Archiv für das Schlagwort ‘Krieg

Quang Binh gedenkt der Offiziere und Soldaten, die in der Höhle Len Ha gefallen sind – Khúc tráng ca Hang Lèn Hà (A69 vào ngày 2-7-1972)   Leave a comment

Tưởng niệm, tri ân các cán bộ, chiến sỹ hy sinh tại hang Lèn Hà năm 1972:
Hang Lèn Hà khúc tráng ca của những người lính thông tin

hang Lèn Hà, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình 18°00′24.9″N 105°48′56.1″E
Di tích cấp Quốc gia hang Lèn Hà nằm ở khu vực núi Lèn Hà, thuộc bản Hà, xã Thanh Hóa (Tuyên Hóa), là nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt và sự hy sinh cao cả của cán bộ, chiến sĩ Trạm cơ vụ A69, Đại đội 9, Trung đoàn 134, Binh chủng Thông tin trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên tuyến lửa Quảng Bình.

Đặc biệt, nơi đây đã chứng kiến sự hy sinh anh dũng của 13 cán bộ, chiến sĩ Trạm cơ vụ A69 vào ngày 2-7-1972. Các anh, các chị đã hiến dâng tuổi thanh xuân để bảo vệ mạch máu thông tin liên lạc thông suốt, kịp thời, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Cập nhật lúc 09:45, Thứ Sáu, 01/07/2016 (GMT+7) http://www.baoquangbinh.vn/dat-va-nguoi-quang-binh/201607/tuong-niem-tri-an-cac-can-bo-chien-sy-hy-sinh-tai-hang-len-ha-nam-1972-hang-len-ha-khuc-trang-ca-cua-nhung-nguoi-linh-thong-tin-2136418/
>> Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra công tác chuẩn bị lễ tưởng niệm, tri ân các cán bộ, chiến sỹ hy sinh tại hang Lèn Hà

Để đáp ứng yêu cầu bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ Bộ Chính trị, Tổng Quân uỷ, Bộ Tổng tư lệnh chỉ huy cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày 8-8-1966, Trung đoàn 134 được thành lập, có nhiệm vụ bảo vệ và khai thác mạng thông tin hữu tuyến điện chiến lược của Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc.

Ngày 7-1-1967, do các tuyến dây trần ngày càng phát triển, nhất là vào phía nam Quân khu 4, Cục Thông tin liên lạc quyết định thành lập Đại đội 7, với nhiệm vụ bảo vệ và khai thác 385,35km đường dây từ Giang Sơn – Đô Lương – Nghệ An đến cao điểm 316 Vĩnh Linh và trạm cơ vụ A69, A70, A72 đóng tại Quảng Bình.

Chiến trường ngày càng ác liệt, tháng 3-1968, Trung đoàn quyết định tách Đại đội 7 để thành lập Đại đội 9. Đại đội 9 được biên chế thành ba trung đội và ba trạm cơ vụ bảo vệ, khai thác 187km đường dây từ nam sông Lam (Nghệ An) đến bắc sông Troóc (Quảng Bình), có 3 trạm cơ vụ: A68, A69 và A76.
Trạm cơ vụ A69 thành lập vào ngày 7-1-1967, được biên chế một tiểu đội tải ba tổng đài, một tiểu đội nguồn điện, một tiểu đội đường dây và bộ phận hậu cần. Tổng số quân lúc đầu là 19 đồng chí, sau tăng dần lên 33 đồng chí.

Ngay sau khi được thành lập, Trạm cơ vụ A69 đã tìm chọn hang Lèn Hà làm nơi đóng quân. Lèn Hà nằm trong khu rừng già trên địa bàn Thanh Hoá – xã biên giới giáp nước bạn Lào, là một trạm thông tin quan trọng trên tuyến dây trần trục giao thông Bắc – Nam, cách tuyến đường chiến lược 15A khoảng 3km, thường xuyên là trọng điểm bị địch tập trung đánh phá ác liệt. Lèn Hà cao khoảng 150m, có đỉnh cao nhất là 320m, lưng chừng núi có một hang đá rộng khoảng 420m2, được các cán bộ, chiến sĩ cải tạo thành nơi đặt máy móc điện đàm; dưới núi là rừng cây rậm rạp rất dễ ngụy trang được xây dựng khu nhà nghỉ ngơi, sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ và hội trường của Trạm cơ vụ A69.

Hang Lèn Hà có địa hình, địa thế thuận tiện cho hoạt động của Trạm, vừa có thể cất giấu dự trữ thiết bị máy móc và đường dây của Trung đoàn 134, thường xuyên dự trữ 700km đường dây bọc dã chiến, sẵn sàng thay thế đường dây trần tuyến trục Bắc – Nam khi bị huỷ diệt.

Trạm cơ vụ A69 có vị trí cực kỳ quan trọng, bảo đảm thông tin Bắc – Nam từ Hà Nội đến đường 9 – Nam Lào, Cụm kho Binh trạm 25 thuộc Đoàn 559 ở Thanh Lạng, Binh trạm 12 ở Cổng Trời, Sư đoàn Phòng không 367, Đồn Biên phòng Cha Lo. Đường dây của trạm nối liền với mạng thông tin của Bộ Tư lệnh 559, chạy dọc đường 12 (Quảng Bình) và đường 8 (Hà Tĩnh), đi qua nhiều trọng điểm địch đánh phá ác liệt, địa hình hiểm trở như Khe Nét, Thanh Lạng, Đò Vàng…

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu: „Việc liên lạc là việc quan trọng bậc nhất trong công tác cách mệnh, vì chính nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phối hợp lực lượng và do đó đảm bảo thắng lợi“, các cán bộ, chiến sĩ Trạm cơ vụ A69 đã vượt lên hiểm nguy của bom đạn giặc, bao khó khăn, thiếu thốn, cùng sự khắc nghiệt của núi rừng Trường Sơn, vẫn kiên cường bám trụ, bám máy, bám dây bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với Trung đoàn 132, với lực lượng thông tin của các quân chủng, binh chủng, quân đoàn tạo nên một mạng lưới thông tin thông suốt từ hậu phương ra tiền tuyến; nhất là từ Sở chỉ huy chiến dịch đến các đơn vị tác chiến, góp phần tích cực mang lại thắng lợi to lớn của chiến dịch QuảngTrị năm 1972.

Nhưng vào ngày 2-7-1972, trong lúc cán bộ, chiến sĩ Trạm cơ vụ A69 đang làm nhiệm vụ, máy bay Mỹ ập tới bất ngờ bắn pháo khói vào nhà ăn của Trạm để chỉ điểm, chưa đầy 5 phút sau, hai máy bay B57 đến ném 3 quả bom đánh phá vào hai đầu núi và một quả vào chính giữa hội trường; tiếp đó chúng đánh bom phát quang, bom cháy, khu vực Trạm bốc cháy dữ dội.

Cuộc đánh phá của địch diễn ra trong vòng 5 phút nhưng gây thiệt hại và tổn thất hết sức nặng nề: trạm máy trên hang đá cao bị hư hỏng nặng, mạng cáp nhập đài và khoảng 1.500m đường dây quanh khu vực Trạm bị đứt nát không liên lạc được; 13 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh (trong đó có 10 chiến sĩ nữ), nhiều chiến sĩ bị thương…

Nhưng với tinh thần tất cả cho nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc, các chiến sĩ còn sống đã gạt nước mắt, nén đau thương lao vào nhiệm vụ và chỉ sau 1 giờ đồng hồ, thông tin liên lạc đã được thông suốt, trạm máy được củng cố; đồng thời các đồng chí còn lo cứu chữa thương binh, tìm thi thể và mai táng 13 đồng đội của mình.

Biến đau thương thành hành động cách mạng, cán bộ, chiến sĩ Trạm cơ vụ A69 luôn hoàn thành nhiệm vụ giữ vững thông tin liên lạc, phục vụ cho các mặt trận, các chiến dịch chiến đấu thắng lợi. Trong suốt quá trình chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và chi viện các chiến trường, cán bộ, chiến sĩ Trạm cơ vụ A69 đã dũng cảm, mưu trí, sáng tạo vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để tiếp chuyển hàng trăm nghìn phiên liên lạc kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn phục vụ cho Bộ chỉ huy chỉ đạo các đơn vị chiến đấu. Tiêu biểu là chiến dịch Đường 9 – Nam Lào năm 1971, chiến dịch Cánh Đồng Chum năm 1971, chiến dịch Quảng Trị năm 1972.

Không chỉ ném bom bắn phá, kẻ địch còn dùng mọi thủ đoạn để phá hoại đường dây thông tin liên lạc của ta, nhưng đều bị thất bại. Đặc biệt vào tháng 5-1972, với tinh thần cảnh giác cao độ, cán bộ, chiến sĩ của Trạm cơ vụ A69 đã phát hiện địch cài hai máy nghe trộm vào đường dây thông tin tuyến trục Bắc – Nam (tại khu vực Khe Mài).

Đơn vị đã kịp thời thu hồi, báo cáo lên cấp trên và điều chỉnh một số đoạn, tuyến thông tin để tránh sự phá hoại của địch. Ngoài nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc, cán bộ, chiến sĩ Trạm cơ vụ A69 còn giúp nhân dân địa phương củng cố, xây dựng tổ chức quần chúng vững mạnh, giúp nhân dân hàng nghìn ngày công san lấp hố bom, tu sửa nhà cửa, đường sá…

Trong ác liệt của bom đạn chiến tranh và muôn vàn khó khăn gian khổ, nhưng với tinh thần „Tất cả cho chỉ huy chiến đấu giành thắng lợi“, „Tim còn đập mạch máu thông tin còn thông suốt“, „Trạm máy là chiến trường, dây máy là vũ khí“, „Đứt dây như đứt ruột, gãy cột như gãy xương“… đã trở thành những khẩu hiệu hành động của cán bộ chiến sĩ Trạm cơ vụ A69. Bằng ý chí quyết tâm, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cán bộ chiến sĩ Trạm cơ vụ A69 liên tục 4 năm (1970 – 1973) là “ trạm cơ vụ tiên tiến“; Đại đội 9 có 3 năm liền đạt danh hiệu „Đơn vị quyết thắng“; Trạm cơ vụ A69 đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng Nhì; được đồng chí Thượng tướng Văn Tiến Dũng – Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng chí Trung tướng Lê Trọng Tấn – Phó Tổng tham mưu trưởng, đồng chí Thiếu tướng Lê Quang Đạo – Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đồng chí Đồng Sĩ Nguyên, Tư lệnh đoàn 559 điện biểu dương trong chiến dịch Đường 9 – Nam Lào; đồng chí Lê Cừ – Chính uỷ Binh chủng điện khen trong chiến dịch Quảng Trị năm 1972. Năm 1970, 1971 được công nhận là Trạm kiểu mẫu; năm 1972 được Trung đoàn tặng bằng khen…

Chiến tranh lùi xa đã hơn 30 năm, nhưng những chiến công, những thành tích và sự hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ Trạm cơ vụ A69 mãi in đậm trong trái tim mỗi người lính, mỗi trái tim con người Việt Nam. Hang Lèn Hà là nơi đã thấm đẫm máu, mồ hôi và nước mắt của các cán bộ, chiến sĩ Trạm cơ vụ A69, Đại đội 9, Trung đoàn 134.

Nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống vẻ vang của bộ đội Thông tin liên lạc anh hùng, với tinh thần „Uống nước nhớ nguồn“, tháng 9-2005 Trung đoàn đã cho xây dựng một bia tưởng niệm tại hang Lèn Hà khắc tên của 13 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong ngày 2-7-1972 và một ngôi miếu thờ dưới chân núi Lèn Hà (hố bom năm xưa) để thắp hương tưởng nhớ các cán bộ, chiến sĩ Trạm cơ vụ A69 đã hy sinh anh dũng vì nhiệm vụ bảo vệ mạch máu thông tin liên lạc trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Với giá trị lịch sử tiêu biểu và đặc biệt quan trọng, ngày 7-5-2009, hang Lèn Hà đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

13 đồng chí Trạm cơ vụ A69 hy sinh ngày 2-7-1972 tại Hang Lèn Hà:
1. Đàm Văn Trình – SN 1944 – quê ở Đông Thành, Kim Đông, Hưng Yên;
2. Dương Văn Chấn – SN 1946 – quê ở Đoài Côi, Trung Khánh, Cao Bằng;
3. Trần Văn Xay – SN 1946 – quê ở Ngô Quyền, Thanh Ba, Phú Thọ;
4. Vũ Thị Lan – SN 1950 – quê ở Vũ Tây, Vũ Thư, Thái Bình;
5. Bùi Thị Lung – SN 1954 – quê ở Kim Sơn, Kim Bôi, Hoà Bình;
6. Chu Thị Mạnh – SN 1956 – quê ở Văn Lung, thị xã Phú Thọ, Phú Thọ;
7. Ngô Thị Luận – SN 1955 – quê ở Tân Long, Tân Lập, Phú Thọ;
8. Hoàng Thị Linh – SN 1956 – quê ở Trần Phú, thị xã Phú Thọ, Phú Thọ;
9. Nguyễn Thị Anh – SN 1955 – quê ở Thanh Cù, Thanh Ba, Phú Thọ;
10. Lê Thị Châm – SN 1955 – quê ở Văn Đồn, Đoan Hùng, Phú Thọ;
11. Cao Thị Xuyến – SN 1953 – quê ở Hoằng Kim, Hoằng Hoá, Thanh Hoá;
12. Trần Thị Loan – SN 1954 – quê ở Phú Lộc, Nho Quan, Ninh Bình;
13. Nguyễn Thị Thảo – SN 1953 – quê ở Thanh Lạc, Nho Quan, Ninh Bình.

Quang Binh gedenkt der Offiziere und Soldaten, die in der Höhle Len Ha gefallen sind
Montag, 4. Juli 2016 – 20:10:07 http://vovworld.vn/de-DE/Nachrichten/Quang-Binh-gedenkt-der-Offiziere-und-Soldaten-die-in-der-H%C3%B6hle-Len-Ha-gefallen-sind/450418.vov
Am Sonntag haben die Provinz Quang Binh, das Informationsministerium und der vietnamesische Fernsehsender in der Höhle Len Ha in der Gemeinde Thanh Hoa in Tuyen Hoa eine Gedenkfeier für 13 Offiziere und Soldaten veranstaltet, die am 2. Juli 1972 in der Höhle gefallen sind.

Dazu Nguyen Huu Hoai, der Vorsitzende des Volkskomitees der Provinz Quang Binh:
Die heutige Gedenkfeier stellt die Geschichte dar und erinnert an eine ruhmreiche Zeit sowie das Opfer der Offiziere und Soldaten im Krieg. Damit möchten die Partei, die Armee und Bewohner in Quang Binh ihre Dankbarkeit gegenüber den gefallenen Soldaten zeigen, die sich für das Vaterland geopfert haben.“

In der Höhle Len Ha arbeiteten Soldaten der Station A69, die die Aufgabe hatte, die Weiterleitung von Informationen und Kontakten von Hanoi zur Straße 9 im Süden von Laos problemlos zu gewähren. Dort wurden auch Waffen, Ausrüstungen und Lebensmittel für die Kampfplätze im Süden gelagert.

HANG LÈN HÀ
https://dukhach.quangbinh.gov.vn/3cms/hang-len-ha.htm
Khúc tráng ca Hang Lèn Hà
http://www.nhandan.com.vn/nation_news/item/30033302-khuc-trang-ca-hang-len-ha.html
Chuẩn bị cho lễ tưởng niệm 13 chiến sĩ thông tin hy sinh tại hang Lèn Hà
http://vietnamnet.vn/vn/thong-tin-truyen-thong/309729/chuan-bi-cho-le-tuong-niem-13-chien-si-thong-tin-hy-sinh-tai-hang-len-ha.html
Lễ tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ hy sinh tại hang Lèn Hà (Video) 03/07/2016
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/313394/le-tuong-niem-can-bo-chien-si-hy-sinh-tai-hang-len-ha.html

Tưởng niệm 13 liệt sĩ A69 Lèn Hà Quảng Bình (Thời sự VTV1 hôm nay 3/7/2016) Veröffentlicht am 03.07.2016

Thời sự VTV1 hôm nay phát lại chương trình thời sự 19h hàng ngày trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam.
VTV, đài truyền hình quốc gia trực thuộc chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,phát sóng các chương trình nhằm phục vụ đời sống tinh thần của người dân trên phạm vi toàn quốc và các khu vực trên thế giới.
VTV luôn tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất , tin cậy ,chính xác ,đặc biệt những thông tin quan trọng, phức tạp, nhạy cảm, được dư luận xã hội quan tâm”

Xem thêm video của Thời sự VTV1 hôm nay tại : https://www.youtube.com/channel/UCbG_…
Full video thời sự tháng 7/2016 : https://www.youtube.com/playlist…
Full video thời sự tháng 6/2016 : https://www.youtube.com/watch…
Full video thời sự tháng 5/2016: https://www.youtube.com/watch…

thoi su vtv1 19h hom nay,thoi su hom nay,thời sự hôm nay,thoi su viet nam,thời sự việt nam,thoi su 19h vtv1,thời sự 19h vtv1,tin tuc thoi su,tin tức thời sự,tin tuc viet nam,tin tuc,tin tức,tin thoi su,tin thời sự,thoi su,thoisu,thời sự,thoi su vtv1 hom nay,thời sự vtv1 hôm nay

Veröffentlicht 11. Juli 2016 von anhyeuem66 in Allgemein, Doku Film

Getaggt mit , , , ,

1916 (2) – Annamese ‘tiraillleurs’ or Vietnamese colonial soldiers at Ypres, Belgium   Leave a comment

có 1.548 người đã hy sinh cho nước Pháp

1919 Mộ binh sĩ Đông Dương tại Nghĩa trang Bagneux (Paris)
1919 Mộ binh sĩ Đông Dương tại Nghĩa trang Bagneux (Paris)
http — gallica.bnf.fr/ark:/12148/btv1b9033009s.r=1919+Cimetière+de+Bagneux+-+Tombes+de+soldats+indochinois+.langEN
Đền kỷ niệm Tử sĩ Đông Dương tại Nogent-sur-Marne (Frankreich)
http://tranthanhnhan1963g.blogspot.de/2013/09/en-ky-niem-tu-si-ong-duong-tai-nogent.html?m=0
Hoài Nam nghĩa sĩ miếu” là tên gọi một ngôi đền Việt dựng trong Vườn thuộc địa (Jardin colonial de Nogent-sur-Marne) ngoại ô Paris nước Pháp. Đền khánh thành ngày 9 tháng 6 năm 1920, ban đầu dùng làm nơi thờ tự những tử sĩ người Việt bỏ mình vì nước Pháp trong Thế chiến thứ nhất. Số phận ngôi đền này éo le như chính lịch sử quan hệ Pháp – Việt. Bài viết tổng hợp từ các tài kliệu trên Internet.

Vào năm 1905, quan chủ tỉnh Thủ Dầu Một là Ernest Outrey đã ra lệnh làm cấp tốc một ngôi nhà bằng gỗ dựa theo kiểu thức của ngôi đình Bà Lụa, sau đó chuyên chở bằng tàu đem qua Pháp để tham dự cuộc triển lãm Colonial Exhibition Marseille tổ chức vào năm 1906.

Năm 1907, chính quyền Pháp đem nó đến triển lãm lần thứ hai trong một khu vườn ở vùng ngoại vi Paris (đường 45bis, đại lộ Belle-Gabrielle, ở Nogent-sur-Marne)

Trong kỳ triển lãm khá hoành tráng năm 1907, rất nhiều điều quý hiếm và độc đáo từ các quốc gia khác nhau được đem ra trưng bày gây kinh ngạc và thích thú cho người xem. Tuy nhiên, theo đánh giá của tác giả Eric T.Jennings thì ngôi nhà đình của Việt Nam vẫn là nổi bật nhất. (The star of the show, however, seems to have been the sculpted “notable’s house” from Thudaumot). Lúc ban đầu, tác phẩm tham dự triển lãm từ Thủ Dầu Một chỉ được xem như tiêu biểu cho một phong cách nhà cổ truyền thống của miền Nam (sculpted house of Thudaumot). Năm sau, người ta lại coi nó như một trà đình (tea pavilion), hay là căn nhà của bậc quan quyền (mandarin house). Phải mất nhiều năm sau, nhờ một biến cố trọng đại xảy ra ở Âu châu lúc bấy giờ, đó là trận thế chiến lần thứ nhất, nó mới được lựa chọn để rồi trở thành ngôi đền tưởng niệm tử sĩ Việt Nam.

Thời đó, để đủ lực lượng đương đầu với Đức, vào tháng 11 năm 1915, Pháp đã ban hành lệnh tuyển mộ người bản xứ tại Đông Dương. Sang tháng Giêng năm sau, triều đình Huế cũng có dụ ban thưởng 80 đồng bạc Đông Dương cho những ai nhập ngũ. Đến năm 1918, khi chiến tranh kết thúc thì đã có tổng cộng 48.922 người dân Đông Dương làm lính (30.425 người trong quân ngũ tại Âu châu hoặc bắc Phi), và 51.000 thợ (ouvriers non spécialsés, viết tắt là ONS, xưa gọi là lính thợ, hay công binh). Khi tàn cuộc chiến, kể cả lính và thợ, có 1.548 người đã hy sinh cho nước Pháp.

Chính trong bối cảnh cuộc chiến này, người Pháp mới nghĩ đến việc dành một khu trong công viên để xây dựng những đài tưởng niệm các chiến sĩ xuất thân từ những xứ thuộc địa của họ đã hy sinh. Do đó, mà về sau khu vực này mới có các đài tưởng niệm những tử sĩ Lào, Cao Miên, Madagasca, Algeria, Tunisia, Dahomey, Guiana và Việt Nam…Vào năm 1917, người Pháp đã xem xét và cân nhắc việc chọn ngôi nhà đình của Thủ Dầu Một làm ngôi đền tưởng niệm những người lính Việt Nam.

Để phản ánh văn hóa của từng dân tộc, người ta cho xây dựng các đền đài tưởng niệm mang phong cách kiến trúc đặc trưng truyền thống của các dân tộc đó. Kiểu tháp tròn, nhọn theo phong cách “faux stupa” dành cho người Lào và Cam Bốt. Bức tượng một người đàn bà Phi châu than khóc trước nấm mồ của người chồng đã gục ngã giữa những hoang tàn trong một ngôi làng của Pháp, để dành cho người da đen nói chung. Bức phù điêu kiểu Tây phương cho những người Việt Nam có đạo Công giáo. Và, ngôi nhà gỗ từ Việt Nam dành cho các tử sĩ theo đạo Phật. Phiên bản ngôi đình Bà Lụa đã được chọn chính vì lý do này.

Việc chọn ngôi đình làm nơi thờ phượng, ngoài giá trị về kiến trúc, người Pháp có xét đến yếu tố tín ngưỡng của dân bản xứ. Nghi thức thờ cúng người chết của người Việt với tấm bài vị trên bàn thờ và làm đám giỗ hàng năm, nay được thay bằng một tấm bia lớn ghi khắc tên của tập thể những chiến sĩ đã chết. Đình trong sinh hoạt văn hóa Việt Nam đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau, trong đó việc cúng bái vẫn là chính. Thế nên việc sử dụng ngôi nhà đình làm nơi thờ tự, nhang khói tưởng niệm thay vì chỉ chiêm ngưỡng nó như là một tác phẩm nghệ thuật là một lựa chọn có lý do.

Tuy nhiên, quyết định này lại gây bất bình từ phía những người Công giáo vì theo họ, như thế là thiếu công bình đối với các tử sĩ theo đạo Công giáo. Năm 1920, linh mục Gendreau ở Hà Nội là một trong những người đã lên tiếng về vấn đề này. Đến đây, những người có trách nhiệm buộc phải quan tâm xem xét, đó là liệu các đài tưởng niệm thuần túy có tính chất thế tục hay phải xét đến khía cạnh dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng là những vấn đề rất phức tạp khó tìm ra giải pháp thỏa đáng. Một kiến trúc “stupa” theo phong cách Phật giáo Cam Bốt, nhiều hơn là của Lào, được dành cho sĩ tử của cả hai nước đã tạm đuợc chấp nhận. Trong khi việc ngôi đình Thủ Dầu Một có thể là nơi thờ cúng chung cho chiến sĩ ba miền, cho người theo các đạo lại là vấn đề khá rối rắm. Sau nhiều tranh luận với các ý kiến khác nhau, một giải pháp được đưa ra là cũng trong khu vực tưởng niệm này, một đài tưởng niệm riêng dành cho các chiến sĩ Công giáo được xây dựng gần phía góc phải của ngôi đền chính. Như vậy linh hồn các chiến sĩ người Việt Nam theo đạo Công giáo có thể an nghỉ cạnh các chiến hữu người Việt Nam theo đạo Phật, đạo Nho… Năm 1919, vua Khải Định đã ban chiếu chỉ chính thức công nhận ngôi đình Bà Lụa này là nơi để thờ người Việt Nam trên đất Pháp.

Vào ngày 9 tháng 6 năm 1920, tổ chức trọng thể lễ khánh thành ngôi đền với sự tham dự của nhiều quan chức cao cấp Pháp như Albert Sarraut, thống chế Joffre, Alexandre và Đặng Ngọc Oanh, một viên quan đại diện cho Hoàng Đế Việt Nam. Ngoài ra là các cựu chiến binh Việt, Pháp còn sống nay tựu về để tưởng niệm các chiến hữu đã mất…Trước đó, người ta cho phục hồi lại bàn thờ và các vật dụng trang trí được thực hiện bởi chính các nghệ nhân người Việt trong Nam ngoài Bắc: gốm Cây Mai trong Nam, những tấm biển sơn mài ngoài Bắc, một chiếc lư đồng như phiên bản của cửu đỉnh tại cung thành Huế. Các lễ vật cúng bái như nhang đèn, pháo, trống, chiêng…cũng được chuyên chở gấp rút từ Việt Nam qua. Sự chuẩn bị cho lễ khánh thành khá là chu đáo.

Buổi lễ khai mạc bằng bài diễn văn của vị đại biểu Nam kỳ là ông Lê Quang Liêm, người phát ngôn cho những lính thợ Đông Dương. Lần lượt sau đó là phát biểu của các vị Đặng Ngọc Oanh, đọc sắc chỉ của vua công nhận ngôi đền; đến Henri Gourdon, chủ tịch Hội Tưởng niệm Đông Dương; Bộ trưởng thuộc điạ Albert Sarraut. Kế tiếp là phần rước tấm bản ghi sắc chỉ của vua Khải Định vào ngôi đền. Cờ của các nước An Nam, Pháp, Cao Miên, Lào bên nhau tung bay trong gió. Báo chí ở Pháp và Việt Nam thời ấy có khá nhiều bài tường thuật sự kiện này như tờ Echo Annamite, Le Journal, Le Gaulois, Le Petit Parisien, L’Echo de Paris, Le Figaro…
2012-tháng ba — Triển lãm thuộc địa Marseille 1906 (1) –> (4) http://tranthanhnhan1963g.blogspot.de/2012/03/trien-lam-thuoc-ia-marseille-1906-1.html

2013- tháng chín — Người lính Việt trong Thế Chiến thứ nhất (1) —> (8) http://tranthanhnhan1963g.blogspot.de/2013/09/nguoi-linh-viet-trong-chien-thu-nhat.html
http://tranthanhnhan1963g.blogspot.de/2013/09/nguoi-linh-viet-trong-chien-thu-nhat-3.html

https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157634926368234/with/9597777112/
Đền kỷ niệm Tử sĩ Đông https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157635216219159
Soldats Annamites – WW1 1914-18 https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/albums/72157634926368234
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157634926368234/with/9597777112/

ANAI
Ils accueillent le « chef aux gros sourcils » ainsi qu’ils le nomment, à Ba Dinh sur la route de Vinh à Hanoï. Parmi eux, 220 arborent la croix de guerre gagnée sur les champs de bataille de Pha Lang Xa (France). Ils évoquent auprès de lui le souvenir de „Ông Ga“, le général Gallieni, et celui de „Ong Pen I Tie“, le général Pennequin.
http://www.anai-asso.org/NET/document/anai/historique/les_militaires_indochinois_en_europe_19141918/index.htm
Certes, l’apport de 5.000 combattants et de 38.000 tirailleurs accomplissant des tâches logistiques au sein d’une armée française de 5.500.000 mobilisés peut paraître minime.
foto – unten – Monument aux morts de 1914-1918 à Hanoï

.
The Illustrated war news https://archive.org/details/nsillustratedwar02londuoft (Zeitungen)
The Illustrated War News Vol 1 http://www.archive.org/stream/nsillustratedwar01londuoft#page/n5/mode/2up
The Illustrated War News Vol 2 http://www.archive.org/stream/nsillustratedwar02londuoft#page/n7/mode/2up
The Illustrated War News Vol 3 http://www.archive.org/stream/nsillustratedwar03londuoft#page/n5/mode/2up
The Illustrated War News Vol 4 http://www.archive.org/stream/nsillustratedwar04londuoft#page/n5/mode/2up
The Illustrated War News Vol 5 http://www.archive.org/stream/nsillustratedwar05londuoft#page/n5/mode/2up
The Illustrated War News Vol 6 http://www.archive.org/stream/nsillustratedwar06londuoft#page/n7/mode/2up
The Illustrated War News Vol 7 http://www.archive.org/stream/nsillustratedwar07londuoft#page/n7/mode/2up
The Illustrated War News Vol 8 http://www.archive.org/stream/nsillustratedwar08londuoft#page/n5/mode/2up

48°50’00.0″N 2°27’55.0″E   Der alte Tempel des tropischen Garten http://www.baudelet.net/paris/jardin-tropical.htm
Jardin Tropical, Paris 12th arrondissement, France. Esplanade du Dinh.
Đền Kỷ Niệm

9-6-1920 – Lễ khánh thành Đền Kỷ Niệm Tử sĩ Đông Dương tại Vườn thuộc địa Nogent-sur-Marne
Khải Định https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BA%A3i_%C4%90%E1%BB%8Bnh

Die Geschichte des tropischen Garten:
http://www.sports-sante.com/index.php/parcs-et-jardins-parisiens-le-jardin-tropical-du-bois-de-vincennes
ANAI http://www.anai-asso.org/NET/document/lieux_de_memoire/les_temples_du_souvenir_indochinois/index.htm
1899: Gründung des Gartens
Das Ziel der Kolonialtest Garten war die agronomischen Versuche an exotischen Pflanzen zu koordinieren, diese exotischen Pflanzen in den verschiedenen Französisch Kolonien in Übersee einzuführen. Biologen und Forscher haben deshalb in den Gewächshäusern von exotischen Pflanzen kultiviert werden, die dann in die Kolonien geschickt wurden.
Der Zweck ihrer Wissenschaftler war zu verbessern und profitable Kulturen aus den Kolonien.
Exotische Pflanzen in Gewächshäusern:
– Kaffeepflanzen (Kaffee)
– Bananenpflanzen (Musa)
– Gummibäume
– Kakaopflanzen (Kakao)
– Vanillepflanzen (Vanille)
Es wird geschätzt, zu Beginn des 20. Jahrhunderts, dass 40.000 Samen und 10.000 Stecklinge.

Das Tropical Garden City Paris heute:     Exotische Pflanzungen sind verschwunden, noch heute in den tropischen Garten fand einige Pavillons.
Einige Denkmäler und Gebäude sind auch in einem sehr schlechten Zustand und verdienen ernsthafte Renovierung. Der tropische Garten ist jetzt frei für die Besucher zur Verfügung.
Die Öffnungszeiten des Tropical Garden von Paris:
Der Garten ist täglich (auch am Wochenende) von 11.30 bis 18.00 Uhr.
Führungen finden am Samstag statt
Der Garten ist ein Schutzgebiet (Ort). Einige Gewächshäuser, Brücken, Denkmäler und Pagoden sind als historisches Monument eingestuft (MH)
Exposition coloniale 1907 https://www.flickr.com/photos/73553452@N00/sets/72157606049686172
https://es.wikipedia.org/wiki/Jard%C3%ADn_Tropical_de_Par%C3%ADs
https://fr.wikipedia.org/wiki/Jardin_tropical_de_Paris
http://islandmuse-dtl.blogspot.de/2012/10/monument-du-souvenir-indochinois.html

Un jardin exotique à Paris Veröffentlichung: 29.06.2010

dailymotion.com/video/xduy2c_un-jardin-exotique-a-paris_lifestyle#tab_embed

Caché en bordure du bois de Vincennes, dans le 12ème arrondissement, le jardin d’agronomie tropicale garde les vestiges de l’exposition coloniale de 1907.

Infos pratiques : Jardin d’Agronomie Tropicale – 45 bis, avenue de la Belle-Gabrielle, 75012 PARIS
RER : Nogent sur Marne (ligne A – direction Boissy-Saint-Léger – La Varenne)

Horaires :
Janvier : 9h30 à 17h
Février : 9h30 à 18 h
Mars : 9h30 à 19h
Avril à sept : 9h30 à 20h
Octobre : 9h30 à 18h30
Nov & déc : 9h30 à 17h

Remerciements au Musée municipal de Nogent-sur-Marne et à Serge Volper, documentaliste du CIRAD

 

 

 

 

 

 

Veröffentlicht 27. April 2016 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Kriegsdenkmal (1914-1918) Monument aux Morts – vườn hoa Chi Lăng (vườn hoa Canh Nông) – Công viên Lê Nin   Leave a comment

trước đây là vườn hoa Chi Lăng (vườn hoa Canh Nông) – Công viên Lê Nin

Ảnh cực hiếm về Hà Nội giai đoạn 1920-1930 (1) 19:00 16/09/2014
Xe điện phố Hàng Đào, quan thầy Pháp ngồi xe kéo… là loạt ảnh Hà Nội những năm 1920-1930 do nhiếp ảnh gia Pháp Charles Peyrin thực hiện.
http://kienthuc.net.vn/ta-tay/anh-cuc-hiem-ve-ha-noi-giai-doan-1920-1930-1-388625.html#p-7
http://m.baonga.com/viet-nam.nid103/anh-cuc-hiem-ve-ha-noi-giai-doan-1920-1930-1.i48451.html
7 – Đài kỷ niệm binh sĩ chết trận trong Chiến tranh thế giới I do người Pháp dựng ở Hà Nội, tại khu vực ngày nay là công viên Lê Nin.
8 – Tượng con trâu với người đi cày trên tượng đài là hình ảnh khiến người Hà Nội gọi khu vực này là vườn hoa Canh Nông.
Ảnh cực hiếm về Hà Nội giai đoạn 1920-1930 (2) 06:00 18/09/2014
1 – Lính Pháp diễu binh trên phố Tràng Tiền, rồng „lội nước“ hồ Gươm… là những hình ảnh đặc sắc tiếp theo về Hà Nội 1920-1930.
http://kienthuc.net.vn/ta-tay/anh-cuc-hiem-ve-ha-noi-giai-doan-1920-1930-2-389421.html#p-1
http://m.baonga.com/vi/viet-nam.nid103/anh-cuc-hiem-ve-ha-noi-giai-doan-1920-1930-2.i48621.html


Công viên Lê-nin Hà Nội
http://didauchoigi.com/dia-danh/cong-vien-le-nin-ha-noi/icat-5542.htm
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_vi%C3%AAn_L%C3%AA_Nin
Đường Trần Phú, Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
Công viên Lê-nin Hà Nội được xây dựng trên vườn hoa Chi Lăng (vườn hoa Canh Nông), là biểu tượng về sức sống mạnh liệt của Đảng, của dân tộc Việt Nam.

Vị trí: Công viên Lê-nin nằm trên mặt phố Điện Biên Phủ, Trần Phú, và Hoàng Diệu. – 21°01′54″N 105°50′21.7″E

Khái quát về công viên
Đây vốn là một hồ nước mang tên Hồ Voi, do ngày xưa đây là nơi quân lính tắm cho voi tắm. Đường Trần Phú bây giờ chính là tường thành phía Nam của Hà Nội xưa.
Khoảng năm 1894 – 1897, thực dân Pháp phá và chiếm thành Hà Nội, chúng lấp hồ Voi làm vườn hoa và đặt cho nó một cái tên rất tây là Robin. Thực dân Pháp cho dựng lên ở đây một cụm tượng đài có hai lính Pháp; một tên giương súng chĩa vào Cột cờ, một tên vung tay ném lựu đạn. Các mặt xung quanh bệ của tượng đài, chúng đắp hình ảnh các tầng lớp người dân bản xứ là sĩ, nông, công, thương. Mặt trước của bệ thì đắp hình người nông dân vác cày, dắt trâu ra đồng. Vì thế nên người dân nước ta chỉ gọi là vườn hoa „Canh Nông“.

Cách mạng tháng 8 (1945) thành công, nhân dân Hà Nội phá bỏ tượng đài thực dân ở vườn hoa Canh Nông nhưng vẫn giữ nguyên cảnh quan của nó. Vườn được đổi tên thành Chi Lăng.
Năm 1982, Nhà nước ta cho xây tượng đài Lênin ở vườn hoa Chi Lăng. Đến ngày 20-8-1985, bức tượng Lênin bằng đồng cao 5,2m đã được đặt trên bệ đá hoa cương cao 2,7m, quay mặt ra đường Điện Biên Phủ.
Ngày 7-10-2003, vườn hoa Chi Lăng được mang tên công viên Lênin.
Hiện nay, công viên Lê-nin có diện tích khoảng 17.000m², là một nơi có không gian khoáng đãng giữa lòng thủ đô Hà Nội.
Thể loại:Công viên Hà Nội https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%83_lo%E1%BA%A1i:C%C3%B4ng_vi%C3%AAn_H%C3%A0_N%E1%BB%99i

Hanoï Mars 1939 http://www.croiseur-lamotte-picquet.fr/index.php?page=hanoi
http://flickriver-lb-1710691658.us-east-1.elb.amazonaws.com/photos/13476480@N07/21835001174/
http://www.flickriver.com/photos/13476480@N07/

Veröffentlicht 26. April 2016 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Massenrückführung der Überreste von amerikanischen Soldaten – Lễ hồi hương hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam   Leave a comment

Lễ hồi hương hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam

Ngày 12/12, Lễ hồi hương hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam diễn ra tại sân bay quốc tế Nội Bài, Việt Nam.
13 Tháng Mười Hai 2015 – 17:26:29  http://vovworld.vn/vi-VN/Van-hoa-Xa-hoi-Doi-song/Le-hoi-huong-hai-cot-quan-nhan-Hoa-Ky-mat-tich-trong-chien-tranh-o-Viet-Nam/393087.vov

hai_cot_ZZFR

Một đợt hồi hương hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam. Ảnh: Dân trí

Tham dự buổi lễ, về phía Việt Nam, có đại diện Ban Giám đốc Cơ quan Việt Nam tìm kiếm người mất tích (VNOSMP); về phía Hoa Kỳ, có Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội Ted Osius, đại diện Phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ tại Hà Nội, Cơ quan kiểm kê tù binh và người mất tích Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DPAA) và Văn phòng MIA Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Đại diện phía Việt Nam bàn giao cho đại diện phía Hoa Kỳ 04 (bốn) bộ hài cốt do người dân giao nộp và các đội hỗn hợp khai quật được trong đợt tìm kiếm chung lần thứ 121 (tháng 10 – 12/2015). Số hài cốt này đã được các chuyên gia pháp y hai nước giám định chung tại Hà Nội, kết luận có thể liên quan tới các trường hợp quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh Việt Nam và đề nghị chuyển về Hawaii, Hoa Kỳ để xác minh thêm.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại diện Chính phủ Hoa Kỳ cảm ơn và đánh giá cao chính sách nhân đạo, thiện chí và sự hợp tác ngày càng hiệu quả của Chính phủ và nhân dân Việt Nam.

Veröffentlicht 14. Dezember 2015 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Tunnelsystem „Vinh Moc“, eine Unterwelt im Krieg – Địa đạo Vịnh Mốc “Một thế giới bên dưới cuộc chiến”   Leave a comment

Địa đạo Vịnh Mốc “Một thế giới bên dưới cuộc chiến”

16 Tháng Bảy 2015 – 0:00:00 – tag – địa đạo Vĩnh Mốc

http://vovworld.vn/vi-VN/Viet-Nam-Dat-nuoc-Con-nguoi/Dia-dao-Vinh-Moc-Mot-the-gioi-ben-duoi-cuoc-chien/353438.vov

Không thể dùng từ gì đắt hơn đối với địa đạo Vịnh Mốc bằng tên một bộ phim cùng tên của đạo diễn Janet Gardner nổi tiếng khi bà nói về cuộc sống của những người dân vùng Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Chiến tranh đã đi qua và địa đạo Vịnh Mốc trở thành một di tích lịch sử cách mạng của Việt Nam. Chỉ một lần đến Vịnh Mốc, du khách sẽ cảm nhận được sự chịu đựng gian khổ, sức sáng tạo không ngừng và tinh thần chiến đấu quả cảm của quân và dân Vĩnh Linh trong những năm chiến tranh.

Hầm chữ A ở địa đsọ Vĩnh Mốc – Ảnh: Linh Sơn/thcsttgiolinhqt.edu.vn

Hầm chữ A ở địa đsọ Vĩnh MốcNếu hành trình từ Bắc vào Nam bằng đường bộ trên quốc lộ 1A, cách cầu Hiền Lương, cây cầu phân chia giới tuyến tạm thời chia cắt hai miền Bắc- Nam trong chiến tranh vài km, rẽ trái đi ra gần sát biển là tới địa đạo Vịnh Mốc. Trên con đường rợp bóng tre xanh mát, giữa tiếng sóng biển ồn ào từ xa vọng lại, ít ai biết được, ngay bên dưới chân họ là cả một hệ thống địa đạo, “một thế giới” riêng của quân và dân Vĩnh Linh chiến đấu suốt thời gian từ năm 1965 đến 1972.

Giới thiệu về địa đạo Vịnh Mốc, chị Lê Thị Tố Hoài, hướng dẫn viên và cũng là người con của làng hầm Vĩnh Linh, cho biết: “Địa đạo Vịnh Mốc là một trong 114 địa đạo lớn nhỏ được đào trên toàn huyện Vĩnh Linh. 114 địa đạo này có tổng chiều dài gần 42km. Tuy nhiên đây là công trình tiêu biểu nhất so với 114 địa đạo. Địa đạo Vịnh Mốc ra đời không chỉ là nơi phòng tránh an toàn cho hàng trăm con người mà còn là trạm trung chuyển lương thực và vũ khí rất là quan trọng cho đảo Cồn Cỏ và chiến trường miền Nam. Địa đạo được khởi công đào từ năm 1966 cho đến năm 1967 hoàn thành.”

Giữa cái nóng như rang của mùa hè Quảng Trị, bước chân vào lòng địa đạo là một cảm giác mát lạnh. Hệ thống gió thông thoáng và mát khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng. Chính yếu tố đảm bảo thông hơi, thông khí một cách an toàn tuyệt đối, đảm bảo cho hàng trăm người sinh hoạt và chiến đấu trong lòng địa đạo là một yếu tố quan trọng nhất của địa đạo. Đi sâu vào lòng địa đạo, dưới ánh đèn chiếu đủ sáng, du khách nhìn thấy rõ màu đất đỏ của vùng đất huyền thoại cũng như sự phân bố chính xác và khoa học đối với từng vị trí, nơi ở và sinh hoạt trong địa đạo.

Giếng thông khí (giếng trời) – Ảnh: Linh Sơn/thcsttgiolinhqt.edu.vn.

Giếng thông khí (giếng trời)

Sức sống của công trình này chính là sức sáng tạo của người dân nơi đây đã làm nên sự khác biệt trong lòng địa đạo. Họ đã biến lòng đất thành những pháo đài vững chãi với 3 tầng liên thông. Tầng một cách sau mặt đất từ 12 đến 15m, là nơi nhân dân sinh sống. Tầng 2 sâu 18m là Trụ sở Đảng ủy, Ủy ban nhân dân và Bộ chỉ huy quân sự. Tầng 3 sâu 22m, dùng làm kho chứa hậu cần, cung cấp lương thực và vũ khí cho đảo Cồn Cỏ gần đó và phục vụ chiến đấu cho quân và dân địa đạo Vịnh Mốc. Ông Nguyễn Hữu Thắng, Giám đốc Sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị, cho biết đây là một di tích độc đáo có một không hai: “Địa đạo được sử dụng trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh phá hoại miền Bắc. Vĩnh Linh là chiến trường ác liệt nhất nên  nhân dân không thể sống trên mặt đất mà tất cả phải chuyển xuống sống trong lòng đất và sáng kiến đào địa đạo để duy trì cuộc sống, hầm trú ẩn, sinh hoạt, thậm chí địa đạo Vịnh Mốc còn có nhà hộ sinh. Trong mấy năm đó thì có 17 cháu bé đã được sinh ra. Không chỉ là căn cứ chiến đấu của bộ đội mà còn là làng hầm, tất cả cuộc sống được chuyển vào lòng đất, từ y tế, nấu ăn, sinh hoạt gia đình, có giếng nước, có hội trường để sinh hoạt.”

Trong những năm chiến tranh gian khổ, để bảo toàn lực lượng và sẵn sàng chiến đấu, người dân và những chiến sĩ ở địa đạo thường không ra ngoài. Bởi, địa đạo bản thân nó đã là “một thế giới” riêng bảo đảm cho những sinh hoạt tối thiếu. Không ai có thể tưởng tượng được rằng trong một chiều dài trục chính với gần 2km, thời điểm đông nhất có khoảng 1.200 người sinh sống. Những con số này càng thể hiện lên sức mạnh quật cường của con người Việt Nam trong những năm chiến tranh dưới mưa bom, bão đạn.

Chị Lê Thị Tố Hoài cho biết: “Có rất nhiều đoàn tìm hiểu di tích trước khi tới nhưng cũng có những đoàn chưa biết gì cả. Nhưng khi tới đây, tham quan di tích thì có chung một cảm xúc quá sức tuyệt vời. Có các đoàn du khách Mỹ hay các nước đã từng tham chiến tại đây, họ nghĩ ở ngoài này có hầm hào để phòng tránh bom đạn, tuy nhiên không ngờ nó vĩ đại như thế này. Họ không ngờ chỉ bằng đôi bàn tay, những con người bình dị chất phác dùng phương tiện thô sơ nhưng đã làm nên một hệ thống phòng tránh bom đạn và đặc biệt là có thể tránh được các loại bom hiện đại của Mỹ.”

Giữa những năm bom đạn ác liệt, không ai có thể ngờ rằng có một thế giới sống và chiến đấu biệt lập ở trong lòng đất như thế. Và đối với những du khách nước ngoài, sự sáng tạo và sức mạnh quật cường của một dân tộc chính là được biểu lộ qua những thử thách và những công trình vĩ đại như thế. Một du khách người Italia khi tham quan xong địa đạo Vịnh Mốc chia sẻ cảm xúc. “Mọi việc đã xẩy ra và giờ nhìn lại thấy ngạc nhiên vô cùng. Chúng tôi được tận mắt thấy được nơi đây và vô cùng ngưỡng mộ con người và cảnh vật nơi đây cũng rất đẹp. Người Việt Nam rất là thông minh.”

Ngày nay, địa đạo Vĩnh Mốc là một trong hơn 100 địa đạo còn nguyên vẹn của tỉnh Qủang Trị. Địa đạo Vịnh Mộc là di tích lịch sử văn hóa mang trên mình nhiều giá trị mà trong đó giá trị về giáo dục lịch sử, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường và sự sáng tạo trong chiến đấu của cha ông là một bài học lớn nhất cho các thế hệ người Quảng Trị nói riêng, người Việt Nam nói chung.

Tunnelsystem „Vinh Moc“, eine Unterwelt im Krieg

Freitag, 17. Juli 2015 – 18:11:52

http://vovworld.vn/de-DE/Vietnam-entdecken/Tunnelsystem-Vinh-Moc-eine-Unterwelt-im-Krieg/352029.vov

Der Film „Eine Welt unter dem Krieg“ der US-Filmregissieurin Janet Gardner berichtet über das Leben der Menschen der Gemeinde Vinh Moc in Zentralvietnam.  

Sie lebten im Vietnamkrieg in einem Tunnelsystem ganz tief unter der Erde. Diese Gemeinde ist nun eine touristische Attraktion.

Der Eingang des Tunnelsystems Vinh Moc

Der Eingang des Tunnelsystems Vinh MocDie Landkarte für die Struktur des Tunnels Vinh Moc

Die Gemeinde Vinh Moc liegt an der Demarkationsline zwischen Nord- und Südvietnam an der Küste. Bambusbäume reihen sich am Rand der Straße zur Gemeinde. Vorne tobt das Meer und darunter ist ein Tunnelsystem, das im Vietnamkrieg von 1965 bis 1972 gebaut wurde. Die Reiseführerin Le Thi To Hoai sagt.

Das Tunnelsystem in Vinh Moc ist eines der 114 Tunnelsysteme im Kreis Vinh Linh. Sie haben eine Gesamtlänge von etwa 42 km. Das Tunnelsystem in Vinh Moc ist am besten ausgebaut. Es diente den Menschen im Krieg als Schutzbunker und als Umschlagsplatz für den Transport von Waffen und Lebensmitteln. Der Bau des Tunnels begann 1966 und wurde nach einem Jahr fertiggestellt.

Es ist im Tunnel kühl. Die Belüftung im Tunnel ist ganz wichtig. Die Räume sind ganz ergonomisch verteilt. Die Kreativität der Menschen vor Ort hätte dazu beigetragen, das Tunnelsystem wie Festung unter der Erde zu bauen. Das Tunnelsystem besteht aus drei Etagen, die mit einander verbunden sind. Die erste Etage ist etwa 12 m tief. Hier lebten die Dorfbewohner. Die zweite ist etwa 18 m und diente als Parteisitzungsraum. Die dritte Etage befindet sich in einer Tiefe von etwa 22 m und diente als Lager. Der Direktor der Kulturbehörde der Provinz Quang Tri, Nguyen Huu Thang sagt, das Tunnelsystem in Vinh Moc sei einzigartig.

Das Tunnelsystem wurde im Krieg zum Schutz der Menschen gebaut. Die Region um das Tunnelsystem war im Vietnamkrieg hart umkämpft. Die Menschen konnten nicht auf der Erde leben. Sie mussten unter der Erde leben. Im Tunnelsystem gab es auch einen Entbindungsraum. In diesem Raum wurden 17 Kinder geboren. Das Tunnelsystem diente allen, als Versteckraum für die vietnamesischen Soldaten, Krankenstation bis hinzu Parteikonferenzen.

Der Entbindungsraum im Tunnel

Der Entbindungsraum im TunnelIm Tunnel lebten bis zu 1200 Menschen, sagte die Reiseführerin To Hoai.

Viele Besucher waren hier im Tunnel. Manche von ihnen informierten sich vorher über das Tunnelsystem, manche nicht. Sie waren aber alle fasziniert vom Tunnelsystem. Viele ausländische Gäste konnten es sich nicht vorstellen, dass das Tunnelsystem so groß sein kann. Sie konnten es nicht fassen, dass die Menschen mit bloßen Händen so etwas schaffen konnten. Im Tunnel kann man sich vor modernen Bomben der US-Armee schützen.“

Eine italienische Touristin ist vom Tunnelsystem begeistert.

Wir sind überrascht darüber, dass die Menschen hier alle schaffen konnten. Die Menschen und die Natur sind hier sehr schön. Die Vietnamesen sind sehr klug.“

In der zentralvietnamesischen Provinz Quang Tri gibt es mehr als 100 Tunnelsysteme. Sie haben große historische Bedeutung und sind ein Beweis für den Patriotismus und die Kreativität der Vietnamesen.

Trại hè 2015 July 20: Thăm địa đạo Vịnh Mốc ở Vĩnh Linh

Veröffentlicht am 20.07.2015

Sáng nay, 20 tháng 7, 2015, đoàn trại hè „Tự hào Việt Nam“ đi thăm địa đạo Vịnh Mốc ở Vĩnh Linh.
Địa đạo Vịnh Mốc (thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là một công trình quân – dân sự trong Chiến tranh Việt Nam của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm chống lại các cuộc tấn công của phía Việt Nam Cộng hòa và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hệ thống địa đạo tồn tại ở phía Bắc sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trong suốt những năm 1965-1972.
Trong những năm 1960, chính quyền Việt Nam Cộng hòa của Ngô Đình Diệm không tôn trọng hiệp định Genève, 1954 và không tiến hành tổng tuyển cử như dự định. Cùng với việc tấn công vào các phong trào nổi dậy ở miền Nam, Mỹ đã ra sức khiêu khích, gây chiến với lực lượng Việt Nam dân chủ cộng hòa bảo vệ giới tuyến ở Vĩnh Linh. Năm 1965, Mỹ đã tạo ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ để bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc bằng không lực, trong đó Vĩnh Linh là mục tiêu đánh phá hàng đầu.
Trong suốt những năm 1965 – 1972, Vĩnh Linh liên tục bị đánh phá với tổng cộng hơn nửa triệu tấn bom đạn các loại. Tính bình quân, mỗi người dân ở đây đã phải gánh chịu 7 tấn bom đạn Mỹ

Veröffentlicht 25. Juli 2015 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,