Archiv für das Schlagwort ‘Erdrutsch

Es wird prognostiziert das es im Jahr 2024 11 bis 13 Stürme und tropische Tiefdruckgebiete geben wird – Dự báo sẽ xuất hiện 11 – 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trong năm 2024   Leave a comment

Dự báo sẽ xuất hiện 11 – 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trong năm 2024

Sáng 10/5, Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024.
10/05/2024 07:37 (GMT+7) https://baonghean.vn/du-bao-se-xuat-hien-11-13-con-bao-va-ap-thap-nhiet-doi-trong-nam-2024-post289083.html
Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có các đồng chí: Trần Lưu Quang – Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai; Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT; Đại diện các bộ, ban, ngành.
Tại điểm cầu Nghệ An có đồng chí Nguyễn Văn Đệ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ban, ngành, địa phương.

Thiệt hại trên 9.000 tỷ đồng do thiên tai
Ở nước ta, thiên tai năm 2023 xảy ra cực đoan trên các vùng miền với 1.964 trận thiên tai (21/22 loại hình), đặc biệt là mưa lớn gây sạt lở đất, lũ quét, lũ, ngập lụt trên diện rộng.
Thiên tai đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân, các sự cố tai nạn trên biển, sập đổ công trình, sự cố hóa chất, tràn dầu, hỏa hoạn, cháy nổ xảy ra nhiều hơn với mức độ nghiêm trọng so với năm trước. Thiệt hại về kinh tế do sự cố, thiên tai ước tính 9.324 tỷ đồng
Một số trận thiên tai lớn như trong năm 2023 như: Đợt mưa lớn từ ngày 02-08/8 xảy ra tại khu vực miền núi Bắc Bộ đã làm 16 người chết, mất tích, thiệt hại về cơ sở, vật chất trên 969 tỷ đồng; Mưa lớn gây sạt lở đất tại nhiều điểm trên khu vực Tây Nguyên; Đợt mưa lớn từ 24-29/9 do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới tại 6 tỉnh miền Trung và 13 tỉnh Bắc Bộ đã gây ngập lụt tại các khu vực trũng thấp, nghiêm trọng nhất tại tỉnh Nghệ An (thời điểm lớn nhất 2.337 nhà bị ngập). Mưa lũ, sạt lở đã làm 21 người chết, mất tích, bị thương (chết: 10; bị thương:11).
Từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11, khu vực miền Trung đã xảy ra 3 đợt mưa lớn, lũ, ngập lụt diện rộng làm 14 người chết, mất tích; Nắng nóng gay gắt và khốc liệt hơn trung bình nhiều năm, xảy ra nhiều đợt nắng nóng kỷ lục vượt giá trị lịch sử như Lạc Sơn (Hòa Bình) 43,4 độ, Hồi Xuân (Thanh Hóa) 44,1 độ, Tương Dương (Nghệ An) 44,2 độ – đây là giá trị nhiệt độ cao nhất từng được quan trắc ở Việt Nam…
Từ đầu năm 2024 đến nay, một số đợt thiên tai nghiêm trọng đã xảy ra trên cả nước như rét đậm, rét hại tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, sụt lún đất và ngập lụt do triều cường xảy ra tại đồng bằng sông Cửu Long (nghiêm trọng nhất tại khu vực Cà Mau); hạn hán khu vực Tây Nguyên; mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (mưa đá, dông lốc liên tiếp xảy ra tại 19 tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ); nắng nóng vượt lịch sử tại 110/186 trạm quan trắc trên cả nước…
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, các đồng chí lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, Ban Chỉ đạo cùng với lãnh đạo các cấp ở địa phương đã trực tiếp xuống hiện trường động viên thăm hỏi người dân bị thiệt hại, trực tiếp kiểm tra công tác khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống nhân dân. Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ 8.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 cho 43 tỉnh, thành phố để phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở; các địa phương đã ưu tiên, sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động PCTT với tổng kinh phí trên 3.070 tỷ đồng.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, năm 2023 là một năm thiên tai diễn biến phức tạp, mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới, tuy nhiên, đã xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, rét hại, không khí lạnh, nắng nóng, mưa lớn. Cụ thể, có 22 đợt không khí lạnh (trong đó, có 16 đợt gió mùa Đông Bắc); 3 đợt rét đậm, rét hại; 11 đợt nắng nóng, nắng nóng gay gắt; 36 trận lốc, mưa đá, sét, mưa lớn cục bộ tại nhiều xã, huyện trên địa bàn tỉnh; 1 đợt mưa lớn diện rộng trên địa bàn tỉnh. Ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 667 tỷ đồng.

Nâng cao chất lượng dự báo thiên tai
Phát biểu tại hội nghị, đại diện Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết: Đầu năm 2024, toàn quốc đã ghi nhận nhiệt độ nắng nóng kỷ lục tại các địa phương với số ngày nắng tăng cao. Dự kiến từ nay đến cuối năm, sẽ tiếp tục có các đợt nắng kéo dài với cường độ mạnh hơn, gây khô hạn diện rộng. Đối với bão và áp thấp nhiệt đới dự kiến sẽ có từ 11 – 13 cơn, trong đó có khoảng 5 -7 cơn ảnh hưởng đến đất liền. Lũ lụt dự kiến sẽ xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11… Do đó, các ban ngành, địa phương cần chủ động lên các phương án phòng chống thiên tai từ sớm để giảm thiểu thiệt hại.
Bà Pauline Tamesis – Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết: Hiện nay, biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn thế giới, các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai dễ xảy ra và gây thiệt hại lớn. Việt Nam là một trong những quốc gia thường chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai. Chúng tôi cam kết sẽ đồng hành với Chính phủ Việt Nam trong các giải pháp phòng chống thiên tai đồng thời sẽ phối hợp để có các hoạt động nhân đạo, hỗ trợ về lương thực, y tế… cho các địa phương, hộ gia đình bị ảnh hưởng do thiên tai.
Đại diện các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đắc Nông, Tiền Giang, Cà Mau đã trình bày các báo cáo về công tác phòng chống thiên tai của từng địa phương đồng thời kiến nghị, đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương xem xét hỗ trợ các địa phương kinh phí để tu sửa các công trình ách yếu và mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tai vì đây là điều rất quan trọng để các địa phương chủ động các giải pháp phòng chống.
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Năm 2023 là một năm đặc biệt, dù không xuất hiện các cơn bão nhưng đổi lại, nước ta phải đối phó với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan khác như xâm nhập mặn, sạt lở, lũ lụt, cháy nổ…Dù gặp nhiều khó khăn tuy nhiên các bộ, ngành, địa phương đã rất nỗ lực trong công tác phòng chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại.
Năm 2024 dự báo thời tiết vẫn còn nhiều diễn biến bất thường, đặc biệt là nắng nóng, khô hạn ở giữa năm và mưa bão, lũ lụt dự kiến sẽ xuất hiện từ nay đến hết năm. Do đó, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung kiểm tra hiện trạng các khu vực cách yếu trước mùa mưa bão; thực hiện tốt Luật Phòng thủ dân sự đảm bảo hoạt động liên tục, hiệu quả trong chỉ đạo, tham mưu ứng phó với thiên tai, sự cố.
Bên cạnh đó, các đơn vị, địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, thông tin với đa dạng các hình thức, đặc biệt là mạng xã hội để nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống thiên tai; kiểm tra, rà soát các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai và có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế.
Đối với Cơ quan dự báo khí tượng thuỷ văn cần nâng cao chất lượng dự báo, thông tin kịp thời để các địa phương chủ động phương án phòng chống. Người đứng đầu các địa phương phải nâng cao năng lực điều hành, chỉ đạo khi xảy ra các sự cố về thiên tai đồng thời huy động nguồn lực để đầu tư hạ tầng, khắc phục hậu quả, tranh thủ các nguồn xã hội hoá ngoài nguồn hỗ trợ từ Trung ương.
Đối với các tổ chức quốc tế, Chính phủ Việt Nam mong muốn các đơn vị tiếp tục đồng hành, trao đổi kinh nghiệm, thông tin, hỗ trợ đào tạo chuyên môn về phòng chống thiên tai. Ngoài ra có thể hỗ trợ, đầu tư cho các địa phương trên cả nước về hạ tầng phòng chống thiên tai thông qua các dự án.

Veröffentlicht 12. Mai 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Anhaltende Hitze und niedrige Wasserstände führen zu Dürrebedingungen in den Kanälen – Kiên Giang: Nắng nóng, khô hạn làm nhiều đoạn đường sụt lún   Leave a comment

Kiên Giang: Nắng nóng, khô hạn làm nhiều đoạn đường sụt lún

Nắng nóng kéo dài, mực nước xuống thấp gây ra tình trạng khô hạn ở các tuyến kênh, làm sụt lún nghiêm trọng nhiều tuyến đường đê bao thuộc vùng đệm U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
28/03/2024 – 15:33 https://nhandan.vn/kien-giang-nang-nong-kho-han-lam-nhieu-doan-duong-sut-lun-post802015.html

Ngày 28/3, thông tin từ Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng cho biết, những ngày qua, khô hạn đã làm cầu, đường và nhà dân ở vùng đê bao của huyện bị sạt lở, rạn nứt, lún sụt, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Trên địa bàn xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng hiện có 53 điểm sạt lở với chiều dài hơn 3,2km (sạt lở gần 1,6km, rạn nứt hơn 1,6km). Trong đó, sạt lở Tỉnh lộ 965 với chiều dài 100m; sạt lở đường giao thông nông thôn theo các tuyến kênh với chiều dài gần 1,5km và nhà văn hóa ấp An Hưng có nguy cơ lún sụt.
Trên địa bàn xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng có 21 điểm sạt lở với chiều dài 451m.
Từ đầu năm đến nay, huyện U Minh Thượng ghi nhận hơn 3,7km đường sạt lở và có nguy cơ sạt lở, kéo theo một số tài sản của người dân, nhà nước bị ảnh hưởng. Mùa khô năm 2023-2024 trên địa bàn huyện U Minh Thượng đến sớm, kéo dài và độ mặn cao hơn trung bình nhiều năm; nguy cơ cao xảy ra thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Ngay từ đầu năm 2024, Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng đã chỉ đạo các ngành chuyên môn tham mưu và ban hành nhiều văn bản như lịch đóng cống, đắp đập ngăn mặn khu vực vùng đệm, tăng cường bảo vệ sản xuất, các giải pháp phòng, chống sạt lở…
Cũng theo Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng, do diện tích sản xuất cây ăn trái, hoa màu trên địa bàn huyện rất lớn, nên cần lượng nước lớn để tưới, làm mực nước các kênh trong đê bao xuống nhanh.
Bên cạnh đó, nắng nóng kéo dài nên gây ra tình trạng khô, cạn nước mặt trên các kênh cũng nhanh hơn, làm sạt lở, sụt lún nhiều tuyến đường của khu vực vùng đệm, gây khó khăn cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, nông sản.
Trước tình hình trên, Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng chỉ đạo các đơn vị chức năng giăng dây, kẻ vạch, cắm biển cảnh báo, đèn tín hiệu để người dân chú ý an toàn khi lưu thông; vận động người dân di dời ra khỏi khu vực nứt, có nguy cơ sạt lở cao.
Địa phương cũng thực hiện các biện pháp khắc phục tạm thời hậu quả do sạt lở gây ra, bảo đảm việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa của người dân.

Veröffentlicht 28. März 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Der Norden bereitet sich auf eine neue Kälteperiode vor, an manchen Orten werden die Temperaturen unter 10 Grad Celsius liegen – Bắc Bộ chuẩn bị đón đợt rét mới, có nơi dưới 10 độ C – Von jetzt an bis Ende März wird es nur lokal in den nördlichen Bergen zu starker Kälte kommen – Từ nay đến cuối tháng 3, rét đậm chỉ xuất hiện cục bộ ở vùng núi phía bắc   Leave a comment

Bắc Bộ chuẩn bị đón đợt rét mới, có nơi dưới 10 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trưa nay (17/3), ở phía bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía nam. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ ngày 19/3, khu vực Bắc Bộ trời chuyển rét. Khu vực Bắc Trung Bộ chuyển rét từ đêm 19/3.
17/03/2024 – 11:08 https://nhandan.vn/bac-bo-chuan-bi-don-dot-ret-moi-co-noi-duoi-10-do-c-post800355.html
Dự báo khoảng đêm 18/3, bộ phận không khí lạnh trên sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ.
Từ ngày 19/3, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Trong đất liền gió chuyển hướng đông bắc cấp 2-3, vùng ven biển cấp 4-5.
Từ ngày 19/3, khu vực Bắc Bộ trời chuyển rét. Từ đêm 19/3, khu vực Bắc Trung Bộ trời chuyển rét. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 15-18 độ C, khu vực vùng núi từ 12-15 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C; Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-19 độ C.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ đêm 18-19/3, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to. Từ chiều 19/3, khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên có mưa, mưa rào và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Trên biển, do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ đêm 18/3, ở vịnh Bắc Bộ gió chuyển hướng đông bắc và mạnh dần lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh, sóng biển cao từ 1,5-2,5m.
Từ ngày 19/3, khu vực bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao từ 2-4m.
Cảnh báo mưa dông kèm theo các hiện tượng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc. Ngoài ra, mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

Từ nay đến cuối tháng 3, rét đậm chỉ xuất hiện cục bộ ở vùng núi phía bắc
Dự báo, từ nay đến cuối tháng 3, không khí lạnh hoạt động yếu dần về cường độ; rét đậm, rét hại chỉ xuất hiện cục bộ ở vùng núi phía bắc. Ngoài ra, hiện tượng mưa nhỏ, mưa phùn ở khu vực Bắc Bộ tiếp tục xuất hiện nhiều hơn trung bình nhiều năm.
17/03/2024 – 16:00 https://nhandan.vn/tu-nay-den-cuoi-thang-3-ret-dam-chi-xuat-hien-cuc-bo-o-vung-nui-phia-bac-post800352.html
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ tháng 4-6, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Ngoài ra, trên Biển Đông ít có khả năng xuất hiện bão/áp thấp nhiệt đới.
Dự báo, trong nửa cuối tháng 3, không khí lạnh hoạt động yếu dần về cường độ, rét đậm, rét hại chỉ xuất hiện cục bộ ở vùng núi phía bắc. Ngoài ra, hiện tượng mưa nhỏ, mưa phùn ở khu vực Bắc Bộ tiếp tục xuất hiện nhiều hơn trung bình nhiều năm trong thời kỳ nửa cuối tháng 3.
Từ tháng 4, không khí lạnh hoạt động yếu và ít có khả năng xuất hiện rét đậm, rét hại; mưa nhỏ mưa phùn cũng giảm dần và chỉ xảy ra ít ngày ở vùng ven biển phía Đông Bắc Bộ.
Trên phạm vi cả nước có khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, đặc biệt trong các đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta trong thời kỳ chuyển mùa (tháng 4 và 5).
Từ nay đến cuối tháng 3, nắng nóng xuất hiện ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, vùng núi phía tây thuộc Bắc Trung Bộ; sau đó gia tăng về cường độ và mở rộng dần sang các nơi khác của khu vực Bắc Bộ, khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ vào tháng 4-6. Nắng nóng tại khu vực Nam Bộ tiếp tục duy trì trên khu vực miền đông và sẽ mở rộng dần sang khu vực miền tây từ nửa cuối tháng 3 đến nửa đầu tháng 5.
Ngoài ra, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tình trạng khô hạn còn tiếp diễn trong tháng 4. Ở khu vực Trung Bộ khả năng xuất hiện khô hạn kéo dài trong thời kỳ từ tháng 4-6.
Các chuyên gia khí tượng dự báo, trên phạm vi toàn quốc nhiệt độ trung bình từ tháng 4-5, phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 1-2 độ C, có nơi cao hơn. Tháng 6, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Cảnh báo, hiện tượng nắng nóng gia tăng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như mọi hoạt động ngoài trời; đặc biệt sang tháng 5-6, mức độ nắng nóng có thể gia tăng gay gắt hơn. Ngoài ra, mưa lớn, dông, lốc, mưa đá trong giai đoạn chuyển mùa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng ở các khu vực chịu tác động.
Dự báo, từ tháng 4-6, tổng lượng mưa ở khu vực Bắc Bộ phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Ở khu vực Trung Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa-Thừa Thiên Huế tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 15-30mm; các tỉnh từ Đà Nẵng-Bình Thuận tổng lượng mưa thiếu hụt từ 20-40mm.
Sang tháng 5, tổng lượng mưa tại khu vực Trung Bộ thiếu hụt từ 10-30%. Tháng 6, tổng lượng mưa tại các tỉnh miền trung phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Tổng lượng mưa ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong tháng 4 thấp hơn từ 30-60mm so với trung bình nhiều năm. Tháng 5, tổng lượng mưa thiếu hụt so với trung bình nhiều năm khoảng từ 15-30%. Tháng 6, tổng lượng mưa phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Veröffentlicht 17. März 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Eröffnungszeremonie des Bambusanbaus um Erdrutsche entlang des Lam-Flusses zu verhindern – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ dự lễ ra quân trồng tre, mét và kiểm tra mô hình nông nghiệp tại Anh Sơn   Leave a comment

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ dự lễ ra quân trồng tre, mét và kiểm tra mô hình nông nghiệp tại Anh Sơn

Phong trào trồng tre, mét chống sạt lở ven sông Lam đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các hội viên nông dân.
Đến nay toàn huyện Anh Sơn đã trồng được 6,5km với 16.000 cây tre, mét.
12/03/2024 10:32 (GMT+7) https://baonghean.vn/pho-chu-tich-ubnd-tinh-nguyen-van-de-du-le-ra-quan-trong-tre-met-va-kiem-tra-mo-hinh-nong-nghiep-tai-anh-son-post286111.html

Ngày 12/3, đồng chí Nguyễn Văn Đệ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự lễ ra quân trồng tre, mét chống sạt lở hưởng ứng chương trình „Trồng một tỷ cây xanh“ của Chính phủ và kiểm tra các mô hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Anh Sơn.
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Phùng Thành Vinh – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Nguyễn Quang Tùng – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Nguyễn Hữu Sáng – Bí thư Huyện ủy Anh Sơn ; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành cấp tỉnh và huyện Anh Sơn.
Thực hiện Kế hoạch của Hội Nông dân huyện Anh Sơn về trồng tre, mét chống sạt lở đất ven sông Lam và chương trình „Trồng một tỷ cây xanh“ của Chính phủ, ngay sau lễ phát động, cán bộ, hội viên Chi hội nông dân thôn 7, xã Khai Sơn đã tiến hành trồng tre ven sông Lam. Theo kế hoạch, xã Khai Sơn sẽ trồng 1.500 cây tre, mét với chiều dài 5km.
Cùng với việc trồng tre tại đường đê quai chống sạt lở, Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục phát động người dân trồng tre ở những vùng xung yếu có nguy cơ sạt lở trên địa bàn xã.
Trong những năm gần đây, sau mỗi đợt mưa lớn, lũ lụt tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã làm sạt lở bờ sông Lam, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và diện tích đất nông nghiệp. Để khắc phục tình trạng trên, đầu năm 2024, UBND huyện Anh Sơn phối hợp với Hội Nông dân huyện triển khai kế hoạch trồng tre, mét dọc bờ Sông Lam để làm kè sinh thái chống sạt lở, xói mòn.
Phong trào này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các hội viên nông dân. Đến nay toàn huyện Anh Sơn đã trồng được 6,5km với 16.000 cây tre, mét.
Theo kế hoạch, huyện Anh Sơn sẽ sơ kết phong trào này vào dịp 30/4/ 2024 và tổng kết vào dịp 95 Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025).
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Quang Tùng cho biết: Phong trào trồng tre, mét chống sạt lở ven sông Lam là việc làm thiết thực nhận được sự hưởng ứng tích của các hội viên nông dân Anh Sơn. Trồng tre chi phí thấp, dễ làm, là giải pháp bảo vệ hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp, công trình giao thông, thủy lợi. Đây cũng là phương án quan trọng nhằm chỉnh trị dòng sông ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, ổn định đời sống, sản xuất của người dân.
Thông qua phong trào này để tuyên truyền, khuyến khích, động viên cán bộ, hội viên, nhân dân tích cực đẩy mạnh phong trào trồng cây, chăm sóc và bảo vệ tài nguyên; phát huy truyền thống và nét đẹp văn hóa của dân tộc về Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ; góp phần giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Từ hiệu quả mô hình trồng tre, mét chống sạt lở, xói mòn ven sông Lam của nông dân Anh Sơn, Hội Nông dân tỉnh sẽ tham mưu cho UBND tỉnh triển khai nhân rộng mô hình này ở các địa phương trong tỉnh.
Tiếp đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ và đoàn công tác đã đến kiểm tra mô hình vườn ươm giống cam bù sen tại xã Khai Sơn. Cam bù sen được coi là loại quả đặc sản của Anh Sơn, được trồng chủ yếu ở xã Khai Sơn với diện tích gần 25 ha. Những năm gần đây, cam bù sen đã khẳng định được thương hiệu và được công nhận đạt hạng 3 sao trong chương trình OCOP.
Đoàn cũng đến thăm mô hình chăn nuôi gà của gia đình Bùi Công Chung ở thôn 2, xã Hội Sơn, quy mô 15.000 con/lứa.

Veröffentlicht 15. März 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Neues Leben am Fuße des Berges Pu Phen – Cuộc sống mới dưới chân núi Pu Phen   Leave a comment

Cuộc sống mới dưới chân núi Pu Phen 19°25′21.8″N 104°48′32″E

Dọc theo tuyến Tỉnh lộ 543c, hàng trăm căn nhà mọc lên san sát, những cánh rừng keo bạt ngàn, lũ trẻ hồn nhiên vui đùa trong ngôi trường mới… là hình ảnh về xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương đang hồi sinh từng ngày.
28/01/2024 07:22 (GMT+7) https://baonghean.vn/cuoc-song-moi-duoi-chan-nui-pu-phen-post284087.html
Ký ức buồn
Thiên nhiên ban tặng cho Yên Tĩnh nhiều tài nguyên quý hiếm. Rừng đầu nguồn khe Chà Hạ bạt ngàn các loại gỗ quý, trong lòng đất từ đỉnh Pu Phen đến các triền đồi, triền núi hay lòng khe Chà Hạ đều có vàng. Những tưởng đó là nguồn tài nguyên sẽ đem lại cuộc sống sung túc, đủ đầy cho người dân nơi đây. Nhưng nó lại là nguyên nhân của những thảm họa đổ lên đầu người dân. Người tứ phương đổ về Yên Tĩnh để khai thác vàng, khai thác gỗ tìm kiếm vận may để đổi đời, mang theo cả tệ nạn ma túy, HIV/AIDS.
Tiếng máy múc, máy sàng gầm gào trên lưng núi, dưới lòng khe suối… Từ một vùng quê thuần nông yên bình nay bị cuốn vào cuộc sống hối hả chạy theo những cuộc càn quét vàng khắp các lòng khe, các con suối, đỉnh đồi. Kẻ đào vàng, người gùi hàng thuê cho các nhóm khai thác vàng. Những mặt hàng chủ yếu là xăng, dầu, lương thực, thực phẩm, rượu, thuốc lá…
Đối tượng gùi hàng thuê là phụ nữ. Ngày qua, tháng lại quan hệ giữa các ông chủ và những người gùi hàng ngày càng thân thiện dẫn đến nạn ngoại tình, gia đình ly tán. Những người làm thuê khai thác vàng có hơn 90% là người nghiện dẫn đến tệ nạn ma tuý trên địa bàn trở nên nóng bỏng, hàng trăm thanh thiếu niên xã Yên Tĩnh rơi vào cảnh nghiện ngập ma tuý, nhiễm HIV/AIDS. Có thời điểm người nghiện ma túy ở Yên Tĩnh lên tới 197 người, trong đó có gần 100 người nhiễm HIV/AIDS. Trong số người nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS có đến 3/4 người đi tù hoặc chết; hàng chục cặp vợ chồng ly hôn, gia đình tan nát, hơn 30 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, cuộc sống nghèo nàn, bần cùng phủ khắp các bản làng.
Ông Pay Văn Hội – Trưởng bản Chả Lúm (Yên Tĩnh) nhớ lại “Nạn ma túy, HIV/AIDS làm cho bản Chả Lúm tan hoang, mẹ mất con, vợ mất chồng, kẻ chết, người vào tù, trong bản chỉ có người già, đàn bà và trẻ nhỏ thôi, chưa nói tới hàng chục chị em bỏ chồng, bỏ con theo người tình”…
Không chỉ có những cơn bão ma túy, vàng tặc, lâm tặc xới nát mảnh đất Yên Tĩnh mà còn có cả những cơn “Đại hồng thủy” đã làm cho mảnh đất này tan hoang. Đơn cử như, trận lũ quét giáng xuống bản Pa Tý vào đêm 26/5/2009. Chỉ trong vòng vài giờ, nước lũ đã cướp đi 5 sinh mạng, trong đó có 2 vợ chồng và 1 cháu bé mới 8 tuổi, cuốn trôi 2 căn nhà cùng với hàng ngàn gia súc, gia cầm, cả bản có 60 nóc nhà bị ngập chìm trong lũ. Bản nghèo trở nên tang thương chỉ trong một thời gian ngắn. Lãnh đạo các cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện đều bàng hoàng khi nhận được tin báo.
Nghĩ lại trận lũ quét xảy ra vào rạng sáng 25/6/2011, đôi mắt ông Vi Vũ Quang nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Yên Tĩnh vẫn còn thẫn thờ: “Mưa suốt cả đêm, đến rạng sáng 25/6 thì lũ ập về, cuốn trôi 2 nhà dân ở bản Cành Toong, làm ngập toàn bộ 76 ngôi nhà, trụ sở UBND xã, các trường Mầm non, Tiểu học Yên Tĩnh 1, Tiểu học Yên Tĩnh 2, tại bản Cặp Chạng toàn bộ trường học và nhà công vụ giáo viên đã bị sập hoàn toàn. Lũ lớn đã làm ách tắc giao thông toàn bộ tuyến đường từ Bản Vẽ vào Yên Tĩnh, 4 bản vùng trong của xã Yên TĩnhChà Lúm, Na Cáng, Pả Khốm, Huồi Pai bị cô lập hoàn toàn”.
Tiếp đến là trận lũ rạng sáng 14/9/2016, là một trong số trận lũ quét gây thiệt hại nặng nề nhất cho xã Yên Tĩnh. Trận lũ làm 89 nhà bị thiệt hại nặng nề và 35 hộ phải di dời khẩn cấp; hàng trăm ao cá khoảng trên 2 tấn cá và hàng chục trâu, bò, lợn bị cuốn trôi; 1 cây xăng và toàn bộ Trường PTDTBT THCS cùng với thiết bị dạy học, sách giáo khoa, quần áo, chăn màn học sinh, giáo viên cũng trôi theo cơn hồng thủy, tổng thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
“Gọi là Yên Tĩnh nhưng chưa bao giờ nơi này được yên”- ông Lương Duy Tơng ở bản Cành Toong, nguyên là Phó Chủ tịch MTTQ xã ngậm ngùi.

Nơi đất chết nở hoa
Bây giờ Yên Tĩnh đã hồi sinh và đang đổi thay từng ngày, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đã và đang được đầu tư, cuộc sống của người dân đang từng ngày đổi thay. Nhịp sống mới đang bắt đầu nơi vùng đất “chết”.
Dẫn tôi vào thăm các bản Na Cáng, Chả Lúm, Huồi Pai, Pả Khốm, bản Hạt sau 8 năm bị cơn đại hồng thủy hồi tháng 9/2016 tàn phá, Chủ tịch UBND xã Lữ Khăm Phon vui mừng cho biết: Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng nghị lực phi thường của bà con nên giờ đây đời sống của nhân dân Yên Tĩnh đang ngày một ổn định.
Cho đến nay, hầu hết bà con ở các bản làng đã vượt qua khó khăn. Nhờ được quan tâm đầu tư vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất và sản lượng lương thực các năm đều tăng, thu nhập của người dân từng bước được nâng cao. Trước đây, lũ quét đã cướp đi toàn bộ gia súc nhưng đến nay số gia súc toàn xã có đến 5.156 con, bình quân mỗi hộ gia đình có ít nhất 5 con, nhà nào cũng có trên dưới 100 con gia cầm.
Nhân dân xã Yên Tĩnh hăng hái khai hoang phục hóa đất bằng ven suối, biến những hố vàng trước đây thành ao cá, ruộng nước. Hiện tại toàn xã có 64 ha ruộng nước, canh tác 2 vụ lúa, 1 vụ màu và chuyển đổi 107 ha diện tích lúa rẫy để trồng sắn cao sản. Bà con nơi đây vốn chăm chỉ, cần cù nên đời sống kinh tế ngày một đi lên, những ngôi nhà sàn bằng gỗ, nhà xây kiên cố khang trang ngày càng được xây dựng nhiều hơn. Những hộ nghèo không có khả năng làm nhà ở thì đã được các cấp, các ngành và bà con giúp đỡ nên không còn gia đình nào phải ở nhà tạm; 100% trẻ em được đến trường đúng độ tuổi.
Hầu hết các tuyến đường liên bản, đường nội bản đến các hộ gia đình đều đã được bê tông hóa và do bà con tự đóng góp. Điển hình bản Na Cáng, đã huy động được 880 ngày công, phát quang 15.900m2, đào đất làm đường với khối lượng 11.368m3 tại các điểm dễ làm, tình nguyện quyên góp 36 triệu đồng để thuê máy múc hỗ trợ, các việc làm trên được quy ra thành tiền là 372 triệu đồng đã làm được con đường dài 5km đến các khu sản xuất tập trung của bản. Không chỉ ở Na Cáng, tất cả các tuyến đường vào khu sản xuất tập trung của các bản như Pa Tý (2,4 km), Huồi Pai (1,2 km), Pả Khốm (1,2 km) cũng đã kịp hoàn thành giúp bà con đi lại dễ dàng… Đặc biệt bản Cặp Chạng được chọn về đích nông thôn mới năm 2023 đã đạt 13/13 tiêu chí, hiện đang hoàn tất hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định và công nhận.
Một trong những tấm gương điển hình vươn lên trong gian khó phải nói đến bà con trong Tổ hợp tác Chè dây ở bản Cành Toong do anh Lữ Khăm Kháy phụ trách. Từng nhìn thấy cảnh bà con trong bản phải hứng chịu thiệt hại do thiên tai, lũ lụt và đau đáu nỗi lo, khi có tin sẽ có các công ty lên đồi Pu Phen “làm vàng”, anh Kháy đã kêu gọi toàn dân đoàn kết, chung sức đồng lòng thành lập Tổ Hợp tác sản xuất và chế biến Chè dây Cành Toong, để “làm giàu” trên chính mảnh đất đã để lại những hệ quả mà người dân nơi đây chưa nguôi ngoai. Anh Kháy cho biết: “Hiện nay Tổ hợp tác có 14 hộ gia đình thành viên, nhờ sự hỗ trợ, khích lệ của cấp ủy, chính quyền xã, Tổ hợp tác đã tiến hành trồng mới 1ha chè dây, khoanh nuôi, bảo vệ 10 ha trên đỉnh Pu Phen, năm 2023 đã tiêu thụ được 1.200kg chè khô với doanh thu sau khi trừ chi phí là 217 triệu đồng và tháng 1/2024 đã được Hội đồng thẩm định sản phẩm OCOP của huyện công nhận là sản phẩm đặc trưng, mang thương hiệu chè dây Yên Tĩnh”.
Dọc theo Tỉnh lộ 543c từ bản Văng Cuộm đến Na Cáng những cánh rừng bạt ngàn xanh ngát màu xanh của keo, mét, sắn cao sản đang bừng lên một sức sống mới. Ông Lữ Khăm Phon – Chủ tịch UBND xã Yên Tĩnh cho biết: “Hiện nay toàn xã có trên 1.568 ha rừng trồng, chủ yếu là keo, trong đó đã có 1/3 số diện tích đang khai thác. Chỉ tính trong năm 2023 cả xã đã trồng được hơn 260 ha keo do nhân dân tự bỏ vốn đầu tư. Yên Tĩnh là 1 trong 2 địa phương có diện tích keo lớn nhất huyện, chỉ đứng sau xã Tam Quang”.
Trở lại trụ sở xã, tôi đem cảm nhận của mình về những đổi thay về tư tưởng, nếp nghĩ, cách làm của người dân Yên Tĩnh trao đổi với Bí thư Đảng ủy Quang Văn Đặng và được biết, thông qua việc phân công đảng viên phụ trách hộ gia đình, đổi mới phong trào Dân vận khéo và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, cho đến nay xã cơ bản xóa được tư tưởng trông chờ, ỷ lại của nhân dân. Cán bộ, đảng viên của xã đã hỗ trợ giúp đỡ được 245 hộ gia đình thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 51,43% xuống 36,92%.
Các tổ chức đoàn thể và các thôn, bản trên địa bàn xã có nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, nổi bật, như: Mô hình mỗi tháng 2 ngày dọn vệ sinh môi trường của chi hội phụ nữ; tố giác tội phạm của bản Văng Cuộm, bản không có ma túy đầu tiên của xã; nuôi dê nhốt tại bản Hạt của Đoàn Thanh niên; trồng cây ăn quả tại bản Pả Khốm. Tại các chi bộ trường học đã khơi dậy tinh thần tự giác của các em học sinh và giáo viên trong nhà trường bằng các việc làm thiết thực, sáng tạo, không để thời gian nhàn rỗi của các em học sinh bán trú…
Chủ tịch xã Lữ Khăm Phon vui mừng chia sẻ: “Tính đến hết năm 2023 đã có 35/43 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025, thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/năm, xấp xỉ mức bình quân chung của cả huyện, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt 2.500m3 vượt 228%; xuất khẩu lao động vượt 40%, lao động qua đào tạo vượt 16,67%, tạo việc làm mới vượt 20,7%, xây dựng bản làng văn hoá vượt 11,12%.
Đặc biệt là đã chấm dứt tình trạng khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép; là xã đầu tiên của huyện Tương Dương thực hiện tốt Nghị quyết 08-NQ/HU của Huyện ủy về xây dựng xã, bản sạch ma túy thiết lập an ninh, trật tự trên địa bàn. Sự nghiệp giáo dục được quan tâm, trong năm học 2022 – 2023, cả 3 trường học trên địa bàn xã đều được xếp loại hoàn thành xuất sắc; hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã cơ bản được đồng bộ, đường giao thông được cứng hóa 100% góp phần thúc đẩy giao thương, công cuộc xây dựng nông thôn mới được chú trọng và đạt kết quả tốt”.
Bằng những nỗ lực của những con người đã từng trải qua nỗi đau trong cơn bão ma túy, HIV/AIDS, vàng tặc, thủy tặc họ đã vượt qua gian khó để ổn định cuộc sống. Nhìn những công việc họ làm và thành quả mà họ đạt được mới thấy cán bộ và nhân dân nơi “rốn lũ” này thật sự kiên cường. Họ không chỉ sống mà đã vượt qua bao gian khó, khắc phục cái đói, cái nghèo và tư duy cũ kỹ, lạc hậu… Tạm biệt Yên Tĩnh và những con người bền bỉ, can trường và đầy sáng tạo trong tôi trào dâng một niềm vui và sự khâm phục. Tôi tin và mong rằng một ngày không xa Yên Tĩnh sẽ bừng sáng.

Veröffentlicht 4. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , , , ,

Lokale Überschwemmungen einiger Straßen in der Stadt Yen Bai, die Bahnstrecke Hanoi-Lao Cai stellte den Zugverkehr aufgrund von Gleisrutschen ein – úng ngập cục bộ một số tuyến đường ở thành phố Yên Bái, tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai ngừng chạy tàu do bị sạt lở đường ray   Leave a comment

Yên Bái thiệt hại khoảng 5,4 tỷ đồng do thiên tai

Tính đến 13 giờ ngày 7/10, mưa lũ đã làm ảnh hưởng đến 379 ngôi nhà trên địa bàn tỉnh Yên Bái; úng ngập cục bộ một số tuyến đường ở thành phố Yên Bái, tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai ngừng chạy tàu do bị sạt lở đường ray.
07/10/2023 – 18:22 https://nhandan.vn/yen-bai-thiet-hai-khoang-54-ty-dong-do-thien-tai-post776418.html
07/10/2023 – 17:27 https://www.baogiaothong.vn/mua-lon-gay-nhieu-thiet-hai-tam-dung-chay-tau-tuyen-ha-noi-lao-cai-19223100716523585.htm
Từ đêm 6/10 đến sáng 7/10, các khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa, mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
Một số nơi có lượng mưa cao hơn 100mm như: Tân Đồng 197,2mm; Bảo Ái 173,8mm; Yên Bình 159,8mm; phường Yên Ninh 146,4mm; Thịnh Hưng 136,4mm; Minh Bảo 128,0mm; Cảm Nhân 122,2mm; Hòa Cuông 118,2mm.
Mưa lũ đã làm ngập cục bộ một số tuyến đường ở thành phố Yên Bái, một số tuyến đường tỉnh bị sạt ta-luy dương, nước dâng cao, nên gây ách tắc giao thông.
Đặc biệt tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai ngừng chạy tàu do bị sạt lở đường ray.
Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Công ty cổ phần Đường sắt Yên Lào cho biết, tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai (đoạn qua địa phận xã Yên Thái, huyện Văn Yên, Yên Bái) bị sạt lở ta-luy âm, nên phải tạm dừng tất cả các chuyến tàu chạy trên tuyến này.
Đoạn bị sạt lở dài khoảng 30m, dưới nền đường sắt. Đơn vị đã chuẩn bị đầy đủ vật tư, rọ đá nhưng chưa đưa được máy xúc vào để xử lý, do điểm sạt lở khó tiếp cận. Đơn vị đang huy động nhân lực khắc phục trong thời gian sớm nhất để tuyến đường sắt lưu thông trở lại.

Tính đến 13 giờ ngày 7/10, mưa lũ đã làm 379 ngôi nhà ở Yên Bái bị ảnh hưởng; trong đó có 1 nhà ở huyện Văn Yên bị cuốn trôi hoàn toàn, 3 nhà ở huyện Văn Yên bị cuốn trôi đồ đạc, vật dụng, 40 nhà ( thành phố Yên Bái 5 nhà; huyện Trấn Yên 35 nhà) bị sạt lở tay-luy, ảnh hưởng, 5 nhà phải di dời tạm thời để bảo đảm an toàn, 330 nhà bị ngập nước ( thành phố Yên Bái 300 nhà; huyện Yên Bình 30 nhà).
Diện tích lúa, hoa màu, cây lâm nghiệp bị thiệt hại, ngập úng với tổng diện tích gần 91ha; hơn 41ha ao nuôi cá bị tràn, vỡ bờ…
Một điểm trường của Trường mầm non xã Vũ Linh, huyện Yên Bình bị hư hỏng, ảnh hưởng; 26 điểm ngập úng cục bộ tại thành phố Yên Bái; tuyến đường tỉnh 163 (đoạn qua địa phận xã Yên Thái, huyện Văn Yên) bị sạt lở với khối lượng khoảng 2.100 m3; tuyến đường Yên Thái-Ngòi A-Quang Minh-An Bình (Văn Yên) có hơn 20 điểm sạt lở ta-luy dương…
Nhiều công trình đường bộ, thủy lợi và hệ thống đường điện cũng bị sạt lở, ảnh hưởng… Ước thiệt hại khoảng 5,4 tỷ đồng.
Sau khi nhận được tin báo, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương kiểm tra, thống kê thiệt hại và huy động các lực lượng tại chỗ khắc phục để bảo đảm ổn định đời sống cho nhân dân; duy trì công tác trực 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thông tin kịp thời để người dân biết, chủ động phòng tránh.

Veröffentlicht 7. Oktober 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Nach Überschwemmungen steigt der Preis für Gemüse in Nghe An – Sau mưa lũ, rau xanh ở Nghệ An ‚đội giá‘ – Die anhaltende Überschwemmung Ende September verursachte an vielen Orten in der Provinz Nghe An schwere Schäden – Trận lũ lụt kéo dài vào cuối tháng 9 vừa qua đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị thiệt hại nặng nề – Lehrer im Hochland von Ky Son halfen sich gegenseitig den überschwemmten Bach zu überqueren um zur Schule zu gelangen – Giáo viên vùng cao Kỳ Sơn dìu nhau qua suối lũ vào trường   Leave a comment

Sau mưa lũ, rau xanh ở Nghệ An đội giá

Mưa lớn trong những ngày cuối tháng 9 khiến nhiều diện tích hoa màu bị ngập úng. Sau khi mưa ngớt, nắng gay gắt khiến cây rau héo úa, chết rễ và thối úng. Trong khi đó, tại các chợ dân sinh, rau xanh “đội giá”, nhiều loại rau xanh khan hiếm, giá tăng gấp 3-4 lần vẫn không có bán.
02/10/2023 02:58 (GMT+7) https://baonghean.vn/sau-mua-lu-rau-xanh-o-nghe-an-doi-gia-post277525.html
Ảnh hưởng của mưa lớn khiến 20 ha rau màu vụ đông đang lên xanh của xã Thượng Tân Lộc (Nam Đàn) bị ngập trong nước. Chủ yếu là rau cải canh, bí đỏ lấy ngọn. Chị Nguyễn Thị Hạnh ở xóm Thiên Tân, xã Thượng Tân Lộc cho biết: “Rau cải canh đã lên cao, đang thu hoạch tỉa, còn ngọn bí thì đang rộ vụ thu hái. Thế nhưng, nước dâng cao nên ngập úng cả. Sau khi nước rút, bùn đất nhão nhoét, cộng thêm nữa là nắng nóng nên diện tích rau bị ngập coi như phải nhổ bỏ, chờ đất khô rồi gieo lại lứa khác”.
Bị thiệt hại nặng nề trong đợt mưa lớn vừa qua là vùng rau ở Hưng Đông, Đông Vĩnh, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Ân (thành phố Vinh); Quỳnh Minh, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Văn, Quỳnh Tam(Quỳnh Lưu), Quỳnh Liên (thị xã Hoàng Mai)… Những đồng rau ngập trong mênh mông nước, chủ yếu là rau mầm, rau cải các loại, mướp, hành hoa, su su…
Theo thống kê, đợt mưa lớn vừa qua, toàn tỉnh có hàng nghìn ha rau vụ đông sớm ngập sâu trong nước, nhiều diện tích bị xóa sổ hoàn toàn. Hiện nhiều vùng rau chuyên canh đang chờ đất khô ráo để gieo, trỉa lại lứa mới.
Các vùng trồng rau trong tỉnh bị thiệt hại, do đó, nguồn cung rau ra thị trường cũng bị hạn chế. Trong khi đó, nguồn cung rau ở các tỉnh, thành khác thời điểm này cũng khan hiếm do không phải chính vụ thu hoạch, đây chính là lý do khiến giá rau xanh ở các chợ bị đẩy giá lên cao.
Theo khảo sát, hiện tại, ở các chợ dân sinh, giá rau tăng thêm 30-50%, thậm chí có những loại tăng gấp 2-3 lần so với trước đợt mưa lũ. Cụ thể, rau muống tăng từ 5.000 đồng lên 8.000 -10.000 đồng/bó; rau cải tăng từ 15.000 đồng/kg lên 25.000- 27.000 đồng/kg; đậu cô-ve tăng từ 25.000 đồng/kg lên 35.000 – 37.000 đồng/kg; rau ngót 10.000-12.000 đồng/bó. Riêng hành hoa, giá đã tăng gấp 3 so với trước mưa lũ, theo đó, 1 kg hành hoa có giá 80.000-100.000 đồng/kg. Các loại củ, quả giá biến động nhẹ, theo đó, bí xanh, bí đỏ, khoai tây, dưa chuột, cà rốt tăng thêm 2.000-3.000 đồng/kg.
“Giá rau tăng cao nhưng cũng không dễ tìm mối để nhập hàng. Tăng mạnh nhất trong các loại rau là rau ăn lá như rau cải các loại, ngọn khoai, ngọn bí, còn giá các loại củ, quả thì khá ổn định. Giá nhập vào tăng nên giá bán ra cũng tăng theo. Ví dụ như hành lá, dù giá tăng gấp 3-5 lần ngày thường vẫn không lấy được hàng để bán, hầu hết là hành dập nát, úa lầy”, chị Nguyễn Thị Ánh – chủ một quầy rau ở chợ Quán Lau cho biết.
Giá rau tăng nóng song đa phần, người nội trợ nhanh chóng thích ứng. Theo đó, nhiều người chuyển sang ăn các loại củ, quả; măng ngọt, măng nứa; tiết giảm rau gia vị…
Bà Nguyễn Thị Minh – người dân phường Hưng Dũng cho biết: “Năm nào cũng vậy, sau mưa lũ là rau khan hiếm và đắt hơn trước. Thời điểm rau ăn lá đắt đỏ thì mình chuyển sang ăn bầu, bí, măng, ngô ngọt thay thế hoặc chọn ăn các loại rau đang sẵn như rau muống. Chỉ khoảng mươi ngày nữa, khi đó, các trà rau vụ đông sẽ phát triển, thu hoạch thì giá rau sẽ rẻ trở lại”.
Theo đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh thì nguồn cung rau khan hiếm chỉ xảy ra trong thời điểm nhất định do mưa lũ, rau vụ đông bị hư hại. Chỉ một thời gian ngắn, các vùng trồng được khôi phục, các loại rau ngắn ngày như cải, cải cúc sẽ rộ vụ thu hoạch, lúc đó, giá rau sẽ ổn định trở lại…

Nghệ An có hơn 2.300 ngôi nhà bị ngập do mưa lũ, 1 người mất tích vẫn chưa tìm thấy
Trận lũ lụt kéo dài vào cuối tháng 9 vừa qua đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị thiệt hại nặng nề. Hiện tỉnh đang chỉ đạo lực lượng chức năng và chính quyền các địa phương khắc phục hậu quả, sớm đảm bảo cuộc sống cho nhân dân.
02/10/2023 10:43 (GMT+7) https://baonghean.vn/nghe-an-co-hon-2300-ngoi-nha-bi-ngap-do-mua-lu-1-nguoi-mat-tich-van-chua-tim-thay-post277561.html
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh vừa có báo cáo nhanh về thiệt hại mưa lũ trên địa bàn Nghệ An tính đến ngày 2/10.
Theo đó, đối với thiệt hại về người, mưa lũ đã khiến 1 người chết là ông L.V.K, sinh năm 1952, trú tại bản Hòa Tiến 1, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu. 1 người mất tích đến nay chưa tìm thấy là cháu N.Q.C, sinh năm 2008, tại bản Công, xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp. Hiện đã tìm thấy xe đạp điện của cháu. Số người phải sơ tán là 142 người tại huyện Kỳ Sơn, hiện các hộ đã trở về ổn định cuộc sống.
Đối với nhà ở, toàn tỉnh có 2.337 ngôi nhà bị ngập, trong đó, huyện Quỳ Châu chiếm hơn 50%, với 1.214 ngôi nhà, còn lại tại các huyện Quế Phong, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ… Có 16 nhà bị sập hoàn toàn (Kỳ Sơn 2 nhà, Tương Dương 6 nhà, Quỳ Châu 1 nhà, Quế Phong 7 nhà).
Về sản xuất nông nghiệp, toàn tỉnh có 2.904 ha lúa và 3.989 ha hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp bị ngập, gãy đổ. Có 263 con gia súc, 26.882 con gia cầm bị chết, cuốn trôi. Đối với nuôi trồng thủy sản, có 1.848 ha ao hồ bị tràn, hư hỏng, nhiều lồng cá bị cuốn trôi, thiệt hại nặng về cá vụ 3.
Đối với lĩnh vực giáo dục, toàn tỉnh có 40 điểm trường bị ngập, 3 phòng học bị tốc mái, hư hỏng, 179 mét tường rào bị đổ.
Về hệ thống thủy lợi, có 8.094 kênh mương 11 hồ, đập bị sạt lở, hư hỏng, nhiều trạm bơm bị bồi lấp, 40 cống bị cuốn trôi, sạt lở hơn 8 km bờ sông…
Giao thông tại các địa phương cũng bị hư hỏng nặng, có 9.930m đường bị xói lở, 70 cầu tràn bị ngập, 144 điểm sạt lở trên các tuyến đường giao thông. Nhiều cột điện trung thế, hạ thế, trạm biến áp bị hư hỏng…
Hiện tỉnh Nghệ An đang chỉ đạo các địa phương, lực lượng chức năng nhanh chóng khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra. Trong đó, tập trung các nhiệm vụ như: Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hồ, đập, đặc biệt là các công trình đang thi công hoặc bị hư hỏng, xuống cấp. Chủ động phương án vận hành an toàn hồ, đập, nhất là các hồ, đập xung yếu, hồ, đập đã đầy nước. Bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện kịp thời triển khai cứu hộ, cứu nạn và khắc phục sự cố đê điều, hồ, đập, sạt lở…
Tiếp tục kiểm tra, rà soát ngay các khu dân cư, trụ sở cơ quan, nơi làm việc, nơi đóng quân của đơn vị, kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt để bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và Nhà nước.
Ủy ban nhân dân các cấp, các đoàn thể kịp thời tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại nặng, gia đình chính sách trong đợt mưa lũ; UBND cấp huyện, xã trích kinh phí dự phòng để hỗ trợ theo quy định; sau mưa, lũ hướng dẫn nhân dân giúp nhau khắc phục thiệt hại về nhà cửa, tài sản, vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng, xử lý đảm bảo nước sinh hoạt trong các vùng bị ngập úng; khôi phục sản xuất lúa, ngô, rau màu bị ngập; sửa chữa hạ tầng hư hỏng, khắc phục công trình nước sạch để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân.

Giáo viên vùng cao Kỳ Sơn dìu nhau qua suối lũ vào trường
Mưa lũ đã gây ra thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương vùng cao của huyện Kỳ Sơn. Nhiều xã như Bảo Nam, Bảo Thắng đường sá bị sạt lở, khe, suối chia cắt khiến con đường đến trường của giáo viên càng thêm vất vả.
9 giờ trước https://baonghean.vn/giao-vien-vung-cao-ky-son-diu-nhau-qua-suoi-lu-vao-truong-post277578.html
Thường lệ, cứ sáng thứ Hai, các thầy, cô giáo ở xã Bảo Nam mới đến trường để kịp giờ chào cờ đầu tuần. Thế nhưng, 2 tuần nay, chiều Chủ nhật mọi người đã hẹn nhau tập trung tại điểm cầu treo xã Hữu Lập để cùng đi.
Mưa lũ làm cho con đường dài hơn 10 km từ xã Hữu Kiệm vào đến xã Bảo Nam bị sạt lở, nhiều điểm tại xã Hữu Lập bị cắt đứt hoàn toàn buộc chính quyền các cấp phải mở một lối nhỏ phía bìa rừng để lưu thông. Tại cầu tràn bản Xốp Thập (xã Hữu Lập) nước tràn qua chảy xiết, đục ngầu.
“Bình thường các thầy, cô vào trường chỉ mất khoảng 30 phút đi xe. Mấy hôm nay vừa phải đi, vừa đẩy xe qua bùn lầy. Ngại nhất là những chỗ nước suối tràn qua đẩy mạnh, mọi người phải đi dàn thành hàng ngang để dìu nhau cho an toàn. Xe máy thì phải nhờ đến sự hỗ trợ của thanh niên trai tráng trong bản khiêng qua. Phải mất đến 3 giờ đồng hồ mới vào đến trường” – cô giáo Lô Thị Huyền ở Trường Mầm non Bảo Nam cho biết.
Là người luôn đi sát những giáo viên khác để hỗ trợ khi cần, thầy giáo Hoàng Văn Thưởng – giáo viên Trường PTDTBT THCS Bảo Nam sau những giờ vừa vượt suối, vừa leo dốc cũng mệt bơ phờ. Trong bộ quần áo và chiếc ủng dính đầy bùn đất, thầy Thưởng vẫn luôn động viên các đồng nghiệp cố gắng vượt qua những điểm nguy hiểm có nguy cơ sạt lở. “Đây là đoạn đường thường xuyên xảy ra sạt lở đất, bởi vậy, chúng tôi phải hỗ trợ nhau để đi chứ nếu không bị mắc kẹt lại thì rất nguy hiểm” – thầy Hoàng Văn Thưởng chia sẻ.
Tại địa bàn xã Bảo Thắng, những điểm sạt lở dày đặc, con đường gập ghềnh ngổn ngang những hòn đá lớn, nhỏ xen lẫn bùn đất đặc quánh. Cơn mưa lớn ngày 27/9 đã làm đứt gãy hoàn toàn một đoạn đường từ xã Chiêu Lưu vào trung tâm xã Bảo Thắng. Nước ven các khe, suối vẫn dâng cao khiến người đi đường không ai dám mạo hiểm một mình vượt qua. Không chỉ vậy, đường đến các điểm bản của xã này cũng bị hư hại nghiêm trọng.
Điểm trường bản Xao Va của Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Bảo Thắng được xem là nơi khó khăn nhất ở huyện Kỳ Sơn hiện nay. Ở đây có 2 lớp (lớp 1 và lớp 2) do 2 giáo viên phụ trách là thầy Xồng Bá Dê và Lầu Bá Xỷ. Để vào được điểm bản, họ phải quấn xích vào lốp xe, vừa đi vừa đẩy qua những con dốc dài.
“Chúng tôi quen rồi, cứ ai được phân công dạy ở điểm bản này thì đều phải tự chuẩn bị cho mình mỗi người 2 dây xích để quấn vào lốp mỗi khi trời mưa. Có thể mọi người sẽ ngạc nhiên, nhưng không phải giáo viên ở đây sẽ không hiểu được đâu. Chỉ có cách ấy mới đưa xe qua được những con dốc dài trơn như người ta đổ mỡ xuống ấy” – thầy giáo Lầu Bá Xỷ chia sẻ.
Không chỉ những thầy giáo có kinh nghiệm lái xe, có sức khỏe mà hiện nhiều giáo viên nữ cắm bản ở vùng cao Nghệ An cũng đang phải vượt qua những cung đường gian nan ấy để đến trường dạy học. Tại điểm bản Nậm Khiên, xã Nậm Càn (Kỳ Sơn), nơi cách trung tâm xã 5 km đường đất thôi, nhưng nhiều giáo viên cắm bản cũng không ít lần ngã nhào trên các đoạn đường trơn trượt. Đây là điểm bản khó khăn nhất hiện nay của xã biên giới Nậm Càn.
Tại bản Nậm Khiên có 2 lớp mẫu giáo của trường mầm non. Cô Nguyễn Thị Quỳnh Nga và cô Vi Thị Hồng là 2 giáo viên của điểm trường mầm non điểm bản này chia sẻ rằng, mỗi lần trời mưa xuống các cô phải vừa đi vừa đẩy xe. Chỉ 5 km nhưng nếu đi bộ phải mất 2 giờ đồng hồ mới vào đến bản. “Trời mưa các cô cũng không dám đi một mình, phải đi nhờ và hỗ trợ cùng giáo viên nam bậc tiểu học. Quen rồi, cứ mưa là xác định kiểu gì cũng quấn xích vào lốp và bám các thầy mà đi thôi” – cô Vi Thị Hồng tâm sự.
Còn cô Nguyễn Thị Quỳnh Nga kể rằng, cô từ huyện Anh Sơn lên đây đã được gần 10 năm, cung đường này không phải là xa lạ, nhưng với một phụ nữ như cô thì mỗi lần mưa xuống vẫn là một nỗi ám ảnh. “Không biết bao nhiêu lần ngã lên, ngã xuống, ngã rồi lại dậy đi tiếp. Vào đến điểm trường quần áo cũng dính đầy bùn, chỉ vội vàng lấy bộ quần áo dự phòng ra bận vào rồi lên lớp” – cô Nga ngậm ngùi.
Tiết trời miền biên viễn đang bước vào mùa mưa lũ, con đường đến trường của những giáo viên cắm bản cũng trở nên nhọc nhằn hơn. Nhưng đâu đó trong ánh mắt họ vẫn là tình yêu nghề, yêu trẻ, bám trường, bám bản. Tất cả đều mong muốn gieo những hạt mầm tương lai nơi đại ngàn xứ Nghệ.

Veröffentlicht 2. Oktober 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , , ,

Lao Cai: Starker Regen verursacht Erdrutsche und Staus im Bezirk Muong Khuong – Lào Cai: Mưa lớn gây sạt lở, ách tắc giao thông ở huyện Mường Khương   Leave a comment

Lào Cai: Mưa lớn gây sạt lở, ách tắc giao thông ở huyện Mường Khương

Chiều 24/8, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai cho biết, mưa lớn kéo dài đã gây sạt lở, làm ách tắc giao thông và ngập úng, hư hại nhà ở và hoa màu của người dân các xã Thanh Bình, Lùng Khấu Nhin, Nấm Lư và thị trấn Mường Khương.
24/08/2023 – 18:25 https://nhandan.vn/lao-cai-mua-lon-gay-sat-lo-ach-tac-giao-thong-o-huyen-muong-khuong-post769016.html

Về giao thông, sạt lở ta-luy dương tại 3 điểm trên đường tỉnh lộ 154, thuộc địa phận xã Lùng Khấu Nhin và xã Nấm Lư, với khối lượng gần 3.000m3 đất đá tràn xuống mặt đường, gây ách tắc giao thông cục bộ tại tuyến đường này.
Bên cạnh đó, sạt lở đá và bùn đất tràn ra mặt đường quốc lộ 4D, thuộc địa phận xã Thanh Bình và thị trấn Mường Khương, với khối lượng khoảng 1.500m3, gây ách tắc cục bộ tại đây.
Mưa lớn gây ngập úng, hư hại 1 nhà ở của người dân xã Thanh Bình và bồi lấp hoàn toàn 11ha lúa sắp thu hoạch của người dân các xã Thanh Bình, Nấm Lư và thị trấn Mường Khương.
Chính quyền các địa phương đã huy động lực lượng tại chỗ cắm biển cảnh báo giao thông, khẩn trương bốc xúc đất đá để thông đường, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống và sản xuất.
Trước đó, đêm 23/8 và sáng 24/8, tại huyện Mường Khương có mưa lớn. Lượng mưa đo được tại xã Nậm Chảy là 89,8mm, thị trấn Mường Khương 82,6mm, xã La Pán Tẩn 52,4mm, xã Cao Sơn 48,0mm.

Veröffentlicht 25. August 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Flussufererosion in der Grenzgemeinde Ky Son, die zum Einsturz von Häusern führt – Sạt lở bờ sông ở xã biên giới Kỳ Sơn, đe doạ sập nhà dân   Leave a comment

Sạt lở bờ sông ở xã biên giới Kỳ Sơn, đe doạ sập nhà dân

Điểm sạt lở xuất hiện bên bờ sông Nậm Nơn, thuộc bản Yên Hoà, xã Mỹ Lý, và có nguy cơ gây sập nhà dân.
06/08/2023 https://baonghean.vn/sat-lo-bo-song-o-xa-bien-gioi-ky-son-de-doa-sap-nha-dan-post274309.html
Ngay từ sáng sớm ngày 6/8, các hộ dân ở bản Yên Hoà, xã biên giới Mỹ Lý đã cùng các lực lượng gấp rút chặt tre, nứa và đóng bao cát để gia cố điểm sạt lở bờ sông Nậm Nơn, ngay trước nhà ông Lữ Văn Bông.
Chị Vi Dần – người dân địa phương cho biết, đã hai ngày nay Mỹ Lý liên tục mưa sau nhiều ngày nắng hạn khiến đất đá bắt đầu ngấm nước, sạt lở. Ngay trước nhà ông Lữ Văn Bông đêm qua đã bắt đầu xuất hiện điểm sạt lở, đất liên tục đổ ập xuống lòng sông. Đến sáng ngày 6/8 thì vị trí đất đổ sập đã gần sát đến chân nhà sàn của ông.
Ông Lương Văn Bảy – Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý cho biết, trong 2 ngày 5-6/8, Mỹ Lý mưa liên tục. Tuy lượng mưa không lớn, song cũng khiến đất ngấm nước, giảm độ kết dính. Bên cạnh đó, nước sông không ngừng dâng cao nên đã xảy ra sạt lở.
Lãnh đạo UBND xã Mỹ Lý cho biết, ngoài điểm sạt lở ở xã Yên Hoà, trên địa bàn xã Mỹ Lý một số bản xa như Xốp Dương, Cha Nga hiện đang tạm thời chia cắt vì trời mưa nhiều ngày, đường lầy lội, trơn trượt không thể đi lại, dù là đi xe máy.
“Hiện nay, xã cũng chưa nắm được tình hình của bà con ở các bản này vì không có sóng điện thoại liên lạc. Chúng tôi sáng nay đang trên đường đi vào các bản để nắm bắt tình hình, diễn biến ảnh hưởng” – ông Lương Văn Bảy cho biết.
Cán bộ Đồn Biên phòng Mỹ Lý cũng cho hay, hiện tại bộ đội cùng dân bản khắc phục sạt lở tạm thời bằng gia cố cọc tre, bao cát, bạt nilong, còn nếu trời tiếp tục mưa và nước sông vẫn dâng cao thì phải di dời hộ dân để đảm bảo an toàn.
Mấy ngày nay trên địa bàn huyện Kỳ Sơn mưa liên tục, nên không chỉ có xã Mỹ Lý bị ảnh hưởng. Chính quyền nhiều xã, bản khác cũng đang căng mình theo dõi diễn biến mưa, sạt lở để kịp thời có phương án đối phó.
Ví như ngày 5/8, UBND xã Bảo Thắng đã cảnh báo đến các hộ dân về các hiện tượng sạt lở, nước khe dâng cao ở các bản.
Cán bộ xã Bảo Thắng cũng khuyến cáo bà con nhân dân hết sức chú ý cảnh giác, hạn chế đi lại, theo dõi trước và sau nhà, nhất là ở 3 bản Thà Lạng, Xao Va, Ca Da, một số hộ gần khe nếu thấy không đảm bảo an toàn phải di dời đến nơi an toàn. Các ban quản lý bản phải thường xuyên nắm tình hình, kịp thời báo cáo ban chỉ đạo phòng chống thiên tai xã kịp thời có biện pháp xử lý.

Veröffentlicht 6. August 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

In den nördlichen Bergprovinzen besteht ein hohes Risiko für Sturzfluten und Erdrutsche – Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi phía bắc – Überschwemmungen und Erdrutsche fordern in Lai Chau vier Tote und drei Verletzte   Leave a comment

Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi phía bắc

Dự báo, trong những giờ tới, ở khu vực các tỉnh vùng núi Bắc Bộ tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều tỉnh, huyện.
06/08/2023 – 09:04 https://nhandan.vn/nguy-co-cao-lu-quet-sat-lo-dat-tai-cac-tinh-vung-nui-phia-bac-post765954.html
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh tại Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn đã gần bão hòa (hơn 90%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.
Trong 24 giờ qua tại khu vực các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Khoen On 351mm, TD Huội Quảng 271mm (Lai Châu), Mường Tùng 256,8mm (Điện Biên), Chiềng Lao 2 240,6mm (Sơn La), Na Sầm 131,6mm (Lạng Sơn), Mồ Dề 130,2mm (Yên Bái)…
Dự báo trong những giờ tới, tại khu vực các tỉnh trên tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 20-40mm, có nơi hơn 60mm. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều tỉnh, huyện.
Cảnh báo, lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân, đồng thời làm tắc nghẽn giao thông cục bộ, ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, kinh tế-xã hội.

Dự báo các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá trong những giờ tới:

Lũ và sạt lở đất làm 4 người chết và 3 người bị thương ở Lai Châu
Từ ngày 4 đến ngày 6/8/2023, trên địa bàn huyện Than Uyên (Lai Châu) có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Mưa lớn gây ra lũ lớn, sạt lở đất, đá làm 4 người thiệt mạng và 3 người bị thương, cùng với đó nhiều công trình cơ sở hạ tầng và tài sản của nhân dân bị thiệt hại nặng nề.
06/08/2023 – 15:02 https://nhandan.vn/lu-va-sat-lo-dat-lam-4-nguoi-chet-va-3-nguoi-bi-thuong-o-lai-chau-post765968.html
Cụ thể 4 người thiệt mạng gồm 2 người ở xã Tà Mung (ông Lường Văn Ơn, sinh năm 1972, thuộc bản Tà Mung; 1 cháu bé người H’Mông tên là Mùa A Sử sinh năm 2019 bị đất sạt vào nhà đã chết); 2 người ở xã Khoen On (bà Lò Thị Đinh – sinh năm 1967, bản Chế Hạng và 1 thi thể được phát hiện tại suối Nậm Mở, khu Nà Kè, là một nam thanh niên, khoảng 18 tuổi hiện chưa xác định danh tính).
Có 3 người bị thương ở xã Khoen On gồm: Ông Hà Văn Đăm, sinh 1967, bản Chế Hạng, bị thương do sạt lở đất khu lán nương; 2 cháu (là chị em ruột) tại bản Mùi 1: Hà Thị Quân sinh năm 2013 và Hà Văn Hạnh sinh năm 2016, là con ông Hà Văn Lả và bà Hà Thị Lai.
Trên đường từ bản về nhà, hai cháu bị nước lũ cuốn, trôi khoảng 100m thì được người dân cứu và đưa ra bệnh viện huyện kiểm tra sức khỏe. Hiện hai cháu bị trầy xước, sức khỏe bình thường và đang được các bác sĩ tại Trung tâm y tế huyện điều trị và theo dõi.
Cùng với đó, ở khu vực giáp ranh giữa xã Mường Kim và xã Hố Bốn có 8 người bị mắc kẹt ở giữa hai điểm sạt. Hiện 8 công dân đã được di chuyển an toàn về xã Hố Bốn của huyện Mù Cang Chải.
Ngoài ra, hơn 25 nhà dân ở các xã Mường Cang, Khoen On, Mường Kim, Tà Hừa, Tà Mung…bị đất đá sạt lở làm thiệt hại nhà cửa và tài sản, khoảng 150ha lúa bị vùi lấp, trong đó trên 80% diện tích không thể khôi phục.
Giao thông tại quốc lộ 279D bị sạt ta-luy dương khoảng 15 điểm, Quốc lộ 32 bị sạt 2 điểm và nhiều tuyến giao thông liên bản, liên xã bị hư hỏng nặng; nhiều đoạn kênh, công trình thủy lợi, cầu cống… cũng bị hư hỏng. Thiệt hại ban đầu ước khoảng 50 tỷ đồng.
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Ủy ban nhân dân huyện, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Than Uyên đã trực tiếp huy động lực lượng xuống cơ sở, phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn chỉ đạo các phòng chuyên môn, các đơn vị thi công trú đóng trên địa bàn tập trung chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai, tiến hành kiểm tra, thống kê rà soát nhanh tình hình thiệt hại trên địa bàn xã, thị trấn để cập nhật và báo cáo theo quy định. Tổ chức huy động dân quân và nhân dân giúp vận chuyển đồ của các hộ dân có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn.
Đến thời điểm hiện tại: 3 hộ dân bản Mường 2 đã được di dời người và tài sản đến nơi an toàn. Các hộ dân còn lại đang tiếp tục được theo dõi, tuyên truyền, vận động di chuyển khi có tình huống xấu xảy ra.
Chính quyền địa phương đã chỉ đạo các đơn vị thi công, Phòng Kinh tế-Hạ tầng, các xã khắc phục tạm một số tuyến đường để người dân có thể di chuyển, lên phương án khắc phục bảo đảm giao thông đi lại trong thời gian sớm nhất.
Đồng thời Ủy ban nhân dân huyện Than Uyên (Lai Châu) chỉ đạo thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ, tổ chức tìm kiếm người mất tích do lũ cuốn trôi và bị chết do vùi lấp đã tìm thấy ngay trong ngày. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại về người và tài sản, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện, xã đã huy động cán bộ để tổ chức thăm hỏi, động viên các hộ gia đình có người nhà bị chết và bị thương.

Veröffentlicht 6. August 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Die Regenzeit naht, die Bergbezirke von Nghe An haben Katastrophenschutzpläne vorbereitet – Mùa mưa lũ cận kề, các huyện miền núi Nghệ An lên phương án ứng phó thiên tai   Leave a comment

Mùa mưa lũ cận kề, các huyện miền núi Nghệ An lên phương án ứng phó thiên tai

Tại một số huyện như Tương Dương, Kỳ Sơn đã xuất hiện những cơn mưa khá lớn, gây xói mòn khiến đất đá lăn từ đỉnh núi xuống, nhiều nhà dân bị thiệt hại. Hiện nay, các địa phương đang xây dựng phương án phòng, chống thiên tai khi mùa mưa lũ cận kề.
23/07/2023 04:39 (GMT+7) https://baonghean.vn/mua-mua-lu-can-ke-cac-huyen-mien-nui-nghe-an-len-phuong-an-ung-pho-thien-tai-post273499.html
Nơm nớp lo sạt lở núi
Trở lại huyện rẻo cao Kỳ Sơn sau gần một năm xảy ra trận lũ ống, lũ quét lịch sử tại xã Tà Cạ, trên các tuyến đường huyết mạch từ thị trấn Mường Xén đi Tà Cạ, Mường Típ, Mường Ải; Hữu Lập, Bảo Thắng, Bảo Nam, Mường Xén đi xã Tây Sơn… vẫn xuất hiện hàng chục điểm có nguy cơ sạt lở cao.
Bà Lô Thị Liên, chủ ngôi nhà nằm sát địa điểm nguy cơ sạt lở cao ở bản Hòa Sơn không khỏi lo lắng, nói: Ngay phía sau nhà là một điểm sạt lở từ trận lũ lịch sử năm ngoái. Do nắng hạn lâu ngày, đất đá khô nứt nẻ xuất hiện thêm nhiều vết nứt, do vậy khi có mưa to là nơm nớp lo…
Dẫn chúng tôi đi trên tuyến đường từ thị trấn Mường Xén qua các bản Hòa Sơn, Sơn Hà của xã Tà Cạ, lên xã Tây Sơn, anh Vi Văn Truyền – Trưởng bản Hòa Sơn băn khoăn: Những ngày đầu tháng 7, trên địa bàn xã xuất hiện những cơn mưa to, nước từ khe suối đổ về bản nhiều; lo sợ sạt lở núi, nhiều hộ dân đã phải lánh nạn. Đáng lo hơn, do cống nước đặt qua khe Huồi Cọm quá nhỏ, khó thoát nước khi có mưa to khiến nước tràn lên mặt đường, chảy ào ào về bản, làm hư hỏng mặt đường và tài sản, hoa màu của người dân.
“Hiện trên địa bàn bản Hòa Sơn có 3 điểm có nguy cơ sạt lở cao, sát đó là nhiều hộ dân đang sinh sống. Do vậy, những lúc có mưa to, cán bộ bản hướng dẫn bà con phòng tránh bằng cách không ở trong nhà mà sang ở nhờ người khác tại vị trí an toàn”, anh Vi Văn Truyền cho hay.
Tuyến đường tỉnh lộ 543D nối từ thị trấn Mường Xén đi vào trung tâm xã Tà Cạ, Mường Típ, Mường Ải cũng xuất hiện hàng loạt điểm có nguy cơ sạt lở cao. Tại một số điểm, chính quyền địa phương đã phải cắm biển cảnh báo nguy hiểm cho người dân mỗi khi qua lại. Người dân xã Tà Cạ cho hay, sau những cơn mưa to vừa qua, đã xảy ra một số điểm sạt lở ta luy dương trên tuyến đường tỉnh này, cơ quan chức năng đã san gạt, tuy nhiên, vẫn còn nguy cơ cao, bởi phía trên có nhiều đất, đá nứt toác, có thể rơi xuống bất cứ khi nào.
Ông Thò Bá Rê – Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết, do ảnh hưởng của mùa mưa năm trước, đặc biệt là trận lũ lịch sử đầu tháng 10/2023, hiện nay trên địa bàn Kỳ Sơn có hàng chục điểm có nguy cơ sạt lở cao. Đáng lo ngại là các điểm này nằm trong khu dân cư, đặc biệt là tại các bản Hòa Sơn, Sơn Hà (xã Tà Cạ) và trên các tuyến đường huyết mạch.
Trên địa bàn huyện Tương Dương, tình trạng sạt lở đất đá vào nhà dân và nguy cơ sạt lở núi khi có mưa to cũng khiến chính quyền địa phương lo ngại. Vào ngày 24/6 vừa qua, trong lúc trời mưa to, một khối đá lớn rơi từ đỉnh núi xuống, lăn vào nhà của gia đình anh Lương Văn Giáp ở bản Vẽ, xã Yên Na. Hậu quả, làm hư hỏng nền nhà, cửa, giường, tủ… của gia đình anh Giáp.
Anh Lương Văn Đông – Trưởng bản Vẽ, xã Yên Na cho hay, bản có khoảng 40 hộ nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao. Trong những trận mưa to vừa qua, ngoài gia đình anh Lương Văn Giáp, còn có gia đình bà Vi Thị Tuyết cũng bị đá rơi từ trên núi xuống làm hư hỏng tường nhà và cửa sổ.
Theo đánh giá của huyện Tương Dương, hiện tại, trên địa bàn huyện hàng chục điểm có nguy cơ sạt lở cao: Các hộ dân của các bản Lả, Minh Phương, Xốp Mạt và bản Côi đang ở dọc tuyến đường từ Cửa Rào – bản Vẽ; tuyến đường 48C; dọc tuyến từ Tam Thái – Tam Hợp; tuyến Xốp Kho – Na Ngân, Xốp Kho – Na Kho; tuyến Xiêng Nứa – Bản Xàn; tuyến Xốp Mạt – Chằm Puông; khu vực bản Xốp Nặm xã Tam Hợp; khu vực bản Tùng Hương, Tân Hương xã Tam Quang; bản Phá Kháo, xã Mai Sơn; các hộ dân nằm ven hồ thủy điện Khe Bố, thủy điện Nậm Nơn; các khu tái định cư có địa hình dốc và mái taluy cao.

Chủ động phương án ứng phó thiên tai
Trước thực trạng đáng lo ngại về sạt lở núi vào mùa mưa sắp tới, các địa phương vùng miền núi Nghệ An đã xây dựng phương án ứng phó với thiên tai một cách cụ thể.
Huyện Kỳ Sơn, Tương Dương là những địa bàn có nguy cơ sạt lở núi cao nhất. Bởi vậy, từ tháng 6, các địa phương này đã kiện toàn lại Ban Chỉ huy PCTT – TKCN. Khi có tin cảnh báo xuất hiện áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lớn, các cấp, các ngành theo dõi diễn biến thời tiết thường xuyên thông báo cho chính quyền địa phương và người dân biết để triển khai các biện pháp phòng, chống kịp thời. Cùng với đó, thông báo các bản tin dự báo, cảnh báo, công điện chỉ đạo, điều hành phòng, chống, ứng phó thường xuyên, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên hệ thống loa phát thanh của các thôn bản.
Ban Chỉ huy PCTT – TKCN các địa phương cũng tập trung huy động mọi lực lượng triển khai các biện pháp đối phó với mưa, lũ, tổ chức cứu hộ, cứu nạn; phân công các thành viên trực tiếp xuống cơ sở chỉ đạo người dân triển khai các biện pháp ứng phó với phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Khi mưa lũ xảy ra, chủ động kiểm tra và có phương án di dời các hộ dân đang ở những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng đến nơi an toàn.
Khi mưa to kéo dài nhiều ngày, nước ở các khe suối bắt đầu dâng cao và dự báo mưa vẫn tiếp tục kéo dài, UBND các xã, thị trấn tổ chức rà soát và sơ tán các hộ dân ở những vùng có nguy cơ bị ngập, sạt lở đất. Các địa phương trực tiếp chỉ huy công tác sơ tán; kiểm soát giao thông để hướng dẫn người, phương tiện qua lại an toàn trong điều kiện thời tiết bất lợi.
Ông Lô Khăm Kha – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó ban Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện Tương Dương cho biết: Rút kinh nghiệm từ các mùa mưa lũ trước, năm nay, Tương Dương xác định rõ những điểm có nguy cơ sạt lở cao nhằm lên phương án ứng phó cụ thể. Đặc biệt là khi có dự báo về áp thấp nhiệt đới, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN sẽ thực hiện ngay các biện pháp ứng phó tại các địa phương, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân và các công trình trọng điểm trên địa bàn.

Veröffentlicht 27. Juli 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Die Kohleindustrie konzentriert sich auf die Reaktion auf Taifun Nr.1 und starker Regen – Ngành than tập trung ứng phó bão số 1 và mưa lớn   Leave a comment

Ngành than tập trung ứng phó bão số 1 và mưa lớn

Ngày 17/7, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ban hành công điện yêu cầu các công ty con, đơn vị trực thuộc ở phía bắc có biện pháp chủ động ứng phó bão số 1 (Talim) và mưa lớn.
17/07/2023 – 15:13 https://nhandan.vn/nganh-than-tap-trung-ung-pho-bao-so-1-va-mua-lon-post762681.html
Đây là cơn bão mạnh, gió giật mạnh trên cấp 11, tốc độ di chuyển nhanh, ảnh hưởng hoàn lưu của bão gây mưa lớn diện rộng, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn TKV yêu cầu các đơn vị thường xuyên theo dõi diễn biến bão và mưa lớn; các đơn vị có vận tải thủy kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện và di chuyển ra khỏi vùng có gió giật mạnh; neo đậu chắc chắn tại nơi tránh trú bão an toàn.
Các đơn vị triển khai phương án phòng chống mưa bão, thực hiện nghiêm túc theo phương châm “3 trước” và “4 tại chỗ” theo đúng phương án phòng, chống thiên tai đã xây dựng.
Đồng thời, các đơn vị gia cố, giằng néo, chằng chống chắc chắn các thiết bị, kho tàng, nhà cửa, tài sản, khơi thông hệ thống thoát nước, tránh nguy cơ ngập úng.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, đến 4 giờ ngày 19/7, tâm bão ở vào khoảng 21,6 độ vĩ bắc, 106,9 độ kinh đông trên khu vực phía đông Bắc Bộ nước ta. Bão có gió giật mạnh, ảnh hưởng của bão gây mưa lớn ở Bắc Bộ có thể kéo dài qua ngày 20/7, lượng mưa phổ biến 150-200mm, có nơi hơn 200mm.
Bên cạnh đó, rà soát kỹ các sườn đồi dốc, các công trình đang xây dựng, kho, nhà xưởng, văn phòng nhà điều hành,… để phát hiện nguy cơ không an toàn.
Các mỏ hầm lò được yêu cầu kiểm tra, củng cố hệ thống bơm thoát nước, hệ thống cung cấp điện, máy phát điện dự phòng (Lưu ý các đơn vị: than Thống Nhất, than Dương Huy, than Hạ Long). Các mỏ lộ thiên di chuyển thiết bị lên vị trí an toàn, đề phòng sạt lở tầng và ngập moong khai thác (lưu ý các mỏ Cọc Sáu, Cao Sơn, Đèo Nai, Hà Tu)…
„Các đơn vị phủ bạt, củng cố bờ/tường chắn để chống trôi than và khoáng sản, duy trì an toàn các tuyến đường vận chuyển chuyên dùng của Tập đoàn; cảnh báo cán bộ, công nhân viên, phương tiện của đơn vị và nhân dân không được đi qua đường tràn, đập tràn, đường qua suối khi mưa to; cử người trực, canh gác tại các đập tràn, đường tràn do đơn vị quản lý khi có lũ“, lãnh đạo TKV nhấn mạnh.
Đồng thời, các đơn vị cần chuẩn bị đủ cơ số dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc, nhu yếu phẩm y tế cần thiết đề phòng những vùng có nguy cơ bị cô lập khi mưa lũ; bảo đảm an ninh trật tự trong và sau mưa, bão; chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán người, thiết bị, dân cư kịp thời nếu xác định khu vực có nguy cơ không an toàn khi mưa bão,…

Veröffentlicht 17. Juli 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Mosambiks nationale Katastrophenschutzbehörde (INGD) sagte am 12. Februar, dass zwei Tage sintflutartiger Regen zu schweren Überschwemmungen in der Provinz Maputo des Landes und einigen umliegenden Gebieten der Hauptstadt Maputo geführt hätten – Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia của Mozambique (INGD) ngày 12/2 cho biết, 2 ngày mưa xối xả đã gây ra lũ lụt lớn ở tỉnh Maputo của nước này và một số vùng lân cận của thủ đô Maputo   Leave a comment

Lũ lụt nghiêm trọng ở miền nam Mozambique

Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia của Mozambique (INGD) ngày 12/2 cho biết, 2 ngày mưa xối xả đã gây ra lũ lụt lớn ở tỉnh Maputo của nước này và một số vùng lân cận của thủ đô Maputo
13/02/2023 – 16:43 https://nhandan.vn/lu-lut-nghiem-trong-o-mien-nam-mozambique-post738568.html
Lốc xoáy kèm mưa lớn gây ra lũ lụt ở Mozambique năm 2019.
Theo INGD, mưa lớn đã khiến 7.300 ngôi nhà bị ngập lụt, khoảng 15 nghìn người phải di tản và 6 người thiệt mạng, 10 trung tâm lưu trú đã được mở tại các khu vực lũ lụt, trong khi mức nước tại các con sông ở miền nam Mozambique vẫn ở mức cao và các con đập vẫn mở.
Mưa lớn ở các khu vực giáp ranh Nam PhiSwaziland khiến cho nước đổ về các con sông chảy qua Mozambique. Tại tỉnh Maputo, trong 24 giờ từ ngày 9-10/2, lượng mưa đo được tại thị trấn Goba là 108mm, tại khu vực sông Calichane là 263mm, trong khi tại khu vực đập Pequenos Limbombos là 140mm.
Riêng huyện Boane của tỉnh này nằm trên sông Umbeluzi và ở ngay hạ lưu 1 con đập vốn đã đầy và xả nước, đã bắt đầu ngập lụt.

Trong khi đó tại Peru, mưa lớn cuối tuần qua tại huyện Mariano Valcarel, vùng Arequipa, phía tây nam nước này đã gây ra sạt lở đất tại khu vực núi San Martin làm 18 người chết và 20 người khác mất tích, đồng thời chôn vùi nhiều xã ở khu vực này.
Theo giới chức địa phương, vụ sạt lở đất này đã làm hư hại 40% mạng lưới điện tại Valcarel và phá hủy hoàn toàn hơn 500 nhà dân, trong khi hàng nghìn ngôi nhà khác bị hư hại.

Veröffentlicht 13. Februar 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Nord-Süd-Bahn öffnet nach mehr als 1 Tag Unterbrechung wegen Regen und Überschwemmungen (Da Nang-Hue) – Đường sắt bắc-nam thông tuyến sau hơn 1 ngày gián đoạn vì mưa lũ – Notüberschwemmungen am Bo-Fluss, sehr hohe Erdrutschgefahr in vielen Gegenden (von Quang Tri bis Quang Nam) – Lũ khẩn cấp trên sông Bồ, nguy cơ rất cao sạt lở đất ở nhiều địa phương   Leave a comment

Đường sắt bắc-nam thông tuyến sau hơn 1 ngày gián đoạn vì mưa lũ

Vào lúc 10 giờ sáng nay (16/10), đường sắt bắc-nam qua khu vực Đà NẵngHuế đã chính thức thông đường sau nhiều giờ được tích cực cứu chữa, khắc phục thiệt hại do mưa lũ.
16/10/2022 – 11:53 https://nhandan.vn/duong-sat-bac-nam-thong-tuyen-sau-hon-1-ngay-gian-doan-vi-mua-lu-post720192.html
Hiện, tàu qua hai khu vực bị hư hỏng nặng nhất là hầm Hải Vân với tốc độ 10km/giờ, qua khu vực Huế-Văn Xá với tốc độ 5 km/giờ. Sau khi thông đường, các đoàn tàu chạy qua khu vực này bình thường. Đường sắt khôi phục lại lịch chạy tàu bình thường từ hôm nay (16/9).
Hai ngày qua, do mưa lớn trên địa bàn miền trung đã gây hư hỏng nặng nhiều đoạn đường sắt bắc-nam qua khu vực Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế. Nhiều vị trí kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư hỏng; một số điểm sụt, sạt ta-luy nền đường, nước chảy xiết làm trôi nền đá, phải phong tỏa khu gian dừng tàu để tổ chức cứu chữa, khắc phục.
Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Ga Đỉnh Đèo-Hải Vân Nam, Hải Vân Nam-Kim Liên và khu gian Thừa Lưu-Lăng Cô. Điển hình như đoạn từ Km709+000 – Km710+000 nước ngập đỉnh ray 400mm gây xói lở nền đá; đoạn từ Km733+460 – Km733+570 nền đường (đã có ốp mái đá hộc) bị sạt lở vào đến nền đá làm hư hỏng hoàn toàn ốp mái nền đường và ăn sâu vào thân nền đường, sạt nền đá. Tại Km766+936 đất đá sạt lở dài 20m, cao 1,5m, lấp đầy ghi N1+N3 ga Hải Vân với khối lượng đất đá tạm tính 300m3…
Tại các khu vực này, đường sắt đã huy động nhân lực, vật lực túc trực suốt đêm để triển khai phương án khắc phục, nỗ lực thông đường.
“Các đơn vị sẽ tiếp tục tăng cường sửa chữa, khắc phục các vị trí đường sắt bị ảnh hưởng, hư hỏng để trả lại tốc độ chạy tàu tại các khu gian và thời gian hành trình đoàn tàu”, ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết trực tiếp từ hiện trường khắc phục hư hỏng.

Lũ khẩn cấp trên sông Bồ, nguy cơ rất cao sạt lở đất ở nhiều địa phương
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lũ trên sông Thạch Hãn, các sông ở Thừa Thiên Huế và sông Vu Gia, Thu Bồn xuống chậm. Nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở đất và ngập lụt diện rộng tiếp tục diễn ra tại các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam.
16/10/2022 – 07:52 https://nhandan.vn/lu-khan-cap-tren-song-bo-nguy-co-rat-cao-sat-lo-dat-o-nhieu-dia-phuong-post720171.html
Hôm nay (16/10), ở khu vực từ nam Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to và dông, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Nam có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to.
Dự báo lũ trên sông Thạch Hãn (Quảng Trị), các sông ở Thừa Thiên Huế và sông Vu Gia Thu Bồn (Quảng Nam) xuống chậm.
Mực nước sáng nay trên các sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn 5,67m, dưới báo động 3 0,33m; Sông Bồ (Thừa Thiên Huế) tại Phú Ốc 4,53m, trên báo động 3: 0,03m; Sông Hương (Thừa Thiên Huế) tại Kim Long 3,19m, dưới báo động 3: 0,31m; Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa 7,53m, dưới báo động 2: 0,47m; Sông Thu Bồn tại Câu Lâu 2,55m, dưới báo động 2: 0,45m.
Dự báo, trong 12-24 giờ tiếp theo, lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Quảng Nam tiếp tục xuống. Tình trạng ngập lụt diện rộng tiếp tục diễn ra tại các khu đô thị, vùng trũng thấp, ven sông tại các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam.
Nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở đất ở trung du, vùng núi tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Cần có các giải pháp bảo đảm an toàn đối với các công trình thủy điện, thủy lợi nhỏ xung yếu. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: cấp 2.
Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt tại các khu vực:

Veröffentlicht 16. Oktober 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Hohe Sturzflutgefahr in Nghe An, Ha Tinh und Dak Nong – Nguy cơ cao lũ quét ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Đắk Nông – Sturzfluten in Ky Son fegten viele Häuser weg, 1 Person starb – Die schreckliche Sturzflut in Ky Son verursachte Schäden in Höhe von mehr als 100 Milliarden VND – Trận lũ quét kinh hoàng ở Kỳ Sơn gây thiệt hại hơn 100 tỷ đồng   Leave a comment

Nguy cơ cao lũ quét ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Đắk Nông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, từ chiều tối 2/10, khu vực các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Đắk Nông tiếp tục có mưa to. Nguy cơ cao lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc, sụt lún đất tại các khu vực trên.
02/10/2022 – 16:11 https://nhandan.vn/nguy-co-cao-lu-quet-o-nghe-an-ha-tinh-va-dak-nong-post717929.html
Dự báo, đêm 3/10, ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình và Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông; các khu vực khác ở Bắc Bộ, Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.
Riêng khu vực các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Đắk Nông từ chiều và tối 2/10, tiếp tục có mưa to với lượng mưa có nơi hơn 60mm.
Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc, sụt lún đất tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Đắk Nông. Đặc biệt nguy cơ cao tại các huyện Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Đô Lương ở Nghệ An. Huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê ở Hà Tĩnh và Gia Nghĩa ở Đắk Nông.
Theo cảnh báo của các chuyên gia khí tượng, lũ quét thường xảy ra bất ngờ tại các sông, suối khu vực miền núi; lũ lên nhanh và cũng xuống nhanh, có sức tàn phá lớn, thường đi kèm với sạt lở đất, đá.
Người dân cần cảnh giác trước các dấu hiệu xuất hiện lũ quét như mưa lớn nhiều ngày ở vùng thượng lưu, nước sông hoặc suối chuyển màu đục, có tiếng động bất thường của đất đá hoặc âm thanh lạ trong lòng đất…
Khi thấy các dấu hiệu trên, người dân cần nhanh chóng di chuyển khỏi khu vực có thể xảy ra lũ quét để đến nơi có vị trí cao hơn.

Lũ quét ở Kỳ Sơn cuốn trôi nhiều nhà dân, 1 người chết
Mưa lũ đã làm 1 người chết, cuốn trôi 15 ngôi nhà cùng công sở, nhiều tài sản có giá trị bị ngập…, gây thiệt hại nặng nề cho địa phương.
02/10/2022 – 13:24 https://nhandan.vn/lu-quet-o-ky-son-cuon-troi-nhieu-nha-dan-1-nguoi-chet-post717914.html
Sáng 2/10, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), Thò Bá Rê cho biết, lũ quét xảy ra từ 2 giờ sáng nay (2/10) tại địa bàn xã Tà Cạ và khu vực thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn).
Mưa lũ đã làm 1 người chết, cuốn trôi 15 ngôi nhà, trong khi nhiều ngôi nhà khác cùng công sở và nhiều tài sản có giá trị bị ngập…, gây thiệt hại nặng nề cho địa phương.
Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4, từ 22 giờ đêm 1/10 đến 6 giờ sáng 2/10 trên địa bàn thị trấn Mường Xén và xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn xảy ra đợt mưa lớn, kéo dài; lượng mưa đo được hơn 190mm, gây lũ ống, lũ quét và ngập cục bộ nhiều nhà dân, cơ quan đóng trên địa bản thị trấn Mường Xén và xã Tà Cạ.
Mưa lũ lớn đã cuốn trôi 15 ngôi nhà ở xã Tà Cạ; 50 ngôi nhà ở xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén bị ngập; trong đó, 4 nhà bị ngập nặng cùng một số cơ quan, công sở của huyện Kỳ Sơn… Mưa lớn cùng lũ quét đã làm chết 1 người dân ở bản Sơn Hà, xã Tà Cạ.
Mưa lũ đã gây ngập và sạt lở nhiều đoạn đường từ thị trấn Mường Xén đi xã Tây Sơn; làm hư hỏng cầu tràn Hòa Sơn, xã Tà Cạ; gây sạt lở tuyến Quốc lộ 7 tại xã Tà Cạ, sạt lở ta-luy dương làm tắc đường.
Thị trấn Mường Xén nhiều đoạn đường ngập sâu quá đầu gối, nhiều nhà dân và cơ quan, công sở cũng bị ngập nước. Mưa lũ cũng làm trôi, ngập một số ô-tô cùng nhiều tài sản có giá trị khác.
Hiện tình hình mưa lũ tại Kỳ Sơn nói chung, đặc biệt ở thị trấn Mường Xén và xã Tà Cạ đang rất phức tạp. Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Sơn tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan tập trung huy động các lực lượng tham gia ứng cứu khắc phục hậu quả mưa lũ; sơ tán người dân đến nơi an toàn, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại mưa lũ gây ra; thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; huy động phương tiện máy móc tại chỗ để khơi dòng chảy, khẩn trương thông tuyến giao thông.
Từ đầu tháng 9/2022, tại địa bàn huyện nghèo 30a Kỳ Sơn đã xảy ra mưa lớn, gây sạt lở đất đã khiến cho nhiều bản làng bị chia cắt, nhà cửa bị và tài sản bị hư hỏng. Ước tính các đợt mưa lũ vừa qua ở huyện Kỳ Sơn gây thiệt hại hơn 100 tỷ đồng.
Một số hình ảnh về đợt lũ quét ở huyện Kỳ Sơn:

Nghe An: Die Sturzflut in Ky Son verursachte Schäden in Höhe von mehr als 100 Milliarden VND
Nghệ An: Trận lũ quét kinh hoàng ở Kỳ Sơn gây thiệt hại hơn 100 tỷ đồng

Ước tính thiệt hại ban đầu do trận lũ quét kinh hoàng gây ra tại địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An là hơn 100 tỷ đồng.
video 03/10/2022 19:59 https://danviet.vn/lu-quet-kinh-hoang-o-nghe-an-gay-thiet-hai-hon-100-ty-dong-20221003185033013.htm
Chiều tối 3/10, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Minh – Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết, hiện tại địa phương đang huy động tối đa lực lượng, phương tiện khẩn trương khắc phục hậu quả do trận lũ quét. Ước tính thiệt hại ban đầu là hơn 100 tỷ đồng, trong đó có nhiều công trình, đường, cầu cống và tài sản của nhân dân.
Trận lũ quét kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 2/10, với sức tàn phá khủng khiếp, để lại một khung cảnh tan hoang nơi huyện biên giới của xứ Nghệ, người dân nơi đây chỉ kịp chạy thoát thân, mọi tài sản đều không kịp di dời mặc cho cơn lũ tàn phá. Nhiều ngôi nhà của người dân bị cuốn trôi, hàng chục ngôi nhà khác bị ngập, chìm trong bùn đất.
Tại khối 1, thị trấn Mường Xén và xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, nơi chịu sự tàn phá nặng nề của cơn lũ, người dân trở về khi hầu hết mọi tài sản đã bị cuốn trôi hoặc chôn vùi trong lớp bùn đất dày hơn 1m, hiện cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn. Nhiều tổ chức, đoàn cứu trợ đã tiếp tế các nhu yếu phẩm thiết yếu hỗ trợ bà con sớm ổn định cuộc sống.
Theo ghi nhận của phóng viên, vào chiều tối 3/10, tại địa bàn thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn tiếp tục có mưa, khiến công tác khắc phục hậu quả gặp không ít khó khăn.

Bộ đội giúp người dân Mường Xén khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt
video 04/10/2022 – 12:12 https://baonghean.vn/bo-doi-giup-nguoi-dan-muong-xen-khac-phuc-tinh-trang-thieu-nuoc-sinh-hoat-post259716.html
Cơn lũ kinh hoàng tràn qua xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén huyện Kỳ Sơn trong ngày 2/10 đã gây cảnh tan hoang tại nhiều địa bàn dân cư, gây sạt lở, ngập úng, hư hỏng Trạm cấp nước Kỳ Sơn – nơi cung cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ thị trấn Mường Xén. Để sớm góp phần ổn định cuộc sống cho đồng bào bị ảnh hưởng do lũ, sáng 4/10, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã huy động hàng trăm lượt cán bộ, chiến sỹ, trong đó có Trung đoàn 764 tham gia nạo vét bùn đất, dọn dẹp vệ sinh cụm bể lắng lọc, khơi thông dòng chảy, hỗ trợ lắp đặt lại mạng lưới đường ống, qua đó sớm cung cấp nước sinh hoạt cho người dân và phòng chống dịch bệnh sau lũ.

Sau mưa lũ, chuột hoành hành phá nát đồng ruộng
Nach Überschwemmungen verwüsteten Ratten die Felder
Lũ tràn về, nước dâng, những vùng đồng thấp nước ngập trũng, chuột dồn về những chân ruộng cao, phá hoại hoa màu. Chuột phá nát những thửa ngô đang ngậm sữa, đào bới tứ tung những ruộng lạc đang kỳ chắc hạt, cắn đổ những gốc cà, luống cải bắp…
04/10/2022 – 13:31 https://baonghean.vn/sau-mua-lu-chuot-hoanh-hanh-pha-nat-dong-ruong-post259702.html

Veröffentlicht 2. Oktober 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,