Archiv für das Schlagwort ‘4K

Der 57-tägige 10.000-Meter-Tauchversuch im Marianengraben endete erfolgreich – “奋斗者”号海试保障母船“探索二号”返回三亚 马里亚纳海沟万米海试顺利收官 – Erfolgreich realisiert die weltweit erste Echtzeit-4K-Live-Videoübertragung aus 10.000 Meter Tiefe   Leave a comment

“奋斗者”号海试保障母船“探索二号”返回三亚 马里亚纳海沟万米海试顺利收官

12月21日,在完成所有航次任务后,“奋斗者”号海试保障母船“探索二号”返回三亚,历时57天的马里亚纳海沟万米海试顺利收官。10月26日11时,“探索二号”从三亚起航,前往西太平洋马里亚纳海沟,执行“奋斗者”号载人潜水器万米海试保障与“深海勇士”号深潜航次任务。
2020-12-21 20:45:06 http://www.xinhuanet.com/tech/2020-12/21/c_1126889030.htm
记者从中国科学院深海科学与工程研究所获悉,航次期间,“探索二号”科考船在马里亚纳海沟“挑战者深渊”与“探索一号”科考船进行了多次联合深潜作业。在与“奋斗者”号万米载人潜水器联合作业期间,“奋斗者”号创造了10909米的中国载人深潜新纪录,“探索二号”搭载的“沧海”号视频直播着陆器,成功实现了全球首次万米海底实时4K视频直播。
“探索二号”在结束与“探索一号”的联合作业后,继续在马里亚纳海沟弧前区进行科考任务。在此期间,“沧海”号着陆器,在“挑战者深渊”成功独立开展了2次万米搭载试验,进行万米海水保真取样和原位海水过滤。
“探索二号”搭载的由我国自主研发的载人潜水器“深海勇士”号,在本航次中进行了32个潜次的深海科考作业,执行了“深海勇士”号投入应用以来的第325次下潜,并完成了它在2020年度内第100个潜次的科考任务。期间“深海勇士”号还创造了8天12潜次的连续下潜作业新纪录,平均水中时间8时27分。如此高频次的下潜作业,在国际上属首次,表明“深海勇士”号的作业能力和运维水平已进入国际先进行列。
据介绍,“深海勇士”号运维团队通过连续下潜、夜潜和高于国际同行运行海况下潜,不断降低“深海勇士”号的运行成本,提高运行效率,也为“奋斗者”号万米海试成功提供了宝贵的运维技术和经验。此次“深海勇士”号在马里亚纳海沟弧前区多次下潜,获取了大量的视频、大生物、原位微生物、沉积物以及多种岩石样品,为了解此区域的地质结构和成因研究积累了珍贵资料。

Veröffentlicht 22. Dezember 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Taiwan seit heute im 5G-Zeitalter   Leave a comment

Taiwan seit heute im 5G-Zeitalter

Seit dem heutigen Dienstag bieten die beiden großen Telekombetreiber Taiwans, Chunghwa Telecom und Taiwan Mobile, 5G-Dienstleistungen an.
30 June, 2020 https://de.rti.org.tw/news/view/id/2002626
51c38e52a63e00126c8cd89aa742ab2fPräsidentin Tsai Ing-wen (蔡英文) bezeichnete dies auf der Eröffnungszeremonie von Chunghwa Telecom für Taiwan als den wichtigsten und konkretesten Schritt hin zum Ziel der Schaffung eines „digitalen Landes und einer intelligenten Insel“. Damit sei Taiwan gleichauf mit den USA, Japan und Südkorea, gleichzeitig in die 5G-Ära eingetreten. Sie versprach dabei einen beschleunigten Ausbau der 5G-Infrastruktur, für den man in den nächsten vier Jahren 600 Mio. EUR bereitstellen wolle. Dabei betonte sie, dass man die bestehenden Vorteile von Taiwans Halbleiter- und Telekommunikationsindustrie zur Förderung des Internets der Dinge (IoT) und der künstlichen Intelligenz (AI) nutzen sollte.
Ferner kündigte sie eine Lockerung der Bestimmungen zur verbesserten Entwicklung des 5G-Ökosystems an.
Der Vorsitzende von Chunghwa Telecom, Hsieh Chi-mau (謝繼茂), teilte mit, bis Ende des Jahres landesweit 4000 5G-Basisstationen aufzubauen. Weitere 10.000 Stationen sollen in den kommenden drei Jahren folgen. Angeboten sollen u.a. 4k und 8k Ultra-Breitband Audio- und Videodienste, die verlustfreies Streaming von Musik möglich machen. An weiteren Diensten wurden Cloud Gaming und AR- und VR-Anwendungen genannt.
5G-Dienste sollen gegen eine von 18 EUR bis 80 EUR reichende Monatsgebühr angeboten werden.

Veröffentlicht 2. Juli 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Die Qualität des Internetzugangs entsprach im ersten Quartal dem Standard, während die Nachfrage plötzlich zunahm – VNNIC: Chất lượng truy cập internet quý 1 đạt chuẩn trong khi nhu cầu tăng đột biến   Leave a comment

VNNIC: Chất lượng truy cập internet quý 1 đạt chuẩn trong khi nhu cầu tăng đột biến

Ngày 20-4, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Bộ Thông tin và Truyền thông lần đầu công bố số liệu thống kê của gần 30.000 người dùng. Kết quả cho thấy chất lượng truy cập internet Việt Nam cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, một số thông số cao hơn số liệu công bố bởi các hệ thống quốc tế.
20/04/2020, 17:38 https://www.nhandan.com.vn/khoahoc-congnghe/thong-tin-so/item/44158802-vnnic-chat-luong-truy-cap-internet-quy-1-dat-chuan-trong-khi-nhu-cau-tang-dot-bien.html
Kết quả này phản ánh nỗ lực của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet Việt Nam trong việc bảo đảm chất lượng kết nối internet phục vụ cho hoạt động kinh tế, xã hội khi nhu cầu sử dụng internet tăng đột biến trong đại dịch Covid-19.
VNNIC Speedest là Hệ thống đo chất lượng truy cập internet do VNNIC nghiên cứu xây dựng, đặt tại các điểm kết nối của Trạm trung chuyển internet quốc gia (VNIX) và chính thức triển khai cách đay ba tháng. Đây là điểm đo độc lập với mạng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam. Hệ thống được cung cấp tại địa chỉ https://speedtest.vnix.vn, người dùng (internet user) có thể chủ động thực hiện đo chất lượng truy cập internet của mình, so sánh với gói cước đang sử dụng và yêu cầu hỗ trợ từ các nhà mạng trong trường hợp cần thiết. Các nhà mạng cũng có thể chứng minh chất lượng truy cập internet mà mình đã cung cấp tới khách hàng thông qua các số liệu đo thực tế, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, cũng như chủ động cải thiện chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của người sử dụng.
Trong quý 1, Hệ thống VNNIC Speedtest thu được gần 30.000 mẫu đo của người dùng, xuất phát từ 69 mạng (xác định bởi các số hiệu mạng ASN độc lập), trong đó phần lớn kết nối thuộc các nhà mạng lớn như Viettel, VNPT, FPT, Mobifone, CMC.

Nhiều chỉ số cao hơn thống kê quốc tế
Số liệu tổng hợp cho thấy chất lượng kết nối internet Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn, một số thống kê cao hơn số liệu công bố bởi các hệ thống quốc tế cùng trong quý 1. Cụ thể, tốc độ download trung bình của các mạng cố định băng rộng đạt 61,69 Mbps, cao hơn 45% so với kết quả đo do hệ thống nước ngoài đã công bố. Đối với mạng di động, số liệu download trung bình đạt 39,44 MBps cũng cao hơn 18,7%.
Trong ba nhà mạng đứng đầu thị phần cung cấp dịch vụ FTTH, VNPT đứng đầu với tốc độ download/upload tốt nhất, tiếp theo là Viettel và FPT. CMC Telecom cũng có kết quả download/upload rất cao (84,27Mbps/74,43Mbps).
Kết quả đo kiểm trung bình chung của các nhà mạng cũng có xu hướng tăng trong tháng 2 và tháng 3. Điều này hoàn toàn phù hợp với cam kết bảo đảm duy trì và nâng cao chất lượng truy cập của các nhà mạng, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng internet tăng đột biến tại Việt Nam trong thời gian cách ly xã hội do dịch Covid 19, kể cả khi nhiều người truy cập sử dụng internet tại một hộ gia đình.
Thống kê các tham số sâu hơn về chất lượng (Ping, Jitter – các tham số đặc biệt ảnh hưởng đến các dịch vụ đòi hỏi chất lượng cao như thoại, video) cho thấy kết nối internet Việt Nam đáp ứng được mức tiêu chuẩn khuyến nghị. Một vài nhà mạng trong một số thời điểm có chỉ tiêu này chưa đạt yêu cầu, có thể ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng dịch vụ thoại, video streaming trên internet, thể hiện ở hiện tượng méo tiếng, vỡ hình, đặc biệt khi nhiều thiết bị người dùng chia sẻ một kênh đồng thời.
Thống kê đối với mạng di động cho thấy Viettel có tốc độ download/upload trung bình cao nhất (41,45Mbps/32,70Mbps) trong quý 1, tiếp đến là Vinaphone, Mobifone. Đánh giá chung, chất lượng truy cập internet qua di động còn thấp hơn so với với dịch vụ cố định băng rộng (khoảng 1,5 lần).
Đối với thống kê về Ping, Jitter trên internet di động, thông số Ping bảo đảm trong phạm vi tiêu chuẩn trong khi Jitter trung bình trong quý 1 của các nhà mạng di động cao hơn mức tiêu chuẩn khuyến nghị. Vì vậy, trong thời gian tới, các nhà mạng cần xem xét điều chỉnh, đồng thời nghiên cứu nâng cao tốc độ truy cập và triển khai các gói cước phù hợp để đáp ứng nhu cầu sử dụng các ứng dụng internet chất lượng cao.

Truy cập sử dụng địa chỉ internet thế hệ mới IPv6 ở mức cao
Hệ thống VNNIC Speedtest hỗ trợ đo kết quả truy cập mạng internet IPv6, điều mà các hệ thống khác đang triển khai tại Việt Nam chưa hỗ trợ. Tổng số mẫu mà hệ thống thu được từ thiết bị đầu cuối sử dụng internet IPv6 bằng 38% số mẫu IPv4. Tỷ lệ này hoàn toàn tương đồng với các số liệu thống kê từ các tổ chức quốc tế như Trung tâm thông tin mạng châu Á – Thái Bình Dương (~39%). Mặc dù tốc độ truy cập internet IPv6 đo được thấp hơn so IPv4 khoảng 3%, nhưng các thông số đặc biệt ảnh hưởng đến các dịch vụ chất lượng cao như thoại, video, live stream thì kết nối IPv6 cho kết quả tốt hơn hẳn IPv4 (Ping là 35,27ms/40,22ms; Jitter là 36,68 ms/43,14ms). Đây cũng là lý do tại sao các nhà cung cấp dịch vụ nội dung lớn trên thế giới (Facebook, Google, Amazon, Microsoft…) chuyển đổi sang sử dụng IPv6 từ rất sớm.
Do đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet, nội dung trên internet của Việt Nam cần sớm chuyển đổi hoàn toàn sang IPv6, tối ưu hệ thống để phát huy các điểm ưu việt của IPv6, vừa bảo đảm yêu cầu chung về kế hoạch, lộ trình chuyển đổi mạng IPv6 quốc gia, vừa nâng cao chất lượng dịch vụ trên internet của mình.
Bên cạnh những thống kê về chất lượng truy cập internet từ người dùng, hệ thống cũng ghi nhận một số thống kê khác như tỷ lệ thiết bị đầu cuối sử dụng PC/Smart Devices/Không xác định là 52%, 31% và 17%. Đối với hệ điều hành, Windows vẫn phổ biến nhất với hơn 56%; theo sau lần lượt là Android với khoảng 26%, iOS (iPhone/iPad) là 11,6%, OSx (Macbook) là 4,9%. Về trình duyệt, Chrome đứng đầu với 52%, Android Webkit Browser là 25,44%, Safari là 14,71%, Edge (Microsoft) chỉ chiếm 1,24%.
Việc công bố và đánh giá chất lượng truy cập internet từ kết quả đo của người dùng trên hệ thống VNNIC Speedtest bước đầu đã đem đến bức tranh thống kê đa chiều về internet Việt Nam. Đây là nguồn dữ liệu tham khảo hữu hiệu, phục vụ người sử dụng, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước trong giám sát, cải thiện chất lượng truy cập internet, xây dựng báo cáo toàn cảnh về internet Việt Nam.
Trong thời gian tới, VNNIC sẽ tiếp tục phát triển và cải thiện hệ thống VNNIC Speedtest, công bố số liệu định kỳ để phục vụ tốt hơn cho cộng đồng internet, hướng tới mục tiêu chung là bảo đảm chất lượng và hoạt động mạng internet Việt Nam an toàn, hiện đại. VNNIC cũng khuyến nghị các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp hạ tầng băng thông rộng đáp ứng nhu cầu cao hơn của người dùng, bảo đảm chất lượng các dịch vụ như Video Ultra HD (4K), đào tạo, khám chữa bệnh trực tuyến… Đồng thời, các tổ chức, doanh nghiệp cần tăng cường kết nối tới Trạm trung chuyển internet quốc gia (VNIX) để bảo đảm internet được phát triển an toàn, ổn định, đặc biệt trong những thời điểm bùng nổ về nhu cầu sử dụng internet.

Veröffentlicht 20. April 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Die Entwicklung von 5G ist von nationaler strategischer Bedeutung – Phát triển 5G có ý nghĩa chiến lược quốc gia   Leave a comment

Phát triển 5G có ý nghĩa chiến lược quốc gia

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh phát triển 5Gcó ý nghĩa chiến lược quốc giayêu cầu Bộ thông tin và Truyền thông tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp phát triển sản xuất thiết bị 5G. Cùng với đó là cần có chính sách thu hút các tập đoàn công nghệ lớn của toàn cầu vào Việt Nam…
25/01/2020 https://www.qdnd.vn/khoa-hoc-cong-nghe/trong-nuoc/phat-trien-5g-co-y-nghia-chien-luoc-quoc-gia-608506
Theo các chuyên gia, chipset (bộ vi xử lý) được coi là thiết bị quan trọng nhất của mạng 5G, doanh nghiệp Việt Nam nào nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thành công thiết bị này sẽ làm chủ cuộc chơi 5G. Không những vậy, lợi ích từ việc sản xuất thiết bị 5G sẽ tạo ra vô cùng lớn. Ngày 17-1 vừa qua một tin vui cho ngành công nghệ Việt Nam là Viettel thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị 5G Make in VietNam, Made By Viettel. Tại đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do Viettel nghiên cứu và sản xuất, bao gồm cả thiết bị phần cứng và phần mềm.
Đội ngũ kỹ sư của Viettel đã phát triển hệ thống thiết bị gNodeB 5G trong 6 tháng (từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2019) với nền tảng kinh nghiệm từ quá trình tự nghiên cứu phát triển trạm thu phát sóng BTS cho 4GeNodeB và quá trình nghiên cứu tiền khả thi 5G. Như vậy, sau 8 tháng kể từ ngày Viettel – nhà mạng đầu tiên của Việt Nam, top 50 nhà mạng trên thế giới thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên bằng thiết bị nhập khẩu của đối tác vào tháng 5-2019, Việt Nam đã chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G.

Việc tự thiết kế và sản xuất thiết bị 5G sẽ giúp Viettel chủ động trong việc triển khai 5G cho mạng di động của mình và các dịch vụ gia tăng đi kèm, nhằm tạo ra những trải nghiệm 5G tốt nhất cho khách hàng. Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn cho rằng, 5G sẽ là quyết định sự thành công của xã hội số. Tất cả các quốc gia đều dùng 5G này để chứng minh trình độ KH&CN của mình. Chính vì vậy chúng tôi xác định dự án 5G coi như là 1 dự án chiến lược nhất của Viettel.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, đến lúc này, tôi có niềm tin khá vững chắc tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong kỳ họp quốc hội vừa rồi rằng, năm 2020 Việt Nam sẽ thương mại hóa 5G bằng thiết bị Việt Nam. Hôm nay chúng ta có niềm tin đó. Với những gì Viettel đã làm được, dân tộc ta có thể tự hào rằng Việt Nam sánh bước với những quốc gia hàng đầu thế giới.
Cũng như các doanh nghiệp khác, hiện tại, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng đang bắt đầu nghiên cứu, tiếp cận chuẩn bị cho mạng 5G từ rất sớm. Bước đầu, VNPT tập trung đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), tăng cường hợp tác với nhiều đối tác công nghệ lớn trên thế giới để xây dựng nguồn nhân lực, nhằm làm chủ và tham gia hệ sinh thái 5G.
Ông Phạm Đức Long, Phụ trách Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc VNPT chia sẻ, VNPT xây dựng kế hoạch sản xuất các thiết bị mạng 5G, trong đó có thiết bị small cell để từng bước làm chủ trong mảng này giống như đã làm đối với mạng 2G, 3G, 4G và băng rộng cố định trước đây. Tuy nhiên, chỉ thiết bị nào có số lượng đặt hàng lớn, thì VNPT sẽ chủ động làm, thậm chí xây dựng nhà máy sản xuất.
Trong đó, VNPT cung cấp data (dữ liệu) 5G với tốc độ cao, đưa các gói dịch vụ truyền hình, video 4K/8K; vô tuyến cố định (FWA) cho doanh nghiệp, hộ gia đình tại những nơi không có cáp quang. Đặc biệt, VNPT cung cấp các dịch vụ thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR) – giúp ngồi ở chỗ khác vẫn xem được các sự kiện đang diễn ra như thật; đường truyền 5G phục vụ truyền hình, phát sóng trực tiếp.

Mới đây nhất, Vingroup cho biết đang nghiên cứu sản xuất điện thoại đầu cuối 5G. Để chuẩn bị cho chiến lược này, Dự kiến, đến tháng 7-2020, sẽ ra mắt sản phẩm điện thoại 5G đầu tiên; đến tháng 8-2020 sẽ bắt đầu thử nghiệm các thiết bị viễn thông 5G. VinSmart đã làm việc với Cisco, Intel để phát triển các thiết bị mạng 5G.
Công nghệ 5G sẽ tạo ra những thay đổi căn bản ở nhiều ngành công nghiệp và cũng tạo ra một ngành công nghiệp mới, cũng như kích hoạt đổi mới sáng tạo trong hầu hết các ngành, nghề… Ngoài ra, 5G còn thúc đẩy tích hợp dữ liệu, dịch vụ, kết nối nhiều giải pháp khác nhau từ các doanh nghiệp, start-up trong mạng lưới chính phủ số. Vì vậy, mảng sản xuất thiết bị hạ tầng, các ứng dụng, dịch vụ cho công nghệ 5G là thị trường vô cùng rộng lớn và tạo ra nhiều lợi ích kinh tế. Đây chính là lý do để các doanh nghiệp như Viettel, VNPT, Vingroup đầu tư nguồn lực sản xuất thiết bị 5G. Hy vọng năm 2020, cùng với Viettel, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam sẽ tự nghiên cứu, sản xuất, làm chủ và thậm chí xuất khẩu thành công thiết bị 5G ra nước ngoài.
Hiện nay, trên thế giới có 5 công ty đã sản xuất thành công các thiết bị mạng cho 5G bao gồm: Ericsson, Nokia, Huawei, SamsungZTE. Viettel sẽ là nhà cung cấp thứ 6 trên thế giới sản xuất thiết bị này. Trong số các nhà cung cấp kể trên, chỉ có duy nhất Viettel vừa là nhà khai thác viễn thông, vừa có khả năng sản xuất các thiết bị mạng. Viettel đặt mục tiêu đến 6-2020 sẽ thương mại hóa 5G Microcell và đến tháng 6-2021 sẽ thương mại hóa 5G Microcell trên toàn mạng lưới. Viettel sẽ xây dựng các sản phẩm dân sự, quân sự trênHệ sinh thái công nghệ 5Gphát triển và sản xuất tại Việt Nam.
Việc làm ra được đã khó, nhưng phải có người dùng nữa. Hiện nay, Việt Nam đã có sản phẩm không thua các hãng dẫn đầu trên thế giới. Tôi đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam phải sử dụng các sản phẩm Việt Nam đã làm được”, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết.
Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh, chúng tôi rất vui khi Viettel là công ty thứ 6 trên thế giới có cơ hội bắt đầu thương mại hóa 5G, đi cùng với việc chính thức tiêu chuẩn hóa của ITU. Đây là cơ hội rất hiếm, tạo nền tảng R&D của Việt Nam phát triển tiếp.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, mạng 5G là hạ tầng cho kết nối vạn vật, hạ tầng quan trọng nhất của CMCN 4.0. Việt Nam muốn đi đầu về CMCN 4.0 thì mạng 5G phải đi trước. Mạng lưới phải có trước, hạ tầng kết nối phải có trước, đầu tư trước kinh doanh sau, đây phải là triết lý kinh doanh của tất cả các nhà mạng. Để làm được điều này, Bộ trưởng Bộ TT&TT hướng tới mục tiêu mạng 5G cho kết nối vạn vật của Việt Nam phải vào loại tốt nhất trên thế giới.

Năm 2019, Bộ TT&TT cấp phép thử nghiệm 5G cho các doanh nghiệp viễn thông di động (Viettel, VNPT, MobiFone); chủ trương xem xét cấp phép chính thức 5G cho các doanh nghiệp vào năm 2020. Như vậy, Việt Nam hiện là một trong các nước đi đầu trong khu vực ASEAN về triển khai thương mại 5G.
Chiều 20-1-2020, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã tiếp Đoàn Nghị sĩ Hoa Kỳ do Hạ Nghị sĩ Seth Moulton, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Ngân sách, Ủy viên Ủy ban Quân vụ Hạ viện Hoa Kỳ làm trưởng đoàn đến thăm Bộ TT&TT.
Tại đây-, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất phía Hoa Kỳ cử đầu mối cùng bàn thảo với Việt Nam về việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật an ninh mạng cho thiết bị 5G và kiểm định các thiết bị 5G do Việt Nam sản xuất có đủ khả năng vào thị trường Mỹ hay không.

Veröffentlicht 25. Januar 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , , ,