Archiv für das Schlagwort ‘kalender

16 Mrd. VND zur Unterstützung des Schutzes von Kindern ethnischer Minderheiten bei der Covid-Pandemie 19 – 16 tỷ đồng hỗ trợ bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số trong đại dịch Covid 19   Leave a comment

16 tỷ đồng hỗ trợ bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số trong đại dịch Covid 19

Tổ chức Plan International Việt Nam khởi động dự án “Bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số trước dịch bệnh Covid-19” trong vòng sáu tháng của năm 2020, với ngân sách khoảng 16 tỷ đồng.
15/04/2020, 16:55 https://www.nhandan.com.vn/xahoi/nhan-ai/item/44091602-16-ty-dong-ho-tro-bao-ve-tre-em-dan-toc-thieu-so-trong-dai-dich-covid-19.ht
Ảnh minh họa: Plan International Việt Nam
962e4f8Để hỗ trợ các cấp chính quyền địa phương, các cấp đối tác và cộng đồng tại Việt Nam trong nỗ lực phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19), Plan International Việt Nam chính thức khởi động dự án “Bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số trước dịch bệnh Covid-19”.
Dự án bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 9 năm 2020 tại tất cả các cộng đồng do Plan bảo trợ. Với tổng ngân sách là 625 nghìn euro, tương đương khoảng 16 tỷ đồng, dự án sẽ hỗ trợ trực tiếp cho 32 nghìn trẻ bảo trợ và 250 nghìn người dân trong cộng đồng.
Dịch Covid-19 đã và đang mang lại ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống của trẻ em và đặc biệt là trẻ em gái. Đại dịch đã khiến 743 triệu trẻ em gái tại 188 quốc gia phải nghỉ học. Cùng với đó là các nguy cơ về sức khỏe tinh thần, tai nạn thương tích, bạo lực gia đình, xâm hại thân thể, tình dục và bị quấy rối trên mạng cũng tăng theo.

Trước tình hình này, Giám đốc điều hành Tổ chức Plan International toàn cầu Anne-Birgitte Albrectsen, cùng 20 lãnh đạo của các tổ chức từ thiện phát triển khác đã cam kết “Chúng ta phải hành động, ngay bây giờ! Hãy đoàn kết nỗ lực để trẻ em, và đặc biệt là trẻ em gái, được an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần trong đại dịch Covid-19”.
Tại Việt Nam, Plan International hiện đang hỗ trợ trực tiếp cho 32 nghìn trẻ bảo trợ tại 66 xã thuộc 13 huyện của năm tỉnh, thành phố trên cả nước. Đó là các địa bàn gồm Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Trị và Kon Tum. Các em đều thuộc nhóm các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, gặp nhiều rào cản về ngôn ngữ, các phương tiện truyền thông số để có thể tiếp cận được các thông tin về dịch Covid-19. Cuộc sống hằng ngày của các em vốn đã nhiều trở ngại, nay càng trở nên thách thức hơn trước dịch bệnh.
Bằng việc hợp tác với các đối tác từ Trung ương đến địa phương và các tình nguyện viên, dự án hỗ trợ các trạm y tế, các trường học cả về trang – thiết bị, cơ sở vật chất lẫn tăng cường năng lực cho các cán bộ chuyên môn tại các mảng liên quan. Đặc biệt, chú trọng công tác truyền thông sâu rộng, bảo đảm trẻ em dân tộc thiểu số và gia đình được tiếp cận với các nguồn thông tin tin cậy và bổ ích.

Veröffentlicht 15. April 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Feiertagskalender 2019 – Lịch các ngày nghỉ lễ năm 2019   Leave a comment

Lịch các ngày nghỉ lễ năm 2019

Ngoài 10 ngày nghỉ chính thức theo Bộ Luật Lao động, dịp nghỉ lễ, Tết 2019 được kéo dài hơn do trùng với 14 ngày cuối tuần và hoán đổi.
06/10/2018 https://vov.vn/tin-24h/lich-cac-ngay-nghi-le-nam-2019-822712.vov
06/10/2018 https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/lich-cac-ngay-nghi-le-nam-2019-3820092.html

 

Veröffentlicht 7. Oktober 2018 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Feiertage Tet   Leave a comment

Veröffentlicht 29. Dezember 2017 von anhyeuem66 in Allgemein, Tet

Getaggt mit , ,

Start des Kalenderjahres 2018 – Khởi động thị trường lịch Tết 2018   Leave a comment

Sôi động thị trường lịch năm 2018

Chỉ còn hơn 1 tháng là bước sang năm 2018, tại các con phố Đinh Lễ, Nguyễn Xí (Hà Nội) đã trở nên rực rỡ hơn trong sắc đỏ của lịch mùa mới.
22/11/2017 https://baotintuc.vn/anh/soi-dong-thi-truong-lich-nam-2018-20171121183124124.htm


Mẫu lịch tết 2018 mới nhất http://www.lichtetviet.com/ http://bongsencalendar.com/ http://inlichtet247.com/ http://anhaocalendar.net/


Lịch Xuân Mậu Tuất 2018 ấn tượng với hình ảnh văn hóa truyền thống
8/10/2017 http://www.sggp.org.vn/lich-xuan-mau-tuat-2018-an-tuong-voi-hinh-anh-van-hoa-truyen-thong-474117.html
Sáng 8-10, tại Đường sách TPHCM đã diễn ra Triển lãm lịch Xuân 2018 có chủ đề “Những sắc màu sáng tạo” với hàng trăm mẫu lịch của 3 đơn vị làm lịch nổi tiếng cùng với cuộc thi lịch với sự tham gia của 8 đơn vị làm lịch tại TP.


Khởi động thị trường lịch Tết 2018
09/11/2017 http://anhp.vn/khoi-dong-thi-truong-lich-tet-2018-d16744.html
Chỉ còn 2 tháng nữa là hết năm 2017, đây cũng là thời điểm thị trường lịch Tết Mậu Tuất 2018 bắt đầu khởi động. Những mẫu lịch mới lạ, độc đáo, mang đậm tính nhân văn và giá trị truyền thống với màu sắc bắt mắt đã được tung ra thị trường, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
Trang chủ > Kinh doanh > Thị trường http://anhp.vn/thi-truong/
Từ giữa tháng 10, tại khu vực bưu điện trung tâm thành phố hay các cửa hàng phân phối lịch chính hãng trên địa bàn thành phố đã bắt đầu nhập hàng và khai trương bày bán lịch Tết Mật Tuất 2018. Dạo quanh các cửa hàng bày bán lịch Tết 2018 trên đường Hoàng Văn Thụ, Quang Trung,… các loại lịch bloc, lịch bàn được trưng bày khá nhiều và bắt mắt. Ngoài số ít lịch treo tường nẹp thiếc hay lịch lò so 5 tờ, 7 tờ, lịch để bàn thì hầu hết tại các cửa hàng đều bày bán lịch bloc là chủ yếu. Các loại lịch bloc với nhiều kích thước từ trung đến siêu đại được thiết kế đẹp mắt, với mức giá khác nhau đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Với quan niệm lịch đầu mùa bao giờ cũng đẹp và nhiều mẫu “độc” hơn nên mặc dù thị trường lịch Tết mới chỉ khởi động nhưng đã có rất nhiều người tìm mua lịch cho gia đình. Theo một nhân viên bán hàng tên Dung tại một cửa hàng phân phối lịch trên địa bàn thành phố cho biết: “Mặc dù mới bày bán nhưng đã có rất nhiều người đến xem và đặt mua lịch Tết. Hiện tại, mẫu lịch bloc cực đại Phú quý cát tường tại cửa hàng đang bán rất chạy bởi mẫu lịch này khá đẹp lại hợp với phong thủy năm nay.
Mẫu lịch lò xo loại 5 tờ, 7 tờ in hình thiếu nữ mặc áo dài cũng được nhiều người lựa chọn. Một số doanh nghiệp sợ hết mẫu lịch đẹp nên cũng đã rục rịch đặt hàng trước để làm quà tặng cho nhân viên vào dịp cuối năm. Hiện tại, cửa hàng cũng đang phân loại lịch để phân phối về các huyện cho kịp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”.

Theo khảo sát, dù có nhiều cải tiến về mẫu mã và chất lượng các loại lịch, song giá lịch năm nay không có nhiều biến động.
Hiện lịch có giá dao động từ 10.000 – 32.000 đồng/bộ đối với lịch nẹp thiếc, lịch lò xo loại 5 tờ, 7 tờ;
lịch bloc truyền thống có giá từ 30.000 – 120.000 đồng/bộ;
lịch siêu đại có giá từ 200.000 – 250.000 đồng/bộ, cực đại từ 350.000 – 450.000 đồng/bộ, siêu cực đại từ 450.000 – 650.000 đồng/bộ….

Chị Phan Thị Quyên – Nhân viên bộ phận kinh doanh, Bưu điện trung tâm thành phố cho biết: “Mẫu mã về sản phẩm lịch Tết năm nay được đổi mới và đẹp hơn năm trước rất nhiều. Năm nay, lịch Tết lại thiên về hoa trái thiên nhiên, bộ lịch Phú quý cát tường, đặc biệt điểm nhấn của mùa lịch Tết năm 2018 là sự xuất hiện của nhiều bộ lịch về đời sống văn hóa của người Việt Nam. Mặc dù mẫu mã được cải tiến nhưng các bộ lịch bán ra thị trường vẫn giữ giá như mọi năm nên người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn mẫu lịch mình ứng ý ”.
Ngoài việc chọn in những hình ảnh, nội dung màu sắc tươi đẹp, rực rỡ, năm nay các nhà xuất bản còn đặc biệt “tung” ra thị trường những mẫu lịch mang tính giáo dục về truyền thống văn hóa của dân tộc.
Từ những bộ lịch danh lam thắng cảnh của đất nước, hình ảnh quê hương đến những bộ lịch bloc với chủ đề Văn hóa Việt Nam, Truyện cổ dân gian Việt Nam, Trò chơi dân gian Việt Nam, Tinh hoa nước Việt…, tất cả đều tôn lên được những giá trị văn hóa, lịch sử, thiên nhiên và con người Việt Nam.
Lịch Tết là ấn phẩm văn hóa truyền thống của người Việt Nam, chính vì vậy, mặc dù trong thời đại công nghệ thông tin phát triển với những thiết bị thông báo ngày, giờ hiện đại nhưng người tiêu dùng vẫn tìm mua lịch Tết như một món ăn tin thần không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, xuân về.

 

Veröffentlicht 23. November 2017 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Doi-Kalender der Muong – Lịch đoi của người Mường   Leave a comment

Lịch đoi của người Mường Bi
13 Tháng Mười 2014 – 18:20:43

Xưa, khắp xứ Mường đều dùng lịch đoi nhưng nay chỉ còn ở đất Mường Bi. Lịch đoi còn có tên gọi là lịch tre, lịch Mường. Hiện trong xứ Mường Bi, huyện Tân lạc, Hòa Bình, chỉ những gia đình làm nghề thầy mo, thầy cúng vẫn giữ gìn và sử dụng lịch đoi.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:
http://vovworld.vn/vi-VN/Sac-mau-cac-dan-toc-Viet-Nam/Lich-doi-cua-nguoi-Muong/278191.vov

Ông Bùi Văn Khẩn, thầy mo của ở xứ Mường Bi, huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) đang xem ngày tốt để làm nhà mới cho anh Bùi Văn Tuyến. Ông Khẩn cho biết giờ chỉ có người Mường Bi còn giữ được tục này. Bao đời nay rồi, người Mường Bi đi cày đi cuốc, bắt tôm mò cá, chọn ngày lành tháng tốt dựng vợ gả chồng cứ theo lịch đoi mà làm: „Người Mường ăn tết như nhau, cách làm mùa màng như nhau, một năm hai mùa nhưng chỉ khác là dùng lịch đoi. Một năm 12 tháng. Một que tương đương với một tháng„.

Lịch đoi được làm từ 12 thẻ tre dài khoảng 20cm, rộng 3cm, tượng trưng cho 12 tháng trong năm, trên mỗi thẻ tre được khắc 30 khấc tượng trưng cho 30 ngày. Sở dĩ gọi là lịch đoi là bởi vì lịch này phân chia ngày tháng trong năm theo sự vận hành của sao đoi, hay còn gọi là sao tua rua. Sao đoi chuyển động nhanh hơn mặt trăng. Vị trí giữa sao đoi và mặt trăng tuỳ theo các tháng trong một năm. Khi sao đoi vượt qua mặt trăng, người Mường Bi gọi đó là ngày đoi vào hay ngày ngậm đoi. Căn cứ vào các ngày đoi vào và sự chuyển dịch của nó mà người ta phân biệt ngày, tháng, trong 1 năm. Ông Bùi Văn Hưởng cho biết: „Một tháng 30 ngày, tính theo tuần trăng. Đầu tiên trăng mọc tính là cây, đến khi trăng tuần giữa gọi là ngày lồm, đến khi trăng lặn là ngày cối“.

Hằng năm, các thầy mo có tài chiêm tinh thường lên ngọn núi Cột Cờ, hay ra khoảnh đất rộng, thoáng đãng… để nhìn sao đoi để biết năm đó hạn hán, mưa gió ra sao. Cũng dựa vào việc nhìn sao đoi, người Mường Bi có cách tính ngày tháng rất độc đáo. Trên mỗi thẻ tre được khắc 30 vạch, mỗi vạch tượng trưng cho một ngày. Tuy nhiên, trong số 30 gạch đó có vạch ngắn, vạch dài, vạch hình mũi tên, vạch có một hoặc hai dấu chấm ở trên…Ông Khẩn giải thích: „Trên lịch đoi, nếu thấy vạch nào hình chữ vê thì gọi là ngày cá, vạch nào có một chấm ở trên thì gọi là ngày tiểu hao, hai chấm thì gọi là ngày hao, vạch hình mũi tên là ngày mưa bão. Số lượng và mật độ của các ngày này thay đổi theo từng tháng. Trong 30 ngày có ngày đẹp của nó, có ngày lỗ, ngày cá, có đánh dấu hết rồi. Ngày lỗ thì hao hụt, còn ngày cá là ngày cá đi thì cũng đẹp đấy. Cứ nhìn vào lịch này, làm nhà cũng thế mà chỉ người Mường Bi mới biết còn người Mường ở nơi khác thì họ lại tính ngày tháng theo lịch âm của người Kinh. Cấy cày, trồng khoai, trồng lúa theo lịch này hết. Ngày đẹp của người Kinh nhưng lại là ngày lỗ của Mường. Hàng năm cha truyền con nối, thường vót lịch cho nhau„.

Ông Khẩn cho biết đã là người Mường Bi thì nhà nào cũng theo lịch đoi. Hơn 30 năm làm thầy mo, ông Khẩn sử dụng lịch đoi như một thứ bảo bối để giúp dân làng biết được ngày lành tháng tốt để làm ăn, ma chay, cưới hỏi… Bên cạnh lịch đoi, người dân xứ Mường còn sử dụng lịch Tây, nhưng việc này chỉ để biết ngày tháng hành chính theo qui định của Nhà nước. Bùi Văn Tuyến cho biết những người trẻ như anh đều biết tới lịch đoi nhưng không biết cách xem. Anh chia sẻ: „Bây giờ chưa quan tâm đến cái này mấy. Chắc tầm phải 35 đến 40 tuồi mới học. Mỗi lần muốn làm một công việc gì đó trong nhà thì vẫn phải nhờ các cụ xem lịch của người Mường. Xem lịch Tây là ngày đẹp nhưng lại không phải là ngày đẹp của người Mường nên phải theo lịch của người Mường„.

Người Mường có câu nói khái quát những đặc trưng dân tộc mình là: “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới”. Vì vậy tính theo người Mường thì lịch đoi chậm hơn lịch âm khoảng 15 ngày. Chính vì thế mà hiện nay người Mường ăn tết hai lần, một lần Tết Nguyên đán theo lịch âm, và một lần ăn tết theo lịch đoi. Đợt ăn tết thứ hai sau đợt Tết Nguyên đán khoảng 15 ngày gọi là ăn tết lại, tết đoi. Lịch đoi có ý nghĩa rất quan trọng đối với văn hóa Việt, thể hiện tài chiêm tinh của người Việt cổ thông qua việc quan sát trăng sao để dự báo thời tiết. Và đến nay người Mường Bi vẫn nhất nhất tin tưởng vào những chỉ dẫn của lịch đoi mà họ coi đó là bảo bối của dân tộc Mường./.

Doi-Kalender der Muong Bi Schamanen der Volksgruppen Muong Bi

Doi-Kalender der Muong Bi – Lịch đoi của người Mường Bi
Dienstag, 14. Oktober 2014 – 17:59:15
http://vovworld.vn/de-DE/Kulturen-der-54-V%C3%B6lker-Vietnams/DoiKalender-der-Muong/278422.vov
Früher verwendeten alle Gruppen der Muong den Doi-Kalender.
Heutzutage wird dieser Kalender von Familien der Schamanen der Gruppen Muong Bi verwendet und bewahrt.
Man nennt den Doi-Kalender auch Bambus- oder Muong-Kalender.

Der Schamane Bui Van Khan aus der Volksgruppe Muong Bi im Kreis Tan Lac (Hoa Binh) verwendete Doi-Kalender, um einen guten Tag zum Bau eines neuen Hauses für
Bui Van Tuyen, einen Dorfeinwohner, zu wählen.

Khan sagte, die Muong Bi basiere seit vielen Generationen auf den Doi-Kalender,
um gute Tage für wichtige Ereignisse, wie beispielsweise für eine Hochzeitsfeier und
für den Hausbau zu wählen.
“Wie andere Gruppen der Muong feiert die Muong Bi auch das Neujahrsfest Tet und hat auch zwei Ernten pro Jahr. Der Unterschied ist, dass die Muong Bi den Doi-Kalender verwenden.
Jeder Doi-Kalender besteht aus zwölf Bambuskarten.
Jede Karte entspricht einem Monat.
”

Jede Bambuskarte ist 20 Zentimeter hoch und drei Zentimeter breit,
auf der man 30 Linien prägt, die 30 Tage symbolisieren.
Man nennt diesen Kalender Doi, weil Tage und Monate in einem Jahr nach Bewegungen der Doi-Sterne, auch genannt als Pleiades Stern-Raum, geteilt werden.
Der Pleiades Stern-Raum bewegt sich schneller als der Mond.

Dazu Bui Van Huong.
“Jeder Monat umfasst 30 Tage. Der erste Tag des Monats, an dem der Mond entsteht, heißt Cay-Tag. Der Vollmondtag heißt Lom-Tag. Man nennt den Tag, an dem der Mond untergeht, den Coi-Tag.”

Jährlich gehen Schamanen, die die Sterndeutung verstehen, zum Cot Co-Berg oder
zu einer großen Bodenfläche, um den Pleiades Stern-Raum zu beobachten.
Dadurch können sie das Wetter im kommenden Jahr vermuten.
Die 30 Linien in einer Bambuskarte sind unterschiedlich.
Das sind lange und kurze Linien, pfeilförmige Linien und Linie mit einem Punkt oder Doppelpunkt oben.

Schamane Khan klärte auf,
dass die pfeilförmige Linie den Tag mit Regen und Taifun zeige.
“Welche Tage schlecht oder gut sind, werden in jeder Bambuskarte gezeigt.
Nur die Muong Bi verwenden diesen Kalender. Die anderen Gruppen der Muong verwenden
den vietnamesischen Mondkalender.
Manchmal sind gute Tage der Kinh schlechte Tage der Muong Bi.
Jedes Jahr bastelt meine Familie von Generation zu Generation Bambus-Kalender

In den vergangenen 30 Jahren hat Schamane Khan den Doi-Kalender verwendet,
um gute Tage für Dorfeinwohner zu wählen, wie beispielsweise gute Tage zum Reisanbau, zum Auftakt von Geschäftstätigkeiten, zur Veranstaltung von Hochzeits- oder Trauerfeiern.
Neben dem Doi-Kalender verwenden die Muong auch den westlichen Kalender für amtliche Arbeiten.

Der Jugendliche Bui Van Tuyen sagte, er und andere Jugendliche im Dorf seien nicht
in der Lage, den Doi-Kalender zu verwenden.
“Jetzt interessiere ich mich nicht für den Doi-Kalender. Wenn ich 40 Jahre alt wäre,
werde ich darüber erfahren, wie man den Doi-Kalender verwendet.
Wenn es in meiner Familie wichtige Ereignisse gibt, bitte ich Schamanen darum,
gute Tage nach dem Muong-Kalender zu wählen

Nach der Rechnung der Muong ist der Doi-Kalender 15 Tage später als der vietnamesische Mondkalender. Deswegen feiern die Muong zweimal das Neujahrfest Tet pro Jahr.
Das heißt die Einwohner feiern vor Ort das erste Tetfest nach dem vietnamesischen Mondkalender und das zweite nach dem Doi-Kalender.

Für die vietnamesische Kultur ist der Doi-Kalender von großer Bedeutung.
Dies zeigt die Fähigkeit bei der Astrologie der altertümlichen Vietnamesen durch die Beobachtung der Sterne und des Mondes.
Bis jetzt vertraut die Muong Bi den Hinweisen des Doi-Kalenders und betrachtet ihn als Schatz ihrer Volksgruppe.

Veröffentlicht 17. Oktober 2014 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,