết người Dao ở Văn Yên, mỗi khi cần tiền trang trải cuộc sống là lại vào rừng lột vỏ quế mang bán.
Quế là cây trồng không chỉ gắn bó „máu thịt“ với bà con huyện Văn Yên (Yên Bái) mà còn là cây có giá trị kinh tế to lớn. Đây là loài cây “vàng xanh”, giúp người dân được no ấm. Cứ đến mùa xuân, cả bản làng lại cùng nhau tạo ra những nương quế mới. Điều đáng chú ý là hiện nay đã có nhiều hộ dân người Dao tham gia trồng quế chứng nhận hữu cơ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cũng như gia đình ông Phú, gia đình chị La Thị Phượng, thôn Làng Trạm, xã Phong Dụ Thượng có 10 ha rừng quế đang được khai thác. Chị Phượng cho biết, ban đầu trồng bằng phương pháp gieo hạt, phải mất 10 năm cây quế mới cho thu hoạch. „Nhà tôi thu hoạch theo kiểu thu tỉa, cứ cây to thì bóc vỏ trước, sau đó chặt cây. Thân gỗ chặt bán với giá 1,2 triệu đồng/m3. Phần gốc còn lại sẽ mọc lên chồi, những cây tái sinh sẽ chỉ 5 năm sau là đã cho thu hoạch. Với 10 ha thu hoạch bóc tỉa, năm nay gia đình thu được 10 tấn vỏ tươi, tương đương 5 tấn vỏ khô, bán được 250 triệu đồng„, chị Phượng chia sẻ.
Không chỉ làm giàu từ vùng rừng của gia đình, chị Phượng còn làm đại lý thu mua quế từ bà con nông dân tại 3 xã Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng và Xuân Tầm, rồi bán lại cho các nhà máy chế biến xuất khẩu quế. Năm nay, cơ sở của chị Phượng thu mua gom 600 tấn vỏ quế khô, trong đó có hơn 200 tấn được cấp chứng nhận quế hữu cơ.
Thủ phủ” quế Văn Yên vốn được hình thành từ lâu đời và gắn liền với cuộc sống của đồng bào người Dao xứ này, chủ yếu thuộc các xã vùng cao như Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm, Mỏ Vàng, Nà Hẩu, Tân Hợp, Viễn Sơn và Đại Sơn… Người Dao nơi đây chịu khó, cần cù, gắn bó với cây quế, nghề quế từ lâu đời. Người Dao truyền cho con cháu bí quyết trồng và khai thác quế. Nơi nào có người Dao thì quế mọc xanh tốt. Quế trồng gối nhau trên đồi, thu hoạch bóc tỉa cây này, đợi cây kia lớn, quanh năm có thu nhập. Do đó, những kinh nghiệm trồng quế đặc trưng như kỹ thuật chọn giống, trồng cây, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản cũng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Dao. Do vậy, kinh nghiệm trồng quế từ kỹ thuật chọn giống, cách trồng, phương pháp chăm sóc, thu hoạch tới bảo quản mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Ông Lò Văn Mạnh, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Phong Dụ Thượng cho biết: „Ở Phong Dụ Thượng, đồng bào Dao chiếm trên 90%, trước đây hộ thuộc diện khó khăn trên 50%. Đến nay, số hộ khó khăn đã giảm nhiều nhờ trồng quế. Bây giờ, ở Phong Dụ Thượng có 100% số hộ trồng quế, trong đó có gần 90% hộ trồng quế hữu cơ, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trước”.

Quế sạch tìm đường xuất ngoại
Cách đây 5 năm, quế hầu như chỉ được xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhưng khi nhận thấy thị trường châu Âu, Mỹ có nhu cầu mua sản phẩm quế lớn, giá mua cao hơn so với Trung Quốc, Công ty Visimex bắt đầu cùng người dân hình thành vùng trồng quế hữu cơ (organic) tại Văn Yên.
Ông Nguyễn Thành Lâm, Trưởng phòng Quản lý chất lượng ISO của Công ty Visimex cho hay, nếu muốn phát triển vào thị trường châu Âu, sản phẩm quế phải sản xuất theo quy trình hữu cơ. Thị trường châu Âu yêu cầu khắt khe sản phẩm, nên phải cấp chứng nhận bởi một bên thứ ba đại diện.
Để đảm bảo yêu cầu nói trên, Visimex đã kết hợp với Dự án Thương mại đa dạng sinh học khu vực Đông Nam Á (Biotrade SECO) do Tổ chức Helvetas (Thụy Sỹ) triển khai đào tạo nông dân, hướng dẫn không sử dụng thuốc hóa học, canh tác thủ công, thu gom sản phẩm bằng xe chuyên dụng, có mã vạch để bảo đảm truy suất nguồn gốc. Khâu chế biến tại nhà máy cũng không được phép sử dụng hóa chất bảo quản. Trong khuôn khổ dự án, đã có hơn 200 hộ dân người Dao ở xã Phong Dụ Thượng tham gia trồng quế chứng nhận hữu cơ.
Được tài trợ bởi Cục hợp tác Kinh tế Thụy Sỹ (SECO), Biotrade SECO góp phần bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc xúc tiến thương mại bền vững các sản phẩm nguyên liệu tự nhiên bằng cách tăng cường sức cạnh tranh cho các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu trong nước; đồng thời, mang lại thu nhập và việc làm cho bà con, trên cơ sở các tiêu chí và nguyên tắc hữu cơ Biotrade.
Trồng quế theo quy trình sạch Biotrade, yêu cầu không được bón phân, không được sử dụng thuốc diệt cỏ hay bất cứ hóa chất nào. Cây quế cũng không được tưới nước, mà phải dựa hoàn toàn vào nước mưa. Phải ghi chép nhật ký từng ngày chăm sóc, để làm tài liệu cho cán bộ dự án thực hiện thủ tục xin cấp chứng nhận sản phẩm.
Giờ đây, cây quế ở Văn Yên đã giúp người dân vượt qua đói nghèo, với nhiều hộ gia đình có thu nhập từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng/năm. Cây quế giúp người dân ở đây có nhà kiên cố, giúp con em đồng bào được học hành đầy đủ. Đặc biệt hơn, cây quế đã trở thành món quà quý của cha mẹ dành dụm cho con khi dựng vợ, gả chồng. Quế được xem như của hồi môn, làm vốn liếng của cha mẹ giúp con cái tạo lập cuộc sống gia đình.
Bà Nguyễn Diệu Chi, chuyên gia của Tổ chức Helvetas cho biết, sau 3 năm triển khai, dự án Biotrade SECO tại Việt Nam đã kết nối chuỗi sản xuất dược liệu sạch được chứng nhận cho nông dân với 11 công ty. Trong đó có 6 công ty đang bán các sản phẩm thương mại sinh học như: Bột quế, tinh dầu quế… sang các thị trường mới trong khu vực và châu Âu.

Về thăm vùng đất Văn Yên, đắm mình trong mùi hương ngào ngạt của rừng quế, khách ghé thăm sẽ càng cảm nhận rõ hơn về loại cây đặc sản của huyện miền núi này. Không chỉ là một trong 4 vị thuốc quý được gọi là „tứ bảo đông y„, quế còn là một phần biểu trưng của bản văn hóa người Dao ở vùng đất này. Để gia tăng hơn nữa giá trị sản phẩm quế, có lẽ cần có một kế hoạch dài hơi, sự đầu tư bài bản và sự tham gia của những doanh nghiệp có tiềm lực, để cây quế thực sự trở thành cây “bóc ra tiền”…

Veröffentlicht 15. August 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Zimt-Latschen   Leave a comment

Zimt-Latschen

 

 

Veröffentlicht 8. April 2016 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Zimt – khu rừng quế sau nhà – Yên Bái   Leave a comment

Từ hai phía cánh rừng: Phố trong rừng
12/08/2014, 09:34 (GMT+7)
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/129567/phong-su/tu-hai-phia-canh-rung-pho-trong-rung.html
Hai người đàn ông ấy cùng đi ra từ hai phía của cánh rừng, người lấy của rừng thì bị rừng trừng phạt, còn người vun đắp cho rừng thì được rừng trả ơn ..

…/ Cất súng săn trên gác bếp
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/129498/phong-su/cat-sung-san-tren-gac-bep.html

14-46-31_0
Ông Hoàng Văn An đi ra từ khu rừng quế sau nhà

Người đàn ông thứ hai bước ra từ cánh rừng, đó là ông Hoàng Văn An. Ông An và ông Tư Gấu (xem NNVN số 159) chưa một lần gặp nhau, mặc dù họ đều là những người nổi tiếng của đất Văn Yên (Yên Bái). => 21°50′30″N 104°35′19.7″E

Hai người đàn ông ấy cùng đi ra từ hai phía của cánh rừng, người lấy của rừng thì bị rừng trừng phạt, còn người vun đắp cho rừng thì được rừng trả ơn…

Còn nhớ tháng 10/1999, tôi theo đoàn công tác của Bộ NN-PTNT vào thăm gia đình ông Hoàng Văn An, người dân tộc Tày ở thôn I, xã Đại Sơn, huyện Văn Yên. Từ lâu ông là người nổi tiếng trồng quế, ngày ấy cả thôn I chỉ một mình gia đình ông xây được ngôi nhà mái bằng.

Sau 15 năm trở lại, thật không ngờ nơi đây xuất hiện cả một dãy phố. Những ngôi nhà hai tầng xây dựng theo kiểu biệt thự, mỗi ngôi nhà trị giá gần chục tỷ đồng nổi lên giữa rừng quế xanh bạt ngàn. Người dân gọi đó là „phố“ của gia đình ông Hoàng Văn An.

Ông An kể rằng: Tôi quê ở Tiền Hải, Thái Bình, năm tôi 10 tuổi, ngày ấy đói quá cha mẹ cho tôi làm con nuôi một gia đình người Tày trên này. Trước đây, vùng này toàn là rừng rậm, thú rừng nhiều vô kể, đồn bốt giặc đóng khắp nơi, việc đi lại vô cùng khó khăn. Bởi thế dẫu có muốn về quê tìm lại gốc tích của mình cũng không thể làm được…

Năm 15 tuổi, cậu thiếu niên Hoàng Văn An được giao nhiệm vụ làm giao liên đưa thư cho các đơn vị bộ đội ngược sông Thao đánh đồn Đại Bục, Đại Phác… Năm 1958, ông là một trong những thanh niên tiêu biểu được mời đi dự mít tinh đón Bác Hồ tại sân vận động thị xã Yên Bái.

14-46-31_1
Ông An nói chuyện với tác giả về cuộc đời ông gắn bó với cây quế

Lần đó ông chỉ nhìn thấy Bác từ xa, năm 1962, ông trong đoàn đại biểu các dân tộc thiểu số của tỉnh Yên Bái về Thủ đô gặp Bác.

Ông nhớ mãi lời dạy của Bác:
Ngày xưa, đất nước dưới ách nô lệ của thực dân phong kiến, đồng bào dân tộc thiểu số phải chịu nhiều thiệt thòi, thiếu ăn, mù chữ… Bây giờ đất nước được độc lập, bà con phải sống định canh định cư và bảo vệ rừng thì mới hết đói nghèo…

Khi trở về Đại Sơn, ông vận động bà con sống định canh định cư, làm ruộng bậc thang và bảo vệ rừng… Ngày ấy, rừng ở đây bị phá để làm nương rẫy, sau vài năm rừng biến thành đồi núi trọc, ông nghĩ phải trồng cây gì để có thu nhập, chứ cứ phá rừng làm nương chỉ vài năm nữa rừng cũng sẽ hết biết lấy gì mà sống?

Nếu trồng rừng thì trồng cây gì? Đó là câu hỏi khiến ông nhiều đêm không ngủ.

Tới thăm các gia đình người Dao, thấy nhà nào cũng trồng quế làm thuốc, một ý nghĩ táo bạo xuất hiện trong đầu ông: Vậy sao ta không trồng quế vừa có thu nhập, lại bảo vệ được rừng?

Từ ý nghĩ đó, ông An quyết định tìm hiểu về cây quế và trồng quế. Nghe ở đâu có giống quế tốt là ông tìm đến, năm 1965 ông về tận Thanh Y của tỉnh Quảng Ninh tìm mua những giống quế về trồng.

Ông trồng quế trên các đám nương cũ của gia đình. Đồi quế của gia đình ông ngày một lan rộng, thấy chỗ nào đất trống đồi núi trọc là ông cắm quế vào. Điều không ai ngờ tới, cây quế không chỉ mang lại màu xanh cho đất mà nó còn mang lại cho gia đình ông một nguồn thu lớn. Đó là khi những thương lái khắp nơi lặn lội vào tận gia đình ông mua quế.

Từ rừng quế của gia đình ông, cây quế lan ra khắp vùng. Tới xã Đại Sơn bây giờ người ta không tìm thấy một mảnh đất trống. Tất cả đều phủ màu xanh cây quế, một vùng quế bạt ngàn tít tắp.

14-46-31_2
Anh Hoàng Văn Hoan cân quế cho thương lái

Theo ông Lý Văn Minh, Chủ tịch xã Đại Sơn: Toàn xã hiện có hơn 2.500 ha quế, mỗi năm khai thác khoảng 100 ha, thu về 700-1.000 tấn quế vỏ tươi. Với giá quế vỏ tươi hiện đang là 12.000đ/kg thì mỗi năm người dân Đại Sơn thu về khoảng 12 tỷ đồng.

Đấy là chưa tính bán lá và cành quế cho những lò chưng cất tinh dầu và thân cây quế cho các xưởng làm ván bóc. Giá lá quế 1.800đ/kg, còn cây quế đã bóc vỏ có giá từ 1,1 đến 1,8 triệu/m3 tuỳ theo đường kính to nhỏ của mỗi loại.

Ông Minh cho hay: Cách đây 10 năm cây quế chỉ thu vỏ, cây và cành lá bỏ khắp rừng. Nay cây quế không bỏ một thứ gì. Tất cả đều bán được tiền. Người dân Đại Sơn ước ao có đất để trồng quế. Cây quế chính là cây vàng đối với họ.

Nhờ cây quế mà đất Đại Sơn có khá nhiều tỷ phú, ngoài 5 đứa con trai của ông Hoàng Văn An người ta phải kể tới gia đình các ông Bàn Tiến Hiến, Đặng Nguyên Tài… đều là những tỷ phú quế.

Ông An dẫn tôi lên thăm đồi quế sau nhà, rừng quế nhà ông trồng đã hơn chục năm, đường kính gốc đều từ 20- 25cm. Vỗ vào thân một cây quế ông bảo tôi: Mỗi cây quế như thế này có giá từ hai triệu đồng trở lên. Chẳng phải mang ra chợ, cứ bóc ra, phơi khô rồi có người vào tận đây mua…

Ông An có 5 người con trai, nhờ cây quế mà cả 5 người con của ông đều xây nhà tầng tạo thành một dãy phố trong rừng.

Khi tôi tới, người con trai thứ tư của ông An là Hoàng Văn Hoan đang cân quế vỏ khô cho thương lái. Anh cho biết: Giá quế khô hiện nay là 28.000đ/kg, cả xe quế này chừng vài tấn thôi anh ạ… Ông An nheo nheo đôi mắt cười: Xe quế này chừng hơn trăm triệu đồng. Nhà thằng Hoan mỗi năm bán vài xe chả bõ gì…

Năm ngoái người con trai thứ ba của ông An là Hoàng Văn Thi lắp đặt một xưởng làm ván bóc trị giá khoảng 600-700 triệu đồng, tháng hai năm nay thì hoạt động, chủ yếu bóc gỗ của gia đình và những gia đình trong thôn.

14-46-31_3
Xưởng ván gỗ bóc của gia đình anh Hoàng Văn Thi

Ông An đưa cho Thi vay 300 triệu đồng, ông bảo: Người làm cho thằng Thi chủ yếu là con cháu trong nhà, có lúc nó phải thuê hơn hai chục người làm để có hàng giao cho người ta…

Con đường vào “phố” nhà ông Hoàng Văn An mùa này gỗ rừng trồng xếp suốt dọc hai ven đường, rồi vỏ quế phơi tràn khắp các bãi cỏ. Bước chân vào sân nhà nào cũng tràn ngập quế, quế chất đầy nhà, quanh hè, mùi quế thơm lừng.

Ông An có 12 người con, 5 trai và 7 gái, trừ Hoàng Văn Minh chịu đi học, hiện đang làm phó chủ tịch xã Đại Sơn, còn lại đều ở nhà lên rừng trồng quế, kỳ lạ đứa nào cũng say mê làm kinh tế.

Tôi đứng lặng bên khu rừng quế nhà ông An, rừng quế xanh đen trải dài bất tận. Phía dưới chân rừng quế có một nghĩa trang nhỏ, đó là nấm mộ của cha mẹ ông và những người thân trong gia đình. Ông An dặn con cháu nếu mai ngày khuất núi thì chôn ông ở đó, để ông mãi mãi gắn bó với rừng quế.

Điều bất ngờ tôi nhận ra hai người đàn ông cùng tuổi là ông Triệu Nguyên Tư (Tư Gấu) và Hoàng Văn An, họ cùng đi từ hai phía của cánh rừng, ông An vác cuốc trồng quế, còn ông Tư thì vác súng vào rừng săn thú, nay cả hai người đều bước ra từ hai phía của cánh rừng.

14-46-31_4
“Phố” trong rừng của gia đình ông Hoàng Văn An

Ông Triệu Nguyên Tư và những đứa con của mình thì vẫn chưa thoát khỏi đói nghèo, còn ông Hoàng Văn An thì nhìn thấy cả một dãy phố trong rừng… (Hết)

Veröffentlicht 12. August 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit ,

Quế quan – Quế thanh – Zimt – Schuhe   Leave a comment

Quế quan – Quế thanh – Zimt – Schuhe

Từ xưa đến nay, chúng ta chỉ biết đến cây Quế như là một vị thuốc chữa bệnh rất có lợi cho cơ thể. Cây Quế Việt Nam nói chung và cây Quế ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi nói riêng đã trở thành một thương hiệu rất nổi tiếng ở trong cũng như ngoài nước. Các sản phẩm được sản xuất từ cây Quế Trà My (Quảng Nam) và Trà Bồng (Quảng Ngãi) ngày càng khẳng định được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Ngày nay, Quế không những dùng để làm thuốc hay thực phẩm mà còn tạo ra những sản phẩm rất tiện ích cho cuộc sống con người và cả những tác phẩm nghệ thuật cao cấp.

Ngay từ thế kỷ thứ 6, và có thể trước đó nữa, cây quế Trà Bồng đã được các thương nhân Ả Rập biết đến. Họ đã tới tận Trà Bồng và mua quế của ta mang về tới Tây Á! Quế Trà Bồng đã có „thương hiệu“ không dưới một nghìn năm, và đã nổi tiếng thế giới từ trước khi chúng ta biết thế giới này là „thế giới phẳng“ ít nhất… 1.500 năm!

Cây quế Trà Bồng có lượng tinh dầu cao và mùi hương đặc biệt. Các tài liệu khoa học chứng minh giá trị y học rất cao của quế Trà Bồng. Quế sử dụng làm gia vị, hương liệu hoặc chiết xuất để lấy tinh dầu, dùng trong nhiều bài thuốc đông y. Đặc biệt có thể sử dụng cả vỏ quế, gỗ quế và lá quế làm nên các sản phẩm được thị trường ưa chuộng như đồ mỹ nghệ, bình, chén, hộp đựng trà, đựng tăm, nhang quế hương thơm dịu nhẹ…

Công Ty CP TM & DV Truyền Thông Gia Minh
SÀN GIAO DỊCH QUẾ VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 22B Phố Đỗ Quang, P. Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội  21°00′40.4″N 105°48′06.2″E
Điện thoại: (844)22105136/ 0986355162
Email: info@quevietnam.com
Website: http://quevietnam.com/default.aspx

http://www.tinhdau365.vnhttp://www.quevietnam.comhttp://www.dangdep.vnhttp://www.shoptonghop.vn

Cách dùng:
– Đặt lót giày ngay ngắn trong giày. Sử dụng khoảng 10 ngày nên mang ra phơi nắng hoặc sấy nóng. Sản phẩm có đủ các size từ 30 đến 48.
– Không được giặt với nước.
– Các sản phẩm Lót giày Thương hiệu Hương Quế đã được kiểm định tại Việt Nam (được Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Bộ Y tế chứng nhận tặng cúp vàng thương hiệu AN TOÀN VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG) và Cộng hòa LB Đức về bảo đảm sức khỏe cho con người. Hiện nay đang được xuất khấu đến các nước như Đức, Pháp, Mỹ, Ba Loan…
http://tinhdau365.vn/lot-giay-huong-que
Lót Giày Hương Quế, sự kết hợp hiệu quả giữa bột quế rừng Trà My, bột củ gừng cao nguyên, cam thảo và một số loại thảo dược nhiên nhiên quý khác, đã được kiểm nghiệm tại Việt Nam và CHLB Đức về chất lượng và các tiêu chuẩn đảm bảo sức khỏe con người.  

http://gernot-katzers-spice-pages.com/germ/Cinn_lou.html
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%BF_quan
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%BF_thanh

Veröffentlicht 16. Dezember 2013 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,