Archiv für das Schlagwort ‘wasser

Viele Stauseen in Nghe An sind trocken, Gefahr einer Wasserknappheit für die Reisernte im Sommer und Herbst – Nhiều hồ chứa ở Nghệ An cạn trơ đáy   Leave a comment

Nhiều hồ chứa ở Nghệ An cạn trơ đáy

Tuy mới chỉ đầu mùa nắng nóng, nhưng thời điểm này Nghệ An đã có khá nhiều hồ chứa cạn trơ đáy, nguy cơ thiếu nước vụ lúa hè thu hiện hữu.
16/05/2024 02:40 (GMT+7) https://baonghean.vn/nhieu-ho-chua-o-nghe-an-can-tro-day-post289377.html

Có mặt tại hồ chứa Tràng Đen, xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn thấy lòng hồ đã cạn kiệt nước.
Ông Lê Văn Mạnh – Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Toàn xã có 15 hồ chứa tưới cho 95 ha lúa hè thu, hiện nay mực nước chỉ đạt từ 20-30% dung tích, trong đó hồ chứa Tràng Đen lớn nhất tưới cho 40 ha lúa, nay chỉ còn trên 25% dung tích nước, do đó rất khó khăn trong sản xuất vụ hè thu. Hiện nay, xã đã rà soát có kế hoạch chuyển đổi 15 ha vùng khó khăn nguồn nước chuyển sang trồng cây hoa màu.
Ông Nguyễn Đình Thế – Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nam Đàn cho hay: Toàn huyện có 69 hồ chứa lớn nhỏ, phục vụ trên 1.000 ha lúa, tuy nhiên hiện nay hầu hết các hồ chứa chỉ đạt từ 20-30% dung tích, trong đó có một số hồ chỉ đủ cho 2-3 đợt mở nước. Trước nguy cơ thiếu nước lúa hè thu vùng hồ chứa, huyện đã cho chuyển đổi 200 ha lúa vùng không thể gieo cấy sang trồng các loại cây hoa màu. Đối với các hồ chứa đang có khả năng tưới cho diện tích lúa hè thu, huyện chỉ đạo các xã mở nước tiết kiệm, tưới tiêu khoa học.
Cũng nằm trong tình trạng trên, địa bàn huyện Yên Thành hiện có khá nhiều hồ chứa trong tình trạng rút nước. Quan sát tại hồ Khe Cày, xã Kim Thành (Yên Thành) thấy lòng hồ trơ đáy, trâu, bò ra tận giữa lòng hồ để ăn cỏ. Chị Nguyễn Thị Soa ở xã Kim Thành cho hay: Với mực nước kiệt như hiện nay thì sẽ rất khó khăn để sản xuất lúa hè thu, nếu trời không mưa có khi phải chuyển đổi từ lúa sang trồng màu.
Đại diện UBND xã Kim Thành cho biết: Vụ hè thu năm nay xã gieo cấy trên 140 ha lúa, tuy nhiên rất khó khăn nguồn nước do 5 hồ chứa trên địa bàn mực nước chỉ đạt 30% dung tích như hồ Luốc, Nước Vàng… Theo kế hoạch xã sẽ phải chuyển đổi 10-12 ha đất lúa sang trồng cây hoa màu.
Hồ chứa Vệ Vừng cũng ở địa bàn xã Kim Thành có dung tích 22 triệu m3 nước, tưới cho trên 500 ha lúa của 7 xã thuộc huyện Yên Thành, nhưng đến nay chỉ còn gần 30% dung tích. Hiện nay, đang trong giai đoạn làm đất, cán bộ thuỷ nông thực hiện mở nước hồ Vệ Vừng khoảng 8-10 ngày/ đợt, đồng thời yêu cầu người dân sử dụng nước tiết kiệm sản xuất lúa hè thu.
Theo báo cáo của phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thành, vụ hè thu năm nay, huyện Yên Thành gieo cấy trên 12.700 ha lúa, riêng vùng hồ chứa có diện tích trên gần 3.000 ha.
Huyện có trên 200 hồ chứa, hiện nay, mực nước chỉ đạt từ 30 – 50% dung tích, trong đó có nhiều hồ chứa đã cạn nước. Huyện đang cho rà soát cân đối nguồn nước và có kế hoạch chuyển đổi hơn 100 ha diện tích khó khăn nước tưới lúa, chuyển sang trồng hoa màu. Chỉ đạo các xã huy động nhân lực nạo vét kênh mương, duy tu bờ vùng bờ thửa ngay từ đầu vụ nhằm tránh thất thoát nước.
Thông tin từ Chi cục Thuỷ lợi, tính đến thời điểm này, Nghệ An có 1.061 hồ chứa, trong đó 713 hồ chứa do địa phương quản lý, 29 hồ chứa do các công ty TNHH Thủy lợi quản lý. Hiện có khá nhiều hồ chứa lớn trên địa bàn cạn nước như hồ Xuân Dương ở xã Diễn Phú (Diễn Châu) có dung tích 11 triệu m3 nước, nay chỉ còn gần 40% dung tích…
Để đảm bảo nước tưới lúa hè thu ở vùng hồ chứa, Chi cục Thủy lợi Nghệ An đã đưa ra các giải pháp sau: Yêu cầu các địa phương rà soát tình hình nguồn nước, lập phương án tưới chống hạn cho từng vùng, từng công trình, quản lý chặt chẽ nguồn nước, chống rò rỉ thất thoát, sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả.

Veröffentlicht 17. Mai 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Die Dürre im zentralen Hochland und im Süden dürfte in der zweiten Maihälfte enden – Hạn hán ở Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng chấm dứt vào nửa cuối tháng 5 – Für die Zentralregion wird die Dürre voraussichtlich im August enden – Ðối với Trung Bộ, hạn hán dự kiến chấm dứt vào tháng 8   Leave a comment

Hạn hán ở Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng chấm dứt vào nửa cuối tháng 5

Trung tâm dự báo Khí tượng-Thủy văn quốc gia cho biết, nửa cuối tháng 5, hạn hán ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng chấm dứt.
Ðối với Trung Bộ, hạn hán dự kiến chấm dứt vào tháng 8.
05/05/2024 – 06:36 https://nhandan.vn/han-han-o-tay-nguyen-va-nam-bo-co-kha-nang-cham-dut-vao-nua-cuoi-thang-5-post807915.html
Theo Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nắng nóng xảy ra ở khu vực Trung Bộ từ đầu mùa khô đến nay và tiếp tục có xu hướng gia tăng, khiến nguồn nước trữ trong công trình thủy lợi có thể bị hạ thấp nhanh và gia tăng nhu cầu dùng nước dẫn đến nguy cơ xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước trên phạm vi rộng.
Dự báo tại khu vực Trung Bộ, vụ đông xuân năm 2023-2024, diện tích cây trồng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước sẽ vào khoảng 1.200ha. Vụ hè thu 2024, diện tích nguy cơ bị ảnh hưởng từ 20.700 đến 34.200 ha.

Dông, lốc, mưa đá khiến 3.142 nhà dân bị hư hỏng, tốc mái
Durch Gewitter, Tornados und Hagel wurden 3.142 Häuser beschädigt und ihre Dächer weggerissen
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, những ngày qua, mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá ở các địa phương Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nghệ An, Thừa Thiên Huế… khiến một người chết, một người bị thương, 3.142 nhà dân bị hư hỏng, tốc mái.
Ngoài ra, thiên tai cũng khiến 6.197ha lúa, hoa màu, rừng trồng bị ảnh hưởng, thiệt hại; 659 con gia súc, gia cầm bị chết.
Sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi động viên gia đình có người chết và huy động lực lượng hỗ trợ nhân dân vệ sinh, sửa chữa nhà cửa sớm ổn định cuộc sống.
Tại tỉnh Quảng Trị mưa lớn, dông, lốc xoáy những ngày qua làm bảy nhà dân bị tốc mái, hư hỏng; gần 400ha lúa ở thành phố Ðông Hà và các huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ… bị ngã đổ.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, mưa lớn và dông, lốc cũng làm hơn 2.000ha lúa tại các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh… bị ngã đổ. Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Bình khuyến cáo nhân dân tiêu thoát nước đối với diện tích lúa bị ngã đổ; những diện tích lúa bị ngã đổ đang chín cần thu hoạch sớm nhằm bảo đảm năng suất.

Veröffentlicht 5. Mai 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Während der Dürre kaufen Bauern in Dien Chau Wasser um ihre Felder zu bewässern bevor sie Erdnüsse ernten – Nắng hạn, nông dân Diễn Châu mua nước tưới ruộng trước khi thu hoạch lạc   Leave a comment

Nắng hạn, nông dân Diễn Châu mua nước tưới ruộng trước khi thu hoạch lạc

Do nắng hạn kéo dài, đất ruộng chai cứng, do đó, để nhổ lạc không bị đứt, một số vùng ở Diễn Châu phải thuê xe chở nước để tưới ruộng trước khi thu hoạch.
30/04/2024 https://baonghean.vn/nang-han-nong-dan-dien-chau-mua-nuoc-tuoi-ruong-truoc-khi-thu-hoach-lac-post288612.html
Lạc vụ xuân đã già, đến kỳ thu hoạch nhưng nắng hạn kéo dài khiến đất chai cứng, không nhổ được, do đó, gia đình chị Nguyễn Thị Tý (xã Diễn An, Diễn Châu) phải thuê xe xi-téc chở nước tưới đẫm cho lạc.

Giá mỗi xe nước là 300.000 đồng.
Chị Tý cho biết: “Đất chai cứng, nhổ lên là đứt rễ, đứt củ, không thu hoạch được. Phải thuê xe chở nước tưới, làm ướt đất, mềm đất mới nhổ được lạc. Mỗi xe như vậy đủ tưới cho 1 sào là 300.000 đồng”.
Không chỉ gia đình chị Tý mà nhiều hộ trồng lạc ở đây cũng phải thuê xe xi-téc chở nước tưới ruộng trước khi thu hoạch. Nước tưới được lấy từ các ao, hồ, chở đến tận ruộng và dùng vòi tưới đẫm mặt ruộng, đất mềm, ướt. Sau đó, người dân mới bắt đầu thu hoạch.
“Không phải ruộng nào cũng phải tưới, chỉ những vùng đất khô, chai cứng thôi. Từ đầu mùa thu hoạch lạc đến nay, tôi đã chở hàng trăm chuyến nước phục vụ bà con”, một chủ xe xi-téc chở nước ở xã Diễn Phú (Diễn Châu) cho biết.
Ở xã Diễn Thịnh, trừ các ruộng lạc dọc biển, đất cát nên tơi, xốp, trời nắng không bị ảnh hưởng thì các ruộng dọc Quốc lộ 1A đều phải thuê xe chở nước bơm tưới mới nhổ được. Anh Hoàng Công Hải – Chủ tịch Hội Nông dân xã Diễn Thịnh cho biết: “Năm nay đại hạn, lạc không thể nhổ được vì đất chai cứng. Chỉ còn cách thuê xe chở nước bơm tưới ruộng. Do đó, bà con tốn thêm mỗi sào lạc 250.000-300.000 đồng thuê xe chở nước”.
Vụ này, Diễn Châu trồng 2.300 ha, với hơn 10.000 hộ trồng lạc, nhà ít trồng 1 sào, nhà nhiều trồng từ 6 đến 8 sào. Các xã Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn Hùng, Diễn Thành, Diễn Kỷ, Diễn Phong có diện tích trồng lạc nhiều đã đào hàng trăm giếng khoan tại ruộng để lấy nước tưới cho lạc khi nắng hạn xảy ra.
Vậy nhưng, hiện nay, đại hạn, nguồn nước giếng khoan cũng hạn chế nên để làm mềm đất, người dân phải thuê xe xi-téc chở nước đến tận ruộng tưới.
Dù nắng nóng cao điểm nhưng người dân phải bám đồng thu hoạch lạc. Để tránh nắng, họ chủ yếu nhổ lạc vào ban đêm hoặc sáng sớm. Hầu hết người dân nhổ lạc vào ban đêm, ban ngày chỉ căng bạt để bẻ lạc.
“Cướp” thời gian, “cướp“ nắng để thu hoạch và phơi phóng trước khi có đợt không khí lạnh, gây mưa lốc vào tuần sau, người dân cũng phải thuê thêm nhân lực nhổ lạc, thuê máy tuốt lạc ngay tại ruộng để đẩy nhanh tiến độ, tiết kiệm nhân công.
“Nắng lắm rồi mưa nhiều, lạc đến kỳ thu hoạch mà gặp mưa là nứt nẻ, thối củ. Do đó, dù nắng nóng cực đoan nhưng nông dân cũng phải tranh thủ thu hoạch lạc. Những hộ diện tích lớn, nhà neo người thì phải thuê người nhổ, thuê máy tuốt để kịp thu hoạch trước khi mưa đến, phơi phóng khi nắng to”, bà Nguyễn Thị Hiền, nông dân xã Diễn Thịnh cho biết.
Hiện, ngày công mỗi ngày nhổ lạc là 300.000 đồng/người; tiền công tuốt lạc là 300.000 đồng/sào. Dự kiến đến khoảng giữa tháng 5, bà con nông dân Diễn Châu sẽ thu hoạch xong 100% diện tích lạc vụ xuân, tiến hành gieo trồng vừng hè thu.

Veröffentlicht 1. Mai 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Hunderte Tonnen toter Fische im Song-May-See müssen dringend entsorgt werden – Khẩn trương xử lý hàng trăm tấn cá chết ở hồ Sông Mây   Leave a comment

Khẩn trương xử lý hàng trăm tấn cá chết ở hồ Sông Mây

Liên quan vụ cá chết nổi trắng hồ Sông Mây mà Báo Nhân Dân đã thông tin, ngày 30/4, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, huyện Trảng Bom tiếp tục khẩn trương vớt, xử lý hàng trăm tấn cá để hạn chế ô nhiễm môi trường ra khu dân cư. Với tiến độ hiện nay, phải mất vài ngày nữa mới có thể vớt hết số cá chết ở hồ.
30/04/2024 – 15:30 https://nhandan.vn/khan-truong-xu-ly-hang-tram-tan-ca-chet-o-ho-song-may-post807233.html
Vớt, xử lý cá chết xuyên đợt lễ
Ghi nhận của phóng viên Báo Nhân Dân vào sáng 30/4, khu vực trên mặt hồ Sông Mây, cá chết nổi trắng xóa cả một vùng rộng lớn, bốc mùi hôi thối nồng nặc ra khu dân cư thuộc ấp Tân Bắc, xã Bình Minh, huyện Trảng Bom.
Còn dưới lòng hồ, đơn vị nuôi trồng thủy sản đang tích cực thu dọn xác cá chết để bảo đảm môi trường.
Dù là ngày nghỉ lễ 30/4, nhưng cán bộ, chiến sĩ Đội nuôi trồng thủy sản hồ Sông Mây thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai làm việc liên tục để vớt, xử lý số cá chết nổi trên mặt hồ.
Thượng úy Lê Minh Tấn, Đội trưởng Đội nuôi trồng thủy sản hồ Sông Mây cho biết, số cá bắt đầu chết khoảng một tuần trước và chết hàng loạt từ 3 ngày trở lại đây do lượng nước trong hồ Sông Mây xuống thấp.
Do nắng nóng kéo dài, hồ Sông Mây hiện nay đã cạn trơ đáy, diện tích mặt nước giảm từ 196ha xuống chỉ còn khoảng 2ha. Độ sâu nơi sâu nhất chỉ khoảng 1m nước, số lượng cá trong hồ đã chết gần như toàn bộ.
Theo Thượng úy Lê Minh Tấn, thời tiết nắng nóng, nguồn nước cạn, cá trong hồ dày, dẫn đến cá mất ô-xy và chết hàng loạt:
Đơn vị huy động tất cả 53 chiến sĩ, nhân viên hợp đồng thực hiện vớt, xử lý cá chết trên hồ liên tục 2 ngày qua để bảo đảm môi trường xung quanh, hạn chế thấp nhất mùi hôi ra khu dân cư”.
Được biết, việc nuôi trồng thủy sản trên hồ Sông Mây theo hợp đồng giữa Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai với Công ty Trách nhiệm hữu hạn khai thác công trình thủy lợi tỉnh Đồng Nai.

Đề nghị thu hoạch thủy sản từ tháng 9/2023
Trong khi đó, ở khu vực chân đập hồ Sông Mây, đơn vị thi công dự án cải tạo, sửa chữa hồ Sông Mây vẫn đang huy động nhiều máy móc, nhân lực khẩn trương đẩy nhanh tiến độ.
Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn kỹ thuật xây dựng Đồng Nai (đơn vị thi công), Trung Tuấn Anh cho biết, dự án cải tạo, sửa chữa hồ Sông Mây được khởi công từ đầu năm 2024.
Đến nay, công trình đã thi công được khoảng 50%; trong đó, nhiều hạng mục phức tạp cơ bản đã hoàn thành. Dự kiến, trước mùa mưa năm nay sẽ hoàn thành 80% khối lượng công trình.
Theo ông Trung Tuấn Anh, việc xả nước do bên chủ đầu tư là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh Đồng Nai điều tiết nước tưới cho vùng hạ lưu công trình, đơn vị thi công không can thiệp được.
Việc nuôi trồng thủy sản chỉ là một trong số các nhiệm vụ của hồ Sông Mây: “Đặc thù là công trình thủy lợi chỉ thi công một mùa khô, bởi mùa mưa công tác thi công rất khó khăn vì ngập nước, gần như không triển khai được. Vì vậy, dù đang trong đợt nghỉ lễ nhưng đơn vị huy động anh em kỹ sư, công nhân làm việc liên tục để bảo đảm tiến độ đề ra”, ông Trung Tuấn Anh cho biết.
Trong khi đó, một cán bộ Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, qua nắm thông tin về việc cá chết hàng loạt ở hồ Sông Mây, bước đầu nguyên nhân được xác định do lỗi của Đội nuôi trồng thủy sản khi đã được thông báo về việc sẽ xả nước, sửa chữa, cải tạo hồ lại không thu hoạch cá kịp thời.
Điều này dẫn đến khi xả nước để sửa chữa, cải tạo hồ kết hợp với thời tiết nắng nóng liên tục những ngày qua đã khiến cá ở hồ thiếu ô-xy thở, dẫn đến chết hàng loạt.
Theo tìm hiểu, ngày 12/9/2023, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai đã có văn bản số 924/KTTL-KHK gửi Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai về việc dọn dẹp tài sản trong lòng hồ để phục vụ triển khai dự án cải tạo, sửa chữa hồ Sông Mây.
Theo đó, trong biện pháp thi công, sửa chữa hồ Sông Mây có hạng mục nạo vét lòng hồ và đập đất làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi trồng thủy sản của Đội nuôi trồng thủy sản thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai.
Để không gây ảnh hưởng về tài sản, vật chất trong quá trình thi công dự án, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai đề nghị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh thu hoạch các sản phẩm nuôi trồng thủy sản và di dời máy móc công cụ có liên quan trong phạm vi lòng hồ trước ngày 31/12/2023. Qua đó, Công ty bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công đúng tiến độ theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Sau ngày 31/12/2023, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai vẫn chưa thực hiện phải chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật. Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai sẽ không chịu trách nhiệm cho bất cứ thiệt hại về vật chất, tài sản nào xảy ra trong quá trình thi công dự án.
Dự án Cải tạo, sửa chữa hồ Sông Mây, huyện Trảng Bom do Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai làm chủ đầu tư, được phê duyệt tại Quyết định số 137/QĐ-SKHĐT ngày 24/11/2022. Dự án được khởi công đầu năm 2024, với thời gian thực hiện 15 tháng kể từ ngày khởi công.
Hồ Sông Mây có diện tích hơn 300ha, là hồ chứa nước tưới tiêu cho khu vực huyện Trảng Bom và huyện Vĩnh Cửu. Từ năm 1994, ngành chức năng tỉnh Đồng Nai giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh nuôi trồng thủy sản trên diện tích mặt nước.

[Ảnh] Cá chết nổi trắng hồ Sông Mây
Liên quan đến việc cá chết nổi trắng hồ Sông Mây, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, trong ngày 30/4, các đơn vị liên quan đang tiếp tục khẩn trương vớt số cá chết đưa ra khỏi khu vực để hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, do số lượng cá chết quá nhiều nên dự kiến phải mất nhiều ngày nữa công tác này mới hoàn thành.
30/04/2024 – 12:02 https://nhandan.vn/anh-ca-chet-noi-trang-ho-song-may-post807217.html
hồ Sông Mây – xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 10°59′03.9″N 106°59′28.3″E

Veröffentlicht 30. April 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Am ersten Feiertag erreichte die Stadt Vinh mit über 41 Grad Celsius eine besonders starke Hitze und übertraf damit den bisherigen Temperaturrekordwert – Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ , ở Thành phố Vinh đã lên mức nắng nóng đặc biệt gay gắt, vượt 41 độ C, vượt giá trị lịch sử nhiệt độ kỷ lục trước đó – Es wird vorhergesagt das die Hitze heute (28. April) weiter zunimmt und bis zum 30. April anhält   Leave a comment

Thành phố Vinh nắng nóng vượt mức lịch sử

Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ , ở Thành phố Vinh đã lên mức nắng nóng đặc biệt gay gắt, vượt 41 độ C, vượt giá trị lịch sử nhiệt độ kỷ lục trước đó.
28/04/2024 01:25 (GMT+7) https://baonghean.vn/thanh-pho-vinh-nang-nong-vuot-muc-lich-su-post288494.html
Số liệu quan trắc ở trạm khí tượng Vinh ngày 27/4 đã lên đến 41,5 độ C, nếu so sánh với cùng thời kỳ tháng 4 thì đã vượt kỷ lục trước đó là 41,0 độ C vào ngày 19/4/2019, kỷ lục cao nhất tại Thành phố Vinh là 41,0 độ vào ngày 05 tháng 5/2023.
Không chỉ tại thành phố Vinh, ngày 27/4 nhiều điểm ở Nghệ An cũng vượt 40 độ C. Một số trạm như Quỳnh Lưu đã vượt giá trị nhiệt độ lịch sử 0.4 độ C ( GTLS: 40.4 ngày 12/5/1966)
Dự báo nắng nóng sẽ còn mở rộng và gia tăng vào ngày hôm nay (28/4) và kéo dài đến 30/4. Dự báo nhiệt độ cao nhất ngày 28 – 29/4 ở Nghệ An nắng nóng gay gắt đến đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến 39-41 độ C, có nơi vượt 41 độ C.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa
Die anhaltende Hitzewelle der letzten Tage hat dazu geführt, dass es in vielen Reisgebieten in den Bergregionen Quy Chau und Que Phong an Wasser mangelt
Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.
28/04/2024 06:05 (GMT+7) https://baonghean.vn/cac-huyen-vung-cao-ngan-suoi-de-chat-nuoc-cuu-lua-post288469.html
Thời điểm này, tại địa bàn xã Tiền Phong (Quế Phong) nhiều diện tích lúa đang bị khô hạn nghiêm trọng, chi nhánh thuỷ lợi Quế Phong đã triển khai cho lắp đặt 2 máy bơm dã chiến lấy nước tại dòng khe Nậm Việc để bơm nước tưới cho 8 ha lúa ở bản Na Cày đang bị hạn. Ngoài ra, tại bản Đan và bản Phương Tiến, xã Tiền Phong người dân cũng sử dụng 45 máy bơm dầu loại nhỏ để bơm hỗ trợ thêm cho vùng hạn.
Ông Sầm Tú – Phó Chủ tịch UBND xã Tiền Phong cho biết: Toàn xã có 297 ha lúa thì hiện nay có 165 ha lúa bị hạn, ngoài việc sử dụng máy bơm nước cứu lúa, toàn xã còn sử dụng 122 guồng quay để lấy nước tưới cho lúa. Vụ xuân năm nay hạn hán kỷ lục ngay từ đầu vụ, do ít mưa nên hầu hết khe, suối cạn kiệt nguồn nước, xã phải huy động bà con đắp các phai tạm, ngăn nước ở dòng Nậm Việc để có nguồn nước cho máy bơm dã chiến hoạt động.
Ông Trần Mạnh Tường – Giám đốc chi nhánh thuỷ lợi Quế Phong cho biết: Địa bàn huyện Quế Phong gieo cấy trên 2.400 ha lúa xuân, từ đầu tháng 3, đơn vị đã phải triển khai 3 máy bơm để tưới lúa cho một số diện tích bị hạn. Nhưng từ ngày 15/4 đến nay, nắng nóng gay gắt kéo dài, khiến cho tình hình khô hạn càng thêm khốc liệt, hiện có trên 250 ha lúa bị hạn, tập trung ở các xã Quang Phong, Tiền Phong, thị trấn Kim Sơn…
Đến nay, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương các xã trên địa bàn để đặt thêm 5 máy, nâng tổng số lên 8 máy bơm dầu dã chiến loại 16-24 mã lực tại các vị trí khe, suối. Mỗi đợt bơm dã chiến kéo dài từ 12-15 ngày, cán bộ thuỷ lợi kết hợp với người dân dồn ép, điều hành nước đến tận chân ruộng. Tuy nhiên, những ngày tới nắng nóng kéo dài diện tích khô hạn sẽ tiếp tục tăng cao.
Cũng nằm trong tình trạng trên, huyện Quỳ Châu đang đối mặt tình trạng hạn khốc liệt không kém. Hiện nay, ở một số xã như Châu Thuận, Châu Thắng, lòng khe, suối đã không có nguồn nước để bơm.
Đại diện Chi nhánh thuỷ lợi Quỳ Châu cho biết thêm: Toàn huyện Quỳ Châu có trên 1.600 ha lúa xuân, hiện có 175 ha lúa bị hạn. Từ đầu tháng 4 đến nay, đơn vị đã triển khai 7 máy bơm dã chiến để bơm nước tưới lúa đặt ở các xã Châu Tiến, Châu Thuận, Châu Thắng, Châu Bình… Các máy bơm hoạt động 24/24 giờ, mỗi đợt bơm từ 10-12 ngày. Ngoài ra, bà con huyện Quỳ Châu còn sử dụng trên 200 guồng quay lấy nước đặt ở các khe, suối để lấy nước tưới lúa.
Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay đối với 2 huyện rẻo cao Quế Phong, Quỳ Châu là nguồn nước ở khe, suối hầu như cạn kiệt, nhiều nơi đã không thể sử dụng được guồng quay, hoặc máy bơm. Nếu trời nắng nóng tiếp tục kéo dài trong những ngày tới thì nhiều diện tích lúa sẽ bị mất trắng.

Cảnh báo cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm ở Nghệ An
Warnung vor extrem gefährlichen Waldbränden in Nghe An
Trong những ngày qua, địa bàn Nghệ An nắng nóng gay gắt, nhiệt độ có nơi trên mức 41°C. Nắng nóng và nền nhiệt cao được dự báo có xu hướng gia tăng trong những ngày tới khiến nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn tỉnh là rất lớn.
7 giờ trước https://baonghean.vn/canh-bao-chay-rung-len-cap-cuc-ky-nguy-hiem-o-nghe-an-post288526.html
Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 đưa ra cảnh báo cháy rừng trên các khu vực rừng địa bàn tỉnh Nghệ An từ ngày 27/4 đến ngày 2/5 từ Cấp III (cấp cao) đến Cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm).
Để chủ động ứng phó, hạn chế, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh, giai đoạn 2021-2025 đề nghị UBND các huyện, thành, thị; lực lượng Kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc quy định tại: Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018; Công điện số 31/CĐ-TTg ngày 04/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động, tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
Công điện số 13/CĐ-CT.UBND ngày 19/4/2024 của UBND tỉnh về việc chủ động, tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 27/3/2024 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2024.
Triển khai tốt công tác cảnh báo cháy rừng tại chòi canh lửa trên địa bàn tỉnh, theo dõi hệ thống thông tin cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm. Làm tốt công tác cảnh báo, dự báo cấp cháy rừng sớm đến chính quyền địa phương, chủ rừng và nhân dân để nâng cao cảnh giác, chủ động triển khai các biện pháp phù hợp để phòng cháy chữa cháy rừng.
Cùng với đó, chủ động tổ chức việc ký kết hiệp đồng lực lượng và phương tiện với các đơn vị Quân đội, lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn để thống nhất cơ chế huy động lực lượng chữa cháy rừng trong các tình huống cháy rừng lớn xảy ra.
Không để xảy ra tình trạng đốt nương, rẫy, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng trên địa bàn vào những ngày có nguy cơ cháy rừng ở cấp IV và cấp V.
Khi cháy rừng xảy ra, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện, thành, thị có mặt tại hiện trường để trực tiếp chỉ đạo, điều động lực lượng, phương tiện, hậu cần và chỉ huy chữa cháy theo phương án đã được phê duyệt.
Đối với các khu rừng gần với khu dân cư, kho tàng, khi xảy ra cháy, phải chủ động có phương án di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, có biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân và các lực lượng khi tham gia chữa cháy rừng.
Sau khi dập tắt đám cháy, đề nghị chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xác định rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy và xử lý nghiêm người có hành vi vi phạm theo đúng quy định.

Veröffentlicht 28. April 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Warnung vor anhaltender Dürre im Sommer 2024 – Cảnh báo tiếp diễn tình trạng hạn hán trong mùa hè 2024   Leave a comment

Cảnh báo tiếp diễn tình trạng hạn hán trong mùa hè 2024

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, mùa hè năm 2024 khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ nắng nóng có khả năng xảy ra nhiều hơn và gay gắt hơn so với trung bình, khả năng sẽ xuất hiện nhiều kỷ lục về nhiệt độ cao nhất tuyệt đối.
25/04/2024 – 17:18 https://nhandan.vn/canh-bao-tiep-dien-tinh-trang-han-han-trong-mua-he-2024-post806504.html
Tháng 5/2024, trên phạm vi toàn quốc nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 1,0-2,0 độ C, có nơi cao hơn 2,0 độ C. Tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C so với TBNN cùng thời kỳ. Từ tháng 7-9/2024, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn so với TBNN khoảng từ 0,5-1,0 độ C.
Từ tháng 5 đến tháng 7/2024, nắng nóng tiếp tục xuất hiện tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Dự báo số đợt nắng nóng ở các khu vực phổ biến cao hơn TBNN, tại khu vực Tây Bắc khoảng 4-5 đợt, khu vực Đông Bắc 3-4 đợt và đồng bằng Bắc Bộ từ 6-8 đợt; khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế từ 7-9 đợt, từ Đà Nẵng đến Bình Thuận từ 4-6 đợt và tại khu vực Tây Nguyên từ 3-4 đợt.
Mùa mưa tại khu vực Tây Bắc bắt đầu vào cuối tháng 4 đầu tháng 5/2024; các khu vực khác ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện từ giữa tháng 5/2024. Mùa mưa tại Tây Nguyên xuất hiện từ nửa đầu tháng 5/2024.
Tổng lượng mưa các khu vực phổ biến ở mức xấp xỉ so với TBNN, riêng khu vực Trung Bộ, trong các tháng chính của mùa mưa (từ tháng 9-11/2024) có xu hướng cao hơn so với TBNN.
Khu vực Bắc Bộ, trong tháng 5/2024, chưa có dấu hiệu xuất hiện lũ tiểu mãn ở khu vực Bắc Bộ. Từ tháng 5-9/2024, dòng chảy đến các hồ chứa lớn trên sông Đà thiếu hụt từ 30-40% so với TBNN, dòng chảy đến hồ Thác Bà trên sông Chảy và đến hồ Tuyên Quang trên sông Gâm có khả năng ở mức thiếu hụt từ 20-30% so với TBNN.
Ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, từ tháng 5 đến tháng 9/2024, lượng dòng chảy trên các sông ở Thanh Hóa, sông Tả Trạch (ThừaThiên Huế), sông Trà Khúc (Quảng Ngãi), các sông ở Bình Định, bắc Bình Thuận ở mức xấp xỉ và cao hơn từ 10-30% so với TBNN; các sông khác ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên mức thấp hơn từ 15-55% so với TBNN. Riêng dòng chảy trên sông Bến Hải (Quảng Trị), sông Ba (Phú Yên) và sông La Ngà (Nam Bình Thuận) thấp hơn TBNN từ 65-80%.
Tình trạng hạn hán ở khu vực bắc Tây Nguyên tiếp tục đến nửa đầu tháng 5/2024, sau đó có khả năng giảm dần, riêng phía Nam Tây Nguyên có thể chấm dứt hạn từ giữa tháng 5/2024; các tỉnh khu vực phía bắc của Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ hạn hán tiếp tục ảnh hưởng từ tháng 5 đến 7/2024, sau đó có xu thế giảm dần.
Mùa hè năm 2024 khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ nắng nóng có khả năng xảy ra nhiều hơn và gay gắt hơn so với trung bình, khả năng sẽ xuất hiện nhiều kỷ lục về nhiệt độ cao nhất tuyệt đối. Nguy cơ cao xảy ra các trận dông, lốc, mưa đá.

Veröffentlicht 28. April 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Bohren von Notwasserversorgungsbrunnen für die Menschen auf den Hochebenen Ia Nan und Gia Lai – Khoan giếng cấp nước khẩn cấp cho nhân dân cao nguyên Ia Nan, Gia Lai   Leave a comment

Khoan giếng cấp nước khẩn cấp cho nhân dân cao nguyên Ia Nan, Gia Lai

Sau khi Báo Nhân Dân có bài phản ảnh tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống nhân dân vùng biên giới, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo ngành chức năng triển khai các biện pháp khẩn cấp để cấp nước cho người dân.
22/04/2024 – 18:52 https://nhandan.vn/khoan-gieng-cap-nuoc-khan-cap-cho-nhan-dan-cao-nguyen-ia-nan-gia-lai-post805935.html

Lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Đức Cơ đã kiểm tra thực tế tình hình nắng hạn và chỉ đạo các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất cho nhân dân vùng biên giới.
Huyện Đức Cơ đã bố trí kinh phí 150 triệu đồng khoan giếng mới để có nguồn nước cung cấp cho 220 hộ dân thôn Đức Hưng, xã Ia Nan. Hai ngày qua, đơn vị thi công đã triển khai khoan giếng cách Công trình nước sạch của thôn 400m. Đơn vị thi công sử dụng hệ thống khoan giếng công nghệ cao khoan độ sâu gần 130m tìm nguồn nước cho bà con nhân dân.
Đồng chí Trần Xuân Nghiên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ia Nan, cho biết: “Sau hơn một ngày triển khai, đến chiều ngày 22/4 giếng khoan mới đã có nước. Xã đã nối hệ thống ống dẫn nước về các khu dân cư phục vụ nhân dân“.
Cùng với việc khoan giếng khẩn cấp tìm nguồn nước cho nhân dân vùng khô hạn ở xã biên giới Ia Nan, huyện Đức Cơ đang tìm kiếm các giải pháp cung ứng nước lâu dài cho người dân. Ngành chức năng đã khoanh vùng khảo sát thực tế tại vùng hạ lưu giáp ranh giữa suối Ia Nan và suối Ia Nú.
Sau khi khảo sát thực tế và phương án thiết kế, chính quyền địa phương sẽ kêu gọi nhà đầu tư, nhà hảo tâm tiếp tục khoan giếng, xây dựng hệ thống xử lý nước để có nguồn nước phục vụ nhân dân vùng biên giới xã Ia Nan và khu vực lân cận.
Trước đó, Báo Nhân Dân đã có bài viết Cao nguyên Ia Nan ở Gia Lai khô cháy phản ánh tình trạng nắng hạn kéo dài tại xã biên giới Ia Nan, huyện Đức Cơ, khiến người dân không có nước sinh hoạt, sản xuất hơn ba tháng qua. Các nguồn nước giếng khoan, công trình nước sạch và suối đều khô cạn ảnh hưởng đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới Ia Nan.

Veröffentlicht 23. April 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Das Ia Nan-Plateau in Gia Lai ist trocken und brennt – Cao nguyên Ia Nan ở Gia Lai khô cháy   Leave a comment

Cao nguyên Ia Nan ở Gia Lai khô cháy

Có nước giếng không? Nước giếng còn dùng không?”, “Không có giọt nào luôn.
Bao nhiêu ngày mấy đứa lính không có nước tắm, tụi nó ở dơ luôn đó. Nước rửa tay phải tận dụng cái thùng nước bẩn hơn tuần nay thối luôn. Dân thu mua điều như tụi tui đầy mủ điều, mùi điều, không có nước dùng sao chịu nổi”, tiếng chị Nguyễn Thị Mộng Lành, chủ vựa thu mua điều, đáp lời Phó Trưởng thôn Đức Hưng, xã Ia Nan huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
17/04/2024 – 10:06 https://nhandan.vn/cao-nguyen-ia-nan-o-gia-lai-kho-chay-post805111.html
Làm chủ đại lý chuyên thu mua tiêu, điều ở xã Ia Nan, vợ chồng chị Lành lại “tiêu điều” vì nước. Hơn 3 tháng qua là mùa cao điểm, vựa thu mua của chị có mươi nhân công làm việc liên tục; từ thu gom, phân loại, vác bao tải đưa lên xe vận chuyển đi tiêu thụ. Mỗi ngày, chị thu mua từ 15-20 tấn tiêu, điều. Nay vãn mùa, mỗi ngày cũng tập kết được gần mươi tấn. Cả kho bãi màu xám của mủ điều bám lâu năm lẫn bụi đất đỏ của xứ cao nguyên tỉnh Gia Lai.

1 ký điều đổi 2 thùng nước
Từ Tết đến nay, hệ thống nước sạch của thôn ngừng hoạt động vì không có nước. Nước giếng đục ngầu như mủ điều, pha lẫn đất đỏ nay cũng dần cạn kiệt. Nước sạch không còn, nước giếng cạn, những công nhân của chị Lành tắm suối hằng ngày. Hơn tháng, đến nay suối cũng cạn khô.
Nước bình loại 10 lít ngoài xã được chở vào thôn bán cho bà con, chị Lành mua trữ trong 3 bồn i-nox lớn để dành nấu ăn, lo cho anh em công nhân. Hơn 20 nghìn đồng mỗi ký điều, vợ chồng chị lành đổi được hai thùng nước. Nước bình cũng có hạn, chị Lành chưa biết sẽ thế nào nếu thùng nước cuối cùng cũng cạn trong nay mai.
“Em thu mua mì, tiêu, điều nhưng nói tới nước thì khổ lắm. Ở đây không thiếu gì, chỉ thiếu nước. Nhà nào cũng có bồn nhưng làm gì có nước mà trữ. Điều thì nhiều nước thì không có, tốn mấy cũng lấy điều đổi nước”.
Từ ngõ bước vào bên hông nhà chị, thùng chứa nước đen ngòm. Bên trong, vài con lăng quăng búng trên mặt nước. Vác xong bao điều lên xe, anh Kpăv Thun thò tay vào thùng nước rửa tay, mặt nhăn nhúm. “Bọn em lính lác làm vất vả ngày đêm không có nước dùng. Nước trong thùng này tận dụng dùng để rửa tay cả tuần nay, hôi bẩn chắc bệnh hết thôi”.
Mấy tháng qua, bà con nhân dân thôn Đức Hưng, xã Ia Nan khốn khổ vì không có nước. Hồi tết, nước sạch từ hệ thống ống về không bảo đảm vệ sinh nên người dân chỉ xài tạm. Giá mua 8 nghìn một khối nước nhưng không uống được, nay nguồn nước này cũng không còn. Công trình nước sạch của thôn nằm trong góc rừng cao-su. Trụ sắt kiên cố cao hơn 20m, phía trên là bồn chứa nước lớn. Nước giếng khoan bơm lên bồn, hệ thống ống dẫn của bồn sẽ đưa nước về các cụm dân cư. 3 tháng qua, công trình nước này cũng chỏng chơ vì giếng khô, nắng hạn.
Thôn Đức Hưng có 215 hộ, trước sân nhà nào cũng chồng chất can nhựa, bình rỗng chờ đổi bình nước mới. Bể chứa, bồn i-nox quanh nhà trong tình trạng chờ mưa. Từ trưa đến chiều, đàn ông trong thôn lại loay hoay, sốt ruột việc… nước.
Trước sân nhà anh Phạm Văn Mừng, 12 bình nhựa sắp lớp chờ xe bán nước đến đổi. Bể chứa của gia đình bỏ trống hơn hai tháng qua, gia đình anh phải mua nước bình để nấu ăn, uống tạm. Mọi sinh hoạt trong nhà đảo lộn mấy tháng nay khi cả vùng này cạn kiệt nguồn nước. Anh Mừng cho biết, cả chục năm nay cứ mùa khô là vùng biên giới thiếu nước; mấy năm trước nước tưới đỡ hơn, năm nay khô hạn kéo dài 6 tháng không có trận mưa nào. “6 tháng mùa khô năm nào cũng vất vả. Nhiều khi phải chở nước ao, hồ trên rẫy về dùng tạm, đem quần áo lên nương rẫy để giặt giũ, sinh hoạt”.

Mươi năm qua giếng khô, suối cạn
Cái nắng qua trưa gay gắt không làm cho ông Đào Văn Công, Phó trưởng thôn Đức Hưng mệt bằng tiếng than của bà con về chuyện nước. 20 năm trước ở thôn Đức Hưng cứ 2 nhà đào một giếng dùng chung. Sau vài năm, hàng trăm giếng đào lần lượt bỏ hoang vì khô cạn.
Phía sau nhà chị Trần Thị Tuyến, giếng nước của gia đình đào 25 năm trước bỏ hoang hơn chục năm. Thành giếng vỡ một góc, nền bê tông chung quanh hư hỏng. Giếng sâu hơn 50m, còn ít nước đọng nơi đáy giếng đen bẩn, nổi bọt.
Cả nhà chị Tuyến nhiều năm qua dùng nước từ hệ thống nước sạch của xã nhưng đến mùa khô lại khốn khổ. “Giếng nhà cạn nên bỏ hoang hơn mười năm rồi. Mấy tháng nay không có nước phải đi tắm nhờ nhà ngoại. Khổ quá”, chị Tuyến lắc đầu bỏ đi vào nhà.
Ông Phó trưởng thôn Đức Hưng thở dài kể, chung quanh xã là rừng cao-su, điều, cứ chỗ nào có nguồn nước thì đào cho dân và chủ rừng cao su cũng không cản. Mấy năm qua, Nhà nước đào giếng nước cho dân, bà con góp tiền, cùng nhau tìm mạch nguồn kiếm nước. Mỗi năm, người dân xã Ia Nan đào thêm giếng độ sâu từ 50-100m. Cứ dùng hai năm lại hết nước, lại khoan giếng khác. Đi quanh rừng cao su gần Ủy ban nhân dân xã, ông Công đến cái giếng duy nhất còn nước của thôn. Giếng đào mười mấy năm trước sâu hơn 100m vẫn còn nước nhưng bùn lấp đầy. Xã và thôn huy động thanh niên sục bùn lên hết mới có chút nước cho bà con. “Sục bùn rồi nước cứ đục ngầu nửa tháng, nước đục cứ như nước gạo ấy nhưng giờ không có thì dùng tạm nước đục. Mấy cái giếng mới đào năm ngoái thì lại hết không còn nước nữa. Dân khổ, mình cũng khổ vì kêu réo suốt mà”, ông Công thở dài.
Mấy tháng trước khi hết nước sạch, bà con gồng gánh nhau ra suối Ia Nan mang nước về dùng, cũng chật vật qua được hơn tháng. Nay thì suối Ia Nan trơ đáy. Toàn tuyến suối đi qua các thôn, cầu cống đầy rác thay cho nước.
Tại huyện Đức Cơ, tình hình hạn hán xảy ra ở các xã, nhất là vùng biên giới, ngày càng trầm trọng. Thống kê sơ bộ, ở các xã Ia Lang, Ia Krêl, Ia Dom và Ia Nan bị thiếu nước nghiêm trọng. Gần 60 ha lúa, cà-phê của hơn 100 hộ dân bị thiếu nước, có nơi cây trồng bị thiệt hại 50-70%.
Trên địa bàn huyện, 3 công trình giếng khoan tại thôn Đức Hưng, xã Ia Nan khô cạn. Xã đã bố trí 25 triệu đồng để nạo vét giếng nhưng không đủ nước cung cấp cho nhân dân. Ở vùng biên giới này, mùa mưa nước dâng lên nhanh nhưng mùa khô nước rút rất nhanh. Vì vậy, hằng năm chính quyền địa phương khuyến cáo với bà con gieo trồng sớm, đến khoảng tháng 2, tháng 3 giao thời giữa mùa khô và mùa mưa tập trung thu hoạch vì nước rút nhanh.
Đồng chí Trần Xuân Nghiên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ia Nan cho biết, xã khuyến khích bà con dùng xe bồn, công nông tìm nước, chuyển nước. Xã cùng làm việc với Công ty TNHH MTV 72, thuộc Binh đoàn 15 tạo điều kiện dùng xe bồn chở nước cho dân.
“Tình trạng này thì nước giếng nhà dân, sông suối khô cạn. Dự báo 15-20 ngày nữa không mưa thì chắc chắn càng khó. Xã, huyện cũng đang tìm nhiều biện pháp, kêu gọi các nhà hảo tâm đầu tư lại các hồ và sử dụng bể nước lọc để bơm nước cho dân”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ia Nan lo lắng.
Trưởng phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện Đức Cơ Nguyễn Quốc Tư đề nghị các cơ quan, đơn vị thường xuyên theo dõi tình hình hạn hán tại các cánh đồng, chủ động nạo vét ao, hồ giếng nước để phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Đồng thời, thống kê diện tích bị thiếu nước, thiệt hại báo cáo ngành chức năng để có biện pháp xử lý.
“Làm sao phải có giải pháp lâu dài cho bà con, có nguồn nước sinh hoạt thì cuộc sống mới ổn định được. Thiếu nước thì ở cũng không được, chứ nói gì làm ăn sinh sống. Đất ở đây thì tốt nhưng nguồn nước khó quá”, tiếng thở dài của những người đàn ông vùng biên giới cùng sự mong chờ bao năm qua.

Veröffentlicht 20. April 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Ein Wasserwerk in Lam Dong musste aufgrund der Dürre die Wasserversorgung in der Stadt vorübergehend unterbrechen – Một nhà máy nước ở Lâm Đồng phải tạm ngừng cấp nước trong thị trấn do khô hạn   Leave a comment

Một nhà máy nước ở Lâm Đồng phải tạm ngừng cấp nước trong thị trấn do khô hạn

Nhà máy nước Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng) đã phải thông báo ngừng cấp nước đến toàn bộ khách hàng tại thị trấn Đạ M’ri do khô hạn, không còn nguồn nước để khai thác.
16/04/2024 18:17 https://danviet.vn/mot-nha-may-nuoc-o-lam-dong-phai-tam-ngung-cap-nuoc-trong-thi-tran-do-kho-han-20240416165321095.htm

Ngày 16/4, ông Nguyễn Chí Phương – Giám đốc Nhà máy nước Đạ Huoai, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng xác nhận, nhà máy này đã phải ra thông báo về việc tạm ngưng cấp nước trong thời điểm mùa khô hạn, không còn nước nguồn khai thác.
„Việc tạm ngừng cấp nước trên diễn ra trên địa bàn thị trấn Đạ M’ri do cao điểm mùa khô, tình trạng nguồn nước suối Đạ M’rê mà đơn vị đang khai thác đã cạn kiệt không thể cung cấp cho trạm cấp nước Đạ M’ri. Thời gian tạm ngưng từ ngày thông báo đến thời điểm nước nguồn suối Đạ M’rê có trở lại.
Chúng tôi đã trao đổi với huyện Đạ Huoai để có phương án cấp nước cho người dân tại thị trấn Đạ M’ri. Trong thời gian sớm nhất, cơ quan chức năng sẽ thống kê số hộ không có giếng khoan hoặc giếng đào để có phương án hỗ trợ, cung cấp nước cho người dân sử dụng, sinh hoạt“, ông Phương thông tin thêm.
Theo Nhà máy nước Đạ Hoai, Trạm cấp nước Đạ M’ri có công suất cấp nước 500 m3/ngày đêm để cung cấp nguồn nước sạch sinh hoạt cho hơn 700 hộ dân trên địa bàn thị trấn Đạ M’ri. Tuy nhiên, do nắng hạn kéo dài đã khiến suối Đạ M’rê khô cạn trơ đáy nhiều ngày qua dẫn đến trạm cấp nước trên phải ngừng hoạt động. Điều này đã khiến hơn 700 hộ dân thị trấn Đạ M’ri lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trong nhiều ngày qua.
Trao đổi với phóng viên, chị Trần Thiên Trinh (thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai) cho hay: „Mấy ngày nay, hệ thống cấp nước chỉ được khoảng 1 đến 2 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, sức nước rất yếu, không thể đẩy được lên bồn chứa nước để tích trữ, chúng tôi phải mang xô ra để trữ nước, hôm nay thì đã ngắt hẳn. Hiện nay, gia đình tôi phải sử dụng can vào vườn cách đó 5km để lấy nước giếng khoan về sử dụng. Một số nhà tại thị trấn đã phải đi xin nước những hộ có giếng khoan hay giếng đào để sinh hoạt, sử dụng“.
Trước đó, để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với diễn biến của thời tiết nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024, UBND huyện Đạ Huoai đã yêu cầu Nhà máy nước Đạ Huoai có phương án điều tiết đảm bảo cung cấp nước cho địa bàn thị trấn Đạ M’ri, ưu tiên cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Thường xuyên thông báo tình hình cấp nước, lịch cấp nước cho người dân biết.
Huyện Đạ Huoai cũng yêu cầu UBND thị trấn Đạ M’ri phối hợp với Nhà máy nước Đạ Huoai kiểm tra toàn bộ khu vực thượng nguồn suối Đạ M’rê từ vị trí hố thu gom nước trở lên, tiến hành lập biên, yều cầu các hộ gia đình, cá nhân phá bỏ các đập bờ chắn, ngăn dòng chảy suối Đạ M’rê. Theo đó, kiên quyết xử lý theo quy định đối với các trường hợp không chấp hành việc tháo dỡ bờ chắn, ngăn dòng chảy suối Đạ M’rê.
Ngày 12/4, UBND huyện Đạ Huoai đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Lâm Đồng được đấu nối và khai thác nước thô từ hệ thống nước tự chảy Đạ M’ri nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn thị trấn Đạ M’ri với công suất khai thác khoảng 620 m3/ngày đêm.
Song song với đó, huyện Đạ Huoai đề nghị Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Lâm Đồng khảo sát, nghiên cứu lập dự án khai thác nguồn nước riêng phục vụ cho Trạm cấp nước Đạ M’ri để không ảnh hưởng tới việc sử dụng nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong vùng dự án.

Veröffentlicht 16. April 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Mehr als 180 kleine Bewässerungsreservoirs hatten kein Wasser mehr – Hơn 180 hồ chứa thủy lợi nhỏ bị cạn nước   Leave a comment

Hơn 180 hồ chứa thủy lợi nhỏ bị cạn nước

Theo Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay các hồ chứa thủy lợi ở khu vực Bắc Bộ đạt 57% dung tích thiết kế,
khu vực Bắc Trung Bộ đạt 59%, Nam Trung Bộ đạt 66%, Tây Nguyên đạt 40% và Đông Nam Bộ đạt 56%.
15/04/2024 – 11:44 https://nhandan.vn/hon-180-ho-chua-thuy-loi-nho-bi-can-nuoc-post804764.html
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra lấy nước phục vụ gieo cấy lúa tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Qua thống kê, tại các khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ hiện có 182 hồ chứa thủy lợi nhỏ bị cạn nước do ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước. Trong đó, vùng Bắc Trung Bộ có 50 hồ, Nam Trung Bộ 28 hồ, Tây Nguyên 103 hồ…
Ngoài ra, có hơn 10 nghìn hecta cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước. Trong đó, các tỉnh Bình Phước 9.115ha, Bình Thuận 365ha, Sóc Trăng 621ha, Gia Lai 168ha…
Mặt khác, theo nhận định khu vực đồng bằng Bắc Bộ một số địa phương như: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương… có nguy cơ thiếu nước tưới dưỡng cho lúa đông xuân do mực nước sông Hồng-Thái Bình thấp.
Để bảo vệ cây trồng trước hạn hán, thiếu nước, vừa qua Cục Trồng trọt có công văn đề nghị các địa phương khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật tưới nước tiết kiệm, sử dụng các vật liệu che phủ đất hoặc thảm thực vật nhằm tránh nắng nóng, giảm thoát hơi nước.
Đồng thời trữ nước tại các hồ, đập chứa nước trong mùa mưa để sử dụng trong mùa khô, bảo đảm đủ nước tưới sản xuất; sử dụng các giống ngắn ngày, gieo tập trung nhằm tránh thời điểm hạn hán; không trồng mới cây công nghiệp, cây ăn quả trong thời gian nắng nóng, khô hạn tại các vùng thiếu nước hoặc không chủ động nước tưới.
Bên cạnh đó, rà soát, xây dựng kế hoạch sản xuất lúa vụ hè-thu phù hợp với điều kiện của từng địa phương, linh hoạt điều chỉnh theo tình hình thực tế; thời vụ cần khoanh vùng cụ thể theo nguồn nước cung cấp cho sản xuất; xuống giống sớm và tập trung ở vùng có đủ nguồn nước tưới; đặc biệt là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa…
Hiện nay, có hơn 10 nghìn hecta cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước. Trong đó, các tỉnh Bình Phước 9.115ha, Bình Thuận 365ha, Sóc Trăng 621ha, Gia Lai 168ha…

Veröffentlicht 15. April 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Ninh Thuan ist mit intensivem und anhaltendem heißem Wetter konfrontiert, was dazu führt das die Wassermenge in vielen Stauseen abnimmt und austrocknet – Ninh Thuận ra sức vượt hạn   Leave a comment

Ninh Thuận ra sức vượt hạn

Ninh Thuận đang trực diện với thời tiết nắng nóng gay gắt, kéo dài khiến cho lượng nước tại nhiều hồ chứa suy giảm và cạn kiệt.
Để tránh thiệt hại cho sản xuất, vật nuôi…, tỉnh đã khẩn trương triển khai nhiều giải pháp ứng phó.
11/04/2024 – 08:00 https://nhandan.vn/ninh-thuan-ra-suc-vuot-han-post804024.html
Vụ đông xuân năm 2023-2024, toàn tỉnh sản xuất hơn hơn 17.321ha cây lúa, 13.974ha cây màu và khoảng 12.700ha cây lâu năm. Hiện, các địa phương đang thu hoạch, sẽ kết thúc mùa vụ vào cuối tháng 4.

Nhiều hồ cạn nước
Theo báo cáo của Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận, tính đến ngày 8/4, tổng lượng nước tích tại 23 hồ chứa trên địa bàn chỉ còn hơn 186 triệu/417 triệu m3 tổng dung tích thiết kế (chỉ nêu số tròn).
Lượng nước hồ Đơn Dương (Lâm Đồng) phát điện qua Nhà máy thủy điện Đa Nhim và cung cấp nước cho tỉnh Ninh Thuận cũng chỉ còn 104 triệu/165 triệu m3 so với dung tích thiết kế. Hiện, có 3/23 hồ chứa, gồm: CK7, Bầu Ngứ và Ông Kinh đã xuống đến mực nước chết. Nếu không có mưa, sắp tới sẽ có thêm 6 hồ chứa khác thuộc các huyện Bác Ái, Ninh Phước, Thuận Nam và Ninh Hải là: Hồ Phước Nhơn, Tân Giang, Suối Lớn, Sông Biêu, Lanh Ra, Bầu Zôn bị cạn kiệt.
Tại huyện Ninh Hải có 3 hồ thủy lợi lớn, gồm: hồ Ông Kinh, Thành Sơn và Nước Ngọt (cộng tổng dung tích cả 3 hồ được hơn 5 triệu m3), nhưng đến thời điểm này, cả 3 hồ chỉ còn lại khoảng 2 triệu m3. Riêng hồ Ông Kinh ở xã Nhơn Hải đã cạn khô hơn 1 tháng nay. Một số ao, giếng tại các xã Thanh Hải, Nhơn Hải, Vĩnh Hải đang đứng trước nguy cơ cạn nước và nhiễm mặn, khiến cho sinh hoạt và sản xuất của người dân nơi đây rất khó khăn.
Nông dân Đỗ Hội ở thôn Mỹ Tường 1, xã Nhơn Hải, cho biết: “Mạch nước ngầm tại rẫy trồng 2 sào (2.000m2) cây hành tím đã bị cạn, tôi chỉ còn cách là cố nạo vét một cái hố giữa đáy lòng hồ Ông Kinh đã bị cạn (cách rẫy khoảng 1,5km) để tìm nguồn nước, từ đó, lắp ống để bơm nước về các bể chứa, tìm cách cứu 2 sào hành tím đang chuẩn bị thu hoạch. Để đủ nước cho mỗi lần bơm tưới, máy bơm phải vận hành liên tục 2 ngày, đêm”.
Nhiều hộ sản xuất khác nằm trong vùng, tuy đã giảm xuống 50% diện tích trồng, nhưng thiếu nước tưới, nên hằng ngày cứ thấp thỏm đợi mưa, mong được cứu nạn.
Ông Trần Văn Phước ở thôn Khánh Phước, xã Nhơn Hải trồng 3/6 sào (6.000m2) cây hành tím và nuôi hơn chục con bò, chia sẻ: “Các giếng khoan bị nhiễm phèn nặng, nên cả 3 sào trồng hành tím bị thối rễ, cây sinh trưởng kém; củ hành sau thu hoạch không đạt chất lượng nên thương lái không thu mua, tôi đành phải giữ lại củ để làm giống cho vụ tới”.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hải Nguyễn Khắc Hòa cho biết, hiện có hơn 150ha đất sản xuất tại các xã: Vĩnh Hải, Thanh Hải, Nhơn Hải, Tri Hải và khu vực hồ Thành Sơn thuộc xã Xuân Hải bị ảnh hưởng nặng. Một số khu vực khác trên địa bàn huyện có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, do đó, cần đấu nối hệ thống cấp nước từ các vùng lận cận với những vùng đang bị hạn, để điều tiết bổ sung hoặc chở nước phục vụ sinh hoạt cho người dân, nhất là các khu vực sử dụng nước từ hệ thống cấp nước Mỹ Tường.

Tập trung nguồn lực để ứng phó
Trước tình trạng nắng hạn, tỉnh Ninh Thuận đã khẩn trương đưa ra nhiều giải pháp và chỉ đạo triển khai đồng bộ để giảm thiểu thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi, bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân.
Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hải tập trung triển khai 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp ứng phó. Trước mắt, sử dụng nguồn nước ngầm tại chỗ và nguồn nước mặt được tích trữ tại các hồ trên địa bàn để phục vụ nước uống, sinh hoạt cho người dân theo hướng tiết kiệm.
Về sản xuất, các địa phương tập trung thu hoạch nhanh, gọn cây trồng vụ đông xuân; thu gom, chế biến và dự trữ phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm trong mùa khô.
Các xã, thị trấn phối hợp trạm thủy nông nhanh chóng duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi để hạn chế thất thoát nước; phát dọn kênh mương để khơi thông dòng chảy; nạo vét giếng và đào thêm giếng, ao ở các nơi còn nguồn nước ngầm; tổ chức vận hành hiệu quả công trình kênh tưới thủy lợi theo từng thời điểm, bảo đảm ổn định nguồn nước trong nội đồng.
Vận động nông dân tăng cường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chú trọng gieo trồng những loại cây trồng cạn, cây chịu hạn, ít sử dụng nước và đẩy mạnh sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm để thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận Trương Khắc Trí, tỉnh đã có 2 phương án để ứng phó với nắng hạn.
Cụ thể: Nếu nắng nóng kéo dài và đến tháng 5/2024 mà trên địa bàn tỉnh vẫn không có mưa, thì vụ hè thu năm 2024 sẽ triển khai theo phương án 1, là chỉ tổ chức sản xuất khoảng 24.102ha cây trồng các loại và nuôi trồng thủy sản (tạm dừng sản xuất hơn 7.500ha so cùng kỳ năm 2023), bằng cách điều tiết nước phục vụ sản xuất tại khu tưới của 20/23 hồ chứa trên toàn tỉnh để cung cấp nước.
Riêng đối với một số khu vực không bảo đảm nguồn nước tưới như: khu tưới tại các hồ Lanh Ra, Phước Trung, Phước Nhơn, Ông Kinh, CK7, Bầu Ngứ, Suối Lớn… sẽ không sản xuất, chỉ ưu tiên lượng nước cho sinh hoạt, chăn nuôi, cây lâu năm, cây màu và ngành kinh tế trọng điểm.
Trường hợp đến tháng 5, trên địa bàn tỉnh có mưa thì sẽ điều tiết nước phục vụ sản xuất tại khu tưới của tất cả 23 hồ chứa, toàn bộ khu tưới của hệ thống Sông Pha, Nha Trinh-Lâm Cấm và một số vùng thuộc khu tưới hồ, đập nhỏ do huyện quản lý để tưới cho tổng diện tích sản xuất toàn tỉnh là 29.265 ha (tạm dừng sản xuất 1.785ha so cùng kỳ năm 2023).
Hiện, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận đã phối hợp các đơn vị, địa phương tăng cường dự trữ, điều tiết nguồn nước, bảo đảm cấp nước tưới phục vụ cho sản xuất trồng trọt, chăn nuôi.

Veröffentlicht 13. April 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , , ,

Kien Giang: Mieten Sie einen Lastkahn um Trinkwasser zur Inselgemeinde Tien Hai zu transportieren – Kiên Giang: Thuê sà lan vận chuyển nước sinh hoạt ra xã đảo Tiên Hải   Leave a comment

Kiên Giang: Thuê sà lan vận chuyển nước sinh hoạt ra xã đảo Tiên Hải

Trước tình hình hồ nước ngọt trên xã đảo Tiên Hải, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang không bảo đảm cung cấp nước sạch cho người dân sử dụng và sinh hoạt trong thời gian mùa khô kéo dài, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Tiên có tờ trình gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang bổ sung phương án bảo đảm nguồn nước phục vụ dân sinh mùa khô 2024 trên địa bàn.
09/04/2024 – 14:59 https://nhandan.vn/kien-giang-thue-sa-lan-van-chuyen-nuoc-sinh-hoat-ra-xa-dao-tien-hai-post803845.html
Ngày 9/4, thông tin từ Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang cho biết, địa phương vừa có tờ trình gửi Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bổ sung phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, bảo đảm nguồn nước phục vụ dân sinh mùa khô 2024 trên địa bàn, nhất là xã đảo Tiên Hải.
Theo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Tiên, qua kiểm tra, khảo sát cho thấy, hiện hồ nước ngọt trên xã đảo Tiên Hải không bảo đảm cung cấp nước sạch cho người dân ở xã sử dụng và sinh hoạt trong thời gian mùa khô kéo dài.
Để bảo đảm nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho người dân cũng như bảo đảm tình hình phát triển kinh tế-xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn xã đảo Tiên Hải, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Tiên đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh xem xét bổ sung phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, bảo đảm nguồn nước phục vụ dân sinh trên địa bàn.
Dự kiến, tỉnh sẽ thuê sà lan vận chuyển khoảng 20.000m3 nước sinh hoạt ra xã đảo Tiên Hải với kinh phí khoảng 2 tỷ đồng.

Tiên Hải là xã đảo duy nhất của thành phố Hà Tiên bao gồm 16 đảo nổi lớn nhỏ và 2 đảo chìm với tổng diện tích tự nhiên hơn 283 héc-ta. Xã đảo Tiên Hải cách Hà Tiên khoảng 20km và đảo Phú Quốc 40km.
Xã đảo Tiên Hải có khoảng 500 hộ dân với khoảng 2.000 người sinh sống chủ yếu tại đảo Hòn Tre lớn, Hòn Giang, Hòn Đước và Hòn Ụ. Trong đó, đảo lớn nhất là Hòn Tre lớn và là trung tâm hành chính, kinh tế của xã Tiên Hải.
Đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, một số ít hộ dân mua bán nhỏ lẻ, kinh doanh dịch vụ du lịch.

Veröffentlicht 11. April 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Mehr als 100 Stauseen in Nghe An erreichen nur weniger als 50 % ihrer Kapazität, wodurch die Gefahr einer Wasserknappheit besteht – Hơn 100 hồ chứa ở Nghệ An chỉ đạt dưới 50% dung tích, nguy cơ thiếu nước   Leave a comment

Hơn 100 hồ chứa ở Nghệ An chỉ đạt dưới 50% dung tích, nguy cơ thiếu nước

Thời điểm này, Nghệ An có 126/1.061 hồ chứa chỉ đạt 50% dung tích, nguy cơ thiếu nước vụ xuân đang hiện hữu. Vì vậy, ngay từ thời điểm này, các địa phương đang thực hiện vận hành hồ chứa tiết kiệm, nhằm đảm bảo nguồn nước tưới lúa xuân và để dành cho cả vụ hè thu.
05/04/2024 04:10 (GMT+7) https://baonghean.vn/hon-100-ho-chua-o-nghe-an-chi-dat-duoi-50-dung-tich-nguy-co-thieu-nuoc-post287285.html

Thời điểm này tại đập Choạc xóm Yên Viên một số khu vực ở xã Tiến Thành, huyện Yên Thành đã khô cạn, trâu, bò ra tận gần giữa khu vực lòng hồ để ăn cỏ. Ông Phan Văn Vũ – Chủ tịch UBND xã Tiến Thành cho biết: Đập Choạc thuộc xóm Yên Viên tưới cho trên 30 ha lúa, hiện nay nguồn nước tại đây chỉ còn trên 30% dung tích.
Trước nguy cơ thiếu nước, ngay từ đầu năm xã đã chỉ đạo lực lượng quản lý hồ chứa xóm Yên Viên thực hiện việc mở tưới nước hợp lý, để dành nước tưới cho giai đoạn “căng thẳng” lúa làm đòng trổ bông. Đến nay hồ chứa này thực hiện cứ 10 ngày một đợt tưới từ 4-5 ngày.
Toàn xã Tiến Thành có 8 hồ chứa, phục vụ nước tưới cho trên 270 ha lúa xuân, tuy nhiên nguồn nước hồ chứa đang rất khó khăn. Có 3 hồ chứa đang được nâng cấp, 5 hồ chứa còn lại nguồn nước chỉ đạt từ 30-45%. Nguyên nhân là trong năm vừa qua tại khu vực này mưa ít nên nguồn nước chảy vào hồ chứa hạn chế. Để đối phó với tình trạng khó khăn trên, ngoài việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm, vào giai đoạn nắng nóng, xã có kế hoạch đặt các trạm bơm dã chiến ở các khe suối, sông cụt, để bơm bổ sung cho diện tích lúa ở vùng cuối kênh.
Ông Lê Văn Hồng – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thành cho hay: Vụ xuân năm nay Yên Thành gieo cấy trên 12.800 ha lúa, trong đó, vùng hồ chứa trên 3.500 ha. Huyện có gần 254 hồ chứa, hiện nay hầu hết hồ chứa do xã quản lý chỉ đạt mực nước từ 35-50% dung tích, về cơ bản có thể đảm bảo cho diện tích lúa xuân.
Tuy nhiên giai đoạn nắng nóng kéo dài, một số diện tích lúa ở vùng hồ chứa sẽ có nguy cơ thiếu nước. Vì vậy huyện chỉ đạo các xã, đơn vị quản lý thuỷ lợi, tập trung quản lý nguồn nước, chống thất thoát đảm bảo nguồn nước để tưới lúa xuân. Thời điểm này, huyện Yên Thành còn đang đẩy nhanh tiến độ nâng cấp 6 hồ chứa trên địa bàn, sớm hoàn thành để tích nước cho vụ hè thu tới.
Cũng nằm trong tình trạng trên, địa bàn huyện Tân Kỳ, hiện có khá nhiều hồ chứa mực nước giảm sút. Đại diện Công ty TNHH MTV Thuỷ lợi Tân kỳ cho biết: Đơn vị quản lý 7 hồ chứa trên địa bàn, tưới cho 1.200 ha lúa, đến nay có 5/7 hồ chứa mực nước chỉ đạt 35-50%. Trong đó có hồ chứa nước Trường Thọ xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ hiện chỉ còn trên 35% dung tích nước, hồ chứa nước Khe Dứa xã Nghĩa Phúc còn 40% dung tích nước.
Để đảm bảo nguồn nước tưới lúa xuân, đơn vị đã thực hiện điều tiết, dồn ép nước hợp lý, thực hiện tưới theo phương châm “gần thấp tưới sau, xa cao tưới trước”. Lên phương án đặt máy bơm dã chiến tại một số vùng khe, suối, sông cụt, bơm nước hồi quy lên để “cứu” lúa giai đoạn nắng nóng.
Thông tin từ Chi cục Thuỷ lợi, Nghệ An có 1.061 hồ chứa, tính đến thời điểm này có 126 hồ chứa chỉ đạt dưới 50% dung tích, trong đó có 108 hồ chứa do địa phương quản lý, 18 hồ chứa do các công ty TNHH thủy lợi quản lý.
Theo dự báo vùng hồ đập một số diện tích sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn lúa làm đòng trổ bông. Trước tình hình trên, để chủ động phòng, chống hạn, Chi cục Thủy lợi Nghệ An đã khuyến cáo các địa phương cần có phương án chống hạn cho từng vùng, quản lý chặt chẽ nguồn nước, chống rò rỉ, thất thoát nước của các hồ chứa. Có kế hoạch cụ thể bố trí lịch tưới nước như tưới luân phiên, tiết kiệm nước; tưới lúa xuân và để dành cho cả vụ hè thu.
Các địa phương cần tập trung triển khai nạo vét các kênh mương, bờ vùng, bờ thửa; gia cố các bờ đập, bơm tát, tiến hành kiểm tra và sửa chữa, tu bổ công trình. Cần đẩy nhanh tiến độ thi công các hồ chứa, công trình thuỷ lợi đang được nâng cấp trên địa bàn tỉnh để tích nước kịp thời cho vụ hè thu tới.

Veröffentlicht 8. April 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Ist es richtig oder falsch Reis vor dem Kochen zu waschen? – Vo gạo trước khi nấu cơm là đúng hay sai?   1 comment

Vo gạo trước khi nấu cơm là đúng hay sai?

Vo gạo là một việc làm rất phổ biến nhưng những ý kiến trái chiều khiến nhiều người băn khoăn không biết mình đang làm đúng hay sai.
01/04/2024 15:45 (GMT+7) https://baonghean.vn/vo-gao-truoc-khi-nau-com-la-dung-hay-sai-post287087.html
Nhiều người không vo gạo trước khi nấu cơm vì làm mất đi chất dinh dưỡng nhưng có một số người phải vo đến khi nước trong mới nấu. Vậy việc vo gạo có tốt cho sức khỏe không?

1. Lợi ích của việc vo gạo
Theo nhiều chuyên gia, việc làm này mang lại một số lợi ích vì vo gạo giúp cho cơm ngon hơn, tơi mịn hơn đồng thời giúp loại bỏ các chất ô nhiễm, tạp bẩn còn sót trong gạo.
Mặc dù vo gạo không phải là điều kiện tiên quyết cần thiết để chế biến món ăn thông thường này nhưng việc làm này có cả lý do an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, theo Kaitlin Sass, nhà khoa học thực phẩm, giám đốc nghiên cứu và phát triển cấp cao của công ty lúa gạo Lundberg Family Farms cho biết: „Vo gạo trước khi nấu giúp loại bỏ tinh bột, giúp gạo có kết cấu mềm hơn khi nấu“. Nghĩa là khi lượng tinh bột tại chỗ giảm đi, các hạt gạo sẽ giảm khả năng dính vào nhau, dẫn đến kết quả ít vón cục hơn, do đó cơm sẽ tơi hơn.
Ngoài ra, vo gạo còn giúp rửa sạch những vật liệu không mong muốn như bụi bẩn hay sạn nhỏ. Thậm chí, vo gạo cũng giúp loại bỏ một số hạt vi nhựa có trong gạo do nhiễm từ bao bì đựng gạo. Một nghiên cứu năm 2021 trên Tạp chí Vật liệu Nguy hiểm cho thấy vo gạo trước khi nấu giúp giảm ô nhiễm nhựa từ 20–40%.
Một đánh giá năm 2023 lưu ý rằng Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã báo cáo nồng độ asen vô cơ thường trung bình khoảng 92 phần tỷ (ppb) đối với gạo trắng; 154 ppb đối với gạo lứt. FDA không có hướng dẫn về hàm lượng asen trong gạo nói chung nhưng đặt ra mức 100 ppb đối với ngũ cốc gạo dành cho trẻ sơ sinh.
Biến đổi khí hậu cũng là vấn đề đáng lưu tâm hơn – các nhà nghiên cứu nhận thấy nhiệt độ ấm hơn có thể dẫn đến nồng độ asen trong gạo cao hơn.
Có nghiên cứu cho thấy vo gạo là giải pháp tại nhà để giảm độc tính của gạo trắng. Theo nghiên cứu của các tác giả Menon M, Đông W, Chen X, Hufton J, Rhodes EJ, phương pháp nấu cơm cải tiến để loại bỏ tối đa asen trong khi vẫn bảo toàn được các thành phần dinh dưỡng đăng trên Tạp chí Khoa học tổng thể môi trường năm 2021: Để loại bỏ asen khỏi gạo lứt hoặc gạo trắng, bạn thử nấu hoặc đồ – cho gạo vào nước sôi trong 5 phút trước khi đổ nước đi sau đó nấu cơm như bình thường.
Nghiên cứu ban đầu của FDA cho thấy rằng vo gạo có thể loại bỏ tới 60% asen, với tỷ lệ nước – gạo trong khi vo là 6:1 mang lại kết quả tốt nhất.

2. Hạn chế khi vo gạo
Vo hoặc ngâm gạo cũng làm mất đi một số chất xơ và chất dinh dưỡng có lợi. Vì vậy, mặc dù vo gạo cải thiện kết cấu của gạo đồng thời loại bỏ các tạp chất không mong muốn nhưng không nên ngâm gạo quá lâu để không mất hết một số chất dinh dưỡng trong gạo. Vo gạo còn làm loại bỏ chất xơ có lợi là tinh bột kháng có chức năng giúp đường ruột được cải thiện, lượng đường trong máu ổn định.
Các nghiên cứu được công bố, bao gồm cả nghiên cứu của FDA, cho thấy nấu cơm tương tự như cách nấu mì ống có thể làm giảm 40 đến 60% hàm lượng asen vô cơ, tùy thuộc vào loại gạo. Tuy nhiên, phương pháp nấu cơm với lượng nước 6 đến 10 phần nước cho 1 phần gạo, sau đó chắt bớt nước thừa cũng làm giảm giá trị dinh dưỡng của gạo đồ và gạo đánh bóng giàu dinh dưỡng. Cụ thể, nấu trong lượng nước dư thừa sẽ làm giảm hàm lượng folate, sắt, niacin và thiamine, những chất dinh dưỡng được thêm vào gạo đánh bóng (trắng) và gạo đồ như một phần của quá trình làm giàu, từ 50 đến 70%.
Nếu bạn lo lắng về việc cung cấp đủ các chất dinh dưỡng này trong chế độ ăn uống, không nên vo gạo quá kỹ.

3. Cách vo gạo phổ biến
Cho dù nhà bạn đang ăn loại gạo nào cũng nên tham khảo phương pháp vo gạo dưới đây:
Vo gạo nhẹ nhàng trong 10 giây với nước sạch sau đó gạn nước đục đổ đi. Không chà xát gạo quá mạnh, quá kỹ. Loại bỏ bất kỳ mảnh vụn nào có thể nhìn thấy hoặc các hạt không màu trước khi nấu.
Đối với gạo mới: Chỉ nên vo gạo tối đa 2 lần. Trong khi vo nên nhẹ tay, đổ nước vo gạo ra ngoài. Không nên vo, ngâm gạo quá lâu trong nước vì gạo sẽ bị mất các chất dinh dưỡng cần thiết. Không nên bóp mạnh hoặc chà xát gạo vì dễ làm gãy hạt gạo cơm sẽ không ngon.
Đối với gạo cũ: Do để lâu ngày nên trong quá trình bảo quản hạt gạo có thể bị oxy hóa tạo 1 lớp cám bao quanh hạt gạo hoặc đôi khi có mùi hơi mốc. Cho 1 ít muối vào rồi vo như gạo mới. Tuy nhiên chỉ nên vo 3 lần để loại bỏ các tạp chất bị oxy hóa. Vo nhẹ tay để tránh hạt gạo bị gãy vụn. Chú ý phân biệt gạo cũ với gạo mốc, gạo mốc sản sinh ra nấm aspergillus có chứa độc tố aflatoxin. Chất độc này còn có thể gây suy gan, thậm chí là ung thư gan nếu sử dụng gạo bị mốc trong thời gian dài.

Veröffentlicht 5. April 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Aufgrund der schweren Dürre schlug das Wasserkraftwerk Ban Ve vor den Betriebsmodus für die Wasserableitung anzupassen – Nắng hạn gay gắt, Thuỷ điện Bản Vẽ kiến nghị điều chỉnh chế độ vận hành xả nước   Leave a comment

Nắng hạn gay gắt, Thuỷ điện Bản Vẽ kiến nghị điều chỉnh chế độ vận hành xả nước

Với thực tế nắng hạn gay gắt năm 2024, thuỷ điện Bản Vẽ đang kiến nghị UBND tỉnh cho phép điều chỉnh chế độ vận hành xả nước hồ Bản Vẽ phù hợp với thực tế.
04/04/2024 03:25 (GMT+7) https://baonghean.vn/nang-han-gay-gat-thuy-dien-ban-ve-kien-nghi-dieu-chinh-che-do-van-hanh-xa-nuoc-post287217.html
Tại hội nghị Nghệ An triển khai các giải pháp phòng chống lụt bão năm 2024 vừa qua, lãnh đạo Công ty CP thuỷ điện Bản Vẽ cho biết: Mấy năm gần đây, lượng nước về hồ thuỷ điện Bản Vẽ thấp. Cụ thể: Mùa lũ năm 2022 lưu lượng nước về hồ chứa thủy điện Bản Vẽ rất thấp. Do yêu cầu đảm bảo an ninh hệ thống điện nên nhà máy bị huy động cao trong giai đoạn cuối năm. Cuối năm 2022 hồ chứa thủy điện Bản Vẽ tích không đủ nước, mực nước hồ chỉ đạt 195,83 m, thấp hơn mực nước dâng bình thường 4,17 m, tương ứng với lượng nước thiếu hụt là 183 triệu m3.
Các tháng mùa cạn năm 2023 lưu vực hồ thủy điện Bản Vẽ tiếp tục xảy ra hạn hán rất nghiêm trọng. Lưu lượng nước về hồ Bản Vẽ trung bình mùa cạn chỉ ở mức 43,2 m3/s (lưu lượng nước về hồ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ là 78,7 m3/s), tương ứng với lượng nước thiếu hụt so với trung bình nhiều năm 613 triệu m3.
Dự báo năm 2024, hạn hán càng nghiêm trọng, lượng mưa ít. Kiểm tra tình hình khai thác nước phục vụ sản xuất ở hạ du cho thấy mực nước trên sông Cả đang ở mức thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm, làm cho khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi rất khó khăn. Do đó, việc cấp nước cho hạ du theo quy định tại quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả rất khó đảm bảo mực nước ở hạ du để cho các công trình thuỷ lợi lấy nước hoạt động hiệu quả.
Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả trong việc cấp nước cho hạ du, tránh lãng phí nguồn nước, đồng thời hài hòa giữa việc cấp nước cho hạ du và sản xuất điện năng, Công ty thuỷ điện Bản Vẽ đề nghị UBND tỉnh Nghệ An và Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo việc điều chỉnh chế độ vận hành xả nước hồ Bản Vẽ.
Cụ thể trong thời gian cấp nước cao điểm: Nhà máy thủy điện Bản Vẽ xả nước lớn hơn quy định tại quy trình (khoảng 150 – 200 m3/s) nhằm nâng cao mực nước sông để các công trình lấy nước ở hạ du hoạt động hiệu quả. Các thời gian còn lại, hồ Bản Vẽ phối hợp với hồ Khe Bố vận hành cấp nước cho hạ du với mức lưu lượng không nhỏ hơn 95,5 m3/s.
Về nội dung của Công ty Thủy điện Bản Vẽ đề nghị, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết: Những năm gần đây, diễn biến thời tiết hết sức phức tạp, nắng nóng gay gắt kéo dài, nền nhiệt cao phổ biến từ 37- 40°C, có nơi trên 40°C. Mực nước ở sông Lam và các sông suối khác xuống thấp ảnh hưởng đến mực nước bể hút của các trạm bơm dọc sông Lam.
Được biết, vụ Xuân năm 2023, đầu năm 2024, mực nước sông Cả rất xuống thấp, các trạm bơm trên địa bàn huyện Đô Lương, Thanh Chương, hệ thống thủy lợi Nam vận hành phục vụ sản xuất nông nghiệp có thời điểm không hoạt động được.
Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND tỉnh cũng đã yêu cầu Công ty Thủy điện bản Vẽ xả gia tăng lưu lượng từ ngày 10/01/2024 đến hết ngày 14/01/2024 và từ ngày 26/01/2024 đến hết ngày 30/01/2024: Hàng ngày, hồ Bản Vẽ vận hành nâng mức xả trung bình từ không nhỏ hơn 100 m3/s lên trung bình không nhỏ hơn 150 m3/s; Trong thời gian từ ngày 28/02/2024 đến hết ngày 01/3/2024: Hàng ngày, hồ Bản Vẽ vận hành nâng mức xả trung bình từ không nhỏ hơn 75 m3/s lên trung bình không nhỏ hơn 200 m3/s.
Do vậy, trong thời gian tới, trên cơ sở đề án sản xuất vụ năm 2024, quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 13/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ, nhận định tình hình thời tiết của của Đài khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, tình hình nguồn nước hồ chứa thủy điện Bản Vẽ; và trên cơ sở đề nghị nhu cầu dùng nước của các địa phương, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp yêu cầu Công ty thủy điện Bản Vẽ vận hành điều tiết nước hồ chứa thủy điện Bản Vẽ với lưu lượng nước và thời gian phù hợp. Như vậy sẽ đáp ứng cấp nước phục vụ sản xuất, dân sinh cho vùng hạ du hiệu quả, tiết kiệm.
Được biết, trong năm 2023, Thuỷ điện Bản Vẽ cho biết đã phối hợp khá nhịp nhàng với các cơ quan quản lý, các đơn vị dùng nước ở hạ du, công ty đã đảm bảo cấp nước cho hạ du hiệu quả, đúng quy trình quy định. Công tác vận hành giảm lũ cho hạ du: đã thực hiện tốt nhiệm vụ giảm lũ cho hạ du, cắt được 2/2 trận lũ về hồ. Sản lượng điện sản xuất được trong năm 2023 là 917 triệu kWh.

Veröffentlicht 4. April 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,