Archiv für das Schlagwort ‘Bettler

Die Ukraine steht vor der Zahlungsunfähigkeit: Gläubiger fordern Geld zurück, das Land ist in einer aussichtslosen Lage – Украине грозит дефолт: кредиторы требуют деньги обратно, страна в безвыходном положении – WSJ: Die Gläubiger der Ukraine forderten die Wiederaufnahme der Zahlungen für die Staatsschulden   Leave a comment

Украине грозит дефолт:
кредиторы требуют деньги обратно,
страна в безвыходном положении

WSJ: кредиторы Украины потребовали возобновить выплаты по госдолгу
5 мая 2024 13:05 https://www.kp.ru/daily/27601.5/4927650/
Похоже, финансовая халява, в которую превратилась западная денежная помощь Украине, скоро прикажет долго жить. В 2022 году кредиторы на Западе согласились предоставить Киеву «долговые каникулы» – отсрочить выплаты по займам до августа 2024 года. Речь шла о задолженности на сумму $19,6 миллиардов. Срок подходит, но украинские попрошайки платить и не думают, а только клянчат все больше и больше. И, наверное, полагают, что так будет продолжаться вечно. Но вот, как собщила газета американских деловых кругов The Wall Street Journal, терпение заимодавцев начало истекать. «Группа иностранных держателей облигаций, включая американские инвестиционные компании BlackRock (BLK) и PIMCO, планирует оказать давление на Украину, чтобы она снова начала выплачивать проценты по своему долгу уже в следующем году», – пишет издание.
BLK и PIMCO, владеющие примерно пятой частью еврооблигаций Украины, недавно сформировали комитет и наняли юристов для ведения переговоров с Киевом. Требование одно: «Деньги на бочку!». Западники понимают, что все свои доллары они обратно все равно не получат – у Украины таких средств просто нет. Что-то бездарно потрачено, а еще больше – банально разворовано, ищи теперь ветра в поле… Но хотя бы проценты у обнаглевших должников выцарапать надо! «Держатели облигаций надеются получить до $500 млн в виде ежегодных процентных выплат», – говорится в публикации The Wall Street Journal.
В конце месяца в Киев приедет солидная делегация западных финансистов. Они хотят, чтобы руководство незалежной дало письменное обязательство о возобновлении платежей. В противном случае Украина уже в сентябре будет вынуждена объявить дефолт. А это грозит поставить окончательный крест на привлечение новых инвестиций из-за рубежа. Тем более, что ситуация на фронте для ВСУ складывается аховая, оборона трещит по всем швам и вот-вот рухнет. Кто же рискнет кидать очередные миллиарды в эту «черную дыру»?
Зеленский с компанией очень надеялся, что США и их европейские союзники пустят замороженные российские активы на погашение украинского долга, и Киев выйдет сухим из воды. Однако МВФ и ряд членов группы G7 не поддержали эту идею. Москве есть чем ответить – у нас осталось немало активов иностранных компаний, которых западные политиканы вынудили покинуть российский рынок, и мы тоже в случае чего сможем распорядиться ими по своему усмотрению.

Veröffentlicht 5. Mai 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Seoul will Altpapiersammler besser unterstützen – Seoul: 80. Kerzenkundgebung gegen den Machthaber   Leave a comment

Seoul will Altpapiersammler besser unterstützen

Die Stadt Seoul will älteren Menschen, die mit dem Sammeln von Altpapier ihren Lebensunterhalt bestreiten, besser helfen.
Die Stadtverwaltung präsentierte am Montag ein Unterstützungspaket für solche Senioren auf den vier Gebieten, Arbeitsplätze, Wohnen, Betreuung und Sicherheit.
Mit Stand letzten Jahres sammeln rund 2.400 Senioren in der Hauptstadt Altpapier. Sie verdienen damit im Monatsschnitt 150.000 Won (114 Dollar).
Um ihnen ein stabiles Einkommen zu ermöglichen, will die Stadtverwaltung ihnen andere Arbeit anbieten, bei der sie wenig gefordert sind.
Diejenigen Senioren, die aufgrund des verschlechterten Gesundheitszustandes das Sammeln von Altpapier einstellten, oder solche mit Wohnungsproblemen will die Stadtverwaltung zu Empfängern einer dringenden Sozialhilfe bestimmen. Sie sollen einmalig 710.000 Won (540 Dollar) erhalten.
Der Leiter der Abteilung für Wohlfahrtspolitik der Stadt Seoul, Jung Sang-hoon, kündigte drastische Verbesserungen des sozialen Sicherungsnetzes an, um bedürftigen Senioren eine umfassende Unterstützung anzubieten.
2024-03-11 16:05:08 / Update: 2024-03-11 16:55:49 https://world.kbs.co.kr/service/news_view.htm?lang=g&id=Po&Seq_Code=99889

Seoul: 80. Kerzenkundgebung gegen den Machthaber
http://www.vok.rep.kp/index.php/detail_com/comde/ign240311008/18/ge
In der Marionetten-ROK ist man mit Zorn gegen Yun Sok Yol erfüllt, der als Handlanger der äußeren Kräfte und als Kriegsstoßtruppe die höchst ernsthafte Atomkriegsgefahr bringt und mit der faschistischen Diktatur das Existenzrecht der Bürger brutal mit Füßen tritt.
Am 9. März gab es in der Umgebung der Residenz des Marionettenpräsidenten die 80. Kerzenkundgebung und den Demonstrationsmarsch der Massen aller Kreise und Schichten zur Amtsenthebung des Machthabers unter dem MottoLasst uns Yun Sok Yol, Handlanger und Kriegsstoßtruppe, aus seinem Amt entfernen!“.
Zuvor wurden in Seoul, Taegu, Pusan und in den Bezirken Kangwon, Süd-Kyongsan, Nord-Jolla und Süd-Chungchong die Kämpfe für die Verurteilung Yun Sok Yols gleichzeitig entfaltet.
Der Massenkampf gegen die gemeinsame Militärübung der USA und der Marionetten-Kriegsfanatiker, die ein nukleares Inferno anrichten, wurde kräftig geführt.
Die Organisationen aller Kreise verkündeten den Zeitraum vom 4. bis zum 30. März als die Zeit des Kampfes gegen die USA und den Krieg und traten in den Kampf ein. Viele Organisationen wie der Generalverband der Demokratischen Gewerkschaften, der Verein der progressiven Kräfte, die Generalunion der Bauernräte und der Studentenverein der progressiven Kräfte schlossen sich dem Kampf an.
Mit verschiedenen Schlagzeilen wie „Lasst uns den Handlanger und die Kriegsstoßtruppe des Amt entheben! 80. Kerzenmarsch in Seoul“ und „Am 9. März findet landesweit gleichzeitig die Kundgebung zur Verurteilung Yun Sok Yols statt“ berichteten die Medien: Die Mitglieder der Organisationen aller Kreise behaupten, dass für die Vermeidung des Krieges die Amtsenthebung Yun Sok Yols dringend nötig ist, und kämpfen dafür. Gegen Yun Sok Yol, der sich mit der Kriegshetze, der Zerstörung des Friedens und des Volkslebens und weiteren bösen Taten beschäftigt, wird der Massenaufstand erweitert und verstärkt.

Veröffentlicht 12. März 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Vinh City kämpft mit dem Problem der Bettler – Thành phố Vinh loay hoay xử lý vấn nạn người ăn xin   Leave a comment

Thành phố Vinh loay hoay xử lý vấn nạn người ăn xin

Từng vào Đà Nẵng để học tập, rồi xây dựng đề án riêng nhằm giải quyết tình trạng người lang thang ăn xin nhưng sau 12 năm, người ăn xin vẫn bủa vây đường phố Vinh.
09/03/2023 – 13:02 https://baonghean.vn/thanh-pho-vinh-loay-hoay-xu-ly-van-nan-nguoi-an-xin-post266287.html
Chính quyền phường, xã thờ ơ
Chỉ mới tờ mờ sáng một ngày đầu tháng 3, tại ngã tư trước chợ Vinh, chúng tôi đã thấy bóng dáng của 3 người ăn xin xuất hiện. Ngay khi có mặt, họ nhanh chóng chia nhau ra mỗi người một góc. Một người ngồi dưới chân đèn tín hiệu giao thông hướng từ đường Phan Đình Phùng tới ngã tư, người thì ngồi bệt dưới lòng đường, lưng ung dung dựa vào dải phân cách ở góc đường Quang Trung. Người thì ngồi ở phía đối diện. Đó là chưa kể, một người nữa chuyên ngồi trước khu vực đình chính ở chợ Vinh cách đó chừng 200m. Có vẻ như, ở đây các vị trí đều được phân chia “lãnh địa” rõ ràng, không người nào dám giành vị trí của nhau, dù đến sớm hơn.
“Họ hoạt động từ sớm lắm. Không phải bây giờ mới đến đâu. Đấy là vừa xin tiền trong chợ đầu mối Vinh ra thôi”, một người phụ nữ khá lớn tuổi hành nghề khâu giày bên đường nói. “Họ xin được nhiều tiền lắm. Chúng tôi bỏ sức lao động vất vả cả ngày nhưng cũng không bằng số lẻ của họ đâu”, người phụ nữ này nói thêm.
Cùng thời điểm này, chúng tôi tới vòng xuyến giao nhau giữa các đường Nguyễn Phong Sắc, Lê Hồng Phong, Lê Nin, Trường Thi, Võ Nguyên Hiến. Tại đây, cũng đang có đến 4 người ăn xin hoạt động. Trong đó, 2 người “chiếm vị trí đắc địa” ở dưới chân đèn đỏ, đoạn từ đường Nguyễn Phong Sắc tới. 2 người còn lại chia nhau vị trí ở khu vực đèn đỏ hướng từ đường Lê Hồng Phong tới. Chỉ chực chờ đèn đỏ xuất hiện, những người này nhanh chóng len lỏi giữa đám phương tiện đông đúc đang dừng giữa đường ngả mũ xin tiền. Khi đã quá giờ cao điểm, lượt phương tiện vắng dần, họ bắt đầu đưa tiền ra đếm. Có người thì lại ung dung mang điện thoại thông minh ra giải trí. Trong suốt buổi sáng hoạt động tại đây, nhiều lần họ còn đi vệ sinh ngay tại chỗ, khiến nhiều người đi đường cũng cảm thấy xấu hổ.
“Cũng thi thoảng lực lượng chức năng có đến kiểm tra rồi đẩy đuổi. Nhưng đuổi chỗ này, họ đến chỗ khác. Rồi ngày mai lại thấy họ xuất hiện trở lại tiếp tục xin tiền, có lần chúng tôi thấy kiểm tra xong ngày mai còn đông hơn ngày trước”, người đàn ông hành nghề lái taxi thường xuyên đỗ ở đây nói.
Tương tự, tình trạng người ăn xin cũng xuất hiện nhiều ở các khu vực như ngã tư Tam giác; ngã tư giao nhau giữa đường Nguyễn Văn Cừ và đường Nguyễn Sỹ Sách, Lê Hồng Phong; ngã tư Phạm Đình Toái giao nhau với đại lộ Lê Nin. Trước tình trạng đó, ngày 24/2, Báo Nghệ An đã có bài phản ánh về việc người ăn xin bủa vây các tuyến đường phố Vinh. Ông Thái Thanh Hà – Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội TP Vinh thừa nhận tình trạng người ăn xin gia tăng thời gian gần đây, đồng thời cho biết đơn vị sẽ thành lập tổ công tác để xử lý vấn nạn này.
Đến ngày 27/2, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Vinh còn phát văn bản về việc tăng cường chỉ đạo giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, xin tiền trên địa bàn gửi Chủ tịch UBND các phường, xã và Trưởng Ban quản lý chợ Vinh. Văn bản này cho hay, để giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, xin tiền trên địa bàn, thời gian qua thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo. Tuy nhiên, qua theo dõi, một số phường, xã chỉ đạo thực hiện chưa hiệu quả. Công tác tuyên truyền, tuần tra, kiểm tra chưa thường xuyên. Chủ yếu chỉ dùng biện pháp đẩy đuổi khỏi địa bàn. Việc tiếp cận, xác minh hoàn cảnh, thân nhân, phân loại đối tượng để phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xử lý dứt điểm còn rất ít. Ngoài ra, nhiều phường, xã không thực hiện việc báo cáo định kỳ kết quả thực hiện.
“Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo UBND thành phố Vinh, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch UBND các phường, xã, Trưởng ban quản lý chợ Vinh thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của thành phố, tăng cường chỉ đạo triển khai các giải pháp đồng bộ, hiệu quả giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, xin tiền trên địa bàn. Báo cáo kết quả thực hiện về Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội trước ngày 25 hàng tháng, để tổng hợp báo cáo UBND thành phố”, văn bản này nêu.
Đối với những địa bàn hiện nay thường xuyên có người lang thang xin ăn, xin tiền, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch UBND các phường tăng cường chỉ đạo lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra, rà soát phát hiện, tiếp cận đối tượng, lập hồ sơ, tổ chức xác minh hoàn cảnh, tìm kiếm thân nhân, nơi thường trú, xác định quê quán của đối tượng để có phương án xử lý dứt điểm theo hướng dẫn tại văn bản của UBND TP. Vinh ban hành từ tháng 7/2022. Chủ trì phối hợp Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội để tổ chức, đưa và bàn giao đối tượng lang thang xin ăn không rõ địa chỉ vào các cơ sở bảo trợ xã hội của tỉnh.

Bắt cóc bỏ đĩa
Mặc dù thành phố Vinh đã lập tổ công tác, phát văn bản đôn đốc lãnh đạo các phường, theo ghi nhận của phóng viên, tình trạng người ăn xin trên các đường phố Vinh những ngày qua vẫn không giảm. “Chúng tôi đã rất nỗ lực, tuy nhiên phải thừa nhận là những giải pháp được thực hiện thời gian qua chỉ như ‘bắt cóc bỏ đĩa’. Hiệu quả mang lại không cao”, ông Nguyễn Ngọc Dương – Phó phòng Lao động, Thương binh và Xã hội nói. Ông Dương vừa được giao nhiệm vụ tổ trưởng tổ xử lý tình trạng người ăn xin trên địa bàn.
Ông Dương cho hay, theo quy trình, tổ công tác sau khi nhận được tin phản ánh có người ăn xin sẽ đến hiện trường kiểm tra. Nếu khu vực đó thuộc địa phận phường nào thì sẽ gọi cho lực lượng chức năng phường đó đến. Sau đó bắt đầu xác minh nhân thân từng người. Trong trường hợp xác định được nơi cư trú, người thân của người ăn xin thì phường có trách nhiệm điều xe chở về tận nhà bàn giao cho gia đình, chính quyền địa phương quản lý. Đồng thời yêu cầu gia đình, người thân, người giám hộ ký cam kết không để họ tiếp tục đi lang thang, cơ nhỡ có xác nhận của chính quyền địa phương.
Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú hoặc xác định được nơi cư trú nhưng không còn người có nghĩa vụ chăm sóc thì phải phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội lập hồ sơ đưa vào các cơ sở trợ giúp xã hội. Tuy nhiên, đó chỉ là trên lý thuyết.
“Trên thực tế, nhiều người có gia đình hẳn hoi, chúng tôi nhiều lần dùng xe chở về tận nhà bàn giao, yêu cầu cam kết nhưng ngày sau lại tiếp tục thấy trên đường phố Vinh. Hầu hết người ăn xin ở thành phố Vinh đều đến từ các địa phương khác, vì thế mà chúng tôi cũng không thể chỉ đạo được chính quyền sở tại giám sát, không để họ tiếp tục lang thang”, ông Nguyễn Ngọc Dương nói.
Cũng theo ông Dương, còn đối với trường hợp không xác định được nơi cư trú hoặc không còn người có nghĩa vụ chăm sóc, lực lượng chức năng sẽ lập hồ sơ đưa vào các trung tâm trợ giúp xã hội. “Chúng tôi cũng đưa khá nhiều người vào đó rồi. Nhưng các trung tâm đó cũng không có trách nhiệm phải nuôi họ cả đời, chỉ là tiếp nhận tạm thời. Một thời gian ngắn lại trả về địa phương, rồi họ lại quay lại thành phố Vinh ăn xin. Số khác thì đưa vào được ít ngày lại bỏ trốn, ra ngoài tiếp tục đi xin”, ông Dương nói.
Chiều 6/3, chúng tôi cũng đã làm việc với ông Từ Trọng Hải – Chủ tịch UBND phường Hồng Sơn – phường có số lượng người ăn xin đến hành nghề đông nhất, đặc biệt là ở chợ Vinh và các nút giao nhau. Tuy nhiên, ông Hải lại khẳng định trên địa bàn phường từ lâu không còn tình trạng người ăn xin. “Có là chúng tôi xuống xử lý ngay”, ông Hải nói. Trong khi, cùng thời điểm đó, chúng tôi ghi nhận tại ngã tư trước cổng chợ Vinh có tới 3 người cùng ăn xin. Trong đó có 2 người đứng bên góc đường Trần Phú, thuộc địa phận phường Hồng Sơn. Người còn lại hành nghề bên góc đường Quang Trung, thuộc địa phận phường Quang Trung.
Từ hơn 10 năm trước, thành phố Vinh đã phải cử đoàn công tác vào Đà Nẵng để học tập mô hình xử lý tình trạng người ăn xin. Năm 2011, TP. Vinh đã ban hành Đề án “Giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, xin tiền trên địa bàn thành phố”, trong đó đã xây dựng một “ngôi nhà cộng đồng” để đưa người ăn xin vào đó với tổng mức đầu tư 2,5 tỷ đồng. Địa điểm xây dựng lại nằm trong khuôn viên của trung tâm cai nghiện. Thậm chí, cả 2 đều phải đi chung cánh cổng. Cuối năm 2012, công trình này được hoàn thành. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành không lâu, nhà ở cộng đồng phải đóng cửa vì không đưa được đối tượng ăn xin, lang thang cơ nhỡ nào vào đây. Đề án giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn của thành phố Vinh vì thế cũng „chết yểu“.

Veröffentlicht 9. März 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

„organisiertes“ Betteln auf der Straße in Nghe An – Tái diễn nạn ăn xin ‚có tổ chức‘ trên đường phố ở Nghệ An   Leave a comment

Tái diễn nạn ăn xincó tổ chứctrên đường phố ở Nghệ An

Mỗi khi dừng xe chờ đèn đỏ tại các ngã tư lớn trong TP Vinh, không khó bắt gặp hình ảnh người ăn xin nằm, ngồi trên vỉa hè, lề đường, thậm chí có người còn tràn xuống cả lòng đường để xin tiền.
13/08/2019 https://baonghean.vn/tai-dien-nan-an-xin-co-to-chuc-tren-duong-pho-o-nghe-an-251116.html
Clip: Theo chân thiếu niên ăn xin trên đường Quang Trung Clip: Trẻ em xin tiền tại vòng xuyến Hải Quan vào cuối tháng 3/2019

Hàng ngày, vào khoảng 15h tại ngã tư đường Quang Trung – Phan Chu Trinh (T.P Vinh) xuất hiện một thiếu niên ngồi giữa lòng đường, trên tay cầm chiếc nón xin tiền người tham gia giao thông. Bất chấp nắng nóng và dòng xe cộ nườm nượp lướt qua, thiếu niên này ngồi im một chỗ giữa lòng đường.
Rất nhiều người đi đường dừng lại bỏ tiền vào nón cầm sẵn trên tay thiếu niên, hành động này khiến giao thông khu ngã tư trở nên hỗn loạn, mất ANTT và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Ngồi được khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ thì một người phụ nữ trùm kín mặt xuất hiện nói gì đó và cậu thiếu niên đứng dậy rời đi. Cậu thiếu niên xách túi tiền xin được tới 1 góc khuất lấy xe đạp và đạp đi rất nhanh về phía ngã tư Chợ Vinh rồi tạt vào một quán bán thẻ game trên đường Đặng Thái Thân.
Không riêng thiếu niên ở trên, trên nhiều tuyến đương tại TP Vinh còn có những đối tượng khác nhau ngồi bên vỉa hè xin tiền người đi đường.
Bức xúc trước tinh trạng mất mỹ quan đô thị và an toàn giao thông do người ăn xin gây ra nhưng không thấy lực lượng chức năng xử lý, một Fanpage về ô tô đã kêu gọi thành viên tẩy chay và không được cho tiền những đối tượng này.

Tình trạng người ăn xin, lang thang liều lĩnh lao ra đường, đánh cuộc với mạng sống của chính mình để xin tiền người tham gia giao thông gây mất an toàn giao thông, an ninh trật tự diễn ra thường xuyên, trong thời gian dài cần được các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.

Từ khóa: “ăn xinhttps://baonghean.vn/tags/%c4%83n-xin.html

Veröffentlicht 13. August 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Bettler – Nhức nhối nạn chăn dắt trẻ em nước ngoài ăn xin tại VN   Leave a comment

VTC14_Nhức nhối nạn chăn dắt trẻ em nước ngoài ăn xin tại VN
Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Trên địa bàn một số tỉnh thành phía Nam đang xuất hiện tình trạng nhiều trẻ em người Khơme – Campuchia được chăn dắt bởi các phụ nữ tràn ra đường phố ăn xin.

Hiện tượng này đang trở thành vấn nạn, đòi hỏi chính quyền các địa phương cần sớm giải quyết.

Veröffentlicht 4. April 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Bettler – Mönch (2) – Phủ Tây Hồ – Hà Nội   Leave a comment

Hà Nội: Lật tẩy nhân diện các sư giả ở Phủ Tây Hồ 11/02/2014
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/255/0/4653/Ha_Noi_Lat_tay_nhan_dien_cac_su_gia_o_Phu_Tay_Ho
Không kể sáng hay chiều, những người vẫn thường được cho là sư tung hoành ở mọi nẻo đường vào Phủ Tây Hồ. Thấy vẻ mặt khắc khổ trong bộ quần áo nâu sồng của những người đầu trọc, đi chân đất nên nhiều du khách chẳng ngần ngại rút tiền bỏ vào… bát nhựa.

Cách thức hoạt động của những người gây lầm tưởng là sư ở Phủ Tây Hồ đó là đứng bất động thành hàng dài ở giữa lối đi vào Phủ nhằm thu hút sự quan tâm của du khách. Cứ mỗi lần có người ủng hộ tiền có mệnh giá lớn thì các “sư” nhanh tay đẩy tiền chẵn xuống dưới và tiếp tục đưa tiền lẻ lên trên. Khi bát nhựa đầy tiền, ngay lập tức họ cầm cả nắm nhét vào tay nải đeo ở trên vai và tiếp tục hoạt động.

Theo điều tra của chúng tôi, những người trong bộ dạng mà nhiều người lầm tưởng là sư thường ăn ở lang bạt ở gần khu vực Phủ Tây Hồ. Để có thể hành nghề từ sáng đến tối các sư giả chuẩn bị xoong, nồi đi cùng. Tranh thủ lúc du khách vắng họ cũng đi chợ, nấu cơm…

Điều đáng nói ở đây, phần lớn các du khách đến Phủ Tây Hồ ít tìm hiểu nguồn gốc của đội quân tưởng là “sư” này. Có người ngộ nhận những người đầu trọc, chân đất là sư, có người thì quan niệm đơn giản coi như là làm công đức mỗi khi đến chùa đình…

Trong vai người đi lễ ở Phủ Tây Hồ, chúng tôi đã bí mật tiếp cận với những đối tượng này. Và thật bất ngờ khi chính họ cũng thừa nhận mình không phải là sư mà đơn thuần chỉ là người đi “quyên góp” để cứu độ chúng sinh… nhưng lại không có giấy tờ chứng minh cũng như pháp hiệu.

Tưởng chừng những đồng tiền công đức vài nghìn đồng chẳng đáng là bao nhiêu nhưng có chứng kiến cảnh đội quân sư “biến” tiền lẻ thành tiền có mệnh giá lớn ở các chợ mới thấy “thu nhập” của họ khủng ra sao. Theo điều tra, một ngày trong bộ dạng giả sư đi cứu độ chúng sinh thì số tiền mỗi người thu được có thể lên đến tiền triệu…

Theo Dân Trí

Lật tẩy sư giả ở Phủ Tây Hồ

Video Lật mặt sư giả xin tiền ở Hà Nội

Veröffentlicht 14. Februar 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit ,

Bettler – Mönch (1) – đội lốt nhà sư – Các sư khất thực không nhận tiền   Leave a comment

luadao5Các sư khất thực không nhận tiền

Theo Đại đức Thích Bình Tâm, Phó ban Trị sự Giáo hội Phật giáo VN (GHPGVN) TP.Cần Thơ, tất cả các tăng, ni đi khất thực phải được sự cho phép của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành. Ngoài ra, các tăng, ni khi khất thực phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt, phải đi thành từng đoàn nhiều vị và phải có giờ giấc (không quá 11 giờ).
“Các sư khất thực chỉ nhận thức ăn, không nhận tiền…”, Đại đức Bình Tâm nói và cho biết GHPGVN TP.Cần Thơ đã có kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các chuyến tuần hành để phát hiện những người giả dạng nhà sư đi khất thực để có biện pháp giáo dục, xử lý.

luadao1 luadao2 luadao3luadao4

Buổi trưa đón xe ôm chạy như bay về bến xe Cần Thơ
Một “nhà sư” tên Sỹ tại xóm đầu trọc
Một “cái bang” trong bộ dạng của nhà sư khất thực trên đường phố Cần Thơ
Và ung dung đếm tiền “cúng dường” của bá tánh mắc lừa

‚Cái bang‘ đội lốt nhà sư
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140207/cai-bang-doi-lot-nha-su.aspx
Sau nhiều ngày điều tra, trà trộn, PV Thanh Niên tiếp cận được một nhóm người chuyên đóng vai các tăng, ni để lừa phỉnh ở nhiều tỉnh miền Tây.

Biến hóa chuyên nghiệp

Chuyến xe Châu Đốc (An Giang) xuống TP.Cần Thơ từ tờ mờ sáng, chở theo những vị khách quen thuộc. Nhóm người nam nữ này đều cạo nhẵn đầu, khoác áo tăng, ni chỉnh tề khiến chẳng ai nghi ngờ về lai lịch của họ. Tuy nhiên, nhiều ngày bám theo các chuyến xe này, PV Thanh Niên lại phát hiện ra một sự thật khác.

Quán nước của chị T. gần Bến xe Hùng Vương (Cần Thơ) là nơi nhóm người này thường tụ họp đợi trời sáng. Một phụ nữ trong áo ni cô bực tức: “Đã giao kèo rồi, vậy mà không bao lâu lại đụng mấy ông là sao?”. Một cuộc cãi vã nhỏ diễn ra đến khi người phụ nữ này lẩm bẩm bỏ đi. Một người đàn ông trong áo nhà sư than: “Vợ tao dính bầu phải ở nhà, sắp tới nó hết làm ăn rồi”. Một “sư” khác giọng lựa nhựa: “Tối qua tao nhậu bây giờ chân còn run, không biết đi được bao lâu”. Một người khác chửi thề: “Năm xui tháng hạn, chút thay đồ ra nhậu luôn”… Thậm chí, có “sư” còn quay qua chọc ghẹo “ni cô”. Rôm rả đến khi ngoài đường đã đông xe cộ, nhóm này lần lượt biến đi trên những chiếc xe ôm đợi sẵn. Chẳng bao lâu, chúng tôi đã thấy họ xuất hiện khắp các tuyến phố đông đúc ở Cần Thơ. Dáng bộ hiền từ, bước chân chậm rãi, miệng lẩm bẩm như đang đọc kinh… không khác một nhà sư thực thụ đi khất thực.

Bám theo các sư giả từ các tỉnh ngược về Châu Đốc, chúng tôi đã nhiều lần bị mất dấu một cách bất ngờ. Địa chỉ mà nhóm người giả sư này đến không phải là chùa chiền hay cơ sở thờ tự nào. Thậm chí, không ít lần họ lẩn vào một quán nước, một tiệm tạp hóa, thậm chí trong một nhà vệ sinh công cộng… rồi biến mất. Một tài xế biết mặt nhóm sư giả này tiết lộ: “Tui chở họ mấy năm nay, biết quá mà. Để tránh bị để ý, dĩ nhiên là họ phải ghé dọc đường hóa trang lại rồi mới đi xe khác về nhà”.

Một trong những địa chỉ quen thuộc mà họ hay ghé vào để hóa trang là tiệm tạp hóa của một người chạy xe ôm tên S., nhà gần cổng chào TP.Châu Đốc. Sau khi thay áo nhà sư, các sư sãi giả này được S. và các xe ôm khác chở về “bản doanh” là một con hẻm nhiều ngõ ngách ăn thông qua từ khu vực bến xe cũ qua đài khí tượng, thuộc TP.Châu Đốc. Đây chính là “cứ điểm” của nhóm tăng, ni giả dạng này.

„Hầu như tất cả những người sống bằng nghề giả dạng tăng ni ở đây đều là con nợ đầm đìa dù số tiền họ kiếm được từ lừa phỉnh không phải là ít. Đi một buổi, ít thì kiếm được năm ba trăm, nhiều thì cả triệu đồng… nhưng cũng hết. Bài bạc, nhậu nhẹt, đề đóm làm sao mà không thiếu nợ“
Một người dân TP.Châu Đốc

Xóm… đầu trọc
Khu vực bến xe cũ (TP.Châu Đốc) từ lâu nổi tiếng là địa bàn của dân tứ xứ tụ về, trong đó nổi trội nhất là nhóm người đầu trọc giả sư. Vào khu vực này, mới được một đoạn chúng tôi chứng kiến ngay một cuộc đuổi đánh nhau của hai gã say rượu, cả hai đều có chung đặc điểm là… đầu cạo trọc. Tuy nhiên, “ấn tượng” đó lập tức bị khỏa lấp khi chúng tôi liên tục chạm mặt với hàng loạt người đầu trọc khác. Họ xuất hiện từ khắp các ngõ ngách trong xóm, từ quán nước, sòng bài, sòng nhậu…; trong số đó, rất nhiều người chúng tôi đã nhẵn mặt trên các đường phố ở miền Tây trong bộ áo tăng, ni khất thực.

Nhiều ngày thuê trọ ở đây, chúng tôi thấy buổi sáng khu vực này vắng tanh, ít thấy bóng người. Một chủ nhà trọ giải thích: “Xóm này trở nên vắng vẻ là do buổi sáng cánh cái bang “đi làm” hết. Họ chia làm nhiều nhóm, giờ giấc tùy theo địa bàn “hành tẩu”. Sớm nhất là nhóm đi từ 2 giờ sáng. Họ đón xe đến các tỉnh, chủ yếu Đồng Tháp, Sóc Trăng và TP.Cần Thơ. Trễ hơn là nhóm “làm ăn” trong tỉnh, đi các huyện Châu Thành, Tri Tôn, TX.Tân Châu và TP.Long Xuyên… Tuy nhiều sư giả có mặt ở địa bàn này khá lâu, nhưng không phải dân địa phương ai cũng biết mặt. Hầu hết họ đã vắng mặt trong xóm trước khi trời sáng và trở về trong màu áo của người thường nên những người lân cận cũng chẳng biết hành tung của họ”.

Buổi trưa, “xóm đầu trọc” bắt đầu nhộn nhịp hẳn lên khi một số cái bang trở về với những xấp tiền lẻ dày cộm trên tay. Đó cũng là lúc những người cho vay bạc góp bắt đầu rảo từng nhà, đón ở đầu hẻm hoặc tìm đến các sòng bạc để gom tiền… Những cuộc cãi cọ cũng bắt đầu diễn ra khi các chủ nợ bị khất hẹn. Một nữ cái bang tên Nam than thở: “Hôm nay xui, trừ tiền xe tui chỉ còn trăm ngàn ngoài”. Nói thế, nhưng dường như lập tức người phụ nữ này đã có mặt tại sòng bài. “Xóm đầu trọc” lại thành chật chội khi các đầu trọc giả sư túm tụm lại “chia sẻ kinh nghiệm” ở một khúc cua gần một tiệm tạp hóa. Một tốp khác tranh thủ lôi nhau ra… cạo đầu, sơn phết những chiếc bình bát, cãi cọ, đôi chối và gầy sòng nhậu… Lúc này, chẳng tìm đâu ra bóng dáng một nhà sư ở nơi có rất nhiều người hằng ngày vẫn khoác áo nhà sư. Ở đây, họ lộ nguyên hình là những người giang hồ tứ chiếng, những con bạc say máu… và nuôi sống họ dĩ nhiên là những đồng tiền “cúng dường” của “bá tánh” khắp nơi, những người có lẽ không hay lòng thành của mình bị mắc lừa bởi nhóm giả sư chuyên nghiệp.

“Thật ra tất cả họ đều từ nơi khác tới. Thấy ở đây không bị lộ nên họ tập trung. Có người ở đây cả chục năm vẫn sống với nghề đóng giả nhà sư”, một người lớn tuổi trong xóm cho biết. Còn một người khác lắc đầu: “Hầu như tất cả những người sống bằng nghề giả dạng tăng ni ở đây đều là con nợ đầm đìa dù số tiền họ kiếm được từ lừa phỉnh không phải là ít. Đi một buổi, ít thì kiếm được năm ba trăm, nhiều thì cả triệu đồng… nhưng cũng hết. Bài bạc, nhậu nhẹt, đề đóm làm sao mà không thiếu nợ”.

Thậm chí, số tiền kiếm được trong bộ áo nhà sư họ còn dùng để… mua dâm. Buổi tối, khi các “tăng, ni” tung tăng bên vợ, con, nhân tình thì tại căn nhà của một sư giả tên Bình “giảo” nổ ra xô xát giữa một sư giả và gái bán dâm. Mọi người bu quanh một người đàn ông tuổi trên 60 đang “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với một cô gái “buôn hương” tên H. vì nghi cô này đã lấy điện thoại “xiết nợ”. Không vừa, gái làng chơi tri hô lên “sư” này “ăn bánh không trả tiền”. Sự việc vỡ lở, sợ “đụng chạm” tới cơ quan chức năng, H. quảy gói chuồn êm vào con hẻm tối. Lúc này, một số đầu trọc mới ngỡ ngàng chẳng biết lai lịch của gã sư giả mới tới tên gì. Số ít người biết về gã cũng chỉ biết tên thường gọi là “ông Chín”. Vài hôm sau, chúng tôi lại gặp Chín trong áo nhà sư, hiền từ ôm bình bát bước đi trên đường phố Cần Thơ.

Video clip: Ngày đóng giả nhà sư, tối đi mua dâm
Ít người biết, những nhà sư này đích thực là „cái bang“ chuyên nghiệp, đội lốt nhà sư để lừa tiền bá tánh.
Nhiều người dân, nhất là các tín đồ Phật giáo luôn rất sẵn lòng cúng dường vì tin rằng đây là nhà sư “chính hiệu”.
Nhưng ít người biết, những người này đích thực là “cái bang” chuyên nghiệp, đội lốt nhà sư để lừa tiền bá tánh.

Mời bạn đọc xem video clip:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140208/video-clip-ngay-dong-gia-nha-su-toi-di-mua-dam.aspx
http://nguyentandung.org/video-clip-ngay-dong-gia-nha-su-toi-di-mua-dam.html
Video clip: Những „cái bang“ giả dạng nhà sư để lừa tiền bá tánh

Ngày đóng giả nhà sư, tối đi mua dâm

Veröffentlicht 8. Februar 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit ,