Archiv für das Schlagwort ‘thai binh

Strohverbrennung ist deutlich zurückgegangen da immer mehr Haushalte in Strohwalzmaschinen investieren – Tình trạng đốt rơm rạ giảm hẳn do ngày càng có nhiều hộ dân đầu tư máy cuộn rơm   Leave a comment

Thu mua rơm cuộn nở rộ tại Thái Bình

Cơ giới hóa trong các khâu sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình đang được đẩy mạnh, góp phần giải phóng sức lao động của nông dân. Vụ mùa năm nay, tình trạng đốt rơm rạ giảm hẳn do ngày càng có nhiều hộ dân đầu tư máy cuộn rơm.
31/10/2023 – 13:30 https://nhandan.vn/thu-mua-rom-cuon-no-ro-tai-thai-binh-post780321.html
Đi đầu trong hoạt động này là Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nông sản Quang Lanh (xã Bình Minh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình). Chị Trần Thị Lanh, Giám đốc Hợp tác xã cho biết: Chúng tôi đã mua máy cuộn rơm với công suất lớn để bán sản phẩm rơm cuộn cho Công ty cổ phần sữa Ba Vì (thành phố Hà Nội) và một số trang trại bò sữa ở khu vực miền bắc.
Riêng trong thời gian qua, Hợp tác xã đã tiêu thụ được hơn 2.000 cuộn rơm có trọng lượng khoảng 15-16kg, với giá dao động từ 16-18 nghìn đồng/cuộn. Theo chị Lanh, máy cuộn rơm giúp làm sạch rơm rạ trên đồng ruộng, đồng nghĩa với việc hạn chế tối đa việc người dân đốt gây ô nhiễm môi trường.
Trong thời gian các địa phương thu hoạch lúa mùa vừa qua, tại xã Đông Á, Đông Huy (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) các đơn vị trồng nấm cũng về địa bàn thu mua rơm cuộn.
Người dân cho hay, họ mang máy cuộn rơm đến tận chân ruộng từng hộ rồi vận chuyển đi. Giá thu mua 1 cuộn rơm là 18.000 đồng, với 1 sào lúa người dân có thể bán được từ 3-4 cuộn, vừa có tiền lại sạch ruộng đồng.
Ông Trần Minh Hưng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình chia sẻ: “Ngay từ tháng 6 vừa qua, chúng tôi đã tổ chức hội thảo đầu bờ tại huyện Kiến Xương để các địa phương trong tỉnh thăm quan, trao đổi và mua máy cuộn rơm phục vụ khâu vệ sinh trên cánh đồng sau kỳ thu hoạch. Máy đã hoạt động tại nhiều nơi, chúng tôi thấy hiệu quả nên mong muốn bà con nhanh chóng đưa vào sử dụng”.
Được biết, 2 loại máy cuộn rơm PT-CR 57 và PT-CR 57.1 đang bán phổ biến trên thị trường đều có thể cuốn từ 80-120 cuộn rơm (mỗi cuộn có trọng lượng từ 12-18kg) trong cả mùa mưa và mùa khô.
Máy chạy trên bánh xích, động cơ diesel, ngoài chức năng cuốn và vận chuyển rơm, máy còn được dùng như một xe vận chuyển nông sản trên cánh đồng.
Qua theo dõi, hiện nay doanh nghiệp Mai Tĩnh (xã Bình Định, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) cam kết thu mua hết số lượng rơm cuộn sau thu hoạch cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh.

Veröffentlicht 5. November 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Keo-Pagodenfest in Thai Binh begrüßte eine Rekordzahl an Besuchern – Lễ hội chùa Keo Thái Bình đón lượng khách kỷ lục   Leave a comment

Lễ hội chùa Keo Thái Bình đón lượng khách kỷ lục

Tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), lễ hội mùa thu đã khép lại sau 6 ngày chính thức tổ chức.
Theo ghi nhận, du khách về chiêm bái, vãn cảnh, hòa mình vào không khí lễ hội tăng đột biến.
30/10/2023 – 14:06 https://nhandan.vn/le-hoi-chua-keo-thai-binh-don-luong-khach-ky-luc-post780125.html
25/10/2023 – 09:42 https://nhandan.vn/lung-linh-sac-mau-trong-dem-le-hoi-ve-mien-di-san-chua-keo-post779275.html

Đại diện Ban quản lý di tích chùa Keo cho biết: Lễ hội diễn ra từ 24-29/10/2023 thu hút rất đông khách thập phương.
Có 4/6 ngày ghi nhận lượng khách kỷ lục từ 35 nghìn đến 40 nghìn người mỗi ngày gồm: Ngày khai mạc lễ hội, 2 ngày biểu diễn múa rối nước và ngày thả hoa đăng.
Năm nay, số lượng khách hành hương về đêm tăng cao do thời tiết mát mẻ, khô ráo cộng với nhiều nét mới trong tổ chức lễ hội đã tạo sức hút lớn cho mọi người như: Mở bán 24 gian hàng sản phẩm OCOP, liên hoan múa rối nước, liên hoan chèo.
Các hoạt động văn hóa được Ban tổ chức khéo léo bố trí trong không gian mở tại nhiều nơi thuộc Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo như: Chiếu chèo ở sân Tam quan ngoại; du thuyền hát hội ở hồ phía nam di tích; múa rối nước diễn ra ở hồ phía đông di tích…
Cảm nhận chung của người dân khi tham dự Lễ hội chùa Keo mùa thu năm nay là công tác tổ chức được làm bài bản, quy củ; môi trường, cảnh quan sạch sẽ, thoáng đãng. Các ki-ốt bán hàng nằm ven hồ thủy đình được chính quyền địa phương xóa bỏ, tạo thêm không gian cho di tích chùa Keo.
Lễ hội chùa Keo được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017.
Trong 3 ngày chính hội (từ 13-15/9 âm lịch) vẫn duy trì đều đặn tục lệ buổi sáng rước kiệu Đức Thánh Dương Không Lộ ra Tam quan ngoại và buổi chiều rước kiệu Đức Thánh vào đền Thánh.
Bên cạnh đó, sáng ngày khai hội (10/9 âm lịch) thực hiện Lễ khai chỉ mở cửa đền và đến 20/9 âm lịch sẽ diễn ra Lễ mông sơn (lễ tạ) để báo cáo Thánh Phật lễ hội đã hoàn tất.
Chùa Keo tỉnh Thái Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn là điểm du lịch quốc gia. Nơi đây còn bảo lưu nhiều hoạt động văn hóa rất độc đáo như: Chèo chải cạn, múa ếch vồ.
Ngoài ra, còn duy trì 2 sự lệ đặc biệt, đó là Trang hoàng thánh tượng 12 năm mới có 1 lần (Tượng thánh được tắm bằng nước chế từ nước dừa và hạt bưởi, sau đó tô son lại) và Lễ phục y (thay áo cho tượng) được làm mỗi năm một lần trước ngày khai hội chùa Keo.
Chùa Keo https://nhandan.vn/chua-keo-tag25825.html

Veröffentlicht 31. Oktober 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Thai Binh fördert die Berufsausbildung um den Entwicklungsanforderungen gerecht zu werden – Thái Bình đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu phát triển   Leave a comment

Thái Bình đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu phát triển

Những năm gần đây, phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình có bước tăng trưởng nhanh, nhất là ở khối công nghiệp. Do đó, chính quyền tỉnh đang tập trung vào lĩnh vực đào tạo nghề, nhất là những lĩnh vực đòi hỏi tay nghề cao.
11/09/2023 – 20:00 https://nhandan.vn/thai-binh-day-manh-dao-tao-nghe-dap-ung-yeu-cau-phat-trien-post771910.html

Ông Nguyễn Quang Sáng, Phó Trưởng Phòng Giáo dục nghề nghiệp (thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình), cho biết, toàn tỉnh hiện có 25 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trong đó có 3 trường cao đẳng).
Năm 2022, tổng số lao động qua đào tạo là khoảng 36 nghìn người, trong đó có 11 nghìn người tốt nghiệp cao đẳng và trung cấp, còn lại là đạt trình độ sơ cấp dưới 3 tháng.
Được biết, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngành nghề cung ứng cho khu công nghiệp đạt khoảng 61%.
Theo đánh giá của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, có chứng chỉ ở địa phương còn thấp, hiện mới đạt khoảng hơn 24,8% (trung bình cả nước là 25%), tương ứng với khoảng 229.147/923.980 người trong độ tuổi lao động.
Trong khi đó, do tác động của hậu đại dịch Covid-19, công tác tuyển sinh, đào tạo nghề từ đầu năm 2021 đến nay không đạt như mong muốn. Tính đến hết tháng 6/2023, toàn tỉnh có 10.486 người tham gia học nghề (trong đó trình độ cao đẳng 558 người, trình độ trung cấp 1.560 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 8.350 người), mới đạt 28,6% kế hoạch năm.
Đáng lưu ý là trong số hơn 6.300 lao động trong khu vực doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng việc làm do các tác động của sau đại dịch và thiếu đơn hàng, thì lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, chiếm đại đa số.
Để khắc phục tình trạng này, tháng 5/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã phê duyệt Đề án đẩy mạnh đào tạo lao động có kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đề án đã được tỉnh phê duyệt thì nhu cầu đào tạo lao động của các doanh nghiệp theo các cấp trình độ đến năm 2025 khoảng 78.800 lao động, đến năm 2030 là 82.100 lao động (trong đó trình độ cao đẳng chiếm gần 30%).
Vì vậy, nhu cầu về lao động có chất lượng cao trong những năm tới là thực sự cần thiết, đòi hỏi phải có những giải pháp thiết thực ngay từ bây giờ để giải bài toán về nguồn nhân lực.
Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp chế biến chế tạo gắn với tăng quy mô và chất lượng dân số trên địa bàn, tỉnh Thái Bình đang tập trung xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù về thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để người học được hỗ trợ về học phí và có thể chủ động lựa chọn thời gian đào tạo.
Bên cạnh đó, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; tăng cường các hoạt động gắn kết giữa 3 nhà: Nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp để nguồn lao động có kỹ năng và chất lượng cao chính là người lao động được đào tạo gắn liền với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp.
Chia sẻ chung quanh việc đào tạo nghề hiện nay, ông Đặng Nguyên Mạnh, Phó Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Thái Bình cho hay: Đề án đẩy mạnh đào tạo lao động có kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã giải quyết cơ bản những nút thắt trong lĩnh vực này, tạo cơ chế tốt và có tính bền vững.
Tuy nhiên, cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông để người dân và những người trong độ tuổi lao động nhận thức đúng về vị trí, vai trò của đào tạo nghề, từ đó phân luồng ngay từ sớm, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường hiện nay.

Veröffentlicht 12. September 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Wasserpuppen-Handwerker Nguyen Dinh Bay – „Die nackte Person arbeitet“ – Nghệ nhân rối nước Nguyễn Đình Bảy – „Người trần mà làm việc âm“   Leave a comment

Nghệ nhân rối nước Nguyễn Đình Bảy – „Người trần mà làm việc âm

Đó là câu nói dí dỏm nhưng cũng đầy trăn trở với nghề múa rối nước mà Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Đình Bảy mở đầu cho cuộc trò chuyện với chúng tôi ngay tại nhà thủy đình của làng rối nước Nguyên Xá (huyện Đông Hưng). Ông bảo: Có những ao trông thấy rất bẩn nhưng để biểu diễn được rối nước, các nghệ nhân vẫn phải lội xuống nước để điều khiển con rối; nhưng chúng tôi xác định lội đấy là lội với nghề. Nghề rối nước vất vả, khổ nhọc như thế, nên để sống được với nghề là phải rất yêu, rất đam mê! 20°33′06.8″N 106°20′39.5″E
10/10/2022 08:25:29 https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/19/160871/nghe-nhan-roi-nuoc-nguyen-dinh-bay-nguoi-tran-ma-lam-viec-am
12/11/2022 18:58 https://danviet.vn/mua-roi-nuoc-cua-lang-nay-o-thai-binh-vi-nhu-nguoi-tran-lam-viec-am-ret-mat-cung-phai-loi-nuoc-202211121857538.htm

50 năm gắn bó với nghề rối nước
Người đàn ông với nước da ngăm đen, quanh khóe mắt chằng chịt những vết chân chim, đôi tay đen nhẻm, chai sạn nhưng điều gây thiện cảm ngay với người đối diện là cứ nói về rối nước thì khuôn mặt ông tức khắc lúc nào cũng rạng rỡ như trở về với tuổi đôi mươi đầy nhiệt huyết và đam mê. Ông kể: Trong gia đình tôi, các chú các bác đều theo nghề rối thành ra mình được học hỏi nhiều. Thế rồi đến đời tôi, tuy nghề này chẳng làm ra nhiều tiền bạc nhưng cũng cố gắng truyền dạy để các con hiểu và yêu rối nước. Giờ các con cũng đã là thành viên của phường rối nước Nguyên Xá, đóng góp công sức trong những buổi biểu diễn và bảo tồn nghệ thuật rối nước của làng.
Đi biểu diễn nhiều nơi, ông Bảy cho biết, để thuận tiện, phường rối nước Nguyên Xá đã lên sẵn một chương trình với thời gian hơn 1 giờ đồng hồ với nhiều tích, trò cổ, độc đáo của làng. Trong đó, điểm đặc biệt của rối nước Nguyên Xá là các trò rối bằng dây, khó và đòi hỏi sự kỳ công, kỹ thuật cao so với rối nước bằng sào, có những trò hoàn toàn sử dụng dây nên người nghệ nhân phải điều khiển con rối từ dưới nước, việc biểu diễn rất khó khăn. Bên cạnh đó, đối với những trò này, trước khi biểu diễn, các nghệ nhân đã phải tính toán kỹ lưỡng việc luồn dây dưới nước, trình tự sao cho khi một trò kết thúc, hệ thống dây đi theo các con rối trong trò đó cũng được rút đi hết, không tạo nên sự gián đoạn cho phần biểu diễn tiếp theo. “Mùa nóng còn đỡ, chứ mùa lạnh, có rét buốt đến mấy, anh em chúng tôi cũng vẫn phải lội xuống ao biểu diễn. Nhưng lội xuống rồi, bao nhiêu lạnh buốt như không còn nữa bởi mình chỉ tập trung vào hoạt động của những con rối để nhịp nhàng, chân thật nhất, mang đến cho khán giả niềm hứng khởi với nét văn hóa cổ truyền. Những lúc ấy, ao có bẩn, có lạnh hay có ra sao đi nữa cũng chẳng còn quan trọng, cứ thấy khán giả vỗ tay, chăm chú theo dõi là người nghệ nhân lại nỗ lực hết mình” – ông Bảy trải lòng.
Đối với những nghệ nhân như ông Bảy, rối nước không chỉ là nghề biểu diễn mà còn là niềm đam mê. Dẫu có buổi biểu diễn hay không, các nghệ nhân của phường rối nước Nguyên Xá vẫn thường xuyên tụ họp tại nhà thủy đình của làng để kiểm tra các con rối, chỉnh sửa lại những phần hỏng hóc. Ít ai biết, những con rối cũng là sản phẩm từ bàn tay tài hoa của chính các nghệ nhân rối nước mà ra. Từ tìm kiếm vật liệu phù hợp đến tạo hình, tô vẽ, sơn sửa đều được các nghệ nhân tự tay thực hiện, vì thế, mỗi con rối như linh hồn của người nghệ nhân, đặt vào đó biết bao tâm tư và khát vọng.
Ông Bảy cười bảo: Chúng tôi đều là nông dân nên hiểu tường tận về cuộc sống ở làng quê, con cá nhảy trên mặt nước ra sao, con trâu đi cày thế nào, người nông dân khó khăn gì trong cuộc sống lao động, sản xuất… chúng tôi đều tường tận cả. Vậy nên, biểu diễn rối nước đấy mà như kể câu chuyện làng quê của chính mình. Các trò rối có lẽ cũng bởi vậy mà chân thật và gần gũi.

Trăn trở bảo tồn nghệ thuật truyền thống
Không riêng Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Đình Bảy, trăn trở lớn nhất của các nghệ nhân trong làng rối nước Nguyên Xá là việc truyền nghề, bảo tồn nghệ thuật truyền thống của làng. Các nghệ nhân cho biết, khoảng năm 2000, quỹ Ford đã tài trợ giúp phường rối có kinh phí trong việc đào tạo thế hệ kế cận, từng bước hỗ trợ các nghệ nhân đã cao tuổi. Tuy nhiên, vì việc biểu diễn không liên tục, thường xuyên nên thu nhập từ nghề biểu diễn không có nhiều, khó giữ chân những người trẻ còn đang bộn bề nỗi lo cơm áo.
Bên cạnh đó, nghề biểu diễn rối nước đòi hỏi sức khỏe tốt bởi thường phải lội xuống nước hàng tiếng đồng hồ, chẳng quản ngại thời tiết, mọi hoạt động điều khiển con rối đều diễn ra dưới nước, thế mới nói “người trần mà làm việc âm”. Không như các nghề biểu diễn khác, phục trang đẹp đẽ lên sân khấu, nghệ nhân rối nước phải mặc sao cho gọn gàng, biểu diễn xong, lên đến bờ là người ướt như lột…
Khó khăn, đặc thù là vậy nên việc truyền nghề không phải dễ dàng. Nhưng những nghệ nhân của phường rối nước Nguyên Xá luôn tin tưởng tình yêu và niềm đam mê với nghệ thuật truyền thống của cha ông như mạch nguồn chảy mãi trong trái tim, tâm trí những người con của làng. Để rồi, khi cuộc sống bớt bộn bề hơn, những người trẻ sẽ lại tìm đến rối nước, nối dài tình yêu với một nét văn hóa cổ truyền của quê hương.

Hơn 700 năm làng múa rối nước Nguyên Xá
Ra đời cách đây hơn 700 năm làng múa rối nước Nguyên Xá hay còn gọi là làng Nguyễn, Thái Bình là một trong những cái nôi của múa rối nước Việt Nam. Đến ngày nay nghề vẫn tiếp tục được cha truyền, con nối tại làng. Năm 2018 Nghệ thuật múa rối nước ở Nguyên Xá được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
video 20/02/2019 09:00 https://thanhnien.vn/hon-700-lang-mua-roi-nuoc-nguyen-xa-post1230841.html

Veröffentlicht 14. November 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

In letzter Zeit ist der Strand von Quang Lang (Bezirk Thai Thuy, Provinz Thai Binh) zu einem beeindruckenden Ziel für junge Menschen innerhalb und außerhalb der Provinz geworden – Thời gian gần đây, bãi biển Quang Lang (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) trở thành điểm đến ấn tượng của giới trẻ trong và ngoài tỉnh   Leave a comment

Thái Bình bàn cách phát triển bãi biểnvô cựcthành điểm du lịch hút khách

Thời gian gần đây, bãi biển Quang Lang (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) trở thành điểm đến ấn tượng của giới trẻ trong và ngoài tỉnh. Trên các trang mạng xã hội, các bạn trẻ đua nhau chia sẻ những hình ảnh, khoảnh khắc hiếm có được chụp tại đây. 20°34′31.7″N 106°36′28.6″E
24/09/2022 – 17:49 – https://nhandan.vn/thai-binh-ban-cach-phat-trien-bai-bien-vo-cuc-thanh-diem-du-lich-hut-khach-post716657.html
Bãi biển Quang Lang có đặc điểm tự nhiên khá khác biệt và thú vị so với các vùng ven biển khác, độ bằng phẳng trải dài hàng chục km, khi thủy triều xuống mặt nước trên bãi cát phù sa chỉ ngang tầm mắt cá chân, những hôm trời lặng gió thì cả bãi biển mênh mông như một tấm gương khổng lồ phản chiếu tất cả những gì phía trên xuống mặt nước tạo nên vẻ đẹp lung linh, kỳ thú…
Vào những ngày cuối tuần, nhất là dịp nghỉ lễ 2/9 vừa qua, có hàng nghìn người từ các địa phương lân cận đổ dồn về địa danh hấp dẫn này để đón bình minh, hy vọng lưu trong máy ảnh, điện thoại những bức hình ưng ý, những góc chụp đẹp về thời khắc đất trời giao hòa, toàn bộ bãi triều rộng ngút mắt trông như một chiếc gương khổng lồ.
Tuy nhiên, cũng không dễ dàng để tận hưởng cảm giác này, bởi quãng đường từ đất liền ra khu vực biển Quang Lang phải đi bộ khoảng 3km, trong điều kiện bùn lầy khá trơn trượt và tốn sức. Bên cạnh đó, không phải lúc nào cũng ngắm được bình minh đầy thơ mộng và kỳ vĩ trên biển “vô cực”, bởi còn phải tùy vào con nước lên xuống, cũng như điều kiện thời tiết.
Đây là điểm du lịch tự phát, hạ tầng phục vụ du lịch hầu như chưa có gì. Khách đến trải nghiệm tự chuẩn bị mọi thứ, rồi tự đi mà không có người hướng dẫn, tư vấn về thời điểm lý tưởng ra biển “vô cực”.
Ngay trong tháng 9, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo thực trạng và đề xuất phương án quản lý, khai thác bãi biển Quang Lang.
Qua khảo sát, khu vực này là bãi triều phía ngoài rừng ngập mặn, có diện tích gần 2.000ha, nằm trên địa bàn hai xã: Thụy Hải, Thụy Xuân (huyện Thái Thụy). Tính đến tháng 8/2022, đã có hàng nghìn lượt người tới tham quan, trải nghiệm. Trong những ngày con nước thuận lợi, có khoảng 500 người/ngày.
Tuy nhiên, công tác quản lý tiếp đón, phục vụ đang gặp nhiều khó khăn, nhất là về hạ tầng giao thông, cơ sở dịch vụ hậu cần, vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách đến khám phá, tận hưởng vùng đất mới.
Bà Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình cho biết, lãnh đạo tỉnh đang yêu cầu các sở, ngành liên quan phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy và đơn vị tư vấn khẩn trương hoàn thiện các điều kiện để xây dựng, phát triển vùng rừng ngập mặn và bãi triều xã Thụy Hải, Thụy Xuân thành khu, điểm du lịch.
Từ đó, lập dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong khu vực rừng ngập mặn phù hợp với điều kiện, đặc điểm sinh thái, bảo đảm đúng các quy định của pháp luật, không làm ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học tại khu vực này.

Veröffentlicht 25. September 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Hanoi: Covid-19-Testkits sind Mangelware, die Preise chaotisch – Hà Nội: Kit test Covid-19 khan hàng, loạn giá   Leave a comment

Hà Nội: Kit test Covid-19 khan hàng, loạn giá

Do diễn biến dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp, số ca mắc trung bình mỗi ngày có xu hướng tăng nên nhu cầu về kit test nhanh cũng bị đẩy giá lên cao. Thậm chí, một số quầy thuốc tại chợ thuốc lớn nhất Hà Nội cũng rơi vào tình trạng “cháy hàng” cục bộ.
23-02-2022, 11:16 https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/ha-noi-kit-test-covid-19-khan-hang-loan-gia-686680/
Theo khảo sát của phóng viên Báo Nhân Dân tại nhiều cửa hàng thuốc lớn của Hà Nội, trong khoảng 3 ngày qua, giá các bộ kit test nhanh Covid-19 đang rơi vào… ma trận về giá.

Loạn giá kit test
Chị Đ.P.T – một người chuyên bán lẻ dòng sản phẩm này cho biết: Do nhu cầu của người dân tăng cao, nên từ đầu tuần, giá của hầu hết các loại kit đều đã tăng.
“Thí dụ như kit Newgene bill Pháp nếu như 1 tuần trước có giá 60.000 đồng/cái thì nay đã tăng thêm 10.000 đồng. Tương tự là dòng Colloidal Gold của Đức. Các dòng khác mức tăng nhẹ hơn như GenBody (Hàn Quốc) thay đổi từ mức 65.000 đồng lên 75.000 đồng; NGTest (Singapore) tăng từ 70.000 đồng lên 75.000 đồng”, chị T. nói.
Mặc dù giá khá cao, nhưng chị T. cho biết, kit test luôn trong tình trạng… hết hàng. Lý giải, chị T. cho hay, trong thời gian gần đây, theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc Covid-19 đã tăng vọt với khoảng 4.000-7.000 ca/ngày.
Tại chợ thuốc lớn nhất miền bắc Hapulico (Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội), tình trạng tương tự cũng diễn ra. Khảo sát sáng 23/2, tại khu vực này vẫn rất đông đúc. Chợ thuốc cũng bố trí nhiều nhân viên bảo vệ túc trực tại các cửa ra vào và chỉ bán cho người mua buôn và các quầy thuốc với số lượng lớn.
Anh Trần Đăng Giang (Linh Đường, Hoàng Mai) khá bất ngờ khi bị chặn ở ngoài. Theo anh, trước kia anh vẫn vào chợ thuốc bình thường, nhưng hôm nay bảo vệ yêu cầu có giấy tờ hợp lệ mới được phép.
“Tất cả những người muốn vào chợ buộc phải xuất trình giấy chứng nhận của các hiệu thuốc, còn lại sẽ không được vào”, một bảo vệ tại đây nhấn mạnh.
Phía bên ngoài, từng thùng lớn các vật tư y tế có liên quan như khẩu trang, nước sát khuẩn, dung dịch xịt họng, kit test được vận chuyển trên các xe đẩy chờ vận chuyển đi. Con đường trước cửa chợ chật kín các phương tiện chờ tới lượt.
Chị H., nhân viên bên trong chợ cho hay: Quầy của chị khoảng 3 ngày nay đã rơi vào tình trạng không còn kit test. Các quầy khác hầu hết cũng rơi vào tình trạng tương tự. Do khan hiếm nên giá loại sản phẩm này cũng tăng đáng kể. Chị H. hy vọng trong một vài ngày tới đây khi “hàng” được bổ sung, giá kit test sẽ hạ nhiệt.
Khan hàng, loạn giá cũng là câu chuyện phổ biến tại các tiệm thuốc lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội một vài ngày qua. Tại nhà thuốc H.Đ (Nhân Hòa, Thanh Xuân), giá 1 bộ kit Genđia bán lẻ cũng đã lên mức 80.000 đồng. Trong khi đó, cửa hàng ngay gần đó giá lại… chỉ có 75.000 đồng.
Thậm chí, dòng sản phẩm “đơn giản và phổ biến hơn” như nước súc miệng tại hai địa điểm cũng rơi vào tình trạng “sốt” do nhu cầu quá cao. Giá sản phẩm này dao động từ 10-12.000 đồng/chai.
Khi được hỏi, chủ một quầy thuốc trên đường Kim Giang (quận Thanh Xuân) cho biết: Hiện cửa hàng đã hết kit test để bán. Cũng theo người này, sở dĩ giá kit test tăng là do mức nhập đầu vào đều bị đẩy cao.
“Nhiều người tới hỏi nhưng chúng tôi không còn sản phẩm này. Giá các loại thuốc khác thì vẫn giữ như niêm yết”, chủ cửa hàng nói.
Phố Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), trong sáng 23/2, hầu hết các hiệu thuốc đều khan hiếm các mặt hàng liên quan đến Covid-19, đặc biệt là kit test nhanh. Tại một hiệu thuốc, người bán hàng giới thiệu với chúng tôi hai loại kit test mà cửa hàng hiện có, một loại có giá là 75 nghìn đồng/bộ, nếu lấy với số lượng lớn hơn thì sẽ có giá bán buôn là 70 nghìn đồng, nhiều hơn sẽ giảm nhiều.
Tại một hiệu thuốc khác, người bán cho biết cửa hàng chỉ còn đúng một loại duy nhất và cửa hàng này cũng chỉ còn vài bộ do nhu cầu của người dân tăng cao, nhập về không kịp bán.
Một số cửa hàng thuốc cho biết, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kit test khác nhau, từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng đều có. Loại nào que test mềm hơn, nhỏ hơn và ít đau hơn khi test sẽ được ưa chuộng và giá thành có thể cao hơn. Bên cạnh đó thì bao bì, chất lượng kỹ thuật cũng sẽ khác nhau đối với từng sản phẩm.
Không ngoại trừ lý do, nhiều người khi thấy số ca mắc Covid-19 tăng cao, cùng với nhu cầu của người dân, đã chủ động mua số lượng lớn để đầu cơ rồi bán lại với giá cao hơn, điều này cũng kéo theo tình trạng cháy hàng ở một số hiệu thuốc.
Cũng trong ngày, các hiệu thuốc tư nhân trên phố Phan Văn Trường có giá dao động từ 75-80.000 đồng/bộ. Còn tại phố Trần Quốc Hoàn, phóng viên cũng ghi nhận kit test nhanh được bán ra với giá 90.000 đồng/sản phẩm.
Tại một số hiệu thuốc lớn như Pharmacity, giá niêm yết trên website chính thức của công ty này là 525.000 đồng/hộp gồm 5 bộ kit test Covid-19 hiệu Humasis. Đối với nhãn hiệu Antigen Rapid thì có giá là 85.000 đồng/bộ. Ghi nhận tại hệ thống nhà thuốc Long Châu, nhiều bộ kit test đến tay người tiêu dùng với mức giá dao động từ 85.000 đến 110.000 đồng tùy từng loại.

Nhộn nhịp rao bán kit test trên mạng xã hội
Mặc dù các quầy thuốc đều báo khan hàng, thế nhưng, dòng sản phẩm này lại được rao bán nhộn nhịp trên các trang mạng xã hội. Dạo quanh một vòng các nhóm chuyên bán mặt hàng này, bất kỳ ai cũng khó tránh được việc ngỡ ngàng về sự đa dạng trên các “chợ thuốc” tự phát này. Từ chủng loại, mẫu mã cho đến giá cả đều vô cùng đa dạng.
Trong nhóm kín của chợ thuốc Hapulico, rất nhiều tài khoản công khai việc mình có sẵn test với số lượng lớn với nhiều dòng khác nhau như Wesail, BioCredit, Panbio… Thậm chí, tài khoản N.P còn khẳng định mình đang có tới 2.000 test nhãn hiệu Wesall và yêu cầu người có nhu cầu phải nhắn tin riêng (inbox) chứ không công khai giá.
Liên hệ với chủ một tài khoản chuyên bán mặt hàng này, người này quảng cáo có đủ loại mặt hàng, giá cả và chất lượng. Loại rẻ nhất mà người này giới thiệu với chúng tôi là 60.000 đồng/sản phẩm, đắt nhất là 120.000 đồng. Nếu lấy càng nhiều thì giá càng giảm sâu.
Trên các hội nhóm, tình trạng bán kit test nhanh Covid-19 diễn ra một cách lộn xộn. Người bán thì tư vấn như các chuyên gia, người mua chỉ cần nhắn tin và chuyển tiền trước. Không có tình trạng cháy hàng như các hiệu thuốc và đương nhiên cũng không hề có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Người dân cần bình tĩnh khi test
Số lượng ca bệnh tăng nhanh khiến cho tâm lý người dân hoang mang. Nhiều người thậm chí coi việc test nhanh như một thói quen bắt buộc hằng ngày.
Anh A.P (Thanh Xuân) cho biết: Mỗi lần trước khi đi làm, anh đều thực hiện test. Ngày thứ hai đầu tuần, công ty anh cũng sẽ thực hiện test PCR cho từng nhân viên.
“Cũng may, đơn vị làm việc của tôi trang bị sẵn que thử, nếu không không biết sẽ phải tốn kém chi phí thế nào”, anh P. cho hay.
Tuy nhiên, theo PGS, TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 Đại học Y Hà Nội, người dân chỉ nên test khi có dấu hiệu nghi ngờ; cụ thể là khi có các triệu chứng như sốt, đau rát họng, ho, đau nhức người hoặc mất vị giác.
Ngoài ra, với những người nghi ngờ tiếp xúc với F0, theo bác sĩ Hải cũng chỉ nên test sau 2-5 ngày vì khoảng thời gian này mới cho kết quả.
„Nếu trong một hai ngày đầu sau khi tiếp xúc với F0 xét nghiệm sẽ không có kết quả chính xác. Bộ Y tế cho phép có 16 loại test Covid-19, test hai loại khác nhau nếu dương tính thì khẳng định nhiễm Covid-19, sẵn sàng điều trị tại nhà”, PGS Hải nhấn mạnh.
Đặc biệt, với những trường hợp đang là F0, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 cũng đưa ra lời khuyên không nên test hằng ngày.
“5 ngày cũng chưa hết được bệnh nên cần khoảng thời gian 7-10 ngày mới nên test lại”, bác sĩ Hải khẳng định.
Cũng theo vị chuyên gia này, việc test mỗi ngày sẽ gây ra tốn kém và gây tâm lý bất an, do đó, theo ông, người dân cần phải giữ thái độ bình tĩnh.

Thái Bình khan hiếm kit test Covid-19, nhiều mức giá bán trên thị trường
Thai Binh ist Mangelware an Covid-19-Testkits, viele Preise auf dem Markt
Trong những ngày qua, với số ca F0 tăng cao từng ngày, người dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình đổ xô đi mua kit test Covid-19. Tại một số địa phương, đã xuất hiện tình trạng khan hiếm và có mức giá bán khác nhau.
23-02-2022, 14:16 https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/thai-binh-khan-hiem-kit-test-covid-19-nhieu-muc-gia-ban-tren-thi-truong-686694/
Qua khảo sát nhanh của phóng viên Báo Nhân Dân, tại địa bàn thành phố Thái Bình, một loạt các cửa hàng thuốc tây trên đường Lý Bôn, phường Quang Trung bán cho khách hàng với giá trung bình khoảng 80 nghìn đồng/bộ kit test Covid-19 do Hàn Quốc sản xuất; 70 nghìn đồng/bộ kit test Covid-19 do Trung Quốc sản xuất.
Tại cửa hàng thuốc Tuệ Minh, xã Tây Giang (huyện Tiền Hải) mới khai trương mấy ngày nay, đang bán kit test Hàn Quốc với giá 100 nghìn đồng/bộ; kit test Trung Quốc 70 nghìn đồng/bộ. Tuy nhiên, mỗi người chỉ được mua tối đa khoảng 5 bộ.
Tại huyện Hưng Hà, chị Vũ Thị Minh (sinh năm 1985), trú tại thị trấn Hưng Hà cho biết: kit test Covid-19 do Trung Quốc sản xuất có giá dao động từ 80-85 nghìn đồng/bộ. Ở đây, phần lớn các cửa hàng thuốc nhập kit test của Trung Quốc rồi bán ra thị trường, kể cả một số Trạm y tế cũng đều sử dụng hàng do quốc gia này sản xuất.
Còn trên địa bàn huyện Vũ Thư đang có diễn biến dịch phức tạp với nhiều ca F0 phát hiện trong cộng đồng, một số người dân thông tin cho hay: Đi mua ở khu vực thị trấn nhưng các hiệu thuốc không còn hàng. Nhờ người nhà trong ngành y mua hộ mà cũng chưa mua được với lý do “khan nguồn”.
Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh Thái Bình diễn ra gần đây, Thượng tá Trần Văn Phúc, Giám đốc Công an tỉnh cho biết: Trong thời điểm này, cần có các hoạt động giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các hiệu thuốc trên địa bàn để mọi người dân có thể tiếp cận, sử dụng vật tư y tế chống dịch một cách công bằng, đúng quy định.
Bên cạnh đó, toàn bộ hệ thống chính trị tiếp tục tuyên truyền để nhân dân hiểu, yên tâm trước các chủ trương của Đảng, Nhà nước, của chính quyền địa phương trong phòng, chống dịch hiện nay, không hoang mang, lo lắng thái quá.

Veröffentlicht 23. Februar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , , ,

Duong „Nhue“ und 6 Komplizen erhielten eine Gesamtstrafe von 81 Jahren Gefängnis – Đường “Nhuệ” cùng 6 đồng phạm nhận tổng mức án 81 năm tù giam   Leave a comment

Đường “Nhuệ” cùng 6 đồng phạm nhận tổng mức án 81 năm tù giam

Sau 2 ngày xét xử, lúc 19 giờ 30 phút ngày 18/11, tại Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình, Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa Lương Hải Yến thay mặt Hội đồng xét xử phiên sơ thẩm đã tuyên những bản án thích đáng cho 7 đối tượng phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản” quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự.
18-11-2021, 22:06 https://nhandan.vn/phapluat/duong-nhue-cung-6-dong-pham-nhan-tong-muc-an-81-nam-tu-giam-674565/
Đường “Nhuệ” cùng các đồng phạm tại phiên xét xử sơ thẩm.
9-1637248156175Theo đó, Nguyễn Xuân Đường (tức Đường “Nhuệ”), kẻ chủ mưu nhận mức án 15 năm tù; các đối tượng giúp sức gồm Ninh Đức Lợi và Phạm Văn Úy cùng mức án 13 năm tù; Bùi Mạnh Tiến và Nguyễn Khắc Nin cùng chịu mức án 12 năm tù; Nguyễn Thị Dương (vợ Đường “Nhuệ”) và Quách Việt Cường cùng mức án 8 năm tù.
Theo cáo trạng, Công ty cổ phần dịch vụ tang lễ Hoàng Long, tỉnh Nam Định hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ hỏa táng, có cơ sở hỏa táng là Đài hóa thân hoàn vũ Thanh Bình tại xã Mỹ Thuận (Mỹ Lộc, Nam Định). Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty là ông Trần Đình Giao.
Tháng 8/2016, Công ty ký hợp đồng với Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Thành Phát làm đại lý độc quyền tại tỉnh Thái Bình, ủy quyền cho anh Nguyễn Thế Việt (sinh năm 1985), trú tại phường Hạ Long, thành phố Nam Định quản lý văn phòng đại diện tại thành phố Thái Bình với nhiệm vụ nhận thông tin ca hỏa táng báo sang Công ty tại Nam Định.
Thời gian văn phòng này hoạt động, các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ tang lễ ở tỉnh Thái Bình thành lập Hiệp hội tang lễ Thái Bình có 25 thành viên, tự phân địa bàn, đề ra quy chế hoạt động trên tinh thần tự nguyện, không bị ép buộc.
Khoảng cuối năm 2017, ông Trần Đình Giao, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cùng với anh Nguyễn Thế Việt tổ chức cuộc họp với các thành viên Hiệp hội tang lễ Thái Bình thông báo cho Đường cùng làm với Công ty Thành Phát với mục đích giúp đỡ anh Việt trong điều hành văn phòng.
Từ đây, Đường nảy sinh ý định muốn chiếm độc quyền trong lĩnh vực hỏa táng tại tỉnh Thái Bình để buộc các cơ sở dịch vụ tang lễ khi làm dịch vụ hỏa táng phải thông qua Đường (báo ca) và nộp 500 nghìn đồng/ca.
Đường cùng đồng phạm thực hiện nhiều thủ đoạn ép buộc Công ty Hoàng Long giảm giá dịch vụ hỏa táng và Công ty Thành Phát phải bỏ văn phòng đại diện tại Thái Bình như ép các cơ sở dịch vụ tang lễ phải sang thành phố Hải Phòng, không sử dụng dịch vụ của Đài hóa thân Thanh Bình tỉnh Nam Định.
Tiếp đó, Đường tự đặt ra quy định khi có cơ sở dịch vụ mới muốn tham gia vào Hiệp hội tang lễ Thái Bình hoặc muốn được phân thêm địa bàn hoạt động phải xin phép Đường và đối tượng Ninh Đức Lợi. Nếu vi phạm quy định, Đường và Lợi xử lý như chặn xe tang, cắt địa bàn, ép buộc vào Hiệp hội để đóng tiền.
Từ đó, các cơ sở dịch vụ tang lễ phải miễn cưỡng “báo ca” dưới hình thức nhắn tin vào số điện thoại 0886241975 với nội dung liên quan đến ca hỏa táng như họ tên, địa chỉ người chết, ngày giờ đến Đài hóa thân hoàn vũ Thanh Bình… Do bị Đường và đồng phạm đe dọa, các chủ cơ sở dịch vụ phải nộp 500 nghìn đồng/1 ca vào ngày 5 và 20 âm lịch hằng tháng.
Kết quả điều tra cho thấy, từ ngày 16/12/2017 đến ngày 5/4/2020, 25 cơ sở dịch vụ tang lễ trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã nộp tổng số tiền là 2 tỷ 469 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này, Đường sử dụng để chi tiêu cá nhân.
Hành vi của Đường và sáu đồng phạm đã phạm về tội “Cưỡng đoạt tài sản”, trong đó Đường là kẻ chủ mưu và sáu đồng phạm có hành vi giúp sức cho Đường trong từng giai đoạn của quá trình cưỡng đoạt tài sản.

Veröffentlicht 18. November 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Restaurierung der Reliquie genehmigt – Gräber und Tempel der Könige Tran – Phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua Trần ở Thái Bình   Leave a comment

Phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua Trần ở Thái Bình

Thông tin cho Báo Nhân Dân, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình cho biết: Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua Trần, huyện Hưng Hà, với diện tích gần 200 ha. – 20°35′50.5″N 106°08′47.6″E
16-10-2021, 16:08 https://nhandan.vn/di-san/phuc-hoi-di-tich-quoc-gia-dac-biet-khu-lang-mo-va-den-tho-cac-vi-vua-tran-o-thai-binh-669748/
Cụ thể, phạm vi lập quy hoạch tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà gồm các khu vực bảo vệ Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua Trần có diện tích 33,53 ha (trong đó khu vực bảo vệ 1 diện tích 7,92 ha; khu vực bảo vệ 2 là 25,61 ha). Ngoài ra, bổ sung vào quy hoạch phần tiếp giáp khu vực bảo vệ 2 có diện tích 84,94 ha.
Điểm mới trong phê duyệt quy hoạch lần này chính là việc xác nhận diện tích khu khảo cổ thời Trần có diện tích 76,54 ha nằm trên địa bàn xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, cách Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua Trần khoảng 10 km.
Mục tiêu lập quy hoạch là nghiên cứu, bổ sung, làm rõ giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần và hệ thống các di chỉ, khu vực khảo cổ có liên quan trên địa bàn huyện Hưng Hà.
Bên cạnh đó, bảo tồn, tôn tạo, phục hồi Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần trên vùng đất tổ Long Hưng, huyện Hưng Hà tương xứng với vai trò của vương triều nhà Trần trong lịch sử phát triển của dân tộc.

Việc lập quy hoạch cũng nhằm phát huy giá trị Khu di tích và các khu vực khảo cổ có liên quan, trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn đối với du khách khi về thăm quê lúa Thái Bình.
Đây được xem là công việc quan trọng để kết nối quần thể các điểm di tích gắn với vương triều nhà Trần ở Thái Bình với các di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác trong vùng, tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch phong phú, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của huyện Hưng Hà và tỉnh Thái Bình.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà thông tin thêm, trong phê duyệt lập quy hoạch lần này của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục nghiên cứu khu khảo cổ xã Hồng Minh và các điểm lân cận; làm rõ mối liên hệ về lịch sử, văn hóa và không gian giữa di tích Khu lăng mộ vua Trần tại xã Tiến Đức và khu khảo cổ tại xã Hồng Minh. Vai trò của các khu di tích này trong hệ thống các di tích nhà Trần, nhất là với các di tích từng là hành cung như hành cung Vũ Lâm tại Ninh Bình, hành cung Thiên Trường tại Nam Định.

Veröffentlicht 16. Oktober 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

In vielen Hochlandbezirken in Bac Kan wie Ba Be, Ngan Son und Pac Nam ist es sehr kalt geworden, die Temperatur fiel unter 10 Grad Celsius – Từ ngày 7-1, tại nhiều huyện vùng cao ở Bắc Kạn như Ba Bể, Ngân Sơn, Pác Nặm, trời rét đậm, nhiều khu vực nhiệt độ xuống dưới 10 độ C   Leave a comment

Nhiều địa phương cho học sinh nghỉ học tránh rét

Từ ngày 7-1, tại nhiều huyện vùng cao ở Bắc Kạn như Ba Bể, Ngân Sơn, Pác Nặm, trời rét đậm, nhiều khu vực nhiệt độ xuống dưới 10 độ C. Để bảo đảm giữ ấm cho học sinh, một số huyện đã chủ động chỉ đạo các trường cho học sinh bậc mầm non và tiểu học nghỉ học hoặc chuyển giờ vào lớp muộn hơn bình thường.
08-01-2021, 14:21 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/nhieu-dia-phuong-cho-hoc-sinh-nghi-hoc-tranh-ret-631121/
Xã Xuân La, huyện Pác Nặm có nhiều điểm trường lẻ ở các thôn, bản vùng cao, nằm sâu trong núi nên những ngày này thời tiết rét đậm. Hiệu trưởng Trường mầm non Xuân La Trương Thu Hằng cho biết, trường có năm điểm ở các thôn, bản. Trong sáng 8-1, nhiệt độ tại đây xuống dưới 7 độ C, nhà trường đã chỉ đạo cho học sinh nghỉ học cho đến hết đợt rét này. Do đặc thù địa phương, đối với những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gần trường nhưng nhà cửa không bảo đảm giữ ấm cho trẻ, trường chỉ đạo các cô giáo tiếp tục đón trẻ và triển khai các biện pháp giữ ấm cho trẻ, như: cho uống nước ấm, giữ trẻ trong phòng kín, bổ sung thêm chăn ấm…
Cũng trong sáng 8-1, nhiều địa phương đã cử cán bộ giáo dục đi kiểm tra tại các phân trường, điểm trường và trường mầm non, tiểu học về công tác giữ ấm cho trẻ. Tại huyện vùng cao Pác Nặm, có 11 trường mầm non thì 10 trường cho trẻ nghỉ học. Học sinh từ cấp tiểu học trở lên vẫn đi học nhưng các nhà trường đã tăng cường giải pháp giữ ấm bảo đảm sức khỏe cho học sinh. Ở các huyện khác, một số điểm trường mầm non vùng cao nhiệt độ quá lạnh cũng đã cho nghỉ học; đối với bậc tiểu học, các trường đã lùi giờ vào lớp đến 8 giờ 30 phút sáng, mua sắm thêm các thiết bị sưởi ấm. Tại các trường bán trú khu vực vùng cao, các trường cũng đã hỗ trợ thêm áo ấm, chăn ấm, nấu bữa ăn nóng cho học sinh.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn Ma Thế Quyên cho biết, Sở đã có văn bản gửi các địa phương chỉ đạo các phòng giáo dục huyện, thành phố hướng dẫn các trường kiểm tra thường xuyên. Tùy điều kiện thực tế, nếu nhiệt độ xuống quá thấp thì chủ động cho học sinh nghỉ học để bảo đảm sức khỏe cho các em.
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Bắc Kạn cũng đã ra công điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến không khí lạnh, rét đậm, rét hại. Trong đó, tập trung tăng cường thời lượng phát tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống thông tin, truyền thông cơ sở để chính quyền các cấp, người dân, nhất là ở vùng cao biết, chủ động phòng chống rét. Tăng cường chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, nhất là với người già, trẻ nhỏ, học sinh và triển khai các biện pháp để giảm thiểu mức độ thiệt hại về sản xuất, chú trọng đàn đại gia súc và các cơ sở chăn nuôi tập trung.

Hơn 224 nghìn học sinh mầm non, tiểu học ở Thái Bình nghỉ học do rét đậm
Trao đổi với Nhân Dân điện tử, ông Phan Đình Nhuế, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Thái Bình cho biết: Do nhiệt độ giảm sâu gây rét đậm, rét hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nhóm học sinh nhỏ tuổi, nên tại hầu hết các địa phương trong tỉnh, học sinh khối mầm non và tiểu học đã được nghỉ học theo đúng quy định.
Sáng 8-1, Đài khí tượng thủy văn tỉnh Thái Bình thông tin: Trên địa bàn trời rét hại với nhiệt độ lúc 6 giờ là 10,0 độ C. Trong các giờ tiếp theo, nhiệt độ tại Thái Bình tăng chậm 0,0 đến 0,5 độ C. Với nền nhiệt như thông báo, 79.689 trẻ mầm non và 145.204 học sinh cấp tiểu học ở tỉnh Thái Bình đã được các cơ sở giáo dục, đào tạo cho nghỉ học để tránh các tác động xấu đến sức khỏe.
Trước đó, ngay trong ngày 7-1, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Thái Bình đã ban hành hai văn bản số 14 và 15 gửi các trường THPT, các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và phòng giáo dục các huyện, thành phố yêu cầu theo dõi các bản tin dự báo thời tiết trên truyền hình để chủ động cho học sinh nghỉ học. Đối với học sinh mầm non và tiểu học được nghỉ học khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C; cấp THCS và THPT nghỉ học khi nhiệt độ xuống dưới 7 độ C.
Chánh văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Thái Bình cho hay, với nhiệt độ không khí đầu giờ sáng nay là 10,0 độ C, nên học sinh khối mầm non và tiểu học được nghỉ học là hoàn toàn đúng quy định. Hơn nữa, khối tiểu học vừa thi xong học kỳ 1, các ngày cuối tuần nhà trường cho học sinh nghỉ học để cán bộ, giáo viên tập trung chấm thi, nên việc phòng, tránh rét hại diễn ra hiện nay càng được thực hiện triệt để hơn.
Qua tìm hiểu thực tế tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong, Kim Đồng (TP Thái Bình), phóng viên ghi nhận những cố gắng của các nhà trường trong việc chủ động phòng, chống rủi ro do rét đậm, rét hại gây ra. Hầu hết phụ huynh học sinh nắm bắt được thông tin dự báo thời tiết nên cho trẻ ở nhà. Cá biệt như Trường mầm non Hoa Phượng (nằm trên địa bàn phường Trần Hưng Đạo) vẫn nhận đón trẻ đến sinh hoạt bởi các phòng học đều bật điều hòa ở nhiệt độ cao, bảo đảm thân nhiệt ổn định cho trẻ em.
Còn tại huyện Hưng Hà và Quỳnh Phụ, lãnh đạo phòng giáo dục có công văn đôn đốc việc chống rét gửi cho tất cả hiệu trưởng các cơ sở giáo dục trực thuộc. Theo đó, thông tin cụ thể việc nghỉ học của học sinh tới tất cả giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh; chỉ đạo giáo viên tích cực phối hợp với phụ huynh trong việc quản lý và hướng dẫn học sinh học tập tại nhà. Trong những ngày học sinh nghỉ học, nhà trường có kế hoạch cho cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc bình thường.
Sau mỗi đợt nghỉ học, cần nhanh chóng ổn định nền nếp việc dạy và học; tuyệt đối không được cắt xén chương trình, bố trí học bù để bảo đảm kế hoạch thời gian năm học.

Hà Giang xuất hiện băng giá, nhiều trường cho học sinh nghỉ học
Từ ngày 7 đến sáng 8-1, tại nhiều huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang nhiệt độ xuống từ -2 đến 5 độ C. Tại nhiều xã vùng cao thuộc các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ đã xuất hiện băng giá phủ kín những sườn núi cao. Trước thực trạng đó, nhiều trường bắt đầu cho học sinh nghỉ học.
Ngay từ chiều 7-1, các huyện Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Xín Mần đã cho gần bảy nghìn học sinh mầm non và tiểu học nghỉ học. Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang, hôm nay, 8-1, nhiệt độ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang xuống rất thấp, do đó sẽ có thêm nhiều trường chủ động cho học sinh nghỉ học.
Ông Nguyễn Thế Bình, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang cho biết: “Sở đã chỉ đạo các trường theo dõi diễn biến thời tiết, khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C thì các trường mầm non và tiểu học chủ động cho học sinh nghỉ học; dưới 7 độ C thì cho học sinh THCS nghỉ học. Đối với các trường không cho học sinh nghỉ học thì phải kiểm tra các phòng học, phòng chức năng, phòng bán trú, phòng ăn bảo đảm tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh. Đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khỏe cho học sinh, nhất là chế độ ăn hợp lý”.
Tại tỉnh Hà Giang, với đặc thù nền nhiệt độ giảm thấp thường xuyên, đặc biệt tại vùng núi cao, nếu cho học sinh nghỉ học kéo dài sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Bên cạnh đó, do hoàn cảnh gia đình của học sinh khó khăn nên khi ở trường học sinh còn được chăm sóc, phòng chống rét tốt hơn ở nhà. Do đó, nhiều trường vẫn duy trì sĩ số học sinh trong những ngày rét đậm, rét hại những đã thực hiện các biện pháp giữ ấm cho học sinh.
Tại huyện Mèo Vạc, những ngày gần đây, nhiệt độ xuống thấp. Do đó, trước giờ lên lớp, thầy cô giáo Trường Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Tả Lủng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm khi bắt đầu tiết học. Nhà trường chủ động thay đổi khung giờ học muộn hơn, chuyển từ 7 giờ lên 8 giờ. Đồng thời kiểm tra sức khỏe của học sinh hằng ngày, tăng thêm khẩu phần ăn bảo đảm nóng, đủ chất dinh dưỡng.
Cô giáo Lê Thị Dung, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Tả Lủng cho biết: “Khi nhiệt độ xuống thấp, nhà trường chỉ đạo giáo viên tuyên truyền cho phụ huynh mặc ấm cho trẻ, đi đầy đủ giày dép và tất. Nhà trường cũng hạn chế các hoạt động ngoài trời, bảo đảm đủ ánh sáng trong lớp. Đối với học sinh bán trú tại trường chính, bố trí cho học sinh có nước ấm để dùng, đầy đủ chăn đệm khi ngủ”.
Tại nhiều địa phương, các thầy cô giáo cũng đã tích cực huy động, kết nối với các tổ chức, cá nhân ủng hộ quần áo, giày dép, chăn đệm cho học sinh. Cô giáo Chảo Thị Viện, Trường Mầm non Xín Cái, huyện Mèo Vạc cho biết: “Đối với những cháu gia đình có hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi sẽ đến tận nhà để xem điều kiện sinh hoạt, sau đó kết nối với các tổ chức, cá nhân giúp đỡ, bảo đảm có đủ áo ấm và chăn ấm”.
Trong những ngày rét đậm, rét hại, trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã có trường hợp học sinh tử vong do gia đình đốt củi trong phòng kín. Để giữ ấm cho học sinh, nhiều trường cũng thực hiện theo cách này trong các tiết học. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Giao, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang cho biết: “Đốt lửa trong phòng kín không thoáng khí, lượng các bon trong môi trường tăng cao, ở trong phòng kín lâu thì lượng ô-xy trong máu giảm dẫn đến ngộ độc. Biểu hiện ngộ độc từ từ nên các dấu hiệu ít bị phát hiện và rất mơ hồ. Do đó, các trường nên dùng đèn sưởi thay thế. Nếu điều kiện khó khăn phải đốt than củi thì giáo viên phải theo dõi học sinh thường xuyên”.

Veröffentlicht 8. Januar 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Obwohl das Wetter nicht günstig ist, warten Hunderte Kindern auf die mobile Bibliothek in der Dong Xa Grundschule, Dong Hung District – Đưa sách đến với học sinh các điểm trường   Leave a comment

Đưa sách đến với học sinh các điểm trường

Sáng 17-10, Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình tổ chức chương trình “Thư viện lưu độngBánh xe tri thức” năm học 2020-2021. Đây là một hình thức đưa tri thức đến gần hơn các em học sinh khối phổ thông ở địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao văn hóa đọc.
17-10-2020, 14:49 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-giao-duc/dua-sach-den-voi-hoc-sinh-cac-diem-truong-620836/
Mặc dù thời tiết không thuận, có mưa nhỏ rải rác kèm theo không khí lạnh tràn về, nhưng tại Trường tiểu học xã Đông Xá, huyện Đông Hưng, hàng trăm bạn nhỏ khá háo hức, đón đợi chuyến xe lưu động đem tri thức về ngôi trường nhỏ vùng quê xa xôi.
Thư viện lưu động được đặt trên một chiếc xe ô-tô do Tập đoàn Vingroup tài trợ. Trên xe có khoảng 4.500 bản sách, chủ yếu là sách khoa học, truyện tranh lịch sử, văn học, sách phát triển kỹ năng sống… Thư viện lưu động còn được trang bị năm máy tính kết nối mạng và một máy chủ, một ti-vi chiếu phim khoa học.
Với trang thiết bị này, Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình không chỉ phục vụ việc đọc sách, chiếu phim khoa học, mà còn tổ chức một số hoạt động vẽ tranh theo sách, kể cho nhau nghe về cuốn sách em đã được đọc và hoạt động stem khoa học sáng tạo.
Chị Lê Thị Thanh, Phó Giám đốc phụ trách Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình cho biết, bắt đầu từ năm học này, đơn vị khởi động chương trình “Thư viện lưu động – Bánh xe tri thức” nhằm đưa sách tiếp cận gần nhất với học sinh các trường học trên địa bàn tỉnh.
Trước mắt, hằng tuần sẽ duy trì hai buổi đưa mô hình thư viện lưu động xuống địa bàn. Chị Thanh hy vọng những chuyến xe tri thức sẽ được lăn bánh tới hết các điểm trường trong tỉnh để gieo mầm thói quen đọc sách, để các con tránh xa được điện thoại smartphone. Trước khi đến với điểm trường này, cách đây vài hôm, thư viện lưu động cũng đã dừng chân tại Trường THCS Thụy Liên, thuộc huyện ven biển Thái Thụy (tỉnh Thái Bình).

Chị Thanh thông tin thêm, Thư viện đang có ý tưởng tìm nguồn xã hội hóa để tài trợ, mua sách tặng cho các em học sinh phổ thông. Đây cũng là một phần thưởng nho nhỏ của Thư viện dành cho các con khi tham gia các hoạt động của chương trình “Thư viện lưu động – Bánh xe tri thức”.
Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình có bề dày hơn 60 năm hình thành, phát triển. Đây là thư viện điểm đầu tiên của miền bắc xã hội chủ nghĩa, đã được tôn vinh là thư viện kiểu mẫu của toàn miền bắc xét về quy mô hoạt động.
Trong xu thế bùng nổ thông tin như hiện nay, Thư viện vẫn hoạt động hiệu quả với cách làm hay, sáng tạo, nổi bật là việc “Đem sách đi, không để một chỗ”.

Veröffentlicht 17. Oktober 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Zwei neue Fälle von Covid-19 sind aus Japan zurückgekehrt – Hai ca mới mắc Covid-19 trở về từ Nhật Bản – (BN269 – BN270)   Leave a comment

Hai ca mới mắc Covid-19 trở về từ Nhật Bản (BN269BN270)

Việt Nam vừa phát hiện thêm hai trường hợp mắc mới đều là du học sinh, từ Nhật Bản về Việt Nam ngày 22-4 trên chuyến bay VN311. Ngay sau nhập cảnh tại Sân bay Vân Đồn, họ được cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Thái Bình.
24/04/2020, 17:55 https://www.nhandan.com.vn/y-te/tin-tuc/item/44222802-hai-ca-moi-mac-covid-19-tro-ve-tu-nhat-ban.html
388de97bCa bệnh 269 (BN269) là bệnh nhân nam, 23 tuổi, địa chỉ ở Hương Mai, Việt Yên, Bắc Giang.
Ca bệnh 270 (BN270) là bệnh nhân nữ, 22 tuổi, địa chỉ ở Đông Thắng, Tiến Dũng, Yên Dũng, Bắc Giang.
Ngày 22-4,Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Bình lấy mẫu sàng lọc, kết quả nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Bình đã chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái bình và triển khai các hoạt động phòng chống dịch, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm khẳng định.
Ngày 24-4, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện cả hai bệnh nhân đã được chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, ngày hôm nay có BN247 được công bố điều trị khỏi tại Bệnh viện Phổi tỉnh Đồng Nai, nâng tổng số ca bình phục tại Việt Nam lên 225. Số ca có kết quả xét nghiệm một lần âm tính với SARS-CoV-2 là 15 ca và hai ca âm tính lần 2.

 

Veröffentlicht 24. April 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Das medizinische Personal stellte seinen eigenen Hut(Masken) her – Cán bộ y tế tự làm mũ ngăn giọt bắn phòng dịch Covid-19   Leave a comment

Cán bộ y tế tự làm mũ ngăn giọt bắn phòng dịch Covid-19

Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe người bệnh cũng như đội ngũ y tế, những ngày qua, các bạn đoàn viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình đã chủ động tìm tòi, tự sáng chế ra những chiếc mũ ngăn giọt bắn (nước bọt, dịch tiết hô hấp khi ho, hắt hơi…), đưa vào sử dụng tại đơn vị.
31/03/2020, 14:48 https://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/43857702-can-bo-y-te-tu-lam-mu-ngan-giot-ban-phong-dich-covid-19.html
Đó là những chiếc mũ chắn được làm từ những vật liệu thông thường nhưng đem lại hiệu quả cao, gồm: nhựa mica trong, xốp, dây thun, băng dính và dập ghim. Vật liệu này có thể dễ dàng tìm mua ở các nhà sách, cửa hiệu văn phòng phẩm.
Người dùng đeo khẩu trang y tế bên trong, mũ chắn giọt bắn bên ngoài, bảo đảm an toàn trong điều kiện tiếp xúc với nhiều người bệnh mỗi ngày. Việc làm mũ không quá khó, chi phí bỏ ra làm một chiếc mũ rất rẻ, chỉ dao động từ 4-5 nghìn đồng/chiếc. Trong khi các sản phẩm với chức năng tương tự bán trên thị trường có giá từ 45 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng, thậm chí 200 nghìn đồng/chiếc.

Công việc hằng ngày tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình thời điểm chống dịch hiện nay khá bộn bề, nhưng tranh thủ thời gian rảnh, các bạn đoàn viên thanh niên trong đơn vị lại cùng nhau làm mũ chắn giọt bắn. Người cắt nhựa mica, người lắp xốp vành mặt nạ, người bấm ghim hoàn chỉnh mũ, tính ra mỗi sản phẩm tự sáng chế được làm chỉ trong 5-7 phút.
Mũ ngăn giọt bắn do được làm từ chất liệu mica và xốp nên mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái cho người dùng. Sản phẩm này có thể sử dụng nhiều lần sau khi sát khuẩn bề mặt.
Chị Nhâm Thúy Liễu, Trưởng khoa Truyền thông, giáo dục sức khỏe, thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình cho biết, đến nay, Đoàn Thanh niên trong đơn vị đã làm được khoảng 200 mũ chắn giọt bắn. Điều hết sức ý nghĩa, những chiếc mũ tự chế này đang được sử dụng hằng ngày trong các buổi làm việc của đội ngũ y tế tại đây. Một số đơn vị, như Đoàn khối Các trung tâm y tế huyện và một số bệnh viện đã xin mẫu tham khảo để làm.
Chị Liễu thông tin thêm, ý tưởng của các bạn đoàn viên ở trung tâm là tới đây, sẽ tập trung thời gian, công sức hoàn thành thêm nhiều sản phẩm mũ chắn giọt bắn, cung cấp cho đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, lực lượng công an, quân đội đang hằng ngày, hằng giờ tham gia hoạt động cách ly công dân tại các địa điểm tập trung trên địa bàn toàn tỉnh.

Sáng tạo mũ bảo hộ y tế ngăn giọt bắn chống Covid-19
Trước tình hình dịch Covid-19, ngành y tế Hòa Bình đã tự làm mũ bảo hộ y tế ngăn giọt bắn, bảo đảm an toàn cho đội ngũ y, bác sĩ khi khám và chữa bệnh.
02/04/2020, 12:32 https://www.nhandan.com.vn/y-te/tin-tuc/item/43889302-sang-tao-mu-bao-ho-y-te-ngan-giot-ban-chong-covid-19.html
iều dưỡng trưởng Vũ Thị Hoa (phải) đeo mũ ngăn giọt bắn do mình sáng chế cho y bác sĩ của BVĐK tỉnh Hòa Bình.Điều dưỡng trưởng Vũ Thị Hoa (phải) đeo mũ ngăn giọt bắn do mình sáng chế cho y bác sĩ của BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Từ thực tế các vật tư, trang thiết bị y tế còn nhiều thiếu thốn, kinh phí hạn hẹp, toàn bệnh viện được cấp 100 mũ bảo hộ y tế ngăn giọt bắn, không đủ đáp ứng nhu cầu nên chị Vũ Thị Hoa, Điều dưỡng trưởng Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình đã tự tìm hiểu, nghiên cứu và chế ra chiếc mũ bảo hộ y tế ngăn giọt bắn bằng những nguyên vật liệu sẵn có, đơn giản, dễ làm gồm: băng dính, mút xốp, tấm mica màu trong suốt, dây chun co giãn… giúp các y, bác sĩ yên tâm hơn trong quá trình thăm, khám cho người bệnh.
Cách làm đơn giản, thời gian để hoàn thành một chiếc mũ chỉ mất thời gian khoảng 10 phút nhưng lại có tác dụng bảo vệ, phòng ngừa nguy cơ, ngăn giọt bắn không thua kém những chiếc mũ mà bệnh viện được cấp. Chị Hoa mong muốn, những chiếc mũ sau khi hoàn thành sẽ được phát tặng tất cả các y, bác sĩ trong bệnh viện đang trực tiếp khám chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân với mục đích phòng bệnh cho bản thân và tránh lây lan cho cộng đồng.
Các y, bác sĩ của BVĐK tỉnh đều đánh giá, chiếc mũ bảo hộ do chị Hoa làm được lót bằng xốp mềm, có thể sử dụng liên tục cả ngày vẫn thấy thoải mái không bị đau, lằn. Khi sử dụng thoáng khí, không bị đọng hơi nước làm mờ, rất thuận lợi cho đội ngũ làm việc liên tục, tiếp xúc trực tiếp với hàng trăm người khắp mọi nơi ra, vào bệnh viện. Khi sử dụng chiếc mũ bảo hộ y tế ngăn giọt bắn tự chế không thấy sự khác biệt nhiều so với chiếc mũ xịn được cấp, rất an toàn, thoải mái, dễ chịu. Đây thực sự là một thiết bị bảo vệ hữu hiệu trước những nguy cơ lây truyền dịch bệnh, nhất là đối với những y, bác sĩ phải trực tiếp thăm khám, tiếp xúc với dịch tiết từ miệng, hệ thống hô hấp của người bệnh.
Phụ trách Khoa Khám bệnh, BVĐK tỉnh Hòa Bình, Chu Thị Huyền chia sẻ, là những người trực tiếp tiếp xúc với người bệnh, nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm khá cao đối với các cán bộ khám chữa bệnh. Nếu chờ đợi được cấp phát mũ bảo hộ y tế ngăn giọt bắn thì rất lâu mới có đủ. Hơn nữa do số lượng được cấp về còn ít nên việc cấp phát mũ bảo hộ y tế ngăn giọt bắn chỉ ưu tiên cấp về các khoa chủ lực. Việc chị Hoa sáng tạo ra chiếc mũ ngăn giọt bắn giúp các y, bác sĩ bệnh viện rất yên tâm làm việc.
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình Bùi Thị Thu Hằng cho biết, đây là một cách làm hay, sáng tạo trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp. Tuy là sáng kiến nhỏ nhưng nó có ý nghĩa vô cùng lớn, góp phần giúp bệnh viện chủ động giải quyết những khó khăn, thiếu thốn về vật tư, trang thiết bị bảo hộ một cách kịp thời, bảo đảm an toàn cho đội ngũ cán bộ y, bác sĩ trong quá trình tiếp xúc, khám, điều trị cho bệnh nhân. Hiện nay, Ban giám đốc Bệnh viện đã chỉ đạo các bộ phận: công đoàn, đoàn thanh niên, cán bộ, nhân viên y tế các khoa, phòng tiếp tục nhân rộng, triển khai việc tự làm mũ bảo hộ y tế ngăn giọt bắn, vừa tiết kiệm chi phí cho bệnh viện vừa bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ khám chữa cho người dân.

 

Veröffentlicht 31. März 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Japaner entschuldigen sich für die Hungersnot im Jahr 1945 in Vietnam – Người Nhật xin lỗi Việt Nam về nạn đói năm 1945   Leave a comment

Người Nhật xin lỗi Việt Nam về nạn đói năm 1945

Nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà dân ta vẫn quen gọi là nạn đói năm Ất Dậu là sự kiện lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nạn đói này diễn ra trên diện rộng, từ Quảng Trị trở ra Bắc, ở 32 tỉnh, thành (cũ) với hơn 2 triệu người chết đói. Thái Bình là nơi diễn ra trầm trọng nhất với 28 vạn người chết.
Hơn 70 năm đã trôi qua nhưng trong ký ức của nhiều người cao tuổi, nạn đói năm 1945 vẫn còn là một cơn ác mộng, một nỗi đau nhức nhối, khó quên.
11.04.2016 http://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/52/45090/nguoi-nhat-xin-loi-viet-nam-ve-nan-doi-nam-1945 – Tư liệu – Theo dòng lịch sử


Trong bản Tuyên ngôn Ðộc lập đọc trước quốc dân đồng bào ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Ðông Dương để mở thêm căn cứ đánh Ðồng minh thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó, dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”.
Nguyên nhân chủ yếu của nạn đói này là do quân phiệt Nhật câu kết với thực dân Pháp cùng làm cho dân Bắc kỳ kiệt quệ về lương thực để không còn sức chống lại chúng. Thực hiện âm mưu thâm độc này, quân Nhật đã ráo riết vơ vét lương thực dồn vào kho, chuyển một phần về nước, bắt dân nhổ lúa trồng đay, cấm vận không cho chuyển thóc gạo từ các tỉnh phía Nam ra, cộng với thiên tai mất mùa… Hậu quả là nạn đói đã diễn ra trên diện rộng, kéo dài trong nhiều tháng từ 1944 đến 1945, số người bị chết đói nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 8/1945.

Vào dịp kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai và ngày Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Ðồng minh, ngày 15/8/1995, Thủ tướng Nhật Bản Murayama đã đưa ra lời xin lỗi về tội ác của quân đội Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai:
Với hy vọng trong tương lai sẽ không còn những lỗi lầm như vậy, tôi xem xét những sự thật lịch sử hiển nhiên đó với sự xấu hổ và bày tỏ ở đây một lần nữa sự ân hận sâu sắc và lời xin lỗi chân thành của tôi”.
Vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Viện Sử học Việt Nam và Viện Sử học Nhật Bản đã phối hợp thành lập Tiểu ban hợp tác Việt – Nhật triển khai đề tài khoa học nghiên cứu về nạn đói năm 1945 ở Việt Nam nhằm góp phần làm sáng tỏ sự thật về sự kiện lịch sử khủng khiếp này.

Cùng với việc thu thập, thẩm định các nguồn tư liệu lưu trữ qua sách, báo, tranh, ảnh đã được công bố trong và ngoài nước từ khi xảy ra nạn đói đến thời điểm thực hiện đề tài (1992), Tiểu ban hợp tác Việt – Nhật còn thành lập các đoàn điều tra thực địa theo phương pháp xã hội học lịch sử.
Thái Bình là tỉnh được chọn điều tra đầu tiên tại một điểm duy nhất là xã Tây Lương, huyện Tiền Hải. 20°25′43.6″N 106°30′19.2″E
Cuộc điều tra được tiến hành trong thời gian một tháng vào giữa năm 1992. Ðồng thời với việc chia thành 5 đoàn điều tra chung trên địa bàn toàn xã, cuộc điều tra đã triển khai điều tra điểm theo 6 cấp độ: thôn, trại, xóm, ngõ, dài họ, gia đình. Các điểm được chọn là: thôn Lương Phú, một trại của thôn Thượng, xóm Bối Xuyên, ngõ xóm Giữa, dài họ Hoàng, gia đình cụ Hoàng Phúc.
Kết quả điều tra đã thống kê được toàn xã Tây Lương 3.968 người chết đói, chiếm 2/3 dân số.

Sau khi có kết quả điều tra, phía Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu, thẩm định và chấp nhận kết quả cuộc điều tra này.
Giáo sư Furuta Moto đã viết bản báo cáo về cuộc phối hợp điều tra giữa Việt Nam và Nhật Bản ở thôn Lương Phú, xã Tây Lương với tiêu đề: Những hậu quả của nạn đói ở một thôn Việt Nam. Sau khi phân tích khá thấu đáo về lịch sử, thành phần dân cư, đời sống kinh tế của thôn Lương Phú ở thời điểm xảy ra nạn đói, việc dựng lại số dân và số người chết đói, tình hình diễn ra nạn đói, so sánh với các thôn, xã bạn…, tác giả bản báo cáo kết luận:
Sau nạn đói khủng khiếp năm 1945, xã Tây Lương bao gồm thôn Lương Phú đã trở thành một trận địa trong suốt cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp và sau đó là cuộc chiến tranh chống Mỹ, nhiều người đã được gửi ra chiến trường chống lại đế quốc Mỹ.
Trong toàn bộ xã Tây Lương, mặc dầu có đến 511 người hy sinh và 500 người bị thương trong suốt 30 năm chiến tranh kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai song con số này còn ít hơn rất nhiều so với nạn nhân của nạn đói năm 1945. Như vậy, đối với xã Tây Lương, có lẽ nạn đói là một sự kiện tồi tệ nhất đã được biết đến trong thế kỷ này…
Những con số đạt được trong cuộc điều tra ở xã Tây Lương và thôn Lương Phú đã chỉ ra rằng, tổng số người chết đói là 280.000 trên toàn tỉnh Thái Bình (hay 25% dân số) và 30.000 chết đói ở huyện Tiền Hải là sự thực…”.

Ngoài việc điều tra thực địa ở xã Tây Lương, các điều tra viên trong đoàn còn tiến hành phỏng vấn các nhân chứng từng chứng kiến nạn đói năm 1945 và thu thập các nguồn tư liệu khác đã công bố về số người chết ở các xã trong tỉnh Thái Bình.
Từ những kết quả, kinh nghiệm điều tra ở xã Tây Lương, đề tài đã tiến hành điều tra ở các tỉnh, thành từ Quảng Trị trở ra. Kết thúc cuộc điều tra, ban chủ nhiệm đề tài đã tập hợp thành một công trình đồ sộ, công bố những số liệu cụ thể về số người chết đói ở những nơi điều tra và ý kiến của các nhân chứng cùng những tư liệu liên quan đã thu thập được. Từ công trình này, Giáo sư Văn Tạo và Giáo sư Furuta Moto đã phối hợp biên soạn thành cuốn sách mang tên:
Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam – những chứng tích lịch sử (Viện Sử học Việt Nam – Nhà xuất bản Trí thức xuất bản năm 2011).

Trong nhiều thập niên qua, giới trí thức và nhiều tầng lớp nhân dân Nhật Bản vẫn thường quan tâm tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân diễn ra nạn đói năm 1945 ở Việt Nam. Nhiều tổ chức phi chính phủ ở Nhật Bản khi đến Việt Nam với mục đích làm từ thiện đều có nguyện vọng tìm hiểu về nạn đói này và dường như người Nhật thường có câu cửa miệng là chúng tôi đến để xin lỗi các bạn về việc quân phiệt Nhật đã trực tiếp góp phần chính gây ra nạn đói năm 1945 ở Việt Nam.

Gần đây nhất, ngày 29/3/2016, đoàn Hội đồng hòa bình hữu nghị Nhật – Việt gồm 29 thành viên do bà Takeuchi Midori, đại diện Hội Phụ nữ dân chủ Nhật Bản làm trưởng đoàn đã thăm Thái Bình để tìm hiểu về nạn đói năm 1945 và thăm Trung tâm Phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam tỉnh. Trong cuộc tọa đàm với đoàn do Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh tổ chức cũng như khi đến thăm xã Tây Lương và trong suốt quá trình tiếp xúc, nhiều thành viên trong đoàn luôn nói lời xin lỗi Việt Nam. Ðặc biệt, trong đoàn có một số người ở tuổi ngoài 80, trong đó có một bà 85 tuổi đã xúc động cho biết:
Những năm 1943 – 1945, nước Nhật thiếu lương thực cũng có nhiều người chết đói, khi ấy tôi còn bé, mỗi bữa được lưng bát cơm. Bà nội tôi nói đó là gạo của Việt Nam. Tôi còn nhớ, đó là loại gạo hạt dài và mảnh. Sau này chúng tôi mới hiểu được là mình sống được nhờ gạo của Việt Nam nhưng ở Việt Nam lại có nhiều người chết đói. Nay tôi đến để xin lỗi các bạn”.
Bà trưởng đoàn cho biết, Hội Phụ nữ dân chủ Nhật Bản được thành lập năm 1946, một năm sau khi xảy ra nạn đói ở Việt Nam. Bà đã ba lần đến Việt Nam và sẽ còn đến nữa để xin lỗi Việt Nam.

Cách đây hơn 7 thập niên, ở Việt Nam đã xảy ra thảm cảnh đau thương do quân phiệt Nhật gây ra. Nỗi đau thương này thật khó phai mờ trong ký ức của mỗi người dân đất Việt. Nhưng bằng tất cả nỗ lực từ hai phía, Việt Nam và Nhật Bản đã cùng khép lại quá khứ để mở ra một chương mới về sự hợp tác, phát triển. Ðương nhiên, cũng cần phải thấy rằng, lợi ích phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản đòi hỏi sự quan tâm đến thực tế lịch sử. Có lẽ, đó chính là điều phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước. Những người dân có lương tri của Nhật Bản đã phần nào nhận rõ trách nhiệm của nước Nhật về nạn đói năm 1945 ở Việt Nam và đã chân tình nói lời xin lỗi.

Nguyễn Thanh
Vũ Quý, Kiến Xương

 

Veröffentlicht 2. Februar 2018 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Thai Binh Museum – Bảo tàng Thái Bình Trang sử bằng hiện vật   Leave a comment

Bảo tàng Thái Bình Trang sử bằng hiện vật

Nằm ở khu trung tâm của thành phố Thái Bình, Bảo tàng Thái Bình là nơi lưu giữ, bảo quản, trưng bày và giới thiệu những tài liệu, hiện vật, hình ảnh phản ánh quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Thái Bình qua các thời kỳ. Một số nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa thường so sánh nơi đây giống như trang sử bằng hiện vật của quê lúa. 20°27′09.9″N 106°20′53.5″E
19/12/2014 http://thaibinhtourism.com.vn/Tin-Tuc/Kham-Pha/701_Bao-tang-Thai-Binh-Trang-su-bang-hien-vat


Ông Vũ Ðức Thơm, Giám đốc Bảo tàng Thái Bình cho biết: Không gian trưng bày của Bảo tàng gồm không gian trong nhà và ngoài trời. Không gian trong nhà, Bảo tàng tổ chức trưng bày các tài liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan đến điều kiện tự nhiên; đời sống kinh tế, văn hóa; những mốc son tiêu biểu trong lịch sử đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của người dân Thái Bình. Không gian ngoài trời gồm các hiện vật có thể khối lớn gắn với những sự kiện và nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ví dụ như máy bay Mig21 mà Anh hùng Phạm Tuân từng lái, xe tăng 843 do đồng chí Bùi Quang Thận chỉ huy tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Trong vai khách tham quan, chúng tôi có dịp quan sát, tìm hiểu không gian trưng bày trong nhà của Bảo tàng. Bắt đầu từ tầng 2, với phương thức trưng bày theo chuyên đề, Bảo tàng trưng bày, giới thiệu đến người xem các tổ hợp hình ảnh, tài liệu, hiện vật khảo cổ học, địa chất học liên quan đến lịch sử mảnh đất, con người Thái Bình trước khi có Ðảng. Các hiện vật như mảnh gốm phong cách Ðường Cồ, mảnh khuôn đúc trống đồng phong cách Ðông Sơn, mũi tên đồng mang phong cách Cổ Loa tìm thấy ở vùng đất phía Tây Bắc tỉnh chứng minh Thái Bình là vùng đất cổ, hình thành cách đây hơn 2.500 năm. Trong quá trình định cư, sinh sống, người dân Thái Bình cần cù, chịu khó, dũng cảm chống lại thiên tai khắc nghiệt, chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Là tỉnh có văn hóa đa dạng, cái nôi của các nghệ thuật truyền thống đặc sắc như chèo, múa rối nước.

Trong nửa phần còn lại của tầng 2, các tài liệu, hiện vật, hình ảnh trong Bảo tàng hướng tới chủ đề truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thời kỳ phong kiến suy tàn của người dân Thái Bình từ đầu Công nguyên tới trước khi thành lập Ðảng. Theo đó, từ những năm đầu Công nguyên, các tướng quân Vũ Thị Thục, Lê Ðô… đã lãnh đạo nhân dân dấy binh cùng Hai Bà Trưng đánh tan quân Ðông Hán. Thời Trần, với những di tích, hiện vật khảo cổ khai quật ở thôn Tam Ðường (xã Tiến Ðức, Hưng Hà) chứng minh Hưng Hà, Thái Bình là nơi phát tích của nhà Trần, một hậu phương lớn, góp phần cùng quân dân Ðại Việt đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông… Bước sang thế kỷ XVIII, sự khủng hoảng của chế độ phong kiến làm bùng nổ các phong trào đấu tranh của đông đảo nông dân chống lại cường quyền, áp bức; ở Thái Bình, nhiều anh hùng áo vải đã đứng lên, tiêu biểu như Hoàng Công Chất, Phan Bá Vành…

Trong không gian tầng 3, truyền thống cách mạng của nhân dân Thái Bình từ khi có Ðảng lãnh đạo được trưng bày khoa học. Từ cuộc biểu tình nông dân Tiên – Duyên – Hưng (1/5/1930) và nông dân Tiền Hải (14/10/1930) đến hoạt động nuôi giấu cán bộ, gây dựng phong trào cách mạng; từ bức tranh nạn đói thảm khốc năm 1945 đến phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp, xóa nạn mù chữ; từ hậu phương lớn thực hiện tốt khẩu hiệu “thóc thừa cân, quân vượt mức” chi viện cho miền Nam những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ đến công cuộc xây dựng nông thôn mới hôm nay được tái hiện sinh động qua tổ hợp hình ảnh, tài liệu, hiện vật phong phú, đa dạng.

Em Ðỗ Linh Chi, học sinh Trường THPT Chuyên Thái Bình – một khách tham quan Bảo tàng cho biết: “Mặc dù thường xuyên đến Quảng trường 14/10 cùng các bạn nhưng đây là lần đầu tiên em bước chân vào Bảo tàng Thái Bình. Tham quan Bảo tàng, em được tận mắt nhìn thấy những hiện vật chỉ thấy trong sách giáo khoa, qua ti vi, có một cảm giác rất thú vị. Em hiểu biết thêm rất nhiều về mảnh đất và con người Thái Bình, thấy tự hào vì được sinh ra và lớn lên trên quê hương này”.

Là nơi lưu giữ cả quá khứ đất và người Thái Bình, Bảo tàng Thái Bình là kho tư liệu quý đối với người yêu thích tìm hiểu về lịch sử, về văn hóa xã hội, là nơi giảng dạy truyền thống rất hữu ích cho học sinh. Hy vọng trong tương lai, cánh cửa Bảo tàng sẽ được chào đón nhiều khách đến tham quan, học tập, góp phần khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa, văn hiến, lịch sử cho nhân dân địa phương, quảng bá hình ảnh về mảnh đất và con người Thái Bình đến bạn bè trong nước và quốc tế.

*Bảo tàng Thái Bình có tổng diện tích sàn gần 3.000m2, gồm 3 tầng, thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống kết hợp với hiện đại
*Năm 2003, Bảo tàng khánh thành; mỗi năm phục vụ miễn phí trên 20.000 lượt khách tham quan
*Bảo tàng mở cửa từ thứ hai đến thứ năm hàng tuần theo giờ hành chính
.
Bảo tàng Thái Bình
http://dulich.thaibinh.gov.vn/bao_tang_thai_binh.html
1. Tên điểm: Bảo tàng Thái Bình
2. Địa chỉ: Quảng trường 14-10, thành phố Thái Bình,tỉnh Thái Bình
3. Vị trí địa lý:
– Tọa độ: 20° 27′ 06“ /106° 20’53“
– Vị trí: Bảo tàng nằm trên phố Lý Thường Kiệt, đối diện với phố Lê Lợi và UBND tỉnh Thái Bình, nằm cạnh Triển lãm thông tin Thái Bình và tượng đài Nguyễn Đức Cảnh.
4. Đặc điểm:

Bảo tàng Thái Bình tọa lạc trên diện tích gần 6.000 m2 trong đó có 3000m2 trưng bày các hiện vật, tranh ảnh… nêu bật các chặng đường lịch sử của quân và dân Thái Bình qua các thời kỳ.
Năm 2003, bảo tàng được khánh thành và đưa vào phục vụ nhân dân. Bảo tàng Thái Bình đang quản lý, trưng bày gần 30.000 tài liệu, hiện vật, hình giới thiệu toàn diện về tự nhiên, lịch sử, văn hóa của tỉnh Thái Bình từ thời kỳ tiền, sơ sử đến ngày nay.
Bảo tàng Thái Bình gồm ba tầng với kiến trúc vừa mang tính hiện đại, vừa mang tính dân tộc và là một trong những bảo tàng lớn nhất của cả nước.
Từ cửa chính phía Nam đi vào tầng 1 là phòng khánh tiết trang trọng thông suốt 3 tầng với cụm Tượng đài „Bác Hồ với nhân dân Thái Bình và tình cảm của Đảng bộ nhân dân Thái Bình với Bác“, cụm tượng đài gồm 9 nhân vật, trong đó hình tượng Bác Hồ là trọng tâm, xung quanh Bác là các tầng lớp công – nông – binh, cụ già và học sinh đón Bác. Phía sau là lũy tre xanh với hình ảnh gác chuông Chùa Keo -biểu tượng văn hoá vĩnh hằng của quê hương Thái Bình cùng các biểu tượng truyền thống văn hiến và truyền thống đấu tranh của nhân dân Thái Bình qua các thời kỳ. Hai bên có hai bức phù điêu; bên trái là bức phù điêu biểu tượng truyền thống văn hiến và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm trước khi có Đảng; bên phải là bức phù điêu truyền thống sản xuất, chiến đấu của Đảng bộ và nhân dân Thái Bình trong các cuộc kháng chiến chống Phápvà chống Mỹ.
Tầng 2 của bảo tàng trưng bày về các chủ đề: Lịch sử tự nhiên – sự hình thành đất đai và cư dân, đời sống văn hoá của con người Thái Bình, những mốc son tiêu biểu trong lịch sử xây dựng và bảo vệ quê hương của con người Thái Bình. Với bố cục trưng bày theo chuyên đề và tổ hợp hình ảnh, tài liệu hiện vật sẽ giúp quý khách hình dung được quá trình hình thành các vùng đất đai và sự du nhập của các luồng cư dân đến khai khẩn đất hoang lập nên xóm ấp. Đến các sản phẩm văn hoá tinh thần như: cảnh chiếu chèo sân đình, nhà thuỷ đình với các tích trò quân rối tiêu biểu của làng Nguyễn và làng Đông Các. Các hiện vật tại các di chỉ và trong mộ táng, những viên gạch hoa văn ô trám lồng, mô hình nhà, mô hình trang trại, bát đĩa có niên đại từ thế kỷ I đến thế kỷ III đầu công nguyên, minh chứng cho sự quần cư của cư dân Thái Bình Các vùng đất khác trong quá trình biển tiến, nhân dân lấn biển lập làng (đặc biệt là doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ chiêu mộ dân binh khẩn hoang lập nên vùng đất Tiền Châu năm 1826 – tiền thân của huyện Tiền Hải ngày nay).
Bằng các tổ hợp hình tượng trưng bày kết hợp cả phương tiện nghe nhìn minh họa , quý khách sẽ được xem cảnh chiếu chèo sân đình với các kịch bản, tích chèo kinh điển, xem nhà thủy đình và các tích trò, quân rối tiêu biểu của làng Nguyễn, làng Đống…
Theo các tài liệu của bảo tàng, ngày 20 tháng 3 năm 2004, ông Đoàn Anh Tuấn – hội viên Hội nghiên cứu sưu tầm cổ vật Thăng Long đã hiến tặng Bảo tàng Thái Bình 93 cổ vật. Các cổ vật này làm bằng các chất liệu đá, đồng, đất nung, gốm men… thuộc ba giai đoạn hậu thời kỳ đá mới, văn hóa Đông Sơn và giai đoạn thời Trần thế kỷ 13-14. Các chuyên gia về khảo cổ học của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cho biết, 93 cổ vật trên rất có giá trị, trong đó có một số cổ vật như đĩa đèn, trống chậu thuộc loại quí hiếm, ít xuất hiện trong các phần trưng bày của các bảo tàng trung ương và địa phương. Số cổ vật này sẽ giúp cho việc nghiên cứu lăng mộ thời Trần mà tỉnh Thái Bình đang phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam khai quật.
Tầng 3 của bảo tàng trưng bày về truyền thống cách mạng Thái Bình từ khi có Đảng lãnh đạo . Với chủ đề này các tài liệu hiện vật sẽ làm sáng tỏ các mốc son lịch sử, những người con ưu tú như Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Công Thu, Nguyễn Văn Năng, Bùi Hữu Diên… cùng các sự kiện của cuộc biểu tình nông dân Tiên – Duyên – Hưng (01/05/1930) và nông dân Tiền Hải (14/10/1930) đã góp phần để xứ ủy đánh giá Thái Bình là tỉnh “có phong trào mạnh nhất Bắc Kỳ lúc bấy giờ”…Trong kháng chiến chống Pháp, Thái Bình được Bác Hồ tặng cờ “quân dân một lòng tiêu diệt địch”. Làng kháng chiến Nguyên Xá – Đông Hưng được Bác Hồ tặng cờ “Nguyên Xá – làng kiểu mẫu”. Làng kháng chiến Tán Thuật – Kiến Xương có chị Nguyễn Thị Chiên đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT đầu tiên trong toàn quốc… Trong chống Mỹ, Thái Bình là quê hương 5 tấn, sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi, bắn rơi 44 máy bay Mỹ, thực hiện tốt khẩu hiệu “thóc thừa cân, quân vượt mức” ; nhiều tập thể cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVTND.Trong những năm đổi mới, những thành tựu kinh tế xã hội của tỉnh không ngừng tăng trưởng, những khu công nghiệp lớn được mở mang, đời sống cán bộ nhân dân ngày càng ổn định, phát triển.
Ngoài những phần trưng bày lịch sử, Bảo tàng Thái Bình còn có phòng trưng bày chuyên đề về kinh tế biển; tiềm năng dầu khí và việc khai thác sử dụng để phát triển các khu công nghiệp lớn của tỉnh.
Bảo tàng Thái Bình còn có phần trưng bày ngoài trời gồm các hiện vật gắn với những sự kiện và nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc . Khu trưng bày ngoài trời bao gồm có máy bay, tên lửa, xe tăng, pháo lớn do những người con ưu tú của quê hương Thái Bình chiến đấu, lập công oanh liệt trong kháng chiến chống Mỹ như: Máy bay Mic 21 do đồng chí Phạm Tuân- Anh hùng lực lượng vũ trang đã từng bắn rơi máy bay B52 của Mỹ trên bầu trời thủ đô Hà Nội đêm ngày 27/12/1972, xe tăng 843 do đồng chí Bùi Quang Thận chỉ huy tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng Sài Gòn ngày 30-4-1975, pháo mặt đất 85 ly do đơn vị C2 bộ đội Thái Bình trực chiến tại bờ biển Tiền Hải, bắn cháy hai chiếc máy bay của Mỹ vào ngày 17/5/1972 và ngày 8/8/1972, bệ phóng tên lửa DVINA do đồng chí Phạm Trường Uy – anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân –quê xã Vũ Lạc , Kiến Xương thuộc tiểu đoàn tên lửa E236-F367 Bộ tư lệnh phòng không không quân đã trực tiếp điều khiển và chỉ huy bắn rơi 31 máy bay Mỹ trong đó có 2 pháo đài bay B52 bị bắn rơi ngày 2/4/1972 và ngày 28/8/1972
Với hàng ngàn tài liệu, hiện vật quý được trưng bày một cách khoa học cùng các trang thiết bị nghe nhìn hiện đại được lưu giữ tại Bảo tàng Thái Bình, mỗi năm bảo tàng đã đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu.

Bảo tàng Thái Bình đón quý khách tham quan vào các ngày thứ hai, thứ 3, thứ 4, thứ 5; sáng từ 8h đến 11h, chiều từ 14h đến 17h

Bảo tàng Thái Bình 03.01.2017 veröffentlicht

 

 

Veröffentlicht 2. Februar 2018 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Edles Herz, Kindermönche in der Sung Quang Pagode, vietnamesische „Babyklappe“ – Tấm lòng cao cả của sư thầy chùa Sùng Quang xã Dân Chủ huyện Hưng Hà   Leave a comment

Tấm lòng cao cả của sư thầy chùa Sùng Quang xã Dân Chủ huyện Hưng Hà

Đã hơn 20 năm về làm chủ trì chùa Sùng Quang xã Dân Chủ huyện Hưng Hà sư thầy Thích Đàm Tường luôn được nhân dân địa phương kính trọng, yêu mến và được mọi người nể phục, biết đến một vị sư thầy có tấm lòng cao cả, bao la chở che nuôi dưỡng các cháu mồ côi cha mẹ, bị bỏ lại nơi cửa phật. 20°38′51.4″N 106°15′58″E
09 23 2016 http://hungha.gov.vn/tin-tuc1/mo-hinh-dien-hinh/item/1076-t%E1%BA%A5m-l%C3%B2ng-cao-c%E1%BA%A3-c%E1%BB%A7a-s%C6%B0-th%E1%BA%A7y-ch%C3%B9a-s%C3%B9ng-quang-x%C3%A3-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-huy%E1%BB%87n-h%C6%B0ng-h%C3%A0.html
cháu Tạ Thiện Linh trong vòng tay yêu thương, chăm sóc tận tình của sư thầy Thích Đàm Tường 

Theo sư thầy cho biết cách đây hơn 1 tháng đã nhận nuôi 1 bé gái trong một hoàn cảnh đặc biệt. Bé gái bị người thân bỏ lại ngoài cổng chùa khi mới được 7 ngày tuổi. Đến nay, dưới sự chăm sóc bảo vệ của sư thầy cháu bé đang rất khỏe mạnh, giờ đây cháu đã có một cái tên mới Tạ Thiện Linh do sư thầy đặt cho với mong muốn mọi sự bình an tốt đẹp sẽ đến với cháu. Trong suốt hơn 20 năm qua, tính đến nay sư thầy Thích Đàm Tường đã nhận nuôi, chăm sóc được trên 10 cháu bé có những cảnh ngộ, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: như mồ côi cha mẹ, bị bỏ rơi…nhờ được sự chăm sóc dạy bảo tận tình của sư thầy các cháu đều rất chăm ngoan, có cháu đã khôn lớn trưởng thành có công việc, cuộc sống tốt như mong muốn của sư thầy.

Hiện nay, sư thầyThích Đàm Tường đang nhận nuôi, chăm sóc tại chùa 3 cháu bé đều có hoàn cảnh bị người thân bỏ lại nơi cổng chùa, cháu lớn nhất giờ đã được 8 tuổi, các cháu đều rất khỏe mạnh, tin chắc rằng nơi chốn cửa phật dưới sự chăm sóc tận tình, dạy bảo của sư thầy Thích Đàm Tường các cháu sẽ có một tương lai tươi sáng, trở thành người có ích cho xã hội.

 

Veröffentlicht 9. Oktober 2016 von anhyeuem66 in Allgemein, Armut, Tempel Chua

Getaggt mit , , , , ,